08. Thánh nhân phân-bò
Trong hàng nghìn năm Ấn Độ đã sống trong trạng thái tâm trí mù mờ - không chỉ thể, nó cũng đã trở nên rất gắn bó với trạng thái mù mờ ấy bởi lẽ đơn giản là nó chẳng có gì khác rõ ràng để níu bám. Đây là chỗ dựa duy nhất cho bản ngã của nó. Ấn Độ đã hoàn toàn quên mất về chân lý.
Tôi chỉ khoảng 4 hoặc 5 tuổi khi nhìn thấy vị sư Jaina khỏa thân ấy lần đầu tiên. Ông ta được mời đến nhà của ông bà ngoại để giảng đạo. Vì ông ấy khỏa thân nên tôi đã không thể ngừng cười đến nỗi ông ngoại phải lên tiếng: “Con yên lặng đi. Ta biết con là đứa trẻ hay gây phiền toái. Ta có thể tha thứ cho con khi con làm rầy rà hàng xóm, nhưng ta sẽ không tha cho con nếu con bày trò nghịch ngợm với guru của ta. Ông ấy là thầy đạo của ta, người chỉ dẫn cho ta những bí mật bên trong của tôn giáo.”
Tôi nói: “Con không bận tâm về những bí mật bên trong, thứ con bận tâm là nhưng bí mật bên ngoài mà ông ấy đang khoe ra kia kìa. Tại sao ông ta lại phải khỏa thân chứ, ít nhất ông ấy có thể mặc một cái quần sooc mà.”
Thế rồi đến cả ông ngoại cũng bật cười, ông nói: “Con không hiểu”.
Tôi nói: “Được, tự con sẽ hỏi ông ấy” và tôi đến xin phép bà: “Con có thể hỏi một vài câu hỏi với ông thầy này trước mặt mọi người được không?”
Bà tôi cười và nói: “Đi đi, và đừng bận tâm vé ông của con. Ta cho phép con. Nếu ông ấy muốn ngăn con hay muốn nói gì, hãy ra hiệu cho ông ấy nhìn về phía ta và ta sẽ lo liệu.”
Bà thật là một người phụ nữ tuyệt vời, người duy nhất sẵn sàng trao cho tôi tự do không giới hạn. Bà thậm chí không thèm hỏi tôi định hỏi ông thầy đó những gì mà chỉ nói “Đi đi...”
Và ngay giữa buổi giảng đạo khi mọi người đang lắng nghe tôi đã đứng lên và hỏi một câu hỏi đơn giản, nhưng ông ta không trả lời được. Điều đó khiến ông ngoại tôi cảm thấy xấu hổ còn bà ngoại thì vỗ lưng tôi và nói: “Tuyệt vời, con đã làm được, ta biết con sẽ làm được mà.”
Khi ông ta giảng về chuyện không muốn tái sinh thêm, tôi đã hỏi: “Tại sao ông lại không muốn sinh ra lần nữa?” Đó là một câu hỏi đơn giản trong đạo Jaina, bởi vì đạo Jaina không gì khác hơn là nỗ lực bằng mọi cách để không được tái sinh thêm lần nữa. Toàn bộ công việc của nó là làm sao để chống lại luân hồi, chống lại sự tái sinh. Vậy nên tôi đã hỏi ông ấy một câu đơn giản: “Ông không muốn sinh ra lần nữa đúng không?”
Ông ấy đáp: “Không, không bao giờ.”
Sau đó tôi hỏi: “Vậy tại sao ông không đi tự tử đi. Tại sao ông vẫn cứ tiếp tục thở, tiếp tục ăn, tiếp tục uống nước? Sao ông không đi tự tử và kết thúc nó luôn đi. Sao phải làm cho mọi thứ trở nên phức tạp như vậy? Vì nếu ông vẫn ăn, vẫn uống vẫn thở thế thì cuộc sống của ông sẽ kéo dài thêm 40 năm nữa, đủ cho một cuộc đời khác. Vậy tại sao ông không đi tự tử ngay đi mà lại sống tiếp làm gi?”
Có lẽ chưa từng ai hỏi ông ấy những cầu hỏi kiểu như vầy. Ông ta im lặng vì không biết nói gì, thế nên tôi đưa thêm gợi ý. Tôi nói tiếp: “Nếu như toàn bộ mong muốn của ông là không muốn cuộc sống kéo dài, thế thì ông nên đi tự tử thì hơn. Cháu không biết nhiều cách để chết nhưng cháu biết vài cách có thể giúp ông, như là ông có thể trèo lên vách núi cạnh làng mà nhảy xuống, hoặc là nhảy thẳng xuống sông. Con sông trong làng rất nhiều nước khi mùa mưa tới và ông có thể tới đó, cháu cũng có thể đi cùng ông, cháu bơi rất giỏi, cháu sẽ bơi qua bờ bên kia dễ dàng và sẽ chỉ cho ông chỗ nào để ông có thể chết."
Ông ấy nhìn tôi chằm chằm với đôi mắt đầy tức giận, đến nỗi tôi phải nói thêm: “Xin ông hãy nhớ, ông sẽ bị tái sinh thêm một kiếp nữa nếu ông còn trở nên tức giận như thế này. Đây không phải cách để thoát khỏi thế giới đầy đau khổ. Tại sao ông lại nhìn cháu một cách giận dữ như vậy? Xin ông hãy trả lời câu hỏi của cháu trong bình an và nhân từ. Hãy trả lời trong vui vẻ. Nếu ông không thể trả lời, chỉ cần nói đơn giản ‘Ta không biết’ - nhưng xin đừng tức giận.”
Và ông ta nói: “Tự tử là một tội. Ta không thể tự tử. Nhưng ta cũng không muốn bị đầu thai lần nữa, ta sẽ đợi cho mọi thứ xảy ra một cách tự nhiên và sẽ đạt được nó bâng cách dẩn dần từ bỏ những gì ta đang sở hữu.”
Tôi nói: “Làm ơn chỉ cho cháu thấy những gì ông sở hữu đi, vì hiện tại ông không có đến một cái quần sooc để mặc, thế thì ông đang sở hữu cái gì?”
Ông ngoại cố gắng dừng tôi lại. Tôi ra hiệu về phía bà ngoại và nói với ông: “Ông nên biết là con đã xin phép Nani rồi nên giờ không ai có thể cản con được, kể cả ông. Bà nói nếu ông nổi giận hay tìm cách cản trở con, hãy kêu ông nhìn về phía bà, thế là đủ.”
Và thật lạ làm sao, việc đó rất hiệu quả. Ông ngoại liền im lặng và thậm chí không nhìn về phía Nani. Sau đó cả tôi và Nani cùng cười. Tôi nói với bà: “Ông thậm chí không dám nhìn về phía bà.”
Bà nói: “Ông ấy không thể, bởi vì ông ấy biết ta sẽ nói ‘Ông im đi, đừng quấy rầy thằng bé.’ Vậy nên ông ấy đã tránh ta bởi vì cách duy nhất để tránh được ta là không làm phiền đến con.”
Trên thực tế ông đã nhắm nghiền hai mắt lại như thể ông đang ngồi thiền.
Tôi nói với ông: “Nana, ông tuyệt quá. Ông đang rất tức giận, giận sôi lên, như thể có lửa đang cháy trong người, vậy mà ông có thể ngôi nhắm mắt như đang thiền. Guru của ông tức giận bởi vì câu hỏi của ông làm khó ông ấy, còn ông tức giận bởi vì guru của ông không thể trả lời, nhưng con nói cho ông biết, người mà đang thuyết pháp này chỉ là một kẻ ngu.” Và khi đó tôi không quá 4 hay 5 tuổi. Vị thầy Jaina đó, tôi không thể nhớ được tên ông ta, hình như là Shanti Sagar, cái tên này có nghĩa rất đẹp, nó nghĩa là đại dương của bình an và tĩnh tại. Nhưng ông ta, tất nhiên chẳng có chút bình an tĩnh tại nào vì ông ấy đang tức giận sôi lên với tôi; và càng chẳng phải đại dương gì sất - ông ta chỉ là một vũng bùn bẩn thỉu.
Ông ta quát lên và bảo tôi ngôi xuống. Tôi bảo: Không ai có thể bảo cháu ngôi xuống trong nhà của cháu. Cháu có thể bảo ông ra về nhưng ông thì không thể bảo cháu phải làm gì. Nhưng cháu sẽ không bảo ông ra về vì cháu vẫn còn một vài câu hỏi. Nên ông làm ơn đừng tức giận. Ông hãy nhớ tên của ông Shanti Sagar - đại dương của bình an và tĩnh lặng - nếu ông không thể là đại dương, ít nhất hãy là một cái hồ. Và đừng để bị làm phiền bởi một đứa trẻ nhỏ chứ.” Và chẳng đợi ông ấy trả lời, tôi quay qua hỏi bà ngoại: “Nani, bà nói gì? Con có nên hỏi ông ấy thêm một vài câu hay mời ông ấy ra khỏi nhà?” Tôi không hỏi ông ngoại vì người này là thầy của ông. Bà nói: Con có thể hỏi mọi câu hỏi mà con muốn, nếu ông ấy không thể trả lời, cửa luôn mở, ông ấy có thể đi.”
Và đó chính là người phụ nữ mà tôi yêu mến nhất, người đã tạo mọi điều kiện cho sự nổi loạn của tôi. Chính ông ngoại cũng không thể tin tôi lại có được nhiều sự ủng hộ như vậy, không chỉ từ bà mà còn từ những người dân làng đang tụ tập tại nhà bà tôi để nghe thuyết giảng. Ông sư già lúc ấy hoàn toàn cô đơn. Tôi đã hỏi ông ấy thêm một vài cầu hỏi.
Tôi nói: “Ông đã nói ‘Đừng tin vào bất cứ gì trừ khi chính bạn đã tự trải nghiệm qua’, cháu thấy điều đó đúng, vậy nên cháu có câu hỏi này...”
Người Jaina tin rằng có bảy tầng địa ngục, nếu một người đi tới tầng thứ sáu thì vẫn có khả năng cho anh ta quay trở lại, còn nếu đã đến tầng thứ bảy thì anh ta sẽ phải ở đó vĩnh viễn và không bao giờ có thể quay lại hay đi đâu được nữa. Vậy nên tôi hỏi: “Vì ông đã nhắc tới bảy tầng địa ngục, vậy cho hỏi ông đã bao giờ đến tầng thứ bảy chưa? Nếu như ông đến rồi, thế thì ông không thể ở đây lúc này được, còn nếu như ông chưa từng đến, làm sao ông biết được nó có tồn tại? Ông nên nói rằng chỉ có sáu táng địa ngục thôi, không phải bảy. Vậy nên giờ xin ông hãy nói lại một lần cho rõ ràng, hoặc là chỉ có sáu tầng địa ngục thôi, hoặc là nếu ông vẫn nói có bảy tầng, thì ông hãy chứng minh rằng ít nhất có một người - là ông - đã quay về từ tầng thứ bảy ấy.”
Ông ta trở nên ngớ ngẩn vì không thế nói gì được và vì cũng không thể tin một đứa trẻ có thể hỏi một câu như vậy. Ngày nay nhớ lại chính tôi cũng cảm thấy không thể tin được sao tôi có thể hỏi những câu như thế, và câu trả lời duy nhất là vì suốt những năm tháng thơ ấu tôi đã sống trong trạng thái hoàn toàn vô giáo dục, vô học thức, không có chút kiến thức và luật phải ngậm miệng, không gì cả ngoài sự ngây thơ và tò mò của một đứa trẻ. Kiến thức làm cho người ta trở nên khôn khéo và tinh ranh.
Tôi không phải người khôn khéo, tôi chỉ hỏi những câu hỏi mà có lẽ bất cứ đứa trẻ vô học thức nào cũng có thể hỏi. Giáo dục là tội lỗi lớn nhất mà người lớn có thể áp đặt lên những đứa trẻ nhỏ. Có thể sự giải phóng cuối cùng trên thế giới là sự giải phóng dành cho những đứa trẻ.
Vị guru già đứng dậy toan ra về nhưng bà tôi cũng đứng lên, bà nói: “Khoan, xin đừng đi vội, cháu tôi vẫn còn nhiều câu muốn hỏi, xin ông hãy trả lời của nó, ông là loại người gì mà lại đi trốn khỏi những câu hỏi của một đứa trẻ chứ?”
Ông già đó dừng lại, tôi nói với ông ấy: “Cháu từ bỏ câu hỏi thứ hai, bởi vì ông không thể trả lởi được. Mà ông cũng chẳng trả lời được câu thứ nhất nữa. Nên cháu sẽ hỏi câu thứ ba, có thể ông sẽ trả lời được.”
Ông ta nhìn tôi, tôi nói: “Nếu ông muốn nhìn cháu, hãy nhìn thẳng vào mắt cháu.” Và lúc ấy tất cả mọi người đều tuyệt đối im lặng, không ai nói một lời nào. Vị sư già cụp mắt xuống và tôi nói: “Cháu không muốn hỏi gì nữa. Hai cầu đầu tiên không được trả lời, cháu không muốn hỏi cầu thứ ba vì không muốn làm cho khách mời bị xấu hổ. Cháu xin rút lui.”
Và tôi thật sự rút lui khỏi đám đông ấy, rất hạnh phúc khi thấy bà cũng đi sau lưng tôi.
Lão guru ấy không ưa tôi chút nào cả và nếu được chọn chắc chắn ông ấy sẽ không chọn quay trở lại nhà chúng tôi. Nhưng quy tắc của đạo Jaina là họ chỉ có thể khất thực từ những người Jaina khác mà thôi và không may cho ông ta, gia đình chúng tôi là gia đình duy nhất có người theo đạo Jaina trong toàn ngôi làng - thế nên để kiếm ăn ông ấy không còn cách nào khác là quay trở lại. Nhưng ông ta học cách trở nên khôn khéo hơn, ông ta không giảng những thứ có thể đưa ổng vào rắc rối, ông ấy giảng về vẻ đẹp của vũ trụ, của sự tồn tại này - những thứ rất an toàn. Bà tôi nhìn tôi cười và nói “Con có gì để hỏi ông ấy không?”
Tôi nói “Con sẽ tìm ra cái để hỏi, bà đừng lo, trước mắt hãy để ông ấy nói cho hết đã.”
Và khi ông ta giảng xong, tôi lại gần và hỏi: “Ai đã tạo ra toàn bộ vũ trụ xinh đẹp này?”
Đạo Jaina không tin vào Thượng đế theo bất cứ cách nào, nó là một tôn giáo vô thần, thế nên khi hỏi câu đó tôi biết câu trả lời của ông ấy ngay từ ban đầu: “Không ai cả”
Và đó chính là câu trả lời tôi đang đợi, tôi nói: “Làm sao vũ trụ có thể được tạo ra từ không ai cả?”
Ông ấy nói: “Xin đừng hiểu lầm ý ta, ý ta không ai cả chính là không có ai cả.”
Tôi nói: “Cháu hiểu chính xác không ai cả là không ai cả, nhưng cháu vẫn thắc mắc rằng nếu không ai tạo ra nó, thì nó được sinh ra như thế nào?”
Ông ấy nhìn chỗ này rồi nhìn chỗ khác, nửa như kêu cứu, nửa như hăm dọa, tất cả đều im lặng, trừ mỗi Nani đang cười lớn: ông ta liền quay sang hỏi tôi: “Vậy cháu có biết nó được tạo ra như thế nào không?
Tôi nói: “Vũ trụ luôn luôn có sẵn ở đó, chẳng cần ai tạo ra cả.”
Và lạ là cùng câu trả lời đó tôi có thể xác nhận lại thêm một lần nữa - ngay lúc này - sau 40 năm khi đã trải qua tất cả mọi loại sách vở, học thuyết mà tôi đã đọc và đã phải bỏ qua. Tôi có thể tiếp tục trả lời cũng câu đó hệt như khi tôi chỉ là một đứa trẻ 5 tuổi: Vũ trụ luôn có ở đó rồi, nó không cần ai phải tạo ra nó cả - đơn giản vậy thôi.
Từ sau đó tôi đã đối mặt và đã hỏi những câu hỏi đơn giản như vậy với rất nhiều người: kể cả những học giả, những người đầy kiến thức, người học vấn cao hay những vĩ nhân được tôn sùng bởi hàng ngàn người: Không một ai từng có thí trả lởi những câu hỏi của tôi - những câu hỏi được đặt ra bởi một đứa trẻ.
Họ là những người được tôn trọng và sùng bái như những thánh nhân- nhưng trong mắt tôi - họ chỉ là những thánh-nhân-phân-bò.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét