Chương 04: Điên hay Thiền
Chương 04: Điên hay Thiền
Câu hỏi thứ nhất:
Thầy nói rằng chỉ có hai phương án cho con người, hoặc điên hoặc thiền. Nhưng hàng triệu người trên trái đất đã không đạt tới cái nào trong hai điều này. Thầy nghĩ họ sẽ đạt tới chăng?
Họ đã đạt tới rồi! Họ đã không đạt tới thiền, nhưng họ đã đạt tới điên. Và khác biệt giữa người điên ở trong nhà thương điên và người điên ở bên ngoài chỉ là ở mức độ. Không có khác biệt về chất, khác biệt chỉ là về lượng. Bạn có thể ít điên hơn, họ có thể nhiều điên hơn, nhưng người như người đó đang vậy là điên.
Tại sao tôi nói con người như người đó vậy là điên? Điên ngụ ý nhiều điều. Một, bạn không được định tâm. Nếu bạn không được định tâm bạn sẽ không lành mạnh. Không được định tâm, nhiều tiếng nói có trong bạn - bạn là nhiều, bạn là đa nhân cách. Và không ai là chủ trong nhà, và mọi kẻ hầu trong nhà đều đòi là người chủ. Có lẫn lộn, xung đột và vật lộn liên tục. Bạn ở trong nội chiến liên tục. Nếu cuộc nội chiến này mà không diễn ra thế thì bạn sẽ trong thiền. Nó liên tục ngày và đêm, trong hai mươi bốn giờ. Viết ra bất kì cái gì diễn ra trong tâm trí bạn trong vài phút, và trung thực vào. Viết ra đích xác bất kì cái gì đang diễn ra và bản thân bạn sẽ cảm thấy rằng đây là điên.
Tôi có một kĩ thuật đặc biệt tôi dùng với nhiều người. Tôi nói họ, ngồi trong một phòng đóng kín và thế rồi bắt đầu nói to, bất kì điều gì tới trong tâm trí. Nói to để cho bạn có thể nghe được. Mười lăm phút nói này và bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang nghe người điên. Ngớ ngẩn, không nhất quán, các mảnh mẩu không liên quan trôi nổi trong tâm trí - và đó là tâm trí của bạn đấy! Cho nên bạn có thể chín mươi chín phần trăm điên và ai đó khác đã đi qua biên giới, người đó đã đi ra ngoài một trăm phần trăm. Những người đã đi ra ngoài một trăm phần trăm, chúng ta để họ vào trong nhà thương điên. Chúng ta không thể để bạn vào nhà thương điên bởi vì không có nhiều nhà thương điên thế. Và không thể có được - thế thì toàn thể trái đất phải là nhà thương điên.
Khalil Gibran viết một giai thoại nhỏ. Ông ấy nói một trong những bạn của ông ấy đã trở nên điên cho nên người đó bị đưa vào nhà thương điên. Thế rồi chỉ từ tình yêu, từ bi, ông ấy tới gặp người đó, tới thăm người đó. Người đó đang ngồi dưới cây trong vườn của nhà thương điên, được bao quanh bởi một bức tường rất lớn. Khalil Gibran đi tới đó, ngồi bên cạnh người bạn mình trên ghế dài và hỏi người đó, “Anh có bao giờ nghĩ về tại sao anh ở đây không?”
Người điên cười và người đó nói, “Tôi ở đây bởi vì tôi muốn rời bỏ nhà thương điên lớn bên ngoài. Và tôi an bình ở đây. Trong nhà thương điên này - ông gọi nó là nhà thương điên - không ai điên cả.”
Người điên không thể nghĩ được rằng họ điên; đó là một trong những đặc trưng cơ sở của điên. Nếu bạn điên bạn không thể nghĩ được rằng bạn điên. Nếu bạn có thể nghĩ được bạn điên, có khả năng.... Nếu bạn có thể nghĩ và quan niệm rằng bạn điên, bạn vẫn còn chút ít lành mạnh. Tính điên đã không xuất hiện trong tính toàn bộ của nó. Cho nên đây là điều ngược đời: những người thực sự lành mạnh, họ biết rằng họ điên, và những người hoàn toàn điên, họ không thể nghĩ được rằng họ điên.
Bạn chưa bao giờ nghĩ rằng bạn điên: đó là một phần của điên. Bạn không được định tâm; bạn không thể lành mạnh. Lành mạnh của bạn chỉ là bên ngoài, được thu xếp. Ngay trên bề mặt bạn dường như lành mạnh. Đó là lí do tại sao, một cách liên tục, bạn phải lừa dối thế giới quanh bạn. Bạn phải che giấu nhiều, bạn phải giả vờ nhiều. Bạn không cho phép mọi thứ đi ra. Bạn có tính kìm nén: bạn có thể nghĩ cái gì đó nhưng bạn sẽ nói cái gì đó khác. Bạn đang giả vờ, và bởi vì việc giả vờ này bạn có thể có lành mạnh bề ngoài tối thiểu quanh bạn; bên trong bạn đang sôi lên.
Thỉnh thoảng có việc bùng phát. Trong giận dữ bạn bùng nổ và cái điên bạn đã từng che giấu lòi ra. Nó phá vỡ mọi điều chỉnh của bạn. Cho nên các nhà tâm lí nói giận dữ là điên tạm thời. Bạn sẽ thu lại cân bằng, bạn sẽ che giấu lại thực tại của bạn, bạn sẽ lại đánh bóng bề mặt của bạn - bạn sẽ lại trở thành lành mạnh. Và bạn sẽ nói rằng, “Điều đó là sai. Tôi đã làm nó mặc cho bản thân tôi. Tôi chưa bao giờ ngụ ý điều đó, cho nên thứ lỗi cho tôi.” Nhưng bạn đã ngụ ý điều đó! Điều đó còn thực hơn! Việc hỏi xin tha thứ này chỉ là giả vờ. Lần nữa bạn đang duy trì bề ngoài của bạn, mặt nạ của bạn.
Người lành mạnh không có mặt nạ. Mặt của người đó là nguyên thuỷ: dù người đó là bất kì cái gì, người đó là vậy. Người điên phải liên tục đổi mặt. Mọi khoảng khắc người đó phải dùng một mặt nạ khác cho các tình huống khác, cho các quan hệ khác. Cứ quan sát bản thân bạn đổi mặt mình mà xem: khi bạn đi tới vợ, bạn có mặt khác, khi bạn đi tới người yêu, bồ của bạn, bạn có mặt khác toàn bộ. Khi bạn nói với người hầu bạn có mặt nạ khác và khi bạn nói với ông chủ, một mặt khác toàn bộ. Có thể là người hầu của bạn đang đứng ở bên phải bạn và ông chủ đang đứng bên trái bạn - thế thì bạn có hai mặt đồng thời. Bên trái bạn có mặt này, bên phải bạn có mặt khác. Bởi vì với người hầu bạn không thể biểu lộ cùng mặt được; bạn không cần - bạn là ông chủ ở đó, cho nên một phía sẽ là 'ông chủ'. Bạn không thể biểu lộ 'mặt ông chủ' đó cho ông chủ của bạn được, bạn là người hầu ở đó; phía bên kia của bạn sẽ biểu lộ thái độ nô lệ.
Điều này liên tục diễn ra. Bạn không quan sát, đó là lí do tại sao bạn không nhận biết. Nếu bạn quan sát bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bạn điên. Bạn không có mặt nào - hay, mặt nguyên thuỷ đã bị mất. Lấy lại mặt nguyên thuỷ là điều thiền nghĩa là gì.
Cho nên Thiền sư nói, “Đi và tìm mặt nguyên thuỷ của ông, mặt ông đã có trước khi ông được sinh ra, mặt mà ông sẽ có khi ông đã chết.” Giữa sinh và tử bạn có những mặt giả. Bạn liên tục cứ lừa dối - và không chỉ lừa người khác: khi bạn đứng trước gương bạn tự lừa dối bản thân mình, bạn chưa bao giờ thấy mặt thực của bạn trong gương. Bạn không có dũng cảm ngần ấy để đối diện với bản thân mình. Mặt đó trong gương cũng là giả.
Bạn tạo ra nó, bạn tận hưởng nó; nó là mặt nạ được tô vẽ.
Chúng ta không chỉ đang lừa dối người khác, chúng ta cũng đang tự lừa dối bản thân mình. Thực sự, chúng ta không thể lừa được người khác nếu chúng ta đã không tự lừa mình. Cho nên chúng ta phải tin vào dối trá riêng của mình, chỉ thế thì chúng ta mới có thể làm cho người khác tin. Nếu bạn không tin vào dối trá của bạn, không ai khác sẽ bị lừa.
Và toàn thể điều phiền toái này mà bạn gọi là cuộc đời của bạn chẳng dẫn tới đâu cả. Nó là chuyện điên khùng. Bạn làm việc quá nhiều, bạn làm quá sức; bạn bước và chạy. Và toàn thể cuộc đời, bạn vật lộn và bạn không đạt tới đâu cả. Bạn không biết bạn tới từ đâu, bạn không biết bạn đang chuyển tới đâu, bạn đang đi đâu. Nếu bạn gặp một người trên đường và bạn hỏi người đó, “Ông tới từ đâu thưa ông?” và người đó nói, “Tôi không biết,” và bạn hỏi người đó, “Ông đang đi đâu,” và người đó nói, “Tôi không biết,” và dầu vậy người đó nói, “Đừng cản tôi, tôi đang vội,” bạn sẽ nghĩ gì về người đó? Bạn sẽ nghĩ người đó là điên.
Nếu bạn không biết bạn tới từ đâu và bạn đang đi đâu, thế thì vội làm gì? Nhưng đây là tình huống của mọi người, và mọi người đều trên đường. Cuộc sống là con đường - bạn bao giờ cũng ở giữa - và bạn không biết bạn đã tới từ đâu, bạn không biết bạn đang đi đâu. Bạn không có tri thức về cội nguồn, không có tri thức về mục đích, nhưng bạn đang vội lắm, làm mọi nỗ lực để chẳng đạt tới đâu cả.
Đây là kiểu lành mạnh gì? Và từ toàn thể vật lộn này thậm chí không có thoáng nhìn nào về hạnh phúc tới với bạn - thậm chí không các thoáng nhìn. Bạn đơn giản hi vọng một ngày nào đó, ở đâu đó, ngày mai, ngày kia - hay sau cái chết, trong kiếp sau nào đó - rằng hạnh phúc đang chờ đợi bạn. Đây chỉ là thủ đoạn để trì hoãn, chỉ để cho không cảm thấy quá khổ ngay bây giờ.
Bạn thậm chí không có những thoáng nhìn về phúc lạc. Đây là kiểu lành mạnh gì? Liên tục khổ - và qua khổ và trên khổ, khổ đó không được tạo ra bởi bất kì ai khác. Bạn tạo ra khổ của bạn. Đây là kiểu lành mạnh gì? Bạn liên tục tạo ra khổ của mình! Tôi gọi điều đó là điên.
Lành mạnh sẽ là điều này: bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bạn không được định tâm. Cho nên điều đầu tiên cần được làm là được định tâm, có được định tâm - có một trung tâm bên trong bản thân bạn từ đó bạn có thể dẫn dắt cuộc đời của bạn, từ đó bạn có thể tạo kỉ luật cuộc đời của bạn; có người chủ bên trong bạn từ đó bạn có thể chỉ đạo, bạn có thể di chuyển. Điều đầu tiên là được kết tinh, và thế rồi điều thứ hai sẽ là không tạo ra khổ cho bản thân bạn. Vứt mọi cái tạo ra khổ đi, mọi động cơ đó, ham muốn, hi vọng cái tạo ra đau khổ.
Nhưng bạn không nhận biết. Bạn đơn giản cứ làm nó, bạn không thấy rằng bạn tạo ra nó. Bất kì điều gì bạn làm, bạn đang gieo hạt mầm nào đó. Thế thì cây sẽ theo sau, và bất kì cái gì bạn đã gieo bạn sẽ gặt nó. Và bất kì khi nào bạn gặt cái gì đều có khổ, nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào những hạt mầm này mà bạn đã gieo. Bất kì khi nào đau khổ xảy ra cho bạn, bạn nghĩ nó tới từ đâu đó khác. Bạn nghĩ nó là ngẫu nhiên nào đó hay lực ác nào đó đang làm việc chống lại bạn. Cho nên bạn đã bịa ra Quỉ.
Quỉ chỉ là anh chàng giơ đầu chịu báng. Bạn là Quỉ; bạn tạo ra khổ của mình. Nhưng bất kì khi nào bạn khổ bạn đơn giản đổ điều đó lên đầu Quỉ: “Quỉ đang làm cái gì đó.” Thế thì bạn thoải mái. Thế thì bạn không bao giờ trở nên nhận biết về hình mẫu ngu xuẩn của cuộc sống, hình mẫu ngu si của cuộc đời.
Hay bạn gọi nó là số phận, hay bạn nói, “Thượng đế đang thử mình.” Nhưng bạn cứ né tránh sự kiện cơ sở là bạn là nguyên nhân duy nhất của bất kì điều gì xảy ra cho bạn. Và không cái gì là ngẫu nhiên. Mọi thứ đều có móc nối nhân quả - và bạn là nguyên nhân.
Chẳng hạn, bạn rơi vào tình yêu. Tình yêu cho bạn cảm giác, cảm giác rằng phúc lạc là ở đâu đó cận kề. Bạn cảm thấy lần đầu tiên rằng bạn được ai đó đón chào, ít nhất một người đón chào bạn. Bạn bắt đầu nở hoa. Ngay cả một người đón chào bạn, chờ đợi bạn, yêu bạn, chăm sóc cho bạn, bạn bắt đầu nở hoa. Ngay lúc bắt đầu... và thế thì ngay lập tức hình mẫu sai của bạn bắt đầu vận hành - bạn ngay lập tức muốn sở hữu người được yêu, người yêu.
Và sở hữu giết chết. Khoảnh khắc bạn sở hữu người yêu bạn đã giết chết. Thế thì bạn khổ. Thế thì bạn kêu và khóc và bạn nghĩ rằng người yêu là sai, số mệnh là sai, “Số phận không chiều mình.” Nhưng bạn không biết rằng bạn đã đầu độc tình yêu qua sở hữu, qua tính sở hữu.
Nhưng mọi người yêu đều đang làm điều đó, và mọi người yêu đều khổ. Yêu, điều có thể cho bạn phúc lành sâu sắc nhất, trở thành khổ sâu sắc nhất. Cho nên các nền văn hoá cũ, đặc biệt ở Ấn Độ vào thời xưa, đã hoàn toàn phá huỷ hiện tượng về yêu. Họ đã thu xếp hôn nhân cho trẻ em - không có khả năng rơi vào tình yêu, bởi vì yêu dẫn tới khổ. Điều này là hiện tượng được biết tới mức nếu bạn cho phép yêu, thế thì yêu dẫn tới khổ, cho nên tốt hơn cả đừng có khả năng đó. Để cho trẻ con, trẻ nhỏ được lấy nhau. Trước khi chúng có thể rơi vào tình yêu, để cho chúng được lấy nhau. Thế thì chúng sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì và chúng sẽ không trong khổ.
Nhưng yêu không bao giờ tạo ra khổ - chính bạn đầu độc nó. Yêu bao giờ cũng là vui vẻ, yêu bao giờ cũng là mở hội. Yêu là cực lạc sâu sắc nhất mà tự nhiên cho phép bạn, nhưng bạn phá huỷ nó. Cho nên chỉ để không rơi vào khổ, ở Ấn Độ và ở các nước cổ, cổ đại khác, khả năng của yêu đã hoàn toàn bị đóng lại. Vậy thì bạn sẽ không rơi vào khổ - nhưng thế thì bạn cũng đã bỏ lỡ chính cực lạc mà tự nhiên cho phép. Cho nên cuộc sống tầm thường sẽ có đó: không khổ, không sướng, chỉ cứ diễn ra bằng cách nào đó. Đây là điều hôn nhân đã từng là vậy trong quá khứ.
Bây giờ Mĩ đang thử, phương Tây đang thử làm sống lại tình yêu. Nhưng nhiều khổ đang tới qua điều đó, và sớm hay muộn các nước phương Tây sẽ phải quyết định cho hôn nhân trẻ con lần nữa. Vài nhà tâm lí học đã đề nghị rằng hôn nhân trẻ em nên được đem lại bởi vì tình yêu đang tạo ra nhiều khổ thế. Nhưng tôi lại nói, nó không phải là yêu. Yêu không thể tạo ra khổ được. Chính là bạn, hình mẫu điên khùng của bạn, tạo ra khổ - và không chỉ trong yêu, ở mọi nơi. Mọi nơi bạn nhất định đem tâm trí của bạn tới.
Chẳng hạn, nhiều người tới tôi. Họ bắt đầu thiền. Lúc ban đầu có chớp loé bất thần, nhưng chỉ lúc ban đầu. Một khi họ đã biết kinh nghiệm nào đó, một khi họ biết thoáng nhìn nào đó, mọi thứ dừng lại. Và họ tới tôi, khóc lóc và họ nói, “Cái gì xảy ra vậy? Cái gì đó đã sắp xảy ra, cái gì đó đã xảy ra, bây giờ mọi thứ đã dừng lại. Và chúng tôi đang cố gắng hết sức, nhưng chẳng cái gì, chẳng cái gì tới từ nó.”
Tôi bảo họ, “Điều đó đã xảy ra lần đầu tiên bởi vì bạn đã không mong đợi. Bây giờ bạn mong đợi cho nên toàn thể tình huống đã thay đổi. Khi bạn có cảm giác về vô trọng lượng lần đầu tiên, cảm giác về việc được rót đầy bởi cái gì đó không biết, cảm giác được mang khỏi cuộc sống chết của bạn, cảm giác về những khoảnh khắc cực lạc, bạn đã không mong đợi nó. Bạn chưa bao giờ biết tới những khoảnh khắc như vậy. Lần đầu tiên chúng rơi xuống bạn. Bạn đã không nhận biết. Đó là tình huống.
'Bây giờ bạn đang đổi tình huống. Bây giờ mọi ngày bạn ngồi cho thiền, bạn đang mong đợi. Bây giờ bạn tinh ranh, láu lỉnh, tính toán. Khi lần đầu tiên bạn có thoáng nhìn, bạn hồn nhiên, như đứa trẻ. Bạn chơi đùa với thiền, nhưng không có mong đợi. Thế thì nó đã xảy ra. Nó sẽ xảy ra lần nữa, nhưng thế thì bạn sẽ lại phải hồn nhiên.
'Bây giờ tâm trí bạn đang mang khổ của bạn vào, và nếu bạn cứ khăng khăng rằng 'Mình phải có kinh nghiệm này lặp đi lặp lại', bạn sẽ đánh mất nó mãi mãi. Chừng nào bạn còn chưa quên nó hoàn toàn, điều đó có thể mất nhiều năm. Chừng nào bạn chưa trở nên thiếu chú ý hoàn toàn rằng ở đâu đó trong quá khứ việc xảy ra như vậy đã có đó, thế thì khả năng này sẽ lại mở ra cho bạn.'
Điều này tôi gọi là điên. Bạn phá huỷ mọi thứ. Bất kì cái gì tới trong tay bạn, bạn lập tức phá huỷ nó. Và nhớ, cuộc sống cho bạn nhiều món quà, không được hỏi. Bạn chưa bao giờ hỏi cuộc sống, cuộc sống vẫn cho bạn nhiều món quà. Nhưng bạn phá huỷ mọi món quà, và mọi món quà có thể trở nên ngày một lớn hơn. Nó có thể lớn lên bởi vì cuộc sống chưa bao giờ cho bạn cái gì chết. Nếu yêu được trao cho bạn, nó có thể lớn lên. Nó có thể phát triển tới những chiều không biết, nhưng chính khoảnh khắc đầu tiên bạn phá huỷ nó.
Nếu thiền đã xảy ra cho bạn, cứ cảm thấy cám ơn với điều thiêng liêng và quên nó đi. Chỉ cảm thấy biết ơn, và nhớ cho rõ rằng bạn không có năng lực nào để có nó, bạn không có thẩm quyền theo bất kì cách nào để có nó; nó đã là món quà. Nó đã là việc tràn đầy của điều thiêng liêng. Quên nó đi. Đừng mong đợi nó, đừng đòi hỏi nó. Nó sẽ tới lại vào ngày hôm sau - sâu hơn, cao hơn, lớn hơn. Nó sẽ cứ bàng trướng ra, nhưng mọi ngày vứt nó đi khỏi tâm trí.
Không có kết thúc cho các khả năng của nó. Nó sẽ trở thành vô hạn; toàn thể vũ trụ sẽ trở thành cực lạc cho bạn. Nhưng tâm trí bạn phải bị vứt bỏ. Tâm trí bạn là điên. Cho nên khi tôi nói chỉ có hai phương án, điên và thiền, tôi ngụ ý tâm trí và thiền. Nếu bạn vẫn còn bị giới hạn trong tâm trí bạn sẽ vẫn còn điên. Chừng nào bạn chưa siêu việt lên trên tâm trí bạn không thể siêu việt lên trên điên được. Nhiều nhất bạn có thể là thành viên hoạt động của xã hội, có vậy thôi. Và bạn có thể là thành viên hoạt động của xã hội bởi vì toàn thể xã hội cũng giống như bạn. Mọi người đều điên, cho nên điên là qui tắc.
Trở nên nhận biết đi - và đừng nghĩ rằng người khác điên; cảm thấy điều đó sâu sắc rằng bạn điên và cái gì đó phải được làm. Ngay lập tức! Nó là khẩn cấp! Đừng trì hoãn nó bởi vì một khoảnh khắc có thể tới khi bạn không thể làm được gì. Bạn có thể điên tới mức bạn không thể làm được gì.
Ngay bây giờ bạn có thể làm cái gì đó. Bạn vẫn ở bên trong các giới hạn. Cái gì đó có thể được làm, nỗ lực nào đó có thể được làm; hình mẫu có thể được thay đổi. Nhưng một khoảnh khắc có thể tới khi bạn không thể làm được gì, khi bạn đã trở nên bị tan nát hoàn toàn và bạn thậm chí đã mất ý thức.
Nếu bạn có thể cảm thấy rằng bạn điên, điều này là dấu hiệu rất hi vọng. Nó chứng tỏ bạn có thể trở nên tỉnh táo hướng tới thực tại riêng của bạn. Cánh cửa có đó, bạn có thể trở nên thực sự lành mạnh. Ít nhất lành mạnh chừng này là có đó - rằng bạn có thể hiểu.
Câu hỏi thứ hai:
Năng lực của tri thức đúng là một trong năm khả năng của tâm trí, nhưng nó không phải là trạng thái của vô trí. Thế thì làm sao có thể có chuyện là bất kì cái gì người ta thấy qua trung tâm này là đúng? Trung tâm này của tri thức đúng có vận hành sau chứng ngộ không, hay thậm chí một thiền nhân, một sadhak, có thể hiện hữu cùng trung tâm này không?
Vâng, trung tâm của tri thức đúng, praman, là tĩnh lặng bên trong tâm trí. Dốt nát là của tâm trí, tri thức cũng là của tâm trí. Khi bạn đi ra ngoài tâm trí không có cái nào; không có dốt nát không có tri thức. Tri thức cũng là bệnh tật. Nó là bệnh tốt, bệnh vàng, nhưng nó là bệnh. Cho nên thực sự, không thể nói được rằng Phật biết, không thể nói được rằng ông ấy không biết. Ông ấy đã đi ra ngoài. Liệu ông ấy là người biết hay là kẻ dốt nát, chẳng cái gì có thể được khẳng định về điều đó.
Khi không có tâm trí, làm sao bạn có thể biết hay không biết? Việc biết là qua tâm trí, việc không biết cũng là qua tâm trí. Qua tâm trí bạn có thể biết một cách sai, qua tâm trí bạn có thể biết một cách đúng. Khi không có tâm trí, tri thức và dốt nát cả hai đều dừng. Điều này sẽ là khó hiểu, nhưng nó là dễ nếu bạn đi theo: tâm trí biết, cho nên tâm trí có thể là dốt nát; khi không có tâm trí làm sao bạn có thể là dốt nát và làm sao hạn có thể là việc biết? Bạn hiện hữu, nhưng việc biết và việc không biết, cả hai đều đã dừng lại.
Tâm trí có hai trung tâm: một, trung tâm của tri thức đúng. Nếu trung tâm đó vận hành nó bắt đầu vận hàng qua việc tập trung, thiền, suy tư, nguyện - thế thì bất kì cái gì bạn biết cũng là đúng. Có trung tâm sai: nó vận hành nếu bạn ngủ, sống trong trạng thái tựa thôi miên, say sưa với cái gì đó hay cái khác - dục, âm nhạc, ma tuý hay bất kì cái gì.
Bạn có thể bị nghiện với thức ăn, thế thì nó trở thành say sưa. Bạn có thể ăn quá nhiều. Bạn điên, bị ám ảnh, với thức ăn. Thế thì thức ăn trở thành giống như rượu. Bất kì cái gì chiếm quyền sở hữu tâm trí bạn, bất kì cái gì không có nó bạn không thể sống được, nó trở thành gây say. Cho nên nếu bạn sống qua chất gây say thế thì trung tâm tri thức sai của bạn vận hành và bất kì cái gì bạn biết cũng là sai, không đúng. Bạn sống trong thế giới của dối trá.
Nhưng cả hai trung tâm này đều thuộc về tâm trí. Khi tâm trí bị mất đi và thiền đã đi tới tính toàn bộ của nó.... Trong tiếng Phạn chúng ta có hai thuật ngữ: một thuật ngữ là dhyana - dhyana nghĩa là thiền; và thuật ngữ kia là samadhi. Samadhi nghĩa là thiền hoàn hảo, nơi ngay cả hành thiền cũng đã trở nên không cần thiết, nơi ngay cả hành thiền cũng là vô nghĩa. Bạn không thể làm được nó, bạn đã trở thành nó - thế thì nó là samadhi.
Trong trạng thái này của samadhi không có tâm trí. Và không có tri thức không có dốt nát, chỉ có hiện hữu thuần khiết. Hiện hữu thuần khiết này là chiều khác toàn bộ. Nó không phải là chiều của việc biết, nó là chiều của hiện hữu.
Ngay cả một người như vậy, một Phật hay một Jesus, muốn trao đổi với bạn, người đó sẽ phải dùng tâm trí. Với trao đổi người đó sẽ phải dùng tâm trí. Và nếu bạn hỏi câu hỏi nào đó người đó sẽ phải dùng trung tâm tâm trí của mình về tri thức đúng. Tâm trí là công cụ của trao đổi, của suy nghĩ, của việc biết.
Nhưng khi bạn không hỏi cái gì và Phật đang ngồi dưới cây bồ đề, ông ấy không là người dốt không là người biết. Ông ấy ở đó. Thực ra, không có khác biệt giữa cây và Phật. Có khác biệt, nhưng theo một cách nào đó không có khác biệt. Ông ấy đã trở thành dường như là cây; ông ấy chỉ tồn tại. Không có chuyển động, thậm chí của tri thức. Mặt trời sẽ mọc nhưng ông ấy sẽ không biết rằng mặt trời đã mọc. Không phải là ông ấy sẽ vẫn còn là người dốt - không, đơn giản điều đó bây giờ không phải là chuyển động của ông ấy. Ông ấy đã trở thành im lặng, tĩnh lặng tới mức không cái gì chuyển động. Ông ấy giống hệt như cây. Cây là dốt nát toàn bộ. Hay, bạn có thể nói cây ở ngay dưới tâm trí; tâm trí đã không bắt đầu vận hành. Cây sẽ trở thành người trong kiếp nào đó, cây sẽ trở thành điên như bạn trong kiếp nào đó... và cây sẽ thử thiền trong kiếp nào đó, và cây cũng sẽ trở thành vị Phật một ngày nào đó. Cây là ở dưới tâm trí, và Phật ngồi dưới cây là ở bên ngoài tâm trí. Họ cả hai đều vô tâm trí. Một đằng là tĩnh lặng để đạt tới tâm trí và một đằng đã đạt tới và đã vượt qua nó.
Cho nên khi tâm trí được siêu việt lên, khi vô trí được đạt tới, bạn là hiện hữu thuần khiết, satchitananda. Không có việc xảy ra trong bạn. Không có hành động không có việc biết - nhưng điều đó là khó cho chúng ta....
Kinh sách cứ nói rằng mọi nhị nguyên được siêu việt lên. Tri thức cũng là một phần của nhị nguyên - dốt nát, tri thức. Nhưng cái gọi là thánh nhân cứ nói rằng Phật đã trở thành ‘người biết’. Thế rồi chúng ta níu bám lấy nhị nguyên này. Đó là lí do tại sao Phật chưa bao giờ trả lời. Nhiều lần, hàng triệu lần điều đó đã được hỏi với ông ấy, “Điều gì xảy ra khi một người trở thành vị Phật?” Ông ấy vẫn còn im lặng. Ông ấy nói, “Trở thành và biết.” Không cái gì có thể được nói về điều xảy ra bởi vì bất kì cái gì có thể được nói sẽ được nói theo ngôn ngữ của bạn. Và ngôn ngữ của bạn về căn bản là nhị nguyên cho nên bất kì cái gì có thể được nói đều sẽ là không đúng.
Nếu người ta nói rằng ông ấy biết điều đó sẽ không đúng, nếu người ta nói rằng ông ấy đã trở thành bất tử điều đó sẽ không đúng, nếu người ta nói rằng bây giờ ông ấy đã đạt tới phúc lạc điều đó sẽ không đúng - bởi vì mọi nhị nguyên biến mất. Khổ biến mất, sướng biến mất. Dốt nát biến mất, tri thức biến mất. Tối biến mất, sáng biến mất. Chết biến mất, sống biến mất. Không cái gì có thể được nói. Hay, chỉ chừng này có thể được nói - rằng bất kì cái gì bạn có thể nghĩ đều sẽ không có đó, bất kì cái gì bạn có thể quan niệm tới sẽ không có đó. Và cách duy nhất là trở thành cái đó. Chỉ thế thì bạn mới biết.
Câu hỏi thứ ba:
Thầy nói rằng nếu chúng ta thấy linh ảnh về Rama hay rằng chúng ta đang nhảy múa cùng Krishna, phải nhớ đó chỉ là tưởng tượng. Nhưng đêm hôm nọ thầy nói rằng nếu chúng ta cảm nhận chúng ta có thể trao đổi được với Christ, Phật hay Krishna ngay bây giờ. Trao đổi đó có phải cũng là tưởng tượng khi nó xảy ra, hay có trạng thái thiền trong đó Christ hay Phật thực sự ở đó?
Hơi khó chút ít để được hiểu....
Điều thứ nhất: trong một trăm trường hợp, chín mươi chín trường hợp sẽ là của tưởng tượng. Bạn tưởng tượng: đó là lí do tại sao với người Ki tô giáo Krishna không bao giờ xuất hiện trong linh ảnh; với người Hindu Mohammed không bao giờ xuất hiện trong linh ảnh của người đó. Để Mohammed và Jesus ra; họ xa xôi rồi. Nhưng với người Jaina, Rama không bao giờ xuất hiện trong linh ảnh của người đó - không thể xuất hiện được. Với người Hindu Mahavira không bao giờ xuất hiện. Tại sao? - bạn không có tưởng tượng nào về Mahavira.
Nếu bạn được sinh ra là người Hindu bạn đã được nạp vào với khái niệm về Rama và Krishna. Nếu bạn được sinh ra là người Ki tô giáo bạn đã được nạp vào - máy tính của bạn, tâm trí của bạn, đã được nạp vào - bằng hình ảnh của Jesus. Bất kì khi nào bạn bắt đầu thiền hình ảnh được nạp vào đó lại tới trong tâm trí; nó nhoáng lên trong tâm trí.
Jesus xuất hiện cho bạn, Jesus chưa bao giờ xuất hiện cho người Do Thái. Và ông ấy là người Do Thái. Ông ấy đã được sinh ra là người Do Thái, ông ấy chết đi là người Do Thái, nhưng ông ấy chưa bao giờ xuất hiện cho người Do Thái bởi vì họ chưa bao giờ tin vào ông ấy. Họ nghĩ ông ấy chỉ là kẻ lang thang, họ đã đóng đinh ông ấy như kẻ tội phạm. Jesus chưa bao giờ xuất hiện cho người Do Thái; ông ấy thuộc vào người Do Thái, ông ấy có máu và xương Do Thái.
Tôi đã nghe một chuyện đùa rằng trong thời Đức quốc xã lính của Hitler đã giết người Do Thái trong một thị trấn. Họ đã giết nhiều người. Vài người Do Thái trốn thoát. Hôm đó là sáng chủ nhật. Họ đã trốn thoát; họ đi vào trong nhà thờ bởi vì họ nghĩ rằng chắc đó là chỗ ẩn trốn tốt nhất, nhà thờ Ki tô giáo. Nhà thờ đầy những người Ki tô giáo, lúc đó là sáng chủ nhật. Cho nên vài người, một tá người Do Thái ẩn trốn ở đó.
Nhưng lính nhận được tin rằng một số người Do Thái đã vào nhà thờ và họ đang trốn ở đó. Thế là họ đi vào nhà thờ; họ nói với linh mục, “Dừng buổi lễ lại!” Viên chỉ huy lính đi tới diễn đàn và nói, “Các ông không thể lừa được chúng tôi. Có vài người Do Thái trốn ở đây. Cho nên bất kì ai là người Do Thái phải đi ra và đứng vào một hàng. Nếu các ông tuân theo lệnh của chúng ta các ông có thể cứu được bản thân mình. Nếu ai đó cố lừa dối, người đó sẽ bị giết ngay lập tức.”
Thế là dần dần, những người Do Thái bước ra khỏi nhà thờ và họ đứng vào một hàng. Thế rồi đột nhiên cả đám đông trong nhà thờ trở nên nhận biết rằng Jesus đã biến mất, bức tượng của Jesus. Ông ấy cũng là người Do Thái cho nên ông ấy đã đứng ra bên ngoài trong hàng!
Nhưng Jesus chưa bao giờ xuất hiện cho người Do Thái. Ông ấy không phải là người Ki tô giáo, ông ấy chưa bao giờ thuộc về bất kì nhà thờ Ki tô giáo nào. Nếu ông ấy quay lại ông ấy sẽ không nhận nhà thờ Ki tô giáo, ông ấy sẽ đi tới giáo đường Do Thái; ông ấy sẽ đi tới cộng đồng Do Thái. Ông ấy sẽ tới thăm giáo sĩ, ông ấy không thể đi tới thăm linh mục Cơ đốc giáo hay Tin Lành được. Ông ấy không biết. Nhưng ông ấy chưa bao giờ xuất hiện cho người Do Thái bởi vì ông ấy chưa bao giờ là hạt mầm trong tưởng tượng của họ. Họ đã từ chối ông ấy, cho nên hạt mầm không có đó.
Cho nên bất kì cái gì xảy ra, chín mươi chín phần trăm khả năng là ở chỗ nó có thể chỉ là tri thức, khái niệm, hình ảnh đã được nạp vào: chúng nhoáng lên trước tâm trí bạn. Và khi bạn bắt đầu thiền bạn trở nên nhạy cảm. Bạn trở nên nhạy cảm tới mức bạn có thể trở thành nạn nhân của tưởng tượng của bạn. Và tưởng tượng sẽ có vẻ thực thế, và không có cách nào để phán xét liệu nó là thực hay không thực.
Chỉ trong một phần trăm trường hợp sẽ không phải là tưởng tượng, nhưng làm sao biết được? Trong một phần trăm trường hợp đó sẽ không có hình ảnh, thực sự. Bạn sẽ không cảm thấy Jesus đang đứng trước bạn bị đóng đinh, bạn sẽ không cảm thấy Krishna đứng trước bạn và bạn nhảy múa cùng ông ấy. Bạn sẽ cảm thấy sự hiện diện nhưng sẽ không có hình ảnh, nhớ điều này. Bạn sẽ cảm thấy việc giáng xuống của sự hiện diện thiêng liêng. Bạn sẽ được rót đầy với cái gì đó không biết, nhưng không có hình dạng nào. Sẽ không có Krishna nhảy múa và sẽ không có Jesus bị đóng đinh sẽ không có Phật ngồi trong tư thế siddhasan, không! Sẽ đơn giản có sự hiện diện, sự hiện diện sống mà tuôn chảy bên trong bạn, trong và ngoài. Bạn được tràn ngập, bạn ở trong đại dương của nó.
Jesus sẽ không ở trong bạn, bạn sẽ ở trong Jesus; điều đó sẽ là khác biệt. Krishna sẽ không ở trong tâm trí bạn, hình ảnh; bạn sẽ ở trong Krishna. Nhưng thế thì Krishna sẽ là vô hình dạng. Nó sẽ là kinh nghiệm nhưng không là hình ảnh.
Thế thì tại sao gọi nó là Krishna? Sẽ không có hình dạng. Sao gọi nó là Jesus? Đây đơn giản là biểu tượng, biểu tượng ngôn ngữ. Bạn quen với từ ‘Jesus’ cho nên khi sự hiện diện đó tràn ngập bạn và bạn trở thành một phần của nó, một phần rung động của nó, khi bạn trở thành một giọt nước trong đại dương đó, làm sao diễn đạt được nó? Bạn biết từ hay nhất cho bạn có thể là ‘Jesus’ hay từ hay nhất có thể là ‘Phật’ hay ‘Krishna’ - những từ này được nạp vào trong tâm trí cho nên bạn phải chọn những từ này để chỉ tới sự hiện diện đó.
Nhưng sự hiện diện đó không phải là hình ảnh, nó không phải là mơ. Nó không phải là linh ảnh chút nào. Bạn có thể dùng Jesus, bạn có thể dùng Krishna, bạn có thể dùng Christ, hay bất kì cái gì - bất kì cái tên nào có hấp dẫn với bạn, bất kì cái tên nào có hấp dẫn tình yêu với bạn, cái đó là tuỳ bạn. Từ đó và cái tên đó và hình ảnh đó sẽ tới từ tâm trí bạn, nhưng bản thân kinh nghiệm này là vô hình ảnh. Nó không phải là tưởng tượng.
Một linh mục Cơ đốc giáo tới thăm một Thiền sư, Nan-in. Nan-in chưa bao giờ nghe nói tới Jesus, cho nên linh mục Cơ đốc giáo này nghĩ, “Điều tốt đây. Mình phải đi và đọc một số đoạn trong Bài giảng trên núi, và mình sẽ xem Nan-in này phản ứng thế nào. Và mọi người nói rằng ông ấy đã chứng ngộ.”
Thế là linh mục Cơ đốc giáo đó đi tới Nan-in và ông ta nói, “Thưa thầy, tôi là người Ki tô giáo, và tôi có một cuốn sách và tôi thích nó lắm. Tôi muốn đọc một cái gì đó từ nó chỉ để biết ông đáp ứng thế nào, ông phản ứng thế nào.” Thế là ông ấy đọc vài dòng trong Bài giảng trên núi, kinh Tân Ước. Ông ấy dịch nó sang tiếng Nhật Bản bởi vì Nan-in chỉ có thể hiểu được tiếng Nhật Bản.
Khi ông ấy bắt đầu dịch, toàn thể mặt Nan-in thay đổi hoàn toàn. Nước mắt bắt đầu chảy từ mắt ông ấy và ông ấy nói, “Đây là lời của Phật.”
Linh mục Ki tô giáo nói, “Không, không, đây là lời của Jesus.”
Nhưng Nan-in nói, “Bất kì cái tên gì ông đưa ra, tôi cảm thấy đây là lời của Phật, bởi vì tôi biết mỗi Phật và những lời này có thể tới chỉ qua Phật. Và nếu ông nói chúng đã tới qua Jesus, thế thì Jesus là vị Phật; điều đó không tạo ra khác biệt gì. Thế thì tôi sẽ nói cho các đệ tử của tôi rằng Jesus là một Phật tử.”
Đây sẽ là cảm giác này. Nếu bạn cảm thấy sự hiện diện của điều thiêng liêng, thế thì các cái tên là không quan trọng. Các tên nhất định là khác nhau với mọi người bởi vì tên tới từ giáo dục, tên tới từ văn hoá, tên tới từ giống nòi mà bạn thuộc vào. Nhưng kinh nghiệm đó không thuộc vào xã hội nào, kinh nghiệm đó không thuộc vào văn hoá nào, kinh nghiệm đó không thuộc vào tâm trí bạn, chiếc máy tính - nó thuộc vào bạn.
Cho nên nhớ lấy, nếu bạn thấy linh ảnh, chúng là tưởng tượng. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy sự hiện diện, vô hình, kinh nghiệm tồn tại - được bao trong chúng, được hội nhập trong chúng, tan chảy trong chúng - thế thì bạn thực sự trong tiếp xúc.
Bạn có thể gọi sự hiện diện đó là Jesus, bạn có thể gọi sự hiện diện đó là Phật, điều đó là tuỳ ở bạn; nó không tạo ra khác biệt gì. Jesus là vị Phật và Phật là một Christ. Những người đã vượt ra ngoài tâm trí, họ cũng đã đi ra ngoài nhân cách. Họ cũng đã đi ra ngoài hình dạng. Nếu Jesus và Phật đứng cùng nhau, sẽ có hai thân thể nhưng một linh hồn. Sẽ có hai thân thể nhưng không hai sự hiện diện... một sự hiện diện.
Điều đó cũng giống như bạn để hai ngọn đèn trong phòng. Đèn có hai, hai thân thể của chúng, nhưng ánh sáng đã trở thành một. Bạn không thể phân ranh giới rằng ánh sáng này thuộc về đèn này và ánh sáng kia thuộc về đèn kia. Ánh sáng đã hội nhập. Chỉ phần vật chất của đèn là còn tách rời, nhưng phần phi vật chất đã trở thành một.
Nếu Phật và Jesus lại gần, nếu họ đứng cùng nhau, bạn sẽ thấy hai ngọn đèn, tách rời, nhưng ánh sáng của chúng đã hội nhập. Chúng đã trở thành một. Tất cả những người đã biết tới chân lí đều đã trở thành một. Tên của họ là khác đối với tín đồ của họ; với họ, bây giờ không có tên.
Câu hỏi thứ tư:
Xin thầy giải thích liệu nhận biết có cũng là một trong các biến thể của tâm trí không.
Không, nhận biết không phải là một phần của tâm trí. Nó chảy qua tâm trí, nhưng nó không là một phần của tâm trí. Nó cũng giống như bóng đèn này: điện chạy qua nó, nhưng điện không là một phần của bóng đèn. Nếu bạn đập bóng đèn ra bạn đã không phá vỡ điện. Cách diễn đạt sẽ bị cản trở, nhưng tiềm năng vẫn còn bị giấu kín. Bạn để chiếc bóng đèn khác và điện bắt đầu chạy qua.
Tâm trí là công cụ. Nhận biết không phải là một phần của nó, nhưng nhận biết chảy qua nó. Khi tâm trí được siêu việt lên, nhận biết vẫn còn trong bản thân nó. Đó là lí do tại sao tôi nói ngay cả vị Phật sẽ phải dùng tâm trí nếu ông ấy nói với bạn, nếu ông ấy quan hệ với bạn, bởi vì thế thì ông ấy sẽ cần tuôn chảy, chảy từ cái ao bên trong của ông ấy. Ông ấy sẽ phải dùng công cụ, phương tiện, và thế thì tâm trí sẽ vận hành. Nhưng tâm trí chỉ là xe cộ.
Bạn đi trong xe cộ, nhưng bạn không phải là xe cộ. Bạn đi trong ô tô hay bạn bay trong máy bay, nhưng bạn không là phương tiện. Tâm trí chính là phương tiện. Và bạn không dùng tâm trí tới toàn bộ năng lực của nó. Nếu bạn dùng nó tới toàn thể năng lực của nó, nó sẽ trở thành tri thức đúng.
Chúng ta đang dùng tâm trí của mình kiểu như ai đó có thể dùng máy bay làm xe bus. Bạn có thể cắt cánh máy bay và dùng nó như xe bus trên đường. Điều đó cũng được, nó sẽ làm việc như xe bus - nhưng bạn ngu. Xe bus đó có thể bay được! Bạn không dùng nó theo đúng năng lực của nó.
Bạn đang dùng tâm trí của bạn cho mơ, tưởng tượng, điên khùng. Bạn đã không dùng nó, bạn đã cắt cánh. Nếu bạn dùng nó có cánh, nó có thể trở thành tri thức đúng, nó có thể trở thành trí huệ. Nhưng điều đó nữa cũng là một phần của tâm trí, điều đó nữa là phương tiện. Người dùng vẫn còn ở đằng sau; người dùng không thể là cái được dùng. Bạn đang dùng nó, bạn là nhận biết. Và mọi nỗ lực vì thiền nghĩa là biết nhận biết này trong tính thuần khiết của nó, không có bất kì trung gian nào. Một khi bạn biết nó mà không có bất kì công cụ nào.... Bạn có thể biết nó. Và điều này có thể được biết chỉ khi tâm trí đã dừng vận hành. Khi tâm trí đã dừng vận hành bạn sẽ trở nên nhận biết rằng nhận biết có đó, bạn được tràn đầy với nó. Tâm trí chỉ là phương tiện, lối chuyển. Bây giờ nếu bạn muốn bạn có thể dùng tâm trí, nếu bạn không muốn bạn không cần dùng nó.
Thân thể, tâm trí, cả hai đều là xe cộ. Bạn không phải là xe cộ, bạn là người chủ ẩn đằng sau những xe cộ này. Nhưng bạn đã quên hoàn toàn. Và bạn đã trở thành chiếc xe, bạn đã trở thành xe cộ. Đây là điều Gurdjieff gọi là đồng nhất. Đây là điều ở Ấn Độ các nhà yogi đã gọi là tadatmya, trở thành một với cái gì đó mà bạn không có.
Câu hỏi thứ năm:
Xin thầy giải thích làm sao có thể chỉ bằng việc nhìn, bằng việc chứng kiến những việc ghi lại trong tế bào não, cội nguồn của quá trình ý nghĩ có thể dừng hiện hữu.
Chúng không bao giờ dừng hiện hữu, nhưng chỉ bằng việc chứng kiến sự đồng nhất bị phá vỡ. Phật đã sống trong thân thể ông ấy trong bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy, thân thể không dừng lại. Một cách liên tục, trong bốn mươi năm ông ấy đã nói, giải thích, làm cho mọi người hiểu điều đã xảy ra cho ông ấy và cách cùng điều đó có thể xảy ra cho họ. Ông ấy đã dùng tâm trí, tâm trí đã không dừng lại. Và khi ông ấy quay về thị trấn quê nhà sau mười hai năm ông ấy đã nhận bố mình, ông ấy đã nhận vợ mình, ông ấy đã nhận con mình. Tâm trí có đó, kí ức có đó; nếu không việc nhận ra là không thể được. Tâm trí đã không thực dừng lại.
Khi chúng ta nói tâm trí dừng lại, chúng ta ngụ ý sự đồng nhất của bạn bị phá vỡ. Bây giờ bạn biết đây là tâm trí và đây là 'tôi đây'. Chiếc cầu bị phá vỡ. Bây giờ tâm trí không là người chủ. Nó đã trở thành chỉ là một công cụ, nó đã rơi vào chỗ đúng của nó. Cho nên bất kì khi nào bạn cần nó bạn có thể dùng nó. Nó cũng giống như chiếc quạt: nếu bạn muốn dùng nó chúng ta bật nó lên, thế thì quạt bắt đầu vận hành. Ngay bây giờ chúng ta không dùng quạt nên nó không vận hành. Nhưng nó có đó, nó đã không dừng hiện hữu. Bất kì khoảnh khắc nào bạn đều có thể dùng nó. Nó đã không biến mất.
Chỉ bằng chứng kiến đồng nhất biến mất, không phải tâm trí. Nhưng với đồng nhất biến mất, bạn là con người mới toàn bộ. Lần đầu tien bạn đã đi tới biết hiện tượng thực của bạn, thực tại thực của bạn. Lần đầu tiên bạn đã đi tới biết bạn là ai. Bây giờ tâm trí chỉ là một phần của bộ máy quanh bạn.
Cũng hệt như bạn là phi công và đang bay trên máy bay: bạn dùng nhiều công cụ, mắt bạn đang làm việc trên nhiều công cụ liên tục nhận biết về cái này cái nọ, nhưng bạn không phải là công cụ.
Tâm trí này, thân thể này và nhiều vận hành của thân-tâm đang ở quanh bạn - bộ máy. Trong bộ máy này bạn có thể tồn tại theo hai cách. Một cách tồn tại là quên bản thân bạn và cảm thấy dường như bạn là cái máy.
Đây là tù túng, đây là khổ; đây là thế giới, sansar.
Cách vận hành khác là thế này: trở nên tỉnh táo rằng bạn là tách rời, bạn là khác. Thế thì bạn cứ dùng, nhưng bây giờ điều đó tạo ra nhiều khác biệt - bây giờ cái máy không là bạn. Và nếu cái gì đó đi sai trong bộ máy, bạn có thể thử đưa nó về đúng, nhưng bạn sẽ không bị làm rối loạn. Cho dù toàn thể bộ máy biến mất bạn sẽ không bị rối loạn.
Phật chết và bạn chết là hai hiện tượng khác nhau. Phật biết chỉ cái máy đang chết. Nó đã được dùng và bây giờ không có nhu cầu. Gánh nặng đã được loại bỏ, ông ấy trở thành tự do. Bây giờ ông ấy sẽ di chuyển không hình dạng. Nhưng bạn chết là khác toàn bộ: bạn khổ, bạn khóc bởi vì bạn cảm thấy bạn đang chết, không phải cái máy. Đó là cái chết của bạn; thế thì nó trở thành đau khổ mãnh liệt.
Chỉ bằng chứng kiến, tâm trí không dừng lại và các tế bào não sẽ không dừng lại. Thay vì thế, chúng sẽ trở nên sống động hơn bởi vì sẽ ít có xung đột, nhiều năng lượng hơn. Chúng sẽ trở nên tươi tắn hơn. Và bạn có thể dùng chúng đúng hơn, chính xác hơn, nhưng bạn sẽ không bị nặng gánh bởi chúng và chúng sẽ không buộc bạn làm cái gì đó. Chúng sẽ không đẩy và kéo bạn đây đó. Bạn sẽ là người chủ.
Nhưng điều đó xảy ra thế nào chỉ bằng việc chứng kiến? Bởi vì nó đã xảy ra, tù túng đã xảy ra, bởi không chứng kiến. Tù túng đã xảy ra bởi vì bạn không tỉnh táo, cho nên tù túng sẽ biến mất nếu bạn trở nên tỉnh táo. Tù túng chỉ là vô nhận biết. Không cái gì khác được cần ngoài việc trở nên tỉnh táo, dù bạn làm bất kì cái gì.
Bạn đang ngồi ở đây nghe tôi. Bạn có thể nghe có nhận biết, bạn có thể nghe không có nhận biết. Không có nhận biết việc nghe cũng sẽ có đó, nhưng nó sẽ là điều khác, phẩm chất sẽ khác. Thế thì tai bạn đang nghe và tâm trí bạn đang vận hành ở đâu đó khác.
Thế thì, bằng cách nào đó, một vài từ sẽ thấm vào bạn và chúng sẽ bị trộn lẫn, và tâm trí bạn sẽ diễn giải chúng theo cách riêng của nó. Nó sẽ đặt các ý tưởng riêng của nó vào chúng. Mọi thứ sẽ thành rối ren và đống lộn xộn. Bạn đã nghe nhưng nhiều điều sẽ bị bỏ qua, bạn sẽ không nghe nhiều điều, bạn sẽ chọn. Thế thì toàn thể sự việc sẽ bị bóp méo.
Nếu bạn tỉnh táo, khoảnh khắc bạn trở nên tỉnh táo suy nghĩ dừng lại. Với tỉnh táo bạn không thể nghĩ được. Toàn thể năng lượng trở thành tỉnh táo, không có năng lượng nào còn lại để đi vào suy nghĩ. Khi bạn tỉnh tảo cho dù một khoảnh khắc, bạn đơn giản nghe. Không có rào chắn. Lời của bạn không có đó mà có thể được trộn vào. Bạn không cần diễn giải. Tác động là trực tiếp.
Nếu bạn có thể lắng nghe với tỉnh táo, thế thì điều tôi đang nói có thể có nghĩa hay có thể không có nghĩa, nhưng việc nghe của bạn với tỉnh táo bao giờ cũng sẽ có ý nghĩa trong nghĩa nào đó. Chính tỉnh táo đó sẽ làm ra đỉnh của tâm thức bạn. Quá khứ sẽ tan biến, tương lai sẽ biến mất. Bạn sẽ không ở đâu khác, bạn sẽ chỉ ở đây và bây giờ.
Và trong khoảnh khắc đó của im lặng khi suy nghĩ không có, bạn sẽ ở sâu trong tiếp xúc với cội nguồn riêng của bạn. Và cội nguồn đó là phúc lạc, và cội nguồn đó là thiêng liêng. Cho nên điều duy nhất cần được làm là làm mọi thứ với tỉnh táo.
Câu hỏi cuối cùng:
Khi nói về Lão Tử thầy trở thành hiền nhân Đạo, khi nói về Mật tông thầy trở thành người mật tông, khi nói về bhakti thầy trở thành người bhakta chứng ngộ, và khi nói về Yoga thầy đã trở thành nhà yogi hoàn hảo. Xin thầy giải thích làm sao hiện tượng này đã trở thành có thể?
Nếu bạn không có, chỉ thế thì điều đó mới có thể trở thành có thể. Nếu bạn có, thế thì điều đó không thể trở thành có thể được. Nếu bạn không có, nếu chủ nhà đã hoàn toàn biến mất, thế thì khách trở thành chủ nhà. Cho nên khách có thể là Lão tử, khách có thể là Patanjali. Chủ nhà không có đó, cho nên khách chiếm vị trí này hoàn toàn, người đó trở thành chủ nhà. Nếu bạn không có, thế thì bạn có thể trở thành Patanjali; không khó khăn gì. Bạn có thể trở thành Krishna, bạn có thể trở thành Christ. Nếu bạn có đó, thế thì rất khó. Và nếu bạn có đó, bất kì cái gì bạn nói đều sẽ sai.
Đó là lí do tại sao tôi nói đây không phải là bình luận. Tôi không bình luận về Patanjali. Tôi đơn giản vắng mặt, cho phép Patanjali. Cho nên nó không phải là bình luận.
‘Bình luận’ nghĩa là, “Patanjali là cái gì đó tách rời, và tôi là cái gì đó tách rời, và tôi đang bình luận về Patanjali” - nó nhất định bị bóp méo vì làm sao bạn có thể bình luận về Patanjali được? Bất kì điều gì tôi nói đều sẽ là việc nói của tôi, và bất kì điều gì tôi nói sẽ là diễn giải của tôi. Nó không thể là của bản thân Patanjali được. Và điều đó là không tốt. Điều đó mang tính phá huỷ. Cho nên tôi không bình luận chút nào. Tôi đơn giản cho phép, và việc cho phép này là có thể nếu bạn không có.
Nếu bạn trở thành nhân chứng, bản ngã biến mất. Và khi bản ngã biến mất bạn trở thành phương tiện, bạn trở thành lối chuyển, bạn trở thành chiếc sáo. Và sáo có thể được đặt lên môi của Patanjali, và sáo có thể được đặt lên môi của Krishna, và sáo có thể được đặt lên môi của Phật - sáo vẫn còn như vậy. Nhưng khi nó trên môi Phật, Phật đang tuôn chảy.
Cho nên đây không phải là bình luận. Điều này là khó hiểu bởi vì bạn không thể cho phép. Bạn ở bên trong nhiều thế bạn không thể cho phép được bất kì ai. Và đây không phải là cá thể người. Patanjali không phải là một người: Patanjali là sự hiện diện. Nếu bạn vắng mặt, sự hiện diện của ông ấy có thể vận hành.
Và nếu bạn hỏi Patanjali, ông ấy sẽ nói cùng điều đó. Nếu bạn hỏi Patanjali, ông ấy sẽ không nói rằng những kinh này đã được ông ấy tạo ra. Ông ấy sẽ nói, “Kinh này rất cổ đại - sanatan.” Ông ấy sẽ nói, “Hàng triệu và hàng triệu người thấy đã thấy chúng. Tôi chỉ là phương tiện. Tôi vắng mặt và họ nói.” Nếu bạn hỏi Krishna, ông ấy sẽ nói, “Ta không nói. Đây là thông điệp cổ đại nhất. Nó bao giờ cũng là vậy.” Và nếu bạn hỏi Jesus, ông ấy sẽ nói, “Ta không còn nữa, ta không ở đó.”
Tại sao có sự khăng khăng này? Bất kì ai trở thành sự vắng mặt, người trở thành vô ngã, đều bắt đầu vận hành như phương tiện, như lối chuyển - lối chuyển cho mọi điều là đúng, lối chuyển cho mọi điều đang ẩn kín trong sự tồn tại, cái có thể tuôn chảy. Và bạn sẽ có khả năng hiểu bất kì điều gì tôi đang nói chỉ trong những khoảnh khắc ngay cả bạn sẽ vắng mặt.
Nếu bạn có đó quá nhiều, bản ngã của bạn có đó, thế thì bất kì cái gì tôi đang nói không thể chảy được trong bạn. Nó không chỉ là trao đổi trí tuệ. Nó là cái gì đó sâu hơn.
Nếu bạn là vô ngã cho dù một khoảnh khắc thôi, thế thì tác động này sẽ được cảm thấy. Thế thì cái gì đó không biết đã đi vào trong bạn, và trong khoảnh khắc đó bạn sẽ hiểu. Và không có cách khác để hiểu.
Nhận xét
Đăng nhận xét