Chương 3. Cuộc sống: món quà vĩ đại nhất


Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 07

 
Chương 3. Cuộc sống: món quà vĩ đại nhất


Sống là dễ

Cho người không xấu hổ, trơ tráo như đám đông,

tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,

rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng.

Nhưng sống là khó

với người yên tĩnh đảm nhiệm con đường của hoàn hảo,

với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ.

Người đó thấy ánh sáng.

Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp, ngoại tình hay say rượu,

Ông đào gốc rễ của riêng mình lên.

Và nếu ông không thể làm chủ bản thân mình,

Điều hại ông gây quay lại chống ông nặng hơn.

Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng hay khi ông hài lòng,

nhưng nếu ông chỉ lo người khác cho bao nhiêu hay người đó chiếm bao nhiêu,

ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận.

Những gốc rễ ghen tị này!

Phá chúng đi

và tận hưởng yên tĩnh kéo dài.

Không có lửa nào như đam mê,

Không có xiềng xích nào như ghét.

Ảo tưởng là lưới,

ham muốn là sông cuốn đi.

Thấy lỗi của anh em ông sao dễ thế,

Đối diện với lỗi của riêng ông sao khó thế.

Ông sàng lỗi của người đó trong gió như trấu,

Nhưng lỗi của ông thì ông giấu đi,

giống như kẻ lừa che giấu cú ném không may.

Nhấn vào lỗi lầm của người anh em của ông làm tăng gấp bội lỗi riêng của ông.

Ông ở xa chỗ cuối cuộc hành trình của mình.

Con đường không ở trên trời.

Con đường ở trong tim.

Nhìn cách ông yêu

bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.

Nhưng Như lai,

'Những người đã vượt ra bên ngoài,'

đã chinh phục thế giới.

Họ là tự do.

Con đường không ở trên trời.

Con đường ở trong tim.

Mọi thứ đều nảy sinh và mất đi.

Nhưng người đã thức tỉnh, là thức tỉnh mãi mãi.

Sống là dễ

cho người không xấu hổ, trơ tráo như đám đông,

tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,

vô ích, xen vào việc người khác, phóng đãng.

Cuộc sống có thể được sống theo hai cách: hoặc như cú ngã liên tục... thế thì bạn bị kéo đi bởi các lực vô thức của hấp dẫn; bạn không cần làm nỗ lực nào. Bạn không cố gắng đạt tới đỉnh cao, bạn đơn giản là tảng đá lăn xuống. Một cách tự nhiên điều đó có vẻ dễ dàng, thoải mái, thuận tiện. Nếu bạn tuân theo xã hội, nếu bạn sống theo truyền thống, nếu bạn đi theo đám đông ngu xuẩn, sống là dễ dàng, nhưng với cái giá rất lớn: bạn không trưởng thành. Bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề, bởi vì sống có ý nghĩa chỉ khi nó là trưởng thành liên tục.

Con người là con vật duy nhất trong sự tồn tại có năng lực tiến hoá. Charles Darwin nói rằng khỉ đã tiến hoá và trở thành người. Tôi không đồng ý với ông ấy, tôi không thể đồng ý được với ông ấy. Không phải là tôi có cái gì chống lại khỉ - chúng là tốt! - nhưng nếu điều ông ấy nói là đúng, thế thì tại sao tất cả khỉ đã không trở thành người? Trong hàng triệu năm khỉ vẫn còn là khỉ. Sao chúng không trưởng thành? Chúng đáng phải lấy ít nhất vài bước sơ bộ cho tới giờ chứ, nhưng chúng còn đích xác như cũ như chúng bao giờ cũng vậy.

Bạn không thể tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho lí thuyết của Charles Darwin trừ phi bạn quan sát chính khách. Thế thì người ta ngờ ông ấy có thể đúng - bằng không thì không có đâu! Bằng không, khỉ vẫn còn là khỉ. Và người đã từng theo Darwin và cố gắng chứng minh lí thuyết của ông ấy đã từng bắt gặp những lỗ hổng lớn, không thể bắc cầu qua được. Lỗ hổng lớn nhất là, họ vẫn chưa tìm thấy móc nối đang bị mất - bởi vì giữa khỉ và người phải có vài móc nối. Có khoảng cách lớn giữa khỉ và người. Các bước thiếu ở đâu? Thậm chí không có lấy một bằng chứng đã được tìm thấy... ngoại trừ Idi Amin từ Uganda!

Thực ra, toàn thể lí thuyết của Darwin chỉ là phỏng đoán; nó chưa được hợp thức khoa học. Và về mặt tâm linh nó sẽ chẳng bao giờ hợp thức, bởi vì những người đã biết sự phát triển tâm linh của con người đều dứt khoát đi tới kết luận này: rằng con người là sinh linh khác với bất kì sinh linh nào khác trên trái đất. Con người là con vật đang tiến hoá. Không con vật nào khác tiến hoá; chúng vẫn còn như cũ. Chúng là những kẻ rất tuân thủ: chúng không đi ra ngoài tính di truyền của chúng. Chúng chưa bao giờ vượt qua giới hạn của điều được bản năng của chúng cho phép; chúng chưa bao giờ làm bất kì cái gì bên ngoài bản năng, bên ngoài vô thức.

Chính chỉ con người mới có khả năng tạo ra một Phật, một Lão Tử, một Jesus, một Bahauddin. Chính bởi vì chư phật mà chúng ta có thể nói con người có năng lực là thượng đế. Chính là trong chư phật mà chúng ta đã tìm ra mối nối giữa con người và Thượng đế. Darwin và tín đồ của ông ấy đã không có khả năng tìm ra móc nối giữa khỉ và người, nhưng chúng ta đã tìm thấy trong chư phật mối nối giữa người và Thượng đế. Con người có tiềm năng vô hạn.

Nhưng thế thì bạn không thể sống được cuộc sống thoải mái. Bạn không thể chỉ là một người thuộc câu lạc bộ Rotary hay Lion. Bạn không thể chỉ là người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Bạn không thể cứ đi theo các đám đông. Đám đông hành xử theo bản năng; họ không biết gì về cõi bên kia. Cuộc sống của họ là thoải mái. Nếu bạn là một phần của họ cuộc sống của bạn cũng sẽ thoải mái, nhưng sẽ không có trưởng thành. Và trưởng thành mới là mọi thứ thành vấn đề.

Điều duy nhất thành vấn đề trong cuộc sống là sự trưởng thành. Chừng nào bạn chưa đi tới đỉnh tối thượng của việc trở thành thượng đế, bạn đang làm phí hoài cơ hội cực kì có ý nghĩa.

Phật nói: Sống là dễ

cho người không xấu hổ,

Ý niệm Phật giáo này về xấu hổ phải được hiểu tương phản với ý niệm Công giáo về tội lỗi. Trong các từ điển chúng dường như đồng nghĩa; chúng không phải vậy. Xấu hổ là hiện tượng hoàn toàn khác.

Tội lỗi bị người khác áp đặt lên bạn. Nó là chiến lược của các tu sĩ để khai thác. Nó là mưu đồ giữa tu sĩ và chính khách để giữ cho nhân loại trong nô lệ sâu sắc mãi mãi. Họ tạo ra tội lỗi trong bạn, họ tạo ra nỗi sợ tội. Họ kết án bạn, họ làm cho bạn sợ, họ đầu độc chính gốc rễ của bạn bằng ý niệm tội lỗi. Họ phá huỷ mọi khả năng của tiếng cười, vui vẻ, lễ hội. Việc kết án của họ lên tới mức cười dường như là tội, vui vẻ nghĩa là bạn là người trần tục.

Người Ki tô giáo nói Jesus chưa bao giờ cười. Dối trá làm sao! Và họ đã từng nói dối trong nhiều thế kỉ và với sự nhạy bén thượng đế học thế, với sự uyên bác lớn lao thế. Họ đã từng nói dối rất ngoan đạo, rất tôn giáo. Bạn đã bao giờ bắt gặp bức tranh Jesus hay bức tượng mà ông ấy trông hạnh phúc, phúc lạc, vui vẻ chưa? Không thể được! Bạn không thể quan niệm nổi về một Jesus vui vẻ - sau hai nghìn năm tuyên truyền Ki tô giáo toàn thể hình ảnh của Jesus đã trở nên bị bóp méo.

Ông ấy là con người của vui vẻ lớn lao. Ông ấy là người biết cách cười và cách yêu và cách sống một cách lễ hội. Ông ấy thích ăn và uống. Ông ấy phải đã nhảy múa, ông ấy phải đã đùa cợt với bạn bè mình, với đệ tử của mình. Tôi không thể quan niệm nổi ông ấy không có khả năng khôi hài, bởi vì tôi không thể nào quan niệm nổi người tâm linh không có khả năng khôi hài. Khả năng khôi hài là một trong những phẩm chất nền tảng nhất của con người tôn giáo.

Nhưng bức tranh người Ki tô giáo đã vẽ về Jesus là xấu. Ông ấy bao giờ cũng buồn, trong nỗi buồn sâu sắc - mang toàn thể gánh nặng của tội lỗi nguyên thuỷ mà Adam và Eve đã phạm phải. Ông ấy đã được người Ki tô giáo mô tả như đang làm việc phục vụ lớn lao cho nhân loại. Ông ấy là đấng cứu tinh - và làm sao đấng cứu tinh có thể cười được? Tiếng cười dường như là phẩm chất trần tục thế. Ông ấy phải rất nghiêm chỉnh, mặt dài ra. Họ đã phá huỷ cái đẹp của Jesus.

Jesus phải được làm phục sinh lại. Ông ấy đã bị giết hai lần. Lần đầu ông ấy đã bị người Do Thái và người La Mã giết, và thế rồi ông ấy đã bị các tu sĩ Ki tô giáo giết. Ông ấy trốn khỏi lần sát hại đầu, nhưng từ lần thứ hai ông ấy đã không thể có khả năng trốn thoát được. Ông ấy sẽ vẫn là kẻ bị bắt giữ của Vatican; ông ấy phải được giải phóng khỏi Vatican.

Những người này, người đã làm cho Jesus trông nghiêm chỉnh thế, buồn thế, âu sầu thế - người đã làm cho ông ấy thành kẻ tử vì đạo - cũng đã tạo ra mặc cảm tội lỗi lớn trong nhân loại. Bất kì khi nào bạn cười cứ dường như bạn đang làm điều gì đó sai. Bất kì khi nào bạn hạnh phúc bạn bắt đầu trông phạm tội. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Làm sao bạn có thể cười được? Làm sao bạn có thể nhảy múa được? Làm sao bạn có thể hát được? Toàn thế giới đang trong đau khổ thế, và bạn ca hát, và bạn nhảy múa sao? Điều đó dường như là bạn phải độc ác.

Krishna dường như độc ác theo con mắt người Ki tô giáo: thổi sáo, nhảy múa, ca hát, mở hội. Ông ấy dường như là người theo chủ nghĩa khoái lạc, một Zorba Hi Lạp! Người Ki tô giáo không thể nào quan niệm được Krishna có tính tâm linh. Và thực ra, từ 'christ' có nguồn gốc từ từ 'krishna' đấy. Jesus phải có cùng phẩm chất như Krishna; do đó ông ấy đã được gọi là Christ. 'Christ' bắt nguồn từ 'krishna', và tâm thức-Krishna đơn giản nghĩa là tâm thức cực lạc.

Nhưng tại sao tu sĩ cứ tạo ra mặc cảm tội lỗi trong con người? Có bí mật đằng sau điều đó. Nếu bạn có thể làm cho nhân loại cảm thấy mặc cảm tội lỗi bạn vẫn còn quyền thế. Người mặc cảm tội lỗi bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ người quyền thế. Người đó bao giờ cũng sẵn sàng phục vụ cho những kẻ khắt khe đạo đức. Người đó bao giờ cũng sẵn sàng là nô lệ cho tu sĩ. Người mặc cảm tội lỗi không thể có đủ dũng cảm để nổi dậy - đó là bí mật. Chỉ người phúc lạc mới có thể có tính nổi dậy. Các tu sĩ phải đã tìm thấy bí mật này từ lâu trước đây, bởi vì họ đã từng thực hành nó trong nhiều thế kỉ và họ đã phá huỷ tất cả cái đẹp của linh hồn con người.

Nhớ rằng khi Phật nói 'xấu hổ' ông ấy không ngụ ý mặc cảm tội lỗi. Xấu hổ là hiện tượng hoàn toàn khác. Mặc cảm tội lỗi bị áp đặt bởi người khác; xấu hổ là kinh nghiệm riêng của bạn. Xấu hổ là ở bên trong, mặc cảm tội lỗi là từ bên ngoài. Xấu hổ không phải bởi vì người khác mà bởi vì việc hiểu biết riêng của bạn: 'Mình đang làm gì cho cái ta riêng của mình? Mình đang làm gì cho cuộc sống của mình? Làm sao mình làm phí hoài nó?' Điều đó chẳng liên quan gì tới các tu sĩ, người Ki tô giáo, người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Nó có cái gì đó liên quan tới nhận biết của bạn. Nó chẳng liên quan gì tới luật đạo đức của xã hội. Nó có cái gì đó liên quan tới tâm thức bạn, không với lương tâm bạn.

Mặc cảm tội lỗi là một phần của lương tâm, và lương tâm được người khác tạo ra. Bạn có lương tâm Hindu giáo và lương tâm Mô ha mét giáo và lương tâm Jaina giáo, nhưng tâm thức đơn giản là tâm thức. Không có cái gì như tâm thức Hindu giáo hay tâm thức Mô ha mét giáo.

Tâm thức làm cho bạn nhận biết về điều bạn đang làm cho bản thân mình. Và khi bạn thấy rằng bạn đang pháy huỷ những cơ hội cực kì đầy hàm ý cho trưởng thành, xấu hổ nảy sinh trong bạn. Bạn bắt đầu cảm thấy nỗi khổ sâu sắc, và nỗi khổ đó có ích cho trưởng thành, nỗi đau đó có ích cho trưởng thành. Nó đem bạn, lần đầu tiên, tới cách nhìn về cái có thể, thoáng nhìn về các đỉnh cao.

Mặc cảm tội lỗi đơn giản nói rằng bạn là tội nhân. Và cảm giác xấu hổ đơn giản chỉ cho bạn rằng bạn không cần phải là tội nhân, rằng bạn được ngụ ý là thánh nhân. Nếu bạn là tội nhân đó chỉ là vì vô ý thức của bạn; bạn không là tội nhân bởi vì xã hội theo đạo đức nào đó còn bạn không theo nó.

Mọi hệ thống đạo đức đều không phải là đạo đức, và cái gì đó là đạo đức ở nước này không phải là đạo đức ở nước khác. Cái gì đó đạo đức trong tôn giáo này không là đạo đức trong tôn giáo khác. Cái gì đó là đạo đức hôm nay đã không phải là đạo đức hôm qua. Đạo đức thay đổi, đạo đức chỉ là tuỳ tiện. Nhưng tâm thức là vĩnh hằng, nó không bao giờ thay đổi. Nó đơn giản là cái tuyệt đối - chân lí.

Một khi bạn đã trở nên nhận biết thêm chút ít bạn bắt đầu cảm thấy điều mình đã làm cho bản thân mình và cho người khác. Kinh nghiệm đó đem tới xấu hổ, và xấu hổ là tốt còn cảm giác tội lỗi là xấu. Với cảm giác tội lỗi, sâu bên dưới bạn biết rằng nó tất cả đều vô nghĩa.

Chẳng hạn, trong tôn giáo Jaina ăn ban đêm là tội lỗi. Nếu bạn được sinh ra là người Jaina và thỉnh thoảng bạn ăn ban đêm, bạn sẽ cảm thấy rất phạm tội; hoàn toàn biết rõ - nếu bạn đủ thông minh bạn sẽ biết điều đó - rằng đây là ngu xuẩn, không thể có bất kì tội lỗi nào trong việc ăn đêm được. Nhưng dầu vậy lương tâm bạn sẽ châm chích bạn, bởi vì lương tâm bị thao túng bởi tu sĩ, những kẻ có quyền bên ngoài, kẻ đang chi phối bạn.

Do đó mặc cảm tội lỗi tạo ra cá tính kép trong bạn: trên bề mặt bạn là người này và sâu bên dưới bạn là người khác - bởi vì bạn có thể thấy cái vô tích sự của nó, cái vô nghĩa của nó. Bạn trở nên chia chẻ - mặc cảm tội lỗi tạo ra tinh thần phân liệt. Và toàn thể nhân loại đang chịu đựng chứng tinh thần phân liệt bởi lẽ đơn giản là chúng ta đã tạo ra mặc cảm tội lỗi, nhiều và sâu tới mức chúng ta đã phân chia mọi người thành hai.

Một phần của người đó là xã hội, hình thức. Người đó đi tới nhà thờ và tuân theo các qui tắc mỗi khi chúng là khả thi. Người đó duy trì mặt tiền nào đó, khuôn mặt nào đó, và từ cửa sau người đó sống một cuộc sống hoàn toàn khác - chính điều đối lập với điều người đó thuyết giảng, chính điều đối lập với điều người đó cứ ca ngợi hoài.

Ý niệm về xấu hổ chưa bao giờ tạo ra bất kì xung đột nào bên trong bạn, nó chưa bao giờ tạo ra bất kì chia chẻ nào. Nó tạo ra thách thức, nó thách thức bạn, nó thách thức lòng can đảm của bạn. Nó nói với bạn, 'Vươn lên đi - bởi vì đó là quyền tập ấm của bạn. Vươn tới các đỉnh cao, chúng là của bạn. Những đỉnh cao ánh mặt trời đó là nhà thực của bạn, và bạn đang làm gì trong thung lũng tối tăm này, bò như con vật vậy? Bạn có thể bay - bạn có cánh mà!'

Mặc cảm tội lỗi kết án cái sai trong bạn. Ý niệm về xấu hổ làm bạn nhận biết về điều là có thể. Mặc cảm tội lỗi đem quá khứ của bạn vào lặp đi lặp lại - đè nặng bạn bằng quá khứ. Và ý niệm về xấu hổ đem tương lai tới cho bạn, nó làm thoát ra năng lượng của bạn. Chúng là khác nhau hoàn toàn.

Phật nói: Sống là dễ cho người không xấu hổ... trơ tráo như đám đông,...

Tinh ranh thế! Và mọi người nghĩ rằng tinh ranh là tài tình. Nó không phải vậy đâu - chỉ người tầm thường mới tinh ranh. Người thực sự thông minh không cần tinh ranh. Người đó thông minh và điều đó còn đủ hơn nhiều. Tinh ranh là cái thay thế nghèo nàn, cái thay thế giả cho thông minh. Người tầm thường cố gắng để có vẻ thông minh; trong chính nỗ lực đó người đó trở thành tinh ranh.

Và tinh ranh lớn nhất là kẻ đạo đức giả: là cái này và biểu lộ là cái gì đó khác. Nhưng thế thì cuộc sống sẽ dễ dàng. Phật làm điều đó thành rõ ràng: bạn sẽ khớp với người tinh ranh khác, họ sẽ hiểu ngôn ngữ của bạn.

Lỗi của Jesus là gì? Lỗi duy nhất là ở chỗ ông ấy không tinh ranh. Lỗi của Socrates là gì? Lỗi duy nhất là ở chỗ ông ấy là người thông minh thực sự, hoàn toàn hồn nhiên, đầy thông minh nhưng không tinh ranh.

Tinh ranh là hèn nhát, thông minh là dũng cảm. Và dũng cảm lớn nhất trên thế giới này là đích xác điều tâm thức bạn nói bạn là. Còn hèn nhát lớn nhất trên thế giới là đi theo người khác, là bắt chước người khác. Thế thì bạn vẫn còn giả tạo. Thế thì bạn chưa bao giờ là hoa hồng thực, chỉ là hoa hồng nhựa trông có vẻ như hoa hồng nhưng không phải là hoa hồng. Nó sẽ không có hương thơm nào và nó sẽ không có sự sống động nào, và nó sẽ không nhảy múa trong gió và ca hát trong ánh mặt trời. Nó sẽ chết! Trơ tráo như đám đông... tán chuyện tầm phào luẩn quẩn,...

Sao mọi người hay nói chuyện tầm phào? Phải có lí do gì đằng sau điều đó chứ? Sao họ cứ diễu cợt sau lưng nhau? Đây là cách thức của tinh ranh. Họ không phải là người chân thành, họ không phải là người đích thực. Họ không nói điều họ muốn nói với bạn, nhưng họ phải nói điều đó; bằng không họ sẽ vẫn còn bị nặng gánh bởi nó. Do đó mới có nói chuyện tầm phào. Họ không thể nói sự thật vào mặt bạn được, họ phải nói nó đằng sau lưng bạn. Và họ nói nó ở mức độ cao hơn bình thường, một cách tự nhiên.

Họ phải kìm nén bản thân họ trước bạn, họ phải mỉm cười và biểu lộ khuôn mặt giả; và họ cảm thấy rằng họ đang không chân thành, họ cảm thấy họ xấu xí, họ cảm thấy rằng họ hèn nhát. Họ sẽ báo thù. Và đây là cách báo thù của họ: họ sẽ nói chuyện tầm phào về bạn, họ sẽ nói mọi điều về bạn, họ sẽ bịa ra những điều về bạn. Và họ sẽ bịa ra những điều về bản thân họ nữa; điều họ không có, họ sẽ giả vờ là có. Họ sẽ khuếch đại lỗi của bạn và họ sẽ khuếch đại vinh quang của họ.

Sokolow, bẩy mươi nhăm tuổi, xô vào văn phòng của bác sĩ. 'Bác sĩ tiêm cho tôi một phát đi để tôi có thể trẻ lại đi,' ông ấy cầu xin. 'Tôi đã có hẹn với một bé trẻ đêm nay!'

'Đợi một phút,' bác sĩ nói. 'Ông bẩy mươi nhăm tuổi rồi. Tôi chẳng thể làm gì được cho ông.'

'Nhưng bác sĩ ơi,' ông già kêu lên, 'ông bạn tôi, Rosen, những tám mươi lăm, và ông ấy nói ông ấy làm ba lần một tuần cơ đấy!'

'Thôi được,' bác sĩ khuyên, 'vậy ông nói điều đó đi!'

Điều bạn không thể làm được, ít nhất bạn có thể nói bạn làm. Ai ngăn cản bạn không nói điều đó? ... rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng.

Những người này là rỗng tuếch, trống rỗng, hoàn toàn trống rỗng, hổng hoác, đầy những rơm mà chẳng cái gì khác. Nhưng họ cứ ba hoa về bản thân mình, họ cứ tuyên bố bản thân mình là vĩ đại - họ tìm cách thức và phương tiện. Và cách dễ nhất để tuyên bố bản thân mình là vĩ đại là tuyên bố rằng người khác chẳng là gì cả, là thu họ bé lại nhiều nhất có thể được. Điều đó giúp cho bạn cảm thấy rằng bạn là ai đó đặc biệt. Và những người này nhất định là người hay xen vào việc người khác, hay than phiền, bao giờ cũng sẵn sàng đánh nhau vì điều tầm thường.

Quan sát bản thân bạn và quan sát người khác. Mọi người đang làm gì? Chín mươi phần trăm năng lượng của họ bị phí hoài trong việc tinh ranh, đạo đức giả, nói chuyện tầm phào, rỗng tuếch, xen vào việc người khác, phóng đãng. Và, tất nhiên, khi bạn phí hoài nhiều năng lượng của mình thế vào những hoạt động ngu xuẩn thế bạn không thể có tính quyết định nào trong cuộc sống của mình, bạn không thể được cam kết, bạn không thể được tham gia vào bất kì cái gì. Và thói quen cũ của bạn bao giờ cũng tới để phá huỷ mọi cam kết của bạn, tham dự của bạn. Bạn sẽ chỉ là mẩu gỗ trôi giạt, bạn sẽ có tính phóng đãng.

Nhiều người hỏi tôi... họ muốn lấy tính chất sannyas, nhưng họ không thể quyết định được. Ai khác có thể quyết định cho bạn được? Gợi ý của tôi là: Quyết định cách này hay cách nọ đi, nhưng đừng bao giờ vẫn trong trong do dự. Nếu bạn không thể quyết định được về sannyas, quyết định chống lại nó - ít nhất quyết định cái gì đó! Nhưng có tính quyết định, bởi vì có tính quyết định có tầm quan trọng lớn lao.

Điều bạn quyết định không quan trọng đến thế đâu; điều quan trọng hơn nhiều là ở chỗ bạn có khả năng ra quyết định. Và một khi bạn quyết định, thế thì để cam kết là một trăm phần trăm. Đó là cách duy nhất để trở nên được tích hợp; bằng không bạn sẽ vẫn còn phân mảnh. Bạn sẽ vẫn còn là đám đông, bạn sẽ không bao giờ trở thành cá nhân. Thực ra, đó đích xác là nghĩa của từ 'cá nhân': nó nghĩa là không phân chia được. Nếu bạn có tính mảnh mẩu bạn không là cá nhân. Toàn thể quá trình cá nhân là quá trình cam kết, tham gia.

Tính chất sannyas là cam kết lớn lao, lớn nhất trong cuộc sống, bởi vì bạn đang đi vào trong thế giới của cái bạn không thể chắc chắn trước chút nào. Bạn đang đi vào trong biển cả chưa thăm dò tới mức bạn không biết cái gì sẽ xảy ra; không có đảm bảo liệu bạn sẽ có khả năng đạt tới bờ bên kia hay không, liệu bạn sẽ có khả năng quay lại bờ cũ nữa không - không có đảm bảo. Và đại dương là bao la và nó bao giờ cũng bão tố... và thuyền nhỏ thế! Nhưng chỉ dũng cảm lấy con thuyền nhỏ và đi vào nơi chưa thăm dò...

Chính hiện tượng mạo hiểm cuộc đời bạn làm cho bạn sống động. Chính mạo hiểm cho bạn việc sinh thành mới.

Phật nói: Nhưng thế thì cuộc sống sẽ khó khăn.

Nhưng sống là khó

cho người yên tĩnh đảm nhiệm con đường của hoàn hảo,

với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ.

Người đó thấy ánh sáng.

Nếu bạn muốn thấy ánh sáng - đó là lời của Phật dành cho Thượng đế - nếu bạn muốn thấy chân lí và nếu bạn muốn được giải thoát bởi chân lí, nếu bạn muốn vượt ra ngoài tất cả những khổ ngu xuẩn này mà bạn đã từng sống trong đó hàng thế kỉ, nếu bạn muốn có cánh để soải ra bay lên trên những đám mây vào trong cái bao la của bầu trời, nếu bạn muốn thì thào với các vì sao và nhảy múa với toàn thể vũ trụ... thế thì cuộc sống sẽ là khắc nghiệt, bởi vì trưởng thành là đau đớn, trưởng thành là gian nan. Nó sẽ là việc đi lên dốc, nó sẽ là đi ngược với lực hấp dẫn. Nó sẽ là đi ngược với đám đông, nó sẽ là đi ngược với truyền thống, nó sẽ là đi ngược với tục lệ. Nó là việc trở nên tự do khỏi tất cả những cái giữ bạn trong tù túng.

Nhưng khi bạn sống trong nhà tù bạn có nhiều an ninh. Chẳng hạn, trong nhà tù không ai có thể giết bạn được; bạn bao giờ cũng được canh gác, và được canh gác nhiều hơn bất kì vua nào. Các vua đã bị sát hại, nhưng tù nhân không thể bị sát hại. Bánh mì và bơ của bạn là an toàn. Trong nhà tù bạn không cần phải lo nghĩ về công ăn việc làm, và mọi thứ sẽ được cung cấp cho bạn. Bạn không cần nghĩ về ngày mai, điều đó không phải là trách nhiệm của bạn.

Vào lúc ăn sáng bạn sẽ có được thức ăn sáng, và lúc ăn trưa bạn sẽ được bữa trưa. Nó sẽ không hẳn là bữa trưa nhưng ít nhất nó cũng chắc chắn! Và bữa tối sẽ là bữa tối và không bao giờ là bữa chính, nhưng vậy thì cái gì? Mọi người cảm thấy tốt hơn trong tình huống an ninh, cho dù an ninh là nghèo nàn. Bất an ninh tạo ra rối loạn và lo âu lớn trong tâm trí bạn.

Đây là kinh nghiệm: rằng mọi người đã sống trong tù trong vài năm đều không muốn ra, và nếu họ phải ra, sớm hay muộn họ lại tìm cách để vào lại. Họ được gọi là người vào tù nhiều lần... bởi vì ở bên ngoài cuộc sống quá nhiều rắc rối. Thế thì bạn phải nghĩ về mọi thứ sống ở đâu, tìm việc ở đâu, đi tìm việc, tìm thức ăn. Và mọi thứ dường như quá nhiều những phiền hà không cần thiết. Khi bạn trong trại giam, mọi thứ đều được chu cấp cho bạn. Bạn sống như vua!

Và đó là lí do tại sao hàng triệu người đã quyết định sống trong nhà giam có tên là Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, chủ nghĩa cộng sản, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nhật Bản... đủ mọi loại nhà giam, chính trị, tâm linh, ý thức hệ. Dường như làm nô lệ là rất thuận tiện.

Do đó Phật là đúng: Nhưng sống là khó cho người yên tĩnh đảm nhiệm con đường của hoàn hảo. Nếu bạn muốn trưởng thành hướng tới các chiều cao, nếu bạn muốn là hoàn hảo, nếu bạn muốn là toàn bộ và toàn thể, nếu bạn muốn biết mọi thứ là gì, thế thì bạn sẽ phải mạo hiểm nhiều an ninh, nhiều an toàn, nhiều tiện nghi. Bạn sẽ phải đi vào trong cái không biết, vào trong đêm tối - và thỉnh thoảng thậm chí không có cây nến nào... với thuần khiết, tách rời và mạnh mẽ. Người đó thấy ánh sáng. Bạn sẽ phải học các cách thức của thuần khiết. Với thuần khiết Phật bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên, tâm thức không nặng gánh - không bị nặng gánh tri thức, không nặng gánh uyên thâm, Veda, Kinh Thánh, Koran. Chúng tất cả đều đè nặng lên bạn, chúng cho bạn cảm giác giả tạo về việc biết; và cảm giác giả tạo về việc biết trở thành rào chắn trong việc biết. Nếu bạn thực sự muốn trở thành người biết bạn sẽ phải vứt bỏ tất cả tri thức, bạn sẽ phải trước hết trở thành dốt nát. Đó là thuần khiết: tâm trí không nội dung nào, tâm trí tựa tâm trí đứa trẻ, tâm trí thuần khiết.

Và tách rời... Với tách rời Phật ngụ ý, không nghĩ về bản thân bạn như thân thể. Nếu bạn nghĩ bản thân bạn là thân thể, bạn không thể tiến hành cuộc phiêu lưu này về việc tìm thấy bản thân mình, bởi vì bạn đã trở nên bị đồng nhất với thân thể mình. Đừng bị đồng nhất với tâm trí nữa. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã biết rồi, thế thì bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn vào bất kì cái gì bạn đang là.

Vẫn còn mở: đó là tách rời. Đừng nói rằng 'Tôi là thân thể, tôi là tâm trí.' Nói rằng 'Tôi chẳng biết gì.

Thân thể có đó, tâm trí có đó, nhưng tôi không biết tôi là ai. Và tôi chắc chắn không phải là thân thể mình.'

Khi bạn đi sâu hơn vào trong hồn nhiên bạn sẽ có khả năng thấy rằng nếu tay bạn bị chặt đi, tâm thức bạn không bị rút gọn chừng đấy đâu - nó vẫn còn như cũ. Chân bạn có thể bị chặt đi; thân thể bạn không còn như cũ, nhưng tâm thức bạn vẫn còn như cũ, nó không bị rút bớt đi. Nếu tâm trí bạn thay đổi - và tâm trí liên tục thay đổi - tâm thức bạn không thay đổi cùng tâm trí bạn đâu; nó là hiện tượng không thay đổi. Nó là nhân tố không thay đổi duy nhất trong sự tồn tại; mọi thứ khác đều là luồng. Chỉ nhân chứng còn lại thường hằng, tuyệt đối thường hằng. Nó là vĩnh hằng. Tâm trí là thời gian và bạn là vô thời gian.

Nhưng để có điều đó bạn sẽ phải học cách tách rời và bạn sẽ phải toả ra sự mạnh mẽ lớn lao, nhiệt tình lớn lao và năng lượng lớn lao. Thông thường năng lượng của bạn bị phí hoài trong những theo đuổi không cần thiết. Bạn sẽ phải cắt bỏ những theo đuổi không cần thiết của mình. Đó là tính chất sannyas đúng.

Tính chất sannyas không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống mà là từ bỏ cuộc sống không cần thiết. Nhìn, ghi chép, theo dõi, phân tích, quan sát, và kết luận về bao nhiêu điều bạn đang làm mà là không cần thiết - bao nhiêu điều bạn cứ làm bởi vì bạn đã trở nên quen với việc làm chúng. Bạn chưa bao giờ nghĩ về chúng, liệu chúng có cần thiết hay không. Bạn đã nói bao nhiêu với mọi người? Tất cả điều đó có cần không?

Nếu bạn bắt đầu quan sát bạn sẽ ngạc nhiên: bạn sẽ trở nên vắn tắt hơn, trong lời nói, trong hành động, trong việc theo đuổi của bạn. Bạn sẽ trở nên rất chọn lựa. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng hầu hết chín mươi phần trăm hoạt động của bạn là vô tích sự; chức năng duy nhất của nó là để giữ cho bạn bận bịu. Chức năng duy nhất của nó là việc tự tử chậm chạp. Nó đang đầu độc bạn.

Khi chín mươi phần trăm các hoạt động không cần thiết này của bạn được cắt giảm đi, năng lượng lớn trở thành sẵn có cho bạn. Và chỉ với năng lượng vậy, việc tách rời vậy và sự thuần khiết vậy mà bạn mới có thể tạo ra không gian đúng để ánh sáng thấy được trong đó.

Vợ của Fenton sắp sinh con và anh ta không thể kiếm được bác sĩ. Tuyết ở bên ngoài dầy tới hai mét tư, đường điện thoại bị đứt, và trời vẫn đang rơi tuyết. Anh ta quyết định đi ra ngoài tìm một bác sĩ y khoa. Anh ta tìm đường qua cơn bão và thấy ánh sáng hắt ra từ một quán rượu. Anh ta đi vào và bắt đầu uống nhiều lắm.

'Có chuyện gì vậy?' Hymowitz nói, vừa ngồi trên chiếc ghế đẩu cạnh đó.

'Vợ tớ sắp đẻ,' Fenton kêu lên, 'và tớ không thể tìm được bác sĩ...'

'Tớ có thể giúp cậu,' người Do Thái nói. 'Cậu là bác sĩ à?'

'Tớ là bác sĩ thú y. Nhưng cậu cho tớ địa chỉ đi. Tớ sẽ đi và kiếm cái cặp của tớ, và tớ sẽ tới và làm việc này cho cậu.'

Fenton chạy xô về nhà và chẳng mấy chốc Hymowitz tới mang theo cặp của mình. 'Bây giờ đừng lo điều gì nữa,' anh ta nói. 'Đem chăn và nhiều nước nóng lại đây.' Anh đi vào trong phòng ngủ.

Hai mươi phút sau, Hymowitz bước ra, mồ hôi đẫm trán và nói, 'Cậu có búa không?'

'Búa à!' Fenton gầm lên. 'Cậu muốn dùng nó làm gì?'

'Đừng có hỏi câu hỏi nào, kiếm cho tớ cái búa.'

Fenton đem tới cho anh ta cái búa và Hymowitz nói, 'Đừng lo về điều gì cả. Lấy đầy nước nóng, nhiều chăn vào!' Anh ta chạy trở lại trong phòng ngủ.

Ba mươi phút sau anh ta thò ra, cởi trần tới thắt lưng, mồ hôi nhễ nhại khắp mình. Anh ta nói, 'Này, anh kiếm cái đục đi?'

'Trời đất!' Fenton la lên. 'Đầu tiên anh muốn chiếc búa, bây giờ lại là cái đục. Anh đang làm gì vợ tôi?'

'Anh định nói gì, vợ anh á? Trước hết tôi phải mở cái cặp đã!'

Công việc thực vẫn chưa được bắt đầu - ngay cả cái cặp vẫn chưa được mở! Và đó là cách cuộc sống của bạn vậy đấy: bạn được sinh ra, nhưng công việc thực vẫn chưa được bắt đầu.

Chức năng của tôi ở đây là cung cấp cho bạn chiếc búa và chiếc đục và vài bác sĩ thú y nữa - các nhà trị liệu của tôi. Chiếc cặp phải được mở trước hết. Và đó là công việc vất vả vì bạn đã học cách vẫn còn đóng kín; điều đó đã trở thành cách sống của bạn. Và cởi mở dường như là không thể được.

Vâng, thỉnh thoảng bạn có cởi mở đấy, trong tình huống nào đó - có thể trong nhóm trị liệu, trong thiền, trong nhảy múa Sufi, trong âm nhạc - thỉnh thoảng, trong không gian nào đó, bạn tự cho phép mình cởi mở. Và thế rồi bạn thấy cái đẹp của cuộc sống và vui vẻ lớn đổ ra từ bạn. Nhưng thế rồi bạn trở nên sợ hãi, mặc cảm tội lỗi nảy sinh. Đột nhiên bạn đóng lại.

Gần như mọi ngày tôi đều nhận được thư từ các sannyasins nói, 'Tôi cảm thấy rất thoải mái, sảng khoái lớn lao nảy sinh trong tôi, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy mặc cảm. Sao vậy?' Ai đó viết, 'Tôi cảm thấy rất phúc lạc, nhưng bên cạnh đó cái bóng vẫn bám theo phúc lạc. Tôi cảm thấy phạm tội.'

Tại sao mặc cảm tội lỗi này nảy sinh? Mặc cảm tội lỗi đó là chiến lược của tâm trí cũ của bạn. Tâm trí cũ đang nói, 'Mình đang làm gì thế này? Đây không phải là cách sống của mình. Đóng lại thôi! Mình đang đi ra ngoài giới hạn của mình rồi. Và mình đang cho mình lời cảnh báo - thế rồi sau đó đừng có nói là mình đã không được cảnh báo.'

Cho nên bạn đi một hay hai bước ra ngoài bản thân bạn và rồi chạy xô lại và đóng cửa lại. Bạn đã trở nên sợ không khí trong lành thế. Điều đó phải được học - dù nó khắc nghiệt thế nào, nhưng nó phải được học - bởi vì đó là cách duy nhất để được tái sinh, cách duy nhất để mở hội, cách duy nhất để biết phúc lạc và phúc lành.

Phật nói: Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp, ngoại tình hay say rượu,

Ông đào gốc rễ của riêng mình lên.

Nhưng đó là điều mọi người đang làm liên tục. Chúng ta tất cả đều có tính phá huỷ. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói: Nếu ông giết người... Đừng hiểu điều đó theo từng từ - bạn không phải là kẻ sát nhân, nhưng tất cả các bạn đều là kẻ giết hại. Nếu bạn có tính phá huỷ bạn là kẻ giết hại. Và người bị đóng bao giờ cũng có tính phá huỷ, người đó chưa bao giờ có tính sáng tạo.

Bạn chỉ có thể hoặc có tính phá huỷ hoặc tính sáng tạo. Nếu năng lượng của bạn không được thoát ra trong tính sáng tạo, chúng nhất định trở thành chua, đắng, độc; và chúng sẽ làm bạn giận dữ, đầy hận thù và bạo hành. Thế thì có hai cách cho bạo hành đó đi ra: một là bạo hành với người khác, và cách khác là bạo hành với bản thân bạn. Phật chống lại cả hai, tôi cũng thế.

Chính khách bạo hành với người khác. Adolf Hitler, Mussolini, Stalin, Mao - những người này bạo hành với người khác; họ phá huỷ hàng triệu mạng sống. Mahatma Gandhi là hoàn toàn khác, ông ấy đã không giết ai cả - ông ấy là tông đồ của bất bạo lực - nhưng ông ấy liên tục có tính phá huỷ với bản thân ông ấy. Bạo hành của ông ấy đã quay vào bản thân ông ấy. Đó là cách thức các thánh nhân của bạn được tạo ra, các mahatma của bạn được tạo ra. Các chính khách đều là những người tàn bạo còn các thánh nhân đều là những kẻ tự bạo; cả hai đều ốm yếu về tâm lí.

Nếu ông giết người, dối trá... Và mọi người đều dối trá. Nếu bạn không là cái ta thực của mình, với bất kì giá nào, dù điều đó khắc nghiệt tới đâu - nếu bạn không là cái ta thực của bạn, bạn đang dối trá. Bạn có thể không dối trá đúng theo từng lời, bạn thậm chí có thể không nhận biết rằng bạn đang dối trá, nhưng nếu bạn là kẻ đạo đức giả - bạn mỉm cười khi bạn không cảm thấy thích mỉm cười, bạn nói lời chào với ai đó khi không có trái tim trong nó - đấy là dối trá. Khi bạn nói với ai đó 'Anh yêu em,' chỉ hình thức thôi, bạn đang dối trá.

Đó là lí do tại sao Phật nói: Khó là đích thực, bởi vì ngay cả những người riêng của bạn cũng sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Vợ bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi vì bạn sẽ không liên tục nói, 'Anh yêu em, anh yêu em.' Thỉnh thoảng bạn sẽ nói, 'Anh ghét em, anh ghét em nhiều hơn anh ghét bất kì ai khác!' Và vợ bản sẽ không dịu dàng với bạn mọi lúc. Thỉnh thoảng cô ấy sẽ ném mọi thứ vào bạn, đập phá bát đĩa, chì chiết bạn.

Nhưng nếu bạn sống cuộc sống đích thực bạn chấp nhận tất cả những điều này, trong bạn và trong người khác; bạn không bác bỏ nó. Đây là một phần của tình huống cuộc sống, đây là cách chúng ta trưởng thành. Tất cả những dịu dàng và tất cả những lễ phép đều giả dối, nó là kiểu tư sản. Con người đích thức là dịu ngọt và cay đắng, người đó yêu, người đó ghét. Khi bạn chấp nhận cả hai cực của bản thể mình bạn trở thành đích thực. Thế thì bạn không dối trá.

Và con người là hiện tượng phức tạp: hôm nay bạn có thể yêu vợ bạn - vâng, ngay cả với vợ bạn! Tôi biết điều đó là khó, là gian nan, và điều đó là rất hãn hữu nữa, nhưng nó xảy ra. Hôm nay bạn có thể trong tình yêu với vợ riêng của bạn, và thế thì làm tình với cô ấy là lời cầu nguyện, là tôn thờ, đó là giao cảm với Thượng đế. Và sự giao cảm này có thể xảy ra ngay cả với người đàn bà khác nào đó, người mà bạn không cưới làm vợ. Nếu tình yêu có đó thế thì nó không phải là ngoại tình, và nếu tình yêu không có đó, thế thì cho dù với vợ bạn, bất kì điều gì bạn làm cũng đều là ngoại tình.

Hay say rượu... Nhớ lấy, mọi chư phật đều chống lại thuốc hoá chất có thể làm cho bạn vô ý thức, bởi lẽ đơn giản là bạn đã vô ý thức rồi.

Hay trộm cắp... Rất ít người là kẻ trộm theo nghĩa bình thường của từ này; bằng không thì mọi người đều trộm cắp. Nếu bạn giả vờ là khôn ngoan về tri thức vay mượn đó là ăn cắp, đó là ăn trộm - tinh vi, nhưng đó là ăn trộm.

Hay ngoại tình... Nghĩa này - nghĩa thường - của từ 'ngoại tình - adultery' là: làm tình với người đàn bà bạn không cưới làm vợ. Nhưng nghĩa thực của ngoại tình là làm tình trong khi bạn không trong tình yêu. Cô ấy có thể là vợ riêng của bạn đấy, nhưng nếu bạn không trong tình yêu, thế thì làm tình với cô ấy là ngoại tình.

Mới hôm nọ ai đó đã hỏi câu hỏi: 'Jesus thường uống rượu. Thầy nói gì về điều đó?'

Tôi có thể cho phép Jesus uống rượu! Ông ấy có ý thức tới mức ông ấy thỉnh thoảng có thể uống rượu. Nhưng tôi không thể cho phép bạn được. Bạn đã vô ý thức thế, bạn đã nặng gánh thế; bây giờ, làm cho bạn vô ý thức hơn sẽ là lôi bạn xuống địa ngục.

Ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, đã từng tồn tại trường phái bí truyền hay về những người mật tông. Một trong những phương pháp rất bí mật của họ là ở chỗ bất kì khi nào thầy nghĩ rằng đệ tử sẵn sàng rồi, thầy cho phép đệ tử uống rượu cồn hay dùng ma tuý nào đó khác theo từng liều nhỏ, với lượng nhỏ, chậm chạp. Khi việc thiền của người đó sâu sắc hơn người đó được phép uống khối lượng lớn hơn. Điều kiện duy nhất cần phải hoàn thành là ở chỗ người đó phải vẫn có ý thức. Ngay cả dưới ảnh hưởng của ma tuý người đó vẫn phải vẫn có ý thức - đó là điều kiện duy nhất cần được hoàn thành. Đây là thực nghiệm hiếm hoi!

Và một khoảnh khắc tới khi thiền nhân thực có thể uống thật nhiều... người đó có thể uống rượu như uống nước và người đó sẽ vẫn còn định tâm như mọi khi, có ý thức như mọi khi. Đó là phép thử mấu chốt. Ngày đó thầy nói, 'Bây giờ không cần uống chút nào. Ông đã qua phép thử rồi.'

Phật đang nói về bạn. Ông ấy không trao những lời kinh này cho người mật tông, ông ấy đang nói với người thường. Do đó ông ấy nói: Nếu ông giết người, dối trá hay trộm cắp, ngoại tình hay say rượu, ông đào gốc rễ của riêng mình lên. Ông ấy không bảo bạn kìm nén. Ông ấy đơn giản nói, trở nên nhận biết hơn. Phật chưa bao giờ thiên về kìm nén. Kìm nén là nỗ lực vô ý thức; nó chưa bao giờ biến đổi bạn. Nó giữ bạn như cũ nhưng bị kìm nén.

'Tội nhân!' người truyền giáo kêu lên, với vẻ tố cáo, trong chiếc lều đầy những người tin tưởng thực. 'Các ông tất cả đều là tội nhân. Từng người trong các ông đều có cái gì đó trong lương tâm của mình, và một tội lỗi là xấu xa như các tội khác. Ăn cắp là xấu như dối trá. Chẳng phải thế sao, Anh William?'

Anh William gật gù đồng ý.

'Và ngoại tình cũng xấu như giết người. Chẳng phải thế sao, Chị Rose?'

'Không thể nói điều đó đúng được, thưa thầy,' Chị Rose đáp. 'Tôi chưa bao giờ giết ai cả.'

Maureen Trẻ quì trong phòng thú tội và thì thào vào linh mục, 'A, thưa Cha, con đã phạm tội nặng. Đêm thứ hai con đã ngủ với Seamus. Đêm thứ ba con đã ngủ với Timothy. Đêm thứ tư con đã ngủ với Dennis. A, thưa Cha, con phải làm gì?'

'Con ta,' linh mục đáp, 'về nhà và vắt cả quả chanh và uống ngay.'

'A, thưa Cha, điều đó sẽ làm sạch tội lỗi của con chứ?' cô ấy hỏi.

'Không, con ơi, nhưng điều đó sẽ gỡ nụ cười ra khỏi khuôn mặt con.'

Kìm nén sẽ chỉ làm được điều đó: nó sẽ gỡ nụ cười ra khỏi khuôn mặt bạn; bằng không, mọi thứ sẽ vẫn còn như cũ.

Phật không ủng hộ kìm nén. Ông ấy nói: Trở nên có ý thức nhiều hơn về dối trá của ông, về tính huỷ hoại của ông, về việc ăn cắp của ông, về việc ngoại tình của ông, về việc trở nên thường xuyên vô ý thức của ông và tìm ra cách thức mới để trở nên vô ý thức. Thận trọng, bởi vì ông đang đào gốc rễ riêng của mình.

Và nếu ông không thể làm chủ bản thân mình,

Điều hại ông gây quay lại chống ông nặng hơn.

Đây là những cách thức phá huỷ khả năng của việc trở thành người chủ riêng của bản thể của bạn. Và người không phải là người chủ của bản thân mình - bất kì cái gì người đó làm cho người khác đều có tính huỷ hoại, và chung cuộc tất cả những việc huỷ hoại đó đều bật lại bản thân người đó. Làm hại người khác, người đó đang làm hại bản thân mình, bởi vì người đó đang gieo hạt mầm mà người đó sẽ phải gặt lấy.

Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng hay khi ông hài lòng,

nhưng nếu ông chăm lo người khác cho bao nhiêu hay người đó chiếm bao nhiêu,

ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận.

Chia sẻ bất kì cái gì bạn có đi, nhưng chia sẻ vì vui vẻ vô cùng của việc chia sẻ, đừng nghĩ về người khác. Mọi người, ngay cả trong việc có tính tôn giáo, ngay cả trong việc thực hành tâm linh, bao giờ cũng so sánh và cạnh tranh với người khác. Ai đó nhịn ăn một ngày và bạn nhịn hai ngày, chỉ để chứng tỏ cho người đó rằng bạn cao hơn, thánh thiện hơn.

Trong một thị trấn nhỏ họ vừa dựng lên một nhà thờ mới xinh xắn. Mọi điều được cần tới là bộ chuông. Thế là Cha McLain đi quanh để thu tiền cúng dường làm chuông.

Deegan, thợ rèn, cúng dường năm mươi đô la; Dugan, nhà thầu, ngẫu nhiên qua cúng dường bẩy mươi nhăm đô la; Donnelly, người làm dịch vụ lễ tang, cho tờ séc một trăm đô la.

Khi linh mục đi tới quán Bar and Grill của Brennan, người chủ quán không thích ý niệm về đóng góp hai trăm đô la.

'Nhưng ông Brennan này,' linh mục nói, 'nghĩ mà xem - Deegan, Dugan và Donelly đã vui mừng đóng góp cho chiếc chuông, và ông nên được đại diện bằng một thứ cúng dường chứ.'

'Thôi được, thưa Cha, đó là nhiều tiền dễ sợ.' 'Nhưng nghĩ xem ông sẽ tự hào thế nào, có tên cùng với Deegan, Dugan và Donelly, khi chiếc chuông kêu vang.'

Ông chủ quán rượu cuối cùng cũng đồng ý và khi chiếc chuông được lắp lên, đức cha gặp Brennan trên phố. Ông ta nói, 'Brennan, ông đã nghe thấy tiếng chuông chưa?'

'Tôi nghe thấy chúng rồi.'

'Có chuyện gì vậy? Ông không thích chúng à?' 'Thế này, tôi nghe chúng vang vọng Deegan, Dugan, Donelly; Deegan, Dugan, Donelly... nhưng cái đồ chết tiệt đó, tôi chẳng bao giờ nghe thấy âm thanh gì như Brennan cả!'

Mọi người ngu xuẩn tới mức khi họ cố gắng có tính tâm linh họ liên tục giữ cách thức cũ của mình về cạnh tranh, về ghen tị, về đố kị.

Phật nói: Ông có thể cho với tinh thần ánh sáng hay khi ông hài lòng, nhưng nếu ông chỉ nhìn người khác cho bao nhiêu hay người đó chiếm bao nhiêu, ông gây rắc rối cho yên tĩnh của mình vô tận. Đừng bao giờ nghĩ về người khác trong thế giới của trưởng thành tâm linh - nghĩ về bản thân bạn đi. Hoàn toàn ích kỉ theo cách đó. Đừng so sánh, bằng không bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng đạt tới tĩnh lặng và im lặng; bạn sẽ liên tục bị rối loạn.

Những gốc rễ ghen tị này!

Phật nói: Phá huỷ chúng

và tận hưởng yên tĩnh kéo dài.

Nếu bạn có thể phá huỷ ghen tị, đố kị, cạnh tranh, bạn đi vào trong thế giới của yên tĩnh kéo dài.

Không có lửa nào như đam mê,

Không có xiềng xích nào như ghét.

Ảo tưởng là lưới,

ham muốn là sông cuốn đi.

Cẩn thận với thèm khát, dâm dục vô ý thức. Khi dục trở thành có ý thức nó có hương vị hoàn toàn khác. Nó trở thành Mật tông, nó không còn là dục nữa. Khi dục trở thành có ý thức nó là tình yêu, nó không còn là thèm khát. Tình yêu đem tới tự do, và thèm khát đơn giản tạo ra nhà tù cho bạn.

Không có lửa nào như đam mê, Không có xiềng xích nào như ghét. Ảo tưởng là lưới, ham muốn là sông cuốn đi. Thận trọng với ham muốn, bởi vì nó sẽ nhấn chìm bạn. Nó đã nhấn chìm nhiều, nhiều người thế, và nó đã nhấn chìm bạn nhiều, nhiều lần rồi trong quá khứ. Lần này tỉnh táo đi. Đừng cho phép ham muốn nhấn chìm bạn và đừng cho phép phí hoài năng lượng không cần thiết. Bởi vì đây là quan sát của tôi: rằng bạn càng yếu về tâm linh, ham muốn sẽ càng mạnh hơn trong bạn. Bạn càng mạnh về tâm linh, bạn càng có nhiều năng lượng về tâm linh, ham muốn càng ít có sức mạnh lôi kéo bạn, nhấn chìm bạn. Và các ảo tưởng cùng ảo tưởng... đó tất cả đều là ham muốn. Đó là điều tâm trí bạn là gì. Nó chưa bao giờ được thoả mãn; nó chỉ cứ tạo ra những cái lưới ngày một mới hơn để bạn bị bắt vào trong đó. Nó cứ trì hoàn khoảnh khắc trở nên tự do của bạn - nó cứ quyến rũ bạn về ngày mai.

Ước mơ lớn nhất của Becky là làm tình với Mick Jagger. Sau khi dành một đêm với một người đàn ông, cô bạn Jane tốt nhất của cô ta hỏi cô ta về kinh nghiệm này, và lời đáp bao giờ cũng như nhau: 'Tốt thôi, nhưng đấy không phải là Mick Jagger.'

Cuối cùng thì giấc mơ của Becky cũng thành sự thực và cô ấy có cơ hội ngủ cùng Mick Jagger.

Ngày hôm sau cô bạn của cô ấy Jane náo nức nghe lại báo cáo, nhưg khi cô ấy hỏi Becky câu chuyện thế nào, Becky đáp, 'Tốt thôi, nhưng đấy không phải là Mick Jagger.'

Chẳng cái gì đã từng thoả mãn bạn. Ngay cả Mick Jagger cũng sẽ không là Mick Jagger! Đó là ảo tưởng của bạn mà bạn phóng chiếu lên Mick Jagger thôi.

Mick Jagger thực cũng bình thường như bất kì Harry, Tom, Dick... hay nó là Tom, Dick, Harry? Tôi bao giờ cũng bị lẫn lộn giữa ba người này!

Thấy lỗi của anh em ông sao dễ thế,

Đối diện với lỗi của riêng ông sao khó thế.

Ông sàng lỗi của người đó trong gió như trấu,

Nhưng lỗi của ông thì ông giấu đi,

giống như kẻ lừa che giấu cú ném không may.

Nhấn vào lỗi lầm của người anh em của ông làm tăng gấp bội lỗi riêng của ông.

Ông ở xa chỗ cuối cuộc hành trình của mình.

Bởi vì lí do - lí do căn bản - của việc nhấn vào lỗi của anh em của bạn là để làm cho lỗi của riêng bạn có vẻ nhỏ hơn. Bạn khuếch đại lỗi của người khác để cho bạn có thể nói, 'Mình tốt hơn họ nhiều,' để cho bạn có thể cảm thấy, 'Chẳng có gì nhiều để mà phải thay đổi trong mình. Nhìn mọi người ấy, họ xấu làm sao!'

Khi mọi người xấu thế, bạn bắt đầu cảm thấy đẹp. Khi mọi người là duy vật thế, bạn bắt đầu cảm thấy tính tâm linh. Đó là thủ đoạn, là chiến lược, để che giấu bản thân bạn khỏi con mắt của riêng bạn. Và nhớ, trong khi bạn đang che giấu lỗi của mình, chúng đang phát triển bên trong bạn như khối ung thư.

Làm điều đối lập. Đừng bận tâm về lỗi của người khác, điều đó không phải là việc của bạn chút nào. Nhìn vào lỗi riêng của bạn, theo dõi chúng, quan sát chúng - bởi vì việc quan sát chúng sẽ là khả năng để thoát khỏi chúng. Thực ra, việc quan sát càng sâu hơn, càng có nhiều khả năng để các lỗi đó biến mất khỏi bạn theo cách riêng của chúng, cũng như giọt sương mai biến mất trong ánh mặt trời sáng sớm.

Con đường không có trên trời.

Con đường có trong tim.

Đừng nhìn lên trên! Khi bạn cầu nguyện bạn nhìn lên trên, cứ dường như Thượng đế có đó. Phật nói: Nhìn vào trong, bởi vì Thượng đế có ở đó.

Nhìn cách ông yêu

bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.

Một chỉ dẫn rất quan trọng cho người tìm kiếm: Thấy cách bạn yêu mến xiềng xích riêng của mình, thấy cách bạn yêu mến lỗi riêng của mình. Thấy cách bạn bảo vệ và gìn giữ khổ riêng của mình. Nhìn cách ông yêu, bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.

Ghen tị... Bạn nói, 'Làm sao tôi có thể sống mà không ghen tị được?'

Mới hôm nọ, ai đó đã hỏi, 'Thầy dạy chúng tôi không ghen tị, nhưng thế không có cạnh tranh cuộc sống sẽ là gì? Không cạnh tranh sẽ không có tiến bộ!' Bây giờ người đó đang cố gắng che giấu tính cạnh tranh và tính ghen tị của mình đằng sau từ lớn lao 'tiến bộ'. Và không chỉ bạn ghen tị đâu, ngay cả con vật cũng ghen tị. Thực ra, ghen tị là ham muốn rất có tính con vật.

Mùa động dục đã bắt đầu và bác sĩ thú y đến nông trại để làm thụ tinh nhân tạo cho bò cái. Vào lúc ông ấy làm tới con bò cuối cùng ông ấy không còn tinh trùng nữa cho nên ông ấy bắt đầu đóng gói trang thiết bị của mình.

Con bò chậm rãi quay đầu về phía ông ấy và với đôi mắt to, buồn rầu, nói, 'Thậm chí không hôn sao, bác sĩ?'

Quan sát bản thân bạn!

Nhìn cách ông yêu, bất kì cái gì giữ ông khỏi cuộc hành trình.

Nhưng Như lai,

'Những người đã vượt ra bên ngoài,'

đã chinh phục thế giới. Họ là tự do.

Chư phật, các Như Lai, những người đã vượt ra ngoài thế giới – lắng nghe điều họ nói. Họ nói: Tiến bộ thực là trong vô tham vọng. Trưởng thành thực là trong việc hiện hữu không đố kị. Khoảnh khắc ghen tị của bạn biến mất toàn bộ, bạn đã về nhà.

Đạo không có trên trời. Đạo có trong tim. Nhìn vào trong đi. Quan sát bao nhiêu ghen tị, bao nhiêu giận dữ, bao nhiêu ham muốn thèm khát đang sôi lên ở đó. Quan sát chúng!

Và đây là đóng góp lớn lao của Phật - rằng ông ấy đã nói, và đã chứng minh bên ngoài hoài nghi bởi vì nó đã có tác dụng cho hàng nghìn người - rằng một quan sát sâu sắc về bất kì cái gì sai trong bạn cũng là đủ; bạn không cần làm gì khác. Chỉ nhận biết về nó và nó biến mất. Nó biến mất ngay khi bạn mang ánh sáng vào trong phòng và bóng tối biến mất.

Mọi thứ đều nảy sinh và mất đi.

Nhưng người đã thức tỉnh, là thức tỉnh mãi mãi.

Trở nên nhận biết, thức tỉnh. Thế thì bạn sẽ thấy rằng mọi thứ tới rồi đi, mọi thứ tới và qua. Cuộc sống là luồng chảy. Tâm thức bạn là điều duy nhất bất động, đó là vĩnh hằng. Đạt tới nó là tự do. Đạt tới nó là mục đích của cuộc sống. Nếu bạn bỏ lỡ nó bạn đã bỏ lỡ cuộc sống của mình và bạn đã bỏ lỡ món quà vĩ đại vô cùng, cơ hội lớn lao.

Đủ cho hôm nay.

Mục lục chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho