19. Không nghe lời, là tốt

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TRẺ EM - OSHO
Phi Tuyết dịch

 
19. Không nghe lời, là tốt

Tôi luôn làm điều ấy trở thành rất rõ ràng với mọi người trong gia đình, tôi nói: “Không phải là con không nghe lời, con sẽ nghe lời chứ, nếu như lời của mọi người là đúng, nếu như mọi người có thể thuyết phục con, chứng minh cho con điều mọi người nói là hoàn toàn chính xác, hợp lý, có cơ sở. Bằng không, tại sao con phải nghe? Mọi người có dám cam kết rằng tất cả những lời mọi người nói ra là tuyệt đối đúng hay không? Nếu mọi người dám cam kết, con sẽ nghe theo. Dù sao mọi người cũng chẳng bao giờ dám cam kết điều này vì chúng ta đều biết, chẳng ai luôn luôn đúng cả. Cho nên nếu mọi người không thể cam kết rằng mình luôn đúng thì xin hãy tôn trọng con, xin hãy khiêm tốn và cho con được lựa chọn, được suy nghĩ, đừng bắt con phải nghe lời một cách mù quáng, nhưng hãy thuyết phục con bằng lý lẽ của mọi người và rồi để cho con quyết định xem rằng lời của mọi người có đáng để nghe hay không.”

Bạn đã nghe câu chuyện trong kinh thánh kể rằng Thượng đế tống Adam và Eva ra khỏi vương quốc của ngài - vườn Eden. Điều này về căn bản là sai: bởi hai lý do.

Thứ nhất: lý do tại sao ngài tống họ ra là rất độc đoán - vì họ đã không vâng lời ngài. Ngài dường như là ông bố rất bình thường, quá bình thường, cuồng tín! Việc nổi dậy kiểu trẻ con, nhỏ bé, vốn là một phần của tự nhiên, một phần của trưởng thành... Chúng ta phải biết ơn vô cùng tới Adam và Eva bởi vì họ đã không vâng lời. Đó là bắt đầu của nhân loại, đó là bắt đầu của cách mạng, đó là bắt đầu của trưởng thành, của chín chắn, của tự do, của nhận thức về nhân phẩm. Họ đã nổi dậy chống lại việc là con vật. Mọi loài động vật khác trong vườn địa đàng có lẽ đều là những tín đồ ngoan đạo, nghe lời, tuân theo mệnh lệnh mà thậm chí không hỏi lại câu nào. Đó là lý do tại sao chó vẫn là chó, chim ưng vẫn là chim ưng, trâu vẫn là trâu, lừa dù chúng có vẻ thánh thiện và linh thiêng thế nào, vẫn là con lừa. Duy nhất con người đã trưởng thành; trưởng thành của con người bắt đầu với nổi dậy.

Việc nổi dậy là đơn giản - mọi đứa trẻ đều phải trải qua điều đó. Một khoảnh khắc tới khi đứa trẻ phải nói không, nó khăng khăng nói không. Thực ra, chừng nào đứa trẻ chưa học nói không, nó sẽ không bao giờ có khả năng nói có, có của nó sẽ bất lực nếu không có bối cảnh của không. Cái không nền tảng được cần như bảng đen; chỉ trên bảng đen nền tảng của cái không đó, cái có mới hiện lên một cách rõ ràng được.

Thượng đế trong kinh thánh đã phủ nhận quyền nền tảng của nó để nói không, và trong chính việc phủ nhận đó ngài đã phủ nhận sự trưởng thành tối thượng của con người để nói có. Toàn thể câu chuyện này đâm ra là cuồng tín và xấu xí.

Thứ hai, bạn có thể tống con người tới chỗ nào được? Toàn thể sự tồn tại này đều là vườn Eden, không còn chỗ nào khác, không có nơi khác, thời gian khác. Toàn thể vũ trụ là thiêng liêng, cho nên bất kì chỗ nào bạn hiện hữu, bạn đều ở trong Vườn Eden. Bạn đang ở trong vườn rồi, và ý tưởng rằng bạn đã bị tống ra khỏi vườn và bạn phải quay lại vườn đang tạo ra rắc rối cho bạn, toàn thể khổ của bạn, toàn thể ác mộng của bạn. Không nhận ra bạn ở đâu, bạn khao khát cái gì đó mà không thể được, bởi vì đây là chỗ đó rồi.

Chúng ta đã tạo ra một nhân loại kì lạ thế, và toàn thể lý do căn bản của toàn thể trái đất điên này, nhân loại điên này, là tôn giáo, tâm linh. Tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thượng đế, tìm kiếm đỉnh núi và bạn đã đánh mất bản thân bạn trong việc tìm kiếm này.

Chỉ có một việc tìm kiếm thôi - tìm ra bản thân bạn - và để làm điều đó bạn cần không đi bất cứ chỗ nào khác. Để làm điều đó bạn phải rút ra khỏi mọi ham muốn, tham vọng, mục đích của bạn. Bạn phải quay trở về nhà.

Bạn cần phải hiểu rõ ý của tôi khi tôi dùng từ "Bất tuân, không vâng lời” trong các câu chuyện. Nó không mang ý nghĩa như trong từ điển. Ý của tôi về việc không vâng lời không phải là chuyện bị sai bảo, hay trong phản ứng, làm ngược lại những gì người khác muốn mình làm.

Sự vâng lời không cần đến trí thông minh. Tất cả các loại máy móc đều biết vâng lời,- chưa bao giờ có một loại máy móc nào bất phục tùng cả. Sự vâng lời cũng rất đơn giản. Nó nhấc cho bạn gánh nặng trách nhiệm. Không cần phải phản ứng, bạn chỉ việc đơn giản làm theo những gì người ta nói. Trách nhiệm là của người đưa ra mệnh lệnh. Theo một cách nhất định bạn rất tự do: bạn không thể bị lên án vì hành động của chính mình.

Sau Thế chiến thứ hai, tại tòa án Nuremberg, rất nhiều thuộc hạ cao cấp của Adolf Hitler cứ khăng khăng là họ không chịu trách nhiệm, và họ không cảm thấy mình có tội. Họ đơn giản chỉ tuân lệnh mà thôi - họ làm những gì người ta sai khiến, và họ làm những việc đó một cách hiệu quả nhất có thể.

Vậy nên nếu bạn muốn trừng phạt, hãy trừng phạt người đưa ra những mệnh lệnh kia. Thế nhưng người ta lại đang trừng phạt những kẻ chỉ đơn giản làm theo những điều được rao giảng và tuyên truyền - những kẻ phục tùng mệnh lệnh.

Phục tùng mệnh lệnh chỉ là sự ngu dốt,- việc bất tuân mệnh lệnh mới cần đến một chút thông minh ở mức độ cao hơn. Bất kỳ một thằng ngốc nào cũng có thể tuân lệnh, trên thực tế thì chỉ có kẻ ngu dốt mới phục tùng mệnh lệnh thôi. Người khôn thì sẽ hỏi tại sao? - "Tại sao tôi lại phải làm việc đó?", và, "Trừ khi tôi được biết lý do và mục đích của việc đó, còn không thì tôi sẽ chẳng đụng chạm đến nó đâu". Rồi người đó sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Trách nhiệm không phải là trò đùa. Đó là một trong những cách sống thật nhất - mà cũng nguy hiểm nữa - nhưng nó không có nghĩa là bất tuân mệnh lệnh vì mục đích của những kẻ bất tuân. Như thế thì cũng chỉ là ngu dốt mà thôi.

Thế nhưng với việc làm trái ngược những gì người ta sai bảo bạn cũng không thể nâng trí thông minh của mình lên một mức cao hơn được. Bạn vẫn ở cái tầm ấy thôi. Việc vâng lời hay không vâng lời chẳng thể thay đổi trí thông minh được. Đối với tôi bất tuân lại là một cuộc cách mạng vĩ đại.

Nhưng nó không có nghĩa là bạn sẽ nói không trong mọi tình huống. Đơn giản nó chỉ có nghĩa là bạn phải quyết định có nên làm việc đó hay không, liệu việc đó có ích hay không. Làm như vậy là bạn đã gánh lấy trách nhiệm rồi. Vấn đề không phải là bạn ghét cái người ra lệnh hay ghét bị sai bảo, vì với sự căm ghét đó bạn không thể hành động theo cách tuân lệnh hay bất tuân; thực ra là bạn đang hành động một cách vô thức đấy. Bạn không thể hành động một cách thông minh được.

Khi bạn bị sai bảo làm một việc gì, bạn có được cơ hội để đáp lại. Có thể những gì người ta sai bảo là đúng; thế thì hãy làm theo, và hãy biết ơn người đã nhắc bạn làm việc đó đúng lúc. Có thể những điều đó là không đúng - vậy hãy nói rõ. Hãy nói ra lý do của bạn, tại sao nó lại không đúng; rồi giúp người kia hiểu rằng anh ta đang suy nghĩ chệch đường rồi. Tuy nhiên, sẽ không có chỗ cho sự thù ghét đâu. Nếu đúng thì hãy làm theo bằng tình yêu.

Nếu nó không đúng, thì sẽ càng cần có nhiều tình yêu hơn nữa, vì bạn sẽ phải nói chuyện với người kia, giải thích cho người đó hiểu rằng như vậy là không đúng.

Bất tuân không phải là trí tuệ, không phải là làm ngược lại mọi mệnh lệnh và cảm thấy tức giận, căm ghét rồi trả thù người ra lệnh. Con đường bất tuân là con đườngcủa trí tuệ tuyệt vời.

Vậy nên vấn đề cuối cùng không phải là tuân theo hay bất tuân. Nhìn sâu vào thực tế, nó đơn giản chỉ là vấn đề về sự thông minh - hãy cư xử một cách thông minh. Có khi bạn phải tuân theo, cũng có khi bạn phải nói: "Rất tiếc, tôi không làm vậy được". Tuy nhiên, không có chuyện căm ghét, phẫn nộ hay trả thù ở đây. Nếu lòng căm thù, sự giận dữ hay mong muốn trả thù phát sinh trong bạn, đơn giản nó có nghĩa là bạn hiểu rằng những gì người ta sai bảo là đúng, nhưng nghe theo là đi ngược với cái tôi của bạn; nó làm tổn thương cái tôi của bạn. Và cảm giác bị tổn thương đó sẽ bộc lộ dưới dạng thù ghét, căm phẫn.

Thế nhưng vấn đề không phải ở cái tôi của bạn; vấn đề là bạn phải hành động như thế nào - và bạn phải vận động hết trí thông minh của mình để xác định việc đó. Nếu nó đúng thì tuân theo; nếu nó sai thì không làm, thế thôi. Không có mâu thuẫn, không có cảm giác bị tổn thương.

Nếu tuân theo thì dễ hơn; bạn không phải giải thích với ai cả. Nhưng nếu bạn không tuân theo, bạn cần phải giải thích. Và có thể lời giải thích của bạn không đúng. Lúc đó bạn phải quay lại và làm theo. Một người cần phải sống một cách thông minh - thế thôi. Và như vậy tất cả những gì người đó làm đều là trách nhiệm của người đó.

Thực tế là ngay cả những người tài giỏi nhất cũng không biết sống một cách thông minh. Martin Heidegger, một trong những người trí thức vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, lại là một thuộc cấp của Adolf Hitler. Và sau khi Hitler thất bại và những hành động thú tính, dã man, sát nhân, bạo lực của hắn ta phơi bày thì ngay cả Martin Heidgeer cũng phải lùi lại mà nói: "Tôi chỉ đơn giản đi theo người lãnh đạo đất nước".

Thế nhưng công việc của một nhà triết học không phải là đi theo người lãnh đạo đất nước. Thực ra nhiệm vụ cơ bản của một vị triết gia là dẫn dắt những người lãnh đạo đất nước chứ không phải đế cho họ dẫn dắt mình, bởi nhà triết học không tham gia vào các hoạt động chính trị nên có tầm nhìn rõ ràng hơn. Nhà triết học đứng nhìn từ xa và có thể thấy những thứ mà những người trong cuộc không thể thấy. Thế nhưng việc chối bỏ trách nhiệm dễ dàng hơn nhiều...

Nếu Adolf Hitler chiến thắng, tôi dám chắc là Martin Heidgeer sẽ nói rằng: "Ông ấy chiến thắng là nhờ đi theo triết lý của tôi". Và tất nhiên là ông ấy tài giỏi hơn nhiều so với Adolf Hitler. Adolf Hitler chỉ là một kẻ thiểu năng trí tuệ. Thế nhưng quyền lực.

Chúng ta được dạy phải nghe theo những người có quyền lực - cha mẹ, thầy cô, mục sư, Thượng Đế. Và chúng ta được dạy là những người nắm giữ quyền lực thì luôn luôn đúng: "Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh". Và bạn phải tuân theo nó. Việc này thật đơn giản vì nó không cần đến trí thông minh. Nó đơn giản vì người ta không bao giờ có thể nói rằng đó là trách nhiệm của bạn, rằng những gì xảy ra là trách nhiệm của bạn.

Đứa trẻ loài người là đứa trẻ yếu ớt nhát trong toàn thể sự tồn tại. Điểm yếu của nó hóa ra lại là một phúc lành được ngụy trang, nhưng cũng có thể bị bao phủ quá mức - và đó là những gì đã được hoàn thành trong hàng thế kỉ. Cha mẹ không bao giờ cho phép sự yếu ớt; sự vô dụng và phụ thuộc của đứa trẻ trở thành sự độc lập, sức mạnh, toàn vẹn, cá tính... Mục đích của họ là giữ cho đứa trẻ vẫn giữ nguyên tình trạng nghe lời - điều này là tự nhiên thôi vì chỉ những đứa trẻ nghe lời mới không tạo ra rắc rối. Một đứa trẻ bất tuân sẽ cứ liên tục tạo ra rắc rối mà thôi, nhưng một đứa trẻ bất tuân mới thật là một con người.

Đứa trẻ vâng lời chỉ đơn giản như một đống phân bò. Một đứa trẻ không thể nói không, chúng không có quyền nói không. Và nếu một đứa trẻ không thể nói không tới thứ nó không muốn, thì cái “có” của nó cũng là vô nghĩa. “Có” là có nghĩa chỉ khi đứa trẻ ấy có khả năng nói “không”. Sau đó tùy thuộc vào sự thông minh của đứa trẻ mà nó quyết định “có” hay “không”. Nhưng thật dễ dàng cho cha mẹ khi đứa trẻ luôn luôn nói “có” - tức là nói “vâng”. Nó sẽ được thưởng cho sự vâng lời và nó sẽ bị phạt khi không vâng lời. Tình thế tương tự như vậy ở trường học nữa, giáo viên muốn bạn trở nên vâng lời, dễ bảo, chỉ thế thì mới dễ dàng cho họ trong việc kiểm soát bạn, kiềm chế bạn, thống trị bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho