Chương 09: Trau dồi thái độ đúng
Chương 09: Trau dồi thái độ đúng
Tâm trí trở nên yên tĩnh bởi việc trau dồi thái độ thân thiện hướng tới hạnh phúc,
từ bi hướng tới khổ, vui vẻ hướng tới đức hạnh và dửng dưng hướng tới cái xấu.
Tâm trí cũng trở nên yên tĩnh bởi việc đẩy ra và giữ lại lần lượt hơi thở.
Khi thiền tạo ra cảm nhận ý thức phi thường, tâm trí thu được tin tưởng và điều này giúp kiên nhẫn. Cũng vậy, thiền về ánh sáng bên trong điều là thanh thản và ở bên ngoài mọi buồn khổ.
Cũng vậy, thiền về người đã đạt tới vô ham muốn.
Tâm trí trở nên yên tĩnh bởi việc trau dồi thái độ thân thiện hướng tới hạnh phúc,
từ bi hướng tới khổ, vui vẻ hướng tới đức hạnh và dửng dưng hướng tới cái xấu.
Nhiều điều phải được hiểu trước khi bạn có thể hiểu kinh này. Thứ nhất, thái độ tự nhiên: bất kì khi nào bạn thấy ai đó hạnh phúc, bạn cảm thấy ghen tị - không hạnh phúc, không bao giờ hạnh phúc - bạn cảm thấy khổ. Đó là thái độ tự nhiên, thái độ mà bạn đã có được. Và Patanjali nói tâm trí trở nên yên tĩnh bằng việc trau dồi thái độ thân thiện hướng tới hạnh phúc - rất khó. Thân thiện với ai đó đang hạnh phúc là một trong những điều khó nhất trong cuộc sống.
Bình thường bạn nghĩ điều đó rất dễ. Nó không dễ đâu! Hoàn cảnh chính là đối lập lại. Bạn cảm thấy ghen tị, bạn cảm thấy khổ. Bạn có thể biểu lộ hạnh phúc, nhưng đó chỉ là mẽ ngoài, bề ngoài, mặt nạ. Và làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Và làm sao bạn có thể yên tĩnh, im lặng được nếu bạn có thái độ như vậy?
Toàn thể cuộc sống đang mở hội; hàng triệu hạnh phúc đang xảy ra khắp trong vũ trụ, nhưng nếu bạn có thái độ ghen tị bạn sẽ khổ, ban sẽ trong địa ngục thường xuyên. Và bạn sẽ trong địa ngục chính xác bởi vì tất cả mọi nơi đều có cõi trời. Bạn sẽ tạo ra địa ngục cho bản thân bạn, địa ngục tư, bởi vì toàn thể sự tồn tại đang mở hội.
Nếu ai đó hạnh phúc, điều gì tới đầu tiên trong tâm trí bạn? ... Cứ dường như là hạnh phúc đã bị lấy đi khỏi bạn? Cứ dường như là người đó đã thắng và bạn bại? Cứ dường như là người đó đã lừa bạn? Hạnh phúc không phải là cạnh tranh, cho nên đừng bị lo nghĩ. Nếu ai đó hạnh phúc, điều đó không có nghĩa là bạn không thể hạnh phúc - không có nghĩa là người đó đã lấy hạnh phúc; bây giờ làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó nơi nó có thể bị vét cạn bởi người hạnh phúc.
Tại sao bạn cảm thấy ghen tị? Nếu ai đó giầu, có thể khó cho bạn giầu vì giầu tồn tại theo số lượng. Nếu ai đó có quyền theo cách vật chất, có thể khó cho bạn có quyền vì quyền lực là cạnh tranh. Nhưng hạnh phúc không phải là cạnh tranh. Hạnh phúc tồn tại theo số lượng vô hạn. Không ai đã bao giờ có khả năng vét cạn được nó; không có cạnh tranh chút nào. Nếu ai đó hạnh phúc, sao bạn cảm thấy ghen tị? Và, với ghen tị, địa ngục đi vào trong bạn.
Patanjali nói, rằng khi ai đó hạnh phúc, cảm thấy hạnh phúc đi, cảm thấy thân thiện đi. Thế thì bạn cũng mở cánh cửa hướng tới hạnh phúc. Theo một cách tinh tế, nếu bạn có thể cảm thấy thân thiện với ai đó đang hạnh phúc, bạn lập tức bắt đầu chia sẻ hạnh phúc của người đó; điều đó trở thành của bạn nữa - ngay lập tức! Và hạnh phúc không phải là 'thứ' gì đó, nó không là vật chất; nó không phải là cái gì đó mà ai đó có thể níu bám lấy. Bạn có thể chia sẻ nó. Khi đoá hoa nở bạn có thể chia sẻ nó; khi chim hót bạn có thể chia sẻ nó; khi ai đó hạnh phúc bạn có thể chia sẻ nó - và cái đẹp là ở chỗ nó không phụ thuộc vào việc chia sẻ của người đó; nó tuỳ thuộc vào việc tham dự của bạn.
Nếu điều đó tuỳ thuộc nào việc chia sẻ của người đó, vào liệu người đó có chia sẻ hay không, thế thì nó là chuyện khác toàn bộ. Người đó có thể không thích chia sẻ. Nhưng đây không phải là vấn đề chút nào, nó không tuỳ thuộc vào việc chia sẻ của người đó. Khi mặt trời lên vào buổi sáng bạn có thể hạnh phúc, và mặt trời không thể làm được gì về điều đó. Nó không thể ngăn cản được bạn khỏi hạnh phúc. Ai đó hạnh phúc: bạn có thể thân thiện. Đó toàn bộ là thái độ riêng của bạn và người đó không thể ngăn cản được việc chia sẻ của bạn. Bạn mở cánh cửa ngay lập tức và hạnh phúc của người đó chảy tới bạn nữa.
Đây là bí mật của việc tạo ra cõi trời khắp quanh bạn, và chỉ bên trong cõi trời bạn mới có thể yên tĩnh được. Làm sao bạn có thể yên tĩnh được trong ngọn lửa địa ngục? Và không ai tạo ra nó: bạn tạo ra nó. Cho nên điều cơ sở cần được hiểu là ở chỗ bất kì khi nào có khổ, địa ngục, bạn là nguyên nhân của nó. Đừng bao giờ đổ trách nhiệm lên bất kì ai khác bởi vì việc đổ trách nhiệm đó là trốn chạy khỏi chân lí cơ sở.
Nếu bạn khổ, chỉ bạn, tuyệt đối chỉ bạn, chịu trách nhiệm. Nhìn vào bên trong và tìm ra nguyên nhân của nó đi. Và không ai muốn khổ cả. Nếu bạn có thể tìm thấy nguyên nhân bên trong bạn, bạn có thể vứt nó ra. Không ai đang đứng trên đường của bạn để ngăn cản bạn. Không có chướng ngại nào cho việc hạnh phúc.
Nhưng với việc thân thiện hướng tới hạnh phúc, bạn trở nên hoà điệu với hạnh phúc. Họ đang nở hoa; bạn trở nên thân thiện. Họ có thể không thân thiện; đó không phải là mối quan tâm của bạn. Họ có thể thậm chí không biết bạn - điều đó không thành vấn đề. Nhưng bất kì chỗ nào có việc nở hoa, bất kì chỗ nào có phúc lạc, bất kì chỗ nào ai đó đang nở hoa, bất kì chỗ nào ai đó đang nhảy múa và hạnh phúc và mỉm cười, bất kì chỗ nào có mở hội, bạn trở thành thân thiết, bạn tham dự vào nó. Nó bắt đầu chảy bên trong bạn và không ai có thể ngăn cản được nó. Và khi có hạnh phúc khắp quanh bạn, bạn cảm thấy yên tĩnh.
Tâm trí trở nên yên tĩnh bởi việc trau dồi thái độ thân thiện hướng tới hạnh phúc...
Với hạnh phúc bạn cảm thấy ghen tị - trong cạnh tranh tinh vi. Với người hạnh phúc bạn cảm thấy bản thân bạn kém cỏi. Bạn bao giờ cũng chọn người quanh bạn, người bất hạnh. Bạn trở thành thân thiết với người bất hạnh bởi vì với người bất hạnh bạn cảm thấy cao siêu. Bạn bao giờ cũng tìm ai đó ở dưới bạn. Bạn bao giờ cũng sợ người cao hơn; bạn bao giờ cũng tìm người thấp hơn, bạn rơi xuống người thấp hơn. Thế thì ngay cả người thấp hơn cũng được cần.
Tìm nhóm người cao hơn bạn ấy - cao hơn về trí huệ, cao hơn trong hạnh phúc, cao hơn trong yên tĩnh, bình thản, tĩnh lặng, tự chủ: bao giờ cũng tìm nhóm người cao hơn bởi vì đó là cách bạn trở nên cao hơn, cách bạn siêu việt trên thung lũng và đạt tới đỉnh núi. Điều đó trở thành chiếc thang. Bao giờ cũng tìm nhóm người cao hơn, người đẹp, người hạnh phúc và bạn sẽ trở thành đẹp hơn, bạn sẽ trở thành hạnh phúc hơn.
Và một khi bí mật này được biết tới, một khi bạn biết cách trở thành hạnh phúc hơn, cách mà với hạnh phúc của người khác bạn tạo ra một tình huống cho bản thân bạn cũng hạnh phúc, thế thì không có rào cản; thế thì bạn có thể đi xa như bạn thích. Bạn có thể trở thành thượng đế nơi không hạnh phúc nào tồn tại.
Ai là thượng đế? Thượng đế là người đã học bí mật này của việc là hạnh phúc với toàn thể vũ trụ, với mọi đoá hoa và với mọi dòng sông và với mọi tảng đá và với mọi vì sao; người đã trở thành một với mở hội vĩnh hằng liên tục này; người mở hội, người không bận tâm đây là mở hội của ai. Bất kì chỗ nào có mở hội, người đó tham gia. Nghệ thuật này của việc tham gia vào hạnh phúc là một trong những nền tảng nếu bạn muốn hạnh phúc. Nó phải được tuân theo.
Bạn đã từng làm chính cái đối lập lại. Nếu ai đó hạnh phúc, ngay lập tức bạn bị choáng: làm sao điều đó là có thể được? Làm sao bạn không đi tới hạnh phúc và người đó đã trở thành hạnh phúc? Có bất bình đẳng. Toàn thể thế giới này đang lừa bạn và không có Thượng đế, làm sao bạn không đi tới hạnh phúc và người khác đang trở thành hạnh phúc? Và những người này, người hạnh phúc, họ là những kẻ khai thác, họ thủ đoạn, tinh ranh. Họ sống trên máu của bạn. Họ hút hạnh phúc của người khác.
Không ai hút hạnh phúc của bất kì ai. Hạnh phúc là hiện tượng mà không có nhu cầu hút nó. Đó là việc nở hoa bên trong; nó không tới từ bên ngoài. Chỉ bằng việc hạnh phúc với người hạnh phúc bạn tạo ra tình huống trong đó hoa bên trong riêng của bạn bắt đầu nở.
Tâm trí trở nên yên tĩnh bởi việc trau dồi thái độ thân thiện...,
Bạn tạo ra thái độ thù địch. Bạn có thể cảm thấy thân thiện với người buồn và bạn nghĩ điều đó rất đức hạnh. Bạn có thể cảm thấy thân thiện với ai đó đang thất vọng, đang khổ, và bạn nghĩ nó là cái gì đó tôn giáo, bạn đang làm cái gì đó đạo đức, nhưng bạn không biết điều bạn đang làm.
Bất kì khi nào bạn cảm thấy thân thiết với ai đó buồn, thất vọng, bất hạnh, khổ, bạn tạo ra khổ cho bản thân bạn. Thái độ của Patanjali có vẻ rất phi tôn giáo. Nó không phải vậy, bởi vì khi bạn hiểu toàn thể quan điểm của ông ấy bạn sẽ thấy điều ông ấy ngụ ý. Ông ấy rất khoa học. Ông ấy không phải là người đa cảm, và đa cảm sẽ không giúp bạn. Người ta phải rất, rất rõ ràng:
... từ bi hướng tới khổ....
Không thân thiện - từ bi. Từ bi là phẩm chất khác với thân thiện. Thân thiện nghĩa là bạn đang tạo ra tình huống trong đó bạn muốn là cùng một điều với người khác, bạn muốn cùng một điều như bạn của bạn. Từ bi nghĩa là ai đó đã rơi khỏi tình trạng của người đó. Bạn muốn giúp người đó, nhưng bạn không muốn như người đó. Bạn sẽ đưa một tay ra cho người đó; bạn muốn đưa người đó lên, khuyến khích người đó. Bạn muốn giúp cho người đó theo mọi cách, nhưng bạn không muốn như người đó bởi vì điều đó không phải là giúp đỡ.
Nếu ai đó kêu và khóc, và bạn ngồi bên cạnh và bạn bắt đầu kêu và khóc, bạn có giúp cho người đó không? Theo cách nào? Nếu ai đó khổ và bạn trở thành khổ, bạn có giúp cho người đó không? Bạn có thể làm gấp đôi khổ của người đó. Người đó đã khổ một mình rồi; bây giờ có hai người khổ. Nhưng bằng cách bầy tỏ thông cảm với người khổ bạn đang giở thủ đoạn. Sâu bên dưới, khi bạn bầy tỏ thông cảm với người khổ - và nhớ, thông cảm không phải là từ bi; thông cảm là thân thiết - khi bạn bầy tỏ thông cảm và thân thiết với người thất vọng, buồn, khổ, sâu bên dưới bạn cảm thấy hạnh phúc. Bao giờ cũng có luồng chảy ngầm của hạnh phúc.
Nó phải là như vậy, bởi vì nó là số học đơn giản: khi ai đó hạnh phúc, bạn cảm thấy khổ - thế thì làm sao có thể có chuyện khi ai đó khổ bạn có thể cảm thấy bất hạnh được? Nếu khi ai đó hạnh phúc bạn cảm thấy khổ, thế thì khi ai đó bất hạnh, sâu bên dưới bạn cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng bạn không biểu lộ nó. Hay, nếu bạn bị người ta nhìn sâu sắc bạn biểu lộ điều đó: ngay cả trong thông cảm của bạn cũng vẫn có dòng chảy tinh tế của hạnh phúc. Bạn cảm thấy thoải mái; bạn cảm thấy phấn chấn thực sự, rằng không phải là bạn là người bất hạnh và bạn đang ở vị trí để biểu lộ thông cảm - và bạn ở cao hơn, tốt hơn.
Mọi người bao giờ cũng cảm thấy thoải mái khi họ có thể biểu lộ thông cảm với người khác; họ bao giờ cũng vui vẻ. Sâu bên dưới họ cảm thấy rằng họ không khổ, cám ơn Thượng đế! Khi ai đó chết, ngay lập tức một dòng chảy ngầm tới trong bạn rằng bạn vẫn còn sống, cám ơn Thượng đế, và bạn có thể biểu lộ thông cảm và nó chẳng tốn kém gì. Bầy tỏ thông cảm chẳng tốn gì, nhưng từ bi là chuyện khác. Từ bi nghĩa là bạn muốn giúp người khác; bạn muốn làm bất kì cái gì có thể được làm; bạn muốn giúp người đó ra khỏi khổ của người đó. Bạn không hạnh phúc về nó, nhưng bạn cũng không khổ.
Ngay giữa hai điều này tồn tại từ bi. Phật là trong từ bi. Ông ấy sẽ không cảm thấy khổ với bạn vì điều đó sẽ không giúp cho ai cả, và ông ấy sẽ không cảm thấy hạnh phúc bởi vì không vấn đề trong việc cảm thấy hạnh phúc. Làm sao bạn có thể cảm thấy hạnh phúc khi ai đó khổ? Nhưng người đó không thể cảm bất hạnh được, bởi vì điều đó sẽ không giúp ích. Người đó sẽ cảm thấy từ bi. Từ bi tồn tại ở giữa hai điều này. Từ bi nghĩa là người đó muốn giúp bạn ra khỏi nó. Từ bi nghĩa là người đó vì bạn nhưng chống lại khổ của bạn; người đó yêu bạn nhưng không yêu khổ của bạn. Người đó muốn đưa bạn lên - nhưng không đưa khổ của bạn lên cùng bạn.
Khi bạn thông cảm bạn bắt đầu yêu cái khổ, không phải là người đang khổ. Và nếu đột nhiên người đó phấn chấn và nói, “Đừng bận tâm,” bạn sẽ cảm thấy bị choáng, bởi vì người đó chưa bao giờ cho bạn cơ hội để thông cảm và bầy tỏ cho người đó là bạn cao hơn, siêu hơn và hạnh phúc hơn bao nhiêu.
Đừng khổ cùng với ai đó đang khổ. Giúp người đó thoát ra khỏi nó đi. Đừng bao giờ làm khổ thành đối tượng của yêu; đừng cho bất kì cảm giác yêu thích nào với khổ, bởi vì nếu bạn cho cảm giác yêu thích và bạn làm nó thành đối tượng của yêu, bạn đang mở ra cánh cửa cho nó. Sớm hay muộn bạn sẽ trở thành khổ. Vẫn còn tách rời đi. Từ bi nghĩa là vẫn còn tách rời. Giơ tay ra, vẫn còn xa cách, giúp đỡ - đừng cảm thấy khổ, đừng cảm thấy sướng, bởi vì cả hai là như nhau. Khi bạn cảm thấy khổ trên bề mặt với khổ của ai đó, sâu bên dưới dòng chảy của hạnh phúc chạy qua. Cả hai đều phải bị loại bỏ. Từ bi sẽ mang bạn tới yên tĩnh của tâm trí.
Nhiều người tới tôi những người là người cải cách xã hội, nhà cách mạng, chính khách, người không tưởng, và họ nói, “Làm sao thầy có thể dạy mọi người thiền và im lặng khi có nhiều khổ thế trên thế giới?” Họ bảo tôi, “Điều này là ích kỉ.” Họ muốn tôi dạy mọi người khổ cùng với những người khác đang khổ. Họ không biết điều họ đang nói, nhưng họ cảm thấy rất thoải mái - làm công việc xã hội, phục vụ xã hội, họ cảm thấy rất thoải mái. Và nếu đột nhiên thế giới trở thành cõi trời, và Thượng đế nói, “Bây giờ mọi thứ sẽ là được,” bạn sẽ thấy những nhà cải cách xã hội và nhà cách mạng trong khổ tuyệt đối, bởi vì họ sẽ chẳng có gì làm cả.
Khalil Gibran đã viết một chuyện ngụ ngôn nhỏ. Trong một thành phố, trong một thành phố lớn, có một con chó vừa là nhà thuyết giảng và là nhà truyền giáo, và nó thuyết giảng cho các con chó khác, “Dừng sủa lại đi! Chúng ta phí gần chín mươi chín phần trăm năng lượng của chúng ta trong việc sủa không cần thiết. Đó là lí do tại sao chúng ta đã không tiến hoá. Dừng sủa không cần thiết lại!”
Nhưng điều khó với chó là dừng sủa. Đó là quá trình có sẵn rồi. Thực sự, chúng cảm thấy hạnh phúc chỉ khi chúng sủa. Nó là việc tẩy rửa. Chúng cảm thấy im lặng khi chúng đã sủa. Cho nên chúng nghe theo người lãnh đạo, nhà cách mạng, người không tưởng, người nghĩ tới vương quốc của thượng đế, vương quốc của chó, đâu đó trong tương lai sắp tới, nơi mọi con chó được sửa đổi và đã trở thành tôn giáo - nơi không có sủa, không đánh nhau, nơi mọi thứ là im lặng. Nhà truyền giáo đó phải là người theo chủ nghĩa hoà bình.
Nhưng chó là chó. Chúng nghe theo nó và thế rồi chúng nói, “Anh là người vĩ đại, và bất kì điều gì anh nói cũng đều đúng, nhưng chúng tôi là chó đáng thương, bất lực. Chúng tôi không hiểu những điều lớn lao như thế.” Cho nên mọi con chó đều cảm thấy mặc cảm bởi vì chúng không thể dừng được. Và chúng tin vào thông điệp của kẻ lãnh đạo, và kẻ đó là đúng. Về phương diện lí trí, chúng có thể theo, nhưng phải làm gì với thân thể? Thân thể là phi lí trí. Bất kì khi nào có cơ hội - một sannyasin bước qua, một cảnh sát, người đưa thư, chúng sẽ sủa, bởi vì chúng chống lại đồng phục.
Điều đó là gần như không thể được cho chúng, và chúng đã đồng ý: “Con chó kia là chó vĩ đại, và chúng ta không thể theo được. Nó giống như một hoá thân - cái gì đó từ bờ bên kia - cho nên chúng ta sẽ tôn thờ nó, nhưng làm sao chúng ta có thể theo nó được?” Và kẻ lãnh đạo kia bao giờ cũng đúng với lời của nó, nó không bao giờ sủa.
Nhưng một hôm mọi sự hỏng cả. Một đêm tối bọn chó quyết định, “Kẻ lãnh đạo vĩ đại này bao giờ cũng cố cải tâm chúng ta, và chúng ta chưa bao giờ nghe theo nó. Ít nhất một lần một năm, vào ngày sinh của kẻ lãnh đạo của chúng ta, chúng ta nên giữ việc nhịn hoàn toàn: không sủa, tuyệt đối im lặng, khó đến đâu cũng không thành vấn đề. Ít nhất một lần một năm chúng ta có thể làm điều đó.”
Và đêm hôm đó không một con chó nào sủa. Kẻ lãnh đạo đi quan sát từ góc này sang góc khác, phố này sang phố khác, bởi vì bất kì chỗ nào chó sẽ sủa nó sẽ thuyết giảng. Nó bắt đầu cảm thấy rất khổ vì không con chó nào sủa; cả đêm hoàn toàn im lặng, dường như không chó nào tồn tại. Nó đi nhiều chỗ, quan sát, và đến giữa đêm điều không thể được với nó là nó đi vào trong một góc tối và sủa!
Khoảnh khắc đó các con chó khác nghe thấy rằng một con đã phá lời nguyện, chúng nói, “Bây giờ không có vấn đề gì.” Chúng không biết rằng con chó lãnh đạo đã làm điều đó; chúng nghĩ một trong chúng đã phá vỡ lời nguyện. Nhưng bây giờ không thể nào cho chúng kìm mình lại được nữa: cả thành phố sủa. Kẻ lãnh đạo bước ra và nó bắt đầu thuyết giảng!
Đây sẽ là điều kiện của các nhà cách mạng xã hội của bạn, những nhà cải cách, những người theo Gandhi, người Mác xít và những người khác - đủ mọi thương hiệu. Họ sẽ trong khó khăn thế nếu thế giới thực sự thay đổi. Nếu thế giới thực sự hoàn thành điều không tưởng của tâm trí họ và những tưởng tượng, họ sẽ tự tử hay họ sẽ phát điên. Hay họ sẽ bắt đầu thuyết giảng chỉ điều mâu thuẫn, chỉ cái đối lập với bất kì cái gì họ đang thuyết giảng bây giờ.
Họ tới tôi và họ nói, “Làm sao thầy có thể bảo mọi người im lặng khi thế giới đang trong khổ thế?” Họ nghĩ, trước hết khổ phải bị loại bỏ, thế thì mọi người sẽ im lặng sao? Không, nếu mọi người im lặng, khổ có thể bị loại bỏ, bởi vì chỉ im lặng mới có thể loại bỏ được khổ. Khổ là thái độ. Nó ít liên quan tới điều kiện vật chất, nhiều liên quan với tâm trí bên trong, tâm thức bên trong. Ngay cả người nghèo cũng có thể hạnh phúc, và một khi người đó hạnh phúc nhiều điều bắt đầu sắp thành hàng.
Người đó có thể sớm không là người nghèo, vì làm sao bạn có thể nghèo được khi bạn hạnh phúc? Khi bạn hạnh phúc, toàn thế giới tham gia cùng bạn. Khi bạn bất hạnh, mọi thứ đi sai. Bạn tạo ra khắp xung quanh một tình huống mà giúp cho bất hạnh của bạn có đó. Đây là tính động của tâm trí. Đó là hệ thống tự chuốc lấy thất bại. Bạn cảm thấy khổ, thế thì nhiều khổ hơn bị hấp dẫn tới bạn. Khi nhiều khổ hơn bị hấp dẫn tới bạn nói, “Làm sao tôi có thể im lặng được? Có nhiều khổ thế.” Thế thì thậm chí nhiều khổ hơn bị hấp dẫn tới bạn. Thế rồi bạn nói, “Bây giờ thì không thể được. Và những người nói họ hạnh phúc phải nói dối: những Phật này, Krishna này, họ phải nói dối. Những Patanjali này, họ phải là kẻ dối trá, bởi vì làm sao điều đó là có thể khi có nhiều khổ thế?”
Thế thì bạn ở trong hệ thống tự chuốc lấy thất bại. Bạn hấp dẫn khổ, và bạn hấp dẫn không chỉ cho bản thân bạn; khi một người khổ, người đó giúp cho người khác cũng khổ, bởi vì họ cũng ngu như bạn. Thấy bạn khổ, họ thông cảm. Khi họ thông cảm họ trở nên mong manh. Cho nên điều đó giống như thế: một người ốm làm nhiễm cho cả cộng đồng.
Bác sĩ của Mulla Nasruddin gửi cho anh ta một hoá đơn. Nó quá nhiều. Đứa con nhỏ của Nasruddin bị ốm. Anh ta điện thoại cho bác sĩ, “Thế này thì quá nhiều.”
Bác sĩ nói, “Nhưng tôi phải tới chín lần để khám cho con anh còn gì, cho nên điều đó phải được tính tiền chứ.”
Nasruddin nói, “Đừng quên là con trai tôi lây cho cả làng và ông đã kiếm được nhiều. Thực ra, ông phải trả cho tôi cái gì đó chứ.”
Khi một người khổ, người đó làm lây nhiễm. Khổ có tính lây nhiễm, cũng như hạnh phúc có tính lây nhiễm. Và bạn mong manh hướng tới khổ như bạn vậy, bởi vì bạn bao giờ cũng tìm kiếm nó một cách không chủ ý; tâm trí của bạn tìm kiếm khổ, bởi vì với khổ bạn cảm thấy thông cảm; với hạnh phúc bạn cảm thấy ghen tị.
Vợ của Mulla Nasruddin có lần bảo tôi, “Nếu thầy đi tới New Delhi - mùa đông đang tới rồi - thầy sẽ đem về cho tôi chiếc áo khoác chết lăn đùng được chứ?”
Tôi ngạc nhiên. Tôi không thể hiểu được điều cô ấy ngụ ý gì. Dẫu sao tôi cũng bảo cô ấy, “Tôi không biết mấy về áo khoác, nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói... áo khoác chết lăn đùng là sao?”
Cô ấy nói, “Thầy chưa bao giờ nghe nói à?” và bắt đầu cười nghiêng ngả và nói, “Áo khoác chết lăn đùng là áo khoác mà khi thầy mặc nó vào, hàng xóm chỉ còn cách chết lăn đùng ra thôi!”
Chừng nào người khác còn chưa chết lăn đùng ra bạn không cảm thấy sống. Chừng nào người khác còn chưa khổ bạn không cảm thấy hạnh phúc. Nhưng làm sao bạn có thể cảm thấy hạnh phúc khi người khác bất hạnh, và làm sao bạn có thể cảm thấy sống động thực sự khi người khác chết? Chúng ta tồn tại cùng nhau. Và thỉnh thoảng bạn có thể là nguyên nhân của khổ của nhiều người: thế thì bạn đang thu nghiệp. Bạn có thể không đánh thẳng vào họ; bạn có thể không có bạo hành với họ. Luật là tinh vi. Bạn không cần là kẻ sát hại, nhưng nếu bạn đơn giản tiêm nhiễm mọi người bằng khổ của bạn, bạn đang tham gia vào trong nó; bạn đang tạo ra khổ đấy. Và bạn chịu trách nhiệm về điều đó, và bạn sẽ phải trả giá cho nó. Cơ chế này rất tinh vi!
Chuyện xảy ra mới hai, ba ngày trước đây là một sannyasin đã tấn công Laxmi. Bạn có thể đã không quan sát rằng tất cả các bạn đều có trách nhiệm cho điều đó, bởi vì nhiều người trong các bạn đã cảm thấy đối nghịch với Laxmi. Sannyasin đó chỉ là một nạn nhân, chỉ là móc nối yếu nhất trong các bạn. Anh ta đã diễn đạt đối kháng của các bạn, có vậy thôi, và anh ta là người yếu nhất. Anh ta trở thành nạn nhân, và bây giờ bạn sẽ cảm thấy rằng anh ta chịu trách nhiệm. Điều đó không đúng: các bạn đã tham dự. Luật là tinh vi....
Các bạn đã tham dự thế nào? Laxmi đang quản lí nhiều thứ quanh đây và sâu bên dưới, bất kì khi nào ai đó làm quản lí, có nhiều tình huống trong đó bạn sẽ cảm thấy đối kháng, trong đó cô ấy sẽ phải nói không với bạn, trong đó bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương. Điều đó không thể tránh được. Có nhiều tình huống trong đó bạn cảm thấy rằng bạn đã không được dành cho sự chú ý, trong đó bạn cảm thấy rằng bạn bị đối xử dường như bạn là không ai cả. Bản ngã của bạn bị tổn thương và bạn cảm thấy đối kháng.
Nếu nhiều người cảm thấy đối kháng với một người, thế thì người yếu nhất trong họ sẽ trở thành nạn nhân; người đó sẽ làm cái gì đó. Người đó là người khùng nhất trong các bạn, điều đó đúng, nhưng một mình người đó không chịu trách nhiệm. Nếu các bạn đã cảm thấy đối kháng với Laxmi, đó là một phần và bạn đã thu được nghiệp, và chừng nào bạn chưa trở thành nhận biết tinh tế thế, bạn không thể trở nên chứng ngộ được. Mọi sự là rất phức tạp.
Bây giờ ở phương Tây nữa, các nhà phân tâm đã tìm ra rằng cả gia đình chịu trách nhiệm nếu một người phát điên - cả gia đình! Bây giờ họ nghĩ rằng gia đình phải được chữa trị, không phải một người, bởi vì khi một người phát điên điều đó chỉ chứng tỏ rằng cả gia đình có căng thẳng bên trong. Người đó là người yếu nhất trong tất cả họ, cho nên ngay lập tức người đó biểu lộ toàn thể sự việc, người đó trở thành cách diễn đạt của toàn thể gia đình, và nếu bạn chữa trị cho người đó điều đó sẽ không có ích. Ở bệnh viện người đó có thể ổn thoả: trở về nhà người đó sẽ lại rơi vào ốm bởi vì cả gia đình có căng thẳng bên trong và người đó là người yếu nhất.
Trẻ con chịu đựng quá nhiều bởi vì bố mẹ - chúng đánh nhau, chúng bao giờ cũng tạo ra lo âu quanh nhà. Cả nhà tồn tại không như một cộng đồng an bình mà như một cuộc chiến và xung đột bên trong. Đứa trẻ là mong manh hơn; đứa trẻ bắt đầu cư xử theo cách lập dị - bây giờ bạn có cớ rằng bạn căng thẳng và lo nghĩ bởi vì con. Và bây giờ bố và mẹ cả hai quan ngại với đứa trẻ; họ sẽ đưa nó tới nhà phân tâm và bác sĩ, và họ có thể quên đi xung đột riêng của họ.
Đứa trẻ này trở thành lực gắn kết. Nếu nó ốm, thế thì họ phải chú ý nhiều hơn tới nó. Và bây giờ họ có cớ tại sao họ lo âu và căng thẳng và phiền não - bởi vì con ốm - và họ không biết rằng chính điều đảo ngược lại mới là hoàn cảnh, rằng chính bởi vì họ lo nghĩ, căng thẳng, trong xung đột. Đứa trẻ là hồn nhiên, nhạy cảm; nó có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức, nó chưa có sự bảo vệ quanh nó. Và nếu đứa trẻ trở nên thực sự khoẻ mạnh, bố mẹ sẽ khó khăn hơn vì thế thì không có cớ nào.
Đây là cộng đồng; bạn sống ở đây như một gia đình. Nhiều căng thẳng nhất định có đó - nhận biết vào. Tỉnh táo về những căng thẳng đó bởi vì căng thẳng của bạn có thể tạo ra lực. Chúng có thể trở nên tích luỹ, và đột nhiên ai đó là yếu, mong manh, đơn giản, có thể trở thành chỗ trú cho lực được tích luỹ, và thế thì người đó phản ứng theo một cách nào đó. Thế thì tất cả các bạn có thể đổ trách nhiệm lên người đó. Nhưng điều đó là không đúng. Nếu bạn đã bao giờ cảm thấy bất kì đối kháng nào, bạn là một phần của nó. Và cùng điều đó là đúng trong thế giới lớn hơn nữa.
Khi Godse sát hại Gandhi, tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng Godse là chịu trách nhiệm. Anh ta là móc nối yếu nhất, điều đó đúng, nhưng toàn thể tâm trí Hindu chịu trách nhiệm - dòng chảy sâu của đối kháng Hindu chống lại Gandhi. Cảm giác là ông ấy là vì người Hồi giáo, người Mô ha mét giáo, đã tích luỹ lại. Đây là hiện tượng thực tại: đối kháng trở thành được tích luỹ. No lơ lửng như đám mây và thế rồi ở đâu đó một trái tim yếu đuối, một người không được bảo vệ, trở thành nạn nhân. Đám mây lấy gốc rễ trong người đó và thế rồi việc bùng nổ. Và thế rồi mọi người được tự do: Godse chịu trách nhiệm về giết hại Gandhi, cho nên bạn có thể giết Godse và được kết thúc. Thế thì toàn thể đất nước đi theo cùng đường, tâm trí Hindu vẫn còn như cũ: không thay đổi. Luật là tinh vi.
Bao giờ cũng tìm cái động của tâm trí. Chỉ thế thì bạn sẽ được biến đổi; bằng không thì không đâu.
Tâm trí trở nên yên tĩnh bởi việc trau dồi thái độ thân thiện hướng tới hạnh phúc,
từ bi hướng tới người khổ, vui vẻ hướng tới đức hạnh...
Trông đấy! Patanjali đang làm các bước - hay và rất tinh tế, nhưng đích xác khoa học.
...vui vẻ hướng tới người đức hạnh và dửng dưng hướng tới cái xấu.
Khi bạn cảm thấy ai đó là người đức hạnh - vui đi. Thái độ thông thường là ở chỗ người đó phải đang lừa dối. Làm sao bất kì ai có thể đức hạnh hơn bạn được? Do đó nhiều phê phán cứ diễn ra.
Bất kì khi nào ai đó là đức hạnh bạn lập tức bắt đầu phê phán, bạn bắt đầu tìm lỗi với người đó. Bằng cách nào đó này khác bạn phải hạ người đó xuống. Người đó không thể đức hạnh được. Bạn không thể tin được điều này. Patanjali nói vui vẻ, bởi vì nếu bạn phê phán người đức hạnh, sâu bên dưới bạn đang phê phán đức hạnh. Nếu bạn phê phán người đức hạnh, bạn đang đi tới một điểm để tin rằng đức hạnh là không thể được trong thế giới này. Thế thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Thế thì bạn có thể đi theo cách xấu của bạn một cách dễ dàng bởi vì bạn cảm thấy rằng không ai đức hạnh cả: “Mọi người đều như mình - thậm chí còn tồi hơn mình.” Đó là lí do tại sao nhiều kết án thế cứ diễn ra - phê phán và kết án.
Nếu ai đó nói, “Người đó là người rất đẹp,” bạn lập tức thấy cái gì đó để phê phán. Bạn không thể chịu được điều đó, bởi vì nếu ai đó là đức hạnh và bạn không, bản ngã của bạn bị tan nát, và thế thì bạn bắt đầu cảm thấy, “Mình phải thay đổi bản thân mình,” điều là nỗ lực gian truân. Cách đơn giản nhất là kết án, cách đơn giản nhất là phê phán; cách đơn giản nhất là nói, “Không! Chứng minh đi! Anh đang nói gì? Trước hết, chứng minh anh ta đức hạnh thế nào!” Và khó mà chứng minh được đức hạnh. Rất dễ bác bỏ bất kì cái gì; rất khó chứng minh.
Một trong nhưng người kể chuyện Nga vĩ đại nhất là Turgenev. Ông ấy đã viết truyện. Câu chuyện là ở chỗ trong một làng nhỏ một người bị coi là ngu và anh ta quả vậy, và cả thị trấn đều cười anh ta. Anh ta giống hệt kẻ ngu, và mọi người trong thị trấn thích thú với cái ngu của anh ta. Nhưng anh ta mệt mỏi vì cái ngu của mình, cho nên anh ta hỏi người trí huệ, “Phải làm gì?”
Người trí huệ nói, “Chả làm gì cả! Đơn giản, bất kì khi nào ai đó ca ngợi ai đó, anh kết án đi. Ai đó nói, ‘Người đó là thánh nhân,’ lập tức nói, ‘Không! Tôi biết rõ người đó là tội nhân!’ Ai đó nói, ‘Cuốn sách này rất tuyệt,’ lập tức nói, ‘Tôi đọc nó rồi và đã nghiên cứu nó.’ Đừng bận tâm dù anh đã đọc nó hay không; đơn giản nói, ‘Đây là rác rưởi.’ Nếu ai đó nói, ‘Bức tranh này là một trong những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất,’ đơn giản nói, ‘Nhưng nó là gì? - chỉ là vải vẽ và mầu sắc. Trẻ con cũng có thể làm điều đó!’ Phê phán, nói không, hỏi bằng chứng, và sau bẩy ngày lại tới ta.”
Trong vòng bẩy ngày thị trấn bắt đầu cảm thấy rằng người này là một thiên tài: “Chúng ta chưa bao giờ biết về tài năng của anh ta, và anh ta là thiên tài về mọi thứ. Anh chỉ cho anh ta bức tranh và anh ta chỉ ra lỗi. Anh chỉ cho anh ta cuốn sách vĩ đại và anh ta chỉ ra lỗi. Anh ta là tâm trí phê bình vĩ đại - nhà phân tích, thiên tài!”
Ngày thứ bẩy anh ta tới người trí huệ và anh ta nói, “Bây giờ không cần lấy lời khuyên nào từ ông nữa. Ông là kẻ ngu!” Cả thị trấn vẫn tin vào hiền nhân đó, và họ tất cả đều nói, “Thiên tài của chúng ta đã nói rằng ông ấy là ngu. Ông ấy phải vậy rồi.”
Mọi người bao giờ cũng tin vào điều phủ định một cách dễ dàng bởi vì bác bỏ cái không là rất khó - làm sao bạn có thể chứng minh được nó? Làm sao bạn có thể chứng minh được rằng Jesus là con của Thượng đế? Làm sao bạn sẽ chứng minh được điều đó? Hai nghìn năm, và thượng đế học Ki tô giáo đã từng cố gắng chứng minh, mà chả chứng minh được điều đó. Nhưng trong vài giây điều được chứng minh là ông ấy là tội nhân, kẻ lang thang, và họ giết ông ấy - trong vài giây! Ai đó nói, “Tôi đã thấy người này đi ra từ nhà thổ” - kết thúc rồi! Không ai bận tâm liệu người đang nói “Tôi đã thấy” có đáng tin hay không - không ai bận tâm. Điều phủ định bao giờ cũng được tin dễ dàng bởi vì nó cũng giúp cho bản ngã của bạn. Điều khẳng định là không được tin.
Bạn có thể nói không bất kì khi nào có đức hạnh, nhưng bạn không nện búa vào người đức hạnh, bạn đang nện búa vào bản thân bạn. Bạn là tự huỷ diệt. Bạn thực ra đang tự tử dần, đầu độc bản thân bạn. Khi bạn nói, “Người này không đức hạnh, người kia không đức hạnh,” bạn thực ra đang tạo ra cái gì? Bạn đang tạo ra một chỗ ở đó bạn sẽ đi tới tin rằng đức hạnh là không thể được; và khi đức hạnh là không thể được, không cần nỗ lực. Thế thì bạn sa ngã. Thế thì bạn lắng đọng ở bất kì chỗ nào bạn đang ở. Trưởng thành trở thành không thể được. Và bạn muốn lắng đọng, nhưng thế thì bạn lắng đọng trong khổ vì bạn là khổ.
Tất cả các bạn đều đã lắng đọng hoàn toàn. Việc lắng đọng này phải bị phá vỡ; bạn phải bị đảo lộn. Bất kì chỗ nào bạn đang ở, bạn đều phải bị nhổ bật rễ và được trồng lại ở bình diện cao hơn, và đó là khả năng duy nhất chỉ nếu bạn vui vẻ hướng tới đức hạnh.
...vui vẻ hướng tới đức hạnh và dửng dưng hướng tới cái xấu.
Thậm chí đừng kết án cái xấu. Cám dỗ có đó; bạn thậm chí thích kết án đức hạnh, và Patanjali nói đừng kết cái cái xấu. Tại sao? Ông ấy biết tính động bên trong của tâm trí: nếu bạn kết án cái xấu quá nhiều, bạn chú ý quá nhiều tới cái xấu, và dần dần bạn trở thành hoà hợp với nó. Nếu bạn nói rằng cái này sai, cái kia sai, bạn đang chú ý quá nhiều tới cái sai. Nếu bạn chú ý quá nhiều tới bất kì cái gì bạn trở nên bị thôi miên. Và bất kì cái gì bạn kết án bạn sẽ cam kết bởi vì nó sẽ trở thành sự hấp dẫn, hấp dẫn sâu bên dưới. Bằng không, sao bận tâm? Họ là tội nhân, nhưng bạn là ai để bận tâm về họ?
Jesus nói, “Ông không phán xét....” Đó là điều Patanjali ngụ ý - dửng dưng; không phán xét cách này cách nọ - cứ dửng dưng. Không nói có hay không; không kết án, không ca ngợi. Đơn giản bỏ nó đấy cho điều thiêng liêng; nó không phải là việc của bạn. Nếu một người là kẻ cắp, đó là việc của người đó. Đó là việc của người đó và của Thượng đế. Để cho họ tự giải quyết; bạn không bước vào. Ai đòi hỏi bạn bước vào? Jesus nói, “Ông không phán xét”; Patanjali nói, “Dửng dưng.”
Một trong những nhà thôi miên vĩ đại nhất của thế giới, Emile Coue, đã khám phá ra một luật - luật thôi miên. Ông ấy gọi nó là luật hiệu quả ngược. Nếu bạn quá chống lại cái gì đó bạn sẽ trở thành nạn nhân của nó. Nhìn một người mới học đi xe đạp trên đường. Đường rộng hai mươi mét, và có cột cây số bên vệ đường. Cho dù bạn là người đi xe đạp hoàn hảo và bạn lấy hòn đá làm mục tiêu, “Mình sẽ đi và chẹt lên hòn đá này,” thỉnh thoảng bạn có thể trượt. Nhưng với người mới tập đi xe thì không bao giờ - không bao giờ trượt! Người đó không bao giờ trượt hòn đá nền. Theo một cách tinh vi việc đi xe của người đó cứ hướng tới hòn đá đó, và con đường rộng hai mươi mét! Ngay cả với mắt bị bịt kín bạn vẫn có thể chẹt lên nó - ngay cả nếu như không có ai trên đường, nó hoàn toàn im lặng, không ai chuyển động....
Điều gì đã xảy ra cho người mới tập đi xe đạp này? Một luật có tác dụng; Emile Coue gọi nó là luật hiệu quả ngược. Bởi vì người đó là người học, người đó lập tức sợ, cho nên người đó nhìn quanh điểm sợ - chỗ nào người đó có thể đi sai? Cả con đường là được, nhưng hòn đá này, hòn đá đỏ bên vệ đường này là nguy hiểm. Người đó nghĩ, “Mình có thể đâm vào nó.” Bây giờ sự hấp dẫn được tạo ra. Bây giờ chú ý của người đó hướng tới hòn đá; cả con đường rộng bị quên đi. Và người đó là người học! - tay người đó run lên, và người đó nhìn vào hòn đá, và dần dần người đó cảm thấy rằng chiếc xe đang đi tới....
Việc đạp xe phải đi theo sự chú ý của bạn: việc đạp xe không có ý chí riêng của nó. Nó theo bạn tới bất kì chỗ nào bạn đi, và bạn theo mắt bạn, và mắt theo thôi miên tinh vi, sự chăm chú. Bạn đang nhìn vào hòn đá này cho nên tay chuyển theo lối đó. Bạn trở nên ngày càng sợ hơn. Bạn càng sợ, càng bị bắt giữ hơn, bởi vì bây giờ hòn đá dường như là một lực xấu, dường như hòn đá đang hút bạn. Toàn thể con đường bị quên đi, việc đạp xe bị quên đi, người học bị quên đi. Chỉ mỗi hòn đá có đó; bạn bị thôi miên. Bạn sẽ đi và đâm vào hòn đá đó. Bây giờ bạn đã đáp ứng cho tâm trí bạn; lần sau bạn sẽ sợ hơn. Bây giờ chỗ nào để thoát khỏi nó?
Đây là điều xảy ra khi bạn nói cái gì đó sai. Trong các tu viện, các sư đang kết án dục. Dục đã trở thành cột mốc cây số. Họ đang nghĩ về nó hai mươi bốn giờ: cố gắng né tránh nó là suy nghĩ về nó. Bạn càng cố tránh nó, bạn càng bị thôi miên nhiều. Đó là lí do tại sao trong kinh sách cổ người ta nói rằng bất kì khi nào một thánh nhân tập trung, gái đẹp từ cõi trời tới và cố quấy nhiễu tâm trí ông ấy. Sao gái đẹp phải quan tâm? Ai đó ngồi dưới gốc cây với mắt nhắm - sao gái đẹp quan tâm tới người này?
Không ai tới từ bất kì đâu, nhưng người đó chống dục nhiều thế, nó trở thành thôi miên. Người đó bị thôi miên nhiều tới mức bây giờ mơ trở thành thực. Người đó mở mắt và thấy gái đẹp trần truồng đứng đó. Bạn cần sách khiêu dâm để nhìn đàn bà khoả thân. Nếu bạn đi vào tu viện bạn sẽ không cần sách khiêu dâm: bạn tạo ra khiêu dâm của mình khắp xung quanh bản thân bạn. Và thế rồi người thấy, người đang tập trung, trở nên sợ nhiều hơn: người đó nhắm mắt lại, siết nắm tay lại. Bây giờ người đàn bà đang đứng ở bên trong.
Và bạn không thể tìm ra đàn bà đẹp thế trên thế gian này, bởi vì họ là sáng tạo của mơ, sản phẩm phụ của thôi miên. Và người đó càng trở nên sợ, họ càng có đấy. Họ sẽ xoa bóp thân thể người đó, họ sẽ chạm đầu người đó, họ sẽ bám và ôm người đó. Người đó hoàn toàn phát điên, nhưng điều này xảy ra. Điều này xảy ra cho bạn nữa. Mức độ có thể khác, nhưng đây là điều đang xảy ra. Bất kì điều gì bạn chống lại, bạn sẽ được nối với nó sâu hơn.
Đừng bao giờ chống lại bất kì cái gì. Chống lại cái xấu là sa ngã thành nạn nhân. Thế thì bạn đang sa ngã vào trong tay của điều xấu. Dửng dưng đi: nếu bạn theo dửng dưng, điều đó nghĩa là nó không phải là mối quan tâm của bạn. Nếu ai đó đang ăn cắp, đó là nghiệp của người đó; người đó sẽ biết và người đó sẽ phải chịu đựng. Đó không phải là việc của bạn chút nào. Đừng nghĩ về nó, đừng chú ý gì tới nó. Có gái mãi dâm: cô ấy đang bán thân thể cô ấy - đó là việc của cô ấy. Bạn không có kết án, bằng không bạn sẽ bị hấp dẫn tới cô ấy.
Một chuyện rất cổ: chuyện xảy ra là một thánh nhân và một gái điếm sống cạnh nhau, họ là hàng xóm. Thánh nhân này rất nổi tiếng. Thế rồi họ chết, và họ chết vào cùng ngày.
Thần chết tới và bắt đầu cố đưa thánh nhân xuống địa ngục. Thánh nhân ngạc nhiên, bởi vì gái điếm được đưa lên đường hướng tới cõi trời. Thế là ông ta nói, “Đây là gì vậy? Dường như có hiểu lầm nào đó. Tôi là người đáng được đưa tới cõi trời - đây là gái điếm!”
Thần chết nói, “Chúng ta biết, nhưng bây giờ nếu ông muốn chúng ta có thể giải thích điều đó cho ông: không có hiểu lầm đâu. Đây là mệnh lệnh, rằng gái điếm phải được đưa lên cõi trời và thánh nhân phải bị ném xuống địa ngục.”
Thánh nhân nói, “Nhưng tại sao?” Ngay cả gái điếm cũng không thể tin được điều đó. Cô ấy nói, “Cái gì đó phải sai rồi. Tôi phải được ném vào cõi trời sao? Ông ấy là thánh nhân, vị thánh lớn. Chúng tôi tôn thờ ông ấy. Đưa ông ấy lên cõi trời đi.”
Thần chết nói, “Không, điều đó là không thể được, bởi vì ông ta là thánh nhân chỉ trên bề mặt, nhưng ông ta đang nghĩ liên tục về cô đấy. Khi cô hát trong đêm, ông ta tới và nghe cô. Ông ta đứng gần hàng rào và nghe cô. Và cả triệu lần ông ta muốn tới gặp cô, yêu cô; cả triệu lần ông ta mơ tới cô. Ông ta liên tục nghĩ về cô. Trên môi ông ta là tên Thượng đế; trong tim ông ta là hình ảnh của cô.”
Cùng điều đó là đúng với cô gái điếm theo hướng đối lập. Cô ấy đang bán thân thể cô ấy, nhưng bao giờ cũng nghĩ rằng cô ấy muốn có cuộc sống như thánh nhân này người sống trong ngôi đền. “Ông ấy thuần khiết làm sao!” Cô ấy mơ về thánh nhân này - sự thuần khiết, tính thánh thiện, đức hạnh mà cô ấy thiếu. Và khi khách hàng của cô ấy đã đi, cô ấy sẽ cầu nguyện Thượng đế, “Lần sau xin đừng làm con thành gái điếm nữa. Làm con thành người tôn thờ, làm con thành thiền nhân. Con muốn phục vụ ở đền.”
Nhiều lần cô ấy nghĩ đi vào đền, nhưng nghĩ rằng cô ấy nhiều tội lỗi thế, vào đền là không tốt: “Chỗ này thiêng liêng thế mà mình là tội nhân thế.” Và nhiều lần cô ấy muốn chạm chân thánh nhân này, nhưng nghĩ rằng điều đó sẽ không tốt: “Mình không đủ xứng đáng để chạm chân ông ấy.” Cho nên khi thánh nhân này đi qua, cô ấy chỉ thu lấy bụi trên đường mà thánh nhân vừa đi qua, và cô ấy tôn thờ bụi đó.
Bạn là gì bên ngoài không phải là vấn đề. Điều là thôi miên bên trong của bạn sẽ quyết định tiến trình tương lai của cuộc sống của bạn. Dửng dưng với điều xấu đi. Dửng dưng không có nghĩa là kì thị, nhớ lấy; đây là phân biệt tinh tế. Dửng dưng không ngụ ý kì thị, nó không ngụ ý nhắm mắt lại, bởi vì cho dù bạn nhắm mắt lại bạn đã lấy một lập trường, một thái độ rồi. Nó không có nghĩa là không bận tâm, bởi vì thế thì cũng có kết án tinh vi. Dửng dưng đơn giản nghĩa là: dường như nó không tồn tại, dường như nó không có đó. Dửng dưng không ngụ ý thái độ. Bạn đi qua dường như nó không xảy ra.
Upeksha, từ Patanjali dùng, là rất hay. Nó không là kì thị không đối kháng không trốn chạy. Nó là dửng dưng đơn giản không có thái độ nào - nhớ lấy, không thái độ nào, bởi vì bạn có thể dửng dưng có thái độ. Bạn có thể nghĩ nó không có giá trị gì - nó không đáng để tôi nghĩ tới nó. Không, thế thì bạn có thái độ rồi, và một kết án tinh vi được ẩn trong nó. Dửng dưng đơn giản nghĩa là: Mình là ai mà quyết định, phán xét? Bạn nghĩ về bản thân bạn và hỏi, “Mình là ai? Làm sao mình có thể nói cái gì là ác và cái gì là thiện? Ai biết?”
Bởi vì cuộc sống là phức tạp thế ác biến thành thiện, thiện biến thành ác - chúng thay đổi. Tội nhân đã được biết đạt tới điều tối thượng; thánh nhân đã được biết bị tống xuống địa ngục. Vậy ai biết? Và bạn là ai? Ai đang hỏi bạn? Bạn chăm nom bản thân bạn thôi. Cho dù bạn có thể làm điều đó, bạn đã làm đủ rồi. Bạn lưu tâm và nhận biết nhiều hơn, thế thì dửng dưng tới với bạn mà không có thái độ nào.
Chuyện xảy ra: Vivekananda, trước khi ông ấy tới Mĩ và trở thành nhân vật nổi tiếng thế giới, đã ở trong cung điện của Jaipur Maharaja. Maharaja là người yêu Vivekananda và Ramakrishna. Như người maharajas làm, khi Vivekananda tới ở trong cung điện của ông ấy, ông ấy đã tổ chức lễ hội lớn vì điều đó, và ông ấy đã mời gái ca kĩ tới nhảy múa và ca hát tiếp đón - như người maharajas làm. Họ có tâm trí riêng của họ. Ông ấy hoàn toàn quên khuấy rằng đón một sannyasin với ca hát của gái bán dâm là không hợp. Nhưng ông ấy không thể biết cái gì khác. Ông ấy bao giờ cũng biết rằng khi bạn phải đón ai đó, uống rượu, nhảy múa phải được tiến hành.
Và Vivekananda còn chưa chín chắn, ông ấy còn chưa là một sannyasin hoàn hảo. Giá mà ông ấy là một sannyasin hoàn hảo thế chắc đã dửng dưng - không vấn đề gì. Nhưng ông ấy còn chưa dửng dưng; ông ấy thậm chí đã không đi sâu chừng đó bằng Patanjali. Ông ấy là thanh niên, và là người rất bị kìm nén, người đã kìm nén dục và mọi thứ. Khi ông ấy thấy gái mãi dâm ông ấy đơn giản khoá phòng lại và sẽ không ra khỏi phòng.
Maharaja tới và ông ấy hỏi xin tha thứ. Ông này nói, “Chúng tôi không biết. Chúng tôi chưa bao giờ đón tiếp bất kì sannyasin nào. Chúng tôi bao giờ cũng đón tiếp các vua, cho nên chúng tôi biết cách thức của họ. Vậy nên chúng tôi xin lỗi, nhưng bây giờ điều đó là quá nhục nhã bởi vì đây là cô ca kĩ lớn nhất cả nước, và rất tốn kém. Và chúng tôi phải trả tiền, và bảo cô ấy ấy và ra đi với sự nhục nhã cho cô ấy, và nếu ông không tới cô ấy sẽ rất bị tổn thương. Cho nên xin ra đi.”
Nhưng Vivekananda sợ đi ra; đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy vẫn còn chưa chín chắn, vẫn không là một sannyasin dày dạn. Dửng dưng vẫn không có đó, chỉ có kết án: “Gái mãi dâm?” Ông ấy rất giận, và ông ấy nói, “Không!” Thế rồi cô ca kĩ bắt đầu hát mà không có ông ấy bài ca về vị thánh. Bài ca rất hay. Bài ca nói, “Tôi biết là tôi không xứng với ông, nhưng ông đáng ra có thể đã có chút ít từ bi. Tôi nhơ bẩn trên đường, điều đó tôi biết, nhưng ông không cần đối kháng với tôi như vậy. Tôi chẳng là ai cả, kẻ dốt nát, kẻ tội lỗi, nhưng ông là thánh nhân. Sao ông sợ tôi?”
Tương truyền là Vivekananda nghe từ trong phòng. Cô gái này vừa khóc vừa hát, và ông ấy cảm thấy toàn thể tình huống của điều ông ấy đã làm. Nó là chưa chín chắn, trẻ con. Tại sao ông ấy sợ? Sợ tồn tại nếu bạn bị hấp dẫn. Bạn sẽ sợ đàn bà nếu bạn bị hấp dẫn tới đàn bà. Nếu bạn không bị hấp dẫn, sợ biến mất. Sợ là gì? Dửng dưng tới mà không có đối kháng nào.
Ông ấy mở cửa ra. Ông ấy không thể kìm được bản thân mình, ông ấy đã bị thất bại bởi cô ca kĩ. Cô ca kĩ đã trở nên chiến thắng. Ông ấy phải đi ra. Ông ấy tới và ông ấy ngồi xuống, và ông ấy viết vào nhật kí của mình, “Một khải lộ mới đã được trao cho tôi bởi điều thiêng liêng. Tôi đã sợ nó phải là thèm khát nào đó trong tôi; đó là lí do tại sao tôi sợ. Nhưng người đàn bà này đã đánh bại tôi hoàn toàn, và tôi chưa bao giờ thấy một linh hồn thuần khiết như thế. Nước mắt hồn nhiên thế và việc hát và múa thánh thiện tới mức tôi đã bỏ lỡ rồi. Và ngồi gần cô ấy, lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết rằng vấn đề không phải là ai ở đó bên ngoài; vấn đề là điều ở bên trong.”
Đêm đó ông ấy đã viết vào trong nhật kí của mình, “Bây giờ thậm chí tôi có thể ngủ với người đàn bà đó ở cùng giường và sẽ không có sợ.” Ông ấy đã siêu việt lên. Cô ca kĩ đó đã giúp ông ấy siêu việt lên. Đây là phép màu. Ramakrishna đã không thể giúp được, nhưng cô ca kĩ đã giúp ông ấy. Cho nên không ai biết giúp đỡ sẽ tới từ đâu. Không ai biết cái gì là ác và cái gì là thiện. Ai có thể quyết định được? Tâm trí là bất lực và không tự lực được. Cho nên đừng lấy thái độ nào, đó là nghĩa của việc dửng dưng.
Tâm trí cũng trở nên yên tĩnh bởi việc đẩy ra và giữ lại lần lượt hơi thở.
Patanjali cũng cho phương án khác. Nếu bạn có thể làm được điều này - hạnh phúc với người hạnh phúc, thân thiện; có từ bi với người khổ, vui vẻ với người đức hạnh, dửng dưng với người xấu - nếu bạn có thể làm điều này, thế thì bạn đi vào từ biến đổi tâm trí hướng tới siêu trí. Nếu bạn không thể - bởi vì nó là khó, nó không dễ - thế thì có cách khác. Đừng cảm thấy chán nản.
Patanjali nói: Tâm trí cũng trở nên yên tĩnh bởi việc đẩy ra và giữ lại lần lượt hơi thở.
Thế thì bạn đi vào qua sinh lí. Điều đầu tiên là đi vào qua tâm trí; điều thứ hai là đi vào qua sinh lí.
Việc thở và nghĩ có kết nối sâu sắc, cứ dường như chúng là hai cực của một thứ. Thỉnh thoảng bạn cũng trở nên nhận biết, nếu bạn có chút ít lưu tâm, rằng bất kì khi nào tâm trí thay đổi, việc thở thay đổi. Chẳng hạn, nếu bạn giận, ngay lập tức việc thở của bạn thay đổi, nhịp điệu mất đi. Việc thở có phẩm chất khác. Nó không có nhịp điệu.
Khi bạn có đam mê, thèm khát, khi dục chiếm quyền sở hữu, việc thở thay đổi; nó trở thành sốt, điên. Khi bạn im lặng, chỉ không làm gì, chỉ cảm thấy rất thảnh thơi, việc thở có nhịp điệu khác. Nếu bạn quan sát, và Patanjali phải đã quan sát rất sâu... ông ấy nói nếu bạn quan sát sâu bạn có thể thấy kiểu thở nào và nhịp của nó tạo ra kiểu tâm trí nào. Nếu bạn cảm thấy thân thiện, việc thở là khác. Nếu bạn cảm thấy đối kháng, giận dữ, việc thở là khác. Cho nên hoặc thay đổi tâm trí và việc thở sẽ thay đổi, hoặc bạn có thể làm điều đối lập: đổi việc thở và tâm trí sẽ thay đổi. Đổi nhịp của việc thở, và tâm trí lập tức thay đổi.
Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, im lặng, vui vẻ, nhớ nhịp điệu của việc thở. Lần sau khi giận dữ tới, đừng cho phép việc thở thay đổi; bạn giữ nhịp thở cứ dường như bạn hạnh phúc. Thế thì giận dữ là không thể được, bởi vì việc thở tạo ra tình huống. Việc thở ép buộc các tuyến bên trong thân thể nơi tiết ra hoá chất vào trong máu.
Đó là lí do tại sao bạn trở nên đỏ mặt khi bạn giận: hoá chất nào đó đã tới trong máu và bạn trở nên sốt, nhiệt độ của bạn lên cao; thân thể sẵn sàng chiến đấu hay chạy trốn. Thân thể đang trong tình trạng khẩn cấp. Qua việc gõ búa của việc thở, thay đổi này tới.
Đừng thay đổi việc thở. Cứ giữ lại nó dường như bạn im lặng; việc thở phải tuân theo hình mẫu im lặng. Bạn sẽ cảm thấy không thể nào trở nên giận dữ được. Khi bạn cảm thấy rất đam mê, thèm khát, dục nắm quyền. Thử làm dịu lại trong việc thở, và bạn cảm thấy dục đã biến mất.
Ở đây ông ấy gợi ý một phương pháp:
Tâm trí cũng trở nên yên tĩnh bởi việc đẩy ra và giữ lại lần lượt hơi thở.
Bạn có thể làm hai điều: bất kì khi nào bạn cảm thấy tâm trí không yên tĩnh - căng thẳng, lo nghĩ, huyên thuyên, trong lo âu, thường xuyên mơ - làm một điều: đầu tiên thở ra sâu. Bao giờ cũng bắt đầu bằng thở ra. Thở ra sâu: nhiều nhất bạn có thể thở được, tống không khí ra. Với việc tống không khí ra tâm trạng sẽ được tống ra, bởi vì việc thở là mọi thứ.
Và đẩy hơi thở ra xa nhất có thể được. Ép bụng xẹp lại và giữ trong vài giây - không hít vào. Để không khí đi ra, và không hít vào trong vài giây. Thế rồi cho phép thân thể hít vào. Hít vào sâu - nhiều nhất bạn có thể làm được. Lần nữa dừng lại trong vài giây. Lỗ hổng nên giống như bạn đã dùng khi thở ra - nếu bạn kìm lại trong ba giây, giữ việc thở trong ba giây. Tống nó ra; giữ lại trong ba giây. Lấy vào; giữ lại trong ba giây. Nhưng việc thở phải bị ném ra hoàn toàn. Thở ra toàn bộ và hít vào toàn bộ, và làm nó thành nhịp điệu. Giữ lại, thế rồi thở vào; giữ lại, thế rồi thở ra. Giữ lại, hít vào; giữ lại, thở ra. Ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy việc thay đổi tới trong toàn bộ bản thể bạn. Tâm trạng qua đi. Bầu khí hậu mới đã đi vào trong bạn.
Điều gì xảy ra? Tại sao nó là vậy? Bởi nhiều lí do: một, khi bạn bắt đầu tạo ra nhịp điệu này, tâm trí bạn bị làm trệch hướng hoàn toàn. Bạn không thể giận được, bởi vì điều mới đã bắt đầu và tâm trí không thể có hai điều cùng nhau. Tâm trí bạn bây giờ được rót đầy với việc thở ra, thở vào, giữ lại, tạo ra nhịp điệu. Bạn hoàn toàn bị cuốn hút vào trong nó, việc hợp tác với giận bị phá vỡ.
Việc thở ra, hít vào, làm sạch toàn thân. Khi bạn thở ra và giữ lại trong ba giây hay năm giây hay lâu chừng nào bạn muốn, lâu chừng nào bạn có thể, điều gì xảy ra bên trong? Toàn thân tống ra mọi thứ là độc trong máu. Không khí ở ngoài, và thân thể có lỗ hổng. Trong lỗ hổng đó mọi chất độc bị tống ra. Chúng đi tới tim, chúng tích luỹ ở đó - khí độc, ni tơ, các bô níc, tất cả chúng tụ tập ở đó.
Bình thường, bạn không cho chúng cơ hội để tụ tập lại với nhau. Bạn cứ thở vào và ra; không có lỗ hổng, không dừng trong nhịp điệu. Nhưng trong việc kìm lại đó, lỗ hổng được tạo ra, sự trống rỗng. Trong trống rỗng đó, mọi thứ chảy và rót đầy nó. Thế rồi bạn lấy việc hít vào sâu và thế rồi bạn kìm lại. Mọi khí độc đó trở nên bị trộn với việc thở; thế rồi bạn lại thở ra và tống chúng ra. Lại dừng lại, để cho chất độc tụ tập... và đây là cách tống các thứ ra.
Tâm trí và hơi thở được nối với nhau nhiều thế. Chúng phải vậy, bởi vì việc thở là cuộc sống. Một người có thể không có tâm trí, nhưng không thể sống được nếu không có thở. Thở là sâu hơn tâm trí. Não của bạn có thể được mổ ra hoàn toàn; bạn sẽ sống nếu bạn có thể thở. Nếu việc thở tiếp tục, bạn sẽ sống. Não có thể bị lấy ra hoàn toàn. Bạn sẽ sống thực vật, nhưng bạn sẽ sống. Bạn sẽ không có khả năng mở mắt hay nói hay làm bất kì cái gì, nhưng trên giường bạn có thể vẫn sống, sống thực vật trong nhiều năm. Nhưng tâm trí không thể vận hành nếu không có thở. Nếu việc thở dừng lại, tâm trí biến mất.
Yoga thấy điều cơ sở này, rằng việc thở là sâu hơn suy nghĩ. Nếu bạn thay đổi việc thở bạn thay đổi suy nghĩ, và một khi bạn biết chìa khoá - việc thở đó có chìa khoá - bạn có thể tạo ra bất kì khí hậu nào mà bạn muốn. Điều đó là tuỳ ở bạn: nó tuỳ thuộc vào cách bạn thở. Chỉ làm một điều: trong bẩy ngày, bạn chỉ làm một cuốn sổ ghi các kiểu thở xảy ra với các tâm trạng khác nhau. Khi bạn giận, lấy cuốn sổ ra và đếm việc thở - bạn hít vào bao nhiêu và bạn thở ra bao nhiêu. Năm giây bạn hít vào, ba giây bạn thở ra - viết điều đó ra.
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy rất, rất tốt - ghi nó ra. Tỉ lệ của hít vào và thở ra là gì, chiều dài là gì, có dừng lại nào không? - ghi nó ra. Trong bẩy ngày chỉ làm ra cuốn nhật kí để cho cảm thấy việc thở riêng của bạn, cách nó được kết nối với tâm trạng của bạn. Thế rồi bạn có thể chọn nó ra. Thế thì bất kì khi nào bạn muốn vứt bỏ một tâm trạng chỉ dùng hình mẫu đối lập, hay nếu bạn muốn đem tới một tâm trạng thế thì dùng hình mẫu.
Các diễn viên, dù có chủ ý, không chủ ý, đều đi tới hiểu điều đó bởi vì thỉnh thoảng họ phải giận mà không bị giận. Cho nên họ sẽ làm gì? Họ sẽ phải tạo ra hình mẫu thở. Họ có thể không nhận biết, nhưng họ sẽ bắt đầu thở cứ như họ giận, và chẳng mấy chốc máu dồn lên mặt và chất độc được tiết ra; không giận mà mắt họ đỏ, và họ ở trong trạng thái giận tinh vi mà không giận. Họ phải làm tình mà không có người trong yêu; họ phải biểu lộ tình yêu mà không ở trong tình yêu. Họ làm điều đó thế nào? Họ biết bí mật nào đó của yoga.
Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng nói một nhà yogi có thể trở thành diễn viên hoàn hảo nhất. Người đó là vậy! Sân khấu của người đó là bao la, có vậy thôi. Người đó diễn xuất - không diễn trên sân khấu mà trên sân khấu của thế giới. Người đó là diễn viên, người đó không phải là người làm. Và khác biệt là ở chỗ người đó đang tham gia vào vở kịch lớn, và người đó có thể vẫn còn là nhân chứng cho nó, và người đó có thể vẫn còn xa cách và tách rời.
Khi thiền tạo ra cảm nhận ý thức phi thường, tâm trí thu được tin tưởng và điều này giúp kiên nhẫn.
Nếu bạn làm việc với hình mẫu thở của bạn, bạn sẽ thấy chìa khoá bí mật của cách thay đổi bầu khí hậu của tâm trí, cách thay đổi tâm trạng. Và nếu bạn làm việc từ cả hai cực, điều đó sẽ tốt hơn. Cố gắng thân thiện hướng tới hạnh phúc, dửng dưng hướng tới điều xấu, và tiếp tục thay đổi và biến đổi của hình mẫu thở của bạn nữa. Thế thì sẽ có cảm nhận giác quan phi thường.
Nếu bạn dùng LSD, marijuana, hashish, thế thì bạn biết cảm nhận giác quan phi thường xảy ra. Bạn nhìn vào những vật bình thường và chúng trở thành phi thường. Aldous Huxley nhớ rằng khi ông ấy dùng LSD lần đầu tiên ông ấy đang ngồi trước một cái ghế thường, và khi ông ấy đi ngày càng sâu hơn với ma tuý, khi ông ấy 'phê', chiếc ghế lập tức bắt đầu đổi mầu. Nó trở thành toả sáng: chiếc ghế thường, ông ấy chưa bao giờ để ý tới nó... nó trở thành đẹp thế, nhiều mầu sắc tới từ nó, dường như nó được làm bằng kim cương. Hình dáng và sắc thái đẹp tới mức ông ấy không thể tin được vào mắt mình, điều đang xảy ra. Về sau ông ấy nhớ lại điều này phải đã xảy ra cho van Gogh, bởi vì ông này đã vẽ chiếc ghế đích xác cùng như ông ấy thấy.
Nhà thơ không cần dùng LSD; ông ấy có hệ thống sẵn có tung ra LSD trong thân thể. Đó là khác biệt giữa nhà thơ và người thường. Đó là lí do tại sao họ nói nhà thờ là bẩm sinh, không được làm ra, bởi vì ông ấy có cấu trúc thân thể phi thường. Hoá chất trong thân thể ông ấy có lượng và phẩm khác với họ. Đó là lí do tại sao, chỗ bạn không thấy gì cả, ông ấy thấy phép màu. Bạn thấy cây thường, và ông ấy thấy cái gì đó không thể nào tin được. Bạn thấy mây thường: nhà thơ, nếu ông ấy thực sự là nhà thơ, chưa bao giờ thấy cái gì bình thường; mọi thứ đều đẹp phi thường.
Cùng điều đó xảy ra cho nhà yogi, bởi vì khi bạn thay đổi việc thở của bạn và thái độ của bạn, hoá chất thân thể bạn thay đổi hình mẫu của nó. Bạn đang trải qua biến đổi hoá chất và thế thì mắt bạn trở nên trong trẻo, một cảm nhận mới xảy ra. Cùng cây cũ trở thành tuyệt đối mới. Bạn chưa bao giờ biết cái bóng của mầu xanh của nó; nó trở nên toả sáng. Toàn thế giới khắp xung quanh bạn lấy hình dáng mới. Nó bây giờ là thiên đường, không phải là đất cũ rích mục nát.
Mọi người quanh bạn không còn như cũ. Vợ bình thường của bạn trở thành người đàn bà đẹp nhất.
Mọi thứ thay đổi với sự sáng tỏ của cảm nhận. Khi mắt bạn thay đổi, mọi thứ thay đổi.
Patanjali nói: Khi thiền tạo ra cảm nhận ý thức phi thường, tâm trí thu được tin tưởng và điều này giúp kiên nhẫn.
Thế thì bạn trở nên tin tưởng rằng bạn đang trên đường đúng. Thế giới đang trở nên ngày một đẹp hơn, cái xấu đang biến mất. Thế giới đang trở nên ngày một hài hoà hơn, bất hoà đang biến đi. Thế giới đang ngày càng trở thành 'nhà', bạn cảm thấy ngày càng thoải mái trong nó. Nó là thân thiện - nó là chuyện tình với bạn và vũ trụ. Bạn trở nên tin tưởng hơn và nhiều kiên nhẫn hơn tới với nỗ lực của bạn.
Cũng vậy, thiền về ánh sáng bên trong điều là thanh thản và ở bên ngoài mọi buồn khổ.
Điều này có thể được thực hiện chỉ khi bạn đã đạt tới phẩm chất nào đó của cảm nhận. Thế thì bạn có thể nhắm mắt lại và bạn có thể thấy ngọn lửa, ngọn lửa đẹp gần trái tim, ánh sáng xanh da trời. Nhưng ngay bây giờ bạn không thể thấy được nó. Nó có đó, nó bao giờ cũng có đó rồi. Khi bạn chết ánh sáng xanh da trời đó đi ra khỏi thân thể bạn, nhưng bạn không thể thấy được nó bởi vì khi bạn còn sống bạn đã không thể thấy được nó.
Và những người khác cũng sẽ không có khả năng thấy nó, rằng cái gì đó đang đi ra, nhưng Kirlian ở nước Nga xô viết đã chụp được ảnh bằng phim rất nhạy. Khi một người chết, cái gì đó xảy ra xung quanh. Năng lượng thân thể nào đó, thứ gì đó như ánh sáng, rời ra, ra đi và biến mất vào trong vũ trụ. Ánh sáng đó bao giờ cũng có đó. Đó là trung tâm của bản thể của bạn. Nó ở gần trái tim với ngọn lửa xanh da trời.
Khi bạn có cảm nhận nào đó, bạn có thể thấy thế giới xinh đẹp khắp quanh bạn - khi mắt bạn trong trẻo. Bạn nhắm chúng lại và bạn chuyển về gần tim hơn; bạn cố gắng tìm cái gì có đó. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy tối. Nó cũng giống như khi bạn đi từ bên ngoài hôm trời nắng nóng vào trong phòng và bạn cảm thấy mọi thứ đều tối. Nhưng đợi đã, để cho mắt được hoà hợp với bóng tối, và chẳng mấy chốc bạn bắt đầu nhìn thấy các thứ trong nhà.
Bạn đã từng ở bên ngoài trong hàng triệu kiếp rồi. Khi bạn đi vào trong lần đầu tiên, không cái gì có đó ngoại trừ bóng tối, trống rỗng. Nhưng đợi đi. Sẽ mất vài ngày, thậm chí vài tháng, nhưng cứ đợi, nhắm mắt lại và nhìn xuống vào trong trái tim. Đột nhiên, một ngày nào đó nó xảy ra: bạn thấy ánh sáng, ngọn lửa. Thế thì tập trung vào ngọn lửa đó.
Không gì phúc lạc hơn điều đó. Không gì hơn nhảy múa, ca hát, âm nhạc, hài hoà hơn ánh sáng xanh da trời bên trong tim bạn. Và bạn càng tập trung, bạn càng trở nên yên tĩnh, im lặng, bình thản, tự chủ hơn. Thế thì không có bóng tối cho bạn. Khia trái tim bạn được chất đầy bằng ánh sáng, toàn thể vũ trụ được chất đầy bằng ánh sáng.
Cũng vậy, thiền về ánh sáng bên trong điều là thanh thản và ở bên ngoài mọi buồn khổ.
Cũng vậy, thiền về người đã đạt tới vô ham muốn.
Điều đó nữa! Patanjali đang cho bạn mọi phương án. Một veetaraga, người đã đi ra bên ngoài mọi ham muốn... cũng thiền về người đó nữa. Mahavira, Phật, Patanjali - của riêng bạn - Zarathustra, Mohammed, Christ hay bất kì ai bạn cảm thấy thân thuộc và yêu mến. Thiền về người đã đi ra ngoài ham muốn. Thiền về thầy riêng của bạn, về guru của bạn người đã đi ra ngoài ham muốn. Nó sẽ có ích thế nào? Nó giúp đỡ, bởi vì khi bạn thiền về ai đó người đã đi ra ngoài ham muốn, người đó trở thành lực từ trong bạn. Bạn cho phép người đó đi vào bên trong bạn. Người đó kéo bạn ra khỏi bản thân bạn. Điều này trở thành tính sẵn có của bạn cho người đó.
Nếu bạn thiền về ai đó đã đi ra ngoài ham muốn bạn sẽ trở nên giống người đó sớm hay muộn, bởi vì thiền làm cho bạn giống đối thể của bản thân việc thiền. Nếu bạn thiền về tiền, bạn sẽ trở thành giống tiền. Đi và nhìn kẻ keo kiệt; người đó không còn có linh hồn. Người đó chỉ có số dư ngân hàng, người đó không có gì bên trong. Nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ chỉ nghe tờ bạc, đô la; bạn sẽ không thấy trái tim nào ở đó. Bất kì cái gì bạn chú ý tới, bạn trở thành giống nó. Cho nên nhận biết vào: đừng chú ý tới cái gì đó bạn không muốn trở thành. Chỉ chú ý tới cái gì đó bạn muốn trở thành, bởi vì đây là cái bắt đầu. Hạt mầm được gieo với sự chú ý, và chẳng mấy chốc nó sẽ trở thành cây.
Bạn gieo địa ngục, và khi nó trở thành cây thế thì bạn nói, “Sao tôi khổ thế này?” Bạn bao giờ cũng chú ý tới cái sai. Bạn bao giờ cũng nhìn vào cái có tính phủ định. Bạn bao giờ cũng chú ý tới lỗi, thế thì bạn trở thành lỗi.
Đừng chú ý tới lỗi. Chú ý tới cái đẹp đi. Tại sao cứ đếm gai? Sao không thấy hoa? Sao đếm đêm? Sao không đếm ngày? Nếu bạn đếm đêm, thế thì có hai đêm và chỉ một ngày giữa hai đêm này. Nếu bạn đếm ngày, thế thì có hai ngày và chỉ một đêm ở giữa. Và điều đó tạo ra nhiều khác biệt. Nhìn vào phía sáng nếu bạn muốn trở thành sáng. Nhìn và phía tối nếu bạn muốn trở thành tối.
Patanjali nói: Cũng vậy, thiền về người đã đạt tới vô ham muốn.
Tìm thầy, buông xuôi theo thầy. Chăm chú với thầy. Lắng nghe, quan sát, ăn và uống thầy. Để thầy đi vào bạn, cho phép trái tim bạn được rót đầy bởi thầy. Chẳng mấy chốc bạn sẽ trên cuộc hành trình, bởi vì đối thể của chú ý chung cuộc trở thành mục đích của đời bạn. Và chú ý là quan hệ bí mật. Qua chú ý bạn trở thành đối thể của việc chú ý của bạn.
Krishnamurti cứ nói mãi, “Người quan sát trở thành cái được quan sát.” Ông ấy đúng: bất kì cái gì bạn quan sát, bạn sẽ trở thành. Cho nên tỉnh táo đi! Cẩn thận vào! Đừng quan sát cái gì đó mà bạn không muốn trở thành, bởi vì đó là mục đích của bạn; bạn đang gieo hạt mầm.
Sống gần một veetaraga đi, người ở bên ngoài các ham muốn. Sống gần một người không phải hoàn thành thêm ở đây, người đã được hoàn thành. Chính sự hoàn thành của người đó sẽ tràn ngập bạn, và người đó sẽ trở thành chất xúc tác.
Người đó sẽ không làm gì cả, bởi vì người ở bên ngoài ham muốn không thể làm cái gì. Thậm chí người đó không thể giúp bạn được, bởi vì giúp đỡ cũng là ham muốn. Nhiều giúp đỡ tới qua người đó, nhưng người đó không giúp bạn. Người đó trở thành chất xúc tác mà không làm gì cả. Nếu bạn cho phép người đó, người đó rơi vào trong trái tim bạn và chính sự hiện diện của người đó làm kết tinh bạn.
Đủ cho hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét