09. Những đồng hồ sinh học tự nhiên
Mọi cơ thể có đồng hồ sinh học của riêng nó. Đừng theo đồng hồ của khoa học mà lãng quên đồng hồ của đứa trẻ. Hãy lắng nghe cơ thể. Hãy đi theo trực giác của cơ thể. Đừng cỗ chế ngự cơ thể. Cơ thể chính là nền tảng của bạn. Một khi bạn bắt đầu hiểu được cơ thể, 99% khổ sở của bạn sẽ biến mất. Nhưng bạn chẳng bao giờ chịu lắng nghe nó cả; nói gì đến thấu hiểu.
Ngay từ thời thơ ấu chúng ta đã bị ngắt ra khỏi mối liên hệ mật thiết với cơ thể của mình; chúng ta bị tách ra khỏi cơ thể. Khi đứa trẻ đói và khóc, nó muốn được cho ăn nhưng người mẹ lại nhìn vào đồng hồ để căn giờ giấc. Nó sẽ không được cho bú chỉ vì chưa đúng giờ. Người mẹ không nhìn đứa con của mình. Những việc nhỏ như thế nhưng đứa trẻ không được cho ăn đúng lúc mà cơ thể nó cần, dần dần tâm trí nó sẽ bị tách rời khỏi cơ thể. Thay vì sữa, đứa trẻ được đem cho một cái núm vú giả. Giờ thì nó đang bị lừa và nó cũng tự lừa bản thân mà không biết. Thay vì núm vú và tình yêu của mẹ, bạn trao cho đứa trẻ một thứ rất sai; một thứ bằng nhựa dẻo, bạn đang cố gắng phá hủy và ngăn trở sự nhạy cảm của cơ thể đứa nhỏ. Trực giác và sự sâu sắc bên trong cơ thể không được phép cất lên tiếng nói trong khi tâm trí thì bắt đầu hoạt động.
Đứa trẻ cứ mút cái núm giả và nó buồn ngủ; nó ngủ. Giờ thì đồng hồ chỉ 3 giờ đã qua và bạn mang sữa tới cho nó. Giờ nó đang ngủ, cả cơ thể nó đang ngủ, bạn đánh thức nó dậy. Bạn lại đang phá hủy cái nhịp điệu tự nhiên của cơ thể một lần nữa. Từ từ, bạn phá hủy toàn bộ sự nhạy bén và khả năng kết nối của cơ thể đối với trực giác bên trong. Cái khoảnh khắc khi mà đứa trẻ đánh mất hoàn toàn sự kết nối, nó sẽ không còn biết cơ thể nó muốn gì nữa, liệu cơ thể có muốn ăn hay không ăn, nó không biết được nữa. Liệu cơ thể có muốn được yêu hay không, nó cũng không biết luôn. Mọi thứ đều bị thao túng từ phía bên ngoài.
Việc huấn luyện luôn phá hủy tính tự nhiên
Một sự phá hủy có thể xảy ra khi những đứa trẻ bị huấn luyện đi vệ sinh đúng giờ cố định mỗi ngày. Dần dà nó không thể kiểm soát sự hoạt động của ruột được nữa, điều này mất chút thời gian, mất hàng năm trời để có thể kiểm soát được. Giờ thì làm gì đây? Nó đơn giản phải rặn, phải cố gắng, nó làm mất đi cơ cấu hoạt động tự nhiên của hậu môn, bởi vì điều này nó trở nên gắn bó với những vấn đề của hậu môn.
Đó là lý do tại sao người ta lại bị táo bón nhiều thế trên thế giới. Và thường chỉ có con người mới phải chịu nhiều đau khổ từ chứng này. Không loài vật nào bị vậy cả, trong thiên nhiên hoang dã không loài vật nào bị táo bón. Táo bón thật ra là một chứng bệnh thuộc tâm lý học, nó là căn bệnh xảy ra bởi sự phá hủy hệ thống năng lượng bên trong cơ thể. Và bởi vì táo bón mà rất nhiều những thứ khác phát sinh ra trong tâm trí con người.
Một người trở nên một kẻ tích trữ - một kẻ tích trữ kiến thức, một kẻ tích trữ tiền bạc, một kẻ tích trữ đạo đức - trở thành một kẻ tích trữ và trở thành một kẻ hà tiện bủn xỉn. Họ không thể cho bất cứ thứ gì đi cả. Bất cứ thứ gì họ vớ được, họ sẽ giữ nó. Và với cái hậu môn trọng yếu này, một sự phá hủy lớn xảy ra.
Ốm làm mạnh bản ngã
Ngay từ ban đầu, từ khi còn rất nhỏ, có một thứ đi theo hướng sai toàn bộ, đó là bất cứ khi nào đứa trẻ bị ốm, nó được mọi người chú ý nhiều hơn. Điều này tạo ra một sự kết hợp kép: người mẹ yêu đứa trẻ nhiều hơn, người cha cũng quan tâm nó nhiều hơn, toàn bộ gia đình đặt đứa trẻ vào trung tâm cuộc sống, nó trở thành người quan trọng nhất. Không ai trao cho đứa trẻ nhiều quan tâm cho bằng khi nó bị đau ốm. Đứa trẻ ốm dần trở thành một đứa trẻ độc tài, nó tạo ra những điều luật của riêng minh. Một khi cái bẫy tinh tế này được học tập, đứa trẻ nhận ra rằng bất cứ khi nào nó ốm nó liền trở thành người đặc biệt theo cách nào đấy, mọi người đều phải chú ý tới nó nhiều hơn, bởi vì nếu họ không chú ý, nó sẽ khiến cho người ta cảm thấy có lỗi. Không ai có thể nói bất cứ gì hay bắt bẻ nó bất cứ gì, chẳng ai trách nó vì chuyện ốm đau cả.
Nếu đứa trẻ làm gì đó sai, bạn sẽ nói: “Con phải chịu trách nhiệm” nhưng nếu nó ốm thì bạn chẳng nói gì về trách nhiệm cả, bởi vì ốm thì không can hệ tới nó chút nào. Nhưng bạn không biết một sự thật rằng 99% bệnh tật đều là do tự huyễn hoặc mà ta, nó là một thủ thuật người ta cố tình tạo ra để có được thêm sự chú ý, sự ảnh hưởng, thêm sự quan trọng. Một đứa trẻ có thể học được điều này rất nhanh và rất dễ dàng bởi vì vấn đề cơ bản của đứa trẻ là nó không làm gì được với cái ốm cả, nó vô tích sự. Thật ra sâu bên trong nó, nó biết rằng trong lúc ốm nó rất quyền lực và mọi người đều yếu thế. Nó dần hiểu ra điều đó nhanh thôi.
Một đứa trẻ rất nhạy cảm trong việc nhận biết mọi sự. Nó sẽ tới chỗ biết rằng “thậm chí cha không là gì, mẹ không là gì, không ai là gì trước ta cả khi mà ta ốm? Ốm đau theo cách nào đó trở thành một thứ rất ý nghĩa, rất đáng được đầu tư. Bất cứ khi nào nó cảm thấy sự xao nhãng của mọi người, bất cứ khi nào nó cảm thấy “mình đang không là gì cả” tự nhiên nó sẽ muốn bị bệnh và rồi sẽ bị bệnh, chính đứa trẻ tạo ra căn bệnh đó trong tâm trí. Đó chính là vấn đề, một vấn đề sâu thẳm bởi vì bạn có thể làm gì đây? Khi một đứa trẻ ốm mọi người đều phải chú ý tới nó nhiều hơn.
Giờ thì tâm lý học đang đề nghị rằng khi một đứa trẻ ốm, hãy chăm sóc nó nhưng đừng quá chú ý và quan tâm quá nhiều. Đứa trẻ nên được chăm sóc y tế cẩn thận nhưng không phải tâm lý học. Đừng tạo ra quá nhiều những ý tưởng trong đầu nó rằng ốm yếu là đáng giá. Nếu không thì cả đời nó sẽ bắt đầu tạo ra những cơn ốm bệnh khi nó cảm thấy không được chú ý. Khi đó người vợ không thể nói bất cứ gì, không ai có thể tạo ra cản trở gì khi một người bị ốm. Ai cũng thương và mang nhiều chú ý tới hơn. Nó làm mạnh bản ngã.
Hãy cho phép bọn trẻ được khóc
Ngay từ lúc ban đầu, đứa trẻ muốn khóc, muốn cười. Khóc là việc rất cần thiết từ sâu bên trong, thông qua việc khóc, mỗi ngày đứa trẻ lại được tẩy rửa, thanh lọc.
Đứa trẻ có rất nhiều những thất vọng. Nó được sinh ra theo cách như thế nên khóc là việc cần thiết. Đứa nhỏ muốn thứ gì đó nhưng nó không thể nói ra là thứ gì, nó không thể diễn đạt được điều nó muốn. Cha mẹ thường không mang lại đúng thứ nó cần. Đôi khi mẹ nó không gần bên và mọi người bận làm việc gì đó, nó không có được sự chú ý mà nó cần, nó bắt đầu khóc. Người mẹ muốn an ủi nó, thuyết phục nó cho nhanh vì việc khóc của đứa nhỏ làm phiền đến mọi người, cả nhà. Không ai muốn nó khóc, khóc là một việc phiền nhiễu nên mọi người cứ cố để phân tâm đứa nhỏ miễn sao để nó không khóc nữa. Mọi người bắt đầu mua chuộc nó, mẹ sẽ đưa cho nó đồ chơi, hoặc bầu sữa... bất cứ gì để đánh lạc hướng hoặc để an ủi nó, cố thuyết phục rằng nó không nên khóc.
Nhưng khóc là một việc tối cần thiết. Nếu đứa trẻ có thể khóc và được cho phép để khóc, nó sẽ trở lại tươi mới, tâm trạng thất vọng sẽ được ném bớt ra ngoài thông qua việc khóc. Nếu không thì cùng với việc ngừng khóc, sự thất vọng cũng bị ngừng. Tâm lý học nói rằng bạn cần một tiếng hét nguyên sơ. Giờ một học thuyết phát triển ở phương Tây chỉ để cho bạn có thể hét lên với toàn bộ tế bào trong cơ thể. Nếu bạn có thể hét một cách điên cuồng đến nỗi toàn bộ cơ thể của bạn cũng rung lên trong tiếng hét đó, bạn sẽ giải trừ được rất nhiều đau đớn, rất nhiều khổ sở mà bạn từng gom góp.
Nhận xét
Đăng nhận xét