22. Nô lệ cho tôn giáo

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TRẺ EM - OSHO
Phi Tuyết dịch

 
22. Nô lệ cho tôn giáo

May mắn của tôi khi ở cùng ông bà ngoại là ông bà không bao giờ "truyền đạo" cho tôi theo bất cứ cách nào. Ông bà để cho tôi được trong sạch hoàn toàn khỏi mọi ý tưởng thiên vị tôn giáo. Nhưng khi về sống cùng gia đình, tôi đã bị họ "cải huấn" theo nhiều cách dể tuân theo tôn giáo của gia đình. Tôi đã phải làm rất nhiều thứ, đấu tranh rất nhiều lần để có quyền quyết định xem mình đồng ý hay không đồng ý với tôn giáo và mọi thứ mà nó nói đến. Tất cả mọi người trong nhà đều thành kính đến đền chùa, trừ tôi. Nhưng không có nghĩa là tôi không quan tâm, sự thật thì tôi là người duy nhất trong toàn bộ vùng ấy mà quan tâm về tôn giáo đủ để tự mình đi đến tất cả những ngôi chùa, ngôi đền, nhà thờ Kito giáo, đền thờ Hồi giáo, Phật giáo, Hindu giáo, Jaina giáo - một cách tự ý - để nghe xem họ đang nói về cái gì và tranh luận với họ về những điều vô lý mà họ giảng dạy. Và sau cùng tôi quyết định, tôi là người Phi tôn giáo, tôn giáo duy nhất của tôi là tính tâm linh, là tìm ra chính mình.

Tôn giáo là thứ già cỗi nhất, nó có tuổi và lịch sử rất dài. Nhiều phần của nó chỉ là tàn tích từ quá khứ. Tôn giáo thực, tôn giáo bản chất là chỉ nói về cái đang hiện hữu, cái thực tại, cái bây giờ. Tôn giáo giả nói về cái quá khứ, cái đã xảy ra lâu lắc. Quá khứ của nhân loại là thứ rất ấu trĩ - không phải là ngày thơ như trẻ con, nhưng là ấu trĩ, nhớ lấy. Đó là điều không thể tránh khỏi của nó, ấu trĩ là chưa trưởng thành, không chịu trưởng thành. Đừng bao giờ nghĩ về tôn giáo dưới dạng quá khứ bằng không bạn sẽ đi sai khỏi toàn bộ bản chất vấn đề. Hãy nghĩ về tôn giáo qua đôi mắt của thực tại, đầy mới là điều nên làm.

Khi bạn nghĩ về Thuyết Tương đối bạn không đem Newton vào. Bạn biết là ông ấy đã khám phá ra, đã đóng góp lý thuyết ấy vào sự phát triển khoa học, nhưng thời của ông ấy qua rồi. Chúng ta biết ơn về bất kì cái gì ông ấy đã làm nhưng với Albert Einstein, Newton đã kết thúc. Ông ấy sẽ vẫn chỉ còn là một cước chú trong lịch sử phát triển khoa học.

Cùng điều đó về tôn giáo, về mọi nỗ lực con người. Khi bạn đi lên mặt trăng trong con tầu không gian, bạn sẽ không đề cập tới người phát minh ra xe bò kéo. Người phát minh ra xe bò kéo chắc chắn là đã có một đóng góp lớn cho lịch sử vì không có xe bò kéo chắc đã không có khả năng nào cho những con tàu không gian - nhưng bạn không tôn thờ người phát minh ra xe bò kéo. Bạn thậm chí còn không biết, không nhớ tên người đó. Trong khi bạn ở trong con tàu không gian, tốt hơn cả là quên tất cả về xe bò kéo đi nếu không bạn sẽ phát điên, mà chúng cũng chẳng ích gì. Ai bận tâm vé lý thuyết xe bò kéo trong khi đang ở trong tàu không gian chứ?

Ai cũng có thể dễ dàng đóng ý chỗ này về khoa học, nhưng về tôn giáo chúng ta lại không suy nghĩ hợp lý được như thế. Về tôn giáo chúng ta rất tình cảm, rất phi logic, rất mê tín.

Tôn giáo đã trải qua hai pha. Pha thứ nhất là pha của lời cầu nguyện; đó là thời đại của xe bò kéo của tôn giáo. Pha thứ hai là thiền - đó là thời đại của tàu không gian của tôn giáo. Chúng là hai chiều hướng khác toàn bộ. Nguồn gốc của chúng là khác, cách thức làm việc là khác, toàn thế môi trường cũng khác. Người ta phải tỉnh táo để không bị lẫn lộn giữa hai điều này.

Có nhiều lẫn lộn trên khắp thế giới, cho nên để tôi giải thích cho bạn. Bạn phải rất kiên nhẫn vì tất cả chúng ta đều bị ước định bởi tôn giáo của lời cầu nguyện - tức tôn giáo xe bò kéo. Trọng lượng của chúng rất nặng, mọi con người bị nghiền nát dưới trọng lượng của núi. Công việc của người thấy là rất khó khăn, họ phải dọn sạch rác rưởi, bán thỉu bên trong bạn trước khi cho bạn những ý tưởng về tôn giáo thiền - tôn giáo tàu vũ trụ. Toàn thể quá khứ phải được phá hủy, chỉ thế thì bạn mới có khả năng giang đôi cánh của bạn tới những gì bản chất, sự trưởng thành, tôn giáo của người trưởng thành cũng phải là một tôn giáo trưởng thành.

Lời cầu nguyện có nghĩa là sợ, mọi tôn giáo cũ đều hướng theo sợ. Thượng đế của họ không là gì ngoài việc tạo ra sợ của họ. Nó không mang tính khám phá, nó là tưởng tượng và phóng chiếu của nỗi sợ hãi mà thôi. Người ta sợ. Người ta cần hình ảnh một người bố để bảo vệ cho họ khỏi mọi loại sự. Có cả ngàn nỗi sợ trong cuộc sống: lo âu, đau khổ, những vấn đề cần đương đầu, những câu đố không lời giải, những vực sâu không thể bắc cầu: con người bị bao quanh bởi bóng tối lớn. Con người cần bàn tay bảo vệ; con người muốn có ai đó như người bảo vệ, người hộ tống, người canh gác để cho họ thấy an toàn Từng đứa trẻ được nuôi lớn bởi bố mẹ. Kinh nghiệm đầu tiên của nó với bố mẹ là kinh nghiệm rất đẹp: nó được bảo vệ, được thoải mái, đưowjc an ủi, được đáp ứng mọi nhu cầu; nó không phải lo nghĩ, nó không có trách nhiệm, nó được chăm nom. Nó có thể dựa vào bố mẹ lúc ban đầu nhưng điều này không nên duy trì mãi mãi. Sớm hay muộn nó sẽ phải đứng trên đôi chân riêng của nó

Khoảnh khắc nó đứng trên đôi chân của nó có một run rẩy lớn nảy sinh: bây giờ ai sẽ cứu nó? Bây giờ ai sẽ an ủi nó? Mọi đứa trẻ lớn dần lên đều bằng cách này hay cách khác cố tìm cách quay trở lại thời thơ ấu khi mà nó hoàn toàn không bận tâm gì, không lo âu gì nhưng được an toàn, được bảo vệ. Cái tình thế đã trưởng thành nhưng lại đi ngược về tìm kiếm những cảm giác đã qua thời thơ ấu - chính là ý nghĩa của lời cầu nguyện.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo đều gọi Thượng đế là “Cha”. Vâng, cũng có vài tôn giáo gọi Thượng đế là "Mẹ" - thì cũng là một cả. Thượng đế kiểu gì cũng bị gán thành hình ảnh của bậc cha mẹ tối thượng.

Con người đã gán hình ảnh Thượng đế, dựa theo hình ảnh của chính mình và bởi vì có nhiều loại người thế trên thế giới nên cũng có nhiều hình ảnh thế về Thượng đế. Nhưng hình ảnh ấy chỉ là bịa đặt của riêng bạn. Khi bạn cầu nguyện là bạn đang van xin, đang năn nỉ và điều này chỉ chứng tỏ sự chưa chín chắn của bạn, chưa trưởng thành. Điều này có thể làm bạn tổn thương nhưng tôi không giúp được, nó đơn giản là thế.

Khoảnh khắc bạn dừng hỏi xỉn, bạn sẽ dừng cầu nguyện - đó là phương pháp luận đơn giản. Thượng đế là tính sáng tạo, chứ không phải người sáng tạo. Không có phân biệt đối thể ta-người trong tính sáng tạo cho nên bản thân việc cầu nguyện là việc làm sai - nó tạo ra phân chia. Sự phân chia giữa tính sáng tạo và người sáng tạo này cần phải bị làm cho tan biến, chỉ thế thì bạn mới có khả năng vươn lên những đỉnh núi của thiền, bước vào con tàu không gian của thiền. Bằng không bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn vào các hình mẫu ấu trĩ của quá khứ: quỳ xuống trước các ảnh trong đến chùa, trong giáo đường, trong nhà thờ và làm mọi thứ ngu xuẩn. Nhưng những thứ ngu xuẩn đó đang được làm bởi hàng nghìn người khác, để cho bạn không bao giờ trở nên nhận biết rằng bạn ngu. Khi đám đông ở cùng bạn, khi quần chúng ở cùng bạn, bạn cảm thấy đang trên đất an toàn. Khi một mình, bạn run rẩy.

Thiền là kinh nghiệm về tính một mình, chỉ những ai rất dũng cảm mới có thể đi vào chiều hướng thiền - vào con tàu không gian của tôn giáo. Lời cầu nguyện là hiện tượng đám đông, nó là một phần của tâm trí tập thể.

Khi bạn ở trong đám đông, chắc chắn niềm tin lớn nảy sinh trong bạn. Nó có tính lây nhiễm vì nhiều người thế không thể sai được. Nhưng tôi muốn nói với bạn: chỉ cá nhân mới có thể đúng, đám đông luôn sai. Chỉ hiếm lắm mới xuất hiện được một cá nhân là đúng vì sức đè của đám đông nặng nề thế. Những cá nhân ấy giống như đỉnh Everest, bạn không thể đi tới Everest cùng quần chúng được. Bạn phải đi một mình. Chân lý chưa bao giờ được tìm thấy nơi đám đông. Chân lý đã và luôn chỉ có thể thấy trong sự một mình của các cá nhân.

Thiền là kinh nghiệm một mình toàn bộ. Lời cầu nguyện là hiện tượng đám đông; nó là tâm lí số đông. Do đó Hindu giáo, Kito giáo, Do Thái giáo, Mohamet giáo tất cả vẫn còn là những tôn giáo của lời cầu nguyện. Ngay cả hai tôn giáo đã cố trở thành tôn giáo của thiền cũng đã bị rơi lại vào trong đám đông: Phật giáo và Jaina giáo. Hai tôn giáo này đã cố gắng là tôn giáo của thiền nhưng duy nhất hai cá nhân: Phật và Mahavira, hai cá nhân, mới xoay xở được. Khoảnh khắc họ chết đi tôn giáo của họ rơi vào hình mẫu cũ của cầu nguyện. Bây giờ người Jaina đang cầu nguyện trước Mahavira, các Phật tử - hàng triệu - đang cầu nguyện trước tượng Phật. Thật là nực cười, lời cuối cùng của Phật là “Hãy là ánh sáng lên bản thân ngươi” nhưng các đệ tử lại vẫn cứ dựa vào ánh sáng của Phật, hình mẫu của Phật; họ tạo ra trăm ngàn tượng và đặt khắp mọi nơi. Nếu Phật quay lại, ông ấy hẳn sẽ tự đập đầu mình vào các tượng ấy để tự tử quách cho rồi.

Khi bạn trưởng thành; bạn sẽ không xin nữa. Khi bạn không xin nữa, bạn sẽ thôi cầu nguyện. Dâng lời cảm tạ và biết ơn thì không phải là cầu nguyện. Hãy cảm tạ, hãy biết ơn nhưng thôi xin xỏ; thôi năn nỉ đi - ấy mới là cầu nguyện đích thực.

Tôi đang chỉ bạn một loại tính tôn giáo khác toàn bộ. Nó là tính tôn giáo của thiền. Bạn không tôn thờ, bạn không cầu nguyện, bạn phải đi vào sâu bên trong cái ta riêng của mình - đó là hành trình của việc tự khám phá: khám phá tính Thượng đế bên trong bạn, ngôi đền bên trong của bạn. Trong hành trình ấy bạn phải tự bóc lấy con người mình như bóc củ hành vậy, bóc ra hết lớp nọ tới lớp kia của mặt nạ, của triết lý, văn hóa, tín ngưỡng... để khi cuối cùng mọi tầng đều bị bóc đi hết bạn sẽ thấy cái trống không ở trong cốt lõi tận cùng. Cái không thuần khiết, trống rỗng ấy là shunyata, là cái cốt lõi nhưng bạn cũng có thể gọi nó là tính Thượng đế nữa, hoặc là nhà. Nó là việc nở hoa cao nhất, vĩ đại nhất của bản thể.

Hãy nhớ, Jesus là giống như người phát minh xe bò kéo, điều ấy tốt nhưng không phù hợp cho thế giới hiện tại ngày nay đâu, một khoảng cách 2000 năm đã thay đổi tất cả rồi. Cho nên khi Jesus giảng gì đó, ông ấy không giảng cho bạn đâu, ông áy giảng nó cho người khác, thời đại khác. 2000 năm làm sao bạn lại có thể nghĩ rằng ông ấy và bạn có khả năng thấu hiểu và trao đổi? Ngay cả kẻ hở nhỏ mấy chục năm của bạn và cha mẹ bạn cũng gần như không thể bắc cầu qua được kia mà. Nói chuyện với cha bạn và bạn sẽ thấy như đang nói với bức tường. Ông ấy cũng cảm thấy cùng điều như thế - không có khả năng trao đổi.

Hai nghìn năm là kẻ hở lớn. Nếu Jesus xuất hiện ngay lúc này bạn sẽ choáng - tại sao con người này lại có thể được thờ phụng tới hàng ngàn năm? Nếu ông ấy xuất hiện lại bạn sẽ không đề cao ông ấy đâu. Nhưng 2000 năm tô vẽ liên tục đã tạo ra một Jesus luôn luôn tuyệt vời cho mọi thời đại - đó là công trình vĩ đại của nhà thờ, người theo thuyết Thượng đế học, các triết gia, tu sĩ - họ luôn cập nhật, luôn bịa thêm, sơn phết thêm những lớp mới để cho Jesus thật phi thường. Vâng, trong ngày ấy ông ấy là phi thường, thế thôi. Bạn đang đi trước ông ấy 2000 năm và những gì ông ấy nói không dành cho bạn đâu. Mà ông ấy cũng chẳng biết bạn là ai nữa kìa, ông ấy không có ý tưởng nào về bạn.

Những gì tôi nói, là nói cho bạn, cho hiện tại này nhưng những gì Jesus nói là cho người của thời ông ấy. Đây chính là vấn đề tôi phải đương đầu mọi ngày, vì những người tới tôi họ đang sống trong tàn tích của Jesus hay của Phật hay của Mahavira hay Krishna hay Zarathustra. Họ sống trong quá khứ còn tôi là người đương đại và họ so sánh. Thật là khập khiễng. Thật là vô nghĩa ngay từ chỗ đầu tiên. Tôi nói cho người của thế kỉ 20 mà thậm chí là chỉ cho những người ưu tú của thế kỉ 20, không phải cho tất cả. Do đó tất nhiên không phải ai cũng hiểu điều tôi nói.

Cuộc sống thì tươi tắn như giọt sương trong ánh nắng mặt trời trên lá sen, tươi như vì sao, tươi như đôi mắt trẻ sơ sinh, tươi như tiếng chim hót ngay lúc này nhưng bạn lại sống trong lời kinh của hàng ngàn năm trước và vô cùng tự hào về nó.

Nhớ lấy, lời Jesus không dành cho bạn đâu, ông ấy không có ý tưởng gì về bạn và vấn đề của bạn. Ông ấy đang nói cho người riêng của ông ấy, người riêng ấy đã sống cùng thời với ông và rất tốt để chấp nhận những ý tưởng của ông. Bạn không cần nghĩ rằng ông ấy sinh ra là dành cho bạn, nói về bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho