12. Tình trạng nô lệ của những đứa trẻ
Cha tôi nói: “Nếu con cứ như vậy, chúng ta sẽ ném con ra đường và không nuôi con nữa.”
Tôi nói: “Không cần phải ném, con có thể tự đi. Nếu như cha mẹ không nuôi con nữa, con có thể đi ăn xin. Cha có thể cấm con vào nhà nhưng cha không thể cấm con đi ăn xin được đâu vì ăn xin là quyền cơ bản của mỗi con người. Nhưng cha nên suy nghĩ kĩ về việc này, bởi vì một khi con đã đi, con sẽ không bao giờ trở lại. Cha có muốn như thế không?”
Cha mẹ luôn lo lắng bất cứ khi nào đứa trẻ biến mất khỏi tầm mắt hoặc ở một mình. Họ trở nên điên cuồng. Họ sợ, bởi vì nếu đứa trẻ một mình nó sẽ bắt đầu phát triển cá tính của nó. Nó phải luôn ở trong một giới hạn để cha mẹ có thể quan sát bởi vì sự quan sát đó mà cá tính của đứa trẻ không có cơ hội phát triển, sự quan sát của họ bao phủ lấy đứa trẻ, xiết chặt lấy cá tính của nó, bọc đứa trẻ trong thứ gọi là nhân cách.
Nhân cách không là gì khác nhưng là sự bao phủ, lớp vỏ bọc. Nó đến từ một từ rất đẹp, persona, persona nghĩa là một cái mặt nạ. Trong các vở kịch Hi Lạp cổ các diễn viên thường phải đeo mặt nạ. Sona nghĩa là âm thanh, per nghĩa là thông qua. Họ thường nói thông qua lớp mặt nạ, bạn sẽ không thể thấy gương mặt thật của họ, bạn chỉ có thể nghe giọng của họ mà thôi. Vì vậy mặt nạ được gọi là persona bởi vì âm thanh được nghe thông qua nó, từ nhân cách, tính cách - personality bắt nguồn từ đó.
Đứa trẻ cứ tiếp tục “bị” bảo vệ, bị canh chừng bởi cha mẹ. Bạn có thể thấy chính mình trong tình huống ấy: khi bạn ở trong nhà tắm một mình, bạn trở thành người khác hoàn toàn. Trong nhà tắm bạn có thể bỏ qua một bên cái mặt nạ của bạn, thậm chí những người trưởng thành, những người nghiêm túc nhất cũng bắt đầu hát, nhảy múa. Thậm chí người nghiêm túc cũng bắt đầu làm những gương mặt kì cục trước tắm gương khi họ một mình. Bạn được riêng tư, bạn nhận thức được rằng mình đã đóng cánh cửa - nhưng nếu như bạn đột nhiên nhận ra ai đó đang nhìn bạn thông quá cái lỗ khóa, một cách lập tức bạn thay đổi thái độ. Bạn sẽ lại trở thành người nghiêm túc, bài hát biến mất, điệu nhảy biến mất, những gương mặt ki cục trong gương biến mất, bạn bắt đầu trở lại với sự nghiêm túc mà mọi người kì vọng. Đây chính là nhân cách - bạn trở lại với gương mặt bị bao phủ - lớp mặt nạ.
Một đứa trẻ cần sự riêng tư to lớn, nhiều nhất có thể, thì nó mới có thể phát triển cá tính của nó mà không bị can thiệp. Nhưng chúng ta cứ mãi xâm phạm vào quyền riêng tư ấy của chúng. Cha mẹ luôn hỏi “Con đang làm gì vậy? Con đang nghĩ gì vậy?” - thậm chí cả việc nghĩ. Họ thậm chỉ muốn nhìn vào trong tận suy nghĩ của bạn.
Có một vài bộ lạc ở miền Viễn Đông nơi mà mỗi đứa trẻ phải kể lại giấc mơ của nó mỗi buổi sáng cho cha mẹ, bởi vì thậm chí trong giấc mơ nó cũng không thể được một mình. Nó có thể mơ một giấc-mơ-sai, nó có thể nghĩ về điều mà nó không nên nghĩ. Cha mẹ phải được báo cáo về mọi thứ, kể cả giấc mơ. Nghi thức mỗi sáng, thậm chí trước cả bữa sáng nó phải kể lại giấc mơ của mình, những gì nó thấy trong đêm, trong giấc ngủ.
Phân tâm học được phát triển khá trễ ở phương Tây nhưng ở phương Đông, trong những bộ lạc ở Viễn Đông, phân tâm học đã được thực hành bởi những người cha mẹ trong hàng ngàn năm rồi. Tất nhiên những đứa trẻ tội nghiệp ấy không biết gì về các biểu tượng cả vậy nên nó đơn giản thuật lại những giấc mơ một cách hồn nhiên. Nó không biết chúng có nghĩa gì, chỉ cha mẹ biết mà thôi. Nhưng điều này quả thật đi quá xa, nó xâm phạm đến tự do của đứa trẻ, nó là phi nhân tính, nó là sự xâm lược vào trong không gian hợp pháp của người khác.
Chỉ bởi vì đứa trẻ bị phụ thuộc vào bạn với đồ ăn uống, quần áo, nơi ở... nên bạn nghĩ bạn có quyền để xâm lấn quyền riêng tư của nó sao? Một đứa trẻ cần sự riêng tư, cha mẹ nên là những người ở đó để giúp đỡ nó, hỗ trợ nó, chứ không phải là quấy rầy nó. Nó nên được cho phép để làm mọi thứ hay không làm mọi thứ. Cha mẹ chỉ nên có trách nhiệm về việc nhận thức để nó không làm việc gì có hại cho nó hay cho những người khác - thế là đủ. Nhiều hơn thế sẽ là xấu xí.
Những đứa trẻ rất thích được ở một mình, vì điều ấy là cấn thiết cho sự trưởng thành của nó. Vâng, cha mẹ phải trở nên cảnh giác, thận trọng để không điều hại gì xảy ra cho đứa trẻ nhưng sự đây là một sự cảnh giác cần được hiểu rõ: cảnh giác nhưng vô-cảnh-giác, đừng tạo ra các khả năng để quấy rầy đứa trẻ. Nhưng hãy tạo cho chúng niêm khao khát mãnh liệt để tìm kiếm những gì là sự thật, đừng cho chúng những ý thức hệ mà bạn đã mặc định trong đầu bạn nhưng hãy cho chúng những ý tưởng về sự thật. Người ta không nên dạy cho bọn trẻ về sự thật, chỉ nên dạy cho chúng làm cách nào để tìm kiếm sự thật. Việc tìm hiểu, tìm kiếm nên được dạy, sự dò xét nên được dạy, việc khám phá nên được dạy. Đứa trẻ nên được giúp đỡ để chúng có thể hỏi những câu hỏi, và cha mẹ không nên trả lời những câu hỏi ấy trừ khi họ thật sự biết. Thậm chí nếu họ biết họ nên nói như cách Phật thường nói cho các đệ tử của ông ấy: “Đừng tin những gì ta nói. Đây là kinh nghiệm của ta, nhưng khoảnh khắc ta nói nó cho các ông, nó trở nên sai bởi vì các ông chưa trải qua nó. Hãy lắng nghe ta nhưng đừng tin. Hãy thực nghiệm, tìm hiểu, tìm kiếm, trừ khi các ông tự mình biết, kiến thức của các ông không nên truyền cho ai, nó là nguy hiểm. Kiến thức mà bị vay mượn là thứ rất gây cản trở.
Nhưng đó là những gì mà các cha mẹ vẫn cứ tiếp tục, làm, họ tiếp tục “cài đặt” cho bọn trẻ.
Bọn trẻ không nên được cài đặt gì cả, những chương trình ý thức hệ, chúng không cần những định hướng của bạn. Chúng cần được giúp đỡ để trở thành chính mình, chúng phải được hỗ trợ, cấp dưỡng, tăng cường. Một người cha thật sự, một người mẹ thật sự sẽ chúc lành cho đứa trẻ được trở thành chính nó. Đứa trẻ sẽ cảm thấy được giúp đỡ bởi điều đó đến nỗi nó trở nên bắt rễ sâu trong tính tự nhiên của nó; bắt rễ vào cái nền tảng của chính nó, trung tâm bản thể của nó và rói nó sẽ bắt đầu yêu mến chính mình hơn là cảm giác có lỗi, chính nhờ đó nó sẽ tôn trọng chính mình hơn.
Hãy nhớ, trừ khi một người yêu mến chính mình, anh ta không thể nào yêu mến bất cứ ai khác trên thế giới này được; trừ khi một người tôn trọng chính mình, anh ta không thể tôn trọng bất cứ ai khác được. Đó là lý do tại sao tất cả tình yêu của bạn là giả, không có thật và tất cả sự tôn trọng của bạn cũng là ngụy mạo, giả tạo. Bạn không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể tôn trọng người khác được? Trừ khi tình yêu cho chính bạn được sinh ra bên trong bản thể của bạn, nó sẽ không thể nào tỏa ra đến người khác. Đầu tiên bạn phải trở thành một đóm sáng bên trong chính mình, sau đó đốm sáng của bạn mới có thể tỏa ra, mới có thể vươn tới, chạm tới người khác.
Trẻ em rất thông minh; hoàn toàn thông minh, chúng chỉ cần một cơ hội để thể hiện sự thông minh ấy. Chúng cần cơ hội để được lớn lên, trong môi trường thích hợp. Mọi đứa trẻ được sinh ra với tiềm năng của sự giác ngộ, với tiềm năng để trở nên thức tỉnh, nhưng chúng ta đang phá hủy nó. Đây là tai họa lớn nhất trong toàn bộ lịch sử loài người. Không có sự nô lệ nào khác tồi tệ hơn sự nô lệ của một đứa trẻ. Cũng như không có sự nô lệ hóa nào lấy đi nhiều tinh chất của loài người nhiều như là sự nô lệ những đứa trẻ đang phải chịu đựng. Đây trở thành một nhiệm vụ quan trọng nhất của cả nhân loại rằng làm sao để thoát khỏi nó. Trừ khi chúng ta sắp xếp lại toàn bộ xã hội này theo cách khác hoàn toàn, trừ khi một sự thay đổi về tận căn nguyên gốc rễ được xảy ra và gia đình biến mất nhường chỗ cho những công xã, nếu không thì ý tưởng đó sẽ trở thành bất khả.
Một khi cái hình mẫu về gia đình biến mất đi và một xã hội đa chiều hướng được thiết lập, nhân loại có thể được tái sinh một lần nữa. Một loại con người mới đang được cần và những con người mới sẽ mang thiên đường trong quá khứ trở lại với thực tại này. Thiên đường chính là ở đây-bây giờ, nhưng chúng ta phải mang những đứa trẻ mới đến đây trước đã.
Nhận xét
Đăng nhận xét