56. Chính trị
Tôi bắt đầu sưu tầm sách từ những ngày trung học. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết thời điểm ghi danh đại học là tôi đã đọc hàng ngàn những cuốn sách rồi, tôi cũng sưu tầm hàng trăm cuốn sách kiệt tác vĩ đại nhất. Tôi đã xong tất cả với Khalil Gibran, Dostoevsky, Tolstoy, Chekhov, Gorky, Turgenev - những tác giả nổi tiếng nhất và những tác phẩm hay nhất của họ. Khi tôi học xong trung học cũng là lúc tôi đọc xong tất cả những cuốn sách của Socrates, Plato, Aristotle, Bertrand Russell - tất cả những nhà triết học mà tôi có thể tìm thấy trong mọi thư viện, mọi hiệu sách hay mượn sách từ bất cứ ai có chúng.
Tôi hứng thú với Cộng sản từ rất sớm, thậm chí hồi ấy thư viện của tôi có thể đặt tên là thư viện cộng sản cũng được - không cuốn nào về cộng sản lúc ấy mà tôi không có. Tôi kí tên lên từng cuốn sách và cả ngày đọc xong chúng. Tôi hoàn toàn quan tâm tới chủ nghĩa cộng sản cũng như những chủ nghĩa khác. Trong ba năm, 1948- 49-50 tôi đã mua mọi sách có thể. Năm 1950 tôi dừng lại. Sau 1950 tôi không đọc bất cứ gì về cộng sản nữa, kể cả những cuốn chống đối hay ủng hộ.
Thật kì lạ. Tôi cứ luôn quên những thứ nhỏ bé, tôi không thể đếm đến năm - sau ba ngón tay đầu tiên là tôi sẽ bắt đầu lúng túng, liệu số tiếp theo là bốn hay năm. Nhưng trong 40 năm tôi không quên một cái tên nào được nhắc tới trong những cuộc cách mạng cộng sản. Những chi tiết như thế luôn rõ ràng sống động trong đầu tôi bởi vì đó là cánh cửa đầu tiên dẫn tôi vào thế giới học giả. Nó bắt rễ sâu bên trong tôi nhưng tôi chưa bao giờ trở thành thành viên của bất cứ đảng phái cộng sản nào, bởi vì tôi nhìn ra cái cốt lõi, tôi nhìn ra những thứ mà chủ nghĩa ấy đã bỏ lỡ.
Cộng sản là một kế hoạch lớn cho nhân loại nhưng thứ gì đó ở trung tâm đã bị bỏ lỡ: nó không có linh hồn, nó chỉ là một xác chết.
Bởi vì không có gì mới xảy ra trên thực tế cả sau những lý thuyết đó cho nên tôi dừng đọc. Và cho tới bây giờ cũng không có gì mới xảy ra cả, ngoại trừ Gorbachev...
Đầu tiên tôi rất hứng thú với cộng sản nhưng khi phát hiện ra nó chỉ là một xác chết tôi trở nên hứng thú với chủ nghĩa vô chính phủ - nó là một hiện tượng thuộc nước Nga - Hoàng tử Kropotkin, Bakunin, Leo Tolstoy - cả ba đều là chủ nghĩa vô chính phủ: không tiểu bang, không chính quyền. Nhưng tôi thấy rằng họ có một giấc mơ xinh đẹp nhưng trong một xã hội tội phạm, với đám đồng ngu ngốc, nếu không có chính phủ và không tòa án và không cảnh sát thế thì chỉ đơn giản là hỗn loạn, chứ không phải vô chính phủ thật sự.
Tôi rất khoa học trong cách tiếp cận của tôi, cả bên trong lẫn bên ngoài. Cộng sản có thể trở thành cái nền tảng sau đó chủ nghĩa tâm linh phải mọc lên trong chính nền tảng ấy để mang lại những gì bị thiếu.
Muốn có một chủ nghĩa vô chính phủ thật sự, con người cũng phải trở nên cộng sản lẫn tâm linh. Họ phải là những người nhận thức cao, sống độc lập trong tinh thần trách nhiệm, họ phải trở nên cộng đồng hơn, bớt tham lam nhưng thích chia sẻ nhiều hơn và tất nhiên là phải chia sẻ những điều tốt đẹp. Muốn vậy, họ phải trở nên tâm linh trước để biến mình thành một thứ tốt đẹp đủ để chia sẻ. Chia sẻ, trách nhiệm, nhận thức - ít nhất ba thứ đó cần phải đạt được thì mới mong một chủ nghĩa vô chính phủ thật sự. Không một ai giác ngộ lại đi cần một chính phủ bảo mình phải làm gì, nhưng tự họ sẽ luôn biết phải làm gì để giữ hòa bình, hạnh phúc cho mình lẫn những người xung quanh.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét