31. Mathatma Gandhi - Tay nhà buôn
Mọi người thường hay bối rối không hiểu tại sao tôi cứ khăng khăng chống lại một người đàn ông mà tôi mới chỉ gặp hai lần, khi còn là một đứa trẻ.
Gandhi được mệnh danh là người cha già của Ấn Độ; ông ấy đã đặt nền tảng cho một hình thức đấu tranh mới: đấu tranh bất bạo động. Ông ấy góp phần thúc đẩy giúp Ấn Độ giành được độc lập và gần như tất cả mọi người đều tôn kính ông ấy như một vĩ nhân. Nhưng đối với tôi; thì không. Sau những lớp vỏ bọc - tôi biết ông ấy chỉ là một tay nhà buôn. Và tôi phản đối mọi thứ triết lý của những tay nhà buôn.
Tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về lần gặp đầu tiên đó.
Tôi có thể nhìn thấy lại ngay con tàu đó. Gandhi lúc đó đang đi du hành và tất nhiên ông ấy ngồi ở toa hạng ba. Nhưng cái “toa hạng ba” của ông ta thì tốt hơn bất cứ toa hạng nhất nào có thể có. Trên một con tàu với sáu mươi toa mà chỉ có ông ấy, người thư ký và vợ của ông. Tôi còn nghĩ ba người này giống như chỉ là một người vì hai người còn lại đi theo để phục vụ ổng và tất cả các toa khác đều đã được đặt chỗ sao cho không ai có thể mua vé được. Toa của ông áy thậm chí còn không phải một toa hạng nhất bình thường; bởi tôi chưa bao giờ nhìn thấy lại một toa tàu nào giống như thế - nó không chỉ là toa hạng nhất bình thường mà đúng hơn là toa hạng nhất đặc biệt. Chỉ có cái bảng tên đã được thay đổi và để là “toa hạng ba”cho phù hợp với thứ triết học giản dị rởm của ông ta.
Lúc đó tôi lên mười. Mẹ tôi - nhắc lại cho bạn nhớ, tức là bà ngoại của tôi, người mà tôi yêu quý như mẹ mình - đã đưa cho tôi ba rupees. Bà nói: “Nhà ga thì quá xa, con có thể không trở về được vào bữa tối và không ai có thể tin tưởng những chuyến tàu này được: nó có thể đến trễ mười hay mười hai tiếng đồng hồ. Vậy nên con hãy giữ những đồng rupees này phòng khi cần thiết ?
Tại Ấn Độ những ngày đó, ba rupees thì đáng giá cả gia tài. Một người có thể sống thoải mái trong cả tháng chỉ với ba đồng rupees đó.
Bà cũng làm cho tôi một bộ y phục rất đẹp. Bà biết tôi không thích những cái quần dài, đa phần thời gian tôi chỉ mặc một cái quần pajama và một cái kurta. Kurta là bộ trang phục truyền thống rất dài mà tôi ưa thích, dần dần thì chiếc quần pajama bên trong cũng biến mất, chỉ cái áo dài bên ngoài còn lại. Chỉ cần thế là đủ cho tôi.
Khi đó là mùa hè và mùa hè ở Ấn Độ thì thật khủng khiếp. Khí nóng mùa hè khiến cho mũi bạn cảm giác như đang thở trong lửa vậy. Chỉ những khoảnh khắc vào lúc nửa đêm thì mũi bạn mới cảm thấy được nghỉ ngơi một chút. Trời nóng đến nỗi bạn sẽ phải thường xuyên xin những ly nước mát và nếu như có một chút đá lạnh thì bạn sẽ cảm thấy như đang ở thiên đàng. Đá lạnh là một thứ rất đáng giá lúc ấy vì các nhà máy thường ở rất xa, khoảng đường nhiều dặm vận chuyển khiến cho chúng gần như tan biến mất hết vì vậy người ta luôn phải thật vội vàng.
Nani nói tôi nên đi gặp Mahatma Gandhi nếu tôi muốn và bà chuẩn bị cho tôi một bộ kurta làm từ thứ vải rất mỏng và rất xưa. Bà tìm được thứ vải mỏng tốt nhất; nó mỏng tới mức gần như trong suốt. Thời điểm đó những đóng rupees vàng đã không còn xuất hiện mà người ta đã chuyển qua dùng những đồng rupees bằng bạc để thay thế. Những đồng rupees này quá nặng đối với cái túi nhỏ tội nghiệp trên bộ trang phục rất mỏng của tôi. Tại sao tôi phải nói những điều này? Bởi vì bạn cần phải biết về nó mới có thể hiểu được câu chuyện diễn ra sau đó.
Rất nhiều người khác cùng đến nhà ga để đợi được gặp Gandhi như tôi.
Đoàn tàu đến, như thường lệ - trễ chừng mười ba tiếng. Hầu hết mọi người khác không chịu nổi sự chờ đợi đều đã ra về, ngoại trừ tôi. Bạn biết tôi - một kẻ bướng bỉnh bậc nhất. Đến nỗi người quản lý nhà ga đã đến và nói: “Cậu bé, cậu là thứ gì đó thật lạ. Mọi người đều rời đi nhưng dường như cậu lại sẵn sàng ở lại đây cả đêm. Dù cho không có một tín hiệu nào rằng đoàn tàu sắp đến và cậu thì cũng đã đợi từ sáng sớm rồi.”
Để đến được nhà ga lúc bốn giờ sáng tôi đã phải thức dậy từ nửa đêm, và phải đợi cho đến đêm nhưng tôi vẫn chưa phải xài ba đồng rupees của mình, bởi vì mọi người mang cho tôi rất nhiều thứ mà họ mang theo: mọi người đều tỏ ra hào phóng với một cậu bé đến từ nơi xa xôi như thế. Họ cho tôi trái cây, kẹo, bánh và cả những thứ khác thế nên tôi chẳng bị đói một chút nào.
Cuối cùng đoàn tàu cũng tới và tôi là người duy nhất còn đó. Chỉ một người thôi - một cậu bé mười tuổi, đứng bên cạnh người quản lý nhà ga.
Người quản lý giới thiệu tôi với Mahatma Gandhi và nói: “Đừng nghĩ về cậu ấy như một đứa trẻ bình thường. Cả ngày nay tôi đã quan sát và thảo luận vé rất nhiều chuyện với cậu ấy bởi vì chẳng còn gì khác để làm cả. Cậu ấy cũng là người duy nhất còn ở lại đây trong khi rất nhiều người đã đến cũng đều đã rời đi. Tôi trân trọng cậu ấy vì tôi biết cậu áy là kiểu người có thể ở đây cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời. Cậu ấy sẽ không rời đi cho tới khi đoàn tàu tới. Cậu ấy dường như có thể sống luôn ở đây chỉ để chờ đợi.”
Mahatma Gandhi là một ông già, ông ấy gọi tôi lại gần và nhìn tôi. Nhưng thay vì nhìn tôi, ông ấy lại nhìn vào cái túi của tôi - cái túi mỏng trong suốt với những đồng rupees nặng trĩu - và giây phút đó ông ấy đã bị đẩy xa khỏi tôi mãi mãi.
Ông ấy nói: “Cái gì đây?”
Tôi trả lời: "Ba rupees"
Ông ấy tiếp: “Hãy quyên góp chúng”
Ông ấy thường giữ bên người một cái hộp có đục một lỗ bên trên. Khi bạn quyên góp nghĩa là bạn sẽ đặt những đồng rupees vào lỗ và chúng sẽ biến mất. Tất nhiên ông ấy có chìa khóa và khiến những đồng rupees xuất hiện lại lần nữa nhưng đối với bạn thì những đồng rupees đơn giản là biến mất mãi mãi.
Tôi nói: “Nếu ông có can đảm ông có thế lấy chúng, túi đây, tiền đây nhưng cháu có thể hỏi ông một câu là mục đích ông quyên góp những đóng tiền này để làm gì không?”
Ông ấy trả lời: “Cho những người nghèo”
Tôi nói: “Thế thì rất tốt; tuyệt đối tốt” và tôi đã thả những đồng rupees vào cái hộp của ông ấy.
Và rồi cũng chính ông ấy là người đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy tôi rời đi - ôm theo cái hộp của ổng cùng đi với tôi sau cuộc trò chuyện.
Ông ta nói: “Vì Chúa, cậu đang làm gì vậy? Nó là để dành cho những người nghèo”.
Tôi nói: “Cháu đã nghe ông nói rồi; ông không cần phải mất công nhắc lại nó lần nữa. Cháu đang đưa cái hộp này đến với những người nghèo. Có rất nhiều người nghèo trong làng của cháu. Hãy đưa cho cháu chìa khóa. Nếu không cháu sẽ phải mất công tìm một tên trộm để mở cái hộp này.”
Ông ta nói: “Điều này thật kì lạ...” Ông ấy liền nhìn tay thư kí nhưng tay thư kí là một kẻ đần độn - như mọi tay thư kí khác - tôi vẫn luôn không hiểu tại sao người ta lại chọn trở thành một tay thư kí. Thế rồi ông ta quay sang nhìn Kasturba, vợ ổng, bà ấy nói: “Ông đã gặp đúng đối thủ rồi. Ông có được chúng nhờ việc lừa dối mọi người và giờ thì cậu ấy sẽ lấy cái hộp đi. Tốt, rất là tốt. Bởi vì tôi phát mệt với việc nhìn cái hộp luôn luôn ở đó, bên cạnh ông - như một bà vợ.”
Mặt ông ấy nhăn lại dù cho bình thường nó đã đủ nhăn rồi. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho người đàn ông già nhăn nhó đó vì vậy tôi bỏ chiếc hộp lại và nói: “Dường như chính ông là người nghèo khó nhất. Thư kí của ông thì không có chút thông minh nào và vợ ông dường như cũng không có chút tình yêu nào dành cho ông cả. Cháu không thể mang cái hộp này đi khỏi một người nghèo như ông - ông hãy giữ lấy. Nhưng nhớ, cháu đến để gặp một Mahatma (Vĩ nhân) nhưng tất cả những gì cháu tìm thấy chỉ là một nhà buôn".
Đó chính là “đẳng cấp” của ông ta. Ở Ấn Độ khi nhắc tới một nhà buôn người ta sẽ hiểu ngay có nghĩa là đang nhắc tới một người theo đạo Do Thái. Ấn Độ có nhiều người theo đạo Do Thái nhưng không có nghĩa họ là người Do Thái mà chỉ có nghĩa họ là những nhà buôn.
Đối với tôi, Mahatma Gandhi cũng chỉ là một kẻ nhà buôn.
Và từ đó, trong mọi bài nói chuyện của mình tôi cứ chống lại ông ta cả hết lần này đến lần khác, bởi lẽ tôi không thể nào đồng tình được với thứ triết học của một tay nhà buôn không hơn không kém. Chân lý và sự thật không bao giờ ở trong tay kẻ nhà buôn.
Lần gặp gỡ thứ hai là một cuộc gặp gián tiếp. Khi ấy có một trận động đất xảy ra ở Bihar, Ấn Độ và Mahatma Gandhi đã nói rằng động đất xảy ra là vì Thượng đế muốn trừng phạt những kẻ tội lỗi. Tôi đã viết cho ông ấy một bức thư nói rằng: “Điều này thật lạ lùng, tại sao Chúa lại chỉ trừng phạt những kẻ tội lỗi ở Bahir? Thế còn những kẻ tội lỗi ở tất cả những nơi khác trên thế giới thì sao? Hay nếu ông cho rằng chỉ Bihar mới có những kẻ tội lỗi vậy thì chẳng lẽ tất cả mọi người khác trên đời đều là những vị thánh sao?”
Ông ấy đã không có cách hành xử đúng của một quý ông. Ông ấy đã không bao giờ trả lời câu hỏi của tôi. Thế nên tôi đã viết một bức thư cho Ramdas - con trai ổng, cũng là bạn của tôi để hỏi rằng cha cậu ấy có nhận được thư của tôi hay không. Cậu ấy trả lời rằng ông ấy đã nhận được nó "nhưng vì không có câu trả lời nên ông ấy sẽ im lặng".
Chỉ hai lần là đủ để tôi nhìn thấu ổng.
Người ta thường nói "thậm chí một chiếc lá rời khỏi cành cây cũng là do Chúa muốn như vậy” thế nên khi một tên sát nhân không muốn chịu trách nhiệm, hắn chỉ đơn giản nói rằng Chúa muốn hắn làm việc đó. Đó là tất cả những gì được dạy trong kinh Gita của đạo Krishna, và Gita thì được tôn thờ không chỉ bởi người Hindus mà cả những người không phải Hindus nữa. Người ta sẽ không thể tin được, thậm chí một người như Mahatma Gandhi - người đã luôn nói về đấu tranh bất bạo động, cũng gọi Gita là kinh mẹ chung của tất cả. Gandhi đã thường nói rằng người Hindu và người Hồi Giáo là một.
Tôi không quá mười bảy tuổi khi tôi viết cho ông ta một bức thư để hỏi: "Nếu người Hindu và người Hồi giáo là một, nếu kinh Gita của người Hindu là kinh mẹ chung của họ, thế kinh Koran của người Hồi thì sao? Kinh Koran có phải là kinh cha chung của họ không?" Khỏi nói ông ấy đã rất tức giận - con trai ông ấy là bạn tôi và cậu ấy đã nói với tôi rằng ông ấy đơn giản ném bức thư ra ngoài cửa sổ. Ramdas, con trai ông ấy, nói với ông: "Những gì cậu ấy hỏi đều hợp lý. Nếu cha có thể gọi kinh Gita là mẹ... Nếu cha không thể gọi kinh Koran là cha thì cha cũng có thể gọi nó là dượng, chú hay bất cứ kiểu mối quan hệ nào đó, nếu không thì làm sao Hindu và Hồi giáo lại có thế là một được?”
Tôi không bao giờ nhận được bất cứ lá thư trả lời nào đúng như Ramdas đã thông báo với tôi “Cậu sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời đâu.”
Rồi tôi lại viết cho Gandhi một bức thư khác nữa: Một mặt ông nói ông là người bất bạo động nhưng mặt khác ông lại tôn sùng kinh Gita - một thứ kinh chỉ dạy về bạo động chứ không gì khác”. Tất cả mọi kinh sách trong Gita đều nói về bạo động. Vậy rốt cuộc ông là người bạo động hay bất bạo động đây? Người bất bạo động thật sự không thể nào lại đi tôn sùng một mớ lý thuyết dạy về bạo động được.”
Và một lần nữa, ông ấy không thể trả lời và trong mắt tôi ông ấy chỉ là một người đạo đức giả.
Ấn Độ đã quen với việc được ca ngợi liên tục, không ai từng phê phán nó. Không ai chỉ ra cho nó thấy rằng “Các bạn đang sống trong cái chết, đấy không phải cuộc sống. Các bạn đang co lại và chết dần. Các bạn đã đánh mất sự sôi nổi, say mê, thích thú để sống một cách đích thực, để sống một cách toàn bộ.”
Họ đã từng được ca ngợi. Sự nhợt nhạt của đói kém được xem như hào quang thần thánh. Thái độ phản cuộc sống được nâng lên thành các hoang tưởng tâm linh lớn lao. Tính điên của họ đã được kính trọng như cái gì đó của cõi bên kia giáng xuống trong họ. Việc nói lắp bắp được coi là bí truyền, mọi người liên tục tìm nghĩa trong nó.
Người ngu đã từng được tôn thờ, kẻ tự bạo đã được coi là khổ hạnh, kẻ tàn bạo được coi là thánh nhân lớn. Suy đồi đủ mọi kiểu đã được cho một nghĩa lớn là có tính tâm linh.
Tôi phơi bày toàn bộ dối trá của hàng ngàn năm và điều đó thực là nguy hiểm. Nhưng tôi sẵn lòng nhận mạo hiểm bởi vì tôi chẳng có gì để mát.
Trong quá khứ, nhân loại đã từng rất nghèo. Toàn thể quá khứ là việc chết đói dài dài, bệnh tật, thiên tai - đủ thứ. Chính phép màu là ở chỗ con người vẫn sống sót được qua từng ấy thứ. Người ta đã rất sợ hãi và khi người ta sợ, người ta cầu nguyện, xin xỏ, ăn xin.
Ngày nay thế giới đã qua cơn đói nghèo trầm trọng nhưng ở vài nơi, đâu đó, như Ấn Độ thì tình trạng đó vẫn còn. Bạn sẽ nhận ra dễ dàng rằng ở những nước phương tây giàu có, những người thông minh, no đủ bắt đầu tìm tới thiền nhưng quần chúng phương đông - cái nôi của thiền - thì lại thích những ý tưởng của Kito giáo hơn. Người Ấn Độ thích mẹ Teresas ở Ấn Độ hơn là tôi. Cũng là điều tự nhiên thôi, khi người ta đói thì bánh mì được cần tới, những hỗ trợ vật chất được cần tới, xe bò kéo được cần. Khi người ta no đủ, giàu có thì người ta mới nghĩ đến tàu không gian, đến thiền. Tại Ấn Độ bạn sẽ thấy chỉ người nghèo được cải đạo sang Kito giáo, không có người giàu cải đạo sang Kito giáo. Kito giáo hấp dẫn vì nó mang lại những hứa hẹn giúp đỡ, sự chăm sóc thực tế - nó cung cấp bánh mì.
Jesus nói: "Xin cho chúng con bánh mì hàng ngày.”
Bánh mì không phải là thứ để bạn đi xin mãi, bạn phải tạo ra nó, không ai đem nó cho bạn đâu. Đó là công việc của khoa học - tôn giáo không liên quan.
Chúng ta nên bắt đầu những đường phân chia ranh giới: cái gì có thể được làm bởi khoa học nên được làm bởi khoa học, cái gì có thể được làm bởi công nghệ nên được làm bởi công nghệ. Xe hơi của bạn hết xăng bạn không quỳ xuống cạnh xe cầu nguyện "Xin cho xe con đầy xăng hàng ngày” bạn phải đi tìm trạm xăng hay tìm ai đó giúp đỡ chứ.
Tôn giáo sợ khoa học sẽ tranh phần chăm sóc nhu cầu con người nên tôn giáo cứ liên tục chống lại khoa học, chống lại công nghệ.
Nếu con người luôn no đủ thì những lời cầu nguyện như trên sẽ mất hết, tu sĩ - đền chùa cũng sẽ biến mất hết. Họ quyền lực lâu thế chỉ bởi vì họ không cho phép khoa học công nghệ cải thiện số phận bạn.
Tại Ấn Độ, Mahatma Gandhi đã chống lại khoa học, chóng lại những thứ khoa học rất cần thiết nữa. Ông ấy chống lại tàu hỏa, điện tín, bưu điện, điện... Ông ấy muốn đất nước này sống như thời nguyên thủy mười ngàn năm trước. Điều duy nhất mà ông ấy chấp nhận như phát minh khoa học lớn lao nhất là bánh xe quay sợi. Và ông ấy được tôn thờ như một Mahatma - thánh nhân.
Với tôi, ông ấy phạm tội, tội còn lớn hơn tội của Adolf Hitler nhiều. Nhưng tội của ổng rất tinh vi. Bạn không thể phát hiện được nó bởi vì ông ấy đang nói huyền thuyên theo kiểu tôn giáo, dưới triết lý của tôn giáo “Người ta phải tin cậy Thượng đế, tại sao lại phải tin vào khoa học?”
Cuộc sống là hiện tượng đa chiều và chúng ta nên rất rõ ràng về sự phân chia. Âm nhạc nên được nhạc sĩ chăm nom, không phải nhà toán học. Thơ ca nên được chăm nom bởi nhà thơ, không phải nhà hóa học. Khoa học có những đóng góp riêng của nó - nó là thông minh của con người. Không có nhu cầu vé bất kì lời cầu nguyện nào, chúng ta có thể cung cấp cho trái đát này một thiên đường nhưng chúng ta sẽ không có khả năng đó chừng nào chúng ta chưa dừng mọi loại vô nghĩa mà chúng ta được chất đầy.
Tôi bắt đầu chống lại Gandhi từ khi tôi còn là một đứa trẻ thế nhưng...
Tháng 1 năm 1948, Mahatma Gandhi bị ám sát.
Đối với tôi ở thời điểm ấy, Mahatma Gandhi chỉ là một tay nhà buôn, tôi chống lại ông ta hàng ngàn lần vé những điều mà tôi không đồng ý với triết thuyết của ổng. Nhưng cái ngày mà ông ấy bị bắn, bị ám sát - tôi mười bảy tuổi - cha tôi phát hiện ra tôi khóc.
Ông nói: “Con sao, đang khóc cho Mahatma Gandhi sao? Nhưng con đã luôn tranh luận những điều chống lại ổng”. Vâng cả gia đình tôi đều theo Gandhi, họ thậm chí còn phải vào tù vì theo định hướng chính trị của ông ấy. Tôi là con cừu đen duy nhất trong nhà không theo đàn cừu trắng ngây thơ ấy nên tất nhiên cha tôi đã rất ngạc nhiên: “Con đang khóc đấy sao?”
Tôi nói: “Con không chỉ khóc, con còn muốn tham gia lễ hỏa táng. Con phải đi bắt tàu lửa ngay bây giờ, cha đừng làm lãng phí thời gian của con nữa. Chỉ còn một chuyến tàu thôi và con phải đi ngay bây giờ”
Cha tôi bị kinh ngạc, ông nói: “Ta không thể tin được. Con bị điên rồi đúng không?”
Tôi nói: “Chúng ta sẽ nói về chuyện này sau. Giờ thì con phải đi. Đừng lo lắng. Con sẽ trở vé.”
Có rất nhiều thứ về Mahatma Gandhi mà tôi thích và yêu quý, nhưng toàn bộ triết lý của ông ấy thì tôi vẫn giữ nguyên sự không đồng tình. Tôi trân trọng nhiều thứ nơi ông ấy.
Tôi yêu tính trung thực của ông ấy. Ông ấy không bao giờ nói dối. Mặc dù sống ngập trong cả đống điều dối trá nhưng ông vẫn được bắt rễ sâu vào sự thật của ổng. Tôi có thể không đồng ý với sự thật của ổng nhưng tôi không có thể nói rằng ông ấy không chân thực. Bất kể sự thật của ông là gì, ổng thật sự tin vào nó.
Mặc dù tôi không nghĩ rằng những sự thật của ổng thì có giá trị gì nhưng đó là vấn đề của tôi, không phải của ông ấy. Ông ấy không bao giờ nói dối. Tôi tôn trọng tính trung thực ấy, dù cho ổng không biết chút gì về sự thật - thứ sự thật mà tôi luôn cố thuyết phục bạn, ép bạn phải lấy một cú nhảy vào trong nó...
Nhưng có những thứ về ông ấy mà tôi tôn trọng và yêu quý - như là tính sạch sẽ của ổng chẳng hạn. Bạn có thể sẽ nghĩ “Tôn trọng những điều nhỏ bé như vậy sao?” Không, chúng không hề nhỏ, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà các sư, những người được gọi là thánh, được mong đợi phải sống trong rác rưởi bẩn thỉu. Gandhi đã cố gắng để sống sạch sẽ. Ông ấy là người vô học sạch sẽ nhất trên thế giới. Tôi yêu tính sạch sẽ của ông ấy.
Tôi cũng yêu tính tôn trọng ổng dành cho tôn giáo. Tất nhiên, lý do của tôi và ổng thì khác nhau nhưng ít nhất ổng có sự tôn trọng cho mọi tôn giáo - tất nhiên vì những lý do sai lầm, bởi vì ông ấy đã không biết sự thật là gì cho nên ổng không bao giờ có thể đánh giá được tôn giáo nào là đúng, liệu có tôn giáo nào đúng không, liệu tất cả chúng đều đúng hay không cái nào đúng cả? Không có cách nào cho ổng nhận ra được vì dẫu sao ổng cũng chỉ là một tay nhà buôn, vậy nên tại sao phải kích động mọi người? không cần làm phiền ai cả, thôi thì cứ tôn trọng tất cả.
Tôi không đồng ý với ông ấy điểm này nhưng tôi biết ông ấy ông ấy có một ít những phẩm chất giá trị.
Ông ấy là người đơn giản. Không ai có thể viết những thứ đơn giản và cố gắng để viết những thứ hết sức đơn giản như ông ấy đã làm. Ông ấy đã phải cố gắng trong nhiều giờ để làm cho câu nói trở nên đơn giản, đơn giản hơn nữa, chỉ ngắn đủ như bức điện tín. Bất cứ điều gì mà ông ấy tin là đúng, ông ấy sống trong nó hoàn toàn. Việc những gì ổng tin có thật sự là đúng hay không lại là chuyện khác. Làm gì được đây? Ổng nghĩ nó là đúng cơ mà. Tôi tôn trọng ổng vì sự chân thành và ổng đã sống trong sự chân thành với hậu quả của nó. Ông ấy đã mất cuộc sống cũng chỉ bởi sự chân thành của mình.
Với Mahatma Gandhi, Ấn Độ mất đi toàn bộ lịch sử của nó; bởi vì trước đó không có một ai từng bị bắn chết hay đóng đinh. Đó vốn dĩ không phải là cách của đất nước này. Đất nước này rất khoan dung nhưng chỉ quá cuồng vị; họ không nghĩ bất cứ ai lại đáng giá để mà đóng đinh. Họ đã đi xa hơn thế nữa.
Với Mahatma Gandhi; Ấn Độ đã tự mình kết thúc một chương và mở ra một chương mới. Tôi khóc; không phải bởi vì Gandhi bị ám sát chết - ai mà không chết cơ chứ; chưa kể chết theo cách của ông ấy còn tốt hơn; tốt hơn là chết bệnh trong một cái giường bệnh viện - đặc biệt là ở Ấn Độ. Chết theo cách của ông ấy thì sạch và tốt. Tôi cũng không phải đang bảo vệ kẻ sát nhân; Nathuram Godse, hắn ta biết chính xác những gì hắn làm; một cách chủ ý. Hắn không thể được tha thứ. Tôi cũng không phải đang khó khăn với hắn ta. Nó chỉ là một sự thật hiển nhiên như thế. Hắn ta cần bị trừng trị thích đáng.
Tôi đã phải giải thích tất cả những điều này cho cha tôi khi trở về lại nhà. Nó lấy mất của tôi khá nhiều thời gian bởi vì đó thật sự là một mối quan hệ phức tạp giữa tôi và Mahatma Gandhi. Bình thường thì người ta tôn trọng một người hoặc không; thế thôi. Nhưng không phải với tôi và cũng không phải chỉ cho mỗi Mahatma Gandhi.
Tôi thật sự là một người lạ kì. Tôi cảm thấy điều đó mọi khoảnh khắc. Tôi có thể thích điều gì đó ở một người nhưng cùng lúc đó có nhiều thứ khác về người ấy mà tôi rất ghét; tôi ghét phải quyết định bởi vì không thể cắt người ta ra làm hai.
Tôi quyết định chống lại Mahatma Gandhi; không phải bởi vì không có gì thuộc về ổng mà tôi yêu quý - rất nhiều là khác. Nhưng tôi đã quyết định chống lại ông ấy - thật ra tôi có thể đã yêu quý ổng hoàn toàn, nếu như ổng không chống lại khoa học, không chóng lại công nghệ, không chống lại sự giàu có, trù phú và sung túc. Trên thực tế, ông chống lại tất cả những gì mà tôi ủng hộ: nhiều công nghệ hơn, nhiều khoa học hơn, nhiều giàu có hơn, nhiều sung túc hơn.
Tôi chống lại nghèo đói, lạc hậu trong khi Gandhi thì ủng hộ. Tôi chống lại thói tự hành hạ trong khi ông ấy là kẻ tự hành hạ vĩ đại nhất. Nhưng dù sao, chỉ cần nhìn thấy một ít những điều tốt đẹp, tôi vẫn trân trọng nó.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét