Chương 3. Nô lệ trong nhà riêng của bạn

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 06

 
Chương 3. Nô lệ trong nhà riêng của bạn


Làm chủ bản thân ông theo luật.

Đây là giáo huấn đơn giản của người thức tỉnh.

Mưa có thể biến thành vàng

và dầu vậy cơn khát của ông sẽ không dịu bớt.

Ham muốn là không thể thoả mãn được

hay nó chấm dứt trong nước mắt, ngay cả trong cõi trời.

Người muốn thức tỉnh

phá huỷ ham muốn của mình một cách vui vẻ.

Trong sợ hãi con người có thể trú ẩn trong núi hay trong rừng,

trong lùm cây thiêng hay trong điện thờ.

Nhưng làm sao người đó có thể trốn khỏi buồn khổ của mình ở đó?

Người cư ngụ trong con đường

và đi cùng những người theo nó

đi tới thấy ra bốn chân lí lớn.

Liên quan tới khổ, bắt đầu của khổ, con đường tám làn, và kết thúc của khổ.

Rồi cuối cùng người đó an toàn.

Người đó giũ sạch khổ.

Người đó tự do.

Người thức tỉnh là ít và khó tìm thấy.

Hạnh phúc là ngôi nhà nơi người ta thức tỉnh.

Được phúc lành là việc sinh của người đó.

Được phúc lành là giáo huấn về con đường.

Được phúc lành là hiểu biết trong những người đi theo nó,

và được phúc lành là quyết tâm của họ.

và được phúc lành là những người tôn kính người thức tỉnh và đi theo con đường.

Họ tự do khỏi sợ hãi.

Họ là tự do.

Họ đã vượt qua dòng sông của khổ.

Làm chủ bản thân ông theo luật.

Đây là giáo huấn đơn giản của người đã thức tỉnh.

Con người có thể hoặc quan tâm tới việc chi phối và làm chủ người khác, hoặc người đó có thể quan tâm tới việc làm chủ cái ta riêng của mình. Loại người thứ nhất là loại người ngu, nhưng họ làm ra phần lớn lịch sử: Genghis Khan, Tamerlane, Nadirshah, Alexander, Napoleon, Stalin, Hitler, Mao... Lịch sử đầy những cái tên của loại thứ nhất. Đó là loại lịch sử sai để dạy.

Loại lịch sử đúng sẽ dạy về chư phật: những người đã cố gắng và chinh phục bản thân họ. Chinh phục bản thân người ta là gian nan hơn nhiều. Nó cần thông minh, nhận biết, mạnh mẽ, ý chí, tin cậy, buông xuôi hơn nhiều. Nó đòi hỏi tất cả phẩm chất vĩ đại của ý thức. Về căn bản nó đòi hỏi ý thức. Người ta chỉ có thể làm chủ bản thân mình nếu người ta tuyệt đối tỉnh táo; bằng không bạn vẫn còn bị chi phối bởi ham muốn của mình.

Bạn là kẻ nô lệ trong nhà riêng của mình. Ham muốn này kéo bạn về phương nam, ham muốn khác kéo về phương bắc, và bạn bị phó mặc cho những ham muốn mù quáng đó. Bạn bao giờ cũng bị sụp đổ. Thậm chí giữ chúng cùng nhau cũng đã khó rồi: nhiều ham muốn thế, nhiều hấp dẫn thế, nhiều đối tượng quyến rũ bạn thế. Và bạn đơn giản trong trạng thái điên khùng, chạy lăng xăng đây đó, chẳng biết tại sao, chẳng biết liệu nó có xứng đáng chút nào không.

Nhưng con người được sinh ra một cách vô ý thức, mặc dầu con người có tiềm năng trở nên có ý thức. Và tiềm năng sẽ vẫn chỉ là tiềm năng chừng nào bạn còn chưa làm việc cần mẫn để hiện thực nó. Con người được sinh ra với năng lực bẩm sinh để chinh phục bản thân nhưng toàn thể năng lượng của bạn trở chướng ngoại. Sống với những người hướng ngoại, tham vọng, ham muốn cái này cái nọ, đứa trẻ cũng bắt đầu bắt chước. Nó học từ người khác - từ cha mẹ nó, thầy giáo, tu sĩ, chính khách - và những người này tất cả đều trong cùng con thuyền. Ai đó theo đuổi tiền bạc, ai đó theo đuổi quyền lực, ai đó theo đuổi danh vọng, nhưng không ai dường như quan tâm tới cái ta riêng của mình. Không ai dường như sẵn sàng đi tiếp cuộc hành hương vĩ đại đó của việc tự khám phá mình.

Phật nói: Làm chủ bản thân ông... Nếu bạn quan tâm tất cả tới việc làm chủ - và ai không quan tâm? - thế thì trở nên quan tâm tới việc tự làm chủ mình đi. Đừng phí thời gian của bạn vào việc cố chi phối người khác. Nỗ lực để chi phối người khác tạo ra xung đột chính trị; toàn thế giới đầy nó. Ngay cả trong những quan hệ cá nhân, chính trị cũng len vào và phá huỷ chúng. Ngay cả khi bạn yêu người đàn bà hay đàn ông, tâm trí bắt đầu cách tinh ranh của nó để chi phối, để sở hữu, để phá huỷ tự do của người khác... bởi vì bạn sợ. Bạn sợ rằng nếu bạn không chi phối, người khác sẽ chi phối bạn.

Và với tất cả những người muốn chi phối người khác, Machiavelli là thầy giáo. Ở Ấn Độ cũng có kiểu người tương tự đã tồn tại; tên người đó là Chanakya. Người đó đến trước Machiavelli hàng nghìn năm. Cả hai người này đều là nền tảng của tâm trí hướng ngoại; họ đã đặt nền móng. Và nền móng đầu tiên của họ là: cách tốt nhất để bảo vệ bản thân bạn là tấn công. Do đó, trước khi người khác tấn công bạn, hãy tấn công người khác. Trước khi vợ bạn bắt đầu chi phối bạn, bạn chi phối cô ấy, hay trước khi chồng bạn bắt đầu chi phối bạn, bạn chi phối anh ta.

Một thanh niên sắp sửa lấy vợ. Anh ta hỏi bố mình, 'Bố có lời khuyên gì cho con không?' Và người bố thì thào điều gì đó vào tai anh ta. Chàng thanh niên cười và nói, 'Con sẽ để tâm tới điều đó.'

Anh ta đi vào thị trấn để lấy vợ. Khi đôi vợ chồng quay trở về làng, con ngựa chở họ từ thị trấn về dừng lại. Anh thanh niên giận lắm. Anh ta nói với con ngựa, 'Đây là lần thứ nhất - tao có thể tha thứ cho mày, nhưng nhớ lấy, tao chỉ có thể tha thứ cho mày hai lần thôi.'

Con ngựa đi, nhưng nó lại dừng ở chỗ khác và không nhúc nhích. Anh thanh niên nói, 'Đây là lần thứ hai đấy - bây giờ tỉnh táo đi!'

Và khi con ngựa dừng lại lần thứ ba, anh thanh niên xuống xe, rút súng lục ra và bắn con ngựa ngay lập tức tại đó. Con ngựa ngã lăn quay.

Người vợ không thể nào tin được vào mắt mình - độc ác làm sao! Cô ấy nói, 'Anh làm gì thế?'

Anh ta nói, 'Đây là lần thứ nhất... nhớ lấy, em chỉ còn hai cơ hội nữa thôi.'

Và từ ngày đó, tương truyền, vợ anh ta bao giờ cũng theo anh ta. Còn làm gì khác được?

Điều này đã từng là cách thức xảy ra trong nhiều thời đại: hoặc chồng chi phối hoặc vợ chi phối. Trong chín mươi chín phần trăm các trường hợp vợ chi phối, bởi vì chồng đang cố gắng chi phối thế giới bên ngoài, ở bãi chợ. Anh ta về nhà mệt mỏi thế, anh ta về nhà thất vọng thế, anh ta không còn ham muốn, ý chí hay sức mạnh để tranh đấu với đàn bà. Và đàn bà đã chờ đợi cả ngày, tích luỹ lại. Năng lượng của cô ấy tươi tắn và cô ấy chẳng có đâu để mà đi chi phối bất kì ai khác; chỉ mỗi chồng là thuộc quyền của cô ấy.

Đàn ông đã cầm tù đàn bà trong nhà với cái giá lớn lao, bởi vì anh ta đã lấy đi mọi khả năng khác của việc thể hiện bản ngã. Bây giờ chỉ một lối ra còn lại - bản thân anh ta - và anh ta chịu đựng nhiều. Thực ra, phong trào Giải phóng phụ nữ không chỉ là giải phóng của phụ nữ đâu; nếu nó thực sự xảy ra, nó sẽ là giải phóng đàn ông hơn nhiều. Do đó tôi không thấy đàn ông thông minh nào chống lại nó; mọi đàn ông thông minh đều ủng hộ nó, bởi vì họ biết nếu đàn bà thực sự trở nên tự do thì họ cũng sẽ tự do nữa. Điều đó sẽ là tự do cho cả hai.

Đó là một trong các luật của cuộc sống: hoặc các bạn cả hai đều tự do hoặc các bạn cả hai sẽ là nô lệ. Không thể nào có chuyện người này sẽ là chủ và người kia sẽ là nô lệ. Luật là ở chỗ người chủ bao giờ cũng là nô lệ của sự nô lệ riêng của mình, bởi vì tính chủ của người đó cũng phụ vào nô lệ. Không có nô lệ người đó sẽ không là người chủ chút nào.

Đứa trẻ tìm thấy tất cả những người này xung quanh, chạy theo cùng một hướng. Đứa trẻ mong manh, cởi mở, sẵn sàng bị gây ấn tượng. Rất khó cho đứa trẻ tìm thấy vị Phật, tìm thấy một Jesus. Nó bao giờ cũng tìm thấy những người ngu đang sống cuộc sống của họ trong vô nhận biết tuyệt đối. Nó bắt đầu bắt chước họ. Đến lúc nó có tuổi nó đã bị cấu trúc hoá, đã bị lập trình, bị ước định rồi.

Chừng nào bạn còn chưa làm nỗ lực lớn lao để thoát ra khỏi việc ước định này bạn sẽ không được tự do đâu. Chừng nào bạn còn chưa ra quyết định lớn lao, tập trung, kiên quyết rằng bạn phải thoát ra khỏi nó - cho dù nếu bản thân cuộc sống có lâm nguy, bạn vẫn sẵn sàng liều cả đời mình vì tự do khỏi mọi loại ước định - thì không có nhiều khả năng đâu. Nhưng bạn có thể ra quyết định được.

Đây là điều tính chất sannyas là gì: quyết tâm, quyết định, cam kết - cam kết với bản thân bạn, món quà cho bản thân bạn.

Làm chủ bản thân ông... bởi vì làm chủ bản thân mình bạn đi vào trong vương quốc của Thượng đế, bạn đi vào trong thế giới thực của an bình và phúc lạc. Bạn đi vào trong kho báu riêng của mình - chúng là không thể cạn kiệt. Bạn đi tới biết lần đầu tiên sự giầu có của bản thể mình, cái đẹp của bản thể mình và niềm cực lạc của bản thể mình.

Làm chủ bản thân ông theo luật. Bây giờ, có khả năng bạn có thể hiểu lầm Phật, bởi vì 'theo luật' trong con mắt của người Ki tô giáo và người Do Thái giáo và người Mô ha mét giáo nghĩa là tương ứng với luật đã được mô tả sẵn trong sách của họ: Mười lời răn, Koran, Kinh Thánh. Đó không phải là nghĩa của Phật. 'Theo luật' không ngụ ý luật của quốc gia hay luật do các tu sĩ trao. 'Theo luật' đối với Phật nghĩa là theo luật tối thượng của cuộc sống và sự tồn tại.

Có hài hoà vô cùng - bất kì ai chỉ với chút ít nhạy cảm, thông minh, đều có thể cảm thấy điều đó - cuộc sống là một tổng thể hài hoà. Nó không phải là hỗn độn, nó là hài hoà. Tại sao nó không phải là hỗn độn? - bởi vì luật chạy đi chạy lại qua nó như sợi chỉ trong vòng hoa. Sợi chỉ đó là vô hình, bạn chỉ thấy hoa, nhưng sợi chỉ đó giữ chúng gắn với nhau. Sự tồn tại là vòng hoa; có sợi chỉ, lời kinh - sutra nghĩa là sợi chỉ - một sợi chỉ rất mảnh, gần như vô hình, chạy qua toàn thể sự tồn tại, cái làm cho nó thành hài hoà thay vì hỗn độn.

'Theo luật' trong lời của Phật nghĩa là: Trong hài hoà với tự nhiên, sự tồn tại. Đừng tranh đấu với nó, đừng đi ngược lại nó. Đừng cố đi ngược dòng, đừng chảy ngược dòng. Trong buông bỏ theo sự tồn tại là đi theo luật đấy. Aes dhammo sanantano - đây là luật không cạn: rằng nếu bạn thảnh thơi, nếu bạn cho phép luật tiếp quản bạn, sở hữu bạn, bạn sẽ được tràn ngập với nó. Bạn không cần tiếp tục cuộc hành trình bản ngã. Dòng sông đã chảy ra đại dương rồi - bạn đơn giản trôi cùng với dòng sông. Không cần bơi nữa - nổi, và bạn sẽ đạt tới đại dương.

Làm chủ bản thân ông theo luật. Phật làm điều đó thành điều kiện, bởi vì nguy hiểm là ở chỗ trong việc cố gắng làm chủ bản thân mình bạn có thể dùng cùng chiến lược mà bạn đã dùng trong làm chủ người khác. Đó là điều biết bao nhiêu sư đã làm trong quá khứ: như khi họ tranh đấu với người khác họ bắt đầu tranh đấu với bản thân họ, nhưng tranh đấu tiếp tục. Đối tượng thay đổi, kẻ thù thay đổi, nhưng cuộc chiến tiếp tục.

Và họ rơi vào trong đống lộn xộn sâu hơn, bởi vì khi bạn tranh đấu với bản thân mình bạn phải phân chia bản thân mình thành hai, bạn phải trở thành hai phe. Bạn phải kết án phần nào đó của bản thể mình là kẻ thù. Nó có thể là dục, nó có thể là thân thể bạn, nó có thể là tâm trí bạn, bất kì cái gì, nhưng bạn phải phân chia bản thân mình thành hai: cái cao hơn và cái thấp hơn, cõi trời và cõi đất, vật chất và tâm linh, thân thể và linh hồn... và thế rồi bạn bắt đầu tranh đấu. Thế thì bạn là linh hồn, và tranh đấu với thân thể. Bạn lại trở thành hướng ngoại.

Thực ra, người hướng nội không thể tranh đấu được; không có khả năng nào, bởi vì không có người khác. Bạn sẽ tranh đấu với ai và ai sẽ tranh đấu, và để làm gì? Bạn một mình còn lại; khi bạn đi vào bên trong chỉ tâm thức bạn có đó. Không có lí do, không có khả năng nào để tranh đấu cả. Và mọi nỗ lực để tranh đấu với bản thân mình nhất định tạo ra chia chẻ trong bạn - và đó là điều đã xảy ra cho toàn thể nhân loại.

Toàn thể nhân loại đã bị thu về trạng thái thần kinh; đó là tinh thần phân liệt. Mọi người đều bị chia chẻ. Và cái gọi là người tôn giáo của bạn chịu trách nhiệm cho thảm hoạ lớn lao này. Con người không vận hành như một toàn thể, không như một toàn thể hoà hợp; con người vận hành như một cá tính chia chẻ, phân chia. Đó là lí do tại sao khó tin cậy vào con người thế: khoảnh khắc này người đó nói điều này, khoảnh khắc khác chính điều đối lập lại - bởi vì khoảnh khắc này người đó có thể nói từ phía này của bản thể mình - phía linh hồn người đó - khoảnh khắc khác người đó có thể nói từ phía khác - phía thân thể.

Dù bằng cách nào bạn tự phân chia bản thân mình, trong thực tại bạn vẫn còn không phân chia được. Bạn không phải là thân thể và linh hồn; bạn là thân linh, bạn là hồn thể, bạn là một cá nhân, thực thể không phân chia được. Do đó Phật nhắc nhở bạn: đừng bắt đầu tranh đấu với bản thân bạn để trở thành người chủ.

Đó là lí do tại sao nhiều người ngu trong nhiều thời đại đã từng làm: nhịn ăn; tự hành hạ mình; nằm trên giường gai; làm thân thể bị thương; chọc mù mắt mình; cắt bộ phận sinh dục của họ. Hàng triệu người đã từng làm những điều ngu xuẩn như thế. Nghiên cứu họ, họ dường như không thể nào tin được.

Ở Nga có một giáo phái, giáo phái Ki tô giáo, có thánh lễ nền tảng là cắt bỏ bộ phận sinh dục của họ. Hàng nghìn người đã làm điều đó. Đàn bà sẽ cắt vú họ, đàn ông sẽ cắt bộ phận sinh dục của họ. Và mỗi năm có một ngày đặc biệt hàng nghìn người sẽ tụ hội, và điều đó được thực hiện trong sự điên khùng đám đông. Một người làm điều đó, người khác sẽ làm theo, và thế rồi sẽ có sự điên cuồng. Và cả nghìn người bắt đầu cắt bỏ bộ phận sinh dục của họ và máu loang khắp chỗ đó. Họ chỉ là những người điên, nhưng họ được tôn thờ.

Bây giờ có vấn đề cho giáo phái này: làm sao tăng được số lượng người của họ. Thế là họ sẽ đi mua hay bắt trộn trẻ con. Đó là cách duy nhất; bằng không họ sẽ không bao giờ có tôn giáo lớn với hàng triệu tín đồ. Không tôn giáo nào muốn dùng phương pháp kiểm soát sinh đẻ bởi lí do đơn giản là điều đó làm giảm số người của họ. Người Cơ đốc giáo chống lại điều đó, người Mô ha mét giáo chống lại điều đó, người Hindu chống lại điều đó. Mọi người đều chống lại kiểm soát sinh đẻ bởi lẽ đơn giản nó sẽ làm giảm số người của họ - và con số là quyền lực. Càng nhiều người theo nhà thờ của bạn, bạn càng quyền lực hơn. Đây là một phần của chính trị, chính trị quyền lực. Họ không quan tâm tới tương lai của nhân loại, họ không quan tâm tới khổ của mọi người, họ không quan tâm tới nghèo đói.

Cho sinh thành ra đứa trẻ bây giờ gần như là một tội ác, bởi vì thế giới đã quá đông đúc rồi. Một nửa nhân loại đang đói, và đến cuối thế kỉ này nạn đói sẽ trở thành sắc bén, không thể chịu đựng được tới mức trái đất sẽ trở thành hành tinh điên. Hoặc tự tử hoặc giết người sẽ là cách thức duy nhất cho mọi người tồn tại, và cả hai đều sai.

Và giáo hoàng Cơ đốc giáo và shankaracharya Hindu và các tu sĩ Hindu, đây sẽ là những người chịu trách nhiệm, bởi vì họ tất cả đều chống lại việc kiểm soát sinh đẻ. Họ nói hay, họ hợp lí hoá hay, rằng họ chống lại kiểm soát sinh đẻ bởi vì kiểm soát sinh đẻ là chống lại tự nhiên. Nếu kiểm soát sinh đẻ chống lại tự nhiên thế thì giáo hoàng của Vatican phải chống lại thuốc men chứ, bởi vì điều đó nữa cũng là chống lại tự nhiên. Nếu một người sắp chết vì ung thư, cứ để người đó chết, đừng cho người đó thuốc. Tại điểm đó giáo hoàng tuyệt đối im lặng. Thực ra, người Ki tô giáo cứ mở các bệnh viện mới.

Nếu sinh là tự nhiên, thế thì chết là tự nhiên. Nếu bạn đã khuấy đảo sự cân bằng này bởi việc ngăn cản không để mọi người chết, thế thì bạn cũng phải chấp nhận phần kia nữa chứ. Cho phép mọi người được chết một cách tự nhiên đi; thế rồi để họ cho sinh ra nhiều trẻ con như họ có thể. Thế thì sẽ không có mất cân bằng; tự nhiên tự cân bằng nó.

Mới năm mươi năm trước đây ở Ấn Độ, trong số mười đứa trẻ thì chín đứa sẽ chết trong vòng hai năm, chỉ một đứa sẽ sống sót. Bây giờ chính điều đối lập lại là hoàn cảnh: chín đứa sẽ sống, chỉ một đứa sẽ chết. Làm sao điều đó đã xảy ra trong thời gian năm mươi năm qua? Y học hiện đại đã làm phép màu đó; nó đã thay đổi toàn thể sự cân bằng. Nếu bạn chấp nhận thuốc và nếu bạn chấp nhận bệnh viện và nếu bạn chấp nhận rằng mọi người phải được cứu khỏi ung thư và lao, thế thì bạn phải dùng kiểm soát sinh đẻ. Bằng không làm sao dân số có thể được giữ trong giới hạn bình thường, chịu đựng được?

Những giáo phái Nga đó bao giờ cũng gặp khó khăn – kiếm đâu ra người mới? Và khó mà làm việc cải đạo được vì thực hành của họ; cho nên cách duy nhất là mua trẻ con của những người nghèo hay bắt trộm chúng. Cả hai việc này đều được thực hành, trộm cắp và mua - con người!

Và những loại thực hành này đã từng được theo đuổi gần khắp nơi trên thế giới. Đã có những người chọc mù mắt mình, bởi vì mắt làm sao lãng họ hướng tới cái đẹp, bởi vì mắt sao lãng bạn tới cái đẹp. Chúng tạo ra dâm dục, cho nên phá huỷ mắt đi. Nhưng bạn có thể phá huỷ được dâm dục bằng việc phá mắt mình đi không? Bạn có cho rằng dâm dục tồn tại trong mắt không? Bạn có cho rằng người mù không có dâm dục nào không? Thực ra, ngay cả khi bạn cắt bỏ bộ phận sinh dục bạn vẫn không thể phá huy được dâm dục, bởi vì dâm dục tồn tại đâu đó sâu bên dưới trong sọ bạn.

Trung tâm dục không thực sự nằm ở bộ phận dục; đó là phần bên ngoài nhất của nó. Cốt lõi bên trong nhất của nó là trong não - có trung tâm trong não. Một khi trung tâm đó được lẩy cò, bộ phận dục bắt đầu trở nên sống động, nhưng việc lấy cò phải xảy ra trước hết trong não. Đó là lí do tại sao bạn có thể có những giấc mơ dục đẹp, bạn có thể có cực thích trong giấc mơ của mình - chỉ là tâm trí! Đó là lí do tại sao sách báo khiêu dâm là có thể; bộ phận dục không thể hiểu được sách báo khiêu dâm, chính là bộ não. Bây giờ họ đã tìm thấy đúng trung tâm chỗ của nó và nếu nó bị động chạm tới bởi điện cực bạn lập tức đi vào cực thích dục - ngay lập tức!

Mọi người đang làm việc - các nhà hành vi chủ nghĩa - họ đang sắp cho con người, sớm hay muộn, một thứ nhỏ bằng bao diêm mà bạn có thể bỏ vào túi quần; không ai sẽ có khả năng thấy nó. Bạn có thể để nó bên trong túi quần và nhấn nút và bạn có thể có cực thích dục khi bước đi trên đường. Và ngay cả ở Ấn Độ không ai có thể ngăn cản được bạn! Cảnh sát không thể ngăn được, bởi vì không ai sẽ có khả năng biết tại sao bạn trông sướng thế, sao lại có nụ cười lớn nở trên khuôn mặt bạn!

Nhưng nguy hiểm là... và nguy hiểm là lớn; các nhà hành vi chủ nghĩa đã trở nên nhận biết về nó. Họ đã thực nghiệm với chuột. Họ đã làm ra một cái máy nhỏ, điện cực được gắn vào đầu chuột, và chuột được dạy nếu nó muốn cực thích dục chúng phải nhấn phím. Những con chuột đó phát rồ! Chúng nhấn phím biết bao nhiêu lần - sáu mươi nghìn lần liên tục một con chuột đã làm điều đó! Nó tiếp tục; nó sẽ không ăn, nó sẽ không uống, nó quên hết mọi thứ, cho tới khi ngã chết. Nó mệt mỏi thế, nhưng vui thú thế... nó liều tất!

Mắt không có dâm dục, bộ phận dục cũng không có nó; nó ở đâu đó trong tâm trí.

Tôi đã nghe một câu chuyện ngụ ngôn cổ:

Dường như là khi đấng sáng tạo làm ra thế giới, ông ấy đã gọi con người đến bên và ban cho con người cuộc sống dục bình thường trong hai mươi năm. Con người khiếp hãi: 'Chỉ mỗi hai mươi năm thôi sao?'

Nhưng đấng sáng tạo chẳng lay chuyển. Đó là tất cả những gì ông ấy cho con người.

Thế rồi ông ấy gọi khỉ tới và cho khỉ hai mươi năm.

'Nhưng tôi không cần hai mươi năm đâu,' khỉ phản đối. 'Mười năm là thừa mứa rồi!'

Con người nói toạc ý kiến của mình, 'Tôi có thể được mười năm nữa không?'

Khỉ hào phóng đồng ý.

Thế rồi ông ấy gọi sư tử và cho sư tử hai mươi năm. Sư tử nữa cũng chỉ cần mười năm. Con người lại nói, 'Tôi có được mười năm nữa không?'

Sư tử gầm lên, 'Tất nhiên rồi.'

Thế rồi tới lừa. Nó được cho hai mươi năm, nhưng giống như các con vật khác, mười năm là đủ cho nó. Con người lại hỏi xin thêm mười năm phụ và được cho.

Điều này giải thích tại sao con người có hai mươi năm cuộc sống dục bình thường, mười năm làm trò khỉ, mười năm như sư tử, và mười năm như con lừa, làm kẻ ngu xuẩn của chính mình.

Con người dường như là con vật ngu xuẩn nhất trong tất cả những con này. Họ nói, 'Thêm mười nữa là quá đủ.' Con người dường như là trong nắm giữ của ham muốn nhiều nhất: nữa và nữa.... Bất kì điều gì con người có cũng đều không đủ, không bao giờ đủ. Điều này tạo ra nỗi buồn của con người, điều này làm cho con người thành nô lệ. Cái 'nữa' là chủ của bạn. Nhận biết về cái bẫy được tạo ra bởi ham muốn thường xuyên này về nữa là lấy bước rất cần thiết hướng tới tự làm chủ mình.

'Có chuyện gì vậy?' người đứng quầy đối diện với một khách hàng trẻ, ăn mặc diêm dúa, đang ngồi ủ rũ bắt đầu uống rượu.

'Hai tháng trước ông nội tôi mất và để lại cho tôi tám mươi nhăm nghìn đô la,' người này nói.

'Điều đó chẳng có vẻ gì là đau khổ cả,' người đừng quầy nói, vừa đánh bóng lại chiếc kính. 'Điều đó đáng xảy ra cho tôi!'

'Vâng,' chàng thanh niên cấn cảu nói, 'nhưng tháng trước một ông cậu bên mẹ tôi qua đời. Ông ấy để lại cho tôi một trăm năm mươi nghìn đô la.'

'Thế sao anh ngồi đầy trông bất hạnh thế?' người đứng quầy hỏi.

'Cho tới tháng này thì chẳng được xu nào!'

Bạn không thể nào được thoả mãn bởi bất kì cái gì, bởi vì tâm trí bao giờ cũng đòi hỏi nữa. Và ham muốn về nhiều nữa tạo ra buồn khổ, làm bạn thành nô lệ. Và ham muốn về nhiều nữa không cho phép bạn sống theo luật vũ trụ. Bạn bắt đầu tranh đấu vì thêm nữa. Dù nó là cái gì đó bên ngoài hay bên trong cũng không thành vấn đề; nếu bạn đang tranh đấu vì cái gì đó thêm nữa, bạn đang đi ngược lại luật của tự nhiên.

Tin cậy vào tự nhiên đi, được thảnh thơi với nó. Nó chăm nom. Nó bao giờ cũng cung cấp cho bạn bất kì cái gì thực sự được cần tới, và nếu nó không cung cấp cho bạn, điều đó nghĩa là nó không thực sự được cần tới.

Phật nói: Làm chủ bản thân ông theo luật. Đây là giáo huấn đơn giản của người thức tỉnh. Một điều cần được lưu ý: Phật bao giờ cũng nói điều này, 'của người đã thức tỉnh.' Ông ấy không nói, 'Đây là giáo huấn của Phật Gautama.' Ông ấy đơn giản nói, 'của người đã thức tỉnh' - bất kì ai đã thức tỉnh. Ông ấy không làm điều đó thành phát biểu cá nhân, ông ấy làm nó thành một điều phổ quát: Bất kì ai thức tỉnh, điều này sẽ là giáo huấn của ông ấy. Và điều này rất hiếm hoi, điều này là duy nhất. Thức tỉnh có thể xảy ra cho bất kì ai: nó đã xảy ra cho Jesus, nó đã xảy ra cho Lão Tử, nó đã xảy ra cho Basho - nó có thể xảy ra cho bất kì ai. Phật đang nói rằng bất kì ai thức tỉnh, điều này sẽ là giáo huấn của người đó.

Làm chủ bản thân ông theo luật. Đây là giáo huấn đơn giản của người thức tỉnh. Ông ấy tuyệt đối không mang tính con người, không có người. Ông ấy chỉ là sự hiện diện, phương tiện của luật vũ trụ, nói ra không nhân danh bản thân mình mà nhân danh Thượng đế, cho phép bản thân mình được Thượng đế dùng như một trung gian.

Mưa có thể biến thành vàng

và dầu vậy cơn khát của ông sẽ không dịu bớt.

Ham muốn là không thể thoả mãn được

hay nó chấm dứt trong nước mắt, ngay cả trong cõi trời.

Ham muốn là không thể thoả mãn được. Tại sao? - bởi vì ham muốn nghĩa là thêm nữa; làm sao bạn có thể làm dịu nó được? Vào lúc bạn đạt tới, nó đòi hỏi nhiều hơn. Bạn muốn mười nghìn ru pi; lúc bạn có mười nghìn ru pi, ham muốn đã đi lên trước bạn - nó đang đòi một trăm nghìn. Đến lúc bạn đạt tới đó, ham muốn đã đi rồi. Nó bao giờ cũng đi lên trước bạn; khoảng cách giữa bạn và ham muốn của mình bao giờ cũng vẫn còn như cũ.

Khoảng cách giữa người ăn xin và ham muốn của người đó, và khoảng cách giữa Alexander Đại đế và ham muốn của ông ấy là như nhau. Cả hai đều nghèo theo cùng cách. Alexander có thể có nhiều, điều đó không tạo ra mấy khác biệt - ông ấy không được thoả mãn với cái ông ấy có.

Tương truyền Diogenes có lần đã nói với Alexander Đại đế, 'Ông đã bao giờ nghĩ về một điều này không? – suy tư về nó đi: ông muốn chinh phục toàn thế giới, nhưng ông có nhận biết rằng một khi ông đã chinh toàn thế giới, thì sao? Không có thế giới khác. Thế thì ông sẽ làm gì?'

Và tương truyền, chỉ bởi Diogenes nói điều đó, Alexander đã trở nên rất buồn, và ông ta nói, 'Xin đừng nhắc tới điều buồn đó nữa - cứ để ta trước hết chinh phục toàn thế giới, thế rồi chúng ta sẽ xem. Nhưng đừng nói về những điều buồn thế với ta; nó làm cho ta cảm thấy rất buồn.'

Ông ta chưa chinh phục được toàn thế giới, nhưng chính ý niệm rằng nếu bạn chinh phục toàn thế giới, thế thì bạn sẽ làm gì? Không có thế giới khác, và bạn sẽ cảm thấy bị mắc kẹt. Tâm trí sẽ đòi hỏi nhiều hơn.

Tâm trí sống qua thêm nữa, và thêm nữa không thể được hoàn thành; điều đó là không thể được. Nó chấm dứt trong nước mắt. Mọi ham muốn đều chấm dứt trong thất vọng, bởi vì mọi trông đợi đều là bắt đầu của thất vọng. Tại sao mọi ham muốn đều chấm dứt trong thất vọng? Chỉ có hai phương án: hoặc bạn đạt tới đối tượng của ham muốn hoặc bạn không đạt tới nó, nhưng trong cả hai trường hợp nó sẽ chấm dứt trong nước mắt. Nếu bạn đạt tới nó bạn sẽ thấy cái vô tích sự hoàn toàn của nó.

Người giầu thấy cái vô tích sự của sự giầu của mình - người đó đã lao động nhiều thế, và người đó đã làm việc vì nó nhiều thế! Và bây giờ, bất kì cái gì người đó đã đạt tới đều tuyệt đối vô dụng, nó chẳng hoàn thành cái gì cả. Bạn có thể có hai con ngựa hay ba con ngựa, một con trong thành phố, một con trên núi, một con ở bãi biển, nhưng bạn vẫn là cùng con người đó, vẫn trống rỗng như trước. Bạn có thể sống trong lâu đài, nhưng làm sao bạn có thể thay đổi cái vô nghĩa bên trong của mình được? Bạn sẽ vô nghĩa trong lâu đài như bạn vô nghĩa trong túp lều.

Thực ra, bạn sẽ vô nghĩa nhiều hơn trong lâu đài, bởi vì trong khi bạn còn trong lều bạn có thể vẫn hi vọng rằng một ngày nào đó khi bạn đã xoay xở để vào trong lâu đài, mọi thứ sẽ tốt. Bạn có thể hi vọng, nhưng người đang ở trong lâu đài rồi, người đó không có hi vọng nào, người đó cảm thấy hoàn toàn vô vọng. Và người đó không thể nói điều đó cho người khác được, bởi vì điều đó sẽ là ngu xuẩn của người đó. Mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đã làm việc vất vả...

Nghĩ về Alexander Đại đế mà xem: ông ta đã dành cả đời mình để chinh phục thế giới. Và khi ông ấy đã chinh phục nó, nếu ông ấy đã nói với thế giới rằng 'Điều đó là vô dụng. Tôi đã phí hoài thời gian và cuộc đời mình,' mọi người sẽ nghĩ ông ấy ngu. Ông ấy không thể thấy được điều

Có một câu chuyện cổ ở Ấn Độ:

Một anh chồng sợ vợ hỏi ai đó, 'Phải làm gì đây?

Vợ tôi lấn lướt thế.'

Người bạn gợi ý, 'Anh đáng ra không nên cho phép điều đó từ ngay lúc ban đầu, nhưng bây giờ điều đó khó rồi. Dầu vậy cũng không phải là quá muộn. Hôm nay anh uống thật say đi, để cho anh có thể có dũng cảm. Thế rồi về nhà la hét và đập cửa và đi vào nhà ném lung tung mọi thứ và cho cô ấy thấy rằng anh là thằng đàn ông. Và đánh cho cô ta một trận, cho cô ta một trận nhừ tử! Giải quyết điều đó một lần cho mãi mãi.'

Thế là người này uống say, mặc dầu anh ta vẫn sợ rằng, 'Những điều này dường như là không thể được - mình không thể làm nó được. Nhưng có thể việc say sẽ giúp ích.'

Anh ta say và cảm thấy thực sự lớn lao, phổng phao, nhưng khi anh ta về gần nhà, dần dần, dần dần anh ta trở nên tỉnh hơn; ảnh hưởng của cồn biến mất dần. Nỗi sợ nảy sinh, nhưng anh ta vẫn giữ mình dũng cảm bằng việc lặp lại, 'Đàn ông là đàn ông thông minh, và ít nhất ta có thể làm điều đó một lần nó sẽ được chấm dứt mãi mãi. Và điều đó đáng làm.'

Thế là anh ta đập cửa, la hét, đi vào bên trong bắt đầu ném lung tung mọi thứ.

Vợ anh ta giận lắm. Cô ấy giận tới mức cắt phăng mũi của anh ta bằng con dao. Bây giờ không mũi thì khó mà sống được trong thị trấn, thế là người này trốn khỏi thị trấn trong đêm - cũng đêm đó anh ta trốn biệt. Nhưng anh ta đi bất kì đâu, mọi người đều hỏi, 'Chuyện gì xảy ra cho mũi anh thế?'

Thế là anh ta trở thành một sadhu, anh ta trở thành sư, anh ta từ bỏ thế giới. Anh ta nói anh ta đã từ bỏ thế giới, vợ và tất cả. Và anh ta phải tìm là cách hợp lí hoá cho cái mũi của mình, cho nên anh ta nói, 'Đây là kĩ thuật cuối cùng để đạt tới, để nhận ra Thượng đế. Khoảnh khắc bạn cắt mũi mình... chính mũi là rào chắn!' Và anh ta triết lí hoá về cái mũi và anh ta nói, 'Mũi đại diện cho bản ngã.' Và điều đó đúng - mũi đại diện cho bản ngã. Bạn có thể thấy bản ngã trên mũi; chẳng ở đâu khác nó rõ ràng thế!

Cho nên anh ta đã thuyết phục được vài người. Và phương pháp dường như đơn giản thế - chỉ cắt mũi thôi và bạn được chân lí tối thượng và phúc lạc - và anh thường trong phúc lạc thế. Anh ta giả vờ, nhưng còn gì khác để làm? - không có mũi anh ta phải cứu thể diện của mình bằng cách nào đó! Và không có mũi là khó, nhưng anh ta cười, nhảy múa, và anh ta bao giờ cũng cực lạc.

Vài người ngu xuẩn trở nên sẵn sàng cắt mũi họ, cho nên anh ta sẽ đưa một người vào rừng, cắt mũi người đó, và hỏi người đó, 'Anh có thể thấy Thượng đế không? '

Người này sẽ nói, 'Tôi không thể thấy gì cả, và mũi tôi biến rồi.'

Và người này sẽ nói, 'Tôi cũng không thể thấy được, nhưng bây giờ tốt hơn cả là anh đừng nói với ai cả, bởi vì mũi anh mất theo cùng cách như mũi tôi mất. Bây giờ anh là một phần của mưu đồ này đi. 'Bảo với người khác... trở nên cực lạc và bảo người khác rằng anh đã đạt tới Thượng đế.'

Còn gì khác có đó để làm bây giờ? Mũi không thể được chắp lại; vào thời đó không có giải phẫu làm mũi giả. Điều này dường như là cách hợp lí hoá duy nhất. Cho nên người này sẽ nhảy múa trong thị trấn và bảo người khác, 'Người đó là bậc thầy vĩ đại nhất - tôi đã thấy Thượng đế. Kinh nghiệm vĩ đại làm sao! Tôi phúc lạc thế và phúc lạc cứ mưa rào lên tôi! Hai mươi bốn giờ tôi cực lạc và Thượng đế ở cùng tôi.' Và ông ấy sẽ nói những điều lớn lao. Và người Ấn Độ rất có khả năng nói về những điều lớn lao; trong hàng thế kỉ họ đã nói và nói và nói.

Thêm vài người nữa trở nên quan tâm, và dần dần, dần dần anh ta có một đám tụ hội. Càng nhiều người ở cùng anh ta không có mũi, lí thuyết của anh ta càng bắt đất. Ngay cả nhà vua cũng trở nên quan tâm: 'Nếu có phương pháp đơn giản thế ' - gần giống như Thiền Siêu việt! - 'Sao không thử?' Nhưng tể tướng có chút ít hoài nghi, ngần ngại. Ông ta nói, 'Xin bệ hạ đợi đã, đừng vội. Để thần điều tra trước đã.'

Thế là ông ta bắt người này, đánh cho anh ta một trận nên thân, và bảo anh ta, 'Nói sự thật đi, bằng không chúng ta sẽ giết anh!'

Thế là anh ta phải nói sự thật: 'Chính bởi vì vợ tôi đã cắt mũi tôi, và tôi có thể làm gì khác được? Tôi phải tìm cách nào đó để cứu thể diện của tôi, và điều này dường như là cách thức hấp dẫn, đơn giản nhất. Và tôi hoàn toàn hạnh phúc bây giờ: tôi có người theo, nhu cầu của tôi được chăm sóc tới, và các ông sẽ ngạc nhiên - ngay cả vợ tôi người biết rõ rằng cô ấy đã cắt mũi tôi, cô ấy đã tới gặp tôi một hôm và hỏi tôi, 'Có chuyện gì vậy?' Và tôi đã nói, 'Mặc dầu em đã cắt mũi anh... nhưng khoảnh khắc mũi anh bị cắt anh đã thấy Thượng đế!' Và cô ấy suy tư trở thành tín đồ và tôi chỉ đợi cô ấy thôi. Tôi muốn cắt mũi cô ấy! Để tôi cắt mũi cô ấy đã, thế rồi các ông có thể giết tôi hay làm bất kì cái gì các ông muốn làm với tôi. Để tôi báo thù trước đã!'

Và cách thức tâm linh để báo thù là thế đấy!

Bạn cứ đi theo người khác, mặc dầu bạn thấy họ sống trong khổ. Bạn cứ đi theo người có quyền, người giầu, người có của, mặc dầu bạn thấy khuôn mặt của họ buồn bã, đôi mắt họ đờ đẫn. Họ dường như không thông minh; họ không có duyên dáng nào, vui vẻ nào, cái đẹp nào.

Nếu bạn thành công bạn sẽ trong đau đớn, bởi vì thành công của bạn sẽ đem chân lí về nhà: rằng toàn thể cuộc đời bạn đã bị hi sinh chẳng vì cái gì cả. Hay nếu bạn thất bại bạn sẽ thất vọng, bởi vì bạn sẽ thấy rằng bạn đã thất bại, rằng bạn không xứng đáng, rằng bạn không có giá trị gì. Bạn sẽ trở nên tự kết án mình.

Phật đúng. Ông ấy nói: Nó chấm dứt trong nước mắt. Mọi ham muốn, dù được hoàn thành hay không được hoàn thành, đều chấm dứt trong nước mắt. Và không ham muốn nào đơn giản chấm dứt cả; trước khi nó chấm dứt nó cho sinh thành ra ham muốn khác. Cho nên nó vẫn còn là sự liên tục: người ta đi từ ham muốn này sang ham muốn khác, kiếp nọ tới kiếp kia.

Người muốn thức tỉnh

phá huỷ ham muốn của mình một cách vui vẻ.

Hoặc bạn sẽ bị phá huỷ bởi ham muốn của bạn hoặc bạn phải phá huỷ ham muốn của bạn. Và Phật ngụ ý gì bởi việc nói, 'phá huỷ ham muốn của mình'? Ông ấy đơn giản ngụ ý: chứng kiến, quan sát. Toàn thể câu chuyện là ngu xuẩn.

Người thông minh sống một cách vui vẻ, mãn nguyện, trong bất kì tình huống nào người đó đang ở, với bất kì cái gì người đó có. Người đó sống một cách vui vẻ, cảm ơn, biết ơn. Bạn có thể lấy của cải của người đó đi nhưng bạn không thể lấy được vui vẻ của người đó, bởi vì người đó biết cách sống vui vẻ.

Vui vẻ của người đó không phụ thuộc vào cái gì, không phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài nào. Vui vẻ của người đó là hiểu biết bên trong của người đó: hiểu biết rằng từ bên ngoài người ta chưa bao giờ đạt tới vui vẻ, rằng từ ham muốn người ta bao giờ cũng đi tới nước mắt. Thấy bản chất này của ham muốn, ham muốn của người đó đã biến mất; người đó sống không ham muốn. Và sống không ham muốn là sống trong mãn nguyện, chính là sống không có khao khát thêm nữa. Thế thì bất kì cái gì có đó, cũng là quá đủ rồi.

Hoặc bạn sống trong ham muốn hoặc bạn sống trong biết ơn: nhớ điều này. Người sống trong ham muốn không thể biết ơn Thượng đế được, người đó chỉ có thể phàn nàn và phàn nàn thôi; người đó bao giờ cũng có bực tức nào đó với Thượng đế. Nhưng người không có ham muốn chỉ có lòng biết ơn. Ngay cả cái được trao cho người đó cũng là nhiều hơn - nhiều hơn người đó xứng đáng. Người đó bao giờ cũng cám ơn; trong việc cám ơn đó là cái đẹp và phúc lành.

Trong sợ hãi con người có thể trú ẩn trong núi hay trong rừng,

trong lùm cây thiêng hay trong điện thờ.

Nhưng làm sao người đó có thể trốn ở đó khỏi buồn khổ của mình?

Bạn có thể trốn lên hang động, lên núi non, vào rừng rậm, nhưng làm sao bạn có thể trốn khỏi bản thân mình được? Không thể trốn đâu được khỏi bản thân mình.

Lối ra duy nhất là được biến đổi, trở nên chứng ngộ. Quan sát, nhìn, chứng kiến ham muốn của bạn, dần dần, dần dần đem tới thức tỉnh. Người cư ngụ vào con đường... Cho nên đừng đi bất kì chỗ nào khác. Không có chỗ cư ngụ khác ngoại trừ pháp, ngoại trừ con đường.

Người cư ngụ vào con đường và đi cùng những người theo nó đi tới thấy ra bốn chân lí lớn.

Phật nói, không cho tính từ nào cho nó, một cách đơn giản là 'con đường.' Đó đích xác là nghĩa của đạo - 'con đường.' Đó không phải là người Hindu giáo không người Mô ha mét giáo không người Ki tô giáo không Phật tử; đó đơn giản là 'con đường.' Cư ngụ vào 'con đường.'

Dhammam sharanam gachchhami - tôi cư ngụ vào luật, vào con đường. Đó là cách những người ham muốn trở thành người thụ giáo Phật thường cầu nguyện với ông ấy. Ba cư ngụ: cư ngụ vào thầy đã thức tỉnh, cư ngụ vào công xã của thầy, và cư ngụ vào luật, vào pháp, vào con đường. Buddham sharanam gachchhami - đó là cư ngụ đầu tiên - tôi cư ngụ vào người đã thức tỉnh.

Sangham sharanam gachchhami - tôi cư ngụ vào công xã những người đã thức tỉnh. Và dhammam sharanam gachchhami - tôi cư ngụ vào luật, vào con đường, vào sự hài hoà tối thượng của sự tồn tại. Ba cư ngụ này là quan trọng vô cùng.

Lời kinh nói: Người cư ngụ vào con đường và đi cùng những người theo nó... Tôn giáo là cái gì đó không thể được dạy nhưng chỉ có thể bị bắt giữ. Nó cũng giống như lây nhiễm: bạn không thể dạy được nó, nhưng nếu bạn sống cùng người đã bị nhiễm nó, nó thành lây lan. Thế thì bạn sẽ dần dần, dần dần trở nên được hài hoà với nó.

Tương truyền rằng trong một trong những kinh sách Đạo cổ có chuyện là ngay cả một hòn đá cuội được ném vào trong đống kim cương, sớm hay muộn hòn đá cuội sẽ trở thành kim cương. Điều đó đúng: không phải về hòn đá đâu - nó đúng về con người.

Nếu bạn là một phần của công xã nơi nhiều người đang đi tới mặt trời hay đi tới cội nguồn ánh sáng, tình yêu, vui vẻ, bạn có thể tụt lại sau được bao lâu? Sớm hay muộn tinh thần của công xã sẽ chế ngự bạn, ngập lụt bạn.

Nếu bạn nghe nhạc hay và bạn bắt đầu cảm thấy nó sâu bên trong mình, một loại đồng bộ nảy sinh. Nếu bạn thấy một vũ công nhảy múa bạn cảm thấy chân bạn giậm giật sẵn sàng để nhảy múa; cái gì đó đã được truyền cho chân bạn. Điều đó không phải là thấy được, nó không đo được, nó phi vật chất, nhưng rung động nào đó... bạn đã bắt được rung động; bạn sẽ muốn đứng dậy và nhảy múa.

Cùng điều đó xảy ra trong công xã của vị phật. Sự hiện diện của vị phật là nan châm cực kì mạnh. Nó hấp dẫn tất cả những người dũng cảm, nó hấp dẫn tất cả những người tìm kiếm thực sự, nó hấp dẫn tất cả những người đích thực. Và thế rồi công xã dần dần, dần dần được tạo ra. Nếu bạn trở thành một phần của công xã bạn bắt đầu đi cùng với công xã vào lãnh thổ không biết. Đi vào lãnh thổ không biết là dễ dàng hơn khi bạn thấy nhiều người thế đang đi tới mục đích tối thượng đó.

Người cư ngụ vào con đường và đi cùng những người theo nó đi tới thấy ra bốn chân lí lớn. liên quan tới khổ, bắt đầu của khổ, con đường tám làn, và kết thúc của khổ.

Toàn thể giáo huấn của Phật có thể được chia thành bốn phần. Bốn chân lí cao quí (tứ diệu đế) ông ấy gọi là arya satya - chân lí cao quí. Chân lí thứ nhất là ở chỗ cuộc sống không được cân nhắc là khổ, cuộc sống không chứng ngộ là khổ. Đó là chân lí nền tảng nhất, Phật nói. Những người theo con đường, họ trở nên nhận biết về điều đó: rằng cuộc sống có thể được sống theo hai cách, hoặc có ý thức hoặc vô ý thức. Nếu bạn sống một cách vô ý thức bạn sẽ sống trong khổ, bạn sẽ bị phó mặc cho bản năng mù quáng.

Một bà quả phụ Mĩ giàu có có ý nghĩ kì quặc về việc cưới một đàn ông chưa bao giờ có kinh nghiệm dục với đàn bà.

Bà ta liên hệ với một hãng trinh thám quốc tế, thận trọng, và trong vòng sáu tháng họ tìm được một quí ông người Ôxtralia dường hoàn toàn phù hợp cho bà goá này.

Vào đêm tân hôn bà goá run mình với kích động khi bà ấy làm vệ sinh xong và đi vào phòng cô dâu để đón chào chồng mình. Bà ấy chưng hửng, anh ta đã chất đầy đồ đạc, kể cả giường ngủ vào trong phòng khách.

'Sao anh bỏ hết đồ đạc ra thế?' bà ta thốt ra trong ngờ vực.

'Thế này,' vị hôn phu mới của bà ta lè nhè, 'tôi chưa bao giờ ngủ với đàn bà trước đây, nhưng nếu đó là cái gì giống như những con căng gu ru, chúng ta sẽ cần đủ không gian mà chúng ta có thể có.'

Mọi người cứ sống trong suy tưởng kì quặc, suy tưởng ngớ ngẩn. Bạn nhìn vào những suy tưởng riêng của mình và chúng tất cả đều lố bịch. Nhưng bạn chưa bao giờ thấy những suy tưởng riêng của mình là lố bịch cả; thấy suy tưởng của người khác là lố bịch còn dễ hơn.

Nhìn vào suy tưởng riêng của bạn đi. Bạn muốn gì về cuộc sống của mình? Bạn đang sống vì cái gì vậy? Chương trình của bạn là gì, lịch biểu trên trần gian này của bạn là gì? Tại sao bạn vẫn muốn sống ngày mai? Nhìn vào những suy tưởng của bạn đi. Nếu bạn được cho sống chỉ bẩy ngày thôi, bạn sẽ hoàn thành bẩy ngày đó như thế nào? Bằng cái gì? Viết ra các suy tưởng của bạn, đừng tinh ranh và đừng láu cá - chân thực hoàn toàn. Và bạn sẽ thấy tất cả các suy tưởng của bạn là lố bịch. Nhưng đây là cách mọi người đang sống đấy.

Cuộc đời này, Phật nói, không là gì ngoài khổ. Ông ấy đồng ý với Socrates. Socrates nói: Cuộc sống không được cân nhắc là không đáng sống. Và Phật nói: Cuộc sống không được cân nhắc không là gì ngoài khổ. Đó là chân lí cao quí thứ nhất.

Và chân lí cao quí thứ hai người ta trở nên nhận biết về nó nếu người ta đi theo con đường là: Bắt đầu của khổ... nguyên nhân của khổ. Nguyên nhân là ham muốn - ham muốn về thêm nữa. Đầu tiên người ta kinh nghiệm rằng toàn thể cuộc đời mình đầy khổ, thế rồi người ta trở nên nhận biết rằng nguyên nhân là ham muốn. Những người đã thoát khỏi bánh xe ham muốn là không khổ, họ hoàn toàn phúc lạc. Nhưng những người bị mắc trong bánh xe này đều bị nghiền nát bởi biết bao nhiêu ham muốn.

Chân lí thứ nhất là: cuộc sống là khổ. Chân lí thứ hai: nguyên nhân của khổ là ham muốn, ham muốn thêm nữa. Và chân lí thứ ba là con đường tám làn. Phật nói rằng toàn thể cách tiếp cận của ông ấy về biến đổi bản thể bạn có thể được chia thành tám bước; điều đó được gọi là con đường tám làn. Và tất cả những bước đó không là gì ngoài các chiều khác nhau của một hiện tượng: chính tâm, sammasati. Bất kì cái gì bạn làm, làm nó một cách tuyệt đối có ý thức, tỉnh táo, làm nó với nhận biết. Tám bước này không là gì ngoài việc áp dụng nhận biết vào trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Chẳng hạn: nếu bạn đang ăn, Phật nói, ăn với nhận biết đầy đủ - samyak ahar. Thế thì bất kì cái gì bạn ăn cũng đều đúng - chỉ là nhận biết. Bây giờ thấy sự khác biệt: các tôn giáo khác nói, 'Ăn cái này, ăn cái kia. Không ăn cái này, không ăn cái kia.' Phật chưa bao giờ nói cái gì phải ăn, cái gì không phải ăn. Ông ấy nói, 'Bất kì cái gì ông đang ăn, ăn với nhận biết đầy đủ. Và nếu nhận biết của ông nói không, thế thì đừng ăn nó.' Bạn có thể ăn thịt với nhận biết không? Điều đó là không thể được; bạn có thể ăn thịt chỉ với vô nhận biết.

Ở châu Phi vài ngày trước đây, một nhà độc tài châu Phi, Bokasso, người đã cố gắng là một Napoleon khác, đã bị truất phế. Điều kì lạ nhất đưa ra ánh sáng là ở chỗ trong nhà ông ta, trong tủ lạnh của ông ta, người ta tìm thấy thịt người. Ông ta là kẻ ăn thịt người.

Nghĩ về một người ăn thịt người khác mà xem. Điều đó là có thể có trong ý thức không? Toàn thể vấn đề trá hình thế! Người ta nói rằng trẻ em bị đánh cắp chỉ để chuẩn bị bữa ăn cho Bokasso. Tất nhiên, trẻ nhỏ có thịt ngon. Hàng trăm đứa trẻ đã biến mất và không ai có thể đã từng nghĩ rằng con người này, người thường tự gọi mình là hoàng đế, là nguyên nhân đằng sau toàn thể sự việc.

Nhưng hoàn cảnh cũng là vậy khi bạn ăn thịt con vật, không khác gì mấy trong đó. Con vật cũng có cuộc sống như bạn có vậy. Chúng là anh chúng ta và chị chúng ta.

Phật chưa bao giờ nói ăn cái gì, không ăn cái gì; ông ấy chưa bao giờ đi vào chi tiết. Và đó là cách tiếp cận của tôi nữa: hãy là nhận biết.

Và tương tự như thế ông ấy dùng phương pháp của nhận biết này cho các điều khác trong cuộc sống: samyak vyayam - chính nỗ lực. Đừng làm nỗ lực quá nhiều và đừng làm nỗ lực quá ít. Chính nỗ lực cho mọi thứ, nỗ lực cân bằng, nỗ lực không làm rối thanh bình của bạn. Cuộc sống giống như đi trên dây: chính nỗ lực được cần tới và nhận biết để cho bạn không thể ngã được. Từng khoảng khắc đều có nguy hiểm: nếu bạn nghiêng quá nhiều sang bên trái bạn sẽ ngã. Thấy mình nghiêng quá nhiều sang bên trái bạn phải nghiêng sang phải để giữ cân bằng. Và khi bạn nghiêng sang phải một khoảnh khắc tới, bạn bắt đầu cảm thấy rằng bây giờ bạn sẽ rơi sang phải; thế thì bạn bắt đầu nghiêng sang trái chỉ để cho cân bằng. Đây là nỗ lực đúng: giữ được cân bằng.

Tất cả tám bước này đều không là gì ngoài việc áp dụng một điều - nhận biết. Phật gọi nó là chính tâm. Đừng làm gì một cách vô ý thức.

Và chân lí thứ tư: và kết thúc của khổ - niết bàn, việc dừng của khổ. Người đi theo con đường này tìm ra bốn điều: sống là khổ, nguyên nhân của khổ là ham muốn, phương pháp gạt bỏ khổ là con đường tám làn, về căn bản được bắt rễ, về bản chất, trong hiện tượng nhận biết. Và chân lí thứ tư: rằng nếu bạn đi theo nhận biết bạn sẽ đạt tới việc chấm dứt khổ, bạn sẽ đạt tới niết bàn. Phật nói: Đây là bốn chân lí cao quí.

Thế rồi cuối cùng người đó an toàn.

Và người đã đi qua tất cả bốn chân lí này và đã đạt tới chân lí thứ tư, người đó cuối cùng được an toàn.

Người đó giũ sạch khổ.

Người đó tự do.

Tự do với khổ là được tự do. Nếu bạn vẫn còn trong khổ bạn không tự do. Nếu bạn vẫn còn buồn, dù bạn có thể là thánh nhân vĩ đại tới đâu, bạn vẫn không tự do; bạn vẫn còn xa lắm với mục đích này.

Và cái gọi là các thánh nhân của chúng ta là những người trông rất buồn. Mọi người nghĩ họ càng buồn, họ càng vĩ đại. Họ không tự do khỏi khổ, thực ra họ còn trong khổ nhiều hơn người thường, phàm nhân. Phàm nhân đôi khi còn cười nữa, còn hưởng thú nữa, nhảy múa nữa, ca hát nữa, nhưng cái gọi là thánh nhân nhìn người cười, ca hát, nhảy múa đó với sự kết án. Ông ta nghĩ họ chỉ giả tạo. Tiếng cười của họ không phải là tiếng cười cho ông ta, vui vẻ của họ không phải là vui vẻ cho ông ta. Ông ta có kết án lớn về tất cả những điều này, bởi vì ông ta đã từ bỏ tất cả những điều này mà không hiểu biết, không trải qua bốn chân lí cao quí này. Ông ta đã đơn giản từ bỏ; ông ta đã đi theo truyền thống, tục lệ, của việc từ bỏ. Ông ta là kẻ đào tẩu. Ông ta phải kết án mọi tiếng cười, bởi vì ông ta không thể cười được. Ông ta đã trở nên khô khan, khô như tảng đá; ông ta không thể nở ra thành hoa được. Ông ta phải kết án tất cả mùa xuân và ông ta phải kết án tất cả bụi hồng. Và ông ta tìm cách thức và phương tiện để kết án bạn.

Nếu bạn đi tới cái gọi là thánh nhân, ông ta nhìn bạn cứ dường như bạn không phải là con người. Ông ta nhìn bạn như kẻ bị kết tội, kết tội đầy địa ngục, nhất định xuống địa ngục, đã sa ngã vào cái hố không đáy của địa ngục. Ông ta nhìn bạn với sự kết án, với lòng thương hại. Nhưng thương hại không phải là từ bi, và kết án đơn giản chỉ ra rằng ông ta đã không biết cái gì chút nào.

Ông ta chỉ là cùng kiểu người như bạn vậy, chỉ đứng lộn đầu mình xuống. Bạn tham tiền, ông ấy sợ tiền. Bạn có quan hệ với tiền qua tham, ông ta có quan hệ với tiền qua sợ hãi. Nhưng cả hai đều có quan hệ với tiền, cả hai đều bị ám ảnh với tiền.

Người ta kể là nếu bạn lấy tiền đưa cho Vinoba Bhave ông ta lập tức nhắm lại - ông ta không thể nhìn tiền được. Bây giờ điều này có vẻ buồn cười - phải có nỗi sợ lớn. Chỉ tờ bạc mười ru pi thôi... sao bạn lại sợ nó tới mức bạn phải nhắm tịt mắt lại? Nhưng bởi vì ông ta nhắm mắt - ông ta chưa bao giờ chạm vào tiền, ông ta không muốn thấy tiền - ông ta được kính trọng như một thánh nhân vĩ đại. Nhưng nỗi sợ tiền này, sự đối kháng này, là một loại quan hệ. Ông ta không tự do với tiền, bằng không sao phải nhắm mắt lại? Và mười ru pi chẳng là gì ngoài mẩu giấy. Bạn không nhắm mắt khi bạn nhìn vào mẩu giấy - sao cho mẩu giấy này quan trọng lắm thế? Phải có tham sâu sắc bên dưới thường trực trong cái đầu rồi.

Có những người chạy theo đàn bà hay theo đàn ông, và thế rồi có những người chạy khỏi đàn ông hay hay chạy khỏi đàn bà. Nhưng cả hai đều bị ám ảnh với giới kia. Sự ám ảnh này không chứng tỏ hiểu biết. Hiểu biết đem bạn tới tự do khỏi mọi ám ảnh - về sợ hãi, về tham. Hiểu biết thực đơn giản làm cho bạn tự do khỏi mọi ham muốn và phản ham muốn. Nó làm cho bạn tự do khỏi thế giới này và thế giới khác nữa. Nó đơn giản làm cho bạn tự do.

Người thức tỉnh là ít và khó tìm thấy.

Hạnh phúc là ngôi nhà nơi người ta thức tỉnh.

Phật lặp đi lặp lại điều này, và điều đó cũng xứng đáng lặp lại để cho bạn trở nên tỉnh táo về hiện tượng này; nó rất hiếm hoi - Người thức tỉnh là ít và khó tìm thấy. Vâng, bạn sẽ thấy nhiều người rởm đang giả vờ; và rất khó đánh giá ai là rởm và ai là thực. Nhưng đôi điều có thể được ghi nhớ. Người rởm bao giờ cũng chống lại thế giới; người đó đã thay thế sợ bằng tham. Người rởm bao giờ cũng là kẻ trốn chạy. Người rởm bao giờ cũng buồn, người đó không thể cười được; tiếng cười dường như quá tầm thường, gần như báng bổ với người đó.

Người thức tỉnh thực sự không ủng hộ thế giới không chống lại thế giới. Người đó sống trong thế giới và tuyệt đối tự do với nó. Người đó sống trong thế giới nhưng thế giới không sống trong người đó. Người đó ở trong thế giới nhưng không phải là của nó. Người đó chưa bao giờ là kẻ trốn chạy. Một khi bạn đã trở nên thức tỉnh, không có đâu mà trốn đi, không có nhu cầu; thực ra, không có người nào để trốn chạy cả.

Người chưa thức tỉnh, người rởm, người giả vờ là thầy hay vị phật, nhất định tạo ra phân chia giữa Thượng đế và thế giới, và người đó sẽ bảo bạn từ bỏ thế giới nếu bạn muốn được Thượng đế. Thực ra, điều đó cũng là hệt như: Cắt mũi đi nếu bạn muốn thấy Thượng đế.

Mũi không ngăn cản bạn thấy Thượng đế mà thế giới cũng không ngăn cản bạn thấy Thượng đế. Thực ra, nếu bạn có mắt kém, mũi sẽ giúp bạn - bằng không bạn sẽ đeo kính vào đâu? Không có mũi điều đó sẽ rất khó! Mũi không phải thứ cản trở, nó đôi khi có thể giúp đỡ. Thế giới cũng không là cản trở. Nó là sự giúp đỡ, là thách thức, việc mài sắc thông minh của bạn, một cơ hội để trưởng thành, để chín muồi, để tỉnh táo.

Thế giới đầy những cạm bẫy, nhưng những cạm bẫy đó là có ích bởi vì chúng giữ bạn tỉnh táo. Nếu không có cạm bẫy bạn sẽ có xu hướng rơi vào giấc ngủ; khi có nguy hiểm lớn bạn nhất định thức tỉnh.

Một câu chuyện Thiền vĩ đại:

Một hoàng tử tới một Thiền sư; anh ta muốn học thiền. Anh ta đang vội vàng nữa, bởi vì bố anh ta già rồi và bố anh ta đã gửi anh ta tới Thiền sư này để học thiền, bởi vì người bố nói, 'Trong cả đời mình ta đã phí hoài nhiều thời gian không cần thiết, và chỉ về sau ta mới biết rằng điều xứng đáng duy nhất, điều có ý nghĩa duy nhất là thiền. Cho nên đừng làm phí hoài thời gian của con,' ông ấy nói với con mình, hoàng tử. 'Con tới thầy này và học thiền trước khi ta rời khỏi thân thể mình. Ta sẽ hạnh phúc hơn khi rời khỏi thân thể. Ta sẽ hạnh phúc hơn khi rời khỏi thân thể nếu con đã học được thiền. Ta không thể cho con cái gì khác. Toàn thể vương quốc này đều vô giá trị; đây không phải di sản kế thừa thực của con. Ta sẽ không hạnh phúc khi cho con chỉ vương quốc này; ta sẽ hạnh phúc nếu ta có thể giúp cho con thiền.'

Thế là hoàng tử tới Thiền sư này và anh ta nói, 'Tôi đang vội lắm. Bố tôi già rồi, ông ấy có thể chết bất kì lúc nào.'

Thầy nói, 'Nguyên tắc đầu tiên của thiền là không vội vã. Nôn nóng sẽ không có tác dụng. Biến đi, cuốn xéo đi! Đừng bao giờ tới đây lần nữa! Cố tìm thầy rởm nào đó sẽ cho anh câu mật chú để tụng và sẽ an ủi anh bằng 'Cứ tụng mười lăm phút vào buổi sáng và mười lăm phút vào buổi tối và anh sẽ trở nên chứng ngộ.'

'Nhưng nếu anh muốn ở đây, quên thời gian đi, bởi vì thiền là việc tìm kiếm cái vĩnh hằng. Và quên tất cả về ông bố già của anh đi - không ai đã bao giờ chết cả, tin ta đi. Một ngày nào đó anh sẽ thấy rằng điều ta nói là đúng. Không ai đã bao giờ già đi hay đã bao giờ chết. Đừng lo nghĩ. Ta biết bố anh, bởi vì ông ấy đã học thiền từ ta. Ông ấy sẽ không chết đâu - thân thể ông ấy có thể chết. Nhưng anh sẽ phải quên tất cả về bố anh đi và vương quốc của anh nếu anh muốn học thiền. Điều đó cần sự thành tâm vào một mối.'

Thầy là như thế đấy, tác động của thầy là như thế đấy, anh thanh niên này quyết định ở lại.

Ba năm trôi qua. Thầy chẳng hề nói một lời về thiền. Chàng thanh niên phục vụ thầy theo mọi cách có thể, chờ đợi và chờ đợi, và anh ta sợ nhắc tới chủ đề này bởi vì thầy có thể nói, 'Biến đi - anh lại vội rồi!' Thế là anh ta thậm chí không thể nói được điều đó.

Nhưng ba năm là quá nhiều. Chung cuộc một hôm anh ta nói vào buổi sáng - thầy đang ngồi dước gốc cây tắm nắng - anh ta nói, 'Thưa thầy, ba năm đã qua rồi. Thầy có nhận biết không? Và thầy thậm chí chẳng nói cho tôi điều phải làm, thiền là gì.'

Thầy nhìn anh ta và nói, 'Vậy là anh vẫn còn vội vàng! Thôi được, hôm nay ta sẽ bắt đầu dạy anh thiền.'

Và thầy bắt đầu dạy theo cách rất kì lạ. Chàng thanh niên đang lau sàn ngôi đền và thầy sẽ tới từ đằng sau đánh một cú trời giáng vào anh ta bằng chiếc kiếm gỗ - thầy sẽ đánh anh ta thực sự mạnh! Chàng thanh niên đang đọc kinh Phật, và thầy sẽ tới từ đằng sau. Và thầy là người im lặng tới mức bạn thậm chí không có khả năng nghe thấy tiếng bước chân của thầy. Và bỗng nhiên, chả biết từ đâu, cú đánh - chiếc kiếm gỗ sẽ giáng xuống anh ta.

Chàng thanh niên nghĩ, 'Cái loại thiền quái quỉ gì thế này?' Trong bẩy ngày anh ta cảm thấy mệt mỏi thế và bị thương và xây xước khắp mình. Anh ta hỏi, 'Thầy làm gì thế? Thầy cứ đánh tôi mãi thế!'

Thầy nói, 'Đây là cách dạy của ta. Tỉnh táo vào, rất có ý thức, để cho trước khi ta đánh anh, anh có thể né tránh - đó là cách duy nhất.'

Không có lối thoát khác, cho nên chàng thanh niên phải rất tỉnh táo. Anh ta đọc sách nhưng anh ta tỉnh táo, ý thức. Dần dần, dần dần trong hai, ba tuần, anh ta bắt đầu nghe thấy tiếng bước chân của thầy - và bước đi của thầy gần như như bước đi của mèo. Khi mèo rình chuột nó im lặng thế. Thầy thực sự là con mèo già!

Nhưng chàng thanh niên đã trở nên đủ tỉnh táo; anh ta bắt đầu nghe thấy tiếng chân thầy. Trong vòng ba tháng thầy đã không thể nào đánh được anh ta cho dù là một lần. Hai mươi bốn giờ một ngày thầy thử, nhưng chàng thanh niên đều né tránh và nhảy ra, dù thầy làm bất kì cái gì.

Thế rồi thầy nói, 'Bài học thứ nhất xong rồi. Bây giờ ta bắt đầu bài học thứ hai: bây giờ tỉnh táo trong giấc ngủ của anh. Cứ để cửa phòng anh mở, bởi vì ta có thể tới bất kì lúc nào.'

Bây giờ đây là điều còn khó hơn! Ban đầu thầy tới và đánh anh ta dữ lắm. Ông già này không cần ngủ nhiều nữa; hai giờ là đủ cho ông ấy. Còn đây là một thanh niên, anh ta cần tám giờ ngủ, và cả đêm là cuộc vật lộn. Nhiều lần thầy tới và đánh anh ta, nhưng chàng thanh niên bây giờ chắc chắn rằng nếu bài học thứ nhất đã từng có giá trị thế... anh ta trở nên tỉnh táo và an bình tới mức anh không còn hỏi, 'Thầy làm gì vậy? Điều này là vô nghĩa!'

Bản thân thầy cũng nói, 'Đừng lo. giữ tỉnh táo ngay cả trong giấc ngủ của anh. Và ta càng đánh anh mạnh hơn, càng tốt hơn, bởi vì thế thì anh sẽ thực sự tỉnh táo. Tình huống phải được tạo ra.'

Trong vòng ba tháng anh ta sẽ chồm dậy từ giấc ngủ. Anh ta sẽ lập tức mở mắt ra và nói, 'Đợi đã! Không cần đâu - tôi tỉnh táo đây.'

Sau ba tháng thầy nói, 'Anh đã qua được bài học thứ hai. Bây giờ đến bài học thứ ba và cũng là bài học cuối cùng.'

Chàng thanh niên nói, 'Bài học thứ ba còn có thể là cái gì được, bởi vì chỉ có hai trạng thái - thức, ngủ. Bây giờ thầy sẽ làm gì nào?'

Thầy nói, 'Bây giờ ta sẽ đánh bằng kiếm thật đấy - đó là bài học thứ ba.'

Đánh bằng kiếm gỗ là một điều - bạn biết rằng nhiều nhất bạn có thể bị thương nhưng bạn không thể bị giết. Và thầy đem tới một chiếc kiếm thực. Thầy tuốt kiếm ra khỏi bao, và chàng thanh niên nghĩ, 'Đây là chấm dứt rồi - mình đi đời! Đây là trò chơi nguy hiểm. Bây giờ thầy có thể đánh bằng kiếm thực. Cho dù mình lỡ một lần mình đã lỡ mãi mãi!'

Nhưng anh ta thậm chí đã không bỏ lỡ một lần. Khi nguy hiểm là như vậy, bạn vươn lên đối diện với nguy hiểm đó. Sau ba tháng, thậm chí không một lần nào thầy có khả năng đánh anh ta bằng chiếc kiếm thực. Thầy nói, 'Bài học thứ ba của anh đã hoàn tất - anh đã trở thành thiền nhân. Bây giờ sáng mai anh có thể ra đi. Anh có thể đi và kể cho bố anh rằng ta tuyệt đối bằng lòng với anh.'

Sáng hôm sau anh ta sẽ ra đi. Lúc đó là buổi tối; mặt trời đang lặn. Thầy đang đọc kinh dưới gốc cây trong tia sáng mặt trời cuối cùng. Và chàng thanh niên nghĩ - anh ta cũng đang ngồi đâu đó đằng sau - 'Trước khi mình ra đi ' - ý niệm này đã tới với anh ta nhiều lần - 'một lần mình phải đánh cho ông già này một cú! Bây giờ là ngày cuối cùng rồi; sáng mai mình sẽ ra đi.'

Thế là anh ta chuẩn bị. Anh ta lấy một chiếc kiếm gỗ, giấu đằng sau cây. Thầy nói, 'Dừng lại!' Thầy không nhìn anh ta chút nào. 'Lại đây! Ta là một ông già, và những ham muốn như thế là không tốt - ham muốn đánh thầy riêng của mình!'

Chàng thanh niên đâm ra phân vân. Anh ta nói, 'Nhưng tôi đã nói cái gì đâu.'

Thầy nói, 'Một ngày nào đó khi anh trở nên thực sự tỉnh táo, ngay cả cái không được nói vẫn sẽ được nghe thấy. Cũng như một ngày nào đó anh không nghe thấy tiếng bước chân ta và một ngày nào đó anh trở nên nhận biết và bắt đầu nghe chúng; cũng như một ngày nào đó anh đã không có khả năng nghe thấy bước chân ta trong giấc ngủ của anh... nhưng một ngày sẽ tới khi anh bắt đầu nghe thấy tiếng bước chân ta, ngay cả trong giấc ngủ của anh - đích xác điều đó, một ngày nào đó anh sẽ biết. Khi tâm trí tuyệt đối im lặng anh có thể nghe thấy lời chưa từng được nói ra. Anh có thể đọc những ý nghĩ còn chưa được diễn đạt. Anh có thể đọc được ý định. Anh có thể đọc tình cảm. Không phải là anh làm nỗ lực nào - anh trở thành tấm gương, anh phản xạ.'

Hiếm và ít người là chư phật để tìm ra. Và Phật nói: Hạnh phúc là ngôi nhà nơi người ta thức tỉnh. Với 'ngôi nhà' ông ấy ngụ ý thân thể. Hạnh phúc là thân thể nơi con người thức tỉnh, nơi ngọn lửa của nhận biết đã nảy sinh. Bạn trở thành ngôi đền.

Được phúc lành là việc sinh của người đó.

Được phúc lành là giáo huấn về con đường.

Được phúc lành là hiểu biết trong những người đi theo nó,

và được phúc lành là quyết tâm của họ.

và được phúc lành là những người tôn kính người thức tỉnh và đi theo đạo.

Họ tự do khỏi sợ hãi. Họ là tự do.

Họ đã vượt qua dòng sông của buồn khổ.

Gặp vị phật là hiếm hoi. Trú ngụ vào vị phật thậm chí còn hiếm hoi hơn. Đi theo, sống từ giáo huấn của vị phật thậm chí còn hiếm hoi hơn nữa. Do đó Phật nói: Được phúc lành là việc sinh của người đó. Được phúc lành là giáo huấn về con đường. Người mà một ngày nào đó trở thành vị phật, ngay cả việc sinh của người đó cũng là được phúc lành. Việc tới của người đó trong thế giới này là phúc lành cho thế giới, cho bản thân người đó và cho những người khác nữa. Được phúc lành là giáo huấn về con đường. Và thế rồi một cách tự phát người đó bắt đầu dạy; đó là chia sẻ. Người đó đã về tới nhà và người đó bắt đầu gọi những người khác, người vẫn đang lang thang trong bóng tối.

Được phúc lành là hiểu biết trong những người đi theo nó. Và không chỉ vị phật được phúc lành: được phúc lành là những người đi theo nó. Và được phúc lành là quyết tâm của họ. Và được phúc lành là sự cam kết, sự tham gia vào việc theo con đường, theo pháp. và được phúc lành là những người tôn kính người thức tỉnh và đi theo đạo.

Họ tự do khỏi sợ hãi.

Họ là tự do.

Tự do khỏi sợ là được tự do. Để tự do khỏi sợ bạn cần tự do khỏi ham muốn. Ham muốn giữ bạn sợ. Ham muốn giữ bạn bao giờ cũng vẩn vơ: 'Liệu điều đó sẽ xảy ra hay không? Liệu tôi có làm nó lần này hay không?' Nếu bạn thành công bạn sợ - ai đó sẽ lấy nó đi khỏi bạn. Nếu bạn thành công trong việc tích luỹ của cải bạn lo nghĩ, sợ hãi: bạn có thể bị cướp, chúng có thể bị đánh cắp đi. Nếu bạn không thành công bạn thường xuyên trong sợ hãi rằng 'mình không có giá trị nào.' Bạn sụp đổ trong con mắt riêng của mình, bạn run rẩy. Tự do khỏi ham muốn là tự do khỏi sợ hãi.

Thế thì người ta sống trong khoảnh khắc này; quá khứ không còn là mối quan tâm của người ta mà tương lai cũng không nốt. Làm sao có thể có sợ hãi nào được? Và Phật định nghĩa tự do là tự do khỏi sợ hãi.

Họ đã vượt qua dòng sông của buồn khổ. Cuộc sống không được cân nhắc, không được quan sát, không chứng ngộ, không là gì ngoài dòng sông của buồn khổ - và chúng ta tất cả đang chìm trong nó. Chỉ có một con thuyền để sang bờ bên kia. Tên của con thuyền này là nhận biết.

Đủ cho hôm nay.

Mục lục chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho