Chương 1. Đạo lớn không khó...
Chương 1. Đạo lớn không khó...
Đạo Lớn không khó cho những người không ưa thích.
Khi yêu và ghét cả hai đều vắng bóng, mọi sự trở thành rõ ràng và không dối trá.
Tạo phân biệt nhỏ nhất, đất trời phân chia.
Nếu ông muốn thấy chân lí đừng giữ ý kiến ủng hộ hay chống đối.
Tranh đấu cho điều người ta thích và điều người ta không thích là bệnh của tâm trí.
Chúng ta sẽ đi vào thế giới đẹp của vô trí của thiền sư. Tăng Xán* là vị tổ thứ ba của Thiền tông. Người ta chẳng biết gì nhiều về ông ấy - điều này thì cũng như là nó phải vậy thôi, bởi vì sách vở lịch sử chỉ mang tính bạo hành. Lịch sử không ghi lại im lặng - nó không thể ghi được điều đó. Tất cả mọi sách vở đều về rối loạn. Bất kì khi nào một ai đó trở nên thực sự im lặng, người đó biến mất khỏi mọi sách vở, người ấy không còn là một phần của cái điên khùng của chúng ta nữa. Cho nên sự việc này là như nó đáng phải thế.
Tăng Xán vẫn còn là sư lang thang trong cả đời. Ông ấy chưa bao giờ ở lại bất kì đâu; ông ấy bao giờ cũng dời chỗ, đi, di chuyển. Ông ấy là dòng sông; ông ấy không phải là cái ao, tù đọng. Ông ấy là chuyển động thường hằng. Đó là ý nghĩa của người lang thang của Phật: không chỉ lang thang trong thế giới bên ngoài mà cả trong thế giới bên trong, họ cũng vô gia cư - bởi vì bất kì khi nào bạn làm nhà, bạn đều trở nên gắn bó với nó. Họ phải vẫn không bắt rễ; không nhà cho họ ngoại trừ toàn bộ vũ trụ này.
Thậm chí khi Tăng Xán đã được thừa nhận là chứng ngộ, ông ấy vẫn tiếp tục cách ăn xin cũ của mình. Và chẳng có gì đặc biệt về ông ấy cả. Ông ấy là một người bình thường, con người của Đạo.
Một điều tôi muốn nói, và bạn phải ghi nhớ điều đó: Thiền là lai ghép. Và cũng như hoa đẹp hơn có thể được sinh ra từ lai ghép, và trẻ con đẹp hơn có thể được sinh ra từ lai phối, cùng điều đó cũng xảy ra với Thiền.
Thiền là lai ghép giữa tư tưởng của Phật và tư tưởng của Lão Tử. Đó là cuộc hội ngộ lớn, lớn nhất đã từng xảy ra. Đó là lí do tại sao Thiền đẹp hơn tư tưởng của Phật và đẹp hơn tư tưởng của Lão Tử. Đó là việc nở hoa hiếm hoi của những đỉnh cao nhất và là hội ngộ của những đỉnh cao nhất đó. Thiền không phải là Phật giáo, không phải là Đạo giáo, nhưng nó đem cả hai bên trong mình.
Ấn Độ có chút ít quá nghiêm chỉnh về tôn giáo - quá khứ dài, gánh nặng lâu dài đè lên tâm trí của Ấn Độ, và tôn giáo đã trở thành nghiêm chỉnh. Lão Tử vẫn còn là trò cười - Lão Tử nổi tiếng là ông già ngu. Ông ấy không nghiêm chỉnh chút nào; bạn không thể tìm được người không nghiêm chỉnh hơn thế.
Thế rồi tư tưởng của Phật và tư tưởng của Lão Tử gặp nhau, Ấn Độ và Trung quốc gặp nhau, và Thiền được sinh ra. Và Tăng Xán này ở ngay gần cội nguồn nguyên thuỷ khi Thiền mới từ bụng mẹ sinh ra. Ông ấy mang điều nền tảng.
Tiểu sử của ông ấy không liên quan chút nào, bởi vì bất kì khi nào một người trở nên chứng ngộ, người ấy đều không có tiểu sử. Người ấy không còn hình dạng nữa, cho nên khi nào người ấy sinh ra, khi nào người ấy chết đi, đều là những sự kiện không liên quan. Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ bận tâm về tiểu sử, về các sự kiện lịch sử. Nỗi ám ảnh đó chưa bao giờ tồn tại ở đây. Nỗi ám ảnh đó bây giờ đã tới từ phương Tây; thế thì mọi người trở nên quan tâm nhiều tới những điều không liên quan. Khi nào Tăng Xán được sinh ra, điều ấy có tạo ra khác biệt gì đâu - năm này hay năm nọ? Khi nào ông ấy chết, điều đó quan trọng gì?
Tăng Xán là quan trọng, không phải việc vào thế giới này và vào thân thể, không phải ở chỗ khởi hành của ông ấy. Việc tới và việc đi là không liên quan. Điều liên quan duy nhất là trong bản thể.
Và đây là những lời Tăng Xán đã thốt ra. Nhớ lấy, chúng không phải là lời, bởi vì chúng bắt nguồn từ tâm trí đã vượt ra ngoài lời. Chúng không phải là suy xét, chúng là kinh nghiệm đích thực. Bất kì cái gì ông ấy nói, ông ấy đều biết.
Ông ấy không phải là con người của tri thức, ông ấy là con người trí huệ. Ông ấy đã xuyên thấu vào bí ẩn, và bất kì cái gì ông ấy đem tới cũng đều rất quan trọng. Nó có thể làm biến đổi bạn hoàn toàn, toàn bộ. Nếu bạn lắng nghe ông ấy, chính việc lắng nghe có thể trở thành biến đổi, bởi vì bất kì cái gì ông ấy nói cũng đều là vàng ròng.
Nhưng thế thì đấy lại là khó khăn nữa, bởi vì khoảng cách rất, rất lớn giữa bạn và ông ấy: bạn là tâm trí còn ông ấy là vô trí. Cho dù ông ấy có dùng lời, ông ấy nói điều gì đó trong im lặng; còn bạn, cho dù bạn im lặng, bạn vẫn cứ huyên thuyên bên trong.
Chuyện đã xảy ra:
Có một vụ án buộc tội Mulla Nasruddin tại toà. Toà án không thể chứng minh được nhiều. Anh ta bị buộc tội đa thê, có nhiều vợ. Mọi người đều biết về điều đó, nhưng không ai có thể chứng minh được điều đó.
Luật sư nói với Nasruddin, “Anh im đi, có thế thôi. Nếu anh thốt ra chỉ một lời, anh sẽ bị bắt. Cho nên anh đơn giản yên tĩnh và tôi sẽ lo sự vụ cho.”
Mulla Nasruddin im lặng - sâu bên dưới sôi sùng sục, rối loạn, muốn bùng ra nhiều lần, nhưng bằng cách nào đó anh ta vẫn xoay xở và kiểm soát bản thân mình. Bên ngoài anh ta trông có vẻ giống vị phật, bên trong thì là người điên. Toà án không thể tìm thấy bất kì điều gì chống lại anh ta. Quan toà, mặc dầu ông ta biết rằng người này có nhiều vợ trong thành phố, nhưng không có bằng chứng, ông ta có thể làm được gì? Cho nên quan toà phải thả anh ta ra.
Ông ta nói, “Mulla Nasruddin, anh được thả. Bây giờ anh có thể về nhà.”
Mulla Nasruddin nhìn một cách phân vân và nói, “Ê - thưa quí ông ấy, nhà nào?” Anh ta có nhiều nhà bởi vì anh ta có nhiều vợ trong thành phố.
Chỉ một lời từ bạn cũng đủ phơi bầy toàn bộ tâm trí bên trong; chỉ một lời và toàn bộ con người bạn bị lộ ra. Thậm chí chẳng cần tới một lời; chỉ một cử chỉ và tâm trí huyên thuyên của bạn sẽ có đó. Cho dù bạn im lặng, im lặng của bạn sẽ không tiết lộ cái gì khác hơn là con khỉ huyên thuyên bên trong.
Khi Tăng Xán nói, ông ấy nói một cách toàn bộ trên bình diện khác. Ông ấy không quan tâm tới việc nói; ông ấy không quan tâm tới việc ảnh hưởng tới bất kì ai; ông ấy không cố gắng thuyết phục bạn về lí thuyết hay triết lí hay một ‘giáo’ nào đó. Không, khi ông ấy nói, im lặng của ông ấy nở hoa. Khi ông ấy nói, ông ấy đang nói về cái ông ấy nhận biết và muốn chia sẻ với bạn. Điều đó không phải để thuyết phục bạn, nhớ lấy - đấy chỉ là để chia sẻ với bạn. Và nếu bạn có thể hiểu chỉ một lời của ông ấy, bạn sẽ cảm thấy im lặng cực kì đang thoát ra từ bên trong bạn.
Nghe ở đây... Chúng ta sẽ nói về Tăng Xán và lời của ông ấy. Nếu bạn lắng nghe một cách chăm chú, bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy việc bay ra của im lặng bên trong bạn. Những lời này mang tính nguyên tử, chúng tràn đầy năng lượng. Bất kì khi nào một người đã chứng ngộ nói điều gì đó, lời này là hạt mầm và trong hàng triệu năm lời này sẽ vẫn còn là hạt mầm và sẽ tìm tới trái tim.
Nếu bạn sẵn sàng, sẵn sàng để trở thành mảnh đất, thế thì những lời này, những lời cực kì mạnh mẽ này của Tăng Xán - chúng vẫn sống động, chúng là hạt mầm - chúng sẽ đi vào trong trái tim bạn nếu bạn cho phép và bạn sẽ khác hoàn toàn qua chúng.
Đừng lắng nghe chúng từ tâm trí, bởi vì ý nghĩa của chúng không phải là của tâm trí; tâm trí hoàn toàn bất lực để hiểu chúng. Chúng không tới từ tâm trí, chúng không thể được hiểu bằng tâm trí. Chúng tới từ vô trí. Chúng có thể được hiểu chỉ bởi trạng thái vô trí.
Cho nên khi lắng nghe ở đây đừng cố gắng diễn giải. Đừng lắng nghe lời mà nghe lỗ hổng giữa các dòng, không nghe điều ông ấy nói mà nghe điều ông ấy ngụ ý - ý nghĩa. Để ý nghĩa đó thoang thoảng quanh bạn giống như hương thơm. Một cách im lặng nó sẽ đi vào bạn; bạn sẽ trở nên được thụ thai. Nhưng chớ diễn giải. Đừng nói, “Ông ấy ngụ ý điều này hay điều nọ,” bởi vì diễn giải đó sẽ là của bạn.
Một lần chuyện đã xảy ra:
Mulla Nasruddin trở về nhà, say khướt cò bợ, vào những giờ rạng sáng. Khi anh ta đi qua khu nghĩa địa anh ta nhìn vào tấm biển báo. Trên đó có viết những dòng chữ lớn, chữ hoa: Rung chuông báo người trông nom - và đó là điều anh ta làm.
Tất nhiên, sáng sớm thế thì người trông nom bị quấy rầy. Ông ta bước ra, càu nhàu, giận dữ, và khi ông ta nhìn vào Nasruddin, say bí tỉ, ông ta càng trở nên giận dữ hơn.
Ông ta hỏi, “Sao? Sao anh lại rung chuông? Sao anh lại rung chuông tôi? Có vấn đề gì? Anh muốn gì?”
Nasruddin nhìn ông ta đến một phút, im lặng, rồi nhìn vào tấm biển và nói, “Tôi muốn biết, sao tự ông không thể rung cái chuông quái quỉ này?”
Tấm biển viết là: rung chuông báo người trông nom. Bây giờ diễn giải nó thế nào? Điều đó tuỳ thuộc vào bạn.
Đừng diễn giải - lắng nghe thôi. Và khi bạn diễn giải, bạn không thể lắng nghe được, bởi vì tâm trí không thể làm hai điều đối lập đồng thời. Nếu bạn bắt đầu nghĩ, việc nghe dừng lại. Lắng nghe như bạn nghe nhạc - phẩm chất khác của việc lắng nghe bởi vì bạn không diễn giải. Không có ý nghĩa trong âm thanh.
Đây cũng là âm nhạc. Tăng Xán này là nhạc sĩ, không phải triết gia. Tăng Xán này không nói ra lời, ông ấy đang nói nhiều hơn - nhiều hơn lời. Chúng có ý nghĩa nhưng chúng không có nghĩa nào. Chúng giống như âm thanh âm nhạc.
Bạn đi và ngồi gần thác nước. Bạn lắng nghe nó, nhưng bạn có diễn giải thác nước nói gì không? Nó chẳng nói gì cả... mà nó vẫn nói đấy. Nó nói nhiều, nhiều điều không thể được nói ra.
Bạn làm gì khi ở gần thác nước? Bạn lắng nghe, bạn trở nên im lặng và yên tĩnh, bạn hấp thu. Bạn cho phép thác nước đi sâu hơn và sâu hơn vào bên trong bạn. Thế thì mọi thứ trở thành yên tĩnh và im lặng bên trong. Bạn trở thành ngôi đền - cái chưa biết đi vào qua thác nước.
Bạn làm gì khi bạn lắng nghe tiếng chim hót, hay tiếng gió xào xạc qua cây cối, hay tiếng lá khô bị gió cuốn đi? Bạn làm gì? Bạn đơn giản lắng nghe.
Tăng Xán này không phải là triết gia, ông ấy không phải là nhà thượng đế học, ông ấy không phải là tu sĩ. Ông ấy không muốn bán bất kì ý tưởng nào cho bạn, ông ấy không quan tâm tới tư tưởng. Ông ấy không có đó để thuyết phục bạn, ông ấy đơn giản nở hoa. Ông ấy là thác nước, hay ông ấy là làn gió thổi qua cây cối, hay ông ấy chỉ là tiếng hót của chim chóc - không nghĩa gì nhưng lại rất nhiều ý nghĩa. Bạn phải hấp thu ý nghĩa đó, chỉ thế thì bạn mới sẽ có khả năng hiểu được.
Cho nên lắng nghe, nhưng đừng nghĩ. Và thế thì nhiều điều có thể xảy ra bên trong bạn, bởi vì tôi bảo bạn: con người này - Tăng Xán này, người mà người ta chẳng biết gì nhiều về ông ấy cả - ông ấy là con người của quyền năng, người đã đi tới hiểu biết. Và khi ông ấy nói điều gì đó, ông ấy mang cái gì đó của cái chưa biết cho thế giới của cái đã biết. Với ông ấy điều thiêng liêng đi vào, tia sáng chiếu vào bóng tối của tâm trí bạn.
Trước khi chúng ta đi vào lời ông ấy, nhớ ý nghĩa của lời này, chứ không phải là nghĩa; âm nhạc, giai điệu, chứ không phải nghĩa; âm thanh của tâm trí vô âm của ông ấy, trái tim ông ấy, không phải là suy nghĩ của ông ấy. Bạn phải lắng nghe bản thể ông ấy, thác nước.
Làm sao lắng nghe đây? Chỉ phải im lặng thôi. Đừng đem tâm trí bạn vào. Đừng bắt đầu nghĩ, “Ông ấy đang nói gì nhỉ?” Chỉ lắng nghe mà không quyết định cách này cách nọ, không nói liệu ông ấy phải hay trái, liệu bạn bị thuyết phục hay không. Ông ấy không bận tâm về việc thuyết phục bạn, bạn cũng không cần phải bận tâm về điều đó. Bạn đơn giản lắng nghe và sung sướng. Những người như vậy, như Tăng Xán, đều đem tới vui vẻ, họ là hiện tượng tự nhiên.
Một tảng đá đẹp - bạn làm gì với nó? Bạn vui sướng với nó. Bạn chạm, bạn đi quanh nó, bạn cảm thấy nó, rêu trên nó. Bạn làm gì với đám mây bay ngang trời? Bạn nhảy múa trên đất, bạn nhìn vào chúng, hay bạn chỉ yên tĩnh và nằm dài trên đất và nhìn vào chúng và để chúng bồng bềnh. Và chúng tràn đầy bạn. Không chỉ bầu trời bên ngoài - dần dần, bạn càng trở nên im lặng hơn, chúng lại càng tràn ngập bầu trời bên trong của bạn nữa. Bỗng nhiên bạn không có đó, chỉ đám mây là bay đi, bay lại. Phân chia bị vứt bỏ, biên giới không còn đó nữa. Bạn trở thành bầu trời và bầu trời trở thành bạn.
Coi Tăng Xán như hiện tượng tự nhiên đi. Ông ấy không phải là người. Ông ấy là Thượng đế, ông ấy là Đạo, ông ấy là vị phật.
Trước khi chúng ta cố gắng đi vào trong ý nghĩa của ông ấy, đôi điều cần phải được hiểu. Chúng sẽ cho bạn cú đẩy.
Tâm trí là bệnh tật. Đây là chân lí cơ bản mà phương Đông đã phát hiện ra. Phương Tây nói tâm trí có thể trở nên ốm yếu, có thể thành mạnh khoẻ. Tâm lí học phương Tây phụ thuộc vào điều này: tâm trí có thể mạnh khoẻ hay ốm yếu. Nhưng phương Đông nói tâm trí nhiều nhất cũng chỉ là bệnh tật, nó không thể khoẻ mạnh được. Không nhà tâm thần nào có ích cả; nhiều nhất bạn có thể làm nó ốm yếu thông thường.
Cho nên có hai kiểu ốm yếu của tâm trí: ốm yếu thông thường - điều đó có nghĩa là bạn có cùng ốm yếu như những người khác quanh bạn; hoặc ốm yếu bất thường - điều đó có nghĩa là bạn là cái gì đó duy nhất. Bệnh của bạn là không thông thường - ngoại lệ. Bệnh của bạn mang tính cá nhân, không mang tính đám đông; đó là khác biệt duy nhất. Ốm thông thường hay ốm bất thường, nhưng tâm trí không thể mạnh khoẻ được. Tại sao?
Phương Đông nói chính bản chất của tâm trí là ở chỗ nó sẽ vẫn còn không mạnh khoẻ. Từ ‘mạnh khoẻ - healthy’ thật là hay. Nó có cùng gốc như từ ‘toàn thể - whole’. Mạnh khoẻ, lành lặn, toàn thể, linh thiêng - tất cả chúng đều có cùng một gốc.
Tâm trí không thể nào mạnh khoẻ được bởi vì nó chẳng bao giờ có thể là cái toàn thể. Tâm trí bao giờ cũng bị phân chia; phân chia là cơ sở của nó. Nếu nó không thể là toàn thể được, làm sao nó có thể khoẻ mạnh được? Và nếu nó không thể khoẻ mạnh được, làm sao nó có thể linh thiêng? Tất cả các tâm trí đều phàm tục. Không có gì giống như tâm trí linh thiêng. Người linh thiêng sống vô tâm trí bởi vì người ấy sống không phân chia.
Tâm trí mang tính bệnh tật. Và tên của bệnh tật đó là gì? Aristotle là tên, hay nếu bạn thực sự muốn làm cho nó giống như bệnh tật thế thì bạn có thể đặt ra từ: aristotilitis. Thế thì nó có vẻ hệt như bệnh tật. Tại sao Aristotle lại là bệnh tật? Bởi vì Aristotle nói, “Hoặc cái này hoặc cái kia. Chọn đi!” Và chọn lựa là chức năng của tâm trí; tâm trí không thể vô chọn lựa được.
Chọn lựa và bạn bị mắc bẫy, bởi vì bất kì khi nào bạn chọn, bạn cũng đều chọn cái gì đó chống lại cái gì đó khác. Nếu bạn ủng hộ cái gì đó, bạn phải chống lại cái gì đó, bạn không thể chỉ ủng hộ, bạn không thể chỉ chống đối. Khi cái ‘ủng hộ’ đi vào, cái ‘chống đối’ cũng theo sau như cái bóng. Khi cái ‘chống đối’ có đó, cái ‘ủng hộ’ phải có đó - dù là ẩn kín hay không ẩn kín.
Khi bạn chọn, bạn bị phân chia. Thế thì bạn nói, “Cái này phải, cái kia trái.” Mà cuộc sống là thống nhất. Sự tồn tại vẫn còn không phân chia, sự tồn tại vẫn còn trong trạng thái hoà hợp. Nó là cái một. Nếu bạn nói, “Cái này đẹp và cái kia xấu,” tâm trí đã đi vào, bởi vì cuộc sống là cả hai điều này. Và đẹp trở thành xấu, và xấu trở thành đẹp. Không có biên giới, không có phân ngăn ở đó. Cuộc sống cứ tuôn chảy từ cái nọ sang cái kia.
Tâm trí có ngăn cố định. Tính cố định là bản chất của tâm trí và tính linh động là bản chất của cuộc sống. Đó là lí do tại sao tâm trí lại là sự ám ảnh; nó bao giờ cũng cố định, nó có cái cứng rắn về nó. Còn cuộc sống thì không cứng rắn; nó linh động, linh hoạt, cứ chuyển sang phía đối diện.
Cái gì đó đang sống động khoảnh khắc này, khoảnh khắc tiếp nó chết rồi. Ai đó trẻ trung khoảnh khắc này, khoảnh khắc tiếp người ấy đã trở thành già lão. Đôi mắt có thời đẹp thế, bây giờ chúng không còn đó nữa - chỉ là tàn tích. Khuôn mặt có thời tựa hoa hồng thế kia, bây giờ chẳng còn gì ở đó - thậm chí không còn cái bóng của quá khứ. Đẹp trở thành xấu, cuộc sống trở thành cái chết, và cái chết cứ lấy sự sinh thành mới.
Phải làm gì với cuộc sống đây? Bạn không thể chọn lựa được. Nếu bạn muốn hiện hữu với cuộc sống, với cái toàn thể, bạn phải vô chọn lựa.
Tâm trí là chọn lựa. Aristotle đã lấy nó làm cơ sở cho logic và triết học của ông ấy. Bạn không thể nào tìm ra được một người xa Tăng Xán hơn là Aristotle, bởi vì Tăng Xán nói, “Không cái này cũng chẳng cái nọ - không chọn lựa.” Tăng Xán nói, “Vô chọn lựa.” Tăng Xán nói, “Không phân biệt!” Khoảnh khắc bạn tạo ra phân biệt, khoảnh khắc việc chọn lựa đi vào, bạn đã bị phân chia, phân mảnh; bạn đã trở thành ốm yếu, bạn không là cái toàn thể.
Nhớ lấy, nếu bạn hỏi người Ki tô giáo, người đó không thực sự thuộc về Jesus, đó người về cơ bản thuộc về Aristotle... Ki tô giáo dựa trên Aristotle nhiều hơn là dựa vào Christ. Jesus giống Tăng Xán nhiều hơn. Ông ấy nói, “Không phán xét. Ông không phán xét!” Ông ấy nói, “Không chọn lựa gì. Đừng nói, ‘Cái này tốt và cái kia xấu!’ Đấy không phải là mối quan tâm của ông. Để cái toàn thể quyết định. Ông không là người phán xét.” Nhưng Ki tô giáo không thực hướng theo Jesus. Những người sáng lập Ki tô giáo mang nhiều tính Aristotle hơn là tính Christ.
Bạn không thể làm ra nhà thờ từ Tăng Xán hay Jesus được. Làm sao bạn có thể làm ra được nhà thờ nếu bạn vẫn còn vô chọn lựa? Nhà thờ là để ủng hộ cái gì đó và chống lại cái gì đó; nó phải dành cho Thượng đế và chống lại Quỉ. Mà trong cuộc sống Thượng đế và Quỉ đâu phải là hai, họ là một. Quỉ là khuôn mặt này và Thượng đế là khuôn mặt khác của cùng một năng lượng - họ không phải là hai.
Đôi khi ngài tới như Quỉ và đôi khi ngài tới như Thượng đế. Và nếu bạn có thể đi sâu và nhìn, bạn sẽ thấy họ là một. Đôi khi ngài tới như kẻ trộm và đôi khi ngài tới như người đức hạnh. Đôi khi bạn sẽ thấy ngài ở chỗ kính trọng và đôi khi bạn sẽ thấy ngài cùng với những người không được kính trọng mà còn bị kết án.
Ngài di chuyển, ngài là sự di chuyển. Và không bến bờ nào là quá xa mà ngài không đạt tới được, không ai ở bên ngoài ngài - ngài di chuyển trong mọi người.
Jesus không phân biệt gì, nhưng Ki tô giáo lại phân biệt bởi vì tôn giáo phải như vậy - tôn giáo phải trở thành đạo đức.Và một khi tôn giáo trở thành đạo đức thì nó không còn là tôn giáo nữa. Tôn giáo là sự táo bạo vĩ đại nhất có thể có. Phải thật là dũng cảm mới là vô chọn lựa, bởi vì tâm trí nói, “Chọn đi!” Tâm trí nói, “Phải nói điều gì đó! Cái này sai, cái kia tốt. Cái này đẹp, cái này xấu. Mình yêu cái này, mình ghét cái kia.” Tâm trí nói, “Chọn đi!” Tâm trí có sức quyến dũ để phân chia. Một khi bạn phân chia, tâm trí thấy thoải mái. Nếu bạn không phân chia, nếu bạn nói, “Mình không định nói điều gì. Mình không định phán xét,” tâm trí cảm thấy dường như nó đang trên giường chết.
Aristotle nói A là A và không thể là không A - các cái đối lập không thể nào gặp nhau. Tăng Xán nói không có đối lập - chúng đã gặp gỡ, chúng bao giờ cũng gặp gỡ. Đây là một trong những chân lí nền tảng nhất cần phải được hiểu, rằng cái cái đối lập là không đối lập. Chính bạn là người nói chúng đối lập, bằng không thì chúng không đối lập. Nhìn một cách khẳng định và bạn sẽ cảm thấy chúng là cùng một năng lượng.
Bạn yêu một người... Một người đàn bà tới tôi và cô ấy nói, ‘Trong mười năm tôi đã lấy một người và chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau. Thế mà bây giờ bỗng nhiên, điều gì đã xảy ra? Anh ấy đã bỏ tôi.”
Bây giờ, cô ấy nghĩ rằng nếu họ không bao giờ cãi nhau thì điều đó chứng tỏ họ trong tình yêu sâu sắc. Điều này là ngu xuẩn - nhưng đây là tính chất Aristotle; người phụ nữ này hoàn toàn logic.
Cô ấy nói, “Trong mười năm chúng tôi đã lấy nhau. Chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau, chúng tôi chưa hề giận nhau.” Cô ấy đang nói, “Chúng tôi đã trong tình yêu sâu sắc đến mức chúng tôi chưa hề lục đục về bất kì cái gì. Thậm chí không có đến một khoảnh khắc xung đột. Thế mà bây giờ, điều gì đã xảy ra? Bỗng nhiên anh ấy đã bỏ tôi! Anh ấy có phát điên không? Tình yêu của chúng tôi sâu sắc thế.” Cô ấy sai.
Nếu tình yêu sâu sắc thế thì nhất định phải có cãi nhau nào đó. Đôi khi các bạn sẽ lục đục nhau. Và việc lục đục này không phá vỡ tình yêu, nó làm giầu thêm tình yêu. Nếu tình yêu có đó, nó sẽ được làm giầu bởi sự lục đục; nếu tình yêu không có đó, thế thì bạn ra đi, bạn li thân. Mười năm là quãng thời gian dài - thậm chí hai mươi bốn giờ cũng là quá dài để thường xuyên trong một trạng thái của tâm trí, bởi vì tâm trí di chuyển sang cái đối lập.
Bạn yêu một người; đôi khi bạn cảm thấy giận. Thực sự, bạn cảm thấy giận chỉ bởi vì bạn yêu. Đôi khi bạn ghét! Đôi khi bạn muốn hi sinh thân mình cho người yêu, và đôi khi bạn muốn giết chết người yêu. Và cả hai đều là bạn.
Nếu bạn chưa hề cãi nhau trong suốt mười năm, điều đó có nghĩa là không có tình yêu chút nào. Nó có nghĩa là đấy không phải là thân thiết. Và bạn sợ hãi đến mức bất kì giận dữ, bất kì xung đột, bất kì điều gì nhỏ nhặt cũng có thể phá vỡ toàn bộ vấn đề. Bạn sợ hãi đến mức bạn chưa hề cãi nhau. Bạn chưa hề tin rằng tình yêu có thể đi sâu hơn việc cãi nhau, rằng cãi nhau sẽ là tạm thời và sau cãi nhau các bạn sẽ rơi vào vòng tay nhau sâu sắc hơn. Không, bạn chưa bao giờ tin vào điều đó. Đó là lí do tại sao bạn lại xoay xở để không có lục đục. Và không có gì đáng ngạc nhiên là người đàn ông đó đã bỏ đi. Tôi nói, “Tôi ngạc nhiên là anh ta vẫn còn ở lại với bạn trong suốt mười năm. Sao vậy?”
Một người đàn ông tới tôi và anh ta nói, “Cái gì đó bị sai với đứa con của tôi. Tôi đã biết nó hai mươi năm nay - nó bao giờ cũng nghe lời. Một đứa trẻ tốt thế, thầy không thể tìm thấy ở đâu. Nó bao giờ cũng nghe lời, nó chưa bao giờ chống lại tôi. Thế mà bây giờ bỗng nhiên nó lại trở thành hippie. Bây giờ bỗng nhiên nó không chịu nghe lời. Nó nhìn vào tôi cứ như tôi không là bố nó chút nào. Nó nhìn vào tôi cứ như tôi là người xa lạ. Và trong hai mươi năm trời nó lại vâng lời thế. Điều gì đã xảy ra cho đứa con của tôi?”
Chẳng có gì xảy ra cả. Đây là điều phải được trông đợi thấy, bởi vì nếu đứa con thực sự yêu bố thì nó cũng không vâng lời nữa. Còn ai khác mà nó phải không vâng lời? Nếu một đứa con thực sự yêu bố nó và tin cậy vào bố nó, thì đôi khi nó cũng ra đi - bởi vì nó biết mối quan hệ là sâu sắc đến mức dù không vâng lời, mối quan hệ đó cũng không thể bị phá vỡ. Thay vì thế, ngược lại, mối quan hệ còn được làm giầu thêm. Cái đối lập làm giầu thêm.
Thực sự, cái đối lập không phải là đối lập. Nó chỉ là nhịp điệu, nhịp điệu của cùng một vật; bạn vâng lời và thế rồi bạn không vâng lời - nó là nhịp điệu. Ngoài ra, chỉ cứ vâng lời, vâng lời, mọi thứ trở thành đơn điệu và chết. Đơn điệu là bản chất của cái chết, bởi vì cái đối lập không có đó.
Cuộc sống là sống động. Cái đối lập có đó, nhịp điệu có đó. Bạn đi, bạn về; bạn ra đi, bạn về lại; bạn không vâng lời, thế rồi bạn cũng vâng lời; bạn yêu và bạn ghét. Đây là cuộc sống, nhưng không phải là logic. Logic nói nếu bạn yêu, bạn không thể ghét. Nếu bạn yêu, làm sao bạn có thể giận được? Nếu bạn yêu theo cách này thế thì bạn yêu theo cách đơn điệu, theo cùng rãnh. Nhưng thế thì bạn sẽ trở thành căng thẳng, thế thì không thể nào thảnh thơi được.
Logic tin vào các hiện tượng tuyến tính: bạn đi theo một đường thẳng. Cuộc sống tin vào vòng tròn: cùng đường đó đi lên, đi xuống, trở thành vòng tròn.
Bạn phải đã thấy vòng tròn âm và dương Trung quốc. Đấy là cách cuộc sống hiện hữu: các cái đối lập gặp gỡ. Vòng tròn âm và dương đó là nửa trắng, nửa đen. Trong phần trắng có một chấm đen, và trong phần đen có một chấm trắng. Phần trắng đi vào trong phần đen, và phần đen đi vào trong phần trắng - nó là một vòng tròn. Đàn bà đi vào trong đàn ông, đàn ông đi vào trong đàn bà... đây là cuộc sống. Và nếu bạn quan sát chăm chú, bạn sẽ thấy nó ở bên trong bạn.
Đàn ông không phải là đàn ông cả hai mươi bốn giờ một ngày, không thể được - đôi khi anh ta là đàn bà. Đàn bà không phải là đàn bà hai mươi bốn giờ một ngày - đôi khi cô ta cũng là đàn ông nữa. Họ đi vào cái đối lập. Khi đàn bà giận lên, cô ấy không còn là đàn bà nữa; cô ấy trở thành hung hăng hơn bất kì đàn ông nào và cô ấy còn nguy hiểm hơn bất kì đàn ông nào, bởi vì tính đàn ông của cô ấy là thuần khiết và chưa bao giờ được sử dụng. Cho nên bất kì khi nào cô ấy dùng nó, nó có tính sắc bén mà không người đàn ông nào có thể đua tranh nổi. Nó giống như đất vẫn còn chưa được dùng trong nhiều, nhiều năm; thế rồi bạn gieo hạt - và một vụ mùa bội thu!
Đàn bà đôi khi trở thành đàn ông, nhưng khi cô ấy trở thành đàn ông thế thì không đàn ông nào có thể đua tranh nổi. Thế thì cô ấy rất nguy hiểm; thế thì tốt hơn cả cho đàn ông là chịu phục tùng. Và đó là điều mà tất cả các đàn ông đều làm - họ trở thành phục tùng, họ qui phục. Bởi vì ngay lập tức đàn ông phải trở thành đàn bà, nếu không thì sẽ có rắc rối. Nếu đàn bà đã trở thành đàn ông, nếu cô ấy đã thay đổi vai trò, thì ngay lập tức đàn ông trở thành đàn bà. Bây giờ mọi thứ được thiết lập lại. Lần nữa vòng tròn lại đầy đặn.
Và bất kì khi nào đàn ông trở thành phục tùng và qui phục, thì sự qui phục đó có tính thuần khiết mà không đàn bà nào có thể đua tranh nổi - bởi vì thông thường thì anh ta không bao giờ trong tư thế đó, trong trò chơi đó. Thông thường anh ta đứng dậy và tranh đấu. Thông thường anh ta là ý chí, không khuất phục. Nhưng bất kì khi nào anh ta qui phục, nó có cái hồn nhiên mà không đàn bà nào có thể đua tranh nổi. Nhìn vào đàn ông đang yêu mà xem - anh ta trở thành hệt như đứa trẻ.
Nhưng đây là cách thức cuộc sống chuyển vận. Và nếu bạn hiểu nó thế thì bạn không lo nghĩ gì cả. Thế thì bạn biết: người yêu ra đi, người ấy sẽ trở lại; người được yêu đang giận, cô ấy sẽ yêu. Thế thì bạn có kiên nhẫn. Với Aristotle bạn không thể có bất kì kiên nhẫn nào được, bởi vì nếu người yêu đã ra đi, anh ta ra đi trên cuộc hành trình tuyến tính - không quay lại, đó không phải là đường tròn. Nhưng ở phương Đông chúng ta tin vào đường tròn; ở phương Tây họ tin vào đường thẳng.
Tâm trí phương Tây là tuyến tính, tâm trí phương Đông là tuần hoàn. Cho nên ở phương Đông người yêu có thể chờ đợi. Anh ta biết rằng người phụ nữ đó, người đã bỏ anh ta bây giờ sẽ quay lại. Cô ấy đã trên đường, cô ấy phải đã hối hận, cô ấy phải đã ăn năn, cô ấy phải quay lại; chẳng chóng thì chầy cô ấy sẽ gõ cửa. Chỉ đợi... bởi vì cái đối lập bao giờ cũng có đó.
Và bất kì khi nào người đàn bà quay lại sau giận dữ, thế thì tình yêu lại tươi mát. Bây giờ nó không lặp lại. Lỗ hổng giận dữ đã phá huỷ quá khứ. Bây giờ cô ấy lại là cô gái trẻ, cô gái trinh. Lần nữa cô ấy lại rơi vào tình yêu - mọi thứ trở thành tươi mát.
Nếu bạn hiểu điều này, thế thì bạn không chống lại điều gì. Bạn biết thậm chí giận dữ cũng đẹp, thậm chí cãi nhau đây đó cũng đem lại thanh điệu cho cuộc sống. Và mọi thứ đều giúp cho sự giầu có. Thế thì bạn chấp nhận, thế thì sâu trong sự chấp nhận bạn kiên nhẫn, thế thì không có nôn nóng và không vội vã. Thế thì bạn có thể chờ đợi và cầu nguyện và hi vọng và mơ mộng.
Ngược lại, nếu cuộc sống là tuyến tính, như Aristotle nghĩ hay - như suy nghĩ phương Tây đã di chuyển từ Aristotle tới Bertrand Russell - như Bertrand Russel nghĩ, thế thì cuộc sống có nhiều nôn nóng.
Không ai định quay lại cả; thế thì bạn bao giờ cũng run rẩy, sợ hãi, và thế thì bạn trở thành kìm nén. Thế thì bạn có thể sống cùng một người đàn bà trong mười năm hay mười kiếp, nhưng việc ở cùng đó vẫn là với người lạ. Bạn đang kiểm soát bản thân mình, cô ấy đang kiểm soát bản thân cô ấy, và không có gặp gỡ. Cuộc sống là không logic. Logic chỉ là một phần - tất nhiên, rất dứt khoát, được phân loại, phân ngăn, phân chia - nhưng cuộc sống là hỗn độn. Nhưng làm gì đây? Nó là như vậy. Nó không bị phân ngăn, không dứt khoát, bị phân chia - nó là hỗn loạn. Nhưng logic là chết và cuộc sống là sống, cho nên câu hỏi là liệu chọn sự nhất quán hay chọn cuộc sống.
Nếu bạn quá thiên về nhất quán, bạn sẽ trở thành chết, và càng ngày càng chết hơn, bởi vì nhất quán chỉ có thể nếu bạn vứt bỏ hoàn toàn cái đối lập. Thế thì bạn yêu và bạn chỉ yêu và chỉ yêu và không bao giờ giận, không bao giờ ghét, không bao giờ lục đục. Bạn vâng lời, chỉ vâng lời - không bao giờ bất phục, không bao giờ nổi loạn, không bao giờ ra đi. Nhưng thế thì mọi thứ trở thành cũ rích, thế thì mối quan hệ trở thành độc hại - thế thì nó giết chết.
Tăng Xán này không ủng hộ logic, ông ấy ủng hộ cuộc sống. Bây giờ cố gắng hiểu ý nghĩa của lời ông ấy đi.
Tăng Xán nói:
Đạo Lớn không khó cho người không ưa thích.
Khi yêu và ghét cả hai đều vắng bóng, mọi sự trở thành rõ ràng và không dối trá.
Tạo một phân biệt nhỏ nhất, thế là đất trời phân chia.
Nếu muốn thấy chân lí đừng giữ ý ủng hộ hay chống đối. Tranh đấu cho điều người ta thích và điều người ta không thích là bệnh của tâm trí.
Cũng giống như Trang Tử: “Dễ dàng là phải.” Đạo Lớn không khó. Nếu nó có vẻ khó, chính là bạn người làm cho nó khó. Đạo Lớn là dễ dàng.
Làm sao nó có thể khó được? Thậm chí cây cối cũng theo nó, dòng sông cũng theo nó, tảng đá cũng theo nó. Làm sao nó có thể khó được? Thậm chí chim bay trong nó và cá bơi trong nó. Làm sao nó có thể khó được? Con người làm cho nó khó, tâm trí làm cho nó khó - và thủ đoạn làm cho bất kì cái gì dễ dàng thành khó khăn là chọn lựa, là tạo ra phân biệt.
Yêu là dễ dàng, ghét là dễ dàng, nhưng bạn chọn. Bạn nói, “Mình sẽ chỉ yêu, mình sẽ không ghét.” Bây giờ mọi thứ trở thành khó khăn. Bây giờ thậm chí bạn không thể nào yêu được! Hít vào là dễ dàng, thở ra là dễ dàng. Bạn chọn. Bạn nói, “Mình sẽ chỉ hít vào, mình sẽ không thở ra.” Bây giờ mọi thứ trở thành khó khăn.
Tâm trí có thể nói, “Sao lại thở ra? Thở là cuộc sống. Số học đơn giản: cứ hít vào, đừng thở ra và mình sẽ trở nên ngày càng sống động hơn. Ngày càng nhiều cuộc sống sẽ được tích luỹ. Mình sẽ trở thành kho báu lớn của cuộc sống. Chỉ hít vào, đừng thở ra bởi vì thở ra là chết.”
Nhớ lấy, điều đầu tiên đứa trẻ phải làm khi nó được sinh ra là hít vào. Và điều cuối cùng khi một người chết đi sẽ là thở ra. Cuộc sống bắt đầu với hít vào và cái chết bắt đầu với thở ra. Mỗi khoảnh khắc khi bạn hít vào bạn được tái sinh; mỗi khoảnh khắc khi bạn thở ra bạn chết, bởi vì thở là cuộc sống. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi nó là prana: prana có nghĩa là cuộc sống. Thở là cuộc sống.
Logic đơn giản, số học đơn giản, không có nhiều rắc rối, bạn có thể làm nó thành dễ hiểu: hít vào ngày càng nhiều và không thở ra, thế thì bạn sẽ không bao giờ chết. Nếu bạn thở ra thì bạn sẽ phải chết. Và nếu bạn làm điều đó quá nhiều thì bạn sẽ chết sớm! Số học - đơn giản, dễ dàng... có vẻ dễ dàng. Cho nên nhà logic giả thiết phải làm gì? Nhà logic sẽ hít vào, không bao giờ thở ra.
Yêu là thở ra, ghét là hít vào.
Cho nên phải làm gì? Cuộc sống là dễ dàng nếu bạn không quyết định, bởi vì thế thì bạn biết hít vào và thở ra không phải là hai điều đối lập; chúng là hai phần của một quá trình. Và hai phần đó là những phần hữu cơ, bạn không thể phân chia chúng. Và nếu bạn không thở ra thì sao...? Logic là sai. Bạn sẽ không sống, bạn sẽ đơn giản chết, chết ngay lập tức.
Bạn cứ thử mà xem - chỉ hít vào và không thở ra. Bạn sẽ hiểu, bạn sẽ trở thành rất, rất căng thẳng. Toàn bộ con người đều muốn thở ra bởi vì đây sắp sửa là cái chết. Nếu bạn chọn, bạn sẽ trong khó khăn. Nếu bạn không chọn, mọi thứ đều dễ dàng. Dễ dàng là phải.
Nếu con người đang trong khó khăn, đấy là vì quá nhiều thầy giáo đã đầu độc tâm trí người ấy, người đã dạy anh ta: “Chọn cái này! Đừng làm cái này, làm cái kia!” Cái làm và không làm của họ đã giết chết bạn. Và họ có vẻ logic. Nếu bạn tranh luận với họ, họ sẽ thắng trong lập luận. Logic sẽ giúp họ: “Trông đây! Nó đơn giản thế! Tại sao lại thở ra nếu nó là cái chết?”
Và điều này đã xảy ra không chỉ với việc thở... hay thậm chí với việc thở. Có những trường phái yoga nói rằng cuộc sống của bạn được đếm qua việc thở; cuộc sống của bạn được đếm không qua năm mà qua việc thở - cho nên thở chậm thôi. Nếu bạn thở mười hai lần một phút bạn sẽ chết sớm; thở sáu lần, hay ba lần thôi, thế thì bạn sẽ sống lâu.
Chẳng ai thành công, nhưng mọi người cứ cố gắng: thở chậm thôi. Tại sao? - bởi vì nếu bạn thở chậm hơi thở sẽ đi ra ít hơn, cho nên ít cái chết sẽ xảy ra cho bạn, hay, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn. Điều duy nhất xảy ra sẽ là niềm say mê cuộc sống sẽ bị mất. Nó sẽ không dài, nhưng nó có thể có vẻ dài.
Người ta nói rằng người có gia đình sống lâu hơn người vô dục, cho nên ai đó hỏi Nasruddin, “Điều ấy có đúng không, Nasruddin?”
Nasruddin nói, “Có vẻ là như thế đấy. Người có gia đình không sống lâu, nhưng có vẻ như là người ấy đã sống lâu.” Bởi vì khi có nhiều rắc rối thời gian dường như lâu hơn, khi không có rắc rối gì thời gian dường như ngắn hơn.
Cái gọi là những người yoga, người cứ thở ngày càng ít và chậm hơn, họ chỉ làm chậm tiến trình sống.
Họ ít sống động, có thế thôi. Họ sẽ không sống lâu hơn, nhưng sống ít hơn. Họ không sống một cách tràn đầy; cây nến của họ không cháy hoàn hảo. Say mê, nhiệt tình, điệu vũ bị mất. Họ kéo lê bản thân mình, có thế thôi.
Và điều này đã xảy ra với dục, bởi vì với dục mọi người nghĩ cái chết đi vào. Và họ cũng phải, bởi vì năng lượng dục cho sinh thành sự sống - cho nên càng nhiều năng lượng dục đi ra, càng nhiều cuộc sống đi ra. Logic, hoàn toàn Aristotle, nhưng ngu xuẩn. Và bạn không thể nào tìm ra kẻ ngu nào vĩ đại hơn nhà logic. Điều logic là năng lượng sống bắt nguồn từ dục - đứa trẻ được sinh ra bởi vì dục, dục là nguồn gốc cuộc sống - cho nên giữ nó lại. Đừng cho phép nó đi ra, nếu không bạn sẽ chết. Cho nên toàn thế giới đã trở nên sợ hãi.
Nhưng điều này cũng vậy, cũng giống như giữ hít vào, thế thì toàn bộ con người muốn tống nó ra. Cho nên cái gọi là brahmacharis, người vô dục, người cứ cố giữ năng lượng dục lại, giữ tinh dịch lại, toàn bộ thân thể lại muốn tống ra. Toàn bộ cuộc sống của họ trở thành dâm dục - tâm trí họ trở thành dâm dục, họ mơ về dục, họ nghĩ về dục. Dục trở thành nỗi ám ảnh của họ bởi vì họ cố gắng làm điều gì đó, tất nhiên logic, nhưng không đúng cho cuộc sống. Và họ không sống lâu, họ chết sớm.
Đây là một phát kiến mới, một nghiên cứu mới: rằng một người sống lâu hơn nếu người ấy kéo dài cuộc sống tình yêu của mình nhiều nhất có thể được. Nếu một người có thể làm tình ở độ tuổi tám mươi thì người ấy sẽ sống lâu hơn. Tại sao? Bởi vì bạn càng thở ra nhiều, bạn càng hít vào nhiều. Cho nên đích xác... nếu bạn muốn sống nhiều hơn, thở ra nhiều hơn để bạn tạo ra chân không bên trong và việc thở đi vào nhiều hơn. Bạn không nghĩ về thở vào. Bạn đơn giản thở ra nhiều nhất có thể được và toàn bộ con người bạn sẽ hít vào. Yêu nhiều vào - đó là việc thở ra - và thân thể bạn sẽ thu thập năng lượng từ toàn bộ vũ trụ. Bạn tạo ra chân không và năng lượng tới.
Điều này cũng giống như trong mọi tiến trình của cuộc sống. Bạn ăn, nhưng thế thì bạn trở thành kẻ keo kiệt, bạn trở nên bị táo bón. Logic là phải: đừng thở ra. Táo bón là việc chọn hít vào và chống lại thở ra. Gần như mọi người văn minh đều bị táo bón; bạn có thể đo được văn minh qua táo bón. Quốc gia càng bị táo bón thì càng văn minh, bởi vì càng logic hơn. Tại sao lại thở ra? Chỉ cứ hít vào thôi. Thức ăn là năng lượng. Sao lại tống nó ra? Bạn có thể không nhận biết nhưng điều này là việc thu nhận logic vô ý thức và thuộc kiểu Aristotle.
Nhưng cuộc sống là cân bằng giữa cho ra và đưa vào. Bạn chỉ là bước chuyển. Chia sẻ, cho đi, và càng nhiều thứ sẽ được trao cho bạn. Là kẻ keo kiệt, không cho, lại càng ít thứ được trao cho bạn bởi vì bạn không cần nó.
Nhớ lấy, và quan sát các quá trình sống của mình. Nếu bạn thực sự quan tâm tới chứng ngộ, hiểu biết tối thượng, nhớ cho đi để nhiều thứ khác được trao cho bạn, dù bất kì cái gì. Thở ra, thở ra nhiều vào. Đó là điều chia sẻ có nghĩa là gì, việc cho có nghĩa là gì.
Món quà là việc trao năng lượng của bạn, cho nên nhiều thứ được trao cho bạn. Nhưng tâm trí nói... nó có logic riêng của nó, và Tăng Xán gọi logic đó là bệnh tật.
Đạo Lớn không khó
Bạn làm cho nó khó, bạn là khó khăn. Đạo Lớn là dễ dàng...
... cho người không ưa thích.
Đừng ưa thích - cho phép cuộc sống di chuyển. Bạn không nói với cuộc sống, “Đi lối này, đi lên phía bắc, hay đi xuống phía nam.” Bạn không nói điều này - bạn đơn giản chảy theo cuộc sống. Bạn không tranh đấu chống lại dòng chảy, bạn trở thành một với dòng chảy... cho người không ưa thích.
Đạo Lớn là dễ dàng... cho người không ưa thích. Và bạn có ưa thích - về mọi thứ! Với mọi thứ bạn đều mang tâm trí mình vào. Bạn nói, “Mình thích, mình không thích. Mình ưa cái này, mình không ưa cái kia.”
Khi yêu và ghét cả hai đều vắng bóng...
Khi bạn không ưa thích... khi tất cả các thái độ ‘ủng hộ’ và ‘chống đối’ đều vắng bóng, cả yêu và ghét đều vắng bóng, bạn không có ý thích cái gì đó mà cũng không có ý không thích cái gì đó, bạn đơn giản cho phép mọi thứ xảy ra.
... mọi sự trở thành rõ ràng và không dối trá.
Tạo phân biệt nhỏ nhất, thế là đất trời phân chia.
Nhưng tâm trí bạn sẽ nói, “Mình sẽ trở thành con vật nếu mình không ưa thích. Nếu mình không chọn lựa thế thì có gì khác biệt giữa mình và cái cây?” Sẽ có khác biệt đấy, khác biệt lớn, nhưng không phải là cái khác biệt mà tâm trí đem vào - khác biệt tới qua nhận biết. Cây là vô chọn lựa, vô ý thức, bạn sẽ vô chọn lựa, có ý thức. Đó là điều nhận biết vô chọn lựa nghĩa là gì và đó là phân biệt lớn nhất: bạn sẽ nhận biết rằng bạn không chọn lựa.
Và nhận biết này cho an bình sâu lắng... bạn trở thành vị Phật, bạn trở thành một Tăng Xán, một Trang Tử. Cây không thể trở thành Trang Tử được. Trang Tử giống như cây, mà còn hơn nữa. Ông ấy giống như cây khi có liên quan tới chọn lựa, ông ấy hoàn toàn không giống cây khi có liên quan tới nhận biết. Ông ấy là nhận biết tràn đầy đến mức ông ấy không chọn lựa.
Khi yêu và ghét cả hai đều vắng bóng... Yêu và ghét cả hai đều đem lại mầu sắc cho mắt bạn và thế thì bạn không thể nào thấy một cách rõ ràng. Nếu bạn yêu một người, bạn bắt đầu thấy những cái không có đó. Không phụ nữ nào lại đẹp như bạn nghĩ khi bạn yêu cô ấy, bởi vì bạn phóng chiếu. Bạn có một cô gái mơ trong tâm trí và cô gái mơ đó được phóng chiếu ra. Bằng cách nào đó cô gái thực chỉ vận hành như màn ảnh.
Đó là lí do tại sao mọi tình yêu đều đi tới điểm thất vọng chẳng chóng thì chầy, bởi vì làm sao cô gái này lại cứ đóng vai trò màn ảnh mãi được? Cô ấy là con người thực; cô ây sẽ khẳng định, cô ấy sẽ nói, “Tôi không phải là màn ảnh!” Cô ấy có thể còn khớp với phóng chiếu của bạn được bao lâu? Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ cảm thấy chúng không khớp. Ban đầu cô ấy nhường, bạn đầu bạn nhường. Bạn là cái màn ảnh phóng chiếu cho cô ấy, cô ấy là màn ảnh phóng chiếu cho bạn.
Vợ của Mulla Nasrussin nói với anh ta - Tôi nghe quá nhàm về điều đó - cô ấy nói, “Anh không yêu em nhiều như anh đã yêu em trước đây, khi anh còn tán tỉnh em.”
Mulla Nasruddin nói, “Em yêu ơi, đừng chú ý nhiều tới những điều đó - chúng chỉ là chiến dịch tuyên truyền thôi. Anh quên điều em nói, em quên điều anh nói. Bây giờ chúng ta là người thực đi.”
Không ai có thể đóng vai màn ảnh cho bạn mãi mãi được bởi vì điều đó là không thoải mái. Làm sao ai đó lại có thể điều chỉnh theo mơ mộng của bạn được? Người đó có thực tại riêng của mình, và thực tại đó khẳng định.
Nếu bạn yêu một người, bạn phóng chiếu mọi thứ không có đó. Nếu bạn ghét một người, bạn cũng phóng chiếu mọi thứ không có đó. Trong yêu người kia trở thành thượng đế, trong ghét người kia trở thành quỉ - và người kia thì chẳng là thượng đế cũng chẳng là quỉ. Người kia đơn giản là bản thân người ấy. Những quỉ và thượng đế này là phóng chiếu. Nếu bạn yêu, bạn không thể thấy được một cách rõ ràng. Nếu bạn ghét, bạn không thể thấy được một cách rõ ràng.
Khi không có việc thích, không có việc không thích, mắt bạn trong trẻo, bạn có sáng tỏ. Thế thì bạn thấy người khác như người ấy hiện thế. Và khi bạn có sáng tỏ của tâm thức, toàn bộ sự tồn tại hiển lộ thực tại của nó cho bạn. Thực tại đó là Thượng đế, thực tại đó là chân lí.
Điều đó có nghĩa gì? Một người như Tăng Xán sẽ không yêu sao? Tình yêu của ông ấy sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác; nó sẽ không giống như tình yêu của bạn. Ông ấy sẽ yêu, nhưng tình yêu của ông ấy sẽ không mang tính chọn lựa. Ông ấy sẽ yêu, nhưng tình yêu của ông ấy sẽ không phải là phóng chiếu. Ông ấy sẽ yêu, nhưng tình yêu của ông ấy không phải là tình yêu cho mơ ước của riêng ông ấy. Ông ấy sẽ yêu cái thật. Tình yêu hướng tới cái thật đó là từ bi.
Ông ấy sẽ không phóng chiếu cách này cách khác. Ông ấy sẽ không thấy thượng đế hay quỉ trong bạn. Ông ấy đơn giản thấy bạn và ông ấy sẽ chia sẻ bởi vì ông ấy có đủ - và ông ấy càng chia sẻ nó lại càng lớn lên. Ông ấy sẽ chia sẻ niềm cực lạc của mình với bạn.
Khi bạn yêu, bạn phóng chiếu. Bạn yêu không phải để cho - bạn yêu để lấy, bạn yêu để khai thác. Khi bạn yêu một người, bạn bắt đầu cố gắng ước định người đó theo bạn, theo ý tưởng của bạn. Mọi ông chồng đều làm điều đó, mọi bà vợ đều làm điều đó, mọi người bạn. Họ cứ cố gắng thay đổi người khác, cái thực, và cái thực thì lại không thể nào bị thay đổi được - bạn sẽ chỉ chuốc lấy thất vọng.
Cái thực không thể nào bị thay đổi, chỉ mơ mộng của bạn sẽ tan nát và thế thì bạn cảm thấy tổn thương.
Bạn không lắng nghe thực tại. Không ai ở đây để hoàn thành mơ ước của bạn cả. Mọi người ở đây để hoàn thành định mệnh của riêng mình, thực tại của riêng mình.
Một người như Tăng Xán yêu, nhưng tình yêu của ông ấy không phải là khai thác. Ông ấy yêu bởi vì ông ấy có quá nhiều, ông ấy đang tràn đầy. Ông ấy không tạo ra mơ mộng quanh bất kì ai. Ông ấy chia sẻ với bất kì ai tới trên con đường của ông ấy. Việc chia sẻ của ông ấy là vô điều kiện, và ông ấy không trông đợi điều gì từ bạn cả. Nếu tình yêu mà trông đợi thế thì sẽ có thất vọng. Nếu tình yêu mà trông đợi thế thì sẽ không mãn nguyện. Nếu tình yêu mà trông đợi thì sẽ có khổ sở và điên khùng.
“Không,” Tăng Xán nói, “không yêu cũng chẳng ghét. Ông đơn giản nhìn vào thực tại của người khác.” Đây là tình yêu của Phật: thấy thực tại của người khác, thấy người khác như người ấy hiện thế, chỉ thấy thực tại - không phóng chiếu, không mơ mộng, không tạo ra hình ảnh, không cố gắng ấn định người khác theo hình ảnh của bạn.
Khi yêu và ghét cả hai đều vắng bóng mọi sự trở thành rõ ràng và không dối trá.
Tâm trí phải yêu và ghét, và tâm trí phải cứ tiếp tục tranh đấu giữa hai điều này. Nếu bạn không yêu và không ghét, bạn đi ra ngoài tâm trí. Thế thì tâm trí ở đâu? Bên trong bạn, khi mà chọn lựa biến mất thì tâm trí biến mất. Thậm chí nếu bạn nói, “Mình muốn im lặng,” bạn cũng sẽ chẳng bao giờ im lặng được bởi vì bạn có sự ưa thích. Đây là vấn đề.
Mọi người tới tôi và họ nói, “Tôi muốn im lặng, tôi không muốn những căng thẳng này thêm nữa.” Tôi cảm thấy tiếc cho họ - tiếc bởi vì điều họ nói ra là ngu xuẩn. Nếu bạn không muốn căng thẳng thêm nữa, bạn sẽ tạo ra căng thẳng mới, bởi vì cái không muốn này lại đang tạo ra căng thẳng mới. Và nếu bạn muốn im lặng quá nhiều, nếu bạn theo nó quá nhiều, bản thân cái im lặng của bạn sẽ trở thành căng thẳng. Bây giờ bạn sẽ bị rối loạn nhiều hơn vì điều đó.
Im lặng là gì? Đó là hiểu biết sâu sắc - hiểu biết về hiện tượng là nếu bạn ưa thích, bạn sẽ căng thẳng. Thậm chí bạn ưa thích im lặng, bạn cũng vẫn bị căng thẳng.
Hiểu, cảm thấy điều đó đi - bất kì khi nào bạn ưa thích, bạn trở nên căng thẳng; bất kì khi nào bạn không ưa thích, không có căng thẳng, bạn được thảnh thơi. Và khi bạn thảnh thơi, mắt bạn sáng tỏ; chúng không bị u ám bởi mây và mơ mộng. Không ý nghĩ nào di chuyển trong tâm trí; bạn có thể nhìn thấu. Và khi bạn có thể thấy chân lí, điều đó giải thoát. Chân lí giải thoát.
Tạo phân biệt nhỏ nhất, thế là đất trời phân chia.
Một phân biệt nhỏ nhất, một chọn lựa nhỏ nhất, và bạn bị phân chia. Thế thì bạn có địa ngục và cõi trời, và giữa hai nơi này bạn sẽ bị vò nát.
Nếu muốn thấy chân lí đừng giữ ý kiến ủng hộ hay chống đối.
Di chuyển không ý kiến. Di chuyển trần trụi, không quần áo, không ý kiến về chân lí, bởi vì chân lí ghét mọi ý kiến. Vứt bỏ mọi triết lí, lí thuyết, học thuyết, kinh sách đi! Vứt bỏ tất cả rác rưởi đi! Bạn cứ im lặng, không chọn lựa, mắt bạn chỉ sẵn sàng thấy cái đang đó, không theo bất kì hi vọng nào để thấy một số mong ước của bạn được hoàn thành. Đừng mang mong ước nào. Người ta nói con đường địa ngục đầy những ham muốn - ham muốn tốt, hi vọng, mơ ước, cầu vồng, lí tưởng. Con đường của cõi trời hoàn toàn trống rỗng.
Vứt mọi gánh nặng đi! Bạn càng muốn lên cao hơn bạn lại càng phải bớt gánh nặng đi. Nếu bạn lên Himalayas bạn phải làm nhẹ gánh mình hoàn toàn. Cuối cùng, khi bạn đạt tới Gourishankar, đỉnh Everest, bạn phải vứt bỏ mọi thứ. Bạn phải đi hoàn toàn trần trụi, bởi vì bạn càng lên cao hơn, bạn càng cần ít trọng lượng hơn. Và ý kiến là trọng lượng đè lên bạn. Chúng không có cánh, chúng giống như cái chặn giấy. Vô ý kiến, không ưa thích gì... Nếu ông muốn thấy chân lí đừng giữ ý kiến ủng hộ hay chống đối.
Đừng là kẻ hữu thần mà cũng đừng là kẻ vô thần nếu bạn thực sự muốn biết chân lí là gì. Đừng nói, “Có Thượng đế”; đừng nói, “Không có Thượng đế,” bởi vì bất kì điều gì bạn nói đều sẽ trở thành ham muốn sâu sắc. Và bạn sẽ phóng chiếu bất kì cái gì có đó đang ẩn trong ham muốn này.
Nếu bạn muốn thấy Thượng đế như Krishna với cây sáo trên môi, một ngày nào đó bạn sẽ thấy ông ấy - không phải bởi vì Krishna có đó, chỉ bởi vì bạn đã có hạt mầm của ham muốn mà bạn phóng chiếu lên màn ảnh của thế giới. Nếu bạn muốn thấy Jesus bị đóng đinh, bạn sẽ thấy.
Bất kì cái gì bạn muốn đều sẽ được phóng chiếu, nhưng đấy chỉ là thế giới mơ - bạn không tới gần chân lí hơn. Trở thành vô hạt mầm bên trong đi: không ý kiến, không ý nghĩ ủng hộ hay chống đối, không triết lí. Bạn đơn giản tới xem cái đang hiện hữu. Bạn không mang bất kì tâm trí nào. Bạn đi với vô trí.
Nếu muốn thấy chân lí đừng giữ ý kiến ủng hộ hay chống đối.
Tranh đấu cho điều người ta thích và điều người ta không thích là bệnh của tâm trí.
Đây là bệnh của tâm trí: điều người ta thích và điều người ta không thích, ủng hộ và chống đối. Tại sao tâm trí lại bị phân chia? Tại sao bạn không thể là một? Bạn sẽ ham muốn, bạn ước ao là một, nhưng bạn cứ tưới thêm phân chia, ưa thích; thích và không thích.
Mới hôm nọ một phụ nữ tới và cô ấy nói, “Xin ban phúc cho tôi, tôi muốn được phúc lành của thầy.”
Nhưng tôi thấy cô ấy đang bị rắc rối, lo nghĩ, cho nên tôi hỏi, “Có chuyện gì vậy?”
Cô ấy nói, “Nhưng tôi đã được một thầy khác điểm đạo.”
Một tranh chấp - cô ấy muốn phúc lành của tôi nhưng tâm trí lại nói rằng tôi không phải là thầy của cô ấy. Cô ấy có một thầy khác, cho nên phải là gì? Tôi bảo cô ấy bỏ cả hai. Sẽ dễ dàng hơn nếu tôi nói với cô ấy, “Bỏ thầy cũ đi. Chọn tôi.” Điều ấy sẽ dễ dàng hơn, bởi vì thế thì tâm trí không thể cứ vận hành được, nhưng rắc rối vẫn sẽ còn như cũ. Tên của bệnh này sẽ thay đổi, nhưng bệnh vẫn còn như cũ. Lần nữa, ở đâu đó khác, cùng hoài nghi ấy sẽ nẩy sinh, cùng sự vẩn vơ.
Nhưng nếu tôi nói, “Bỏ cả hai”... bởi vì đấy là cách duy nhất để đạt tới thầy, khi bạn không có bất kì ưa thích nào, cách này hay cách nọ. Bạn đơn giản đi tới trống rỗng. Bạn đơn giản đi tới không ý kiến nào. Bạn đơn giản đi tới vắng lặng, nhạy cảm. Chỉ thế thì bạn mới tới thầy! Không có cách nào khác. Và nếu thầy sắp thành cánh cửa tới chân lí, điều này sẽ là như vậy, bởi vì đây là sự chuẩn bị, đây là việc điểm đạo.
Thầy là để giúp bạn trở thành vô ý kiến, vô trí. Nếu bản thân thầy trở thành chọn lựa của bạn thế thì ông ấy sẽ là rào chắn. Thế thì bạn lại đã chọn rồi, tâm trí lại đã được dùng. Và bạn càng dùng tâm trí, nó lại càng được làm mạnh thêm, nó lại càng trở nên mạnh hơn. Đừng dùng nó.
Khó đấy, bởi vì bạn sẽ nói, “Điều gì sẽ xảy ra cho tình yêu của tôi? Điều gì sẽ xảy ra cho bà con họ hàng của tôi? Điều gì sẽ xảy ra cho niềm tin của tôi? Điều gì sẽ xảy ra cho tôn giáo của tôi, cho nhà thờ và đền chùa?” Chúng đều là gánh nặng của bạn. Thoát ra khỏi chúng đi, và để chúng thoát ra khỏi bạn. Chúng đang giữ bạn ở đây, bắt rễ, còn chân lí lại muốn bạn được giải thoát. Được giải thoát bạn sẽ đạt tới, với đôi cánh bạn sẽ đạt tới, vô trọng lượng bạn sẽ đạt tới.
Tăng Xán nói:
Tranh đấu cho điều người ta thích và điều người ta không thích là bệnh của tâm trí.
Làm sao vượt qua nó? Có cách nào vượt qua nó không? Không, không có cách nào cả. Người ta đơn giản phải hiểu nó. Người ta đơn giản phải nhìn vào cái giả dối của nó. Người ta chỉ phải nhắm mắt lại và nhìn vào cuộc sống của riêng mình - quan sát nó - và bạn sẽ cảm thấy chân lí của Tăng Xán. Và khi bạn cảm thấy chân lí, bệnh tật bị vứt bỏ. Không có thuốc nào cho nó, bởi vì nếu thuốc được trao cho bạn, bạn sẽ bắt đầu thích thuốc. Thế thì bệnh sẽ bị quên đi nhưng thuốc lại được thích, và thế thì thuốc trở thành bệnh.
Không, Tăng Xán không định trao cho bạn bất kì thuốc nào, bất kì phương pháp nào. Ông ấy không định gợi ý cho bạn điều phải làm. Ông ấy đơn giản cứ nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại, cả nghìn lẻ một lần, rằng bạn hiểu cách bạn đã tạo ra toàn bộ cái đống lộn xộn này quanh mình, cách bạn đang trong khổ sở như vậy. Không ai khác đã tạo ra nó; nó là bệnh về ưa thích của tâm trí bạn, bệnh về chọn lựa.
Đừng chọn lựa. Chấp nhận cuộc sống như nó hiện thế trong tính toàn bộ của nó. Bạn phải nhìn vào cái toàn bộ: sống và chết cùng nhau, yêu và ghét cùng nhau, hạnh phúc/ bất hạnh cùng nhau, đau khổ/cực lạc cùng nhau. Nếu bạn nhìn vào chúng cùng nhau, thế thì cái gì có đó để mà chọn lựa? Nếu bạn thấy chúng là một, thế thì chọn lựa có thể đi vào từ đâu? Nếu bạn thấy đau khổ chẳng là gì ngoài cực lạc, cực lạc chẳng là gì ngoài đau khổ; nếu bạn có thể thấy hạnh phúc không là gì ngoài bất hạnh; yêu không là gì ngoài ghét, ghét không là gì ngoài yêu - thế thì chọn lựa ở đâu? làm sao chọn? Thế thì chọn lựa bị vứt bỏ.
Bạn không vứt bỏ nó. Nếu bạn vứt bỏ nó, điều đó sẽ trở thành việc chọn lựa - đây là nghịch lí. Bạn không được giả thiết vứt bỏ nó, bởi vì nếu bạn vứt bỏ nó thì điều đó có nghĩa là bạn đã chọn lựa ủng hộ và chống đối. Bây giờ việc chọn lựa của bạn là về cái toàn bộ. Bạn ủng hộ cái toàn thể và chống lại phân chia, nhưng bệnh tật đã đi vào. Điều đó là tinh tế.
Bạn đơn giản hiểu biết, và chính hiểu biết trở thành vứt bỏ. Bạn chưa bao giờ vứt bỏ nó. Bạn đơn giản cười... và bạn hỏi xin một chén trà.
Nhận xét
Đăng nhận xét