Chương 12. Dồn nén và quá căng
Chương 12. Dồn nén và quá căng
Dồn nén không phải bao giờ cũng sai; nó có thể có ích theo nhiều cách đẹp. Nó không nhất thiết là tiêu cực, nhưng nếu chúng ta nghĩ rằng nó là tiêu cực, rằng nó là không tốt, thế thì chúng ta tạo ra vấn đề. Dồn nén trong bản thân nó có thể được dùng như bàn đạp, nó có thể trở thành một dạng sáng tạo. Nhưng thông thường chúng ta đã được dạy trong nhiều thời đại rằng dồn nén là xấu, rằng khi bạn đang trong bất kì dạng dồn nén nào thì bạn trở nên sợ hãi. Và nỗi sợ của bạn làm cho nó thậm chí còn mang tính dồn nén hơn; tình huống này không ích gì cả.
Chẳng hạn, có một tình huống nào đó trong chợ tạo ra dồn nén. Khoảnh khắc bạn cảm thấy rằng có căng thẳng nào đó, dồn nén nào đó, bạn trở nên sợ rằng điều này không nên như vậy: “Mình phải thảnh thơi.” Bây giờ, cố thảnh thơi sẽ chẳng có ích gì, bởi vì bạn không thể nào thảnh thơi được; trong thực tế, cố thảnh thơi sẽ tạo ra loại dồn nén mới. Dồn nén có đó và bạn đang cố gắng thảnh thơi mà bạn không thể thảnh thơi được, cho nên bạn làm phức tạp vấn đề lên.
Khi dồn nén có đó, dùng nó như năng lượng sáng tạo. Trước hết, chấp nhận nó; không cần phải tranh đấu với nó. Chấp nhận nó đi, điều đó là hoàn toàn được. Điều đó đơn giản nói, “Chợ sắp không ổn, cái gì đó đang đi sai,” “Mình có thể là người mất”… hay cái gì đó. Dồn nén đơn giản là một chỉ dẫn rằng thân thể đang sẵn sàng tranh đấu với điều đó. Bây giờ bạn cố gắng thảnh thơi hay bạn uống thuốc giảm đau hay bạn uống thuốc an thần; bạn đang chống lại thân thể. Thân thể đang sẵn sàng tranh đấu cho tình huống nào đó, thách thức nào đó có đó: tận hưởng thách thức này!
Thậm chí nếu đôi khi bạn không thể ngủ được trong đêm, cũng chẳng cần phải lo nghĩ. Làm việc từ nó đi, dùng năng lượng đang tới: đi lên đi xuống, chạy, đi dạo lâu, lập kế hoạch điều bạn muốn làm, điều tâm trí muốn làm. Thay vì cố gắng đi ngủ, điều không thể được, dùng tình huống ấy theo cách sáng tạo. Nó đơn giản nói rằng thân thể đang sẵn sàng tranh đấu với vấn đề này; đây không phải là lúc thảnh thơi. Thảnh thơi có thể được làm về sau.
Trong thực tế, nếu bạn đã sống dồn nén của mình một cách toàn bộ, bạn sẽ đi tới thảnh thơi một cách tự động; bạn chỉ có thể đi đến mức nào đó thôi, thế rồi thân thể tự động thảnh thơi. Nếu bạn muốn thảnh thơi giữa chừng bạn tạo ra rắc rối; thân thể không thể nào thảnh thơi giữa chừng được. Cũng gần như là nếu một người chạy đua Olympic đã sẵn sàng; chỉ đợi tiếng còi, tín hiệu, và người đó sẽ xuất phát, người đó sẽ chạy đi như gió. Người đó tràn đầy dồn nén; bây giờ đó không phải là thời gian để thảnh thơi. Nếu người đó uống thuốc an thần, người đó sẽ không bao giờ có ích gì trong cuộc đua. Hay nếu người đó thảnh thơi và cố gắng thực hiện TM (thiền siêu việt) thì người đó sẽ mất tất cả. Người đó phải dùng dồn nén của mình: dồn nén đang sôi lên, nó đang thu thập năng lượng. Người đó đang trở thành ngày càng sống động và tiềm năng hơn. Bây giờ người đó phải ngồi trên dồn nén của mình và dùng nó như năng lượng, như nhiên liệu.
Khi vận động viên chạy đã chạy xong, người đó sẽ rơi vào giấc ngủ sâu; vấn đề được giải quyết. Bây giờ không có vấn đề gì, dồn nén biến mất theo cách của nó.
Cho nên thử điều này nữa: khi có một tình huống dồn nén, đừng phiêu diêu, đừng trở nên sợ nó. Đi vào trong nó, dùng nó để tranh đấu. Con người có năng lượng mênh mông và bạn càng dùng nó nhiều, bạn càng có thêm nó… Khi nó tới và có tình huống, tranh đấu, làm tất cả những điều bạn có thể làm, thực sự điên khùng đi vào trong nó. Cho phép nó, chấp nhận nó và đón chào nó. Nó là tốt, nó chuẩn bị cho bạn tranh đấu. Và khi bạn đã làm việc xong với nó, bạn sẽ ngạc nhiên: thảnh thơi lớn lại tới, và thảnh thơi đó không do bạn tạo ra. Có thể hai, ba ngày bạn không thể ngủ và thế rồi trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ bạn không thể nào thức dậy được, và điều đó là được!
Chúng ta cứ mang nhiều khái niệm sai – chẳng hạn, rằng mọi người phải ngủ tám tiếng mỗi ngày. Điều đó tuỳ thuộc vào tình huống là gì. Có những tình huống khi chẳng cần ngủ chút nào: nhà bạn cháy, mà bạn lại cố gắng ngủ. Bây giờ điều đó là không thể được và điều đó không nên có thể được; nếu không thì lấy ai đi dập lửa? Và khi nhà đang cháy, tất cả các việc khác đều bị dẹp sang bên; bỗng nhiên thân thể bạn sẵn sàng để tranh đấu với lửa. Bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ. Khi lửa đã tắt và mọi thứ được giải quyết bạn có thể rơi vào giấc ngủ trong thời kì dài, và điều đó có tác dụng.
Mọi người không nhất thiết cần cùng thời gian ngủ. Một vài người có thể ngủ ba tiếng, hai tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, sáu, tám, mười, mười hai. Mọi người khác nhau, không có chuẩn. Và mọi người cũng khác nhau về dồn nén nữa.
Có hai loại người trên thế giới: một loại có thể được gọi là kiểu ngựa đua và loại kia là kiểu rùa. Nếu kiểu ngựa đua mà không được phép đi nhanh, đi vào mọi việc với tốc độ, sẽ có dồn nén; người đó phải được trao cho nhịp của mình. Cho nên nếu bạn là kiểu ngựa đua, quên về thảnh thơi và những thứ như thế đi; chúng không dành cho bạn. Những điều đó là dành cho loại rùa như tôi! Cho nên chỉ là ngựa đua, đó là tự nhiên cho bạn, và đừng nghĩ đến niềm vui mà rùa đang tận hưởng; điều đó không dành cho bạn. Bạn có một loại niềm vui khác. Nếu rùa bắt đầu trở thành ngựa đua thì nó sẽ trong cùng rắc rối…!
Cho nên chấp nhận bản tính của mình đi. Bạn là chiến sĩ, chiến binh; bạn phải theo cách đó, và đó là niềm vui của bạn. Bây giờ, không cần phải sợ hãi; đi vào trong nó một cách toàn tâm. Tranh đấu với chợ, cạnh tranh trong chợ, làm tất cả những điều bạn thực sự muốn làm. Đừng sợ hậu quả, chấp nhận dồn nén. Một khi bạn chấp nhận, dồn nén sẽ biến mất. Và không chỉ thế, bạn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc bởi vì bạn đã bắt đầu dùng nó; nó là một loại năng lượng.
Nếu bạn là kiểu ngựa đua, chớ nghe những người nói thảnh thơi; điều đó không dành cho bạn. Thảnh thơi của bạn sẽ tới chỉ sau khi bạn đã kiếm được nó bằng lao động vất vả. Người ta phải hiểu kiểu của mình. Một khi kiểu này được hiểu thì không có vấn đề gì; thế thì người ta có thể theo đường rõ ràng.
Quá căng là trạng thái của tâm trí khi bạn đã trở nên quá tập trung vào tính hợp lí và bạn quên mất tình cảm của mình. Quá căng bắt nguồn từ mất quân bình; quá tin cậy vào lí trí là cơ sở của mọi quá căng. Những người sống trong cái đầu của mình đều trở nên quá căng. Thảnh thơi tới qua trái tim. Người ta phải có khả năng dễ dàng di chuyển từ đầu tới tim, cũng như bạn đi ra đi vào nhà mình. Người ta nên linh động giữa đầu và tim. Đây là hai bờ của dòng sông vốn là bạn. Bạn không nên níu bám lấy một bờ, nếu không cuộc sống trở thành bị thiên lệch.
Phương Tây chịu đựng rất nhiều về quá căng, bởi vì nó đã quên mất ngôn ngữ của trái tim, và chỉ trái tim mới biết cách thảnh thơi bởi vì chỉ trái tim mới biết cách yêu. Chỉ trái tim mới biết cách tận hưởng, mở hội. Chỉ trái tim mới biết cách nhảy múa và ca hát. Cái đầu chẳng biết gì về nhảy múa – cái đầu lên án nhảy múa là ngu xuẩn. Cái đầu chẳng biết gì về thơ ca, cái đầu lên án thơ ca.
Bạn có biết rằng một trong những triết gia vĩ đại nhất, Plato, khi nghĩ về nền cộng hoà không tưởng tối thượng của mình, đã nói rằng không nhà thơ nào nên được phép ở đấy? Trong nền cộng hoà của ông ấy, trong trạng thái xã hội tối thượng của ông ấy, nhà thơ phải không được phép. Tại sao? – bởi vì ông ấy sợ nhà thơ. Ông ấy nói: Nhà thơ đem vào phóng túng, nhà thơ đem vào mơ mộng, nhà thơ đem vào lẫn lộn và huyền môn, còn chúng tôi thì lại không muốn bất kì cái gì trong đó. Chúng tôi muốn xã hội rất rõ ràng, logic, không thơ mộng. Xã hội đó sẽ quá căng; mọi người sẽ thần kinh hết. Trong nền cộng hoà của Plato – nếu như nó xảy ra, và có mọi nỗi sợ rằng nó có thể xảy ra – mọi người đều sẽ thần kinh hết, và mọi người bao giờ cũng sẽ mang nhà phân tâm theo cùng mình. Dù người đó đi tới đâu, thì người đó sẽ mang theo nhà phân tâm của mình. Điều đó đã xảy tới ở phương Tây.
Tôi đã từng nghe: Trong một phố New York hai cậu bé đang nói chuyện – như chúng bao giờ cũng nói chuyện suốt hàng thế kỉ, nhưng điều chúng nói thì lại rất mới. Đứa này nói với đứa kia, “Nhà phân tâm của tớ chiến hơn nhà phân tâm của đằng ấy mọi bề.” Bọn trẻ, chúng bao giờ cũng nói theo cách đó: “Bố tớ chiến hơn bố đằng ấy,” hay “Nhà tớ còn to hơn nhà đằng ấy,” hay “Con chó của tớ khoẻ hơn con chó của đằng ấy” – sự bắt đầu bản ngã của trẻ nhỏ. Nhưng “Nhà phân tâm của tớ chiến hơn nhà phân tâm của đằng ấy vào mọi bề” – đây mới là điều gì đó mới.
Ba phụ nữ đang nói chuyện về con mình. Một người nói, “Nó nhất lớp đấy. Nó bao giờ cũng dẫn đầu.”
Người thứ hai nói, “Thế chẳng là gì cả. Con tôi mới bẩy tuổi nhưng nó có thể chơi nhạc như Mozart, như Wagner.”
Người thứ ba nói, “Thế cũng chưa là cái gì nhé. Con tôi mới năm tuổi mà nó tới nhà phân tâm có mỗi một mình.”
Quá căng là trạng thái bạn mất quân bình. Bạn không thể đem trái tim mình về vận hành trong cuộc sống mình; logic đã trở thành tất cả – và logic thì vẫn còn bề ngoài. Logic, khi nó trở thành tất cả, chỉ tạo ra lo âu; nó chưa bao giờ đem cho an bình, nó cứ đem tới vấn đề mới. Nó chưa bao giờ giải quyết được vấn đề gì cả – nó không thể giải quyết được, điều đó không trong quyền lực của nó – nó chỉ giả vờ, nó chỉ hứa hẹn. Nó cứ nói mãi, “Tớ sẽ chuyển giao điều tốt,” nhưng nó chẳng bao giờ chuyển giao cả. Thế rồi vấn đề cứ tích luỹ lại và bạn không biết cách thoát ra khỏi vấn đề này, bởi vì bạn không biết cách thoát ra khỏi cái đầu. Bạn không biết cách chơi với trẻ con, cách yêu người đàn bà của mình, cách đi và nói chuyện với cây cối và đôi khi có đối thoại với vì sao. Bạn đã quên tất cả, bạn không còn là nhà thơ nữa, bạn không còn là trái tim sống động nữa.
Và bất kì khi nào, bất kì phần nào trong thân thể bị kìm nén, phần đó sẽ báo thù. Nếu phần khác của tâm trí bị kìm nén, phần đó sẽ báo thù. Và trái tim là phần sống động nhất, phần nền tảng nhất. Người ta có thể sống không có đầu, nhưng người ta không thể sống không có trái tim. Cái đầu có chút ít hời hợt, nó là một loại xa xỉ phẩm, nhưng trái tim thì rất bản chất. Cái đầu chỉ tồn tại trong con người, cho nên nó không thể nào rất bản chất được. Con vật sống không có nó và nó sống hoàn toàn tốt theo cách phúc lạc và im lặng hơn nhiều so với con người. Cây sống không có đầu, chim muông và trẻ con cùng nhà huyền môn cũng sống như vậy.
Cái đầu là hời hợt. Nó có chức năng nào đó – dùng nó, nhưng đừng bị nó dùng. Một khi bạn bị nó dùng, bạn sẽ trở nên lo âu: lo âu sẽ tới và cuộc sống sẽ trở thành kinh tởm. Nó sẽ là đau đớn lan rộng, trải dài, và bạn sẽ không tìm thấy bất kì ốc đảo nào ở đâu trong nó cả; nó sẽ là một thứ khô cằn. Nhớ lấy, điều bản chất phải không bị kìm nén. Điều không bản chất phải tuân theo điều bản chất, phải trở thành cái bóng của nó. Bạn không thể phủ nhận bất kì cái gì mà không lâm vào rắc rối. Nghe giai thoại này:
Một hôm, một chiếc đĩa bay hạ cánh xuống khu vườn của cô Elsie Gumtree, ngay giữa đống quần mùa hè của cô ấy – cô ấy có thể khổ lắm nếu như phải mặc chúng. Có tiếng vo vo, và một người mầu tía lạ thường xuất hiện qua cánh cửa phía bên của đĩa bay. Đi thẳng ra, người đó nhằm cánh cửa sau nhà Elsie và gõ một cách lễ phép.
Elsie mở cửa, và nhanh chóng làm chủ tình thế, nói, “Ông từ đĩa bay tới sao?”
“Hừ” người này đáp lại, dường như đang đau.
“Ông từ sao Hoả tới sao?” Elsie hỏi.
“Hừ,” người này lại nói, khuôn mặt ông ta méo mó.
“Ông phải mất bao lâu mới tới được đây? Mười năm sao?” Elsie hỏi.
“Hừ”.
“Hai mươi năm sao?”
“Hừ,” người này nói, một cái nhìn đau đớn hiện lên trên khuôn mặt ông ta.
“Hai mươi năm sao? Ông để tất cả thời gian trên đĩa bay sao?”
“Hừ,” người này gật đầu, cáu kỉnh.
“Tôi có thể giúp gì cho ông được?” Elsie hỏi.
Người bé nhỏ này mở mồm ra, và khó khăn lắm mới nói được, “Tôi dùng nhà vệ sinh của cô được chứ?”
Phủ nhận bất kì cái gì và nó trở thành quá mạnh.
Bây giờ, trong hai mươi năm ông ấy đã không thể nào tìm ra nhà vệ sinh còn bạn lại hỏi những câu hỏi vô nghĩa: “Ông từ đâu tới?” và “Ông là ai?” và “Bao nhiêu…?” Làm sao ông ấy có thể trả lời tất cả những điều này? Phần bị phủ nhận của ông ấy có đó để báo thù.
Trái tim bạn đã bị phủ nhận trong nhiều kiếp sống đến độ khi nó bùng nổ, nó cứ tạo ra những hỗn loạn lớn trong cuộc sống của bạn. Trước hết bạn phải chịu đựng từ tâm trí, căng thẳng, lo âu; và thế rồi bạn có thể chịu đựng từ việc bùng nổ của trái tim. Đó là điều xảy ra khi một người bị suy nhược. Trước hết người đó chịu đựng từ trạng thái căng thẳng của tâm trí, và thế rồi một hôm nào đó trái tim báo thù, bùng nổ, và người này phát điên, nổi đoá.
Cả hai tình huống đều xấu. Trước hết lành mạnh quá nhiều – điều đó tạo ra điên rồ. Người lành mạnh thực sự là người có thể sống giữa lành mạnh và điên rồ theo cân bằng tuyệt đối. Người thực sự lành mạnh bao giờ cũng có cái điên rồ nào đó trong mình – người đó chấp nhận điều ấy. Người thực sự hợp lí là người kính trọng cả cái bất hợp lí nữa, bởi vì cuộc sống là như vậy. Nếu bạn không thể cười bởi vì lí do của bạn – bởi vì “cười là kì cục” – thế thì bạn nhất định sẽ bị rắc rối, bạn mang định mệnh rắc rối rồi. Vâng, logic là tốt, cười cũng tốt – và cười đem lại cân bằng. Nghiêm chỉnh cũng tốt, không nghiêm chỉnh cũng tốt, và nên có cân bằng thường xuyên.
Bạn đã bao giờ thấy người đi trên dây chưa? Người đó liên tục tự cân bằng mình. Đôi khi người đó nghiêng cái sào sang trái, và thế rồi người đó đi tới điểm mà nếu người đó nghiêng thêm một khoảnh khắc nữa thì sẽ bị ngã. Người đó lập tức thay đổi sự cân bằng của mình, nghiêng sang phía bên kia – sang phải – nghiêng sang phải. Thế rồi một khoảnh khắc lại tới khi chỉ một khoảnh khắc nữa là người đó sẽ tiêu tùng; người đó lại bắt đầu nghiêng về bên trái. Đấy là cách người đó xử lí: nghiêng sang trái, sang phải, người đó giữ ở giữa. Đó là cái đẹp – nghiêng sang trái và sang phải, nghiêng về cả hai cực đoan, người đó giữ ở giữa.
Nếu bạn muốn giữ cho bản thân mình ở giữa, bạn sẽ phải nghiêng đi nghiêng lại về cả hai phía. Bạn không chọn lựa. Nếu bạn chọn, bạn sẽ bị ngã. Nếu bạn chọn trái tim, bạn sẽ ngã; bạn sẽ trở thành quá căng. Nếu bạn chọn trái tim và quên mất cái đầu hoàn toàn; bạn sẽ trở thành điên. Và nếu bạn muốn chọn bằng cách nào đó, nếu bạn muốn chọn, thế thì chọn điên khùng đi. Chọn trái tim, bởi vì nó là bản chất hơn.
Nhưng tôi không nói rằng bạn nên chọn. Nếu bạn cứ khăng khăng và bạn nói, “Tôi phải chọn,” thế thì điên khùng còn hơn là chỉ khô héo và lành mạnh. Thuộc vào trái tim. Yêu, yêu điên cuồng; hát, hát điên cuồng; nhảy múa, nhảy múa điên cuồng. Điều đó còn tốt hơn nhiều chỉ trở thành tính toán, logic, hợp lí, và chỉ chịu đựng ác mộng.
Nhưng tôi không nói… đấy không phải là gợi ý của tôi rằng hãy làm điều đó. Gợi ý của tôi là vẫn còn vô chọn lựa. ‘Nhận biết vô chọn lựa’ là từ khoá. Vẫn còn vô chọn lựa, nhận biết và bất kì khi nào bạn thấy rằng cái gì đó đang sắp mất cân bằng, nghiêng về phía bên kia. Đem cân bằng lại, và đây là cách người ta di chuyển. Cuộc sống là giống như đi trên dây.
Nhận xét
Đăng nhận xét