Chương 14. Bản ngã trên chỏm mũi
Chương 14. Bản ngã trên chỏm mũi
Câu hỏi 1
Thầy nói, 'Bạn cũng có thể trở thành ngựa hay.' Mặc dù tôi mới hai mươi sáu tuổi tôi đang tìm kiếm. Tôi không cố trở thành ngựa hay? Người ta có thể trở thành ngựa hay bằng tìm kiếm không?
Không bao giờ! Không bao giờ người ta có thể trở thành ngựa hay bằng tìm kiếm. Tìm kiếm chỉ là rào chắn để nhận ra cái vĩ đại của bạn. Chính ý tưởng về tìm kiếm làm cho bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Tìm kiếm nghĩa là tìm ở đâu đó khác. Tìm kiếm nghĩa là tìm bên ngoài. Tìm kiếm nghĩa là bạn đang nhìn mọi nơi khác ngoại trừ trong bản thể riêng của bạn. Không tìm kiếm nghĩa là không nhìn đi đâu cả, chỉ được định tâm vào bản thể bạn, chỉ hiện hữu ở đó. Khi bạn không tìm kiếm bạn ở trong bản thể riêng của bạn. Trong chính khoảnh khắc đó bạn là ngựa hay.
Mọi người đều là ngựa hay - người tốt và người xấu nữa. Người xấu đã đi tìm kiếm theo đường xấu và người tốt đã đi tìm kiếm theo đường tốt. Người xấu đã trở thành tội phạm, vô đạo, và người tốt đã trở thành đạo đức, thánh thiện - nhưng cả hai đều đang tìm kiếm. Cả hai bao giờ cũng trên đường. Có mục đích trong cuộc sống của họ. Và họ đang xô ra khỏi bản thân họ.
Mọi người được sinh ra đều là ngựa hay. Khi bạn trở nên mệt mỏi và thất vọng với việc tìm kiếm bạn vứt mọi tìm kiếm là tốt hay là xấu. Thế thì bạn chỉ nhắm mắt lại và nó có đó, ngựa hay có đó. Nó bao giờ cũng có đó rồi, nó là bản tính của bạn.
Không ai được sinh ra mà không là vĩ đại. Không cái gì khác đã từng xảy ra trong sự tồn tại này ngoại trừ sự vĩ đại - bởi vì nó là từ Thượng đế. Làm sao bạn không thể là vĩ đại được? Bạn là vĩ đại. Tính vĩ đại sẽ không là tính vĩ đại thực - sâu bên dưới bạn biết rằng bạn không vĩ đại, sâu bên dưới bạn biết rằng bạn đã thực hành nó, sâu bên dưới bạn biết rằng nó chỉ là trên bề mặt, cái mặt nạ. Bạn giả vờ rằng bạn là Alexander, giả vờ rằng bạn là Christ, giả vờ rằng bạn là vị Phật, giả vờ thế này thế nọ.
Bạn có thể giả vờ, bạn có thể lừa cả thế giới, nhưng làm sao bạn có thể tự lừa mình được? Bạn bao giờ cũng biết bạn là ai. Bạn có thể giả vờ là bạo dạn nhưng sâu bên dưới bạn là kẻ hèn. Bạn đã che giấu cái hèn của bạn bằng việc tô vẽ bạo dạn lên chóp của nó. Bạn có thể mỉm cười nhưng ẩn đằng sau là nước mắt. Làm sao bạn có thể tự lừa bạn được?
Cho nên điều đầu tiên cần nhớ là ở chỗ không ai đã từng về nhà bằng tìm kiếm. Tìm kiếm nghĩa là đi lạc lối. Chỉ người không tìm kiếm mới về nhà. Nhưng để trở thành người không tìm kiếm người ta trước hết phải trở thành người tìm kiếm. Việc tìm kiếm là một phần, một phần của việc đạt tới không tìm kiếm. Ngay cả vị Phật cũng phải tìm kiếm và đi lạc lối và chịu khổ sở. Cái đau đó là điều phải có. Đó là cái giá chúng ta trả. Thế rồi một ngày nào đó, khi bạn đã tìm đủ mọi chiều, theo mọi hướng, và chẳng ở đâu bạn tìm ra cái gì mà bạn muốn, khi thất vọng của bạn là toàn bộ hoàn toàn, trong chính khoảnh khắc đó của thất vọng mọi việc tìm kiếm bị bỏ đi. Đột nhiên bạn quay về nhà. Nhưng để về nhà người ta phải gõ lên nhiều cánh cửa.
Cho nên tôi không nói bạn phải vứt bỏ việc tìm kiếm của bạn - trừ phi bạn hoàn toàn bị lẫn lộn, hoàn toàn thất vọng. Nếu bạn vẫn còn khao khát, nếu vẫn có hi vọng lập loè đâu đó trong tâm trí bạn rằng bạn có thể tìm được bằng việc tìm kiếm, thế thì cứ tìm kiếm đi, tìm kiếm bằng mọi phương tiện - cho dù không ai đã bao giờ đạt tới bằng việc tìm kiếm. Tôi sẽ nói, 'Tìm đi. Tìm bằng mọi phương tiện - để cho bạn có thể bị thất vọng, để cho bạn có thể nhận ra cái vô vọng của chính nỗ lực này.' Trong cái vô vọng đó là hi vọng, trong thất vọng đó một sự tồn tại mới toàn bộ nhảy múa - thế giới của hiện hữu. Tìm kiếm là thế giới của trở thành.
Với tôi bạn đã là ngựa hay rồi. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người nào không phải là ngựa hay. Người đó có thể nghĩ người đó không phải là ngựa hay - đó là vấn đề của người đó. Người đó có thể nghĩ hay thậm chí có thể tin rằng người đó không có.... Và mọi người đều hành xử tương ứng theo niềm tin của họ. Nếu bạn tin bạn không phải là ngựa hay, bạn sẽ hành xử theo cách phù hợp với người không phải là ngựa hay. Nếu bạn tin bạn là xấu bạn sẽ cư xử theo cách đó. Nếu bạn tin bạn là ngựa tốt bạn sẽ hành xử theo cách đó.
Nhưng việc giả vờ của bạn là việc giả vờ của bạn thôi, bạn diễn kịch. Tôi thấy khuôn mặt nguyên thuỷ của bạn, tôi thấy bạn như bạn vậy. Cái ngày tôi thấy ngựa hay riêng của tôi, chính ngày đó mọi loại ngựa khác biến mất đối với tôi. Tôi nhìn vào mọi khuôn mặt, vào mọi con mắt, và có ngựa hay ở đó. Cùng ngựa đó tồn tại trong tôi tồn tại trong bạn, không có hai ngựa đâu - nó là cùng một tính vĩ đại. Nó là cùng đại dương mà sóng đó trong bạn và sóng đó trong tôi, sóng đó trong vị Phật, trong một Christ, trong một Krishna.
Nhưng khi bạn tìm kiếm, bạn không thể nhìn vào bên trong bản thân bạn được. Tìm kiếm nghĩa là bạn đã đi vào trong tương lai; tìm kiếm nghĩa là bạn đã đi tới mục đích; tìm kiếm nghĩa là bạn đã đạt tới nơi bạn tin bạn phải ở đó. Nó là phóng chiếu, nó là trò tưởng tượng, nó là cuộc hành trình tâm trí. Không tìm kiếm nghĩa là tâm trí đã dừng lại, không tìm kiếm nghĩa là không có chuyển động bên trong bạn, bạn không đi đâu cả.
Ngồi im lặng,
không làm gì.
xuân tới
và cỏ tự nó mọc lên.
Câu hỏi 2
Nếu các nhóm là nơi an toàn hơn và nhiều kích thích hơn để bắt đầu lan toả bất kì các biên giới cá nhân, quan niệm được, tại sao thầy đã không khuyến khích việc tạo ra các nhóm Ấn Độ với người lãnh đạo Ấn Độ?
Câu hỏi ngu xuẩn này cứ tới đi tới lại cho nên tốt hơn cả là được chấm dứt với nó.
Điều thứ nhất: phương Đông đã phát triển một loại tâm lí hoàn toàn khác với phương Tây. Nhu cầu là khác. Thuốc khác là được cần.
Ở phương Tây tâm lí học đã phát triển qua nhiều thời đại là hướng ngoại; nó đi ra ngoài. Tâm lí học đã từng được phát triển ở phương Đông là hướng nội; nó đi vào trong. Với người phương Đông thực sự nhóm trưởng thành là không cần thiết. Người đó cần thiền như vipassana hay za-zen trong đó người đó có thể quên đi toàn thể thế giới bên ngoài và chỉ chìm trong bản thể riêng của mình. Người đó không cần bất kì mối quan hệ nào. Quan hệ là không được cần tới. Người đó chỉ cần ngắt quan hệ bản thân mình khỏi thế giới, ở trong trạng thái một mình toàn bộ, hoàn toàn. Một mình sâu sắc là cần.
Qua nhiều thế kỉ phương Đông đã phát triển hướng nội; điều rất tự nhiên với người phương Đông thực sự là được hướng nội. Tôi đang nói tới người phương Đông thực sự vì rất khó tìm được người phương Đông thực sự. Phương Tây đã làm ô nhiễm mọi người. Giáo dục phương Tây, thắng lợi của phương Tây đối với tự nhiên, chi phối của phương Tây đối với phương Đông, đã làm ô nhiễm mọi người. Tâm trí phương Đông thực sự không có nhu cầu nào để làm bất kì nhóm trưởng thành nào.
Nhóm trưởng thành được cần tới bởi vì bạn có nhu cầu vô cùng để quan hệ, để yêu, để trao đổi. Ở phương Tây vấn đề cơ bản là làm sao trao đổi, làm sao quan hệ. Nhiều người phương Tây ở đây. Khi họ tới tôi trong buổi darshan vấn đề của họ là vấn đề quan hệ một trăm phần trăm - làm sao quan hệ.
Thậm chí không một người Ấn Độ nào tới mà đã nói, 'Làm sao đặt quan hệ?' Điều đó không phải là vấn đề chút nào. Người đó nói, 'Làm sao im lặng? Làm sao là bản thể riêng của mình?' Câu hỏi của người đó là làm sao bỏ ra khỏi quan hệ. Người đó muốn không gắn bó, người đó muốn phá vỡ mọi cây cầu đã tồn tại. Người đó muốn biết cách sống trong thế giới vậy mà sống theo cách người đó không sống ở đó, người đó ở xa xôi trong Himalayas. Cho dù người ta phải sống trong thế giới người ta muốn sống trong thế giới của Himalayas - ít nhất về tâm linh, nội tâm. Không một người Ấn Độ nào tới nói, 'Đây là vấn đề của tôi - làm sao quan hệ với vợ tôi, làm sao quan hệ với con trai tôi, làm sao quan hệ với mẹ tôi, làm sao quan hệ với bạn tôi.' Quan hệ là vấn đề về tính động của nhóm. Người Ấn Độ hỏi, 'Làm sao không quan hệ? Làm sao quên vợ tôi, làm sao quên con tôi, làm sao quên việc của tôi, làm sao chỉ một mình trong bản thể bên trong của tôi - thuần khiết như pha lê, sạch sẽ, không phản chiếu, thậm chí không cái bóng chuyển động ở đó?'
Đây là tâm lí khác. Cả hai đều là những cách thức để đạt tới điều tối thượng: cách này là thiền, cách kia là yêu. Phương Đông đã phát triển tâm trí cho thiền, phương Tây đã phát triển tâm trí cho yêu. Yêu nghĩa là quan hệ, thiền nghĩa là không quan hệ.
Đó là lí do tại sao tôi không phái những người phương Đông vào các nhóm - ngoại trừ người Nhật Bản. Tôi đã thấy vài người Nhật Bản vì Nhật Bản là phần phương Tây nhất của phương Đông. Tôi đã phái người Ấn Độ chỉ một hay hai lần - và đây chỉ là những người Ấn Độ danh nghĩa thôi. Họ đã được sinh ra ở phương Đông nhưng tâm trí của họ đã không được phát triển bởi quan niệm phương Đông, tâm trí của họ là phương Tây. Họ đã được dạy bởi các nhà truyền giáo Ki tô giáo trong các trường Ki tô giáo. Toàn thể giáo dục của họ và nuôi dưỡng của họ là phương Tây.
Đây là điều đầu tiên cần hiểu. Phương Tây sẽ đi qua yêu dễ dàng và qua yêu sẽ đi tới bản thân người ta. Nó là con đường dài hơn. Thiền là lối tắt. Yêu nghĩa là: 'Tôi đi vào trong người khác, nhìn khuôn mặt của tôi trong mắt của người khác, đương đầu với người khác - và trong đương đầu với người khác, tôi đi tới biết về bản thân tôi. Và thế rồi tôi quay lại. Chính là qua người khác mà tôi quay lại bản thân tôi.' Yêu cũng đi tới một mình bên trong nhưng nó là con đường dài. Nó đi qua người khác. Nó là vòng tròn.
Thiền là đường ngắn, nó thu mọi thứ về tối thiểu. Bạn không đi tới người khác; bạn đơn giản nhắm mắt lại và bạn chìm bản thân mình vào bản thân mình. Bạn rơi vào trong bản thể riêng của bạn.
Cả hai đều hoàn toàn đúng. Điều đó tuỳ thuộc vào người đó - vào điều người đó cần. Với vài người phương Tây tôi cũng không gợi ý nhóm. Khi tôi thấy người phương Tây nào đó không có nhu cầu quan hệ thế thì tôi không gợi ý nhóm, thế thì tôi nói không có nhu cầu.
Nhưng ít nhất năm nghìn năm của ước định tâm lí khác nhau đã tồn tại. Điều đó phải được để ý tới. Tôi không thể nói người phương Đông và người phương Tây là như nhau - họ không như nhau. Tại cốt lõi bên trong nhất họ là như nhau, trong bản thể của họ, họ là như nhau, nhưng trong tâm trí họ là không như nhau. Cách tiếp cận của họ là khác. Họ cần phương pháp luận khác nhau.
Nếu người phương Tây tới và tôi để người đó trực tiếp vào phương pháp tựa vipassana, người đó đơn giản lúng túng, người đó không thể hiểu được cái gì đang xảy ra. Điều đó là hành hạ. Người đó cảm thấy dường như người đó đơn giản là kẻ tự bạo - tại sao người đó tự hành hạ mình? Tại sao người đó ngồi trong siddhasana, trong tư thế Phật, với mắt nhắm? Để làm gì? Tâm trí phương Tây muốn di chuyển, quan hệ, nhảy múa, ca hát, lễ hội. Tâm trí phương Tây là động. Nó muốn quá trình nào đó - để cho nó có thể đi từng bước vào mọi thứ. Một ngày nào đó tâm trí phương Tây phải đi tới im lặng, trạng thái thiền nhưng nó trước hết phải đi qua nhóm trưởng thành. Thế thì điều đó trở thành dễ dàng hơn.
Nếu người phương Đông được phái vào nhóm trưởng thành người đó sẽ đơn giản lúng túng. Ngay cả người Nhật Bản cũng lúng túng. Đã từng có những câu hỏi từ người Nhật Bản như: 'Osho ơi, tại sao thầy phái chúng tôi vào nhóm trưởng thành? Thầy không phái người Ấn Độ, tại sao thầy phái chúng tôi?' Họ cảm thấy không thoải mái, họ cảm thấy rất lo nghĩ. Điều rất khó đối với họ là tạo quan hệ theo cách người phương Tây có thể tạo quan hệ. Họ không cởi mở theo cách đó. Và họ không thấy ra vấn đề của nó. Họ không thấy ra vấn đề gì. Tại sao đi vào trong nó? Khi bạn biết lối tắt thì sao đi đường dài? Phương Đông đã biết lối tắt nhưng ở phương Tây điều đó đã là khác.
Đây là câu hỏi: Cái gì là khác biệt giữa người chứng ngộ, thầy, và cứu tinh? điều có liên quan tới câu hỏi này. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà, với người đó mọi vấn đề đã biến mất, người không còn vấn đề nào để giải quyết, người chỉ phải sống, cuộc sống của người đó không còn bị nặng gánh bởi bất kì câu hỏi nào, người có cuộc sống là tuyệt đối phi trọng lượng. Nhưng mọi người chứng ngộ không nhất thiết là thầy. Trong một trăm người chứng ngộ nhiều nhất một hay hai người sẽ trở thành thầy. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà và thầy là người có từ bi với người khác và muốn giúp họ. Nhưng thầy là người quan tâm chỉ tới các cá nhân, thầy có quan hệ với các cá nhân - người đây, người kia - thầy không có ý tưởng nào về xã hội. Đây là thầy.
Cứu tinh là người có từ bi với toàn thể xã hội. Ông ấy không lo nghĩ về các cá nhân nhưng coi toàn thể xã hội như một đơn vị. Ở phương Đông người chứng ngộ đã tồn tại và thầy đã tồn tại nhưng không bao giờ có cứu tinh. Cứu tinh không phải là khái niệm phương Đông chút nào. Phật không phải là cứu tinh, Mahavir không phải, Krishna cũng không phải. Họ là thầy, thầy hoàn hảo; cách tiếp cận của họ là tới cá nhân, trực tiếp, cá thể. Jesus là cứu tinh, Moses cũng vậy, Mohammed cũng vậy. Cách tiếp cận của họ không phải là cá nhân, cách tiếp cận của họ là xã hội, cộng đồng. Họ quan tâm tới thay đổi toàn thể nhân loại. Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, tất cả đều theo cứu tinh; Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo là không theo cứu tinh.
Mọi tôn giáo phương Đông cơ bản đều nói rằng xã hội không tồn tại - chỉ cá nhân tồn tại. Và mọi tôn giáo phương Tây đều nói rằng cá nhân chỉ là một phần của xã hội; điều thực là xã hội, nhóm. Nhóm tồn tại, không phải cá nhân. Cá nhân chỉ tồn tại trong nhóm. Cả hai đều đúng theo một cách nào đó vì cả hai là đúng một nửa. Cá nhân và xã hội cả hai cùng tồn tại - cá nhân không thể tồn tại mà không có xã hội mà xã hội không thể tồn tại nếu không có cá nhân. Bạn có thể quan niệm về xã hội mà cá nhân không tồn tại không? Sẽ không có xã hội chút nào. Bạn có thể quan niệm về cá nhân tồn tại mà không có xã hội không? Sẽ không có cá nhân chút nào.
Ngay cả một cá nhân tồn tại trong Himalayas, một mình, ngay cả người đó cũng tồn tại trong xã hội. Người đó được sinh ra từ người mẹ, người đó được nuôi dưỡng lớn lên bởi người bố, người đó sống trong xã hội. Ngay cả ý tưởng rằng người ta phải từ bỏ tất cả và đi lên Himalayas đã được xã hội đặc thù trao cho. Bây giờ ngồi đó trong Himalayas người đó làm gì? Người đó phải đang thiền. Thiền đó được trao cho bởi Patanjali hay Phật. Người đó sẽ làm gì?
Người đó sẽ nghĩ về Thượng đế, suy tư. Thượng đế đó tới từ xã hội. Và trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, người đó biết rằng xã hội tồn tại. Nếu người đó một ngày nào đó đột nhiên đi tới biết rằng xã hội mà người đó đã rời bỏ đã biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, người đó sẽ bị choáng, người đó sẽ bị chấn động, người đó sẽ bắt đầu run rẩy, vã mồ hôi. Người đó sẽ chạy về chỗ đó để xem điều đã xảy ra cho xã hội. Mặc dầu người đó đang sống một mình, theo một cách tinh tế người đó vẫn là một phần của xã hội.
Không cá nhân nào có thể tồn tại mà không có xã hội; không xã hội nào có thể tồn tại mà không có cá nhân. Cho nên cả hai là đúng. Nhưng cách tiếp cận là khác.
Jesus nói rằng toàn thể xã hội có thể đạt tới cứu rỗi. Nếu mọi người muốn đi vào trong nhóm, trong công xã, họ có thể đạt tới cứu rỗi. Phật sẽ nói rằng điều đó là không thể được. Từng người đều phải đi một mình, từng người đều phải đi theo cách riêng của mình, từng người phải đạt tới Thượng đế trong sự một mình. Không nhóm nào có thể đi được. Do đó mọi loại triết lí xã hội đã tới từ Ki tô giáo nhưng ở phương Đông không triết lí xã hội nào đã từng được sinh ra.
Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ Ki tô giáo. Đó là cùng ý tưởng về cứu tinh. Mặc dầu chủ nghĩa cộng sản nói không có Thượng đế và tôn giáo là thuốc phiện của mọi người, dầu vậy nó vẫn phát triển ra từ cùng ý tưởng: rằng xã hội là quan trọng và có thể đạt tới trạng thái cao hơn. Cá nhân là không liên quan. Chủ nghĩa phát xít, dân chủ xã hội, hay các ý thức hệ khác, tất cả đều được sinh ra ở phương Tây, chúng tất cả đều là một phần của cùng ý tưởng về cứu tinh. 'Cứu tinh' là ý tưởng phương Tây - rằng xã hội có thể có cứu rỗi, rằng nhóm có thể trở nên được sáng tỏ như một nhóm.
Ở phương Đông, thầy đã tồn tại nhưng không có cứu tinh. Jesus có ảnh hưởng nhẹ lên chính trị trong cách nói của ông ấy, có thể đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Phật chưa bao giờ bị đóng đinh bởi vì xã hội chưa bao giờ bị nhiều rắc rối với ông ấy. Ông ấy không nói về xã hội chút nào, ông ấy nói về các cá nhân. Nếu bạn cứ thay đổi cá nhân, xã hội có thể yên tâm - không có gì phải lo nghĩ cả. Nhưng khi một người nói người đó định thay đổi toàn xã hội thế thì có sợ.
Có thể đó là lí do tại sao Socrates đã bị đầu độc, Mansoor bị giết, Jesus bị đóng đinh. Không Phật, không Mahavira, không Krishna nào bị giết hay bị đóng đinh hay bị đầu độc. Tại sao? Phải có lí do nào đó. Họ là những người rất nguy hiểm - còn nguy hiểm hơn Jesus, hay ít nhất cũng nguy hiểm như Jesus, nhưng cách tiếp cận của họ là cá nhân. Xã hội không bận tâm về cá nhân. Nếu một cá nhân trở thành thiền nhân điều đó không làm thay đổi toàn xã hội. Điều đó dường như là một giọt nước bị thay đổi trong cả đại dương - ai bận tâm? Nhưng Jesus có một chương trình để đổi mầu toàn thể đại dương. Thế thì tu sĩ và chính khách tất cả đều trở nên sợ hãi; đầu tư của họ lâm nguy và họ bị lật đổ. Họ bị truất ngôi, họ bị nhổ bật rễ.
Cứu tinh tự nhiên có cái gì đó liên quan tới chính trị; thầy chẳng có liên quan gì tới chính trị. Điều đó trở thành vấn đề. Các nhà truyền giáo Ki tô giáo thường tới tôi và nói, 'Điều tốt là giúp cho mọi người thiền, nhưng về xã hội thì sao? Ông đang làm gì cho xã hội? Mọi người đói, chết đói, ốm. Sao ông không nghĩ về làm nhiều bệnh viện, trường học hơn? Sao ông không giúp mọi người để giúp người khác? Chỉ thiền thôi sao? Vâng, điều đó là tốt, người ta trở nên im lặng, nhưng thế có đủ không?' Tôi có thể hiểu được tại sao họ hỏi câu hỏi này. Câu hỏi này tới từ ý tưởng cứu tinh, vị cứu tinh. Thầy phải là vị cứu tinh.
Ở phương Đông, không. Ở phương Đông thầy đơn giản là thầy. Cách tiếp cận của thầy là cá nhân, cách tiếp cận của thầy là thiền thay vì chính trị, cá thể thay vì xã hội. Phương Đông có tâm lí này, phương Tây có tâm lí khác. Điều này phải được hiểu cho dứt khoát.
Nếu các nhóm là nơi an toàn hơn và nhiều kích thích hơn để bắt đầu lan toả bất kì các biên giới cá nhân, quan niệm được, tại sao thầy đã không khuyến khích việc tạo ra các nhóm Ấn Độ với người lãnh đạo Ấn Độ?
Điều đó sẽ không là khả năng đâu. Cho dù tôi phải tạo ra một nhóm cho người Ấn Độ, người lãnh đạo sẽ là người phương Tây. Thứ nhất: sẽ khó tìm ra người tham dự Ấn Độ và nếu tôi có thể xoay xở được điều đó - bởi vì có vài người không còn là phương Đông hay chỉ làng nhàng - thế nữa người lãnh đạo phải là người phương Tây. Rất khó tìm được người lãnh đạo nhóm mà là người phương Đông vì người đó sẽ không có ý tưởng nào về nó, người đó sẽ không có sắc thái nào của nó, người đó sẽ không có tinh thần thực của nó. Vâng, người đó có thể quản lí một nhóm nhưng điều đó sẽ là máy móc. Người đó sẽ không là một Teertha, người đó sẽ không là một Somendra, người đó sẽ không là một Divya - người đó sẽ không có sáng suốt đó. Người đó sẽ không là Amitabh, người đó sẽ không là Anam - không, người đó sẽ thiếu sáng suốt. Những sáng suốt đó mất hàng thế kỉ để phát triển.
Điều đó xảy ra trong các lĩnh vực khác nữa. Nhà khoa học về căn bản là sản phẩm phụ của phương Tây. Có các nhà khoa học Ấn Độ - một hay hai người thậm chí đã được giải thưởng Nobel - nhưng dầu vậy tôi chưa bao giờ bắt gặp một nhà khoa học thực sự ở phương Đông, chưa bao giờ. Tâm trí không khoa học. Họ học, họ đưa thông minh của họ vào nó, họ học mọi thứ mà có thể được học, nhưng tâm linh bị thiếu. Nếu bạn nhìn vào cuộc sống cá nhân của họ bạn sẽ không tìm thấy họ có tính khoa học. Cách tiếp cận của họ sẽ là không khoa học. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm họ có thể trở nên khoa học nhưng khi bạn đi về nhà họ bạn sẽ thấy họ làm puja, tôn thờ bức tượng, hay nói câu mật chú và khóc.
Trong phòng thí nghiệm họ có thể khách quan nhưng khi họ ở nhà, họ không còn khách quan nữa. Ở đó họ sẽ mê tín như bất kì người thường nào. Họ thậm chí có thể đi và theo Satya Sai Baba, và nghĩ phép màu đó là có thể. Có những người như thế!
Bây giờ điều này rất phi khoa học. Nhà khoa học không thể tin được rằng phép màu là có thể. Không phép màu nào là có thể - đó là luật nền tảng của khoa học. Mọi thứ đều tuân theo luật và phép màu là cái gì đó không tuân theo luật. Cho nên làm sao phép màu là có thể được? Phép màu nghĩa là cái gì đó xảy ra mà đáng không xảy ra. Khoa học không thể tin cậy được vào điều đó. Nếu nó xảy ra thế thì nó phải tuân theo luật mà còn chưa được phát hiện ra. Thế thì nó không phải là phép màu. Hay có thể có phép thần nào đó, thủ đoạn nào đó, mánh khoé nào đó của bàn tay - điều đó là đơn giản, với tâm trí khoa học điều đó là đơn giản. Nhưng bạn có thể thấy các nhà khoa học Ấn Độ đi theo Satya Sai Baba và tin rằng mọi sự đang xuất hiện từ cái không.
Tâm trí họ là không khoa học, tâm trí họ cổ hàng thế kỉ - và tầng khoa học là rất mỏng. Họ đã sang phương Tây, họ đã từng ở Oxford, tới Cambridge, họ đã học mọi thứ, họ là người thông minh - nhưng họ không khoa học. Họ có thể thậm chí đã phát minh ra cái gì đó, họ có thể đã được trao cho giải thưởng Nobel, nhưng dầu vậy họ là không khoa học. Nhiều nhất họ là người kĩ thuật - họ biết kĩ thuật. Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào trong họ bạn sẽ thấy người tôn giáo phương Đông, người có thể tin vào bất kì cái gì - một người tin, kẻ khờ - bạn sẽ không tìm thấy logic thực. Mọi logic sẽ chỉ là bề ngoài.
Khi có liên quan tới công trình của họ, họ sẽ logic nhưng khi có liên quan tới cuộc sống của họ, bạn sẽ thấy họ đi tới người xem tướng tay hay đi tới nhà chiêm tinh. Nếu con họ xây dựng gia đình họ sẽ không bận tâm về bất kì cách tiếp cận khoa học nào tới nó, họ sẽ đi tới nhà chiêm tinh để hỏi liệu cuộc hôn nhân có thành công hay không, liệu đôi này có hạnh phúc hay không.
Bây giờ người khoa học sẽ đi tới nhà khoa học để hỏi liệu việc trộn lẫn máu, tinh dịch, liệu hooc môn có đi cùng nhau không. Người đó sẽ hỏi máy tính. Máy tính sẽ được nạp đủ mọi thông tin về cả hai người và máy tính sẽ phải chỉ ra cái gì sẽ là kết quả của sự gặp gỡ của hai người này. Họ sẽ phù hợp với nhau không? Điều đó sẽ khoa học hơn là đi tới nhà chiêm tinh, người nhìn vào sơ đồ sinh và người sẽ nghĩ về các sao và người sẽ quyết định tương ứng với các sao. Và nhà khoa học này sẽ không bao giờ nhìn vào điều đang xảy ra với bản thân nhà chiêm tinh - nhìn vào ông ta và vợ ông ta. Họ đang giết nhau!
Tâm trí phương Đông về căn bản không khoa học. Người ta có thể học khoa học nhưng là nhà khoa học người ta cần một tâm linh khác toàn bộ.
Và cái gì đó tương tự xảy ra ở phương Tây. Người phương Tây có thể trở thành tôn giáo, có thể học, có thể tới phương Đông, có thể trở thành tôn giáo, nhưng sâu bên dưới cách tiếp cận khoa học vẫn còn dai dẳng. Người đó cứ giữ logic. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là sách được viết về Thiền. Thiền là cách tiếp cận phi logic, cách tiếp cận ngớ ngẩn, về nền tảng phương Đông, và trong các sách phương Tây được viết về thiền giải thích điều phi logic theo cách logic, cố gắng tìm ra logic của cái phi logic này là gì! Phải có logic nào đó trong nó. Họ cố gắng tìm cách ngoại giải và họ tìm thấy chúng - khi bạn nhất quyết bạn bao giờ cũng có thể tìm thấy. Bạn có thể rót vào lỗ hổng, bạn có thể thấy những điều mà không có đó. Thiền đơn giản là phi logic; không có logic cho nó.
Cho nên nếu bạn đọc các sách phương Tây viết về Thiền, có logic. Họ có thể nói rằng Thiền là phi logic nhưng thế thì ngay lập tức họ sẽ giải thích tại sao. Họ bao giờ cũng cố đem lập luận vào. Hợp lí hoá là cách tiếp cận phương Tây; phương Đông là phi hợp lí.
Cho nên có thể là chúng ta đào tạo một người Ấn Độ nào đó làm lãnh đạo nhóm nhưng anh ta sẽ chỉ là lãng đạo nhóm rởm, anh ta sẽ không có khả năng đi sâu vào trong nó. Và anh ta sẽ không có khả năng ở đó một cách đích thực. Cái gì đó sẽ bị thiếu.
Và, hơn nữa có nhiều người muốn đi từ tính tò mò họ cứ hỏi đi hỏi lại tại sao người Ấn Độ không được phép. Tôi có thể cho phép bạn nhưng bạn đơn giản sẽ bị rối loạn. Bạn sẽ ra khỏi nó mà run rẩy, run rẩy hoàn toàn, và có nhiều khả năng là bạn sẽ trốn khỏi tôi và bạn sẽ không bao giờ quay lại vì bạn sẽ không bao giờ có khả năng hình dung ra điều này là gì. Bạn không thể đặt quan hệ nó với tôn giáo chút nào.
Ai đó đang giận và đánh gối hay đánh tường và phát điên. Người Ấn Độ sẽ ngồi đó và anh ta sẽ nói, 'Cái gì đang diễn ra'? Tất cả phỏng có ích gì? Làm sao người này sẽ trở nên có tính thiền bằng việc điên? Những điều này phải bị loại bỏ. Và với những điều này người ta phải đi tới một nhóm và chơi vì nó sao? Người ta có thể làm những điều này ở nhà. Làm sao người này sẽ được giúp đỡ bởi vì giận dữ thế, hùng hổ thế, bạo hành thế'? Người Ấn Độ không thể hiểu được điều đó bởi vì người Ấn Độ đã không chịu hai nghìn năm của Ki tô giáo. Người đó không biết Ki tô giáo đã làm gì cho phương Tây. Hai nghìn năm kìm nén. Kìm nén đó đã tụ tập trong hố dạ dầy, nó nặng nề ở đó, nó đã không được phép đi ra. Mọi thứ đã bị ép buộc.
Khi Vivek tới đây lần đầu tiên cô ấy thậm chí đã không có khả năng ợ! Bị kìm nén, tuyệt đối bị kìm nén. Ợ là điều hay ở nhưng ở phương Tây bạn không ợ! Từ chính thời thơ ấu đứa trẻ đã được dạy 'Đừng ợ'. Vô nghĩa làm sao! Ở phương Đông chúng ta có quan niệm khác toàn bộ. Nếu bạn được mời tới ăn tiệc ở nhà ai đó và bạn không ợ, điều đó là xúc phạm. Điều đó có nghĩa là bạn đã không được thoả mãn.
Trong thời thơ ấu của mình tôi thường đi với bố tôi. Bố tôi là người hay ợ. Bất kì khi nào ông ấy đi tới nhà ai đó, ông ấy sẽ ợ to. Cho nên tôi hỏi ông ấy, 'Sao bố làm điều đó nhiều vậy? Bố chưa bao giờ làm điều đó nhiều thế ở nhà?' Ông ấy nói, 'Điều đó phải được làm bằng không mọi người sẽ nghĩ rằng chúng ta không thoả mãn.' Ợ cho cách diễn đạt thoả mãn. Nó nói dạ dầy đầy rồi và nó hoàn toàn được thoả mãn và nó hạnh phúc. Nó là cách diễn đạt vật lí.
Tôi đã đọc một trong các cuốn sách của Janov trong đó ông ấy cho vài chứng nhận từ bệnh nhân của ông ấy, những người đã được giúp đỡ bằng trị liệu nguyên thuỷ. Trong một chứng nhận một bệnh nhân nói, 'Tôi rất, rất cám ơn ông vì sau trị liệu nguyên thuỷ tôi bắt đầu ợ lần đầu tiên trong đời.' Người đó nói rằng điều đó thật sửng sốt. Tôi cũng nói điều đó là đáng sửng sốt. Trị liệu nguyên thuỷ được cần để giúp bạn ợ! Kìm nén thế!
Bạn không biết thảm hoạ làm sao đã xảy ra cho tâm trí phương Tây. Mọi thứ đã bị ép buộc. Bạn phải yêu và tình yêu đã biến mất. Bạn phải giận và giận đã đi sâu vào trong hố dạ dầy - nó có đó vững chắc như tảng đá. Bạn phải cứ mỉm cười, bạn phải biểu lộ khuôn mặt cho mọi người - đây là xã giao. Giả, rởm đã được dạy. Cái rởm đó phải bị vứt đi trước khi người ta có thể đi vào trong thiền.
Với tâm trí phương Đông không có vấn đề như vậy. Cái rởm chưa bao giờ được dạy. Cho nên điều đó là rất khó - nếu tôi phái một người Ấn Độ vào nhóm người đó thậm chí có thể bắt đầu giả dối bằng việc cố giận dữ. Người đó sẽ nói, 'Mọi người đang làm điều đó cho nên nó phải được làm.' Người đó sẽ đi tới cực đoan khác - nó phải được làm bởi vì mọi người đang làm nó và họ đang được giúp đỡ và họ trưởng thành và họ tận hưởng nó và họ đang cảm thấy cực lạc thế. 'Mình sẽ bỏ lỡ cái gì đó nếu mình không làm nó' - và người đó sẽ bắt đầu làm nó. Người đó sẽ đơn giản mệt mỏi, kiệt sức. Người đó sẽ ra khỏi nó đơn giản cảm thấy bị mệt lử, không mở rộng. Đó là lí do tại sao tôi đã không cho phép điều đó.
Và thế rồi người đó sẽ đi và bắt đầu tạo ra tin đồn khắp xung quanh - đó là một trong những tò mò cơ bản. Lặp đi lặp lại người Ấn Độ cứ hỏi tại sao tôi không cho phép họ làm các nhóm. Tò mò của họ là bởi vì họ muốn thấy điều đang xảy ra ở đấy. Nếu ai đó trở nên khoả thân điều đó sẽ là cái gì đó! Người Ấn Độ sẽ tận hưởng việc khoả thân đó nhiều hơn bất kì cái gì khác. Và người đó sẽ đi và lan truyền tin này đi khắp nơi và phóng đại lên nhiều nhất người đó có thể làm - trong việc đó, người Ấn Độ là thầy hoàn hảo! Và điều đó sẽ tạo ra rắc rối cho nhóm, có vậy thôi.
Điều cuối cùng: phương Tây là hướng theo làm sao, phương Đông hướng theo tại sao. 'Làm sao' nghĩa là phương pháp luận, kĩ thuật; 'tại sao' nghĩa là không phương pháp, không kĩ thuật, không nỗ lực. Phương Tây là hướng theo nỗ lực, phương Đông là vô nỗ lực. Toàn thể cách tiếp cận của phương Đông là làm sao thảnh thơi để biết; cách tiếp cận phương Tây là làm sao ráng sức, tập trung để biết, làm sao chăm chú hơn để biết. Cách tiếp cận phương Đông là làm sao được thảnh thơi tới mức chẳng có gì - một loại phởn phơ, không tập trung, một loại mơ hồ, mờ ảo nơi các biên giới biến mất và phân biệt không còn hợp thức, nơi từng thứ đều gặp gỡ và hội nhập vào thứ khác. Khi mọi biên giới mờ đi trong cái mơ hồ đó, trống rỗng, đám mây không phân biệt, người ta đi tới biết. Phương pháp là để làm sáng tỏ. Phương Tây không có cách nhìn về 'tại sao' và phương Đông không có dự liệu về 'làm sao'.
Nhưng bây giờ mọi thứ đang bị trộn lẫn lung tung. Đông không còn là Đông, Tây không còn là Tây. Mọi người du hành, mọi người được giáo dục ở đây ở đó, mọi người đi tới phương Đông để học tôn giáo, mọi người đi sang phương Tây để học khoa học, mọi thứ đang gặp gỡ và hội nhập.
Bạn phải đã nghe nói tới câu nói nổi tiếng của Rudyard Kipling: 'Tây là Tây, Đông là Đông, và đôi này sẽ không bao giờ gặp gỡ.' Chúng đang gặp gỡ. Vào thời của Kipling gần như chắc chắn là chúng sẽ không bao giờ gặp nhau. Chúng đang gặp rồi. Mọi sự thay đổi. Cái mà không thể quan niệm được trở thành quan niệm được. Đông và Tây đang gặp gỡ.
Chỉ có một vấn đề và chỉ có một nỗi sợ - rằng Rudyard Kipling có thể chứng minh đúng từ phía bên kia. Vấn đề là phương Tây có thể trở thành phương Đông và phương Đông trở thành phương Tây tới mức chúng có thể không gặp gỡ được. Đó là vấn đề duy nhất. Phương Đông có thể trở thành phương Tây, phương Tây có thể trở thành phương Đông, và đôi này sẽ không bao giờ gặp gỡ. Điều đó là có thể. Đó là lí do tại sao không có mấy người phương Đông ở đây. Tôi đang nói cái gì đó mà phương Đông không còn quan tâm. Bạn sẽ thấy nhiều người phương Đông học ở Harvard, bạn sẽ thấy nhiều sinh viên phương Đông ở Oxford, ngồi dưới chân nhà khoa học, học từ nhà khoa học, nhưng bạn sẽ không thấy rất nhiều người phương Đông ngồi dưới chân của nhà huyền môn và học về thiền. Và bạn sẽ thấy người phương Tây xô tới đó - cuộc hành hương lớn đã bắt đầu.
Bạn tới từ phương Tây, vứt bỏ Oxfords và Cambridges và Harvards trong việc tìm không gian bên trong, và thanh niên phương Đông đang xô sang phương Tây để biết nhiều hơn về công nghệ, kĩ nghệ, hoá học, vật lí, toán học. Có nguy hiểm.
Ngày xưa chuyện xảy ra là trong một thị trấn nhỏ có một người vô thần vĩ đại và một người hữu thần vĩ đại. Cả hai đều vĩ đại. Và cả thị trấn bị rối loạn và phân vân.
Người vô thần sẽ chứng minh cho mọi người rằng không có Thượng đế, và luận cứ của người đó là siêu. Thế rồi người hữu thần sẽ chứng minh rằng có Thượng đế, và luận cứ của người đó cũng siêu. Cho nên dân làng lâm vào tình thế rất khó khăn. Quyết định thế nào? Cả làng bị lẫn lộn. Trong hai mươi bốn giờ, ngày nọ ngày kia, hai người này mâu thuẫn lẫn nhau và cả làng đi tới điểm họ bắt đầu cảm thấy họ sẽ điên. Cả hai luận cứ đều siêu phàm nên khó quyết định. Họ gần như tương đương. Họ phủ định lẫn nhau. Nhưng thế rồi mọi người bị bỏ lại trong chân không.
Để cứu lấy sự lành mạnh dân làng quyết định yêu cầu hai người này có cuộc tranh luận lớn và thuyết phục nhau. Hoặc người vô thần phải trở thành người hữu thần hoặc người hữu tình phải trở thành vô thần - bất kì cái gì họ quyết định dân làng sẽ theo. Nhưng điều đó phải được quyết định. Họ đã có đủ sự không quyết định rồi.
Cho nên cuộc tranh cãi lớn đã được thu xếp và người vô thần đã chứng minh rằng không có Thượng đế còn người hữu thần đã chứng minh rằng có Thượng đế và đến sáng một điều lạ xảy ra. Người hữu thần trở nên bị thuyết phục rằng không có Thượng đế và người vô thần trở nên bị thuyết phục rằng có Thượng đế. Vấn đề còn lại như cũ và dân làng vẫn trong lẫn lộn.
Có thể là phương Tây trở thành phương Đông và phương Đông có thể trở thành phương Tây và lần nữa sẽ lại là cùng cực.
Điều này phải được tránh. Lần đầu tiên đã trở nên có khả năng tạo ra một thế giới, lần đầu tiên thực tế có khả năng tạo ra một trái đất. Lần đầu tiên có khả năng vứt bỏ các khái niệm tâm lí Đông và Tây và tạo ra tâm lí thứ ba mới - tôi gọi nó là 'Tâm lí của chư Phật.' Tôi đang cố gắng điều đó.
Nhưng tôi phải nhìn vào quá khứ của bạn. Toàn thể mục đích ở đây là để tạo ra không gian thiền. Cách nó được tạo ra là không liên quan. Nếu bạn cần các quá trình nhóm, tôi sẽ cho bạn các quá trình nhóm, nhưng không gian thiền phải được tạo ra. Nếu bạn không cần các quá trình nhóm, nếu bạn cần thiền đơn giản, tôi sẽ cho bạn thiền đơn giản, nhưng không gian thiền phải được tạo ra. Chỉ trong không gian thiền đó Đông và Tây sẽ biến mất, tâm lí học phương Đông và phương Tây biến mất, phân chia sẽ biến mất.
Một thực nghiệm lớn đang được tiến hành. Bạn có thể không nhận biết về bạn may mắn thế nào đâu. Bạn có thể không nhận biết rằng cái gì đó cực kì quan trọng đang xảy ra ở đây, cái gì đó mà có thể trở thành cánh cửa tới sự tổng hợp vĩ đại. Đạo lớn có thể nảy sinh. Chúng ta có thể đạt tới sự thống nhất nguyên thuỷ.
Nhóm là được ngụ ý để phá huỷ tâm lí phương Tây và các kĩ thuật thiền đơn giản được ngụ ý để phá huỷ tâm lí phương Đông. Khi cả hai bị vứt bỏ thế thì bạn là con người, không phương Đông không phương Tây. Thực ra, thế thì bạn chỉ có tính tồn tại, không có tâm trí. Vô trí đó là mục đích.
Câu hỏi 3
Tôi đã quyết định nhận tính chất sannyas mặc dầu tôi không biết tôi đang làm nó vì lí do gì. Thầy có thể đưa ánh sáng nào đó vào nó không?
Nếu bạn đã quyết định thế thì phỏng có ích gì mà biết lí do? Nếu bạn đã quyết định nhận tính chất sannyas thế thì tại sao khao khát biết lí do? Bao giờ cũng phải có lí do cho mọi sự bạn làm sao? Nó có thực sự cần không? Bạn đã làm mọi thứ trong đời bạn vì lí do nào đó sao?
Đây lại là tâm trí phương Tây, tâm lí học phương Tây. Phải có lí do - bằng không tại sao, tại sao bạn phải nhận nó? Bạn không thể lấy bất kì bước nào mà không có lí do sao? Nếu bạn không thể, bạn sẽ không có khả năng sống, bởi vì cuộc sống là bất hợp lí, nó không có lí do. Tại sao bạn ở đây? Bạn có thể chỉ ra lí do nào tại sao bạn ở đây không? Tại sao bạn được sinh ra? Tại sao bạn thở? Tại sao bạn yêu? Tại sao bạn hạnh phúc? Tại sao bạn buồn? Để làm gì?
Bởi vì những cái 'tại sao' này, khao khát thường xuyên này để biết lí do, phương Tây đã trở thành rất tự tử. Thế thì nảy sinh vấn đề về tại sao sống. Lí do là gì? Khi bạn cảm thấy rằng không có lí do để sống thế thì tại sao không tự tử?
Nhưng tôi phải bảo bạn. Có một triết gia Hi Lạp vĩ đại Xenon. Ông ấy thường dạy cho mọi người rằng không có lí do để sống. Nhưng ông ấy đã sống tới chính tuổi già - tám mươi chín tuổi. Ông ấy sống lâu. Và tương truyền là nhiều người đã tự tử bởi vì giáo lí của ông ấy. Ông ấy nói, 'Không có lí do tại sao bạn phải cứ sống mãi. Mọi sáng thức dậy, lại đi tới giường, lại thức dậy... để làm gì?' Ông ấy làm nhiều người phân vân.
Nếu bạn thực sự hỏi 'tại sao' sâu sắc thì không có 'tại sao'. Bạn sẽ bị bỏ lại với chỉ một không gian rất không thoải mái bên trong bạn - tại sao? Và Xenon là một học giả lớn và một nhà logic lớn. Ông ấy đã chứng minh cho mọi người rằng không có lí do để sống. Ai đó hỏi ông ấy, 'Nhưng tại sao ông cứ sống?'
Ông ấy nói, 'Tôi phải sống để dạy mọi người rằng không có lí do để sống. Đây là lí do của tôi.'
Khi ông ấy chết - ở tuổi tám mươi chín - ai đó hỏi ông ấy trên giường chết, 'Điều rất lấy làm phân vân và lẫn lộn là thầy sống lâu thế bởi vì trong ít nhất năm mươi năm thầy đã từng dạy rằng không có lí do để sống.' Ông ấy nói, 'Điều đó là đúng, nhưng ta không thể tìm được lí do cho việc tự tử. Để làm gì?'
Bây giờ nhìn người này. Cuộc đời của ông ấy đã là khổ vô cùng. Bạn không có lí do nào để sống và bạn không có lí do nào để chết.
Tôi đã nghe.
Một thanh niên tiến tới một ông già Do Thái. Anh ta đang yêu cô con gái của ông già Do Thái này. Anh ta nói với ông già, 'Thưa ông, tôi muốn cưới con gái ông.'
Ông già nhìn anh ta, như người Do Thái vẫn sỗ sàng hỏi, ông ta nói, 'Nhưng, anh thanh niên, lí do của anh là gì? Tại sao anh muốn cưới con gái ta?'
Chàng thanh niên nhún vai và nói, 'Chẳng lí do gì cả. Tôi đang trong tình yêu.'
'Chẳng lí do gì cả. Tôi đang trong tình yêu.' Tình yêu không cần lí do.
Tính chất sannyas phải là chuyện tình. Bạn phải không hỏi lí do bằng không tính chất sannyas sẽ trở thành rất trần tục.
Khi bạn đi ra chợ và bạn mua cái gì đó, chắc chắn phải có lí do cho điều đó. Bạn ra chợ mua ô tô. Nó là món hàng hoá. Phải có lí do nào đó cho việc đó. Bạn cần nó. Nó là thứ tiện dụng. Nhưng nếu bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà hay đàn ông thì không có tiện dụng. Tình yêu có tiện dụng gì? Tình yêu có hữu dụng gì? Bạn nhìn hoa hồng và bạn xúc động. Lí do cho việc bị xúc động đó là gì? Cái gì có đó? Bạn nhìn vào trăng và cái gì đó trong bạn đơn giản được kết nối với nó, cái gì đó bắt đầu thay đổi trong bản thể bạn, bạn cảm thấy bình thản. Lí do là gì? Nếu bạn tìm lí do bạn sẽ phá huỷ mọi cái đẹp, tình yêu, chân lí, Thượng đế, thiền - mọi thứ.
Xin để lại vài thứ trong cuộc sống mà không có lí do. Để tính chất sannyas là một trong những thứ đó.
Nhưng tôi hiểu. Thôi thúc của phương Tây là làm cho mọi thứ thành hợp lí, tìm ra lí do cho mọi hành động - bằng không bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Cho nên bạn cố gắng tìm loại hợp lí hoá nào đó. Lí do thì không có đâu, nhưng hợp lí hoá bạn có thể tìm thấy. Bạn có thể bịa ra nó. Tại sao bận tâm để hỏi tôi? Bạn có thể bịa ra cách hợp lí hoá: chính bởi vì bạn muốn tìm chân lí, bởi vì bạn muốn đi vào tìm kiếm Thượng đế, bởi vì bạn muốn đạt tới tự nhận ra hay bạn muốn trở nên chứng ngộ. Đây toàn là cái cớ, toàn hợp lí hoá.
Một người lạ dừng lại tại cửa hàng của Mulla Nasrudin để mua thuốc lá. Trên tường có biển báo: 'Cửa hàng sẽ đóng cửa ngày 28 tháng 8 do lí do thời tiết.' Lúc đó mới chỉ là 15 tháng 8, người này hỏi Mulla làm sao anh ta có thể biết trước xa thế thời tiết sẽ là như thế nào. 'Thế này,' Nasrudin nói, 'nếu trời hơi mưa, tôi sẽ đi câu cá. Nếu trời mưa to, tôi sẽ ở nhà và làm việc với các đồ dùng.'
'Nhưng làm sao anh biết trời sẽ mưa?' người này hỏi.
'Tôi không bận tâm trời mưa hay không,' Nasrudin giải thích. 'Đằng nào thì nếu trời nắng tôi sẽ đi câu cá hay làm việc với các đồ dùng của tôi. Tất cả là tuỳ vào thời tiết.'
Bạn có thể thấy cái gì đó. 'Tất cả là tuỳ thuộc vào thời tiết.' Bạn có thể tìm cách hợp lí hoá, cái cớ.
Nếu bạn đã quyết định, để quyết định này là thuần khiết đi - không bị biến chất bởi bất kì lí do nào. Nhìn vào cái hay của điều tôi đang nói. Nếu bạn có thể làm cái gì đó mà không có lí do gì điều đó nghĩa là bạn có thể làm cái gì đó mà không có tâm trí bước vào. Nếu bạn có thể làm cái gì đó mà không có lí do điều đó nghĩa là bạn đã làm cái gì đó từ vô trí. Nếu bạn có thể làm cái gì đó mà không có lí do điều đó có nghĩa là cái gì đó đã xảy ra, bạn đã không làm nó. Để tính chất sannyas là việc xảy ra. Tại sao bận tâm về lí do?
Bạn phải đã rơi vào tình yêu với người cam của tôi. Bạn phải đã rơi vào tình yêu với tôi, bạn phải đã rơi vào tình yêu với không gian đang được tạo ra ở đây. Để cho nó là chuyện tình đi, đừng đem lí do vào. Và thế thì tính chất sannyas của bạn sẽ đi sâu hơn. Nó có thể đi rất sâu. Nó có thể biến đổi bạn. Với lí do nó sẽ là nông cạn. Điều đó là để cho bạn chọn lựa.
Nếu bạn muốn lí do bạn có thể tìm một lí do nhưng cảm giác của tôi là: thử dũng cảm xem sao, thỉnh thoảng làm cái gì đó mà không có lí do chút nào. Bạn có thể đã né tránh nó, bạn có thể đã xoay xở không làm nó, nhưng dầu vậy bạn đã cho phép nó xảy ra. Để cái gì đó lớn hơn bạn xảy ra. Bạn không thể hình dung ra được nó là cái gì. Đi vào trong cái không biết là tính chất sannyas. Đi vào trong cái không quen biết, nơi không có bản đồ, là tính chất sannyas. Đi vào trong cái đó mà không làm thu xếp nào về nơi bạn đi, để làm gì, chỉ đi, cứ dường như bị kéo bởi sức mạng lớn hơn bạn, là tính chất sannyas.
Câu hỏi 4
Con người của Đạo có thích nếm trải nhiều đàn bà hay người đó ở với một người cho tới khi người đó có khả năng ăn thầy?
Điều thứ nhất: với con người của Đạo không có nhiều và một. Với con người của Đạo mọi đàn bà là một đàn bà - bởi vì con người của Đạo nhìn vào năng lượng và không vào hình dạng. Với con người của Đạo đàn bà này là khác với đàn bà khác chỉ bởi vì cái khung - bầu trời là như nhau. Với con người của Đạo có năng lượng nữ tính và năng lượng nam tính, âm và dương - dù bạn đứng ở cửa sổ này và nhìn lên trời hay bạn đứng ở cửa sổ khác và nhìn lên cùng bầu trời không tạo ra khác biệt. Cho nên điều đầu tiên là ở chỗ mọi đàn bà là một đàn bà bởi vì chỉ có một năng lượng nữ tính. Đó là một bầu trời bị đóng khung trong các cửa sổ khác nhau.
Điều thứ hai: với con người của Đạo một đàn bà là mọi đàn bà vì khi bạn nhìn từ cửa sổ vào bầu trời nếu bạn không quá bị ám ảnh với cái khung nó là cùng bầu trời, nó là một bầu trời. Cho nên một đàn bà là mọi đàn bà và mọi đàn bà là một đàn bà đối với con người của Đạo - bởi vì con người của Đạo nghĩ dưới dạng, suy tư dưới dạng năng lượng chứ không dưới dạng hình tướng. Người đó nghĩ dưới dạng vô hình tướng. Khi tôi nhìn vào bạn tôi không bận tâm chút nào bởi cái khung bạn tồn tại bên trong, tôi nhìn vào bức tranh, tôi không nhìn vào cái khung. Các khung là khác nhưng bức tranh là một. Nó là một Thượng đế, cùng một bầu trời.
Và với con người của Đạo, thực ra, đàn ông và đàn bà cũng bắt đầu dần dần biến mất. Chỉ có một năng lượng - gọi nó là xyz. Đạo nhân gọi nó là Đạo. Nó không ngụ ý gì. Nó ngụ ý x. Chỉ có một năng lượng, Đạo. Nó vận hành theo hai cách, đàn ông và đàn bà. Nó là cùng năng lượng. Nó phải tạo ra cực để vận hành bằng không nó sẽ không có khả năng vận hành chút nào.
Hai bàn tay này của tôi là cùng một năng lượng. Tôi ở trong cả hai. Nhưng nếu tôi muốn vỗ tay tôi có thể vỗ chúng, tôi có thể để chúng đối nhau. Tôi có thể đập tay phải vào tay trái, hay tôi có thể yêu tay trái bằng tay phải. Nhưng tôi tuôn chảy trong cả hai tay. Tôi là Đạo. Tay phải là dương, tay trái là âm. Bạn là Đạo. Nam là tay phải của bạn, nữ là tay trái của bạn. Bây giờ bạn có thể tạo ra hoặc va chạm giữa hai tay hoặc bạn có thể tạo ra hài hoà giữa hai tay. Nhưng dù đó là va chạm hay hài hoà, năng lượng vẫn còn là một.
Người đã đạt tới Đạo đã đi ra ngoài đàn ông và đàn bà. Người đó là Đạo.
Câu hỏi thứ sáu - và bây giờ dành cho tạc đạn:
Câu hỏi 5
Liệt Tử chưa bao giờ tồn tại, phải không?
Liệu Liệt Tử tồn tại hay không, không thành vấn đề. Đúng hay sai, không thành vấn đề chút nào. Học giả phương Tây đã từng rất phân vân về Liệt Tử - về liệu ông ấy đã bao giờ tồn tại hay không. Có những chuyên luận lớn. Họ làm việc vất vả nhiều năm để tìm ra liệu người này có thực tồn tại hay không. Với tâm trí phương Đông toàn thể uyên bác này có vẻ ngu xuẩn bởi vì không thành vấn đề liệu ông ấy có tồn tại hay không. Nếu bạn hỏi tôi liệu ông ấy có tồn tại hay không tôi nói điều đó tất cả như nhau thôi. Bất kì ai viết ra những câu chuyện hay này đều là Liệt Tử - bất kì ai. Một điều là chắc chắn: ai đó đã viết ra những câu chuyện hay này. Đến chừng đó là chắc chắn bởi vì những chuyện này tồn tại.
Bây giờ, liệu ai đó có tên là Liệt Tử có thực viết ra những chuyện này không hay ai đó với cái tên khác đã viết ra chúng, làm sao điều đó tạo ra khác biệt gì? Nó sẽ không thêm cái gì vào những chuyện này, chúng là hoàn hảo. Nó sẽ không lấy đi cái gì từ những chuyện này, không cái gì có thể bị lấy đi. Liệu Liệt Tử có là con người lịch sử hay không, làm sao điều đó ảnh hưởng tới những chuyện này? Những chuyện này hay thế, chúng có giá trị cố hữu. Một điều là chắc chắn: ai đó đã viết ra chúng - nhưng tại sao bận tâm về tên người đó là gì, liệu đó là Liệt Tử hay cái gì đó khác?
Có thể là chúng đã được viết ra bởi nhiều người thế nữa cũng không có vấn đề gì. Bất kì ai viết ra một trong những câu chuyện này đều phải đã chạm tới tâm thức của Đạo, bằng không chúng không thể đã được viết ra. Một người có thể đã viết ra chúng hay nhiều người, nhưng bất kì khi nào những câu chuyện này được viết ra, ai đó phải đã xuyên thấu vào trong tâm thức Đạo, ai đó đã hiểu cuộc sống là gì, ai đó đã có cái nhìn.
Ở phương Tây điều này rất có ý nghĩa. Mọi người cứ viết sách và sách về liệu Shakespeare đã bao giờ tồn tại hay không. Dường như điều đó tạo ra khác biệt gì. Những vở kịch mà Shakespeare đã viết hay thế - sao không nhìn vào trong các vở kịch và yêu và tận hưởng chúng? Điều này dường như là đi lạc lối khi hỏi liệu Shakespeare có tồn tại hay không. Và vấn đề nảy sinh bởi vì người ta nghĩ rằngShakespeare là người vô giáo dục cho nên làm sao ông ấy có thể viết ra những điều hay thế được? Bạn đã bao giờ biết những người rất có giáo dục viết ra những điều hay không?
Người ta tưởng rằng đấy không phải là Shakespeare mà là quận công Bacon mới là tác giả thực. Nhưng tôi không thể tin được vào điều này bởi vì tôi đã đọc các sách khác của quận công Bacon - chúng chẳng có gì sánh được với Shakespeare. Quận công Bacon chỉ là tầm thường. Ông ấy có thể đã là một người rất có học, ông ấy có thể đã là một học giả lớn, nhưng sách của ông ấy tầm thường, rác rưởi. Chỉ bởi vì ông ấy là quận công Bacon và là một cái tên rất nổi tiếng, ai bị lừa? Bạn đã bao giờ nghe nói tới tên của bất kì cuốn sách nào của quận công Bacon không? Ai bận tâm? Làm sao quận công Bacon có thể viết những vở kịch Shakespearian này? Dưới tên mình, ông ấy đã không viết được một tác phẩm nào cho nên làm sao ông ấy có thể viết dưới cái tên giả được? Và nếu ông ấy có thể viết những vở kịch hay như kịch của Shakespearian, dưới tên giả, thế thì ông ấy làm gì khi ông ấy viết dưới tên riêng của ông ấy? Điều đó dường như không đúng.
Cho nên liệu Shakespeare được biết tới như Shakespeare hay không thì không phải là vấn đề. Tâm thức nào đó chắc chắn đã tồn tại cho sinh thành ra những vở kịch hay này. Cái gì sai trong việc gọi tâm thức đó là Shakespeare?
Cùng điều đó là đúng về Liệt Tử - có hoài nghi. Không có hoài nghi ở phương Đông, chúng ta chưa bao giờ bận tâm. Ở Ấn Độ chúng ta có nhiều sách được viết bởi một người, Vyasa. Mahabharata là đủ. Viết cuốn sách như Mahabharata là đủ cho một tác giả. Đó là cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Nó sẽ làm cho một người nổi tiếng trong nhiều thế kỉ tới. Và đó chỉ là một trong những cuốn sách mà ông ấy đã viết - có hàng trăm sách mang tên ông ấy.
Bây giờ các học giả phương Tây không thể nào tin được rằng một người có thể viết ra nhiều sách thế. Tôi có thể hiểu. Điều đó dường như không thể được. Và những sách này không được viết vào một thời đại - cuốn này được viết năm nghìn năm trước đây, cuốn khác được viết ba nghìn năm trước, cuốn khác hai nghìn năm trước. Cho nên người này tồn tại trong hàng nghìn năm sao?
Nhưng ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ lo nghĩ về điều đó. Chúng ta không thấy ra vấn đề sao? Chúng ta cũng có thể thấy vấn đề chứ nhưng cách tiếp cận của chúng ta là khác. Chúng ta nói, 'Ai viết ra chúng thì có thành vấn đề gì?' Sách hay, rất hay, cực kì có ý nghĩa. Chúng ta tận hưởng chúng qua nhiều thế kỉ, chúng ta yêu mến chúng, chúng ta đã suy tư về chúng. Tác giả là không liên quan.
Và tại sao một người? Thực ra, đây là hoàn cảnh. Một thời tên của Vyasa trở nên nổi tiếng thế thì các tác giả khác đơn giản không bận tâm tới viết tên riêng của họ nữa. Họ nói, 'Nó sẽ có tác dụng. Tên của Vyasa là tốt và nó là cái tên nổi tiếng, nó sẽ có tác dụng.' Cho nên qua nhiều thế kỉ bất kì ai viết ra một cuốn sách hay và được coi như xứng đáng là của một Vyasa, đều kí nó là Vyasa. Nó xứng đáng với người đã viết ra Mahabharata cho nên làm sao ông ấy có thể kí tên riêng của mình được? Điều đó sẽ có vẻ không phải. Thực ra, nó hay tới mức chỉ Vyasa mới có thể viết ra nó - cho nên tác giả đã kí với cái tên của Vyasa.
Những người này rất đẹp, họ không có bản ngã của riêng họ. Họ chỉ là phương tiện. Thực ra, về sau cái tên 'Vyasa' đã trở thành đồng nghĩa với 'tác giả'.
'Vyasa' nghĩa là 'tác giả' - được viết bởi tác giả. Nó không có nghĩa gì khác. Ở phương Đông chúng ta biết rằng khi một cuốn sách được viết ra bởi Vyasa điều đó nghĩa là: được viết bởi tác giả. Một cách tự nhiên, mọi cuốn sách đều phải được viết bởi tác giả. 'Vyasa' trở thành đồng nghĩa với 'tác giả'.
Liệt Tử là đáng nghi. Ông ấy dường như không phải là con người lịch sử chút nào, ông ấy đã không để lại dấu vết nào. Hoặc ông ấy đã không là con người lịch sử hoặc ông ấy là ngựa hay. Ưa thích của tôi là điều thứ hai. Ông ấy là ngựa hay, người chưa bao giờ tung bụi lên và người chưa bao giờ để lại dấu vết nào đằng sau. Ông ấy đã xoá bản thân mình hoàn toàn. Chỉ cuốn sách nhỏ này tồn tại - cuốn sách của Liệt Tử - với những chuyện ngụ ngôn nhỏ này. Nó chẳng nói gì về Liệt Tử.
Nhưng sao người ta phải bận tâm? Điều này sẽ đi vào cái không bản chất, đây là việc nhìn vào mầu ngựa. Mầu của ngựa là đen và con người của Đạo tương truyền có mầu vàng. Và ngựa là ngựa đực và người này tương truyền là ngựa cái. Liệt Tử có thể đã là đàn bà, ông ấy có thể đã không là đàn ông. Ai biết? Ông ấy có thể đã không là người Trung Quốc, ông ấy có thể đã là người Tây Tạng. Ai biết? Ông ấy có thể đã không có chút nào. Điều đó không thành vấn đề. Nhưng những chuyện ngụ ngôn này thành vấn đề. Những chuyện ngụ ngôn này là cánh cửa.
Cho nên xin đừng đi vào cái không bản chất. Nhìn vào linh hồn của điều bản chất. Đừng bận tâm bởi cái thô, đi vào trong cái tinh.
Câu hỏi 6
Trái đất dường như rung chuyển dưới chân chúng ta và khuôn mặt chúng ta phản ánh biến cố thảm hoạ nào đó sắp xảy ra. Cái gì đang xảy ra?
Đừng lo. Điều đó bao giờ cũng như vậy rồi. Mọi thời đại và mọi thế hệ đều nghĩ rằng cái gì đó vĩ đại đang xảy ra cho họ, bởi vì mọi thế hệ đều có bản ngã lớn. Làm sao có thể có chuyện cái gì đó vĩ đại không xảy ra khi bạn đang ở đây? Không, cái gì đó tai biến, cái gì đó lớn lao, cái gì đó thực sự chung cuộc đang sắp xảy ra.
Điều này đã từng là như vậy từ chính lúc bắt đầu.
Tôi nghe nói rằng khi Adam và Eve bị đuổi ra, bị trục xuất khỏi Vườn Eden, điều đầu tiên mà Adam nói với Eve là, 'Em yêu, chúng ta đang trải qua cuộc cách mạng vĩ đại.'
Kể từ đó con người bao giờ cũng cảm thấy cùng một điều đó - lặp đi lặp lại nhiều thời đại. Nó chẳng là gì mới. Một hòn đá sáu nghìn năm được tìm thấy ở Babylon với bốn hay năm câu khắc trên nó. Khi những câu này được giải mã mọi người đâm phân vân. Nếu bạn đọc những câu này bạn sẽ không tin được rằng chúng đã cũ sáu nghìn năm, chúng có vẻ dường như chúng là một phần của Thời báo Poona ngày nay. Điều đầu tiên lời khắc nói là: 'Những ngày vàng son cũ đó đâu rồi? Thế hệ mới đã trở nên rất biến chất. Trẻ con không kính trọng bố mẹ chúng....' Cổ sáu nghìn năm năm đấy! Nó đã không dùng từ 'hippie', đúng, nhưng khác biệt là gì? 'Trẻ con không kính trọng bố mẹ chúng. Không kính trọng nào còn lại. Tình yêu đã biến mất. Vợ không yêu chồng, chồng không yêu vợ. Đó là thời đại vô đạo nhất đã từng có.' Đây là những câu đó. 'Thời đại vô đạo nhất....'
Nhưng bản ngã cảm thấy được thoả mãn. Thời đại của chúng ta là thời đại vô đạo nhất. Không ai khác có thể cạnh tranh được, không ai khác có thể so sánh được. Và mọi thời đại bao giờ cũng cảm thấy rằng nó đang trải qua khoảnh khắc rất gay cấn. Thưa ngài, nó đã từng bao giờ cũng như vậy rồi. Đừng lo nghĩ. Nghỉ ngơi và đi ngủ đi. Để cho trái đất rung chuyển, nó bao giờ cũng rung chuyển. Nó chẳng có gì mới cả.
Trên trái đất gần như mọi thứ đều cũ và cổ. Có câu ngạn ngữ ở Ấn Độ nói rằng không cái gì mới dưới mặt trời. Và theo một cách nào đó nó là rất có ý nghĩa. Chỉ hình tướng khác nhau, mọi thứ là một - cùng giận dữ, cùng hận thù, cùng chiến tranh, cùng bạo hành, cùng vô nhân đạo, cùng điên khùng, cùng loạn thần kinh. Chẳng cái gì mới dưới mặt trời.
Đừng phí thời gian về nó. Đi vào bên trong bản thân bạn và tìm ra cái là vĩnh hằng, tìm ra cái là thực tại của bạn. Những thứ bên ngoài này vẫn còn như cũ, thay đổi chút ít đây đó nhưng về căn bản lặp lại cùng động thái: chính trị, chính khách, chiến tranh giữa các quốc gia, tôn giáo và nhà thờ và vật lộn bạo hành của họ để sống còn và nghiền nát lẫn nhau, tham lam của con người và hung hăng của con người, và vô nhân đạo của con người hướng tới con người khác.
Câu hỏi 7
Osho ơi, xin thầy tóm tắt bản ngã là gì.
Một người yêu đầy bản ngã gặp một cô gái trong hiệu thuốc và hỏi cô ấy 'Em muốn ngủ với anh đêm nay thế nào, bé?' Cô gái, bị xúc phạm và giận dữ, dùng kiến thức nhu thật của mình và đấm cho anh ta bắn ra ngoài cửa. Bị choáng váng và bị bỏ rơi, anh người yêu đầy bản ngã quay lại. 'Nhưng bé ơi,' anh ta nói, 'Em vẫn chưa trả lời câu hỏi của anh!'
Đó là điều bản ngã là gì - ngu xuẩn lớn lao nhất. Bạn không thể thấy được điều đó bởi vì bạn là nó. Bạn bao giờ cũng có thể thấy nó trong người khác, bạn không thể thấy nó trong bản thân mình.
Một người Do Thái đột nhiên trở nên giầu to và anh ta muốn trưng điều đó ra cho mọi người. Cho nên anh ta và vợ anh ta đi tới nhà hàng đắt nhất ăn vận trong bộ trang phục đắt nhất. Vợ đeo kim cương và ngọc lục bảo và mọi thứ mà tiền có thể mua được - và họ thực sự trở nên rất giầu. Cô ấy trông rất xấu với mọi kim cương và ngọc lục bảo bởi vì cô ấy không có khiếu thẩm mĩ. Bạn có thể trở nên giầu có đột nhiên nhưng bạn không thể thu được khiếu thẩm mĩ một cách đột nhiên. Bạn có thể trở nên đột nhiên giầu có nhưng bạn không thể đột nhiên trở thành có văn hoá được.
Và thỉnh thoảng, khi bạn đột nhiên trở nên giầu, mọi cái xấu của bạn lòi lên bề mặt. Bạn mua toàn cái xấu bằng sự giầu của bạn - bạn có thể đảm đương được điều đó bây giờ. Mãi cho tới giờ nó đã bị che giấu nhưng bây giờ nó đi lên bề mặt.
Họ ngồi trong nhà hàng và nhìn vào menu. Nhưng vì menu bằng tiếng Pháp họ không thể đọc được nó - họ không biết gì về tiếng Pháp và họ không muốn thú nhận điều đó với người phục vụ. Cho nên vợ hỏi, 'Anh định đặt cái gì bây giờ?' Anh ta bảo cô ấy đừng lo và nói với người phục vụ, 'Đem cho tôi món bánh mì xúc xích giá một trăm đô la - đáng giá một trăm đô la.'
Bản ngã chỉ là ngớ ngẩn. Đòi bánh mì xúc xích đáng giá một trăm đô la!
Người phục vụ không thể tin được vào điều đó. Anh ta nói, 'Ông bà cả hai cùng ăn nó à?'
Khó nhìn vào bản ngã riêng của bạn. Bản ngã là cái gì đó mà mọi người đều nhận biết ngoại trừ bản thân bạn. Bất kì khi nào người khác nói cái gì đó về bạn, cân nhắc về nó đi, thiền về nó đi. Có mọi khả năng là bạn sẽ đúng. Khi người khác nói cái gì đó về bản ngã của bạn, đừng phủ nhận nó, đừng bác bỏ nó. Có mọi khả năng là chúng sẽ đúng. Có khả năng chin mươi chín phần trăm là chúng đúng - bởi vì người khác có thể thấy rất dễ dàng bản ngã của bạn cho dù bạn không thể thấy. Và bạn có thể thấy bản ngã của người khác rất dễ dàng; nó có đó chỉ đích xác ở trên đầu chỏm mũi họ. Trong mọi thứ họ làm - đi, nói, ngồi, nghe - nó có đó. Điều đó rõ ràng thế, hiển nhiên thế cho mọi người - ngoại trừ cho bản thân người này. Người đó trốn đằng sau nó.
Các nghệ sĩ hết việc, một hôm họ gặp gỡ nhau ở nhà Lindy. 'Này, tớ có ý tưởng,' một người nói. 'Sao chúng ta không lập thành một tổ? Diễn cùng tiết mục với nhau.'
'Được đấy,' người kia nói. 'Loại tiết mục nào cậu có trong đầu?'
'Thế này, tớ bước ra và hát. Màn hạ. Rồi nó mở ra và tớ ra và múa. Rồi nó hạ. Rồi nó lại mở và tớ ra và tung hứng. Rồi.... '
'Này, tớ vào chỗ nào?'
'Màn tự nó hạ và mở đó chắc!'
Đó là điều bản ngã là gì. Bạn là hoàng đế và mọi người khác là người hầu. Bạn là mục đích và mọi người khác là phương tiện. Đây là chất liệu cơ bản của bản ngã, chính trung tâm - rằng bạn là trung tâm của toàn thể sự tồn tại và mọi người ở đây là để phục vụ bạn, để được bạn dùng. Nếu bạn dùng mọi người bạn là kẻ bản ngã. Nếu bạn coi bản thân mình là trung tâm và mọi người khác là ngoại vi của bạn thế thì bạn là kẻ bản ngã.
Nếu bạn nghĩ rằng mọi người đều là mục đích lên bản thân mình, thế thì bản ngã bắt đầu biến mất. Nếu bạn không để bản thân mình cao hơn hay thấp hơn người khác thì bản ngã biến mất. Nhớ lấy, bạn biết rằng để bản thân mình lên cao hơn người khác là có tính bản ngã nhưng tôi đang nói rằng đặt bản thân bạn thấp hơn người khác cũng là tính bản ngã. Nó là bản ngã đứng trên đầu nhưng nó là bản ngã cùng một duộc. Cho nên đừng để bất kì ai cao hơn bạn và đừng để bất kì ai thấp hơn bạn. Chúng ta là một. Chúng ta là một sự tồn tại. Không ai thấp hơn, không ai cao hơn. Không ai cao siêu, không ai thấp kém. Không có hai thượng đế cho nên làm sao có thể có thấp kém hay cao siêu được? Nó là một sự thống nhất. Bản ngã làm cho bạn cảm thấy tách rời; vô ngã nối bạn với sự tồn tại. Cảm thấy là một với vũ trụ là thoát ra khỏi bản ngã; cảm thấy tách rời là ở cùng bản ngã.
Bản ngã là điều Đạo không là; và Đạo là điều bản ngã không là. Nếu bạn ở trong bản ngã bạn sẽ không bao giờ nếm trải Đạo, nếu bạn muốn nếm trải Đạo bạn sẽ phải vứt bỏ bản ngã. Vứt bỏ nó, bạn về nhà; vứt bỏ nó, phúc lành có đó.
Mục lục chính.
Mục lục chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét