Chương II - 2 tháng giêng năm 1979

Zorba Buddha
Phật Zorba
Osho

Chương II - 2 tháng giêng năm 1979


Buổi tối tại thính đường Trang Tử

Anand có nghĩa là phúc lạc, Sarmad là tên của bậc thầy Sufi, một trong những bậc thầy Sufi vĩ đại nhất của mọi thời đại. Ông cũng bị sát hại giống như Jesus.

Khi ông ấy bị sát hại, ông ấy nói “Ta là Thượng đế!” Đó là điều ông ấy đã nói đi nói lại và đó là nguyên nhân cái chết của ông ấy.

Một người nào đó nói “Ông đã không học được bài học nào. Ông bị giết, đầu ông sẽ bị rơi chỉ bởi tuyên bố này. Đã vậy, đến lúc chết ông vẫn không ăn năn hối lỗi”.

Ông ấy nói, “Các người đang nói về điều gì? Thậm chí khi đầu tôi rơi, nó vẫn nói như vậy ba lần”. Và câu chuyện đã xảy ra như thế này: đầu của ông ấy bị chém, nó bắt đầu lăn trên những bậc thang, cái đầu hét lên ba lần “Ta là Thượng đế!” đó là câu chuyện rất đẹp…

Trong sự sống hay trong cái chết thì con người thực là như nhau. Thậm chí, cái chết cũng không tạo ra khác biệt gì. Sống và chết cũng không liên quan, với con người thực, họ biết bộ mặt nguyên thủy của mình là luôn như vậy.

Khi con người đã biết sự thật vĩnh hằng thì không còn cái chết. Cơ thể có thể hoặc sẽ bị hủy hoại, bằng cách nào đó, vào một ngày nào đó nhưng có một cái gì đó trong bạn không thể hủy hoại và đó là phúc lạc. Biết điều đó là phúc lạc, biết “Ta là Thượng đế” là phúc lạc. Bằng việc biết “Ta là Thượng đế” bạn đang không từ chối tính thượng đế của bất kỳ ai khác, thực tế bạn còn tuyên bố tính thượng đế của mọi người. Mọi người được bao gồm trong tuyên bố đó, đó không phải là ích kỷ.

Hãy để điều đó trở thành câu thần chú và trong tĩnh lặng, trong sâu thẳm thâm tâm, bắt đầu cảm nhận “Ta là Thượng đế và mọi người cũng vậy”. Hãy để cho cảm giác đó lan tỏa khắp bản thể bạn. Trở thành Sarmad, trong cuộc sống và trong cả cái chết.

Sarmado. Nó cũng sẽ có nghĩa tương tự. Và điều đó cũng phải trở thành thiền của bạn: “Ta là Thượng đế”. Điều đó không có gì liên quan tới Ta. Trong cảm giác “Ta là Thượng đế” cái Ta bắt đầu tan biến. Thời điểm xuất hiện chỉ khi có tính Thượng đế và cái ta đã biến mất hoàn toàn. Chỉ còn hương thơm, chỉ còn cảm giác vô hình giữ lại; thậm chí bông hoa cũng không còn nữa. Thế thì con người đã trở về nhà. Con người đã vượt lên trên những thực tại thô ráp, con người đã đạt tới cốt lõi tối thượng.

Sự nhấn mạnh về Ta trong “Ta là Thượng đế” không phải ở Ta. Nếu nó là ở Ta thì toàn bộ giá trị đã bị lỡ. Sự nhấn mạnh là ở Thượng đế, dần dần Ta biến thành Thượng đế. Nếu sự nhấn mạnh là ở Ta, vậy thì dần dần Thượng đế biến mất và đó chỉ là bản ngã giả bộ. Cho nên câu thần chú là nguy hiểm: về mặt này là Ta, là thế giới này; về mặt kia là Thượng đế, là thế giới kia; và giữa hai là cây cầu nhỏ của “là”, của “đó là”.

Đầu tiên con người phải cảm nhận nhiều, rất nhiều “là” rất ít cái “Ta”, sau đó con người di chuyển trên cây cầu. Dần dần cái Ta để lại phía sau, sau đó thậm chí cái “là” cũng biến mất và chỉ còn lại tính Thượng đế.

Cái ta giống như là rễ. Cái “là” giống như bông hoa. Tính Thượng đế giống như hương thơm khi con người đã tới nơi, điều tối thượng đã xuất hiện và đó là phúc lạc!

Deva có nghĩa là linh thiêng, maharsh có nghĩa là nhà tiên tri. Sự thật không thể được nghĩ về; nó phải được nhìn thấy. Đó là vấn đề vè đạt được viễn cảnh mới, về đôi mắt mở rộng mới. Đôi mắt bình thường không thể như vậy, nó chỉ nhìn ra bên ngoài. Ẩn giấu ngay phía sau đôi mắt nó là khả năng nhìn vào bên trong. Con người trở thành nhà tiên tri khi họ bắt đầu nhìn vào bên trong. Và nhìn vào bên trong là cách duy nhất để biết chính mình, biết đấng cao cả linh thiêng, biết sự thật. Chúng là những tên khác nhau của cùng một thực tại.

Cho nên, ít nghĩ thôi, dần dần bỏ rơi hết nghĩ, bởi vì chỉ khi ý nghĩ dừng thì con người mới có thể nhìn vào trong. Nghĩ cản trở tầm nhìn. Nghĩ giống như những đám mây. Thậm chí nếu bạn nhìn vào trong bạn sẽ chỉ nhìn thấy những ý nghĩ và ý nghĩ lúc đó không phải bầu trời mà chỉ là những đám mây. Khi những đám mây không còn thì bầu trời quang đãng, tầm nhìn đơn giản và toàn bộ. Điều đó biến con người thành nhà tiên tri. Nhà tiên tri không phải là triết học, ông ta không suy xét về sự thật bởi ông ta biết nó.

Nhìn thấy là biết. Chỉ tin tưởng vào nhìn, không còn gì khác. Trừ khi bạn đã nhìn thấy nếu không thì tất cả những niềm tin của bạn chỉ là vô dụng. Và khi con người đã nhìn thì không cần thiết về niềm tin. Khi con người biết, vấn đề về tin không nẩy sinh. Người vô minh tin, người sáng suốt biết. Trở thành người biết bởi việc trở thành nhà tiên tri.

Madhurima có nghĩa là dịu dàng đáng yêu. Đó là tên ẩn dụ đáng yêu của tình yêu. Tình yêu là ngọt ngào và khi con người đang yêu thì sự ngọt ngào tuôn trào. Khi con người trở thành tình yêu thế thì họ là sự dịu dàng đáng yêu từ đầu đến chân. Trong mối quan hệ tình yêu, sự ngọt ngào đáng yêu đến và đi. Khi sự ngọt ngào đáng yêu ra đi thì chỉ còn lại nỗi đắng cay. Quan hệ tình yêu là nhịp điệu giữa ngọt ngào và đắng cay. Mối quan hệ tình yêu thực sự là mối quan hệ của yêu - ghét đến gần hơn và đi xa hơn.

Nhưng việc trở thành tình yêu là hoàn toàn khác. Bằng việc “Con người trở thành tình yêu” tôi ngụ ý không còn mối quan hệ nữa mà nó đơn giản là trở thành trạng thái. Trong trạng thái đó không còn bất kỳ khả năng nào cho đắng cay nảy sinh. Và duy nhất sự ngọt ngào dịu dàng sẽ được thỏa mãn, sẽ được mãn nguyện.

Tình yêu thông thường chỉ cho cái nhìn thoáng qua. Thực tế nó chưa bao giờ thỏa mãn; ngược lại nó làm cho khát khao hơn, thèm muốn hơn. Thay vì tạo ra sự mãn nguyện, nó lại tạo ra ngọn lửa âm ỉ của bất mãn, bởi vì bạn đã nhìn thấy một cái gì đó, nhưng nó lại đến và đi. Bạn đã nhìn thấy ánh sáng nhưng bóng tối lại quay trở lại. Nếu bạn đã không nhìn thấy ánh sáng thì hẳn bạn không gặp quá nhiều rắc rối; bạn hẳn đã thư giãn với bóng tối, bạn hẳn chấp nhận nó như là sự sống. Một vài giọt của tình yêu không thể cho phép bạn chấp nhận bóng tối như là sự thật. Nhưng chúng chỉ là những giọt sương và con người có thể được mãn nguyện chỉ khi đại dương tình yêu xuất hiện.

Đó là ý nghĩa của madhurima: khi con người trở thành chính tình yêu, tình yêu không thể định địa chỉ, không phải là mối quan hệ mà là trạng thái, là phẩm chất quan trọng của con người.

Saburo có nghĩa là kiên nhẫn vô hạn. Đó là yêu cầu nền tảng của sự phát triển tâm linh. Con người không thể vội vã. Nếu vội vã, sự phát triển là không thể. Tâm trí vội vã và sự phiền nhiễu và tâm trí hiện đại luôn vội vã. Nếu nó lỡ một cái gì đó, nó không kiên nhẫn; nó không thể chờ đợi.

Chính vì vậy, rất nhiều người trên thế gian đang nghĩ về thiền, cầu nguyện điều linh thiêng, nhưng chưa từng đạt được điều gì đáng kể. Lý do đơn giản rằng tại sao điều đó không xuất hiện, mặc dù mọi người khao khát một cách thành thực, đó là vì tâm trí họ không thể chờ đợi. Ý tưởng của họ về thiền gần như là cà phê hòa tan, họ muốn ngay lập tức. Và không phải là nó không thể xuất hiện ngay lập tức mà nó có thể xuất hiện, nhưng không phải vì bạn muốn nó. Đó là rào cản duy nhất. Nếu bạn thư giãn, kiên nhẫn, sẵn sàng chờ đợi lâu dài thì nó cũng có thể xuất hiện ngay lập tức. Bạn càng kiên nhẫn hơn thì khả năng xuất hiện của nó càng nhanh hơn. Bạn càng vội vã thì mục tiêu càng xa vời. Mọi người chạy đua nhưng không bao giờ tới nơi. Mọi người có thể ngồi trong tĩnh lặng thì lại đã tới nơi.

Đây là nghịch lý của người tìm kiếm. Nên nhớ điều đó: Thượng đế không xa, nhưng bạn vội vã cho nên ngài rất xa. Thượng đế rất gần với bạn, gần hơn bạn với chính bạn, gần hơn bạn với chính nhịp đập trái tim bạn. Nhưng bạn cần phải trong thư giãn hoàn toàn, cứ như thời gian là vô hạn và không có gì vội vã. Nếu nó xuất hiện bất kỳ lúc nào, điều đó là tốt; thậm chí nếu nó không xuất hiện thì cũng đừng lo lắng. Thế thì, nó xuất hiện bất ngờ! Nếu bạn có thể thỏa mãn với kiên nhẫn thì Thượng đế có thể xuất hiện ngay lập tức, ngay bây giờ. Cho nên hãy ghi nhớ điều đó!

Farid là bậc thầy Sufir vĩ đại. Sufir là những người theo con đường tình yêu, vẻ đẹp, âm nhạc, nhảy múa, lễ hội. Nó không phải là những người tu khổ hạnh, họ là những người vui chơi lễ hội.

Tôi cũng thuyết giảng rằng, con đường tới đấng cao cả linh thiêng không phải thông qua từ bỏ mà thông qua vui chơi hội hè. Không cần thiết phải khắc nghiệt với chính mình. Thực tế, bạn càng khắt khe với chính mình thì bạn càng gặp nhiều khó khăn hơn để vươn tới, bởi vì con người khắc nghiệt với chính mình về cơ bản cũng khắc nghiệt với đấng cao cả linh thiêng, bởi vì con người là ai nếu không phải là chính Thượng đế? Hành hạ chính mình bằng bất kỳ cách nào cũng chính là hành hạ Thượng đế, bởi vì không có ai khác ngoài chính bản thân mình. Hành hạ chính mình hoặc hành hạ những người khác thì cũng không có gì khác biệt: bạn đang luôn hành hạ Thượng đế.

Những vị Sufi nói “Yêu”. Những vị Sufi nói “Vui chơi lễ hội là món quà của cuộc đời! Hãy là người sáng tạo”. Tôn giáo thực sự buộc phải là sáng tạo. Chỉ có tôn giáo giả mới thuyết giảng hủy diệt, mới thuyết giảng mọi người bạo lực - với những người khác và cùng với chính mình - thuyết giảng mọi người nhưng phương pháp để trở thành ác tà và bạo dâm. Tôn giáo giả tạo ra bệnh tật; tôn giáo thực sự cho bạn tính toàn bộ, sự sáng suốt. Tình yêu là con đường của bạn và nhảy múa là phương pháp của bạn: đây là điều cần phải được ghi nhớ. Con đường ca hát và nhảy múa của bạn dẫn tới Thượng đế!

*


[Một sannyasin mới nói: tôi không biết thiền là làm gì. Tôi đã ngồi im lặng].

Rất tốt. Chỉ ngồi tĩnh lặng ít nhất một giờ mỗi ngày, không làm gì; đó là thiền. Nếu con người có thể thu xếp không làm gì trong một giờ, thế là đủ. Trong những thời điểm này, khi bạn không làm gì, bạn hoàn toàn tĩnh lặng; Thượng đế thấm vào bạn. Khi bạn đang không làm một cái gì, vậy thì ngài bắt đầu làm một cái gì đó trong bạn; khi bạn bận rộn, ngài không có cơ hội để làm việc với bạn. Khi bạn không bận rộn, khi bạn sẵn sàng với ngài, cởi mở, và thế thì những điều huyền diệu có thể xuất hiện với bạn.

Mọi người đều được quyền sống cùng những điều huyền diệu, nhưng chúng ta đã không cho phép chúng xuất hiện. Chúng ta sống cuộc đời theo cách quá khổ sở, quá ngu ngốc, quá lố bịch đến mức mọi người liên tục sống trong đau khổ mà không có lý do gì. Mọi danh tiếng thuộc về họ, mọi vẻ đẹp của tồn tại thuộc về họ và Thượng đế sẵn sàng rót phúc lành vô hạn, nhưng ngài không thể tìm ra con đường để tiếp cận mọi người, để vào họ. Mọi người không cho phép, thậm chí là một lối nhỏ; họ hoàn toàn khép kín.

Cho nên việc đó là điều hoàn toàn tốt. Chỉ đơn giản là ngồi một giờ trong ngày mà không làm bất kỳ điều gì, quá thư giãn bạn không còn là bạn. Đó là thiền: ở trong trạng thái của không-thực tại, của không-làm cứ như con người đã tan biến, đã bốc hơi. Chỉ một cái gì đó hoàn toàn trống rỗng, là cái không, chỉ ngồi đó.

Trở thành không và vào một ngày bạn sẽ nhìn thấy: cái không đó phải là trống rỗng. Thượng đế đã điền đầy nó; nó tràn đầy bởi tính Thượng đế.

*


[Sau đó sannyasin mới nói: tôi có bạn trai và đôi khi tôi cảm thấy rằng, tôi trở nên không nhận biết khi có sự hiện diện của anh ta.]

Điều đó cũng hoàn toàn tốt. Đôi khi mất sự nhận biết của bạn; đó là tình yêu. Đôi khi quên chính bạn; điều đó cũng tốt. Con người không nên trở thành đơn điệu, buồn tẻ. Con người nên có khả năng chuyển từ cực này tới cực khác. Điều đó làm cho cuộc sống giàu có hơn, nếu không nó lại trở thành buồn tẻ. Con người có thể chán ngấy với thiền và con người cũng có thể chán ngấy với tình yêu, nhưng con người không bao giờ chán ngấy nếu có khả năng chuyển từ thiền tới tình yêu, từ tình yêu tới thiền. Con người chưa bao giờ chán thì không thể buồn chán được, thế thì chính cuộc sống liên tục được làm mới.

Thiền có nghĩa là được một mình; tình yêu có nghĩa là cùng nhau. Thiền có nghĩa chỉ mình bạn; tình yêu có nghĩa là có người khác. Thiền là ta, mình ta, với ta; tình yêu là mi, mình mi, với mi và đôi khi dịch chuyển chính bạn từ trạng thái Ta tới trạng thái mi. Điều đó sẽ mang đến cho bạn nhiều sự giàu có hơn.

Đừng lo lắng về điều đó. Bất kỳ khi nào bạn cùng với người yêu của mình thì hãy ngụp thật sâu vào anh ta; và điều đó sẽ làm cho thiền của bạn sâu sắc và mãnh liệt hơn, nó sẽ không quấy nhiễu thiền của bạn. Bạn càng vào người khác sâu sắc hơn thì bạn sẽ càng có khả năng vào chính bạn sâu hơn. Liên tục vào người khác sâu hơn và bạn sẽ ngạc nhiên: bạn vào chính mình sâu sắc hơn. Và ngược lại, nếu bạn vào chính bạn sâu hơn, bạn cũng vào người khác sâu hơn. Đây là điều đơn giản nhưng là quy luật rất nền tảng. Cho nên hãy thu xếp cả hai và trở thành sự tổng hợp của tình yêu và thiền.

*


[Một sannyasin có mang sáu tháng hỏi về việc tham gia nhóm].

Điều đó sẽ có một chút khó khăn, nhưng tôi nghĩ đừng tham gia nhóm mà thực hiện một số ít buổi thiền cá nhân: xoa bóp, châm cứu, trị liệu bằng xoa bóp. Cả ba phương pháp sẽ đều có ích cho bạn và đứa trẻ và lần sau sẽ thực hiện theo nhóm. Lần này thì không tốt. Ngay từ lúc ban đầu, đứa trẻ sẽ bắt đầu hỏi “Ta là ai?” nếu bạn thực hành bài “Giác ngộ mạnh mẽ”! Điều đó sẽ quá mức đối với đứa bé tội nghiệp. Hãy chờ đã!

*


[Một cặp sannyasin xin đặt tên cho cộng đồng nhỏ gồm những căn lều bằng tre bên bờ sông, không xa với ashram].

Đây sẽ là tên: Fana. Fana là từ Sufi; nó có nghĩa là tan biến vào Thượng đế, hòa tan vào Thượng đế. Đó là trạng thái cao cả nhất, nơi bản ngã biến mất và Thượng đế xuất hiện, khi con người tan biến thành Thượng đế và được tái sinh. Fana có nghĩa là chết, về phía bạn, như là bạn - nhỏ bé, rời rạc, tách biệt với tồn tại; và được sinh ra như là toàn bộ - không bản ngã, vô hạn.

Cho nên hãy giúp mọi người tan biến chính họ thành Thượng đế!

Prem có nghĩa là tình yêu, surya có nghĩa là mặt trời - mặt trời tình yêu. Tình yêu có thể có hai dạng biểu cảm: một mà mặt trăng, hai là mặt trời. Nhưng đầu tiên, tình yêu phải sống như là mặt trời, chỉ khi đó nó mới có thể sống như là mặt trăng. Những người lỡ điều đầu tiên sẽ không bao giờ đạt được điều thứ hai. Mặt trời có nghĩa là tình yêu nồng nhiệt, sôi nổi, nóng bỏng. Trăng có nghĩa là tình yêu bình thản, không nồng nhiệt.

Mặt trời biểu hiện cho cuộc sống, say mê, khát khao, phiêu lưu, hướng ngoại, trải rộng. Trăng biểu hiện cho khía cạnh hoàn toàn khác: bình thản, tự chủ, tập trung, lặng lẽ.

Nhiều người hẳn thích tình yêu bình lặng, thanh thản, nhưng đơn giản là bạn không thể vào nó trừ khi bạn sống với tình yêu cháy bỏng. Cho nên năng lượng mặt trời phải được sử dụng như là bước đi tới năng lượng mặt trăng.

Mặt trăng giống như Phật, mặt trời giống như Zorba Hy Lạp. Nỗ lực của tôi ở đây là cây cầu nối giữa hai năng lượng này. Nhưng đầu tiên con người phải sống với cực đỉnh như mặt trời: thoải mái, nồng nhiệt, sôi nổi, đầy thử thách. Chỉ khi con người đã biết mọi khả năng biểu cảm của mình, chỉ khi đó con người hét lên “Mi đó ư!” với niềm vui sướng, chỉ khi đó con người có thể quay lại hành trình; con người xứng đáng để quay lại. Và khi con người quay trở lại, vòng tròn là hoàn hảo. Thế thì, tĩnh lặng, yên bình và thanh thản có đó. Và tình yêu bình lặng là hiện tượng kỳ diệu. Cho nên bạn phải sống với điều đầu tiên trước.

Bạn có một cái tên quá đẹp! Tình yêu nồng nhiệt, tình yêu dữ dội, tình yêu toàn bộ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho