Chương 9. Tâm trí là giả dối

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 06

 
Chương 9. Tâm trí là giả dối


Buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu.

Khi ông không bị gắn với cái gì,

Ông vượt ra ngoài khổ.

Giận giống như chiếc xe ngựa lao điên cuồng.

Người kìm lại giận của mình là người đánh xe thực.

Người khác đơn thuần giữ dây cương.

Với hoà nhã vượt qua giận,

Với hào phóng vượt qua hèn hạ,

Với chân lí vượt qua giả dối.

Nói ra chân lí,

cho bất kì cái gì ông có thể cho,

Không bao giờ giận.

Ba bước này sẽ đưa ông

vào trong sự hiện diện của Thượng đế.

Người trí huệ không làm hại ai,

Họ là người chủ của thân thể mình và họ đi tới quốc gia vô biên giới,

Họ vượt ra ngoài khổ.

Những người tìm kiếm hoàn hảo giữ việc quan sát cả ngày và đêm

cho tới khi tất cả ham muốn tan biến.

lắng nghe, Atula, điều này không mới,

đó là câu ngạn ngữ cổ.

Họ trách ông vì việc im lặng,

Họ trách ông khi ông nói quá nhiều và khi ông nói quá ít.

Bất kì điều gì ông làm họ đều trách ông.

Thế giới bao giờ cũng tìm ra cách ca ngợi và cách chê trách.

Nó bao giờ cũng có và nó bao giờ cũng sẽ vậy.

Nhưng ai dám trách người

mà người trí huệ liên tục ca ngợi,

người có cuộc sống đức hạnh và trí huệ,

người toả sáng như đồng tiền vàng ròng?

ngay cả các thần ca ngợi người đó,

ngay cả Brahma ca ngợi người đó.

nhận biết về giận của thân, làm chủ thân,

để nó phục vụ chân lí.

nhận biết về giận của mồm, làm chủ lời của ông,

để chúng phục vụ chân lí.

nhận biết về giận của tâm trí, làm chủ ý nghĩ của ông,

Để chúng phục vụ chân lí.

Người trí huệ đã làm chủ thân, lời và tâm trí,

Họ là người chủ thực.

Lời kinh thứ nhất:

Buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu.

Khi ông không bị gắn với cái gì,

Ông vượt ra ngoài khổ.

Điều quan trọng nhất cần được hiểu là ở chỗ Phật không nói, 'Kìm nén giận, kìm nén tự kiêu.' Và ông ấy không nói, 'Vứt bỏ giận, vứt bỏ tự kiêu.' Ông ấy dùng từ buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu. Chìa khoá là trong từ 'buông bỏ'.

Có những người đầy giận, bị sở hữu bởi giận, bị sở hữu bởi tự kiêu. Họ là điên khùng. Điên khùng là cực đỉnh của tự kiêu và giận. Và có những người sợ giận và tự kiêu; do đó họ kìm nén chúng. Nhưng điên khùng bị kìm nén là nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì nó tích luỹ. Thế thì bạn đang ngồi trên núi lửa. Nó có thể bùng phát bất kì khoảnh khắc nào. Nó sẽ phá huỷ bạn. Nó sẽ phá huỷ người khác, những người có quan hệ với bạn. Nó là chất độc.

Nếu người ta phải chọn giữa hai điều này, diễn đạt hay kìm nén, thế thì diễn đạt còn tốt hơn nhiều, bởi vì ít nhất chất độc không bao giờ tích luỹ. Nó được tống ra theo liều nhẹ, liều vi lượng. Nhưng nếu bạn tích luỹ, nó không còn là liệu pháp vi lượng, nó trở thành liệu pháp đối chứng. Thế thì liều lượng là lớn, sớm hay muộn, giận bị kìm nén của bạn sẽ mạnh tới mức bạn sẽ không có khả năng giữ được nó bị kìm nén thêm nữa. Thế thì nó đơn giản bùng nổ và bạn tuyệt đối bất lực.

Nhân loại đã được dạy kìm nén giận bởi tu sĩ, chính khách, nhà sư phạm qua nhiều thời đại. Xã hội không quan tâm tới bạn, nó quan tân chỉ tới dáng vẻ bên ngoài của bạn. Điều xảy ra cho thế giới bên trong của bạn không là việc của ai cả; liệu bạn có khổ không, có sống trong địa ngục bên trong không, điều đó bị bỏ lại cho bạn. Chỉ cần giữ dáng vẻ đẹp, học cách xã giao, cư xử theo cách có văn hoá và nếu bạn đang mang địa ngục đó là vấn đề của bạn.

Nhưng người đang mang địa ngục bên trong, dù người đó có trở nên được trau dồi, tinh vi, văn hoá thế nào, người đó vẫn còn là con thú hoang bên trong. Cào người đó chút ít thôi và tính người của người đó sẽ biến mất, tính cách của người đó sẽ biến mất và bạn sẽ thấy loại người đối lập ở bên trong. Đó là điều xảy ra khi ai đó uống say quá nhiều. Người rất có văn hoá, một khi người đó bị say, bắt đầu thành rất vô văn hoá. Đó là cái ta thực hơn của người đó. Rượu cồn đã không tạo ra nó; nó chỉ loại bỏ rào chắn, nó chỉ loại bỏ tảng đá đã kìm nén nó.

Ở phương Đông đã từng có một tín ngưỡng bí mật của những người mật tông, người thực hành thiền - và đi liền cạnh đó họ cứ dùng ma tuý với lượng ngày càng lớn hơn bởi lí do nào đó. Họ không quan tâm tới ma tuý, họ quan tâm tới thiền. Nhưng họ cứ tăng dần lượng ma tuý dần dần, dần dần để cho họ có thể vẫn còn tỉnh táo với ma tuý. Mất một thời gian lâu, đó là quá trình thức tỉnh rất tinh tế.

Trong tay của kẻ ngu nó sẽ có tính huỷ diệt, nó sẽ có tính tự tử. Do đó nó là truyền thống thiêng liêng. Chỉ thầy đem nó cho đệ tử - và rất hãn hữu. Nếu thầy thấy đệ tử nào đó có tính toàn vẹn thế, chỉ thế thì thầy mới cho quá trình này: 'Thiền và cứ tăng lượng ma tuý lên chậm rãi để cho nó không bao giờ chế ngự ông và việc quan sát của ông vẫn không bị động chạm tới.'

Nhưng ma tuý sẽ bắt đầu loại bỏ đi mọi tảng đá và nó sẽ đem ra tất cả những điều bạn đã từng kìm nén qua các thời đại trong nhiều kiếp sống của mình. Quan sát điều đó bạn sẽ cho phép nó biến mất. Đó là phép thần của quan sát. Nếu bạn quan sát cái gì đó, hoặc nó sẽ biến mất toàn bộ khỏi bản thể bạn, hoặc nó sẽ biến vào trong bản thể bạn. Nếu nó là cái gì đó tự nhiên, tự phát, nó sẽ bị tan biến vào trong bản thể bạn. Điều đó nữa cũng đẹp. Nếu nó là cái gì đó không phải là một phần của bản thể bạn, bắt nguồn từ ngoài - đã tới từ bên ngoài, là cái bám vào bạn - nó sẽ bay hơi.

Định nghĩa thực về tốt và xấu chỉ có thể là thế này: tốt là cái trưởng thành cùng thiền, tính quan sát, và xấu là cái biến mất khi bạn trưởng thành trong quan sát, khi bạn trưởng thành trong nhận biết. Nhận biết phải là nhân tố quyết định. Khi bạn trở nên nhận biết về giận của bạn sẽ xảy ra buông bỏ, bởi vì giận không phải là một phần của bản thể tự nhiên của bạn, tự kiêu cũng vậy. Chúng bắt đầu bay hơi. Khi mặt trời của nhận biết lên trong bạn, chúng bắt đầu bay hơi như giọt sương trong mặt trời buổi sáng sớm.

Và điều thứ hai cần nhớ: Phật đưa ra hai phát biểu này cùng nhau, buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu. Tại sao? Có lí do: tự kiêu là bản ngã, 'Ta cao siêu hơn, ta thánh thiện hơn, ta vĩ đại hơn, ta là cái gì đó đặc biệt, ta đây.' Bản ngã là căn nguyên của giận. Nếu bạn nghĩ bạn cao siêu hơn, cao hơn, thánh thiện hơn, đặc biệt hơn, bạn sẽ thường xuyên giận, bởi vì thế giới sẽ không chấp nhận điều đó. Thực ra mọi người khác cũng nghĩ theo cùng cách ngu xuẩn này. Và khi có nhiều người vĩ đại thế, xung đột nhất định nảy sinh. Và mọi người đều cố gắng chứng minh rằng, 'Ta vĩ đại hơn ông.' Làm sao bạn có thể tránh được xung đột?

Và xung đột đó đem tới giận. Chính bản ngã tổn thương, chính bản ngã cảm thấy đau, chính bản ngã không thoả mãn tạo ra giận. Và bản ngã của mọi người đều không thể được thoả mãn, điều đó là không thể được.

Ngay cả người như Napoleon cũng không thể cảm thấy bản ngã mình tuyệt đối được thoả mãn, bởi một lẽ đơn giản là ông ấy không cao lắm - chỉ khoảng mét sáu lăm. Và điều đó bao giờ cũng đè nặng lên ông ấy, bởi vì ông ấy có nhiều người hầu, lính gác cao hơn bản thân ông ấy rất nhiều. Và bất kì khi nào ông ấy thấy một người cao ông ấy đều trở nên giận. Ông ấy sẽ không thể tự kiểm soát được bản thân mình.

Nhà lãnh đạo Nga vĩ đại, Lenin, có đùi rất nhỏ. Thân hình ông ấy lớn hơn, thân trên ông ấy lớn hơn; thân dưới của ông ấy rất nhỏ, không cân xứng. Điều đó làm cho ông ấy bao giờ cũng giận. Ngay cả ai đó nhìn vào chân ông ấy - điều tự nhiên, bởi vì chúng không cân xứng tới mức bất kì ai cũng sẽ để ý - ông ấy sẽ trở nên giận ngay lập tức. Bất kì ai nhìn vào chân ông ấy đều tạo nên giận.

Ông ấy thường ngồi trên chiếc ghế lớn - lớn tới mức chân ông ấy sẽ không chạm đất - cho nên không ai nghĩ rằng ông ấy có chân nhỏ. Nhưng mọi người đã trở nên nhận biết về chiếc ghế lớn của ông ấy; họ sẽ nhìn gần hơn và điều đó lại tạo ra giận, bởi vì họ sẽ thấy rằng chân ông ấy không chạm đất chút nào. Bây giờ, là người độc tài của một nước lớn nhất trên thế giới, nước Nga Xô viết, nước lớn nhất trên thế giới vậy mà lại cảm thấy bị tổn thương bởi lí do rất ngu xuẩn... rằng bạn có đùi nhỏ!

Bạn không thể có tất cả và mọi thứ được. Bạn có thể thu xếp để có vài thứ, nhưng vào thứ khác sẽ bị thiếu. Bạn có thể cao, nhưng bạn có thể xấu. Bất kì cái gì nhỏ là đủ làm tổn thương bản ngã. Bạn có thể rất cao và rất đẹp trai, nhưng không thông minh - bạn có thể có tâm trí rất tầm thường. Bạn có thể có tâm trí rất thông minh, nhưng thân thể rất yếu ớt. Bạn có thể có thân thể rất mạnh mẽ, thể hình rất tốt, nhưng bạn không có thông minh nào. Bạn không thể xoay xở tất cả được. Bạn có thể có thông minh, thân hình đẹp nhưng không có tiền. Thế giới bao la và có cả nghìn lẻ một thứ và không ai có thể xoay xở có nó tất cả - không ai đã bao giờ có khả năng làm điều đó.

Và bản ngã nhất định bị tổn thương; bản ngã rất nhạy cảm, rất mong manh, bởi vì nó rất giả tạo. Chính bản ngã tạo ra không gian để giận nảy sinh. Do đó Phật nói, buông bỏ giận, và ngay lập tức nói thêm, buông bỏ tự kiêu. Bởi vì chừng nào bạn chưa buông bỏ bản ngã bạn sẽ không có khả năng buông bỏ giận. Giận là sản phẩm phụ. Và người ta phải thấy rất rõ ràng nguyên nhân của mọi sự. Tâm trí bạn lộn xộn thế, trong hỗn độn thế, bạn không biết cái gì là nguyên nhân và cái gì là hậu quả.

Một người đàn bà thường từ một làng xa xôi tới thành phố mỗi năm để sinh con. Khi cô ấy tới lần thứ mười bẩy bác sĩ nói, 'Chúng tôi bao giờ cũng chờ đợi cô. Cô là người duy nhất chúng tôi có thể tuỳ thuộc rằng từng năm cô sẽ ở đây. Khi nào cô sẽ tới sang năm?'

Cô ấy nói, 'Tôi sẽ không tới nữa đâu, vì chúng tôi đã phát hiện ra nguyên nhân của nó tất cả là gì.'

Mười bẩy đứa trẻ và họ chỉ mới phát hiện ra nguyên nhân của nó tất cả! Cô ấy nói, 'Tôi sẽ không tới nữa đâu.'

Nhưng điều đó cũng là sớm đấy. Bạn có thể đã sống hàng nghìn kiếp và bạn vẫn chưa có khả năng tìm ra nguyên nhân... sao có giận này? Tâm trí chúng ta trong đống lộn xộn tới mức bạn không thể biết đầu đuôi của nó ra sao. Bạn không thể phân loại được nó ra. Mọi thứ bị trộn lẫn với mọi thứ khác: nguyên nhân giả làm hậu quả, hậu quả giả làm nguyên nhân, mọi sự không có liên quan chút nào đã trở thành được liên kết ngẫu nhiên với nhau.

Betty Engrove, ca sĩ, bật radio lên vào một sáng và chỉnh máy vào hai đài phát một lúc: một đài phát bài tập thể dục mềm dẻo và đài kia cho thực đơn nấu ăn. Đây là điều cô ấy nghe thấy: 'Đưa tay lên hông, cho một chén bột lên vai bạn. Chạm ngón chân bạn và trộn lẫn chúng trong một nửa chén sữa, lặp lại sáu lần. Hít vào một nửa thìa trà bột bánh, hạ thấp đùi và đánh nát hai quả trứng luộc kĩ, thở ra trong một bát và thở tự nhiên. Nằm thẳng ra trên sàn và đun lòng trắng trứng cho tới khi nó tới điểm sôi. Trong mười phút nâng đầu bạn lên khỏi lửa và cọ sạch mạnh bằng khăn ráp. Uốn đầu gối, lắc đường bột lên chúng và dùng nó với súp.'

Và tâm trí bạn được điều chỉnh theo nhiều đài phát thế, không chỉ hai! Đủ mọi loại thứ đang diễn ra bên trong tâm trí. Một ngày nào đó ngồi xuống và viết ra bất kì cái gì tới trong tâm trí. Và đừng gian lận, chỉ viết ra đích xác bất kì cái gì tới và bạn sẽ ngạc nhiên là đây mà là tâm trí mình, đây là chỗ bạn đã từng sống cuộc sống mình từ đó. Bạn sẽ thấy nó tuyệt đối điên rồ.

Cũng tốt là chúng ta không có cửa sổ trong đầu, bằng không người khác sẽ nhìn vào bên trong và họ sẽ ngạc nhiên; họ sẽ không thể nào tin được rằng đây là bạn. Bạn cũng sẽ không có khả năng tin được rằng đây là điều tâm trí bạn là gì.

Nhưng đây là thực tại. Mọi người chưa bao giờ nhìn vào bên trong. Thực ra, cứ dường như vô ý thức, họ nghi ngờ rằng nếu họ nhìn vào bên trong họ sẽ thấy điên khùng ở đó. Tốt hơn cả là không nhìn; né tránh, giữ tâm trí trong bóng tối và vẫn còn bận bịu với cái gì đó trong thế giới bên ngoài. Mọi người giữ cho bản thân họ bận rộn mà chẳng có việc gì bởi lẽ đơn giản là điều đó giúp cho họ không nhìn vào trong. Họ đã trở nên xa lạ với tâm trí riêng của mình.

Nếu bạn nhìn vào trong, lúc ban đầu của tiến trình tất nhiên nó sẽ là hỗn độn; nhưng nếu bạn bắt đầu quan sát hỗn độn, dần dần, dần dần mọi sự bắt đầu lắng đọng và bạn sẽ có khả năng thấy cái gì là nguyên nhân và cái gì là hậu quả. Một khi bạn đã biết nguyên nhân, bạn đang trên đường đúng. Nhiều người tranh đấu với hậu quả. Bạn không bao giờ có thể thắng được, bạn nhất định thua. Hậu quả chỉ là triệu chứng. Bạn không thể tranh đấu được với giận, bởi vì nó chỉ là hậu quả - nguyên nhân là bản ngã.

Bạn không thể tranh đấu được với nguyên nhân nữa; chừng nào bạn chưa thấy rằng đây là nguyên nhân tối thượng. Giận là hậu quả; với giận, bản ngã là nguyên nhân. Nhưng nếu bạn đi sâu xuống dưới, quan sát bản ngã của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên, đến lượt nó, nó cũng là hậu quả - hậu quả của vô nhận biết. Vô nhận biết là nguyên nhân.

Bạn có thể đi từ bất kì chỗ nào - từ tham, từ thèm khát, từ giận, từ ghen tị, từ sở hữu và bạn bao giờ cũng đi tới nguyên nhân tối thượng: vô nhận biết.

Cho nên cách duy nhất để gạt bỏ đống lộn xộn này, hỗn độn này, là nhận biết. Và một khi bạn nhận biết bạn không cần kìm nén cái gì cả, bạn thậm chí không cần vứt bỏ; mọi sự bắt đầu vứt bỏ theo cách riêng của chúng, chúng bắt đầu biến mất theo cách riêng của chúng. Đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu. Khi ông không bị gắn với cái gì, ông vượt ra ngoài khổ. Và đây là hai điều đang giữ bạn bị buộc vào trạng thái điên khùng. Đây là hai điều đang tạo ra tất cả buồn và khổ của bạn. Bản ngã, ẩn đằng sau, cứ làm việc, đầu độc bạn. Giận hoặc được diễn đạt, thế thì nó đầu độc mối quan hệ của bạn với mọi người, hoặc nó bị kìm nén, thế thì nó đầu độc bản thể riêng của bạn.

Và dần dần, dần dần bạn thấy bản thân bạn trong trạng thái mà trong đó nhiều người muốn chết; nhiều người suy tư về tự tử bởi lí do đơn giản là cuộc sống đau khổ thế và cái chết dường như là sự giảm nhẹ. Hàng triệu người trên trái đất suy tư về tự tử - nhiều người trong số họ thử, nhiều người trong số họ thành công nữa. Và những người không nghĩ về tự tử thì nghĩ về giết người; họ nghĩ rằng người khác đang tạo ra rắc rối của họ, cho nên phá huỷ người khác. Hoặc họ muốn phá huỷ người khác, hoặc họ muốn phá huỷ bản thân họ, bởi vì họ không thấy vui vẻ trong cuộc sống. Khi bạn không thấy vui vẻ trong cuộc sống, khi bạn không phúc lạc, bạn trở nên có tính phá huỷ, hoặc là kẻ tàn bạo với mọi người hoặc là kẻ tự bạo với mình.

Khi cuộc sống của bạn đầy vui vẻ, vui vẻ vô biên, nó có tính sáng tạo, thế thì tính sáng tạo lớn được sinh ra trong bạn. Thế thì bạn làm cái gì đó đóng góp cho tiến hoá nhân loại, cho tiến hoá của toàn thể vũ trụ. Bạn thêm cái đẹp nào đó cho nó, bạn chia sẻ lễ hội của bạn với nó. Ít nhất bạn làm cho vài đoá hoa nở ra.

Bạn rời khỏi thế giới trong mãn nguyện lớn lao, bởi vì sáng tạo đem tới mãn nguyện. Bạn rời khỏi thế giới này một cách vui vẻ, bởi vì nó đã là cơ hội đẹp thế để trưởng thành, để chín chắn, để trở nên nhận biết. Nó đã là vui vẻ thế để tạo ra vài điều và chia sẻ những điều đó với mọi người; bằng không bạn sống trong khổ và bạn chết trong khổ.

Giận giống như chiếc xe ngựa lao điên cuồng.

Người kìm lại giận của mình là người đánh xe thực.

Người khác đơn thuần giữ dây cương.

Nếu bạn nhìn vào mọi người hay vào bản thân bạn, bạn sẽ thấy rằng giận dường như là chiếc xe ngựa không có người đánh xe.

Mới hôm nọ tôi đọc một cuốn sách:

Một người đã sống trong sa mạc và người đó viết nhiều kinh nghiệm người đó có ở đó. Người đó đã thử một thử nghiệm:

Không có đường, không có người, không cây, không đá, không núi; chỉ sa mạc, lan rộng hàng nghìn dặm. Và trong hàng thế kỉ nó đã từng cằn cỗi thế, nó đã trở thành cứng rắn. Nó không phải là sa mạc cát, lớp vỏ là rất cứng.

Ông ấy đang lái xe, bỗng nhiên một ý niệm kì quái nảy sinh trong ông ấy. Ông ấy chuyển sang chỗ ngồi bên cạnh chỗ người lái xe - ông ấy là người duy nhất trong xe. Ông ấy bỏ chỗ của người lái và để cho xe chạy theo cách riêng của nó, bởi vì không đường, không người, không sợ tai nạn nào cả. Chiếc xe bắt đầu chạy. Đó là kinh nghiệm hiếm hoi. Thế rồi ông ấy nhảy ra khỏi xe.

Những ý niệm lớn tới với tâm trí ông ấy... và chiếc xe vẫn đi tiếp. Thế rồi ông ấy đuổi theo xe, nhảy lại vào xe, lấy ra chiếc xe đạp và đi đích xác ngược hướng chiếc xe hơi trên chiếc xe đạp cho tới khi chiếc xe hơi chỉ là một đốm nhỏ xa xăm trên đường chân trời. Nó vẫn đi, đi tới không đâu cả, vẫn đi.

Thế rồi ông ấy lại đạp xe theo hướng chiếc xe hơi. Điều đó thật kì lạ. Ông ấy viết điều xúc động là chiếc xe vẫn đi, đi tới không đâu cả.

Đọc ghi chú của ông ấy, tôi bỗng nhiên nhớ lời kinh Phật: Giận giống như chiếc xe ngựa lao điên cuồng. Người kìm lại giận của mình là người đánh xe thực. Người khác đơn thuần giữ dây cương. Họ thậm chí có thể không giữ dây cương - họ có thể đơn giản ngồi đó. Chiếc xe đang chạy theo cách riêng của nó. Thân thể bạn đang chạy theo cách riêng của bó, tâm trí bạn đang chạy theo cách riêng của nó. Bạn không được cần tới chút nào. Bạn có thể nhảy ra khỏi cửa sổ, lấy xe đạp, đi xa khỏi xe hơi và nó vẫn đang đi. Và một ngày nào đó bạn có thể quay về để gặp bản thân bạn.

Vâng, điều này đã từng được thử. Mọi người trong nhiều thời đại đã thử kinh nghiệm ra ngoài thân thể; chúng đích xác là như nhau. Bạn có thể thử nó. Nếu bạn đi sâu hơn một chút vào trong thiền, một ngày nào đó bạn có thể tìm ra cách thoát ra khỏi thân thể, để chạy trong phòng. Thậm chí chạy cũng không được cần tới, bạn có thể nổi trong không trung, nhìn vào thân thể đang nằm dưới đó, ngủ, ngáy; bạn có thể nghe thấy tiếng ngáy. Mọi thứ đều vận hành hoàn hảo, động cơ chạy rù rù, bạn có thể lại gần trái tim và nghe nhịp đập. Thân thể đang thở.

Bạn không được cần tới chút nào. Bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, đi quanh nhà hàng xóm, quay lại, đi vào trong thân thể mình, bạn vẫn ngủ say. Điều đó không tạo ra khác biệt, dường như thân thể không để ý gì nhiều liệu bạn ở trong hay ở ngoài.

Thân thể là cái máy rất phức tạp, tinh tế; nó tự động chạy, nó không cần tới bạn. Bạn đã chẳng làm gì, đó là lí do tại sao bạn không được cần tới.

Nếu bạn trở thành người đánh xe thực, thế thì bạn sẽ được cần tới. Nếu bạn là thiền nhân bạn sẽ được cần tới. Thế thì có vài điều thân thể không thể làm được. Nó không thể thiền theo cách riêng của nó - điều đó là không thể được. Nó có thể ngáy, nó có thể ngủ theo cách của nó, nhưng nó không thể nhận biết theo cách của nó. Để nhận biết bạn được cần tới.

Nhớ điều đó: mỗi điều đó là xứng đáng làm để với nó bạn được cần tới. Mọi sự có thể được làm mà không có bạn đều là những điều không bản chất. Dành cả đời bạn cho chúng là bỏ lỡ toàn thể vấn đề.

'Đưa tôi ra nhà ga đường sắt,' người say nói, loạng choạng chui vào xe taxi đang đợi.

'Nhìn đi anh bạn, chúng ta đang ở nhà ga rồi,' tài xế nói.

'Cám ơn,' người say lầm bầm, đưa ra tờ năm đô la. 'Và lần sau, đừng lái xe nhanh quá thế.'

Taxi chưa chạy lấy một li. Cuộc sống của bạn có thể vẫn còn đích xác ở chỗ nó đã ở khi bạn được sinh ra. Nó có thể không di chuyển lấy một li. Hàng triệu người chết đi đích xác như họ được sinh ra. Không trưởng thành xảy ra, không việc nở hoa nào tới cuộc sống của họ. Liệu họ hiện hữu hay không hiện hữu đơn giản không khác biệt gì. Họ tới và đi như cái bóng. Cuộc sống của họ không đáng gọi là sống; họ đơn giản sống vô vị.

Một nông dân nhai chiếc bánh đang nhìn một con gà trống lớn đuổi theo gà mái và đuổi theo sát nút tại mỗi vòng. Người nông dân ném một mẩu bánh ở trước đôi đang đuổi nhau.

Con gà trống tới chỗ bánh rơi và kêu cục cục báo có món ăn ngon.

'Kì cục thật,' người nông dân nói, 'ta hi vọng ta không bao giờ bị đói thế.'

Nhưng gà trống, sư tử, hổ, chó, mèo và bạn, đều không khác theo bất kì cách nào - chừng nào cái gì đó của phật tính chưa bắt đầu nảy sinh trong bạn. Con gà trống bị chi phối bởi cơn đói của nó, bởi khao khát của mó; bạn cũng thế.

B.F. Skinner, nhà tiên tri hiện đại của trường phái hành vi chủ nghĩa trong tâm lí học, nói rằng con người là cái máy. Và với quãng chín mươi phẩy chín phần trăm mọi người ông ấy là đúng. George Gurdjieff thường nói rằng con người là cái máy. Và ông ấy không phải là nhà tâm lí hành vi. Ông ấy là một trong những người khổng lồ tâm linh vĩ đại nhất đã từng bước đi trên trái đất này. Nhưng dầu vậy ông ấy vẫn hay nói rằng không phải ai cũng có linh hồn. Rất hãn hữu mà một người có linh hồn.

Và tôi có thể hiểu được B.F. Skinner. Điều không thể cho ông ấy là bắt gặp được vị phật và nghiên cứu vị phật. Ông ấy đã nghiên cứu chuột và bạn; và ông ấy thấy không khác biệt gì. Bản năng của chuột là hệt như bản năng của người. Tất nhiên người là cái máy phức tạp hơn, đúng, có chút ít phức tạp hơn, có vậy thôi; cái máy tính.

Một hôm tôi đọc được một chuyện viễn tưởng về tương lai, khi các nhà khoa học sẽ có khả năng làm người máy, robot. Chúng trông đích xác như con người ngoại trừ rằng chúng không có linh hồn. Nhưng từ bên ngoài bạn không thể thấy khác biệt gì: chúng nói, chúng làm tình, chúng ăn, chúng mệt và chúng đi ngủ. Và nếu bạn gặp một robot - kẻ trông đích xác giống người - làm sao bạn đánh giá được anh ta có là robot không? Bạn đang cầm tay robot hay người? Chỉ thỉnh thoảng bạn mới có khả năng biết: khi hết pin và robot bắt đầu, 'Gừ, gừ, gừ.' Bằng không chẳng có khác biệt gì.

Bạn làm tình với robot và robot nói, 'Gừ, gừ, gừ.' Thế thì bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng đây không phải là người! Nhưng mãi cho tới giờ anh ta đã hoàn toàn phải. Anh ta trích dẫn thơ ca lớn, thảo luận những ý niệm lớn, triết lí, trích dẫn Socrates và Aristotle và anh ta ôm bạn và nói với bạn, 'Anh yêu em, và anh sẽ yêu em mãi mãi.'

Và đây tất cả đều là những thứ được ghi âm lại mà anh ta đã từng nói với mọi đàn bà anh ta gặp. Khoảnh khắc anh ta thấy người đàn bà cái gì đó lảy cò trong anh ta và anh ta bắt đầu nói có vẻ thơ ca và nói, 'Anh yêu em và anh sẽ chết nếu không có em.'

Tôi đã nghe nói về một nhà phân tâm đã rất phân vân. Ông ấy yêu một người đàn bà, nhưng người đàn bà này có chút ít kì lạ. Bất kì khi nào ông ấy nói với cô ấy, 'Anh yêu em,' cô ấy đều nhìn xuống.

Anh ta hỏi cô ấy, 'Có chuyện gì vậy? Bất kì khi nào anh nói, 'Anh yêu em,' em đều cảm thấy xấu hổ, bối rối hay cái gì? Sao em bắt đầu nhìn xuống?'

Cô ấy nói, 'Em nhìn xuống để xem liệu anh có thực sự ngụ ý điều đó không... Bởi vì em không thể tin cậy được vào tâm trí anh. Em chỉ có thể tin cậy vào thân thể anh.'

Rất khó nói dối qua thân thể. Người ta có thể học điều đó, diễn viên làm điều đó - nhưng rất ít người là diễn viên. Bằng không đó là nghệ thuật rất khó để làm cho thân thể nói dối. Tâm trí cực kì dễ dàng nói dối; nó có thể nói những điều mà nó không ngụ ý. Nhưng thân thể vẫn đích thực hơn, đúng hơn nhiều. Điều mỉa mai là thân thể dường như đích thực hơn và tâm trí bạn dường như đơn giản gian lận!

Bạn có thể đạt tới linh hồn chỉ bởi việc trở nên ngày một có tính quan sát hơn về mọi điều đang xảy ra trong thân thể bạn và trong tâm trí bạn. Chừng nào và cho tới khi nhân chứng chưa nảy sinh trong bạn, bạn là robot.

Sheela đã viết một câu hỏi cho tôi: 'Khi tôi đi xa khỏi thầy, tôi là chuột cống, nhưng khi tôi trở lại với thầy, tôi trở thành chỉ là chuột nhắt.'

Tôi biết điều cô ấy ngụ ý. Mọi người nghĩ có nhiều khác biệt giữa chuột cống và chuột nhắt; không có mấy khác biệt đâu. Chuột nhắt chỉ là chuột phức tạp, có giáo dục đại học, đạo đức giả. Chuột cống là đích thực hơn nhiều, chuột cống là bất kì cái gì nó đang là. Chuột nhắt có mẽ ngoài. Nhưng không có mấy khác biệt giữa chuột cống và chuột nhắt. Không có mấy khác biệt giữa chuột nhắt và người, và không có mấy khác biệt giữa người và máy.

Khác biệt nảy sinh - khác biệt duy nhất tạo ra khác biệt - là thiền. Trước điều đó, bạn không bao giờ có bất kì khác biệt nào. Tất cả khác biệt chỉ là hình thức.

Đó là lí do tại sao các nhà tâm lí nghiên cứu về chuột, đặc biệt chuột bạch, bởi vì chúng là người đơn giản và dễ hiểu chúng hơn. Một khi bạn đã hiểu tâm trí của chuột, bạn đã hiểu tâm trí của người nữa. Họ suy diễn mọi tri thức của họ về con người qua nghiên cứu về chuột. Điều đó thực sự là việc kết án con người rằng chuột cung cấp thông tin về bạn. Và thông tin đó có tác dụng, nó áp dụng hoàn hảo cho bạn - bạn cư xử theo cùng cách.

Thông tin đó sẽ không áp dụng được cho vị Phật, cho một Jesus, cho một Krishna. Nhưng B.F. Skinner sẽ tìm thấy gì ở vị phật? Và cho dù ông ấy có thể tìm thấy vị phật, ai sẽ nghiên cứu ai? Vị phật sẽ nghiên cứu Skinner, không có điều ngược lại. Skinner sẽ không có khả năng nghiên cứu vị phật; ông ấy không có hoàn cảnh đúng, ông ấy chỉ biết cách nghiên cứu chuột.

Vị phật sẽ tuyệt đối không thể nào hiểu được với ông ấy. Và khi cái gì đó không thể hiểu được, bản ngã đơn giản phủ nhận nó. Đó là cách thức của bản ngã để tự bảo vệ nó. Cái không thể nào hiểu nổi, cái bí ẩn phải bị phủ nhận, bị bỏ qua, phớt lờ. Người ta không lưu ý đến cái không thể hiểu được, bởi vì lưu ý tới cái không thể hiểu được nghĩa là bạn đang lưu ý tới giới hạn của tâm trí bạn, và điều đó làm tổn thương bản ngã.

Do đó, thỉnh thoảng chư phật mới được sinh ra, nhưng không ai lưu ý tới họ. Đó là khác biệt giữa tâm hồn học phương Đông và phương Tây. Tâm lí học phương Tây dựa trên việc hiểu về chuột. Tâm hồn học phương Đông không dựa trên việc hiểu chuột hay đúng hơn dựa trên việc hiểu người.

Tâm hồn học phương Đông được bắt rễ vào tâm hồn học chư phật. Chúng ta nghĩ từ chỗ cao nhất và thế rồi chúng ta đi xuống. Đầu tiên chúng ta nghĩ tới điều tối thượng và từ đó chúng ta suy ra về những người ở hạng thấp hơn - điều đó là đáng kính.

Cố quan sát cái thấp nhất và suy diễn về cái cao nhất là làm nhục; điều đó là xấu và nó sẽ là sai. Nó cũng giống như nghiên cứu về hạt mầm và suy diễn về hoa. Bây giờ, nghiên cứu về hạt mầm, làm sao bạn có thể suy diễn về hoa được? Bạn có thể mổ xẻ hạt mầm, bạn có thể nhìn vào trong nó; bạn sẽ không thấy mầu sắc nào và bạn sẽ không thấy cái đẹp nào và bạn sẽ không thấy hương thơm nào. Mặc dầu nó chứa tất cả chúng, nhưng chúng vẫn trong cái không hiển lộ.

Và nếu bạn quyết định về hoa theo hạt mầm và bạn nói rằng hoa không có hương thơm nào - không thể có được, bởi vì khi nó không có trong hạt mầm, làm sao nó có thể có trong hoa được? Và hoa không đẹp, bởi vì hạt mầm không đẹp... thế thì mọi thứ phải được qui về mẫu số nhỏ nhất; thế thì hoa phải đơn giản bị phủ nhận - đó chỉ là tưởng tượng thơ ca mà không gì khác. Đó là điều đã được làm với chư phật. Những người duy vật cứ phủ nhận sự tồn tại của chư phật, họ nói đó là tưởng tượng thơ ca. Những người như vậy đã không tồn tại, không thể tồn tại được; không thể có chuyện họ tồn tại, bởi vì hạt mầm không biểu lộ bất kì dấu hiệu nào về họ.

Tâm hồn học của chư phật bắt đầu từ cực đoan khác. Nó bắt đầu từ chỗ cao nhất: nó nghiên cứu hoa và thế rồi suy diễn về hạt. Bởi vì hoa có hương thơm, nó nói hạt mầm phải có điều đó; điều đó là chưa hiển lộ. Hoa đẹp, hạt mầm phải có cái đẹp trom nó, bị che phủ, bị giấu kín. Hoa có mầu sắc, hạt mầm phải có nó, chỉ chờ đợi đến đúng thời điểm, đến mùa xuân, để bùng nổ thành mầu sắc, thành hương thơm, thành cái đẹp. Bây giờ đây là cách đúng để hiểu con người: không qua chuột, thậm chí không qua người thường, mà qua chư phật.

Đây là khác biệt giữa cách tiếp cận phương Đông và phương Tây. Cách tiếp cận phương Tây đã thu con người về một hiện tượng rất xấu. Tâm hồn học phương Đông đã nâng con người lên chiều cao của thượng đế. Và thế thì chính quá trình của cả hai tâm hồn học trở thành khác nhau. Tâm hồn học phương Tây đi qua phân tích, suy nghĩ - đó là phương pháp của nó. Tâm hồn học phương Đông đi theo phương pháp của vô trí, của thiền; của không phân tích, của không suy nghĩ, mà của im lặng. Bởi vì để thấy cái đẹp của hoa bạn cần im lặng, không phân tích; cái đẹp không bao giờ có thể được hiểu qua phân tích. Điệu vũ của đoá hoa trong gió, trong mặt trời, trong mưa, không thể được hiểu bởi cái đầu; trái tim phải được mở cho nó.

Với hoà nhã vượt qua giận...

Lời kinh này cũng quan trọng vô cùng. Bây giờ Phật đang nói... Giận chứa năng lượng. Bạn không thể đơn giản vứt nó đi được. Nó là năng lượng của bạn. Vứt nó đi sẽ làm cho bạn yếu. Năng lượng không nên bị vứt đi, nhưng nên được biến đổi. Với hoà nhã vượt qua giận... để giận của bạn được biến đổi thành hoà nhã.

với hào phóng vượt qua hèn hạ, với chân lí vượt qua giả dối.

Ông ấy đang nói rằng thiền là quá trình giả kim thuật - nó không phải là đạo đức, nó là giả kim thuật. Nó là khoa học của linh hồn. Qua thiền giận dần dần, dần dần biến mất, và năng lượng của nó trở thành sẵn có và trở thành dịu dàng.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nếu bạn phải chịu giận lớn bạn có tiềm năng lớn cho dịu dàng. Giận đơn giản chỉ ra rằng bạn có năng lượng lớn. Người không có giận là bất lực, người đó không có năng lượng. Người không thể giận thì không thể dịu dàng được. Với hào phóng vượt qua hèn hạ. Đừng kìm nén hèn hạ, đừng phá huỷ hèn hạ, nhưng với hào phóng biến đổi nó thành ý thức hào phóng, thành sự chia sẻ.

Với chân lí vượt qua giả dối. Đừng tranh đấu với bóng tối, đem ánh sáng vào. Đó là tinh hoa của lời kinh này. Đừng tranh đấu với cái tiêu cực, đem cái tích cực vào. Và cái tích cực tới qua tính quan sát - cái tiêu cực đã có đó rồi. Xã hội của bạn chuẩn bị cho bạn cái tiêu cực, xã hội của bạn cần bạn tiêu cực. Xã hội của bạn muốn bạn giận, đầy giận, để cho bạn có thể bị ép buộc đi vào chiến tranh, vào thập tự chinh: các xung đột tôn giáo, chính trị, ý thức hệ; để cho bạn có thể bị thao túng trong việc giết người. Hay, bạn có thể bị thao túng trong việc trở thành những kẻ tử vì đạo; phá huỷ bản thân bạn.

Hàng triệu người Ki tô giáo đã chết, người Mô ha mét giáo đã chết, giết hại lẫn nhau bởi một lẽ đơn giản là nhiều giận thế bị kìm nén, nó cần chỗ xả ra nào đó. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng Phật giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới đã không làm đổ máu, tôn giáo duy nhất trên thế giới đã cải đạo hàng triệu người mà không bó buộc bất kì loại nào.

Ki tô giáo đã cải đạo hàng nghìn người, nhưng với bó buộc. Lúc ban đầu đó là bằng lưỡi kiếm. Người Mô ha mét giáo đã cải đạo hàng triệu người, nhưng đó là qua lưỡi kiếm, cưỡng bức, bạo hành. Đây không phải là chuyển đổi, đây là cái gì đó tuyệt đối xấu xí và phi tôn giáo.

Bây giờ lưỡi kiếm không còn hữu dụng nữa, bởi vì dùng kiếm trực tiếp sẽ bị kết án trên khắp thế giới, cho nên phương tiện tinh vi của bó buộc nay được dùng. Ở nước nghèo bạn có thể đi với bánh mì và bơ, với quần áo, với tiện nghi tốt hơn cho cuộc sống và bạn có thể cải đạo mọi người. Các nhà truyền giáo Ki tô giáo đang làm điều này trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước nghèo. Đó không phải là cải đạo sang Christ - đó không phải là cải đạo chút nào - đó đơn giản là mua mọi người bằng bánh mì và bơ. Mọi người đang chết đói - bất kì ai có thể cho họ thức ăn, họ đều sẵn sàng đi với người đó.

Phật giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới mà thực sự chuyển đổi mọi người không bằng lưỡi kiếm, không bằng bánh mì và bơ, không có bó buộc nào, tích cực hay tiêu cực; điều đơn giản đã cải đạo qua việc hiểu biết của nó về con người, đem tới cho họ nhiều ánh sáng hơn, đem tới cho họ nhiều hiểu biết hơn về tâm trí họ, thân thể họ.

Và điều này có tầm quan trọng lớn lao. Đừng bao giờ tranh đấu với cái tiêu cực. Xã hội của bạn chuẩn bị cho bạn điều tiêu cực. Biến đổi điều tiêu cực thành tích cực; việc biến đổi là có thể. Trung gian phải được dùng là thiền. Trở nên có tính quan sát nhiều hơn về mọi điều tâm trí của bạn - giận, tham, hèn hạ; bằng không bạn có thể trau dồi, bạn có thể lừa dối người khác và bạn có thể tự lừa dối bản thân bạn, nhưng bạn sẽ vẫn còn tầm thường. Người keo kiệt có thể cúng dường, cho từ thiện, nhưng người đó cho có tính toán. Tính keo kiệt của người đó có đó. Bây giờ người đó mở tài khoản ngân hàng ở thế giới bên kia. Người đó muốn có số dư tài khoản ở đấy nữa.

Một người mù đang đứng trong hàng đợi xe bus, thì người cạnh anh ta giật mình khi thấy một con chó bình thản ngếch chân nó lên và đái vào quần của người mù.

Khi người mù nhận ra điều vừa xảy ra, anh ta cho tay vào túi quần mình và rút ra một thanh sô cô la nhử nhử trước con chó.

'Đó thật là hành động từ thiện cần làm,' người bên cạnh nói.

'Ồ,' người mù đáp, 'tôi đang tìm xem mồm nó ở đâu để tôi có thể đá vào hòn của nó.'

Cho nên đừng bị lừa về điều mọi người đang làm bên ngoài, sâu bên trong họ có thể tính toán cái gì đó khác. Hành động của họ có thể hào phóng, nhưng động cơ của họ mới là điều thực thành vấn đề; không phải là hành động, mà là ý định.

Một người đàn ông đón một người đàn bà trong quán rượu một đêm và đưa cô ấy về nhà tới căn hộ của anh ta.

Khi họ tới đó, cô ta bắt đầu cởi quần áo, nhưng anh ta dừng cô ta lại, nói, 'Không, chúng ta ngồi đây trên tràng kỉ cùng nhau, và nếu em để cả hai tay lên đầu anh trong khi em ở đây, anh sẽ cho em hai mươi đô la.'

Cô gái nghĩ điều này có chút ít bất thường, nhưng vẫn làm như anh ta yêu cầu. Cuối cùng, cô ta không thể kìm được tính tò mò thêm nữa và hỏi, 'Nhưng anh có loại xúc động gì khi tay em để trên đầu anh?'

'Chả xúc động gì cả,' anh ta trả lời. 'Anh chỉ để có cảm giác an ninh khi biết rằng tay em ở trên đầu anh và không trong túi anh - vì điều đó xứng đáng với hai mươi đô la.'

Những người keo kiệt sẽ vẫn còn keo kiệt, cho dù trong việc chia sẻ của họ. Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới bạn sẽ thấy họ đang cố gắng mặc cả vì cái gì đó, có việc kinh doanh nào đó ẩn nấp trong đó. Các tu sĩ cứ bảo mọi người, 'Nếu ông cho người nghèo ở đây, ông sẽ được nghìn lần hơn ở thế giới bên kia ' - nghìn lần hơn, điều đó giống như trúng xổ số! Và ai mà không thích có nó? Cho chút xíu ở đây và bạn sẽ được cả nghìn lần hơn ở kia.

Các tu sĩ đã từng lừa dối mọi người, bởi vì mọi người đều bần tiện, bởi vì mọi người đều keo kiệt; bằng không tu sĩ sẽ biến mất khỏi thế giới này. Nếu mọi người thực sự hào phóng sẽ không có nhu cầu về tu sĩ, không ai có thể khai thác được người hào phóng. Họ cho vì vui vẻ vô cùng của việc cho. Họ không nghĩ rằng việc cho là phương tiện để đạt mục đích nào đó. Nếu bạn nghĩ việc cho là phương tiện để đạt mục đích nào đó, bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Chừng nào việc cho chưa trở thành vui vẻ trong bản thân nó, bạn không biết nó là gì đâu.

nói ra chân lí,

cho bất kì cái gì ông có thể cho,

đừng bao giờ giận.

Ba bước này sẽ đưa ông

vào trong sự hiện diện của Thượng đế.

Nói chân lí, với bất kì giá nào. Điều đó sẽ tốn kém cho bạn nhiều, bởi vì thế giới sống trong dối trá. Mọi người được nuôi dưỡng lớn lên theo cách chân lí chưa bao giờ bắt chéo qua con đường của họ. Và họ bị buộc phải tin vào cái gì đó mà xã hội của họ, nhà thờ của họ, quốc gia của họ muốn họ tin vào; đấy không phải là vấn đề về chân lí. Mọi người thích dối trá, bởi vì dối trá rất an ủi. Và mọi người thích dối trá bởi vì người khác cũng tin vào cùng dối trá - và bạn cảm thấy là một phần của người khác, bạn cảm thấy một loại quyền sở hữu, bạn không cảm thấy một mình.

Con người của chân lí cảm thấy một mình. Một Socrates, một Pythagoras, một Heraclitus thấy bản thân họ một mình, rất một mình. Trong thế giới này nếu bạn nói chân lí và bạn sống chân lí, bạn sẽ phải sống một mình. Bạn sẽ không tìm thấy nhiều người thích ở cùng bạn. Bạn sẽ không tìm thấy toán đồng hành lớn trên thế giới. Bạn sẽ thấy vài người là người yêu chân lí. Và bạn bao giờ cũng trong nguy hiểm, bởi vì chân lí của bạn sẽ là điều nguy hiểm cho những người sống trong dối trá. Họ sẽ không dung thứ cho bạn. Bạn sẽ trở thành hiện tượng không thể chịu đựng được với họ. Họ sẽ có khuynh hướng tiêu diệt bạn.

Nhưng dầu vậy, cho dù cuộc sống có bị hi sinh, chân lí vẫn xứng đáng với điều đó. Một khoảnh khắc của chân lí là giá trị hơn hàng trăm năm của cuộc sống, bởi vì khoảnh khắc của chân lí làm bạn thành một phần của vĩnh hằng, một phần của Thượng đế.

Nói ra chân lí, cho bất kì cái gì ông có thể cho. Vấn đề không phải là bạn phải cho tiền hay bạn phải cho cái này cái nọ; bất kì cái gì bạn có thể cho, bất kì cái gì bạn có - nếu bạn có bài ca, hát bài ca, chia sẻ nó. Nếu bạn có thể nhảy múa, nhảy múa và chia sẻ nó. Cho bất kì cái gì ông có thể cho. Và, đừng bao giờ giận, bởi vì mọi người có thể không chấp nhận món quà của bạn. Đừng giận về điều đó. Mọi người có thể không bao giờ cám ơn bạn, họ có thể không cảm thấy biết ơn bạn. Ngược lại, họ có thể cảm thấy bị xúc phạm bởi bạn.

Nó bao giờ cũng là vậy; họ bị xúc phạm bởi Jesus, họ bị xúc phạm bởi Phật. Tại sao? - bởi vì những người đó trông khác với người thường tới mức mọi người trở nên nhận biết về cái tầm thường riêng của họ và điều đó gây đau. Họ đem các kho báu lớn để chia sẻ - nhưng điều đó gây đau, bởi vì họ có kho báu lớn và chúng ta không có gì. Mọi người sẽ không cám ơn bạn đây, thực ra họ sẽ không bao giờ có khả năng tha thứ cho bạn. Họ có thể đóng đinh bạn, họ có thể ném đá bạn tới chết.

Do đó Phật lại nhắc nhở bạn: nhớ lấy, đừng mong đợi cái gì, bằng không giận sẽ là tự nhiên. Nếu bạn mong đợi sự biết ơn từ mọi người và họ không biểu lộ sự biết ơn nào - ngược lại, họ biểu lộ sự bạc bẽo lớn lao - bạn có thể cảm thấy giận. Thận trọng vào, vui vẻ của bạn là trong việc cho. Bạn không phải lo nghĩ về liệu điều bạn cho có được chấp nhận hay không được chấp nhận; được chấp nhận với lòng biết ơn hay được chấp nhận một cách dửng dưng.

Bạn làm điều tốt cho mọi người, họ có thể làm điều xấu cho bạn... dầu vậy, đừng giận. Nhớ đây là cách mọi sự đang vậy, đây là cách mọi người đang vậy. Việc nhớ tới điều đó sẽ giúp bạn không trở nên phát rồ.

Người trí huệ không làm hại ai... nhưng người ngu thích làm hại người khác. Và ai là người trí huệ? Không phải là người biết nhiều, mà là người hiểu nhiều. Người trí huệ không phải là người có tất cả kinh sách trên đầu lưỡi mình; người trí huệ là người đã nhìn thấy thực tại riêng của mình, và việc thấy nó đã trở thành nhận biết về vũ trụ và cái đẹp của nó và thông minh của nó. Người trí huệ là người đã nhìn thấy trí huệ của sự tồn tại; người đó không phải là nhà thông thái, nhưng người đó tuyệt đối hồn nhiên. Làm sao người đó có thể làm hại bất kì ai được? - điều đó là không thể được, bởi vì người đó không thể nhìn người khác là khác bản thân mình. Người đó thấy cái toàn thể như là một.

Thận trọng với người thông thái, thận trọng với cái gọi là người có kinh nghiệm, họ không trí huệ.

Hai người đàn bà đang ngồi trong phòng đợi của bác sĩ, so sánh các lời chú thích theo sự mất trật tự đa dạng của chúng.

'Em muốn có em bé hơn bất kì cái gì trên thế giới,' người thứ nhất nói, 'nhưng em đoán điều đó là không thể được.'

'Chị cũng hay cảm thấy cùng cách đó,' người thứ hai nói, 'nhưng thế rồi mọi sự thay đổi. Đó là lí do tại sao chị ở đây; chị định có em bé trong ba tháng.'

'Chị nói cho em chị đã làm gì!' 'Chị tới thầy chữa về niềm tin.'

'Nhưng em đã thử điều đó rồi. Chồng em và em tới một thầy trong gần một năm và chẳng ích lợi chút xíu nào.'

Người đàn bà kia mỉm cười và thì thào, 'Thử đi một mình lần sau xem, em này!'

Người có kinh nghiệm, người đã sống cuộc sống... họ dường như trí huệ; họ không trí huệ, họ chỉ là những kẻ ngốc chín muồi. Kẻ ngốc chín muồi là nguy hiểm hơn kẻ ngốc chưa chín muồi, bởi vì kẻ ngốc chín muồi có tất cả các luận cứ để hỗ trợ cho cái ngu xuẩn của mình, tất cả kinh nghiệm của người đó đều ở trong việc tuỳ ý sử dụng của người đó.

Giáo sư về luật tội phạm kết luận bài giảng cuối cùng của mình trước kì nghỉ. 'Xin nhớ lấy, thưa các quí ông, nếu các ông dan díu với một cô dưới mười tám tuổi, dù có hay không có sự đồng ý của cô ấy, đó là hiếp dâm! Nếu các ông dan díu với cô đủ tuổi mà không có sự đồng ý của cô ấy, đó là hiếp dâm; nhưng nếu các ông dan díu với cô đủ tuổi và có sự đồng ý của cô ấy, xin chúc mùa giáng sinh vui vẻ!'

Những người này là khôn ngoan theo nghĩa nào đó, khôn ngoan theo cách của thế giới; họ có thể cho bạn lời khuyên tốt, nhưng họ không trí huệ theo nghĩa Phật dùng từ này. Họ là ngu xuẩn như bạn, chỉ kinh nghiệm hơn chút ít thôi. Và ngu xuẩn không biến mất cùng kinh nghiệm đâu.

'Con đang tìm kiếm phiêu lưu, kích động, gái đẹp,' chàng thanh niên khóc với bố mình khi anh ta chuẩn bị rời khỏi nhà. 'Đừng cố cản con! Con đi đường con.'

'Ai cố cản con?' người bố kêu lên, 'đưa bố đi cùng!'

Người trí huệ không làm hại ai, Họ là người chủ của thân thể mình và họ đi tới quốc gia vô biên giới, Họ vượt ra ngoài khổ.

Khi bạn trở thành nhân chứng, khi bạn trở nên nhận biết, bạn đơn giản đi tới biết rằng bạn không là thân thể, không là tâm trí, thậm chí không là trái tim. Bạn đơn giản là người quan sát, khác với mọi thứ bao quanh bạn. Thân thể là biên giới bên ngoài nhất của bạn; tâm trí là bên trong hơn chút ít, trái tim còn bên trong hơn, nhưng ở cốt lõi bên trong nhất bạn chỉ là tâm thức.

Biết điều này bạn trở nên tách rời khỏi thân thể riêng của bạn, tâm trí của bạn, trái tim của bạn; và sự tách rời đó đem tới quyền làm chủ. Không phải là bạn trở nên có tính phá huỷ thân thể đâu - bạn lấy mọi sự chăm nom cho nó, nó là công cụ hay, nó là món quà lớn của Thượng đế. Nhưng bây giờ bạn biết rằng nó chỉ là ngôi nhà bạn sống trong đó. Cũng như bạn chăm sóc ngôi nhà của bạn, bạn chăm sóc thân thể bạn; nó là ngôi đền.

Tâm thức của bạn là thực tại của bạn; bạn trở nên không bị đồng nhất, và không bị đồng nhất là thành người chủ.

Những người tìm kiếm hoàn hảo giữ việc quan sát cả ngày và đêm

cho tới khi tất cả ham muốn tan biến.

Phật trông đợi chỉ một điều từ bạn: giữ việc quan sát ngày và đêm cho tới khi mọi ham muốn tan biến. Làm cho việc quan sát của bạn được tích hợp, thành mạnh mẽ, thành vững chắc và kiên định tới mức nó giúp cho mọi ham muốn bay hơi, tan biến. Ham muốn không phải bị vứt bỏ đi, nhưng được phép bay hơi. Buông bỏ giận, buông bỏ tự kiêu. Khi ông không bị gắn với cái gì, ông vượt ra ngoài khổ.

Lắng nghe, Atula, điều này không mới...

Atula là đệ tử của Phật. Phật đang nói với Atula:

Lắng nghe, Atula, điều này không mới...

đó là câu ngạn ngữ cổ.

Họ trách ông vì việc im lặng,

Họ trách ông khi ông nói quá nhiều và khi ông nói quá ít.

Bất kì điều gì ông làm họ đều trách ông.

Tại sao Phật bỗng nhiên đề cập tới Atula? Ông ấy đang nói cho tất cả sannyasin của mình, và chẳng từ đâu cả bỗng nhiên ông ấy đề cập tới Atula. Bạn có thể không có khả năng thấy ra điểm này ngay lập tức. Atula có thể là một người không lắng nghe, người có nghe đấy, nhưng không lắng nghe. Và khi bạn đang trong giao cảm với vị phật, ông ấy biết hoàn toàn rõ ai đang lắng nghe và ai đang chỉ nghe. Điều này xảy ra ở đây mọi ngày. Khi người mới tới, sự việc rõ ràng tới mức họ chỉ nghe thôi, không lắng nghe. Khi bạn sống ở đây lâu hơn chút ít, dần dần, dần dần bạn bắt đầu lắng nghe.

Lắng nghe là hiện tượng khác toàn bộ việc nghe. Nghe có tính sinh lí. Bởi vì bạn có tai, cho nên bạn có thể nghe. Lắng nghe là hiện tượng sâu sắc. Bạn lắng nghe chỉ khi bạn trong im lặng tuyệt đối. Những người đã từng ở đây đủ lâu đều rơi vào trong im lặng đó.

Atula phải đã chỉ nghe thôi, phải đã là một đệ tử mới; do đó Phật đặc biệt nhắc tới tên anh ta, lắng nghe, Atula... Và cũng có thể là Atula đã nghĩ rằng Phật đang nói cái gì đó rất mới, rất lạ. Thực ra điều chư phật nói, theo một cách nào đó, là chân lí vĩnh hằng, cổ đại như Himalaya, theo một nghĩa nào đó; và theo nghĩa khác nó tươi tắn như đoá hoa vừa mới nở sáng nay, tươi tắn như giọt sương và cổ như Himalaya.

Và tất cả chư phật trong quá khứ đều đã nói cùng một điều; có thể trong các ngôn ngữ khác nhau, với cách diễn đạt khác nhau, theo những cách khác nhau. 'Không có gì mới dưới mặt trời.' Đó là chân lí - nhưng chỉ một nửa. Nửa kia là, 'Có mọi thứ mới dưới mặt trời.' Bởi vì chân lí có khả năng làm mới lại bản thân nó liên tục, được tái sinh lặp đi lặp lại. Cho nên chư phật bao giờ cũng nói chân lí cổ đại nhất, và vậy mà họ nói chân lí có tính nổi dậy nhất có thể được.

Phật nói: Điều này không mới, Atula, nó là câu ngạn ngữ cổ. Mọi người đều ở mức họ bao giờ cũng tìm lí do để trách bạn. Họ trách bạn vì việc im lặng - nếu bạn im lặng họ sẽ trách bạn: 'Sao anh im lặng?' Nếu bạn nói quá nhiều họ sẽ trách bạn: 'Sao anh nói nhiều thế?' Nếu bạn nói quá ít, họ sẽ trách bạn: 'Sao anh nói ít thế?'

Bất kì điều gì bạn làm, họ đều trách bạn, bởi vì với việc trách bạn, bản ngã họ cảm thấy được thoả mãn. Không ai nhìn vào lỗi riêng của mình và mọi người đều có khả năng thấy lỗi của người khác; không chỉ thấy chúng, mà còn khuếch đại chúng lên nhiều nhất có thể được.

Mẹ gọi với lên tầng trên, 'Caroline, con dừng la hét đi. Sao con không thể chơi yên tĩnh như Tommy, nó có làm tiếng động gì đâu?'

'Nó không được gây tiếng động,' Caroline nói. 'Chúng con chơi nhà mình. Nó là bố, sau khi về nhà muộn để ăn tối, và con là mẹ.'

Rất đơn giản nhìn lỗi của người khác, bởi vì người ta muốn nhìn lỗi của người khác. Nếu chúng không có đó, thế thì người ta bịa chúng ra. Bản ngã của bạn có thể sống chỉ bằng cảm giác cao siêu; cho nên bạn làm mọi cách có thể để dùng lỗi của người khác để cảm thấy cao siêu. Trách người khác không là gì ngoài chiến lược của bản ngã để cảm thấy cao siêu. Thận trọng về nó.

Thế giới bao giờ cũng tìm ra cách ca ngợi và cách chê trách. Nó bao giờ cũng làm điều đó và nó sẽ luôn làm điều đó. Vâng, đôi khi nó ca ngợi nữa, nhưng nó ca ngợi chỉ khi bạn giúp cho bản ngã của người khác - thế thì nó ca ngợi bạn. Chẳng hạn, nếu bạn nói với người Hindu rằng tôn giáo của họ là tôn giáo vĩ đại nhất trên thế giới, họ sẽ ca ngợi bạn.

Làm sao họ có thể ca ngợi tôi được? Không thể được! Bởi vì tôi đơn giản nói chân lí: rằng không tôn giáo nào lớn hơn bất kì tôn giáo nào khác; rằng tất cả các tôn giáo đều trong cùng cái bẫy của tu sĩ. Bạn có thể gọi tu sĩ là shankaracharya, bạn có thể gọi tu sĩ là giáo hoàng, chẳng thành vấn đề gì cả. Tất cả các tôn giáo đều trong sự nắm giữ của các chính khách. Người Hindu và người Ki tô giáo và người Mô ha mét giáo, họ tất cả đều không còn là tôn giáo, mà chỉ là chính trị - chính trị quyền lực ẩn nấp đằng sau cái tên tôn giáo. Không tôn giáo nào lớn hơn bất kì tôn giáo nào khác, cao siêu hơn bất kì tôn giáo nào khác. Thực ra, người tôn giáo thực không là người Ki tô giáo, không là người Hindu, không là người Mô ha mét giáo. Người đó đơn giản có tính tôn giáo.

Người Ấn Độ sẽ ca ngợi bạn nếu bạn ca ngợi Ấn Độ: nếu bạn nói rằng đây là mảnh đất vĩ đại nhất thế giới, mảnh đất tâm linh nhất trên thế giới - thế thì bản ngã họ được phồng lên, họ sẽ ca ngợi bạn. Họ sẽ chê trách bạn thổi phồng bản ngã của họ, và họ sẽ ca ngợi bạn nếu bạn thổi họ lên. Toàn thể trò chơi là của bản ngã.

Nhưng ai dám trách người

mà người trí huệ liên tục ca ngợi,

người có cuộc sống đức hạnh và trí huệ,

người toả sáng như đồng tiền vàng ròng?

Đừng lo nghĩ về ca ngợi và trách móc của quần chúng bình thường, của đám đông. Vâng, nếu bạn phải chú ý, thế thì chú ý tới trí huệ. Nếu họ nói rằng cái gì đó sai với bạn, lắng nghe cẩn thận, bởi vì họ đang cố gắng giúp bạn. Họ không có bản ngã để hoàn thành từ lỗi lầm của bạn. Họ giống hệt tấm gương; họ phản xạ khuôn mặt của bạn. Nếu bạn có khuôn mặt xấu, đừng phá huỷ gương; đơn giản cố gắng đổi khuôn mặt bạn.

Và người trí huệ cũng ca ngợi, những họ ca ngợi không phải để thổi phồng bản ngã bạn. Thực ra họ ca ngợi bạn chỉ khi họ thấy bạn đang trở thành không ai cả; việc ca ngợi của họ trút xuống như hoa đổ lên bạn. Khi bạn trở thành không ai cả, khi bạn đang trở thành cái không, bạn đang tới ngày một gần hơn với điều thiêng liêng đang ẩn kín bên trong bạn.

ngay cả các thần cũng ca ngợi người đó,

ngay cả Brahma cũng ca ngợi người đó.

Người được ca ngợi bởi người trí huệ, bởi người chứng ngộ, là được ca ngợi bởi các thần, được ca ngợi bởi toàn thể vũ trụ - bởi bản thân đấng sáng tạo, bởi Brahma. Ca ngợi của họ là xứng đáng... thậm chí mỗi một vị phật cười với bạn thôi, thế cũng đủ. Toàn thể thế giới có thể kết án bạn; đừng lo nghĩ về điều đó. Nếu tất cả người mù của thế giới tụ tập lại và ca ngợi sắc đẹp của bạn, bạn có sung sướng về điều đó không?

Họ không thể nhìn được, họ không có mắt để nhìn; bạn sẽ không sung sướng gì bởi việc được người mù ca ngợi.

Ở Ấn Độ chúng ta có câu ngạn ngữ rằng đôi vợ chồng tốt nhất là khi chồng điếc và vợ mù. Chồng có thể cứ làm bất kì cái gì anh ta muốn làm - lừa khắp xung quanh - và vợ có thể cứ nói bất kì cái gì cô ấy muốn; chồng điếc và vợ mù. Câu ngạn ngữ đó nói điều đó xảy ra rất hãn hữu, với ân huệ của Thượng đế. Nó không xảy ra một cách bình thường. Nhưng phỏng có ích gì mà được người mù ca ngợi? Họ không thể thấy được. Và tại sao bị lo nghĩ bởi kết án của họ? Họ không thể thấy được lỗi của bạn mà.

Nhưng vị phật, người chứng ngộ, nếu ông ấy ca ngợi bạn, điều đó nghĩa là ông ấy đã thấy bản ngã đang biến mất. Nếu ông ấy thấy lỗi ở bạn, điều đó đơn giản chỉ ra ông ấy đang cố gắng giúp bạn để cho bạn có thể vứt bỏ lỗi đó.

nhận biết về giận của thân, làm chủ thân,

để nó phục vụ cho chân lí.

Giận có ba tầng. Tầng đầu tiên là giận của thân thể. Nhận biết về giận của thân. Bạn có thể đã không quan sát nó: rằng thân thể tích luỹ giận, rằng thân thể có cách riêng của nó để tích luỹ giận. Khi bạn cảm thấy giận bạn nghiến răng, bạn siết chặt nắm tay - tại sao?

Thực ra, ở phương Đông đã từng có phương cách để giúp bạn. Đó là giúp đỡ tạm thời, nhưng có giá trị lớn bởi vì chúng có thể làm cho bạn nhận biết về nhiều điều. Khi bạn cảm thấy giận, nghiến răng, siết nắm tay và bạn sẽ ngạc nhiên: rằng khi bạn nghiến răng và siết nắm tay và chỉ đánh nhau với không khí - đấm bóng - trong vòng năm phút cơn giận qua đi. Cái gì đó đã xảy ra, cái gì đó đã được xả ra.

Bây giờ, Tích hợp tư thế, Rolfing, và các phương pháp như thế đang trở nên nhận biết rất nhiều rằng giận bị kìm nén của bạn, dâm dục, tham và đủ mọi chất độc tích luỹ vào trong thân thể, trong cơ bắp. Bằng xoa bóp sâu những chất độc đó có thể được xả ra. Rolfing thực sự là đóng góp lớn lao. Xoa bóp sâu thân thể có thể có ích lớn lao. Nó có thể làm cho bạn nhận biết rằng thân thể bạn đang mang nhiều thứ; và thân thể bạn lái bạn vào nhiều điều mà bạn có thể đã không đi vào nếu thân thể không lái bạn tới đó.

Nhận biết về giận của thân, Phật nói, làm chủ thân, để nó phục vụ cho chân lí.

Làm sao làm chủ thân thể? Điều đầu tiên là học thảnh thơi. Phật dạy cho các đệ tử của mình cách thảnh thơi. Ở phương Đông, đặc biệt, trong khoa học về yoga, có tư thế đặc biệt, shavasana. Đây là tư thế đó: nằm dài xuống đất cứ dường như bạn chết rồi. Để cho thân thể dần dần chết đi. Bắt đầu từ chân. Thực ra, trao đổi với thân thể bạn; nói với chân, 'Chết đi, xin chết đi.' Và thế rồi đi lên.

Một nhà phân tâm đã nói với bệnh nhân của ông ấy, 'Mọi điều anh cần là thảnh thơi, cho nên từ đêm nay anh bắt đầu thảnh thơi đi. Bắt đầu từ chân; nói với ngón chân anh, 'Ngón chân thảnh thơi, bàn chân thảnh thơi,' và đi lên, nói với từng chi và rồi cuối cùng bảo tâm trí anh thảnh thơi.'

Người này về nhà. Anh ta rất xúc động bởi ý niệm này; cả ngày anh ta chờ đợi cho tới đêm. Đêm tới, anh ta nằm trên giường. Anh ta vừa tắm nước nóng xong như nhà tâm thần đã gợi ý, đã cảm thấy chút ít thảnh thơi khi nằm trên giường.

Anh ta bắt đầu: 'Ngón chân thảnh thơi, bàn chân thảnh thơi, cẳng chân thảnh thơi, đùi thảnh thơi,' vân vân và vân vân.

Anh ta vừa đi tới tâm trí để nói, 'Tâm trí thảnh thơi,' thì vợ anh ta bước ra khỏi buồng tắm trần truồng, sẵn sàng đi ngủ. Bỗng nhiên người này hô lên, 'Thức dậy! Mọi người thức dậy!'

Điều này sẽ không ích gì. Do đó Phật không nói thảnh thơi, đi ngủ, bởi vì thế thì bạn có thể thức dậy và bạn có thể gọi mọi người khác thức dậy. Ông ấy nói, 'Cảm thấy chết đi. Để thân thể chết đi trong khoảnh khắc, cứ dường như bạn chỉ là cái xác.' Bạn không thể làm được gì cả. Và kiến bắt đầu bò lên bạn; bạn không thể làm được gì cả.

Và đó thực sự là một kinh nghiệm lớn, cảm thấy giống như cái xác, và kiến bò lên mặt bạn hay muỗi đốt; nhưng bạn không thể làm gì được, bạn đơn giản là người quan sát. Đó là kinh nghiệm hiếm hoi để trải qua nó. Dần dần, dần dần bạn trở thành người chủ bởi việc làm thảnh thơi thân thể mình. Thân thể bạn càng căng thẳng, nó càng là chủ của bạn.

nhận biết về giận của mồm...

Và khi bạn đã học cách thảnh thơi giận của thân thể, cuồng nộ của thân thể, thế thì bắt đầu nhận biết về điều bạn nói. Thỉnh thoảng, một cách vô ý thức, bạn nói ra một lời. Bạn đã không nhận biết về hậu quả của lời này. Bạn có thể đã không nghĩ rằng nó sẽ tạo ra rắc rối cho bạn.

Một thanh niên thu xếp cho vị hôn phu của mình gặp bố mẹ mình qua buổi tiệc rượu tại một khách sạn phô trương. Sau khi gia đình anh ta ra về, cô gái hỏi liệu cô ấy có gây ấn tượng tốt cho họ không.

'Ồ, nói thẳng nhé, em yêu,' anh ta nói, 'mẹ anh bảo anh ở chỗ riêng tư rằng mẹ thấy em có chút ít thô tục.'

'Nhưng anh có bảo mẹ là em đã đi học ở một trong những trường cuối tốt nhất không?' cô ta hỏi.

'Có chứ, tất nhiên là anh nói rồi.'

'Và anh có nói với mẹ về mối quan tâm của em về nghệ thuật và văn hoá không?'

'Chắc chắn có.'

'Và anh có bảo mẹ gia đình em là quan trọng thế nào trong cả vùng không?'

'Tự nhiên là anh đã nói,' anh ta đáp.

'Thế thì cái cứt 'thô tục' này tất cả là gì?' cô trẻ tinh tướng hỏi.

Mọi người cứ nói mọi thứ, không thực sự nhận biết về điều họ đang nói. Thực ra, tâm trí họ giống như cái máy hát. Họ đơn giản lặp lại.

Bây giờ khoa học đã khám phá ra rằng có thể làm các lỗ hổng trong đầu bạn và có thể đưa điện cực vào trong; những điểm nào đó có thể được đẩy vào và một điều rất kì lạ xảy ra. Chẳng hạn, điện cực được đẩy vào trong não bạn tại trung tâm nào đó và bạn bắt đầu nói cái gì đó chẳng bởi lí do nào cả. Không ai đã hỏi điều đó, không có hoàn cảnh cho nó, nhưng bạn bắt đầu nói nó. Thế rồi điện cực được lấy ra và bạn dừng việc nói nó. Điện cực lại được ấn vào; bạn bắt đầu cùng một điều lặp lại từ chính lúc ban đầu - lại cùng câu đó, cùng từ đó. Điều đó có thể được thực hiện hàng trăm lần và mỗi lần bạn sẽ làm điều đó lặp lại, cứ dường như điện cực không là gì ngoài cái kim của máy hát.

Tâm trí bạn là cái máy ghi lớn. Bạn đã ghi lại đủ mọi thứ và bạn cứ nói chúng, nghĩ rằng bạn đang nói; điều đó không đúng. Chừng nào bạn chưa thực sự có tính quan sát, bạn không nói mọi sự. Tâm trí bạn cứ lặp lại những hình mẫu cũ và bạn cứ đi vào những vấn đề cũ, lặp đi lặp lại. Nhận biết về giận của mồm...

làm chủ lời của ông,

để chúng phục vụ chân lí.

nhận biết về giận của tâm trí...

Và cuối cùng, dần dần, thân trước nhất, rồi lời, rồi tâm trí.

làm chủ ý nghĩ của ông,

Để chúng phục vụ chân lí.

Người trí huệ đã làm chủ thân, lời và tâm trí, Họ là người chủ thực.

Nếu bạn có thể quan sát thân, tâm và tất cả sự vận hành của chúng, bạn sẽ trở nên tách rời khỏi chúng tới mức bạn có thể làm chủ chúng.

Bạn có thể làm chủ cái gì đó chỉ khi bạn có khoảng cách với nó. Nếu bạn bị đồng nhất với nó bạn không thể làm chủ nó được. Và Phật nói người là chủ cái ta riêng của mình là người chủ của toàn thể sự tồn tại; người đó đã đi vào trong bình diện khác của cuộc sống. Bạn là nô lệ, người đó là chủ; bạn là máy, người đó là người thực; bạn vận hành vô ý thức, người đó vận hành có ý thức.

Và vận hành một cách có ý thức là vượt ra ngoài tất cả buồn, là vượt ra ngoài tất cả khổ, là vượt ra ngoài tất cả phiền não, là đi vào cõi bên kia. Các tôn giáo khác gọi cõi bên kia đó là 'Thượng đế'; Phật gọi nó đơn giản 'cõi bên kia.' Chuẩn bị cho cõi bên kia đi... Trở thành người chủ của bản thể riêng của bạn.

Đủ cho hôm nay.

Mục lục chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho