Chương 9. Thầy là điều phải có


Đạo - Đường vô lộ - Osho
Tao - The pathless path
Tập 2

 
Chương 9. Thầy là điều phải có


Long Thúc bảo Văn Chí:

'Y thuật của ông huyền diệu! Tôi bị một bệnh, ông trị cho được không?'

'Xin vâng, nhưng ông cho biết bệnh gì đã.'

'Người trong làng khen tôi, tôi không lấy làm vinh, người trong nước chê tôi, tôi không thấy làm nhục; được đã không mừng, mất cũng không buồn; tôi coi sống với chết cũng như nhau, giàu nghèo như nhau; coi mọi người khác như loài heo, mà tự coi tôi cũng như mọi người khác. Tôi ở trong nhà mà tự coi là quán trọ, coi làng tôi như nước ngoài. Ngoài mấy tật đó, tôi lại còn coi thường tước quí, chẳng sợ hình phạt; thịnh suy lợi hại không làm thay đổi được lòng tôi, vui buồn cũng không làm động lòng tôi, cho nên tôi không thể thờ vua giúp nước được, không thể thân với bạn bè bà con được, kiềm chế vợ con, sai khiến tôi tớ được. Tôi có bệnh gì vậy, ông? Có phương nào trị được không?'

Văn Chí bảo Long Thúc quay lưng ra chỗ sáng, rồi mình đứng ở phía sau hướng ra phía sáng mà xem xét. Xem kĩ rồi bảo:

- A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông, gần như tim một bậc thánh. Sáu lỗ tim của ông đều thông, chỉ có một lỗ là nghẹt thôi. Ngày nay người ta cho cái trí sáng suốt của thánh nhân là một thứ bệnh, có lẽ đó là bệnh của ông chăng? Y thuật nông cạn của tôi không trị được thứ bệnh đó.

Một chuyện ngụ ngôn...

Ngày xưa trong khu vườn của một thầy có một con khỉ sống. Và, khỉ tò mò như người, nó trở nên rất tò mò về thầy. Nó thấy thầy ngồi im lặng, không làm gì, và từ từ nó bắt đầu tới gần thầy - người này đang làm gì? Điều đó là một điều huyền bí. Chắc chắn, với một con khỉ, điều huyền bí nhất là ai đó ngồi im lặng, không làm gì.

Bất ổn là tự nhiên với khỉ, cho nên nghỉ ngơi trong im lặng sao...? Người này có điên không? Dần dần nó bắt đầu tới gần hơn để quan sát ông ấy. Nó càng tới gần, nó càng ngạc nhiên hơn. Không chỉ người này im lặng mà không gian bao quanh người đó cực kì yên tĩnh. Ngay cả khỉ cũng cảm thấy rung động này khi nó tới gần hơn.

Thế rồi nó bắt đầu yêu mến người này, và ở gần người đó trở thành một trong những thú vui của nó. Bất kì khi nào nó có thể tìm được thời gian và bất kì khi nào thầy ngồi trong vườn, nó đều tới và ngồi cạnh thầy.

Một hôm nó nói với thầy, 'Thầy làm gì vậy? Xin thầy nói cho tôi với. Tôi buông xuôi theo thầy. Xin nhận tôi làm đệ tử.'

Thầy nhìn con khỉ, cảm thấy từ bi với nó, và nói, 'Ta không làm gì cả. Ông cũng có thể làm điều đó. Nó là không làm. Ngồi im lặng, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Ông đơn giản ngồi im lặng. Khi đúng khoảnh khắc tới, đột nhiên ông đầy niềm vui vô cùng và an bình và Thượng đế. Ông không được giả định làm cái gì cả. Bất kì cái gì được làm về phần ông đều là rối loạn, tạo ra gợn sóng, tạo ra sóng. Và khi tâm trí ông lay động Thượng đế không thể vào được. Khi tâm trí là bề mặt yên tĩnh, khi mọi thứ là im lặng và bình lặng, Thượng đế vào. Ngài vào qua cánh cửa của im lặng - nhưng điều đó là có thể chỉ khi ông không là người làm. Cho nên ông có thể làm điều đó, ông có thể thử nó.'

Con khỉ lắc đầu. Nó nói, 'Điều đó là không thể được. Tôi cứ tưởng rằng nếu có cái gì đó tôi có thể làm tôi sẽ làm nó, nhưng điều này là không thể được. Nếu thầy bảo tôi bắt lấy mặt trăng tôi có thể đem nó lại; nếu thầy bảo tôi loại bỏ Himalayas tôi có thể làm điều đó; nếu thầy bảo tôi ép sông Hằng chảy ngược dòng tôi có thể làm điều đó - bởi vì trong những ngày cổ xưa các con khỉ khác như Hanuman đã từng được biết đã làm điều đó. Tôi là một con khỉ, tôi có tiềm năng đó, tôi cũng có thể làm điều đó - nhưng ngồi im lặng, không làm gì sao? Thưa thầy, điều đó là không thể được. Nó đi ngược lại bản tính của tôi, nó sẽ làm cho tôi phát rồ. Nếu Thượng đế tới qua im lặng thế thì Thượng đế không dành cho tôi và tôi không dành cho Thượng đế.'

Tâm trí con người không là gì ngoài con khỉ. Con người đã không thay đổi mấy. Charles Darwin nói rằng con người đã tiến hoá chỉ trên bề mặt - sâu bên dưới con người vẫn bất ổn như các con khỉ khác. Con người đã không tiến hoá mấy. Con người thực được sinh ra chỉ khi con khỉ bên trong của bạn hoàn toàn biến mất, tuyệt đối biến mất.

Là người nghĩa là một vô trí. Huyên thuyên thường xuyên của tâm trí ở bên trong, nói bên trong, độc thoại, liên tục suốt ngày đêm, hết năm nọ tới năm kia, từ sinh tới tử. Bất kì cái gì bạn đang làm là không liên quan, nó tiếp tục sâu bên trong bạn. Huyên thuyên đó là điều duy nhất phi tôn giáo, tội lỗi duy nhất, tội lỗi nguyên thuỷ. Một khi huyên thuyên đó dừng lại, phép màu bắt đầu xảy ra cho bạn. Điều huyền bí vĩ đại thế trở nên được khải lộ rằng bạn không thể chứa chúng. Bầu trời bao la trút vào trong bạn tới mức bạn không thể tin được điều đó. Điều đó là không thể tin được. Bạn bắt đầu mở rộng ra. Thế thì toàn thể vũ trụ là cái gì đó bên trong bạn. Thế thì bạn không bên trong vũ trụ mà vũ trụ ở bên trong bạn. Thế thì sao và trăng và mặt trời đi vòng trong tim bạn.

Nhưng nếu điều này xảy ra mà không có thầy bạn sẽ phát điên. Chính tâm trí đang giữ bạn lại. Dù bạn là bất kì cái gì - cho dù bạn là khỉ - chính tâm trí giữ bạn lại. Tâm trí là bệnh của bạn và cũng là sự bình thường của bạn. Bởi vì tâm trí mà bạn bị buộc vào đất. Không có tâm trí bạn sẽ không bị buộc vào đâu cả. Bạn sẽ chùng lỏng thế và tự do thế, bạn có thể tản mác đi. Ai giữ bạn? Việc xác định của bạn vậy là gì?

Tâm trí mất rồi, bản ngã ra đi. Bản ngã là trung tâm của tâm trí, chính trái tim của con khỉ. Tâm trí mất đi, tham lam mất đi. Tâm trí mất đi, tham vọng mất đi. Tâm trí mất đi, cạnh tranh mất đi. Tâm trí mất đi, tương lai và quá khứ mất đi. Tâm trí mất đi, Hồi giáo, Ki tô giáo, Hindu giáo đều mất đi. Tâm trí mất đi, người Ấn Độ, người Đức, người Trung Quốc - quốc tịch mất đi. Tâm trí mất đi, thân thể không còn là bạn nữa. Mẹ riêng của bạn không còn là mẹ bạn, bố riêng của bạn không còn là bố bạn, con riêng của bạn không còn là con bạn. Mọi quan hệ biến mất bởi vì quan hệ tồn tại trong tâm trí.

Nghĩ về khoảnh khắc tâm trí đột nhiên mất đi - bạn sẽ ở đâu? Bạn sẽ là gì? Bạn sẽ mất mọi căn cước. Bạn sẽ đơn giản tan chảy và biến mất, bay hơi. Nó sẽ làm cho bực mình... do đó không có thầy con đường là rất mạo hiểm. Và khi thoáng nhìn về cõi bên kia tới với bạn lần đầu tiên nó sẽ làm tan nát bạn và bạn sẽ không có khả năng thấy tính tích cực của nó - bạn sẽ thấy chỉ cái tiêu cực của nó. Bạn sẽ thấy cái đã bị lấy đi khỏi bạn, bạn sẽ không có khả năng thấy cái đang trao cho bạn. Một cách tự nhiên bạn quen thuộc với quá khứ của bạn và quá khứ đang mất đi, nhanh chóng bạn sẽ đơn giản thấy bản thân mình như đang biến mất.

Và với cái mới được sinh ra bạn còn chưa có ngôn ngữ nào; với cái mới đang được sinh ra bạn còn chưa có khái niệm nào. Cái mới đang được sinh ra là vô hình không thể được chạm tới, không thể được nghe nói, không thể được ngửi, không thể được nếm. Nó ở bên ngoài các giác quan. Bạn chưa bao giờ biết tới trước đây về cái mới đang xảy ra cho nên làm sao bạn sẽ nhận ra nó được? Cái mới sẽ không được nhận ra và cái cũ sẽ biến mất cho nên bạn sẽ cảm thấy bản thân mình phát điên, tan ra từng phần chết. Cái chết sẽ là kinh nghiệm của bạn hay điên khùng sẽ là kinh nghiệm của bạn. Bạn sẽ nghĩ rằng đây là tai ương đã xảy ra cho bạn. Phúc lành sẽ giống như tai ương bởi vì bạn không thể thấy được nó như phúc lành, mắt bạn không được huấn luyện về nó. Bạn chỉ có thể thấy tai ương, bạn chỉ có thể thấy phần tiêu cực của nó. Đây là điều các nhà huyền môn Ki tô giáo gọi là 'đêm tối của linh hồn' - ánh sáng này chói lọi thế nó gần như giống bóng tối.

Thỉnh thoảng bạn không nhìn thẳng vào mặt trời sao? Trong vài giây bạn sẽ bị loà, bạn sẽ không có khả năng thấy, nó sẽ chói loà. Nó không phải là tối mà ánh sáng là quá nhiều đối với bạn và mắt bạn không có khả năng nhận nó vào, chúng không thể hấp thu được nó. Và, sau khi nhìn vào mặt trời trong vài giây nếu bạn nhìn quanh mọi nơi, bạn sẽ thấy đen tối vô cùng. Nếu bạn nhìn đủ lâu vào mặt trời bạn sẽ mù.

Tại sao ánh sáng gây mù? Tại sao? Bởi vì chúng ta có năng lực nào đó thôi. Chỉ trong năng lực tí hon mà chúng ta có thể cho phép ánh sáng đi vào - và chúng ta có thể nhận ra chỉ ngần đó thôi. Bên ngoài điều đó chúng ta mất việc nhận ra. Đó là cách nó xảy ra khi bạn lần đầu tiên đi vào thế giới của vô trí nó sẽ giống như điên khùng - đêm tối của linh hồn, đêm điên của linh hồn.

Mọi tôn giáo đều đã lưu ý tới sự kiện này, do đó mọi tôn giáo đều nhấn mạnh vào việc tìm ra thầy trước khi bạn bắt đầu đi vào trong thế giới của vô trí - bởi vì thầy sẽ có đó để giúp bạn, để hỗ trợ cho bạn. Bạn sẽ tan vụn ra nhưng thầy sẽ có đó để động viên bạn, để cho bạn hi vọng. Thầy sẽ có đó để diễn giải cái mới cho bạn. Đó là nghĩa của thầy: diễn giải cái không thể được diễn giải, chỉ ra cái không thể được nói, phơi ra cái không thể diễn đạt được. Thầy sẽ có đó, thầy sẽ phát minh ra phương pháp và cách thức để bạn tiếp tục con đường - bằng không bạn có thể bắt đầu trốn khỏi nó.

Và nhớ, không có chỗ trốn đâu. Nếu bạn bắt đầu trốn bạn sẽ đơn giản phát cáu. Người Sufi gọi những người như vậy là mastas. Ở Ấn Độ họ được biết tới như người điên paramahansas. Bạn không thể đi ngược lại được bởi vì nó không còn đó nữa, và bạn không thể đi lên trước được vì tất cả đều tối tăm. Bạn bị mắc kẹt. Đó là lí do tại sao Phật nói, 'May mắn là người đã tìm thấy thầy.'

Bản thân tôi không phải là người may mắn như các bạn; tôi đã làm việc không có thầy nào. Tôi đã tìm và tôi không thể tìm thấy một người. Không phải là tôi đã không tìm, tôi đã tìm đủ lâu, nhưng tôi không thể tìm ra một người nào. Rất hiếm khi tìm thấy thầy, hiếm khi tìm thấy một người đã trở thành không hiện hữu, hiếm khi tìm ra sự hiện diện mà gần như vắng mặt, hiếm khi tìm ra một người đơn giản là cánh cửa tới điều thiêng liêng, cái sẽ không cản trở bạn, cái qua đó bạn có thể đi qua được. Điều đó là rất khó.

Người Sikkhas gọi đền của họ là gurudwara, cánh cửa của thầy. Đó đích xác là điều thầy là gì - cánh cửa. Jesus nói đi nói lại, 'Ta là cánh cửa, ta là con đường, ta là chân lí. Lại đây theo ta, đi qua ta. Và chừng nào các ông còn chưa đi qua ta, các ông sẽ không có khả năng đạt tới.'

Vâng, thỉnh thoảng chuyện xảy ra là một người phải làm việc không có thầy. Nếu thầy không sẵn có thế thì người ta phải làm việc không có thầy, nhưng thế thì cuộc hành trình là rất gian nan.

Trong một năm tôi cũng đã ở cùng trạng thái mà chuyện ngụ ngôn này nói tới. Trong một năm gần như không thể nào biết được cái gì đang xảy ra. Trong một năm liên tục thậm chí khó giữ được bản thân mình sống. Ngay việc giữ cho bản thân mình sống cũng là điều rất khó - bởi vì mọi cảm giác ngon miệng đã biến mất. Nhiều ngày trôi qua và tôi không cảm thấy đói, nhiều ngày trôi qua và tôi không cảm thấy khát. Tôi phải buộc bản thân mình ăn, buộc bản thân mình uống. Thân thể không tồn tại tới mức tôi phải làm đau bản thân mình để cảm thấy rằng tôi vẫn còn trong thân thể. Tôi phải đập đầu vào tường để cảm thấy liệu đầu tôi vẫn đó hay không. Chỉ khi nó đau tôi mới còn chút ít trong thân thể.

Mỗi sáng và mỗi tối tôi đều chạy từ năm tới tám dặm. Mọi người thường nghĩ rằng tôi điên. Sao tôi chạy nhiều thế? Mười sáu dặm một ngày! Đấy chỉ là để cảm thấy bản thân mình, để cảm thấy rằng tôi vẫn còn, không mất tiếp xúc với bản thân tôi - chỉ để đợi cho tới khi mắt tôi trở nên hài hoà với cái mới đang xảy ra.

Và tôi phải giữ cho bản thân tôi đóng với bản thân tôi. Tôi không nói với bất kì ai bởi vì mọi thứ đã trở nên không nhất quán tới mức hình thành ra một câu cũng khó. Ở giữa câu tôi quên mất điều tôi định nói, ở giữa đường tôi quên mất nơi tôi định đi. Thế rồi tôi phải quay lại. Tôi đọc sách - tôi đọc năm mươi trang - và thế rồi đột nhiên tôi nhớ ra, 'Mình đang đọc cái gì đây? Tôi không nhớ chút nào.' Tình huống của tôi như thế đấy.

Bác sĩ của phòng mạch của nhà tâm thần mở bật cửa ra và một người xô vào.

'Bác sĩ ơi!' anh ta kêu lên. 'Bác sĩ phải giúp tôi với. Tôi chắc chắn mất trí rồi. Tôi không thể nhớ được cái gì - điều đã xảy ra một năm trước đây, hay thậm chí điều xảy ra hôm qua. Tôi phải dở hơi rồi!'

'Hừmmmmmmm,' thầy thuốc tâm thần trầm ngâm. 'Vậy khi nào anh trở nên nhận biết lần đầu tiên về vấn đề này?'

Người này có vẻ phân vân, 'Vấn đề gì?'

Đây là tình huống của tôi! Ngay cả hoàn thành một câu đầy đủ cũng khó. Tôi phải giữ cho bản thân mình đóng kín trong phòng. Tôi làm thành vấn đề là không nói, không nói cái gì cả, bởi vì nói cái gì là nói rằng tôi bị điên.

Trong một năm điều đó cứ dai dẳng. Tôi đơn giản nằm trên sàn và nhìn lên trần và đếm từ một tới một trăm rồi trở lại từ một trăm tới một. Chí ít để vẫn còn khả năng đếm là cái gì đó. Tôi cứ quên đi quên lại. Tôi phải mất một năm mới thu lại được sự tập trung, có cảnh quan.

Điều đó đã xảy ra. Nó là phép màu. Nhưng nó là khó. Không có ai để hỗ trợ tôi, không có ai để nói liệu tôi đang đi đâu và cái gì đang xảy ra. Thực ra, mọi người đều chống lại điều đó, cả thầy giáo, bạn bè, nhưng người có thiện chí. Tất cả đều chống lại điều đó. Nhưng họ không thể làm được gì, họ chỉ có thể kết án, họ chỉ có thể hỏi tôi đang làm gì.

Tôi không làm gì cả! Bây giờ nó ở bên ngoài tôi; nó đang xảy ra. Tôi đã làm cái gì đó, một cách không chủ ý tôi đã gõ vào cánh cửa, bây giờ cánh cửa đã mở ra. Tôi đã từng thiền trong nhiều năm, chỉ ngồi im lặng không làm gì, và dần dần tôi bắt đầu đi vào trong không gian đó, không gian trái tim đó, nơi bạn đang ở và bạn không làm gì cả, bạn đơn giản ở đó, sự hiện diện, người quan sát.

Bạn thậm chí không là người quan sát bởi vì bạn không quan sát - bạn là chính sự hiện diện. Lời là không thích hợp bởi vì bất kì cái gì mà lời được dùng đều dường như là nó được ai đó làm. Không, tôi không làm nó. Tôi đơn giản nằm, ngồi, bước đi - sâu bên dưới không có người làm. Tôi đã mất mọi tham vọng; không có ham muốn là bất kì ai, không có ham muốn đạt tới bất kì đâu - không thậm chí cả Thượng đế, không thậm chí cả niết bàn. Bệnh Phật đã biến mất hoàn toàn. Tôi đơn giản bị ném vào bản thân mình.

Chính cái trống rỗng và trống rỗng dẫn người ta tới dở hơi. Nhưng trống rỗng là cánh cửa duy nhất tới Thượng đế. Điều đó nghĩa là duy nhất những người sẵn sàng để dở hơi mới đạt tới, không ai khác.

Nhưng nếu bạn có thầy mọi sự là đơn giản. Thầy có thể cầm tay bạn khi bạn mất mọi dấu vết con người bạn. Thầy có thể trở thành sự hỗ trợ của bạn. Nếu bạn yêu thầy, tình yêu đó sẽ là móc nối cuối cùng. Mọi móc nối biến mất nhưng móc nối đó còn lại. Nó biến mất chỉ khi bạn đã đạt tới cảnh quan riêng của bạn, sáng tỏ riêng của bạn. Nó cũng giống như dây rốn. Đứa trẻ sống qua người mẹ trong bụng mẹ trong chín tháng và nếu bạn cắt dây rốn nó sẽ chết. Nó sống qua dây rốn. Đó là móc nối duy nhất.

Theo đích xác cùng cách này, nếu bạn yêu thầy, một dây nối bạc tinh tế nảy sinh giữa bạn và thầy - một hiện tượng rất không thấy được với người khác nhưng rất thấy được với đệ tử. Người đó gần như có thể chạm vào nó. Bạn trở nên được gắn lại với thầy của bạn từ rốn bạn. Thầy là mẹ của bạn, thầy là bụng mẹ của bạn. Và chiếc dây rốn này, dây bạc vô hình này, vẫn còn nuôi dưỡng bạn cho tới khi bạn sẵn sàng và việc mang thai chín muồi, cho tới khi bạn sẵn sàng được tái sinh và bạn có thể thở theo cách riêng của bạn.

Thầy là điều phải có. Nếu bạn có thể tìm được thầy, bạn may mắn. Thế thì thầy sẽ diễn giải cho bạn và bóng tối sẽ trông như ánh sáng, người ốm sẽ trông như người mạnh khoẻ mới; tai hoạ thầy sẽ biến đổi thành phúc lành. Thực ra, nó là phúc lành nhưng bạn diễn giải nó là tai hoạ. Thầy không làm gì cả, thầy đơn giản biểu lộ cho bạn hoàn cảnh là gì.

Với bối cảnh này, lắng nghe câu chuyện này.

Long Thúc bảo Văn Chí:

'Y thuật của ông huyền diệu! Tôi bị một bệnh, ông trị cho được không?'

Người này phải đã từng giống như tôi, không may. Ông ấy phải đã làm việc không có thầy. Bây giờ ông ấy nghĩ rằng ông ấy bị bệnh. Điều đó là tự nhiên, điều đó là cách nó dường như vậy - nó giống như ốm bệnh. Mọi cái cũ đều đã mất đi; thông minh cũ của bạn không còn vận hành nữa, trí nhớ cũ của bạn không còn vận hành nữa, căn cước cũ của bạn không còn đó nữa. Bạn không thể nói, 'Tôi là ai?' Tên bạn, địa chỉ của bạn, tất cả đều đã trở thành không liên quan. Bạn không thuộc vào bất kì ai, bạn không thuộc vào bất kì chỗ nào. Lần đầu tiên bạn là người ngoài trong thế giới này, bạn là người lạ. Bạn là không liên quan, bị bật rễ - giống như câu bị bật rễ khỏi đất và bắt đầu chết.

Chuyện xảy ra là khi bạn đi vào trong cái trống rỗng bên trong, trạng thái của vô trí, lần đầu tiên, bạn bị bật rễ khỏi đất. Trước khi bạn bắt rễ vào bầu trời có khoảng hổng thời gian, một khoảng hở, trong đó sẽ có nhiều khổ nếu không có ai làm cho bạn tỉnh táo về phúc lạc sắp xảy ra cho bạn. Nếu không có ai cho bạn hi vọng thì đêm tối của linh hồn có thể trở thành nấm mồ của bạn.

Long Thúc bảo Văn Chí:

'Y thuật của ông huyền diệu! Tôi bị một bệnh, ông trị cho được không?'

'Xin vâng, nhưng ông cho biết bệnh gì đã.'

'Người trong làng khen tôi, tôi không lấy làm vinh, người trong nước chê tôi, không thấy làm nhục; được đã không mừng, mất cũng không buồn; tôi coi sống với chết cũng như nhau, giàu nghèo như nhau; mọi người khác như loài heo, mà tự coi tôi cũng như mọi người khác. Tôi ở trong nhà mà tự coi là quán trọ, coi làng tôi như nước ngoài. '

Chắc chắn người đó phải đã trong rắc rối khủng khiếp, trong lo âu lớn lao. Người đó không thể kể lại cho mọi người cái gì hơn. Người đó đã đánh mất ngôn ngữ kể chuyện.

Và điều gì đang xảy ra? Đầu tiên ông ấy nói, 'Người trong làng khen tôi, tôi không lấy làm vinh, người trong nước chê tôi, không thấy làm nhục.' Ông ấy mất bản ngã của mình. Chính bản ngã cảm thấy vinh khi ai đó ca ngợi bạn và cảm thấy nhục khi ai đó chê bạn, sỉ nhục bạn. Bạn sống qua nó, bạn phán xét cuộc sống của mình qua nó, đó là cách bạn tạo ra quan hệ với mọi người. Bạn nói rằng bạn yêu ai đó, bởi vì bằng cách nào đó người đó làm vững chắc cho bản ngã của bạn. Bạn nói rằng bạn ghét ai đó, bởi vì bằng cách nào đó người đó làm bạn không hài lòng, người đó làm nhục bạn, sự hiện diện của người đó gây bẽ mặt. Cách người đó nói, điều người đó nói, làm tổn thương tới bản ngã. Chúng không nuôi dưỡng bạn, chúng bỏ đói bạn. Bạn ghét người đó. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là bạn thậm chí đã không biết tới người đó, bạn gặp người đó lần đầu tiên - nhưng ngay lập tức bạn cảm thấy rằng bạn ghét người đó bởi vì bằng cách nào đó rung động của người đó là ngược với bản ngã của bạn. Cách người đó bước đi, cách người đó nhìn bạn, cách người đó nói - người đó cố gắng có kiểm soát cao hơn. Có thể điều đó không phải là có ý thức, nhưng bạn cảm thấy rằng người đó đang cố gắng chứng minh rằng người đó cao siêu hơn bạn. Bằng cách nào đó người đó làm cho bạn cảm thấy thấp kém. Bạn ghét người đó. Bất kì khi nào một người làm cho bạn cảm thấy cao siêu bạn thích người đó, bạn yêu người đó; bạn nói rằng người đó là hay.

Bản ngã của bạn là tiêu chí của bạn. Một khi bạn vứt bỏ bản ngã, ai là bạn của bạn và ai là kẻ thù của bạn? Một khi bạn vứt bỏ bản ngã, cái gì là đúng và cái gì là sai? Một khi bạn vứt bỏ bản ngã, cái gì cần làm và cái gì không cần làm? Thế thì làm sao bạn sẽ là tội nhân và làm sao bạn sẽ là thánh nhân? Một khi bạn vứt bỏ bản ngã, bạn vứt bỏ mọi nhị nguyên, bạn trở thành một. Cái một đó đưa bạn tới gàn dở hơi.

Có câu chuyện ngụ ngôn hay trong cuộc đời của một thánh nhân ở Maharastra, Tukaram. Một hôm ông ấy về nhà - ông ấy là người nghèo, người rất nghèo, ông ấy về nhà. Ai đó đã cho ông ấy mười đẵn mía. Trong khi về nhà ông ấy gặp nhiều người ăn xin và trẻ con trên đường và ông ấy phân phát các đẵn mía đó. Ông ấy giữ lại chỉ một đẵn cho bản thân mình, chín đẵn kia ông ấy đã cho đi. Ông ấy rất hạnh phúc; hạnh phúc vì ông ấy có thể cho cái gì đó, hạnh phúc vì ông ấy có cái gì đó để cho, hạnh phúc vì khi ông ấy cho những đẵn mía đó cho người ăn xin họ cám ơn ông ấy, hạnh phúc vì những đứa trẻ kia rất hạnh phúc - chúng cười và tận hưởng và chúng về nhà chúng với những đẵn mía.

Ông ấy về nhà rất hạnh phúc, rất, rất hạnh phúc. Ông ấy kể cho vợ toàn bộ câu chuyện, 'Ai đó đã tặng anh mười đẵn mía. Anh đã phân phát đi chín đẵn, một đẵn anh đem về cho anh và em.'

Tất nhiên, như vợ nào cũng vậy, cô ấy trở nên rất cáu. Họ nghèo và mười đẵn mía chắc đã nuôi dưỡng được cho họ. Trong nhiều ngày họ đã đói rồi và ở đây kẻ khờ này lại đi phân phát chúng. Cô ấy trở nên cáu kỉnh tới mức cô ấy cầm đẵn mía và bắt đầu đánh Tukaram. Cô ấy đánh mạnh lên đầu ông ấy. Đẵn mía gãy làm đôi và Tukaram cười. Ông ấy nói, 'Vậy em là kẻ nhị nguyên. Anh tin vào một, em tin vào hai. Tốt. Cho nên bây giờ có hai đẵn mía - em có thể có một đẵn và anh có thể có một đẵn. Nhưng anh nghĩ rằng chúng ta đã là một cho nên anh nghĩ một đẵn sẽ là đủ.'

Hiểu biết của bạn là khác. Tâm trí của con người đổi mọi thứ thành hai. Năng lượng mà bạn gọi là sáng và tối là một nhưng bạn gọi nó bằng hai cái tên: tối và sáng. Năng lượng mà bạn gọi là sống và chết là một nhưng bạn gọi nó bằng hai tên: sống và chết. Năng lượng mà bạn gọi là ghét và yêu là một nhưng bạn gọi nó bằng hai tên: ghét và yêu. Bạn là vợ của Tukaram.

Toàn thể nhân loại này tồn tại trong nhị nguyên. Ngôn ngữ lệ thuộc vào nhị nguyên, cách diễn đạt lệ thuộc vào nhị nguyên. Khi một người bắt đầu cảm thấy một - khi bản ngã biến mất và chính hiện tượng nhị nguyên biến mất - thế thì người ta cảm thấy là một với cây, là một với chim, là một với đá, là một với sông, là một với trăng, là một với mặt trời. Chắc chắn người này sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó đã đi sai. Người đó là ai?

Nếu trong trạng thái này sư tử nhảy lên bạn, bạn sẽ không lo nghĩ chút nào. Có thể là bạn thậm chí còn thích thú với toàn thể vấn đề - sư tử ăn bạn - bởi vì bạn không tách rời khỏi sư tử. Bạn sẽ điều chỉnh tốt hoàn hảo. Bạn sẽ tận hưởng sự kiện là sư tử đói và nó ăn bạn. Bạn sẽ trở thành sư tử. Không có nhị nguyên.

Nhưng trong trạng thái này, lúc ban đầu, người ta tự nhiên sẽ nghĩ, 'Mình có phát điên không?' Không kẻ thù, không bạn bè, khen không ngụ ý gì, chê không ngụ ý gì....

Mới đêm hôm nọ một thanh niên hỏi tôi, 'Osho ơi, tôi có thể làm cho thầy không hài lòng không?'

Tôi nói, 'Nếu bạn thích, bạn có thể làm điều đó nhưng bạn sẽ không có khả năng làm tôi không hài lòng được bởi vì bạn cũng không có khả năng làm tôi hài lòng. Làm tôi hài lòng hay không hài lòng là không thể được. Bạn có thể làm gì để tôi không hài lòng và bạn có thể làm gì để tôi hài lòng? Với tôi cả hai đều như nhau.'

'Người trong làng khen tôi, tôi không lấy làm vinh, người trong nước chê tôi, không thấy làm nhục.'

Người này bị rối loạn, rối loạn lắm, bị bật gốc rễ. Điều gì đang xảy ra? Mọi người thường chê người đó trước đây và người đó thường phát rồ. Bây giờ chẳng cái gì xảy ra. Người đó đã trở nên bất lực sao? Người đó đã mất mọi năng lượng sao? Mọi người thường khen người đó và người đó thường cảm thấy sướng, nhưng bây giờ chẳng cái gì xảy ra. Bây giờ, cho dù mọi người có đem vòng hoa tới cho người đó, chẳng cái gì xảy ra.

Hay, nếu thỉnh thoảng họ xúc phạm người đó và ném giầy vào người đó, dầu vậy chẳng cái gì xảy ra.

Có lần chuyện xảy ra trong chỗ gặp gỡ công cộng ở Baroda là ai đó ném giầy vào tôi. Anh ta có thể đã nghĩ làm nhục tôi. Tôi đề nghị anh ta cho tôi chiếc giầy kia nữa vì tôi sẽ làm gì với một chiếc? Anh ta trở nên rất bối rối. Anh ta rất phân vân. Về sau anh ta viết thư cho tôi: 'Ông là con người của cách xử sự nào vậy? Tôi sỉ nhục ông và ông đề nghị tôi ném nốt chiếc giầy kia!' Anh ta không mong đợi điều đó.

Nhưng khi điều đó xảy ra lần đầu tiên bạn trở nên bị mất phương hướng. Bạn không biết bây giờ cái gì là cái gì.

Thứ hai: được đã không mừng, mất cũng không buồn.

So sánh đang biến mất, cạnh tranh đang biến mất, ghen tị ra đi - chúng tất cả đều là cái bóng của bản ngã. Khi bản ngã đi chúng không thể nấn ná lâu được. Chúng phải xử sự theo cùng cách. Chúng đi cùng bản ngã, chúng tới cùng bản ngã. Chúng là bạn đồng hành của bản ngã.

được đã không mừng, mất cũng không buồn.

Cái gì có đó để mất trong cuộc sống? Và cái gì có đó để được? Mọi điều bạn cần không thể bị mất. Cốt lõi bản chất nhất của bạn không bao giờ có thể bị mất. Và cốt lõi bản chất nhất không thể được đạt tới - một khi bạn bắt đầu nhìn vào trong bản thể bạn nó đã có đó rồi. Bạn là cái bạn bao giờ cũng nghĩ để có được và đạt tới và nó là cái gì đó không bao giờ có thể bị mất, không thể bị cướp đi. Không ai có thể lấy nó đi được. Nó không thể bị phá huỷ bởi vì nó là chính bản tính của bạn. Khi bạn bắt đầu đi vào chiều hướng của thực tại tối thượng thì không có gì để được và không có gì để mất. So sánh, ghen tị và cạnh tranh đi cùng với bản ngã, như cái bóng của bản ngã.

Thứ ba: tôi coi sống với chết cũng như nhau, giàu nghèo như nhau.

Bình thản được sinh ra. Khi bản ngã mất rồi và cái bóng của bản ngã mất đi, samyaktava bình thản, còn lại. Bạn bắt đầu nhìn vào mọi thứ nhưng bạn không nghĩ cái này là xấu và cái này là tốt, cái này đáng phải thế và cái này đáng không phải thế. Tất cả đều là tốt hay tất cả đều là xấu. Tất cả đều như nhau. Đó là con mắt bình đẳng, bình thản, điều ở Ấn Độ chúng ta gọi là samyak-drishti - con mắt nhìn mọi thứ là bình đẳng, con mắt nhìn cái nhỏ như cái lớn và cái lớn như cái nhỏ, cái vô giá trị như cái giá trị và cái giá trị như cái vô giá trị, con mắt nhìn vàng và bùn như nhau.

Sống và chết, giầu và nghèo, tất cả đều trông như nhau với người này - và người này rất bị rối loạn. Điều gì đang xảy ra cho người đó? Người đó đã mất quan tâm vào cuộc sống hay người đó đã trở thành chết ở đâu đó trong con người mình?

Thứ tư: Tôi ở trong nhà mà tự coi là quán trọ, coi làng tôi như nước ngoài.

Khi bạn mất tâm trí của bạn, chắc chắn bạn trở thành người lạ. Bây giờ bạn không có ngôn ngữ chung nào với bất kì ai khác. Bây giờ ngôn ngữ của bạn là im lặng, và mọi người không thể hiểu được im lặng. Và bạn không thể hiểu được lời của họ. Phải mất thời gian để được hoà hợp với im lặng bên trong của bạn và thế rồi trở lại với tâm trí bạn và bắt đầu dùng nó lần nữa. Đôi khi phải mất hàng năm, đôi khi cả đời. Người ta phải học từ ABC.

Một khi tâm trí bạn mất rồi bạn phải bắt đầu dùng nó lần nữa nếu bạn muốn kể lại. Đó là lí do tại sao Phật nói có nhiều người trở nên nhận ra nhưng chỉ có rất hiếm người trở thành thầy. Thầy là người đã trở nên nhận ra và lại đã đi vào trong thế giới của tâm trí, lại đã trở nên thiện nghệ với ngôn ngữ, lại đã trở nên có khả năng dùng tâm trí.

Người đã nhận ra là người đã đi ra ngoài tâm trí nhưng là người không thể kể lại được cho những người đang bị tụt lại sau. Thầy là người đã đi ra ngoài tâm trí và đã lại trở nên có khả năng dùng tâm trí. Bây giờ tâm trí không dùng người đó, người đó dùng tâm trí, người đó là thầy.

Nhưng để quay lại, nỗ lực lớn được cần, từ bi lớn được cần. Chừng nào bạn chưa yêu mọi người vô cùng, khi bạn đạt tới Phật tính của mình, ai quan tâm? Sao bận tâm? Sao không vẫn còn im lặng? Sao không tận hưởng cái đẹp đã xảy ra cho bạn, phúc lành đã tới với bạn? Sao bận tâm với những người ngu? Và đằng nào thì họ cũng sẽ không hiểu, họ sẽ hiểu lầm. Tốt nhất họ sẽ không hiểu, tồi nhất họ sẽ hiểu lầm. Và họ sẽ tạo ra vấn đề không cần thiết cho bạn - họ đã đóng đinh Jesus, họ đã đầu độc Socrates, họ đã giết Mansoor.

Mansoor có thể vẫn còn im lặng, ông ấy có thể đã tránh tất cả điều đó. Đó là điều người khác đã nói với ông ấy. Trong những ngày ấy, ở phần đó của thế giới nơi Mansoor sống, đã có nhiều người chứng ngộ. Chứng ngộ tới như sóng - khi nó tới, thế thì nhiều người cưỡi lên con sóng đó. Đã có nhiều người chứng ngộ, Junaid là một người. Junaid đã nói với Mansoor al-Hillaj, 'Ông thôi nói đi, giữ yên tĩnh vào, bằng không họ sẽ giết ông đấy.' Và đã có những người chứng ngộ khác, họ tất cả đều tới Mansoor và bảo ông ấy, 'Ông im đi! Những người Mô ha mét giáo xung quanh là nguy hiểm!'

Nhưng al-Hillaj không nghe. Ông ấy bắt đầu hô to từ nóc nhà, 'Ta là Thượng đế! El-hilak! Ta là chân lí. Ta đã đạt tới. Lại đây và thưởng thức đi.' Ông ấy bắt đầu mời mọi người chén trà của ông ấy. Mọi người phát rồ. Đây là ai mà nói rằng ông ấy là Thượng đế? Với mọi người điều đó có vẻ như điều tối thượng trong bản ngã. Ai đó tự gọi mình là Thượng đế sao? Đây dường như là cọng rơm cuối cùng - người này đã trở thành kẻ hoang tưởng, người này nghĩ mình là Thượng đế. Họ rất bị xúc phạm. Họ giết ông ấy, nhưng ngay cả trong khi họ giết ông ấy, Mansoor vẫn cười, và điều cuối cùng ông ấy nói lại là

'El-hilak! Ta là Thượng đế!'

Ông ấy là thầy. Ông ấy đang cố giúp mọi người. Thầy là người đã đi ra ngoài tâm trí và quay lại. Thầy là người đã đi tới đỉnh núi và đi ngược trở lại thung lũng để đưa những người khác lên đỉnh. Mọi người chứng ngộ không chắc đã là thầy. Trong cả nghìn người chứng ngộ chỉ một người trở thành thầy - bởi vì đi lên đỉnh ra rất gian nan nhưng quay lại từ đỉnh, trở lại thung lũng, còn gian nan hơn nhiều. Và đó là việc làm bạc bẽo! Bạn nhận nhiều rắc rối thế và không ai thậm chí định cám ơn bạn. Họ sẽ nguyền rủa bạn. Họ sẽ nói, 'Sao ông quay lại? Sao ông không cho phép chúng tôi nghỉ ngơi? Sao ông đem những thách thức lớn thế cho chúng tôi? Sao ông không giữ đỉnh cao của ông cho bản thân ông? Sao ông hô lên và quấy rối giấc ngủ của chúng tôi? Chúng tôi đang hạnh phúc ở bất kì chỗ nào chúng tôi đang ở. Đừng đem những giấc mơ này về đỉnh núi tới cho chúng tôi.' Họ trở nên giận dữ.

Người ta có thể hiểu được giận dữ của họ. Bạn quấy rối cuộc sống của họ. Họ được lắng đọng trong thung lũng, tận hưởng cả nghìn lẻ một trò. Tất nhiên, tất cả đều là mơ, vô nghĩa, nhưng vào khoảnh khắc đó chúng có vẻ có nghĩa, vào khoảnh khắc đó thậm chí mơ còn có vẻ thực và họ bị cuốn hút vào trong nó. Thế rồi một người tới từ trên đỉnh núi trở về thung lũng và người đó trở thành còi báo động và điều đó quấy rối giấc ngủ của mọi người. Ai đó đang có giấc mơ đẹp, dịu ngọt - người đó trở nên giận dữ vì bạn quấy rối giấc mơ của anh ta. Anh ta phải trả thù. 'Sao ông không đi lên đỉnh núi của ông? Nếu ông đạt tới rồi, ông đi đi. Ông quên chúng tôi đi. Chúng tôi không làm phiền gì ông sao ông phải làm phiền chúng tôi?'

Nhưng những người đó, những người đã quay về thung lũng là những người hiếm hoi nhất. Từ bi của họ là vô hạn. Đạt tới Thượng đế chỉ là vị kỉ, đem nó tới cho mọi người mới là phục vụ. Phật đã nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng trong khi bạn thiền, bao giờ cũng nhớ tới từ bi. Đừng quên từ bi. Rất dễ quên từ bi trong khi bạn thiền, cho nên liên tục phải nhớ. Và khi bạn đã đi tới hoàn thành việc thiền của bạn, đừng quên từ bi. Đem nó lại cho mọi người. Trưởng thành trong từ bi và thiền là đồng thời tới mức khi thiền đem bạn về nhà, từ đi đưa bạn trở lại với thung lũng, trở lại với mảnh đất xa lạ nơi những người man rợ cư ngụ, nơi họ sẽ không hiểu ngôn ngữ của bạn, nơi có nhiều khả năng là bạn sẽ bị đóng đinh. Nhưng điều đó không là gì cả - với người chứng ngộ bị đóng đinh không là gì cả. Điều đó không tạo ra khác biệt. Nếu đóng đinh có thể giúp được cho mọi người, người đó sẽ yêu thích bị đóng đinh. Bất kì cái gì giúp cho mọi người, người đó đều yêu thích làm điều đó.

Có mọi khả năng là Jesus đã giúp những người đó, những người sẽ đóng đinh ông ấy. Có mọi khả năng là Judas không chống lại Jesus mà là tác nhân từ Jesus. Có mọi khả năng là Jesus đã lập kế hoạch cho toàn thể mọi sự - bởi vì những người đó đã ngủ say tới mức chừng nào chưa có cái gì đó rất xúc động xảy ra, họ sẽ không thức dậy.

Việc đóng đinh là cái gì đó thực sự gây xúc động. Trong hai nghìn năm nó đã không cho phép nhiều người quay lại ngủ lần nữa. Nó đã là điều gây xúc động nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại. Jesus đã để lại dấu ấn sâu sắc nhất. Phật đã không để lại dấu ấn sâu sắc thế, mà Mahavir cũng không, Patanjali cũng không, Lão Tử cũng không. Jesus đã để lại dấu ấn sâu sắc nhất - dường như là với việc đóng đinh lịch sử đã bị chia thành hai: trước và sau. Mọi điều trước Jesus trở thành không liên quan và mọi điều sau Jesus lấy một ý nghĩa mới.

Lịch Ki tô giáo là lịch quan trọng nhất. Có các lịch khác nhưng không có lịch nào quan trọng đến vậy. Người Jaina có lịch của họ - lịch của họ bắt đầu với Mahavir - nhưng nó không quan trọng. Người Hindus có lịch của họ - lịch của họ bắt đầu với hoàng đế vĩ đại, Vikramaditya - nhưng vua chỉ là vua thôi, chẳng cái gì sánh được với lịch của Ki tô giáo.

Với Jesus lịch sử đơn giản chia thành hai phần. Với Jesus cái gì đó có giá trị vô cùng đi vào trong tâm thức con người. Và điều đó đã xảy ra bởi vì việc đóng đinh. Máu của ông ấy vẫn sống, máu của ông ấy vẫn hô lên, máu của ông ấy vẫn kêu gọi mọi người. Nếu như ông ấy mà không bị đóng đinh ông ấy có thể đã bị quên mất rồi. Nhiều người đã từng bị quên, hoàn toàn bị quên. Có mọi khả năng là ông ấy đã mưu đồ cùng các kẻ mưu đồ khác, rằng ông ấy giúp họ.

Nhưng khi lần đầu tiên thoáng nhìn này đi vào trong bản thể bạn, bạn sẽ cảm thấy: Tôi ở trong nhà mà tự coi là quán trọ, coi làng tôi như nước ngoài.

Đó là vì bạn đã đánh mất ngôn ngữ cũ và ngôn ngữ mới thì phải được học. Và học ngôn ngữ mới là gian nan, cần nỗ lực thực sự để học ngôn ngữ mới - vì khi bạn đã đạt tới im lặng bên trong, nếu bạn làm ra một lời, lời này tan chảy và biến mất. Bạn cố gắng vất vả để tạo ra một lời nhưng bạn không tạo ra nó và nó biến mất. Với người đã đạt tới im lặng bên trong nhất thì mọi ngôn ngữ đều dường như người ta viết lên nước, bạn còn chưa viết xong nó và nó đã mất rồi.

Ngoài mấy tật đó - một cách tự nhiên người này nghĩ mình đã trở thành bị ốm quá rồi, đây toàn là mấy tật bệnh - tôi lại còn coi thường tước quí.

Triệu chứng thứ năm: tôi lại còn coi thường tước quí, chẳng sợ hình phạt; thịnh suy lợi hại không làm thay đổi được lòng tôi, vui buồn cũng không làm động lòng tôi...'

Khi bình thản xảy ra, khi bạn đã trở thành samyak-drishti khi bạn đã đạt tới con mắt bình đẳng.... Jesus nói, 'Đạt tới một mắt, và nếu ông có thể đạt tới một mắt toàn thân ông sẽ trở thành đầy ánh sáng.' Khi bạn bắt đầu nhìn vào mọi sự dường như chúng là như nhau - không cái gì thấp kém, không cái gì cao siêu, đống phân và kim cương có cùng giá trị, hay cùng không giá trị, khác biệt thực tại là không tồn tại - thế thì đi tới trạng thái thứ năm này, sự siêu việt.

.... tôi lại còn coi thường tước quí, chẳng sợ hình phạt; thịnh suy lợi hại không làm thay đổi được lòng tôi....

Mọi sự xảy ra nhưng người ta vẫn còn siêu việt, người ta vẫn còn xa cách, không cái gì chạm tới người ta. Người ta đã trở thành hoa sen. Hoa sen là ở trong nước nhưng nước không dính vào nó, hoa sen đi ra từ bùn nhưng ở bên ngoài bùn, bên ngoài mọi bùn lầy. Bạn có thể thấy cái gì giống như hoa sen không? Điều đó là khó - đó là lí do tại sao ở phương Đông hoa sen đã trở thành biểu tượng của bản thân chứng ngộ. Phật được vẽ ngồi trên hoa sen. Vishnu đứng trên hoa sen. Và trạng thái tối thượng của tâm thức, sahasrar nghĩa là hoa sen một nghìn cánh.

Hoa sen là biểu tượng, biểu dụ, cho sự siêu việt. Bạn đi nhưng không cái gì chạm vào bạn - đó là điều Thiền nhân ngụ ý khi họ nói, 'Khi thầy đi trong sông nước không chạm chân thầy.' Thầy là siêu việt. Thầy sống trong thế giới và vậy mà thầy không sống trong thế giới. Đây không phải là bệnh, nó là siddhi vĩ đại, thành tựu vĩ đại. Nhưng khi nó xảy ra lần đầu tiên nó giống như ốm.

Thứ sáu: vui buồn cũng không làm động lòng tôi.

Khi vui và buồn không thể làm động lòng bạn, bạn đột nhiên cảm thấy bạn đã trở thành sa mạc. Cả đời bạn bao gồm vui và buồn - buồn bạn không muốn, vui bạn khao khát. Cả đời bạn tồn tại trên hai cánh của vui và buồn. Khi cả vui và buồn biến mất, hay cả hai trở thành vô nghĩa, hay bạn đã đạt tới con mắt bình đẳng, bình thản, bạn đã đạt tới siêu việt, vui và buồn trông như nhau, bất kì cái gì tới cũng đều tốt - thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã trở thành sa mạc. Đây là trạng thái mà ở Ấn Độ họ gọi là veetraga. Đây là người đã vượt ra ngoài gắn bó, tách rời, thích, không thích; người không biết chút nào cái gì là lợi, cái gì là hại, người đã trở thành đứa trẻ lần nữa.

Thứ bẩy: cho nên tôi không thể thờ vua giúp nước được, không thể thân với bạn bè bà con được, kiềm chế vợ con, sai khiến tôi tớ được. Tôi có bệnh gì vậy, ông?

Bệnh thứ bẩy nghĩa là tự do. Khi bạn tự do hoàn toàn khỏi bản ngã và mọi cái bóng mà bản ngã đem vào; khi bạn tự do với mọi nhị nguyên; khi bạn tự do với mọi phân biệt và bạn bắt đầu sống trong thế giới, điều là một năng lượng, không cái gì thấp hơn, không cái gì cao hơn; khi Quỉ và Thượng đế mất đi định nghĩa, ôm choàng lẫn nhau, rơi vào trong tình yêu, làm tình với nhau; khi sống và chết gặp gỡ và trở thành một; khi toàn thế giới là một - trong trạng thái đó bạn tự do. Nhưng lần đầu tiên tự do sẽ có vẻ như bạn đã phát điên hoàn toàn.

tôi không thể thờ vua giúp nước được...

Không thể nào phục vụ được bất kì ai bây giờ.

... không thể thân với bạn bè bà con được...

Bây giờ điều đó là không thể được. Họ sẽ nghĩ bạn là người điên, và với bạn họ có vẻ như ma, hồn ma, không thực.

... kiềm chế vợ con, sai khiến tôi tớ được...

Trong trạng thái này bạn không thể phục vụ và bạn không thể kiểm soát được. Bạn không có - làm sao bạn có thể phục vụ và làm sao bạn có thể kiểm soát được? Tự do nghĩa là bạn không có; tự do nghĩa là tự do khỏi bản thân người ta. Tự do không có nghĩa là bạn đã trở nên tự do, tự do nghĩa là bạn không còn nữa, tự do nghĩa là bạn đã trở thành tự do với bạn. Bây giờ không có ai; chỉ là trống rỗng sâu sắc tồn tại.

Trống rỗng này sẽ có vẻ như trống rỗng với người không có thầy. Nó cũng có vẻ trống rỗng với tôi nữa. Nhưng không có cách nào quay lại, cho nên người ta đơn giản bất lực. Người ta không thể quay lại được nhưng người ta không biết đi đâu lên trước vì không còn phía trước nào nữa - mọi con đường đã biến mất. Đây là khoảnh khắc mà Đạo nảy sinh. Đó là lí do tại sao tôi nói 'đường vô lộ'. Đạo là đường vô lộ. Đây là khoảnh khắc mà mọi con đường đều biến mất; bạn nhìn lại và chẳng có gì cả.

Có một câu chuyện Phật giáo hay ở Trung Quốc.

Ở một thị trấn nào đó một thiếu phụ rất đẹp đột nhiên tới chả biết từ đâu. Không ai biết cô ấy tới từ đâu; chỗ ở của cô ấy hoàn toàn không được biết tới. Nhưng cô ấy đẹp, đẹp có duyên tới mức không ai thậm chí đã nghĩ về cô ấy từ đâu tới. Mọi người tụ tập lại, cả thị trấn tụ tập lại - và mọi thanh niên, gần ba trăm thanh niên, muốn cưới người đàn bà này.

Người đàn bà này nói, 'Trông đây, tôi mỗi một còn các anh những ba trăm. Tôi chỉ có thể lấy được một người thôi, cho nên các anh làm một điều này đi. Mai tôi sẽ tới nữa; tôi cho các anh hai mươi bốn giờ. Nếu một trong các anh có thể tụng được Kinh hoa sen của Phật, tôi sẽ lấy người đó.

Mọi thanh niên chạy xô về nhà; họ không ăn, họ không ngủ, họ đọc lời kinh cả đêm, họ cố gắng nhồi nhét nó vào. Mười người thành công. Sáng hôm sau người đàn bà tới và mười người này đưa ra lời đọc. Người đàn bà lắng nghe. Họ đã thành công.

Cô ấy nói, 'Đúng rồi, nhưng tôi mỗi một. Làm sao tôi có thể lấy mười người được? Tôi sẽ cho các anh hai mươi bốn giờ nữa. Người có thể giải thích được nghĩa của Kinh Hoa sen tôi sẽ lấy. Cho nên các anh cố gắng hiểu - bởi vì đọc là điều đơn giản, các anh nhắc lại một cách máy móc cái gì đó và các anh không hiểu nghĩa của nó.'

Không có thời gian chút nào - chỉ một đêm - và Kinh Hoa sen là kinh dài. Nhưng khi bạn bị mê đắm bạn có thể làm bất kì cái gì. Họ xô trở về, họ cố gắng vất vả. Ngày hôm say ba người xuất hiện. Họ đã hiểu nghĩa.

Và người đàn bà nói, 'Rắc rối vẫn còn lại. Con số được rút bớt, nhưng rắc rối vẫn còn. Từ ba trăm tới ba là cải thiện lớn, nhưng lần nữa tôi không thể lấy được ba người, tôi chỉ có thể lấy một người thôi. Cho nên thêm hai mươi tư giờ nữa. Người nào không chỉ hiểu mà còn nếm trải nó nữa, người đó tôi sẽ lấy. Cho nên trong hai mươi bốn giờ hãy cố nếm trải nghĩa của nó. Các anh giải thích rồi, nhưng giải thích này là trí tuệ thôi. Tốt, tốt hơn hôm qua, các anh có lĩnh hội nào đó, nhưng lĩnh hội là trí tuệ. Tôi muốn thấy hương vị thiền nào đó, hương thơm nào đó. Tôi muốn thấy rằng hoa sen đã đi vào sự hiện diện của các anh, rằng các anh đã trở thành cái gì đó của hoa sen. Tôi muốn ngửi hương thơm của nó. Vậy mai tôi lại tới.'

Chỉ một người tới, và chắc chắn người đó đã đạt tới. Người đàn bà đưa anh ta về nhà cô ấy bên ngoài thị trấn. Người đàn ông này chưa bao giờ thấy ngôi nhà; nó rất đẹp, gần như đất mơ. Và bố mẹ của người đàn bà này đang đứng ở cổng. Họ đón anh thanh niên và nói, 'Chúng ta rất hạnh phúc.'

Người đàn bà đi vào và anh ta nói chuyện chút ít với bố mẹ. Thế rồi bố mẹ nói, 'Anh đi đi. Nó phải đang đợi anh rồi. Đây là phòng của nó.' Họ chỉ cho anh ta. Anh ta đi, anh ta mở cửa, nhưng không có ai ở đó cả. Đó là căn phòng trống rỗng. Nhưng có cánh cửa đi ra vườn. Thế là anh ta nhìn - có thể cô ấy đã đi ra vườn. Đúng, cô ấy phải đã đi vì trên đường vẫn còn dấu chân. Thế là anh ta đi theo dấu chân. Anh ta bước đi cả dặm đường. Vườn hết và bây giờ anh ta đang đứng trên bờ con sông đẹp - nhưng người đàn bà không có đó. Dấu chân cũng biến mất. Chỉ có đôi hài, hài vàng, thuộc về người đàn bà này.

Bây giờ anh ta đâm ra phân vân. Cái gì đã xảy ra? Anh ta nhìn lại - không có vườn, không nhà, không bố mẹ, không cái gì cả. Tất cả đã biến mất. Anh ta nhìn lại. Hài đã biến mất, sông đã biến mất. Tất cả mọi thứ đều trống rỗng - và một tiếng cười to.

Và anh ta cười to nữa. Anh ta đã lấy rồi.

Đây là câu chuyện phật giáo hay. Anh ta đã lấy cái trống rỗng, cưới cái không. Đây là hôn nhân mà mọi thánh nhân lớn đều đã từng tìm kiếm. Đây là khoảnh khắc bạn trở thành cô dâu của Christ hay gopi của Krishna.

Nhưng mọi thứ biến mất - con đường, khu vườn, nhà, người đàn bà, ngay cả dấu chân. Mọi thứ biến mất. Chỉ có tiếng cười, tiếng cười nảy sinh từ chính bụng của vũ trụ.

Nhưng khi nó xảy ra lần đầu tiên, nếu bạn không được dẫn dắt dần dần, dần dần, bạn sẽ phát điên.

Câu chuyện Phật giáo này nói rằng người đó đã được dẫn dắt dần dần, dần dần. Người đàn bà là thầy. Người đàn bà là biểu tượng của thầy. Cô ấy dẫn dắt anh ta dần dần, dần dần. Thứ nhất, đọc kinh; thứ hai, hiểu về trí tuệ; thứ ba, cho dấu hiệu rằng bạn đã sống nó. Đây là ba giai đoạn. Thế rồi cô ấy dẫn anh tới cái không.

Thầy dẫn bạn dần dần, dần dần; làm cho bạn từ từ sẵn sàng.

Người này không đủ may mắn để có thầy. Người đó đã đi tới cái trống rỗng, tới trống rỗng tối thượng nhưng người đó nghĩ nó là bệnh.

...Có phương nào trị được không?

Văn Chí bảo Long Thúc quay lưng ra chỗ sáng, rồi mình đứng ở phía sau hướng ra phía sáng mà xem xét. Xem kĩ rồi bảo:

- A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông, gần như tim một bậc thánh. Sáu lỗ tim của ông đều thông, chỉ có một lỗ là nghẹt thôi. Ngày nay người ta cho cái trí sáng suốt của thánh nhân là một thứ bệnh, có lẽ đó là bệnh của ông chăng? Y thuật nông cạn của tôi không trị được thứ bệnh đó.

Đây là khác biệt giữa y học hiện đại và cổ đại. Y học Trung Quốc cổ đại, châm cứu, không thô như y học hiện đại; y học Ấn Độ cũng không thô, ayurveda, như y học hiện đại. Y học hiện đại chỉ quan tâm tới vật lí, nó không biết gì về cõi bên kia. Y học phương Đông quan tâm nhiều hơn tới siêu hình, với cận vật lí. Bây giờ vài sáng suốt ở phương Tây đang thu lấy sức mạnh chậm chạp; phóng xạ, chụp ảnh kirlian, châm cứu và ayurveda đang đi vào tâm thức phương Tây.

Nhưng y học phương Đông cổ đại không chỉ là y học, không chỉ chữa cho thân thể, mà còn chữa cho linh hồn. Phương Đông nói rằng thân thể chỉ biểu lộ triệu chứng, triệu chứng không phải là bệnh thực. Và triệu chứng không nên được chữa trị trực tiếp. Bệnh nên được chữa trực tiếp thế thì triệu chứng sẽ biến mất. Cách tiếp cận đối trị là chữa triệu chứng và nghĩ rằng bệnh sẽ biến mất. Điều đó là không thể được; điều đó là đi từ ngoài vào trong, điều là không thể được. Cái gì xảy ra? Nó trở thành một loại kìm nén.

Có thể toàn thể truyền thống Ki tô giáo về kìm nén là nguyên nhân. Toàn thể tâm trí phương Tây là kìm nén. Cho nên bất kì khi nào triệu chứng được tìm thấy, kìm nén nó. Triệu chứng bị kìm nén và bệnh không được chữa chút nào. Bệnh vẫn còn bên trong cho nên nó tìm cách khác để chui ra. Cho nên trị bệnh này và bệnh khác sinh ra; bạn chữa nó, và bệnh thứ ba sinh ra.

Ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ rất quan tâm tới triệu chứng. Triệu chứng không được chữa, người mới được chữa trị. Và, một điều nữa, phương Đông biết rằng ốm bệnh không phải bao giờ cũng là ốm - có vài bệnh là phúc lành. Khi một người đi ra ngoài thân thể, thân thể sẽ không bao giờ mạnh khoẻ theo cùng cách như nó vẫn thế trước đây, nó không thể thế được - bởi vì khoảng cách nảy sinh giữa bản thể bên trong nhất và thân thể. Chiếc cầu bị gãy. Đó là lí do tại sao người chứng ngộ sẽ không bao giờ được sinh ra lần nữa - người đó không thể đi vào thân thể lần nữa được bởi vì cây cầu đã gãy. Cho nên người chứng ngộ, một khi đã chứng ngộ, không bao giờ có thể quay lại được. Thế thì người đó mất mãi mãi - gate gate para gate; đi qua, đi qua, đi qua mãi mãi - đi qua cõi bên kia nơi không có việc quay lại, đi tới điểm của việc không có quay lại.

Nhưng việc này bắt đầu xảy ra trong cuộc sống này. Nếu bạn trở nên chứng ngộ bạn làm chùng lỏng kết nối với thân thể bạn. Thân thể không bao giờ có thể mạnh khoẻ như nó đã thế trước đây. Nhưng những ốm bệnh đó không thực là ốm bệnh, chúng đơn giản là triệu chứng rằng bản thể bên trong của bạn đang được biến đổi. Cái gì đó có tính cách mạng vô cùng đang xảy ra bên trong bạn, một thay đổi triệt để đang xảy ra bên trong bạn. Cho nên thân thể sẽ có nhiều thay đổi.

Người này, người chữa trị này, Văn Chí, phải không chỉ đã là thầy lang, ông ấy phải đã là một người có sáng suốt lớn lao. Ông ấy nói gì? Ông ấy nói, 'A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông.' Đây là bắt đầu của chứng ngộ. Người này đang còn một bước bên dưới. Người đó chỉ ở một bước bên dưới thôi. Thêm một bước nữa là toàn thể trái tim của người đó sẽ trở thành không gian trống rỗng; lần đầu tiên người đó sẽ có điều được gọi là 'không gian-trái tim'. Bình thường tim bạn bị lộn xộn, lộn xộn bởi cả nghìn lẻ một thứ: vô dụng, hữu dụng, bản chất, không bản chất, rác rưởi thải hồi. Trái tim bạn bị lộn xộn nó không có không gian.

Và chừng nào trái tim còn chưa có không gian, Thượng đế không thể đi vào bạn được. Ngài chỉ tới khi không gian sẵn sàng, khi bạn có chỗ sẵn sàng cho ngài - trái tim bạn là chỗ đó.

Theo tương ứng về tâm thức bên trong của Đạo nhân, có bẩy lỗ huyệt. Đó đích xác là bẩy luân xa. Mỗi huyệt đạo đều có liên quan tới một luân xa của yoga. Có bẩy luân xa: muladhar, svadhisthan, manipura, anahat, vishuddhi, ajna, sahasrar. Bẩy luân xa này của yoga có liên quan tới từng lỗ huyệt trong tim. Khi bạn đi qua một luân xa thế thì một huyệt mở ra trong tim; khi bạn đi qua luân xa thứ hai, huyệt thứ hai mở ra trong tim; khi bạn đi qua luân xa thứ ba, huyệt thứ ba mở ra trong tim. Trong yoga họ đã không nói về bẩy huyệt này bởi vì điều đó sẽ làm cho nó thành rất lẫn lộn và phức tạp. Không cần. Một bản đồ là đủ.

Đạo nhân đã không nói về luân xa bởi vì không cần - bản đồ của họ cũng là đủ. Khi huyệt này mở ra bạn đã qua được một luân xa, khi huyệt khác mở ra bạn đã qua luân xa khác.

Người này có sáu lỗ huyệt, chỉ một lỗ còn đóng. Điều đó nghĩa là trong tương ứng với yoga, người đó đã đạt tới luân xa ajna, con mắt thứ ba - đó là lí do tại sao người đó đã trở thành một mắt. Người đó đã đi qua ra ngoài nhị nguyên, người đó đã siêu việt. Người đó ở ngay dưới lỗ thứ bẩy. Nếu người đó đi qua lỗ thứ bẩy, lỗ thứ bẩy của người đó sẽ được mở ra. Khi tất cả bẩy lỗ mở ra rồi trong trái tim, bạn biến mất, bởi vì bạn không là gì ngoài đồ đạc để lộn xộn trong trái tim. Một khi mọi khối chắn biến mất thế thì bẩy lỗ đó không phải là bẩy bởi vì không có gì để phân chia chúng. Chúng trở thành một lỗ. Không gian trái tim được tạo ra.

Đây là điều Phật gọi là trống rỗng, anata, vô hiện hữu. Đây là điều Phật gọi là shunyam, kinh nghiệm số không. Và khi trái tim bạn đã trở thành số không thì không cái gì bị thiếu, luân xa thứ bẩy của bạn đã mở ra, bạn đã trở thành hoa sen. Tất cả một nghìn cánh đã mở ra, hương thơm của bạn được thoát ra. Bạn đã trở thành vị Phật.

Thầy lang này quả thực là người hiếm hoi và có cái nhìn hiếm hoi vào Đạo. Thực ra, vào thời cổ đại, thầy lang Hindu, thầy chữa ayurvedic, phải trải qua yoga. Bạn sẽ ngạc nhiên, bạn sẽ không thấy sự liên quan là cái gì. Người đó không chỉ phải trải qua tập luyện yoga, người đó phải trải qua nhiều thơ ca. Vào thời xưa ấy, thầy lang Hindu được gọi là kaviraj nhà thơ. Điều này là vô nghĩa! Tại sao một vaidya thầy lang, lại được gọi là kaviraj nhà thơ lớn? Thơ ca có liên quan gì tới ốm bệnh? Thơ ca có liên quan gì tới chữa trị?

Nó có cái gì đó liên quan đấy. Con người không chỉ là phần vật lí, con người không chỉ là văn xuôi. Con người có thơ ca bên trong. Con người không chỉ là cái xuất hiện cho mắt, con người có thực tại vô hình của thơ ca, bài ca, điệu vũ, lễ hội. Bác sĩ ayurvedic Hindu phải hiểu các tầng tinh tế của thơ ca của cuộc sống, bài ca của cuộc sống, luồng nhịp điệu của bản thể bên trong. Và ông ấy phải là người biết lớn lao về yoga nữa.

Cùng điều đó là trường hợp với thầy lang Đạo nhân này. Họ phải trải qua thiền sâu, bởi vì trong những ngày xưa ấy nhiều người đã tìm kiếm. Thế giới đã không nghèo về tâm linh như nó bây giờ đâu. Thế giới ngày nay rất giầu về vật chất, nó chưa bao giờ giầu như thế - nhưng nó rất nghèo về tâm linh, nó chưa bao giờ nghèo đến thế. Thế giới đã rất giầu về tâm linh và hàng triệu người đã tìm kiếm và hàng triệu người đã đi tới gần với thực tại bên trong nhất. Và một cách tự nhiên họ phải đi tới thầy lang khi mọi sự như thế này xảy ra.

Điều đó là việc thường ngày, nó không hiếm hoi. Thầy lang phải tới đi tới lại những người như thế, những người không thực sự ốm mà đã đi vào bên trong bản thân họ nhiều tới mức thân thể họ đang chịu đựng, tâm trí họ đang chịu đựng - hay ít nhất có vẻ giống như chịu đựng. Cho nên thầy lang phải nói cho họ rằng đây không phải là bệnh vật lí.

A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông, gần như tim một bậc thánh.

Nhớ lấy, ông ấy nói 'gần như một bậc thánh' - ở ngay bờ miệng của nó, gần như một bậc thánh, không xa lắm, mục đích là quanh đâu đây, rất cận kề, trong tầm với, một bước nữa và cuộc hành trình sẽ trở nên đầy đủ.

gần như tim một bậc thánh. Sáu lỗ tim của ông đều thông, chỉ có một lỗ là nghẹt thôi.

Chỉ còn một lỗ. Ông ấy vẫn giữ lại cái gì đó của tính cá nhân của mình, vẫn giữ lại cái gì đó của bản ngã - tàn dư cuối cùng, cái bóng cuối cùng, dấu vết cuối cùng của bản ngã.

'Có thể đó là lí do tại sao ông nghĩ rằng trí huệ của bậc thánh là bệnh. Ông đã đi tới kho báu, điều vĩ đại nhất có đó, ông được ân huệ, nhưng ông nghĩ rằng ông có bệnh. Điều đó có thể là nguyên nhân,' thầy lang nói. 'Một lỗ vẫn còn đóng - bởi vì điều đó ông có thể vẫn ôm giữ khái niệm sai này rằng ông bị ốm.'

Người này cần một thầy. Với người này thầy là thầy lang duy nhất có thể có. Phật nói đi nói lại, 'Ta không phải là triết gia, ta là thầy chữa.' Nanak cũng nói vậy, 'Ta không phải là triết gia, ta là thầy chữa.' Các hiền nhân vĩ đại đều là những thầy chữa - tốt hơn thì nên gọi họ là các thầy siêu vật lí vì họ chữa không chỉ vật lí mà còn siêu vật lí, cái ở bên ngoài. Hay gọi họ là thầy cận vật lí - họ chữa không chỉ thân thể, họ chữa linh hồn; họ chữa không chỉ hình dạng mà cả cái trống rỗng bên trong nhất, cái bị che phủ bởi hình dạng. Thân thể và tâm trí bạn chỉ là hình dạng. Bạn là trống rỗng.

Nhưng nếu bạn ở gần một thầy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nó như trống rỗng. Khoảnh khắc điều đó xảy ra thầy sẽ giúp bạn hiểu nó và điều đó sẽ bắt đầu có vẻ giống như sự đầy đủ. Nó là sự đầy đủ, nó không phải là trống rỗng, nhưng nó mới tới mức bạn cảm thấy nó như trống rỗng - bởi vì mọi điều bạn đã biết không còn đó nữa. Cho nên bạn cảm thấy dường như mọi điều bạn đã biết đều đã mất và mọi thứ là trống rỗng.

Nghĩ mà xem... trong phòng của bạn, bạn có nhiều đồ đạc. Có lần tôi ở trong nhà của một người rất giầu. Như điều đó bao giờ cũng xảy ra, người giầu không thưởng thức được gì mấy. Rất khó để có được cả hai điều vừa thưởng thức được và vừa có tiền; có cả văn hoá và được giầu có là tổ hợp hiếm hoi, có chuyến bay cao hơn của linh hồn và tích trữ được tiền là tổ hợp hiếm hoi. Rất khó xoay xở để có cả hai. Rất hiếm khi điều đó xảy ra, chỉ là ngẫu nhiên.

Người này rất giầu. Người đó là vua bidi, một trong những nhà chế tạo bidi lớn nhất ở Ấn Độ. Và, một cách tự nhiên, khi bạn chế tạo bidi, bạn không thể có nhiều thưởng thức được. Tôi đã ở trong nhà của ông ấy. Ông ấy đã cho tôi phòng tốt nhất của ông ấy nhưng nó chất đống đầy đồ đạc. Ông ấy có mọi loại đồ đạc ở đó; thực ra, chẳng còn chỗ nào và đi vào đi ra rất khó khăn.

Ông ấy hỏi tôi, 'Thầy thích cái phòng này thế nào?'

Tôi nói, 'Chả còn chỗ nào hết cả. Không có vấn đề thích hay không thích nữa. Bằng cách nào đó tôi đã xoay xở vào được và bằng cách nào đó tôi đã xoay xở ra được. Chẳng còn chỗ nào cả.'

Ông ấy nói, 'Thầy ngụ ý gì?'

Ông ấy đã thu thập mọi thiết kế đồ đạc, cổ và kim; đủ mọi loại thứ đồ - radio, ti vi - mọi thứ đều có đó, nhưng không còn chỗ nào. Và quan niệm của ông ấy về chỗ là thế này, toàn các thứ.

Ông ấy nói, 'Nhưng cái gì thiếu ở đây? Ti vi đây, điện thoại đây, radio đây, điện báo đây - cái gì thiếu? Thầy cứ nói tôi sẽ đặt mua nó ngay.'

Tôi nói, 'Ông không hiểu tôi. Khái niệm của ông về căn phòng không là gì ngoài một danh sách các đồ đạc có đó còn khái niệm của tôi về phòng là về sự trống rỗng cái ở bên trong bốn bức tường đó.'

Từ 'phòng' nghĩa là cái trống rỗng. Cho nên nếu đồ đạc được bỏ đi hoàn toàn, khi người này đi vào phòng ông ấy sẽ nói nó là trống rỗng - bởi vì phòng của ông ấy là đồ đạc: điện báo, máy thu hình, radio, và cái này và cái nọ. Đó là quan niệm của ông ấy về phòng. Nếu mọi thứ bị lấy ra ông ấy sẽ nói, 'Điều gì đã xảy ra cho phòng này? Mọi thứ là trống rỗng. Đây chỉ là trống rỗng.' Điều này không còn là phòng với ông ấy.

Với Lão Tử đây sẽ là phòng, với tôi đây sẽ là phòng. Bây giờ người ta có thể mở rộng trong căn phòng này, người ta có thể ở trong phòng này, có không gian, có tính quang đãng.

Cho nên khi lần đầu tiên tâm trí bạn phai nhạt đi bạn đột nhiên cảm thấy trống rỗng bởi vì mọi tiếng ồn đó đã là điều bạn quen cảm thấy bạn là vậy; đó là quan niệm của bạn về con người bạn. Khi tâm trí phai nhạt đi đột nhiên bạn sẽ cảm thấy trống rỗng.

Tôi đã nghe nói về một người thường chăm nom tháp canh. Nó là câu chuyện cổ, có thể cổ đến cả trăm năm. Vào những ngày xưa ấy, từng tháp canh đều có súng và súng được dùng để bắn cứ mỗi năm phút liên tục, hai mươi tư giờ một ngày. Đó là cách duy nhất để báo tín hiệu cho con thuyền đi qua.

Người này thường sống ở đó, người đó thường ngủ ở đó, và mặc dầu súng sẽ nổ cứ mỗi năm phút, người đó chưa bao giờ bị quấy rối. Trong ba mươi năm người đó đã sống ở đó.

Thế rồi một hôm điều gì đó đi sai và súng không bắn. Người đó đang ngủ say, lúc đó là nửa đêm. Người đó bật dậy và nói, 'Chuyện gì xảy ra? Cái gì sai rồi?' Người đó cảm thấy rất bất ổn.

Tâm trí người đó đã trở nên quen với tiếng súng nổ cứ mỗi năm phút. Không còn tiếng ồn nữa, nó đã là bầu không khí của người đó, nó đã là tâm trí của người đó, nó đã là một phần của tâm trí của người đó. Bây giờ đột nhiên súng không nổ nữa và bởi vì điều đó mà giấc ngủ của người đó bị phá vỡ. Nhưng tiếng súng chưa bao giờ làm phá vỡ giấc ngủ của người đó.

Đây là cách nó xảy ra - khi mà bất kì cái gì bạn biết về bản thân mình đột nhiên phai nhoà đi, bạn cảm thấy trống rỗng. Nó không phải là trống rỗng. Nó là tràn đầy im lặng. Nó là tràn đầy mới, nó là sự lành mạnh mới toàn bộ. Thượng đế đang giáng xuống bạn nhưng bạn không thể cảm thấy Thượng đế được. Bạn cứ dò dẫm tìm đồ đạc cũ và nó không có đó và bạn trở nên rất sợ - 'Điều gì đã xảy ra cho mình? Mình điên rồi sao?'

A! Tôi thấy con tim của ông rồi, nó rỗng một tấc vuông, gần như tim một bậc thánh. Sáu lỗ tim của ông đều thông, chỉ có một lỗ là nghẹt thôi. Ngày nay người ta cho cái trí sáng suốt của thánh nhân là một thứ bệnh, có lẽ đó là bệnh của ông chăng? Y thuật nông cạn của tôi không trị được thứ bệnh đó.

Chuyện ngụ ngôn này là rất liên quan tới cả đời tôi. Tôi cũng đã bị đưa tới một vaidya tới một thầy lang. Thực ra, tôi đã bị đưa tới nhiều bác sĩ và tới nhiều nhà điều trị nhưng chỉ một vaidya ayurvedic nói với bố tôi, 'Nó không ốm. Đừng phí thời gian của ông.' Tất nhiên, họ lôi tôi từ chỗ này sang chỗ khác. Và nhiều người cho tôi thuốc, và tôi nói với bố tôi, 'Sao bố lo thế? Con hoàn toàn ổn thoả.' Nhưng không ai tin điều tôi nói. Họ nói, 'Con im đi. Con uống thuốc này. Cái gì sai trong nó?' Cho nên tôi hay phải uống đủ mọi loại thuốc.

Chỉ có một vaidya là người có cái nhìn sáng suốt - tên ông ấy là Pundit Bhaghirat Prasad. Con gái ông ấy sống ở đây ở Poona, lấy một nhà trị liệu. Ông già đó đã mất rồi nhưng ông ấy là con người sáng suốt hiếm hoi. Ông ấy nhìn tôi và ông ấy nói, 'Nó không ốm đâu.' Và ông ấy bắt đầu kêu khóc và nói, 'Tôi đã tìm kiếm trạng thái này cho bản thân mình. Nó thật may mắn. Trong đời này tôi đã bỏ lỡ trạng thái này.

Đừng đem nó tới ai cả. Nó đang về nhà rồi.' Và ông ấy khóc những giọt nước mắt của hạnh phúc.

Ông ấy là người tìm kiếm. Ông ấy đã từng tìm kiếm khắp nước từ đầu này tới đầu nọ. Cả đời ông ấy là cuộc tìm kiếm và truy hỏi. Ông ấy có ý tưởng nào đó về nó là gì. Ông ấy trở thành người bảo vệ của tôi - người bảo vệ chống lại các bác sĩ và những nhà trị liệu khác. Ông ấy nói với bố tôi, 'Ông để nó cho tôi. Tôi sẽ chăm nom.' Ông ấy chưa bao giờ cho tôi thuốc nào. Khi bố tôi cứ khăng khăng, ông ấy cho tôi mấy viên đường và bảo tôi, 'Đây là viên đường. Chỉ để an ủi họ cháu có thể uống chúng. Chúng không hại gì, chúng sẽ không giúp gì. Thực ra, chẳng giúp đỡ nào là có thể.'

Người này, Văn Chí, phải đã làm một người như thế. Ông ấy nói: 'Y thuật nông cạn của tôi không trị được thứ bệnh đó.'

Bạn phải trải qua nó. Mặc dầu bạn sẽ trong tìm kiếm ai đó có thể giúp đỡ, nhớ rằng giúp đỡ sẽ không phải là cách chữa - không ai có thể chữa được nó - giúp đỡ sẽ chỉ tạo khả năng để giúp bạn hiểu cái gì đang xảy ra, để giúp bạn chấp nhận nó, và rơi vào hài hoà với nó để cho quá trình này trở nênh nhanh chóng. Thế thì người gần là hiền nhân này trở thành hiền nhân hoàn hảo.

Mục lục chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho