51. Bí mật là không sợ hãi
Những bạn học của tôi rất bối rối vì tôi quấy rầy những giáo viên quá nhiều, tôi quấy rầy cả hiệu trưởng nữa và họ vẫn không thể làm gì để chống lại tôi cả. Họ thường làm gì đó sai và đó là lúc tôi chộp lấy họ, ném họ vào rắc rối. Các bạn tôi bắt đầu hỏi: “Bí mật của bạn là gì?”
Tôi nói: “Không có bí mật gì cả. Bạn phải nhận thức rất rõ ràng rằng bạn đúng và bạn có những lý do để hỗ trợ cho điều đó. Sau đó thì bất cứ ai chống lại bạn, dù cho là giáo viên hay hiệu trưởng, sẽ thấy.”
Một trong những giáo viên của tôi lao đến văn phòng hiệu trưởng với sự tức giận cực kì và muốn phạt tối 10 rupees vì cho rằng tôi vô lễ. Tôi đi ngay sau ông ấy và trong khi ông ấy đang viết vào cuốn sổ ghi hình phạt thì tôi đứng ngay bên cạnh. Ổng phạt tôi vì thái độ không tốt của tôi. Khi ổng vừa ghi xong và quay đi thì tôi, cũng dùng chính cây bút ấy, viết vào chính cuốn sổ ấy rằng tôi cũng phạt ông thầy này 20 rupees vì thái độ không tốt của ổng.
Ông nói: “Em đang làm gì thế? Đây là sổ ghi chép dành cho giáo viên phạt tiền học sinh mà.”
Tôi hỏi: “Đâu, điều đó viết ở đâu? Trong cuốn sổ này không hề ghi là nó chỉ dành riêng cho giáo viên phạt học sinh. Em nghĩ cuốn sổ này có ý nghĩa là để phạt tất cả mọi người khi có thái độ không tốt. Nếu thầy biết chỗ nào trong cuốn sổ này ghi rằng chỉ dành riêng cho giáo viên phạt học sinh, chỉ cho em biết, em cũng muốn thấy.”
Trong lúc ấy thì thầy hiệu trưởng bước vào. Ông ấy nói: “Chuyện gì đây?”
Thầy giáo nói: “Em ấy đang làm hỏng cuốn sổ phạt. Em ấy đòi phạt tôi 20 rupees cho thái độ không tốt.”
Hiệu trưởng nói: “Điều này không đúng”
Tôi nói: “Chỗ nào trong sổ này nói rằng không học sinh nào được phép phạt giáo viên, thậm chí là khi giáo viên có thái độ không tốt?”
Hiệu trưởng nói: “Đây là một câu hỏi khó. Chúng ta không có bất cứ giấy tờ nào ghi chép điều đó cả, đó chỉ là một quy ước rằng giáo viên là người ra hình phạt”
Tôi nói: “Nó cần phải được thay đổi. Hình phạt là điều rất tốt nhưng nó không nên chỉ một phía như thế. Em có thể trả 10 rupees tiền phạt nhưng chỉ khi thầy ấy cũng bị phạt 20 rupees.”
Và bởi vì hiệu trưởng không thể yêu cầu ông thầy trả tiền cho nên ông ấy cũng không thể yêu cầu tôi trả 10 rupees, và hình phạt vẫn còn đó. Một vài năm sau tôi thăm lại ngôi trường và thầy hiệu trưởng vẫn giữ nó, thầy ấy chỉ lại cho tôi rằng: “Hình phạt ấy vẫn còn đây.”
Tôi nói: “Hãy cứ để nó ở đó cho mọi học sinh khác được biết”
Vấn đề là bạn phải tìm ra cách. Bạn phải đặt câu hỏi rằng làm sao để sử dụng lòng can đảm của bạn, trí thông minh của bạn và cả sự mạo hiểm nữa. Có gì nguy hiểm chứ? Người ta có thể làm hại bạn bằng cách nào? Cùng lắm họ có thể cho tôi rớt bộ môn của họ nhưng điều đấy thậm chí còn đáng sợ hơn vì tôi sẽ ở đó thêm một năm nữa và họ thì không khoái điều đó chút nào. Họ muốn tôi biến đi càng nhanh càng tốt và tôi nắm được điểm yếu đó của họ. Cho nên thật là thuận tiện và tốt làm sao khi tôi không sợ họ chút nào. Giáo viên chỉ có mỗi một quyền lực là đánh rớt học sinh thôi - đấy là điều duy nhất họ có thể làm mà tôi thì không sợ, cho nên họ sợ.
Tôi nói rất rõ với các giáo viên: “Các thầy có thể đánh rớt em, không sao cả. Em có thể học lại vài ba năm, cũng không sao cả. Toàn thể cuộc đời này thật vô dụng, bằng cách nào đó thì em cũng sẽ qua đời thôi. So với việc qua đời thì việc qua lớp này hay không, đối với em chẳng quan trọng gì. Em có thể sống cả đời ở trường này cũng được nhưng em sẽ làm cho cuộc đời của các thầy như địa ngục bởi vì một khi em không còn sợ chuyện bị đánh rớt thế thì em có thể làm bất cứ chuyện gì.”
Vậy nên những giáo viên ghét tôi dần dà luôn cho tôi những điểm tốt hơn cả những gì tôi cần, chỉ để tôi chuyển qua lớp khác và không làm phiền họ nữa.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét