Chương 07: Được định bên trong bản thân bạn
Chương 07: Được định bên trong bản thân bạn
Việc dừng lại của chúng được mang tới từ nỗ lực bên trong bền bỉ và không gắn bó.
Trong hai điều này, abhyasa, thực hành bên trong, là nỗ lực để được định vững chắc trong bản thân người ta.
Nó trở nên có cơ sở vững chắc khi được liên tục trong thời gian dài, không gián đoạn và với thành tâm tôn kính.
Con người không chỉ là tâm trí ý thức của mình. Con người cũng có chín lần hơn ý thức - tầng vô thức của tâm trí. Không chỉ điều đó, con người có thân thể, cơ thể, trong đó tâm trí tồn tại. Thân thể là tuyệt đối vô thức. Hoạt động của nó gần như không tự ý. Chỉ trên bề mặt của thân thể là tự ý; cội nguồn bên trong là không tự ý, bạn không thể làm được gì về chúng, ý chí của bạn sẽ không hiệu quả.
Hình mẫu này của sự tồn tại của con người phải được hiểu trước khi người ta có thể đi vào trong bản thân mình. Và việc hiểu phải không chỉ là về trí tuệ. Nó phải đi sâu hơn, nó phải xuyên thấu vào các tầng vô thức; nó phải đạt tới chính bản thân thân thể.
Do đó mới có tầm quan trọng của abhyasa, thực hành bên trong thường xuyên. Hai từ này là rất có ý nghĩa: abhyasa và vairagya. Abhyasa nghĩa là thực hành bên trong thường xuyên, và vairagya nghĩa là không gắn bó, vô ham muốn. Lời kinh sắp tới của Patanjali có liên quan tới hai khái niệm có ý nghĩa nhất này, nhưng trước khi chúng ta đi vào lời kinh này cần phải hiểu thấu rằng điều này, hình mẫu của nhân cách con người, không hoàn toàn là trí tuệ.
Nếu nó chỉ là trí tuệ thế thì sẽ không cần tới abhyasa - nỗ lực thường xuyên, lặp lại. Bạn có thể hiểu bất kì cái gì ngay lập tức nếu nó là hợp lí, qua tâm trí, nhưng chỉ hiểu biết đó sẽ không có tác dụng. Bạn có thể hiểu dễ dàng rằng giận dữ là xấu, độc hại, nhưng hiểu biết này là không đủ cho giận dữ rời bỏ bạn, biến mất. Mặc cho hiểu biết của bạn, giận sẽ tiếp tục, bởi vì giận tồn tại trong nhiều tầng của tâm trí vô thức của bạn - không chỉ trong tâm trí, mà trong thân thể của bạn nữa.
Thân thể không thể hiểu chỉ bằng trao đổi qua lời. Chỉ cái đầu của bạn có thể hiểu, nhưng thân thể vẫn còn không bị ảnh hưởng. Và chừng nào hiểu biết còn chưa đạt tới chính cốt lõi của thân thể, bạn không thể được biến đổi. Bạn sẽ vẫn còn như cũ. Ý tưởng của bạn có thể cứ thay đổi nhưng nhân cách của bạn sẽ còn dai dẳng. Và thế rồi xung đột mới sẽ nảy sinh và bạn sẽ trong rối loạn hơn bao giờ, bởi vì bây giờ bạn có thể thấy cái gì là sai và dầu vậy bạn vẫn bền bỉ trong việc làm nó, bạn cứ làm nó. Tự mặc cảm và kết án được tạo ra. Bạn bắt đầu ghét bản thân mình, bạn bắt đầu nghĩ bản thân bạn là tội nhân. Và bạn càng hiểu hơn, kết án càng phát triển hơn, bởi vì bạn thấy điều đó khó làm sao, gần như không thể nào được, để thay đổi bản thân mình.
Yoga không tin vào hiểu biết trí tuệ. Nó tin vào hiểu biết thân thể, vào hiểu biết toàn bộ trong đó tính toàn thể của bạn được tham gia. Không chỉ bạn làm thay đổi trong đầu bạn, mà cội nguồn sâu sắc của bản thể bạn cũng thay đổi.
Làm sao chúng có thể thay đổi được? Việc lặp lại thường xuyên của một thực hành đặc biệt trở thành không tự ý. Nếu bạn làm một thực hành đặc thù thường xuyên, cứ lặp lại nó liên tục, dần dần nó mất đi khỏi ý thức, đạt tới vô thức và trở thành một phần của vô thức. Một khi nó trở thành một phần của vô thức nó bắt đầu vận hành từ cội nguồn sâu đó.
Bất kì cái gì cũng có thể trở thành vô thức nếu bạn cứ lặp lại nó một cách liên tục. Chẳng hạn, tên của bạn đã được lặp lại thường xuyên từ thời thơ ấu của bạn tới mức bây giờ nó không là một phần của ý thức, nó đã trở thành một phần của vô thức. Bạn có thể ngủ cùng một trăm người trong một phòng, và nếu ai đó tới và gọi “Ram? Có Ram ở đó không?” chín mươi chín người không bận tâm tới cái tên này sẽ tiếp tục ngủ. Họ sẽ không bị quấy rồi. Nhưng người có tên Ram sẽ đột nhiên hỏi, “Ai gọi tôi thế? Sao anh quấy rối giấc ngủ của tôi?”
Ngay cả trong giấc ngủ, người đó vẫn biết tên mình là Ram. Làm sao cái tên này đạt tới sâu thế? - chỉ bằng việc lặp lại thường xuyên. Mọi người đang lặp lại tên mình, mọi người đang gọi nó; và bản thân người đó, giới thiệu bản thân mình - dùng liên tục. Bây giờ nó không là ý thức, nó đã đạt tới vô thức.
Ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ của bạn, trở thành một phần của vô thức. Bất kì cái gì khác bạn học về sau sẽ không bao giờ vô thức thế, nó sẽ vẫn còn ý thức. Đó là lí do tại sao ngôn ngữ vô ý thức của bạn sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới ngôn ngữ ý thức của bạn. Nếu một người Đức nói tiếng Anh nó là khác, nếu một người Pháp nói tiếng Anh, nó là khác, nếu một người Ấn Độ nói tiếng Anh, nó là khác. Khác biệt không phải trong tiếng Anh, khác biệt là ở hình mẫu bên trong nhất của họ. Người Pháp có hình mẫu khác, hình mẫu vô thức ảnh hưởng tới nó. Cho nên bất kì cái gì bạn học về sau sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ của bạn. Và nếu bạn rơi vào vô thức, chỉ thế thì tiếng mẹ đẻ của bạn mới có thể xuyên thấu.
Tôi nhớ một trong những người bạn của tôi, người đã là một người theo nhóm Maharashtrian. Ông ấy đã ở Đức trong hai mươi năm, hay thậm chí còn hơn. Trong hai mươi năm ông ấy đã dùng tiếng Đức. Ông ấy đã hoàn toàn quên mất tiếng mẹ đẻ, Marathi. Ông ấy không thể đọc được nó, ông ấy không thể nói được nó. Một cách có ý thức, ngôn ngữ này đã hoàn toàn bị quên mất bởi vì nó không được dùng.
Thế rồi ông ấy bị ốm, và trong ốm yếu đó thỉnh thoảng ông ấy trở nên vô thức. Bất kì khi nào ông ấy trở nên vô thức, một kiểu nhân cách khác toàn bộ sẽ tiến triển. Ông ấy sẽ bắt đầu cư xử theo cách khác. Trong vô thức ông ấy sẽ thốt ra những lời trong tiếng Marathi, không trong tiếng Đức. Khi ông ấy vô thức thế thì ông ấy sẽ thốt ra những lời trong tiếng Marathi. Và sau vô thức của ông ấy, khi ông ấy sẽ quay lại ý thức, trong vài phút ông ấy sẽ không có khả năng hiểu tiếng Đức.
Lặp lại thường xuyên trong thời thơ ấu đi sâu hơn, bởi vì trẻ con thực sự không có ý thức. Nó có nhiều vô thức ở gần bề mặt; mọi thứ đi vào trong vô thức. Khi nó học, khi nó được giáo dục, ý thức sẽ trở thành tầng dầy hơn - thế thì sẽ ngày càng ít có xuyên thấu hướng tới vô thức.
Các nhà tâm lí nói rằng gần năm mươi phần trăm việc học của bạn bị kết thúc trước lúc bạn được bẩy tuổi. Đến năm thứ bẩy của đời bạn, bạn đã biết gần như một nửa những điều bạn sẽ biết. Một nửa giáo dục của bạn được kết thúc, và nửa này sẽ là cơ sở. Bây giờ mọi thứ khác sẽ chỉ là được áp đặt lên nó và hình mẫu sâu hơn của thời thơ ấu sẽ còn lại.
Đó là lí do tại sao tâm lí học hiện đại, phân tâm học hiện đại, tâm thần học, tất cả họ đều cố xuyên thấu vào thời thơ ấy của bạn, bởi vì nếu bạn ốm về tinh thần, ở đâu đó hạt mầm được tìm ra trong thời thơ ấu của bạn, không phải bây giờ. Hình mẫu phải được định vị ở đó trong thời thơ ấu của bạn. Một khi hình mẫu sâu đó được định vị, thế thì cái gì đó có thể được thực hiện và bạn có thể được biến đổi.
Nhưng làm sao xuyên thấu vào nó? Yoga có phương pháp. Phương pháp đó có tên là abhyasa. Abhyasa nghĩa là thực hành thường xuyên, lặp lại về điều nào đó. Tại sao, qua lặp lại, cái gì đó trở thành vô thức? Có vài lí do cho điều đó.
Nếu bạn muốn học cái gì đó bạn sẽ phải lặp lại nó. Tại sao? Nếu bạn đọc thơ chỉ một lần, bạn có thể nhớ vài lời đây đó. Nhưng nếu bạn đọc nó hai lần, ba lần, nhiều lần, thế thì bạn có thể nhớ từng dòng, từng đoạn. Nếu bạn lặp lại nó hàng trăm lần thế thì bạn sẽ nhớ nó như một hình mẫu toàn thể. Nếu bạn lặp lại nó thậm chí nhiều hơn thế thì nó có thể tiếp tục, còn dai dẳng trong kí ức của bạn trong nhiều năm. Bạn có thể không có khả năng quên được nó.
Điều gì đang xảy ra? Khi bạn lặp lại điều nào đó, bạn càng lặp lại nhiều, nó càng được khắc vào các tế bào não bạn. Việc lặp lại thường xuyên là việc gõ búa thường xuyên. Thế thì nó được ăn sâu, nó trở thành một phần của tế bào não bạn. Và nó càng trở thành một phần của tế bào não bạn, ý thức càng ít được cần tới. Ý thức của bạn có thể di chuyển; bây giờ nó không được cần tới.
Cho nên bất kì cái gì bạn học sâu sắc, bạn không cần có ý thức về nó. Lúc ban đầu nếu bạn học lái xe, cách lái xe hơi, thế thì đó là nỗ lực có ý thức. Đó là lí do tại sao nhiều rắc rối thế, bởi vì bạn phải tỉnh táo liên tục và có nhiều điều thế cần nhận biết tới - đường, giao thông, máy móc, vô lăng, chân ga, phanh và mọi thứ... và qui tắc và điều luật giao thông. Bạn phải thường xuyên tỉnh táo về mọi thứ. Cho nên bạn bị lôi cuốn nhiều thế vào trong nó, điều đó trở thành gian nan, nó trở thành nỗ lực sâu.
Nhưng dần dần bạn sẽ có khả năng quên hoàn toàn mọi thứ. Bạn sẽ lái xe, việc lái sẽ trở thành vô thức. Bạn không cần đưa tâm trí của bạn vào nó - bạn có thể cứ nghĩ bất kì cái gì bạn thích, bạn có thể ở bất kì chỗ nào bạn thích và chiếc xe sẽ chạy một cách vô thức. Bây giờ thân thể bạn đã học điều đó. Bây giờ toàn thể máy móc biết điều đó. Nó đã trở thành việc học vô thức.
Bất kì khi nào cái gì đó trở thành sâu đến mức bạn không cần ý thức về nó, nó rơi vào trong vô thức. Và một khi một điều đã rơi vào trong vô thức nó sẽ bắt đầu thay đổi bản thể bạn, tính cách của bạn. Và thay đổi sẽ là vô nỗ lực bây giờ, bạn không cần phải liên quan tới nó.
Bạn sẽ đơn giản di chuyển theo các hướng nơi vô thức đưa bạn đi.
Yoga đã làm việc rất nhiều trên abhyasa, lặp lại thường xuyên. Lặp lại thường xuyên này chỉ là đem vô thức của bạn vào công việc. Và khi vô thức bắt đầu vận hành bạn được thoải mái. Không nỗ lực nào được cần, mọi sự trở thành tự nhiên. Trong kinh sách cổ có nói rằng hiền nhân không phải là người có tính cách tốt, bởi vì cho dù ý thức bày tỏ rằng cái 'chống đối' vẫn còn tồn tại, cái đối lập vẫn còn tồn tại. Hiền nhân là người không thể làm điều xấu, không thể làm điều tốt, không thể nghĩ được về nó. Cái tốt đã trở thành vô thức, nó đã trở thành giống như thở. Bất kì cái gì người đó định làm đều sẽ là tốt. Nó đã trở thành sâu trong bản thể người đó tới mức không nỗ lực nào được cần, nó đã trở thành cuộc sống của người đó. Cho nên bạn không thể nói hiền nhân là người tốt. Người đó không biết tốt là gì, xấu là gì. Bây giờ không có xung đột. Cái tốt đã xuyên thấu sâu tới mức không có nhu cầu nhận biết về nó.
Nếu bạn nhận biết về tính tốt của bạn, tính xấu vẫn còn tồn tại bên cạnh. Có vật lộn thường xuyên. Và mọi lúc bạn đều phải đi vào trong hành động bạn phải chọn: “Mình phải làm điều tốt, mình phải không làm điều xấu.” Và chọn lựa này sẽ là rối loạn sâu sắc, vật lộn, bạo hành bên trong thường xuyên, cuộc chiến nội tâm. Và nếu xung đột có đó bạn không thể thấy thoải mái, ở nhà được.
Bây giờ chúng ta nên vào lời kinh. Việc dừng lại của tâm trí là Yoga, nhưng làm sao bạn có thể làm dừng tâm trí?
Việc dừng lại của chúng được mang tới từ nỗ lực bên trong bền bỉ và không gắn bó.
Hai điều: Làm sao việc dừng tâm trí với mọi biến thể của nó? - một, abhyasa, thực hành bên trong bền bỉ, và hai, không gắn bó. Không gắn bó sẽ tạo ra tình huống, và công phu bền bỉ là kĩ thuật được dùng trong tình huống đó. Cố hiểu cả hai.
Bất kì cái gì bạn làm, bạn làm vì bạn có ham muốn nào đó. Và những ham muốn đó có thể được hoàn thành chỉ bởi việc làm cái gì đó. Chừng nào những ham muốn đó còn chưa bị vứt bỏ hoạt động của bạn không thể bị vứt bỏ. Bạn có đầu tư nào đó vào những hoạt động đó, vào những hành động đó. Đây là một trong những tình huống khó xử của tính cách và tâm trí con người - rằng bạn có thể muốn dừng những hành động nào đó bởi vì chúng dẫn bạn vào khổ.
Nhưng tại sao bạn làm chúng? Bạn làm chúng bởi vì bạn có ham muốn nào đó, và những ham muốn đó không thể được hoàn thành nếu không làm chúng. Cho nên có hai điều. Một, bạn phải làm những điều nào đó. Chẳng hạn, giận. Sao bạn nổi giận? Bạn nổi giận chỉ khi ở đâu đó, ai đó tạo ra cản trở. Bạn định đạt tới cái gì đó và ai đó tạo ra cản trở. Ham muốn của bạn bị cản trở. Bạn nổi giận.
Bạn có thể nổi giận ngay cả với đồ vật. Nếu bạn đang đi và bạn cố đạt tới đâu đó ngay lập tức và chiếc ghế len vào giữa đường, bạn nổi giận với ghế. Bạn cố mở khoá cửa và chìa khoá không làm việc, bạn nổi giận với cửa. Điều đó là ngớ ngẩn, vì giận với đồ vật là vô nghĩa. Bất kì cái gì tạo ra bất kì kiểu cản trở nào đều tạo ra giận.
Bạn có ham muốn đi tới, làm, đạt tới cái gì đó. Bất kì ai tới ở giữa bạn và ham muốn của bạn dường như đều thành kẻ thù của bạn - bạn muốn phá huỷ người đó. Đây là điều giận ngụ ý: bạn muốn phá huỷ chướng ngại. Nhưng giận dẫn tới khổ, giận trở thành ốm yếu cho nên bạn muốn không giận.
Nhưng làm sao bạn có thể bỏ giận được nếu bạn có ham muốn, mục đích? Nếu bạn có ham muốn và mục đích, thế thì giận nhất định có đó bởi vì cuộc sống là phức tạp; bạn không một mình ở đây trên thế gian này. Cả triệu người đang phấn đấu vì ham muốn của họ, họ đan chéo lẫn nhau, họ đi vào con đường của nhau. Nếu bạn có ham muốn thế thì giận nhất định có đó, thất vọng nhất định có đó, bạo hành nhất định có đó. Và tâm trí bạn sẽ nghĩ tới phá huỷ bất kì ai tới trên con đường của bạn.
Thái độ này để phá huỷ chướng ngại là giận. Nhưng giận tạo ra khổ, cho nên bạn muốn không giận. Nhưng chỉ muốn không giận sẽ không ích gì mấy, bởi vì giận là một phần của hình mẫu lớn hơn - của tâm trí ham muốn, tâm trí có mục đích, tâm trí muốn đạt tới đâu đó. Bạn không thể bỏ giận được.
Cho nên điều đầu tiên là không ham muốn. Thế thì một nửa khả năng của giận bị mất đi; cơ sở bị mất đi. Nhưng thế nữa cũng không phải là giận sẽ tất yếu biến mất bởi vì bạn đã từng giận trong hàng triệu năm. Nó đã trở thành thói quen bắt rễ sâu. Bạn có thể bỏ ham muốn nhưng giận sẽ vẫn còn dai dẳng. Nó sẽ không mạnh thế, nhưng nó sẽ dai dẳng bởi vì bây giờ nó là thói quen. Nó đã trở thành thói quen vô thức. Trong nhiều, nhiều kiếp bạn đã từng mang nó. Nó đã trở thành tính di truyền của bạn. Nó ở trong các tế bào của bạn, thân thể đang mang nó. Nó bây giờ là hoá chất và sinh lí. Chỉ bằng việc bỏ ham muốn của bạn, thân thể bạn sẽ không thay đổi hình mẫu của nó. Hình mẫu này rất cổ; bạn sẽ phải thay đổi cả hình mẫu này nữa.
Để có thay đổi đó, thực hành lặp lại sẽ được cần tới. Chỉ thay đổi cơ chế bên trong, thực hành lặp lại sẽ được cần tới - việc tái ước định cho toàn thể hình mẫu thân-tâm. Nhưng điều này là có thể chỉ nếu bạn đã bỏ việc ham muốn.
Nhìn nó từ quan điểm khác đi. Một người tới tôi và anh ta nói, “Tôi không muốn buồn, nhưng tôi bao giờ cũng buồn và chán nản. Thỉnh thoảng tôi thậm chí không thể cảm được cái gì là lí do tại sao tôi buồn, nhưng tôi buồn. Không nguyên nhân hữu hình nào, không cái gì tôi có thể chỉ ra rằng đây là nguyên nhân. Dường như là nó chỉ bởi vì phong cách của tôi là buồn. Tôi không nhớ,” anh ta nói, “rằng tôi đã bao giờ hạnh phúc. Và tôi không muốn buồn. Nó là gánh nặng chết. Tôi là người bất hạnh nhất. Cho nên làm sao tôi có thể bỏ được nó?”
Thế là tôi hỏi anh ta, “Bạn có đầu tư nào vào buồn của bạn không?”
Anh ta nói, “Sao tôi phải có đầu tư nào?” - nhưng anh ta có. Tôi biết rõ người này. Tôi đã biết người này nhiều năm rồi, nhưng anh ta không nhận biết rằng có mối quan tâm được đầu tư vào trong nó. Cho nên anh ta muốn vứt bỏ buồn, nhưng anh ta không nhận biết tại sao buồn có đó. Anh ta đã từng duy trì nó vì các lí do khác mà anh ta không thể kết nối vào được.
Anh ta cần tình yêu, nhưng để là việc yêu.... Nếu bạn cần tình yêu bạn cần là việc yêu. Nếu bạn hỏi xin tình yêu bạn phải cho tình yêu, và bạn phải cho nhiều hơn bạn có thể đòi hỏi. Nhưng anh ta là kẻ keo kiệt, anh ta không thể cho tình yêu. Việc cho là không thể được với anh ta; anh ta không thể cho được cái gì. Chỉ mỗi từ ‘cho’, và anh ta co rúm lại bên trong bản thân mình. Anh ta chỉ có thể lấy, anh ta không thể cho. Anh ta đóng khi có liên quan tới cho.
Nhưng không có tình yêu bạn không thể nở hoa được. Không có tình yêu bạn không thể đạt tới bất kì niềm vui nào, bạn không thể hạnh phúc được. Và anh ta không thể yêu được bởi vì tình yêu có vẻ giống như cho cái gì đó. Nó là việc cho, việc cho toàn tâm về mọi thứ bạn có - cả bản thể của bạn. Anh ta không thể cho tình yêu được, anh ta không thể nhận tình yêu được. Thế thì phải làm gì? Nhưng anh ta khao khát, như mọi người đều khao khát, về tình yêu. Nó là nhu cầu cơ sở, cũng như thức ăn. Không có thức ăn thân thể bạn sẽ chết, và không có tình yêu linh hồn bạn sẽ co lại. Nó là cái phải có.
Thế rồi anh ta đã tạo ra cái thay thế, và cái thay thế đó là sự thông cảm. Anh ta không thể có được tình yêu bởi vì anh ta không thể cho tình yêu, nhưng anh ta có thể có được thông cảm. Thông cảm là cái thay thế nghèo nàn cho tình yêu. Cho nên anh ta buồn: khi anh ta buồn mọi người cho anh ta sự thông cảm. Bất kì ai tới với anh ta, anh ta cảm thấy được thông cảm vì anh ta bao giờ cũng kêu và khóc. Tâm trạng anh ta bao giờ cũng là tâm trạng của người rất khổ. Nhưng anh ta tận hưởng! Bất kì khi nào bạn cho anh ta sự thông cảm anh ta đều tận hưởng điều đó. Anh ta trở nên khổ hơn, bởi vì anh ta càng khổ hơn, anh ta càng có được sự thông cảm này.
Cho nên tôi bảo anh ta, “Bạn có đầu tư nào đó vào buồn của bạn. Toàn thể hình mẫu này.... Chỉ mỗi buồn không thể bị bỏ được, nó được bắt rễ ở đâu đó khác. Đừng hỏi xin thông cảm. Nhưng bạn có thể dừng hỏi xin thông cảm chỉ khi bạn bắt đầu cho tình yêu, bởi vì nó là cái thay thế. Và một khi bạn bắt đầu cho tình yêu, tình yêu sẽ xảy ra cho bạn. Thế thì bạn sẽ hạnh phúc. Thế thì một hình mẫu khác được tạo ra.”
Tôi đã nghe, một người đi vào chỗ đậu xe. Anh ta ở trong một tư thế rất buồn cười. Có vẻ gần như không thể nào thế được về cách anh ta bước đi, bởi vì anh ta cúi mình cứ dường như anh ta đang lái xe, tay anh ta chuyển động trên vô lăng tưởng tượng nào đó, chân anh ta đang để trên chân ga tưởng tượng nào đó, và anh ta bước đi. Và điều đó khó thế, không thể được thế, cách anh ta bước đi. Một đám đông tụ tập ở đó. Anh ta đang làm cái gì đó không thể được và họ hỏi người phục vụ, “Có chuyện gì vậy? Người này đang làm gì?”
Người phục vụ nói, “Đừng hỏi to thế! Người này yêu xe trong quá khứ. Anh ta là một trong những lái xe giỏi nhất. Anh ta thậm chí còn đoạt giải thưởng quốc gia về đua ô tô. Nhưng bây giờ, do khiếm khuyết tinh thần nào đó, anh ta đã bị tước quyền. Anh ta không được phép lái xe... nhưng chỉ là sở thích cũ.”
Đám đông nói, “Nếu ông biết điều đó thế thì sao ông không nói với anh ta, ‘Ông không có xe. Ông làm gì ở đây?’”
Người này nói, “Đó là lí do tại sao tôi nói đừng nói to thế! Điều đó tôi không thể làm được, bởi vì anh ta cho tôi một ru pi mỗi ngày để rửa xe. Điều đó tôi không thể làm được; tôi không thể nói, ‘Ông không có xe.’ Anh ta đi tới bãi xe và thế rồi tôi sẽ rửa nó.”
Đầu tư một ru pi đó... quyền lợi được đầu tư có đó. Bạn có nhiều quyền lợi được đầu tư trong khổ của bạn nữa, trong phiền não của bạn nữa, trong ốm yếu của bạn nữa. Và thế rồi bạn cứ nói, “Chúng tôi không muốn - chúng tôi không muốn giận, chúng tôi không muốn là cái này và cái nọ.” Nhưng chừng nào bạn còn chưa đi tới biết cách mọi điều này đã xảy ra cho bạn, chừng nào bạn chưa thấy toàn thể hình mẫu, không cái gì có thể được thay đổi.
Hình mẫu sâu nhất của tâm trí là ham muốn. Bạn là bất kì cái gì bạn đang là bởi vì bạn có ham muốn nào đó, nhóm các ham muốn. Patanjali nói: điều đầu tiên là không gắn bó. Bỏ mọi ham muốn đi, đừng bị gắn bó và thế thì, abhyasa.
Chẳng hạn, ai đó tới tôi và người đó nói, “Tôi không muốn thêm mỡ lên thân thể tôi, nhưng tôi cứ ăn. Tôi muốn dừng nó nhưng tôi cứ ăn.”
Việc muốn là bề ngoài; có hình mẫu bên trong, tại sao người đó cứ ăn ngày càng nhiều hơn. Và nếu người đó dừng ăn lại cho dù vài ngày, thế rồi lại ăn, với nhiều khoái trá hơn, người đó ăn. Và người đó sẽ thu lấy nhiều trọng lượng hơn qua vài ngày nhịn ăn hay ăn kiêng. Và điều này đã từng liên tục diễn ra, trong nhiều năm. Vấn đề không phải chỉ là người đó ăn ít. Tại sao người đó ăn nhiều hơn? Thân thể không cần nó, thế thì ở đâu đó trong tâm trí thức ăn đã trở thành cái thay thế cho cái gì đó. Người đó có thể sợ chết. Mọi người sợ chết đều ăn nhiều hơn bởi vì ăn dường như là cơ sở của cuộc sống. Bạn càng ăn nhiều, càng sống động hơn - đây là số học của tâm trí - bởi vì nếu bạn không ăn bạn chết. Cho nên không ăn tương đương với chết và ăn nhiều tương đương với sống nhiều hơn. Cho nên nếu bạn sợ chết bạn sẽ ăn nhiều hơn, hay nếu không ai yêu bạn, bạn sẽ ăn nhiều hơn.
Thức ăn có thể trở thành cái thay thế cho tình yêu bởi vì trẻ con, lúc ban đầu, đi tới liên kết thức ăn và tình yêu. Điều đầu tiên đứa trẻ sẽ nhận biết là người mẹ, thức ăn từ người mẹ và tình yêu từ người mẹ. Tình yêu và thức ăn đi vào tâm thức nó một cách đồng thời. Và bất kì khi nào người mẹ đang yêu cô ấy cho nhiều sữa hơn. Bầu vú được trao một cách hạnh phúc. Nhưng bất kì khi nào người mẹ giận, không yêu, cô ấy giằng bầu vú đi.
Thức ăn bị lấy đi bất kì khi nào người mẹ không yêu: tình yêu và thức ăn trở thành một. Trong tâm trí, trong tâm trí đứa trẻ, chúng trở nên được liên kết. Cho nên bất kì lúc nào đứa trẻ được nhiều tình yêu hơn nó sẽ giảm thức ăn đi, bởi vì tình yêu là nhiều tới mức thức ăn không được cần tới. Bất kì khi nào tình yêu không có đó nó sẽ ăn nhiều hơn, bởi vì cân bằng phải được giữ. Nếu không có tình yêu chút nào thế thì nó sẽ rót đầy bụng nó.
Bạn có thể ngạc nhiên - bất kì khi nào hai người đang yêu họ mất béo. Đó là lí do tại sao các cô gái bắt đầu béo lên vào khoảnh khắc họ lấy nhau. Khi tình yêu được lắng đọng, họ bắt đầu trở nên béo bởi vì bây giờ không có nhu cầu. Tình yêu và thế giới của tình yêu, theo một cách nào đó, bị kết thúc.
Ở các nước mà li dị đã trở nên phổ biến hơn, đàn bà đang biểu lộ hình dáng tốt hơn. Ở các nước mà li dị không phổ biến, đàn bà không bận tâm chút nào về hình dáng của họ. ...Bởi vì khi li dị là có thể thế thì đàn bà sẽ phải tìm người yêu mới; họ có ý thức về hình dáng. Việc tìm tình yêu giúp cho hình dáng thân thể. Khi tình yêu được lắng đọng, nó bị kết thúc theo cách nào đó. Bạn không cần lo nghĩ về thân thể, bạn không cần chăm sóc nào.
Cho nên người này có thể sợ chết. Có thể anh ta không trong tình yêu sâu sắc, thân mật nào với bất kì ai. Và hai điều này lại được kết nối: nếu bạn ở trong tình yêu sâu sắc bạn không sợ chết. Tình yêu là đáp ứng tới mức bạn không quan tâm cái gì xảy ra trong tương lai. Bản thân tình yêu là việc đáp ứng. Cho dù cái chết tới nó có thể được đón chào. Nhưng nếu bạn không trong tình yêu thế thì cái chết tạo ra nỗi sợ bởi vì bạn thậm chí chưa yêu và cái chết đang tiến lại gần. Và cái chết sẽ kết thúc nó, và sẽ không có thời gian và không có tương lai sau nó.
Nếu không có tình yêu sợ chết sẽ nhiều hơn. Nếu có tình yêu sẽ ít có sợ chết. Nếu có tình yêu toàn bộ, chết không xuất hiện. Đây tất cả đều được kết nối bên trong. Ngay cả những điều rất đơn giản bị bắt rễ sâu trong hình mẫu lớn hơn.
Mulla Nasruddin đang đứng trước bác sĩ thú y với con chó của mình và cứ khẩn khoản, “Cắt đuôi con chó của tôi đi!”
Bác sĩ nói, “Nhưng tại sao, Nasruddin? Nếu tôi cắt đuôi con chó của anh, con chó đẹp này sẽ bị phá huỷ. Nó sẽ trông xấu. Và tại sao anh cứ khẩn khoản thế?”
Nasruddin nói, “Giữa ông và tôi - đừng nói điều này cho bất kì ai - tôi muốn đuôi con chó bị cắt đi bởi vì mẹ vợ tôi sắp tới sớm thôi và tôi không muốn có dấu hiệu chào mừng nào trong nhà tôi. Tôi đã bỏ đi mọi thứ rồi. Chỉ mỗi con chó này... nó có thể đón chào mẹ vợ tôi.”
Ngay cả đuôi chó cũng có hình mẫu lớn hơn của nhiều quan hệ thế. Nếu Nasruddin không thể đón chào mẹ vợ mình qua con chó của anh ta thế thì anh ta không thể yêu vợ anh ta được, điều đó là không thể được. Nếu bạn đang trong tình yêu với vợ bạn, bạn sẽ đón chào mẹ vợ, bạn sẽ có tình yêu hướng tới bà ấy.
Những thứ đơn giản trên bề mặt được bắt rễ sâu trong những điều phức tạp, và mọi thứ đều có liên hệ tương hỗ. Cho nên bằng việc thay đổi một ý nghĩ, chẳng cái gì được thay đổi. Trừ phi bạn đi tới hình mẫu phức tạp, giải ước định nó, tái ước định nó, tạo ra hình mẫu mới, chỉ thế thì cuộc sống mới có thể nảy sinh ra từ nó. Cho nên hai điều này phải được làm.
Không gắn bó, không gắn bó về mọi thứ - điều đó không có nghĩa là bạn dừng tận hưởng. Hiểu lầm đó đã từng có đó, và Yoga đã bị diễn giải sai theo nhiều cách. Một là điều này - dường như là Yoga đang nói rằng bạn chết đi cho cuộc sống bởi vì không gắn bó nghĩa là thế thì bạn không ham muốn cái gì. Nếu bạn không ham muốn cái gì, nếu bạn không bị gắn bó với cái gì, nếu bạn không yêu cái gì, thế thì bạn sẽ chỉ là cái xác. Không, điều đó không phải là nghĩa.
Không gắn bó nghĩa là không bị phụ thuộc vào cái gì, và không làm cho cuộc sống và hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào cái gì. Ưu thích là tốt, gắn bó là không tốt. Khi tôi nói ưa thích là tốt tôi ngụ ý bạn có thể ưa thích, bạn phải ưa thích. Nếu nhiều người có đó, bạn phải yêu ai đó, bạn phải chọn ai đó, bạn phải là thân thiện với ai đó. Ưa thích ai đó đi, nhưng đừng bị gắn bó.
Khác biệt là gì? Nếu bạn bị gắn bó thế thì điều đó trở thành ám ảnh: nếu người đó không có đó bạn bất hạnh. Nếu bạn thiếu người này, bạn khổ. Và gắn bó là bệnh tật tới mức nếu người này không có đó, bạn ở trong khổ, và nếu người này có đó, bạn dửng dưng. Thế thì điều đó là tốt, nó được coi như bình thường, đương nhiên. Nếu người này có đó, điều đó là tốt, không nhiều hơn thế; nếu người đó không có đó, thế thì bạn khổ - đây là gắn bó.
Ưa thích chính là điều đảo ngược: nếu người này không có đó bạn thấy tốt, nếu người này có đó bạn cảm thấy hạnh phúc, cám ơn. Nếu người này có đó bạn không coi điều đó là đương nhiên. Bạn hạnh phúc, bạn tận hưởng điều đó, bạn mở hội nó. Nhưng nếu người này không có đó, bạn thấy tốt. Bạn không đòi hỏi, bạn không bị ám ảnh. Bạn cũng có thể là một mình và hạnh phúc. Bạn sẽ ưa thích rằng người này có đó, nhưng đây không phải là ám ảnh.
Ưa thích là tốt, gắn bó là bệnh tật. Và người sống với ưa thích sống cuộc sống trong hạnh phúc sâu sắc, bạn không thể làm cho người đó khổ được. Bạn chỉ có thể làm cho người đó hạnh phúc, hạnh phúc hơn, nhưng bạn không thể làm cho người đó khổ. Và người sống với gắn bó - bạn không thể làm cho người đó hạnh phúc, bạn chỉ có thể làm cho người đó khổ hơn. Và bạn biết điều này, bạn biết rõ điều này. Nếu bạn của bạn có đó bạn không tận hưởng mấy, nếu người bạn không có đó bạn thiếu nhiều.
Một cô gái tới tôi vài ngày trước đây. Cô ấy đã gặp tôi hai tháng trước, cũng với bạn trai của cô ấy. Và họ thường xuyên cãi nhau, và tranh cãi đã trở thành ốm yếu, cho nên tôi bảo họ sống tách ra trong vài tuần. Họ nói sống với nhau là không thể được cho nên tôi phái họ đi một cách tách rời.
Cô gái này đã ở đây vào hôm Nô en và cô ấy nói, “Hai tháng này, tôi đã nhớ bạn trai của tôi nhiều thế. Tôi thường xuyên nghĩ về anh ta. Anh ta đã bắt đầu xuất hiện ngay cả trong mơ của tôi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Khi chúng tôi ở cùng nhau tôi chưa bao giờ thấy anh ấy trong mơ; trong mơ tôi đã làm tình với người đàn ông khác. Nhưng bây giờ, thường xuyên, bạn trai của tôi ở trong mơ của tôi. Bây giờ cho phép chúng tôi sống cùng nhau lần nữa đi.”
Thế là tôi bảo cô ấy, “Điều đó là được với tôi, bạn có thể sống cùng nhau lần nữa. Nhưng nhớ điều này: rằng các bạn sống cùng nhau mới được hai tháng trước và các bạn chưa bao giờ hạnh phúc.”
Gắn bó là bệnh tật. Khi các bạn ở cùng nhau các bạn không hạnh phúc. Nếu bạn có của cải bạn không hạnh phúc, bạn sẽ khổ nếu bạn nghèo. Nếu bạn mạnh khoẻ bạn chưa bao giờ cảm thấy biết ơn. Nếu bạn mạnh khoẻ bạn chưa bao giờ cảm thấy biết ơn sự tồn tại, nhưng nếu bạn ốm bạn kết án toàn thể cuộc sống và sự tồn tại - mọi thứ là vô nghĩa và không có Thượng đế.
Ngay cả đau đầu bình thường cũng đủ xoá bỏ đi mọi thượng đế. Nhưng khi bạn hạnh phúc và mạnh khoẻ bạn chưa bao giờ cảm thấy thích đi nhà thờ hay đền chùa, chỉ để cám ơn: “Tôi hạnh phúc và tôi mạnh khoẻ, và tôi đã không kiếm những điều này. Đây đơn giản là món quà từ ngài.”
Mulla Nasruddin có lần bị ngã xuống sông, và anh ta suýt chết đuối. Anh ta không phải là người tôn giáo, nhưng đột nhiên, ở bên bờ cái chết, anh ta kêu to, “Allah, Thượng đế ơi, xin cứu con, giúp con, và kể từ hôm nay con sẽ cầu nguyện và con sẽ làm bất kì cái gì được viết trong kinh sách.”
Trong khi anh ta đang nói điều này 'Thượng đế cứu con,' anh ta vớ được một cành cây treo lơ lửng trên sông. Và khi anh ta vớ được và đi tới chỗ an toàn anh ta cảm thấy được thảnh thơi, và anh ta nói, “Bây giờ được rồi. Bây giờ ngài không cần lo nữa.”
Anh ta lại nói với Thượng đế, “Bây giờ ngài không cần lo nữa. Bây giờ con an toàn rồi.”
Đột nhiên cái cành gẫy ra và anh ta lại ngã xuống. Thế là anh ta nói, “Ngài không thể coi đó là chuyện đùa được à?”
Nhưng đây là cách tâm trí chúng ta đang di chuyển.
Gắn bó sẽ làm cho bạn ngày một khổ hơn, ưa thích sẽ làm cho bạn ngày một hạnh phúc hơn. Patanjali chống lại gắn bó, không chống lại ưa thích. Mọi người phải ưa thích. Bạn có thể thích thức ăn này, bạn có thể không thích thức ăn khác, nhưng đây chỉ là ưa thích. Nếu thức ăn theo việc thích của bạn mà không có sẵn thế thì bạn sẽ chọn thức ăn thứ hai. Và bạn sẽ hạnh phúc bởi vì bạn biết thức ăn thứ nhất không sẵn có, và bất kì cái gì sẵn có đều phải được tận hưởng. Bạn sẽ không kêu và khóc. Bạn sẽ chấp nhận cuộc sống như nó xảy ra cho bạn.
Nhưng một người thường xuyên gắn bó với mọi thứ chưa bao giờ tận hưởng cái gì và bao giờ cũng bỏ lỡ. Toàn thể cuộc sống trở thành khổ liên tục. Nếu bạn không bị gắn bó, bạn được tự do, bạn có nhiều năng lượng. Bạn không phụ thuộc vào bất kì cái gì. Bạn là độc lập, và năng lượng này có thể được chuyển vào nỗ lực bên trong. Nó có thể trở thành công phu; nó có thể trở thành abhyasa. Abhyasa là gì? Abhyasa là tranh đấu với hình mẫu thói quen cũ. Mọi tôn giáo đã phát triển nhiều thực hành, nhưng điều cơ sở là lời kinh này của Patanjali.
Chẳng hạn, bất kì khi nào bạn giận, làm nó thành thực hành thường xuyên là trước khi đi vào giận bạn sẽ lấy năm hơi thở sâu. Một thực hành đơn giản, rõ ràng không có liên quan tới giận chút nào. Và ai đó thậm chí có thể cười: “Làm sao điều đó sẽ có ích?” Nhưng nó sẽ có ích đấy. Bất kì khi nào bạn cảm thấy giận đang tới, trước khi bạn diễn đạt nó, lấy năm việc thở ra và thở vào sâu.
Nó sẽ có tác dụng gì? Nó sẽ làm nhiều điều. Giận có thể có đó chỉ nếu bạn vô thức - và đây là nỗ lực có ý thức. Ngay trước khi giận, bạn thở vào và ra có ý thức năm lần: điều này sẽ làm cho tâm trí bạn tỉnh táo, và với tỉnh táo, giận dữ không thể đi vào được. Điều này sẽ không chỉ làm cho tâm trí bạn tỉnh táo, nó cũng sẽ làm thân thể bạn tỉnh táo, bởi vì nhiều ô xi có đó trong thân thể, thân thể là tỉnh táo hơn. Trong khoảnh khắc tỉnh táo này đột nhiên bạn sẽ cảm thấy rằng giận đã biến mất.
Thứ hai, tâm trí bạn chỉ có thể nhằm vào một điểm. Tâm trí không thể nghĩ được hai điều đồng thời, điều đó là không thể được cho tâm trí. Nó có thể thay đổi từ điều này sang điều khác rất nhanh chóng nhưng nó không thể có hai điểm cùng nhau trong tâm trí đồng thời. Một điều vào một lúc - tâm trí có cửa sổ rất hẹp, chỉ một điều mỗi lúc. Cho nên nếu giận có đó, giận có đó. Nếu bạn thở vào và thở ra năm lần đột nhiên tâm trí ở cùng với việc thở. Nó đã bị làm trệch hướng, bây giờ nó đi vào chiều hướng khác. Và cho dù bạn lại đi vào giận, bạn không thể lại cùng như thế vì khoảnh khắc đó đã bị mất.
Gurdjieff nói, “Khi bố tôi sắp chết, bố tôi bảo tôi nhớ chỉ một điều: ‘Bất kì khi nào con giận, đợi trong hai mươi bốn giờ và thế rồi làm bất kì điều gì con muốn làm. Cho dù con muốn giết người, đi và giết đi - nhưng đợi trong hai mươi bốn giờ.’”
Hai mươi bốn giờ là quá nhiều; hai mươi bốn giây sẽ có tác dụng. Chờ đợi làm thay đổi bạn. Năng lượng đã tuôn chảy tới giận đã lấy con đường mới. Nó là cùng năng lượng - nó có thể trở thành giận, nó có thể trở thành từ bi. Cho nó một cơ hội đi.
Cho nên kinh sách cổ nói, “Nếu một ý nghĩ tốt tới với tâm trí ông, đừng trì hoãn nó, làm nó ngay lập tức. Và nếu một ý nghĩ xấu tới với tâm trí ông, trì hoãn nó lại, đừng bao giờ làm nó ngay lập tức.” Nhưng chúng ta nghĩ chúng ta rất tinh ranh hay rất láu lỉnh - bất kì khi nào một ý nghĩ tốt tới chúng ta trì hoãn nó.
Mark Twain đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng ông ấy đã nghe một linh mục trong nhà thờ trong mười phút. Bài giảng thật tuyệt vời và ông ấy nghĩ trong tâm trid, “Hôm nay mình định cúng dường mười đô la. Linh mục này thật là tuyệt. Nhà thờ này phải được giúp đỡ!” Ông ấy quyết định ông ấy sẽ cúng dường mười đô la sau bài giảng. Mười phút nữa và ông ấy bắt đầu nghĩ rằng mười đô la chắc là quá nhiều, năm đô la cũng đủ. Mười phút nữa và ông ấy nghĩ, “Điều này thậm chí không đáng năm đô la cho người này.”
Bây giờ ông ấy không nghe, bây giờ ông ấy lo nghĩ về mười đô la này. Ông ấy đã không nói với bất kì ai, nhưng bây giờ ông ấy tự thuyết phục bản thân mình rằng thế này là quá nhiều. Ông ấy nói, “Đến lúc bài giảng kết thúc, mình quyết định không cho cái gì cả. Và khi người này tới trước mình để nhận cúng dường, người này đang đi quanh, mình thậm chí còn nghĩ tới lấy đi vài đô la và trốn khỏi nhà thờ!”
Tâm trí liên tục thay đổi. Nó chưa bao giờ tĩnh tại, nó là một luồng. Nếu cái gì đó xấu có đó, đợi chút đi. Bạn không thể sửa được tâm trí, tâm trí là một luồng. Bạn chỉ đợi! Cứ đợi chút ít và bạn sẽ không có khả năng làm điều xấu. Nếu cái gì đó tốt có đó và bạn muốn làm nó, làm nó ngay lập tức đi, bởi vì tâm trí đang thay đổi và sau vài phút bạn sẽ không có khả năng làm điều đó.
Cho nên nếu đó là hành động yêu mến và tốt, đừng trì hoãn nó. Nếu nó là cái gì đó bạo hành hay phá huỷ, trì hoãn nó lại một chút.
Nếu giận tới, trì hoãn nó cho dù năm hơi thở thôi và bạn sẽ không có khả năng hành động theo nó. Điều này sẽ trở thành một thực hành. Mọi lúc giận tới trước tiên thở năm lần vào và ra thế rồi bạn được tự do hành động. Cứ làm liên tục và điều đó thành thói quen, bạn thậm chí không cần nghĩ: khoảnh khắc giận đi vào, ngay lập tức cơ chế của bạn sẽ bắt đầu thở nhanh, sâu. Trong vòng vài năm nổi giận sẽ trở thành tuyệt đối không thể được với bạn. Bạn sẽ không thể giận được.
Bất kì thực hành nào, bất kì nỗ lực có ý thức nào, đều có thể làm thay đổi hình mẫu cũ của bạn. Và đây không phải là công việc có thể được thực hiện ngay lập tức, sẽ mất thời gian. Bởi vì bạn đã tạo ra hình mẫu của bạn trong nhiều, nhiều kiếp rồi, cho dù trong một kiếp bạn có thể thay đổi được nó, điều đó là quá sớm.
Các sannyasin của tôi đi tới tôi và họ nói, “Khi nào điều đó xảy ra?” và tôi nói, “Sớm thôi.” Và họ nói, “Thầy ngụ ý gì bởi 'sớm'? - bởi vì trong nhiều năm thầy đã từng nói cho chúng tôi ‘sớm’.”
Nếu cho dù trong một kiếp điều đó xảy ra, nó là sớm. Bất kì khi nào nó xảy ra nó đã xảy ra trước thời của nó, bởi vì bạn đã tạo ra hình mẫu này trong nhiều kiếp thế. Chúng phải bị phá huỷ và được tái tạo. Cho nên khối lượng thời gian - ngay cả nhiều kiếp - là không quá muộn.
Việc dừng lại của chúng được mang tới từ nỗ lực bên trong bền bỉ và không gắn bó.
Trong hai điều này, abhyasa, thực hành bên trong,
là nỗ lực để được định vững chắc trong bản thân người ta.
Bản chất của abhyasa là được định tâm trong bản thân người ta. Bất kì cái gì xảy ra, bạn phải không hành động ngay lập tức. Đầu tiên bạn phải được định tâm vào bản thân bạn, và từ việc định tâm đó bạn phải nhìn quanh và thế rồi quyết định.
Ai đó xúc phạm bạn và bạn bị kéo bởi xúc phạm của người đó. Bạn đã chuyển động mà không tư vấn trung tâm của bạn. Bạn đã chuyển động mà thậm chí không một khoảnh khắc quay lại trung tâm, và thế rồi mới chuyển động.
Abhyasa nghĩa là thực hành bên trong. Nỗ lực có ý thức nghĩa là, “Trước khi tôi đi ra ngoài, tôi phải đi vào trong. Trước tiên, chuyển động phải hướng vào trung tâm của tôi. Trước tiên, tôi phải trong tiếp xúc với trung tâm của tôi. Được định tâm ở đó, tôi sẽ nhìn vào tình huống và thế rồi quyết định.” Và điều này là lớn vô cùng thế, hiện tượng biến đổi thế. Một khi bạn được định tâm bên trong, toàn thể sự việc dường như khác, cảnh quan được thay đổi: nó có thể không giống như xúc phạm, người này có thể chỉ có vẻ ngu xuẩn. Hay nếu bạn thực sự được định tâm, bạn sẽ đi tới biết rằng người đó là đúng: “Đây không phải là xúc phạm. Người đó đã không nói gì sai.”
Tôi đã nghe nói rằng có lần chuyện xảy ra... Tôi không biết liệu nó là đúng hay không, nhưng tôi đã nghe về giai thoại này. Một tờ báo liên tục viết chống lại Richard Nixon, liên tục! phỉ báng ông ta. Thế là Richard
Nixon đi tới nhà biên tập và nói, “Ông đang làm gì? Ông toàn kể dối trá về tôi và ông biết rõ điều đó!”
Biên tập viên nói, “Dạ vâng, chúng tôi biết rằng chúng tôi đang nói dối về ông. Nhưng nếu chúng tôi bắt đầu nói thật về ông, ông sẽ còn bị rắc rối nhiều hơn!”
Cho nên nếu ai đó nói cái gì đó về bạn, người đó có thể nói dối, nhưng cứ nhìn lại đi: nếu người đó thực sự nói thật, điều đó có thể còn tồi tệ hơn. Hay, bất kì cái gì người đó nói cũng có thể áp dụng cho bạn. Nhưng khi bạn được định tâm, bạn cũng có thể nhìn một cách thản nhiên về bản thân bạn.
Patanjali nói rằng trong hai điều này, abhyasa, thực hành bên trong, là nỗ lực để được định vững chắc trong bản thân người ta. Trước khi đi vào trong hành động, bất kì loại hành động nào, đi vào bên trong bản thân bạn đi. Đầu tiên được định ở đó, cho dù chỉ một khoảnh khắc, và hành động của bạn sẽ khác toàn bộ. Nó không thể là cùng hình mẫu vô thức của cái cũ. Nó sẽ là cái gì đó mới, nó sẽ là đáp ứng sống. Thử nó đi. Bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn đang định hành động hay làm cái gì đó trước hết đi vào trong đã. Bởi vì bất kì cái gì bạn đã từng làm cho tới giờ đều đã trở thành tựa robot, máy móc. Bạn cứ làm nó liên tục, trong vòng tròn lặp lại.
Trong ba mươi ngày cứ viết ra trong nhật kí, từ sáng tới tối, trong ba mươi ngày, và bạn sẽ có khả năng thấy hình mẫu. Bạn đang đi như cái máy, bạn không là người. Đáp ứng của bạn là chết, bất kì cái gì bạn làm cũng đều dự đoán được. Và nếu bạn nghiên cứu nhật kí của bạn một cách xuyên thấu, bạn có thể có khả năng giải mã hình mẫu này: rằng thứ hai, mọi thứ hai, bạn đều giận, mọi chủ nhật bạn đều cảm thấy dục tình, mọi thứ bẩy bạn đều cãi vã. Hay vào buổi sáng bạn thấy thoải mái, đến trưa bạn cảm thấy cay đắng, đến tối bạn chống lại toàn thế giới - bạn có thể thấy hình mẫu này. Và một khi bạn thấy hình mẫu thì bạn có thể quan sát điều bạn làm như một robot. Và là robot chính là điều khổ là gì. Bạn phải ý thức, không là thứ máy móc.
Gurdjieff thường nói, “Như con người vậy, con người là máy.” Bạn trở thành người chỉ khi bạn trở nên ý thức. Và nỗ lực thường xuyên này để được định trong bản thân người ta sẽ làm cho bạn có ý thức, sẽ làm cho bạn thành không máy móc, sẽ làm cho bạn thành không thể dự đoán được, sẽ làm cho bạn tự do. Thế thì ai đó có thể xúc phạm bạn và bạn có thể vẫn cười; bạn chưa bao giờ cười trước đây. Ai đó có thể xúc phạm bạn và bạn có thể cảm thấy yêu người đó; bạn đã không cảm thấy điều đó trước đây. Ai đó có thể xúc phạm bạn và bạn có thể cám ơn người đó. Cái gì đó mới đang được sinh ra; bây giờ bạn đang tạo ra bản thể ý thức bên trong bản thân bạn.
Nhưng điều đầu tiên cần làm trước khi đi vào hành động... bởi vì hành động nghĩa là đi ra ngoài, đi ra bên ngoài, đi tới người khác, đi xa khỏi cái ta. Mọi hành động để là đi xa khỏi cái ta. Trước khi bạn đi xa, có cái nhìn đi, có tiếp xúc đi, có việc nhấn chìm vào trong bản thể bên trong của bạn. Điều đầu tiên là được định.
Trước mọi khoảnh khắc, để có một khoảnh khắc của thiền đi: đây là điều abhyasa là gì. Bất kì cái gì bạn làm, trước khi làm nó nhắm mắt lại, vẫn còn im lặng, đi vào bên trong. Trở thành bình thản, không gắn bó, để cho bạn có thể nhìn như người quan sát, không định kiến - dường như bạn không được tham gia, bạn chỉ là nhân chứng. Và thế rồi đi vào hành động!
Một hôm, ngay buổi sáng, vợ của Mulla Nasruddin nói với Mulla, “Trong đêm, khi anh đang ngủ, anh đã xúc phạm em. Anh đã nói những điều chống lại em, chửi thề chống lại em. Anh ngụ ý gì? Anh sẽ phải giải thích.”
Mulla Nasruddin nói, “Nhưng ai nói rằng anh ngủ? Anh không ngủ. Chỉ là vì những điều anh muốn nói, anh không thể nói ban ngày được. Anh không thể thu được nhiều dũng cảm thế.”
Trong mơ, trong bước đi, bạn thường xuyên làm mọi thứ, và những thứ đó không được làm một cách có ý thức - dường như bạn bị buộc phải làm chúng. Ngay cả trong mơ bạn cũng không tự do. Hành vi máy móc thường xuyên này là tù túng. Cho nên làm sao được định trong bản thân người ta? - qua abhyasa.
Người Sufis dùng nó liên tục cho bất kì cái gì họ nói, làm - họ ngồi và đứng, bất kì cái gì họ làm. Trước khi một đệ tử Sufi đứng dậy người đó sẽ nhắc tên của Allah, đầu tiên người đó sẽ lấy tên của Thượng đế. Người đó sẽ ngồi, người đó sẽ lấy tên của Thượng đế. Một hành động được thực hiện - ngay cả ngồi cũng là một hành động - ngồi người đó sẽ nói, “Allah,” đứng, người đó sẽ nói, “Allah.” Nếu không thể nói được nó to lên người đó sẽ nói nó bên trong. Mọi hành động đều được thực hiện qua việc nhớ lại, và dần dần, việc nhớ này trở thành rào chắn thường xuyên giữa người đó và hành động - sự phân chia, lỗ hổng.
Và lỗ hổng này càng phát triển, người đó càng có khả năng nhìn vào hành động riêng của mình dường như người đó không phải là người làm. Với việc lặp lại liên tục về “Allah,” dần dần người đó bắt đầu thấy rằng chỉ Allah là người làm: “Mình không là người làm. Mình chỉ là phương tiện hay công cụ.” Và một khoảnh khắc lỗ hổng này phát triển, mọi điều ác rơi mất đi. Bạn không thể làm điều ác được. Bạn chỉ có thể làm điều ác khi không có lỗ hổng giữa người hành động và hành động. Thế rồi điều tốt tự động theo sau.
Lỗ hổng càng lớn giữa người hành động và hành động, càng tốt. Cuộc sống trở thành điều thiêng liêng.
Thân thể bạn trở thành ngôi đền. Bất kì cái gì làm cho bạn tỉnh táo, được định bên trong bản thân bạn, đều là abhyasa.
Trong hai điều này, abhyasa, thực hành bên trong, là nỗ lực để được định vững chắc trong bản thân người ta.
Nó trở nên có cơ sở vững chắc khi được liên tục trong thời gian dài, không gián đoạn và với thành tâm tôn kính.
Hai điều...“thực hành liên tục trong một thời gian dài.” Bao lâu? Điều đó là tuỳ. Nó sẽ tuỳ theo bạn, theo từng người, là bao lâu. Chiều dài thời gian sẽ tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt. Nếu sự mãnh liệt là toàn bộ thế thì nó có thể xảy ra rất sớm, thậm chí ngay tức khắc. Nếu sự mãnh liệt không sâu sắc thế, nó sẽ cần thời kì lâu hơn.
Tôi nghe nói về một nhà huyền môn Sufi, Junnaid, đang bước đi, chỉ đi dạo bên ngoài làng vào buổi sáng. Một người chạy theo và hỏi Junnaid, “Kinh đô của vương quốc này... tôi muốn tới kinh đô. Tôi sẽ phải đi trong bao lâu? Điều đó mất bao nhiêu thời gian?”
Junnaid nhìn người này và, không trả lời anh ta, lại bắt đầu bước đi. Và người này cũng đi theo cùng chiều, cho nên người này đi theo. Người này nghĩ, “Ông già này dường như điếc,” thế là lần thứ hai người này hỏi to hơn, “Tôi muốn biết phải mất bao lâu để tôi tới được kinh đô!”
Nhưng Junnaid vẫn tiếp tục bước đi. Sau khi bước đi hai dặm cùng người đó, Junnaid nói, “Ông sẽ phải bước đi ít nhất mười giờ.”
Người này nói, “Nhưng ông có thể đã nói điều đó từ trước chứ.”
Junnaid nói, “Làm sao ta có thể nói điều đó được? Đầu tiên ta phải biết tốc độ của ông. Điều đó là tuỳ vào tốc độ của ông. Cho nên trong hai dặm ta quan sát tốc độ của ông là gì. Chỉ thế thì ta mới có thể trả lời được.” Điều đó là tuỳ vào sự mãnh liệt của bạn, tốc độ của bạn.
Điều đầu tiên là thực hành liên tục trong một thời gian dài không ngắt quãng. Điều này phải được ghi nhớ. Nếu bạn ngắt quãng, nếu bạn làm nó trong vài ngày và thế rồi bỏ nó trong vài ngày, toàn thể nỗ lực bị mất. Và khi bạn bắt đầu lại nó lại là bắt đầu.
Nếu bạn thiền và thế rồi bạn nói, “Trong vài ngày không có vấn đề gì....” Bạn cảm thấy lười, bạn cảm thấy thích ngủ vào buổi sáng và bạn nói, “Mình có thể hoãn, mình có thể làm nó ngày mai.” Cho dù một ngày bị thiếu, bạn đã hoàn tác công việc của nhiều ngày. Bởi vì bạn không hành thiền hôm nay nhưng bạn sẽ làm nhiều thứ khác - nhiều thứ khác đó thuộc vào hình mẫu cũ của bạn, cho nên một tầng được tạo ra. Hôm qua của bạn và ngày mai của bạn bị cắt đứt. Hôm nay đã trở thành một tầng, một tầng khác. Tính liên tục bị mất, và khi bạn bắt đầu lại vào ngày mai nó lại là bắt đầu. Tôi thấy nhiều người bắt đầu, dừng lại, lại bắt đầu. Công việc có thể được làm trong vài tháng, họ mất vài năm.
Cho nên điều này phải được nhớ: không ngắt quãng. Bất kì thực hành nào bạn chọn, thế thì chọn nó cho cả đời bạn đi, và cứ nện búa lên nó, đừng nghe theo tâm trí. Tâm trí sẽ cố thuyết phục bạn, và tâm trí là kẻ dụ dỗ lớn. Nó có thể cho mọi loại lập luận: rằng hôm nay phải không làm nó vì bạn đang cảm thấy ốm, có đau đầu, bạn không ngủ được trong đêm, bạn đã từng mệt mỏi thế cho nên bạn chỉ có thể nghỉ hôm nay - nhưng đây là những thủ đoạn của tâm trí.
Tâm trí muốn đi theo hình mẫu cũ của nó. Tại sao tâm trí muốn đi theo hình mẫu cũ của nó? - bởi vì có chống đối ít nhất, nó là dễ dàng hơn. Và mọi người đều muốn theo con đường dễ hơn, tiến trình dễ hơn. Dễ cho tâm trí đi theo cái cũ, cái mới là khó.
Cho nên tâm trí chống lại mọi thứ là mới. Nếu bạn đang thực hành, trong abhyasa, đừng nghe theo tâm trí, bạn cứ làm. Dần dần thực hành mới này sẽ đi sâu vào tâm trí, và tâm trí sẽ dừng chống cự điều đó bởi vì thế thì nó sẽ trở thành dễ dàng hơn. Thế thì với tâm trí nó sẽ là luồng chảy dễ dàng. Chừng nào nó chưa trở thành luồng chảy dễ dàng, đừng ngắt quãng. Bạn có thể hoàn tác một nỗ lực lâu dài bởi lười biếng chút ít, cho nên nó phải không bị ngắt quãng.
Và điều thứ hai: “...với thành tâm tôn kính.” Bạn có thể làm một thực hành một cách máy móc, không tình yêu, không thành tâm, không cảm giác về sự thiêng liêng về nó. Thế thì nó sẽ rất lâu. Bởi vì qua yêu mọi sự xuyên thấu dễ dàng trong bạn. Qua thành tâm bạn mở, mở hơn, hạt mầm rơi sâu hơn.
Không có thành tâm bạn có thể làm cùng một điều. Nhìn vào đền thờ - bạn có thể có một tu sĩ được thuê. Ông ta sẽ làm lời cầu nguyện liên tục trong nhiều năm mà chẳng có kết quả gì, không có hoàn thành qua nó. Ông ta đang làm dường như nó được qui định sẵn, nhưng nó là công việc không có thành tâm. Ông ta có thể biểu lộ thành tâm, nhưng ông ta chỉ là người phục vụ. Ông ta quan tâm tới lương của mình, không tới lời cầu nguyện, không quan tâm tới puja, không quan tâm tới nghi lễ. Điều đó là để được làm, điều đó là nghĩa vụ, điều đó không phải là tình yêu. Cho nên ông ta sẽ làm nó trong nhiều năm. Cho dù cả đời mình, ông ta sẽ chỉ là tu sĩ được thuê, người được ăn lương. Đến cuối ông ấy sẽ chết dường như ông ấy chưa bao giờ cầu nguyện. Ông ấy có thể chết trong đền chùa, đang cầu nguyện, nhưng ông ấy sẽ chết dường như ông ấy chưa bao giờ cầu nguyện bởi vì không có thành tâm.
Cho nên đừng làm abhyasa, thực hành, mà không có thành tâm, bởi vì thế thì bạn đang làm phí hoài không cần thiết năng lượng. Nhiều điều có thể tới từ nó nếu thành tâm có đó. Khác biệt là gì? Khác biệt là giữa nghĩa vụ và tình yêu. Nghĩa vụ là cái gì đó bạn phải làm, bạn không thích thú gì việc làm nó. Bạn phải mang nó bằng cách nào đó, bạn phải kết thúc nó sớm. Nó chỉ là việc hướng ra ngoài. Nếu đây là thái độ thế thì làm sao nó có thể thấm vào trong bạn được?
Tình yêu không phải là nghĩa vụ - bạn tận hưởng thích thú. Không có giới hạn cho việc tận hưởng nó, không có vội vàng để kết thúc nó. Nó càng dài hơn, càng tốt hơn. Nó không bao giờ đủ. Bạn bao giờ cũng cảm thấy cái gì đó nữa, cái gì đó thêm nữa.... Nó bao giờ cũng không kết thúc. Nếu đây là thái độ thế thì mọi sự đi sâu vào trong bạn. Hạt mầm đạt tới đất sâu hơn. Thành tâm nghĩa là bạn ở trong tình yêu với một abhyasa đặc thù, một thực hành đặc thù.
Tôi quan sát nhiều người... tôi làm việc với nhiều người - phân chia này là rất rõ ràng. Những người thực hành thiền dường như họ đang làm chỉ một kĩ thuật, họ cứ làm nó trong nhiều năm nhưng chẳng thay đổi nào xảy ra. Nó có thể giúp chút ít, về thân thể. Họ có thể mạnh khoẻ hơn, thể chất của họ sẽ được ích lợi nào đó từ nó, nhưng đấy chỉ là luyện tập. Và thế rồi họ tới tôi và họ nói, “Không cái gì xảy ra cả.”
Không cái gì sẽ xảy ra đâu, bởi vì cách họ làm nó là cái gì đó bên ngoài, chỉ như công việc - dường như họ đi tới văn phòng vào mười một giờ và rời khỏi văn phòng lúc năm giờ. Họ có thể đi tới phòng thiền mà không dính líu gì. Họ có thể thiền trong một giờ và quay về, không dính líu gì. Nó không ở trong tim họ.
Loại người khác là những người làm nó với tình yêu. Vấn đề không phải là làm cái gì đó. Đó không phải là về lượng, đó là về chất: bạn dính líu vào bao nhiêu, bạn yêu nó sâu sắc thế nào, bạn tận hưởng nó bao nhiêu - không mục đích, không đích, không kết quả, mà rất thực hành.
Người Sufi nói, “Lặp lại tên của Thượng đế, lặp lại tên của Allah, bản thân điều đó là phúc lạc.” Họ cứ lặp lại và họ tận hưởng. Điều này trở thành toàn thể cuộc sống của họ, chỉ lặp lại cái tên này.
Nanak nói, “Nam smaran” - nhớ tên là đủ. Bạn ăn, bạn đi ngủ, bạn tắm, và liên tục trái tim bạn được chất đầy với việc nhớ. Cứ lặp lại “Ram” hay “Allah” hay bất kì cái gì, nhưng không như một từ - như sự thành tâm, như tình yêu. Toàn thế bản thể bạn cảm thấy được tràn đầy, rung động với nó, nó trở thành hơi thở sâu hơn của bạn. Bạn không thể sống thiếu nó. Và dần dần nó tạo ra hài hoà bên trong, âm nhạc. Toàn thể bản thể bạn bắt đầu rơi vào trong hài hoà. Cực lạc được sinh ra, cảm giác rì rào ... dịu dàng bao quanh bạn. Dần dần dịu dàng này trở thành bản tính của bạn. Thế thì bất kì cái gì bạn nói, nó đều trở thành tên của Allah. Bất kì cái gì bạn nói, nó đều trở thành việc nhớ tới điều thiêng liêng.
Bất kì thực hành nào “... không ngắt quãng và với thành tâm tôn kính.” Với tâm trí phương Tây điều đó là rất khó. Họ có thể hiểu được thực hành, họ không thể hiểu được thành tâm tôn kính. Họ đã hoàn toàn quên mất ngôn ngữ đó, và không có ngôn ngữ đó thực hành là chết. Những người tìm kiếm phương Tây tới tôi và họ nói, “Bất kì điều gì thầy nói chúng tôi sẽ làm,” và họ tuân theo nó đích xác như nó được nói. Nhưng họ làm việc trên nó chỉ hệt như họ làm việc trên bất kì bí quyết nào, một kĩ thuật. Họ không trong tình yêu với nó, họ đã không trở nên điên, họ không mất hút trong nó. Họ vẫn còn thao túng.
Họ là chủ và họ cứ thao túng kĩ thuật này chỉ như họ thao túng bất kì thiết bị máy móc nào. Cũng như bạn có thể nhấn nút và quạt chạy: không cần bất kì thành tâm tôn kính nào cho cái nút hay cái quạt. Và bạn làm mọi thứ trong cuộc sống giống như thế, nhưng abhyasa không thể được làm theo cách đó. Bạn phải có quan hệ sâu sắc với abhyasa của bạn, thực hành của bạn, tới mức bạn trở thành phụ và thực hành trở thành chính, tới mức bạn trở thành cái bóng và thực hành trở thành linh hồn - dường như không phải là bạn làm thực hành này, mà thực hành đang tự nó diễn ra và bạn chỉ là một phần của nó, rung động cùng nó. Thế thì có thể là không cần thời gian gì cả.
Với thành tâm sâu sắc, kết quả có thể theo sau ngay lập tức. Trong một khoảnh khắc của thành tâm bạn có thể hoàn tác nhiều kiếp của quá khứ. Trong khoảnh khắc sâu sắc của thành tâm bạn có thể trở nên hoàn toàn tự do với quá khứ.
Nhưng điều đó là khó, làm sao giải thích thành tâm tôn kính đó? Có tình bạn, có tình yêu - và có phẩm chất khác biệt của tình bạn cộng với tình yêu mà được gọi là thành tâm tôn kính. Tình bạn và tình yêu tồn tại giữa những người ngang hàng. Tình yêu là giữa các giới đối lập, tình bạn là với cùng giới nhưng ở cùng mức; các bạn là ngang hàng.
Từ bi chính là cái đối lập của thành tâm tôn kính. Từ bi tồn tại từ nguồn cao hơn hướng tới nguồn thấp hơn. Từ bi giống như dòng sông chảy từ Himalayas tới đại dương. Vị Phật là từ bi. Bất kì ai tới ông ấy, từ bi của ông ấy chảy xuống. Tôn kính chính là cái đối lập - dường như sông Hằng đang chảy từ đại dương hướng tới Himalayas, từ cái thấp hơn tới cái cao hơn.
Tình yêu là giữa những người ngang hàng, từ bi là từ người cao hơn xuống người thấp hơn, thành tâm là từ người thấp hơn tới người cao hơn. Từ bi và thành tâm, cả hai đã biến mất... chỉ tình bạn còn lại. Và không có từ bi và thành tâm, tình bạn treo ở giữa, chết, bởi vì hai cực bị thiếu. Và nó có thể tồn tại, sống, chỉ giữa hai cực.
Nếu bạn ở trong thành tâm thế thì sớm hay muộn từ bi sẽ bắt đầu chảy tới bạn. Nếu bạn ở trong thành tâm thế thì đỉnh cao hơn nào đó sẽ bắt đầu chảy tới bạn. Nhưng nếu bạn không trong thành tâm, từ bi không thể chảy tới bạn được, bạn không mở với nó.
Mọi abhyasa, mọi thực hành, là để trở thành cái thấp nhất để cho cái cao nhất có thể chảy vào bạn... trở thành cái thấp nhất. Như Jesus nói, “Chỉ những người đứng cuối cùng sẽ trở thành người đầu tiên trong vương quốc Thượng đế của ta.”
Trở thành cái thấp nhất, cái cuối cùng. Đột nhiên, khi bạn là cái thấp nhất, bạn có khả năng đón nhận cái cao nhất. Và cái cao nhất bị hấp dẫn chỉ tới chiều sâu thấp nhất, bị kéo tới. Nó trở thành nam châm.
“Với thành tâm” nghĩa là bạn là người thấp nhất. Đó là lí do tại sao Phật tử chọn là kẻ ăn xin. Người Sufi đã chọn là kẻ ăn xin - chỉ là người thấp nhất, kẻ ăn xin - và chúng ta đã thấy rằng trong những kẻ ăn xin này cái cao nhất đã xảy ra. Nhưng đây là chọn lựa của họ. Họ đã để bản thân họ vào chỗ cuối. Họ là người cuối cùng, không trong cạnh tranh với bất kì ai, hệt như thung lũng, thấp, thấp nhất.
Đó là lí do tại sao trong ngạn ngữ Sufi cổ có nói, “Trở thành nô lệ của Thượng đế” - chỉ là nô lệ, nhắc tên ngài, thường xuyên cám ơn ngài, thường xuyên cảm thấy biết ơn, thường xuyên được rót đầy với biết bao nhiêu phúc lành mà ngài đã rót lên bạn.
Và với tôn kính, thành tâm này, abhyasa không ngắt, thực hành đi: Patanjali nói hai điều này, vairagya và abhyasa, giúp cho tâm trí dừng lại. Và khi tâm trí dừng lại, lần đầu tiên bạn thực sự là cái mà bạn được ngụ ý là, cái mà định mệnh của bạn là.
Đủ cho hôm nay?
Nhận xét
Đăng nhận xét