Chương 4. Trở về cội nguồn
Chương 4. Trở về cội nguồn
Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa, nhưng theo đuổi hình tướng bỏ lỡ cội nguồn.
Vào khoảnh khắc chứng ngộ bên trong có việc vượt ra ngoài hình tướng và trống rỗng.
Những thay đổi dường như xuất hiện trong thế giới trống rỗng chúng ta gọi là thực chỉ bởi vì dốt nát của mình.
Đừng tìm kiếm chân lí; chỉ dừng việc ôm giữ ý kiến.
Đừng trong trạng thái nhị nguyên; cẩn thận tránh việc theo đuổi như vậy.
Nếu có dấu vết của điều này điều nọ, cái phải và cái trái, bản chất tâm trí sẽ bị mất trong lẫn lộn.
Mặc dầu tất cả các nhị nguyên đều tới từ cái Một, đừng bị gắn bó ngay cả với cái Một này.
Khi tâm trí tồn tại không bị xáo động trong Đạo, chẳng cái gì trong thế giới này có thể làm mất lòng, và khi một điều không còn làm mất lòng nữa, nó dừng tồn tại theo cách cũ.
Khi không có các ý nghĩ phân biệt nẩy sinh, tâm trí cũ dừng tồn tại.
Bản chất của tâm thức là hệt như tấm gương. Tấm gương không có chọn lựa gì về phần nó. Bất kì cái gì tới trước nó cũng đều được phản xạ, cái tốt cái tồi, cái đẹp cái xấu - bất kì cái gì. Tấm gương không ưa thích, nó không phán xét, nó không kết án. Bản chất của tâm thức, tại cội nguồn, là tựa tấm gương.
Một đứa trẻ được sinh ra, nó phản xạ bất kì cái gì tới trước nó. Nó không nói điều gì, nó không diễn giải. Khoảnh khắc việc diễn giải đi vào, tấm gương đã mất tính chất tựa tấm gương. Bây giờ nó không còn thuần khiết nữa. Bây giờ nó tràn đầy với ý kiến, rối loạn, nhiều mảnh, bị phân chia, chia chẻ. Nó đã trở thành tinh thần phân liệt.
Khi tâm thức bị phân chia, không tựa tấm gương, nó trở thành tâm trí. Tâm trí là tấm gương bị vỡ.
Tại gốc rễ, tâm trí là tâm thức. Nếu bạn dừng việc tạo ra phân biệt, nếu bạn dừng việc tạo ra phân chia nhị nguyên - chọn cái này chống cái kia, thích cái này, không thích cái kia - nếu bạn vứt bỏ những phân chia này, tâm trí lại trở thành tấm gương, tâm thức thuần khiết.
Cho nên toàn bộ nỗ lực của người tìm kiếm là làm sao vứt bỏ các ý kiến, triết lí, ưa thích, phán xét, chọn lựa. Và điều này không nên trở thành sự chọn lựa trong chính nó - đó là vấn đề.
Cho nên cố hiểu vấn đề cơ bản này, nếu không thì bạn có thể làm điều này thành chọn lựa: “Mình sẽ không chọn, mình sẽ vẫn còn vô chọn lựa. Bây giờ chọn lựa không phải cho mình, bây giờ mình ủng hộ nhận biết vô chọn lựa.” Điều này lại lần nữa trở thành cùng một thứ - bạn đã chọn lựa. Bây giờ bạn chống lại việc chọn lựa để ủng hộ vô chọn lựa. Bạn đã lỡ. Không ai có thể ủng hộ vô chọn lựa, bởi vì ‘ủng hộ’ là chọn lựa. Cho nên phải làm gì? Đơn giản hiểu biết là cần thiết, chẳng cần làm gì cả. Điều tối thượng được đạt tới không qua nỗ lực mà qua hiểu biết.
Vô nỗ lực sẽ dẫn bạn hướng tới điều đó, bởi vì nỗ lực bao giờ cũng sẽ là từ tâm trí nhị nguyên. Thế thì bạn không thích thế giới và bạn thích Thượng đế; thế thì tù túng không phải là ưa thích của bạn, tự do mới là ưa thích của bạn; thế thì bạn tìm kiếm moksha, giải thoát tối thượng. Nhưng lần nữa tâm trí lại đi vào, và tâm trí cứ đi vào mãi. Và bạn không thể làm được gì cả - bạn đơn giản phải tỉnh táo với toàn bộ tình huống.
Nếu bạn tỉnh táo, trong loé sáng bất thần, tâm trí sụp đổ. Bỗng nhiên bạn là một với tâm thức tựa tấm gương; bạn đã rơi vào cơ sở của mình, vào gốc rễ của mình. Và khi bạn đã rơi sâu vào bên trong gốc rễ, toàn bộ sự tồn tại rơi vào gốc rễ.
Sự tồn tại xuất hiện cho bạn như bạn hiện thế. Đây là một trong những luật nền tảng. Bất kì cái gì bạn thấy cũng đều phụ thuộc vào nơi bạn thấy. Nếu bạn là tâm trí, bị phân chia, thế thì toàn bộ cuộc sống cũng bị phân chia. Sự tồn tại đạt tới bản thể bạn. Nếu bạn có tâm trí, chia chẻ, thế thì toàn bộ thế giới sẽ được thấy cũng chia chẻ, thế thì ngày chống lại đêm. Chúng không phải vậy, bởi vì ngày chuyển thành đêm, đêm chuyển thành ngày - chúng tạo thành vòng tròn đầy đủ. Chúng không chống đối, chúng là phần bù. Không có đêm cũng không thể có ngày, và không có ngày không thể tồn tại đêm nào cả. Cho nên chúng không thể đối lập; sâu bên dưới chúng là một.
Sống và chết dường như đối lập bởi vì bạn bị phân chia. Nếu không thì sống trở thành chết, chết trở thành sống: bạn được sinh ra, và chính cái ngày đó bạn đã bắt đầu chết, và khoảnh khắc bạn chết, cuộc sống mới đã đi vào hiện hữu. Nó là một vòng tròn, vòng tròn âm và dương của người Trung quốc.
Vòng tròn đó phải được nhớ đi nhớ lại. Nó là một trong những biểu tượng cơ sở nhất đã từng được phát minh ra. Không biểu tượng nào khác có thể được so sánh với nó - chữ thập, chữ thập ngoặc, aum - không, không cái nào sánh được với âm và dương Trung quốc, bởi vì âm và dương hàm chứa toàn bộ tính đối lập của sự tồn tại: đêm tối và ngày sáng, sống và chết, yêu và ghét.
Tất cả các đối lập đều đi cùng nhau trong sự tồn tại. Bên trong, bạn bị phân chia; bên ngoài, bạn bị phân chia. Khi bạn rơi về cội nguồn của mình và bạn trở thành một, toàn bộ sự tồn tại bỗng nhiên rơi vào hàng và trở thành một. Khi bạn là một, Brahman xuất hiện, điều tối thượng xuất hiện, bởi vì với cái một chỉ cái một mới xuất hiện; với hai, cái hai xuất hiện; với nhiều, cái nhiều xuất hiện. Và bạn là nhiều, bạn là đám đông - thậm chí không phải hai. Bạn có nhiều, nhiều cái ta bên trong mình.
Gurdjieff hay nói rằng bạn là ngôi nhà mà không ai biết ai là chủ cả. Nhiều người có đó, mọi người đều là khách - nhưng bởi vì không ai biết ai là chủ cả, cho nên mọi người đều nghĩ mình là chủ. Cho nên bất kì ai trở nên mạnh mẽ trong bất kì khoảnh khắc nào đều đóng vai người chủ cả.
Khi giận trở nên mạnh mẽ, giận trở thành chủ. Khi yêu trở nên mạnh mẽ, yêu trở thành chủ. Khi ghen trở nên mạnh mẽ, ghen trở thành chủ. Nhưng đấy là tranh đấu thường xuyên, bởi vì nhiều người là khách và mọi người đều muốn là chủ, chủ nhân ngôi nhà này. Và không ai biết ai là chủ nhân cả. Hoặc là chủ nhân đã lên đường trong cuộc hành trình dài và còn chưa trở về, hoặc là chủ nhân đang ngủ say.
Cái ta của bạn đang ngủ say. Do đó mới có sự khẩn khoản của mọi Jesus, mọi Krishna, mọi Phật. “Thức dậy đi!” Jesus cứ dùng mãi từ ‘thức tỉnh’ nhiều, nhiều lần. “Thức tỉnh, quan sát, tỉnh táo,” Phật cứ nói mãi, “Trở nên ý thức hơn.”
Ý nghĩa là một: rằng nếu bạn trở nên nhận biết, người chủ sẽ xuất hiện. Và khoảnh khắc - và đây là cái đẹp của nó - người chủ xuất hiện, khách biến mất. Khoảnh khắc người chủ đi vào hiện hữu, người hầu đơn giản vào hàng và họ trở thành người hầu. Họ không tuyên bố rằng họ là chủ nữa.
Cho nên vấn đề thực không phải là tranh đấu với giận, ghen, ghét. Vấn đề thực là đem người chủ lại, làm cho người ấy nhận biết. Một khi người ấy nhận biết mọi thứ được đặt đúng chỗ. Nhưng nhận biết này chỉ có thể có nếu bạn rơi vào cội nguồn.
Tâm trí nhất định vẫn còn bị phân chia. Chính bản chất của tâm trí là như vậy, nó không thể trở thành cái một được. Cố gắng hiểu bản chất của tâm trí, thế thì những lời kinh này của Tăng Xán sẽ trở nên rõ ràng, trong suốt.
Bản chất của tâm trí là nhìn vào mọi thứ theo cách phải có cái đối lập tâm trí mới thấy được. Không có cái đối lập, tâm trí không thể nào hiểu nổi. Nếu tôi nói, “Ánh sáng là gì?” thì tâm trí sẽ hiểu thế nào? Lập tức bóng tối phải được đưa vào.
Nếu bạn tra từ điển - từ điển là cái vòng luẩn quẩn - nếu bạn tìm ánh sáng là gì, từ điển nói: cái không phải là bóng tối. Để làm mất hiệu lực ánh sáng, bóng tối phải được đưa vào. Vô nghĩa làm sao! Và khi bạn định nghĩa bóng tối, bạn sẽ bị ngạc nhiên - thế thì ánh sáng phải được đưa vào. Bóng tối là gì? - thế thì từ điển nói: cái không phải là ánh sáng.
Bạn chẳng định nghĩa gì cả, bởi vì cả hai vẫn còn không thể nào được định nghĩa. Và từ một điều không định nghĩa được, làm sao bạn có thể định nghĩa điều kia mà cũng không được định nghĩa? Toàn bộ trò chơi từ điển là ở chỗ bạn chưa bao giờ nhìn vào toàn bộ sự việc.
Nếu bạn hỏi nhà ngôn ngữ, “Tâm trí là gì?” họ nói, “Không phải vật chất,” và, “Vật chất là gì?” họ nói, “Không phải tâm trí.” Chẳng cái nào được định nghĩa cả. Làm sao một từ chưa được định nghĩa lại có thể định nghĩa cho cái gì đó được? Nếu tôi hỏi bạn sống ở đâu, bạn nói, “Tôi là hàng xóm của A.” Và nếu tôi hỏi bạn, A sống ở đâu bạn nói, “Anh ta là hàng xóm của tôi.” Làm sao tôi tìm được chỗ bạn sống? Bởi vì A không được xác định mà bạn cũng chẳng được xác định; A gần B và B gần A. Nhưng điều này là cách mọi sự cứ diễn ra.
Tâm trí không thể nào hiểu được điều gì trừ phi cái đối lập được đưa vào, bởi vì qua tương phản mà tâm trí mới có khả năng thấy. Sống không thể nào được hiểu nếu không có chết, và hạnh phúc là không thể nào cảm thấy được nếu không có bất hạnh. Làm sao bạn cảm thấy mạnh khoẻ nếu bạn chưa bao giờ biết tới ốm yếu? Bạn có thể mạnh khoẻ nhưng bạn không thể cảm thấy nó. Việc mạnh khoẻ là có thể có mà không ốm yếu, nhưng tâm trí không thể nào kiểm tra được nó, tâm trí không thể nào biết tới nó: bạn phải ốm đã.
Với tâm trí, để là thánh nhân người ta cần phải là tội nhân trước hết, và để mạnh khoẻ, bạn phải ốm yếu, và để yêu, bạn phải ghét. Nếu bạn yêu và không có ghét, bạn sẽ không có khả năng nào biết được, tâm trí bạn sẽ chẳng có cách nào phát hiện ra nó. Và không ai khác sẽ có khả năng biết nó.
Đó là vấn đề với vị Phật hay một Jesus. Phật tràn đầy tình yêu, nhưng chúng ta không thể nào phát hiện ra tình yêu của ông ấy - ông ấy không có bối cảnh tương phản, không ghét. Chúng ta chưa bao giờ thấy cái ghét trong mắt ông ấy, và chúng ta chưa bao giờ thấy cái giận trong mắt ông ấy. Làm sao chúng ta có thể biết được ông ấy yêu? Tình yêu của ông ấy trở thành không thể nào hiểu nổi.
Với tâm trí, bất kì cái gì cũng có thể hiểu được nếu cái đối lập được đưa vào. Nhưng khoảnh khắc bạn đem cái đối lập vào, bạn đã bóp méo sự tồn tại, bởi vì trong sự tồn tại không có cái gì giống như ‘đối lập’ cả.
Tâm trí đi qua cái đối lập còn sự tồn tại là nhất thể. Sự tồn tại là advaita, sự tồn tại là bất nhị - không có vấn đề gì. Đâu là biên giới của ngày, khi nào ngày dừng lại, dừng hiện hữu, và đêm bắt đầu? Liệu có lỗ hổng giữa hai điều này không? Chỉ nếu có lỗ hổng thì biên giới mới có thể có. Nhưng không có biên giới! Ngày đơn giản tan vào đêm, nó hội nhập vào đêm, và đêm lại hội nhập vào ngày. Cuộc sống là một, sự tồn tại là một - tâm trí là nhị nguyên.
Cho nên nếu bạn chọn, bạn sẽ chẳng bao giờ đi tới ngọn nguồn. Thế thì bạn sẽ níu bám lấy sống và bạn sẽ sợ chết. Thế thì bạn sẽ níu bám lấy yêu và bạn sẽ sợ ghét. Thế thì bạn sẽ níu bám lấy cái tốt và bạn sẽ sợ cái xấu. Thế thì bạn sẽ níu bám lấy Thượng đế và bạn sẽ sợ Quỉ.
Cuộc sống là một. Thượng đế, Quỉ - là một. Không có phân chia Thượng đế chấm dứt ở đâu và Quỉ bắt đầu ở đâu; không thể có điều đó được. Trong cuộc sống, Ram và Ravan là một, nhưng với tâm trí thì họ là kẻ thù, họ đang tranh đấu. Với tâm trí mọi thứ đều là xung đột, đó là cuộc chiến.
Và nếu bạn chọn, thế thì bạn vẫn còn là một phần của trò chơi này. Và cách không chọn lựa là toàn bộ nghệ thuật của tôn giáo: làm sao loại bỏ để vào vô chọn lựa.
Nhưng nhớ, đừng chọn vô chọn lựa! Nếu không thì khi lắng nghe tôi hay Tăng Xán hay Krishnamurti, bạn sẽ trở nên bị bỏ bùa bởi từ ‘vô chọn lựa’. Tâm trí bạn sẽ nói, “Điều này rất tốt. Thế thì cực lạc là có thể và nhiều phúc lạc sẽ xảy ra cho mình nếu mình trở thành vô chọn lựa. Thế thì cánh cửa của những bí ẩn của cuộc sống sẽ được mở ra.” Tâm trí cảm thấy tham lam. Tâm trí nói, “Tốt thôi, như vậy mình sẽ chọn cái vô chọn lựa.” Cánh cửa bị đóng lại. Chỉ cái nhãn là thay đổi, nhưng bạn đã rơi xuống thành nạn nhân của thủ đoạn cũ.
Bây giờ hiểu những lời kinh này đi. Chúng là một số trong những lời kinh hay nhất đã từng được con người trên trái đất này thốt ra.
Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa, nhưng theo đuổi hình tướng lại bỏ lỡ cội nguồn.
Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa... Đâu là mục đích của toàn bộ vở kịch này của sự tồn tại? Đâu là ý nghĩa của tất cả cây cối đang mọc này, và của con người, con vật, chim chóc? Đâu là ý nghĩa của đất này và trời này? Đâu là ý nghĩa của cái toàn thể này? Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa ở đâu?
Với tâm trí, ý nghĩa phải là ở cái đích - nơi mà sự tồn tại này đang đi tới phải là ý nghĩa, nơi đến. Với tâm trí, ý nghĩa phải là ở đâu đó tại nơi đến, nơi chúng ta đang đi.
Và lời kinh này của Tăng Xán nói: Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa... không phải trong tương lai, không trong ham muốn và nơi đến, không ở đâu khác cả, mà là ở cội nguồn. Không trong chỗ cuối mà trong chỗ bắt đầu.
Cố hiểu đi. Nhiều điều cần phải hiểu. Trước hết, nếu có bất kì ý nghĩa nào, nó phải ở trong hạt mầm - có thể ẩn kín, không thấy được, nhưng nó phải trong hạt mầm, bởi vì không cái gì có thể tới mà lại không trong hạt mầm. Không cái gì có thể tới từ cái trống rỗng cả.
Ngay cả nếu như có một nơi tới, nó cũng phải ẩn trong hạt mầm, giống như là hoa ẩn trong hạt mầm - hoa là ý nghĩa của cây cối. Khi cây nở hoa, nó cực lạc, khi nó đâm hoa, nó ca hát và nhẩy múa. Nó đã đạt tới, nó hạnh phúc, nó vui sướng, nó không thiếu thứ gì nữa. Hoa chỉ vui sướng, điệu vũ của cây là “Mình đã đạt tới!”
Nhưng những hoa đó phải đã có ở đâu đó trong hạt mầm rồi, nếu không thì làm sao chúng xảy ra được? Cái kết thúc phải có trong cái bắt đầu, omega phải ẩn trong alpha. Jesus nói, “Ta là cái bắt đầu và là cái kết thúc. Ta là alpha và omega.”
Cái bắt đầu là cái kết thúc, bởi vì cái kết thúc không thể lộ ra ngay bây giờ nhưng nó phải có đó rồi. Và khi nó ở trong hạt mầm, bạn không cần phải đợi cho tương lai tới, để hoa xảy ra. Bạn có thể thấm vào cái bắt đầu ngay bây giờ, bởi vì nó là ở đây. Nhớ lấy, hạt mầm không phải là quá khứ. Hạt mầm bao giờ cũng ở đây và bây giờ trong hiện tại, bởi vì toàn bộ quá khứ là trong hiện tại.
Tất nhiên, toàn bộ tương lai cũng trong hiện tại, nhưng tương lai còn chưa xảy ra và quá khứ đã xảy ra rồi, cái bắt đầu đã xảy ra rồi. Hiểu thấu cái bắt đầu, đi về cội nguồn và thấy cội nguồn, và ý nghĩa sẽ được lộ ra.
Và bạn đang mang hạt mầm ngay bây giờ bên trong mình - hạt mầm của mọi ý nghĩa, của mọi khả năng, của mọi cánh cửa có thể mở ra và mọi bí ẩn có thể xảy ra. Bạn mang hạt mầm đó! Nhưng nếu bạn chờ đợi tương lai thế thì nó có thể không bao giờ tới, bởi vì tương lai là vô hạn và chờ đợi sẽ làm mất cuộc sống, thời gian và năng lượng.
Và nếu chờ đợi trở thành thói quen, hoa có thể nở và bạn có thể không có khả năng thấy. Bởi vì bạn đã trở nên quen với việc nhìn vào tương lai, nên mắt bạn đã trở nên cố định. Chúng không thể nhìn vào cái gần và cận kề, chúng bao giờ cũng có thể nhìn cái xa và xa xăm.
Nếu trong nhiều kiếp bạn đã từng nhìn vào tương lai để tìm ý nghĩa, và hoa nở, thì bạn sẽ không có khả năng thấy nó - bởi vì việc thấy không phụ thuộc vào hoa, việc thấy phụ thuộc vào con mắt xuyên thấu của bạn. Và bạn không có con mắt xuyên thấu, nếu không thì cái bắt đầu bao giờ cũng có đó, hạt mầm bao giờ cũng có đó. Bạn có thể đã nhìn vào nó.
Nếu bạn nhìn vào tương lai và chờ đợi ý nghĩa được lộ ra ở đâu đó, thế thì chẳng chóng thì chầy bạn sẽ cảm thấy cuộc sống là vô nghĩa. Đó là điều đang xảy ra ở phương Tây bởi vì việc triết lí liên tục vẫn nghĩ rằng đâu đó trong tương lai mới là mục đích.
Có vẻ ngớ ngẩn mà nghĩ rằng mục đích là ở lúc ban đầu. Nó có vẻ mâu thuẫn, bởi vì làm sao mục đích lại có thể có ở lúc bắt đầu được? Cho nên tâm trí nói mục đích phải ở đâu đó phía trước, bởi vì tâm trí sống qua ham muốn, chuyển qua ham muốn. Động cơ phải có đó trong tương lai. Và bây giờ, trong hai nghìn năm liên tục suy nghĩ dưới dạng tương lai, tâm trí phương Tây nghĩ rằng không có ý nghĩa bởi vì tương lai không tới.
Tương lai chẳng bao giờ tới cả! Nó không thể tới bởi chính bản chất của nó; nó bao giờ cũng còn không tới. Nó đang tới nhưng nó không bao giờ tới. Nó cũng giống hệt như ngày mai chẳng bao giờ tới cả. Bất kì khi nào nó tới thì bao giờ cũng là hôm nay, bất kì khi nào nó tới thì bao giờ cũng là hiện tại.
Tương lai không bao giờ tới, không thể tới được. Chính bản chất của nó là giống như hi vọng, mơ ước - ảo tưởng. Nó có vẻ dường như đang tới, cũng giống như đường chân trời vậy; chẳng bao giờ đạt tới nó. Thế thì, chờ đợi và chờ đợi, bạn cảm thấy vô nghĩa. Toàn bộ cách suy nghĩ phương Tây ngày nay cảm thấy cuộc sống là vô nghĩa, ngớ ngẩn. Và nếu bạn cảm thấy cuộc sống là vô nghĩa, ngớ ngẩn, thế thì tự tử là con đường duy nhất để thoát ra khỏi nó.
Một trong những nhà tư tưởng phương Tây vĩ đại của thế kỉ này, Marcel, đã viết rằng tự tử là vấn đề duy nhất. Nếu bạn thấy rằng cuộc sống là vô nghĩa, thế thì cái gì còn lại nữa? Thế thì tại sao cứ kéo lê mãi ra? Tại sao lại cứ sống?
Nếu không có ý nghĩa và bạn cứ theo lối mòn... hàng ngày bạn dậy, đi làm, lĩnh chút ít tiền, ngủ trong đêm, mơ, rồi lại sáng... bánh xe cứ quay mà bạn chẳng đạt tới đâu cả. Đến cuối cùng thì là cái chết, vậy sao phải đợi? Sao không tự tử quách đi cho rồi? Sao không phá huỷ cái điều vô nghĩa này đi? Và sao lại lo nghĩ thế và nặng gánh thế và trong nhiều lo lắng và đau khổ thế vì một cái gì đó vô nghĩa? Đó là kết luận logic.
Nếu bạn nhìn vào tương lai, bạn sẽ đi tới hiểu ra rằng không có ý nghĩa. Nhưng nếu bạn thực sự muốn điều có nghĩa, thế thì cách thức là nhìn vào hạt mầm - và hạt mầm là ở đây và bây giờ. Nhưng tâm trí thích nhìn vào tương lai; điều đó dễ hơn. Việc nhìn vào hạt mầm là khó khăn. Đó là toàn bộ sadhana, đó là toàn bộ nỗ lực gian khó: nhìn vào hạt mầm. Bởi vì nếu bạn muốn nhìn vào hạt mầm, bạn sẽ cần phẩm chất tầm nhìn khác. Bạn sẽ cần con mắt thứ ba, bởi vì đôi mắt thông thường này chỉ có thể nhìn vào lớp vỏ. Nhưng cái vô hình ẩn đằng sau, cái bí mật - thì đôi mắt này không thể nào đi vào sâu thế được.
Một phẩm chất khác của đôi mắt cần phải có để có thể hiểu thấu và nhìn đúng ngay bây giờ vào trong điều mà hạt mầm đang mang. Nếu bạn nhìn bên ngoài, bạn không thể hiểu thấu được, bởi vì mắt bạn sẽ gặp thân thể, lớp vỏ của hạt mầm. Nếu bạn thực sự muốn nhìn vào trong hạt mầm, nhìn vào bên trong, bởi vì thế thì lớp vỏ không còn là vấn đề nữa - bên trong bạn cũng là hạt mầm.
Bạn thuộc vào sự tồn tại này, bạn đã bắt nguồn từ nó. Sự tồn tại này có bản kế hoạch toàn bộ trong bạn, sự tồn tại này đang cố gắng hoàn thành định mệnh nào đó qua bạn. Nhìn vào bên trong đi, bởi vì thế thì lớp vỏ không còn là vấn đề nữa. Bạn không cần phải thấm qua lớp vỏ, bạn đã trong nó rồi. Đây là điều thiền là gì: nhìn vào bên trong hạt mầm, bên trong bản thân người ta. Tại đó, ý nghĩa nở hoa, nó nở hoa ngay lập tức. Nó bao giờ cũng đã ở đó rồi - nó chỉ cần sự chú ý của bạn. Bạn đã lãng quên nó, bạn đã dửng dưng với nó. Bạn đã tham dự, bận bịu, vào các thứ khác - và bạn đã đứng quay lưng lại bản thân mình.
Và ý nghĩa thì chờ đợi, và mục đích của toàn bộ cuộc sống vẫn còn bị ẩn kín, và phúc lành cùng ân huệ vẫn chỉ cứ chờ đợi và chờ đợi bạn quay lại.
Từ của Ki tô giáo ‘cải đạo’ có nghĩa là quay lại. Điều đó không có nghĩa làm người Hindu thành người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo thành người Ki tô giáo - nó có nghĩa là làm cho tâm thức quay vào bên trong.
Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa, nhưng theo đuổi hình tướng lại bỏ lỡ cội nguồn.
Bên ngoài có đó chỉ là hình tướng. Bạn không thể biết được bên ngoài là gì, bởi vì qua các giác quan bạn chỉ có thể động chạm tới hình tướng. Tôi không thể thấy được bạn. Tôi chỉ có thể thấy thân thể bạn - thậm chí cũng chẳng được toàn thể thân thể bạn, mà chỉ bề ngoài, chỉ bề ngoài của làn da là thấy được. Tôi không thấy liệu bạn có đó hay không. Có thể bạn chỉ là cái máy tự động, người máy - ai mà biết được?
Người máy thì có thể đấy; hiện tại, nhiều hơn cả là như vậy. Người máy có thể được chế tạo. Và nếu người máy có đó, bạn không thể đánh giá được từ vẻ bên ngoài, bởi vì người ấy sẽ nháy mắt, người ấy thậm chí sẽ trả lời, “Chào!” người ấy sẽ nói, “Chào, anh khoẻ không?” Làm sao bạn biết rằng người ấy không phải là người máy? Trên bề mặt người ấy giống hệt bất kì người nào, không khác biệt.
Người ấy nói, và người ấy sẽ nói một cách thông minh - đôi khi thậm chí còn thông minh hơn bạn bởi vì người ấy được nạp sẵn đầy đủ. Thông tin của người ấy là chính xác; người ấy biết nhiều, người ấy có thể biết nhiều hơn bạn. Người ta nói chỉ một chiếc máy tính nhỏ cũng có thể biết nhiều bằng lượng tri thức mà năm trăm nhà khoa học có thể biết được trong năm trăm kiếp sống. Người máy có thể mang một máy tính bên trong, tất nhiên, chạy bằng pin. Bạn hỏi và người đó trả lời, và câu trả lời của người đó không thể sai như câu trả lời của bạn được. Và người ấy sẽ không bao giờ là người ngu cả, người ấy bao giờ cũng là người khôn.
Làm sao đánh giá người ở bên trong? Bạn không thể thấm vào được. Bạn chỉ có thể đi lòng vòng, vòng quanh. Bạn có thể động chạm tới bề mặt.
Chỉ trong bản thân mình bạn mới có thể đi vào bên trong. Chỉ ở đó bạn mới có thể chắc chắn về tâm thức - không ở đâu khác cả. Toàn bộ thế giới này có thể chỉ là mơ. Ai mà biết được? Tôi có thể mơ bạn đang ngồi đây và tôi đang nói với bạn. Bạn có thể mơ rằng bạn đang ngồi đây và lắng nghe tôi. Bạn có tiêu chuẩn gì để chứng minh rằng đây không phải là mơ không? Không có cách nào cả.
Mãi cho tới giờ chẳng ai có khả năng chứng minh được đây không phải là mơ, bởi vì trong mơ mọi việc cũng dường như thực thế - thậm chí còn thực hơn khi bạn tỉnh, bởi vì trong khi tỉnh đôi khi hoài nghi còn đi vào trong tâm trí liệu đấy có phải là thực hay không. Nhưng trong mơ thì hoài nghi chẳng bao giờ đi vào tâm trí cả; trong mơ bạn bao giờ cũng coi mọi việc dường như chúng là thực.
Người ta nói về Trang Tử:
Một hôm, vào buổi sáng, ông ấy bắt đầu kêu và khóc. Đệ tử ông ấy tụ tập lại và họ nói, “Thưa thầy, thầy làm gì vậy? Có chuyện gì với thầy vậy?”
Trang Tử nói, “Ta đang khó xử đây. Đêm qua ta đã mơ ta biến thành bướm.”
Các đệ tử nói, “Nhưng có gì mà phải kêu khóc và buồn phiền về điều đó đâu? Mọi người đều mơ nhiều điều! Chẳng có gì sai với việc trở thành bướm trong mơ cả.”
Trang Tử nói, “Đấy không phải là vấn đề. Bây giờ ta lo nghĩ, bây giờ hoài nghi đã nẩy sinh và ta không biết làm sao để đi đến kết luận. Trong đêm Trang Tử đã mơ rằng mình trở thành bướm. Bây giờ hoài nghi đã tới: có thể là bây giờ bướm đang mơ rằng mình đã trở thành Trang Tử.”
Và ai mà quyết định, và bằng cách nào? Nếu trong mơ Trang Tử có thể biến thành bướm, thế thì sao không có cách kia - bướm đậu trên hoa có thể đang mơ rằng nó đã thành vị Phật.
Không có vấn đề gì, việc này là đơn giản. Trang Tử đã nêu ra một vấn đề hay và cơ bản: làm sao bạn có thể chắc chắn về cái bên ngoài, rằng đấy không phải là mơ? Đã có nhiều triết lí cố gắng chứng minh rằng toàn bộ thế giới này là mơ. Không ai tin vào những triết lí này cả, nhưng chẳng ai có khả năng bác bẻ chúng.
Berkeley, ở phương Tây, đã chứng minh rằng toàn bộ sự tồn tại này là mơ. Không ai tin ông ấy cả, thậm chí bản thân ông ấy cũng không thực sự tin vào nó, bởi vì toàn bộ cuộc đời ông ấy chỉ ra rằng ông ấy không tin nó là mơ. Nếu bạn xúc phạm ông ấy, ông ấy sẽ giận. Nếu bạn ném đá vào ông ấy, ông ấy cố gắng tránh né. Nếu bạn đâm ông ấy, ông ấy sẽ chạy tới bác sĩ bởi vì máu chảy ra từ ông ấy.
Đây là cách thức tiến sĩ Johnson thử bác bẻ lí thuyết của Berkeley.
Họ là bạn bè, và một hôm đi dạo Berkeley nói, “Bây giờ tôi đã chứng minh điều đó, rằng toàn bộ cuộc sống là mơ, và tôi cảm thấy rằng không ai có thể chứng minh nó sai được.”
Và đúng, ông ấy cũng phải. Cho tới giờ chẳng ai có thể bác bẻ được nó - không thể nào bác bẻ được! Làm sao mà bác bẻ nó được?
Tiến sĩ Johnson cúi xuống, nhặt một hòn đá và ném vào chân của Berkeley. Ông ta la lên. Tiến sĩ Johnson nói, “Hòn đá này là thực.”
Berkeley cười to và ông ấy nói, “Điều đó không thể bác bẻ được triết lí của tôi, bởi vì tiếng kêu của tôi có thể chỉ là mơ mà ông đã mơ. Máu này chảy ra từ chân tôi - làm sao ông có thể chứng minh đây là thực và không phải là mơ?”
Bởi vì trong mơ cũng thế, nếu bạn bị đâm thì máu sẽ chảy ra. Và trong mơ bạn cũng đã hét lên bao nhiêu lần. Trong mơ cũng thế, khi có ác mộng, bạn vã mồ hôi và bạn run lập cập và tim bạn đập thình thình, và thậm chí mơ qua rồi bạn vẫn phải mất vài phút mới định thần được. Bạn biết mơ qua rồi, bạn đã tỉnh dậy, và bạn biết nó là mơ, nhưng tim vẫn đập thình thình và nỗi sợ vẫn còn kéo dài, mồ hôi trên trán vẫn rịn ra.
Điều đó có thể xảy ra trong mơ, không có cách nào để bác bỏ nó. Bên ngoài, nhiều nhất chúng ta có thể nói là có các hình tướng. Sự việc trong bản thân nó không thể nào được biết theo cách đó.
Chỉ có một thực tại mà bạn có thể hoàn toàn chắc chắn về nó, và đó là thực tại bên trong. Bạn có thể đi vào bên trong. Bạn có thể chắc chắn cho chính mình, không gì khác hơn. Nhưng một khi bạn hiểu thấu sự chắc chắn này rằng bạn hiện hữu...
Nhớ lấy, thậm chí trong mơ, bạn cũng hiện hữu. Bạn có thể đã trở thành bướm, nhưng bạn hiện hữu. Thậm chí để mơ tồn tại thì ít nhất bạn cũng cần có. Mọi thứ có thể là mơ nhưng bạn thì không, bởi vì không có bạn thậm chí mơ cũng không thể tồn tại được. Tâm thức là cần thậm chí để mơ.
Bạn có thể chứng minh mọi thứ đều là mơ, nhưng bạn không thể chứng minh rằng người mơ là mơ - bởi vì người mơ phải là thực, nếu không thì mơ không thể tồn tại được. Chỉ một điều là chắc chắn và đó là bạn. Chỉ một điều là tuyệt đối chắc chắn và đó là thực tại bên trong của bạn. Việc chuyển đổi có nghĩa là chuyển từ một thế giới không chắc chắn, thế giới các hình tướng, sang thế giới của thực tại này.
Và một khi bạn biết rằng cái chắc chắn bên trong và bạn là nền tảng, một khi bạn biết rằng bạn hiện hữu, thế thì từ cái chắc chắn đó tầm nhìn thay đổi, phẩm chất thay đổi. Thế thì bạn nhìn vào thế giới bên ngoài này và một thế giới khác được lộ ra - thế giới đó là Thượng đế.
Khi bạn được bắt rễ trong một thực tại nào đó, tuyệt đối chắc chắn, thế thì cái nhìn của bạn có phẩm chất khác: thế thì có tin cậy. Bây giờ bạn có thể nhìn... và toàn bộ thế giới này thay đổi. Thế thì không có các hình tướng nữa mà chỉ có thực tại, cái mà thực sự là thực.
Cái gì là cái mà thực sự là thực? Nó không phải là những hình dạng này. Hình dạng thay đổi, nhưng cái đi qua hình dạng lại không đổi.
Bạn đã là đứa trẻ, thế rồi bạn đã là thanh niên, thế rồi bạn trở nên già cả - hình dạng đã liên tục thay đổi. Mọi khoảnh khắc thân thể bạn đều thay đổi, hình dạng thay đổi; nhưng nếu bạn nhìn vào trong, bạn vẫn còn như cũ.
Bạn đã là một tế bào nguyên tử, nhỏ bé trong bụng mẹ bạn, thậm chí không thấy được bằng mắt trần; thế rồi là một đứa trẻ; thế rồi một thanh niên tràn đầy với nhiều mơ ước, ham muốn; và thế rồi, thất vọng, chán nản, một người thất bại, một người già. Nhưng nếu bạn nhìn vào bên trong, mọi thứ vẫn còn như cũ. Tâm thức không hề thay đổi.
Nếu bạn nhìn vào trong mình, bạn sẽ ngạc nhiên: bạn không thể cảm thấy bạn bao nhiêu tuổi, bởi vì không có tuổi cho tâm thức. Nếu bạn nhắm mắt lại, bạn không thể nói được bạn hai mươi hay bốn mươi hay sáu mươi, bởi vì tuổi tác thuộc vào thân thể, thuộc vào cái vỏ. Thực tại của bạn là vô tuổi; nó chưa bao giờ được sinh ra và nó sẽ không chết đi.
Một khi bạn được định tâm trong cái vĩnh hằng này, cái không thay đổi, tuyệt đối không chuyển động, thế thì phẩm chất của bạn thay đổi. Thế thì bạn có thể nhìn, thế thì bạn đã trở thành tấm gương. Trong tấm gương đó thực tại được soi gương. Nhưng trước hết bạn phải trở thành tấm gương. Bạn đang dậy sóng, run rẩy nhiều tới mức bạn không thể soi gương được cái gì - bạn bóp méo. Tâm trí bóp méo thực tại còn tâm thức để lộ nó ra.
Trở về cội nguồn là tìm ra ý nghĩa, nhưng theo đuổi hình tướng lại bỏ lỡ cội nguồn.
Nếu bạn cứ theo đuổi các hình tướng, bạn sẽ bỏ lỡ cội nguồn, bởi vì hình tướng là bên ngoài. Đôi khi bạn chạy theo của cải, đôi khi bạn chạy theo đàn bà hay đàn ông, đôi khi bạn chạy theo danh vọng và quyền lực... và bạn cứ theo đuổi các hình tướng. Và toàn bộ thời gian này bạn bỏ lỡ bản thân mình, và toàn bộ thời gian này bạn sống trong mơ.
Nếu bạn bỏ lỡ cội nguồn, bạn bỏ lỡ tất cả. Bạn có thể đạt tới nhiều điều trong thế giới bên ngoài, nhưng đến cuối cùng bạn sẽ thấy mình chẳng đạt được cái gì cả. Bạn đã bỏ lỡ cái một, cái mang mọi ý nghĩa.
Chết đi, bạn có thể chết là một người rất giầu có, nhưng bạn sẽ chết như một người nghèo khó bên trong, một kẻ ăn xin. Chết đi, bạn có thể rất có quyền lực, bạn có thể là tổng thống vĩ đại của một nước, hay thủ tướng, nhưng sâu bên dưới bạn sẽ biết rằng bạn bất lực. Cái chết sẽ chứng tỏ rằng quyền lực của bạn chỉ là hình tướng; quyền lực của bạn là vô quyền lực, bất lực trước cái chết. Chỉ cái gì có quyền lực mới vượt ra ngoài cái chết - tất cả những cái khác đều bất lực. Bạn có thể tin vào nó một chốc, nhưng cái chết sẽ đem chân lí tới cho bạn.
Bao giờ cũng nhớ rằng cái chết đang tới, và cái chết là tiêu chuẩn: bất kì cái gì mà cái chết bác bỏ, đều bị bác bỏ, bất kì cái gì cái chết chấp nhận, đều được chấp nhận. Bất kì cái gì có thể vượt ra ngoài cái chết, bất kì cái gì mạnh hơn cái chết, đều là thực tại. Cái thực không thể chết được; cái không thực chết cả nghìn lẻ một cái chết.
Vào khoảnh khắc chứng ngộ bên trong thì có việc vượt ra ngoài hình tướng và trống rỗng.
Chỉ khi chứng ngộ xảy ra, khi bạn được tràn đầy với ánh sáng bên trong... ánh sáng này có đó nhưng bạn đang ném nó ra ngoài. Nó đi cùng ham muốn của bạn. Ham muốn là sự hội tụ, ánh sáng cứ đi ra.
Nếu bạn quá nghiện của cải, toàn bộ con người bạn hội tụ vào của cải; thế thì bạn chỉ thấy tiền bạc, không cái gì khác. Thậm chí bạn gặp một người, bạn cũng không thấy người đó, bạn chỉ thấy tiền thôi. Nếu người đó nghèo, đơn giản chẳng có dấu vết nào còn lại trong tâm trí bạn; nếu người đó giầu, thế thì dấu vết còn lại. Nếu người ấy rất, rất giầu thế thì bạn nhớ người ấy, thế thì kí ức được hình thành.
Nếu bạn theo đuổi quyền lực và bạn gặp một Hitler, hay một Stalin, một Mao, thế thì bạn đang gặp một con người, nhưng người đó là phụ. Quyền lực... Khi Nixon không còn là tổng thống thêm nữa, bạn sẽ không thể thấy được ông ấy; ông ấy có thể đi ngang qua bạn nhưng ông ấy không còn là người nữa.
Bạn thấy bất kì cái gì bạn ham muốn. Ham muốn của bạn là tầm nhìn của bạn, và ánh sáng của bạn bao giờ cũng hội tụ vào ham muốn của bạn. Khi ánh sáng này biến đổi, được chuyển đổi, đi vào bên trong, có toả sáng. Thế thì bạn được tràn ngập với ánh sáng. Bạn trở thành ngôi nhà có đèn, bạn không còn tối bên trong nữa.
Vào khoảnh khắc chứng ngộ bên trong, có việc vượt ra ngoài hình tướng và trống rỗng: và bỗng nhiên bạn vượt ra ngoài hình tướng và trống rỗng. Thế thì không có gì chỉ là hình tướng và không có gì là trống rỗng - mọi thứ đều tràn đầy với điều thiêng liêng. Mọi thứ đều tràn đầy, tràn ngập với điều thiêng liêng - mọi cây cối, mọi dòng sông, mọi đại dương - đều tràn ngập với điều thiêng liêng. Thế thì Thượng đế ở mọi nơi. Bạn có thể gọi nó là chân lí, hay bất kì cái gì bạn thích gọi, nhưng cái thực thì ở mọi nơi.
Khi bạn là thực, thế giới này là thực; khi bạn đang sống trong ham muốn không thực, bạn tạo ra thế giới hình tướng. Bất kì cái gì bạn đang là cũng đều là thế giới của bạn. Và có nhiều thế giới như có ngần ấy người bởi vì mọi người đều sống trong thế giới của riêng mình, mọi người đều tạo ra thế giới riêng của mình quanh mình. Đó là phóng chiếu và sáng tạo của bạn.
Những thay đổi dường như xuất hiện trong thế giới trống rỗng chúng ta gọi là thực chỉ bởi vì dốt nát của mình.
Những thay đổi dường như xuất hiện trong thế giới trống rỗng chúng ta gọi là thực chỉ bởi vì dốt nát của mình. Bạn nói ai đó là già; bạn gọi cái già này là thực bởi vì bạn không biết cái gì là thực. Nếu không thì chẳng ai là trẻ và chẳng ai là già và chẳng ai là trẻ con. Cái bên trong là vô tuổi, chỉ hình dạng bên ngoài thay đổi.
Quần áo tôi cũ. Bạn sẽ gọi tôi là già bởi vì quần áo tôi cũ sao? Quần áo tôi mới, mác mới, mới lấy từ thợ may. Bạn sẽ gọi tôi là trẻ bởi vì quần áo tôi mới sao? Thân thể chẳng là gì ngoài quần áo. Bạn gọi ai đó là già, và ai đó trẻ, và ai đó là trẻ con bởi vì thân thể sao? Bởi vì hình dạng thay đổi liên tục sao? Những người đã hiểu biết, họ đều nói thực tại là bất động, không chuyển động, nó không thể di chuyển. Quần áo cứ thay đổi mãi.
Ramakrishna chết. Ngay trước khi chết, khi bác sĩ nói, “Bây giờ ông ấy không thể sống được,” vợ của Ramakrishna, Sharda, bắt đầu khóc. Và có những lời cuối cùng của Ramakrishna: ông ấy nói, “Đừng khóc, bởi vì tôi sẽ không chết đâu. Điều các bác sĩ đang nói chỉ áp dụng cho quần áo thôi.”
Ông ấy chết vì ung thư, và Ramakrishna đã nói, “Như tôi biết thì không có ung thư trong tôi. Ung thư chỉ bị cho quần áo. Cho nên nhớ lấy, khi bác sĩ nói rằng tôi chết, đừng tin họ, tin tôi - tôi sẽ sống.”
Và Sharda là quả phụ duy nhất ở Ấn Độ, trong toàn bộ lịch sử Ấn Độ, người không bao giờ trở thành goá bụa - bởi vì quả phụ Ấn Độ, khi chồng họ chết, đều phải thay đổi cách sống, phong cách sống của họ.
Họ không thể dùng quần áo mầu được, bởi vì mầu sắc đã biến mất khỏi cuộc sống họ. Họ không thể dùng đồ trang sức, bởi vì dành cho ai?
Nhưng Sharda vẫn tiếp tục như cũ như khi Ramakrishna vẫn còn sống. Và mọi người nghĩ rằng bà ấy đã phát rồ, và họ sẽ tới và nói, “Bây giờ vứt đồ trang sức đi, nhất là những cái vòng này. Đập chúng đi! Bà là bà goá.”
Và bà ấy sẽ cười to và nói, “Tôi phải tin vào các vị hay tin vào Ramakrishna đây? Bởi vì ông ấy đã nói, ‘Chỉ quần áo mới chết đi, không phải tôi.’ Và tôi đã lấy ông ấy, chứ không phải là quần áo ông ấy. Tôi nên nghe các vị hay tôi nên nghe Ramakrishna?”
Bà ấy đã nghe Ramakrishna và bà ấy vẫn còn có chồng cho tới lúc cuối cùng. Và bà ấy đã sống trong niềm cực lạc thế, bởi vì việc lắng nghe này đã làm biến đổi bà ấy. Bà ấy đã trở nên nhận biết về một sự kiện - rằng thân thể không phải là thực.
Bà ấy tiếp tục cách sống cũ của mình. Điều đó có vẻ gàn, bởi vì trong thế giới này của những người điên nơi mà quần áo được coi là thực, thì ai đó hành xử theo cách mâu thuẫn thế nhất định bị coi là gàn.
Bà ấy vẫn chuẩn bị giường vào mọi đêm và bà ấy sẽ tới buồng của Ramakrishan và nói, “Paramahansadev, này, bây giờ đi ngủ đi chứ” - và chẳng có ai cả! Và bà ấy sẽ chuẩn bị thức ăn, ca hát, hạnh phúc như bà ấy đã từng làm. Thế rồi bà ấy sẽ đi và gọi Ramakrishna, “Này, Paramahansadev, cơm đã xong rồi đấy.”
Bà ấy phải đã biết điều gì đó. Và điều này không chỉ cho một ngày mà cho nhiều năm. Chỉ một thông điệp đơn giản này của Ramakrishna, “Chỉ quần áo là sẽ chết, không phải tôi,” đã biến đổi bà ấy thành người phụ nữ linh thiêng. Bà ấy đã trở thành, theo quyền riêng của mình, người chứng ngộ.
Những thay đổi dường như xuất hiện trong thế giới trống rỗng chúng ta gọi là thực chỉ bởi vì dốt nát của mình.
Đừng tìm kiếm chân lí; chỉ dừng việc ôm giữ ý kiến.
Đây là câu mật chú beeja, một thông điệp rất, rất sâu sắc:
Đừng tìm kiếm chân lí; chỉ dừng việc ôm giữ ý kiến.
Làm sao bạn có thể tìm kiếm được chân lí? Bạn là không thật! Làm sao bạn cứ đi tìm điều thiêng liêng? Làm sao bạn có thể tìm kiếm được chân lí? Làm sao bạn có thể tìm kiếm được? Bạn sẽ làm gì? Nhiều nhất thì tâm trí bạn sẽ chơi trò láu cá. Nhiều nhất thì bạn sẽ phóng chiếu chân lí, bạn sẽ tưởng tượng ra chân lí, bạn sẽ mơ chân lí. Đó là lí do tại sao người Hindu thấy Krishna khi họ đạt tới chân lí, và người Ki tô giáo thấy Jesus khi họ đạt tới chân lí.
Nhưng chân lí chẳng là người Hindu cũng không người Ki tô giáo, chân lí không là Krishna cũng không là Christ. Đây là các hình dạng, quần áo! Và nếu quần áo vẫn tới, điều đó chỉ ra rằng bạn còn tràn đầy với các ý kiến - Ki tô giáo, Hindu giáo - và bạn đang phóng chiếu.
Tăng Xán nói, “Đừng tìm kiếm chân lí...”
Bạn không thể tìm kiếm được. Làm sao bạn có thể tìm được? Bạn không sẵn sàng, bởi vì tâm trí có đó. Ai sẽ tìm kiếm? Tất cả việc tìm kiếm đều thuộc vào tâm trí, mọi việc tìm kiếm đều bắt nguồn từ tâm trí. Tâm thức chưa bao giờ tìm, chưa bao giờ kiếm; tâm thức đơn giản hiện hữu. Nó là bản thể, nó không phải là ham muốn.
Tìm kiếm là ham muốn. Bạn tìm kiếm trong thế giới của cải, quyền lực, danh vọng, và bạn thất bại. Bây giờ bạn tìm kiếm Thượng đế và chân lí, nhưng bạn vẫn còn như cũ. Chẳng cái gì thay đổi cả, chỉ từ ngữ thay đổi. Trước kia nó là ‘quyền lực’, bây giờ nó là ‘Thượng đế’ - nhưng bạn vẫn còn là người tìm kiếm cũ.
Chân lí không thể được tìm kiếm. Ngược lại, khi tất cả mọi việc tìm kiếm đều dừng lại thì chân lí gõ cửa nhà bạn, khi người tìm kiếm không còn nữa thì chân lí tới bạn. Khi bạn chấm dứt tất cả các ham muốn, khi bạn không có động cơ nào để đi đâu cả, bỗng nhiên bạn thấy mình được sáng tỏ. Bỗng nhiên bạn thấy bạn chính là ngôi đền mà mình tìm kiếm. Bỗng nhiên bạn nhận ra mình là Krishna, mình là Jesus. Không linh ảnh nào tới với bạn cả - bạn là ngọn nguồn của tất cả, bạn là chính thực tại.
Đừng tìm kiếm chân lí; chỉ dừng việc ôm giữ ý kiến.
Đừng ôm giữ ý kiến nào - Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Jaina giáo - đừng ôm giữ ý kiến nào. Đừng mang kinh sách, nếu không bạn có thể trở thành con người của tri thức nhưng bạn sẽ không bao giờ là người trí huệ cả. Bạn có thể trở nên tràn đầy với nhiều tri thức và thông tin, nhưng mọi thứ sẽ là vay mượn và chết. Ý kiến không phải là chân lí, không thể là chân lí được. Ý kiến là từ tâm trí còn chân lí lại không từ tâm trí - chân lí xảy ra khi tâm trí không còn đó nữa. Ý kiến là cái đã biết, chân lí là cái chưa biết. Khi cái biết dừng lại, cái chưa biết tới với bạn. Khi không có cái biết bao quanh, cái chưa biết có đấy.
Với tâm trí bạn không thể đạt tới. Đó là điều duy nhất cần phải bị từ bỏ: tâm trí, ý kiến, Ki tô giáo, Hindu giáo, Gita, Kinh Thánh, Koran. Bạn không thể mang được tri thức, bởi vì tri thức thuộc về tâm trí, không thuộc về tâm thức.
Nhìn vào khác biệt đi. Tôi đã bảo bạn tâm thức giống như tấm gương: bất kì cái gì tới trước nó, nó đều phản xạ mà không có định kiến gì. Tâm trí sẽ không nói, “Người phụ nữ này đẹp, mình muốn phản xạ cô ấy. Còn người phụ nữ này mình không thích; mình không định phản xạ cô ấy, cô ấy xấu.” Không, gương không có ý kiến gì. Gương đơn giản phản xạ - đấy là bản tính của nó.
Nhưng thế rồi lại có phim ảnh. Nó cũng là gương nhưng nó chỉ soi gương một lần, thế rồi nó bám lấy sự phản xạ này. Phim ảnh được che kín sau máy ảnh cũng là gương, nhưng chỉ một lần thôi. Tâm trí giống như phim ảnh vậy: nó phản xạ, thế rồi nó bám lấy việc phản xạ này; thế thì nó mang thông tin chết; thế thì nó bao giờ cũng mang cùng một thông tin.
Tấm gương phản xạ rồi nó lại trống rỗng... lần nữa nó lại sẵn sàng để đón nhận. Tấm gương bao giờ cũng tươi tắn để đón nhận bởi vì nó không bao giờ níu bám. Tấm gương không có ý kiến gì. Tâm trí có ý kiến, ý kiến và ý kiến, và qua bức tường ý kiến dầy đặc này mà bạn sẽ chẳng bao giờ có khả năng đạt tới chân lí.
Chân lí có đó. Nó không phải là lí thuyết, nó là thực tại - nó phải được kinh nghiệm. Bạn không thể nghĩ về nó, bạn không thể triết lí về nó. Bạn càng triết lí nhiều, bạn càng lỡ nhiều. Tội nhân có thể đôi khi có thoáng nhìn, nhưng tiến sĩ triết học thì chẳng bao giờ.
Tăng Xán nói:
Đừng tìm kiếm chân lí; chỉ dừng việc ôm giữ ý kiến.
Đừng còn trong trạng thái nhị nguyên; cẩn thận tránh việc theo đuổi như vậy. Nếu có dấu vết của điều này điều nọ, cái phải và cái trái, thì bản chất tâm trí sẽ bị mất trong lẫn lộn.
Thật khó... Bạn thậm chí có thể hiểu việc vứt bỏ thông tin, nhưng sâu hơn, sâu hơn thông tin thông thường, là ý thức về cái tốt và cái xấu. Bạn có thể nghĩ, “Cũng được, mình không còn là người Ki tô giáo, không còn là người Hindu giáo.” Nhưng đạo đức, cái tốt và cái xấu ư...? Bạn có cho rằng đạo đức không phải là người Ki tô giáo và người Hindu giáo không?
Đạo đức là nhân văn; thậm chí người vô thần cũng vẫn còn là người đạo đức. Người ấy không thuộc vào bất kì tôn giáo nào nhưng người ấy cũng nghĩ dưới dạng tốt và xấu - và đây là một trong những vấn đề sâu sắc nhất mà người tìm kiếm phải giải quyết. Người tìm kiếm đích thực phải vứt bỏ tất cả mọi khái niệm, tốt và xấu.
Tôi đã từng nghe:
Vài người du hành trong một chiếc thuyền nhỏ. Bỗng nhiên đại dương nổi cơn điên dại và dường như là bây giờ con thuyền sắp chìm vào bất kì lúc nào. Mọi người đều quì xuống và bắt đầu cầu nguyện.
Trên thuyền có một vị thánh nổi tiếng, và cũng có một kẻ tội lỗi nổi tiếng. Tội nhân này cũng quì xuống và nói, “Lạy Trời! Xin cứu chúng con!”
Thánh nhân lại gần anh ta và nói, “Đừng có nói to thế. Nếu ngài mà biết về anh, rằng anh cũng ở đây, thế thì chẳng ai trong chúng ta được cứu cả. Thế thì tất cả chúng ta sẽ chết đuối. Đừng nói to thế!”
Nhưng liệu thánh nhân còn có thể là thánh nhân không nếu ông ấy có thể thấy tội nhân trong ai đó? Thánh nhân có thể là thánh nhân đích thực, chân thực nếu ông ấy nghĩ rằng người khác là tội nhân không? Ông ấy có thể là nhà đạo đức lớn, nhưng ông ấy níu bám lấy cái tốt và vẫn còn kết án người khác.
Người tôn giáo không kết án; người đó đơn giản chấp nhận. Người tôn giáo khiêm tốn đến mức làm sao người ấy lại có thể nói được, “Ta là thánh nhân và các anh là tội nhân sao?' Người tôn giáo đơn giản vứt bỏ tất cả các phân loại về tốt và xấu.
Tăng Xán nói:
Đừng còn trong trạng thái nhị nguyên; cẩn thận tránh việc theo đuổi như vậy. Nếu có dấu vết của điều này điều nọ, cái phải và cái trái, thì bản chất tâm trí sẽ bị mất trong lẫn lộn.
Và nghĩ mà xem, bạn biết điều đó qua kinh nghiệm nữa... Nếu bạn nghĩ quá nhiều về việc tốt, bạn sẽ làm gì? - cái xấu sẽ vẫn còn đấy, bạn sẽ kìm nén nó. Trên bề mặt bạn sẽ trở nên lịch sự; sâu bên dưới sẽ có hỗn loạn. Trên bề mặt bạn sẽ là thánh nhân; ẩn sâu bên trong sẽ là tội nhân.
Và cùng điều ấy cũng xảy ra cho tội nhân: trên bề mặt người ấy là tội nhân sâu bên trong người ấy lại khao khát sự thánh thiện. Người ấy cũng nghĩ, “Điều này là xấu, mình định vứt bỏ nó đi.” Người ấy cũng cố gắng để phô trương rằng mình không phải là tội nhân.
Cả hai vẫn còn phân chia. Sự khác nhau không phải ở chỗ phân chia, sự khác nhau chỉ ở điều gì trên bề mặt và điều gì ẩn kín.
Thánh nhân mơ về tội lỗi; ông ta mơ về mọi điều xấu mà ông ta đã kìm nén. Một hiện tượng lạ là nếu bạn nhìn vào các mơ đó của thánh nhân, bạn bao giờ cũng tìm thấy họ như tội nhân, và nếu bạn nhìn vào mơ của tội nhân bạn bao giờ cũng thấy họ như thánh nhân.
Tội nhân bao giờ cũng mơ là thánh nhân và thánh nhân bao giờ cũng mơ trở thành tội nhân, bởi vì cái bị kìm nén trở lại trong mơ, vô thức để lộ nó ra trong mơ - nhưng phân chia vẫn còn, và nếu bạn bị phân chia thì bạn không thể nào rơi được về cội nguồn.
Điều ấy cũng giống như thế này: có một cái cây, một cây lớn với hàng triệu cành. Các cành đều bị phân chia. Nếu bạn bám vào cành làm sao bạn có thể đi về gốc được? Bạn càng đi sâu hơn thì sẽ càng ít cành hơn có đó; bạn càng đi thấp hơn, tính nhiều cành càng biến đi và bạn đi tới một thân không phân chia - tất cả mọi cành đều trong nó, nhưng bản thân nó không bị phân chia. Mọi thứ đều bắt nguồn từ nó, cái nhiều bắt nguồn từ cái một, nhưng cái một vẫn còn là một. Và bạn phải rơi về cái một đó. Và đó là gốc rễ, ngọn nguồn.
Mặc dầu tất cả các nhị nguyên đều tới từ cái Một, đừng bị gắn bó ngay cả với cái Một này.
... Mặc dầu tất cả các nhị nguyên đều tới từ cái Một, đừng bị gắn bó ngay cả với cái Một này... Đừng làm điều này thành lí thuyết và bị gắn bó vào nó và bắt đầu tranh đấu nếu ai đó nói, “Không!” Đây là cách thức điều đó đã xảy ra ở Ấn Độ.
Có một trong các trường phái bất nhị, Shankara và trường phái của ông ấy. Ông ấy cứ tranh cãi và tranh đấu và tạo ra bằng chứng và triết lí rằng chỉ cái một là tồn tại, cái bất nhị. Nếu ai đó nói cái nhị nguyên tồn tại ông ấy sẵn sàng tranh luận. Và người nhị nguyên cứ nói mãi, “Làm sao cái một có thể tồn tại được? Cái một không thể tồn tại, bởi vì cái khác là cần tới để cho cái một tồn tại.”
Bạn có thể tạo ra số học từ một chữ số được không? Mười chữ số thì không cần nhưng hai thì phải cần. Einstein đã làm việc về điều đó và ông ấy đã cố gắng để dùng chỉ hai chữ số trong số học, một và hai: một, hai, thế rồi đến mười, mười một, mười hai, thế rồi đến hai mươi. Nó cứ tiếp diễn theo cách này, nhưng nó sẽ có tác dụng; không cần đến chín hay mười chữ số - nhưng bạn không thể làm việc với chỉ một chữ số.
Những người nhị nguyên nói rằng sự tồn tại là không thể có được với một; thậm chí dòng sông cũng cần tới hai bờ để mà chảy. Đàn ông và đàn bà là cần tới để cho sinh thành ra trẻ con; sống và chết là hai bờ cho cuộc sống tuôn chảy ở giữa. Một sẽ đơn điệu thế - làm sao cuộc sống có thể bắt nguồn từ cái một? Họ cứ nói “hai”. Và những người nói “một”, bất nhị, họ cứ tranh đấu với những người nhị nguyên.
Tăng Xán nói nếu bạn đã thực sự hiểu rằng mọi thứ đều bắt nguồn từ cái một, thế thì đừng níu bám ngay cả vào điều này, bởi vì việc níu bám chỉ ra rằng bạn ủng hộ cái gì đó và chống lại cái gì đó. Nếu bạn nói, “Tôi là người bất nhị,” bạn đã làm mất vấn đề - bởi vì nếu chỉ có một, làm sao bạn có thể là người nhị nguyên hay bất nhị? Và bạn ngụ ý gì bởi bất nhị? Nếu không có nhị nguyên, bạn ngụ ý gì bởi bất nhị? Giữ im lặng thôi!
Một người thực sự bất nhị không thể khẳng định. Người ấy không thể nói, “Tôi tin vào điều này,” bởi vì niềm tin bao giờ cũng kéo theo cái đối lập. Nếu tôi nói, “Tôi tin vào điều này,” thế thì điều được suy ra rằng tôi không tin vào điều đó. Thế thì cái hai được tạo ra.
Tăng Xán nói - ông ấy thực sự là người bất nhị - ông ấy nói:
Mặc dầu tất cả các nhị nguyên đều tới từ cái Một, đừng bị gắn bó ngay cả với cái Một này.
Khi tâm trí tồn tại không bị xáo động trong Đạo, chẳng cái gì trong thế giới này có thể làm mất lòng, và khi một điều không còn làm mất lòng nữa, nó dừng tồn tại theo cách cũ.
Điều này rất hay, nhớ lấy nó.
Khi tâm trí tồn tại không bị xáo động trong Đạo, chẳng cái gì trong thế giới này có thể làm mất
lòng, và khi một điều không còn làm mất lòng nữa, nó dừng tồn tại theo cách cũ.
Ai đó xúc phạm bạn. Nếu bạn thực sự tồn tại không bị rối loạn, bạn không thể bị xúc phạm; người ấy có thể cố gắng, nhưng bạn không thể bị xúc phạm. Người ấy có thể làm mọi thứ để xúc phạm, nhưng bạn sẽ không nhận sự xúc phạm ấy. Và chừng nào mà bạn không nhận nó thì người ấy thất bại.
Chuyện đã xảy ra:
Một nhà phân tâm định đi dạo buổi sáng với bạn mình. Một người vốn là bệnh nhân của nhà phân tâm này, một người khùng, chạy tới và đâm sầm vào lưng nhà phân tâm. Nhà phân tâm loạng choạng, ngã phịch xuống đất và người kia chạy mất. Ông này thu hết sức mình và lại bắt đầu việc đi dạo.
Người bạn lấy làm ngạc nhiên. Người đó nói, “Anh không làm cái gì sao? Phải làm cái gì đi chứ, đấy là việc phải làm! Người này là người điên!”
Nhà phân tâm nói, “Đây là vấn đề của anh ta.”
Ông ta phải, bởi vì: “Cái đâm này là vấn đề của anh ta, không phải của tôi. Sao tôi lại bị rối loạn?” Ông ấy phải, bởi vì nếu ai đó giận dữ thì đấy là việc của người ấy; nếu người ấy xúc phạm thì đấy là vấn đề của người ấy. Nếu bạn bị rối loạn, thì bạn bị rối loạn. Nhưng ngay lập tức bạn bị rối loạn - điều đó có nghĩa là giận dữ và xúc phạm của người ấy chỉ là một cái cớ. Bạn đã sôi sùng sục bên trong rồi, chỉ đợi cái cớ nào đó để bùng ra thôi.
Tăng Xán nói: Khi tâm trí tồn tại không bị rối loạn... và khi bạn rơi về cội nguồn thì đấy là không bị rối loạn... trong Đạo, chẳng cái gì trong thế giới này có thể làm mất lòng, và khi một điều không còn làm mất lòng nữa, nó dừng tồn tại theo cách cũ...Và phẩm chất thay đổi theo thái độ. Nếu ai đó xúc phạm bạn, điều đó có vẻ giống như xúc phạm bởi vì bạn nhận lấy xúc phạm. Nếu bạn không nhận lấy xúc phạm, điều đó sẽ không giống như xúc phạm. Làm sao nó có thể giống như xúc phạm nếu bạn không bị xúc phạm?
Ai đó giận dữ - bạn cảm thấy điều đó như sự giận dữ bởi vì bạn nhận lấy việc bị rối loạn. Nếu bạn không bị rối loạn, bạn không thể cảm thấy nó là giận dữ. Phẩm chất thay đổi bởi vì cách diễn giải của bạn thay đổi, bởi vì bạn khác đi. Ai đó ghét bạn - bạn cảm thấy điều đó như việc ghét bỏ, bởi vì bạn bị rối loạn. Nếu bạn không bị rối loạn và ai đó ghét bạn, bạn có gọi điều đó là ghét không? Làm sao bạn có thể gọi điều đó là ghét được? Cái tên cũ chẳng có tác dụng; tâm trí cũ không có đó.
Bạn thậm chí cảm thấy từ bi, bạn có thể cảm thấy thương hại. Bạn có thể cảm thấy, “Điều gì đã xảy ra cho con người này nhỉ? Anh ta khổ sở làm sao, mà chẳng cần thiết, và chẳng kết quả gì!” Bạn thậm chí có thể giúp đỡ cho người này thoát ra khỏi điều đó, bởi vì khi ai đó giận dữ, người ấy đang đầu độc chính thân thể mình, đầu độc con người mình - anh ta ốm yếu. Bạn sẽ giúp cho anh ta thoát ra khỏi điều đó. Nếu ai đó bị ung thư, bạn không bắt đầu tranh đấu với anh ta. Bạn giúp đỡ anh ta, bạn phục vụ anh ta, bạn đưa anh ta tới bệnh viện.
Với vị phật - với một người như Tăng Xán - khi bạn giận dữ, tâm trí bạn bị ung thư; từ bi là cần thiết, bạn cần nhiều giúp đỡ. Và nếu thế giới này trở nên được chứng ngộ thêm chút ít, bất kì khi nào bất kì ai giận dữ, cả gia đình, bạn bè, tất cả họ sẽ đưa người này vào bệnh viện. Người ấy cần đưa đi bệnh viện... Thật là ngu xuẩn mà đi tranh đấu với người ấy và giận người ấy. Điều đó hoàn toàn ngu xuẩn và ngớ ngẩn bởi vì người ấy đã ốm yếu, còn tất cả các bạn thì chống lại người ấy - làm sao bạn sẽ giúp đỡ được?
Với ốm yếu thể chất, chúng ta có từ bi, với ốm yếu tinh thần, chúng ta lại không có từ bi - bởi vì nếu ai đó ốm thể chất chúng ta không coi đó như việc xúc phạm mình. Khi ai đó ốm yếu về tinh thần, chúng ta coi người đó là ốm yếu về tinh thần bởi vì chúng ta. Bởi vì chúng ta cũng ốm yếu, do đó mới có thái độ này.
Một khi bạn không bị rối loạn thì mọi thứ thay đổi, bởi vì thái độ của bạn thay đổi. Bạn khác, toàn bộ thế giới cũng khác - nó dừng tồn tại theo cách cũ.
Khi không có các ý nghĩ phân biệt nẩy sinh, tâm trí cũ dừng tồn tại.
Phân biệt - cái này tốt, cái kia xấu, cái này tôi thích, cái kia tôi không thích - phân biệt này là rất cơ bản của tâm trí. Nếu phân biệt này biến mất, tâm trí rơi vào trong vực thẳm. Bạn sẽ đạt tới cội nguồn của mình. Và cội nguồn đó mang tất cả mọi ý nghĩa, tất cả mọi cực lạc, tất cả mọi ân huệ.
Nhận xét
Đăng nhận xét