Chương 02: Bạn đã là cái đó....

Yoga - Từ anpha tới ômêga

Yoga - The Alpha and the Omega

Osho 

Tập 04
Chương 02: Bạn đã là cái đó....

Câu hỏi thứ nhất:

Hôm qua thầy nói rằng buông xuôi xảy ra khi không có bản ngã, nhưng chúng tôi đang có bản ngã. Làm sao chúng tôi có thể đi tới buông xuôi được?

Bản ngã là bạn. Bạn không thể đi tới buông xuôi được; thực ra bạn là rào chắn, cho nên bất kì cái gì bạn làm cũng đều sẽ sai. Bạn không thể làm được gì về điều đó. Bạn đơn giản, không làm gì cả, chỉ nhận biết. Đây là cơ chế bên trong: bất kì điều bạn làm đều được làm bởi bản ngã, và bất kì khi nào bạn không làm gì và vẫn còn chỉ là nhân chứng, phần không bản ngã của bạn bắt đầu vận hành. Nhân chứng là vô ngã bên trong bạn và người làm là bản ngã. Bản ngã không thể tồn tại nếu không làm gì. Cho dù bạn làm cái gì đó để buông xuôi, cái đó sẽ làm mạnh cho bản ngã và buông xuôi của bạn sẽ lại trở thành quan điểm bản ngã rất tinh vi. Bạn sẽ nói, 'Tôi đã buông xuôi.' Bạn sẽ tuyên bố buông xuôi, và nếu ai đó nói rằng điều đó là không đúng, bạn sẽ cảm thấy bực bội, tổn thương. Bản ngã bây giờ có đó cố gắng buông xuôi. Bản ngã không thể làm được cái gì; điều duy nhất bản ngã không thể làm được là không làm, chứng kiến.

Cho nên cứ ngồi im lặng, quan sát người làm, và đừng thử theo bất kì cách nào để thao túng nó. Khoảnh khắc bạn bắt đầu thao túng, bản ngã đã quay lại. Không cái gì có thể được làm về điều đó; người ta chỉ phải là nhân chứng cho khổ mà bản ngã tạo ra. Việc làm trong thế giới này và làm trong thế giới khác; thế giới tâm linh, điều thiêng liêng, vật chất, bất kì cõi giới nào, người làm sẽ vẫn còn là bản ngã. Bạn không được giả định làm cái gì và nếu bạn bắt đầu làm cái gì đó bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Cứ ở đó, quan sát, hiểu, và không làm. Đừng hỏi, 'Làm sao vứt bản ngã?' Ai sẽ vứt bỏ nó? Ai sẽ vứt bỏ ai? Khi bạn không làm gì, đột nhiên phần chứng kiến tách rời khỏi người làm; một lỗ hổng nảy sinh. Người làm cứ làm và người nhìn cứ nhìn. Đột nhiên, bạn được rót đầy với ánh sáng mới, phúc lành mới: bạn không là bản ngã, bạn chưa bao giờ là bản ngã; ngu xuẩn làm sao là bạn đã từng tin vào điều đó.

Có những người đang cố gắng đáp ứng cho bản ngã của họ; họ sai. Có những người đang cố gắng vứt bỏ bản ngã của họ; họ sai. Bởi vì khi nhân chứng nảy sinh bạn đơn giản thấy toàn thể trò chơi. Không có gì để được hoàn thành và không có gì để bị vứt bỏ. Bản ngã không được tạo ra từ chất liệu gì. Nó được làm ra bằng cùng chất liệu mà mơ được làm ra. Nó chỉ là ý tưởng, bong bóng khí - chỉ là rỗng tuếch bên trong bạn và không là gì khác. Bạn không cần vứt bỏ nó, bởi vì trong chính việc vứt bỏ hay trong việc hỏi làm sao bỏ nó, bạn tin vào nó, bạn vẫn níu bám lấy nó.

Chuyện xảy ra là một Thiền sư một sáng thức dậy và ông ấy nói với đệ tử, 'Ta có một giấc mơ. Ông sẽ giải thích nó cho ta được chứ?' Đệ tử nói, 'Thầy đợi đã, con sẽ đem tới chút nước lạnh để thầy có thể rửa mặt.' Anh ta đi lấy nước và quay lại. Thầy rửa mặt. Vào lúc đó, một đệ tử khác đi qua gần đó và thầy gọi anh ta và nói, 'Nghe này, ta có một giấc mơ đêm qua. Ông sẽ giải thích nó cho ta chứ?' Đệ tử này nhìn, và thấy rằng thầy đã rửa mặt, anh ta nói, 'Dạ đợi đã ạ, tốt hơn cả là con đem chén trà cho thầy.' Anh ta đem tới chén trà. Thầy nhấm nháp trà, cười và ban phúc lành cho cả hai đệ tử. Thầy nói, 'Các ông làm khá lắm. Nếu các ông mà giải thích giấc mơ của ta, ta đã tống các ông ra khỏi đạo tràng, bởi vì khi mơ kết thúc và người ta đi tới biết rằng nó là mơ, nghĩa của việc giải thích là gì?' Ngay cả để giải thích điều đó chỉ ra rằng bạn vẫn còn trong nó. Bạn vẫn nghĩ rằng nó là thực chất.

Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ bận tâm về diễn giải giấc mơ. Không phải là chúng ta đã không bắt gặp thực tại của nó. Bốn hay năm nghìn năm trước Freud, phương Đông đã vấp phải thực tại của mơ, hiện tượng này. Chúng ta là người đầu tiên phân chia tâm thức thành ba cõi: thức, mơ, và ngủ say. Nhưng chúng ta chưa bao giờ bận tâm tới diễn giải, bởi vì mơ là mơ; nó không phải là có thật. Người ta phải tỉnh ra khỏi nó, có vậy thôi. Và nếu bạn đã tỉnh rồi, tốt hơn cả là đi rửa mặt. Nước lạnh sẽ giúp nhiều hơn là toàn thể phân tâm của Sigmund Freud. Nếu bạn tỉnh, thế thì một cốc trà là tốt hơn mọi thứ của Jungs gắn lại. Được kết thúc đi.

Ngay chỗ đầu tiên, mơ là giả, và thế rồi bạn bắt đầu diễn giải mơ. Bằng chính diễn giải của bạn, nó cứ lấy thực tại mới cho bạn; nó lại trở thành chất liệu. Điều này không phải chỉ là vậy với mơ, nó là vậy với toàn thể cuộc sống của bạn. Toàn thể cuộc sống của bạn giống như giấc mơ; nó không cần diễn giải. Biết ngần này là đủ: rằng nó là mơ. Bạn phải ra khỏi nó.

Và làm sao bạn ra khỏi giấc mơ vào buổi sáng? Bạn đã bao giờ quan sát chưa? Nếu bạn đã quan sát, bạn sẽ biết cách ra khỏi bản ngã. Làm sao bạn ra khỏi giấc mơ vào buổi sáng, hay ra khỏi giấc ngủ? Làm sao bạn ra? Bạn đã ngủ say một giây trước đây, và thế rồi, đột nhiên, bạn nghe tiếng chim, tiếng người đưa sữa gõ cửa, bà giúp việc đã tới và bắt đầu lau sàn: tiếng động buổi sáng. Cái gì xảy ra? - bạn đang trở nên nhận biết hơn. Mới khoảnh khắc trước, bạn đã ở sâu trong giấc ngủ mà không có nhận biết; thế rồi đột nhiên, chim chóc, người đưa sữa, người giúp việc, vợ nói với các con, con cái cự lại, không sẵn sàng dậy. Dần dần, mọi thứ nảy sinh trong ý thức; bạn trở nên tỉnh táo. Bạn có thể vẫn còn lơ mơ một chút: bạn có thể đổi bên, nhắm mắt lại, ngủ lơ mơ một chút, nhưng ngay cả trong nửa ngủ nửa thức, bạn vẫn cứ nghe thấy mọi sự. Bạn trở nên thức và ngủ không còn đó nữa. Bạn càng trở nên nhận biết, mơ càng biến mất.

Cùng điều này là được thực hiện khi thức: nghe nhiều hơn, cảm nhiều hơn, tỉnh táo hơn trong bất kì cái gì bạn làm. Nếu bạn đang tắm, thế thì cảm thấy cái chạm của nước chảy tràn trên bạn, cảm thấy nó nhiều nhất có thể được đi. Chính việc cảm, nhận biết, sẽ đem bạn ra khỏi bản ngã; bạn sẽ trở thành nhân chứng. Nếu bạn ăn, thì ăn; nhưng nếm nhiều hơn, nhạy cảm hơn, ở nhiều hơn trong việc ăn của bạn và không cho phép tâm trí bạn vẩn vơ đây đó. Vẫn còn ở đó tỉnh táo hoàn toàn, và dần dần bạn sẽ thấy rằng cái gì đó đang nảy sinh ra từ biển ngủ; bạn đang trở nên tỉnh táo hơn, nhận biết.

Trong nhận biết của bạn không có mơ, không có bản ngã. Đó là con đường duy nhất. Nó không phải là một phần của việc làm cái gì đó, nó là một phần của việc nhận biết; và phân biệt này phải được nhớ. Bạn không thể làm nhận biết được, nó không phải là hành động. Bạn có thể nhận biết, nó là một phần của bản thể bạn. Cho nên cảm nhiều hơn đi, ngửi nhiều hơn, nghe nhiều hơn, chạm nhiều hơn, ngày càng nhạy cảm hơn... và đột nhiên, cái gì đó nảy sinh ra từ giấc ngủ, và không có bản ngã; bạn được buông xuôi.

Không ai đã bao giờ buông xuôi; người ta đột nhiên thấy một khoảnh khắc rằng người ta được buông xuôi, được buông xuôi theo Thượng đế, được buông xuôi theo cái toàn bộ. Khi bạn không có, bạn được buông xuôi. Khi bạn có, làm sao bạn có thể được buông xuôi? Bạn không thể buông xuôi được - bạn là rào chắn, bạn là chính chất liệu tạo nên rào chắn. Cho nên đừng hỏi tôi, 'Làm sao tôi buông xuôi?' Đây là bản ngã hỏi. Khi tôi nói về vô ngã hay buông xuôi, bản ngã của bạn bắt đầu cảm thấy tham lam về nó. Bạn nghĩ, 'Làm sao mình đã không đạt tới trạng thái này mãi cho tới giờ? Mình sao? - và đã không đạt tới trạng thái này mãi tới giờ sao? Mình phải đạt tới chứ! Buông xuôi này không thể thoát được mình. Mình sẽ phải tóm lấy nó ở đâu đó, bằng cách nào đó; nó phải bị bắt, nó phải được mua.' Bản ngã đang cảm thấy tham lam về nó và bây giờ bản ngã hỏi, 'Làm sao làm nó?'

Bản ngã là kĩ thuật viên lớn nhất trên thế giới. Bản ngã sống về bí quyết. Bản ngã là chính cơ sở của mọi công nghệ. Ở phương Đông công nghệ đã không thể phát triển được bởi vì mọi người trở nên ngày một tỉnh táo với bản ngã, và chính gốc rễ bị chặt đi. Họ đã sống cuộc sống buông xuôi.

Làm sao bạn có thể là kĩ thuật viên, nhà kĩ thuật được, nếu bạn sống cuộc sống buông xuôi? Thế thì bạn bỏ mọi thứ cho cuộc sống và bạn nổi. Thế thì bạn không bận tâm về làm cái gì và làm sao làm nó. Phương Tây đã trở nên rất, rất thiện nghệ trong kĩ thuật. Lí do là ở chỗ phương Tây đã từng cố gắng bảo vệ, nuôi dưỡng bản ngã, và bản ngã là cơ sở bên trong: toàn thể cấu trúc của công nghệ đều dựa trên bản ngã. Nếu bản ngã mất đi, toàn thể cấu trúc của công nghệ mất đi. Thế giới lại trở thành tự nhiên, không nhân tạo.

Thế thì nó là sáng tạo của Thượng đế. Và Thượng đế vẫn chưa kết thúc sáng tạo, như người Ki tô giáo nghĩ. Họ nghĩ rằng Ngài đã kết thúc việc đó trong vòng một tuần, thực ra, trong vòng sáu ngày, và vào ngày thứ bẩy Ngài nghỉ.

Thượng đế đã không kết thúc sáng tạo. Sáng tạo là liên tục; nó tiếp tục. Nó không bao giờ bị kết thúc. Tại mọi khoảnh khắc Thượng đế vẫn đang sáng tạo. Thực ra, nói rằng Thượng đế đang sáng tạo là sai - Thượng đế là tính sáng tạo, tính sáng tạo và liên tục; sáng tạo vĩnh hằng. Nhưng con người, như bản ngã, chống lại Thượng đế. Thế rồi con người bắt đầu cố gắng chinh phục thiên nhiên. Con người bắt đầu cố hãm hiếp thiên nhiên. Toàn thể công nghệ là hãm hiếp. Buông xuôi, bạn ở trong tình yêu; có công nghệ bạn ở trong hãm hiếp. Bạn đang cố hãm hiếp cái toàn thể của tự nhiên, và cơ sở là bản ngã.

Đừng hỏi, 'Làm sao?' Chỉ cố hiểu tôi, chỉ cố nhìn ra vấn đề. Không mấy thông minh là được cần. Mọi người đều có đủ thông minh để thấy ra vấn đề. Chỉ nhìn vào vấn đề và cố sống cùng với cách nhìn đó, cách hiểu đó, cảm nhận đó, có vậy thôi. Chỉ quan sát cách thức của bản ngã, và bạn là người quan sát, chưa bao giờ là người làm. Khoảng cách giữa người quan sát và người làm là không

thật xa lắm nếu bạn không tỉnh táo. Ngay bên cạnh bạn là người làm. Bạn trượt từ người quan sát vào người làm; và bạn là bản ngã; bạn trượt ra khỏi người làm và vào người quan sát, và bạn được buông xuôi, bạn không còn là bản ngã.

Câu hỏi thứ hai:

Thầy ở đỉnh của tâm thức, thầy có thể mở hội, thầy đang mở hội. Nhưng làm sao người thường có thể chia sẻ cùng thầy trong mở hội?

Không ai là bình thường. Ai bảo bạn rằng bạn là bình thường? Bạn đã có được khái niệm rằng bạn là bình thường từ đâu vậy? Mọi người đều phi thường! Đây là cách nó phải vậy. Thượng đế chưa bao giờ tạo ra người bình thường. Làm sao Thượng đế có thể tạo ra người bình thường được? Mọi người đều đặc biệt, phi thường. Nhưng nhớ đừng nuôi dưỡng bản ngã của bạn bằng điều đó. Không phải là về phần bạn mà bạn phi thường đâu, đó là về phần của Thượng đế. Bạn bắt nguồn từ cái toàn bộ, bạn vẫn còn được bắt rễ trong cái toàn bộ, bạn tan biến trở lại trong cái toàn bộ - và cái toàn bộ là phi thường, vô song. Bạn cũng là vô song, nhưng mọi tôn giáo, cái gọi là tôn giáo, đã cố làm cho bạn cảm thấy bình thường. Đây là thủ đoạn để khêu gợi bản ngã của bạn. Cố hiểu điều này: khoảnh khắc ai đó nói bạn là bình thường, người đó tạo ra ham muốn trong bạn để trở thành phi thường, vì bạn bắt đầu cảm thấy kém cỏi.

Mới hôm nọ một người ở đây và anh ta hỏi tôi, 'Mục đích của cuộc sống là gì? Chừng nào không có mục đích đặc biệt cho tôi, làm sao tôi có thể sống được? Nếu có mục đích đặc biệt, thế thì cuộc sống là có ý nghĩa. Nếu không có mục đích đặc biệt, thế thì cuộc sống là vô nghĩa.' Anh ta đang hỏi, 'Với mục đích đặc biệt nào mà Thượng đế đã tạo ra tôi? Tôi đã được phái tới thế giới này để làm gì?' Đây là bản ngã hỏi. Anh ta cảm thấy bình thường; chẳng cái gì đặc biệt. ‘Thế thì làm sao người ta có thể sống được?'

Bạn phải là đỉnh của các bản ngã, chỉ thế thì cuộc sống dường như có ý nghĩa. Cuộc sống là có ý nghĩa, và không có mục đích trong nó! Nó là ý nghĩa vô mục đích, như bài ca, hay như điệu múa - như đoá hoa; không mục đích nào cả mà nó nở hoa, không vì bất kì ai đặc biệt nó nở hoa. Cho dù không ai đi qua bên đường, hoa sẽ nở ra, hương thơm sẽ lan toả theo gió. Cho dù không ai tới thưởng thức nó, điều đó là không liên quan. Chính việc nở hoa là ý nghĩa, không có bất kì mục đích nào.

Nhưng bạn đã được dạy rằng bạn là bình thường. 'Trở thành nhà thơ lớn, trở thành hoạ sĩ lớn, trở thành người lãnh đạo lớn của mọi người, chính khách lớn, trở thành thánh nhân.' Như bạn vậy, mọi tôn giáo đều kết án bạn, 'Ông không là gì cả, con sâu trên trái đất. Trở thành cái gì đó đi! Chứng minh rằng ông là cái gì đó trước Thượng đế' - cứ dường như để chứng tỏ khí khái của bạn. Nhưng tôi bảo bạn rằng điều này tuyệt đối ngớ ngẩn. Những tôn giáo này đã từng nói điều phi tôn giáo. Không cần bạn phải chứng minh cái gì. Chính hiện tượng Thượng đế đã tạo ra bạn là đủ rồi; bạn được chấp nhận. Thượng đế đã làm mẹ bạn, thế là đủ. Bạn có thể chứng minh được cái gì hơn nữa? Bạn không cần là hoạ sĩ vĩ đại, bạn không cần là nhà lãnh đạo vĩ đại, bạn không cần là thánh nhân vĩ đại. Không cần là vĩ đại, vì bạn đã vĩ đại rồi. Đây là nhấn mạnh của tôi: bạn đã là cái bạn đáng phải là rồi. Bạn có thể đã không nhận ra điều đó, việc đó tôi biết. Bạn có thể đã không đương đầu với thực tại riêng của bạn, điều đó tôi biết. Bạn có thể đã không nhìn vào bên trong bản thân bạn và thấy hoàng đế ở bên trong, việc đó tôi biết. Bạn có thể nghĩ rằng bạn là kẻ ăn xin và đang cố là hoàng đế. Nhưng như tôi nhìn bạn, bạn đã là hoàng đế rồi.

Không cần trì hoãn mở hội. Ngay lập tức, ngay khoảnh khắc này bạn có thể mở hội. Không cái gì khác được cần. Mở hội đi, cuộc sống là được cần và cuộc sống bạn đang có. Mở hội đi, hiện hữu là được cần và hiện hữu bạn đang có. Mở hội đi, cây và chim và sao được cần, và chúng có đó. Bạn cần cái gì khác nữa? Nếu bạn được lên ngôi và bị giam trong cung điện vàng, thế thì bạn có mở hội không? Thực ra, thế thì nó sẽ trở thành không thể được hơn. Bạn đã bao giờ thấy hoàng đế cười và nhảy múa và ca hát trên phố chưa? Không, ông ấy bị giam cầm, bị cầm tù: kiểu cách, xã giao....

Ở đâu đó, Bertrand Russell đã viết rằng lần đầu tiên ông ấy tới thăm một cộng đồng người nguyên thuỷ sống sâu xa trong vùng núi nào đó, ông ấy cảm thấy ghen tị, rất, rất ghen tị. Ông ấy cảm thấy rằng cách họ nhảy múa... cứ dường như mọi người đều là hoàng đế. Họ không có vương miện, nhưng họ đã làm ra vương miện bằng lá và bằng hoa. Mọi đàn bà đều là hoàng hậu. Họ không có kim cương kohinoor, nhưng bất kì cái gì họ có đều quá nhiều, quá đủ. Họ nhảy múa cả đêm và thế rồi họ rơi vào giấc ngủ, nằm la liệt ở đó trên sàn đất nhảy. Đến sáng họ trở lại với công việc. Họ làm việc cả ngày, và đến tối họ lại sẵn sàng để mở hội, nhảy múa. Russell nói, 'Hôm đó, tôi đã cảm thấy thực sự ghen tị. Tôi không thể làm được điều này.'

Cái gì đó đã đi sai. Cái gì đó gây thất vọng bên trong bạn; bạn không thể nhảy múa, bạn không thể hát, cái gì đó kìm lại. Bạn sống cuộc sống què quặt. Cuộc sống chưa bao giờ được ngụ ý cho bạn là bị què quặt, nhưng bạn sống cuộc sống què quặt, bạn sống cuộc sống tê liệt. Và bạn cứ nghĩ rằng là bình thường, làm sao bạn có thể mở hội được? Không có gì đặc biệt trong bạn. Nhưng ai bảo bạn rằng để mở hội cần phải có cái gì đó đặc biệt? Thực ra, bạn càng theo đuổi đặc biệt, sẽ càng khó cho bạn nhảy múa.

Là bình thường đi. Không cái gì sai với tính bình thường, bởi vì trong chính tính bình thường bạn là phi thường. Đừng bận tâm về các điều kiện để quyết định khi nào bạn sẽ mở hội. Nếu bạn bận tâm về việc hoàn thành điều kiện nào đó, bạn có nghĩ rằng thế thì bạn sẽ mở hội không? Bạn sẽ không bao giờ mở hội cả, bạn sẽ chết như kẻ ăn xin. Sao không ngay bây giờ? Bạn thiếu cái gì? Đây là quan sát của tôi: nếu bạn có thể bắt đầu ngay bây giờ, đột nhiên năng lượng tuôn chảy. Và bạn càng nhảy múa, nó càng tuôn chảy, bạn càng trở nên có khả năng hơn. Bản ngã cần các điều kiện để hoàn thành, không phải cuộc sống. Chim có thể hót và nhảy nhót, chim thường. Bạn đã bao giờ thấy con chim phi thường nào hót và nhảy nhót chưa? Chúng có hỏi rằng đầu tiên chúng phải là một Ravi Shankar hay một Yehudi Menuhin không? Chúng có hỏi rằng đầu tiên chúng phải là ca sĩ vĩ đại và vào đại học âm nhạc để học không, và thế rồi chúng sẽ hót? Chúng đơn giản nhảy nhót và đơn giản hót; không đào tạo nào được cần.

Con người được sinh ra với năng lực để mở hội. Khi ngay cả chim cũng có thể mở hội, sao bạn không? Nhưng bạn tạo ra rào chắn không cần thiết, bạn tạo ra cuộc đua vượt rào. Không có rào chắn. Bạn đặt chúng ra đó và thế rồi bạn nói, 'Chừng nào chúng ta còn chưa vượt qua được chúng và nhảy qua chúng, làm sao chúng ta có thể nhảy múa được?' Bạn đứng ra chống lại bản thân bạn, bạn đứng ra phân chia bản thân bạn, bạn là kẻ thù với bản thân bạn. Mọi nhà thuyết giảng trên thế giới đều nói rằng bạn là bình thường, cho nên làm sao bạn có thể dám mở hội? Bạn phải đợi. Trước hết là một Phật, trước hết là một Jesus, một Mohammed, và thế thì bạn có thể.

Nhưng chính cái đối lập lại mới là hoàn cảnh: nếu bạn có thể nhảy múa, bạn đã là vị phật; nếu bạn có thể mở hội, bạn đã là Mohammed; nếu bạn có thể phúc lạc, bạn là Jesus. Điều ngược lại là không đúng; điều ngược lại là logic giả. Nó nói: đầu tiên là vị Phật đi, thế thì ông có thể mở hội. Nhưng làm sao bạn là vị Phật mà không có mở hội? Tôi nói với bạn, 'Cứ mở hội đi, quên mọi chư phật đi!' Trong chính việc mở hội của bạn, bạn sẽ thấy rằng bạn có bản thân bạn trở thành vị Phật.Các nhà huyền môn Thiền cứ nói, 'Phật là rào chắn; quên ông ấy đi.' Bồ đề đạt ma thường nói với các đệ tử của ông ấy, 'Bất kì khi nào ông nói tên Phật, lập tức đi súc miệng. Điều đó là bẩn, chính từ đó là bẩn.' Và Bồ đề đạt ma là đệ tử của Phật. Ông ấy đúng bởi vì ông ấy biết rằng bạn có thể tạo ra thần tượng, lí tưởng, từ chính từ 'phật'. Và thế thì bạn sẽ đợi nhiều kiếp để trở thành vị Phật trước, và thế rồi bạn sẽ mở hội. Điều đó sẽ không xảy ra đâu.

Một Thiền sư, Lin Chi, hay nói cho đệ tử của ông ấy, 'Khi các ông vào thiền, bao giờ cũng nhớ rằng nếu các ông gặp Phật trên đường, lập tức chặt ông ta làm đôi! Đừng cho phép ông ta một khoảnh khắc, bằng không ông ta sẽ bắt giữ ông và ông ta sẽ trở thành rào chắn.' Một đệ tử hỏi, 'Nhưng khi tôi đang thiền và Phật tới' - và Phật tới với Phật tử, như Jesus tới với người Ki tô giáo; không phải là Phật đâu, ông ấy chẳng còn ở đâu để mà tìm ra - 'làm sao tôi chặt được ông ấy? Tôi sẽ lấy kiếm từ đâu?' Thầy nói, 'Từ chỗ ông đã có được Phật của ông - tưởng tượng - lấy kiếm từ cùng chỗ đó, chặt Phật làm đôi và đi lên trước.'

Nhớ điều này, rằng các giáo huấn của những người đã thức tỉnh, mọi người đã thức tỉnh và mọi giáo huấn của họ, có thể được tóm gọn trong một câu đơn giản, và câu đó là: bạn đã là cái mà bạn có thể là. Bạn có thể mất nhiều kiếp để nhận ra điều đó; việc đó là dành cho bạn quyết định. Nhưng nếu bạn tỉnh táo, thậm chí không một khoảnh khắc nào bị mất. 'Cái đó là ngươi,' tatvamasi Svetketu, bạn đã là cái đó, không cần trở thành. Trở thành, chính nỗ lực trở thành cái gì đó, là ảo tưởng. Bạn hiện hữu, bạn không trở thành. Nhưng các nhà thuyết giảng bảo bạn rằng bạn là bình thường và họ tạo ra ham muốn trong bạn để trở thành phi thường. Họ làm cho bạn cảm thấy kém cỏi và tạo ra ham muốn trở thành cao siêu. Họ tạo ra phức hợp tự ti và thế rồi bạn bị trong nắm giữ của họ. Thế rồi họ dạy bạn cách trở thành cao siêu. Đầu tiên họ kết án bạn, tạo ra mặc cảm bên trong bạn, và thế rồi họ chỉ cho bạn con đường là đức hạnh.

Bạn sẽ thực sự trong khó khăn với tôi vì tâm trí bạn sẽ là giống nhau, vì điều đó cho bạn thời gian. Và tôi không cho bạn thời gian đâu. Tôi nói rằng bạn đã là cái đó rồi. Mọi thứ đều sẵn sàng. Bắt đầu bữa tiệc đi, mở hội nó đi! Tâm trí bạn nói, 'Nhưng mình phải sẵn sàng đã, chút ít thời gian là cần.' Đó là lí do tại sao, trong việc trì hoãn này, những nhà thuyết giảng bước vào. Qua lỗ hổng này họ đi vào trong con người bạn và phá huỷ bạn. Họ nói, 'Vâng, thời gian được cần. Làm sao mình có thể mở hội ngay lúc này được? Chuẩn bị đã, huấn luyện bản thân mình đã. Nhiều điều phải bị bỏ đi, nhiều điều phải được cải tiến. Mình cần huấn luyện lâu dài và kỉ luật. Điều đó có thể mất nhiều kiếp với nhiều huấn luyện lâu dài và kỉ luật. Điều đó có thể mất nhiều kiếp, và chỉ thế thì mình mới có khả năng mở hội. Làm sao mình có thể mở hội ngay bây giờ?' Họ hấp dẫn bạn vì thế thì bạn có thể thảnh thơi và bạn có thể nói, 'Vậy được, vậy nếu đó là vấn đề thời gian lâu dài, ngay bây giờ không phải là vấn đề. Chúng ta có thể cứ làm bất kì cái gì chúng ta đang làm.' Một ngày nào đó trong tương lai, ngày mai vàng son, điều như cầu vồng.... Khi nó được đạt tới, bạn sẽ nhảy múa.

Trong khi đó bạn có thể khổ; trong khi đó bạn có thể cho phép bản thân bạn được khổ; trong khi đó bạn có thể tận hưởng tự hành hạ mình - điều đó là tuỳ ở bạn. Nếu bạn quyết định vì khổ, không cần tạo ra nhiều triết lí thế quanh nó. Bạn có thể đơn giản nói, 'Tôi tận hưởng khổ.' Điều thực sự đáng ngạc nhiên là không ai đã từng hỏi, 'Làm sao mình có thể khổ ngay bây giờ? Kỉ luật là được cần, huấn luyện là được cần. Mình sẽ đi tới Patanjali và hỏi các thầy vĩ đại, và thế rồi mình sẽ học được cách khổ.'

Dường như là để là khổ không cần huấn luyện; bạn được sinh ra là khổ rồi. Nhưng thế thì tại sao phúc lạc cần huấn luyện? Cả hai là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn có thể khổ mà không có huấn luyện, bạn có thể phúc lạc mà không có huấn luyện. Cứ tự nhiên, chùng lỏng, và chỉ cảm mọi thứ. Và không chờ đợi - bắt đầu đi! Cho dù bạn cảm thấy rằng bạn không biết các bước đúng, cứ bắt đầu nhảy múa đi.

Tôi không nói rằng nhảy múa sẽ là nghệ thuật của bạn. Với nghệ thuật, huấn luyện có thể được cần. Tôi đơn giản nói rằng nhảy múa là thái độ. Cho dù không biết các bước đúng, bạn vẫn có thể nhảy múa. Và nếu bạn có thể nhảy múa, ai bận tâm về bước đúng! - nhảy múa trong bản thân nó là đủ rồi. Nó là việc tuôn trào của năng lượng của bạn. Nếu tự bản thân nó trở thành nghệ thuật, điều đó là tốt; nếu nó không trở thành nghệ thuật, điều đó là tốt. Trong bản thân nó là đủ, quá đủ. Không cái gì khác được cần.

Cho nên đừng nói với tôi, 'Thầy ở đỉnh tâm thức.' Bạn ở đâu? Bạn nghĩ bạn ở đâu? Thung lũng của bạn là trong mơ của bạn. Bóng tối của bạn là bởi vì bạn vẫn còn với mắt nhắm; bằng không bạn ở chỗ tôi đang ở. Không phải là bạn ở trong thung lũng và tôi đang ở trên đỉnh núi đâu. Tôi ở đỉnh, và bạn cũng ở đỉnh, nhưng bạn mơ về thung lũng. Tôi sống ở Pune, bạn cũng sống ở Pune. Nhưng khi bạn rơi vào giấc ngủ, bạn bắt đầu mơ về London và New York và Calcutta, và bạn tới thăm cả nghìn chỗ. Tôi không đi đâu cả; kể cả trong giấc ngủ của tôi, tôi ở Pune. Nhưng bạn cứ đi lang thang. Bạn ở cùng đỉnh nơi tôi ở, chỉ mỗi điều bạn vẫn còn đó với mắt nhắm. Bạn nói, 'Trời tối quá.' Tôi nói về ánh sáng và bạn nói, 'Thầy phải ở đâu đó khác trên đỉnh cao. Chúng tôi là người thường sống trong bóng tối.' Nhưng tôi có thể thấy rằng bạn đang ngồi trên cùng đỉnh với mắt nhắm. Bạn phải bị đánh bật ra khỏi giấc ngủ của bạn, bị choáng. Và thế thì bạn sẽ thấy rằng thung lũng không bao giờ tồn tại. Bóng tối không có đó; chỉ mắt bạn nhắm.

Các Thiền sư làm giỏi. Họ mang cây thiền trượng và họ đánh các đệ tử. Và chuyện xảy ra nhiều lần là khi cây thiền trượng giáng xuống đầu đệ tử, đột nhiên người đó mở mắt ra và bắt đầu cười. Người đó chưa bao giờ biết rằng người đó ở trên cùng đỉnh. Đó đã là giấc mơ mà người đó thấy.

Tỉnh táo đi. Và nếu bạn muốn tỉnh táo, mở hội sẽ rất, rất có ích. Khi tôi nói mở hội tôi ngụ ý gì? Tôi ngụ ý rằng bất kì cái gì bạn làm, đừng làm nó như nghĩa vụ, làm nó từ tình yêu của bạn; đừng làm nó như gánh nặng, làm nó như mở hội. Bạn có thể ăn dường như đó là nghĩa vụ: mặt dài, đờ đẫn, chết, không nhạy cảm. Bạn có thể tọng thức ăn vào bên trong bản thân bạn mà thậm chí không thưởng thức, thậm chí không cảm nhận về nó. Nó là cuộc sống; bạn sống qua nó. Đừng không nhạy cảm thế với nó. Người Ấn Độ đã nói, 'anam brahman,' thức ăn là Brahman. Đây là mở hội: bạn đang ăn brahman, bạn đang ăn Thượng đế qua thức ăn, bởi vì duy nhất Thượng đế tồn tại. Khi bạn tắm, đó là Thượng đế đang xối nước vì duy nhất Thượng đế tồn tại. Khi bạn đi dạo buổi sáng, đó là Thượng đế đang đi dạo buổi sáng. Và làn gió thoảng cũng là Thượng đế, và cây cũng là Thượng đế - mọi thứ đều thiêng liêng thế. Làm sao bạn có thể có mặt dài ra, chết và đờ đẫn, đi trong cuộc sống cứ dường như bạn đang mang gánh nặng?

Khi tôi nói mở hội, tôi ngụ ý trở nên ngày một nhạy cảm hơn với mọi thứ. Trong cuộc sống, nhảy múa không nên tách rời. Toàn thể cuộc sống nên trở thành điệu vũ; nó nên là điệu vũ. Bạn có thể đi dạo và nhảy múa.

Cho phép cuộc sống đi vào trong bạn, trở nên mở hơn và mong manh hơn, cảm nhiều hơn, cảm giác nhiều hơn. Những thứ nhỏ bé rót đầy với những điều ngạc nhiên thế đang nằm khắp xung quanh chúng ta. Quan sát đứa trẻ nhỏ. Để nó trong vườn và chỉ quan sát. Đó nên là cách thức của bạn nữa; kì diệu thế, tràn đầy với ngạc nhiên: đuổi bắt bướm này, đuổi bắt bướm kia, chơi với bùn, lăn lộn trong cát. Từ mọi nơi điều thiêng liêng đang chạm vào đứa trẻ.

Nếu bạn có thể sống trong ngạc nhiên bạn sẽ có khả năng mở hội. Đừng sống trong tri thức, sống trong ngạc nhiên đi. Bạn không biết cái gì cả. Cuộc sống đang gây ngạc nhiên; mọi nơi, nó là ngạc nhiên liên tục. Cuộc sống là ngạc nhiên, hiện tượng không dự đoán được: mọi khoảnh khắc đều mới. Thử mà xem, thử nó một lần xem sao! Bạn sẽ không mất cái gì nếu bạn thử nó một lần, và bạn có thể thu được mọi thứ. Nhưng bạn đã trở nên nghiện với khổ. Bạn níu bám lấy khổ của bạn cứ dường như nó là cái gì đó rất quí giá. Nhìn vào việc níu bám riêng của bạn đi.

Như tôi đã nói với bạn, có hai kiểu người: kẻ tàn bạo và kẻ tự bạo. Kẻ tàn bạo cứ hành hạ người khác, kẻ tự bạo cứ hành hạ bản thân họ. Có một câu hỏi mà ai đó đã hỏi, 'Tại sao, tại sao mọi người thích điều đó, hoặc hành hạ người khác hoặc hành hạ bản thân họ? Tại sao có nhiều hung hăng và bạo hành thế trong cuộc sống?'

Nó là trạng thái phủ định. Bạn hành hạ bởi vì bạn không thể tận hưởng được. Bạn hành hạ, trở nên bạo hành, bởi vì bạn không thể yêu. Bạn trở nên độc ác bởi vì bạn không biết cách trở nên từ bi. Nó là trạng thái phủ định. Cùng năng lượng là độc ác sẽ trở thành từ bi. Với tâm trí không tỉnh táo năng lượng trở thành bạo hành; với tâm trí tỉnh táo cùng năng lượng đó trở thành từ bi. Trong giấc ngủ cùng năng lượng trở thành hành hạ, hoặc bản thân bạn hoặc ai đó khác. Khi bạn thức, cùng năng lượng trở thành yêu, cho bản thân bạn hay cho người khác nữa. Cuộc sống cho bạn cơ hội, nhưng có hàng nghìn lí do cho cái gì đó đi sai.

Bạn đã bao giờ quan sát rằng nếu ai đó đang khổ, bạn biểu lộ thông cảm, bạn cảm thấy nhiều tình yêu không? Nó không phải là loại tình yêu đúng đâu, nhưng bạn biểu lộ thông cảm. Nếu ai đó hạnh phúc, mở hội, phúc lạc, bạn cảm thấy ghen tị, bạn cảm thấy khó chịu. Rất khó thông cảm với người hạnh phúc. Rất khó cảm thấy thoải mái với người hạnh phúc; bạn cảm thấy thoải mái khi ai đó bất hạnh. Ít nhất bạn có thể nghĩ rằng bạn không bất hạnh như thế và bạn giơ tay lên; bạn biểu lộ thông cảm.

Đứa trẻ được sinh ra và đứa trẻ học mọi thứ. Sớm hay muộn nó khám phá ra rằng bất kì khi nào nó bất hạnh, nó hấp dẫn sự chú ý của cả gia đình. Nó trở thành trung tâm và mọi người cảm thấy thông cảm với nó, mọi người cảm thấy tình yêu với nó. Bất kì khi nào nó hạnh phúc và mạnh khoẻ và mọi thứ đều tốt, không ai bận tâm tới nó. Ngược lại, mọi người dường như bực mình. Đứa trẻ có thể nhảy và múa, và cả gia đình bực bội; đứa trẻ có nằm trên giường ốm và sốt, và cả gia đình thông cảm. Đứa trẻ bắt đầu học rằng bằng cách nào đó ốm, khổ, là tốt; hạnh phúc và nhảy múa và nhảy nhót và sống động là xấu. Nó đang học và đây là cách bạn đã học.

Với tôi, khi đứa trẻ hạnh phúc, nhảy nhót, cả gia đình nên hạnh phúc và nhảy nhót cùng đứa trẻ. Và khi đứa trẻ ốm, chăm sóc nên được dành cho đứa trẻ nhưng không nên biểu lộ thông cảm. Chăm sóc là được; thông cảm, đừng. Không yêu, dửng dưng, sẽ có vẻ rất nghiêm khắc trên bề mặt: đứa trẻ bị ốm và bạn dửng dưng. Chăm sóc, cho thuốc, nhưng dửng dưng, bởi vì một hiện tượng rất tinh vi đang diễn ra. Nếu bạn cảm thấy thông cảm và từ bi và yêu thương, và bạn bầy tỏ nó cho đứa trẻ, bạn đang phá huỷ đứa trẻ mãi mãi. Bây giờ nó sẽ níu bám lấy khổ, khổ trở thành có giá trị. Và bất kì khi nào nó nhảy nhót và múa và la hét khắp xung quanh trong hạnh phúc và chạy khắp nhà, mọi người bực bội. Vào khoảnh khắc đó, mở hội chứ, hiện hữu cùng với nó, và toàn thế giới sẽ khác.

Nhưng mãi cho tới giờ xã hội đã tồn tại theo đường sai, và những đường này cứ còn dai dẳng. Đó là lí do tại sao bạn níu bám lấy khổ. Bạn hỏi tôi, 'Làm sao người thường như chúng tôi mở hội ngay bây giờ, ở đây và bây giờ?' Không, điều đó là không thể được. Không ai đã bao giờ cho phép bạn mở hội. Bố mẹ bạn còn mãi trong tâm trí bạn. Mãi cho tới chính khoảnh khắc chết của bạn, bố và mẹ bạn vẫn theo bạn. Một cách liên tục họ đi theo bạn, cho dù họ đã chết. Bố mẹ có thể rất, rất có tính phá huỷ; mãi cho tới giờ họ đã từng vậy. Tôi không nói rằng bố mẹ bạn chịu trách nhiệm, bởi vì đó không phải là vấn đề: bố mẹ họ đã làm cùng điều với họ. Toàn thể cấu trúc là sai, về mặt tâm lí là sai; có lí do cho họ nữa. Đó là lí do tại sao một điều sai như vậy cứ tiếp diễn mãi và không thể được dừng lại. Dường như là không thể được.

Tất nhiên, có lí do cho điều đó. Bố có lí do riêng của ông ấy: ông ấy có thể đọc báo và đứa con nhảy nhót và la hét và cười, nhưng bố phải hiểu biết hơn. Báo là vô giá trị. Cho dù bạn có thể đọc nó một cách im lặng, bạn sẽ được gì ở nó? Quẳng báo đi! Nhưng người bố đang trong chính trị, trong kinh doanh, và ông ấy phải biết về cái gì đang diễn ra. Ông ấy tham vọng và báo chí là một phần của tham vọng của ông ấy. Nếu người ta phải đạt tới tham vọng nào đó, tìm kiếm mục đích nào đó, người ta phải biết thế giới. Đứa trẻ dường như là việc quấy rối.

Mẹ đang nấu cơm và đứa trẻ cứ hỏi các câu hỏi và cứ nhảy nhót, và cô ấy bắt đầu cáu. Tôi biết rằng có vấn đề; người mẹ phải nấu cơm. Nhưng đứa trẻ nên là ưu tiên đầu tiên chứ, bởi vì đứa trẻ sẽ là toàn thể thế giới, đứa trẻ sẽ là ngày mai, đứa trẻ sẽ là nhân loại sắp tới. Nó nên là thứ nhất, ưu tiên nên là của nó. Báo có thể đọc về sau, và cho dù không đọc, bạn sẽ không bỏ lỡ gì mấy. Nó là cùng điều vô nghĩa mọi ngày: vị trí thay đổi, cái tên thay đổi, nhưng cùng điều vô nghĩa tiếp tục. Báo của bạn chỉ là thứ điên khùng. Thức ăn có thể để trễ lại một chút, nhưng tò mò của đứa trẻ không nên bị để trễ lại, không nên bị trì hoãn, vì ngay bây giờ nó đang trong tâm trạng đó và tâm trạng đó có thể không quay lại. Ngay bây giờ nó đang sôi nổi và cái gì đó là có thể. Nhưng bạn có thấy các bà mẹ nhảy múa cùng con họ không, nhảy nhót, tận hưởng lăn lộn trên sàn? - không. Mẹ là người nghiêm chỉnh, bố là rất nghiêm chỉnh; họ mang cả thế giới trên vai họ. Và đứa trẻ sống trong một thế giới khác toàn bộ. Bạn đang buộc nó đi vào trong thái độ buồn, khổ của bạn. Nó có thể đã lớn lên như một đứa trẻ, nó có đã giữ phẩm chất này, phẩm chất của ngạc nhiên, sửng sốt, và phẩm chất ở đây và bây giờ, trong khoảnh khắc.

Điều này tôi gọi là cách mạng thực. Không cuộc cách mạng nào sẽ giúp ích cho con người: Pháp, Nga hay Trung Quốc, không cuộc cách mạng nào sẽ giúp cho con người; chúng đã không giúp ích. Về căn bản cùng hình mẫu giữa bố mẹ và con cái tiếp tục, và có nguyên nhân. Bạn có thể tạo ra thế giới cộng sản, nhưng nó sẽ không khác gì mấy với thế giới tư bản. Cái nhãn sẽ khác chỉ trên bề mặt. Bạn có thể tạo ra thế giới xã hội, bạn có thể tạo ra thế giới Gandhi, nhưng nó sẽ không khác bởi vì cách mạng cơ sở là giữa mẹ, bố, và con. Ở đâu đó bên trong bố mẹ và con cái là móc nối; và nếu móc nối đó không đổi, thế giới sẽ vẫn đi theo cùng đường mòn.

Khi tôi nói điều này tôi không ngụ ý rằng tôi đang cho bạn cái cớ để mà khổ. Tôi đơn giản cho bạn một giải thích để cho bạn có thể trở nên nhận biết. Cho nên đừng cố nói trong tâm trí bạn, 'Bây giờ cái gì có thể được làm? Mình đã bốn mươi hay năm mươi hay sáu mươi, bố mẹ mình đã chết và cho dù họ còn sống, mình không thể hoàn tác được quá khứ. Nó đã xảy ra, cho nên mình phải sống như mình vậy.' Không, nếu bạn hiểu sự việc, bạn có thể đơn giản rút ra khỏi nó.

Bạn có thể trở thành đứa trẻ lần nữa. Jesus là đúng khi ông ấy nói, 'Chỉ những người như trẻ nhỏ sẽ có khả năng vào vương quốc của Thượng đế' - tuyệt đối đúng! Chỉ những người giống như trẻ nhỏ....

Đây là cuộc cách mạng: làm cho mọi người giống như trẻ nhỏ. Thân thể có thể lớn lên nhưng phẩm chất của tâm thức phải vẫn còn hồn nhiên, trong trắng, như trẻ con.

Bạn đã ở chỗ bạn cần ở, bạn đã ở trong không gian bạn đang tìm. Chỉ làm chút nỗ lực để thoát ra khỏi níu bám của bạn vào khổ. Đừng đầu tư vào khổ; đầu tư vào mở hội đi. Bạn lấy một bước hướng tới cuộc sống và cuộc sống lấy một nghìn bước hướng tới bạn. Lấy một bước ra khỏi níu bám của bạn vào khổ đi. Tâm trí sẽ cứ kéo bạn trở lại. Cứ dửng dưng với tâm trí và nói với tâm trí, 'Đợi đấy, ta đã sống đủ với mi rồi, bây giờ để ta sống không có mi.' Đó là điều đứa trẻ là gì: sống không tâm trí, hay, sống với vô trí.

Câu hỏi thứ ba:

Tại sao thỉnh thoảng, với tính nhạy cảm, tâm trạng phủ định vẫn phát triển trong tôi?

Tâm trạng phủ định và khẳng định cả hai đều sẽ phát triển. Nếu bạn muốn rất, rất hạnh phúc, song song bên cạnh, năng lực về rất, rất bất hạnh sẽ phát triển. Nếu bạn muốn rằng phủ định không được phát triển, thế thì bạn phải chặt cả khẳng định đi nữa. Đây là điều đã xảy ra. Bạn đã được dạy không giận, nhưng nếu bạn không có khả năng giận, từ bi sẽ mất phẩm chất. Thế thì bạn sẽ không có khả năng từ bi. Bạn đã được dạy không ghét, nhưng yêu sẽ mất, bạn sẽ không có khả năng yêu - và đây là thế tiến thoái lưỡng nan.

Yêu và ghét phát triển cùng nhau. Thực ra, chúng không phải là hai điều. Ngôn ngữ cho bạn ấn tượng sai. Chúng ta không nên dùng các từ 'yêu' và 'ghét' , chúng ta nên dùng yêu ghét; nó là một từ. Thậm chí không nên có gạch nối giữa chúng - yêughét - thậm chí không có gạch nối. Vì điều đó nữa sẽ chỉ ra rằng chúng là hai, nhưng được bắc cầu ở đâu đó. Chúng là một! Sáng tối, chúng là một; sống chết, chúng là một. Đây đã là toàn thể vấn đề cho tâm trí nhân loại. Làm gì đây? - bởi vì nếu yêu phát triển, năng lực cho ghét cũng phát triển.

Cho nên chỉ có hai khả năng: hoặc cho phép ghét phát triển cùng yêu, hoặc, giết chết yêu cùng ghét. Và cho đến nay, phương án thứ hai đã được chọn. Mọi tôn giáo đã chọn phương án thứ hai: ghét phải bị cắt bỏ - cho dù với cái giá của yêu, ghét phải bị cắt bỏ, giận phải bị cắt bỏ. Cho nên tất cả họ cứ thuyết giảng về yêu và tất cả họ cứ nói, 'Đừng ghét.' Yêu của họ trở thành rởm; nó chỉ là nói. Người Ki tô giáo nói mãi về yêu - nó là điều rởm nhất trên thế giới.

Đó là cách cuộc sống là vậy: các cực đối lập ở cùng nhau. Sống không thể tồn tại với một cực, nó cần hai cực cùng nhau: các cực điện âm và dương, đàn ông và đàn bà. Bạn có thể quan niệm được về thế giới chỉ có đàn ông không? Nó sẽ là thế giới chết. Đàn ông và đàn bà, họ là hai cực, họ tồn tại cùng nhau. Thực ra, nói đàn ông và đàn bà là không tốt; nói 'đàn ông đàn bà' không có gạch nối ở giữa. Họ tồn tại cùng nhau.

Không cái gì sai nếu nó là một phần của yêu. Đây là giáo huấn của tôi. Không cái gì sai trong giận nếu nó là một phần của từ bi - nó là đẹp. Bạn không thích Phật giận với bạn đó sao? Đấy sẽ là cái gì đó như ân huệ, phúc lành; Phật giận bạn! Trong toàn thể lớn hơn của từ bi, giận cũng trở nên đẹp; nó được hấp thu.

Trưởng thành trong yêu và để cho ghét cũng trưởng thành; để cho nó là một phần của yêu của bạn. Tôi bảo bạn không để yêu chống lại ghét, không. Tôi bảo bạn yêu cùng với ghét, và sẽ có biến hình, biến đổi của năng lượng. Ghét của bạn sẽ đẹp thế; nó sẽ có cùng phẩm chất như yêu. Thỉnh thoảng người ta phải giận. Và nếu bạn thực sự trong từ bi, bạn dùng giận cho từ bi của bạn.

Bao giờ cũng nhớ rằng tính cực có đó - làm sao cho nó sự hài hoà? Cách cũ là chặt chúng ra: vứt ghét và cố yêu mà không có ghét. Thế thì yêu trở thành rởm vì năng lượng không có đó. Và bạn sợ yêu thế vì ghét sẽ phát triển ngay lập tức. Sợ phát triển của ghét, yêu cũng bị kìm nén. Thế thì bạn nói về yêu nhưng bạn không thực sự yêu. Thế thì yêu của bạn trở thành chỉ là nói, thứ thành lời, không sống động và không có tính tồn tại.

Tôi không nói cố gắng và ghét. Tôi đang nói yêu, trưởng thành trong yêu, và tất nhiên ghét cũng sẽ phát triển cùng nó. Đừng lo nghĩ về điều đó. Bạn cứ phát triển trong yêu và ghét sẽ được hấp thu bởi yêu. Yêu là lớn tới mức nó có thể hấp thu ghét. Từ bi là lớn thế, bao la tới mức một chút ít giận cũng có thể được nó hấp thu. Điều đó là tốt. Thực sự, từ bi mà không có giận sẽ giống như thức ăn không có muối. Nó sẽ không có vị mặn, năng lượng trong nó. Nó sẽ vô vị, nhạt nhẽo.

Tất nhiên, cái phủ định bao giờ cũng sẽ phát triển cùng với cái khẳng định. Chẳng hạn, nếu có xã hội nói, 'Bên trái thân thể là sai, cho nên không cho phép nó phát triển; chỉ bên phải thân thể là đúng, cho nên để bên phải thân thể phát triển và bên trái thân thể phải bị kìm nén, bị cắt bỏ hoàn toàn,' điều gì sẽ xảy ra? Hoặc bạn sẽ trở thành người què, bởi vì nếu bạn không cho phép bên trái, bên phải sẽ không phát triển, chúng phát triển cùng nhau; hoặc bạn sẽ trở thành người lùn, vì mọi con người đều đã trở thành người lùn, hoặc bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả. Bạn sẽ che giấu bên trái của bạn và bạn sẽ nói rằng chỉ có bên phải. Và bạn bao giờ cũng che giấu bên trái ở đâu đó. Bạn sẽ là kẻ đạo đức giả - giả, không đích thực, nói dối, dối trá sống - như người tôn giáo vậy.

Trong một trăm người, chín mươi chín cái gọi là người tôn giáo là kẻ dối trá, tuyệt đối dối trá, bởi vì bất kì điều gì họ nói cũng đều ngớ ngẩn, không thể đúng. Họ nói rằng họ yêu, và họ nói rằng họ không ghét. Điều đó là không thể được! Điều đó là chống lại chính toán học của sự tồn tại! Họ phải là những kẻ dối trá. Không có nhu cầu thăm dò các hoàn cảnh cá nhân của họ; điều đó là ngược lại bản chất, điều đó là không thể được. Chín mươi chín phần trăm là đạo đức giả và một phần trăm là người đơn giản. Chín mươi chín phần trăm này là người thông minh, láu lỉnh. Họ che giấu bên trái; họ phát triển cả hai bên nhưng đơn giản che giấu bên trái và nói về bên phải. Họ phơi bày bên phải cho thế giới và bên trái là thế giới riêng tư của họ. Họ có cửa sau cho nhà của họ. Tại cửa trước họ là điều này, tại cửa sau là cái gì đó khác. Một phần trăm những người hồn nhiên, đơn giản, không rất giỏi nói hay thông minh, không tinh ranh, vẫn còn là người lùn.

Họ thực sự kìm nén, và khi họ kìm nén bên trái, bên phải cũng bị kìm nén. Họ vẫn còn là người lùn.

Tôi đã bắt gặp hai kiểu người tôn giáo: chín mươi chín phần trăm người đạo đức giả, một phần trăm người lùn. Nhưng phần của toàn thể là vô dụng, phần của toàn thể là gánh nặng, phần của toàn thể là sự ngu xuẩn. Tôi không muốn bạn trở thành giống điều đó, tôi không muốn bạn trở thành người lùn. Bạn phải trưởng thành tới toàn bộ chiều cao của bạn. Nhưng điều đó là có thể chỉ nếu cả phủ định và khẳng định đều được phép tự do. Cả hai đều là cánh của bạn. Làm sao chim có thể bay được với một cánh? Làm sao bạn có thể bước đi bằng một chân? Cùng điều đó tồn tại ở mọi tầng của cuộc sống: hai là được cần. Đối lập nhau, chúng cho căng thẳng và khả năng của chuyển động. Chúng dường như là chống lại nhau, nhưng chúng là phần bù. Thực ra, chúng không đối lập; chỉ các cực là đối lập. Chúng giúp lẫn nhau để trưởng thành. Tôi muốn bạn trưởng thành tới chiều cao tối thượng của bạn, và tôi không muốn bạn là kẻ đạo đức giả. Là thực đi.

Thế thì thông điệp của tôi cho bạn là gì? Thông điệp của tôi là: yêu là lớn lao, lớn tới mức bạn không cần bận tâm về ghét. Để ghét là một phần trong nó, để cho ghét phát triển - nó sẽ thêm vị mặn cho thưởng thức của bạn. Từ bi là bao la; một chút ít của bầu trời có thể được trao cho giận - không có hại gì. Nhưng giận nên là một phần của từ bi. Giận không nên tách rời, nó nên là một phần của từ bi. Giận nên là một phần của yêu, và chết nên là một phần của sống, phần đau của vui thú, phần khổ của mở hội, của phúc lành, phần tối của ánh sáng. Và thế thì không cái gì là sai; không có tội lỗi. Tội lỗi nên là một phần của đức hạnh.

Tuyệt vời! Vươn tới chiều cao tối thượng của bạn đi; đừng vẫn là người lùn. Nếu bạn vẫn còn là người lùn bạn bao giờ cũng phàn nàn chống lại Thượng đế, bởi vì làm sao bạn có thể cảm thấy được hoàn thành? Vươn lên tới chiều cao của bạn và đừng sợ. Cái phủ định sẽ vươn lên cùng bạn; nó là đẹp. Phủ định là một phần, phần bù, nhưng phủ định nên là một phần của khẳng định. Nó phải là vậy bởi vì nó là phủ định. Phủ định không thể trở thành cái toàn thể, và khẳng định không thể trở thành một phần của phủ định. Điều này phải được hiểu.

Làm sao sống có thể trở thành một phần của chết? Chết chỉ là việc thiếu vắng. Làm sao ánh sáng có thể trở thành một phần của bóng tối? Bóng tối không là gì ngoài việc thiếu ánh sáng; nhưng bóng tối có thể bị hấp thu vào trong ánh sáng.

Nhìn ra ngoài - mặt trời đã lên. Nhiều ánh sáng thế đang chiếu lên cây, những phần nhỏ, mảnh bóng râm; không cái gì sai. Lữ khách mệt lử tới và ngồi dưới cây và được che chở. Bên ngoài trời nóng, và dưới cây trời mát. Bóng râm đó dưới cây là một phần.

Để mọi thứ phủ định là một phần của khẳng định. Và điều ngược lại là không thể được vì điều khẳng định tồn tại, điều phủ định chỉ là thiếu vắng.

Điều này là có thể. Tôi bảo bạn điều này là có thể vì điều này đã xảy ra cho tôi. Đó là lí do tại sao rất khó hiểu tôi. Bạn muốn tôi là một cực và tôi là cả hai. Nhưng điều này đã xảy ra cho tôi; điều này có thể xảy ra cho bạn. Và đây là điều bao giờ cũng xảy ra cho những người đã đi theo chiều hướng đúng và người đã chấp nhận tất cả. Tôi đã không phủ nhận cái gì bởi vì từ chính lúc bắt đầu điều này đã trở thành quan sát sâu sắc nhất của tôi: nếu bạn phủ nhận cái gì đó, bạn sẽ không bao giờ là cái toàn thể. Làm sao bạn có thể là toàn thể nếu bạn phủ nhận cái gì đó? Rằng cái gì đó bao giờ cũng sẽ thiếu. Điều này trở thành quan sát sâu sắc cùng tôi, rằng không cái gì là bị phủ nhận và mọi thứ đều được hấp thu.

Cuộc sống phải trở thành không phải là một làn điệu, mà là sự hài hoà. Chỉ một nốt, dù hay thế nào, vẫn là chán. Một nhóm nhiều nốt, nhiều nốt cho dù phân kì, các nốt đối lập đối xứng nhau, khi chúng gặp gỡ trong hài hoà, đều tạo ra cái đẹp. Cái đẹp không khẳng định không phủ định; cái đẹp là trong hài hoà. Để tôi nhắc lại điều đó: cái đẹp không là trong chân lí hay dối trá, cái đẹp không ở trong từ bi không ở trong giận; cái đẹp là ở trong sự thống nhất. Nơi các cực đối lập gặp gỡ, có ngôi đền của điều thiêng liêng. Nơi các mâu thuẫn gặp gỡ, đó là cực đỉnh, cao trào của cuộc sống.

Câu hỏi cuối cùng:

Thầy nói rằng có tính nhạy cảm là có tính tôn giáo. Nhưng dường như là tính nhạy cảm đưa tôi tới thú nhục dục và mê đắm. Con đường cho tôi là gì?

Thế thì là mê đắm! Thế thì là nhục dục! Sao bạn sợ cuộc sống thế? Sao bạn muốn tự tử? Cái gì sai với mê đắm và cái gì sai với nhục dục? Bạn đã được dạy như vậy, và đây là điều tôi đang nói. Thế thì bạn trở nên sợ nhạy cảm vì nếu bạn nhạy cảm, thế thì mọi thứ sẽ phát triển với tính nhạy cảm. Nhục dục sẽ phát triển - nó là đẹp, không gì sai với việc có nhục dục. Người sống động sẽ có nhục dục. Khác biệt là gì giữa người chết và người sống? Người chết không còn nhục dục; bạn chạm và người đó không cảm, bạn hôn và người đó không đáp ứng.

Tôi đã nghe một giai thoại về Picasso. Một quí bà ca tụng tranh của Picasso và bà ấy nói, 'Hôm qua tôi đã tới nhà một người bạn và ở đó tôi thấy bức tranh tự hoạ của ông. Và tôi yêu thích nó nhiều thế, và tôi bị ấn tượng tới mức tôi hôn bức tranh.' Picasso nhìn quí bà và nói, 'Và bức tranh có đáp lại không? Bức tranh có hôn bà để đáp lại không?' Quí bà này nói, 'Ngu xuẩn thế, làm sao bức tranh có thể đáp lại được?' Thế rồi Picasso nói, 'Thế thì đó không phải là tôi. Một thứ chết; làm sao nó có thể là tôi được?'

Nếu bạn sống động, giác quan của bạn sẽ vận hành tới năng lực toàn bộ của nó; bạn sẽ có tính nhục dục. Bạn cần thức ăn và bạn sẽ thưởng thức; bạn sẽ tắm và bạn sẽ cảm thấy cái mát mẻ của nước; bạn sẽ đi ra vườn và bạn sẽ ngửi hương thơm - bạn sẽ có tính nhục dục. Người đàn bà đi qua và làn gió thoảng sẽ đi vào trong bạn. Nó phải là vậy - bạn sống động! Người đàn bà đẹp đi qua và không cái gì xảy ra trong bạn sao? Bạn chết rồi, bạn đã giết chết bản thân mình.

Nhục dục là một phần của nhạy cảm. Bởi vì sợ nhục dục mọi tôn giáo đều sợ nhạy cảm, và nhạy cảm là nhận biết. Cho nên họ cứ nói về nhận biết, nhưng họ không thể cho phép bạn nhạy cảm được, để cho bạn không thể nhận biết. Nó trở thành chỉ nói. Và họ không thể cho phép bạn mê đắm được. Thực ra, họ đã làm ra từ 'mê đắm'. Nó có dấu hiệu kết án trong nó. Khoảnh khắc bạn nói 'mê đắm', bạn đã kết án rồi.

Đây là thế lưỡng nan: người tôn giáo kết án mê đắm, và họ tạo ra mê đắm. Họ kết án nhục dục và họ tạo ra nhục dục. Điều đó xảy ra thế nào? Khi bạn cứ kìm nén giác quan của bạn, chính việc kìm nén tạo ra mê đắm. Bằng không, người thực sự sống động chưa bao giờ mê đắm. Người đó tận hưởng, nhưng người đó chưa bao giờ mê đắm. Người đã từng ăn ngon mọi ngày không thể mê đắm trong thức ăn. Nhưng cứ nhịn ăn, thế thì mê đắm tới. Người đã từng nhin ăn cứ nghĩ về thức ăn, thức ăn, thức ăn. Thức ăn trở thành nỗi ám ảnh. Người đó ăn trong hai mươi bốn giờ. Thế thì, khi người đó đi tới bỏ nhịn ăn, người đó mê đắm tới chính cực đoan khác. Một cực đoan người đó đã nhịn ăn, ở cực đoan kia người đó sẽ ăn quá nhiều.

Mới hai hôm trước một sannyasin từ Anh tới và anh ta bảo tôi rằng anh ta thích nhịn ăn. Anh ta ăn rất ít và điều đó nữa cũng vào những ngày luân phiên. Tôi nói với anh ta, 'Nhịn ăn có thể là điều nguy hiểm. Thỉnh thoảng nó có thể được dùng, nhưng như liều thuốc, không phải là cách sống. Nhịn ăn không bao giờ có thể trở thành cách sống được.' Tôi nói với anh ta và tôi nói anh ta ra khỏi ám ảnh nhịn ăn của anh ta. Trong ba ngày chả thấy anh ta đâu cả. Tôi đợi, 'Anh ta đi đâu rồi, chuyện gì đã xảy ra?' Sau ba ngày anh ta tới và anh ta nói, 'Tôi bị ốm. Thầy đã nói về nhịn ăn và thầy nói rằng nó là không tốt; cho nên tôi đã mê đắm vào thức ăn. Tôi đã ăn quá nhiều.'

Điều này bao giờ cũng xảy ra: từ nhịn ăn bạn chuyển sang cực đoan ăn quá nhiều. Ở giữa đâu đó mới là điều đúng. Phật dùng đi dùng lại từ 'chính' với mọi thứ: chính thức ăn, chính kí ức, chính tri thức, chính nỗ lực. Bất kì điều gì ông ấy nói, ông ấy bao giờ cũng gắn thêm từ 'chính' cho nó. Các đệ tử chắc phải hỏi, 'Sao thầy bao giờ cũng gắn từ 'chính' này vào?' Ông ấy chắc sẽ nói, 'Bởi vì ông mọi người bị nguy hiểm. Hoặc ông ở cực đoan này hay cực đoan kia.' Nếu bạn nhịn ăn, thế thì mê đắm sẽ nảy sinh. Nếu bạn cố vô dục, thế thì mê đắm dục sẽ nảy sinh. Bất kì cái gì bạn ép buộc bản thân bạn chung cuộc sẽ áp đặt bạn hướng tới mê đắm.

Người nhạy cảm thực sự tận hưởng cuộc sống nhiều tới mức chính việc tận hưởng làm trầm tĩnh và bình thản người đó xuống. Người đó không có ám ảnh. Người đó duy cảm.

Và nếu bạn hỏi tôi, vị Phật là duy cảm hơn bất kì ai khác. Ông ấy phải thế bởi vì ông ấy sống động thế. Khi vị Phật nhìn cây, ông ấy phải thấy nhiều mầu sắc hơn bạn có thể thấy; mắt ông ấy nhạy cảm hơn, duy cảm. Khi vị Phật ăn, ông ấy phải tận hưởng nhiều hơn bạn có thể tận hưởng bởi vì mọi thứ bên trong ông ấy đang vận hành hoàn hảo. Bạn có thể nghe, nếu bạn đi qua gần vị Phật, tiếng rì rầm của bộ máy vận hành hoàn hảo, như tiếng rì rầm của chiếc xe hơi hoàn hảo. Mọi thứ diễn ra tuyệt đối như nó phải vậy. Ông ấy nhạy cảm, ông ấy duy cảm, nhưng không có mê đắm. Làm sao mê đắm có thể có được? - mê đắm là bệnh tật, mê đắm là không cân bằng. Nhưng với bạn tôi không nói điều này; tôi nói, 'Mê đắm đi và được kết thúc với nó. Đừng mang nó trong đầu bạn. Điều đó còn tồi tệ hơn là làm nó.'

Mê đắm đi! Nếu bạn muốn mê đắm trong thức ăn, mê đắm đi. Có thể qua mê đắm bạn sẽ đi tới ý thức đúng của bạn. Có thể qua mê đắm bạn sẽ đi tới chín muồi, tới trưởng thành mà nói rằng điều đó là ngu xuẩn.

Tôi nhớ Gurdjieff kể lại rằng ông ấy có một ưa thích về loại quả dâu nào đó. Nó được tìm thấy ở vùng Caucasus, và nó bao giờ cũng gây chuyện cho ông ấy. Bất kì khi nào ông ấy ăn nó, dạ dầy của ông ấy sẽ bị rối loạn: đau và buốt và buồn nôn và mọi thứ. Nhưng ông ấy thích quả này tới mức không thể nào không ăn nó. Sau vài ngày ông ấy sẽ ăn nó, lặp đi lặp lại. Ông ấy kể lại, 'Một hôm bố tôi đi ra chợ, đưa tôi đi cùng và mua số lớn quả. Tôi thích lắm và ngạc nhiên - sao ông ấy mua chúng? Ông ấy bao giờ cũng chống lại nó. Ông ấy bao giờ cũng bảo tôi đừng bao giờ ăn nó. Điều gì đã xảy ra? Bố tốt làm sao!' Khi Gurdjieff mới chín tuổi, bố ông ấy cầm một cái roi trong tay và ông bố nói, 'Con ăn cả đống đi. Bằng không, bố sẽ đánh con đến chết.' Và ông bố là người nguy hiểm. Nước mắt giàn giụa và Gurdjieff ăn, và ông ấy phải ăn cả đống. Ông ấy nôn mửa, nhưng bố ông ấy là người rất, rất nghiêm khắc. Ông ấy nôn mửa, và trong ba tuần ông ấy ốm với bệnh lị, nôn mửa và sốt. Thế rồi đống quả hết. Ông ấy nói, 'Thậm chí tới giờ tôi sáu mươi tuổi, nếu tôi bắt gặp quả đó toàn thân tôi run bắn. Tôi thậm chí không thể nhìn được quả đó!'

Mê đắm tạo ra hiểu biết sâu thế, tới chính gốc rễ của thân thể. Tôi nói với bạn, 'Đi và mê đắm đi.' Không cái gì sai với mê đắm. Nếu bạn thực sự mê đắm và không kìm bản thân bạn, bạn sẽ đi ra khỏi nó trưởng thành hơn. Bằng không, mê đắm ý tưởng này, bao giờ cũng còn dai dẳng - nó sẽ ám ảnh bạn, nó sẽ trở thành ma. Những người lấy lời nguyện vô dục bao giờ cũng bị ám ảnh bởi ma dục. Những người cố gắng ở trong bất kì kiểu kiểm soát nào bao giờ cũng bị ám ảnh bởi ý tưởng về mê đắm, về phá vỡ mọi giới hạn, kỉ luật và kiểm soát và chạy liều lĩnh vào trong nó.

Cứ cho phép cuộc sống đưa bạn tới bất kì chỗ nào nó đưa bạn tới và không sợ. Sợ là điều duy nhất người ta nên sợ, không cái gì khác. Đi đi! Dũng cảm và bạo dạn, và tôi bảo bạn rằng, dần dần, chính kinh nghiệm về mê đắm, nhục dục, sẽ làm bạn bình thản lại. Bạn sẽ trở nên được định tâm.

Nhưng tôi ủng hộ cho tính nhạy cảm. Cho dù nó đem tới đam mê, cho dù nó đem tới nhục dục, cũng được. Tôi không sợ đam mê và nhục dục. Tôi sợ duy nhất một điều: rằng sợ đam mê và nhục dục có thể giết chết tính nhạy cảm của bạn. Nếu nó bị giết, bạn đã tự tử. Nhạy cảm, bạn sống động, nhận biết; càng nhạy cảm, càng sống động và nhận biết. Và khi nhạy cảm của bạn trở thành toàn bộ, bạn đã đi vào điều thiêng liêng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho