Chương 40: Chứng ngộ bất thần và những trở ngại của nó.
1 tháng 3 năm 1973, buổi tối tại Woodlands, Bombay.
Câu hỏi 1
Thầy đã nói rằng con người nhìn thấy hoặc là thế gian hoặc là brahman, và sự nhận thức về brahman không thể tăng lên từ từ. Nhưng bằng kinh nghiệm, chúng ta cảm thấy rằng khi chúng ta trở nên nhận biết, trở nên im lặng và tĩnh tại hơn, thì cảm nhận về sự hiện diện của đấng linh thiêng cũng dần trở nên rõ ràng hơn. Nếu trải nghiệm đích thực không bao giờ là từ từ mà là bất thần, vậy thì sự phát triển và sự sáng tỏ dần dần này là như thế nào?
Đây đã là một vấn đề rất cổ xưa: sự chứng ngộ là bất thần hay từ từ? Nhiều vấn đề phải được hiểu. Đã có một truyền thống nói rằng chứng ngộ là từ từ và mọi thứ đều có thể được chia thành hai mức độ, mọi thứ có thể được chia thành hai bước - giống như mọi vấn đề khác, sự hiểu biết cũng có thể được chia; bạn có thể trở nên ngày càng sáng suốt hơn, bạn có thể trở nên ngày càng được khai sáng hơn. Điều này đã được chấp nhận rộng rãi, bởi vì tâm trí con người không thể hình dung bất cứ điều gì bất thần. Tâm trí muôn chia, phân tích. Tâm trí là một kẻ chia. Tâm trí có thể hiểu được các mức độ, nhưng không thể hiểu được sự bất thần - nó vượt ra ngoài ngưỡng hiểu của tâm trí.
Nếu tôi nói với bạn rằng bạn là thiếu hiểu biết và bạn sẽ từ từ trở nên sáng suốt, thì điều này có thể hiểu được, bạn có thể lĩnh hội được. Nếu tôi nói với bạn, “Không, không có sự phát triển từ từ. Hoặc bạn là vô minh hoặc bạn trở nên chứng ngộ, có một cú nhảy bất thần”, thế thì câu hỏi nảy sinh, làm sao để trở nên chứng ngộ. Nếu không từ từ, thì không thể có sự tiến bộ. Nếu không có mức độ phát triển, không có những mức độ, thì bạn không thể tạo ra quá trình, bạn không thể tiến lên. Bắt đầu từ đâu? Trong một sự bùng nổ bất thần thì sự khởi đầu và sự kết thúc là như nhau. Không có khoảng trống giữa sự khởi đầu và sự kết thúc, thế nên bắt đầu từ đâu? Sự bắt đầu cũng chính là sự kết thúc.
Điều đó trở thành một sự thách đố đối với tâm trí, nó trở thành một công án. Nhưng chứng ngộ bất thần dường như là không thể. Không phải nó là không thể, mà tâm trí không thể hình dung nổi điều đó. Và nên nhớ, làm sao tâm trí có thể hình dung được chứng ngộ? Nó không thể. Sự bùng nổ bên trong này cũng là sự phát triển từ từ, điều này đã được chấp nhận rộng rãi. Ngay cả nhiều người chứng ngộ cũng đã thừa nhận điều đó với tâm trí bạn, và họ đã nói, “Đúng, có một sự phát triển từ từ”.
Không phải là có điều đó. Họ đã nói điều đó và đã chấp nhận quan điểm của bạn, cách bạn nhận thức. Họ đã có lòng trắc ẩn sâu sắc với bạn. Họ biết rằng nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng nó là từ từ, thì sự bắt đầu đó sẽ là tốt, nhưng sẽ không có sự phát triển từ từ. Nhưng nếu bạn bắt đầu, nếu bạn cứ tiếp tục tìm kiếm nó, vào một ngày điều bất thần sẽ xảy ra với bạn. Và nếu nói rằng sự chứng ngộ chỉ đến bất thần và không thể có sự phát triển từ từ nào, thì bạn thậm chí sẽ không bắt đầu và nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nhiều người chứng ngộ đã nói rằng sự chứng ngộ là một việc từ từ là chỉ để giúp bạn, chỉ để thuyết phục bạn bắt đầu.
Có thể có một cái gì đó thông qua quá trình từ từ, nhưng không phải là chứng ngộ - không phải là chứng ngộ mà là một cái gì đó khác. Và cái gì đó khác lại trở nên hữu ích. Ví dụ, nếu bạn đang đun cho nước bốc hơi, sự bốc hơi sẽ xuất hiện bất ngờ. Ở một điểm nào đó, ở một trăm độ, sự bốc hơi sẽ xảy ra - bất thần! Sẽ không có sự phát triển từ từ giữa nước và hơi. Bạn không thể chia ra; bạn không thể nói rằng nước này gồm một chút hơi và một chút nước. Nó hoặc là nước hoặc tất cả là hơi. Đột nhiên nước nhảy vào trạng thái hơi. Có một cú nhảy - không phải là sự phát triển từ từ. Nhưng đun nóng có nghĩa là bạn đang từ từ trao hơi nóng cho nước. Bạn đang giúp nó lên tới một trăm độ, điểm bốc hơi. Đây là sự phát triển tự nhiên. Cho đến điểm bốc hơi, nước sẽ phát triển theo nghĩa là nóng dần lên. Thế rồi sự bốc hơi sẽ bất ngờ xảy ra.
Vậy nên, có những người thầy sáng suốt, giàu lòng từ bi, những người đã sử dụng ngôn ngữ tâm trí con người để bạn có thể hiểu, nói với bạn, “Đúng, có một sự phát triển từ từ”. Điều đó mang lại cho bạn lòng can đảm, niềm tin và hy vọng rằng khả năng chứng ngộ cũng có thể xảy ra với bạn. Bạn không thể đạt được bởi một sự bùng nổ bất thần, nhưng từ từ, từng bước một, với những giới hạn của bạn, với những yếu điểm của bạn, bạn có thể phát triển tới điều đó. Có thể phải mất nhiều kiếp, nhưng vẫn có hy vọng. Những nỗ lực của bạn sẽ làm bạn nóng dần lên.
Vấn đề thứ hai để nhớ: cho dù là nước nóng thì nó vẫn là nước. Cho nên, ngay cả nếu bạn trở nên rõ ràng hơn trong tâm trí mình, thuần khiết hơn trong nhận thức của mình, đạo đức hơn, định tâm hơn, bạn vẫn là một con người, không phải là một vị phật, không phải là người chứng ngộ. Bạn trở nên im lặng hơn, tĩnh tại hơn, bình thản hơn. Bạn cảm nhận một niềm hạnh phúc sâu lắng, nhưng vẫn là một con người, và những cảm giác của bạn thực ra là tiêu cực, không phải là tích cực.
Bạn cảm nhận bình thản bởi vì bây giờ bạn ít căng thẳng. Bạn cảm thấy hạnh phúc bởi vì bây giờ bạn đang ít bám vào những đau khổ của mình; bạn đang không tạo ra chúng. Bạn cảm thấy tự chủ. Không phải là bạn đã trở nên nhận ra sự hợp nhất, mà chỉ vì bây giờ bạn ít bị phân chia. Nên nhớ điều này: sự phát triển của bạn là tiêu cực. Bạn chỉ là nước nóng. Có khả năng rằng bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ đến điểm bốc hơi. Khi nó xảy ra, bạn sẽ không cảm thấy bình thản, thậm chí bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc, bạn sẽ không cảm thấy tĩnh lặng, bởi vì những thuộc tính này liên quan với những đối cực của chúng. Khi bạn căng thẳng, bạn có thể cảm thấy bình thản. Khi bạn cảm thấy huyên náo, bạn có thể cảm thấy yên lặng. Khi bạn bị chia, phân mảnh, bạn có thể cảm thấy sự hợp nhất. Khi bạn chịu đựng đau khổ, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc.
Đó là lý do tại sao Phật đã im lặng - bởi vì bây giờ ngôn ngữ không thể biểu đạt cái vượt lên các lưỡng cực. Người không thể nói, “Bây giờ tôi tràn đầy phúc lạc”, bởi vì để có thể cảm nhận được “Tôi tràn đầy phúc lạc”, bạn phải có một bối cảnh đau khổ. Bạn có thể cảm thấy khỏe mạnh chỉ khi có một bối cảnh ốm yếu và bệnh tật; bạn có thể cảm nhận được sự sống chỉ khi có một cái chết ẩn khuất. Phật không thể nói, “Bây giờ tôi bất tử”, bởi vì cái chết đã hoàn toàn biến mất đến mức không thể cảm nhận được sự bất tử.
Nếu đau khổ hoàn toàn biến mất, làm sao bạn có thể cảm nhận phúc lạc? Nếu sự huyên náo và đau khổ tuyệt đối không tồn tại, làm sao bạn có thể cảm nhận được sự tĩnh tại? Tất cả những trải nghiệm, những cảm xúc này đều liên hệ với những đối cực của chúng. Không có những đối cực này, chúng không thể được cảm nhận. Nếu bóng tôi hoàn toàn biên mất thì làm sao bạn có thể cảm nhận ánh sáng? Điều đó là không thể.
Phật không thể nói, “Tôi đã trở thành ánh sáng!” Người không thể nói, “Bây giờ tôi tràn ngập ánh sáng”. Nếu Người nói những điều như thế thì chúng ta sẽ nói Người chưa phải là một vị phật. Người không thể thốt ra những lời như thế. Bóng tối phải có đó nếu bạn muốn cảm nhận ánh sáng; cái chết phải có đó nếu bạn muốn cảm nhận sự bất tử. Bạn không thể tránh cực đối lập. Đó là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của bất cứ trải nghiệm nào. Vậy trải nghiệm của Phật là gì? Bất cứ điều gì chúng ta biết thì cũng không phải như thế. Nó không phải là tiêu cực cũng không phải là tích cực, không là cái này cũng không là cái kia. Nó không phải là bất cứ điều gì có thể diễn đạt.
Chính vì vậy mà Lão Tử nhấn mạnh rằng sự thật không thể được nói, và thời điểm bạn nói nó, bạn đã làm sai lệch nó. Nó đã là không thật. Sự thật không thể được nói là do thế này: nó không thể bị chia thành những đối cực, và ngôn ngữ chỉ có nghĩa với những đối cực. Ngược lại ngôn ngữ trở nên vô nghĩa. Không có sự đối lập thì ngôn ngữ mất ý nghĩa.
Vậy nên có một truyền thống nói rằng chứng ngộ là từ từ, nhưng truyền thống đó không thực sự đúng. Đó chỉ là một nửa sự thật được thốt ra vì lòng trắc ẩn đối với tâm trí con người. Chứng ngộ là bất thần, và không thể khác được. Nó là một cú nhảy! Nó là một sự đứt đoạn với quá khứ của bạn! Hãy cố gắng hiểu: nếu có cái gì đó từ từ, thì quá khứ vẫn giữ nguyên trong nó. Nếu có một cái gì đó từ từ, thì có một sự liên tục. Không có khoảng trống. Nếu có sự phát triển dần từ ngu dốt tới hiểu biết thì sự ngu dốt này không thê hoàn toàn biến mất. Nó sẽ vẫn còn, nó sẽ tiếp tục, bởi vì đã không có sự đứt đoạn nào, đã không có khoảng trống nào. Thế nên sự ngu dốt này có thể được đánh bóng thêm, sự ngu dốt này có thể trở thành am hiểu hơn. Người vô minh có thể biểu hiện là trí huệ, nhưng sự vô minh vẫn thế. Tất nhiên, càng đánh bóng càng nguy hiểm. Con người càng am hiểu thì càng tinh ranh và càng có khả năng đánh lừa chính mình.
Chứng ngộ và vô minh là tuyệt đối tách biệt, đứt đoạn. Một cú nhảy là cần đến - với cú nhảy đó, quá khứ hoàn toàn tan biến. Người cũ đã biến mất; không còn nữa, và người mới chưa bao giờ có mặt trước đó, đã xuất hiện.
Phật được cho là đã nói, “Tôi không phải là người đang tìm kiếm. Người xuất hiện bây giờ chưa bao giờ tồn tại trước đó”. Điều này có vẻ vô lý, phi logic, nhưng nó là thế! Phật nói, “Tôi không phải là người đang tìm kiếm; tôi không phải là người đang ước mong chứng ngộ, tôi không phải là người vô minh. Người cũ đã hoàn toàn chết. Tôi là một người mới. Tôi chưa bao giờ tồn tại trong người cũ đó. Đã có một khoảng ưống. Người cũ đã chết và người mới ra đời”.
Hình dung ra điều này là khó khăn đối với tâm trí. Làm sao bạn có thể hình dung về nó? Làm sao bạn có thể hình dung về một khoảng trống? Một cái gì đó phải tiếp tục. Làm sao có thể một cái gì đó hoàn toàn biến mất và một cái gì đó mới xuất hiện? Chỉ mới hai thập kỷ trước, điều đó là vô lý đối với tâm trí logic, tâm trí khoa học. Nhưng hiện nay, đối với khoa học nó không phải là vô lý. Bây giờ họ nói rằng trong các nguyên tử, các điện tử xuất hiện và biến mất, và chúng thực hiện những bước nhảy. Điện tử thực hiện bước nhảy từ điểm này tới điểm khác; giữa hai điểm này là khoảng trống. Nó xuất hiện ở điểm A, rồi biến mất và xuất hiện lại ở điểm B, và trong khoảng trong này, nó không còn. Nó không có đó. Nó trở nên tuyệt đối phi tồn tại.
Nếu điều này là như thế thì có nghĩa phi-tồn tại cũng là một dạng tồn tại. Thật khó hình dung, nhưng nó là thế: phi-tồn tại cũng là một dạng tồn tại. Điều đó tựa như một cái gì đó chuyển từ hữu hình tới vô hình, tựa như một cái gì đó chuyển từ hình tướng tới vô hình tướng.
Khi Gautam Siddharth, một người cũ đã chết trong Phật Gautam,
đang tìm kiếm, vị đó có một hình tướng hiển hiện. Khi chứng ngộ xảy ra, hình tướng đó hoàn toàn tan biến thành vô hình tướng. Trong một khoảnh khắc cố một khoảng trống; không một ai có đó. Thế rồi từ vô hình tướng đó mà một hình tướng mới nảy sinh. Đấy là Phật Gautam. Vì cơ thể vẫn tiếp diễn theo cách như thế mà chúng ta nghĩ rằng có một sự liên tục, nhưng thực tại bên trong thay đổi hoàn toàn. Vì cơ thể vẫn tiếp diễn theo cách như thế, chính vì vậy mà chúng ta nói, “Phật Gautam” - rằng “Giờ đây Gautam Siddharth đã trở thành Gautam thức tỉnh; người đó đã trở thành một vị phật”. Nhưng chính Phật lại nói, “Tôi không phải là người đã tìm kiếm. Tôi là người hoàn toàn khác”.
Thật khó để tâm trí hình dung được điều này - và với tâm trí thì có nhiều điều khó, nhưng chúng không thể bị phủ nhận chỉ vì chúng là khó đối với tâm trí. Tâm trí phải nhượng bộ những điều bất khả đó, những điều tâm trí không thể hiểu. Tình dục không thể nhượng bộ tâm trí, tâm trí phải nhượng bộ tình dục. Đây là một trong những thực tế nội tại cơ bản nhất - rằng chứng ngộ là một hiện tượng đứt đoạn. Cái cũ đơn giản biến mất và cái mới ra đời.
Đã có một truyền thống khác, truyền thống có sau, của những người đã quả quyết suốt chiều dài lịch sử rằng chứng ngộ là bất thần - nó không phải là từ từ. Nhưng lại có rất ít người thuộc về truyền thống này. Họ trung thành với sự thật, nhưng họ buộc phải là rất ít bởi vì nếu chứng ngộ là bất thần thì không thể có nhiều người theo. Bạn đơn giản không thể hiểu được điều đó, nên làm sao bạn có thể theo? Nó đang làm cho cấu trúc logic bị sốc và dường như đó là điều vô lý, bất khả. Nhưng nên nhớ điểm này: thế rồi bạn đi vào những cảnh giới sâu hơn. Cho dù là về vật chất hay về tinh thần, bạn sẽ phải trực diện với nhiều điều mà tâm trí hời hợt không thể hình dung.
Tertullian, một trong những nhà huyền môn Cơ Đốc lớn nhất, đã nói, “Tôi tin vào Thượng đế bởi vì Thượng đế là sự vô lý kỳ lạ nhất. Tôi tin vào Thượng đế bởi vì tấm trí không thể hình dung Thượng đế”. Tin vào Thượng đế là điều không thể; không có bằng chứng, không có lý lẽ, không có logic nào có thể giúp để tin vào Thượng đế. Mọi thứ đều chống lại ngài, chống lại sự tồn tại của ngài, nhưng Tertullian nói, “Chính vì vậy mà tôi tin - bởi vì bằng việc tin vào một sự vô lý mà tôi có thể đi xa khỏi tâm trí minh”.
Điều này thật đẹp. Nếu bạn muốn xa khỏi tâm trí mình, bạn sẽ cần một cái gì đó mà tâm trí bạn không thể hình dung. Nếu tâm trí bạn có thể hình dung được điều đó, nó sẽ thu hút tâm trí vào hệ thống riêng của nó, và thế thì bạn không thể vượt lên tâm trí mình. Chính vì vậy mà mọi tôn giáo đã nhấn mạnh về một điểm nào đó, mà nó là vô lý. Không tôn giáo nào có thể tồn tại mà không có một sự vô lý nào đó như là một nền tảng trong nó. Từ sự vô lý đó bạn quay lại và nói, “Tôi không thể tin nên tôi sẽ ra đi”. Thế thì bạn vẫn giữ nguyên là bạn - hay bạn thực hiện một cú nhảy, bạn rời bỏ tâm trí mình. Và trừ khi tâm trí bạn bị kết liễu, chứng ngộ không thể xảy ra.
Tâm trí bạn là vấn đề, logic của bạn là vấn đề, lý lẽ của bạn là vấn đề. Chúng ở trên bề mặt. Chúng có vẻ thật, nhưng chúng đánh lừa. Chúng không thật. Ví dụ, nhìn xem cấu trúc tâm trí hoạt dộng thế nào. Tâm trí chia mọi thứ thành hai, và không gì có thể chia
được. Tồn tại là không thể chia được; bạn không thể chia nó - nhưng tâm trí vẫn cứ chia nó. Nó nói rằng “cái này” là sống và “cái này” là chết. Vậy thực tại thực sự là gì? Thực tế là cả hai đều như nhau. Bạn là cả hai, đang sống và đang hấp hối chính khoảnh khắc này; bạn đang thực hiện cả hai. Đúng hơn là, bạn là cả hai - sống và chết.
Tâm trí phân chia. Nó nói, “cái này” là chết và “cái này” là sống. Nó không chỉ chia; nó còn nói rằng cả hai là đối lập, là những kẻ thù, và cái chết đó đang cố hủy hoại sự sống. Và điều đó có vẻ không sao: cái chết đang “cố hủy hoại sự sống”. Nhưng nếu bạn thâm nhập sâu hơn tâm trí, thì cái chết đang không cố hủy hoại sự sống! Bạn không thể tồn tại mà không có cái chết. Cái chết đang giúp bạn tồn tại. Nó đang giúp bạn tồn tại mỗi thời điểm. Nếu cái chết dừng hoạt động trong một khoảnh khắc bạn sẽ chết.
Mọi thời điểm, cái chết đang tống đi nhiều thứ đã không còn hoạt động trong bạn. Nhiều tế bào chết; chúng bị cái chết lấy đi. Khi chúng bị lấy đi, những tế bào mới ra đời. Bạn đang phát triển: một cái gì đó đang hấp hối và một cái gì đó đang được sinh ra một cách liên tục. Mỗi thời điểm đều có cái chết và sự sống, và cả hai đều đang hoạt động, về mặt ngôn ngữ tôi phải gọi chúng là hai. Chúng không phải là hai; chúng là hai khía cạnh của cùng một hiện tượng. Sống và chết là một; “sống-chết” là một quá trình. Nhưng tâm trí lại chia. Với chúng ta việc phân chia đó nhìn không sao, nhưng nó là giả.
Bạn nói “cái này” là ánh sáng và “cái kia” là bóng tối; bạn phân chia. Nhưng bóng tối bắt đầu từ đâu và ánh sáng kết thúc ở đâu? Bạn có thể phân ranh giới chúng không? Bạn không thể đánh đâu chúng. Thực tế, trắng và đen là hai cực của một dải màu xám, và màu xám đó là sự sống. Ở cực này màu đen biểu hiện và ở cực kia màu trắng biểu hiện, nhưng thực tại là màu xám, và màu xám đó chứa cả hai trong nó.
Tâm trí phân chia và rồi mọi thứ có vẻ tách bạch. Sự sống rất phức tạp; vì thế mà sự sống là một điều huyền bí. Và vì điều này mà tâm trí không thể hiểu được sự sống. Nó giúp tạo ra những khái niệm tách bạch. Bạn có thể nghĩ một cách dễ dàng, thuận tiện, nhưng bạn sẽ lỡ chính thực tại của sự sống. Sự sống là một sự huyền bí, và tâm trí làm sáng tỏ mọi thứ. Thế thì bạn có những phân mảnh chết, chứ không có cái toàn bộ.
Với tâm trí thì bạn sẽ không có khả năng hình dung làm sao chứng ngộ lại là bất thần, làm sao bạn sẽ biến mất và sẽ có một cái gì đó mới mà bạn chưa từng biết trước đó. Nhưng đừng cố hiểu thông qua tâm trí. Đúng hơn là, thực hành một cái gì đó mà nó sẽ làm cho bạn càng lúc càng nóng lên. Đúng hơn là, cố đạt được ngọn lửa nào đó mà nó sẽ làm cho bạn càng lúc càng nóng lên. Và rồi vào một ngày bạn sẽ đột nhiên biết rằng cái cũ đã biến mất; nước không còn nữa. Đây là một hiện tượng mới. Bạn đã bốc hơi, và mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.
Nước luôn luôn chảy xuống, và sau khi bốc hơi thì hiện tượng mới lại đang dâng lên. Toàn bộ quy luật đã thay đổi. Bạn đã nghe về một định luật, luật hấp dẫn Newton, nói rằng trái đất kéo mọi thứ xuống. Nhưng luật hấp dẫn chỉ là một luật. Còn có một luật khác. Có thể bạn đã chưa nghe về nó, bởi vì khoa học còn chưa khám phá ra nó, nhưng yoga và tantra đã biết nó từ nhiều thế kỷ. Họ gọi nó là lực thăng lên. Lực hấp dẫn là sự kéo xuống và lực thăng lên là sự kéo lên.
Câu chuyện về định luật hấp dẫn đã được khám phá ra như thế nào thì đã được biết rõ. Newton đang ngồi bên gốc cây táo, và một quả táo rơi xuống. Vì điều này mà ông ấy bắt đầu suy nghĩ, và ông cảm thấy rằng có một cái gì đó đang kéo quả táo xuống. Tantra và yoga thì lại hỏi, “Lúc ban đầu quả táo này đã mọc lên trên như thế nào? Bằng cách nào?” Điều này cần được giải thích đầu tiên - làm cách nào mà quả táo đã mọc lên trên, bằng cách nào cây táo lại đang cao lên. Quả táo đã không có đó; nó đã ẩn trong hạt mầm, và thế rồi quả táo đã trải qua toàn bộ hành trình đó. Nó đạt tới vị trí ở trên đó và chỉ khi đó nó mới rơi xuống. Cho nên lực hấp dẫn là luật thứ hai.
Lực thăng lên đã có đầu tiên. Một cái gì đó đã kéo quả táo lên. Đó là gì?
Trong cuộc sống chúng ta dễ dàng biết lực hấp dẫn bởi vì tất cả chúng ta đều bị kéo xuống. Nước chảy xuôi; nó tuân theo lực hấp dẫn. Khi nó bốc hơi, bỗng nhiên định luật hấp dẫn đó cũng bị bốc hơi. Bây giờ nước chịu tác động của lực thăng lên, nó bay lên trên.
Sự vô minh là theo luật của lực hấp dẫn: bạn luôn luôn đi xuống, và dù bạn có làm gì thì cũng không tạo nên khác biệt. Bạn phải đi xuống. Theo mọi cách bạn sẽ phải đi xuống, và tự mình vật lộn sẽ không ích gì trừ khi bạn đi vào một luật khác - luật của lực thăng lên. Đó chính là ý nghĩa của Samadhi - ô cửa để thăng lên. Khi bạn bốc hơi, khi bạn không còn là nước, mọi thứ thay đổi. Không phải là bây giờ bạn có thể điều khiển: không cần điều khiển, bây giờ bạn đơn giản không thể chảy xuống. Cũng như trước đó nước không thể bay lên, thì bây giờ nó không thể chảy xuống.
Không phải là vị phật cố gắng để là phi bạo lực; vị đó không thể làm khác được. Không phải là vị đó cố gắng trở nên yêu thương; vị đó không thể làm khác được. Vị đó phải là yêu thương. Đó không phải là một sự lựa chọn, không phải là một nỗ lực, không phải là đức hạnh được rèn luyện nào, chỉ đơn giản bây giờ đây là luật: vị đó bay lên. Sự oán ghét thì chịu tác động của luật hấp dẫn; lòng thương yêu thì chịu tác động của lực thăng lên.
Sự chuyển hóa bất thần này không có nghĩa là bạn không phải làm gì và bạn chỉ chờ đợi nó. Thế thì nó sẽ không bao giờ đến. Đây là một vấn đề rắc rối. Khi tôi nói - hay ai đó nói - rằng chứng ngộ là bất thần, chúng ta nghĩ rằng nếu nó là bất thần thì không gì có thể được thực hiện, mà chúng ta chỉ phải chờ. Khi nó sẽ xảy ra, nó sẽ xảy ra, cho nên con người có thể làm gì? Nếu nó là từ từ thì bạn còn có thể làm một cái gì đó.
Dù tôi nói với bạn rằng nó không phải là từ từ nhưng bạn vẫn có thể thực hiện một cái gì đó. Và bạn phải thực hiện một cái gì đó, nhưng cái gì đó này sẽ không mang sự chứng ngộ đến cho bạn. Cái gì đó này sẽ đưa bạn đến gần với hiện tượng chứng ngộ. Cái gì đó này sẽ làm cho bạn cởi mở để hiện tượng chứng ngộ xảy ra. Thế nên chứng ngộ không phải là kết quả của những nỗ lực của bạn; không phải vậy. Thông qua những nỗ lực của mình, bạn trở nên sẵn sàng cho một luật cao hơn, đó chính là lực thăng lên. Sự sẵn sàng của bạn chứ không phải chứng ngộ sẽ xuất hiện thông qua nỗ lực của bạn. Bạn sẽ trở nên cởi mở, bạn sẽ trở nên không kháng cự, bạn sẽ trở nên hợp tác để luật cao hơn làm việc. Và khi bạn hợp tác và không kháng cự, luật cao hơn bắt đầu làm việc. Những nỗ lực của bạn sẽ làm lợi cho bạn, những nỗ lực của bạn sẽ làm cho bạn dễ tiếp nhận hơn.
Điều đó giống như thế này: bạn đang ngồi trong phòng mình và các ô cửa đều khép lại. Mặt trời bên ngoài, nhưng bạn lại trong bóng tối. Bạn không thể làm gì để mang ánh sáng vào, nhưng nếu bạn chỉ mở các ô cửa ra thì căn phòng của bạn trở nên sẵn sàng. Bạn không thể mang ánh sáng vào, nhưng bạn có thể chặn nó bên ngoài. Nếu bạn mở các ô cửa ra, mặt trời sẽ rọi vào, các sóng sẽ vào; ánh sáng sẽ vào căn phòng của bạn.
Bạn đang không thực sự mang ánh sáng vào, bạn chỉ đang bỏ đi sự cản trở. Ánh sáng tự đến. Hãy hiểu sâu sắc điều này: bạn không thể làm bất cứ điều gì để đạt tới chứng ngộ, và bạn đang làm nhiều điều để cản trở nó - cản trở nó đến với bạn. Bạn đang tạo ra nhiều rào cản, nên bạn chỉ có thể thực hiện một điều gì đó thụ động: bạn có thể vứt các rào cản đi, bạn có thể mở các ô cửa. Thời điểm các ô cửa mở ra, tia nắng sẽ tràn vào, ánh sáng sẽ chạm vào bạn và chuyển hóa bạn.
Mọi nỗ lực trong hoàn cảnh này là để hủy bỏ các rào cản, chứ không phải để đạt được chứng ngộ. Mọi nỗ lực đều là thụ động. Nó chỉ giống như thuốc chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh không thể mang đến cho bạn sự khỏe mạnh; nó chỉ có thể tiêu diệt bệnh tật của bạn. Khi bệnh tật không còn nữa thì có sức khỏe; bạn trở nên sẵn sàng. Nếu còn bệnh tật, sự khỏe mạnh không thể xuất hiện.
Chính vì vậy mà ngành y khoa phương Đông lẫn phương Tây vẫn không thể định nghĩa sức khỏe là gì. Họ có thể định nghĩa chính xác từng căn bệnh - họ biết hàng ngàn và hàng ngàn căn bệnh và họ đã định nghĩa tất cả chúng - nhưng họ không thề định nghĩa sức khỏe là gì. Nhiều nhất họ có thể nói rằng khi không có bệnh thì bạn khỏe. Nhưng sức khỏe là gì? Một cái gì đó bên ngoài tâm trí. Nó là một cái gì đó mà bạn có thể có nó, bạn có thể cảm nhận nó, nhưng bạn không thể định nghĩa nó.
Bạn đã biết sức khỏe nhưng bạn không thể định nghĩa nó - nó là gì? Khi bạn cố định nghĩa nó, bạn sẽ phải đưa căn bệnh vào. Bạn sẽ phải nói một cái gì đó về căn bệnh, và bạn sẽ phải nói, “Không có bệnh là sức khỏe”. Điều này thật nực cười. Để định nghĩa sức khỏe bạn cần đến căn bệnh? Và căn bệnh có những đặc tính nhất định. Sức khỏe cũng có những phẩm chất riêng của nó, nhưng chúng không quá xác định, bởi vì chúng là vô hạn. Bạn có thể cảm thấy chúng; khi khỏe mạnh, bạn biết sức khỏe có đó. Nhưng nó là gì? Bệnh tật có thể được điều trị, bị loại trừ. Các rào cản bị phá vỡ và ánh sáng tràn vào. Hiện tượng chứng ngộ cũng tương tự. Nó là một dạng sức khỏe tâm linh. Tâm trí là một căn bệnh tâm linh, và thiền không là gì khác ngoài một phương thuốc.
Phật được cho là đã nói, “Tôi là một người thầy thuốc, một vaidya - một bác sĩ. Tôi không phải là người thầy và tôi đến không phải để đưa ra những học thuyết. Tôi biết một loại thuốc có thể chữa được căn bệnh của bạn. Và đừng hỏi về sức khỏe. Hãy dùng thuốc, tiêu diệt bệnh tật, và bạn sẽ biết sức khỏe là gì. Đừng hỏi vê nó”. Phật nói, “Tôi không phải là nhà siêu hình, tôi không phải là nhà triết học. Tôi không quan tâm đến Thượng đế là gì, linh hồn là gì, kaivalya là gì, một mình, moksha, giải thoát, và niết bàn là gì. Tôi không quan tâm! Tôi chỉ quan tâm đến bệnh tật là gì và cách cứu chữa. Tôi là một thầy thuốc”. Cách tiếp cận của Người là tuyệt đối khoa học. Người đã chẩn đoán được tình trạng tiến thoái lưỡng nan và bệnh tật của con người. Phương pháp của Người là tuyệt đối hợp lý.
Hãy phá bỏ những rào cản. Những rào cản này là gì? Nghĩ là rào cản cơ bản. Khi bạn nghĩ, một rào cản gồm những ý nghĩ được tạo ra. Giữa bạn và thực tại có một bức tường ý nghĩ được tạo ra, và những ý nghĩ đó còn đậm đặc hơn bất cứ bức tường đá nào. Và thế
là có nhiều lớp ý nghĩ. Bạn không thể xuyên qua chúng và nhìn xem cái thực là gì. Bạn liên tục nghĩ về cái thực là gì và bạn vẫn cứ tưởng tượng cái thực là gì, và cái thực thì đang chờ bạn ngay tại đây và ngay lúc này. Nếu bạn trở nên sẵn sàng với nó, nó sẽ xảy ra với bạn. Bạn vẫn liên tục nghĩ cái thực là gì, nhưng làm sao bạn có thể nghĩ nếu bạn không biết?
Bạn không thể nghĩ về cái gì đó mà bạn không biết; bạn chỉ có thể nghĩ về cái gì đó mà bạn đã biết. Nghĩ là lặp lại, lặp lại vô ích; nó không bao giờ đạt tới điều gì mới và chưa biết. Thông qua nghĩ bạn không bao giờ chạm tới cái chưa biết; bạn chỉ chạm tới cái đã biết, và điều đó là vô nghĩa bởi vì bạn đã biết nó. Bạn có thể cứ mãi cảm nhận nó; có thể bạn thích cảm giác này, nhưng không có gì mới xuất hiện từ nó.
Hãy dừng việc nghĩ lại. Khi việc nghĩ không còn nữa thì rào cản cũng bị phá bỏ. Thế rồi các ô cửa của bạn mở ra và ánh sáng có thể ùa vào. Và khi ánh sáng tràn vào, bạn biết rằng con người cũ không còn nữa. Bạn biết rằng giờ đây mình là người tuyệt đối mới. Nó đã chưa bao giờ có trước đó, bạn đã chưa bao giờ biết nó; nhưng thậm chí bạn cũng có thể nói rằng đây là cái “cổ nhất” - nó đã luôn có đó, chẳng qua là bạn không biết nó.
Bạn có thể sử dụng cả hai sự diễn đạt, chúng có nghĩa như nhau. Bạn gọi nó là cái “cổ nhất” - là Brahman, người đã luôn có đó, và bạn có thể nói rằng bạn đã liên tục bỏ lỡ nó. Hoặc bạn có thể nói rằng đây là cái mới nhất - rằng nó chỉ mới xảy ra bây giờ và chưa bao giờ trước đó. Điều đó cũng đúng bởi vì với bạn đây là cái mới. Nếu bạn muốn nói về sự thật, bạn sẽ phải sử dụng những cách diễn đạt mâu thuẫn. Các Upanishad nói, “Đây là cái mới và cũng là cái cũ. Đây là cái cổ nhất và cũng là cái mới nhất. Nó là cả hai, cái xa và cái gần”. Nhưng thế thì ngôn ngữ trở nên mâu thuẫn, đối nghịch.
Và bạn hỏi tôi, “Nếu trải nghiệm đích thực không bao giờ là từ từ mà là bất thần, vậy thì sự phát triển và sự sáng tỏ dần dần này là như thế nào? ” Sự sáng tỏ này là của tâm trí; sự sáng tỏ này là vì đỡ bệnh tật hơn; sự sáng tỏ này là vì sự sụp đổ của các rào cản. Nếu một rào cản sụp đổ thì bạn đỡ bị gánh nặng hơn, mắt bạn đỡ bị che khuất hơn. Nếu một rào cản khác sụp đổ thì bạn càng đỡ gánh nặng hơn, mắt bạn càng trở nên sáng rõ hơn. Nhưng sự sáng tỏ này không phải là của sự chứng ngộ; sự sáng tỏ này chỉ là đỡ bệnh tật hơn, chứ không phải là khỏe mạnh. Khi mọi rào cản biến đi, tâm trí bạn cũng biến theo cùng những rào cản đó. Khi đó bạn không thể nói, “Bây giờ tâm trí tôi sáng tỏ, nó không còn nữa”. Bạn chỉ nói, “Bây giờ tâm trí không còn nữa”.
Khi không còn tâm trí thì sự sáng tỏ là của sự chứng ngộ. Khi đó sự sáng tỏ là của sự chứng ngộ! Đó là điều tuyệt đối khác biệt. Khi đó, một chiều hướng khác đã mở ra. Nhưng bạn sẽ phải trải qua những sự sáng tỏ của tâm trí. Nên nhớ rằng, cho dù tâm trí bạn trở nên sáng tỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, nó vẫn là một rào cản. Dù tâm trí bạn trở nên trong suốt như thế nào cũng không thành vấn đề, thậm chí nếu nó trở thành kính trong suốt và bạn có thể nhìn thấy phía bên kia, thì nó vẫn là một rào cản, và bạn sẽ phải phá bỏ nó hoàn toàn. Thế nên, thỉnh thoảng xảy ra rằng khi một người đang thiền thì họ trở nên sáng tỏ hơn, lành mạnh hơn, thư thái hơn; họ cảm nhận được sự tĩnh tại. Khi đó con người lại bám vào thiền và nghĩ rằng mình đã đạt được mọi thứ. Những bậc thầy lớn đã luôn nhấn mạnh rằng sẽ tới một ngày, khi mà bạn cũng phải ném thiền của bạn đi.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện - một câu chuyện Zen. Bokuju đang thiền - thiền rất sâu, thiền với toàn bộ trái tim mình. Bậc thầy của anh đến hàng ngày, và ông chỉ cười và quay về. Bokuju trở nên khó chịu. Bậc thầy không nói gì, ông chỉ đến và nhìn Bokuju, cười và quay về. Và Bokuju cảm thấy rất tốt khi thiền. Thiền của anh càng sâu hơn, và anh cần ai đó đánh giá mình. Anh đang chờ bậc thầy vỗ nhẹ lên mình và nói, “Tốt rồi, Bokuju. Bạn đã thiền rất tốt”. Nhưng bậc thầy chỉ cười. Có cảm giác tiếng cười đang xúc phạm - như thể Bokuju đang không tiến bộ, nhưng anh đang tiến bộ. Khi anh đã tiến bộ nhiều hơn, tiếng cười lại càng xúc phạm hơn. Lúc này điều đó là không thể chịu đựng được.
Vào một ngày bậc thầy đến, và Bokuju đang cảm thấy tuyệt đối tình lặng trong chừng mực tâm trí có thể; không có ồn ào bên trong, không ý nghĩ. Tâm trí tuyệt đối trong suốt; không cảm thấy rào cản nào. Anh chìm đắm trong niềm hạnh phúc tinh tế, niềm vui dâng trào, rất mãn nguyện. Thế rồi anh nghĩ, “Bây giờ thầy mình sẽ không cười. Và đây là lúc ông sẽ nói với mình, ‘Bokuju, bây giờ bạn đã trở nên chứng ngộ’”.
Hôm bậc thấy đến, ông cầm trên tay một viên gạch, và bắt đầu chà xát viên gạch đó lên tảng đá Bokuju đang ngồi. Anh rất im lặng, và viên gạch bị cọ xát đã tạo ra tiếng ồn. Bokuju trở nên khó chịu. Cuối cùng, vì không thể chịu đựng nên anh mới mở mắt ra và hỏi thầy mình, “Thầy đang làm gì?”
Bậc thầy nói, “Tôi đang cố biến viên gạch này thành một chiếc gương, và bằng việc liên tục mài nó, tôi hy vọng rằng vào một ngày nó sẽ trở thành một chiếc gương”.
Bokuju nói, “Thầy đang hành xử thật ngớ ngẩn. Tảng đá này, viên gạch này sẽ không trở thành chiếc gương. Dù thầy có mài thế nào đi nữa thì nó cũng sẽ không trở thành chiếc gương”.
Bậc thầy cười và nói, “Thế thì bạn đang làm gì? Tâm trí này không bao giờ có thể trở nên chứng ngộ, và bạn thì cứ mài và mài mãi Bạn đang đánh bóng nó, và bạn đang cảm thấy quá tốt đến mức khi tôi cười bạn lại cảm thấy khó chịu”. Và bỗng nhiên, khi bậc thầy ném viên gạch đi, Bokuju trở nên nhận biết. Khi bậc thầy ném viên gạch đi, bỗng nhiên anh cảm thấy rằng bậc thầy đúng, và tâm trí vỡ tan. Thế rồi từ ngày đó, không còn tâm trí và không còn thiền. Bokuju đã trở nên chứng ngộ.
Bậc thầy nói với anh, “Bây giờ bạn có thể đi bất cứ đâu. Hãy đi, và giảng cho những người khác. Đầu tiên hãy dạy họ thiền; rồi dạy họ phi-thiền. Đầu tiên dạy họ cách làm cho tâm trí rõ ràng, bởi vì chỉ có tâm trí rất rõ ràng mới có thể hiểu rằng bây giờ thậm chí tâm trí rõ ràng này cũng là một rào cản. Chỉ có một tâm trí thiền định thật sâu mới có thể hiểu rằng giờ đây ngay cả thiền cũng phải bị ném đi”.
Bạn không thể hiểu điều đó ngay lúc này. Krishnamurti liên tục nói rằng không cần bất cứ thiền nào, và ông ấy đúng. Nhưng ông đang nói với những người sai. Ông ấy đúng; không cần bất cứ thiền nào, nhưng ông sai bởi những đối tượng mà ông đang nói cho điều này. Những người đó thậm chí không thể hiểu thiền là gì, làm sao họ có thể hiểu được rằng không cần bất cứ thiền nào? Điều này sẽ trở nên có hại với họ bởi vì họ sẽ bám lấy ý tưởng này. Họ sẽ cảm thấy rằng ý tưởng này là rất tốt, không cần thiền, thế nên, “Chúng tôi đã chứng ngộ”.
Nghe Krishnamurti nhiều người cảm thấy rằng bây giờ không cần thiền và những người đang thiền là những kẻ ngốc. Có thể họ đã lãng phí cả cuộc đời mình vì ý kiến này, và ý kiến này đúng. Sẽ tới lúc khi mà thiền phải bị bỏ đi, sẽ tới thời điểm khi đó thiền trở thành rào cản. Nhưng hãy chờ thời điểm này đến. Bạn không thể bỏ đi cái mà bạn không có. Krishnamurti nói, “Không cần phải thiền; không thiền”. Nhưng bạn lại chưa bao giờ thiền, nên làm sao bạn có thể nói, “Không thiền”?
Một người giàu có thể từ bỏ sự giàu có của mình, chứ không phải một người nghèo. Trước tiên, để từ bỏ bạn cần phải có một cái gì đó để từ bỏ. Nếu bạn thiền, vào một ngày bạn có thể bỏ nó - và đó là sự từ bỏ cuối cùng, là sự từ bỏ lớn lao nhất. Vị đó có thể từ bỏ của cải, điều đó dễ. Gia đình có thể bị từ bỏ, điều đó không khó. Cả thế giới có thể bị từ bỏ, bởi vì mọi thứ đều chỉ là bên ngoài. Điều cuối cùng là thiền, sự giàu có cốt lối nhất bên trong. Và khi bạn từ bỏ nó, bạn đã từ bỏ chính mình. Thế rồi không còn lại cái ta nào - ngay cả cái ta đang thiền, chính đắc thiền nhân. Ngay cả hình ảnh đó cũng bị phá vỡ. Bạn đã rơi vào hư không. Chỉ trong hư không này mới có sự đứt đoạn. Cái cũ đã biến đi và cái mới đã xuất hiện. Thông qua thiền bạn trở nên sẵn sàng.
Bất cứ điều gì được cảm nhận thông qua thiền thì đừng nghĩ rằng đó là chứng ngộ. Đó chỉ là những thoáng qua về bệnh tật giảm đi, về bệnh tật tan biến. Bạn cảm thấy tốt. Bệnh tật giảm đi, nên bạn cảm thấy tương đối khỏe. Sức khỏe thực sự còn chưa có, nhưng bạn khỏe hơn trước đó và khỏe hơn trước đó là điều tốt.
Câu hỏi 2
Thầy đã nói rằng sự sống tồn tại bởi những đối cực như yêu và ghét, thu hút và cự tuyệt, đức hạnh và thói xấu, vân vân. Nhưng điều gì xảy ra với những đối cực này khi con người đang tỉnh táo chứng kiến?
Đừng hỏi, hãy chờ sự việc xảy ra, chờ xem điều gì xảy ra. Bạn có thể hỏi và câu trả lời nào đó có thể được đưa ra, nhưng câu trả lời đó không thể trở thành câu trả lời đích thực đối với bạn. Và đừng bao giờ nhảy lên phía trước. Đừng hỏi điều gì xảy ra khi con người chết. Điều gì xảy ra? Dù có nói gì cũng sẽ vô nghĩa, bởi vì bạn vẫn còn sống. Điều gì xảy ra khi ai đó chết? Bạn sẽ phải trải qua nó. Trừ khi bạn chết, bạn không thể biết nó. Bất cứ điều gì được nói bạn cũng có thể tin là thật, nhưng đấy là điều vô nghĩa.
Thay vào đó, hãy hỏi chết như thế nào để bạn có thể biết điều gì xảy ra. Không ai có thể chết thay cho bạn; không trải nghiệm của ai khác có thể là trải nghiệm dành cho bạn. Bạn sẽ phải chết. Cái chết không thể là trải nghiệm của người khác dành cho bạn, nó phải là của chính bạn. Ở đây là trường hợp tương tự. Điều gì xảy ra khi lưỡng cực biến mất? Theo một nghĩa nào đó, không có gì xảy ra. “Điều xảy ra” tan biến bởi vì mọi hiện tượng đều là đối cực. Khi yêu và ghét đều tan biến - và chúng phải tan biến - điều gì xảy ra? Khi bạn yêu, bạn cũng ghét - và bạn ghét cũng người mà bạn yêu. Ghét chỉ là tàng ẩn, và khi ghét trồi lên, tình yêu ẩn xuống.
Jesus nói, “Hãy yêu thương kẻ thù của bạn”, và tôi nói rằng bạn không thể làm khác được. Bạn phải yêu kẻ thù của bạn. Bạn rất ghét họ, và không yêu thương thì không thể như thế được. Yêu chỉ là mặt kia của đồng tiền. Và đâu là ranh giới nơi lòng yêu thương kết thúc và sự căm ghét bắt đầu? Chỉ có một sự trải rộng màu xám. Khi nào bạn ghét ai đó và khi nào bạn yêu? Bạn có thể đánh dấu nó không? Bạn yêu và ghét cùng một người; ghét cũng có thể trở thành yêu và yêu có thể trở thành ghét bất cứ lúc nào. Đây là tính phân cực của tâm trí, đây là cách tâm trí hoạt động. Đừng trở nên lo lắng về điều đó. Nếu bạn biết, bạn sẽ không bao giờ trở nên lo lắng. Nếu bạn yêu ai đó, bạn biết sẽ có lúc ghét. Nếu ai đó yêu bạn, bạn sẽ chờ đợi cả hai điều - yêu và ghét.
Nhưng điều gì xảy ra trong một tâm thức như phật khi cả hai, yêu và ghét đều biến mất? Điều gì xảy ra? Thật khó diễn đạt điều gì xảy ra, nhưng bất cứ điều gì đã được cảm nhận xung quanh Phật thì giống như tình yêu hơn mà không có ghét. Đây là điều đã được cảm nhận xung quanh Phật chứ không phải Phật cũng cảm thấy như vậy. Lúc này Phật không thể cảm nhận tình yêu bởi vì Người không thể cảm nhận ghét. Người không thể cảm thấy yêu, nhưng xung quanh Người, mọi người đều cảm nhận được một tình yêu thương sâu sắc đang tuôn chảy. Chúng ta có thể mô tả nó như là tình yêu không còn ghét, nhưng khi đó phẩm chất là khác biệt.
Khi chúng ta yêu, ghét chắc chắn hiện diện. Nó tô màu, nó thay đổi phẩm chất của tình yêu. Ghét mang đến cho tình yêu sự đam mê, sức mạnh, sự mãnh liệt, phẩm chất hội tụ, sự tập trung, trong khi tình yêu của Phật lại trở thành một hiện tượng lan tỏa. Không có sự mãnh liệt. Nó không thể thiêu cháy bạn, nó chỉ có thể làm ấm bạn. Nó không phải là lửa, nó chỉ là ánh sáng dịu. Nó không phải là một ngọn lửa, nó chỉ như ánh ban mai khi mặt trời sắp mọc và bóng đêm đã tàn. Nó chỉ như khoảnh khắc giao thời - là ánh sáng mà không có lửa, không có ngọn lửa nào. Chúng ta đã cảm nhận nó như là tình yêu, và như là tình yêu tinh khiết nhất, bởi không hề có thù ghét. Thậm chí, bạn phải là một tâm trí thiền rất sâu thì mới cảm nhận được dạng tình yêu này. Bạn cần một tâm trí có thể thiền; nếu không, bạn sẽ không cảm nhận được một hiện tượng mỏng manh và khuếch tán như thế. Bạn phải rất nhạy cảm.
Bạn chỉ có thể cảm nhận được tình yêu lồ lộ, và sự căm ghét mang sự lô lộ đó đến cho tình yêu. Nếu ai đó chỉ yêu bạn mà không ghét chút nào thì bạn sẽ khó cảm nhận được tình yêu của người đó. Bạn sẽ phải phát triển để trở nên trong suốt hơn, tinh tế hơn, nhạy
cảm hơn. Bạn sẽ phải trở nên giống như một nhạc cụ rất nhạy cảm; chỉ khi đó thi thoảng ngọn gió sẽ đến với bạn. Và lúc này ngọn gió nhẹ đến mức nó sẽ không thổi vào bạn. Đó sẽ chỉ la một cái chạm rất khẽ. Nếu bạn rất, rất nhận biết, bạn sẽ cảm nhận được nó; ngược lại bạn sẽ lỡ nó.
Nhưng đây là cảm giác của chúng ta xung quanh một vị phật, chứ không phải là cảm giác của Phật. Phật không thể cảm nhận yêu hay ghét. Thực ra, đối cực biến mất, và chỉ còn lại sự hiện diện. Phật là một sự hiện diện chứ không phải là một tâm trạng. Bạn là những tâm trạng chứ không phải là một sự hiện diện. Đôi khi bạn ghét, một tâm trạng, đôi khi bạn yêu - tâm trạng khác; lắm lúc bạn giận dữ, tâm trạng khác, lắm lúc bạn tham lam - tâm trạng khác. Bạn là những tâm trạng, bạn không bao giờ là một sự hiện diện thuần khiết, và ý thức bạn liên tục bị thay đổi bởi các tâm trạng của bạn. Mỗi tâm trạng lại trở thành một người chủ. Nó biến đổi ý thức, làm què quặt nó, thay đổi nó, tô màu nó, làm biến dạng nó.
Vị phật không có những tâm trạng. Giờ đây ghét đã biến mất, tình yêu đã biến mất, giận dữ đã biến mất, tham lam đã biến mất - và cả không-tham lam, không-giận dữ nữa. Chúng đã biến mất! Cả hai thái cực đã biến mất! Vị đó chỉ là một sự hiện diện. Nếu bạn nhạy cảm, bạn sẽ cảm nhận được tình yêu tuôn chảy từ vị đó, bạn sẽ cảm nhận được lòng từ bi. Nếu bạn không nhạy cảm, nếu bạn thô thiển, nếu thiền của bạn còn chưa phát triển, bạn sẽ không cảm nhận được vị đó chút nào. Vị phật sẽ di chuyển giữa các bạn, và bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng có một hiện tượng đang trôi qua - một cái gì đó hiếm hoi, một cái gì đó trôi qua chỉ một lần trong nhiều thể kỷ. Bạn sẽ không nhận ra!
Hoặc nếu bạn rất thô thiển, rất chống đối-thiền, bạn thậm chí sẽ trở nên tức giận vì sự hiện diện của vị đó. Vì sự hiện diện của vị đó là tinh tế, bạn có thể trở nên bạo lực vì sự hiện diện đó. Sự hiện diện của vị đó có thể quấy nhiễu bạn. Nếu bạn rất thô thiên, rất chống đối-thiền, bạn sẽ trở thành kẻ thù của vị phật, và vị đó không làm bất cứ điều gì. Nếu bạn cởi mở, nhạy cảm, bạn sẽ trở thành một người yêu, và vị đó không làm bốt cứ điều gì. Nên nhớ điều này. khi bạn trở thành kẻ thù, điều đó tùy bạn; khi bạn trở thành một người bạn, điều đó cũng tùy bạn. Vị phật chỉ là một sự hiện diện, vị đó sẵn sàng. Nếu bạn trở thành kẻ thù, bạn quay lưng lại. Bạn đơn giản là sẽ bỏ lỡ một cái gì đó mà có thể bạn phải chờ nhiều kiếp nó mới xuất hiện trở lại.
Ananda đã khóc vào ngày Phật qua đời, và buổi sáng hôm đó Phật nói, “Đây là ngày cuối cùng của tôi. Bây giờ cơ thể này sẽ kết thúc”. Ananda ở cạnh bên. Ông ấy là người đầu tiên được Phật nói, “Đây là ngày cuối cùng của tôi, thế nên hãy đi và nói với mọi người rằng nếu họ phải hỏi điều gì đó, họ có thể hỏi”.
Ananda bắt đầu than khóc, nên Phật nói, “Tại sao ông lại khóc? Vì cơ thể này chăng? Tôi đã dạy rất nhiều lằn rằng cơ thể này là giả, nó đã chết rồi - hay ông đang khóc vì cái chết của tôi? Đừng khóc, bởi vì tôi đã chết bốn mươi năm trước. Tôi đã chết vào cái ngày tôi trở nên chứng ngộ, nên bây giờ cơ thể này chỉ là đang biến đi. Đừng khóc”.
Ananda đã nói một điều tuyệt đẹp. Ông ấy nói, “Tôi đang khóc không phải vì cơ thể thầy hay vì thầy, tôi đang khóc vì tôi. Tôi còn chưa chứng ngộ, và giờ đây bao nhiều kiếp sẽ trỗi qua trước khi có một vị phật xuất hiện? Và có thể tôi lại không thể nhận ra được thầy”.
Trừ khi bạn trở nên chứng ngộ, sự rõ ràng của tâm trí bạn có thể bị mây che phủ bất cứ lúc nào. Trước khi bạn trở nên chứng ngộ, có thể bạn rơi trở lại nhiều lần. Không có gì là chắc chắn. Thế nên Ananda nói, “Tôi đang khóc cho mình. Tôi còn chưa chứng ngộ, tôi còn chưa tới được mục tiêu, và thầy lại đang nhập vào hư không”.
Nhiều người, ngay cả cha Phật cũng không thể nhận ra rằng người con trai của ông không còn là con trai ông nữa - rằng một cái gì đó hiếm hoi đã xảy ra trong cơ thể này. Bóng tối đã biến đi và ánh sáng vĩnh hằng đang bùng cháy, nhưng ông đã không thể nhận ra điều đó. Nhiều người đã chống lại Phật; nhiều người đã cố sát hại Phật. Nhưng tất cả điều đó tùy thuộc vào bạn: bạn trở thành một người bạn, một người yêu hay một kẻ thù đều tùy thuộc vào bạn, vào sự nhạy cảm của bạn, vào tâm trí bạn - tùy vào tâm trí bạn cảm thấy như thế nào.
Nhưng vị phật không làm bất cứ điều gì, vị đó chỉ là một sự hiện diện. Chỉ bởi sự hiện diện của mình mà nhiều điều xảy ra quanh vị đó. Những người có thể cảm nhận tình yêu, họ sẽ cảm thấy vị đó yêu thương họ sâu sắc. Và bạn càng có thể cảm nhận sâu sắc hơn thì bạn sẽ càng cảm thấy tình yêu của vị đó đang đi sâu vào bạn rõ hơn. Nếu bạn có thể trở thành một người yêu thực sự, bạn sẽ cảm thấy rằng vị phật là người yêu của bạn. Nếu bạn trở thành kẻ thù, và bạn cảm thấy ghét, bạn sẽ cảm thấy rằng vị phật cũng là kẻ thù và bạn sẽ cảm thấy rằng vị đó phải bị giết, bị hủy hoại. Điều đó tùy thuộc vào bạn. Vị phật là người không-làm; vị đó đơn giản tồn tại, vị đó hiện hữu. Thế nên, khó nói được điều gì xảy ra, bởi vì bất cứ điều gì chúng ta có nói thì cũng sẽ là một tâm trạng. Nếu chúng ta nói vị đó trở thành một người yêu, rằng vị đó có một tình yêu lớn lao, điều đó cũng sẽ sai. Đó sẽ chỉ là cảm giác của chúng ta.
Những người theo Jesus đã cảm thấy rằng ông chỉ đơn thuần là tình yêu, còn những kẻ thù của Jesus đã cho rằng ông phải bị đóng đinh - thế nên, điều đó tùy thuộc vào bạn. Điều đó tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó như thế nào, vào khả năng bạn nhìn nhận nó như thế nào, vào việc bạn cởi mở nhiều như thế nào. Nhưng về phía người chứng ngộ, vị đó không thể nói được gì. Vị đó chỉ có thể nói rằng bây giờ mình hiệu hữu: đang không làm bất cứ điều gì - chỉ là một sự hiện diện, một bản thể.
Câu hỏi 3
Thầy đã nói rằng khi một người hoàn toàn trong phút giây hiện tại, không có ý nghĩ nào trong tâm trí, thì người đó là một tâm trí- phật. Khi trong tôi thậm chí không có ý nghĩ nào, chăm chú vào khoảnh khắc hiện tại, không có quá khứ hay tương lai, nhưng tôi vẫn không cảm thấy bản tính-phật. Xin hãy giải thích khi nào thì tâm trí-phật được biểu lộ trong sự nhận biết vô nghĩ này.
Điều đầu tiên: nếu bạn nhận thấy rằng không có ý nghĩ nào trong tâm trí mình, đó cũng là ý nghĩ. Ngay cả thế này thì cũng là một ý nghĩ, rằng lúc này không có ý nghĩ nào trong bạn. Ý nghĩ này là ý nghĩ cuối cùng. Hãy để nó biến nốt. Và tại sao bạn lại đang chờ khi nào bản tính-phật sẽ xảy ra với bạn? Đó lại là một ý nghĩ. Nó sẽ không xảy ra theo cách đó - không bao giờ!
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Một vị vua đến gặp Phật Gautam. Ông ấy là một người mộ đạo, một người dâng hiến lớn lao, và lần đầu tiên ông đến vì darshan của mình - vì thính giả của mình. Tay trái ông mang một món đồ trang sức bằng vàng rất đẹp, vô giá, nạm nhiều viên đá quý. Đó là món đồ quý nhất mà ông có - một tác phẩm nghệ thuật hiếm hoi. Để thể hiện lòng mộ đạo của mình, ông đến để tặng nó cho Phật. Ông đến gần. Trên tay trái ông là món đồ trang sức vô giá đó; ông sẽ tặng nó. Phật nói, “Bỏ nó xuống!” Nhà vua đã bối rối. Ông không hề chờ đợi điều này. Ông đã bị sốc. Nhưng vì Phật nói, “Bỏ nó xuống”, nên ông bỏ nó xuống.
Tay phải ông cầm một bông hoa hồng tuyệt đẹp. Ông đã nghĩ rằng có thể Phật không thích những viên đá. Có thể Phật nghĩ rằng ông đã mang đến một thứ trẻ con. Có phương án thay thế là điều tốt, nên ông mang thêm một bông hồng đẹp. Hoa hồng thì không quá thô thiển, không quá vật chất. Nó có một cái gì đó tâm linh, một cái gì đó chưa biết. Và có thể Phật thích nó bởi vì Người nói cuộc sống là một dòng chảy, và bông hoa này sáng nở, tối tàn. Nó là thứ giống dòng chảy nhất trên đời. Thế nên ông đặt tay phải trước Phật và ông muốn trao tặng bông hoa đó. Phật lại nói, “Bỏ nó xuống!” Khi đó ông cảm thấy rất bối rối. Lúc này ông không còn gì để tặng. Nhưng khi Phật lại nói bỏ nó xuống, ông đã bỏ nó xuống.
Thế rồi ông ấy đột nhiên nhận biết về cái “ta”. Ông nghĩ, “Tại sao mình lại tặng đồ vật trong khi mình có thể tặng chính mình?” Khi ông trở nên nhận biết, ông đã dâng tặng chính mình với hai bàn tay trống rỗng. Nhưng Phật lại nói, “Bỏ nó xuống!” Lúc này ông không còn gì để bỏ, chỉ còn hai bàn tay trống rỗng - và Phật nói, “Bỏ nó xuống!”.
Mahakashyapa, Sariputta (Ma Ha Ca Diếp, Xá Lợi Phất - ND), Ananda và các môn đệ đều có mặt ở đó, và họ bắt đầu cười. Người đàn ông trở nên nhận biết rằng ngay cả nói “Tôi tặng chính mình cho thầy” cũng là bản ngã. Thậm chí nói, “Bây giờ tôi ở đây và tôi buông bỏ với thầy” cũng không phải là buông bỏ. Cho nên chính ông phủ phục xuống. Phật cười và nói, “ông đã hiểu rõ”.
Trừ khi bạn bỏ rơi chính ý tưởng buông bỏ, trừ khi bạn bỏ rơi ý tưởng về hai bàn tay trống rỗng này thì đó không phải là buông bỏ. Người ta phải bỏ rơi ngay cả sự trống rỗng của bàn tay. Thật dễ hiểu khi bỏ rơi nhiều thứ... nhưng khi đó dù hai bàn tay đã trống rỗng và Phật lại nói, “Hãy bỏ rơi nó! Đừng bám vào sợ trống rỗng này!” Khi bạn thiền, bạn phải bỏ rơi những ý nghĩ. Khi những ý nghĩ bị bỏ rơi, vẫn còn lại một ý nghĩ và ý nghĩ đó là, “Bây giờ mình đã trở nên vô nghĩ”. Có một cảm nhận tinh tế một ý nghĩ rằng, “Bây giờ mình đã đạt được và bây giờ không còn ý nghĩ nào. Bây giờ tâm trí trống rỗng. Bây giờ mình trống rỗng”.
Nhưng sự trống rỗng đó lại được làm đầy bởi chính ý nghĩ này. Và cho dù có nhiều ý nghĩ hay có một ý nghĩ thì cũng không có gì khác biệt Hãy bỏ rơi ý nghĩ đó nữa. Và tại sao bạn lại đang chờ bản tính-phật? Bạn không thể chờ bởi vì bạn sẽ không có đó. Bạn sẽ không bao giờ gặp được Phật; khi Phật xuất hiện bạn sẽ không có đó, nên hy vọng của bạn là phù phiếm; Bạn đang lãng phí thì giờ, bạn sẽ không có đó..
Kabir đã nói, “Khi tôi đã có đó thì bạn không có đó. Bây giờ bạn có đó và Kabir đã đi đâu? Khi tôi đang mải mê tìm kiếm và ước mong và khao khát bạn, bạn không hiện diện. Tôi đã ở đó. Bây giờ thì bạn có đây, và xin nói cho tôi Kabir đã đi đâu?”. Người tìm kiếm đó đã ở đâu, người đã mài mê tìm kiếm và khao khát và than khóc vì bạn? Kabir đó đã đi đâu?
Bạn sẽ không có đó khi Phật xuất hiện. Cho nên đừng chờ, đừng ước mong, bởi vì ước mong của bạn “Khi nào Phật sẽ xuất hiện với tôi?” và “Khi nào tôi sẽ trở thành một bản tính-phật? Khi nào tôi sẽ trở nên chứng ngộ?” - chính ham muốn này sẽ tạo ra rào cản, rào cản cuối cùng. Đối với việc đạt được tự do hoàn toàn, chính ham muốn tự do là rào cản cuối cùng. Để được chứng ngộ, ngay cả ham muốn chứng ngộ này cũng phải bị ném đi, phải bị bỏ rơi.
Một trong những bậc thầy Zen vĩ đại, Lin-Chi, thường nói, “Nếu bạn gặp Phật ở bất cứ đâu, ngay lập tức giết ngài! Nếu bạn gặp Phật ở bất cứ đâu trong thiền của mình, ngay lập tức giết ngài!” Ông ấy muốn nói đến điều này. Ham muốn trở thành một vị phật này, trở nên chứng ngộ này, nếu bạn gặp nó ở bất cứ đâu, hãy giết nó ngay. Chỉ khi đó thì nó mới xuất hiện. Tuyệt đối phi ham muốn là điều cần thiết, và khi tôi nói, “Tuyệt đối phi ham muốn”, ý tôi nói rằng ngay cả cái ham muốn điều tuyệt đối phi ham muốn này cũng phải bị bỏ rơi. Bạn hiện hữu mà không có ham muốn nào. Bạn hiện hữu mà không có ý nghĩ nào, thậm chí không nhận biết rằng không còn ý nghĩ nào, không có ước mong nào. Khi đó nó mới xảy ra.
Câu hỏi 4
Những lý do của việc không có được một sự thanh tẩy bùng nổ có thể là gì? Tôi thường xuyên thực hành dạng thiền Shaktipat-ngày nay, nhưng cũng chỉ có một sự thanh tẩy rất nhẹ. Điều đó có nghĩa tôi không cởi mở hay cởi mở không đủ, hay có thể có những lý do nào khác? Sự lo lắng của tôi về vấn đề này lại trở thành một sự xao lãng trong lúc thiền và sau khi thiền. ”
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý, cần nhớ: sự thanh tẩy sâu sẽ xảy ra chỉ nếu bạn giúp nó xảy ra, chỉ nếu bạn hợp tác với nó. Tâm trí quá bị kìm nén, và bạn đã nén nhiều thứ xuống sâu đến mức để chạm tới được chúng thì phải cần đến sự hợp tác của bạn. Cho nên bất cứ khi nào bạn cảm thấy một sự thanh tẩy nhẹ, thì hãy giúp nó trở nên mạnh mẽ hơn. Đừng chờ đợi. Nếu bạn cảm thấy rằng tay bạn đang run rẩy, đừng chỉ chờ mà giúp nó run rẩy nhiều hơn. Đừng cảm nhận, đừng nghĩ rằng nó phải là tự phát nên bạn phải chờ. Nếu nó phải là tự phát thì bạn sẽ phải chờ trong nhiều năm, bởi vì trong nhiều năm bạn đã kìm nén, và kìm nén này không phải là tự phát. Bạn đã thực hiện điều đó có mục đích.
Bây giờ bạn sẽ phải làm điều hoàn toàn ngược lại. Chỉ có thế thì những sự kìm nén mới được mang lên bề mặt. Khi cảm thấy muôn khóc; bạn khóc rất khẽ. Hãy giúp nó thêm! Hãy biến nó thành sự gào khóc man dại! Bạn không biết rằng ngay từ đầu bạn đã kìm nén tiếng khóc của mình, bạn đã không khóc thực. Ngay từ đầu đứa trẻ muốn khóc, muốn cười. Khóc là một nhu cầu quan trọng trong nó. Thông qua khóc, nó trải qua sự thanh tẩy mỗi ngày.
Đứa trẻ có nhiều nỗi thất vọng. Điều này buộc phải như thế; đó là điều cần thiết. Đứa trẻ muốn một cái gì đó, nhưng nó không thể nói là gì, nó không thể diễn tả. Đứa trẻ muốn một cái gì đó, nhưng có thể cha mẹ không có điêu kiện để thỏa mãn nó. Có thể người mẹ không có đó. Có thể cô ấy đang bận công việc khác, và nó có thể không được chăm sóc. Lúc đó không có ai chú ý đến nó, nên nó bắt đầu khóc. Người mẹ muốn dỗ nó, an ủi nó, bởi vì cô bị quấy rầy, người cha bị quấy rầy, cả gia đình bị quấy rầy. Không có ai muốn nó khóc, khóc là một sự quấy nhiễu; mọi người cô làm xao lãng nó để nó có thể không khóc. Chúng ta có thể hối lộ nó. Người mẹ có thể trao cho nó một thứ đồ chơi; người mẹ có thể cho nó bú - bất cứ thứ gì để nó xao lãng hay để an ủi nó - để nó thôi khóc.
Nhưng khóc là một nhu cầu quan trọng. Nếu nó có thể khóc và được phép khóc, nó sẽ trở nên tươi tỉnh lại; thông qua khóc mà sự thất vọng bị tống đi. Ngược lại, vì bị dừng khóc mà sự thất vọng cũng bị dừng. Bây giờ nó sẽ liên tục chồng chất điều đó thêm, và bạn là một tiếng khóc “được-chất đống”. Hiện nay các nhà tâm lý nói rằng bạn cần một cái “khóc nguyên sơ”. Hiện nay có một phép trị liệu đang phát triển ở phương Tây chỉ để giúp bạn gào khóc hết mức sao cho tất cả mọi tế bào của cơ thể bạn tham gia vào. Nếu bạn có thể khóc man dại đến mức toàn bộ cơ thể bạn cũng khóc trong nó, bạn sẽ được giải thoát khỏi nhiều nỗi đau, nhiều sự khổ tâm đã tích tụ. Bạn sẽ trở nên như một đứa trẻ - lại tươi tinh, hồn nhiên.
Nhưng cái khóc nguyên sơ đó sẽ không bất ngờ xuất hiện. Bạn sẽ phải giúp nó. Nó quá sâu, và có quá nhiều lớp kìm nén đến mức bạn đừng chỉ chờ đợi: hãy giúp nó. Khi bạn muốn khóc, hãy khóc hết mình! Hãy trao toàn bộ năng lượng cho nó và thưởng thức nó. Hãy giúp nó. Và điều thứ hai - hãy thưởng thức nó, bởi vì nếu bạn không thưởng thức điều bạn đang làm thì nó không thể đi sâu. Nó sẽ chỉ trên bề mặt. Nếu bạn đang khóc, thế thì hãy thưởng thức nó. Thưởng thức chính điều này; hãy cảm thấy tốt. Nếu bạn chỉ đang thoáng cảm thấy rằng, “Điều mình đang làm là không tốt; những người khác sẽ nói gì? Cái điều mình đang làm mới trẻ con làm sao”, thậm chí chỉ một cảm giác mỏng manh như thế này cũng sẽ trở thành sự kìm nén. Hãy tận hưởng nó và vui vẻ với nó. Tận hưởng và vui vẻ. Chỉ tìm hiểu nhiều hơn xem liệu nó có thể trở nên sâu sắc hơn, liệu bạn có thể giúp nó nhiều hơn - theo những cách thức nào đó để bạn có thể giúp nó nhiều hơn.
Nếu bạn đang ngồi và khóc, khi đó nếu bạn có thể bắt đầu nhảy thì cơn khóc này sẽ trở nên sâu hơn. Hay nếu bạn nằm xuống sàn và bắt đầu quẫy đập thì có thể nó sẽ trở nên sâu sắc hơn. Hãy thử giúp nó thêm, và tận hưởng nó - và bạn sẽ cảm thấy có nhiều cách để bạn có thể giúp nó thêm nữa. Hãy tận hưởng sự nỗ lực để làm nó sâu sắc hơn, và một khi đạt được nó rồi thì sẽ không cần đến bạn nữa. Một khi nó đến đúng nguồn, nơi năng lượng đó tiềm ẩn, một khi bạn chạm vào đúng nguồn và năng lượng đó được giải phóng thì không cần đến bạn nữa. Bạn có thể tuôn chảy tự động, tự phát. Và khi nó bắt đầu tuôn chảy tự phát, bạn sẽ được thanh tẩy hoàn toàn.
Nhận xét
Đăng nhận xét