Chương 13. Tung không bụi, đi không vết
Chương 13. Tung không bụi, đi không vết
Vua Tần Mục Công bảo Bá Nhạc: 'Ông đã già rồi, con cháu có người nào sai tìm ngựa tốt được không?'
Bá Nhạc đáp: 'Ngựa tốt, coi hình dáng, gân cốt thì biết được. Nhưng con ngựa nhất thiên hạ thì có cái gì đó như ẩn như hiện, như có như không, cảm được chứ không thấy được, nó chạy thì không tung bụi lên, không để lại dấu vết nữa. Bầy con của thần đều bất tài, giảng cho chúng hiểu thế nào là ngựa tốt mà không giảng cho chúng nhận ra được con ngựa tuyệt trần. Thần có một người bạn cùng chở củi và rau, tên là Cửu Phương Cao, coi ngựa không kém thần, đại vương nên vời người đó tới.
Mục vương vời người đó tới, sai đi tìm ngựa. Ba tháng sau người đó về tâu: 'Được ngựa rồi, ở Sa Khâu.'
Mục vương hỏi: 'Ngựa ra sao?'
'Ngựa cái vàng.'
Sai người đi bắt ngựa, thì là một con ngựa đực đen. Mục Công bất bình, vời Bá Nhạc tới bảo:
- Hỏng! Người ông giới thiệu đi tìm ngựa, không phân biệt nổi ngựa đực ngựa cái, màu đen màu vàng, thì làm sao biết được ngựa?
Bá Nhạc bùi ngùi, thở dài rồi tâu: 'Tới mức đó ư! Thế thì anh ấy hơn thần cả ngàn vạn lần rồi. Cái mà anh Cao xét là cái huyền vi của trời; anh ấy nhận thấy cái tinh thần mà quên cái thô thiển, xét ở trong mà quên cái ở ngoài; cái gì đáng thấy thì thấy, không đáng thấy thì thôi; cái gì đáng nhìn thì nhìn, không đáng nhìn thì bỏ. Cái thuật đó của anh Cao có phải chỉ để coi tướng ngựa mà thôi đâu, còn quí hơn vậy nữa.'
Khi ngựa dắt về, quả nhiên không ngựa nào bằng.
Đạo là cách nhìn về cái toàn bộ, cách nhìn về cái toàn thể. Bộ phận không thành vấn đề; bộ phận không có nghĩa gì trong bản thân chúng. Nghĩa thuộc về cái toàn thể, về cái thống nhất, về cái thống nhất hữu cơ - nếu bạn tìm nghĩa trong các bộ phận bạn sẽ tìm trong vô vọng. Không chỉ điều đó, nếu bạn khăng khăng tìm nghĩa trong các bộ phận bạn sẽ phá huỷ nghĩa thay vì tìm thấy nó. Đó sẽ là thái độ phá huỷ.
Chẳng hạn, bài thơ không tồn tại trong các từ tạo nên nó, nó tồn tại ở đâu đó bên ngoài từ. Nó là siêu việt. Nếu bạn mổ xẻ các từ, câu, dạng ngôn ngữ, bạn sẽ được cái gì? Nếu bạn mổ xẻ bài thơ, nếu bạn chặt cắt bài thơ, bạn đang giết chết một phần tử sống. Điều đó giống như bạn đang giải phẫu thân thể người - lúc bạn thành công trong giải phẫu thân thể người, linh hồn mất đi rồi. Bất kì cái gì bạn thấy sẽ là xác chết. Và bạn đang đi tìm người, không phải tìm xác chết. Người là trong sự thống nhất, bài thơ cũng vậy.
Nếu bạn chặt cắt thơ ca bạn sẽ thấy các câu; nếu bạn chặt cắt câu bạn sẽ thấy các mệnh đề; nếu bạn chặt cắt mệnh đề bạn sẽ thấy từ; nếu bạn chặt cắt từ, thế thì bảng chữ cái còn lại. Nhưng thơ ca đâu rồi - thơ ca đã làm xúc động trái tim bạn? Cái đẹp đó mà đã làm xúc động bản thể bạn, cái đã cho bạn đôi cánh, đâu rồi? Cách nhìn đó đâu rồi? Trong bảng chữ chẳng có gì cả.
Nó đã biến mất thế nào? Cách tiếp cận của bạn về căn bản là sai. Cách tiếp cận của bạn về căn bản là huỷ diệt, bạo hành. Bạn giải phẫu nó. Thơ ca phải được thấy trong tính toàn bộ của nó. Nó phải được hiểu thấu như một toàn thể. Nếu bạn có thể hiểu thấu nó như một toàn thể thế thì từng từ đều đóng góp cho nó; nếu bạn không thể hiểu thấu nó như một toàn thể thế thì từ không tạo thành nó. Từ tạo nên chỉ thân thể của bài thơ, không tạo nên trái tim của nó. Vâng, trái tim không thể tồn tại mà không có thân thể nhưng trái tim không phải là thân thể.
Con người không thể tồn tại mà không có thân thể, chắc chắn, nhưng con người không chỉ là thân thể. Con người còn hơn nhiều. Con người cao siêu hơn nhiều. Con người bị buộc vào thân thể, sống trong thân thể, nhưng không là bản thân thân thể. Thân thể là ngôi đền và con người là Thượng đế trong nó. Vâng, nếu bạn phá huỷ ngôi đền Thượng đế sẽ không có chỗ trú ngụ; nó sẽ biến mất, bay hơi.
Bài thơ cũng biến mất như vậy. Bài thơ là Thượng đế ngụ trong từ, nhịp điệu, nghĩa, cái đẹp.
Lắng nghe bài kệ nhỏ này của Basho, bậc thầy vĩ đại nhất về bài kệ. Nó là bài kệ rất nhỏ, vài từ.
Ao xưa....
Khi tôi nói nó, quán tưởng nó đi, bởi vì bài kệ phải được quán tưởng. Nó là thơ-hình ảnh. Chỉ trong quán tưởng bạn sẽ hiểu.
Ao xưa
Ếch nhảy
Tõm.
Kết thúc. Bạn có thể quán tưởng nó, bạn có thể quán tưởng nó bằng con mắt bên trong nhất của bạn - ao xưa với rêu trên đá. Bạn gần như có thể chạm vào nó. Bạn có thể cảm thấy đường viền của nó. Đó là chiếc ao rất xưa. Lá khô nổi trên bề mặt, lá khô ở trên bờ. Cây thông cổ đứng gác. Bạn có thể quán tưởng nó. Bạn có thể ngửi thấy mùi của cây thông, hương thơm, cái mát mẻ. Có thể cả mặt trời buổi sáng....
Và ếch. Bạn có thể thấy ếch sống. Ếch nhảy vào. Trong tiếng Nhật Bản việc dịch thực tại sẽ là: ếch-nhảy - không phải là nhảy. Một cú ếch-nhảy. Ếch và việc nhảy không phải là hai điều, bạn không thể cắt ếch ra khỏi cú nhảy của nó. Nó là việc nhảy. Trong việc nhảy là nó. Trong tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Quốc ngôn ngữ là sâu sắc hơn các ngôn ngữ khác. Nhưng để đặt cho nó đúng, đúng theo tiếng Anh, chúng ta sẽ nói Ếch nhảy - dường như nó đang làm cái gì đó. Nhảy vào không phải là làm cái gì đó với ếch, đấy không phải là hành động. Nó là tự phát.
Ếch nhảy
Tõm.
Âm thanh này, gợn sóng trên bề mặt của hồ xưa - và im lặng.
Bây giờ, nếu bạn cắt bài thơ nhỏ này ra - chỉ có năm âm tiết trong nó - bạn sẽ được cái gì? Bạn sẽ được vài từ. Thế thì cắt từ và bạn được bảng chữ - các yếu tố ngôn ngữ. Mọi nghĩa bị mất. Cứ dường như bạn đi và nhìn bức tranh đẹp và bạn cắt nó ra thành các mầu sắc. Bức tranh bị mất. Hay, nếu tôi cho bạn hoa sen đẹp và bạn cắt nó thành các hợp chất hoá học thế thì hoa sen bị mất.
Đó là cách khoa học đã phá huỷ mọi nghĩa trong cuộc sống. Nếu mọi người cảm thấy rằng cuộc sống là vô nghĩa ở phương Tây, đấy là sản phẩm phụ của nỗ lực khoa học của họ. Khoa học đã cố gắng làm cuộc sống thành dễ hiểu hơn - nó đã làm cho cuộc sống dễ hiểu hơn, nhưng mọi nghĩa đã bị mất.
Những người không có mấy tri thức về cuộc sống đã hạnh phúc hơn nhiều. Cuộc sống có nhiều nghĩa hơn. Họ đã không chặt cắt hoa sen, họ tận hưởng hoa sen. Họ đã không lo nghĩ về các hợp chất, hoá chất, họ không lo nghĩ về cái đẹp là gì - họ tận hưởng nó, họ ở trong nó, họ nuốt nó, họ bị nó nuốt. Họ ở trong hoà điệu với cái đẹp, cuộc sống, sự tồn tại, và có nghĩa.
Bây giờ khoa học đã làm cho nhiều thứ dễ hiểu hơn nhiều, nó đã giải thích gần như mọi thứ, và với việc giải thích toàn thể cái đẹp bị phá huỷ, và qua giải thích toàn thể cái đẹp bị phá huỷ. Giải thích là trong tay bạn nhưng điều huyền bí của cuộc sống là ở đâu? Nếu bạn đi tới nhà sinh học và bạn hỏi ông ấy tình yêu là gì, ông ấy sẽ giải thích nó cho bạn. Nó không là cái gì ngoài thứ hooc môn. Hoá chất nào đó chạy trong mạch máu của bạn, trong động mạch của bạn, trong máu của bạn, hooc môn nào đó được các tuyến của bạn tiết ra - đó là điều tình yêu là gì. Bây giờ bảo người mẹ rằng tình yêu mà cô ấy có với con cô ấy không là gì ngoài hooc môn; bảo người đàn bà đã rơi vào tình yêu với người đàn ông và sẵn sàng hi sinh cả đời cô ấy, sẵn sàng chết, sẽ hạnh phúc chết vì người đàn ông này, bảo cô ấy rằng đó chỉ là hooc môn....
Và bạn không nói cái gì sai, bạn hoàn toàn đúng, bạn hoàn toàn phải - nhưng cái gì đó thiếu trong chân lí của bạn. Chân lí của bạn là chết. Chân lí của bạn liên quan tới mẫu số nhỏ nhất. Cứ dường như ai đó hỏi bạn về hoa sen và bạn nói nó không là gì ngoài bùn. Hoa sen là gì? Không là gì ngoài bùn - bởi vì nó bắt nguồn từ bùn. Tình yêu là gì? Hooc môn - bởi vì nó bắt nguồn từ hooc môn.
Đó là lí do tại sao Freud qui mọi tình yêu về tính dục - thế rồi lời cầu nguyện nữa, thế rồi Thượng đế nữa. Mọi thứ trở thành tính dục. Khoảnh khắc lời cầu nguyện, tình yêu và Thượng đế tất cả đều trở thành tính dục, cái gì đó bị thiếu.
Cách tiếp cận của Đạo chính là điều đối lập. Đạo nói thay vì giải thích điều này bằng bộ phận, thay vì giải thích lỗ hổng bằng bộ phận, cố giải thích bộ phận bằng cái toàn thể.
Chẳng hạn, bài kệ này tôi bảo bạn....
Ao xưa
Ếch nhảy
Tõm.
Bây giờ, từ 'ếch' hay từ 'tõm', âm thanh 'tõm', có thể tồn tại trong cả nghìn lẻ một ngữ cảnh. Trong mọi ngữ cảnh nó sẽ có nghĩa khác bởi vì nghĩa sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh. 'Tõm' bản thân nó không mang nghĩa. Điều đó là tuỳ. Trong bài kệ của Basho bạn đột nhiên biết nó là gì bởi vì con ếch. Con ếch đem nghĩa cho nó, ao xưa cho nó nghĩa. Trong ngữ cảnh khác nó sẽ có nghĩa khác. Ngữ cảnh, cái toàn thể, đem nghĩa cho bộ phận.
Ao xưa.... Từ 'xưa' có thể được dùng theo cả nghìn lẻ một cách. Bạn sẽ thấy nó được dùng theo nhiều cách. Trong mọi ngữ cảnh nó sẽ có nghĩa khác. Cho nên nghĩa không được chứa trong từ 'xưa', nghĩa được chứa trong cái toàn thể trong đó từ này được dùng.
Bạn có thể thấy trong nó toàn thể cuộc sống của bạn. Mọi thứ đều có nghĩa chỉ bởi vì nó là một phần của sự thống nhất hữu cơ mà là cái cao hơn nó, lớn hơn nó. Nghĩa tới từ cái cao hơn, nghĩa tới từ cái lớn hơn. Nghĩa chắc chắn tới từ cái thấp nhất, nhưng cái thấp nhất không phải là yếu tố xác định. Nhìn vào cách tiếp cận khác đi. Nếu bạn hỏi nhà khoa học ông ấy sẽ nói hoa sen không là gì ngoài bùn; nếu bạn hỏi Đạo nhân ông ấy sẽ nói bùn không là gì ngoài hoa sen.
Khác biệt là vô cùng. Khi bạn nói rằng hoa sen không là gì ngoài bùn, bùn bẩn, bạn đã phá huỷ mọi cái đẹp. Thế thì chỉ bùn bẩn còn lại trong tay bạn và trong linh hồn bạn. Thế thì bạn bị bỏ lại với cuộc sống rác rưởi. Đạo nhân nói rằng nếu hoa sen có thể bắt nguồn từ bùn thế thì bùn không thể chỉ là bùn, nó phải mang hoa sen, khả năng của hoa sen. Hương thơm, mầu sắc, cái đẹp của hoa sen phải bị ẩn kín đâu đó trong bùn. Cho nên đừng gọi nó chỉ là bùn - nó mang hoa sen, nó là bụng mẹ cho hoa sen. Cho nên ngay cả bùn cũng trở nên đẹp. Và bạn bắt đầu tìm nghĩa trong bùn. Nó có đó ở đâu đó - bạn có thể có khả năng thấy, bạn có thể không có khả năng thấy, điều đó phụ thuộc vào sự sáng tỏ của bạn, mắt bạn. Nhưng kết án biến mất.
Freud nói rằng mọi tình yêu đều không là gì ngoài dục; ngay cả tình yêu của Thượng đế, ngay cả tình yêu của Meera với Krishna, tình yêu của Ananda với Buddha, tình yêu của Mary Magdalene với Jesus, đều không là gì ngoài dâm dục. Bạn không thể thấy bao nhiêu cái đẹp đã bị phá huỷ ngay lập tức bằng một cú đánh sao? Nếu bạn hỏi Đạo nhân ông ấy sẽ nói rằng ngay cả khi một người đi làm tình với gái mãi dâm vẫn có cái gì đó của lời cầu nguyện trong nó, có cái gì đó của điều thiêng liêng trong nó.
Mới vài ngày trước đây tôi đã thấy một bài báo được viết bởi dattabal. Anh ấy đặt tôi cùng Freud, đã nói rằng cả hai chúng tôi đều nói cùng điều. Không thể có bất kì hiểu lầm nào lớn hơn. Tôi nói dục là tình yêu, Freud nói tình yêu là dục - và khác biệt là vô cùng. Tôi nói rằng trong dục cũng có thoáng nhìn về samadhi; tôi làm dục cũng là thiêng liêng. Freud nói rằng trong samadhi, trong samadhi của Ramakrishna, không có gì ngoài dâm dục bị kìm nén. Ông ấy làm samadhi cũng là báng bổ.
Những người không có hiểu biết có thể để tôi vào trong ngoặc cùng với Freud. Điều đó rất dễ dàng, đơn giản. Họ sẽ nói, 'Khác biệt là gì dù thầy gọi yêu là dục hay thầy gọi dục là yêu? Chẳng có gì khác biệt cả.' Không có gì mấy nếu bạn chỉ nghĩ về từ. Thế thì chỉ có một khác biệt là tôi để dục vào chỗ này và yêu vào chỗ khác còn Freud đặt chúng vào các chỗ đối lập. Cho nên không có mấy khác biệt.
Nhưng bạn không thể thấy được khác biệt sao? Khác biệt là vô cùng, sinh tử, và có giá trị lớn. Và nhiều điều sẽ phụ thuộc vào khác biệt đó.
Cách nhìn của Đạo nhân là nhìn vào bộ phận qua cái toàn thể để cho cái toàn thể có thể đem nghĩa cho cái bộ phận, có thể làm cho nó có nghĩa. Không có điều khác. Mắt bạn đẹp nhưng lấy nó ra khỏi thân thể chúng sẽ không đẹp.
Chuyện xảy ra trong đời của Vincent Van Gogh.... Ông ấy là người xấu, rất xấu - một hoạ sĩ vĩ đại và một linh hồn đẹp, nhưng một thân thể rất xấu. Không người đàn bà nào đã từng rơi vào tình yêu với ông ấy. Ông ấy thật kinh tởm, ông ấy thật kinh khủng. Và ông ấy đau khổ rất nhiều. Vào độ tuổi ba mươi ba ông ấy tự tử. Nếu không có ai để yêu bạn, cái gì có đó để mà sống vì nó?
Một lần tới thăm một gái mãi dâm ông ấy nói, 'Không ai đã bao giờ nó cái gì với tôi một cách yêu thương. Không ai đã nói rằng tôi đẹp hay tôi xinh hay tôi thế này thế nọ. Tôi khao khát điều đó.' Người đàn bà này thương hại ông ấy, cô ấy phải có trái tim rất từ bi. Cô ấy nhìn để tìm cái gì đó cô ấy có thể ca ngợi nhưng cô ấy không thể tìm được cái gì. Mặt xấu, mũi xấu, mắt xấu, và mọi thứ đều lộn nhào - trừ mỗi cái tai. Cho nên cô ấy nói, 'Nhưng anh có tai đẹp.' Và cô ấy chơi với tai ông ấy.
Ông ấy về nhà, cắt tai ra và đem nó tặng cho người đàn bà này. Cô ấy không thể nào tin được vào điều đó! Ông ấy đem cái tai còn chảy máu tới và ông ấy nói, 'Cô thích nó, cho nên bây giờ nó thuộc về cô.'
Nhưng cái tai bị cắt rời khỏi thân thể thì không còn đẹp nữa - cho dù cái tai đẹp nhất sẽ trở thành xấu.
Lấy mọi thứ ra khỏi hoàn cảnh của nó và chúng mất đi mọi nghĩa, chúng mất mọi cái đẹp, chúng mất mọi chân lí. Chân lí là cùng với cái toàn thể, cái đẹp cũng vậy, lòng tốt cũng vậy. Đây là điều đầu tiên cần được hiểu về Đạo - nó là cái nhìn của cái toàn thể.
Và cái toàn thể phải không bị gắn lại với nhau... đây là điều thứ hai cần nhớ. Đã có những người cố gắn cái toàn thể lại. Chẳng hạn, các nhà phân tâm của Freud cố mổ xẻ tâm trí con người, tâm thần con người, thành các mảnh mẩu - đó là lí do tại sao nó được gọi là phân tích, phân tâm. Đầu tiên ông ấy cắt tâm trí con người thành các phần cấu thành và phá huỷ nhiều. Thế rồi tới Assagioli và ông này đã tạo ra hợp tâm. Điều Freud đã làm, Assagioli cố hoàn tác lại. Ông ấy gắn các bộ phận lại. Freud đã phá huỷ nhưng Assagioli đã không có khả năng làm sống lại cái gì; ông ấy không thể làm được.
Điều này sẽ là khó nhưng nó phải được hiểu - bởi vì nó sẽ giúp cho bạn hiểu thái độ của Đạo nhân.
Freud làm phân tích. Đầu tiên ông ấy cắt chi của thân thể và thế rồi ông ấy dàn trải mọi chi lên bàn và xem xét chúng. Thế rồi Assagioli tới. Ông ấy để mọi chi nối lại lần nữa, gắn chúng lại, dán chúng lại với nhau và nghĩ rằng bây giờ người này là cái toàn thể. Cả hai đều sai. Một khi bạn đã giết cái gì đó bạn không thể gắn nó lại được. Cuộc sống là quí giá tới mức một khi nó qua rồi, nó qua mãi mãi. Bạn không thể gắn nó lại được.
Nếu ai đó ngắt mọi cánh của hoa hồng ra và rồi Assagioli tới và gắn tất cả lại với nhau, ghim chúng lại với nhau và nói rằng bây giờ đó là đoá hoa thực, ông ta sai. Nó không phải là hoa thực. Nó chỉ cho ý tưởng sai lầm về sự thống nhất. Sự thống nhất không có đó bởi vì kim giữ nó chưa bao giờ là một phần của nó; keo dán đang giữ nó không bao giờ là một phần của hoa hồng sống. Hoa sống tự nó giữ nó gắn lại - nhớ điều đó. Nó không được giữ gắn lại bởi cái gì đó khác, sự thống nhất của nó không phụ thuộc vào cái gì đó khác, nó tự giữ bản thân nó gắn lại. Cái là linh hồn giữ bạn gắn lại, cái đó giữ bạn gắn lại. Không phải là tay bạn và chân bạn và mắt bạn được gắn với nhau đâu, không. Cái gì đó trong bạn tồn tại mà đang giữ chúng gắn với nhau. Một khi sự thống nhất đó bị phá huỷ cho dù bạn gắn mọi thứ lại nó sẽ không là sự thống nhất thực.
Cho nên tôi không thiên về phân tích của Freud, tôi cũng không thiên về tổng hợp của Assagioli. Thái độ của tôi đích xác là thái độ của Đạo.
Đạo nói gì? Đạo nói tìm sự thống nhất đã tồn tại trước khi phân tích bắt đầu. Đi về cái nguyên thuỷ, sự thống nhất nguyên thuỷ, nguyên gốc. Đi về nguyên bản. Tổng hợp tới sau phân tích, nó theo sau phân tích, nó kế tục phân tích. Và tính toàn thể thì sao? Tính toàn thể đi trước phân tích. Nó đã có trước khi phân tích phá huỷ nó. Cách nhìn phải là toàn bộ và bạn phải thấy mọi sự trong tính toàn bộ của chúng. Bạn không gắn chúng lại với nhau. Nếu bạn gắn chúng lại với nhau đó sẽ là sự thống nhất giả, nó sẽ là tổng hợp không tự nhiên, nó sẽ là nhân tạo, giả. Nó sẽ không thực.
Điều đó có rõ ràng cho bạn không? Nhìn cây kia. Cây là gắn lại với nhau. Nhìn sâu vào cây. Cây là gắn với đất bởi vì nó được nối với nhau. Nếu bạn nhìn sâu, đất tồn tại cùng với mặt trời. Không có mặt trời đất không thể tồn tại được; không có mặt trời cây sẽ không xanh, sẽ không sống; không có không khí bao quanh nó, nó sẽ không có khả năng thở. Cho nên nó được nối cùng với không khí, với đất, với mặt trời, và với các vì sao - với mọi thứ. Toàn thể sự tồn tại là xoắn xuýt; chúng ta là xoắn xuýt với nhau. Tôi trong bạn, bạn trong tôi; chúng ta là trong cây, cây là trong chúng ta; chúng ta là trong đất và đất là trong chúng ta và chúng ta được xoắn xuýt. Chúng ta là thành viên của nhau, chúng ta không tồn tại tách rời.
Nhìn từ quan điểm cao này về sự thống nhất tối thượng chính là điều Đạo là gì. Và thế thì mọi sự có mầu sắc khác toàn bộ. Thế thì cách nhìn của bạn để lộ ra cho bạn mọi điều mà không thể được lộ ra ở các bình diện thấp hơn. Đó không phải là vấn đề gắn chúng lại với nhau.
Một hôm một nhà truyền giáo Ki tô giáo tới tôi và ông ấy nói, 'Tôi hạnh phúc là ông đang cố gắn mọi tôn giáo lại với nhau.' Tôi nói, 'Ông đã không hiểu tôi. Tôi không gắn chúng lại với nhau đâu. Tôi nhìn chúng như một thôi.'
Tôi không gắn chúng lại với nhau, tôi không làm việc tổng hợp. Tôi không đồng ý với Mahatma Gandhi người cố tạo ra sự tổng hợp bằng việc gắn Hồi giáo, Hindu giáo, Ki tô giáo - vài bộ phận từ Kinh Thánh và vài bộ phận từ Koran và vài bộ phận từ Gita - và làm ra cái gì đó từ nó. Đây là món hổ lốn, khichari, nó không phải là thống nhất, nó không phải là cách nhìn toàn bộ. Tôi không gắn Christ và Mohammed và Mahavir và Krishna và Lão Tử lại với nhau. Không, như tôi nhìn họ, họ là một. Vấn đề không phải là gắn họ lại với nhau, tôi không làm nỗ lực nào để gắn họ lại với nhau, tôi không cố tìm sự tổng hợp nào đó trong họ. Họ là một - đó là kinh nghiệm của tôi. Họ là một. Họ chưa bao giờ tách rời. Việc tách rời là không thể được. Họ nối với nhau trong chân lí. Họ biết cùng chân lí, họ sống cùng cuộc sống, họ tận hưởng cùng phúc lạc. Samadhi của họ là một. Tôi không gắn cái gì lại cả, tôi đơn giản nói nó là vậy.
Điều thứ hai: Đạo không quan tâm tới việc hiểu cái gì trong tách rời - bởi vì hiểu biết đó sẽ là giả, được bắt rễ trong tính giả dối. Bạn không thể hiểu được một vật một cách tách rời bởi vì trong chính việc tách rời đó, trong chính định nghĩa đó, bạn đã lôi nó ra khỏi hoàn cảnh toàn bộ của nó, ra khỏi sự thống nhất hữu cơ của nó. Thế thì bạn có thể có giải thích nhưng không có hiểu biết.
Khoa học giải thích; tôn giáo hiểu. Giải thích liên quan tới bộ phận; hiểu liên quan tới cái toàn bộ. Hiểu là điều rất mơ hồ, linh động, không rõ; giải thích là rất rõ ràng. Bởi vì nó rõ ràng nó là sai. Trong cuộc sống không có gì rõ ràng cả. Các biên giới hội nhập và gặp gỡ.
Chẳng hạn, bạn nhìn một người đàn bà. Buổi sáng cô ấy có thể là đàn bà, buổi tối cô ấy có thể trở thành đàn ông. Bạn nhìn người đàn ông, anh ta rất giận dữ. Và trong một khoảnh khắc anh ta sẽ trở nên hiền dịu và có thể trở thành người đàn bà.
Điều đó xảy ra đêm trước. Tôi đánh mạnh vào đầu Yatri và anh kêu lên và anh ta la lên và anh ta nói, 'Tôi sẽ chặt đầu thầy, Osho!' Và tôi biết anh ta, anh ta là một người rất nữ tính. Nhưng anh ta trở nên rất, rất hung hăng. Thế rồi anh ta dịu xuống và quì xuống dưới chân tôi. Bây giờ làm gì đây? Thay vì chặt đầu tôi anh ta quì xuống dưới chân tôi. Không, đây không phải là cùng người đã định chặt đầu tôi. Anh ta để đầu dưới chân tôi. Và khoảng hở không rất lớn, nó xảy ra trong vài phút thôi. Trong khoảnh khắc này anh ta là nam, dương; thế rồi anh ta trở thành nữ, âm.
Các biên giới gặp gỡ và hội nhập. Người đang yêu bạn có thể giận: người đang giận có thể yêu bạn.
Trong thực tại chẳng cái gì là rất rõ ràng, và điều tốt là nó không rất rõ ràng. Nhìn xem - người càng cao, càng có mơ hồ nhiều; người càng thấp, càng rõ ràng hơn. Đá có định nghĩa rõ ràng hơn người. Đá vẫn còn là đá. Bạn có thể đi buổi sáng, bạn có thể đi buổi tối, bạn có thể đi buổi đêm - đá vẫn còn là đá. Nhưng người cứ thay đổi, thay đổi, thay đổi. Thống nhất càng cao, cân bằng càng tinh tế hơn; thống nhất càng thấp, cân bằng càng cố định hơn.
Khi một người đã thực sự đạt tới điều tối thượng, người đó rất linh động, tựa sông. Người đó không còn giống như tảng băng. Người đó đã tan ra. Tảng băng có các biên giới xác định, tảng băng có thể được xác định, nhưng khi bạn đã tan ra, mọi định nghĩa biến mất.
Đạo không cho bất kì giải thích nào nhưng nó hiểu; khoa học cho giải thích nhưng nó không hiểu. Và chính việc giải thích trở thành rào chắn cho việc hiểu. Khoảnh khắc bạn đã giải thích một thứ bạn đã phá huỷ điều huyền bí của nó. Đừng bao giờ nói rằng cái gì đó được hoàn toàn giải thích - điều đó nghĩa là nó hoàn toàn vô nghĩa. Giải thích một điều và bạn đã giải thích nó đi xa rồi.
Khi chồng nói rằng anh ta hiểu vợ toàn bộ, tình yêu đã biến mất. Bây giờ tình yêu không thể tồn tại được. Tình yêu chỉ có thể tồn tại khi vẫn có điều huyền bí - khi chồng vẫn không hiểu, khi vợ vẫn không hiểu, khi vẫn có khả năng rằng chồng có thể làm cái gì đó và vợ sẽ ngạc nhiên, khi ngạc nhiên vẫn còn là khả năng. Điều này nghĩa là mọi thứ không được giải thích. Cái gì đó vẫn còn không được giải thích, cái gì đó vẫn còn như thuỷ ngân. Bạn cứ nắm bắt nó và nó liên tục tuột ra - đó là cái đẹp của cuộc sống.
Đạo nói rằng toàn thể cuộc sống là như thuỷ ngân. Cái toàn bộ là sống động tới mức không giải thích cố định nào là có thể. Bạn không thể dán nhãn cho bất kì cái gì vì mọi sự thay đổi nhanh thế. Tới lúc bạn dán nhãn xong cho cái gì đó nhãn của bạn đã sai rồi - vật đó đã đổi rồi. Khoảnh khắc bạn đã nói cái gì đó lời thốt ra đã là vô nghĩa vì thực tại không còn như cũ nữa. Giải thích, Đạo không có; hiểu, nó có vô cùng. Và chính một trong những chất liệu cơ sở của hiểu biết là ở chỗ cuộc sống là điều huyền bí.
Điều thứ ba: khoa học cố gắng giải thích mọi sự bằng nhân quả và Đạo cố gắng hiểu mọi thứ bằng mục đích của chúng. Khác biệt là có giá trị vô cùng và phải được hiểu. Khoa học đi vào trong nguyên nhân, cái 'thế nào' của mọi sự. Đạo đi vào trong mục đích, việc nở hoa tối thượng, cái 'tại sao' của mọi sự. Chẳng hạn, nếu bạn rơi vào tình yêu với người đàn bàn hay đàn ông, khoa học sẽ hỏi 'thế nào' - bạn rơi vào tình yêu thế nào? Khoa học sẽ đi vào trong nguyên nhân của tình yêu. Đạo sẽ hỏi 'tại sao'. Đạo sẽ đi vào trong mục đích của tình yêu. Khoa học đi tới hạt mầm vì việc giải thích về nó còn Đạo đi tới hoa hay quả để hiểu về nó. Khoa học đi vào quá khứ, Đạo đi vào tương lai. Khoa học nhìn vào cái chết, Đạo nhìn vào khả năng và tiềm năng.
Một nhà huyền môn Sufi được phái tới Ấn Độ bởi một vua Iran vĩ đại với tư cách sứ giả tới hoàng đế Ấn Độ. Vì một xung đột nào đó hoàng đế Iran có chút ít lo nghĩ. Cho nên ông ta phái nhà huyền môn Sufi này tới làm mọi sự cho đúng, để tạo ra hiểu biết nào đó giữa hai nước.
Nhà huyền môn tới hoàng đế Ấn Độ, trình uỷ nhiệm thư, và biểu lộ sự đánh giá cao về hoàng đế Ấn Độ bằng việc nói, 'Đại vương là vầng trăng tròn.'
Tin tức truyền về Iran rằng ông ấy đã nói với hoàng đế này, 'Đại vương là vầng trăng tròn.' Khi ông ấy khởi hành từ Iran ông ấy đã nói với vua Iran, 'Đại vương là vầng trăng non.' Vua Iran giận lắm. Trăng non sao? Điều đó nghĩa là chỉ mới bắt đầu, trăng ngày thứ nhất - bạn thậm chí không thể thấy được nó. Chỉ từ ngày thứ hai nó mới trở nên thấy được chút xíu - từ ngày thứ ba thêm được chút ít nữa. Trong khi đó ông ấy đã nói với hoàng đế Ấn Độ rằng ông ta là trăng tròn. Điều này là sỉ nhục. Để ông ta về cho biết tay!
Nhà vua chờ đợi trong giận dữ. Khi nhà huyền môn quay về ông ta bị bắt ngay lập tức, bị đem ra toà án và bị hỏi lời giải thích. Ông ta cười to. Ông ta nói, 'Điều đó là đơn giản. Trăng tròn là bị kết thúc rồi. Nó đã chết. Trăng tròn là trên giường chết của nó rồi. Nó sẵn sàng suy tàn. Nó có quá khứ nhưng không tương lai. Do đó ta nói với vua Ấn Độ, 'Đại vương là vầng trăng tròn.' Còn đại vương, ta đã gọi là trăng một ngày, trăng non. Đại vương có tương lai, đại vương có tiềm năng, đại vương đang tăng trưởng. Có thể đế quốc của hoàng đế Ấn Độ là lớn nhưng nó chết.'
Nhìn đấy - khi cái gì đó có quá khứ nó đã già rồi. Khoa học đi vào trong quá khứ, đó là lí do tại sao nếu bạn đi tới nhà phân tâm ông ấy sẽ đi vào trong quá khứ của bạn. Ông ấy sẽ nói, 'Kể lại toàn thể quá khứ của ông đi. Điều gì đã xảy ra trong quá khứ? Bắt đầu từ chính thời thơ ấu của ông và đi tiếp từ đó.' Ông ấy đi vào trong quá khứ. Nếu một người bị điên và được mang tới nhà phân tâm, nhà phân tâm đi vào trong nguyên nhân - tại sao người đó đã trở nên điên ngay chỗ đầu tiên? Ông ấy phải đi tới đó. Ông ấy phải nhìn vào trong quá khứ để tìm ra nguyên nhân ở đó.
Nếu bạn được mang tới một Đạo nhân ông ấy sẽ không đi vào trong quá khứ. Ông ấy sẽ nhìn vào trong tương lai. Ông ấy sẽ nghĩ về cái điên khùng của bạn có thể được dùng vì mục đích gì. Nhìn vào cách tiếp cận này đi. Cái điên khùng của bạn có thể được dùng vì mục đích gì? Nếu bạn điên cái điên của bạn có thể được đưa vào múa, vào thiền, vào ca hát không? Chắc chắn người điên có nhiều năng lượng sẵn có - có thể đó là lí do tại sao người đó điên. Cái điên của người đó có thể được dùng theo cách sáng tạo. Không cần nghĩ về làm sao phá huỷ nó, nhu cầu là làm sao dùng nó, làm sao sáng tạo về nó.
Nếu bạn đi tới một Đạo nhân ông ấy sẽ nhìn vào trong cái điên của bạn, ông ấy sẽ cố gắng hình dung ra tương lai của bạn, khả năng cao hơn của bạn, và ông ấy sẽ cố gắng nhìn vào cách dùng cái điên của bạn cho tương lai đó, cách làm cho cái điên của bạn phục vụ cho định mệnh của bạn.
Đó là điều tôi đang làm ở đây. Khi bạn tới tôi bạn điên, bạn loạn thần kinh. Tôi không lo nghĩ về điều đó. Toàn thể hoạt động của tôi ở đây là làm sao làm cho nó thành sáng tạo. Điên là năng lượng lớn. Nếu bạn nhìn vào quá khứ nó là vấn đề, nếu bạn nhìn vào tương lai nó có thể được dùng và có thể trở thành bàn đạp. Mọi thứ đều có thể được dùng.
Đạo tin vào việc làm đích xác điều người làm vườn làm trong việc dùng phân bón. Bạn có thể tích trữ phân bón và nó sẽ đơn giản bốc mùi và nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn thành không thể được. Nhưng bạn có thể rải phân bón trên luống hoa và cùng phân bốc mùi đó sẽ trở thành hương thơm cực kì có giá trị trong hoa. Nó phải được dùng đúng. Phân bón không nên được thu thập lại, nó phải được rải trên luống hoa. Thế thì hoa trở nên to hơn, với nhiều mầu sắc hơn, với nhiều cuộc sống hơn, với nhiều hương thơm hơn, với nhiều ổn định hơn, với nhiều hương vị và nhiệt tình hơn. Và đó chính là cùng phân bón mà đã trở nên có mùi, có thể đã làm cho cuộc sống thành không thể được.
Điên là gì? Nó là phân bón. Giận là gì? Ghen là gì? Chúng là phân bón thôi. Nếu bạn cứ tích trữ chúng bạn sẽ phát điên, chắc chắn. Sẽ không thể nào sống được với nó. Cách tiếp cận của Đạo nhân là đem rải nó lên luống hoa. Nó có thể phục vụ cho thiền, nó có thể phục vụ cho yêu, nó có thể phục vụ cho vui, nó có thể phục vụ cho sướng, nó có thể phục vụ cho Thượng đế.
Người điên có thể đạt tới Thượng đế nhanh hơn cái gọi là người lành mạnh bởi vì người lành mạnh di chuyển rất thận trọng. Họ không chạy, họ không xô tới. Người lành mạnh di chuyển chỉ chừng đấy, và bao giờ cũng nghĩ ngợi, nghi ngờ, ngần ngạn, nấn ná, chờ đợi. Và họ có nhiều, nhiều điều kìm giữ họ lại. Người điên đơn giản xô tới. Không cái gì giữ người đó lại. Người đó chắc chắn điên. Không có gì giữ người đó lại. Nếu người đó muốn làm cái gì đó người đó sẽ làm nó.
Nếu người điên trở nên quan tâm tới Thượng đế thế thì điều chắc là người đó sẽ đạt tới. Nếu người điên trở thành hoạ sĩ, tranh của người đó sẽ có phẩm chất nào đó. Không người lành mạnh nào đã bao giờ có thể vẽ như người điên bởi vì người điên sẽ không chỉ vẽ, người đó sẽ đưa toàn thể cuộc sống của mình vào trong nó. Van Gogh là người điên, Picasso cũng vậy. Thực ra, mọi hoạ sĩ lớn đều là người điên. Thực ra, mọi người vĩ đại, người đã tồn tại trên thế gian này, đều bị ai đó này khác coi là điên vào lúc này hay lúc khác. Tính điên có tiềm năng vô cùng.
Mọi thứ đều là tiềm năng - nhìn cách nó có thể được dùng. Nhìn vào tương lai. Đừng bao giờ nghĩ dưới dạng là trăng tròn. Bao giờ cũng vẫn còn là trăng non.
Cho nên cách tiếp cận của Đạo là không bao giờ vì nguyên nhân nhưng vì mục đích. Nó là thuyết mạt thế, nó là không nhân quả. Và nó là cực kì đẹp - bởi vì Thượng đế là mục đích của toàn thể sự tồn tại. Đó là điều tối thượng, nơi chúng ta chuyển tới, nơi chúng ta đi tới. Đó là điều chúng ta sắp là. Mọi thứ có thể được đưa vào đường đúng để cho chúng ta có thể đạt tới mục đích dễ dàng hơn, êm ái hơn, vui vẻ hơn.
Điều cuối cùng trước khi chúng ta đi vào chuyện ngụ ngôn này: triết học phân chia tri thức làm đôi - chủ thể và đối thể. Với đối thể bạn không thể có đối thoại nào. Đá là đối thể - bạn không thể có bất kì đối thoại nào với nó. Bạn có thể quan sát, bạn có thể chặt cắt, bạn có thể nhìn, bạn có thể tìm ra vài manh mối về nó, nhưng bạn không thể có đối thoại nào vì bạn không tin rằng đá là người. Nó là đối thể.
Từ 'object - đối thể' là hay. Nó bắt nguồn từ 'objectum' - cái đứng trên đường của bạn, cái ngăn cản bạn không cho di chuyển, cái cản trở con đường của bạn. Đối thể nghĩa là cái đứng trên đường như rào chắn, như bức tường. Nếu bạn tin rằng toàn thế giới là khách quan - như khoa học tin - thế thì toàn thế giới là bức Trường thành Trung Quốc. Không có đối thoại nào là có thể.
Nếu bạn nhìn vào vợ bạn như đối thể để được dùng về mặt dục hay về mặt tài chính hay theo cách khác nào đó; nếu bạn nhìn vào chồng bạn như đối thể, sự an ninh, hay cái gì đó như thế, ai đó dựa vào ai đó, bạn có thể dùng, ai đó bạn có thể phụ thuộc vào, nhưng như một đối thể - thế thì không có đối thoại. Giữa chồng và vợ đối thoại không bao giờ xảy ra vì cả hai đều nghĩ về người kia như đối thể, như phương tiện. Họ không nghĩ người kia như con người.
Đạo nói mọi thứ đều là chủ thể; ngay cả cái đứng trên đường của bạn cũng có tính chủ thể riêng của nó. Bạn có thể gợi ra đối thoại với tảng đá, bạn có thể gợi ra đối thoại với cây. Và nói gì tới con người? Bạn có thể gợi ra đối thoại với bất kì cái gì - với bản thân vũ trụ, với bầu trời, với gió - và thế thì có mối quan hệ, bạn lập quan hệ. Khi bạn nghĩ về mọi vật như đồ vật và không như người, khi bạn nghĩ về thế giới như khách quan - như khoa học dạy bạn làm vậy - thế thì bạn có thể nghĩ ra vài sự kiện nhưng chân lí vẫn còn không hiển lộ. Chân lí được hiển lộ chỉ khi bạn thuyết phục sự tồn tại, khi bạn cám dỗ sự tồn tại qua tình yêu sâu sắc và thông cảm, khi bạn trong quan hệ với sự tồn tại, khi bạn chạm vào đá như bạn muốn chạm vào người - bạn cảm thấy đường viền của nó, bạn nhắm mắt, bạn tạo ra một loại quan hệ với nó. Và, nếu bạn sẵn sàng, nếu bạn hiểu Đạo, bạn sẽ có khả năng tạo ra quan hệ với đá. Nó sẽ bắt đầu nói với bạn sớm hay muộn; nó sẽ đáp ứng.
Toàn thể sự tồn tại đầy Thượng đế. Không có gì là chết, không thể có được. Làm sao cái gì có thể chết được? Tất cả đều sống động, thịnh vượng, đập rộn ràng. Lắng nghe một cách im lặng và bạn sẽ cảm thấy nhịp tim đập ở mọi nơi - trong cả đá nữa. Và thế thì đối thoại là có thể.
Trong kinh sách Ấn Độ cổ có nói rằng khoa học vĩ đại về ayurveda đã được tìm ra không phải bởi nghiên cứu khách quan mà bởi đối thoại chủ quan. Các thầy thuốc ayurvedic sẽ đi tới cây, thiền với cây, ngồi im lặng cùng cây, và khi họ đã rơi vào mối quan hệ với bản thể của cây, họ sẽ hỏi, 'Thưa ông' hay 'Thưa bà' - bất kì trường hợp nào có thể - 'Ngài có muốn nói điều gì đó với chúng tôi không? Tôi đang tìm thuốc cho một bệnh đặc thù, xin ngài nói cho tôi liệu lá của ngài có thể giúp gì được không, hay quả của ngài, hay rễ của ngài, hay vỏ cây của ngài? Hay nếu không, chúng có thể hữu dụng gì? Làm sao ngài có thể giúp đỡ cho nhân loại? Theo cách nào?' Và tương truyền - đó là câu chuyện hay - là đó là cách các thuốc lá ayurvedic đã được phát hiện ra. Không phải bằng nghiên cứu khách quan, không phải bằng chặt cắt cây, không phải bằng phân tích hoá học, mà bằng đối thoại.
Và cùng điều đó cũng được nói về thuốc unani. Thầy thuốc unani vĩ đại nhất, Lukman, đã làm cùng điều đó. Ông ấy đi tới cỏ. Ông ấy ghé tai xuống rễ cây và nghe một cách im lặng. Ông ấy sẽ rơi vào trong mối quan hệ sâu sắc, sẽ trở thành vô ý nghĩ, sẽ im lặng ở đó, sẽ lắng nghe nhịp tim đập của cây - và khi khoảnh khắc đúng tới, cây sẵn sàng để lộ bí mật của nó, ông ấy sẽ nhận bí mật này.
Và dường như là câu chuyện này không thể chỉ là chuyện - bởi vì họ không có công cụ nào để tìm ra cái gì cả. Công cụ đã không được tìm thấy chút nào. Và bất kì cái gì họ nói về cây đều đã được tìm thấy là đúng. Cho nên những câu chuyện này dường như là đúng từng từ. Chỉ một người, Lukman, đã nói về nửa triệu cỏ. Và có thể đã không có cách khác bởi vì không phòng thí nghiệm nào đã tồn tại cho phân tích hoá học như vậy. Và chỉ một người sao? Làm sao ông ấy có thể tìm ra tất cả những điều đó? Cách thức không phải là phân tích, cách thức không phải là tổng hợp, cách thức không phải là tâm trí - cách thức là qua trái tim, đối thoại. Khi bạn ở trong đối thoại cây trở thành 'người'. Bạn là 'ta' cây là 'người' và có khả năng.
Thăm dò khả năng này đi. Sẽ mất thời gian bởi vì tâm trí bạn đã từng bị ước định bởi tính khách quan. Sẽ mất thời gian nhưng điều đó xảy ra. Bạn có thể phát triển tính nhạy cảm này. Và khi tính nhạy cảm này đã phát triển bạn đã trở thành Đạo nhân.
Không đối thể nào chỉ là đối thể. Mọi đối thể đều đầy tính chủ thể bởi vì mọi đối thể đều có linh hồn của nó. Không cái gì là vô linh hồn. Như bạn đầy linh hồn, 'tính nội tâm', mọi thứ khác cũng vậy.
Bây giờ tới chuyện ngụ ngôn cực kì hay này.
Vua Tần Mục Công bảo Bá Nhạc: 'Ông đã già rồi, con cháu có người nào sai tìm ngựa tốt được không?'
Trong thế giới ngày xưa ngựa là rất quan trọng - cũng như ngày nay máy bay chiến đấu là quan trọng. Ngựa là trục khuỷu của chiến tranh và nó là phương tiện nhanh nhất. Ngựa được đánh giá rất cao. Đó là lực duy nhất, đó là lí do tại sao chúng ta vẫn cứ nói rằng chiếc xe này có động cơ năm mã lực. Một thời đó đã là lực duy nhất, đó đã là cách đo duy nhất. Dầu vậy chúng ta vẫn nói, 'Máy này có lực mạnh bao nhiêu'? Năm mã lực à? Mười mã lực à?' Việc đo vẫn còn lại - ít nhất trong ngôn ngữ. Ngựa đã từ từ biến mất; chúng không còn được cần tới nữa, tính tiện dụng cũ của chúng đã mất đi.
Nhưng trong những ngày đó những người có thể tìm được ngựa hay đều là bậc thầy lớn. Họ được kính trọng. Các hoàng đế sẽ giữ họ, sẽ trả tiền cho họ, sẽ tôn kính họ - bởi vì mọi thứ phụ thuộc vào ngựa hay. Và ngựa hay... chúng ta không biết họ ngụ ý gì bởi 'ngựa hay' bởi vì ngôn ngữ đó đã trở thành vô dụng với chúng ta. Ngựa chỉ là con vật với chúng ta, với chúng, nó không phải vậy. Ngựa là con vật rất thông minh và đôi khi thông minh của ngựa sẽ có giá trị vô cùng với vua. Nó có thể cứu mạng.
Người này, Bá Nhạc, phải đã là một chuyên gia, chuyên gia bậc thầy, về biết ngựa nào là tốt, ngựa nào là xấu và ngựa nào thực sự hay.
Bá Nhạc đáp: 'Ngựa tốt, coi hình dáng, gân cốt thì biết được. Nhưng con ngựa nhất thiên hạ thì có cái gì đó như ẩn như hiện, như có như không, cảm được chứ không thấy được, nó chạy thì không tung bụi lên, không để lại dấu vết nữa. Bầy con của thần đều bất tài, giảng cho chúng hiểu thế nào là ngựa tốt mà không giảng cho chúng nhận ra được con ngựa tuyệt trần. Thần có một người bạn cùng chở củi và rau, tên là Cửu Phương Cao, coi ngựa không kém thần, đại vương nên vời người đó tới.
Người này, Bá Nhạc, đã trở nên rất già và bây giờ ông ấy không thể đi tìm ngựa được. Tần Mục công hỏi ông ấy liệu ông ấy có thể gợi ý ai đó khác không.
Đầu tiên, định nghĩa của ông ấy:
'Ngựa tốt, coi hình dáng, gân cốt thì biết được....'
Theo đặc trưng của nó. Ngựa tốt là ngựa được huấn luyện. Huấn luyện chưa bao giờ đi sâu. Nó vẫn còn trên bề mặt. Con người của tính cách giống như ngựa tốt. Người đạo đức giống như ngựa tốt. Người đó đã được trau dồi, người đó đã được nuôi dưỡng tốt, được ước định đúng, có giá trị đúng. Giá trị sai đã bị kìm nén và giá trị đúng đã được chồng lên. Ngựa tốt có tính cách như người tốt, nhưng nó không phải là ngựa hay.
Thế thì ngựa hay là gì? Ngựa hay là ngựa có phẩm chất cố hữu - phẩm chất mà không áp đặt vào từ bên ngoài được. Ngựa hay là ngựa có tiềm năng bẩm sinh; nó không được huấn luyện. Ngựa hay là lực tự nhiên, là lực bẩm sinh. Ngựa hay là ngựa tài, ngựa hay là thiên tài.
Ai đó đi tới Mozart, nhà soạn nhạc và nhạc sĩ vĩ đại, và nói, 'Tôi muốn học nhạc và tôi muốn trở thành nhạc sĩ vĩ đại như ông. Tôi nên bắt đầu thế nào?'
Người này còn rất trẻ, không quá hai mươi tuổi. Mozart nói, 'Ông kiếm thầy đi.' Nhưng anh thanh niên nói, 'Tôi đã nghe nói rằng ông chưa bao giờ học từ bất kì thầy nào cho nên tại sao tôi phải kiếm thầy? Và tôi nghe nói rằng khi ông chỉ mới là đứa trẻ bẩy tuổi ông đã bắt đầu soạn nhạc hay. Tôi hai mươi rồi. Sao tôi phải đi tới thầy?'
Mozart nói, 'Thế thì tuỳ ông thôi. Nhưng khi tôi bẩy tuổi - ngay từ lúc tôi bẩy tuổi - tôi chưa bao giờ đi tới hỏi bất kì ai phải làm gì về soạn nhạc. Tôi đã làm nó. Ông đã tới hỏi tôi. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng nhiều nhất ông chỉ có tài năng, ông không có thiên tài.'
Tài năng phải được học. Người có tài là bắt chước - người đó bắt chước thiên tài. Thiên tài không bắt chước, thiên tài là nguyên bản. Ngựa tốt là ngựa đã được huấn luyện để trông như ngựa hay. Nó không có linh hồn của ngựa hay, nó chỉ có tính cách.
Đó là cách nó vậy trong cuộc sống con người. Người tốt là người đã được trau dồi trông như người vĩ đại. Thánh nhân Ki tô giáo là ngựa tốt, Jesus là ngựa hay. Thánh nhân Ki tô giáo đơn giản trau dồi tính cách của người đó để trông như Jesus. Ông ấy là bản sao giấy than. Sư Phật giáo cũng vậy - ông ấy là ngựa tốt, chắc chắn tốt, và là ngựa tốt thì tốt hơn là ngựa tồi, tôi không chống lại tốt. Là tốt một cách tương đối. Là thánh nhân là tốt hơn tội nhân - nhưng nó không là gì khi so với việc là hiền nhân, không là gì khi so với việc là vị Phật. Vị Phật không bắt chước người nào. Đó là khuôn mặt nguyên thuỷ của ông ấy, không trau dồi. Nó là cách ông ấy vậy.
Thế thì khác biệt là gì? Nếu ai đó có thể nuôi dưỡng vị Phật và trở thành vị Phật bằng trau dồi, tại sao chúng ta phải chống lại người đó? Trong tình huống bình thường ông ấy sẽ có khả năng giả vờ nhưng trong tình huống phi thường ông ấy sẽ không có khả năng giả vờ. Trong tình huống bình thường ông ấy sẽ trông như vị Phật nhưng bất kì khi nào có sức ép phi thường ông ấy sẽ chịu thua.
Đó là khác biệt giữa ngựa tốt và ngựa hay. Ngựa tốt sẽ nhìn, giả vờ, nhảy lên, biểu lộ rằng nó là ngựa hay, nhưng khi khoảnh khắc đúng tới, khi nguy hiểm nảy sinh, khi có thách thức, nó sẽ chịu thua. Bản sao giấy than không thể đi được rất xa, nguyên bản là cần. Chỉ nguyên bản mới có thể được phụ thuộc vào. Người ta có thể tin cậy chỉ vào nguyên bản.
Khi bạn đi tìm thầy, bao giờ cũng tìm người nguyên bản. Đừng kiếm người đã rèn luyện. Khó sống với người nguyên bản, điều đó chắc chắn đúng. Điều đó rất khó bởi vì khó trưởng thành. Và với người nguyên bản trưởng thành xảy ra. Rất dễ ở cùng với kẻ bắt chước.
Bạn phải đã đọc cuốn sách rất nổi tiếng của Thomas a Kempis, 'Bắt chước Christ'. Điều đó có thể tạo ra chỉ ngựa tốt. Bạn có thể trông gần giống như Christ nhưng bạn không thể là Christ. Cách duy nhất để là Christ là chính bản thân bạn. Phật là một Christ, Christ là vị Phật. Sư Phật giáo cố là Phật lại không phải là Phật - nhưng Jesus, người chưa bao giờ cố là vị Phật, đã là vị Phật. Khi bạn là bản thân bạn, thực sự là bản thể bạn, bạn là linh hồn vĩ đại - dù bạn là bất kì cái gì. Nếu bạn chỉ là tiều phu, chẳng có gì để mà lo nghĩ - cứ là tiều phu nguyên bản đi, cứ là thợ mộc thực thụ đi. Điều đó sẽ có tác dụng. Bạn sẽ đạt tới Phật tính qua nó. Điều đó sẽ là cánh cửa của bạn. Không cần trở thành nhà thơ vĩ đại, bạn có thể là đầu bếp - nhưng là nguyên bản. Bắt chước là thảm hoạ lớn nhất.
Ông già này nói:
'Ngựa tốt, coi hình dáng, gân cốt thì biết được. Nhưng con ngựa nhất thiên hạ thì có cái gì đó như ẩn như hiện, như có như không, cảm được chứ không thấy được, nó chạy thì không tung bụi lên, không để lại dấu vết nữa.'
Nhìn cái hay của câu này. Những chuyện ngụ ngôn này không chỉ là chuyện. Chúng có sáng suốt lớn lao. Nó chạy thì không tung bụi lên, không để lại dấu vết nữa. Ngựa hay là ngựa không có quá khứ và không có tương lai, sống trong khoảnh khắc. Đó là nghĩa của câu này, ngựa như vậy không tung bụi lên.... Khi ngựa hay tới bạn sẽ không có khả năng thấy rằng nó đang tới bởi vì nó sẽ không tung bụi nào lên; bạn sẽ không thấy đám bụi bị khuấy lên. Chỉ khi nó đã tới đúng trước bạn, bạn mới có khả năng thấy nó - nhưng thế thì quá trễ rồi, thế thì bạn không thể làm thu xếp nào được. Và ngựa hay không để lại dấu vết nào. Bạn không thể theo được ngựa hay, nó không để lại dấu vết nào. Không dấu chân nào bị bỏ lại.
Đây là phẩm chất của vị Phật, của một Christ. Đây là phẩm chất của người vĩ đại. Người đó ở trong hiện tại. Người đó là không dự đoán được. Bạn không thể nói người đó sẽ làm cái gì hay nói cái gì hay là cái gì. Không ai biết. Người đó bao giờ cũng là sự ngạc nhiên. Người đó không để lại dấu vết nào đằng sau. Người đó giống như chim bay trên trời - chim bay và không dấu, không vết nào bị bỏ lại sau - không dấu chân.
Có một cuốn sách, cuốn sách rất nổi tiếng, có tên 'Dấu chân Phật'. Tiêu đề này là xấu bởi vì vị Phật không để lại dấu chân. Có nhiều cuốn sách kiểu như thế mà chỉ ra hiểu lầm. Phật không để lại dấu chân nào. Ông ấy bước đi cẩn thận và tỉnh táo tới mức ông ấy không để lại dấu chân nào. Bạn không thể theo ông ấy được. Ông ấy không để lại dấu hiệu, không chỉ dẫn, không bản đồ, bằng không bạn sẽ trở thành kẻ bắt chước.
Có một câu chuyện về một Thiền sư vĩ đại, Bokuju. Khi ông ấy sắp chết ông ấy gọi các đệ tử tới để đem lại tất cả sách của ông ấy và mọi điều ông ấy đã nói và mọi điều ông ấy đã viết. Mọi thứ được chất đống nhưng trong một thoáng họ không thể thấy được điều gì ông ấy làm. Và thế rồi ông ấy châm lửa vào nó.
Và họ bắt đầu la hét và kêu thét và họ nói, 'Thầy làm gì vậy?' Bởi vì trong những ngày đó không có việc in ấn, chỉ có sách chép tay. Cho nên chúng bị mất, mất mãi mãi.
Bokuju nói, 'Ta sắp đi và ta muốn không để lại dấu vết nào đằng sau. Ta phải không để lại bất kì dấu chân nào. Bây giờ bất kì ai muốn theo ta sẽ phải theo bản thân người đó. Bất kì ai muốn hiểu ta sẽ phải hiểu hiểu bản thân người đó. Ta đang ném các ông, mọi đệ tử của ta, vào bản thân các ông. Đó là lí do tại sao ta đang phá huỷ những sách này.'
Một chuyện khác về Thiền sư....
Khi sắp chết trên giường chết, một Thiền sư gọi đại đệ tử của mình tới và rút ra một cuốn sách từ dưới gối. Mọi người bao giờ cũng tò mò về cuốn sách đó bởi vì ông ấy chưa bao giờ cho phép bất kì ai được thấy nó. Và trong đêm mọi người thỉnh thoảng đã lén nhìn qua lỗ khoá và ông ấy đọc nó.
'Đó là cuốn sách gì? Tại sao thầy bảo vệ nó nhiều thế?' Và thầy chưa bao giờ rời khỏi phòng mà không khoá và thầy sẽ không bao giờ cho phép bất kì ai vào phòng một mình. Cho nên không ai đã từng thấy cuốn sách đó chứa cái gì.
Thế rồi ông ấy gọi đại đệ tử tới và nói, 'Giữ lấy cuốn sách này. Trong sách có mọi thứ ta đã dạy. Gìn giữ nó như ông đã thấy ta gìn giữ nó. Điều này được trao cho ta bởi thầy ta, bây giờ ta trao nó cho ông. Nó là vật thừa kế.' Và đệ tử này ném sách vào lửa.
Tất cả những người khác không thể nào tin được vào điều đó. Họ kinh hoàng. Nhưng thầy đặt tay lên đầu đệ tử này và ban ân huệ cho anh ta. Thầy nói, 'Ông đã hiểu. Nếu ông giữ cuốn sách ông sẽ không là đệ tử của ta chút nào. Thực ra, chẳng có gì trong cuốn sách cả. Nó là trống rỗng. Ông đã vứt nó đi - tốt. Ông đã hiểu, ông đã hiểu giáo huấn của ta rằng không ai theo bất kì ai; mọi người đều phải đi vào linh hồn riêng của mình.'
'nó chạy thì không tung bụi lên, không để lại dấu vết nữa. Bầy con của thần đều bất tài, giảng cho chúng hiểu thế nào là ngựa tốt mà không giảng cho chúng nhận ra được con ngựa tuyệt trần.
Cho nên ông ấy nói 'Thần có một người bạn cùng chở củi và rau, tên là Cửu Phương Cao, coi ngựa không kém thần.'
Mục vương vời người đó tới, sai đi tìm ngựa. Ba tháng sau người đó về tâu: 'Được ngựa rồi, ở Sa Khâu.'
Mục vương hỏi: 'Ngựa ra sao?'
'Ngựa cái vàng.'
Sai người đi bắt ngựa, thì là một con ngựa đực đen.
Bây giờ điều này là ngớ ngẩn! Người này không thể là người phán xét về ngựa chút nào. Người đó thậm chí không thể phán xét được liệu đó là ngựa cái hay ngựa đực. Và không chỉ điều đó - người đó thậm chí không thể phán xét được liệu nó là đen hay vàng. Người này là người mù, người đó không biết gì về ngựa cả. Đây là những điều đơn giản. Bất kì ai cũng đều biết. Chẳng cần thầy nào để phán xét liệu con ngựa là vàng hay đen. Một cách tự nhiên Mục công rất bất bình.
Mục Công bất bình, vời Bá Nhạc tới bảo:'Hỏng! Người ông giới thiệu đi tìm ngựa, không phân biệt nổi ngựa đực ngựa cái, màu đen màu vàng, thì làm sao biết được ngựa'
Bây giờ cái gì đó phải được hiểu. Đây là cách tiếp cận của Đạo nhân tới mọi thứ. Ngựa cái nghĩa là nữ tính, ngựa cái nghĩa là phẩm chất âm. Mục công không thể hiểu được người này. Người này không nói về thân thể, người này đang nói về linh hồn, người này đang nói về cái toàn thể. Phẩm chất toàn thể của ngựa là phẩm chất của âm - thụ động, cảm nhận, như bụng mẹ. Phẩm chất toàn thể của ngựa là tròn trĩnh, cân đối, mềm mại, không góc cạnh. Phẩm chất toàn thể của ngựa là phẩm chất của người đàn bà đẹp - không năng nổ, không bạo hành, đáng yêu, từ bi. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói rằng ngựa là ngựa cái. Ông ấy không nói về thân thể, ông ấy không nói về thể chất, ông ấy không nó về bộ phận - ông ấy nói về cái toàn thể. Tính toàn bộ của ngựa là nữ tính.
Bạn không quan sát điều đó nhiều lần sao? Bạn nhìn người đàn ông và anh ta trông rất nữ tính và thỉnh thoảng bạn nhìn người đàn bà và cô ấy trông rất nam tính. Đây là các phẩm chất. Vị Phật nữ tính thế; vị Phật là ngựa cái, không phải ngựa đực. Đó là cách Nietzsche đã chỉ trích ông ấy - ông ta gọi ông ấy là nữ. Nietzsche cũng phê bình Jesus bằng việc gọi ông ấy là nữ. Ông ta đã phê bình hai người này bằng việc nói rằng họ đã phá huỷ toàn thể nam tính của thế giới, tính đàn ông. Phê bình của ông ta là đúng theo một cách nào đó. Hai người này đã đem nữ tính vào thế giới, duyên dáng nữ tính.
Đó là lí do tại sao bạn sẽ không bao giờ thấy ria ở tượng Phật. Không phải là ông ấy không có râu ria, nhưng những người biết tới phẩm chất của ngựa hay đều biết cách vẽ vị Phật. Thân thể đã không được vẽ, cốt lõi bên trong phải được nêu ra.
Bạn đã không để ý điều đó sao? Mahavir không có ria không có râu; Rama không có ria, không có râu; Krishna không có ria, không có râu; Phật không có ria, không có râu. Tất cả các hiền nhân vĩ đại của Ấn Độ, tất cả các teerthankaras avataras, đều không có râu và ria. Bạn có cho rằng có cái gì đó sai về hooc môn với họ không? Bạn có cho rằng họ bị thành giống đàn bà không, rằng họ bị lẫn cái gì đó về tính dục, rằng họ không phải là đàn ông đủ không? Không. Họ là những hiền nhân vĩ đại. Họ có râu, họ có ria nhưng những người vẽ họ đã biết tới phẩm chất của ngựa hay. Nó phải được nhìn trong tính toàn bộ của nó.
Theo cách đó Jesus không được may mắn thế. Ông ấy không thể tìm được hoạ sĩ thực. Nếu như ông ấy được sinh ra ở Ấn Độ ông ấy chắc đã được vẽ mà không có ria và râu. Những người đã vẽ Jesus phải đã nhìn từ bên ngoài, họ không thể thấy được phẩm chất bên trong, phẩm chất bên trong của nữ tính.
Bằng việc nói rằng ngựa là ngựa cái, người này, Cửu Phương Cao, nói cái gì đó có giá trị vô cùng. Con ngựa này là không hung hăng và Đạo nhân nói rằng khi một người không hung hăng người đó là không thể chinh phục được. Khi một người hung hăng người đó có thể bị chinh phục - bởi vì người hung hăng phụ thuộc vào năng lượng riêng của người đó. Mọi năng lượng đều có giới hạn và khi một người hung hăng người đó đang làm phí hoài năng lượng của mình vào hung hăng. Sớm hay muộn người đó sẽ bị yếu đi bởi hung hăng riêng của mình, người đó sẽ bị đánh bại.
Adolf Hitler bị đánh bại thế nào? Ông ấy đã quá hung hăng. Điều đó trở thành thất bại của ông ấy. Bạn không thấy sao? Mọi người hung hăng lớn bao giờ cuối cùng cũng thất bại. Điều gì đã xảy ra? Bản thân họ vét cạn năng lượng của họ. Adolf Hitler hay Mussolini hay Napoleon hay Alexander tất cả đều chết trong thất vọng, thất bại. Điều gì đã xảy ra cho họ? Họ vét cạn năng lượng của họ bằng đánh nhau, bằng hung hăng.
Vị Phật chết đi như người chinh phục. Không đánh nhau ông ấy vẫn chinh phục. Một Lão Tử là chiến thắng. Không làm nỗ lực nào thắng lợi của ông ấy là tối thượng.
Ngựa hay có phẩm chất của không hung hăng. Không ai có thể đánh bại nó. Đó là nghĩa của 'ngựa cái'.
Và mầu vàng cũng rất biểu tượng. Nó đại diện cho vài điều. Thứ nhất, vàng là mầu của vàng, kim loại đắt nhất. Vàng bao giờ cũng được dùng như có giá trị cao nhất. Vàng trở thành biểu tượng giả kim thuật. Biến kim loại cơ sở hơn thành vàng nghĩa là biến cái thấp hơn thành cái cao hơn, biến quỉ thành điều thiêng liêng, biến cái thô thiển thành cái tinh tế.
Khi ông ấy nói rằng ngựa có mầu vàng ông ấy ngụ ý nó là vàng, không phải là kim loại cơ sở hơn. Ông ấy không nói về mầu sắc của thân thể, cái đó không liên quan. Mầu sắc có thể tạo nên khác biệt gì? Dù ngựa là đen hay trắng hay vàng, mầu sắc thân thể không thể tạo ra khác biệt gì. Làm sao mầu sắc có thể làm cho ngựa thành hay hay không hay? Liệu một người là người da đen, người Ấn Độ, người Trung Quốc hay người Mĩ, đen, trắng vàng - điều đó thành vấn đề gì? Mầu sắc của da chả liên quan tới bản thể. Nó chỉ là sắc tố rất rẻ.
Nếu bạn hỏi nhà khoa học ông ấy sẽ nói rằng giữa người da đen đen nhất và người da trắng trắng nhất sự khác biệt chỉ là sắc tố giá quãng bốn xu. Chẳng mấy. Đấy chỉ là sắc tố nào đó tồn tại trong người da đen mà không tồn tại trong người da trắng. Cho nên thực ra người da trắng thiếu cái gì đó. Người da đen có cái gì đó hơn. Người da đen cần sắc tố đen để bảo vệ người đó khỏi mặt trời, khỏi nhiệt. Một cách tự nhiên người đó mạnh mẽ hơn. Người đó có thể chịu đựng được nhiều nhiệt hơn và vẫn còn mát mẻ. Người đó không cần đi tới nơi nghỉ an dưỡng trên núi. Bất kì chỗ nào người đó ở, người đó đều mát mẻ. Người da trắng trong rắc rối. Người đó không thể chịu đựng được nhiệt. Sức chịu đựng của người đó rất thấp, thân thể người đó không chống đỡ được đến thế.
Nhưng không có khác biệt gì mấy. Và làm sao khác biệt này sẽ tạo ra bất kì khác biệt nào khi có liên quan tới tính vĩ đại? Dù Jesus là người da đen hay da trắng, làm sao điều đó có thể tạo ra bất kì khác biệt nào? Điều đó là không liên quan.
Đó là lí do tại sao ông già này đã không nói về mầu thân thể. Ông ấy dùng biểu tượng giả kim thuật, vàng. Đó là phẩm chất cao nhất, phẩm chất thuần khiết nhất.
Thứ hai, mầu vàng là biểu tượng của mặt trời - toả sáng khí lực, sống động, trẻ trung, cuộc sống. Cho nên ông ấy đang nói rằng ngựa hay là rất sống động - vàng như mặt trời, sống động như mặt trời.
Và thứ ba, vàng là mầu của cái chết. Đó là lí do tại sao Phật đã chọn mầu vàng làm mầu cho các khất sĩ của ông ấy. Áo choàng của họ có mầu vàng. Tại sao? Tại sao mầu của cái chết? Khi chiếc lá khô đi nó trở thành mầu vàng, khi bất kì cái gì chết đi nó trở thành mầu vàng. Mầu vàng là cái chết đang tới cận kề. Mầu vàng là bóng của cái chết.
Nhưng tại sao ngựa mầu vàng phải được nói cho Tần Mục công? Bởi vì chỉ nếu ai đó chấp nhận cái chết một cách toàn bộ người đó mới không sợ hãi, bằng không thì có sợ. Sư Phật giáo đã chấp nhận cái chết, đã chấp nhận mầu vàng, mầu của cái chết, với sự tôn kính lớn lao. Ông ấy sẵn sàng chết đi bất kì khoảnh khắc nào, do đó không có sợ. Mọi sợ hãi đều là về cái chết; đằng sau mọi nỗi sợ của bạn có cái chết. Sớm hay muộn, nếu bạn nhìn, bạn sẽ thấy cái chết đứng đằng sau mọi nỗi sợ. Cho nên chừng nào người ta chưa hoàn toàn trong chấp nhận sâu sắc với cái chết, người ta không thể bạo dạn được.
Ông già này nói rằng mầu của ngựa là mầu vàng. Ông ấy nói rằng ông ấy giống như sư phật giáo - ông ấy không lo nghĩ về cái chết, do đó ông ấy bạo dạn.
Sai người đi bắt ngựa, thì là một con ngựa đực đen.
Mục Công bất bình, vời Bá Nhạc tới bảo:'Hỏng! Người ông giới thiệu đi tìm ngựa, không phân biệt nổi ngựa đực ngựa cái, màu đen màu vàng, thì làm sao biết được ngựa'
Bá Nhạc bùi ngùi, thở dài rồi tâu: 'Tới mức đó ư!
Đây là cái hay của Đạo. Họ là những người ngớ ngẩn, rất ngược đời, nhưng nếu bạn bắt đầu yêu mến họ, bạn sẽ biết rằng họ có phẩm chất nào đó mà thiếu ở mọi nơi khác.
Bá Nhạc bùi ngùi, thở dài. Ông ấy không thể tin được vào điều đó, điều đó không thể nào tin nổi – vì điều này nghĩa là điều tối thượng trong Đạo. 'Tới mức đó ư?' Ông ấy thậm chí không đưa ra phán xét về liệu ngựa là cái hay đực - những phân biệt này chỉ là trên bề mặt - và ông kia đã đạt tới cốt lõi sâu nhất.
Bạn là đàn ông hay đàn bà trong bản thể sâu nhất của bạn? Nếu tôi nhìn bạn như đàn ông thế thì tôi không thấy bạn. Nếu tôi nhìn bạn như đàn bà thế thì tôi không thấy bạn. Cái ngày tôi nhìn bạn không đàn ông không đàn bà mà như phẩm chất bên trong nhất của bạn, làm lộ ra bạn.
'Tới mức đó ư! Thế thì anh ấy hơn thần cả ngàn vạn lần rồi.
Bây giờ đó là bước nhảy về chất. Không lượng nào có thể sánh được... 'Thế thì anh ấy hơn thần cả ngàn vạn lần rồi.' Ban đầu ông già này đã nói rằng anh ta ngang bằng ông ấy nhưng bây giờ ông ấy nói, 'Tôi không là gì cả tôi chỉ là số không khi sánh với anh ấy.'
Tới mức đó ư? Anh ấy không thể thấy được rằng ngựa là đen, anh ấy chỉ thấy tính vàng của ngựa. Và anh ấy không thể thấy được rằng ngựa là ngựa đực, anh ấy chỉ thấy ngựa cái ẩn trong nó. Anh ấy đã trở nên có khả năng thấy được phẩm chất vô thân thể, phẩm chất tâm linh. Bây giờ anh ấy là vô song.
'Cái mà anh Cao xét là cái huyền vi của trời;'
Thân thể chỉ là bề ngoài, bề ngoài chuyển động - cũng như khi bạn quan sát cái hồ và thấy gợn sóng trên bề mặt. Những gợn sóng đó không phải là hồ thực. Để biết hồ thực bạn sẽ phải chìm sâu xuống. Thân thể chỉ là bề ngoài - chuyển động thay đổi. Bạn phải nhìn vào trong cốt lõi bên trong nhất, vào cái không đổi, cái thường hằng, cái không chuyển. Đó chính là chân lí là gì.
'Cái mà anh Cao xét là cái huyền vi của trời; anh ấy nhận thấy cái tinh thần mà quên cái thô thiển, xét ở trong mà quên cái ở ngoài; cái gì đáng thấy thì thấy, không đáng thấy thì thôi; cái gì đáng nhìn thì nhìn, không đáng nhìn thì bỏ. Cái thuật đó của anh Cao có phải chỉ để coi tướng ngựa mà thôi đâu, còn quí hơn vậy nữa.'
Cho nên anh ấy không chỉ là người biết ngựa, bây giờ anh ấy biết cái gì đó hơn nữa. Anh ấy biết Đạo thực. Anh ấy có sáng suốt để thấy cái toàn thể và không lo nghĩ về bộ phận. Anh ấy có thể thấy động thái, chính hình mẫu, hình mẫu bên trong nhất, của ngựa - bây giờ anh ấy không lo nghĩ về thân thể, mầu sắc, đực cái. Anh ấy không lo nghĩ chút nào. Đây là những điều ngẫu nhiên, không bản chất. Anh ấy chỉ tìm cái là bản chất vì chỉ cái bản chất mới có nghĩa. Nghĩa tới từ cái bản chất nhưng chúng ta bao giờ cũng cứ tìm cái ngẫu nhiên.
Khi bạn thấy một người rất giầu bạn nói, 'Người đó giầu làm sao.' Bây giờ một người có thể giầu chỉ bằng việc có tiền không? Bạn không thể giầu chỉ bằng việc có tiền. Nếu đó là cách một người giầu thì Phật là không giầu. Và nếu Phật không giầu, thế thì ai giầu? Alexander giầu chăng? Alexander là người nghèo, kẻ ăn xin. Do đó ở phương Đông chúng ta đã tôn thờ kẻ ăn xin và quên hoàng đế. Chúng ta đã không chăm nom mấy tới các hoàng đế. Họ tới và đi - đó là bề mặt của sự tồn tại, cái không bản chất.
Bạn có đi tới biết rằng ở phương Đông chúng ta đã không viết sử chút nào không? Phương Tây rất ngạc nhiên là ở phương Đông mọi người đã không viết sử. Sử là quan trọng thế.
Không, chúng ta không viết sử - hay, chúng ta bắt đầu viết nó chỉ bởi vì tác động của phương Tây. Chúng ta viết huyền thoại, chúng ta viết thần thoại, chúng ta viết puranas, những chuyện ngụ ngôn hay. Chúng ta không bận tâm về lịch sử bởi vì lịch sử liên quan tới những cái không bản chất, lịch sử liên quan tới các biến cố chính trị hàng ngày, các chính khách, tướng lĩnh, chiến tranh, nạn đói. Lịch sử liên quan tới những cái không bản chất, sự chuyển động, luồng chảy. Huyền thoại, thần thoại, purana, liên quan tới điều bản chất.
Cho nên có rắc rối khi người phương Tây bắt đầu đọc 'Ramayana'. Người đó trở nên lo nghĩ về khi nào Rama được sinh ra. Khi nào? Điều đó không được nói tới chút nào. Chúng ta chưa bao giờ bận tâm về điều đó. Có thành vấn đề gì? Bất kì ngày nào cũng được bất kì năm nào cũng được. Điều đó là không bản chất. Chúng ta nhìn vào cốt lõi bên trong nhất, chúng ta nhìn vào phẩm chất bản chất của Rama. Ông ấy là kiểu người nào? Ông ấy đã mang trong bản thể mình điều vĩ đại nào, hương thơm nào? Bài ca nào là bài ca của ông ấy - đích thực của ông ấy? Chúng ta không lo nghĩ về niên đại, chúng ta lo nghĩ về tâm linh. Thời gian là không liên quan. Chúng ta nhìn vào vô thời gian.
Đó là lí do tại sao Bá Nhạc nói, 'Cái thuật đó của anh Cao có phải chỉ để coi tướng ngựa mà thôi đâu.' Bản thân anh ấy đã trở thành hiền nhân.
Đầu tiên anh ấy tìm cái gì? Anh ấy hiểu thấu cái bản chất và quên đi cái thô thiển. Nhớ lấy điều đó. Khi bạn nhìn vào một người hay bạn nhìn vào cây hay bạn nhìn vào đá, bao giờ cũng tìm cái bản chất, quên đi cái thô thiển. Cái thô không phải là vấn đề. Nhưng trong thế giới hiện đại chúng ta quên mất cái bản chất và nhìn vào cái thô. Nếu một người có nhiều tiền, chúng ta nhìn. Nếu người đó có xe lớn, chúng ta nhìn; nếu người đó có nhà lớn, chúng ta nhìn. Chúng ta quên điều bản chất. Chúng ta không nhìn thẳng vào trái tim người đó. Chúng ta không có mắt. Thực ra chúng ta không tin rằng người đó có trái tim, chúng ta không tin rằng người đó có linh hồn. Con người chỉ là thân thể, thứ vật lí, và mọi thứ khác cũng vậy.
Cho nên không ngạc nhiên là cuộc sống của chúng ta đã trở thành buồn tẻ thế. Nó đã trở thành việc kéo lê. Không có vui vẻ, không lễ hội. Làm sao lễ hội có thể tồn tại mà không có linh hồn? Lễ hội nảy sinh từ linh hồn, từ tâm linh, từ điều bản chất. Vui vẻ nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của bạn và chúng ta đã phủ nhận điều đó.
Bạn không nhìn vào trong bản thân mình và bạn không nhìn vào người khác. Chỉ bề ngoài gặp gỡ. Thực ra, nói 'gặp gỡ' là không đúng - chúng va chạm, bởi vì không có đối thoại. Có thảo luận nhưng không có đối thoại. Có biện luận nhưng không có gặp gỡ, không có tình yêu - bởi vì tình yêu chỉ có thể tồn tại giữa hai linh hồn. Khi hai sinh linh bản chất nhìn vào điều bản chất của nhau, tình yêu nảy sinh. Khi bạn nhìn qua cốt lõi bản chất của bạn vào trong cốt lõi bản chất của sự tồn tại, Thượng đế nảy sinh.
Đừng hỏi Thượng đế ở đâu. Thượng đế là cuộc đối thoại với sự tồn tại, Thượng đế không phải là sinh linh, Thượng đế không phải là người. Khi bạn biết cách hiện hữu trong đối thoại với sự tồn tại, bạn biết Thượng đế là gì. Thượng đế là nghĩa của sự tồn tại, nghĩa thấm đẫm cái toàn thể. Nhưng điều đó có thể được biết chỉ bằng việc đi qua điều bản chất. Điều bản chất là cánh cửa.
Cao nhìn và hiểu thấu điều bản chất và quên đi cái thô. Anh ấy nhìn vào trong xung lực bẩm sinh bên trong nhất, anh ấy nhìn vào tính tự phát của ngựa, không nhìn vào điều đã được rèn luyện trong nó.
Không trong tính cách.... Một người có thể là thánh nhân hay người đó có thể là tội nhân. Đừng nhìn vào tính thánh thiện của người ta và đừng nhìn vào tính tội lỗi của người ta - nhìn vào tiềm năng của bản thể người đó. Và thế thì bạn sẽ đi tới thấy rằng không ai là tội nhân, không ai là thánh nhân, mọi người đều là hiền nhân. Mọi người đều thiêng liêng - tội nhân và thánh nhân, tất cả. Thế thì bất kì cái gì người ta làm đều không mấy quan trọng. Hiện hữu là quan trọng. Điều bạn làm là rất không liên quan, điều bạn là mới liên quan. Hành động của bạn là bề ngoài, bản thể bạn mới là nền tảng.
Cái gì đáng thấy thì thấy, không đáng thấy thì thôi; cái gì đáng nhìn thì nhìn, không đáng nhìn thì bỏ. Bạn không tìm cái bạn cần để nhìn. Bất kì cái gì tới trước bạn - đối thể - bất kì cái gì tới trước bạn, bạn nhìn luôn vào nó. Bạn không tìm. Bất kì cái gì ngẫu nhiên tới trước bạn, bạn nhìn ngay vào nó. Bạn không đi sâu, bạn không thăm dò bất kì tiềm năng nào, bạn không chìm vào. Bạn chỉ đứng bên ngoài. Nhiều nhất bạn là khán giả.
Nhưng cuộc sống có thể được biết chỉ qua tham gia. Đừng là khán giả. Toàn thể thế giới hiện đại đã trở thành chỉ là khán giả, đám đông những người xem. Ai đó múa, bạn xem nó. Bạn đang làm gì? Làm sao bạn có thể nhìn vào điệu vũ được? Điệu vũ phải được cảm, điệu vũ phải được múa. Ai đó đang hát và bạn xem và bạn nghe. Để biết bài ca và cái đẹp của nó bạn phải hát, bạn phải tham gia. Nhưng thảm hoạ này đã chiếm tỉ lệ như bệnh dịch. Bạn cứ xem mọi thứ.
Bạn xô tới rạp chiếu phim - để làm gì? Bạn không thể sống cuộc sống đẹp được sao? Tại sao bạn phải đi xem phim? Mọi người dính chặt vào ghế của họ trước ti vi nhìn vào cuộc sống của người khác. Và họ thậm chí không sống, họ đang diễn cho bạn. Họ diễn cho bạn và bạn đang xem các nghệ sĩ đó - và không ai sống cả. Vũ công không phải là vũ công thực, người đó là nhà chuyên môn và bạn là khán giả. Tất cả đều giả.
Va chạm bên ngoài và điều bản chất không gặp gỡ. Tìm cái bản chất đi. Khi bạn bắt đầu tìm cái bản chất bạn sẽ trở thành người tham gia. Bạn sẽ biết. Điệu vũ phải được biết trong duy nhất một cách thôi - đó là múa. Làm sao bạn có thể biết bơi là gì nếu bạn chỉ đứng trên bờ và bạn xem ai đó bơi? Bạn sẽ thấy sải bơi và bạn sẽ thấy người này đang làm cái gì đó trong nước nhưng làm sao bạn sẽ biết niềm xúc động xảy ra cho người đó, cái đạp nước xảy ra cho người đó, cảm giác, sự nổi, niềm vui? Cảm giác về sông; việc chảy cùng sông, múa cùng sông - làm sao bạn sẽ biết nó bằng việc đứng trên bờ? Nhảy xuống sông đi, đó là cách duy nhất để biết cuộc sống. Nhảy xuống sông đi. Đừng bao giờ là khán giả. Khán giả là người nghèo nhất trên thế giới. Tham gia vào đi. Qua tham gia tình yêu tới, qua tham gia chân lí tới, qua tham gia cái đẹp tới, qua tham gia chung cuộc Thượng đế tới.
'Cái thuật đó của anh Cao có phải chỉ để coi tướng ngựa mà thôi đâu, còn quí hơn vậy nữa.'
Vâng, trong chuyện ngụ ngôn này ngựa không được thảo luận tới, ngựa chỉ là cái cớ để nói về cái gì đó cực kì quan trọng và có ý nghĩa.
Khi ngựa dắt về, quả nhiên không ngựa nào bằng.
Bạn cũng có thể là ngựa hay và bạn cũng có thể trở thành người biết ngựa hay.
Nhưng nhớ lấy, chuyện ngụ ngôn này không phải về ngựa đâu; ngựa chỉ là cái cớ. Chuyện ngụ ngôn này là về hiền nhân, hiền nhân Đạo, hiền nhân vĩ đại.
Thiền về nó đi. Để cho nó chìm sâu vào trong bạn. Nó sẽ cho bạn nhiều sáng suốt, nhiều hơn là tôi đã nói tới. Bạn sẽ có nhiều sáng suốt hơn, bởi vì có nhiều điều không thể được nói tới chút nào. Chúng sẽ được lộ ra chỉ khi bạn thiền về nó. Bạn sẽ có được nhiều điều nữa, bởi vì khi bạn thiền bạn sẽ chắc chắn thiền theo cách khác - từ góc của bạn, từ cách nhìn của bạn.
Tôi mới chỉ cho bạn vài chỉ dẫn. Đây không phải là qui tắc cố định. Tôi không phải là người diễn giải - bao giờ cũng nhớ lấy, tôi không phải là người diễn giải. Tôi thích những câu chuyện này và tôi cố gắng chia sẻ tình yêu của tôi với bạn. Nó không phải là diễn giải. Tôi không là người bình luận. Bình luận là việc xấu - sao tôi phải bình luận? Tôi không bình luận. Tôi thích những câu chuyện này, tôi cảm thấy hương thơm của những câu chuyện này và tôi muốn chia sẻ hương thơm đó cùng bạn.
Có thể qua hương thơm đó bạn cũng trở nên quan tâm. Có thể nghe tôi một ham muốn lớn trong bạn nảy sinh để đi sâu hơn vào trong nước. Nếu điều đó được thực hiện thế thì nỗ lực của tôi đã có kết quả.
Cho nên đừng coi diễn giải của tôi như diễn giải cứng nhắc và đừng nghĩ rằng tôi đã làm một việc cho bạn. Tôi không thể nhai hộ bạn được, bạn sẽ phải nhai cho bản thân bạn. Tôi có thể đơn giản cám dỗ bạn. Đây là những cám dỗ, không phải bình luận - chỉ cám dỗ để cho bạn trở nên quan tâm tới chiều hướng khác. Và từng chuyện ngụ ngôn Đạo đều mở ra chiều hướng, mở ra cánh cửa mới. Nếu bạn đi vào trong nó, nhiều cánh cửa nữa sẽ mở ra và nếu bạn đi vào trong những cánh cửa đó, thậm chí nhiều cửa nữa sẽ mở ra. Nó là điều huyền bí vô tận.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét