21. Những nô lệ bé nhỏ.
Cha tôi luôn cho rằng tôi bị ông bà ngoại “làm hư” vì họ đã không dạy bất cứ gì cho tôi về kiến thức cũng như cách hành xử. Tôi nói với cha: “Cha có trách hay hối hận gì thì cũng đã muộn rói. Con đã bị hư một cách hoàn toàn rồi, cha không sửa chữa được nữa đâu. Nên xin hãy cứ để cho con hư theo cách của riêng mình, ít nhất con cũng cảm thấy hạnh phúc vì mình tự ra quyết định. Cha còn nhiều đứa con, hãy “dạy dỗ” chúng đi và đến cuối cùng, cha sẽ thấy, ai mới thật là bị làm hư.”
Bạn có nghĩ đứa trẻ có đủ quyền riêng tư và tự do như các bậc cha mẹ mong đợi cho chính họ không? Đó là một trong những vấn đề nền tảng mà nhân loại phải đối mặt ngày nay. Tương lai phụ thuộc vào cách chúng ta giải quyết vấn đề này. Nó chưa từng được bàn tới trong quá khứ cả. Mỗi khi con người đạt tới trình độ nhận thức mới thì những vấn đề cũng trưởng thành theo lên tầm mức mới. Bạn sẽ thấy con người càng trưởng thành thì lại càng phải đối mặt với nhiều vấn đề mới hơn.
Dần dần khi con người tiến triển cao hơn, họ sẽ nhận ra rất nhiều dạng thức của tình trạng nô lệ hóa. Chỉ mới gần đây ở phương Tây người ta đã đi tới khám phá ra rằng sự nô lệ hóa nén tảng nhất là những gì xảy ra khi chúng ta mới chỉ là một đứa trẻ. Điều này chưa bao giờ được nghĩ tới trước đây. Cũng chưa bao giờ được để cập trong bất cứ kinh điển nào của thế giới. Ai mà nghĩ ra được chuyện đó: Một đứa trẻ và một nô lệ sao? Một nô lệ cho cha mẹ của chính nó, những người yêu thương nó rất nhiều, người sẵn sàng hi sinh chính họ vì đứa trẻ? Thoạt nhiên ý tưởng này nghe có vẻ khôi hài nhưng không! Hiện nay tâm lý học đã nghiên cứu rất sâu vào trong tâm trí con người và nó đã khám phá ra một điều khá rõ ràng rằng đứa trẻ là người đã từng bị khai thác nhiều nhất. Không ai từng bị lợi dụng và khai thác nhiều như những đứa trẻ, tất nhiên chúng bị khai thác đàng sau vỏ bọc của tình yêu.
Tôi không nói rằng cha mẹ nhận thức được việc họ đang khai thác đứa trẻ. Họ không nhận thức được việc họ đang áp đặt tình trạng nô lệ lên những đứa trẻ, họ không nhận ra họ đang phá hủy đứa trẻ, họ đang làm cho nó trở nên ngu ngốc, kém thông minh. Toàn bộ nỗ lực của họ là áp đặt lên những đứa trẻ tư tưởng về đủ các loại ý thức hệ: Hindu, Hồi giáo, Tin Lành, Công giáo, Phật giáo... toàn bộ sự áp đặt này là rất vô nhân đạo. Họ không nhận thức được điều đó, nhưng việc họ có nhận thức được hay không chả khác biệt gì. Đứa trẻ vẫn cứ tiếp tục bị áp đặt bởi cha mẹ theo hàng ngàn cách khác nhau, tất nhiên những đứa trẻ hoàn toàn bất lực trước những áp đặt đó bởi vì chúng lệ thuộc vào cha mẹ. Chúng không thể nổi loạn, không thể trốn thoát, không thể bảo vệ chính mình. Chúng hoàn toàn mong manh và ngây thơ - chính vì vậy mà chúng rất dễ bị khai thác và lợi dụng.
Sự áp đặt của cha mẹ là sự nô lệ hóa tồi tệ nhất từng tồn tại trên thế giới. Nó cần phải được nhổ rễ, chỉ thế thì loài người mới thực sự có được tự do, tự do thật sự, tự do nguyên bản, bởi vì những đứa trẻ ấy chính là cha mẹ của thế hệ sau này, của loài người sau này. Nếu những đứa
trẻ được nuôi dạy theo cách sai thế thì toàn bộ nhân loại sau này cũng sẽ đi sai. Đứa trẻ chính là hạt mầm: nếu hạt mầm tự nó bị độc hại và bị hỏng bởi những người có ý tốt, người có mong ước tốt, thế thì sẽ không còn hi vọng cho tính cá nhân, cho tự do của con người trong tương lai. Giấc mộng về con người tự do sẽ không bao giờ đạt tới được.
Những gì bạn nghĩ bạn đang có, không phải tính cá nhân đâu, không phải cá tính mà chỉ là nhân tính, nhân cách. Nó là thứ được trồng vào, cấy vào bạn, vào trong tính hồn nhiên của bạn, bởi cha mẹ, bởi xã hội, bởi các vị tu sĩ, bởi chính khách, bởi các nhà giáo dục.
Giáo dục từ mầm non cho đến đại học, được thiết kế như một mô hình đầu tư nhằm sinh lợi nhuận cho những người lãnh đạo. Mục tiêu của nó là phá hủy, làm tàn tật mọi đứa trẻ theo cùng một cách sao cho nó điều chỉnh chính mình tuân theo những điều kiện đã được ấn định của xã hội. Có một nỗi sợ. Sợ rằng nếu như những đứa trẻ không được “áp đặt” một cách đầy đủ ngay từ ban đầu thì nó sẽ trở nên rất thông minh, nó sẽ rất tỉnh táo, tỉnh thức, toàn bộ cuộc đời của nó sẽ trở thành một cuộc nổi loạn và không ai muốn một kẻ nổi loạn cả, mọi người muốn người khác nghe lời, dễ bảo.
Cha mẹ yêu những đứa con biết nghe lời, và nhớ, những đứa trẻ nghe lời luôn là những đứa trẻ ngu ngốc. Những đứa trẻ nổi loạn mới là những đứa thông minh, nhưng nó không được cha mẹ yêu mến và tôn trọng. Giáo viên không yêu mến nó, xã hội cũng không ưa nó, nó bị
lên án theo mọi cách. Hoặc là nó phải thỏa hiệp với xã hội hoặc là nó phải sống trong sự mặc cảm tội lỗi. Một cách tự nhiên, nó cảm thấy rằng nó là nỗi phiền muộn của cha mẹ, họ không hạnh phúc, nó không thể làm cho họ hạnh phúc.
Nhớ điều này, cha mẹ của Jesus không hạnh phúc với Jesus đâu, cha mẹ của Phật Thích Ca cũng vậy. Những đúa trẻ đặc biệt ấy quá thông minh, quá nổi loạn, làm sao cha mẹ có thể hạnh phúc với chúng được? Mỗi đứa trẻ được sinh ra với một khả năng và tiềm năng to lớn, nếu nó được cho phép và giúp đỡ để phát triển cá tính của mình mà không bị cản trở bởi người khác, chúng ta hẳn sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn nhiều, chúng ta sẽ có rất rất nhiều những thiên tài khác nhau, đa dạng về mọi lĩnh vực. Thiên tài là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra không phải bởi vì thiên tài hiếm khi được sinh ra, không. Thiên tài hiếm khi xảy ra bởi vì thật quá khó để họ trốn thoát khỏi tiến trình, công thức áp đặt của xã hội. Chỉ thỉnh thoảng một vài đứa trẻ may mắn xoay xở thoát ra khỏi cái móng vuốt ấy mới trở thành thiên tài.
Mọi đứa trẻ đều đang được bao bọc - bởi cha mẹ, xã hội, thầy cô, tu sĩ, bởi mọi loại lợi ích - chúng bị bao bọc trong nhiều tầng nhiều lớp các điều kiện áp đặt. Nó bị áp đặt từ ý thức hệ tôn giáo, nó không hề được tự chọn tôn giáo mà nó thích. Bất cứ khi nào một người bị ép buộc mà không được lựa chọn bởi chính họ, thì tức là họ đang bị làm cho tê liệt, trí thông minh của họ đang bị phá hủy. Bạn không đưa cho người đó một cơ hội để chọn lựa, bạn không cho phép người đó chức năng được thông minh,
bạn đang quản lý người đó cứ như thể người đó là một cỗ máy. Người đó, đứa trẻ đó sẽ trở thành một tín đồ Công giáo nhưng tín đồ Công giáo không phải do sự lựa chọn mà do sự áp đặt. Một tín đồ còn có nghĩa lý gì khi mà đó không phải sự lựa chọn của người ấy?
Từ khi cha mẹ bị dính chặt vào một cái gì đó như là quốc tịch, tôn giáo, giáo phái, họ bắt đầu áp đặt những ý tưởng ấy lên con cái của họ. Điều lạ lùng là dường như những đứa trẻ luôn thông minh hơn cha mẹ của chúng, bởi vì cha mẹ phụ thuộc vào quá khứ trong khi đúa trẻ thì hướng tới tương lai. Cha mẹ đã bị cài đặt, bị thiết lập, bị bảo bọc, bị che đậy, tấm gương của họ bị phủ quá nhiều lớp bụi đến nỗi nó không thể phản chiếu bất cứ gì nữa cả. Họ mù.
Chỉ một người mù mới có thể trở thành một tín đồ Hồi Giáo hay Jaina hay gì chăng nữa. Một người với đôi mắt mở sẽ chỉ đơn thuần là người tâm linh, người tôn giáo mà không cần trở thành tín đồ. Anh ta có thể không đi đến nhà thờ đền chùa gì cả, anh ta sẽ không thờ lạy đủ các thể loại mẫu tượng ngu ngốc. Tất cả mọi loại thượng đế, mọi loại thánh thần. Khi một đứa trẻ được sinh ra nó là một phiến đá trắng, một tấm bảng vẫn còn tinh sạch nguyên vẹn, chưa có gì được viết lên đó cả. Đó chính là vẻ đẹp của nó, tấm gương sạch bong không chút bụi mờ. Nó có thể thấy mọi thứ một cách rõ ràng hơn.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều thông minh, trong sáng, ngây thơ nhưng chúng ta bắt đầu nhồi nhét rác rưởi vào chúng. Bọn trẻ xứng đáng có được nhiều quyền hơn cha
mẹ chúng bởi vì chúng mới chỉ đang bắt đầu cuộc đời của chúng. Cha mẹ đã bị gánh nặng, họ đã bị què quặt, họ đang phụ thuộc vào những cái nạng. Những đứa trẻ nên có nhiều quyền hơn để được sống cuộc đời của nó. Nó cần sự riêng tư, sự tôn trọng, nhưng cha mẹ không cho phép nó có bất cứ sự riêng tư nào, thật ra họ rất sợ khi đứa trẻ được riêng tư. Họ cứ tiếp tục chõ mũi vào mọi hành động của đứa trẻ, họ muốn can thiệp vào mọi thứ mà đứa trẻ làm.
Đứa trẻ cần riêng tư bởi vì tất cả những điều tốt đẹp trên đời đều chỉ có thể lớn lên trong sự riêng tư. Nhớ lấy điều đó. Nó là một trong những điều luật nền tảng nhất của cuộc sống. Bộ rễ lớn lên trong lòng đất, nếu bạn nhổ chúng ra khỏi mặt đất, chúng sẽ bắt đầu chết. Chúng cần riêng tư, hoàn toàn riêng tư. Đứa trẻ lớn lên trong bóng tối bụng mẹ cũng hoàn toàn riêng tư, nếu bạn mang đứa trẻ vào trong ánh sáng, giữa chốn công cộng, nó sẽ chết. Nó cần chín tháng hoàn toàn riêng tư. Mọi thứ mà cần lớn lên thì đều cần sự riêng tư. Một người trưởng thành sẽ không cần nhiều riêng tư cho lắm bởi vì anh ta đã lớn xong rồi, nhưng một đứa trẻ thì cần nhiều riêng tư hơn cả. Tệ ở chỗ chúng không được cho phép chút nào, không có cơ hội nào để được ở một mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét