11. Mẹ
Mọi người đểu được sinh ra trong một gia đình; tôi cũng được sinh ra trong một gia đình. Và gia đình ở Ấn Độ thì thường có đến 50-60 người - tất cả anh em họ hàng sống chung với nhau. Tôi đã tháy toàn bộ những hỗn loạn trong cái gọi là gia đình đó. Trên thực tế; 60 người đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc không tự tạo ra gia đình cho riêng mình. Kinh nghiệm đó là quá đủ.
Gia đình ở Ấn Độ không giống với các gia đình ở phương Tây. Ở phương Tây gia đình là con số đơn: người chồng; người vợ; một; hai hay ba đứa con - cùng lắm một gia đình có thể có năm người như vậy. Nhưng ở Ấn Độ người ta sẽ cười vào con số năm: cái gì; năm người trong một gia đình ư? Chỉ năm thôi sao? Họ sẽ cười bởi vì ở Ấn Độ gia đình là con số không thể đếm được. Thường có đến hàng trăm người sống trong một gia đình. Đôi khi có những vị khách ở xa đến thăm một gia đình nhưng không bao giờ rời đi cả; và cũng sẽ không ai nói với họ “Đến lúc anh phải đi rồi” không ai nói cầu đó cả bởi trên thực tế chẳng ai biết anh ta là khách của ai trong nhà. Người vợ sẽ nghĩ anh ta là khách của người chồng và người chồng sẽ nghĩ anh ta có thể là khách của người vợ; thế nên để yên ổn, chẳng ai nói gi với ai. Thậm chí; ở Ấn Độ bạn có thể đến và ở lại hẳn trong một gia đình mà bạn không có thân thích bà con gì cả; sẽ chẳng ai đụng đến bạn chừng nào tất cả những việc bạn làm đơn giản là biết ngậm miệng và biết mỉm cười mọi lúc, thế thì bạn thậm chí có thể ở lại đó mãi mãi.
Tôi không được phép một mình quay trở về ngôi làng, tôi cũng không thể sống trong cái hội chợ gọi là gia đình ấy nên tôi đã ra điều kiện với mẹ tôi về việc đến sóng với Nani và tôi biết điều ấy làm mẹ tôi rất đau lòng. Bất cứ điều gì bà ấy muốn, tôi chưa bao giờ thi hành cả, trên thực tế, tôi còn làm điều ngược lại. Tôi không nghe lệnh hay lời sai bảo của bất cứ ai trong nhà, nếu ai đó nhờ tôi làm việc gì đó dần dần họ sẽ nhận ra rằng tốt hơn họ không nên nhờ tôi, tốt hơn hết là họ nên tự đi mà làm lấy.
Mẹ tôi, tất nhiên, đã rất buồn. Một cách tự nhiên, dần dần bà chấp nhận rằng tôi là đứa con bà ấy đã “đánh mất” hoàn toàn. Tôi muốn xin lỗi bà bởi vì từ khi tôi chuyển về sống gần bà thì tôi cứ luôn làm cho bà buồn, hết lần này đến lần khác. Nhưng tôi không làm khác được, điều đó là không thể khi bạn đã sống những năm tháng trong một căn nhà yên tĩnh với tất cả mọi không gian bạn muốn, làm mọi việc với sự tự do toàn bộ - thì làm sao bạn có thể sống tiếp trong một nơi, gọi là nhà, cùng với tất cả những khuôn mặt bạn không hể quen biết, từ chú di cho đến ba mẹ vợ của chú dì, dâu rể của họ... Thật quá thể. Một người thậm chí không thể tìm hiểu được ai là ai trong cái đám đông đó. Thậm chí tôi còn cho rằng ai đó nên xuất bản một cuốn cẩm nang cho mỗi gia đình, một cuốn để nói rõ ai là ai.
Tôi không bao giờ gọi mẹ tôi là mẹ, bởi vì trước khi tôi được sinh ra bà ấy đã và đang chăm sóc bốn đứa trẻ gọi bà là Bhabhi. Bhabhi nghĩa là “chị dâu”. Và bởi vì bốn đứa trẻ đều luôn miệng gọi mẹ tôi là chị dâu, nên tôi cũng bắt đầu gọi bà ấy là chị dâu. Thậm chí ngày nay tôi vẫn gọi bà là chị dâu, nhưng bà ấy là mẹ tôi, không phải chị dâu. Tất cả mọi em trai em gái của tôi đều gọi bà là mẹ. Chỉ mình tôi đủ điên khùng để gọi bà là chị dâu. Vì tôi đã học cách gọi như vậy từ rất sớm, khi bốn đứa trẻ kia cứ “chị dâu, chị dâu”.
Tôi có mối quan hệ rất tốt với các chú và các cô của tôi, mối quan hệ như những người bạn. Họ chỉ lớn hơn tôi một chút, không quá nhiều. Tôi chưa bao giờ thực sự kính trọng họ như đối với những người lớn. Họ cũng không bao giờ mong chờ việc nhận được sự kính trọng từ tôi. Họ chỉ đơn giản là yêu quý tôi như một người bạn, và tôi cũng yêu họ.
Đó dường như hoàn toàn là một thế giới khác, chỉ bảy mươi năm trước. Những thế hệ cứ chồng chéo lên nhau và họ thường không có tuổi thanh xuân chút nào. Bây giờ tuổi thanh xuân đã dần được biết đến và ngày càng phổ biến hơn khi máy móc trở nên thịnh hành thay thế sức lao động của con người, họ có nhiều thời gian hơn để làm nhiều thứ và đó là khi tuổi thanh xuân được biết đến. Trong quá khứ, người trẻ không có tự do làm bất cứ gì, hoặc là họ phải làm việc như điên để mưu sinh hoặc khi không cần làm việc thì người ta sẽ phải kéo dài thời gian giáo dục tuổi trẻ. Nhờ đó mà tuổi thanh xuân dần được biết đến.
Bây giờ bạn có thể nghĩ đến những vấn để khi mà khoảng cách giữa các thế hệ được tạo ra. Cha tôi không bao giờ có bất cứ kinh nghiệm nào về sự tự do của những người thanh niên ngày nay. Ông ấy không bao giờ được coi là thanh niên theo cách ấy. Trước khi có thể trở thành thanh niên, ông ấy đã già rổi, bởi việc chăm sóc tất cả anh em trai gái và cái cửa hàng. Và khi ông ấy mới hai mươi ông đã phải sắp xếp hôn ước cho các em gái, rồi lại hôn ước lẫn học hành cho các em trai của ông.
Từ thời thơ ấu tôi đã quen và yêu sự im lặng. Bất cứ khi nào có thể, tôi chỉ đều ngồi yên một chỗ trong thinh lặng. Dần dần mọi người trong nhà nghĩ rằng cứ để mặc tôi ngồi yên không làm gì lại tốt hơn và họ đúng. Tôi thích ngồi yên lặng nhiều đến mức mà khi tôi đang ngồi và mẹ tôi đến và nói gì đó như là: “Có vẻ như không còn ai ở trong nhà nữa cả. Mẹ cần ai đó đi ra chợ mua cho mẹ ít rau”. Và dù tôi đang ngồi đó ngay trước mặt mẹ nhưng tôi sẽ nói: “Nếu con thấy ai, con sẽ nói...”
Một điều dần dần được mọi người trong nhà chấp nhận là sự hiện diện của tôi cũng không ý nghĩa gì, tôi có mặt hay vắng mặt cũng không tạo ra bất cứ khác biệt nào. Một vài lần họ thử vài cách nhưng rồi đều đi đến kết luận rằng: “Tốt hơn hết nên để thằng bé được yên, và đừng bận tâm chút nào sự hiện diện của nó”. Bởi vì buổi sáng họ có thể nhờ tôi ra chợ mua rau và vào buổi tối tôi sẽ đến chỗ họ và nói: “Con quên mất mẹ nhờ con làm gì rồi, hình như mua gì đó, mà giờ chợ cũng đã đóng cửa rồi.”
Mẹ tôi nói: “Đó không phải là lỗi của con, đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã ngói đợi con cả ngày, từ sáng đến tối, nhưng ngay từ chỗ đầu tiên, chúng ta không nên nhờ con việc gì cả. Con đã đi đâu vậy ?”
Tôi nói: “Khi ra khỏi nhà con thấy một cái cây bồ đề rất đẹp. Cái cây đó quá cám dỗ con nên con đã đến đó định ngồi chỉ một lát thôi nhưng đó thật sự là một nơi tuyệt vời, một cái cây tuyệt vời. Nó không chỉ mát mẻ mà còn yên tĩnh và rất bình an nữa. Thế nên “một lát thôi” là không đủ và tự nhiên con bị cám dỗ phải ngồi đó cả ngày.”
Cứ như vậy vài lần họ bắt đầu nghĩ “Tốt hơn không nên bận tâm hay làm phiền thằng bé chút nào.” Và tôi hoàn toàn hạnh phúc rằng họ đã chấp nhận tôi như là một người vô hình, không hề tổn tại. Điều đó mang lại cho tôi một sự tự do vô cùng. Không ai mong đợi bất cứ điều gì từ tôi cả.
Khi không ai trông đợi bất cứ điểu gì từ bạn, bạn trở nên tĩnh lặng hơn. Cả thế giới chấp nhận bạn và không hề mong đợi gì.
Thỉnh thoảng khi tôi về nhà quá trễ, họ biết phải tìm tôi chỉ ở dưới cây bồ đề - và bởi vì họ bắt đầu tìm thấy tôi khi tôi ở dưới gốc cây bồ đề nên sau đó tôi bắt đầu trèo lên cây và ngồi trên đó. Họ sẽ đến và nhìn quanh và nói: “Nó không có ở đấy.”
Và tôi sẽ nói với chính mình từ trên cây: “Vâng, đúng vậy. Con không có ở đây.”
Nhưng tôi vẫn sớm bị phát hiện ra bởi vì ai đó thấy tôi trèo lên cây và bảo với họ “Thằng bé lừa mọi người đó. Nó luôn luôn ở đó, hầu hết thời gian nó chỉ ở trên cây” - thế nên sau đó tôi phải tìm một nơi khác xa hơn một chút để được yên tĩnh một mình.
Tôi biết tại sao người ta lại không tạo ra Thượng đế như một người mẹ. Tôi biết từ chính kinh nghiệm của tôi rằng mẹ tôi luôn cố giấu tôi đi khi cha tôi trở nên nổi giận hay khi cha tôi từ chối cho tôi tiền, mẹ sẽ xoay xở để đưa tiền cho tôi. Vậy nên tôi biết rằng một người mẹ không thể trở nên kỉ luật như một người cha được. Người ta cần sự kỉ luật nghiêm khắc của người cha, đó là lý do mọi tôn giáo đều vẽ ra hình ảnh một Thượng đế là người cha, thay vì người mẹ. Tôn giáo đã tự biến đổi nó từ tình yêu thương của mẹ thành tính kỉ luật của người cha. Nó không chấp nhận Thượng đế như một người mẹ vì tình yêu là quá nguy hiểm đối với sự tồn vong của chính nó.
Một người mẹ có thể bị thuyết phục một cách dễ dàng bởi vì họ đầy tràn tình yêu thương, họ luôn chú trọng đến trái tim chứ không phải cái đầu. Cha là đại diện cho cái đầu, tính hợp lý, lý do, kỷ luật. Cha là một người đàn ông và xã hội thì được tạo ra bởi đàn ông.
Mẹ tôi thậm chí còn thích thú mỗi khi tôi tìm đến bà và nói: "Con vừa làm gì đó và con đang trong tình trạng khẩn cấp cần mẹ giúp".
Bà sẽ nói: "Nhưng trước tiên hãy kể cho mẹ nghe con đã làm gì. Mẹ sẽ cứu con, mẹ sẽ cố gắng, nhưng kể mẹ toàn bộ câu chuyện trước đã. Con có những câu chuyện tuyệt vời đến nỗi chính mẹ cũng ngạc nhiên không hiểu sao cha con lại tức giận. Cha con nên thích thú chúng mới phải”. Những tu sĩ, người cha trên thiên đàng; cha mẹ ở đây trên trái đất, giáo viên; những nhà lãnh đạo chính trị, tất cả họ đều hoàn toàn muốn bạn vâng lời từ tất cả những người khác để cho không có bất cứ vấn đề nào khởi lên về sự nổi dậy, không thay đổi, để cho những đầu tư của họ được bảo vệ. Chúng ta tất cả đã trở thành nạn nhân cho mối đầu tư của họ. Đã đến lúc để thay đổi mọi sự.
Đứa trẻ vâng lời luôn là đứa tầm thường, để trở nên nổi dậy và bất tuân có nghĩa là bạn phải có chút thông minh, chút can đảm. Đứa trẻ vâng lời sẽ trở thành một công dân tốt, đến nhà thờ mỗi chủ nhật; đứa trẻ bất tuân sẽ trở thành đứa không đáng tin cậy. Nó sẽ làm được gì trong đời nó đây? Nó có thể trở thành một họa sĩ, một nhạc sĩ, một vũ công - những thứ mà chẳng mang lại bao nhiên lợi nhuận trong mắt cha mẹ - hay nó có thể trở thành không ai cả, một kẻ lang thang, tận hưởng sự tự do của nó.
Tôi muốn bạn nhảy ra khỏi vòng tròn. Hãy từ bỏ nỗi sợ. Không có gì để sợ hãi cả. Không có địa ngục nào để mà bạn phải lo lắng và cũng không có thiên đường nào để mà bạn tham lam.
Thiên đường là ở đây. Và nếu chúng ta từ bỏ ý tưởng về thiên đường sau cái chết, chúng ta có thể tạo ra thiên đường đẹp hơn gấp ngàn lần ngay lúc này.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét