Tuần 27. Tổn thương và mạnh mẽ
Tuần 27. Tổn thương và mạnh mẽ
Ngày 2 Tháng Bảy
Khái niệm
Thường thì bạn bỏ nhỡ một thứ gì đó, bạn bắt đầu suy nghĩ về nó, bạn bắt đầu lí luận về nó, tạo ra một học thuyết, một khái niệm về nó.
Theo sự quan sát của tôi: những người không có tình yêu thường viết ra những cuốn sách nói về tình yêu; đó là một hình thức thay thế bù trừ. Những người không có khả năng yêu thương thường hay sáng tác thơ ca, họ viết ra những bài thơ tình nổi tiếng, nhưng bản thân họ lại chưa từng bao giờ yêu thương, thế nên tình yêu của họ chỉ là một sự suy đoán. Có thể họ có được khả năng tưởng tượng tuyệt vời, nhưng điều này chẳng liên quan gì đến tình yêu thực sự. Tình yêu thực sự hoàn toàn khác; chỉ những ai đã từng sống trong tình yêu mới có thể hiểu được tình yêu.
Ngày 3 Tháng Bảy
Hòa hợp
Nếu bạn không thể hòa hợp, mọi thứ bạn thực hiện đều không thể có được sự hòa hợp thực sự; nó chỉ có thể được gắn với nhau một cách giả tạo.
Bạn có thể lắp ráp một chiếc xe hơi nhưng bạn không thể lắp ráp một bông hoa hồng theo cách như thế. Người ta có thể viết thơ ca mà không hề có sự thi vị nào trong đó. Vấn đề ở đây chính là thi sĩ, chứ không phải là bài thơ. Nếu thi sĩ có tình yêu chan chứa, bài thơ của họ sẽ tự nhiên tỏa sáng, nó sẽ có con tim và bạn có thể nghe được nhịp tim của nó. Một bài thơ thực sự sẽ không ngừng tỏa sáng ngay cả khi thi sĩ không còn. Sự sống luôn tồn tại trong những bài thơ của họ, đó là sự hòa hợp tuyệt vời.
Ngày 4 Tháng Bảy
Khao khát tuyệt vời
Mọi sinh linh đều ẩn chứa tình yêu chưa được sinh ra, một hạt mầm của tình yêu, thế nên họ chỉ có sự đau khổ, nỗi thống khổ. Người ta vẫn không hài lòng với hạt mầm này; họ không chấp nhận nó là một hạt mầm. Hạt mầm này muốn trở thành một thân cây, nó muốn vui đùa cùng gió, nó muốn đứng thẳng giữa bầu trời - đó là một khao khát tuyệt vời.
Mỗi người đều được sinh ra bởi cùng một khao khát tuyệt vời – khao khát muốn được nở hoa trong tình yêu. Tôi nhận thấy rằng mỗi người đều là một tiềm năng, một niềm hy vọng. Một cái gì đó chưa xảy ra nhất định phải xảy ra. Nếu nó không xảy ra, sự hài lòng không xuất hiện, sự bình yên không xuất hiện.
Chỉ khi khao khát này được thỏa mãn thì bạn mới thỏa mãn với vận mệnh của mình, chỉ khi đó bạn mới sống trong niềm vui sướng mà trước đây bạn chưa bao giờ được biết đến.
Ngày 5 Tháng Bảy
Vấn đề thực sự
Vấn đề chỉ là một chiếc nang bao bọc câu trả lời bên trong, chỉ là một chiếc vỏ sò bao bọc câu trả lời mềm mỏng bên trong, chỉ là lớp vỏ cứng bao bọc hạt mầm bên trong.
Chín mươi trong số một trăm vấn đề chỉ là thứ rác rưởi, chính vì chín mươi câu hỏi này mà bạn không thể trả lời được một vấn đề thực sự có giá trị. Chín mươi câu hỏi này luôn huyên náo ồn ào quanh bạn nên bạn không thể trả lời được vấn đề thực sự có giá trị. Vấn đề thực sự có giá trị luôn rất tĩnh lặng.
Việc biết được đâu là thứ rác rưởi là sự sáng suốt tuyệt vời. Sau khi bạn biết được đâu là thứ rác rưởi thì tất cả những thứ này sẽ biến mất – vì bạn biết nó là thứ rác rưởi nên lập tức rũ bỏ nó. Khi mọi thứ rác rưởi biến mất, vấn đề cái còn lại chính là vấn đề thực sự. Câu trả lời không nằm đâu xa, nó nằm ngay bên trong vấn đề thực sự. Điểm trung tâm của vấn đề chính là câu trả lời.
Ngày 6 Tháng Bảy
Hướng nội và hướng ngoại
Có hai loại nô lệ khác nhau: Người hướng ngoại và người hướng nội.
Một người không thể thoát ra được hoàn cảnh là một người nô lệ. Có hai loại nô lệ khác nhau: Người hướng ngoại và người hướng nội. Người hướng ngoại là nô lệ cho thế giới ngoại vi. Họ không thể hướng nội; họ đã hoàn toàn quên mất con đường hướng nội. Nếu bạn nói về việc hướng nội, họ sẽ đưa mắt nhìn bạn với vẻ ngạc nhiên và bối rối. Họ không thể hiểu được những gì bạn đang nói; họ nghĩ rằng bạn đang nói những điều vô nghĩa.
Người hướng nội cũng bỏ nhỡ nhiều thứ trong đời. Họ khép chặt mình; họ giống như một nấm mồ. Người hướng ngoại trở thành một chính trị gia, người hướng nội trở thành một người thoát tục – cả hai đều bệnh hoạn, cả hai đều loạn thần kinh.
Người thực sự lành mạnh là người không tự gắn chặt mình với bất kỳ nơi nào. Họ vừa hướng ngoại vừa hướng nội, giống như việc hít và thở, giống như hơi thở có lúc ra có lúc vào. Lúc này họ thực sự là người tự do. Khi bạn tự do thoát khỏi sự trói buộc của cả hai thứ này bạn sẽ có được cả hai thứ này, bạn có được sự siêu việt. Bạn là một người trọn vẹn.
Ngày 7 Tháng Bảy
Tổn thương và mạnh mẽ
Có những người chỉ cảm thấy mạnh mẽ khi họ không bị tổn thương; nhưng sự mạnh mẽ đó chỉ là vẻ ngoài, là sự ngụy trang. Rồi cũng có những người bị tổn thương nhưng cảm thấy yếu ớt.
Những người cảm thấy yếu ớt khi họ bị tổn thương là những người không thể cảm nhận bị tổn thương trong khoảng thời gian dài vì chỉ trong khoảng thời gian ngắn sự yếu ớt đó sẽ làm cho họ sợ hãi đến mức tự khép chặt lòng mình. Thế nên phương pháp tiếp cận đúng đắn là cảm thấy bị tổn thương và mạnh mẽ. Khi bạn luôn bị tổn thương thì sự mạnh mẽ của bạn sẽ phát triển qua từng ngày, bạn sẽ có đủ can đảm để chấp nhận thêm nhiều tổn thương nữa.
Một người thực sự can đảm là một người luôn mở rộng lòng mình – đó chính là tiêu chuẩn của sự can đảm. Chỉ có kẻ hèn nhát mới khép chặt lòng mình. Một người mạnh mẽ là một người cứng nhắc như một tảng đá đồng thời mỏng manh như một bông hoa hồng. Đó là một sự nghịch lý nhưng tất cả những gì có thật đều mang tính nghịch lý.
Bạn cần nhớ: Khi bạn cảm thấy một điều gì đó nghịch lý, bạn đừng cố làm cho nó được hợp lý, vì sự hợp lý đó sẽ là sự sai lạc. Sự thật luôn mang tính nghịch lý: Một mặt bạn cảm thấy mình bị tổn thương, mặt khác bạn lại cảm thấy mình mạnh mẽ - đó là lúc sự thật xuất hiện. Một mặt bạn cảm thấy bạn chẳng biết gì cả, một mặt bạn lại cảm thấy bạn biết tất cả - đó là lúc sự thật xuất hiện.
Ngày 8 Tháng Bảy
Bệnh tâm thần phân liệt
Tội lỗi luôn tạo ra chứng tâm thần phân liệt.
Không có sự phân chia nào giữa thế giới và sự suy linh. Nhưng chính vì tội lỗi mà sự phân chia đã được tạo ra. Chúng ta cần phải vứt bỏ ngay tội lỗi. Bạn không cần phải mang thế giới và sự duy linh lại gần nhau; chúng luôn luôn ở bên nhau. Không có cách nào có thể tách rời chúng. Bạn cần phải hiểu được tội lỗi của mình và vứt bỏ nó ngay, nếu không nó có thể tạo ra chứng tâm thần phân liệt.
Bạn có thể hiểu được tội lỗi của mình. Bạn hãy vận hành một cách tự nhiên, đừng phân loại một thứ gì đó thành “trần tục” hoặc “tâm linh”. Chính sự phân loại này là sự sai lạc, vì khi đó sự phân chia bắt đầu xuất hiện. Khi bạn cho rằng một thứ gì đó là “duy linh”, khi đó bạn đã lên án thế giới này. Khi bạn nói rằng một điều gì đó là “trần tục”, khi đó sự phân chia đã xuất hiện. Bạn không cần đến sự phân chia này.
Bạn sẽ không còn phân chia khi bạn ngắm nhìn ánh trăng đêm và vui cùng nó, bạn sẽ không phân chia khi bạn ngắm nhìn hình ảnh một em bé vui cười và bạn vui cùng nó. Đâu là điều thiêng liêng, đâu là điều trần tục? Bạn trông thấy một bông hoa đang nở vào một cái gì đó cũng đang nở hoa trong bạn, bạn vui với điều đó. Thức ăn đang được chế biến và nó có mùi thật ngon, bạn vui với điều đó. Đâu là sự thiêng liêng và đâu là sự trần tục?
Nhận xét
Đăng nhận xét