Truyện thứ nhất: Không nước không trăng.
Truyện thứ nhất: Không nước không trăng.
Ni cô Chiyono đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ. Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước. Khi đang bước đi, cô ấy ngắm trăng tròn được phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống. Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ. Cô ấy viết vần thơ này:
Cách này cách nọ tôi đã cố giữ chiếc thùng gắn lại, hi vọng tre yếu không bao giờ bị bục.
Bỗng nhiên đáy thùng bục ra. Không còn nước nữa; không còn tră ngtrong nước - trống rỗng trong tay tôi.
Chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Không có tiến trình tiệm tiến hướng tới nó, bởi vì tất cả mọi tiệm tiến đều thuộc về tâm trí mà chứng ngộ thì không phải là của tâm trí. Mọi mức độ đều thuộc về tâm trí còn chứng ngộ thì ở bên ngoài nó. Cho nên bạn không thể dần dần trở nên chứng ngộ, bạn đơn giản nhảy vào trong nó. Bạn không thể đi từng bước một; không có các bước. Chứng ngộ giống hệt như vực thẳm, hoặc bạn nhảy hoặc bạn không nhảy.
Bạn không thể có chứng ngộ theo từng phần, theo từng mảnh. Nó là toàn bộ - hoặc bạn ở trong nó hoặc bạn ở ngoài nó, nhưng không có tiến trình dần dần. Nhớ điều này như một trong những điều cơ bản nhất: nó xảy ra không bị phânmảnh, trọn vẹn, toàn bộ. Nó xảy ra như một toàn thể, và đó là lí do tại sao tâm trí bao giờ cũng không có khả năng hiểu. Tâm trí có thể hiểu được bất kì cái gì có thể được phân chia. Tâm trí có thể hiểu bất kì cái gì có thể được đạt tới qua nhiều mảnh, bởi vì tâm trí là phân tích, phân chia, phân mảnh. Tâm trí chỉ có thể hiểu được bộ phận; cái toàn thể bao giờ cũng vượt quá sức hiểu của nó.
Đó là điều đã xảy ra: ni cô này, Chiyono, đã học hết năm nọ sang năm kia mà chẳng cái gì xảy ra cả. Tâm trí có thể học về Thượng đế, về chứng ngộ, về điều tối thượng. Nó thậm chí có thể giả vờ rằng mọi thứ đã được hiểu rõ. Nhưng Thượng đế không phải là cái gì đó bạn phải hiểu. Cho dù bạn biết mọi điều về Thượng đế, bạn vẫn chẳng biết ngài; tri thức không phải là 'về'. Bất kì khi nào bạn nói 'về', bạn đều thuộc vào bên ngoài. Bạn có thể đi lòng vòng, nhưng bạn vẫn không đi ra khỏi vòng tròn.
Khi ai đó nói, 'Tôi biết về Thượng đế,' người đó nói mình chẳng biết gì cả, bởi vì làm sao bạn có thể biết được cái gì về Thượng đế? Thượng đế là trung tâm, không phải là ngoại vi. Bạn có thể biết về vật chất - bởi vì vật chất không có trung tâm trong nó, nó chỉ là ngoại vi. Bạn không thể biết được về tâm thức: không có cái ta, không có ai bên trong cả. Vật chất chỉ là cái bên ngoài; bạn có thể biết về nó. Khoa học là tri thức. Chính từ khoa học có nghĩa là tri thức - tri thức về ngoại vi, tri thức về cái gì đó nơi trung tâm không tồn tại. Bất kì khi nào bạn tiếp cận tới trung tâm qua ngoại vi, bạn đều bỏ lỡ nó.
Bạn phải trở thành nó; đó là cách duy nhất để biết nó. Không cái gì có thể được biết về Thượng đế cả. Bạn phải hiện hữu; chỉ việc hiện hữu mới là tri thức có đó. Với điều tối thượng, 'về và về' có nghĩa là bỏ lỡ đi bỏ lỡ lại. Bạn phải đi vào và trở thành một.
Đó là lí do tại sao Jesus nói, 'Thượng đế giống như tình yêu' - không phải là việc yêu, mà chỉ giống như yêu. Bạn không thể biết điều gì về yêu cả, hay bạn có thể biết được? Bạn có thể học và học, bạn có thể trở thành học giả lớn, nhưng bạn vẫn chưa bị động chạm tới, bạn vẫn chưa thấm nhuần vào. Việc yêu chỉ có thể được biết khi bạn trở thành người yêu. Không chỉ có thế: việc yêu chỉ có thể được biết khi bạn trở thành tình yêu. Ngay cả người yêu cũng biến mất, bởi vì điều đó nữa cũng thuộc vào bên ngoài. Hai người trong tình yêu trở nên vắng mặt. Họ không có đó. Chỉ tình yêu là tồn tại, nhịp điệu tình yêu. Có thể có hai cực của nhịp điệu này nhưng họ không có đó. Cái gì đó của cõi bên kia đã đi vào sự hiện hữu. Họ đã biến mất.
Tình yêu tồn tại khi bạn trống rỗng. Tri thức tồn tại khi bạn tràn đầy. Tri thức thuộc vào bản ngã, mà bản ngã không bao giờ có thể thấm vào trung tâm được; nó là ngoại vi. Ngoại vi chỉ có thể biết tới ngoại vi. Bạn không thể biết được cái gì đó của trung tâm qua bản ngã. Bản ngã có thể học hành, bản ngã có thể làm cho bạn thành học giả lớn, có thể là học giả tôn giáo lớn, bác học lớn. Bạn có thể biết hết các kinh Veda, biết hết các kinh Upanishad, biết hết Kinh Thánh và Koran, vậy mà bạn vẫn chẳng biết gì cả - bởi vì nó không phải là tri thức từ bên ngoài, nó là cái gì đó xảy ra khi bạn đã đi vào và bạn đã trở thành một.
Ni cô Chiyono đã học nhiều năm...
Cô ấy có thể đã học nhiều kiếp rồi. Bạn đã từng học nhiều kiếp rồi. Bạn vẫn cứ đi mãi theo vòng tròn. Nhưng khi ai đó đi vòng tròn, ảo tưởng lớn được tạo ra: bạn cảm thấy mình đang tiến triển. Bạn bao giờ cũng cảm thấy mình đang đi, mà bạn vẫn chẳng đi đâu cả, bởi vì bạn đi vòng tròn. Bạn cứ lặp lại. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi thế giới này là samsara. Samsara nghĩa là cái bánh xe, luân hồi. bạn cứ đi và đi mãi mà chẳng đạt tới đâu cả, và bạn bao giờ cũng cảm thấy rằng bạn đang đạt tới. 'Bây giờ mục tiêu gần hơn rồi bởi vì mình đã bước đi nhiều thế.' Toàn cố gắng đi theo vòng tròn lớn. Bạn không thể thấy nó là vòng tròn, bởi vì bạn chỉ biết một phần của nó. Cho nên nó bao giờ cũng là con đường, lối đi. Đây là điều đã xảy ra cho nhiều kiếp rồi.
Chiyono đã học và nghiên cứu, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ - không phải bởi vì chứng ngộ là khó, mà bởi vì khi bạn nghiên cứu nó, bạn bỏ lỡ toàn bộ vấn đề. Bạn đang trên đường sai. Cứ dường như ai đó đang cố đi vào căn phòng này qua tường. Không phải là việc đi vào căn phòng này là khó, nhưng bạn phải đi vào qua cửa. Nếu bạn cố gắng đi qua tườ ng, điều đó có vẻ khó, gần như không thể được. Điều đó là không được. Chính bạn đang trên con đường sai. Nhiều, nhiều người, bất kì khi nào họ bắt đầu cuộc hành trình, họ bắt đầu qua nghiên cứu, qua học hỏi, qua tri thức, thông tin, triết lí, hệ thống, thượng đế học. Họ bắt đầu từ 'về'; thế thì họ đang gõ lên tường.
Jesus nói, 'Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho các ông.' Nhưng xin nhớ nó có là cửa hay không. Đừng gõ vào tường, bằng không chẳng cửa nào sẽ được mở ra cho bạn. Và, trong thực tế, khi bạn gõ lên cửa, khi bạn thực sự tới gần cửa, bạn sẽ thấy nó đã được mở rồi. Nó bao giờ cũng chờ đợi bạn. Và cửa là chờ đợi, cửa là đón chào, cửa là tiếp thu. Nó đã chờ đợi bạn, còn bạn gõ lên tường. Tường là gì? Khi bạn bắt đầu qua tri thức mà không qua hiện hữu, bạn đang gõ lên tường.
Trở thành, hiện hữu! Đừng thu thập thông tin. Nếu bạn muốn biết tình yêu, là người yêu đi. Nếu bạn muốn biết Thượng đế, là việc thiền đi. Nếu bạn muốn đi vào cái vô hạn, là lời cầu nguyện đi. Nhưng hiện hữu! Đừng biết về lời cầu nguyện. Đừng cố gắng tích luỹ điều người khác đã nói về nó. Việc học sẽ không ích gì; thay vì thế, việc quên sẽ có ích. Vứt bỏ bất kì cái gì bạn biết, để cho bạn có thể biết. Vứt bỏ mọi thông tin và mọi kinh sách, quên tất cả các Koran và Kinh Thánh và Gita đi; chúng là rào chắn, chúng là bức tường. Và nếu bạn cứ gõ mãi vào tường, những cánh cửa đó sẽ không bao giờ mở ra cả, bởi vì không có cửa. Mọi người đều gõ vào Koran, gõ vào Veda, gõ vào Kinh Thánh, và không cánh cửa nào mở ra cả. Họ cứ nghiên cứu học hành, và họ cứ bỏ lỡ giống như ni cô Chiyono này: cô ấy đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ.
Chứng ngộ là gì? Đó là trở nên nhận biết mình là ai. Điều đó chẳng liên quan gì tới thế giới bên ngoài cả. Điều đó chẳng liên quan gì tới điều người khác đã nói. Điều người khác nói là không liên quan. Bạn đang đó! Sao cứ phải tra cứu Kinh Thánh và kinh Koran và kinh Gita làm gì? Nhắm mắt lại và bạn có đó trong vinh quang vô hạn của mình. Nhắm mắt lại và cửa mở ra. Bởi vì bạn có đó nên bạn không cần hỏi bất kì ai. Bạn hỏi... thế thì bạn sẽ lỡ. Chính việc hỏi chỉ ra rằng bạn nghĩ bạn đang ở đâu đó khác. Chính việc hỏi chỉ ra rằng bạn đang tìm tấm bản đồ. Còn với thế giới bên trong không có bản đồ - không có nhu cầu, bởi vì bạn không đi tới điểm đến không biết.
Thực sự, bạn chẳng đi đâu hết cả. Bạn đang ở đó. Bạn là mục tiêu. Bạn không phải là người tìm kiếm, bạn là chứng ngộ. Cho nên chứng ngộ là gì? Trạng thái này - khi bạn tìm kiếm bên ngoài - là không chứng ngộ ; trạng thái kia - khi bạn tìm kiếm bên trong - là chứng ngộ. Cho nên khác biệt duy nhất là ở sự hội tụ . Nếu bạn hội tụ ra ngoài, bạn không chứng ngộ. Nếu bạn hội tụ vào trong, bạn chứng ngộ. Cho nên vấn đề duy nhất là đổi chiều.
Từ Ki tô giáo cải tâm là hay, nhưng họ đã dùng nó theo cách khủng khiếp. Cải tâm không có nghĩa là làm người Hindu thành người Ki tô giáo hay làm người Ki tô giáo thành người Hindu. Cải tâm nghĩa là đổi chiều. Cải tâm nghĩa là đổi chiều về cội nguồn, đổi chiều vào bên trong; thế thì bạn được cải tâm. Và tâm thức của bạn có thể tuôn chảy theo hai hướng, hướng ngoại hay hướng nội; đây là hai khả năng cho luồng tâm thức của bạn tuôn chảy. Hướng ngoại có thể chảy trong nhiều, nhiều kiếp - nó sẽ chẳng bao giờ đạt tới đâu cả, bởi vì mục tiêu là tại cộinguồn. Mụ ctiêu không ở phía trước, nó ở đằng sau. Mụ ctiêu không ở đâu đó nơi bạn sẽ đạt tới. Mục tiêu là ở đâu đó nơi bạn đã rời đi. Cội nguồn là mục tiêu. Điều này phải được hiểu rất sâu sắc. Nếu bạn có thể đi ngược lại điểm đầu tiên của sự bắt đầu của mình, bạn đạt tới mục tiêu.
Chứng ngộ là đi về cội nguồn, còn cội nguồn là ở bên trong bạn; cuộc sống có đó tuôn chảy, rộn ràng, liên tục đập bên trong bạn. tại sao lại hỏi người khác? Học có nghĩa là đi hỏi người khác. Hỏi về bản thân mình mà lại đi hỏi người khác sao? Đây là xuẩn ngốc cực kì. điều này hoàn toàn ngu xuẩn - hỏi về bản thân mình mà lại đi hỏi người khác. Đó là điều học nghĩa là gì: tìm câu trả lời. Mà bạn mới là câu trả lời!
Ni cô Chiyono đã học nhiều năm, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy chứng ngộ.
Điều đó là tự nhiên, hiển nhiên. Chẳng có gì sai trong đó cả. Cô ấy đang nhìn ra, đang học.
Điều khác cần nhớ: hiện hữu của bạn là cuộc sống, và không kinh sách nào có thể sống động được. Kinh sách nhất định chết. Kinh sách là cái xác, và bạn đang hỏi người chết về cuộc sống của mình. Điều này là không thể được. Krishna sẽ chẳng ích lợi gì nhiều, Jesus cũng chẳng ích lợi - chừng nào bạn chưa trở thành một Krishna hay một Jesus. Cuộc sống không thể được trả lời qua người chết. Và nếu bạn cho rằng mình sẽ tìm ra câu trả lời, bạn sẽ ngày một bị nặng gánh hơn bởi những câu trả lời đó, và câu trả lời sẽ vẫn còn là điều không biết. Đây là điều xảy ra cho người đang học hành, người là nhà tư tưởng, người là triết gia. Người đó cứ bị nặng gánh bởi những nỗ lực riêng của mình - toàn những lời là lời - và bị lạc. Mà câu trả lời thì bao giờ cũng có đó. Chỉ mỗi việc quay vào bên trong là cần thiết.
Không, không ai sẽ trả lời bạn. Đừng tới bất kì ai, đi tới bản thân mình đi. Và bất kì khi nào bạn tới một thầy, mọi điều thầy có thể làm là giúp cho bạn đạt tới bản thân mình, có vậy thôi. Không thầy nào có thể cho bạn câu trả lời, không thầy nào có thể trao cho bạn chìa khoá. Thầy chỉ có thể giúp bạn nhìn vào trong, có vậy thôi. Chìa khoá có đó, kho báu có đó, mọi thứ đều có đó.
Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước. Khi đang bước đi, cô ấy ngắm trăng tròn được phản chiếu trong thùng nước. Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống. Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ.
Một đêm, cô ấy đi lấy nước bằng chiếc thùng cũ.
Bạn cũng đang mang theo mình một chiếc thùng rất, rất cũ, cổ đại đầy nước. Đó là tâm trí của bạn, đầy những ý nghĩ. Nó là thứ cổ đại nhất mà bạn mang theo, gần như chết.
Tâm trí bao giờ cũng cũ, nó không bao giờ mới cả. Nó không thể mới được, bởi chính bản chất của nó, bởi vì tâm trí nghĩa là kí ức. Làm sao kí ức có thể mới được? Tâm trí nghĩa là những cái đã biết. Làm sao cái đã biết có thể mới được? Tâm trí nghĩa là quá khứ. Làm sao quá khứ có thể mới được? Nhìn vào tâm trí mình: tất cả mọi thứ nó mang đều cũ, chết. Khoảnh khắc bạn đi tới biết, nó đã thành quá khứ rồi. Khi bạn nhận ra cái gì đó mà bạn đã biết, nó đã trôi qua rồi. Nó không còn ở đây và bây giờ nữa, nó đã đi vào trong thế giới của cái chết.
Cho nên tâm trí theo chính bản chất của nó, tâm trí như vậy, là cũ rích. Đó là lí do tại sao qua tâm trí, không cái gì nguyên bản lại được sinh ra. Tâm trí không thể nào là nguyên bản được, tâm trí chỉ có thể mang tính lặp lại. Cho nên tâm trí cứ lặp lại mãi. Nó có thể lặp lại theo cả nghìn cách, nó có thể lặp lại theo những lời mới, nhưng mọi sự vẫn còn y nguyên. Tâm trí không thể biết được, không thể đi tới đương đầu với cái tươi tắn, cái trẻ trung, cái mới. Bất kì khi nào bạn gặp cái tươi tắn, cái trẻ trung, cái mới, thì tâm trí đều phải bị gạt sang bên; bởi vì chỉ thế thì mắt bạn mới không đầy những quá khứ, không đầy những bụi bặm của quá khứ; thế thì tấm gương của bạn mới có thể phản chiếu cái đang ở đây và bây giờ.
Tất cả những cái mới đều được sinh ra từ tâm thức, không từ tâm trí. Tâm thức là cội nguồn bên trong nhất của bạn. Tâm trí là bụi bặm được thu thập từ nhiều cuộc hành trình của bạn, cứ dường như bạn chưa bao giờ tắm vậy. Và bạn du hành rồi lại du hành, và mọi thứ trở nên bẩn và bụi bám vào, và bạn lại chưa bao giờ tắm cả. Tâm trí của bạn chưa bao giờ tắm. bạn níu bám lấy nó. Nó cực kì bẩn. Và tất cả các phương pháp thiền đều không là gì ngoài các phương pháp để tắm cho tâm trí này, để làm việ ctắm rửa, tắm rửa bên trong, để cho bụi bẩn bị tẩy đi và tâm thức bị che kín nổi lên bề mặt và có thể gặp gỡ với thực tại.
Thực tại có đó, bạn có đó, nhưng gặp gỡ lại không có đó bởi vì giữa bạn và thực tại là tâm trí. Bất kì điều gì bạn thấy, bạn thấy qua tâm trí. Bất kì điều gì bạn nghe, bạn nghe qua tâm trí - và thế thì bạn gần như điếc, gần như mù. Jesus cứ nói mãi với các đệ tử của mình, 'Nếu các ông có tai để nghe, nghe ta. Nếu các ông có mắt để nhìn, nhìn đi.' Họ tất cả đều có mắt như bạn. Họ tất cả đều có tai như bạn. Nhưng Jesus biết, như tôi biết, rằng các bạn điếc, các bạn mù.
Bất kì khi nào bạn nghe qua tâm trí, bạn không nghe, bởi vì tâm trí diễn giải, tâm trí tô màu, tâm trí thay đổi, trộn lẫn bản thân nó; và bất kì cái gì đạt tới bạn bây giờ đã cũ rồi. Tâm trí đã giở các thủ đoạn của nó ra. Tâm trí đã cho ý nghĩa riêng, diễn giải riêng của nó. Tâm trí đã bình luận vào.
Đó là lí do tại sao, trừ phi bạn trở thành người nghe đúng... Nghe đúng nghĩa là khả năng nghe mà không có tâm trí. Thấy đúng nghĩa là khả năng nhìn không có tâm trí, khả năng nhìn không có diễn giải, phán xét, kết án; không đánh giá, không nói có hay không. Khi tôi nói với các bạn, tôi thậm chí có thể thấy tâm trí bạn gật đầu có hay không. Ngay cả khi gật đầu là vô hình, tôi vẫn có thể thấy được nó. Bạn có thể không nhận biết, đôi khi bạn nói có - tâm trí đã diễn giải. Đôi khi bạn nói không - tâm trí đã diễn giải, tâm trí đã bước vào, đánh giá. Bạn đã bỏ lỡ.
Chỉ lắng nghe, không phán xử, bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng tâm trí này đã là toàn bộ rắc rối. Nó cũ rích - một điều nên nhớ - và nó không bao giờ có thể mới được. Cho nên đừng bao giờ cho rằng bạn có tâm trí nguyên bản. Không tâm trí nào có thể là nguyên bản được, mọi tâm trí đều cũ rích, lặp lại. Đó là lí do tại sao tâm trí bao giờ cũng thích lặp lại, và bao giờ cũng chống lại cái mới. Bởi vì tâm trí đã tạo ra xã hội, nên xã hội bao giờ cũng chống lại cái mới. Tâm trí đã tạo ra quốc gia, nền văn minh, đạo đức; chíng tất cả đều chống lại cái mới.
Bất kì cái gì do tâm trí tạo ra bao giờ cũng sẽ chống lại cái mới. Bạn không thể tìm ra được cái gì chính thống hơn tâm trí.
Không cuộc cách mạng nào là có thể với tâm trí. Cho nên nếu bạn là nhà cách mạng qua tâm trí, đừng tự lừa mình. Người cộng sản không thể là nhà cách mạng được, bởi vì người đó chưa bao giờ thiền cả. Chủ nghĩa cộng sản của người đó là qua tâm trí. Người đó đã đổi kinh thánh - người đó không tin vào Jesus, người đó tin vào Marx; hay người đó tin vào Mao, phiên bản mới nhất của Marx - nhưng người đó tin. Người đó cũng chính thống như bất kì người Hindu nào, người Cơ đốc giáo nào, người Mô ha mét giáo nào. Tính chính thống là một, bởi vì tính chính thống không phụ thuộc vào điều bạn tin. Tính chính thống phụ thuộc vào liệu bạn có tin qua tâm trí hay không, tính chính thống phụ thuộc vào tâm trí. Tâm trí là phần tử chính thống nhất trên thế giới, kẻ tuân thủ nhất.
Cho nên bất kì cái gì tâm trí có thể tạo ra chẳng bao giờ mới, bao giờ cũng là cũ, bao giờ cũng sẽ khăng khăng chống lại cái mới; nó bao giờ cũng sẽ chống đối cách mạng. Đó là lí do tại sao trong thế giới lại không có cuộc cách mạng nào khác hơn cách mạng tôn giáo; không thể có được. Duy nhất tôn giáo mới có thể mang tính cách mạng, bởi vì tôn giáo đánh vào chính cội nguồn. Nó vứt bỏ tâm trí, cái thùng cũ, và thế rồi, bỗng nhiên, mọi thứ là mới, bởi vì tâm trí đang làm mọi thứ thành cũ qua diễn giải của nó. Bỗng nhiên bạn lại là đứa trẻ. Mắt bạn tươi tắn và trẻ trung, bạn nhìn vào mọi thứ mà không có tri thức, không có học. Bỗng nhiên cây lại tươi tắn. Mầu lục đã thay đổi - nó không mờ đục, nó sống động. Bỗng nhiên tiếng chim hót hoàn toàn khác.
Đây là điều đang xảy ra cho nhiều người qua ma tuý. Aldous Huxley đã trở nên bị mê hoặc với ma tuý bởi vì điều này. Trên khắp thế giới, thế hệ mới bị ma tuý hấp dẫn thế. Lí do là thế này: bởi vì ma tuý trong một khoảnh khắc, hay vài khoảnh khắc, đẩy tâm trí sang bên về mặt hoá học. Bạn nhìn vào thế giới - bây giờ mầu sắc khắp xung quanh đơn giản thành huyền diệu. Bạn chưa bao giờ thấy điều như vậy cả. Bông hoa thường trở thành toàn thể sự tồn tại, mang toàn thể vẻ huy hoàng của điều thiêng liêng. Lá thường trở thành sâu sắc thế, cứ dường như toàn thể chân lí đang được hiển lộ qua nó. mọi thứ và bất kì cái gì cũng đều thay đổi ngay lập tức. Ma tuý không thể làm thay đổi thế giới được; ma tuý chỉ gạt tâm trí bạn sang bên về mặt hoá học.
Nhưng bạn có thể trở nên bị nghiện nó - thế thì tâm trí đã hấp thu cả ma tuý nữa. chỉ một lần, vào lúc bắt đầu, hay hai hay ba lần, bạn có thể lừa được tâm trí về mặt hoá học. Dần dần, tâm trí trở nên điều hoà với ma tuý, tâm trí lại lấy quyền làm chủ của nó. Cú sốc ban đầu bị mất đi. Nó trở nên nghiện với ma tuý. Thế thì nó đòi hỏi, và bây giờ đòi hỏi tới từ tâm trí. Bây giờ, dần dần, ngay cả về mặt hoá học, bạn cũng sẽ không có khả năng đẩy tâm trí sang bên nữa. Nó sẽ có đó, bạn sẽ bị nghiện. Cây cối sẽ lại trở thành cũ rích, mầu sắc sẽ không rực rỡ thế nữa, mọi sự sẽ lại trở thành mờ xỉn. Ma tuý đã giết chết bạn; nó không thể giết được tâm trí.
Ma tuý chỉ có thể cho bạn trị liệu kiểu gây sốc. Nó là cú sốc cho toàn thể hoá chất thân thể. Trong cú sốc đó, điều chỉnh cũ bị phá vỡ. lỗ hổng có đó; qua lỗ hổng bạn có thể nhìn, nhưng điều này không thể được làm thành thực hành. Bạn không thể thực hành ma tuý. Chẳng chóng thì chầy nó trở thành một phần của tâm trí; tâm trí nắm quyền. Thế thì mọi sự lại thành cũ.
Chỉ thiền mới có thể giết chết tâm trí, không cái gì khác. Thiền là tự tử của tâm trí, tâm trí tự tử. Nếu bạn có thể gạt tâm trí sang bên - không hoá chất nào, không phương tiện vật lí nào - bạn trở thành người chủ. Và khi bạn là người chủ, mọi sự đều mới. Nó bao giờ cũng như vậy. Từ ngay chính ban đầu cho tới tận cùng, mọi sự đều mới mẻ, trẻ trung, tươi tắn. Cái chết chưa bao giờ xuất hiện trong thế giới này. Nó là cuộc sống vĩnh hằng.
Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước...
Bạn cũng đang mang chiếc thùng cũ đầy nước. Tâm trí là chiếc thùng cũ, và ý nghĩ là nước. Và bởi vì bạn coi nước giá trị thế, nên bạn không thể vứt chiếc thùng cũ này đi được. Bởi vì thế thì điều gì sẽ xảy ra cho ý nghĩ của bạn? Bạn níu bám lấy chúng cứ dường như chúng là cội nguồn rất sâu sắc của phúc lạc, cội nguồn sâu sắc của im lặng; cứ dường như qua ý nghĩ bạn đang sắp đạt tới cuộc sống và kho báu cuộc sống được giấu kín. Bạn chưa bao giờ đạt được gì giống như thế qua các ý nghĩ. Đấy đơn giản chỉ là một hi vọng vô vọng.
Bạn đạt được gì qua ý nghĩ? Chẳng được cái gì ngoài lo âu, căng thẳng. Nhưng bạn níu bám lấy chúng trong hi vọng rằng một ngày nào đó này khác, ở đâu đó trong tương lai, qua việc suy nghĩ của mình, bạn sẽ đạt tới chân lí. Mãi cho tới giờ, chẳng có gì giống thế xảy ra cả, và điều đó sẽ không xảy ra vào ngày nào cả. Nó sẽ chẳng bao giờ xảy ra đâu, bởi vì chân lí không phải là cái gì đó để mà được nghĩ. Nó có đó. Bạn chỉ phải nhìn. Không có nhu cầu nghĩ về nó. Suy nghĩ được cần tới nếu nó không có đó, nếu bạn đang dò dẫm trong bóng tối. Nhưng không có bóng tối trong sự tồn tại; sự tồn tại hoàn toàn là ánh sáng. Bạn không cần dò dẫm. Bạn không cần dò dẫm với mắt nhắm, và bạn nghĩ, 'Nếu mình bỏ việc dò dẫm thì mình sẽ bị lạc.' Suy nghĩ là dò dẫm.
Thiền là mở mắt ra. Thiền là nhìn. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi nó là darshan. Darshan nghĩa là kiến - nhìn vào, không nghĩ về. Chính việc nhìn làm biến đổi. Nhưng bạn lại mang những ý nghĩ trong cái thùng cũ này, và bạn cứ vá víu cái thùng, chăm nom nó: nếu nó vỡ, điều gì sẽ xảy ra cho những ý nghĩ có giá trị của bạn? Mà chúng thì chẳng giá trị gì cả.
Một hôm nào đó bạn hãy làm điều này, một thực nghiệm nhỏ. Đóng cửa lại và ngồi trong phòng, và chỉ viết ra các ý nghĩ của bạn - bất kì cái gì tới trong tâm trí bạn. Đừng thay đổi chúng, bởi vì bạn không cần đưa mẩu giấy này cho bất kì ai. Chỉ viết ra trong mười phút và rồi nhìn vào chúng: đây là suy nghĩ của bạn là gì. Nếu bạn nhìn vào chúng, bạn sẽ nghĩ đây là công trình của người điên nào đó. Nếu bạn đưa mẩu giấy đó cho người bạn thân nhất của mình xem, người đó sẽ nhìn vào bạn và nghĩ, 'Anh có điên không đấy?' Và đấy cũng là cùng tình huống với người đó nữa. Nhưng chúng ta cứ che giấu cái điên khùng này. Chúng ta có những khuôn mặt, và đằng sau những khuôn mặt đó chúng ta là người điên.
Tại sao bạn lại coi suy nghĩ này là có giá trị nhiều thế? Bạn đã trở nên nghiện nó - nó là ma tuý, nó là hoá chất. Nhớ cho rõ, suy nghĩ là hoá chất, nó là ma tuý. Bất kì khi nào bạn bắt đầu suy nghĩ, bạn lại trong một loại giấc ngủ thôi miên. Đó là lí do tại sao bạn đã trở nên bị nghiện - cũng giống như nha phiến vậy. Bạn có thể quên thế giới, những lo nghĩ, những trách nhiệm. Bạn chỉ bắt đầu một kiểu thế giới khác bên trong bản thân mình: mơ mộng, suy nghĩ.
Những người đã làm việc thời gian dài với khoa học về giấc ngủ, họ nói rằng giấc ngủ là cần để mơ. Và nếu bạn hỏi họ tại sao mơ lại cần, thì họ nói nó là cần để cho bạn có thể vẫn còn lành mạnh, bởi vì trong mơ bạn có thể ném ra cái điên khùng của mình. Cả đêm là việc thanh tâm. Trong mơ của mình, bạn ném ra cái điên khùng, và đến sáng bạn có thể cư xử lành mạnh. Cả ngày bạn có thể cư xử theo cách lành mạnh, bởi vì cả đêm có đó để cử xử theo cách điên khùng. Các nhà khoa học nói rằng nếu bạn bị thiếu mơ và ngủ trong vài ngày, bạn sẽ phát điên, bởi vì việc thanh tâm sẽ không có đó và thế thì điên khùng sẽ bắt đầu bùng ra. Bạn sẽ bùng nổ.
Trong đêm bạn mơ - đó là việc thanh tâm. Ban ngày bạn nghĩ - điều đó cũng là thanh tâm, và nó giúp cho bạn ngủ. Nó là thuốc. Bạn không cần lo nghĩ về điều xảy ra. Bạn đóng bản thân mình bên trong các ý nghĩ của mình. Và chúng tất cả đều được biết rõ với bạn, bạn cảm thấy ấm cúng, nó chính là ngôi nhà riêng của bạn; dù nó bẩn thỉu và cũ rích thế nào, nhưng bạn đã sống trong nó lâu đến mức bạn đã quen với nó. Bạn đã trở nên quen thuộc với nhà tù của mình. Điều đó xảy ra cho các tù nhân: nếu họ ở một thời gian lâu trong tù, họ trở nên sợ việc ra ngoài, họ trở nên tự do. Có sợ tự do, bởi vì nó sẽ đem tới trách nhiệm mới. Và chẳng có gì giống thế lại bắt nguồn từ tâm trí - nó là tự do tuyệt đối. Người Hindu đã gọi nó là moksha, tự do tuyệt đối. Không có gì giống nó cả - nhà tù bị phá tan, bạn đơn giản dưới bầu trời vô hạn. Sợ níu lấy bạn; bạn muốn quay lại nhà mình - ngôi nhà ấm cúng của mình, có tường, có hàng rào.
Nếu cái vô hạn không có đó, bạn không sợ. Cái vô hạn bao giờ cũng có vẻ giống như cái chết. Bạn đã trở nên quen thuộc với cái hữu hạn, với những đường biên rõ ràng, những phân biệt được làm rõ ràng. Đó là lí do tại sao bạn không thể ném đi những ý nghĩ, bạn không thể ném đi cái thùng. Thay vì thế, bạn cứ làm cho cái thùng ngày một to hơn và to hơn, và nó cũng giống như bụng bạn vậy; bạn càng đặt nhiều ý nghĩ vào trong nó, thì nó lại càng mở rộng ra. Và cái bụng có thể vỡ tung ra nếu bạn ăn quá nhiều, nhưng tâm trí thì không.
Tâm trí thông thường có thể chứa tất cả các thư viện trên thế giới. Trong cái đầu nhỏ của bạn có bẩy mươi triệu tế bào, và mỗi tế bào có thể mang ít nhất một triệu mẩu thông tin. Không máy tính nào đã từng được làm ra lại có thể sánh được với tâm trí bạn. Với cái đầu nhỏ bé của mình, bạn mang cả thế giới. Và nó vẫn cứ mở rộng.
Chiyono đã học và học - cô ấy cho ngày càng nhiều nước vào cái thùng cũ. Cô ấy đã không thể nào tìm ra chứng ngộ. Nhưng:
Một đêm, cô ấy mang chiếc thùng cũ đầy nước. Khi đang bước đi, cô ấy ngắm trăng tròn được phản chiếu trong thùng nước.
Trăng tròn có đó cao trên trời, và trong nước, trong thùng, nó được phản xạ, và cô ấy đang nhìn vào nó. Đó là điều đã xảy ra cho mọi người. Đây không phải là câu chuyện, đây không phải là giai thoại, nó là sự kiện - đây là điều xảy ra cho bạn. Bạn chưa bao giờ nhìn vào trăng tròn cả. bạn không thể nhìn được. Bạn bao giờ cũng nhìn vào trăng được phản xạ trong nước của mình, trong ý nghĩ của mình. Đó là lí do tại sao người Hindu - đặc biệt là Shankara - đã nói: Tất cả mọi điều bạn biết đều là maya, ảo tưởng. Cứ dường như bạn đang nhìn vào mặt trăng trong nước, phản xạ, không phải là mặt trăng thật. Và bạn nghĩ đây là mặt trăng.
Bất kì điều gì bạn thấy, bạn đều thấy qua phản xạ. Mắt bạn phản xạ; mắt bạn chỉ là tấm gương. Tai bạn phản xạ - tất cả các giác quan của bạn đều là những tấm gương, chúng phản xạ. Và thế rồi có tấm gương lớn nhất của mọi tấm gương, tâm trí bạn; nó phản xạ. Nó không chỉ phản xạ, nó còn bình luận, diễn giải. Với phản xạ nó cho thêm bên cạnh một lời bình luận. Nó bóp méo. Bạn đã bao giờ thấy gương bóp méo chưa? Chẳng cần phải đi đâu cả, bạn có cái gương đó ở bên trong mình - nó bóp méo mọi thứ. Bất kì điều gì bạn đã biết từ trước tới giờ đều không phải là mặt trăng thực trên trời, bởi vì với cái thùng cũ kĩ này đầy nước, làm sao bạn có thể nhìn vào trăng thực được? Bạn cứ nhìn vào phản xạ, và phản xạ là ảo tưởng. đó là ý nghĩa của maya, ảo tưởng. Bất kì điều gì bạn biết đều là maya, nó là tướng mạo, không phải là cái thật. Cái thật chỉ tới khi chiếc thùng bị vỡ - nước đổ hết, phản xạ biến mất.
Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống.
Điều đó xả y ra bất thần; nó cũng giống như điều ngẫu nhiên. Cố hiểu hiện tượng này đi. Chứng ngộ bao giờ cũng giống như ngẫu nhiên bởi vì nó là không thể dự đoán được - bởi vì bạn không thể điều khiển được, bạn không thể thu xếp được để nó xảy ra, bạn không thể gây cho nó xảy ra. Nếu bạn có thể gây cho nó xảy ra, nó không bao giờ ở bên ngoài tâm trí bạn. Và nếu bạn có thể điều khiển để làm nó xảy ra, điều đó sẽ chỉ là thủ đoạn của tâm trí. Nhiều người cố gắng điều khiển nó. Họ làm điều này điều nọ, tạo nguyên nhân cho chứng ngộ xảy ra, nhưng điều đó không phải là một việc có nguyên nhân. Nếu bạn gây ra nó, nó không thể lớn hơn bạn được. Nếu bạn gây ra nó, nó hoàn toàn vô dụng. Nó xảy ra, nó không thể bị gây ra được. Nó không phải là sự liên tục với tâm trí bạn, nó là vực thẳm ngắt quãng. Bỗng nhiên bạn không có đó và nó có đó. Làm sao bạn có thể điều khiển được nó? Nếu bạn điều khiển, bạn sẽ có đó.
Khi Gautam Siddhartha trở nên chứng ngộ, trở thành Phật, liệu đấy có cùng là một người không? Không! Nếu cùng người đó trở nên chứng ngộ... điều đó là không thể được. Sự liên tục bị phá vỡ; con người cũ đã đơn giản biến mất. Đây là một con người hoàn toàn mới. Siddhartha Gautam, hoàng tử đã rời bỏ cung điện, vợ con của mình, không còn nữa. Bản ngã có đó không còn nữa; tâm trí có đó không còn nữa. Con người cũ đó chết rồi - cái thùng cũ đã vỡ. Bây giờ là cái hoàn toàn mới; điều này chưa bao giờ có trước đây. Đó là lí do tại sao chúng ta cho ông ấy một cái tên mới, chúng ta gọi ông ấy là Phật. Chúng ta vứt bỏ cái tên cũ, bởi vì cái tên cũ thuộc vào một căn cước khác nào đó, thuộc vào cá tính khác nào đó, thuộc vào ai đó khác. Cái tên cũ đó chưa bao giờ thuộc về con người này.
Chứng ngộ là hiện tượng ngắt quãng. Nó là không liên tục, bởi vì nếu nó liên tục, nhiều nhất nó chỉ có thể là quá khứ được sửa đổi; nó không thể hoàn toàn mới, bởi vì quá khứ sẽ tiếp diễn - được sửa đổi, được thay đổi tí chút đây đó, được tô vẽ, đánh bóng, nhưng cái cũ sẽ tiếp tục. Nó có thể tốt hơn, nhưng nó sẽ vẫn còn là cái cũ.
Chứng ngộ giống như ngẫu nhiên. Nhưng bạn đừng hiểu lầm tôi, bởi vì khi tôi nói chứng ngộ giống như ngẫu nhiên, thì tôi không nói đừng làm gì cho nó. Điều đó không phải là điều ngụ ý. Nếu bạn không làm gì cho nó, ngay cả ngẫu nhiên cũng không xảy ra. Ngẫu nhiên xảy ra chỉ cho những người đã làm nhiều vì nó; nhưng nó không bao giờ xảy ra bởi vì việc làm của họ. Đây là vấn đề: nó không bao giờ xảy ra bởi vì việc làm của họ; nó không bao giờ xảy ra mà không có việc làm của họ. Việc làm đó không phải là nguyên nhân gây cho nó xảy ra. Việc làm đó chỉ là nguyên nhân tạo ra tình huống trong họ để cho họ trở thành nguồn gây ngẫu nhiên, có vậy thôi.
Tất cả mọi cách thiền của bạn sẽ chỉ tạo ra nguồn gây ngẫu nhiên, có vậy thôi. Đó là lí do tại sao ngay cả vị Phật cũng không thể nói khi nào việc chứng ngộ của bạn sắp xảy ra. Mọi người tới tôi và họ hỏi; tôi bảo họ, 'Sắp sửa rồi.' Điều đó chẳng ngụ ý cái gì cả. Sắp sửa có thể là khoảnh khắc tiếp, sắp sửa có thể không tới trong nhiều kiếp, bởi vì ngẫu nhiên không thể dự đoán trước được. Nếu nó có thể được dự đoán trước, nó không còn là ngẫu nhiên chút nào, thế thì nó là liên tục.
Nhưng bạn đừng chấm dứt làm mọi việc. Đừng nghĩ rằng nếu nó sắp xảy ra thì nó sẽ xảy ra; thế thì nó sẽ không bao giờ xảy ra cả. Bạn phải sẵn sàng cho nó, sẵn sàng cho ngẫu nhiên, sẵn sàng cho cái không biết - sẵn sàng, chờ đợi, tiếp nhận. Bằng không ngẫu nhiên có thể tới và có thể đi qua bạn. Bạn có thể vẫn còn ngủ. Cái không biết có thể gõ cửa và bạn có thể không lắng nghe. Bạn có thể ngủ say, hay bạn có thể đang nói với ai đó, hay bạn sẽ diễn giải rằng đấy chỉ là gió gõ vào cửa. Bạn có thể nghĩ biết bao nhiêu điều - mọi người đều là những nhà tư tưởng lớn.
Sẵn sàng cho ngẫu nhiên đi. Và nhớ: tất cả mọi điều bạn làm đều không là nguyên nhân cho nó, tất cả mọi điều bạn làm đơn giản tạo ra những tình huống trong bạn, tất cả mọi điều bạn có thể làm đều không là nguyên nhân, nhưng chỉ là lời mời. Khác biệt là lớn lao, bởi vì nếu bạn cho rằng nó là nguyên nhân thế thì bạn bắt đầu đòi hỏi. Nếu bạn cho rằng nó là nguyên nhân, bạn nói, 'Sao nó lại không xảy ra nhỉ? Sao nó lại vẫn không xảy ra cho mình mãi cho tới giờ?' Điều đó tạo ra căng thẳng bên trong, và nếu căng thẳng có đó thế thì không thể có khả năng cho nó xảy ra. Bạn phải bị cái không nhận biết bắt giữ. Bạn phải chờ đợi, nhưng không khắc khoải - thảnh thơi. Bạn nên mời nó, nhưng đừng chắc chắn rằng khách sẽ tới.
Cuối cùng điều đó tuỳ thuộc vào khách, không vào bạn. Nhưng không có lời mời khách sẽ chẳng bao giờ tới, điều đó là chắc chắn. Với lời mời của bạn không chắc rằng khách sẽ tới; nhưng với việc không mời của bạn chắc chắn khách sẽ không tới. Với lời mời của bạn khách có thể tới, khả năng này là có đó. Cho nên chờ đợi tại cửa, nhưng đừng khắc khoải, đừng quá chắc chắn.
Chắc chắn là của tâm trí, chờ đợi là của tâm thức. Và tâm trí là nông cạn, tất cả mọi chắc chắn của nó đều nông cạn. Điều đó có thể xảy ra vào bất kì lúc nào. Bất kì khi nào bạn sẵn sàng để thấy, để nhìn, bạn sẽ đi tới biết rằng nó bao giờ cũng đang xảy ra chỉ ngay bên cạnh. bạn đã không nhìn vào điều đó, bạn đã không nhìn vào góc đó.
Tôi đã từng nghe: có lần chuyện xảy ra, Mulla Nasruddin đang ngồi nghỉ trong chiếc ghế của mình. Vợ anh ta đang nhìn ra phố còn anh ta thì nhìn lên tường. Họ ngồi quay lưng lại nhau, như chồng và vợ bao giờ cũng ngồi thế.
Bỗng nhiên cô vợ nói, 'Nasruddin, nhìn kìa! Người giầu nhất trong thị trấn chết rồi, và hàng nghìn người đang tới nói lời tiễn biệt cuối cùng.'
Nasruddin nói, 'Xấu hổ làm sao nên anh không nhìn theo hướng đó!'
'Xấu hổ làm sao nên anh không nhìn theo hướng đó.' Anh ta sẽ không nhìn - chỉ quay đầu lại... Nhưng đây là điều đang xảy ra cho bạn. Xấu hổ làm sao. Bạn không nhìn theo hướng đó nơi ngẫu nhiên trôi qua, nơi cái chưa biết đang trôi qua.
Mọi cách thiền sẽ giúp bạn chỉ nhìn tới cái không biết, nhìn tới cái không quen thuộc, nhìn vào người lạ. Chúng sẽ làm cho bạn cởi mở hơn, cởi mở hơn với ngẫu nhiên. Nhưng bạn không thể gây ra nó được.
Ngay cả khi bạn sẵn sàng, thì bạn có thể phải chờ đợi. Bạn không thể ép buộc nó; bạn không thể đem nó tới cho mình được. Nếu bạn có thể ép buộc nó, thế thì tôn giáo sẽ chỉ giống như khoa học. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học có thể ép buộc mọi thứ bởi vì nó phụ thuộc vào nguyên nhân, không vào lời mời. Khoa học có thể làm mọi thứ bởi vì nó tìm ra nguyên nhân. Một khi nguyên nhân được biết tới, thế thì bất kì cái gì cũng có thể được làm. Khoa học biết rằng nếu bạn đun nóng nước tới một trăm độ nó sẽ bay hơi - đó là nguyên nhân. Bạn có thể chắc chắn: một khi tới mộ ttrăm độ, nước bắt đầu bay hơi. Bạn có thể buộc cho nước bay hơi bằng việc đun nóng lên. Bạn có thể trộn lẫn oxy và hydro và bạn có thể buộc cho chúng trở thành nước. Bạn có thể gây ra. Khoa học cố gắng biết nguyên nhân.
Tôn giáo là khác, khác về căn bản. Và tôn giáo không bao giờ có thể trở thành khoa học theo nghĩa đó, bởi vì nó tìm cái không nguyên nhân, nó tìm cái không liên tục; nó tìm cái đảo ngược hoàn toàn. Đảo ngược tương đối có thể có nguyên nhân, biến đổi bộ phận có thể có nguyên nhân. Nhưng cái tuyệt đối thì sao? Không có gì của cái cũ cả và mọi thứ đều mới thì sao? - thế thì phải có lỗ hổng. Mối nối không thể có đó, phải có bước nhẩy. Cho nên bỗng nhiên cái cũ đi ra khỏi sự tồn tại và cái mới đi vào sự tồn tại, và chúng không được nối với nhau - lỗ hổng có đó. Siddhartha Gautam đơn giản biến mất, Phật Gautam xuất hiện - có lỗ hổng.
Lỗ hổng này phải được ghi nhớ. Đó là lí do tại sao tôi nói chứng ngộ giống như ngẫu nhiên. Nhưng bạn phải liên tục làm việc vì nó, đó là ngược đời. Nghe tôi, đừng bắt đầu nghĩ và lí luận rằng, 'Nếu nó là ngẫu nhiên và chúng ta không thể gây ra nó được, thế thì sao phải thiền? Thế thì sao phải làm điều này điều nọ? Thế thì đơn giản chờ đợi.' Không, chờ đợi của bạn phải không là chờ đợi lười biếng. Chờ đợi của bạn phải sống động. Bạn phải chờ đợi với năng lượng tuyệt đối bạn có. Bạn không nên chờ đợi như người chết: bạn nên chờ đợi một cách trẻ trung, tươi tắn, sống động, rộn ràng. Chỉ thế thì cái không biết đó mới có thể xảy ra cho bạn. Khi bạn ở độ tươi đẹp nhất của cuộc sống của mình, ở độ tốt đẹp nhất của khả năng của mình, khi bạn sống động nhất, khi bạn ở đỉnh - chỉ thế thì nó mới xảy ra. Chỉ đỉnh mới có thể gặp gỡ với cái đỉnh lớn lao đó; chỉ những đỉnh - chỉ cái tương tự mới có thể gặp cái tương tự.
Cứ làm việc nhiều nhất theo khả năng của mình, nhưng đừng tạo ra bất kì đòi hỏi nào về nó. Đừng nói, 'Mình đã làm điều này, bây giờ nó phải xảy ra.' Không có cái phải về nó. Nó là người lạ. Bạn viết mãi lời mời nó, nhưng nó không có địa chỉ cho nên bạn không thể gửi lời mời đi được. Bạn tung lời mời của mình đi theo gió; chúng có thể tới, chúng có thể không tới. Thượng đế bao giờ cũng là 'có lẽ'. Khi mọi sự là chắc chắn, cái đẹp bị mất đi.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng trong cuộc sống chỉ cái chết là chắc chắn còn mọi thứ khác đều không chắc chắn không? Mọi thứ đều không chắc chắn! Liệu tình yêu có xảy ra hay không, chẳng ai biết cả. Liệu bạn sẽ có khả năng ca lên bài ca hay không, chẳng ai biết cả. Một điều là chắc chắn: cái chết. Chắc chắn thuộc về chết, không bao giờ thuộc về sống. Và nếu bạn đang đi tìm cuộc sống vĩnh hằng, thế thì sống trong cái có thể. Sống cởi mở, chờ đợi, nhưng liên tục nhớ bạn không thể gây cho nó xảy ra. Khi nó xảy ra, bạn sẽ biến mất.
Đó là ý nghĩa của việc xảy ra kì diệu này:
Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra...
Bỗng nhiên nó xảy ra. Nhưng cô ấy đã làm việc, học, thiền. Cô ấy là một ni cô vĩ đại. Cô ấy đã sống ít nhất cũng ba mươi, bốn mươi năm cùng thầy, và cô ấy đã làm việc nhiều lắm.
Tôi phải kể cho bạn điều gì đó về Chiyono này. Cô ấy là một phụ nữ rất đẹp - người đẹp hiếm có, duy nhất. Khi cô ấy còn trẻ, ngay cả hoàng đế và các hoàng tử cũng đều theo đuổi cô ấy. Cô ấy đã từ chối, bởi vì cô ấy muốn là người yêu chỉ của điều thiêng liêng, cho nên không ai đáp ứng được cho trông đợi của cô ấy, không ai có khả năng hoàn thành được những trông đợi đó.
Cô ấy đã đi hết đạo tràng nọ tới đạo tràng kia để nhận tính chất sannyas, để trở thành ni cô; nhưng ngay cả các bậc thầy lớn cũng từ chối - bởi vì cô ấy đẹp tới mức cô ấy có thể gây ra rắc rối. Có nhiều sư thế - và tất nhiên các sư đều là những người bị kìm nén - mà cô ấy lại đẹp tới mức họ sẽ quên mất Thượng đế và mọi thứ. Và cô ấy thực sự đẹp, cho nên mọi nơi cửa đều đóng lại.
Thầy nói, 'Việc tìm kiếm của cô là tốt, nhưng ta phải nhìn cả tới những người theo ta nữa. Có năm trăm sannyasin; họ sẽ phát điên. Họ sẽ quên mất việc thiền của mình, kinh sách của mình, mọi thứ. Cô sẽ trở thành thượng đế. Cho nên Chinyono, chớ có làm xao động những người đáng thương này, cô đi đi.'
Vậy nên Chiyono phải làm gì? Chẳng tìm được cách nào, cô ấy đã đốt khuôn mặt mình, gây sẹo trên khắp mặt. Và thế rồi cô ấy tới một bậc thầy; thầy thậm chí không thể nào nhận ra được cô ấy là đàn bà hay đàn ông. Thế rồi cô ấy được chấp nhận làm ni cô.
Cô ấy đã sẵn sàng thế. Việc tìm kiếm là đích thực. Ngẫu nhiên là xứng đáng, ngẫu nhiên được tìm kiếm. Cô ấy đã nghiên cứu, đã thiền trong ba mươi, bốn mươi năm liên tục. Thế rồi bỗng nhiên, một đêm, người khách lạ tới cửa nhà cô ấy.
Bỗng nhiên, dây tre buộc thùng bục ra, và thùng rơi xuống. Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ.
Cô ấy đang nhìn vào trăng - nó đẹp thế. Ngay cả phản xạ cũng đẹp, bởi vì chúng phản xạ cái đẹp tuyệt đối. Thế giới này đẹp bởi vì nó là phản xạ của Thượng đế. Cho nên bạn đừng nói thế giới này xấu. Làm sao phản xạ lại có thể xấu được khi nó phản xạ điều thiêng liêng?
Cho nên những người nói rằng thế giới này xấu và từ bỏ nó là hoàn toàn sai, bởi vì nếu bạn từ bỏ thế giới này, sâu bên dưới bạn đang từ bỏ đấng sáng tạo. Đừng từ bỏ. Ngay cả khuôn mặt đàn bà cũng đẹp, bởi vì nó phản xạ. Khuôn mặt con người đẹp, thân thể đẹp, bởi vì chúng phản xạ. Cây cối đẹp, chim chóc đẹp, bởi vì chúng phản xạ. Phản xạ đẹp thế - nói gì tới nguyên bản?
Cho nên người tìm kiếm thực không chống lại thế giới. Người tìm kiếm thực yêu thế giới nhiều thế, người đó yêu phản xạ nhiều tới mức người đó muốn thấy nguyên bản. Người đó yêu phản xạ này nhiều tới mức một ham muốn nảy sinh để thấy, để nhìn trăng tròn trên trời. Người đó rời bỏ phản xạ này, không phải bởi vì người đó chống lại nó, người đó rời bỏ phản xạ này chỉ để đi tìm cái đã được phản chiếu trong nó. Người đó không chống lại tình yêu, lời cầu nguyện của người đó không chống lại tình yêu. Người đó đã biết cái đẹp trong tình yêu tới mức bây giờ người đó muốn đi sâu hơn nữa. Lời cầu nguyện là cái sâu sắc nhất 'trong tình yêu'. Người đó đã biết nhiều trong phản xạ, nó đẹp đẽ, thơm ngát, có nhiều nhạc tính đến mức bây giờ một ham muốn đã nảy sinh để biết tới cội nguồn. Và nếu cái phản xạ nhiều nhạc tính thế, hài hoà biết bao phải có đó trong cội nguồn nguyên bản.
Người tìm kiếm thực chưa bao giờ chống lại bất kì cái gì. Người đó ủng hộ cái gì đó, nhưng chưa bao giờ chống lại cái gì đó. Người đó ủng hộ Thượng đế, nhưng chưa bao giờ chống lại thế giới này, bởi vì chung cuộc thế giới này thuộc vào Thượng đế. Nếu tôi thấy khuôn mặt bạn trong tấm gương và nó đẹp, tôi có nên chống lại tấm gương không? Thực sự, tôi nên biết ơn bởi vì nó đã phản xạ bạn. Nhưng tôi sẽ không tự mình tập trung vào trong tấm gương này. Tôi sẽ phải rời bỏ tấm gương, nhưng không phải bởi vì tôi chống lại nó. Tôi sẽ phải quay mặt mình khỏi tấm gương, nhưng không phải bởi vì tôi chống lại nó. Tôi sẽ biết ơn nó bởi vì nó đã phản chiếu cái gì đó, và trong phản chiếu này nó đẹp thế - nhưng bây giờ tôi phải đi tìm cội nguồn nguyên bản.
Nước tung toé đổ hết; bóng trăng biến mất - và Chiyono trở nên chứng ngộ.
Cô ấy đã nhìn vào mặt trăng được phản xạ trong thùng. Bỗng nhiên chiếc thùng rơi xuống, nước tung toé đổ hết, và mặt trăng biến mất - và điều đó trở thành điểm lẩy cò.
Bao giờ cũng có điểm lẩy cò từ đó cái cũ biến mất và cái mới bắt đầu, từ đó bạn được sinh ra. Điều đó trở thành điểm lẩy cò. Bỗng nhiên, nước tung toé đổ hết và không còn trăng nữa. Cho nên cô ấy phải đã nhìn lên trời - và mặt trăng thực có đó. Và điều này trở thành chuyện ngụ ngôn, điều này trở thành một hiện tượng bên trong. Cùng điều này đang xảy ra bên trong: mọi thứ đã được thấy được thấy qua tâm trí - nó là tấm gương. Bỗng nhiên cô ấy trở nên thức tỉnh với sự kiện này, rằng mọi thứ đều chỉ là phản xạ, ảo tưởng, bởi vì nó đã được nhìn qua tâm trí. Khi chiếc thùng bị vỡ ra, tâm trí bên trong cũng bị vỡ ra. Nó đã sẵn sàng. Mọi điều có thể được làm đã được làm. mọi điều có thể được, cô ấy đã làm nó. Chẳng cái gì còn lại cả, cô ấy đã sẵn sàng, cô ấy đã kiếm được nó. Sự việc bình thường này trở thành điểm lẩy cò.
Nhưng nhớ: chớ theo Chiyono. Điều đó sẽ không xảy ra cho bạn theo cách đó. Bởi vì bạn biết câu chuyện này nên bạn có thể làm vỡ cái thùng, và nước chảy đi hết, và phản xạ biến mất - và chẳng cái gì xảy ra bên trong bạn cả. Điều đó không thể được làm thành nghi lễ.
Nhưng đây là cách thức tâm trí ngu xuẩn của con người đang hành động trong hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia. điểm lẩy cò đã được biết tới, nhưng chúng bao giờ cũng có tính cá nhân và duy nhất. Chúng không thể được lặp lại, bởi vì không ai có thể lại là Chiyono lần nữa. Thế giới này không bao giờ lặp lại. Thượng đế là nguyên bản thế, ngài không bao giờ lặp lại. Chiyono chỉ được sinh ra một lần thôi, không bao giờ có lần nữa - không bao giờ, không bao giờ có lại. Cho nên bạn không thể lặp lại nó, bởi vì bạn không là Chiyono.
Nhưng đó là điều cứ diễn ra mãi, bởi vì tâm trí chúng ta làm việc như một hệ thống logic. Nếu điều đó đã xảy ra cho Chiyono trong khi mang thùng nước, thế rồi thùng nước rơi xuống, vỡ tan, nước chảy hết, phản xạ mất đi, chứng ngộ xảy ra - chúng ta làm điều đó thành nghi lễ. đó là điều đã được làm trong nhà thờ, đền chùa, đền hồi giáo - thành nghi lễ.
Làm sao điều đó đã xảy ra cho Phật? Ngồi theo cùng cách đó, trồng cây bồ đề, ngồi dưới gốc nó với mắt nhắm, giống hệt như Phật - và bạn chỉ là kẻ ngu xuẩn. Bạn sẽ không trở thành một Phật, bạn đơn giản ngu xuẩn. Bằng không bạn đã không lặp lại nó. Nghi lễ được những kẻ ngốc lặp lại. Bởi vì nhiều hiểu biết này... rằng vấn đề không phải là việc ngồi dưới gốc cây bồ đề. Sự chuẩn bị lâu dài mà Phật đã trải qua, hàng triệu kiếp sống ông ấy đã trải qua - ông ấy là một cá tính duy nhất. Đây là điểm lẩy cò cuối cùng. Nó là điều kết thúc. Nhiều, nhiều kiếp nỗ lực, tìm kiếm... và thế rồi đến đỉnh điểm này.
Chỉ là ngẫu nhiên mà ông ấy ngồi dưới cây bồ đề. Đằng nào thì điều đó cũng xảy ra. nếu ông ấy không ngồi ở đó, thì thế nữa điều đó cũng vẫn xảy ra. Không nhất thiết là ông ấy phải ngồi - ông ấy có thể đã bước đi và điều đó sẽ xảy ra. Nó là kết thúc. Chỉ ngẫu nhiên mà ông ấy ngồi dưới cây bồ đề trong một tư thế đặc biệt. Tư thế này không phải là nguyên nhân, cái cây này không phải là nguyên nhân, cách ông ấy ngồi không phải là nguyên nhân. Nếu như nó là nguyên nhân, thế thì bạn có thể lặp lại nó. Đun nóng nước tới một trăm độ và nước bay hơi. Ngồi dưới gốc cây bồ đề đích xác theo tư thế của Phật, thậm chí còn hoàn hảo hơn ông ấy, và chứng ngộ xảy ra.
Không, nó không theo cách đó đâu. Và bạn đừng ngu ngốc, đừng theo đuôi một cách mù quáng, và đừng làm mọi thứ thành nghi lễ. Hiểu biết là cần thiết, không phải là nghi lễ. Ngồi theo tư thế của Phật là điều tốt, nhưng nhớ rõ rằng bạn không phải là Phật và cùng điểm lẩy cò đó sẽ không có tác dụng cho bạn - một cái gì đó khác. Và nếu bạn cứ theo Phật, theo hoàn toàn mù quáng, thế thì bạn có thể bỏ lỡ điểm lẩy cò của mình; đó mới là vấn đề, bởi vì điều đó sẽ không xảy ra cho nghi lễ lặp lại này, bạn phải tìm kiếm điểm lẩy cò riêng của mình. Nhận giúp đỡ của mọi chư phật, nhưng đừng mù quáng. Hiểu họ sâu sắc nhất mà bạn có thể hiểu được, bởi vì họ đã đạt tới - nhưng không có con đường.
Chiều hướng tâm linh cũng giống như bầu trời: không dấu vết nào còn để lại, bạn không thể đi theo được. Chim bay, không dấu vết nào để lại. Bầu trời vẫn còn trố ngrỗng, không con đường nào được tạo ra. Nó không giống như đất. Nếu nhiều người đi qua, thế thì đường nhỏ có đó; bạn có thể đi theo. Chiều hướng tâm linh là chiều hướng của trời, bởi vì nó không mang tính vật chất, nó không mang tính đất, không dấu vết nào để lại. Phật bay; bạn nhìn vào chuyến bay này, cái đẹp của nó, cái thoáng nhìn, ánh sáng; tận hưởng nó, hiểu nó, nhưng đừng cố gắng theo sau, đừng mù quáng. Mù quáng chẳng ích gì.
Chiyono đã trở nên chứng ngộ, và cách này không bao giờ là như vậy cho bất kì ai khác. phật đã không mang thùng nước, mà Mahavira không, Krishna không, Lão Tử không, Zarathustra không - không ai mang thùng nước cả. Và sau Chiyono nhiều người đã mang bởi vì điều đó dường như đơn giản thế. Bạn có thể xoay xở làm được điều đó, điều đó dường như đơn giản, không có khó khăn gì. Trăng tròn tháng nào cũng tới; bạn có thể đợi và làm lại điều đó.
Đừng thành nghi lễ. Nghi lễ không phải là tôn giáo. Nghi lễ là thứ phản tôn giáo nhất trên thế giới. Bạn là duy nhất - nhớ lấy. Và cái gì đó duy nhất đang sắp xảy ra cho bạn mà chưa bao giờ xảy ra trước đây, mà sẽ không bao giờ xảy ra lại lần nữa. Không chỉ dấu tay của bạn là duy nhất, linh hồn của bạn là duy nhất.
Tôi mới đọc một công trình khoa học chứng minh rằng mọi phần của thân thể đều duy nhất - không chỉ dấu tay: bạn có gan khác, một kiểu trái tim khác, một kiểu dạ dầy khác; không ai khác có cái đó. Và trong các sách giáo khoa nơi bạn đọc và thấy hình vẽ về dạ dầy, bạn sẽ không bao giờ thấy dạ dầy đó ở đâu cả; đó chỉ là cái trung bình, tưởng tượng. Nếu bạn nhìn vào dạ dầy của người thực thì chúng sẽ khác.
'Trung bình' không phải là chân lí; trung bình chỉ là xấp xỉ toán học, nó không phải là sự kiện. Sự kiện bao giờ cũng duy nhất. Bạn có kiểu hiện hữu khác và nó khác biệt theo đủ mọi cách. Và điều tốt và điều hay là các bạn đều khác nhau - không có sự lặp lại, không giống như xe Ford. Hàng triệu ô tô có thể được sản xuất ra tất cả đều giống nhau. Bạn không phải là máy, bạn là người. Và nhân cách của bạn là gì, nhân loại bao gồm những cái gì? Bạn khác với cái máy tại đâu? Tại tính duy nhất của mình. Máy là lặp lại được - chúng có thể được lặp lại - thay thế được. Bạn có thể thay chiếc xe Ford này bằng chiếc xe Ford khác; không có vấn đề gì. Nhưng không người nào có thể được thay thế, không bao giờ. Trong nở hoa duy nhất như vậy, điều đó chỉ xảy ra một lần.
Cho nên đừng mang tính nghi lễ - hiểu thôi. Để việc hiểu là luật, luật duy nhất phải được tuân theo.
Chiyono đã viết bài kệ này mãi về sau. Cô ấy tôn vinh hiện tượng này bằng bài kệ, bằng bài thơ. Cô ấy đã viết:
Cách này cách nọ
tôi đã cố giữ chiếc thùng gắn lại,
hi vọng tre yếu không bao giờ bị bục.
Bỗng nhiên đáy thùng bục ra.
Không còn nước nữa; không còn trăng trong nước - trống rỗng trong tay tôi.
Cách này cách nọ tôi đã cố giữ chiếc thùng gắn lại... Bạn đã cố gắng theo cách này cách nọ để giữ chiếc thùng được gắn lại. Bạn đã hỗ trợ cho tâm trí mình theo đủ mọi cách để vẫn còn gắn với nhau. Và tâm trí là rào chắn - còn bạn coi tâm trí là người bạn. Tâm trí là kẻ thù, và bạn đã hỗ trợ cho nó theo đủ mọi cách.
Tôi đang nói nhiều điều cho bạn, những điều chống lại tâm trí, còn bạn sẽ nhận những điều đó vào trong tâm trí mình và làm chúng thành hỗ trợ. Nếu bất kì điều gì tôi nói đều trở thành tri thức cho bạn, khi bạn rời tôi và đi xa tôi, bạn sẽ nhiều hiểu biết hơn. Thế thì, ngay cả những điều chống lại tâm trí cũng lại được chuyển thành hỗ trợ. Bất kì điều gì tôi nói, bạn đừng làm nó thành việc học, đừng làm nó thành tri thức của bạn. Thay vì thế, nhìn vào điều tôi đang nói và vứt bỏ tất cả những điều bạn biết. Đừng làm nó thành nghiện ngập mới cho tâm trí cũ của bạn.
Cách này cách nọ
tôi đã cố giữ chiếc thùng gắn lại,
hi vọng tre yếu không bao giờ bị bục.
Bạn có thể tìm được cái gì yếu hơn tâm trí không? Bạn có thể tìm được cái gì mỏng hơn ý nghĩ không? Bạn có thể tìm được cái gì bất lực hơn ý nghĩ không? Chẳng cái gì xảy ra từ chúng cả, chẳng cái gì bắt nguồn từ chúng cả; chúng liên tục. Chúng được làm từ cùng chất liệu như giấc mơ được làm ra - thực tế vô tồn tại, chỉ những xoáy lốc trong cái trống rỗng của bản thể bạn.
Bỗng nhiên đáy thùng bục ra - và Chiyono nói, 'Chẳng có gì về phần tôi cả. Thay vì thế, tôi đang làm điều ngược lại; giữ cho chiếc thùng được gắn lại theo cách này cách nọ và hi vọng rằng tre yếu không bao giờ bị bục. bỗng nhiên đáy thùng bục ra - tôi đã chẳng làm gì cả, điều đó không phải là việc làm của tôi.'
Bỗng nhiên đáy thùng bục ra.
Không còn nước nữa; không còn trăng trong nước - trống rỗng trong tay tôi.
'Và nước biến mất. Và thùng biến mất. Và chỉ cái trống rỗng trong tay tôi.'
Và đây là điều vị Phật là gì: trống rỗng trong tay. Khi bạn có cái trống rỗng trong tay, bạn có tất cả, bởi vì trống rỗng không phải là cái tiêu cực. Trống rỗng là cái tích cực nhất, bởi vì mọi thứ đều bắt nguồn từ cái trống rỗng. Tất cả mọi thứ này đều được sinh ra từ cái trống rỗng. Cái trống rỗng trong tay nghĩa là cội nguồn ở trong tay.
Hạt mầm có đó, nhỏ bé thế, và thế rồi một cây to lớn sinh ra. Cái cây này tới từ đâu vậy? Nhìn vào hạt mầm, đập nó ra, và thử tìm xem. Nếu bạn đập hạt mầm ra, bạn sẽ thấy cái trống rỗng ở đó. Từ cái trống rỗng đó mà cây to lớn này tới, từ cái trống rỗng đó mà toàn thể vũ trụ này tới - từ cái không mà sự hiện hữu này tới.
Trống rỗng trong tay tôi nghĩa là tất cả trong tay tôi - chính cội nguồn từ đó mọi thứ nảy sinh, và mọi thứ quay trở lại đó, trở về. Trống rỗng trong tay tôi nghĩa là tất cả trong tay tôi, mọi thứ trong tay tôi.
'Và bỗng nhiên nó đã xảy ra. Tôi không thể tự chúc mừng mình vì điều đó được. Bỗng nhiên nó xảy ra. Tôi đã làm điều ngược lại.'
Đó là lí do tại sao các thánh nhân bao giờ cũng nói... những người tin tưởng, hay những người dùng thuật ngữ Thượng đế, họ nói điều đó xảy ra qua ân huệ của ngài. Chiyono hay Phật tử không tin vào bất kì Thượng đế nào, họ không dùng cách tượng trưng đó. Cho nên Chiyono không thể nói, 'Từ ân huệ của ngài' - cô ấy không thể nói thế được. Eckhart sẽ nói, 'Từ ân huệ của ngài - không có phẩm chất nào về phần tôi cả. Tôi đã chẳng làm gì về điều đó. Tôi đã không gây ra nó.' Meera sẽ nói, 'Ân huệ của Krishna.' Theresa sẽ nói, 'Jesus và ân huệ của ngài.'
Phật tử không tin vào bất kì Thượng đế nhân cách hoá nào; cách tiếp cận của họ hoàn toàn vượ tra ngoài những biểu tượng nhân cách hoá. Họ không phải là người lấy con người làm trung tâm. Cho nên Chiyono không thể nói 'ân huệ', cô ấy đơn giản nói, 'Bỗng nhiên điều đó xảy ra,' nhưng ý nghĩa là một. 'Bỗng nhiên điều đó xảy ra. Tôi đang làm điều ngược lại. Mọi thứ đã biến mất: nước chảy mất, trăng biến mất - trống rỗng trong tay tôi.'
Và đây là chứng ngộ: khi trống rỗng trong tay bạn, khi mọi thứ là trống rỗng, khi không có ai cả, thậm chí không có bạn - bởi vì nếu bạn có đó, thùng có đó, cái thùng cũ. Nếu bạn không có đó và căn phòng hoàn toàn trống rỗng, sự hiện hữu của bạn không bị chất đầy bởi cái gì, bạn đã trở thành cội nguồn. Bạn đã đạt tới khuôn mặt nguyên thuỷ của Thiền.
Và đây là khoảnh khắc phúc lạc nhất có thể có. Và khoảnh khắc này trở thành vĩnh hằng - thế thì không có chấm dứt cho nó. Khoảnh khắc này trở thành vĩnh hằng. Thế thì bạn không bao giờ có thể trở thành bất kì cái gì khác được, bởi vì bạn không còn nữa. Ai có thể buồn? Ai có thể trong buồn rầu? Ai có thể thất vọng? Ai có thể ham muốn và cảm thấy chán nản? Cái trống rỗng không thể bị chán nản được. Cái trống rỗng không thể ham muốn. Cái trống rỗng không thể trông đợi bất kì điều gì, cho nên nó vẫn còn tuyệt đối trong phúc lạc, tuyệt đối phúc lạc.
Nếu bạn có, bạn sẽ khổ. Nếu bạn không có, không thể có khổ nào. Cho nên toàn bộ vấn đề là: Có hay không có?
Và Chiyono bỗng nhiên thấy rằng cô ấy không có: Trống rỗng trong tay.
Đủ cho hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét