Chương 06: Tâm trí trong vội vàng

Yoga - Từ anpha tới ômêga
Yoga - The Alpha and the Omega
Osho 
Tập 03
 
Chương 06: Tâm trí trong vội vàng

Câu hỏi thứ nhất:

Osho ơi,

Khi thầy nói về Patanjali, tôi cảm thấy rằng ông ấy là con đường cho tôi. Khi thầy nói về Thiền, thế thì thiền là con đường cho tôi. Khi thầy nói về mật tông, thế thì mật tông dành cho tôi. Làm sao tôi biết cái nào là con đường cho tôi?

Điều đó rất đơn giản - nếu khi tôi nói về Patanjali và bạn cảm thấy rằng Patanjali là con đường cho bạn, và khi tôi nói về Thiền, bạn cảm thấy Thiền là con đường cho bạn, và khi tôi nói về mật tông, bạn cảm thấy 'Mật tông là con đường cho tôi,” thế thì vấn đề không tồn tại - tôi là con đường cho bạn!

Câu hỏi thứ hai:

Osho ơi,

Có phải điều bản chất cho người tìm kiếm là đi qua mọi giai đoạn của samadhi không? Việc ở cùng thầy có thể giúp bỏ qua vài giai đoạn không?

Không, nó không bản chất. Mọi giai đoạn được Patanjali mô tả bởi vì mọi giai đoạn là có thể, nhưng không bản chất. Bạn có thể bỏ qua nhiều giai đoạn. Bạn thậm chí có thể đi từ bước thứ nhất tới bước cuối cùng; toàn thể con đường ở giữa có thể đơn giản bị bỏ qua. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn, sự mãnh liệt của bạn, việc tìm kiếm đam mê của bạn, sự tham gia toàn bộ của bạn. Tốc độ phụ thuộc vào bạn.

Đó là lí do tại sao có thể đạt tới đốn ngộ nữa. Toàn thể quá trình dần dần có thể được bỏ qua. Ngay chính khoảnh khắc này bạn có thể trở nên chứng ngộ; điều đó là có thể. Nhưng điều đó sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm của bạn mãnh liệt thế nào, bạn ở trong nó bao nhiêu. Nếu chỉ một phần của bạn ở trong nó, thế thì bạn sẽ đạt tới một mảnh, một bước. Nếu một nửa của bạn ở trong nó, thế thì bạn sẽ đạt một nửa cuộc hành trình ngay lập tức và ở đó bạn sẽ bị mắc kẹt. Nhưng nếu toàn bộ bản thể bạn là ở trong nó và bạn không giữ lại gì, bạn đơn giản cho phép toàn thể sự việc xảy ra ngay bây giờ, nó có thể xảy ra ngay lập tức. Thời gian không được cần.

Thời gian được cần bởi vì nỗ lực của bạn là bộ phận, phân mảnh; bạn làm nó nửa vời. Bạn làm nó, và bạn cũng không làm nó nữa. Bạn đi một bước lên trước và một bước lùi lại sau đồng thời. Bằng tay phải bạn làm, bằng tay trái bạn hoàn tác. Thế thì sẽ có nhiều, nhiều giai đoạn, nhiều hơn Patanjali có thể mô tả. Ông ấy đã mô tả mọi giai đoạn có thể. Nhiều giai đoạn có thể được bỏ, mọi giai đoạn có thể được bỏ - toàn thể con đường có thể được bỏ. Đem toàn bộ bản thể của bạn vào nỗ lực của bạn đi.

Và ở gần thầy có thể là sự giúp đỡ vô cùng, nhưng điều đó nữa cũng phụ thuộc vào bạn. Bạn có thể sống gần thầy về mặt vật lí và bạn có thể không gần thầy chút nào bởi vì ở cùng thầy không phải là sự gần gũi vật lí, nó là vấn đề bạn mở nhiều thế nào hướng tới thầy, bạn tin cậy nhiều thế nào, tình yêu của bạn dành cho thầy nhiều thế nào, bạn có thể đem bản thể của bạn cho thầy nhiều thế nào. Nếu bạn thực sự gần gũi, điều đó nghĩa là nếu bạn tin cậy và yêu, thế thì không có gần gũi khác. Vấn đề không phải là không gian, nó là vấn đề về yêu. Nếu bạn thực sự gần thầy mọi con đường, mọi phương pháp đều có thể được bỏ đi bởi vì ở gần thầy là phương pháp tối thượng. Không cái gì giống như nó tồn tại. Không cái gì so sánh được với nó. Thế thì bạn có thể đơn giản quên mọi phương pháp, mọi Patanjali; bạn có thể đơn giản quên về chúng. Chỉ ở gần thầy và cho phép thầy đi vào bản thể bạn - bạn trở thành chỉ tính cảm nhận; không chọn lựa về phần bạn, chỉ việc mở - thế thì đây là chính khoảnh khắc hiện tượng này là có thể.

Và tôi muốn nhắc bạn rằng, với mọi phương pháp tồn tại trong thế giới, nhiều người đã không đạt tới. Số lớn mọi người đã đạt tới qua việc ở gần thầy - đó là kĩ thuật lớn lao nhất. Nhưng, chung cuộc, mọi thứ phụ thuộc vào bạn.

Đó là vấn đề, đó là chính điểm nút của vấn đề: nó không phụ thuộc vào tôi. Bằng không tôi chắc đã cho bạn rồi; thế thì sẽ không có vấn đề gì. Một Phật chắc đã đủ và ông ấy chắc đã cho tất cả, bởi vì ông ấy có vô hạn trong tay ông ấy, bạn không thể vét cạn nó được. Ông ấy có thể cứ cho và cho và cho và ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng cho bởi vì ông ấy càng cho nhiều, ông ấy càng có nhiều. Ông ấy càng cho, các nguồn không biết càng mở ra nhiều hơn, các luồng không biết bắt đầu chảy tới ông ấy. Một Phật chắc đã đem chứng ngộ cho mọi sinh linh nếu điều đó tuỳ thuộc vào thầy. Nó không phải vậy. Trong dốt nát của bạn, trong trạng thái tâm trí bản ngã của bạn, trong việc bị cầm tù khép kín của bạn, bạn sẽ bác bỏ cho dù Phật muốn trao nó cho bạn. Chừng nào bạn còn chưa muốn nó bạn sẽ bác bỏ; nó không thể được trao cho bạn ngược lại bạn. Bạn phải nhận nó và bạn phải nhận nó rất có ý thức, tỉnh táo và nhận biết. Chỉ trong nhận biết sâu sắc và cảm nhận sâu sắc nó mới có thể được nhận.

Ở gần với thầy, gần với tình yêu và tin cậy và cho phép thầy làm bất kì cái gì thầy muốn làm, không chọn lựa của riêng bạn - thế thì không có nhu cầu làm gì cả. Nhưng thế thì, đừng mong đợi; thế thì thậm chí đừng trong phần sâu hơn của đòi hỏi của tâm trí bạn, bởi vì chính mong đợi và đòi hỏi sẽ trở thành rào chắn. Thế thì bạn đơn giản chờ đợi. Cho dù nó sẽ xảy ra sau nhiều, nhiều kiếp, cho dù bạn phải đợi tới vĩnh hằng, cứ đợi đi. Và chờ đợi này không nên là chờ đợi buồn rầu, chán nản. Nó nên là chờ đợi mở hội; nó nên có tính lễ hội, nó nên đầy vui vẻ.

Cho nên đây là mọi điều: thế thì bạn có thể trở nên ngày càng gần hơn và gần hơn và đột nhiên một ngày tới - ngọn lửa của thầy và ngọn lửa của bản thể bạn trở thành một. Đột nhiên có cú nhảy: bạn không còn đó và thầy không còn đó; bạn đã trở thành một. Trong tính một đó mọi điều thầy có thể cho bạn, thầy đã trao nó cho bạn rồi.

Thầy đã đổ bản thân mình vào bạn.

Cho nên đi qua mọi giai đoạn của samadhi không phải là bản chất. Nó trở thành bản chất chỉ bởi vì bạn không đủ là người tìm kiếm. Thế thì, nhiều giai đoạn. Nếu bạn thực sự mãnh liệt, chân thành, đích thực, nếu bạn sẵn sàng chết chính khoảnh khắc này, điều đó có thể xảy ra.

Câu hỏi thứ ba:

Osho ơi,

Thầy nói rằng Patanjali là tổ hợp hoàn hảo của thơ ca, huyền môn và logic. Thầy cũng không có cân bằng hoàn hảo sao?

Không, tôi chính là đối lập của Patanjali. Patanjali có tổ hợp hoàn hảo của thơ ca, huyền môn và logic. Tôi chỉ là neti, neti - không cái này không cái nọ. Tôi không có cân bằng hoàn hảo của thơ ca, huyền môn và logic. Thực ra, tôi không có cân bằng cũng không có không cân bằng, bởi vì người được cân bằng hoàn hảo cũng có cái không cân bằng của mình ở ngay bên cạnh. Bởi vì cân bằng tồn tại chỉ khi không cân bằng tồn tại. Hài hoà có thể tồn tại chỉ khi có không hài hoà, không hoà hợp, không cân bằng, không không cân bằng, không hoàn hảo, không không hoàn hảo - chỉ là trống rỗng. Nếu bạn tới tôi bạn sẽ không tìm thấy tôi ở đó chút nào. Tôi đã không tìm thấy bản thân mình, vậy làm sao bạn có thể tìm thấy nó được?

Chuyện xảy ra:

Một kẻ trộm vào nhà của nhà huyền môn Sufi, Bayazid. Đêm thì tối và nhà của Bayazid tuyệt đối chìm trong bóng tối, bởi vì ông ấy nghèo thế ông ấy không thể đảm đương được ngay cả một cây nến. Và thế rồi cũng chẳng cần nữa, bởi vì ông ấy chưa bao giờ làm cái gì trong đêm, ông ấy đơn giản ngủ. Khi kẻ trộm vào - và chẳng khó gì, bởi vì cửa bao giờ cũng mở.... Kẻ trộm đi vào; Bayazid, cảm thấy sự hiện diện của ai đó, nói, “Anh bạn ơi, anh kiếm gì ở đây vậy?”

Ở cận kề một thầy như Bayazid ngay cả kẻ trộm cũng không thể dối trá được - chính sự hiện diện là như vậy, anh ta cảm thấy tình yêu. Khi Bayazid nói, “Anh bạn ơi, anh kiếm gì ở đây vậy?” người này nói, “Tôi tiếc là phải nói, nhưng tôi phải nói - và tôi không thể nói dối ông được - rằng tôi là kẻ trộm và tôi đã tới để tìm cái gì đó.”

Bayazid nói, “Nỗ lực này là vô dụng, bởi vì ta đã sống trong ngôi nhà này trong ba mươi năm và ta chẳng tìm thấy cái gì. Nhưng nếu ông có thể tìm được cái gì, cho ta biết với.”

Nếu bạn tới tôi, bạn sẽ không tìm thấy tôi chút nào, bởi vì bản thân tôi đã từng sống trong ngôi nhà này nhiều, nhiều năm và tôi đã không tìm thấy người nào ở đó. Đó là phát kiến của tôi; đó là điều tôi đã tìm thấy - rằng không có ai bên trong. Bên trong là không có ai cả. Bạn càng đi sâu, bạn sẽ càng thấy chẳng có cái gì như cái ta. Và khi bạn đạt tới cốt lõi sâu nhất của nó, đó chỉ là trống rỗng, trống rỗng thuần khiết, chỉ là bầu trời bao la của cái không. Cho nên làm sao cân bằng tồn tại được ở đó, và làm sao không cân bằng có thể tồn tại được ở đó?

Patanjali là một trong những người phi thường nhất; tôi không vậy. Patanjali chính là cái đối lập. Nếu bạn bảo Patanjali nói về tôi ông ấy sẽ không có khả năng; ông ấy quá đầy với bản thân ông ấy. Nhưng nếu bạn đề nghị tôi nói về Patanjali, về Tilopa, về Bồ đề đạt ma, về Phật, về Mahavira, Jesus Christ - đơn giản, điều đó rất đơn giản. Bởi vì tôi tuyệt đối trống rỗng tôi có thể trở thành bất kì ai, tôi có thể cho phép bất kì ai nói qua tôi. Chỉ là cây trúc hổng - bất kì ai đều có thể ca lên bài ca qua nó; nó có thể là chiếc sáo.

Cho nên tôi không phải là tổ hợp của thơ ca, huyền môn hay logic hay bất kì cái gì. Tôi không cân bằng chút nào. Nhưng nhớ cho, tôi không là không cân bằng nữa. Tôi là neti, neti - điều Upanishads gọi là ‘không cái này không cái nọ’. Đó là lí do tại sao tôi sẵn có cho bất kì ai. Nếu Patanjali khăng khăng ông ấy có thể nói qua tôi; không có rắc rối, không có chống cự.

Đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng phân vân khi tôi nói về Patanjali. Ông ấy trở thành chính cực đỉnh của mọi sự tồn tại. Thế thì tôi quên hết về Phật và Mahavira và Jesus và Mohammed - dường như họ chưa bao giờ tồn tại, dường như duy nhất Patanjali đã tồn tại - bởi vì trong khoảnh khắc đó tôi sẵn có cho Patanjali trong tính toàn thể của tôi. Chỉ cái không mới có thể làm điều đó. Cho nên đây là lần đầu tiên nó xảy ra. Bằng không, bạn không thể tìm ra Jesus nói về Krishna, hay Krishna nói về Phật.

Mahavira và Phật sống cùng thời, trong cùng nước, trong cùng một miền đất nước. Họ đi trong lãnh thổ nhỏ ở Bihar liên tục, trong bốn mươi năm. Những người đương đại, thỉnh thoảng họ ở cùng nhau trong cùng làng. Một lần họ ở trong cùng dharamsala, nhưng chưa bao giờ nói với nhau. Họ có cái gì đó bên trong họ. Họ phải nói cái gì đó của riêng họ; họ không sẵn có với người khác.

Tôi chẳng có gì để nói của riêng tôi; chỉ là cây trúc hổng. Nếu bạn muốn làm tượng tôi, có một quá trình rất đơn giản: bạn để cây trúc hổng vào. Cái đó sẽ là tượng tôi; bạn có thể nhớ tôi qua nó. Không cần làm bất kì cái gì về nó - chỉ cái trống rỗng, chỉ bầu trời bao la. Bất kì chim nào cũng có thể bay, và bầu trời không có điều kiện rằng chỉ thiên nga từ Manasarovar sẽ được phép... và quạ thì sao? - không, chúng không được phép. Bầu trời là sẵn có cho mọi người, thiên nga hay quạ. Chim đẹp hay chim xấu, bầu trời không làm ra điều kiện nào.

Patanjali có một thông điệp; tôi chẳng có cái nào. Hay, bạn có thể nói, cái không là thông điệp của tôi. Và trong việc là cái không bạn sẽ ở gần tôi hơn, trong việc là không, bạn sẽ đạt tới tôi. Trong việc là không bạn sẽ có khả năng hiểu được tôi.

Câu hỏi thứ tư:

Osho ơi,

Nhiều người cảm thấy hoàn toàn vô vọng về tình yêu. Không có cách nào khác để đạt tới lời nguyện sao?

Không. Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn vô vọng về tình yêu, bạn phải cảm thấy tuyệt đối vô vọng về lời nguyện bởi vì lời nguyện không là gì ngoài chính bản chất của yêu. Yêu giống như hoa và lời nguyện giống như hương hoa. Nếu bạn không thể đạt tới được hoa, làm sao bạn có thể đạt tới được hương? Không ai có thể bỏ qua yêu được. Và không ai nên thử, bởi vì chỉ có thất bại chờ đợi và không cái gì khác.

Tại sao bạn vô vọng thế về tình yêu? Cùng vấn đề sẽ tới với lời nguyện, bởi vì lời nguyện nghĩa là yêu cùng với cái toàn thể, vũ trụ. Cho nên đi sâu hơn vào trong vấn đề của yêu và giải quyết nó trước khi bạn nghĩ về lời nguyện. Bằng không lời nguyện của bạn sẽ là giả; nó sẽ là lừa dối. Tất nhiên chỉ bạn bị lừa, không ai khác. Không có Thượng đế nào nghe lời nguyện của bạn. Chừng nào lời nguyện của bạn chưa là tình yêu, cái toàn thể sẽ vẫn còn điếc. Nó không thể mở ra theo bất kì cách nào khác - yêu là chìa khoá.

Cho nên vấn đề là gì? Tại sao người ta cảm thấy vô vọng thế về yêu? Quá nhiều bản ngã sẽ không cho phép bạn yêu bất kì ai: quá nhiều trung tâm bản ngã, quá nhiều ích kỉ, hướng ngã, ám ảnh ngã - thế thì yêu sẽ là không thể được bởi vì người ta phải uốn một chút và người ta phải mất đi lãnh thổ của mình một chút trong tình yêu. Dù ít tới đâu, nhưng người ta phải buông xuôi một phần. Và trong những khoảnh khắc nào đó người ta phải buông xuôi hoàn toàn.

Buông xuôi theo người khác là vấn đề. Bạn muốn người khác buông xuôi theo bạn, nhưng người khác cũng trong cùng một hoàn cảnh. Hai bản ngã, khi họ gặp nhau, cố gắng rằng người kia phải buông xuôi; và cả hai đều đang cố gắng cùng một điều. Yêu trở thành điều vô vọng.

Yêu không phải là dùng sức mạnh để bắt người khác buông xuôi theo bạn. Chính ghét mới buộc người khác phải buông xuôi theo bạn: đó là bản chất của ghét, bởi vì buộc người khác buông xuôi là phá huỷ người khác. Nó là một loại sát hại. Yêu là buông xuôi bản thân bạn theo người khác, không phải bởi vì bạn bị bắt phải buông xuôi, không. Nó là tự nguyện - bạn đơn giản tận hưởng điều đó - không phải là bạn bị ép buộc. Đừng bao giờ buông xuôi theo bất kì ai người đang ép buộc bạn buông xuôi bởi vì đó sẽ là tự tử. Đừng bao giờ buông xuôi theo bất kì ai người đang thao túng bạn bởi vì điều đó sẽ là tính nô lệ, không phải yêu. Buông xuôi phần riêng của bạn, và phẩm chất lập tức thay đổi.

Khi bạn buông xuôi về phần riêng của bạn nó là món quà, món quà của trái tim. Và khi bạn buông xuôi phần riêng của bạn, một cách tự nguyện, đơn giản bạn trao bản thân mình cho người khác; cái gì đó lần đầu tiên mở ra trong trái tim bạn. Lần đầu tiên bạn có thoáng nhìn về yêu. Bạn chỉ mới nghe từ này, bạn không biết nó nghĩa là gì. Yêu là một trong những từ mọi người dùng và không ai biết nó nghĩa là gì.

Có vài từ như lời nguyện, yêu, Thượng đế, thiền: những từ này bạn có thể dùng, nhưng bạn không biết nghĩa của nó là gì bởi vì nghĩa của chúng không có trong từ điển. Bằng không, bạn có thể tra cứu từ điển; điều đó không khó. Nghĩa của chúng là ở trong cách nào đó của cuộc sống. Nghĩa của chúng là trong việc biến đổi nào đó bên trong bạn. Nghĩa của chúng không phải là ngôn ngữ; nghĩa của chúng là tính tồn tại. Chừng nào bạn còn chưa biết bằng kinh nghiệm, bạn không biết - và không có cách khác để biết nó. Khi bạn buông xuôi phần riêng của bạn, một cách vô điều kiện... bởi vì nếu có bất kì điều kiện nào nó không phải là buông xuôi chút nào, thế thì nó là mặc cả. Cho dù điều kiện này có đấy, rằng “tôi sẽ buông xuôi theo bạn nếu bạn buông xuôi theo tôi,” thế nữa nó cũng không là buông xuôi. Nó có thể là chuyện kinh doanh, mặc cả, nhưng không là buông xuôi.

Buông xuôi không thuộc vào chợ. Nó không là một phần của kinh tế chút nào. Buông xuôi nghĩa là: 'Tôi buông xuôi vì tôi tận hưởng, tôi buông xuôi vì nó là đẹp, tôi buông xuôi vì, trong việc buông xuôi, đột nhiên khổ của tôi biến mất.” Khi bạn buông xuôi, khổ biến mất bởi vì khổ là cái bóng của bản ngã. Khi bạn buông xuôi, bản ngã không có đó. Làm sao khổ có thể tồn tại được? Điều đó là lí do tại sao yêu hạnh phúc thế.

Bất kì khi nào ai đó đang yêu, đột nhiên, dường như mùa xuân đã tới bên trong trái tim, chim đã bắt đầu hót mà chúng đã từng im lặng và bạn chưa bao giờ nghe thấy chúng. Đột nhiên mọi thứ bên trong nở hoa và bạn đầy hương thơm điều không thuộc vào thế gian này. Yêu là tia sáng duy nhất trên thế gian này thuộc về cõi bên kia.

Cho nên bạn không thể tránh được yêu và đạt tới lời nguyện, bởi vì yêu là bắt đầu của lời nguyện. Cứ dường như là bạn đang hỏi, “Chúng ta có thể tránh được chỗ bắt đầu và đạt tới chỗ cuối không?” Điều đó là không thể được. Nó chưa bao giờ xảy ra và không bao giờ sẽ xảy ra.

Vấn đề là gì trong yêu? Thứ nhất, bạn không thể buông xuôi. Nếu bạn không thể buông xuôi trong yêu, làm sao bạn sẽ buông xuôi trong lời nguyện? - bởi vì lời nguyện yêu cầu buông xuôi toàn bộ. Yêu không đòi hỏi đến thế. Yêu đòi hỏi, nhưng ngay cả buông xuôi một phần cũng có tác dụng. Cho dù bạn có thể buông xuôi một phần, cho dù thỉnh thoảng bạn có thể buông xuôi, điều đó cũng sẽ có tác dụng. Cho dù trong vài giây bạn có thể buông xuôi - trong vài giây đó một cánh cửa mở sẽ mở ra và bạn sẽ có thoáng nhìn về thế giới bên kia. Yêu không đòi hỏi thế. Và nếu bạn không thể đáp ứng được cho đòi hỏi của yêu làm sao bạn sẽ đáp ứng được cho đòi hỏi của lời nguyện?

Lời nguyện là tuyệt đối đòi hỏi. Nó sẽ không chấp nhận bạn nếu bạn buông xuôi một phần. Nó sẽ không chấp nhận bạn nếu bạn thỉnh thoảng buông xuôi và thỉnh thoảng không. Lời cầu nguyện là rất đòi hỏi. Người ta phải đi qua yêu. Nếu bạn hỏi tôi, yêu là trường học cho lời nguyện - việc đào tạo, kỉ luật, làm sẵn sàng cho bước nhảy cao hơn. Tôi tuyệt đối ủng hộ yêu.

Mọi người đã thử... điều bạn đang hỏi, mọi người đã thử qua nhiều thế kỉ. Những người không thể thể yêu đều thử nguyện. Mọi tu viện đều đầy những người đó - thất bại trong yêu, cảm thấy vô vọng trong yêu, họ nghĩ họ ít nhất có thể cố hướng tới lời nguyện. Nhưng nếu bạn thất bại trong yêu làm sao bạn có thể nguyện được? Trong các tu viện, cả nghìn người trên khắp thế giới đang làm lời nguyện của họ, nhưng họ không biết yêu là gì. Thế thì lời nguyện trở thành chỉ việc tán gẫu bằng lời. Thế thì họ đơn giản cứ nói về Thượng đế từ cái đầu. Với điều thiêng liêng, trao đổi là của trái tim. Với điều thiêng liêng, bạn không thể nói qua cái đầu bởi vì điều thiêng liêng không biết ngôn ngữ nào mà cái đầu của bạn biết. Nó chỉ biết một ngôn ngữ và đó là tình yêu.

Đó là lí do tại sao Jesus nói, “Tình yêu là Thượng đế,” bởi vì yêu là cách duy nhất để đạt tới ngài và yêu là ngôn ngữ duy nhất ngài hiểu. Nếu bạn nói tiếng Anh ngài sẽ không hiểu. Nếu bạn nói tiếng Đức, tuyệt đối không... không ngôn ngữ nào của thế gian.

Sao tôi nói, “Nếu bạn nói tiếng Đức, tuyệt đối không”? - vì tiếng Đức là ngôn ngữ hướng nam tính nhiều hơn. Tiếng Đức gọi nước của họ là đất cha. Cả thế giới gọi nước của họ là đất mẹ. Ngôn ngữ càng mang nam tính nhiều, Thượng đế càng ít hiểu nó hơn. Thực ra, Thượng đế hiểu tâm trí nữ tính nhiều hơn tâm trí nam tính, bởi vì tâm trí nữ tính ở gần trái tim hơn tâm trí nam tính. Ngài hiểu thơ ca hơn là văn xuôi. Thực ra, ngài hiểu xúc động hơn ý nghĩ. Ngài hiểu nước mắt hơn, nụ cười hơn khái niệm. Nếu bạn có thể khóc toàn tâm ngài sẽ hiểu. Nếu bạn có thể nhảy múa ngài sẽ hiểu. Nhưng nếu bạn cứ nói trong lời chúng chỉ bị ném vào trong trống rỗng - không ai hiểu.

Thượng đế hiểu im lặng, và yêu là rất im lặng. Thực ra, bất kì khi nào hai người ở trong tình yêu họ sẽ ngồi im lặng cùng nhau. Khi tình yêu biến mất, thế thì chỉ ngôn ngữ đi vào. Chồng và vợ liên tục nói bởi vì yêu đã biến mất; chiếc cầu không còn đó. Bằng cách nào đó họ tạo ra chiếc cầu của ngôn ngữ. Họ nói về bất kì cái gì - tin đồn, tán gẫu - bởi vì họ không thể dung thứ được im lặng. Bất kì khi nào họ im lặng, đột nhiên họ một mình. Vợ không có đó, chồng không có đó - tồn tại lỗ hổng bao la. Qua ngôn ngữ họ lừa dối rằng lỗ hổng không có đó.

Trong yêu sâu sắc, mọi người im lặng. Không có nhu cầu nói, họ hiểu mà không nói với nhau. Họ có thể cầm tay nhau và ngồi im lặng. Lời nguyện cũng là im lặng, nhưng nếu bạn chưa bao giờ im lặng trong yêu, làm sao bạn sẽ im lặng trong lời nguyện được? Nó là im lặng giữa bạn và cái toàn thể.

Yêu là im lặng giữa hai người; lời nguyện là im lặng giữa một người và cái toàn thể. Cái toàn thể đó là Thượng đế. Yêu là huấn luyện; nó là trường học. Tôi sẽ không bao giờ gợi ý bạn né tránh nó. Nếu bạn né tránh nó, bạn sẽ không bao giờ đạt tới lời nguyện. Và trong khi bạn nguyện bạn sẽ nói quá nhiều nữa, nhưng trái tim sẽ không có khả năng trao đổi, giao cảm. Cho nên dù bài học hắc búa thế nào, dù việc phá tảng băng khó thế nào... nhưng đừng cố né tránh tình yêu. Lời nguyện không phải là lối thoát khỏi tình yêu; đừng làm nó thành lối thoát - nhiều người đã làm điều đó và đã thất bại. Bạn có thể vào các tu viện ở bất kì đâu trên thế giới và nhìn vào những kẻ ngu đó những người đã thất bại, thất bại bởi vì họ cố né tránh yêu.

Người ta phải đi qua yêu, bằng không bạn sẽ vẫn còn giận với cuộc sống. Làm sao bạn sẽ có khả năng cầu nguyện? Bạn sẽ vẫn còn sâu trong bác bỏ cuộc sống. Làm sao bạn sẽ chấp nhận và cầu nguyện? Bạn sẽ vẫn còn là kẻ kết án; chấp nhận sẽ là không thể được.

Trong yêu, lần đầu tiên bạn chấp nhận. Trong yêu, lần đầu tiên bạn hiểu rằng nghĩa có đó và cuộc sống có nghĩa. Trong yêu, lần đầu tiên bạn cảm thấy rằng bạn ở nhà trong thế giới, không phải là người lạ, không phải là người ngoài. Trong yêu, lần đầu tiên một nhà nhỏ được tạo ra. Trong yêu, lần đầu tiên bạn cảm thấy an bình và ai đó yêu bạn và ai đó cảm thấy hạnh phúc với bạn; lần đầu tiên bạn chấp nhận bản thân bạn nữa. Bằng không, làm sao bạn sẽ chấp nhận được bản thân mình? Trong cuộc sống, từ thời thơ ấu bạn đã được huấn luyện để kết án bản thân bạn, để bác bỏ. “Không làm cái này, không như cái kia” - và mọi người đều thuyết giảng cho bạn và mọi người nói rằng bạn là tuyệt đối sai và bạn phải cải tiến bản thân bạn.

Chuyện xảy ra:

Vợ của Mulla Nasruddin rất ốm. Cô ấy nằm bệnh viện. Mulla mọi ngày vẫn thường tới, và anh ta hỏi bác sĩ và y tá và họ đều nói, “Cô ấy đang khá lên.” Và điều kiện của cô ấy đang tồi đi mọi ngày, nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục và các y tá vẫn tiếp tục, “Cô ấy đang khá lên, cô ấy đang khá lên.”

Tôi thường hỏi Mulla Nasruddin, “Vợ anh thế nào?”

Anh ta nói, “Bác sĩ nói, ‘Hoàn hảo! - cô ấy đang khá lên,’ y tá nói cô ấy đang khá lên, cho nên cô ấy phải về nhà sớm.” Thế rồi một hôm cô ấy lăn ra chết.

Thế là tôi hỏi anh ta, “Có chuyện gì vậy, Nasruddin?”

Anh ta nhún vai và nói, “Tôi nghĩ cô ấy không chịu được tất cả những khá lên đó. Nó nhiều quá.”

Mọi người đều cải tiến bạn: bố mẹ, thầy giáo, tu sĩ, xã hội, nền văn minh. Mọi người đều cải tiến, và không ai có thể chịu được nhiều cải tiến đó. Và kết quả toàn bộ là ở chỗ bạn không bao giờ đạt tới con người lí tưởng, bạn đơn giản trở thành người kết án bản thân bạn. Ý tưởng này là không thể được, ý tưởng này là tưởng tượng. Ý tưởng này đơn giản là không thể được; trừu tượng, không tự nhiên. Và mọi người đều bị ép buộc, bị kéo và bị đẩy từ mọi hướng để cải tiến. Thông điệp này tới từ mọi nơi rằng dù bạn là bất kì cái gì, bạn là sai - cải tiến đi. Điều đó tạo ra việc tự kết án; bạn bác bỏ bản thân bạn, bạn không xứng đáng - vô giá trị, rác rưởi, mục nát. Cái đó là trong tâm trí.

Duy nhất tình yêu không bao giờ cố cải tiến bạn, chấp nhận bạn như bạn vậy. Khi ai đó yêu bạn, bạn đơn giản hoàn hảo, lí tưởng, như bạn vậy. Và nếu những người yêu cố gắng cải tiến lẫn nhau, họ không phải là người yêu. Lần nữa toàn thể trò chơi có đó. Tình yêu chấp nhận bạn như bạn vậy, và qua việc chấp nhận này biến đổi xảy ra. Lần đầu tiên bạn thấy thoải mái và bạn có thể thảnh thơi, và điều này chung cuộc đi tới lời nguyện.

Chỉ thế rồi, khi bạn thoải mái và thảnh thơi, lòng biết ơn nảy sinh. Lòng biết ơn có đó là đẹp và cực lạc thế. Bạn không đòi hỏi cái gì trong lời nguyện, bạn đơn giản cám ơn. Lời nguyện là việc tạ ơn; nó không xin cái gì đó từ Thượng đế. Người ăn xin không bao giờ có thể là người cầu nguyện. Nó là lời cám ơn, lòng biết ơn sâu sắc, rằng 'Bất kì cái gì ngài đã cho đều quá nhiều. Thực ra, tôi chưa bao giờ xứng đáng với nó.” Toàn thể cuộc sống, qua tình yêu, trở thành món quà của điều thiêng liêng, và thế thì bạn cảm thấy biết ơn. Và từ lòng biết ơn nảy sinh hương thơm của lời nguyện.

Nó là quá trình rất tinh tế: từ yêu, chấp nhận bản thân bạn và người khác; qua chấp nhận của tình yêu, biến đổi, và cách nhìn rằng dù thế nào đi chăng nữa, dù bạn là bất kì cái gì, bạn là hoàn hảo và cái toàn thể chấp nhận bạn. Thế rồi lòng biết ơn; thế rồi nảy sinh lời nguyện. Nó không phải là lời nói; đơn giản toàn thể trái tim được rót đầy với lòng biết ơn. Lời nguyện không phải là hành động, lời nguyện là cách thức của bản thể. Khi thực sự có lời nguyện, bạn không cầu nguyện, bạn là lời nguyện. Bạn ngồi trong lời nguyện, bạn đứng trong lời nguyện, bạn đi trong lời nguyện, bạn thở trong lời nguyện.

Thoáng nhìn sẽ tới từ yêu. Bạn đã bao giờ trong yêu chưa? - thế thì bạn thở trong yêu, thế thì bạn bước trong yêu. Thế thì bước đi của bạn có phẩm chất của điệu vũ trong nó thậm chí thấy được cho người khác. Thế thì mắt bạn có ánh sáng, ánh sáng khác với họ. Thế thì mặt bạn có nét ửng hồng. Thế thì giọng nói của bạn có bài ca trong nó.

Người chưa bao giờ yêu bước đi dường như người đó kéo lê bản thân mình. Người đã yêu dường như lơ lửng trên đôi cánh của gió. Người chưa bao giờ yêu không thể nhảy múa được bởi vì người đó không biết múa là gì, trong bản thể bên trong của người đó. Người đó không bao giờ có thể cực lạc được - buồn, đóng, gần như chết, gần như sống trong mồ. Yêu cho phép bạn đi tới người khác, và khi năng lượng đi tới người khác bạn trở thành năng động: năng lượng đi tới người khác, từ người khác tới bạn, đột nhiên bạn tạo ra chiếc cầu giữa bạn và người khác. Chiếc cầu này sẽ cho bạn thoáng nhìn đầu tiên, bản kế hoạch tổng thể đầu tiên về lời nguyện là gì. Nó là chiếc cầu giữa bạn và cái toàn thể.

Tôi không thể quan niệm được làm sao bất kì ai có thể đi vào trong lời nguyện mà không đi qua yêu. Cho nên đừng sợ yêu. Chết trong yêu để cho bạn có thể được tái sinh. Làm mất bản thân bạn trong yêu để cho bạn có thể trở thành lại tươi tắn và trẻ trung. Bằng không, không có khả năng nào của lời nguyện. Và đừng cảm thấy vô vọng về yêu, bởi vì đó chỉ là hi vọng. Jesus nói, “Nếu muối mất đi vị mặn của nó, thế thì làm sao nó có thể mặn lại được?” Và tôi nói với bạn, nếu yêu trở thành vô vọng, thế thì không có hi vọng đâu, bởi vì yêu là hi vọng duy nhất. Thế thì bạn sẽ đi đâu để có lại được hi vọng?

Đừng vứt bỏ nỗ lực, đừng chấp nhận thất bại. Có ai đó dành cho bạn; bạn tồn tại vì ai đó. Nếu khát có đó, phải có nước. Nếu đói có đó, phải có thức ăn. Nếu ham muốn có đó, phải có cách để đáp ứng nó. Đừng cảm thấy vô vọng. Làm sống lại hi vọng của bạn đi, bởi vì chỉ người vô vọng mới phi tôn giáo; chỉ người vô vọng mới là kẻ vô thần.

Yêu là hi vọng duy nhất. Qua yêu, nhiều hi vọng mới sẽ nảy sinh, bởi vì yêu là hạt mầm của hi vọng tối thượng - đó là Thượng đế. Làm mọi nỗ lực đi; đừng lắng đọng trong cái vô vọng đó. Điều đó có thể gian truân, nhưng nó xứng đáng, bởi vì không có nó bạn bị mắc kẹt và bạn sẽ bị ném đi ném lại vào trong cuộc sống chừng nào bạn chưa học được bài học về yêu. Một khi yêu được học, lời nguyện là dễ dàng thế. Thực ra, không có nhu cầu học lời nguyện; tự nó tới nếu bạn yêu.

Câu hỏi thứ năm:

Osho ơi,

Làm sao Patanjali làm việc được với chứng thần kinh không thể tin nổi của tâm trí hiện đại?

Thì giống như tôi thôi! Tôi đang làm gì ở đây? - tranh đấu với chứng thần kinh của bạn. Bản ngã là cội nguồn của mọi chứng thần kinh, bởi vì bản ngã là trung tâm của mọi cái giả, của mọi suy đồi. Toàn thể vấn đề là với bản ngã. Nếu bạn sống cùng bản ngã, sớm hay muộn bạn sẽ trở thành thần kinh. Bạn sẽ phải trở thành thế thôi, bởi vì bản ngã là bệnh thần kinh cơ bản. Bản ngã nói, “Ta là trung tâm của thế giới,” điều là giả, điên. Chỉ nếu có Thượng đế, ngài mới có thể nói ta. Chúng ta chỉ là các bộ phận, chúng ta không thể nói ta. Chính việc khẳng định của chúng ta là bệnh thần kinh. Vứt bỏ cái ta và mọi bệnh thần kinh biến mất.

Giữa bạn và người điên trong nhà thương điên không có khác biệt bao la gì đâu - chỉ khác về mức độ thôi, không khác về phẩm chất - khác về lượng. Bạn có thể chín mươi tám độ, và họ đã vượt ra ngoài một trăm độ. Bạn có thể đi bất kì lúc nào; khác biệt là không bao la.

Thỉnh thoảng đi và quan sát ở nhà thương điên, bởi vì điều đó có thể trở thành tương lai của bạn nữa. Quan sát người điên. Điều gì xảy ra cho người đó? Điều đó đã xảy ra cho bạn một phần. Điều gì xảy ra cho người điên? Bản ngã của người đó trở thành thực tới mức mọi thứ khác trở thành giả, cả thế giới là ảo tưởng; chỉ thế giới bên trong người đó, bản ngã và thế giới của nó, là thực. Bạn có thể đi tới thăm người bạn trong nhà thương diên và người đó có thể không nhìn bạn. Người đó thậm chí sẽ không nhận ra bạn, nhưng người đó đang nói với người bạn vô hình của mình - với bạn - người đang ngồi cạnh người đó. Bạn không được nhận ra, nhưng một điều tưởng tượng của tâm trí người đó được nhận ra như người bạn, và người đó đang nói và người đó đang trả lời. Người điên là người có bản ngã đã chiếm sở hữu toàn bộ.

Chính điều đối lập là hoàn cảnh của người chứng ngộ, người đã bỏ bản ngã hoàn toàn. Thế thì người đó là tự nhiên. Không bản ngã, bạn là tự nhiên, như sông chảy ra đại dương, hay gió luồn qua rặng thông, hay mây lơ lửng trên trời. Không bản ngã bạn lại là một phần của tự nhiên bao la này, chùng lỏng và tự nhiên.

Với bản ngã có căng thẳng. Với bản ngã bạn là tách rời. Với bản ngã bạn đã cắt bản thân mình khỏi mọi quan hệ. Cho dù bạn bước vào quan hệ, bạn làm nó rất thận trọng. Bản ngã sẽ không cho phép bạn đi vào bất kì cái gì một cách toàn bộ. Nó bao giờ cũng kìm lại bản thân nó.

Nếu bạn nghĩ bạn là trung tâm của sự tồn tại, thế thì bạn điên. Nếu bạn nghĩ bạn chỉ là con sóng trong đại dương, một phần của cái toàn thể, là một với cái toàn thể, thế thì bạn có thể không bao giờ bị điên. Nếu Patanjali mà ở đây, ông ấy chắc làm cùng điều mà tôi đang làm. Và nhớ cho rõ rằng tình huống khác, nhưng con người gần như nhau.

Bây giờ có công nghệ mới. Nhà mới, vật dụng mới - chúng đã không có vào thời của Patanjali. Mọi thứ đã thay đổi quanh con người, nhưng con người vẫn còn như cũ. Vào thời của Patanjali con người cũng đã như vậy, gần như vậy. Không cái gì nhiều đã thay đổi trong con người. Điều này phải được ghi nhớ, bằng không người ta bắt đầu cảm thấy rằng con người hiện đại theo cách nào đó bị kết án - không. Có thể là bạn điên theo đuổi xe hơi; bạn muốn chiếc xe thể thao và bạn rất căng thẳng và nhiều lo âu được tạo ra bởi điều đó. Tất nhiên, chẳng có xe hơi nào vào thời của Patanjali, nhưng mọi người đã điên theo xe bò kéo. Ngay cả bây giờ nếu bạn đi vào làng Ấn Độ người có xe bò chạy nhanh cũng giống như người có xe Rolls Royce ở London: xe bò hay xe Rolls Royce không tạo ra khác biệt gì; bản ngã được đáp ứng theo cùng cách. Trong làng, xe bò sẽ làm cùng điều. Đối thể không tạo ra mấy khác biệt. Tâm trí con người, nếu lấy bản ngã làm trung tâm, bao giờ cũng sẽ tìm cái gì đó này khác, cho nên đó không phải là vấn đề.

Con người hiện đại là không hiện đại. Chỉ thế giới hiện đại là hiện đại. Con người vẫn còn rất cổ đại và già. Bạn nghĩ bạn hiện đại sao? Khi tôi nhìn mặt bạn tôi nhận ra các khuôn mặt cổ đại. Bạn đã từng ở đây nhiều, nhiều kiếp và bạn đã còn gần như cũ vậy. Bạn đã không học được cái gì bởi vì bạn lại làm cùng điều - lặp đi lặp lại cùng đường mòn. Đối thể đã thay đổi, nhưng con người vẫn còn như cũ. Không cái gì mấy đã thay đổi. Không cái gì mấy có thể thay đổi chừng nào bạn còn chưa lấy bước đi để thay đổi nó. Chừng nào biến đổi còn chưa trở thành trái tim bạn, chừng nào biến đổi còn chưa trở thành chính nhịp đập trái tim của bạn và bạn hiểu cái ngu xuẩn của tâm trí và bạn hiểu khổ của nó... và thế rồi bạn lấy cú nhảy ra khỏi nó.

Tâm trí rất cổ. Tâm trí rất, rất cổ đại. Thực ra, tâm trí không bao giờ có thể mới được, nó không bao giờ có thể là hiện đại. Duy nhất vô trí mới có thể là mới và hiện đại bởi vì duy nhất vô trí mới có thể tươi tắn, tươi tắn mọi khoảnh khắc. Vô trí không bao giờ tích luỹ. Tấm gương bao giờ cũng trong trẻo; không bụi tích luỹ trên nó. Tâm trí là kẻ tích trữ; nó cứ tích luỹ. Tâm trí bao giờ cũng cũ; tâm trí không bao giờ có thể mới. Tâm trí không bao giờ nguyên bản; chỉ vô trí mới nguyên bản.

Đó là lí do tại sao ngay cả các nhà khoa học cũng cảm thấy rằng khi khám phá nào đó được thực hiện, nó không được thực hiện bởi tâm trí, nhưng chỉ trong các lỗ hổng nơi tâm trí không tồn tại - thỉnh thoảng trong giấc ngủ.

Cũng như Archimedes, người đang cố gắng và cố gắng giải quyết một vấn đề toán học đặc biệt và đã không thể giải được nó - ông ấy đã cố và cố, tất nhiên bằng tâm trí, nhưng tâm trí có thể cho bạn chỉ những câu trả lời mà tâm trí biết, nó không thể cho bạn cái gì không được biết. Nó là cái máy tính: bất kì cái gì bạn đã nạp vào nó, nó có thể đáp lại. Bạn không thể hỏi được cái gì mới. Làm sao tâm trí nghèo nàn được mong đợi đáp lại cái gì đó mới? Điều đó đơn giản không thể được! Nếu tôi biết tên bạn, tôi có thể nhớ nó, vì tâm trí là bộ nhớ và việc nhớ lại. Nhưng nếu tôi không biết tên bạn và tôi cố và cố, làm sao tôi có thể nhớ được cái mà không có đó?

Thế rồi đột nhiên nó xảy ra. Archimedes đã làm việc và làm việc - và chăm chỉ, bởi vì nhà vua đang chờ đợi ông ấy. Và một sáng ông ấy đang tắm, trần truồng, thảnh thơi trong nước, và đột nhiên nó bật ra, trồi lên bề mặt, cứ dường như từ không đâu cả. Ông ấy nhảy khỏi buồng tắm. Ông ấy đã ở vào trạng thái vô trí.

Ông ấy thậm chí không thể nghĩ được rằng mình đang trần truồng, vì đó là phần của tâm trí. Ông ấy đã không thể nghĩ được rằng đi truồng trong phố mọi người sẽ nghĩ ông ấy điên. Tâm trí đó, điều được cho bởi xã hội đã không có đó, nó đã không hoạt động. Ông ấy đang trong trạng thái của vô trí, một loại tỏ ngộ.

Ông ấy chạy vào phố hét tướng lên “Eureka, eureka!” - la lên, “Tôi đã tìm ra nó rồi!” - và mọi người tất nhiên nghĩ rằng ông ấy đã phát điên: “Ông đã tìm thấy cái gì, trần truồng, chạy nhông trên phố?” Ông ấy bị bắt giữ, bởi vì ông ấy đang cố vào cung điện của nhà vua vẫn la lên, “Eureka!” Ông ấy chắc đã bị tống vào tù. Bạn bè giữ ông ấy lại, đưa ông ấy về nhà và nói, “Ông làm gì vậy? Cho dù ông đã tìm ra cái gì đó, thế thì đi mà ăn vận cho đàng hoàng, bằng không ông sẽ bị rắc rối đấy.”

Giữa hai khoảnh khắc của tâm trí bao giờ cũng có lỗ hổng của vô trí. Giữa hai ý nghĩ có một lỗ hổng, một khoảnh hở của vô ý nghĩ. Giữa hai đám mây bạn có thể thấy trời xanh. Bản tính của bạn là vô trí; không có ý nghĩ, không cái gì... trống rỗng bao la, thanh thiên của trời. Tâm trí chỉ nổi trên bề mặt.

Và điều này đã từng xảy ra cho nhiều người: nó đã xảy ra cho bà Curie; bà ấy được giải thưởng Nobel vì một khoảnh khắc của vô trí. Bà ấy đã làm việc, lại trên vấn đề toán học - làm việc chăm chỉ. Không cái gì ra cả; nhiều tháng trôi qua. Thế rồi một đêm đột nhiên bà ấy thức dậy trong giấc ngủ, đi tới bàn, viết ra câu trả lời, trở lại giường và quên mất mọi thứ về nó. Vào buổi sáng khi bà ấy đi tới bàn bà ấy không thể tin được: câu trả lời đã có đó. Ai đã viết ra nó? Thế rồi dần dần bà ấy nhớ lại, dường như là giấc mơ: “Nó đã xảy ra trong đêm....” Bà ấy đã tới và chữ viết tay là của bà ấy.

Trong giấc ngủ say tâm trí mất đi; vô trí vận hành. Tâm trí bao giờ cũng cổ; vô trí bao giờ cũng tươi tắn, trẻ trung, nguyên bản. Vô trí bao giờ cũng giống như giọt sương sáng, tuyệt đối tươi tắn, trong trẻo. Tâm trí bao giờ cũng bẩn. Nó phải vậy, thu thu thập bụi. Bụi là kí ức.

Khi tôi nhìn vào bạn tôi thấy tâm trí bạn rất cổ đại, nhiều kiếp quá khứ được tụ tập ở đó. Nhưng tôi cũng có thể thấy sâu hơn. Có vô trí của bạn, cái không thuộc vào thời gian chút nào, cho nên nó không là cổ đại không hiện đại. Con người bao giờ cũng già, nhưng cái gì đó tồn tại trong con người - tâm thức - cái không cũ không mới, hay, nó bao giờ cũng tuyệt đối mới.

Câu hỏi thứ sáu:

Osho ơi,

Nhiều người trong chúng tôi rơi vào giấc ngủ trong bài nói của thầy hay đi vào trạng thái ngủ gật. Thầy phải thấy điều đó xảy ra. Việc ngủ gật này có phải là một phần của bất kì quá trình tích cực sáng tạo nào không? Chúng tôi có nên cho phép nó xảy ra mà không cảm thấy mặc cảm về nó, hay chúng tôi phải làm nỗ lực lớn hơn để vẫn còn nhận biết?

Chuyện này có chút ít phức tạp. Thứ nhất, có nhiều kiểu. Có một loại ngủ gật tới nếu bạn nghe tôi rất chăm chú. Thế thì nó không phải là như ngủ đâu, nó là giống nhiều với thôi miên. Bạn đang trong hài hoà sâu với tôi tới mức tâm trí bắt đầu không vận hành. Bạn đơn giản nghe tôi, và việc nghe tôi trở thành giống như điệu ru. Một loại ngủ gật nào đó có đó nếu đây là trường hợp, nhưng điều này sẽ tới chỉ khi bạn nghe tôi rất chăm chú. Thế thì nó không phải là giấc ngủ. Nó là đẹp, và bạn không nên cảm thấy mặc cảm về nó. Nếu nó được tạo ra bằng việc nghe tôi thế thì không có vấn đề gì. Thực ra, điều này nên là hoàn cảnh, bởi vì thế thì bạn đang nghe càng lúc càng sâu hơn. Thế thì tôi đang xuyên thấu vào bạn rất, rất sâu và bạn cảm thấy giống như ngủ gật bởi vì tâm trí không vận hành. Bạn thảnh thơi. Nó là trạng thái của buông bỏ. Bạn đang cho phép tôi xuyên thấu vào bạn ngày càng sâu hơn. Điều này là tốt; không cái gì sai trong nó. Bạn cảm thấy nó giống như ‘ngủ gật’ bởi vì nó là tính thụ động; bạn không chủ động, và không có nhu cầu. Trong khi bạn đang nghe tôi không có nhu cầu phải chủ động bởi vì nếu bạn chủ động tâm trí bạn sẽ cứ diễn giải.

Điều này là hay, và không cần cảm thấy mặc cảm - cho phép nó đi. Và không cần làm bất kì nỗ lực nào để quấy rối nó. Tôi sẽ được trồng sâu bên trong bạn. Điều này là có ích.

Ở Ấn Độ chúng ta có một thuật ngữ đặc biệt cho nó. Patanjali gọi nó là yoga tandra - ngủ tới bởi yoga. Trong bất kì cái gì, nếu bạn làm nó rất toàn bộ, bạn cảm thấy rất thảnh thơi và thảnh thơi đó giống giấc ngủ. Nó không phải là ngủ; nó na ná nhiều như thôi miên. Từ ‘hypnosis - thôi miên’ cũng có nghĩa là ngủ, nhưng một kiểu ngủ khác trong đó hai người là trong hài hoà sâu thế....

Nếu tôi thôi miên bạn, bạn sẽ có khả năng nghe tôi, không theo bất kì cái gì khác. Người bị thôi miên nghe theo chỉ mỗi người làm thôi miên, không ai khác. Người đó bị hội tụ riêng. Trong việc bị hội tụ riêng này, ý thức mất đi và vô thức vận hành. Chiều sâu của bạn nghe chiều sâu của tôi; nó là trao đổi từ chiều sâu tới chiều sâu. Tâm trí không được cần tới. Nhưng một điểm cần nhớ là ở chỗ bạn phải nghe tôi rất chăm chú; chỉ thế thì nó sẽ xảy ra.

Thế rồi có kiểu ngủ thứ hai: bạn không nghe tôi, và chỉ bằng việc ngồi ở đây lâu bạn đâm ra buồn ngủ. Không nghe tôi, hay bất kì điều gì tôi nói cũng là quá nhiều với bạn, bạn cảm thấy chút ít chán. Hay bất kì cái gì tôi nói cũng đều bị cảm thấy đơn điệu - nó vậy đấy, bởi vì bất kì điều gì tôi nói, nó là một nốt duy nhất. Tôi đang hát một nốt theo cả triệu cách: Patanjali, Phật, Jesus chỉ là cái cớ. Tôi đang hát một nốt thôi. Nó là đơn điệu. Nếu bạn cảm thấy rằng nó là đơn điệu và bạn cảm thấy chút ít chán hay bạn không thể hiểu được nó - nó là quá nhiều với bạn, hay nó đi trên đầu bạn - thế nữa bạn có thể cảm thấy buồn ngủ, nhưng buồn ngủ đó không tốt. Thế thì không cần tới nghe tôi bởi vì thực ra bạn không nghe, bạn buồn ngủ. Cho nên tại sao ở đây về mặt vật lí? - không có nhu cầu.

Cũng có kiểu thứ ba nữa. Kiểu thứ hai, bạn phải thực sự cảm thấy mặc cảm và làm nhiều nỗ lực để nhận biết và nghe tôi. Thế thì chính khả năng kiểu thứ nhất có thể xảy ra. Thế rồi có kiểu thứ ba mà không liên quan cả với việc nghe, hay viện hiện hữu của bạn trong trạng thái đơn điệu. Nó tới từ sinh lí của bạn. Bạn có thể không ngủ ngon trong đêm. Rất ít người ngủ ngon, cho nên khi bạn đã không ngủ ngon trong đêm bạn bị mệt mỏi chút ít. Bạn đói vì ngủ, và ngồi đây trong một tư thế với cùng một người nói lặp đi lặp lại, nghe cùng giọng nói lặp đi lặp lại, thân thể bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Điều đó tới từ thân thể bạn.

Nếu đó là trường hợp, thế thì làm cái gì đó với giấc ngủ của bạn. Nó nên được làm sâu hơn. Thời gian không mấy là vấn đề - bạn có thể ngủ trong tám tiếng và nếu nó không sâu bạn sẽ cảm thấy đói ngủ, bị đói ngủ - chiều sâu là vấn đề.

Mọi đêm trước khi bạn đi ngủ bạn cũng có thể làm một kĩ thuật nhỏ và điều đó sẽ giúp đỡ vô cùng. Tắt đèn đi, ngồi trên giường sẵn sàng đi ngủ, nhưng ngồi trong mười lăm phút. Nhắm mắt lại và thế rồi bắt đầu một âm thanh vô nghĩa đơn điệu, chẳng hạn, la, la, la - và chờ đợi cho tâm trí cấp thêm âm thanh mới. Điều duy nhất cần được nhớ là những âm thanh đó hay lời đó không nên trong bất kì ngôn ngữ nào bạn biết. Nếu bạn biết tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Italy, thế thì chúng không nên trong tiếng Italy, Đức, Anh. Bất kì ngôn ngữ nào khác cũng được phép nếu bạn không biết - tiếng Tây Tạng, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản.... Nhưng nếu bạn biết tiếng Nhật Bản thế thì nó không được phép, thế thì tiếng Italy là tuyệt vời. Nói bất kì ngôn ngữ nào bạn không biết. Bạn sẽ gặp khó khăn trong vài giây chỉ cho ngày thứ nhất, bởi vì làm sao bạn nói được ngôn ngữ bạn không biết? Nó có thể được nói, và một khi nó bắt đầu, bất kì âm thanh nào, những lời vô nghĩa - chỉ để tắt ý thức của bạn đi và cho phép vô thức nói....

Khi vô thức nói, vô thức không biết ngôn ngữ. Nó là phương pháp rất, rất cổ. Nó tới từ Kinh Cựu Ước. Vào những ngày đó nó được gọi là glossolalia, và vài nhà thờ ở Mĩ vẫn dùng nó. Họ gọi nó là ‘nói trong lưỡi’. Và nó là phương pháp tuyệt vời, một trong những phương pháp sâu nhất và xuyên thấu nhất vào trong vô thức. Bạn bắt đầu bằng la, la, la, và thế rồi bất kì cái gì tới,bạn cứ tiếp diễn. Chỉ ngày đầu bạn sẽ cảm thấy chút ít khó khăn. Một khi nó tới, bạn biết cái mẹo của nó. Thế thì, trong mười lăm phút, dùng ngôn ngữ này, cái tới với bạn, và dùng nó như một ngôn ngữ; thực ra, bạn đang nói nó. Điều này sẽ làm thảnh thơi ý thức sâu sắc; mười lăm phút và thế rồi bạn đơn giản nằm ra và đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của bạn sẽ trở nên sâu hơn. Trong vòng vài tuần bạn sẽ cảm thấy một chiều sâu trong giấc ngủ của bạn, và đến sáng bạn sẽ cảm thấy tươi tắn hoàn toàn. Thế thì, cho dù tôi cố, tôi không thể đưa bạn vào giấc ngủ được.

Kiểu thứ nhất là hay; kiểu thứ ba là một loại đói sinh lí - nó là ốm yếu. Kiểu thứ ba phải được chữa trị; kiểu thứ nhất phải được phép. Kiểu thứ hai phải cảm thấy mặc cảm về điều đó và làm mọi nỗ lực để thoát ra khỏi nó.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho ơi,

Khi người hiện đại đang trong vội vàng thế, còn phương pháp của Patanjali dường như mất thời gian lâu thế, thầy đang nói những bài này cho ai vậy?

Vâng, con người hiện đại đang vội vàng, và chính cái đối lập sẽ có ích. Nếu bạn trong vội vàng, thế thì Patanjali sẽ có ích bởi vì ông ấy không vội vàng. Ông ấy là thuốc giải độc. Tâm trí bạn cần thuốc giải độc. Nhìn nó

theo cách này: bởi vì tâm trí phương Tây đặc biệt trong vội vàng - và bây giờ không tâm trí nào khác tồn tại, duy nhất tâm trí phương Tây ít nhiều ở mọi nơi, ngay cả ở phương Đông. Đó là lí do tại sao nó đã trở nên quan tâm tới Thiền, bởi vì Thiền cho hứa hẹn về đốn ngộ. Thiền có vẻ giống như cà phê uống liền, và nó có hấp dẫn. Nhưng tôi biết Thiền sẽ không ích gì vì hấp dẫn này không phải bởi vì Thiền, hấp dẫn này là bởi vì đói. Và thế thì bạn không hiểu Thiền.

Ở phương Tây, bất kì cái gì được đồn đại về Thiền gần như đều là giả; nó đáp ứng cho nhu cầu của tâm trí đang vội vàng, nhưng nó không đúng với Thiền. Nếu bạn đi sang Nhật Bản và hỏi Thiền nhân, họ đợi trong ba mươi năm, bốn mươi năm cho tỏ ngộ đầu tiên xảy ra. Ngay cả để đốn ngộ người ta cũng phải làm việc vất vả. Chứng ngộ là bất thần, nhưng việc chuẩn bị là rất dài. Nó cũng giống như bạn đun sôi nước: bạn đun nóng nước lên; tại độ nào đó, một trăm độ, nước đột nhiên bay hơi. Ngay lúc đó, việc bay hơi là đột nhiên, nhưng việc đun nóng bạn phải đưa nó lên tới một trăm độ. Việc đun nóng sẽ mất thời gian, và việc đun nóng tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt của bạn.

Nếu bạn vội vàng bạn không có nhiệt nào, bởi vì bạn muốn có Thiền, tỏ ngộ, hay chứng ngộ trong vội vàng, chỉ nhân tiện nếu nó có thể được đạt tới, nếu nó có thể được mua. Chạy, bạn muốn vồ lấy nó từ tay của bất kì ai. Nó không thể được làm theo cách đó. Có hoa, hoa theo mùa vụ: bạn gieo hạt và trong vòng ba tuần cây sẵn sàng, nhưng trong vòng ba tháng cây đã nở hoa, mất đi, biến mất.

Nếu bạn vội vàng, thế thì tốt hơn cả là quan tâm tới ma tuý hơn là thiền, yoga, Zen, bởi vì ma tuý có thể cho bạn những giấc mơ, mơ ngay lập tức - đôi khi về địa ngục, đôi khi về cõi trời. Thế thì cần sa là tốt hơn thiền. Nếu bạn vội vàng, thế thì không cái gì vĩnh hằng có thể xảy ra cho bạn bởi vì vĩnh hằng cần chờ đợi vĩnh hằng. Nếu bạn đòi hỏi về vĩnh hằng xảy ra cho bạn, bạn phải sẵn sàng cho nó. Vội vàng sẽ không giúp ích gì.

Có câu ngạn ngữ Thiền: Nếu vội, sẽ không bao giờ đạt tới. Bạn thậm chí có thể đạt tới bằng việc ngồi, nhưng bạn không bao giờ có thể đạt tới trong vội vàng. Chính nóng vội là rào chắn.

Nếu bạn đang vội, thế thì Patanjali là thuốc giải độc. Nếu bạn không vội, thế thì Thiền là có thể. Phát biểu này sẽ có vẻ mâu thuẫn, nhưng điều này là vậy. Đây là cách thực tại vậy, mâu thuẫn. Nếu bạn vội, thế thì bạn sẽ phải đợi nhiều kiếp trước khi chứng ngộ xảy ra cho bạn. Nếu bạn không vội, thế thì nó có thể xảy ra ngay bây giờ.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện mà tôi rất thích. Nó là một trong những chuyện cổ Ấn Độ.

Narada, một sứ giả giữa đất và trời, một nhân vật huyền thoại, định lên trời. Anh ta cũng giống như người đưa thư; anh ta đi lên và xuống liên tục, đem thông điệp từ trên, đem thông điệp từ dưới. Anh ta liên tục làm việc.

Anh ta đang đi lên trời và anh ta đi qua một sư rất, rất già đang ngồi dưới cây với mala, chuỗi hạt, đang tụng tên Rama. Ông ta nhìn Narada và nói, “Anh đi đâu thế? Anh đi lên trời à? Thế thì làm cho ta một ân huệ. Hỏi Thượng đế xem ta phải đợi bao lâu nữa” - ngay cả trong chính câu hỏi này, nóng vội có đó. “Và nhắc cũng ngài,” sư già nói, “rằng trong ba kiếp ta đã thực hành thiền và khổ hạnh, và mọi thứ có thể được làm ta đã làm rồi, phải có giới hạn cho mọi thứ chứ.” Một đòi hỏi, mong đợi, nóng vội....

Narada nói, “Tôi đi và tôi sẽ hỏi.”

Ngay bên cạnh sư già, dưới một cây khác, có một thanh niên đang nhảy múa và hát tên Thượng đế. Chỉ đùa Narada hỏi anh thanh niên, “Anh cũng muốn rằng ta sẽ hỏi về anh chứ, phải mất bao lâu thời gian?” Nhưng anh thanh niên đang say sưa thế trong cực lạc tới mức anh ta chẳng bận tâm, anh ta không trả lời.

Thế rồi, sau vài ngày, Narada quay lại. Anh ta nói với ông già, “Tôi đã hỏi Thượng đế, và ngài cười và ngài nói, ‘Ít nhất ba kiếp nữa.’”

Ông già vứt mala đi và nói, “Đây là bất công! Và bất kì ai nói có Thượng đế đều là sai!” Ông ta giận lắm.

Thế rồi Narada đi sang anh thanh niên người vẫn đang múa và nói, “Cho dù anh đã không hỏi, tôi đã hỏi, nhưng tôi sợ nói với anh bây giờ, bởi vì ông già kia đã nổi giận thế, ông ấy thậm chí đã đánh tôi.” Nhưng anh thanh niên vẫn nhảy múa, không quan tâm. Narada bảo anh ta, “Tôi đã hỏi ngài, và Thượng đế nói rằng bảo anh thanh niên đó rằng anh ta nên đếm lá trên cây mà anh ta đang nhảy ở dưới; cùng số lần như thế anh ta sẽ phải được sinh ra trước khi đạt tới.’”

Anh thanh niên nghe, vẫn cứ cực lạc thế, cười và nhảy và mở hội. Anh ta nói, “Sớm thế sao? Bởi vì trái đất đầy cây, hàng triệu và hàng triệu. Và chỉ những lá này, và cùng số như lá đó sao? Sớm thế sao? Thượng đế từ bi vô hạn và tôi không lo lắng về nó!” - và tương truyền rằng ngay lập tức anh ta đạt tới. Chính khoảnh khắc đó thân thể ngã xuống. Chính khoảnh khắc đó anh ta đã trở nên chứng ngộ.

Nếu bạn vội vàng, sẽ mất thời gian. Nếu bạn không vội vàng, có thể ngay khoảnh khắc này.

Patanjali là thuốc giải độc cho những người đang vội vàng, và Thiền là dành cho những người không vội vàng. Và chính điều đối lập xảy ra: người vội vàng, họ trở nên quan tâm tới Thiền, và người không vội gì, họ trở nên quan tâm tới tới Patanjali. Điều này là sai. Nếu bạn đang vội, thế thì Patanjali... bởi vì ông ấy sẽ kéo bạn xuống và đưa bạn về ý thức của bạn, và ông ấy sẽ nói về con đường lâu để ông ấy làm cho bạn choáng. Và nếu bạn cho phép ông ấy đi vào bạn, vội vàng của bạn sẽ biến mất.

Đó là lí do tại sao tôi nói; tôi nói về Patanjali bởi vì bạn. Bạn đang vội vàng và tôi hi vọng Patanjali sẽ đưa nóng vội của bạn xuống; ông ấy sẽ kéo bạn xuống, trở về với thực tại. Ông ấy sẽ đem bạn về ý thức của bạn.

Đủ cho hôm nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho