Chương XVIII - 18 tháng giêng năm 1979
Chương XVIII - 18 tháng giêng năm 1979
Buổi tối tại thính đường Trang Tử
Deva có nghĩa là linh thiêng, udgam có nghĩa là suối nguồn. Chúng ta đang ở suối nguồn, chúng ta là suối nguồn. Chúng ta chưa bao giờ rời nó, thậm chí là một khoảnh khắc, bạn hãy còn chưa quên nó. Chúng ta đã rơi vào giấc ngủ, chúng ta đã không đi bất kỳ đâu. Thượng đế đã không bị mất mà chỉ là lãng quên; đó là một dạng quên lãng. Cho nên tất cả điều cần đến là nhớ lại, thức dậy, nhìn vào bên trong, nơi sâu thẳm nhất của thực tại bạn và bạn sẽ nhận ra suối nguồn ở đó, suối nguồn linh thiêng.
Khi con người nhận biết đầy đủ suối nguồn linh thiêng của mình thì toàn bộ cuộc đời thay đổi, bởi vì nội dung trung tâm của nó thay đổi. Thời điểm bạn biết rằng bạn là sự thật, thì mọi thứ đã là như vậy, sẽ không còn như vậy nữa. Cái bình thường bỗng nhiên trở thành cực đỉnh, cái trần tục bỗng nhiên trở thành thiêng liêng. Chính thế giới này trở thành thiên đường hoa sen.
Udgito có nghĩa là bài ca. Cuộc sống có thể là bài ca, nhưng không cần thiết phải như vậy; chúng ta phải biến nó thành duy nhất. Đây là cơ hội. Chúng ta có thể lỡ cơ hội; đa số mọi người liên tục lỡ nó. Lý do cơ bản về việc bị lỡ là họ nghĩ họ đã có nó.
Thời điểm bạn nghĩ rằng bạn đã có nó, bạn không nghĩ về việc sáng tạo. Nếu con người bệnh tật nghĩ rằng anh ta khỏe mạnh thì anh ta sẽ không đến thầy thuốc, anh ta sẽ không thực hiện sự điều trị nào; đó là điều có lý.
Con người sinh ra như là bài ca; nhưng ngay từ lúc khởi đầu chúng ta chỉ có hạt mầm của nó, tiềm năng của nó. Nó có thể trổ hoa, cuộc sống có thể là lễ hội thực sự. Nên là như vậy. Không có lý do gì lại không nên như vậy, ngoại trừ ý tưởng rằng chúng ta đã có nó.
Sinh ra trở thành đồng nghĩa với cuộc sống; không phải như vậy. Về cái chết thì sinh ra là kết thúc, không phải là sống. Nếu bạn không biết sống, thế thì cái chết có vẻ như là sự kết thúc của sống. Nếu bạn biết sống, thế thì cái chết không bao giờ tạo ra sự khác biệt. Cuộc đời không giới hạn giữa sinh và tử mà sinh và tử là những hồi của hành trình lâu dài của cuộc đời.
Cuộc sống trải rộng ngược về phía sau tới chính thời điểm khởi đầu, nếu đã từng có thời điểm khởi đầu, và tới chính thơi điểm kết thúc, nếu sẽ có thời điểm kết thúc.
Cuộc sống là vĩnh hằng, là thuộc về vũ trụ, nhưng cuộc sống đó có thể được biết đến chỉ khi chúng ta biến đổi sự sống của chúng ta thành bài ca. Cuộc sống được chạm tói chỉ khi bạn trong trạng thái nhảy múa, trong trạng thái vui chơi lễ hội.
Deva có nghĩa là Thượng đế, upagam có nghãi là đến gần - đến gần với Thượng đế. Thông thường, con người trốn khỏi Thượng đế, bởi vì đó là cách duy nhất để giữ nguyên là bản ngã, đó là con đường duy nhất để cảm nhận chính mình là riêng biệt với tồn tại. Nếu bạn đến gần với Thượng đế, bạn bắt đầu tan rã, bạn bắt đầu biến mất, bạn bắt đầu bốc hơi. Điều đó tạo ra nỗi sợ hãi - cho nên mọi người tôn thờ Thượng đế, họ cầu nguyện Thượng đế, nhưng họ chưa bao giờ đến gần. Đứng từ xa, họ liên tục cầu nguyện và thờ phụng, nhưng họ vẫn giữ nguyên cảnh giác sao cho không thể đến gần. Khi họ đến gần thì họ biến mất.
Đến gần Thượng đế thì gần như là tự sát. Và đó là tự sát thực sự - không chỉ là tự sát về mặt thể xác mà là thiêu hủy toàn bộ. Cho nên, chỉ rất dũng cảm, con người mới tới gần Thượng đế.
Những kẻ hèn nhát cầu nguyện, thờ phụng, họ đến nhà thờ, họ đến ngôi đền, họ đọc Kinh thánh, họ đọc kinh Koran, kinh Gita, nhưng họ vẫn giữ khoảng cách. Nếu Jesus còn sống, họ sẽ không đến gần ông ấy. Khi ông ấy chết, thế thì họ sẽ thờ phụng ông ấy. Khi Phật còn sống, họ tạo ra mọi rào cản giữa họ và Phật. Khi Phật ra đi, thế thì Phật là Thượng đế. Thế thì họ sẽ xây dựng những ngôi đền và tạo ra những pho tượng. Đây là chiến thuật rất tinh vi của bản ngã để giữ nguyên trong tồn tại: thờ phụng cái chết, tránh người sống.
Chỉ những người dũng cảm mới có thể đến gần với Phật hoặc Christ hoặc Krishna - và đó là cách con người đến gần với Thượng đế. Thượng đế trở thành hiển hiện trong những con người, những người đã biến mất, những người đã trở thành ô cửa. Đó là ý nghĩa của bậc thầy. Bậc thầy không có gì để thuyết giảng, họ không phải là bậc thầy. HỌ là bậc thầy bởi vì họ không phải là thầy dậy. Thật nghịch lý, bậc thầy là ngược đời: ông ta không phải là thầy dậy và chính vì vậy mà ông ta là bậc thầy. Ông ta có thể giúp bạn biến mất; ông ta có thể trở thành ô cửa, ông ta có thể trở thành lối mở rộng tới tồn tại. Ông ta có thể trở thành ô cửa sổ của bạn, và từ ông ta bạn có thể nhảy vào vĩnh hằng, vào vô hạn. Ông ta có thể là bục nhảy.
Deva có nghĩa là Thượng đế, parinit có nghĩa là kết hôn với - kết hôn với Thượng đế. Sannyas là kết hôn: kết hôn với điều tối thượng, kết hôn với tính tuyệt đối, kết hôn với tính toàn bộ.
Trừ khi một phần kết hôn với toàn bộ thì một phần vẫn giữ nguyên trong đau khổ, bởi vì một phần không bắt rễ trong toàn bộ, không được nuôi dưỡng bởi toàn bộ. Và giữ nguyên riêng rẽ với toàn bộ là vật lộn không ngừng để tồn tại. Cuộc vật lộn đó làm hao mòn năng lượng. Nhưng đó lại là cách con người đã từng sống trong hàng nghìn năm, vật lộn với toàn bộ, đấu tranh với toàn bộ. Thái độ rất kiêu ngạo, điều đó đã từng là sự thống trị, bởi vì nó trao cho bản ngã sự mãn nguyện.
Con người đã và đang đấu tranh với tự nhiên, đấu tranh với vạn vật - cố để chinh phục. Điều đó thật ngớ ngẩn, thật nực cười, một phần đang cố chinh phục toàn bộ. Với nỗ lực ghê gớm đó, con người đã hủy hoại môi trường sinh thái, con người đã hủy hoại cuộc sống tinh thần, cuộc sống tâm linh. Con người đã hủy hoại tất cả những điều tuyệt diệu, bây giờ con người đang ở bờ vực của việc hủy hoại toàn bộ trái đất, cũng như hủy hoại chính con người. Điều này đã là hậu quả của triết lý sống đặc biệt: triết lý về chinh phục.
Tôn giáo là triết lý của buông bỏ mà không phải chinh phục. Vẻ đẹp và nghịch lý là ở chỗ, bạn càng buông bỏ thì bạn càng chinh phục; bạn càng cố để chinh phục thì bạn càng bị đánh bại. Bằng chính sự buông bỏ của một phần với toàn bộ thì sự buông bỏ trở htanfh toàn bộ. Trong chính sự buông bỏ đó mà có sự thư giãn năng lượng tuyệt vời; tất cả năng lượng liên quan đến quá trình vật lộn lại được thư giãn. Đó là thư giãn tuyệt vời, bình lặng tuyệt vời, tĩnh lặng, thanh thản.
Kết hôn với tính toàn bộ, biến nó thành câu chuyện tình với tồn tại. Đó không phải là cuộc vật lộn, không phải là xung đột. Đó là vấn đề tình yêu, đó là vấn đề hôn nhân.
Upageya có nghĩa là được ca hát, được vui mừng lễ hội; và đó là cốt lõi quan trọng nhất của tôn giáo.
Tôn giáo không có gì liên quan tới chủ nghĩa khổ hạnh. Chủ nghĩa khổ hạnh được sinh ra bởi tâm trí khổ dâm. Đó là bệnh tật, là bệnh hoạn. Có cái thú rất xấu xa về việc tự hành hạ mình; đó là sự lầm lạc. Hành hạ là xấu xa; cho dù bạn hành hạ người khác hoặc hành hạ chính mình thì cũng không khác gì nhiều. Thực tế hành hạ chính mình còn nặng tội hơn hành hạ những người khác. Người khác có thể trả đũa, họ có thể tự phòng thủ, họ có thể tự thực hiện một cái gì dó để bảo vệ chính mình. Nhưng khi bạn tự hành hạ chính mình thì không có ai bảo vệ bạn, thế thì không có ai đấu tranh chống lại bạn. Cho nên điều đó còn tệ hại hơn, bạo lực hơn.
Nhưng trong nhiều thời đại những người khổ hạnh đó được coi là những vị thánh, những thánh nhân vĩ đại. Họ cần được chăm sóc về mặt tâm lý, họ cần những cú sốc điện. Họ hoàn toàn bệnh tật, nhưng họ lại là sự thống trị. Vì lý do cụ thể nào đó mà họ trở thành thống trị, rất, rất thống trị, và lý do là con người luôn bị ấn tượng bởi một cái gì đó lạ lùng, nhìn dị thường. Con người luôn bị ấn tượng bởi một cái gì đó không phổ biến. Do vậy, như viên kim cương Kohinoor: nếu có nhiều triệu viên kim cương Kohinoor thì hẳn không ai bị ấn tượng, nhưng bởi vì chỉ có duy nhất một viên, vậy nên con người bị nó thôi miên.
Tự hành hạ là bệnh tật rất hiếm hoi, bởi vì điều đó là phi tự nhiên, chống lại tự nhiên. Tự nhiên muốn vui chơi lễ hội. Không cây nào tự hành hạ, không con vật nào tự hành hạ, không con chim nào tự hành hạ. Nếu bạn loại bỏ con người đi thì tồn tại liên tục trong lễ hội; đó là lễ hội carnival của vui chơi. Chỉ con người mới dính vào trạng thái quá lầm lẫn đến nỗi họ bắt đầu tự hành hạ chính mình - nhịn ăn, đánh cơ thể mình, sống trong giá lạnh hoặc sống trong nóng bức. Con người đã thực hiện hàng nghìn lẻ một thứ, họ là những người có bộ óc rất sáng tạo. Nhưng những người đó là rất hiếm; chống lại tự nhiên quá nhiều đến nỗi chỉ một vài người có thể quá điên khùng, quá bệnh hoạn. Nhưng họ lại trở thành những viên kim cương Kohinoor - những mẫu vật hiếm hoi. Bởi vì điều đó chống lại tính tự nhiên của loài người, cho nên đã tạo ra ấn tượng ghê gớm: họ thực hiện một cái gì đó dị thường. Họ đã thống trị tôn giáo, và bởi vì họ mà thế gian vẫn giữ nguyên vô tín ngưỡng.
Tôn giáo thực sự phải được sinh ra, bây giờ phải được sinh ra. Có rất ít người đã là những người mộ đạo, bởi vậy tôn giáo vẫn còn chưa xuất hiện.
Một ai đó đã nói với George Bernard Shaw “Ông nghĩ gì về nền văn minh?” ông ta nói “đó là ý tưởng hay - một người nào đó nên thử xem!”
Cho nên đó cũng là trường hợp của tôn giáo: đó là ý tưởng đẹp tuyệt vời nhưng nó vẫn chưa được thử. Đúng, đó là Jesus, Phật, Lão Tử và Zarathustra, nhưng đó chỉ là con số đếm trên đầu ngón tay.
Tôi điểm đạo các bạn thành thế giới của lễ hội, thành thế giới của tính toàn bộ tự nhiên và lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sannyas, sannyas hiện đại.
Upadipa có nghĩa đốt lên ngọn lửa. Đó chính là mục đích của tôi ở đây: đốt lên ngọn lửa trong bạn, ngọn lửa đó chỉ có thể được thực hiện khi Thượng đế được nhận ra, đốt ngọn lửa cho bản thể bạn, biến bạn thành niềm khát khao. Đó là cơn khát mà nó sẽ chỉ được giải khát bởi Thượng đế và không còn gì khác nữa. Đó là rủi ro, nhưng cuộc đời đạt được những đỉnh cao chỉ khi con người bắt đầu chấp nhận những rủi ro. Thử thách càng lớn lao thì trí thông minh, khả năng nhận biết càng sắc bén hơn. Càng đối mặt với sự nguy hiểm ghê gớm hơn thì sự sáng suốt nảy sinh trong con người càng tuyệt diệu hơn. Trừ khi sự nguy hiểm có đó, con người liên tục trong mơ ngủ; con người vẫn giữ nguyên là mộng du, mơ màng.
Thượng đế là sự nguy hiểm cuối cùng, là rủi ro và mạo hiểm ghê gớm nhất. Điều đó không dành cho những kẻ hèn nhát, điều đó không dành cho những con người run sợ, yếu bóng vía. Những nhà thờ và những ngôi đền tồn tại nhờ sự run sợ đó. Những nhà thờ và những ngôi đền cung cấp cho mọi người Thượng đế giả, Thượng đế bằng nhựa tổng hợp. Mọi người có thể thực hiện được điều đó bởi vì không có rủi ro nào cả. Nhưng hướng vào thực tại, thấm vào sự thật của cuộc sống là chơi với lửa. Và trừ khi bạn trở thành ngọn lửa, bạn sẽ không có khả năng vào thế giới của Thượng đế, vào vương quốc của Thượng đế.
Sannyas là quá trình tạo ra nhiều lửa trong bạn. Ngọn lửa là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng, và ngọn lửa cũng là biểu tượng của điều tối thượng. Chỉ thông qua ngọn lửa vĩ đại đó con người mới được làm cho thanh khiết, con người mới trở thành vàng mười.
Satyam có nghĩa là sự thật. Sự thật không phải là kết luận của bất kỳ triết lý logic nào. Bất kỳ logic nào có thể xuất hiện thì vẫn giữ nguyên là giả thuyết; điều đó chưa bao giờ là sự thật. Điều đó chỉ gần giống như sự thật. Nhưng sự thật không thể là gần như; là sự thật hoặc không là sự thật. Không có gì như là gần như sự thật.
Thật buồn cười khi nói rằng vòng tròn này gần như là vòng tròn. Nếu là gần như thì đó không là vòng tròn; ngược lại đó là một cái gì đó khác. Bạn không thể nói rằng con người gần như chết hoặc con người gần như sống; con người là chết hoặc con người là sống. Không có phạm trù giữa hai.
Cho nên những gì mà logic gọi là “sự thật” chỉ là giả thuyết. Chính vì vậy mà logic không ngừng thay đổi; “sự thật” ngày hôm qua không còn là “sự thật” ngày hôm nay, và “sự thật” ngày hôm nay không còn là “sự thật” của ngày mai. Triết lý không ngừng thay đổi, khoa học không ngừng thay đổi. Sự thật là vĩnh hằng, không đổi, không thể thay đổi.
Thế thì quá trình đạt được sự thật là gì? Nó không thể được nghĩ. Làm cách nào con người có thể nghĩ về điều chưa biết? Bất kỳ điều gì bạn nghĩ cũng là về điều đã biết. Sự thật được biết đến khi tất cả những ý nghĩ bị bỏ rơi; khi tư tưởng biến mất, thế thì sự thật được biết đến. Cho nên sự thật không phải là kết luận của tư tưởng mà là trải nghiệm khi ý nghĩ không tồn tại trong bạn. Khi tâm trí tuyệt đối trống rỗng đối với quá trình nghĩ, thế thì sự thật nảy sinh trong thực tại bạn; khi không có không gian và không ý nghĩ thì sự thật tuôn trào trong thực tại bạn. Đó không phải là quá trình phi-logic. Đó là tồn tại, không phải logic. Sự thật xuất hiện chỉ khi trong trạng thái thiền định - không trong bất kỳ trạng thái nào của tâm trí, mà trong trạng thái của không-tâm trí.
Nên nhớ rằng: sự thật không có gì liên quan với triết lý. Có thể con người không ngừng triết lý về vĩnh hằng và sẽ không đạt tới bất kỳ sự thật nào. Mọi thứ vẫn giữ nguyên là gần như, tàm tạm, suy luận, giả thuyết.
Những gì Phật biết đã không xuất hiện bởi bất kỳ quá trình logic nào; người đã tới nơi bằng việc bỏ rơi hoàn toàn tâm trí. Bất kỳ ai đã từng biết sự thật thì cũng biết rằng đó là lúc tâm trí để bên ngoài. Rồi bỗng nhiên, con người ở đây bây giờ, ở trong sự tĩnh lặng quá sâu sắc đến mức bắt đầu nghe thấy lời thì thầm trong chính trái tim mình. Đó là giọng nói nhỏ, êm ái: khi tâm trí ngừng tạo ra ồn ào, nó được nghe thấy.
Sự thật phải được khám phá, không phải được kết luận, và sự khám phá phải được thực hiện bên trong con người mà không phải bên ngoài. Đó là ý nghĩa của satyam.
Tình yêu là phẩm chất ma lực nhất của cuộc sống. Nếu không có tình yêu thì không có ma lực trong cuộc sống, cuộc sống vẫn giữ nguyên thường thường, không thắp sáng, không ánh sáng nào tỏa ra. Nó vẫn giữ nguyên như tảng đá, không giống như bông hoa tỏa ra ánh sáng, màu sắc và hương thơm. Tình yêu mang mọi điều đến cho cuộc sống. Nó mang màu sắc; thế rồi con người không còn là trắng đen nữa, cuộc sống trở nên như cầu vồng. Tất cả mọi màu sắc, toàn bộ quang phổ của nó trở nên sẵn sàng. Bỗng nhiên, con người tràn ngập ánh sáng cứ như bóng tối chưa bao giờ tồn tại. Bóng tối không thể tồn tại cùng tình yêu: nó tồn tại cùng ghét. Ghét là bóng tối, yêu là ánh sáng.
Còn nữa, con người bắt đầu tiết ra hương thơm. Những phẩm chất tuyệt vời mà con người chưa bao giờ tình cờ nhận biết. Con người bắt đầu nhìn vào cuộc sống bằng đôi mắt của thi sĩ, bằng cái nhìn của họa sĩ. Con người bắt đầu nghe những lời nói và âm thanh bằng đôi tai của người nhạc sĩ. Tất cả mọi nghệ thuật không là gì mà chỉ là sản phẩm phụ của trái tim tha thiết yêu thương, bởi vì trái tim đằm thắm yêu thương trở thành sáng tạo. Trái tim đằm thắm yêu thương phải trở thành sáng tạo. Nó phải rót chính nó vào tồn tại theo nhiều cách có thể, thông qua nhiều khía cạnh. Khi tình yêu bắt đầu tuôn chảy trong trái tim bạn, bạn bắt đầu tạo ra hương vị của ma lực xung quanh bạn; sự tao nhã mỏng manh, sự duyên dáng tinh tế bắt đầu tự nguyện xuất hiện.
Tình yêu là ma lực, tình yêu là tôn giáo. Nên nhớ câu nói đó, và không chỉ nhớ nó mà còn phải sống cùng nó. Bạn càng sống cùng nó, bạn càng trở nên giàu có hơn.
Vimala có nghĩa là tinh khiết tuyệt đối: sự tinh khiết không bị áp đặt từ bên ngoài, sự tinh khiết không phải do tu dưỡng, sự tinh khiết không phải do thực hành, sự tinh khiết không như kỷ luật mà như sự bùng nổ của bản năng con người, sự tinh khiết không phải là tính cách mà là sự tỉnh táo.
Trong sâu thẳm của mọi con người có cái giếng không bị làm ô uế của sự tinh khiết. Nó không thể bị làm ô uế; bản năng tự nhiên của nó vẫn còn giữ trinh nguyên. Bất kỳ điều gì bạn thực hiện thì cũng là ngoại vi, chưa bao giờ đạt tới trung tâm. Sự khác biệt giữa tội đồ và thánh nhân chỉ là ngoại vi; ở sâu thẳm bên trong không ai là tội đồ, không ai là thánh nhân. Làm cách nào bạn trở thành thánh nhân khi không còn khái niệm về tội ác? Tội đồ và thánh nhân là hai mặt của cùng một đồng tiền. Thiện và ác, thần thánh và quỷ dữ, chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền; tất cả chúng tồn tại ở ngoại vi. Ngoại vi là thế giới của vấn đề đạo đức: thiện và ác, của kiên định và phán xét, của kết tội và đánh giá cao.
Khi bạn hướng sâu hơn vào bản thể mình, những sự phân biệt này mất hết ý nghĩa, chúng bắt đầu phai nhạt dần. Dần dần chúng trở thành không rõ nét và thời điểm xuất hiện khi không còn nhận ra chúng nữa. Giá trị đó là sự tinh khiết bên trong bạn. Điều đó không biến bạn thành ông thánh mà là hiền nhân.
Hiền nhân là người bên trên thánh nhân và tội đồ. Hiền nhân và ông thánh không phải là những từ đồng nghĩa. Ông thánh rất thông thường; hiền nhân là siêu việt.
Trở thành hiền nhân là mục tiêu. Mục tiêu của sannyas là không phải ông thánh - tôi không thuyết giảng đạo đức và tôi không thuyết giảng tính cách. Tôi thuyết giảng bạn làm cách nào vào cốt lõi của thực tại bạn sao cho bạn có thể nếm trải một cái gì đó trinh nguyên. Và chính sự nếm trải đó là sự chuyển hóa.
*
[Sannyasin mới hỏi, nếu cô ấy có thể làm việc trong ashram hơn là thực hiện theo nhóm].
Tôi nghĩ bạn nên thực hiện ít nhất một hoặc hai nhóm và sau đó bạn có thể bắt đầu? Các nhóm sẽ giúp bạn cảm nhận năng lượng nhiều hơn, năng lượng đó có sẵn đây; sau đó, sẽ là tốt cho bạn khi bắt đầu vào làm việc. Ngược lại công việc vẫn giữ nguyên là công việc và không trở thành sự thờ phụng, nếu nó trở thành sự thờ phụng, nó là vô nghĩa.
Prem có nghĩa là tình yêu, prashanto có nghĩa là sâu sắc, là hết sức. Prashanto cũng có thể có nghĩa khác: tĩnh lặng, an bình - an bình sâu sắc, tĩnh lặng sâu sắc. Tình yêu có hai phẩm chất trong nó, phẩm chất về sự sâu sắc và phẩm chất về sự tĩnh tại. Chúng là hai cánh của tình yêu: tĩnh tại và sâu sắc. Không có tình yêu, cuộc sống vẫn giữ nguyên là nông cạn, vẫn giữ nguyên ồn ào; là câu chuyện được kể bởi kẻ ngốc, ngập tràn sự điên cuồng và ồn ào, không báo hiệu điều gì. Không tình yêu, cuộc sống vẫn giữ nguyên quá hối hả về những điều vô nghĩa.
Tình yêu mang đến sự sâu sắc. Khía cạnh sâu sắc rất ẩn danh, thậm chí đối với những người yêu, bởi vì họ nghĩ rằng tình yêu chỉ là mối quan hệ. Đó cũng là mối quan hệ, nhưng ý nghĩa hơn nhiều, thời điểm bạn bắt đầu hướng vào tình yêu bạn trở nên hòa hợp nhiều hơn với chiều sâu của bạn. Người yêu và người được yêu là bên ngoài, và mọi người trở nên chú ý đến bên ngoài mà quên mất khía cạnh bên trong - nhưng khía cạnh bên trong đó ý nghĩa hơn nhiều. Đó chính là điều diễn ra thực sự trong bạn, và đó chính là điều mang đến cho bạn nhiều niềm vui.
Cái bên ngoài chỉ là nguyên cớ. Thực sự thiền về tình yêu có nghĩa là biết hiện tượng bên trong này. Con người bắt đầu nhận ra rằng mình không còn nông cạn; hời hợt nữa; chiều sâu nào đó đang mở ra. Và bạn càng hướng sâu hơn, bạn càng tĩnh lặng hơn. Nếu tình yêu không làm cho bạn sâu sắc và tĩnh tại thế thì đó là giả; nó phải là một cái gì đó khác, giả mạo như là tình yêu.
Cho nên có chìa khóa cho bạn: sâu sắc trong tình yêu với mọi người, với muông thú, với chim muông, với cây, với đá. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào: nếu bạn có thể yêu, hãy yêu. Nếu không có ai và bạn đang ngồi yên lặng một mình, thế thì chỉ là tình yêu; không cần thiết phải tìm nguyên cớ. Dần dần con người bắt đầu cảm nhận rằng họ có thể tạo ra tình yêu mà không cần bất kỳ đối tượng nào; không cần thiết đối tượng. Thế thì tình yêu có tự do - và càng tự do khỏi những đối tượng bên ngoài thì càng hướng vào sâu hơn. Thế thì tình yêu trở thành thiền, và là thiền giàu có hơn bất kỳ thiền nào khác.
Dần dần, thông qua tình yêu bạn khám phá ra những không gian tĩnh lặng của bạn, cuối cùng bạn mở miếu thờ trong sâu thẳm bạn bởi chìa khóa của tình yêu. Và đó là nơi Thượng đế được tìm ra!
Nhận xét
Đăng nhận xét