18. Ngủ
Cha tôi thường bảo tôi phải đi ngủ sớm - đó cùng là cách mọi đứa trẻ ở Ấn Độ được dạy trong hàng thế kỉ. Tôi được bảo rằng: “Đi ngủ sớm và dậy sớm vào buổi sáng, điều đó sẽ làm cho con thông minh.”
Tôi nói với cha tôi: “Điều này thật kì lạ, khi con không cảm thấy buồn ngủ, cha buộc con phải đi ngủ sớm - trong nhà của người Jaina, ngủ sớm thật sự là rất sớm, chỉ sau bữa cơm chiều, khoảng 5-6 giờ, và chẳng còn gì để làm nên trẻ con sẽ được bảo phải đi ngủ.
Tôi nói với ông ấy “Khi năng lượng của con vẫn còn đang hoạt động, cha bắt con phải ngủ. Và vào buổi sáng khi con vẫn còn cảm thấy buồn ngủ cha lại lôi con ra khỏi giường. Đây là một cách kì lạ để làm cho người ta thông minh. Con không thể nhìn ra bất cứ sự liên hệ nào - làm sao con có thể thông minh bằng việc đi ngủ khi con không muốn ngủ? Và con cứ phải nằm yên hàng giờ trong bóng tối - khoảng thời gian quý giá ấy đáng lẽ phải được dùng để làm cái gì đó khác, cái gì đó mang tính sáng tạo - cha bắt con đi ngủ lúc ấy, nhưng giấc ngủ không phải thứ mà cha có thể quản được. Chỉ vì nghe lời cha mà con đã phí hoài biết bao nhiêu thời gian quý báu của minh vào việc chờ đợi giấc ngủ tới. Và buổi sáng con vẫn muốn ngủ cha lại bắt con dậy để đi dạo - làm sao những việc đó lại làm cho con trở nên thông minh? Con không thể hiểu được, xin cha hãy giải thích cho con !
“Xin cha hãy kể cho con, bao nhiêu người đã trở nên thông minh theo cách này? Vì con không thấy ai xung quanh con cả. Thậm chí đến cả ông nội, con đã nói chuyện với ông và ông cũng đã nói rằng đây là một cách ngu xuẩn, vô ích. Ông nói trí huệ không đến bằng việc đi ngủ sớm, nó không đến đâu, đừng để bị lừa bởi những quan niệm vớ vẩn”.
Tôi bảo với cha tôi: “Cha hãy nghĩ về điều đó mà xem, và xin hãy công bằng với con. Hãy cho con điều tự do nhỏ nhoi này - rằng con có thể đi ngủ khi con cảm thấy giấc ngủ tới, và con chỉ dậy khi con cảm thấy rằng đó là đúng lúc tức là khi sự buồn ngủ không còn đó nữa.”
Cha tôi đã suy nghĩ mất một ngày và rồi ngày hôm sau ông ấy nói: “Thôi được có lẽ con nói đúng, con hãy làm nó theo nhu cầu của riêng con, hãy lắng nghe cơ thể con hơn là nghe lời ta.”
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét