Chương 07: Nhận biết: lửa thiêu quá khứ

Yoga - Từ anpha tới ômêga

Yoga - The Alpha and the Omega

Osho 

Tập 04
 
Chương 07: Nhận biết: lửa thiêu quá khứ

12. Dù được hoàn thành trong hiện tại hay trong tương lai, kinh nghiệm nghiệp có gốc rễ của chúng trong năm ưu phiền.
13. Chừng nào gốc rễ vẫn còn, nghiệp được hoàn thành trong tái sinh qua class, khoảng sống, và các kiểu kinh nghiệm.
14. Đức hạnh mang tới vui thú; điều ngược lại đem tới đau đớn.

Con người dường như ở trong hiện tại, nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Con người sống trong quá khứ. Con người đi qua hiện tại, nhưng con người vẫn còn được bắt rễ trong quá khứ. Hiện tại không thực là thời gian cho ý thức bình thường. Với ý thức bình thường, quá khứ là thời gian thực, hiện tại chỉ là lối chuyển từ quá khứ vào tương lai, chỉ là bước chuyển tạm thời. Quá khứ là thực và tương lai cũng vậy, nhưng hiện tại là không thực cho ý thức bình thường. Tương lai không là gì ngoài quá khứ được kéo dài. Tương lai không là gì ngoài quá khứ được phóng chiếu đi phóng chiếu lại.

Hiện tại dường như là không tồn tại. Nếu bạn nghĩ về hiện tại, bạn sẽ không thấy nó chút nào bởi vì khoảnh khắc bạn tìm thấy nó, nó đã qua rồi. Mới khoảnh khắc trước khi bạn còn chưa tìm thấy nó, nó đã trong tương lai. Với một tâm thức Phật, với người đã thức tỉnh, chỉ hiện tại là tồn tại. Với tâm thức bình thường, vô nhận biết, ngủ như người mộng du, quá khứ và tương lai là thực, hiện tại là không thực. Chỉ khi người ta thức tỉnh hiện tại mới là thực; quá khứ và tương lai cả hai trở thành không thực.

Sao điều này là như vậy? Sao bạn sống trong quá khứ? - bởi vì tâm trí không là gì ngoài việc tích luỹ của quá khứ. Tâm trí là kí ức: mọi điều bạn đã làm, mọi điều bạn đã mơ, mọi điều bạn muốn làm và không thể làm được, mọi điều bạn đã tưởng tượng trong quá khứ, đều là tâm trí bạn. Tâm trí là thực thể chết. Nếu bạn nhìn qua tâm trí, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy hiện tại, bởi vì hiện tại là cuộc sống, và cuộc sống không bao giờ có thể được tiếp cận tới qua phương tiện chết. Cuộc sống không bao giờ có thể được tiếp cận qua phương cách chết. Cuộc sống không thể được chạm tới qua cái chết.

Tâm trí là chết. Tâm trí giống hệt như bụi phủ lên tấm gương. Bụi càng tụ lại, gương càng kém soi gương. Và nếu tầng bụi rất dầy, vì nó là ở trên bạn, thế thì gương không phản xạ chút nào.

Mọi người đều thu thập bụi. Bạn không chỉ thu thập bụi, bạn còn níu bám lấy nó, bạn coi nó là kho báu. Quá khứ qua rồi; sao bạn níu bám lấy nó? Bạn không thể làm được gì về nó. bạn không thể quay lại được, bạn không thể hoàn tác được nó. Sao bạn níu bám lấy nó? Nó không phải là kho báu. Và nếu bạn níu bám lấy quá khứ và bạn nghĩ nó là kho báu, tất nhiên tâm trí bạn sẽ muốn sống nó lặp đi lặp lại trong tương lai. Tương lai của bạn không thể là cái gì ngoài quá khứ được sửa đổi của bạn - được làm tinh tế lên một chút, được trang điểm thêm một chút. Nhưng nó sẽ là cùng một thứ thôi vì tâm trí không thể nghĩ được về cái không biết; tâm trí chỉ có thể phóng chiếu cái đã biết, cái mà bạn biết.

Bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà và người đàn bà này chết. Bây giờ làm sao bạn sẽ tìm ra người đàn bà khác? Người đàn bà khác sẽ là dạng được sửa đổi của người vợ chết của bạn; đó là cách duy nhất bạn biết. Bất kì cái gì bạn làm trong tương lai sẽ không là gì ngoài sự liên tục của quá khứ. Bạn có thể thay đổi chút ít - miếng vá chỗ này, miếng vá chỗ kia, nhưng phần chính sẽ vẫn còn như cũ, hệt như cũ.

Ai đó hỏi Mulla Nasruddin khi ông ta nằm trên giường chết, 'Nếu ông lại được cho cuộc sống, ông sẽ sống nó thế nào Nasruddin? Ông có làm thay đổi gì không?' Nasruddin đắn đo với mắt nhắm nghiền, suy nghĩ, thiền, thế rồi mở mắt ra và thều thào, 'Có, nếu tôi lại được cho cuộc sống, tôi sẽ chẻ tóc tôi ra ở giữa. Điều đó bao giờ cũng là ước muốn của tôi, nhưng bố tôi bao giờ cũng nhấn mạnh rằng tôi không được làm điều đó. Và khi bố tôi chết, tóc đã trở nên được ước định tới mức nó không thể nào được chẻ ra ở giữa.'

Đừng cười. Nếu bạn được hỏi bạn sẽ lại làm gì với cuộc sống của bạn, bạn sẽ làm hơi thay đổi chỉ như thế này: chồng sẽ có cái mũi hơi khác, vợ sẽ có nước da khác đi chút ít, nhà lớn hơn hay nhỏ hơn; nhưng chúng chẳng là gì nhiều hơn việc chẻ tóc bạn ở giữa - tầm thường, không bản chất. Cuộc sống bản chất của bạn sẽ vẫn còn như cũ.

Tôi nhìn vào mắt bạn và tôi thấy điều này. Bạn đã làm điều đó nhiều, nhiều lần: cuộc sống bản chất của bạn vẫn còn như cũ. Nhiều lần bạn đã được cho các kiếp sống. Bạn đã sống nhiều lần; bạn rất, rất cổ đại. Bạn không mới trên trái đất này, bạn già hơn trái đất vì bạn đã sống trên các trái đất khác nữa, các hành tinh khác. Bạn già như sự tồn tại. Đây là cách nó phải vậy vì bạn là một phần của nó. Bạn là rất cổ đại, nhưng lặp đi lặp lại cùng hình mẫu.

Đó là lí do tại sao người Hindus gọi nó là bánh xe sống chết; ‘bánh xe' bởi vì nó cứ lặp lại bản thân nó. Nó là việc lặp lại: cùng nan hoa lên rồi xuống, xuống rồi lên. Tâm trí phóng chiếu bản thân nó, tâm trí là quá khứ, cho nên tương lai của bạn sẽ không là cái gì khác hơn quá khứ.

Và quá khứ là gì? Bạn đã làm gì trong quá khứ? Bất kì cái gì bạn đã làm - tốt, xấu, thế này, thế nọ - bất kì cái gì bạn làm đều tạo ra việc lặp lại riêng của nó. Đó là lí thuyết về nghiệp. Nếu bạn giận ngày hôm trước nữa, bạn đã tạo ra tiềm năng nào đó cho giận: lại giận ngày hôm qua. Thế rồi bạn lặp lại nó, bạn cho nhiều năng lượng hơn cho giận, tâm trạng giận dữ, bạn bắt rễ vào nó nhiều hơn, bạn tưới nước cho nó. Bây giờ hôm nay bạn sẽ lặp lại nó với nhiều lực hơn, với nhiều năng lượng hơn. Và thế rồi ngày mai bạn sẽ lại là nạn nhân của hôm nay.

Từng hành động mà bạn làm hay thậm chí nghĩ tới đều có cách riêng của nó để kéo dai dẳng lặp đi lặp lại, vì nó tạo ra kênh trong bản thể bạn. Nó bắt đầu hấp thu năng lượng từ bạn. Bạn giận, thế rồi tâm trạng này xảy ra và bạn nghĩ rằng bạn không giận nữa; thế rồi bạn bỏ lỡ vấn đề. Khi tâm trạng này đã qua chẳng cái gì đã xảy ra; chỉ bánh xe đã chuyển và nan hoa đã lên nay xuống. Giận có đó trên bề mặt và phút trước, giận bây giờ đã đi xuống vào trong vô thức, trong chiều sâu của bản thể bạn. Nó sẽ chờ đợi thời của nó lại tới. Nếu bạn đã hành động tương ứng với nó, bạn đã tăng cường cho nó, thế thì bạn đã lại cho nó cuộc sống. Lần nữa bạn đã cho nó sức mạnh, năng lượng. Nó rung lên như hạt mầm dưới đất chờ đợi cơ hội và mùa vụ đúng, thế rồi nó sẽ mọc ra.

Mọi hành động đều tự duy trì, mọi ý nghĩ đều tự duy trì. Một khi bạn hợp tác với nó bạn đang trao năng lượng cho nó. Sớm hay muộn nó sẽ trở thành dạng thói quen. Bạn sẽ làm nó và bạn sẽ không là người làm; bạn sẽ làm nó chỉ bởi vì lực của thói quen. Mọi người nó rằng thói quen là bản tính thứ hai. Điều này không phải là nói quá lên. Ngược lại, đây là nói bớt đi. Thực ra, thói quen chung cuộc trở thành bản tính thứ nhất và bản tính trở thành thứ hai. Bản tính trở thành giống như phụ lục hay cước chú trong cuốn sách, và thói quen trở thành phần chính, thân chính của cuốn sách.

Bạn sống qua thói quen; điều đó nghĩa là thói quen sống về căn bản qua bạn. Bản thân thói quen còn dai dẳng, nó có năng lượng của riêng nó. Tất nhiên nó lấy năng lượng từ bạn, nhưng bạn hợp tác trong quá khứ, bạn đnag hợp tác trong hiện tại. Dần dần, thói quen sẽ trở thành người chủ và bạn sẽ chỉ là người hầu, cái bóng. Thói quen sẽ cho lời răn, mệnh lệnh, và bạn sẽ chỉ là kẻ hầu vâng lời. Bạn sẽ phải theo nó.

Chuyện xảy ra là một nhà huyền môn Hindu, Eknath, đi hành hương. Cuộc hành hương kéo dài ít nhất một năm bởi vì ông ấy phải tới thăm mọi chỗ linh thiêng của đất nước. Tất nhiên, đi cùng với Eknath là đặc ân, cho nên nhiều người, cả nghìn người, đã đi cùng ông ấy. Kẻ cắp của thị trấn cũng tới và nói, 'Tôi biết rằng tôi là kẻ cắp và không đủ xứng đáng là thành viên của nhóm tôn giáo của ông, nhưng cho tôi một cơ hội đi. Tôi muốn đi theo cuộc hành hương.' Eknath nói, 'Sẽ khó đấy, vì một năm là thời gian dài và ông có thể bắt đầu ăn cắp các thứ của mọi người. Ông có thể gây ra rắc rối. Xin bỏ ý tưởng này đi.' Nhưng kẻ cắp cứ nài nỉ. Anh ta nói, 'Trong một năm tôi sẽ bỏ ăn cắp, nhưng tôi phải tới. Và tôi hứa với ông rằng trong một năm tôi sẽ không ăn cắp một thứ nào từ bất kì ai.' Eknath đồng ý.

Nhưng trong vòng một tuần rắc rối bắt đầu, và rắc rối là thế này: mọi thứ bắt đầu biến mất khỏi hành lí của mọi người, và điều thậm chí còn đáng phân vân hơn - vì không ai ăn cắp của họ - mọi thứ sẽ biến mất từ túi của ai đó và chúng sẽ được tìm thấy trong túi của ai đó khác sau vài ngày. Người có túi mà các vật được tìm thấy đều nói, 'Tôi có làm gì đâu. Tôi thực sự không biết làm sao các thứ này đã tới ở trong túi tôi.'

Eknath nghi ngờ, cho nên một đêm ông ấy giả vờ ngủ nhưng ông ấy vẫn thức, ông ấy theo dõi. Kẻ cắp xuất hiện quãng nửa đêm, vào giữa đêm, và anh ta bắt đầu đổi mọi thứ từ hành lí của người này sang hành lí của người khác. Eknath bắt quả tang anh ta và ông ấy nói, 'Anh làm gì vậy? Và anh đã hứa rồi mà!' Anh ta nói, 'Tôi vẫn tuân theo lời hứa của tôi đấy chứ. Tôi có lấy vật nào đâu. Nhưng đây là thói quen cũ của tôi. Vào nửa đêm nếu tôi không làm cái gì đó tinh quái, tôi không thể ngủ được. Và trong một năm, không ngủ sao? Ông là con người từ bi. Ông nên từ bi với tôi. Và tôi không ăn cắp, mọi thứ đều được tìm thấy lặp đi lặp lại. Chúng không đi đâu cả nhưng chỉ đổi từ người nọ sang người kia. Và hơn nữa, sau một năm tôi phải bắt đầu căn cắp lại, cho nên đấy sẽ là thực hành tốt nữa.'

Thói quen buộc bạn làm những việc nào đó; bạn là nạn nhân. Người Hindu gọi nó là lí thuyết nghiệp: từng hành động mà bạn lặp lại, hay từng ý nghĩ - bởi vì ý nghĩ cũng là hành động tinh tế trong tâm trí - trở nên ngày càng mạnh hơn. Thế thì bạn ở trong nắm bắt của nó. Thế thì bạn bị cầm tù trong thói quen. Thế thì bạn sống cuộc sống của người tù, kẻ nô lệ. Và việc cầm tù là rất tinh tế: nó là thói quen và ước định của bạn và hành động mà bạn đã làm. Nó là mọi thứ bao quanh thân thể bạn và bạn bị vướng mắc trong nó, nhưng bạn cứ tưởng và tự lừa bạn rằng bạn đang làm nó. Khi bạn nổi giận, bạn nghĩ bạn làm nó. Bạn hợp lí hoá nó và bạn nói rằng tình huống đòi hỏi điều đó: ‘Tôi phải nổi giận, bằng không đứa trẻ sẽ đi lạc lối; nếu tôi không giận thế thì mọi sự sẽ đi sai, thế thì văn phòng sẽ trong hỗn độn, thế thì người phục vụ sẽ không nghe lời; tôi phải nổi giận để quản lí mọi thứ, để lập kỉ luật cho trẻ con. Để đưa vợ vào đúng chỗ cô ấy tôi phải nổi giận.' Đây là hợp lí hoá. Đó là cách bản ngã của bạn cứ nghĩ rằng bạn vẫn là ông chủ, nhưng bạn không vậy. Giận tới từ hình mẫu cũ, từ quá khứ. Và khi giận tới bạn cố tìm cớ cho nó.

Các nhà tâm lí đã từng làm thực nghiệm và họ đã đi tới cùng sự kiện như tâm lí bí truyền phương Đông: con người là nạn nhân, không phải là người chủ. Các nhà tâm lí đã để con người vào chỗ biệt lập toàn bộ, với mọi tiện nghi có thể có. Bất kì cái gì được cần đều được trao cho họ nhưng họ không đi tới bất kì tiếp xúc nào với con người khác. Họ sống biệt lập trong phòng có điều hoà nhiệt độ - không làm việc, không rắc rối, không vấn đề, nhưng cùng thói quen vẫn tiếp tục. Một sáng, bây giờ không có lí do gì - bởi vì mọi tiện nghi đều được đáp ứng, không có cớ nào để nổi giận - và người này đột nhiên thấy giận dữ nảy sinh.

Nó ở bên trong bạn. Thỉnh thoảng, đột nhiên buồn tới chẳng có lí do gì rõ ràng chút nào, và thỉnh thoảng người ta cảm thấy hạnh phúc, thỉnh thoảng người ta thấy hưng phấn, cực lạc. Một người bị thiếu thốn mọi quan hệ xã hội, bị cô lập trong tiện nghi toàn bộ, được cung cấp cho mọi nhu cầu, vẫn trải qua mọi tâm trạng mà bạn trải qua trong quan hệ. Điều đó nghĩa là cái gì đó tới từ bên trong và bạn treo nó lên ai đó khác. Đó chỉ là việc hợp lí hoá. Bạn cảm thấy thoải mái, bạn cảm thấy tồi tệ, và những cảm giác này đang bục ra từ vô thức riêng của bạn, từ quá khứ riêng của bạn. Không ai chịu trách nhiệm ngoại trừ bạn. Không ai có thể làm bạn giận, và không ai có thể làm bạn hạnh phúc. Bạn trở thành hạnh phúc theo cách riêng của bạn, bạn trở nên giận theo cách riêng của bạn, và bạn trở nên buồn theo cách riêng của bạn. Chừng nào bạn chưa nhận ra điều này, bạn bao giờ cũng sẽ còn là kẻ nô lệ.

Việc làm chủ cái ta của người ta tới khi người ta nhận ra, 'Mình tuyệt đối chịu trách nhiệm cho bất kì điều gì xảy ra với mình, bất kì cái gì xảy ra, vô điều kiện. Mình chịu trách nhiệm, một cách tuyệt đối.' Lúc bắt đầu điều đó sẽ làm cho bạn rất, rất buồn và thất vọng vì nếu bạn có thể đổ trách nhiệm lên người khác, bạn cảm thấy thoải mái là bạn không bị sai. Bạn có thể làm gì khi vợ cư xử theo cách khó chịu thế? Bạn phải nổi giận. Nhưng nhớ cho rõ, vợ đang cư xử khó chịu vì cơ chế bên trong riêng của cô ấy. Cô ấy không khó chịu với bạn. Nếu như bạn không có đó cô ấy sẽ khó chịu với con. Nếu con không có đó cô ấy sẽ khó chịu với bát đĩa - cô ấy sẽ ném chúng xuống sàn. Cô ấy sẽ đập vỡ radio. Cô ấy phải làm cái gì đó; khó chịu đang trỗi dậy. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn bị bắt gặp đang đọc báo và cô ấy trở nên khó chịu với bạn. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn đã sẵn có vào khoảnh khắc sai.

Bạn giận không phải bởi vì vợ khó chịu. Cô ấy có thể đã dẫn tới tình huống, có vậy thôi. Cô ấy có thể đã cho bạn một khả năng để nổi giận, cái cớ để nổi giận, nhưng giận đã bùng ra. Nếu vợ không có đó bạn chắc đã giận y như vậy - với cái gì đó khác, với ý tưởng nào đó, nhưng giận phải có đó. Nó là cái gì đó tới từ vô thức của bạn.

Mọi người đều chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm toàn bộ cho hiện hữu và hành vi riêng của mình. Lúc ban đầu điều đó sẽ cho bạn tâm trạng rất chán nản rằng bạn chịu trách nhiệm, bởi vì bạn bao giờ cũng nghĩ rằng bạn muốn hạnh phúc - cho nên làm sao bạn có thể chịu trách nhiệm cho bất hạnh của bạn được? Bạn bao giờ cũng ham muốn phúc lạc, cho nên làm sao bạn có thể giận theo cách của bạn được? Và bởi vì điều này bạn đổ trách nhiệm lên người khác. Nếu bạn cứ đổ trách nhiệm lên người khác, nhớ rằng bạn bao giờ cũng vẫn còn là nô lệ bởi vì không ai có thể thay đổi được người khác. Làm sao bạn có thể thay đổi được người khác? Đã bao giờ có người nào thay đổi được người khác không? Một trong những ước muốn không được hoàn thành nhất trên thế giới là thay đổi người khác. Không ai đã bao giờ làm được điều đó. Điều đó là không thể được bởi vì người khác tồn tại theo quyền riêng của người đó - bạn không thể thay đổi được người đó. Bạn cứ đổ trách nhiệm lên người khác nhưng bạn không thể thay đổi được người khác. Và bởi vì bạn đổ trách nhiệm lên người khác, bạn sẽ không bao giờ thấy rằng trách nhiệm cơ sở là của bạn. Thay đổi cơ sở được cần ở đó bên trong bạn.

Đây là cách bạn bị mắc bẫy: nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn chịu trách nhiệm cho mọi hành động của bạn, cho mọi tâm trạng của bạn, lúc bắt đầu chán nản sẽ nắm quyền. Nhưng nếu bạn có thể đi qua chán nản đó, chẳng mấy chốc bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bởi vì bây giờ bạn được tự do với người khác, bây giờ bạn có thể làm việc theo cách riêng của bạn. Bạn có thể tự do, bạn có thể hạnh phúc. Cho dù toàn thế giới có bất hạnh và không tự do, điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì. Bằng không, làm sao vị Phật là có thể? Và làm sao một Patanjali là có thể? Làm sao tôi là có thể? Toàn thế giới vẫn như cũ. Nó chỉ như cũ như nó vậy với bạn thôi, nhưng một Krishna cứ nhảy múa và ca hát; ông ấy được tự do. Và tự do đầu tiên là thôi đổ trách nhiệm lên người khác, tự do đầu tiên là biết rằng bạn chịu trách nhiệm. Thế thì nhiều điều trở thành có thể ngay lập tức.

Toàn thể triết lí về nghiệp là ở chỗ bạn chịu trách nhiệm. Bất kì cái gì bạn đã gieo trong quá khứ bạn đang thu hoạch về. Bạn có thể không có khả năng đi theo móc nối giữa nguyên nhân và hậu quả, nhưng nếu hậu quả có đó, nguyên nhân ắt hẳn phải có đâu đó bên trong bạn.

Đó là toàn thể phương pháp của prati-prasav: cách di chuyển từ hậu quả vào nguyên nhân, cách đi lùi lại và tìm nguyên nhân, từ nơi nó tới. Bất kì cái gì xảy ra cho bạn - bạn cảm thấy buồn, vậy nhắm mắt lại và quan sát nỗi buồn của bạn. Đi tới chỗ nó đưa tới, đi sâu hơn vào trong nó. Chẳng mấy chốc bạn sẽ đi tới nguyên nhân. Có thể bạn sẽ phải đi lâu, bởi vì toàn thể cuộc sống này đều được tham gia; và không chỉ cuộc sống này, mà nhiều kiếp sống khác cũng được tham gia. Bạn sẽ thấy nhiều vết thương trong bạn gây đau, và bởi vì những vết thương này, bạn cảm thấy buồn; chúng là nỗi buồn. Những vết thương đó vẫn chưa khô đi, chúng còn sống. Phương pháp của prati-prasav, phương pháp đi lùi lại cội nguồn, từ hậu quả tới nguyên nhân, sẽ chữa lành chúng. Nó chữa lành thế nào? Tại sao nó chữa lành? Hiện tượng nào được ngụ ý trong nó?

Bất kì khi nào bạn đi lùi lại, điều đầu tiên bạn bỏ là việc đổ trách nhiệm lên người khác, bởi vì nếu bạn đổ trách nhiệm lên người khác bạn đi ra ngoài. Thế thì toàn thể quá trình là sai: bạn cố tìm nguyên nhân ở người khác: ‘Tại sao vợ khó chịu thế?' Thế thì 'tại sao' cứ xuyên mãi vào hành vi của vợ. Bạn đã bỏ lỡ bước đầu tiên và thế rồi toàn thể quá trình sẽ là sai. Tại sao tôi bất hạnh? Tại sao tôi giận? - nhắm mắt lại và để cho nó là thiền sâu. Nằm ra trên sàn, nhắm mắt lại, thảnh thơi thân thể và cảm thấy tại sao bạn giận. Quên vợ đi; đó chỉ là cái cớ - A, B, C, D, bất kì cái gì, quên cái cớ đi. Cứ đi sâu hơn vào bản thân bạn, xuyên thấu vào giận. Dùng bản thân giận như dòng sông; bạn tuôn chảy vào trong giận và giận sẽ đem bạn đi vào trong. Bạn sẽ thấy vết thương tinh tế bên trong bạn.

Vợ có vẻ khó chịu bởi vì cô ấy đã chạm tới vết thương tinh tế bên trong bạn, cái gì đó gây đau. Bạn bao giờ cũng nghĩ rằng bạn không đẹp, mặt bạn xấu, và có vết thương bên trong. Khi vợ khó chịu cô ấy sẽ làm cho bạn nhận biết về mặt bạn. Cô ấy sẽ nói, 'Đi mà nhìn vào gương!' Cái gì đó gây đau. Bạn đã từng không chung thuỷ với vợ và khi cô ấy muốn gây khó chịu, cô ấy sẽ lôi nó lên lần nữa, 'Sao anh cười với người đàn bà đó? Sao anh ngồi với người đàn bà đó hạnh phúc thế?' Vết thương bị chạm nọc. Bạn đã không chung thuỷ, bạn cảm thấy mặc cảm; vết thương vẫn sống. Bạn nhắm mắt lại, cảm thấy giận, để cho nó nảy sinh trong tính toàn bộ của nó tới mức bạn có thể thấy nó một cách đầy đủ, nó là gì. Thế rồi để năng lượng đó giúp bạn đi tới quá khứ, bởi vì giận đang tới từ quá khứ. Nó không thể tới từ tương lai tất nhiên rồi. Tương lai còn chưa tới trong hiện hữu. Nó không tới từ hiện tại.

Đây là toàn thể quan điểm của nghiệp: nó không thể tới được từ tương lai bởi vì tương lai còn chưa có; nó không thể tới được từ hiện tại vì bạn không biết chút nào nó là gì. Hiện tại được biết chỉ bởi người đã thức tỉnh. Bạn sống chỉ trong quá khứ cho nên nó phải tới từ đâu đó khác trong quá khứ của bạn. Vết thương này phải ở đâu đó trong kí ức của bạn. Quay lại đi. Có thể không phải là một vết thương, có thể có nhiều: nhỏ, lớn. Đi sâu hơn và tìm vết thương đầu tiên, cội nguồn nguyên thuỷ của mọi giận. Bạn sẽ có khả năng tìm ra nó nếu bạn thử, bởi vì nó đã có đó rồi. Nó có đó; mọi quá khứ của bạn vẫn còn đó. Nó giống như cuốn phim, cuộn lại và chờ đợi bên trong. Bạn trải nó ra, bạn bắt đầu nhìn vào bộ phim. Đây là quá trình của prati-prasav. Nó có nghĩa là đi lùi lại tới chính căn nguyên. Và điều này là cái đẹp của quá trình này: nếu bạn có thể đi lùi lại một cách có ý thức, nếu bạn có thể cảm nhận một cách có ý thức tới vết thương, vết thương lập tức được chữa lành.

Tại sao nó được chữa lành? - bởi vì vết thương được tạo ra bởi vô ý thức, vô nhận biết. Vết thương là một phần của dốt nát, ngủ. Khi bạn liên tục đi lùi lại và nhìn vào vết thương, ý thức là lực chữa lành. Trong quá khứ, khi vết thương xảy ra, nó đã xảy ra trong vô ý thức. Bạn đã giận dữ, bạn bị giận dữ sở hữu, bạn đã làm cái gì đó: bạn giết một người và bạn đã từng che giấu sự kiện này với thế giới. Bạn có thể che giấu nó với cảnh sát, bạn có thể che giấu nó với toà án và luật pháp, nhưng làm sao bạn có thể che giấu nó với bản thân bạn được? - bạn biết, nó gây đau. Và bất kì khi nào ai đó cho bạn cơ hội để giận bạn đều trở nên sợ bởi vì nó có thể xảy ra lần nữa, bạn có thể giết vợ. Đi lùi lại đi, bởi vì vào khoảnh khắc đó khi bạn đã giết người hay bạn đã cư xử theo cách giận dữ và điên khùng, bạn đã vô ý thức. Trong vô ý thức những vết thương đó đã được gìn giữ. Bây giờ đi vào một cách có ý thức đi.

Prati-prasav, đi lùi lại, nghĩa là đi một cách có ý thức tới những điều bạn đã làm trong vô ý thức. Đi lùi lại - chỉ ánh sáng của ý thức là chữa lành. Nó là lực chữa lành. Bất kì điều gì bạn có thể làm có ý thức đều sẽ được chữa lành, và thế thì nó sẽ không còn gây đau nữa.

Người đi lùi lại bỏ quá khứ ra. Thế thì quá khứ không còn vận hành, thế thì quá khứ không còn nắm bắt người đó và quá khứ được kết thúc. Quá khứ không có chỗ trong bản thể người đó. Và khi quá khứ không có chỗ trong bản thể bạn, bạn sẵn có cho hiện tại, chưa bao giờ trước nó. Bạn cần không gian; quá khứ ở bên trong nhiều thế - đống đồng nát những thứ chết. Không có không gian cho hiện tại đi vào. Đống đồng nát đó cứ mơ mộng về tương lai, cho nên một nửa chỗ này được chất đầy với cái không còn nữa và một nửa chỗ này được chất đầy với cái còn chưa có. Và hiện tại thì sao? - nó đơn giản chờ đợi bên ngoài cửa. Đó là lí do tại sao hiện tại không là gì ngoài lối chuyển, lối chuyển từ quá khứ tới tương lai, chỉ là lối chuyển tạm thời.

Được kết thúc với quá khứ đi! Chừng nào bạn còn chưa được kết thúc với quá khứ bạn đang sống cuộc sống ma. Cuộc sống của bạn là không thật, nó không mang tính tồn tại. Quá khứ sống qua bạn, chết cứ ám ảnh bạn. Đi lùi trở lại đi - bất kì khi nào bạn có cơ hội, bất kì khi nào cái gì đó xảy ra trong bạn: hạnh phúc, bất hạnh, buồn, giận, nhắm mắt lại và đi lùi lại. Chẳng mấy chốc bạn sẽ trở thành hiệu quả trong việc đi lùi lại. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có khả năng đi lùi lại trong thời gian và thế thì nhiều vết thương sẽ mở ra. Khi những vết thương này mở ra bên trong bạn, đừng bắt đầu làm cái gì. Không cần làm. Bạn đơn giản theo dõi, nhìn, quan sát; vết thương có đó.

Bạn đơn giản theo dõi, cho năng lượng theo dõi của bạn dồn tới vết thương, nhìn vào nó. Nhìn vào nó mà không phán xét bởi vì nếu bạn phán xét, nếu bạn nói, 'Điều này là xấu, điều này không nên vậy,' vết thương sẽ đóng lại. Thế thì nó sẽ phải che giấu. Bất kì khi nào bạn kết án thế thì tâm trí cố gắng che giấu mọi sự. Đó là cách ý thức và vô thức được tạo ra. Bằng không, tâm trí là một; không có nhu cầu về bất kì phân chia nào. Nhưng bạn kết án. Thế thì tâm trí phải phân chia và để mọi sự vào bóng tối, trong tầng ngầm để cho bạn không thể nhìn thấy chúng - và thế thì không có nhu cầu kết án.

Đừng kết án, đừng ca ngợi. Bạn đơn giản là nhân chứng, người quan sát không gắn bó. Đừng phủ nhận. Đừng nói, 'Điều này là không tốt,' bởi vì đó là phủ nhận và bạn đã bắt đầu kìm nén. Được tách rời đi. Cứ quan sát và nhìn. Nhìn với từ bi và việc chữa lành sẽ xảy ra.

Đừng hỏi tôi tại sao nó xảy ra bởi vì nó là hiện tượng tự nhiên. Cũng như ở một trăm độ, nước bốc hơi. Bạn chưa bao giờ hỏi, 'Sao không ở chín mươi chín độ?' Không ai có thể trả lời được điều đó. Nó đơn giản xảy ra rằng ở một trăm độ nước bốc hơi. Không có câu hỏi, và câu hỏi là không liên quan. Nếu nó bay hơi ở chín mươi chín độ, bạn sẽ hỏi tại sao. Nếu nó bay hơi ở chín mơi tám độ, bạn sẽ hỏi tại sao. Đơn giản là tự nhiên rằng ở một trăm độ nước bay hơi.

Cùng điều đó là đúng cho tự nhiên bên trong. Khi tâm thức tách rời, từ bi đi tới vết thương, vết thương biến mất, bay hơi. Không có tại sao cho nó. Điều đó đơn giản tự nhiên, nó là cách nó vậy, nó là cách nó xảy ra. Khi tôi nói điều này tôi nói nó từ kinh nghiệm. Thử nó và kinh nghiệm là có thể cho bạn nữa; đây là cách thức.

Qua prati-prasav người ta trở nên tự do với nghiệp. Nghiệp cố khăng khăng về tương lai; chúng không cho phép bạn đi tới quá khứ. Chúng nói, 'Đi vào trong tương lai đi. Mình sẽ làm gì trong quá khứ? Mình định đi đâu? Sao phí thời gian? Làm cái gì đó cho tương lai đi!' Nghiệp bao giờ cũng khăng khăng, 'Đi vào tương lai để cho quá khứ vẫn còn được giấu kín trong vô thức.' Bắt đầu quá trình đảo ngược lại, prati-prasav. Đừng nghe theo tâm trí kẻ cứ nói đi vào tương lai. Quan sát - tâm trí bao giờ cũng nói cái gì đó về tương lai. Nó chưa bao giờ cho phép bạn ở đây. Nó bao giờ cũng buộc bạn đi vào trong tương lai.

Đi lùi lại trong quá khứ đi. Và khi tôi nói đi lùi lại trong quá khứ tôi không nói rằng bạn phải nhớ quá khứ. Việc nhớ sẽ không ích gì; việc nhớ là quá trình bất lực. Phân biệt này phải được ghi nhớ: việc nhớ sẽ không có ích gì - nó thậm chí có thể còn có hại - nhưng sống lại. Chúng là khác toàn bộ. Phân biệt này là rất tinh tế và phải được hiểu.

Bạn nhớ cái gì đó: bạn nhớ thời thơ ấu của bạn. Khi bạn nhớ thời thơ ấu, bạn vẫn còn ở đây và bây giờ. Bạn không trở thành đứa trẻ. Bạn có thể nhớ, bạn có thể nhắm mắt và bạn có thể nhớ khi bạn còn bẩy tuổi chạy chơi trong vườn - bạn thấy điều đó. Bạn ở đây và quá khứ được thấy như cuốn phim: bạn chạy, đứa trẻ chạy cố bắt bướm. Bạn là người thấy và đứa trẻ là đối thể. Không, điều này không đúng; đây là ghi nhớ. Nó là bất lực, nó sẽ không giúp ích.

Các vết thương là sâu hơn. Chúng không thể được để lộ ra bằng việc nhớ lại, và việc nhớ lại vẫn còn là một phần của tâm trí có ý thức. Mọi thứ rất, rất có ý nghĩa đã từng bị che giấu trong vô thức, cho nên bạn nhớ chỉ những điều vô dụng, hay bạn nhớ chỉ những điều tâm trí bạn chấp nhận.

Đó là lí do tại sao mọi người đều nói rằng thời thơ ấu của mình là thiên đường. Thời thơ ấu của mọi người chưa bao giờ là vậy. Tại sao mọi người đều nói thời thơ ấu đó là thiên đường? Bạn muốn là đứa trẻ lần nữa, nhưng cứ hỏi mọi đứa trẻ mà xem. Chẳng đứa trẻ nào muốn là đứa trẻ, mọi đứa trẻ đều cố trở thành người lớn và nghĩ nó có thể làm được điều đó sớm làm sao. Không đứa trẻ nào hạnh phúc với thời thơ ấu vì nó nói, 'Người lớn là mạnh mẽ.' Mọi đứa trẻ đều cảm thấy bất lực, và bất lực không thể là cảm giác rất thoải mái. Mọi đứa trẻ đều cảm thấy bị thúc và đẩy đây đó, dường như nó không có độc lập. Thời thơ ấu có vẻ giống như nô lệ với đứa trẻ; nó phải phụ thuộc vào người khác về mọi thứ. Nếu nó muốn kem nó phải hỏi và xin, và mọi người có đó để dạy rằng kem là xấu. Đứa trẻ nghĩ, 'Thế thì sao Thượng đế làm ra kem?' Mọi thứ mà bố mẹ ép buộc nó ăn đều dở, nó không thích chúng, và mọi thứ nó thích ăn đều dở với bố mẹ. Họ nói, 'Cái này sẽ quấy rối, dạ dầy con sẽ có chuyện' và điều này sẽ xảy ra và điều kia sẽ xảy ra. Dường như với đứa trẻ này mọi vitamin tốt đều được đặt vào trong những thứ sai, và thứ sai đã được đặt và trong những thứ tốt. Đứa trẻ không sung sướng chút nào; nó muốn được kết thúc với toàn thể cái vô nghĩa này. Nó muốn trưởng thành và là người tự do. Nhưng về sau trên cùng những điều này đứa trẻ đó sẽ nói rằng thời thơ ấu là thiên đường. Cái gì đã xảy ra?

Bất kì cái gì tồi, xấu, đều bị ném vào trong vô thức bởi vì bản ngã không muốn nhìn vào nó. Mọi khổ đều bị quên đi và mọi sướng đều được nhớ. Bạn cứ ấp ủ sướng và bạn cứ quên đi khổ. Đây là chọn lựa. Đó là lí do tại sao về sau mọi người đều nói rằng thời thơ ấu là thiên đường, bởi vì bạn đã cố quên đi mọi cái sai. Thời thơ ấu của bạn như bạn nhớ nó là không thực, nó là hư cấu. Nó là hư cấu được bản ngã tạo ra. Cho nên nếu bạn nhớ bạn sẽ nhớ những điều hạnh phúc, không phải là những điều bất hạnh. Nếu bạn sống lại, bạn sẽ sống lại cái toàn bộ: hạnh phúc, bất hạnh, tất cả.

Và sống lại là gì? - sống lại là trở thành đứa trẻ lần nữa; không nhìn vào đứa trẻ đang chạy trong vườn, mà là đứa trẻ đang chạy đó. Không là người quan sát - trở thành đi. Điều này là có thể bởi vì đứa trẻ vẫn tồn tại trong bạn, nó là một phần của bạn. Tầng nọ tới tầng kia, mọi điều bạn đã sống đều tồn tại trong bạn. Bạn đã là đứa trẻ, nó có đó; thế rồi bạn trở thành thanh niên, nó có đó; thế rồi bạn trở nên già, nó có đó. Mọi thứ đều có đó, tầng nọ tiếp tầng kia. Bạn chặt thân cây và từng tầng có đó. Trong chiều sâu, trong chỗ trung tâm nhất bạn sẽ thấy tầng thứ nhất. Cây là thực vật rất nhỏ; tầng thứ nhất có đó, tầng thứ hai có đó. Bạn có thể đếm các năm bởi vì từng năm là một tầng và cây tích luỹ lại. Bạn có thể đếm tuổi của cây, nó già thế nào. Không chỉ cây, mà thậm chí cả hòn đá, tảng đá, cũng có các tầng.

Mọi thứ đều là hiện tượng tích luỹ. Bạn là hạt mầm đầu tiên đã xảy ra trong bụng mẹ bạn. Dầu vậy nó vẫn còn đó. Và thế rồi sau nó hàng triệu tầng đã được thêm vào mọi ngày, hàng nghìn thứ đã xảy ra. Chúng tất cả đều đó, được tích luỹ lại. Bạn có thể hiện hữu lại lần nữa, bởi vì bạn đã hiện hữu. Bạn chỉ phải bước lùi lại. Cho nên thử sống lại.

Prati-prasav là sống lại quá khứ. Bạn nhắm mắt lại, nằm ra và đi lùi lại. Bạn có thể thử nó theo cách đơn giản. Nó sẽ cho bạn mẹo về nó. Mọi đêm bạn có thể nằm ra trên giường và đi lùi lại tới sáng. Nằm ra trên giường là điều cuối cùng - làm nó đầu tiên; và bây giờ đi lùi lại.

Bạn đã làm gì trước khi nằm ra? - bạn uống cốc sữa; uống nó lần nữa đi, sống lại đi. Bạn cãi cọ với vợ; sống lại đi. Không phán xét bởi vì bây giờ không cần phán xét. Nó đã xảy ra rồi. Không nói tốt hay xấu, không đem các đánh giá vào. Bạn đơn giản sống lại, nó đã xảy ra. Bạn đi lùi lại: sáng sớm khi đồng hồ báo thức đánh thức bạn dậy, lắng nghe nó lần nữa. Cứ đi và thử sống mọi khoảnh khắc của ngày, vặn lùi lại đồng hồ. Bạn sẽ cảm thấy rất, rất được làm tươi tắn lại và bạn sẽ rơi vào giấc ngủ say vì bạn được kết thúc với ngày. Bây giờ ngày không còn treo trên bạn. Bạn đã sống lại nó một cách có ý thức.

Ban ngày khó mà có ý thức; bạn bị tham gia vào nhiều thứ thế. Và bạn không có ý thức tới mức bạn có thể đem nó ra chợ. Có thể ở trong đền chùa, trong vài giây nó xảy ra. Có thể khi thiền, trong vài giây bạn sẽ trở nên nhận biết. Bạn không có đủ nó để mang nó ra chợ, tới cửa hàng, tới thế giới công chuyện nơi bạn trở nên vô ý thức. Lần nữa bạn rơi vào trong thói quen mộng du cũ. Nhưng nằm ra trên giường, bạn có thể có ý thức. Chỉ quan sát, sống lại, để mọi thứ xảy ra lần nữa. Thực ra, đó là cách nó xảy ra cho vị Phật.

Bạn sống lại một cách có ý thức trong đêm: vợ nói cái gì đó, thế rồi bạn nói cái gì đó, thế rồi cô ấy phản ứng. Thế thì toàn thể sự việc đã nảy sinh thế nào? Bạn đã trở nên giận thế nào và đánh cô ấy, và cô ấy đã bắt đầu khóc thế nào?

Và thế rồi bạn phải làm tình với cô ấy. Đi vào trong các chi tiết tỉ mỉ nhất, mọi thứ. Có tính quan sát. Điều đó dễ dàng hơn bởi vì không cái gì được tham gia vào. Thế giới không còn đó nữa. Bạn có thể quan sát và sống lại nó. Khoảnh khắc bạn đạt tới buổi sáng bạn sẽ cảm thấy im lặng thế và việc quên giấc ngủ sẽ hạ xuống bạn, không phải như vô ý thức, mà như bóng tối đẹp, như nhung - bạn có thể chạm vào nó, bạn có thể cảm nó. Hơi ấm bao quanh bạn như người mẹ. Và thế rồi bạn đi vào trong đêm.

Bạn sẽ có ít mơ hơn vì mơ được tạo ra bởi ngày không sống. Hàng triệu thứ đang xảy ra. Bạn không thể sống tất cả chúng và bạn không thể sống chúng với tỉnh táo. Chúng vẫn còn treo đó. Mơ treo đó về cả ngày không được sống, hay ngày được sống một cách vô ý thức; đó là cùng một điều. Một ngày được sống nửa vời, bằng cách nào đó được sống, bị kéo lê, dường như bạn say, là cách mơ được tạo ra. Mơ chính là việc làm đầy đủ toàn thể quá trình đã từng bị bỏ lại không đầy đủ trong ngày.

Tâm trí là kẻ cầu toàn; nó không muốn bất kì cái gì là đầy đủ. Nó muốn hoàn thành mọi thứ và đó là lí do tại sao cả đêm bạn mơ. Nhưng nếu bạn có thể làm sống lại ngày, mơ sẽ rơi đi, và ngày tới khi đột nhiên không có mơ. Khi không có mơ, thế thì lần đầu tiên bạn nếm trải ngủ là gì.

Patanjali nói rằng samadhi cũng giống như ngủ, cực lạc tối thượng giống như ngủ, với một khác biệt: ngủ là vô ý thức và samadhi là ý thức. Ngủ là một trong những hiện tượng đẹp nhất, nhưng bạn chưa bao giờ ngủ bởi vì bạn mơ nhất quán thế.

Trong cả đêm có gần tám chu kì mơ và từng chu kì kéo gần bốn mươi phút. Nếu bạn ngủ trong tám tiếng thế thì có tám chu kì mơ, và từng chu kì mơ kéo trong bốn mươi phút. Giữa hai giấc mơ bạn chỉ có hai mươi phút, và điều đó nữa cũng không rất sâu bởi vì giấc mơ khác đang sẵn sàng. Giấc mơ này kết thúc, diễn viên đã đi ra sau màn, nhưng có nhiều hoạt động vì họ đang sẵn sàng, vẽ lại mặt và thay trang phục. Họ sẵn sàng và chẳng mấy chốc màn được kéo lên; họ sẽ phải ra.

Cho nên khi ở giữa hai giấc mơ một lỗ hổng hai mươi phút được trao cho bạn, điều đó nữa cũng không rất an bình. Ẩn đằng sau là tầng ngầm; việc chuẩn bị đang diễn ra. Nó cũng giống như hoà bình giữa hai cuộc chiến tranh: thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, và hoà bình giữa hai cuộc chiến tranh này. Mọi người đếm những ngày hoà bình đó - chúng không có. Chúng không thể có được. Bằng không làm sao bạn có thể chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai? Đó không phải là những ngày hoà bình. Bây giờ họ đã tìm ra từ đúng; họ gọi nó là 'chiến tranh lạnh'. Có chiến tranh nóng, và giữa hai cuộc chiến tranh nóng, là cuộc chiến tranh lạnh; đó là việc chuẩn bị đằng sau màn ảnh.

Giữa hai chu kì mơ có một lỗ hổng hai mươi phút; nó giống như một khoảng hở. Mọi thứ đều sẵn sàng và bạn cũng trở nên sẵn sàng. Nó không phải là không căng thẳng, nó là căng thẳng.

Khi bạn sống lại cả ngày, việc mơ dừng lại. Thế thì bạn rơi vào trong chiều sâu không đáy thế. Bạn cứ rơi và rơi dường như chiếc lông đang rơi vào trong vực thẳm - nó vậy đấy. Nó có cái đẹp vô cùng. Và điều này chỉ có nến bạn đi lui trong ngày. Điều này chỉ để học cái mẹo về nó; thế thì bạn có thể làm nó cho cả đời bạn.

Đi lùi lại tới chính khoảnh khắc khi bạn la hét và bạn được sinh ra. Nhớ lấy, nó phải được sống, không được nhớ - bởi vì làm sao bạn có thể nhớ được? Và bạn có thể lại la hét, tiếng la đầu tiên, điều Janov gọi là tiếng la nguyên thuỷ. Bạn có thể la hét lần nữa dường như bạn được tái sinh, dường như bạn lại là đứa trẻ tới qua lối chuyển của bụng mẹ bạn. Nó là lối chuyển khó khăn, vất vả. Bạn vật lộn để đi ra và điều đó là đau đớn, bởi vì trong chín tháng bạn đã từng sống trong thiên đường thế như bụng mẹ.

Toàn thể khoa học của chúng ta vẫn còn chưa có khả năng tạo ra nhiều thứ thoải mái hơn bụng mẹ. Nó là hoàn hảo. Đứa trẻ sống tuyệt đối không có trách nhiệm nào, không lo nghĩ, không suy nghĩ về bánh mì và bơ, hay thế giới, hay mối quan hệ - không lo nghĩ. Bởi vì không có ai khác, không có vấn đề về bất kì mối quan hệ nào. Nó ăn theo người mẹ mà thậm chí không lo nghĩ tới việc phải tiêu hoá cái gì. Người mẹ tiêu hoá và đứa trẻ đơn giản lấy thức ăn đã được tiêu hoá. Thậm chí không có lo nghĩ về thở. Người mẹ thở, đứa con đơn giản nhận ô xi và nó nổi trong nước.

Người Hindu có bức tranh về Vishnu. Họ nói rằng Vishnu nổi trong đại dương. Bạn phải đã thấy bức tranh đó: trên giường làm bằng con rắn, ông ấy nghỉ ngơi; rắn bảo vệ và Vishnu ngủ. Bức tranh đó thực sự là biểu tượng hoá của bụng mẹ. Mọi đứa trẻ đều là một Vishnu, một Thượng đế hoá thân - ít nhất trong bụng mẹ. Mọi thứ là hoàn hảo, không cái gì thiếu. Nước mà nó nổi đích xác là nước đại dương, với cùng hoá chất, cùng độ mặn. Đó là lí do tại sao người mang thai bắt đầu ăn nhiều muối và các thứ mặn, khao khát các thứ mặn: bụng mẹ cần nhiều muối. Nó là đích xác tình huống hoá chất như trong đại dương và đứa trẻ nổi trong đại dương, thoải mái hoàn hảo. Nhiệt độ vẫn còn đích xác như vậy. Dù trời lạnh bên ngoài hay nóng cũng không tạo ra khác biệt gì, bụng mẹ mang đích xác cùng nhiệt độ cho đứa trẻ. Nó sống trong xa hoa hoàn hảo. Đi ra khỏi xa hoa đó trong lối chuyển tăm tối, chật hẹp, đau đớn, đứa trẻ la lên.

Nếu bạn có thể đi lùi lại tới chấn thương sinh thành đầu tiên của bạn, bạn sẽ la lên, và bạn sẽ la nếu bạn sống lại. Một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ cảm thấy rằng bạn là đứa trẻ đó, không phải là người đang nhớ lại.

Bạn ra khỏi lối chuyển sinh thành; tiếng la tới. Tiếng la này rung động toàn thể bản thể bạn, nó tới từ chính nền tảng của bản thể bạn, chính gốc rễ của bản thể bạn. Tiếng la đó sẽ làm nhẹ cho bạn nhiều điều. Bạn sẽ lại trở thành đứa trẻ, hồn nhiên - đó là tái sinh. Điều này nữa là không đủ bởi vì đây chỉ dành cho một kiếp. Nếu bạn có thể làm nó trong một kiếp, bạn có thể đi vào trong các kiếp khác. Bạn đi tới chính, chính ngày đầy tiên, ngày của sáng tạo. Hay, nếu bạn là người Ki tô giáo thế thì thuật ngữ Adam sẽ là tốt: bạn đi lùi lại, và lần nữa bạn ở trong Vườn Eden. Bạn đã trở thành Adam và Eve. Thế thì mọi nghiệp quá khứ của bạn, mọi thói quen, ước định đều bị tan biến, bị tẩy sạch. Bạn đã đi vào trong cõi trời lần nữa. Đây là quá trình của prati-prasav. Bây giờ, đi vào những lời kinh này.

Dù được hoàn thành trong hiện tại hay trong tương lai, kinh nghiệm nghiệp có gốc rễ của chúng trong năm ưu phiền.

Chúng ta nói về năm kleshas, năm ưu phiền, năm nguyên nhân tạo ra khổ. Mọi hành động, dù được hoàn thành trong hiện tại hay tương lai, các kinh nghiệm nghiệp, đều có gốc rễ trong năm ưu phiền. Ưu phiền thứ nhất là avidya, thiếu nhận biết, và bốn ưu phiền kia là sản phẩm phụ của nó. Ưu phiền cuối cùng là abhinivesh, thèm khát sống. Mọi nghiệp mà bạn làm về căn bản đều được sinh ra từ thiếu nhận biết.

Điều đó có nghĩa gì, và cái gì sẽ được nói khi Phật bước đi, ăn, ngủ? Đấy có phải là nghiệp không? Không, chúng không là nghiệp. Chúng không là nghiệp bởi vì chúng được sinh ra từ nhận biết. Chúng không mang bất kì hạt mầm nào cho tương lai. Nếu Phật bước đi đó là trong hiện tại. Nó không liên quan gì tới việc bước trong quá khứ. Người đó bước đi không từ quá khứ. Đó là nhu cầu hiện tại, ngay bây giờ, ở đây và bây giờ. Nó là tự phát. Nếu Phật cảm thấy đói, ông ấy ăn, nhưng điều đó là tự phát, ở đây và bây giờ. Khoảng cách này phải được hiểu.

Đây đã từng là một trong những vấn đề thượng đế học ở phương Đông: Phật sống trong bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy; về những hành động mà ông ấy đã làm trong suốt bốn mươi năm này thì sao? Nếu chúng trở thành hạt mầm thế thì ông ấy chắc đã phải sinh ra lần nữa. Hay có khác biệt nào đó? Chúng không trở thành hạt mầm, chúng không trở thành....

Bạn ăn thức ăn mọi ngày vào một giờ chiều trong ngày. Nó có thể được ăn theo hai cách. Bạn nhìn vào đồng hồ và đột nhiên bạn cảm thấy đói nhói trong dạ dầy. Đây là đói bắt nguồn từ quá khứ. Nó không tự phát bởi vì mọi ngày bạn đã từng ăn vào một giờ chiều. Một giờ chiều nhắc bạn rằng đó là lúc đói. Nó không chỉ nhắc nhở bạn, nó làm lẩy cò toàn thân và toàn thân bắt đầu cảm thấy đói. Bạn sẽ nói rằng chỉ bởi vì được nhắc nhở, người ta không thể cảm thấy đói - đúng. Nhưng thân thể theo tâm trí. Ngay lập tức thân thể được nhắc rằng đó là một giờ chiều, 'Mình phải đói.' Thân thể hành động: trong dạ dầy bạn cảm thấy nổi cơn đói. Đây là cơn đói giả được quá khứ tạo ra. Nếu đồng hồ nói mới chỉ mười hai giờ, nếu ai đó đã vặn đồng hồ chậm lại một giờ, bạn sẽ nhìn và bạn sẽ nói rằng vẫn còn một giờ - 'Mình có thể tiếp tục làm việc của mình' - không có đói.

Bạn sống từ quá khứ và thói quen: cơn đói của bạn là thói quen, tình yêu của bạn là thói quen, cơn khát của bạn là thói quen, hạnh phúc của bạn là thói quen, giận của bạn là thói quen. Bạn sống từ quá khứ. Đó là lí do tại sao cuộc sống của bạn vô nghĩa thế, không có ý nghĩa nào, không có vẻ vang nào trong nó, không huy hoàng nào. Nó tựa như hiện tượng sa mạc không ốc đảo.

Vị Phật sống trong tự phát của khoảnh khắc. Nếu ông ấy cảm thấy đói, ông ấy cảm thấy đói không phải bởi vì quá khứ. Ngay bây giờ, thân thể đói. Cơn đói của nó là thực, đúng. Ngay bây giờ ông ấy cảm thấy khát. Cơn khát có đó; nó đã không bị lẩy cò bởi tâm trí. Bạn sống qua tâm trí. Phật không có tâm trí; tâm trí đã bị gột sạch. Ông ấy sống qua bản thể của ông ấy, bất kì cái gì xảy ra, bất kì cái gì ông ấy cảm thấy thích. Đó là lí do tại sao những người như Phật có thể nói, 'Bây giờ, ta sắp chết.' Bạn không thể nói điều đó được. Làm sao bạn có thể nói được điều đó? Bạn chưa bao giờ cảm thấy bất kì cái gì tự phát. Bạn cảm thấy đói bởi vì thời gian có đó; bạn cảm thấy thích yêu bởi vì hình mẫu thói quen cũ được lặp lại. Bạn đã không biết tới cái chết trong quá khứ, cho nên làm sao bạn sẽ nhận ra cái chết khi cái chết tới? Bạn sẽ không có khả năng nhận ra nó; chết sẽ tới. Vị Phật nhận ra cái chết.

Khi chết tới, Phật bảo các đệ tử, 'Nếu các ông phải hỏi điều gì đó các ông hỏi đi, bởi vì ta sắp chết rồi.' Một người đã sống một cách tự phát sẽ cảm thấy đói khi thân thể đói, sẽ cảm thấy khát khi thân thể khát, sẽ cảm thấy chết khi thân thể sắp chết. Điều đơn giản kì lạ là mọi người chết và họ không thể thấy được rằng thân thể sắp chết, họ không thể cảm được. Họ đã trở nên không cảm giác thế, máy móc thế, như robot.

Chết là hiện tượng lớn lao. Khi bạn có thể cảm thấy đói, sao bạn không thể cảm thấy chết? Khi bạn có thể cảm thấy rằng thân thể sắp đi vào giấc ngủ, sao bạn không thể cảm thấy rằng thân thể sắp đi vào trong chết? Không, bạn không thể cảm được. Bạn có thể cảm chỉ từ quá khứ, và trong quá khứ chưa từng có chết cho nên bạn không có kinh nghiệm nào. Tâm trí không mang kí ức nào cho nên khi chết tới, nó tới, nhưng tâm trí là vô nhận biết. Phật nói, 'Bây giờ các ông có thể hỏi nếu các ông phải hỏi điều gì đó, bởi vì ta sắp chết.' Và thế rồi ông ấy ngồi dưới cây và chết một cách có ý thức.

Đầu tiên ông ấy loại bỏ bản thân ông ấy khỏi thân thể, thế rồi các tầng tinh tế, thể tinh tế, thế rồi ông ấy cứ đi vào bên trong. Ở bước thứ tư ông ấy tan biến. Ông ấy lấy bốn bước vào bên trong. Ở bước thứ tư, ông ấy tan biến; ông ấy lấy bốn bước vào trong. Phật không chết bởi vì cái chết, ông ấy chết bản thân ông ấy. Và khi bạn chết bản thân bạn có cái đẹp của riêng nó, nó có duyên dáng. Thế thì không có tranh đấu.

Khi một người nhận biết người đó sống trong khoảnh khắc, không từ quá khứ. Đây là khác biệt: nếu bạn sống từ quá khứ thế thì tương lại được tạo ra, bánh xe nghiệp chuyển động; nếu bạn sống từ hiện tại thế thì không có bánh xe nghiệp. Bạn ở ngoài nó, bạn đã bỏ nó. Không tương lai nào được tạo ra.

Hiện tại chưa bao giờ tạo ra tương lai, chỉ quá khứ mới tạo ra tương lai. Thế thì sống trở thành hiện tượng khoảnh khắc sang khoảnh khắc không có liên tục với quá khứ. Bạn sống khoảnh khắc này. Khi khoảnh khắc này đã qua rồi khoảnh khắc khác lại có đó. Bạn sống khoảnh khắc khác, không từ khoảng khắc đã qua nhưng từ nhận biết của bạn, từ tỉnh táo, từ cảm giác của bạn, bản thể bạn. Thế thì không có lo nghĩ, không mơ, không tưởng tượng trong tương lai, không tàn tích từ quá khứ. Người ta đơn giản vô trọng lượng; người ta có thể bay. Sức hút mất nghĩa. Người ta có thể giang đôi cánh, người ta có thể là con chim trong bầu trời, và người ta có thể cứ bay mãi. Không có nhu cầu trở lại. Không có đâu mà quay lại; điểm không quay lại được đạt tới.

Cái gì cần được làm? Với nghiệp quá khứ được tích luỹ bạn phải làm phương pháp prati-prasav: bạn phải đi lùi lại, sống, sống lại để cho các vết thương được chữa lành. Bạn được kết thúc với quá khứ - vết thương được khép lại.

Điều thứ hai là ở chỗ khi tài khoản quá khứ được đóng lại, thế thì bạn được kết thúc với nó: mọi bản ghi bị đốt hết, hạt mầm bị thiêu cháy, dường như bạn chưa bao giờ tồn tại, dường như bạn được sinh ra ngay khoảnh khắc này; tươi tắn, tươi như giọt sương sáng. Thế thì sống với nhận biết đi. Bất kì cái gì bạn làm với kí ức quá khứ của bạn, bây giờ làm cùng điều đó với hiện tượng hiện tại của bạn. Bạn sống lại có ý thức, bây giờ sống mọi khoảnh khắc có ý thức. Nếu bạn có thể sống mọi khoảnh khắc có ý thức, bạn không tích luỹ nghiệp, bạn không tích luỹ vết thương, bạn không tích luỹ chút gì. Bạn sống cuộc sống không nặng gánh.

Đây là nghĩa của tính chất sannyas: sống không nặng gánh. Lau sạch tấm gương mọi khoảnh khắc để cho không bụi nào tụ lại, và gương bao giờ cũng phản xạ cuộc sống như nó vậy. Sống cuộc sống không nặng gánh, sống cuộc sống không có sức hút nào, sống cuộc sống có cánh, sống cuộc sống của bầu trời mở là việc là một sannyasin. Trong các sách cổ, cổ đại có nói rằng sannyasin là con chim của bầu trời - người đó vậy đấy! Hệt như con chim trên trời không để lại dấu chân nào, người đó không để lại dấu chân nào. Nếu bạn bước đi trên đất, bạn để lại dấu chân.

Người không nhận biết bước đi trên đất - không chỉ trên đất mà trên đất ướt, để lại dấu chân - quá khứ đấy. Người của nhận biết bay như chim; người đó không để lại dấu chân nào trên trời, không cái gì còn lại. Nếu bạn nhìn lại sau có bầu trời, nếu bạn nhìn lên trước có bầu trời - không dấu chân, không kí ức.

Khi tôi nói điều này tôi không ngụ ý rằng nếu vị Phật biết bạn, ông ấy sẽ không nhớ bạn. Ông ấy có trí nhớ chứ, nhưng không phải là trí nhớ tâm lí. Tâm trí vận hành, nhưng nó vận hành như cái máy, tách rời. Ông ấy không bị đồng nhất với tâm trí. Nếu bạn đi tới Phật và bạn nói, 'Tôi đã từng ở đây trước đây, ông có nhớ tôi không?' ông ấy sẽ nhớ bạn. Ông ấy sẽ nhớ bạn rõ hơn bất kì ai khác bởi vì ông ấy không có gánh nặng. Ông ấy có tâm trí rõ ràng, tựa tấm gương.

Bạn phải hiểu khác biệt này, bởi vì thỉnh thoảng mọi người tưởng rằng khi một người trở nên tỉnh táo hoàn hảo và nhận biết và tâm trí bị bỏ đi, người đó sẽ quên mọi thứ. Không, người đó không mang cái gì, người đó nhớ. Vận hành của người đó bây giờ tốt hơn: tâm trí rõ ràng hơn, tựa tấm gương. Ông ấy có trí nhớ mang tính tồn tại, nhưng ông ấy không có trí nhớ tâm lí nào. Phân biệt này là rất tinh tế.

Chẳng hạn: bạn tới tôi hôm qua và bạn giận tôi. Bạn lại tới hôm nay và tôi sẽ nhớ bạn bởi vì bạn đã tới hôm qua. Tôi sẽ nhớ mặt bạn, tôi sẽ nhận ra bạn, nhưng tôi không mang vết thương về giận của bạn. Điều đó là dành cho bạn làm. Tôi không mang vết thương rằng bạn đã giận. Ngay chỗ đầu tiên tôi chưa bao giờ cho phép vết thương có đó. Khi bạn giận đó là cái gì đó mà bạn làm cho bản thân bạn, không cho tôi. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà tôi ở đó. Tôi không mang vết thương. Tôi sẽ không cư xử dường như bạn là cùng người đã giận hôm qua. Giận sẽ không có đó giữa tôi và bạn. Giận sẽ không tô mầu mối quan hệ trong hiện tại. Nếu giận tô mầu cho mối quan hệ hiện tại, đây là trí nhớ tâm lí; vết thương được mang đi.

Và kí ức tâm lí là quá trình rất giả tạo: bạn có thể đã tới để hỏi xin tha thứ, và nếu tôi mang vết thương này, tôi không thể nhìn được khuôn mặt hiện tại của bạn, cái đã tới để được tha thứ, cái đã tới để hối hận. Nếu tôi nhìn khuôn mặt cũ của ngày hôm qua tôi sẽ vẫn thấy giận trong mắt, tôi sẽ vẫn thấy kẻ thù trong bạn; và bạn không còn là kẻ thù nếu bạn đã hối hận. Cả đêm bạn không thể ngủ được, và bạn đã tới để được tha thứ. Tôi sẽ cư xử theo cách như vậy vì tôi sẽ phóng chiếu hôm qua lên khuôn mặt của bạn. Ngày hôm qua đó sẽ phá huỷ toàn thể khả năng của con người mới được sinh ra. Tôi sẽ không chấp nhận hối hận của bạn, tôi sẽ không chấp nhận rằng bạn đang cảm thấy hối tiếc. Tôi sẽ nghĩ rằng bạn tinh ranh. Tôi sẽ nghĩ rằng phải có cái gì đó khác đằng sau nó bởi vì giận, khuôn mặt của người giận vẫn còn đó, giữa tôi và bạn. Tôi có thể phóng chiếu nó nhiều tới mức nó sẽ trở thành không thể được cho bạn hối hận. Hay, tôi có thể phóng chiếu nó sâu sắc tới mức bạn sẽ hoàn toàn quên rằng bạn đã tới để được tha thứ. Hành vi của tôi có thể lại trở thành tình huống trong đó bạn trở nên giận dữ. Và nếu bạn trở nên giận dữ, phóng chiếu của tôi được đáp ứng, được làm mạnh thêm. Đây là kí ức tâm lí.

Kí ức mang tính tồn tại là tốt, nó phải có đó. Vị Phật phải nhớ đệ tử của ông ấy: Anand là Anand và Sariputra là Sariputra. Ông ấy không bao giờ lẫn lộn ai là Anand và ai là Sariputra. Ông ấy mang kí ức nhưng nó chỉ là một phần của cái máy bộ não, vận hành tách rời, dường như bạn có máy tính trong túi và máy tính mang kí ức. Não của Phật đã trở thành máy tính trong túi, một hiện tượng tách bạch. Nó không tới trong mối quan hệ của ông ấy. Ông ấy không bao giờ mang nó. Khi nó được cần tới ông ấy nhìn vào nó, nhưng ông ấy không bao giờ bị đồng nhất với nó.

Khi một người sống đầy nhận biết trong hiện tại - và với nhận biết bạn không thể sống ở bất kì đâu khác bởi vì khi bạn nhận biết, chỉ hiện tại có đó; quá khứ, tương lai không còn nữa, toàn thể cuộc sống trở thành hiện tượng hiện thời - thế thì không nghiệp, không hạt mầm của nghiệp được tích luỹ. Bạn được tự do khỏi tù túng của bạn, tù túng được bản thân bạn tạo ra.

Và bạn có thể được tự do. Bạn không cần đợi cho toàn thế giới được tự do trước. Bạn có thể phúc lạc. Bạn không cần chờ đợi cho toàn thế giới được tự do khỏi khổ. Nếu bạn đợi, bạn sẽ đợi trong vô vọng - nó sẽ không xảy ra.

Đây là hiện tượng bên trong: tự do khỏi tù túng. Bạn có thể sống tự do toàn bộ trong thế giới không tự do toàn bộ. Bạn có thể sống tự do toàn bộ; cho dù trong nhà tù điều đó không tạo ra khác biệt gì, bởi vì nó là thái độ bên trong. Nếu hạt mầm bên trong của bạn bị phá vỡ, bạn tự do. Bạn không thể làm Phật thành tù nhân được. Ném người đó vào tù nhưng bạn không thể làm người đó thành tù nhân. Người đó sẽ sống đó, người đó sẽ sống đó với đầy nhận biết. Nếu bạn đầy nhận biết bạn bao giờ cũng trong moksha, bao giờ cũng trong tự do. Nhận biết là tự do, vô nhận biết là tù túng.

Chừng nào gốc rễ vẫn còn, nghiệp được hoàn thành trong tái sinh qua class, khoảng sống, và các kiểu kinh nghiệm.

Nếu bạn mang hạt mầm nghiệp, những hạt mầm đó sẽ được hoàn thành lặp đi lặp lại theo cả triệu cách. Bạn sẽ lại thấy các tình huống và cơ hội nơi nghiệp của bạn có thể được hoàn thành.

Chẳng hạn, bạn có thể giầu có, bạn có thể là người giầu. Bạn có thể giầu có nhưng bạn là kẻ keo kiệt và bạn sống như người nghèo - đây là nghiệp. Trong các kiếp quá khứ bạn đã sống như người nghèo. Bây giờ bạn giầu có nhưng bạn không thể sống với những cái giầu có đó. Bạn sẽ tìm cách hợp lí hoá. Bạn sẽ nghĩ rằng toàn thế giới là nghèo cho nên bạn phải sống cuộc sống nghèo. Nhưng ban sẽ không cúng dường giầu có của bạn cho người nghèo, bạn sẽ sống cuộc sống nghèo, và người giầu sẽ nằm trong ngân hàng. Hay, bạn có thể nghĩ rằng cuộc sống nghèo là cuộc sống tôn giáo, cho nên bạn phải sống cuộc sống nghèo. Đây là nghiệp, hạt mầm của nghèo. Bạn có thể có giầu nhưng bạn không thể sống được chúng; hạt mầm sẽ còn dai dẳng.

Bạn có thể là kẻ ăn xin và bạn có thể sống cuộc sống giầu có. Bạn có thể là kẻ ăn xin, và thỉnh thoảng kẻ ăn xin là giầu hơn người giầu. Họ sống một cách tự do. Họ không lo nghĩ về cái gì sẽ xảy ra. Họ chẳng có gì để mất, cho nên bất kì cái gì họ có, họ tận hưởng nó. Nó không thể ít hơn cái nó đang là, cho nên họ tận hưởng. Người nghèo sống cuộc sống giầu có nếu người đó mang hạt mầm của cuộc sống giầu có, và những hạt mầm đó bao giờ cũng sẽ tìm thấy khả năng, cơ hội và được hoàn thành. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, điều đó sẽ không làm ra mấy khác biệt. Bạn sẽ phải sống qua quá khứ của bạn.

Đức hạnh mang tới vui thú; điều ngược lại đem tới đau đớn.

Nếu bạn đã làm nghiệp đức hạnh, hành động tốt, thế thì bạn sẽ có nhiều hài lòng quanh bạn. Ngay cả không có gì quanh bạn, bạn sẽ có thái độ hài lòng hướng tới cuộc sống, cái nhìn hài lòng. Bạn sẽ có khả năng thấy đường sáng trong mây tối. Bạn sẽ tận hưởng những điều đơn giản, những điều nhỏ bé, nhưng bạn sẽ tận hưởng chúng nhiều tới mức chúng sẽ giầu có, giầu hơn các thứ giầu có. Bạn có thể bước đi như hoàng đế trong áo choàng của kẻ ăn xin. Nếu bạn đã làm các nghiệp đức hạnh, hài lòng theo sau. Nếu bạn đã làm điều xấu, nghiệp xấu - bạo hành, hung hăng, làm hại người khác, thế thì đau đớn theo sau. Nó chỉ là kết quả, kết quả tự nhiên, nhớ lấy.

Người Ki tô giáo, người Do Thái, người Mô ha mét giáo nghĩ rằng Thượng đế trừng phạt bạn vì bạn làm điều xấu. Bạn làm điều thiện và Thượng đế ca ngợi bạn, cho bạn món quà, quà tặng về những thứ vui lòng. Người Hindu khoa học hơn: họ không đem Thượng đế vào. Họ đơn giản nói, 'Đây là luật' - cũng như luật hấp dẫn, nếu bạn bước đi cân bằng, bạn không ngã, bạn tận hưởng việc bước đi; nếu bạn bước đi không cân bằng như người say, bạn ngã và xương bị gẫy. Không phải là Thượng đế trừng phạt bạn vì bạn đã làm sai, nó chỉ đơn giản là luật hấp dẫn. Bạn ăn ngon, những thứ tốt, mạnh khoẻ theo sau; bạn ăn sai, những thứ sai, bệnh tật theo sau. Không phải là ai đó đang trừng phạt bạn. Không ai có đó để trừng phạt bạn, chỉ có luật, chỉ có tự nhiên - Đạo, rit.

Luật nghiệp này là đơn giản. Nếu bạn đem Thượng đế vào thế thì mọi sự trở thành phức tạp, rất phức tạp. Thỉnh thoảng người xấu tận hưởng cuộc sống, và thỉnh thoảng chúng ta thấy người tốt khổ, cho nên câu hỏi nảy sinh về Thượng đế đang làm gì. Ngài dường như là bất công. Nếu Ngài công bằng, thế thì xấu phải khổ và tốt phải tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Vấn đề là: nếu Thượng đế tuyệt đối công bằng, thế thì bạn không thể làm Ngài thành từ bi được, bởi vì thế thì từ bi sẽ khớp vào đâu? Nếu Thượng đế là công bằng thế thì Ngài không thể là từ bi được, bởi vì từ bi nghĩa là nếu ai đó đã làm điều sai nhưng cứ cầu nguyện, bạn tha thứ cho người đó. Do đó, cầu nguyện trở thành rất có nghĩa trong thế giới của Ki tô giáo, Do Thái giáo, và Mô ha mét giáo - 'Cầu nguyện đi, bởi vì nếu ông cầu nguyện Thượng đế sẽ tha thứ cho ông. Ngài là từ bi.' Điều đó nghĩa là Ngài sẽ không công bằng. Nếu một người đã không cầu nguyện và người đó đã là tội nhân, người đó sẽ bị trừng phạt và tống vào địa ngục. Và người đã cầu nguyện và đã từng là tội nhân lớn hơn sẽ vào cõi trời. Điều này dường như là không công bằng. Chỉ bởi vì lời cầu nguyện sao? Và lời cầu nguyện là gì? Nó là một loại hối lộ sao? Lời cầu nguyện là gì? Một loại phỉnh nịnh sao? Bạn làm gì trong lời cầu nguyện? - bạn 'nịnh' Thượng đế.

Người Hindu nói, 'Không, đừng đem Thượng đế vào bởi vì những điều phức tạp sẽ nảy sinh. Hoặc Ngài sẽ công bằng - thế thì sẽ không có chỗ cho từ bi, hoặc Ngài sẽ có từ bi - thế thì Ngài không thể công bằng được.' Bởi vì những người này sẽ nghĩ rằng hành vi tốt và xấu là không thực sự liên quan, chỉ lời cầu nguyện, cuộc hành hương tới chỗ thiêng liêng là liên quan. Người Hindu nói, 'Đó là luật đơn giản của tự nhiên; lời cầu nguyện sẽ không giúp ích. Nếu bạn đã làm điều xấu bạn sẽ phải chịu khổ. Không lời cầu nguyện nào có thể giúp đỡ được.' Cho nên đừng chờ đợi lời cầu nguyện, và đừng phí thời gian vào cầu nguyện. Nếu bạn đã làm điều xấu bạn sẽ phải chịu khổ; nếu bạn đã làm điều tốt bạn sẽ tận hưởng.

Nhưng không ai phân phối những điều này cho bạn, không có nhân vật nào trên thế giới - đó là luật, vô nhân tính. Điều này là khoa học hơn. Nó tạo ra ít phức tạp và giải quyết được nhiều vấn đề. Khái niệm Hindu về luật của tự nhiên, rit, theo mọi cách đều tương hợp với thái độ khoa học hướng tới thế giới. Thế thì bạn có thể làm gì?

Bạn làm điều xấu, bạn làm điều tốt; hài lòng hay đau đớn sẽ theo sau như cái bóng. Nó tới thế nào? Cái gì nên được làm?

Có hai thái độ ở phương Đông: một thái độ của Patanjali và thái độ kia là của Mahavira. Mahavira nói, 'Nếu ông đã làm điều sai thì ông phải làm điều đúng cho cân bằng nó, bằng không ông sẽ phải khổ.' Điều đó dường như quá nhiều, bởi vì trong nhiều kiếp bạn đã từng làm cả triệu thứ. Nếu mọi thứ đều phải được làm cân bằng, sẽ mất hàng triệu kiếp. Và ngay cả thế thì tài khoản sẽ không được đóng lại bởi vì bạn sẽ phải sống hàng triệu kiếp này, và bạn sẽ liên tục làm các thứ mà sẽ tạo ra thêm tương lai. Mọi thứ đều dẫn tới các thứ khác, điều này dẫn tới điều khác, thứ này tới thứ khác; mọi thứ đều bị xoắn xuýt lại. Thế thì dường như không có khả năng tự do nào.

Thái độ của Patanjali là thái độ khác. Nó đi sâu hơn. Vấn đề là không làm cân bằng qua cái tốt; quá khứ không thể được hoàn tác. Bạn đã giết một người trong quá khứ - thái độ của Mahavira là, 'Bây giờ bạn làm điều tốt trên thế giới.' Nhưng cho dù bạn làm điều tốt, người đó vẫn không sống lại. Người đó đã bị giết, bị giết mãi mãi. Việc giết người đó sẽ vẫn còn lại mãi mãi như vết thương bên trong bạn. Bạn có thể tự an ủi mình rằng bạn đã tạo ra nhiều đền chùa và nhà thờ Ấn Độ, và bạn đã cúng dường hàng triệu rupi cho mọi người. Có thể nó là an ủi, nhưng mặc cảm sẽ có đó. Làm sao bạn có thể cân bằng được việc giết người? Điều đó không thể cân bằng được. Bạn không thể hoàn tác lại quá khứ. Patanjali nói, 'Quá khứ không là gì ngoài kí ức; nó là hiện tượng mơ, nó không còn đó nữa. Bạn có thể hoàn tác nó chỉ bằng việc đi vào trong pratiprasav. Bạn đi lùi lại, sống lại nó: giết người đó lần nữa trong kí ức của bạn, trong việc sống lại của bạn. Cảm thấy vết thương đó lần nữa. Cảm thấy nỗi đau khi bạn giết người này. Sống toàn bộ cái khổ đó lần nữa và đây là cách vết thương đó sẽ được chữa lành và quá khứ sẽ được tẩy sạch.'

Với Patanjali giải thoát dường như là có thể, với Mahavira nó dường như là không thể. Đó là lí do tại sao Jaina giáo không thể lan toả được nhiều lắm. Moksha dường như gần như không thể được, không thể tin được. Patanjali đã trở thành một trong những cơ sở của trường phái bí truyền phương Đông. Mahavira vẫn còn ở mép, ở ngay trên đường biên. Ông ấy không bao giờ có thể trở thành lực được định tâm. Ông ấy bận tâm quá nhiều vào hành động, và ông ấy tin vào thực tại của hành động quá nhiều. Patanjali nói, 'Hành động chỉ như mơ. Toàn thế giới không là gì ngoài sân khấu lớn, và toàn thể cuộc sống không là gì ngoài vở kịch. Ông đã làm nó bởi vì ông vô nhận biết. Nếu như ông đã nhận biết, sẽ không có vấn đề gì.'

Bây giờ trở nên nhận biết đi, và đem năng lượng của nhận biết về quá khứ của bạn. Nó sẽ đi vào toàn thể quá khứ: đau đớn và vui thú cả hai sẽ biến mất, tốt và xấu cả hai sẽ biến mất. Và khi cả hai biến mất, khi bạn siêu việt lên trên nhị nguyên của tốt và xấu, bạn được giải thoát. Thế thì không có vui thú không có đau đớn. Thế thì im lặng tới, im lặng sâu lắng. Trong im lặng này nảy sinh hiện tượng mới, sat-chit-ananda. Trong im lặng đó, trong im lặng sâu lắng đó, chân lí xảy ra cho bạn, ý thức xảy ra cho bạn, phúc lạc xảy ra cho bạn. Tôi tán thành tất cả với Patanjali.

Đó là lí do tại sao toàn thể quan điểm của Mahavira trở thành ngày càng đạo đức hơn. Tôn giáo Jaina đã hoàn toàn quên yoga. Bạn sẽ không tìm thấy munis, sư Jaina tập yoga - không bao giờ. Họ chỉ cân bằng hành động của họ. Họ liên tục nghĩ về làm cái gì và không làm cái gì. Họ đã hoàn toàn quên mất cách hiện hữu. Làm cái gì và không làm cái gì, 'phải' và 'không phải' - toàn thể quan điểm của họ liên quan tới hành động - không bước trong bóng tối, bởi vì sâu bọ nào đó có thể bị chết, và thế thì có nghiệp; không ăn ban đêm vì trong bóng tối, côn trùng nào đó có thể rơi vào, ruồi có thể rơi vào thức ăn và bạn có thể ăn chúng, và điều đó sẽ là sát hại. Không ăn cái này, không ăn cái nọ. Thậm chí không bước đi trong mưa vì đất ướt, nhiều sâu bọ bước đi trên đất, nhiều sâu bọ được sinh ra trong mưa. Họ liên tục lo nghĩ về hành động, nghiệp; làm cái gì và không làm cái gì. Toàn thể quan điểm của họ chỉ quan tâm tới hiện tượng bên ngoài. Họ đã hoàn toàn quên mất cách hiện hữu. Họ không tập yoga, họ không thiền. Họ là hướng hành động; Patanjali là hướng tâm thức.

Nhiều người nữa đạt tới niết bàn qua Patanjali. Qua Mahavira, hiếm thôi, rất ít; toàn thể quan điểm này dường như là không thể được. Cho nên lắng nghe Patanjali thật kĩ vào. Không chỉ nghe, mà còn cố thấm đẫm tinh thần. Nhiều điều là có thể qua ông ấy. Ông ấy là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của cuộc hành trình ở thế giới bên trong.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho