22. Buổi học đầu tiên
Và tôi đã gặp chuyện gì khi lần đầu tiên đến học tại trường ? Thứ đầu tiên, là cuộc "đụng độ" với ông thầy lớp một của tôi. Tôi đã thấy những người đẹp và những người xấu, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một ai xấu như ổng! Ổng là thầy, và ổng sắp dạy tôi. Tôi không thể thậm chí nhìn vào người đàn ông đó. Thượng đế chắc hẳn đã sáng tạo ra khuôn mặt ông ấy trong một tình thế rất "vội vàng". Có lẽ cái bàng quang của Ngài đang đầy ắp, và chỉ để hoàn tất công việc cho nhanh mà Ngài tạo ra người đàn ông này, để còn lao vội vào toilet. Ngài đã sáng tạo ra một con người quái dị làm sao! Ông ta chỉ có một mắt, và một cái mũi khoẵm. Một con mắt đó là đủ, nhưng cái mũi khoẵm đã thực sự làm tăng thêm vẻ xấu xí cho khuôn mặt ông. Và ông ta rất to con, như người khổng lổ! Chắc hẳn ông phải nặng tới 400 pound, không kém. Ông là người "thầy" đầu tiên của tôi - tôi muốn nói là "giáo viên", bởi vì tại Ấn, những giáo viên được gọi là "thầy". Ngay cả bây giờ, nếu tôi thấy người đàn ông đó, chắc chắn tôi bắt đẩu run rẩy. Ông không phải là một con người chút nào,- ông giống như một lão phù thủy già.
Người giáo viên đầu tiên đó - tôi không biết tên thực của ông, và không ai trong trường biết, nhất là lũ trẻ; chúng chỉ đơn giản gọi ông là Thầy Kantar. Kantar có nghĩa là 'một mắt'; chừng đó là đủ cho lũ trẻ, và nó cũng là một sự kết án đối với ông ta. Trong tiếng Hindi, kantar không chỉ có nghĩa là 'một mắt', nó còn được dùng như là một lời nguyền rủa. Nó không thể được dịch trong cách đó, bởi vì một vài sắc thái tinh tế bị mất trong khi dịch. Cho nên, tất cả chúng tôi gọi ông là Thầy Chột, trước sự hiện diện của ông, và khi ông không có mặt ở đó, chúng tôi chỉ đơn thuần gọi ông là Kantar - cái gã Chột.
Ông không chỉ xấu xí, mọi cái mà ông làm đều xấu xa và tôi thì ghét những thứ xấu xa cho nên dĩ nhiên, vào chính ngày học đầu tiên của tôi, một cái gì đó bắt buộc phải xảy ra. Ông thường phạt lũ trẻ một cách tàn nhẫn. Tôi chưa bao giờ thấy hoặc nghe về ai khác đã làm những điều như thế với trẻ con.
Lúc ấy ông đang dạy số học. Tôi đã biết một ít bởi vì ông ngoại đã từng lén dạy tôi một chút ít khi còn sống. Do vậy, khi ông ấy đang nói, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ: những cây pipal đẹp đang lấp lánh trong ánh nắng. Không có cây nào khác chiếu sáng quá đẹp như thế dưới mặt trời, bởi vì mỗi cái lá nhảy múa một cách riêng rẽ, và toàn bộ cái cây trở nên gần như một dàn đồng ca: hằng nghìn vũ công và ca nhân chói sáng cùng nhau; nhưng đồng thời cũng độc lập nhau. Tôi nhìn cái cây với những chiếc lá của nó đang nhảy múa trong gió nhẹ, mặt trời đang chiếu sáng trên mỗi ngọn lá, hằng trăm con vẹt đang nhảy từ cành nọ sang cành kia, hân hoan thích thú, không vì lý do nào cả. Hay có lẽ chúng đang nhảy múa vui sướng bởi vì hạnh phúc thay, chúng không phải đi học!
Khi tôi đang nhìn ra ngoài cửa sổ thì thầy Chột lần tới và nhảy bó lên tôi.
Ông cất cao giọng: "Tốt hơn hết là ta nên chỉnh đốn mọi sự ngay từ lúc ban đầu?
Tôi nói: "Em hoàn toàn đồng ý. Em cũng muốn chỉnh đốn mọi thứ, ngay từ ban đầu?
Ông nói: "Tại sao mày nhìn ra cửa sổ khi tao đang giảng số học?”
Tôi nói: "Số học phải được nghe, chứ không phải để thấy. Em không cần phải thấy bộ mặt xinh đẹp của thầy. Em đang phải nhìn ra cửa sổ, để tránh điều đó. Chừng nào có liên quan đến số học, thầy có thể hỏi em; em nghe nó, và em biết nó?
Ông ta hỏi tôi vài câu về những gì ông đã giảng và đó là khởi đầu của một rắc rối rất lâu dài - không phải cho tôi, mà là cho ông. Cái rắc rối, là tôi trả lời đúng. Ông không thể tin điều đó, và nói: "Dù mày đúng hay sai, tao sẽ vẫn phạt mày, bởi vì nhìn ra cửa sổ khi thầy đang giảng bài, là sai trái ?"
Tôi được gọi ra đằng trước mặt ông. Từ bàn giáo viên, ông lấy ra một hộp bút chì. Tôi đã nghe nói về những cây bút chì nổi tiếng này. Ông thường đặt một trong những cây bút chì này giữa mỗi trong số những ngón tay của bạn, rồi xiết chặt hai bàn tay bạn, và hỏi: "Có muốn thêm một chút nữa không? Có cần thêm không ?" - với những đứa trẻ bé nhỏ!
Tôi nhìn những cây bút chì và nói: "Em đã nghe nói về những cây bút chì này, nhưng trước khi thầy đặt chúng giữa những ngón tay em, hãy nhớ rằng nó sẽ bắt thầy trả một giá rất đắt, thậm chí có khi là chỗ làm của thầy.”
Ông cười lớn. Tôi có thể nói với bạn rằng, nó giống như một con quái vật trong một cơn ác mộng đang cười vào bạn. Ông nói: "Ai có thể ngăn cản tao ?”
Tôi nói: "Đó không phải là điều quan trọng. Em muốn hỏi: nhìn ra ngoài cửa sổ có phạm nội qui không khi số học đang được giảng? Và nếu em có thể trả lời những câu hỏi về những gì đang được dạy, và em sẵn sàng lặp lại từng từ một, thì nhìn ra cửa sổ là có gì sai? Và nếu không được nhìn thì tại sao người ta lại tạo ra cửa sổ trong phòng học? Vì mục đích gì? Bởi vì suốt ngày luôn có một ai đó đang dạy một cái gì đó nghĩa là không ai được nhìn ra và cửa sổ thì không cần đến vào ban đêm, khi mà không có ai nhìn ra khỏi nó. Vậy cửa sổ được tạo ra để làm gì? Thầy hãy trả lời em.”
Ông ta nói: “Mày là một đứa gây rối.”
Tôi nói: "Đúng, chính xác như thế và em sắp đi gặp thầy hiệu trưởng để xem, liệu việc thầy làm có hợp lý không. Việc thầy phạt em khi em trả lời những câu hỏi của thầy một cách chính xác thì có hợp lý không?”
Ông ta trở nên "xuống nước" một chút. Tôi ngạc nhiên, bởi vì tôi đã nghe nói rằng, ông không phải là người mà có thể chịu khuất phục theo bất cứ cách nào.
Rồi tôi nói: "Và rồi em sẽ đi gặp ông chủ tịch hội đồng thành phố, là người điều hành ngôi trường này. Ngày mai, em sẽ đến với một cảnh sát trưởng, để cho ông ta có thể thấy tận mắt cái kiểu tra tấn của thầy đang diễn ra ở đây.”
Ông rùng mình. Những người khác không thấy được, nhưng tôi có thể thấy những điều như thế, những điều mà những người khác có thể bỏ sót. Tôi có thể không thấy những bức tường nhưng tôi không thể bỏ sót những cái bé nhỏ, gần như cực vi.
Tôi bảo ông: "Thầy đang run rẩy, mặc dù thầy sẽ không dám thừa nhận điều đó. Nhưng để rồi xem. Trước hết, hãy để cho em đi gặp thầy hiệu trưởng.”
Tôi đến văn phòng của thầy hiệu trưởng để trình bày và ông ấy nói: "Ta biết người đàn ông này tra tấn học sinh. Điều đó là trái pháp luật, nhưng ta không thể nói gì được, bởi vì ông ta là giáo viên già nhất trong thị trấn, và cha, ông của hầu hết mọi người đều đã một lần là học trò của ông ấy. Do vậy, không ai dám nhấc một ngón tay lên chống lại ông cả.”
Tôi nói: "Em không quan tâm. Cha em đã từng là học trò của ổng, ông của em cũng vậy. Em không quan tâm hoặc về cha em, hoặc về ông em; thật ra, em không thực sự thuộc về gia đình đó. Em sống xa cách họ từ lâu. Em là một người lạ mặt ở đây.”
Ồng hiệu trưởng nói: "Ta có thể thấy ngay rằng trò hẳn là một người lạ ở đây, nhưng cậu trai ạ, đừng nên dây vào sự rắc rối không cần thiết. Ông ta sẽ tra tấn trò."
Tôi nói: "Điều đó không dễ đâu. Hãy để cho việc này là khởi đầu của cuộc đấu tranh của em chống lại mọi sự tra tấn. Em sẽ chiến đấu."
Và, với nắm tay - dĩ nhiên, chỉ là nấm đấm của một đứa trẻ nhỏ - tôi đấm lên bàn và tôi nói với ông thầy hiệu trưởng: "Em không quan tâm về giáo dục hay bất cứ cái gì, nhưng em phải quan tâm về sự tự do của em. Không ai có thể sách nhiễu em một cách không cần thiết. Thầy phải cho em xem bộ luật giáo dục. Em không biết đọc nên thầy sẽ phải đọc và chỉ cho em xem là nhìn ra cửa sổ có trái luật không, trong khi em có thể trả lời đúng mọi câu hỏi ?”
Ông nói: “Nếu trò trả lời đúng những câu hỏi, thì việc nhìn ra chỗ nào cũng không thành vấn đề.”
Tôi nói: "Thầy hãy đi với em".
Ông hiệu trưởng đi cùng tôi đến lớp với bộ luật giáo dục, một cuốn sách cổ xưa mà ông luôn mang theo. Tôi không nghĩ rằng có ai đã từng đọc nó.
Ông hiệu trưởng nói với Thầy Chột: "Tốt hơn là đừng sách nhiễu cậu bé này, bởi vì có vẻ như nó có thể dội ngược lại ông. Cậu ta sẽ không bỏ cuộc dễ dàng.”
Nhưng Thầy Chột không phải là kiểu người dễ phục thiện. Khi sợ hãi - ông ta thậm chí trở nên càng gây hấn và bạo động hơn.
Ông nói: "Tôi sẽ cho thằng bé này sáng mắt ra... Thầy không cần lo lắng. Và ai quan tâm về cái bộ luật đó? Tôi đã là một giáo viên ở đây suốt đời tôi và phải chăng thẳng bé này muốn dạy tôi về bộ luật giáo dục ?”
Tôi nói: "Ngày mai, hoặc là em sẽ ở trong tòa nhà này hoặc là thầy, nhưng cả hai chúng ta không thể cùng nhau tồn tại ở đây. Hãy chỉ đơn giản đợi tới ngày mai.”
Nói rồi tôi lao vội về nhà kể lại sự việc với cha tôi. Ông nói: "Ta đang lo lắng, liệu ta có đưa con vào trường chỉ để con mang rắc rối đến không chỉ cho người khác, cho chính con, mà thậm chí chính ta cũng sẽ bị lôi kéo vào những rắc rối đó?”
Tôi nói: "Không, con chỉ đơn giản tường thuật sự việc, để sau này cha sẽ không nói rằng cha không hề hay biết."
Tôi đi gặp ông cảnh sát trưởng, ông là một người đáng yêu; tôi đã không mong đợi rằng một cảnh sát lại có thế dễ mến như vậy. Ông nói: "Bác đã nghe nói về người đàn ông này. Thật ra, chính con trai bác cũng đã bị ông ta tra tấn. Nhưng không ai phàn nàn. Tra tấn là trái phép, nhưng nếu không có người khiếu nại thì sẽ không làm được gì cả, và chính bác cũng không dám khiếu nại bởi vì biết chắc rằng ông ta sẽ đánh trượt con bác. Do vậy, tốt hơn là cứ đế cho ông ta tiếp tục tra tấn. Chỉ vài tháng nữa thôi, rồi cháu có thể chuyển sang một lớp khác."
Tôi nói: "Cháu ở đây là để khiếu nại, và cháu không quan tâm đến việc chuyển sang lớp khác chút nào. Cháu sẵn sàng lưu lại trong lớp này suốt đời mình.”
Ông nhìn tôi, vỗ nhẹ lên lưng tôi và nói: "Bác đánh giá cao cái mà cháu đang làm. Ngày mai bác sẽ đến.”
Rồi tôi lao đi gặp ông chủ tịch hội đồng thành phố, ông ta tự chứng tỏ mình chỉ là một đống phân bò. Ông nói với tôi: "Ta biết nhưng không thể làm gì được về chuyện đó. Cháu sẽ phải sống với nó, hoặc là phải học cách chịu đựng nó".
Tôi nói với ông, và tôi nhớ những lời của tôi một cách chính xác: "Cháu sẽ không tha thứ cho bất cứ cái gì mà lương tâm cháu tháy là sai trái."
Ông nói: "Nếu sự việc đúng như thế, thì ta không thể đảm trách việc này. Hãy đi gặp ông phó chủ tịch, có lẽ ông ta sẽ trợ giúp hiệu quả hơn?
Và tôi phải cám ơn cái đống phân này vé điều đó, bởi vì ông phó chủ tịch của làng đó: Shambhu Dube - tỏ ra là người duy nhất có bản lãnh trong toàn làng, trong kinh nghiệm của tôi. Khi tôi gõ cửa - tôi chỉ mới tám, chín tuổi, và ông là phó chủ tịch - ông nói to: "Vâng, mời vào." Ông đang chờ đợi gặp một quý ông nào đó, và ngay khi thấy tôi, ông có vẻ hơi bối rối.
Tôi nói: "Cháu tiếc rằng cháu không lớn tuổi hơn một chút - xin thứ lỗi cho cháu. Vả lại cháu không được học hành chút nào, nhưng cháu phải khiếu nại về người này: Thầy Chột ?
Ngay khi ông nghe câu chuyện của tôi, rằng người đàn ông này tra tấn trẻ nhỏ lớp một bằng cách đặt những cây bút chì giữa những ngón tay rồi kẹp chặt lại và rằng ông ta có những cái ghim mà ông ta kẹp vào dưới những móng tay của lũ học trò - ông không thể tin được.
Ông nói: “Ta đã nghe những lời đồn đại, nhưng tại sao không có ai khiếu nại ?”
Tôi nói: "Người ta sợ rằng con cái họ sẽ bị tra tấn thêm nữa."
Ông nói: "Cháu không sợ sao ?"
Tôi nói: "Không, bởi vì cháu sẵn sàng bị đánh trượt. Đó là tất cả những gì mà ông ta có thể làm." Tôi nói rằng, tôi sẵn sàng chấp nhận bị trượt, và tôi không tha thiết sự thành công, nhưng tôi sẽ chiến đấu cho đến tận cùng: "Hoặc là người đàn ông này hoặc là cháu, cả hai không thể ở đó trong cùng một ngôi trường.”
Shambhu gọi tôi đến sát bên ông và nắm lấy tay tôi rồi ông nói: "Ta luôn luôn yêu mến những con người nổi loạn, nhưng ta không bao giờ nghĩ rằng một đứa trẻ ở tuổi cháu lại có thể là một kẻ nói loạn. Ta chúc mừng cháu.”
Vị chủ tịch thành phố ấy nói với một đứa trẻ là tôi với đầy sự tôn trọng: "Đừng lo lắng, cái gã đó sẽ bị trừng phạt. Thật ra, thời gian làm việc của ông ta đã hết. Ông ta đã làm đơn xin gia hạn, nhưng chúng ta sẽ không duyệt cho ông ta nữa. Từ ngày mai, cháu sẽ không còn thấy ông ta trong cái trường đó nữa?
Tôi nói: "Đây có phải là một lời hứa không ?”
Chúng tôi nhìn vào mắt nhau. Ông cười thành tiếng và nói: "Ừ, đây là một lời hứa.”
Ngày kế đó, Thầy Chột biến đi. Sau đó, ông ta không dám nhìn mặt tôi. Tôi cố liên hệ với ông, gõ cửa nhà ông nhiều lần, chỉ để nói lời tạm biệt, nhưng mà ông ta thực sự là một kẻ hèn nhát, một con cừu dưới lốt hổ.
Và ngày đầu tiên đó tại trường hóa ra là khởi đầu của nhiều, nhiều chuyện khác.
Thầy Chột bị cho nghỉ dạy, chuyện này tạo ra một lễ hội lớn trong ngôi làng. Ông ấy từng là “kẻ đáng sợ nhất” vậy mà giờ đây tôi đã đá ổng ra khỏi trường chỉ trong một ngày duy nhất. Người ta bắt đầu chú ý đến tôi. Tôi nói: “Chuyện vô lý gì đây? Tôi không làm gì cả, tôi chỉ đơn giản mang thầy ấy và hành động sai ấy ra ánh sáng thôi.”
Ngày tiếp theo tôi đi học - thật ra là ngày đầu tiên tôi “tự giác” đi học - vì thầy Chột đã bị cho nghỉ và tất cả mọi người đều vui sướng thế. Gần như mọi người đều nhảy múa. Tôi không thể tin được vào cảnh ấy, nhưng họ bảo tôi: “Bạn không biết Thầy Chột là nỗi sợ lớn đến thế nào cho mọi người sao. Nếu ông ấy chết, tôi thậm chí phát kẹo cho cả làng và đốt nến ăn mừng khắp nhà nữa. Và cậu như đã giải phóng tất cả chúng tôi khỏi nỗi sợ ấy.”
Tôi bắt đầu nhận thức được - lần đầu tiên - rằng sự tranh đấu của tôi có ích, tôi cảm thấy rằng dường như mình làm đã làm điều gì đó rất là hay cho mọi người. Nhưng cảm giác đó chỉ thoáng qua, tôi biết họ nhảy múa không phải cho tôi, nhưng cho chính họ vì đã được giải phóng. Ngày trước đó tất cả đều lo sợ, không một ai thậm chí nói “Xin chào” khi tôi quay trở lại lớp nhưng giờ thi mọi người còn ra tới tận cổng để đón tôi. Tôi gần như trở thành người hùng của họ trong ngày thứ hai đi học. Nhưng tôi phải bảo họ: “Xin hãy giải tán. Nếu các bạn muốn ăn mừng, hãy đến trước nhà thầy Chột mà ăn mừng. Hãy nhảy múa trước cửa nhà ông ấy. Hoặc đến chỗ ngài Shambhu Babu, người đã làm nên toàn bộ chuyện này. Tôi không là ai cả. Tôi đã không chống lại thầy ấy vì những chuyện này nhưng vì nhiều nguyên nhân khác. Xin hãy quên toàn bộ chuyện này đi.”
Nhưng chuyện ấy chẳng bao giờ được quên trong toàn bộ lịch sử ngôi trường. Tôi đã không được xem như mọi đứa trẻ khác. Tất nhiên, tôi không quan tâm về ngôi trường chút nào. 90% thời gian tôi không có mặt trong lớp học. Tôi chỉ xuất hiện trong lớp vài lần vì những lý do riêng nhưng không phải để học.
Kể từ ấy tôi và Shambhu Badu trở thành "bạn" của nhau, và tình bạn này kéo dài cho đến khi ông mất. Ngôi làng đó có dân số hai mươi ngàn người, nhưng tại Ấn, nó vẫn là một làng. Tại Ấn, trừ khi một thị trấn có một trăm ngàn người, nó không được xem là một thị trấn. Khi có trên một triệu rưỡi người, thì nó là một thành phố. Trong suốt đời tôi, tôi không bao giờ gặp được một ai khác trong làng đó có cùng tầm cỡ, phẩm chất, hay tài năng như Shambhu Dube. Nếu bạn hỏi tôi, thì tôi sẽ nói rằng, trong toàn bộ Ấn Độ, tôi chưa bao giờ tìm thấy một Shambhu Dube thứ hai, thoạt nghe thì có vẻ như là một sự phóng đại, nhưng thật đúng như vậy. Thật hiếm có một người như ông ấy.
Nhiều năm sau đó khi tôi đang du hành khắp Ấn Độ, ông thường đợi hàng tháng để chờ tôi đến thẳm ngôi làng đó chỉ trong một ngày. Ông là người duy nhất mà đã từng đến chỉ để nhìn tôi khi xe lửa tôi chạy ngang qua làng. Dĩ nhiên không bao gồm cha mẹ tôi, họ có bổn phận đến; nhưng Shambhu Dube không phải là bà con thân thích của tôi; ông chỉ đơn giản yêu mến tôi. Và tình yêu này khởi đầu ở buổi tao ngộ đó, vào ngày đó, khi tôi đến để phản đối Thầy Chột.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét