Chương 8. Vượt ra ngoài giác quan
Chương 8. Vượt ra ngoài giác quan
Tuỳ theo khuynh hướng của người ta về vui thích hay đau đớn, khi người ta tập trung vào hài lòng
thì đó là tâm trí mang tính sướng,
còn khi người ta tập trung vào không hài lòng
thì đó là tâm trí mang tính khổ.
Người làm là cái nảy sinh từ các hành động
của linh hồn được hiện thân trong nỗ lực của nó
để đạt tới sướng và để tránh khổ.
Các giác quan - thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác -
đều là nguyên nhân cho cả sướng và khổ.
Khi linh hồn bị đồng nhất với thân thể có được do nghiệp
thì đây là linh hồn được hiện thân mắc bệnh.
Để đạt tới cái trống rỗng bên trong nhất của bạn, được bao bởi năm thể, sự hiện hữu của bạn, cái bị trói buộc bởi những tầng này của thân thể, điều cốt yếu là hiểu được bản chất của sướng và của khổ, cái gây ra sự tù túng này.
Thân thể không trói buộc bạn, nó không thể trói buộc được. Chính ý tưởng của bạn rằng thân thể có thể cho bạn sướng mới trói buộc bạn vào. Nếu bạn có ý tưởng rằng nhà tù có thể chuyển giao sướng, bạn trở nên bị trói buộc ngay với nhà tù này.
Tại đây cần hiểu rằng điều đó không phải hệt như khi ai đó khác khoá cửa nhốt bạn trong nhà tù; nhà tù này chúng ta đang nói tới là chọn lựa của riêng bạn và không ai khác chịu trách nhiệm về việc đặt bạn vào đó. Cho nên trở nên tự do với tù túng này là rất khó nhưng cũng rất dễ. Nó khó bởi vì bản thân bạn đã tạo ra tù túng này và do đó bạn phải tận hưởng tù túng đó, bằng không thì sẽ chẳng có lí do gì để bạn ở lại đó cả. Nếu ai đó khác đã trói bạn lại, bạn sẽ không thích thú gì điều đó. Nhưng bạn đã tự trói mình lại, do đó mới khó khăn. Cũng dễ dàng phá ra để thoát khỏi sự tù túng này bởi vì bạn tự đặt xiềng xích vào mình, cho nên bất kì khi nào bạn chọn thì chúng cũng có thể bị phá vỡ. Nếu ai đó khác đã trói bạn lại, chỉ muốn được tự do cũng vẫn chưa đủ; sẽ cần vật lộn để phá vỡ xiềng xích, sức mạnh sẽ là nhân tố quyết định. Còn nếu người khác mạnh hơn bạn, tự do của bạn sẽ không chắc chắn.
Nếu chúng ta tự xiềng xích mình lại, chúng ta phải tận hưởng điều đó theo cách nào đó; điều đó không toàn đau đớn được. Có thể sướng này chỉ là ảo tưởng, có thể nó chỉ có vẻ tồn tại - ấy vậy mà nó vẫn hiện hữu. Có thể nó là tựa mơ - có thể là nó giống ảo ảnh, nơi không có nước, chỉ có vẻ có đó thôi. Khi bạn khát, thậm chí cái gì đó chỉ dường như là nước cũng đủ. Người khát không thể có khả năng xa hoa nghĩ về liệu nước trông thấy ở chỗ xa kia có thực tồn tại hay không, người đó đơn giản chạy về hướng nó.
Tất cả mọi nỗ lực của chúng ta đều được định tâm xung quanh sướng và khổ; do đó điều cốt yếu là hiểu bản chất thực của sướng và khổ. Có thể đấy chỉ là vì có khả năng hoặc sướng hay khổ mà điều này trở thành nguyên nhân của tù túng của chúng ta.
Sướng là gì và khổ là gì? Chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, hoàn toàn đối lập với nhau, nhưng không phải như vậy đâu. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Chúng ta không chú ý tới nó, nhưng một điều kì lạ xảy ra: điều chúng ta gọi là sướng hôm nay trở thành khổ của chúng ta ngày mai, điều chúng ta gọi là khổ hôm nay có thể trở thành sướng của chúng ta ngày mai. Trong thực tế ngày mai là quá xa xôi - chỉ trong vài khoảnh khắc sướng của chúng ta có thể trở thành khổ. Cũng có thể là ngay cả khi chúng ta gọi nó là sướng thì nó đã trở thành khổ rồi.
Những người đã nghiên cứu về tâm trí con người đều khẳng định sâu sắc rằng ngay khi ai đó nói, “Đây là sướng,” nó đã bị chuyển thành khổ rồi. Bởi vì nếu nó là sướng, không có chỗ thậm chí để nói “Đây là sướng.” Bạn chỉ có chỗ khi nó đã biến mất.
Điều thứ nhất cần được hiểu là ở chỗ sướng và khổ là không mâu thuẫn, chúng là đổi lẫn cho nhau được, giống như sóng - đôi khi vỗ lên bờ này và đôi khi vỗ lên bờ kia. Chúng ta tất cả đều biết về điều này, và chúng ta đã thấy sướng đổi thành khổ, nhưng chúng ta chưa bao giờ học từ nó cả. Chúng ta không cho phép tâm trí học bài học của nó; ngay khi sướng này biến thành khổ, chúng ta lập tức xô đi tìm nguồn sướng khác. Chúng ta không dừng lại để xem chúng ta đã biết gì khi sướng hôm qua đã trở thành khổ hôm nay - và có thể điều đó bao giờ cũng như thế, rằng bất kì cái gì chúng ta biết tới là sướng đều sẽ cần đổi thành khổ. Tâm trí sẽ nói rằng điều này thực tế đã là khổ ngay chỗ đầu tiên; đã phải có sai lầm nào đó - điều đó đã phải là khổ, cảm nhận nó như sướng chỉ là ảo tưởng.
Đó là lí do tại sao điều đáng ngạc nhiên là bạn càng tưởng tượng sướng lớn bao nhiêu, bạn càng khổ bấy nhiêu khi nó thay đổi. Nếu bạn không lấy nhiều sướng từ cái gì đó, khổ cũng giảm đi theo cùng tỉ lệ khi nó thay đổi. Tỉ lệ sẽ là như nhau.
Chẳng hạn, nếu một người có hôn nhân do bố mẹ thu xếp ấn định, người đó không có nhiều trông đợi về sướng. Kết quả là người đó không rất khổ. Hôn nhân thu xếp không đem lại nhiều khổ như hôn nhân vì tình, bởi vì không có nhiều trông đợi về sướng qua hôn nhân thu xếp. Cái gì có đó mà bị phá đi? Cái gì có đó mà bị làm hỏng hay tan nát? Sẽ không có khổ lớn khi nó tan vỡ - về tình yêu tàn lụi đi, về chia tay. Mong đợi càng lớn thì khổ theo sau càng lớn.
Trong một trăm năm qua, phương Tây đã tin rằng hôn nhân vì tình sẽ đem lại nhiều sướng cho cuộc sống của họ. Và họ cũng phải. Nhưng điều họ đã không biết là ở phía bên kia, rằng hôn nhân vì tình cũng đem lại nhiều khổ, rằng điều đó tới theo độ đo ngang nhau. Mong đợi sướng càng lớn, khổ càng lớn khi nó thay đổi.
Người phương Đông trí huệ theo một cách nào đó, cách tiếp cận của họ khác. Họ đã cố gắng không trông đợi quá nhiều sướng cho nên khi thay đổi không tránh khỏi kéo tới, nó không đem lại quá nhiều khổ.
Hôm nhân thu xếp không cho quá nhiều sướng cũng không quá nhiều khổ. Cho nên hôn nhân thu xếp có tác dụng, trong khi hôn nhân vì tình lại không có tác dụng bởi vì khi mọi sự thay đổi sau mong đợi về sướng quá nhiều, nó đem lại nhiều khổ. Khi đỉnh cao được ham muốn và vực thẳm lại xảy ra, tan vỡ là chắc chắn.
Con người chỉ có thể bước trên đất bằng nơi không có quá nhiều vực thẳm không quá nhiều đỉnh cao. Con người không thể bước đi rất lâu ở nơi việc ngã từ đỉnh cao xuống vực thẳm là không tránh khỏi. Đây là lí do tại sao, sau việc kinh nghiệm mới một trăm năm, phương Tây đang dịch chuyển từ hôn nhân vì tình sang không hôn nhân gì cả.
Trong năm nghìn năm, hôn nhân thu xếp không tình yêu đã có tác dụng ở phương Đông. Hôn nhân không tình yêu giống như đất bằng - không vực sâu, không đỉnh cao. Nhưng phương Tây không thể duy trì khái niệm về hôn nhân vì tình trong ngay cả một trăm năm. Bây giờ người thông minh đang vứt bỏ đi toàn bộ thể chế hôn nhân; dường như chẳng cần tiếp tục nó nữa. Với mục đích sướng hơn mọi người đang chọn vẫn còn tự do, thể chế hôn nhân đang bị bỏ đi.
Nhưng đây lại cũng là cùng sai lầm đó thôi. Người ta cứ cho rằng hôn nhân thu xếp nên bị bỏ đi với mục đích đạt tới nhiều sướng hơn, điều được cho là có sẵn trong hôn nhân vì tình. Hôn nhân vì tình quả có cho nhiều sướng hơn, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi, và thế rồi nó bỏ lại vực thẳm khổ đằng sau. Và vực thẳm khổ này dường như còn sâu sắc hơn nhiều nếu so với sướng tạm thời.
Giới trí thức phương Tây lại lặp lại cùng sai lầm bằng việc bỏ hôn nhân đi với hi vọng đạt tới nhiều sướng hơn. Điều họ không hiểu là ở chỗ nhiều sướng hơn cũng sẽ được theo sau bởi nhiều khổ hơn. Sai lầm này là tự nhiên, bởi vì chúng ta chỉ biết sướng và khổ như những cái đối lập, không như chúng đang thực sự hiện hữu - một thực tại tuôn chảy, thay đổi lẫn nhau. Chúng đổi lẫn nhau vào mọi lúc, thậm chí không ngắt quãng một chút trong sự liên tục.
Dựa trên hiểu biết này, phương Đông đã tiến hành một thực nghiệm khác - rằng nếu sướng chuyển thành khổ, tại sao khổ không thể được chuyển thành sướng? Hiểu biết này đã cho sinh thành ra nguyên tắc tapa, làm thuần khiết qua khổ hạnh. Nguyên tắc làm thuần khiết qua kỉ luật khổ hạnh này là duy nhất. Nó bắt nguồn từ hiểu biết rằng nếu sướng chuyển thành khổ, phải không khó khăn gì trong việc chuyển khổ thành sướng. Trong thực tế ở phương Đông người ta đã tìm ra rằng khổ có thể được chuyển thành sướng - nếu bạn chấp nhận khổ của mình, nó bắt đầu biến thành sướng. Nếu bạn được lắng đọng vào sướng của mình, nó bắt đầu biến thành khổ.
Thay đổi tới qua chấp nhận của bạn. Bất kì khi nào bạn chấp nhận tình huống, nó trở thành sẵn sàng để thay đổi. Ngay khi bạn chấp nhận nó, thay đổi bắt đầu. Ngay khi bạn nói, 'Đây là sướng, mình muốn sống chỉ trong sướng này, mình không muốn nó thay đổi,” nó đã bắt đầu thay đổi. Nếu bạn có khả năng nói điều này, ngay cả trong khổ: “Mình chấp nhận nó và không cần thay đổi gì” - bạn sẽ đi theo nguyên tắc này của việc tự làm thuần khiết. Và điều rất thú vị là để ý rằng khổ biến thành sướng.
Nếu bạn phải chọn giữa hai cách, trí huệ hơn là chọn nghệ thuật đổi khổ thành sướng chứ không chọn nghệ thuật đổi sướng thành khổ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì người đã xoay xở chuyển khổ của mình thành sướng, sướng của người đó không chuyển ngược lại thành khổ nữa. Nếu người đó thậm chí có thể chuyển khổ thành sướng, làm sao sướng của người đó lại đổi thành khổ được? Khi một người có thể thậm chí đổi khổ thành sướng, sướng không còn có quyền lực gì với người đó nữa và do đó việc đổi sang cái đối lập của nó không xảy ra.
Trong thực tế ai đó có thể đổi khổ của mình thành sướng thì đã vứt bỏ ham muốn về sướng rồi, đó là lí do tại sao người đó có thể thay đổi được điều đó. Và khi không có ham muốn về sướng, sướng mất khả năng của nó để tự đổi thành khổ. Thực nghiệm với điều đó và bạn sẽ ngạc nhiên.
Chấp nhận là giả kim thuật sâu sắc nhất cho biến đổi bên trong bản chất con người. Chấp nhận khổ khi nó tới với bạn. Chính bởi vì bác bỏ mà mới có khổ, chính bởi vì từ chối mà mới có khổ. Chấp nhận bất kì cái gì tới một cách toàn tâm, đồng ý với bất kì cái gì tới - ôm choàng lấy nó, sống với nó, không ham muốn loại bỏ nó - và bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng mọi thứ đã thay đổi. Điều ban đầu bạn cảm thấy là khổ đã biến thành sướng qua chấp nhận của bạn.
Sướng có thể đổi thành khổ, khổ đổi thành sướng - tại sao? Bởi vì chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và tại sao chúng thay đổi? Cái gì là lí do cho thay đổi này? Trong thực tế khi một người sống trong sướng, người đó thậm chí có thể phát chán với sướng. Liên kết lâu dài gây ra chán chường - điều đó là tự nhiên. Ngay cả sướng cũng có thể trở thành chán ngán.
Bạn yêu ai đó và muốn bầu bạn cùng người đó cả hai mươi tư giờ một ngày, nhưng nếu bạn cùng ở với người đó mọi lúc thì cuối cùng bạn sẽ muốn mình có thể tống khứ người đó đi, ít nhất thì cũng thỉnh thoảng như vậy. Bạn sẽ muốn một mình một chốc. Điều này là rất tự nhiên. Bây giờ, tách rời với người ở cùng bạn mãi lại đem cho bạn sướng, đem lại sướng.
Người ta trở nên chán. Tâm trí mệt mỏi. Trong thực tế tâm trí mệt mỏi về bất kì cái gì bạn trở nên biết rõ. Tâm trí sẽ mệt mỏi về bất kì cái gì mà nó biết rõ. Thế thì nó sẽ bắt đầu tìm kiếm cái gì đó mới. Ngay cả thứ có hương vị cũng có thể nhanh chóng trở thành vô vị. Đừng lặp lại món ăn mà bạn thích hôm nay vào ngày mai, cho dù bởi sai lầm... hay ngày kia; bằng không bạn sẽ làm mất ưa thích về nó. Hiền nhân này nói:
khi người ta tập trung vào hài lòng
thì đó là tâm trí mang tính sướng,
còn khi người ta tập trung vào không hài lòng
thì đó là tâm trí mang tính khổ.
Tưởng tượng cái gì đó hài lòng là sướng, và tưởng tượng cái gì đó không hài lòng là khổ. Và hài lòng đổi thành không hài lòng và không hài lòng đổi thành hài lòng.
Người nghiện rượu nói rằng lúc đầu rượu chẳng có vị ngon; họ nói rằng bạn phải phát triển việc thưởng thức nó. Những người biết đều nói rằng thực tế vị giác phải bị làm cùn đi, nó phải bị phá huỷ. Khi bạn bắt đầu uống cà phê, đâu có thấy vị ngon, nhưng người uống cà phê nói, “Đừng lo, cứ uống đi sẽ cảm thấy ngon hơn. Bạn phải phát triển việc thưởng thức nó.”
Con người bằng cách nào đó đã phát triển việc thưởng thức về bất kì cái gì! Bạn bắt đầu hút thuốc; ngày đầu tiên thực sự khó chịu, nhưng bạn tưởng tượng rằng việc đó phải là vui thích bởi vì mọi người đều đang tận hưởng nó, và họ không thể tất cả đều là kẻ ngu. Người mới hút thuốc thấy rằng ngay cả những người ngăn cấm hút thuốc cũng hút thuốc. Họ đang nói, “Chúng ta bị nghiện rồi; bạn đừng bắt đầu hút thuốc.” Người mới hút thuốc cảm thấy phải có bí mật gì sâu sắc, cái gì đó bị giấu kín, niềm vui thích nào đó để tận hưởng mà lại đang bị từ chối dành cho mình. Khi người đó hút thuốc lần đầu tiên thì thấy khó chịu đến mức dường như khó mà là vui thích được. Hít khói vào là cảm thấy đắng, chẳng có gì dễ chịu ở đó cả - làm cho người đó phát ho và cảm thấy bứt rứt, đầu phát nóng - nhưng người đó hi vọng vui thích nào đó và cứ tưởng tượng rằng sướng sẽ xảy ra. Dần dần khổ này đổi thành vui thích. Dần dần không thoải mái này đổi thành sướng.
Thực hành biến khổ thành vui thích và vui thích thành khổ. Nếu bạn cứ dung thứ cho khổ, nhạy cảm của bạn sẽ giảm đi và bạn trở nên quen với nó. Khổ trở thành thói quen. Nếu bạn sướng liên tục, điều đó tạo ra chán chường, nó tạo ra không thoải mái, và bạn cũng muốn gạt bỏ nó đi.
Nếu chúng ta có thể hiểu hài lòng là gì và không hài lòng là gì, chúng ta có thể hiểu làm sao sướng biến thành khổ. Hài lòng là gì? Bạn gọi cái gì là hài lòng? Hiền nhân này đã nói: Cái thuận theo và hợp với các giác quan là hài lòng - trong hài hoà với giác quan, không với bạn - còn cái không thuận theo và không hợp với các giác quan là không hài lòng.
Âm nhạc làm hài lòng khi các rung động của âm nhạc là hài hoà với tai bạn - thế thì nó không làm huyên náo bạn, thế thì âm nhạc không gây rắc rối cho bạn mà thay vì thế nó giúp làm bình lặng huyên náo bên trong. Nhưng điều này không phải bao giờ cũng như vậy. Với người trong im lặng sâu sắc thậm chí âm nhạc cũng là không hài lòng, bởi vì ngay cả âm nhạc cũng là náo động.
Một nhạc sĩ phương Tây vĩ đại, Schubert, hay nói điều này về âm nhạc: Âm nhạc là hợp thành của những âm thanh ít gây khó chịu nhất, ít huyên náo nhất. Nhưng có huyên náo, bởi vì sau hết, âm nhạc nữa cũng là kết quả của hư cấu. Âm nhạc tối thượng là im lặng, và với ai đó biết cái im lặng đó, âm nhạc không phải là niềm vui cho tai người đó.
Hui-Hai là một nhạc sĩ Trung Quốc vĩ đại. Nhạc ông ấy càng đi sâu hơn, đàn của ông ấy càng trở nên im lặng hơn. Thế rồi một hôm ông ấy ném đàn đi. Danh tiếng của ông ấy đã lan xa và rộng, mọi người hay tới nghe ông ấy từ những chỗ xa. Nhưng ngày hôm sau, vào buổi sáng, khi khách thăm mới tới nghe ông ấy và họ thấy ông ấy đang ngồi đó dưới gốc cây không có đàn, họ hỏi ông ấy đàn đâu rồi.
Hui-Hai trả lời, “Bây giờ đàn đã trở thành náo động cho âm nhạc. Khi âm nhạc trở thành đầy đủ, đàn phải bị bỏ đi.”
Và có lí do cho điều đó.... Nếu chúng ta hiểu điều đó đúng, âm thanh của nhạc là dành cho tai chúng ta bởi vì có biết bao nhiêu âm khó chịu bên trong chúng ta, có biết bao nhiêu huyên náo và biết bao nhiêu hỗn loạn bên trong chúng ta. Trong hỗn loạn đó, những âm đang ca lên này giống như sự thanh bình. Chúng tạo cho cảm giác vui thích, chúng an ủi, và chúng tạo ra một loại im lặng. Nhưng nếu âm nhạc là hỗn loạn, chỉ là tiếng ồn điên cuồng, nó trở thành đáng ghét và làm đinh tai bởi vì nó tạo ra không thoải mái và không đạt tới thanh bình.
Bên trong cơ thể thể chất của chúng ta, các giác quan là những cánh cửa cho phép những điều xảy ra xuất hiện ở thế giới bên ngoài được đi vào bên trong. Bất kì cái gì làm cho chúng cảm thấy bình thản và yên tĩnh đều làm hài lòng chúng, bất kì cái gì làm cho chúng không thoải mái đều không hài lòng chúng. Đấy tất cả là ngụ ý cho 'hài lòng' và 'không hài lòng', không có gì nhiều hơn thế. Nhưng điều làm yên tĩnh cho các giác quan hôm nay lại có thể làm náo động chúng ngày mai, bởi vì các giác quan bản thân chúng giống như dòng sông chảy, thay đổi từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia.
Chẳng hạn, một nhân viên mới đi làm ở đường sắt Ấn Độ; anh ta nằm xuống ngủ trên sân ga tầu nhưng anh ta không thể ngủ được chút nào bởi vì tiếng ồn của tầu hoả tới và đi, đầu máy đổi đường sắt và rúc còi, và nhiều huyên náo khác, không cho phép anh ta ngủ. Tai bị tiếng ồn dồn dập đổ tới, nhưng ngủ là nhu cầu cơ sở, cho nên sau một chốc khó chịu này cũng bị dẹp đi và giấc ngủ hạ xuống. Nhưng bây giờ điều xảy ra là ở chỗ người này không thể ngủ được ở nhà bởi vì tất cả mọi tiếng động và rung chuyển đã trở thành một phần của giấc ngủ của anh ta. Anh ta chỉ có thể ngủ được khi tất cả những náo động đó diễn ra, khác đi là không được. Nó đã trở thành một phần của quá trình ngủ. Náo động đó đã trở thành cần thiết.
Nhiều người tới tôi phàn nàn về náo động, khó chịu, rắc rối, và tôi biết rõ rằng nếu họ bị tước đi những náo động đó, họ sẽ cầu Thượng đế để lấy lại chúng. Họ không hiểu; họ không biết rằng đây là thánh lễ của họ, rằng họ không thể sống mà thiếu những rắc rối này. Nếu họ bị đưa tới chỗ hẻo lánh, họ sẽ muốn trở về trong vòng bốn ngày bởi vì họ sẽ cảm thấy trống trải, trống rỗng, vô nghĩa. Ý nghĩa chỉ tồn tại với họ khi tất cả những rắc rối của họ hiện diện. Tại sao lại có điều này?
Nếu bạn nuôi dưỡng các giác quan bằng những thứ không thoải mái, chúng sẽ thích ứng với những thứ đó trong vài ngày bởi vì chúng phải quen, chúng bất lực, và khi chúng đã trở nên thích ứng, những điều đó, đã có thời là khó chịu, bây giờ lại thành dễ chịu. Hay, nếu bạn liên tục ăn thức ăn ngon, nhạy cảm của bạn sẽ giảm đi và do vậy việc thưởng thức cũng giảm đi, và điều đã có thời là ngon thì trở thành không ưa.
Một nhà thơ nổi tiếng đã tới gặp tôi, và chúng tôi nói chuyện. Chút ít sau đó một nhạc sĩ cũng tới. Nhạc sĩ yêu cầu nhà thơ đọc vài bài thơ. Nhà thơ nói, 'Tôi xin lỗi, nhưng tôi thực sự đã chán ngấy với thơ thẩn rồi. Ta nói chuyện về cái gì khác đi, nhưng đừng nói về thơ nữa.” Ông ta là một nhà thơ nổi tiếng, nhưng chán với thơ ca. Nhưng điều đó là tự nhiên. Và đó là lí do tại sao, cũng khác ngạc nhiên, chuyện có thể xảy ra là nhiều lần trong cuộc đời, người đó sẽ lấy bước nhảy - bước nhảy lượng tử.
Đôi khi người rất thông minh sẽ bắt đầu mê đắm vào những thứ rất không thông minh chỉ với mục đích để thay đổi; thay đổi là cần bởi vì họ chán. Do đó bạn có thể bắt gặp một chánh án của toà thượng thẩm nào đó ngồi ngay dưới chân một dân quê rất bình thường, người không có kinh nghiệm gì, không chiều sâu, không giá trị nào. Điều gì đã xảy ra cho vị chánh án này? Ông ta đã trở nên chán với trí tuệ của mình, ông ta đã có đủ nó rồi. Ông ta không thể gạt bỏ đi cái gánh nặng trí tuệ của mình chừng nào ông ta chưa làm điều gì đó không trí tuệ. Thấy ông ta, và biết ông ta là người trí tuệ, nhiều người ngu sẽ theo sau ông ta. Ông ta đã lát đường cho những người không thông minh đi theo mình, những người thậm chí không nhận biết rằng ông ta đơn giản chán trí tuệ riêng của mình - hoàn toàn chán.
Cái làm hài lòng bây giờ không phải bao giờ cũng sẽ còn làm hài lòng mãi. Có nhiều lí do cho điều này. Bạn đang thay đổi vào mọi khoảnh khắc. Đứa trẻ thích thú đồ chơi của nó, nhưng sau một tuổi nào đó nó sẽ không thích chúng nữa bởi vì đứa trẻ đó không còn là đứa trẻ nữa, nó phải ném các đồ chơi đi. Và đây chính là những đồ chơi mà nếu trước kia chúng bị làm hỏng, với đứa trẻ đó cũng giống như cái chết của người yêu vậy. Nhưng một ngày nào đó nó sẽ bỏ những đồ chơi này lại đằng sau mình bởi vì tâm thức của nó bao giờ cũng phát triển. Điều hôm qua là thích thú thì hôm nay trở thành không thích thú nữa. Đứa trẻ sẽ chạy theo các đồ chơi mới, không hiểu rằng đây cũng chỉ là những đồ chơi mà thôi.
Hôm qua nó mặc quần áo cho búp bê, hôm nay nó sẽ mặc quần áo cho người phụ nữ của nó. Nhưng đấy vẫn là cùng một ý tưởng. Hôm qua nó muốn con búp bê của nó được ngưỡng mộ, hôm nay nó muốn vợ mình được ngưỡng mộ. Nhưng búp bê chỉ là búp bê mà thôi; một ngày nào đó nó sẽ vứt bỏ búp bê chẳng khó khăn gì - không dễ như vậy với việc bỏ vợ. Chỉ vài ngày tâm trí nó sẽ chán ngán với cô ấy và nó sẽ trong khổ não, thế rồi những lời hứa và đảm bảo cũ sẽ tạo ra vấn đề. Con người thấy mình bị ràng buộc bởi sáng tạo của riêng mình: “Mình đã tạo ra mọi thứ này, mình đã nói tất cả những điều đó, và bây giờ khó mà quay lưng với nó được.” Bây giờ cái duyên đã mất, say đắm đã qua và anh ta không còn thú vị gì với cô ấy nữa.
Chúng ta liên tục thay đổi. Khi cũng người đàn ông này còn trẻ, anh ta đã không thích đi tới đền thờ. Anh ta sẽ đi qua đền thờ mà nghĩ rằng mọi người phải điên mới đi tới đó. Thế thì nhà chứa là nơi anh ta thích hơn và thấy thoải mái hơn, ngôi đền là nơi dành cho kẻ ngu. Nhưng ngôi đền chẳng mấy chốc lại trở thành có ý nghĩa.
Karl Gustav Jung đã viết trong hồi kí của mình rằng phần lớn bệnh nhân tới ông ấy điều trị đều trên bốn mươi tuổi. Vấn đề duy nhất của họ là ở chỗ họ đã quên mất cổng ngôi đền ở đâu, rắc rối duy nhất với họ là ở chỗ họ thậm chí đã không biết về sự tồn tại của ngôi đền. Sau bốn mươi tuổi cổng ngôi đền bắt đầu trở nên có ý nghĩa... nhưng ngay cả nó cũng là đồ chơi mà thôi.
Có đồ chơi cho trẻ con, cho thanh niên và cho người già, và chừng nào chưa tới ngày bạn phát ngán với tất cả những trò đó, chừng nào và cho tới khi bạn chưa trở nên tự do với mọi đồ chơi của mình, rắc rối của bạn sẽ vẫn cứ còn dai dẳng, mặc dầu chúng sẽ thay đổi.
Cho nên ai đó đã trở nên chán với việc tô điểm người phụ nữ của mình bây giờ tô điểm cho bức tượng Rama của mình và phô trương bức tượng thượng đế của mình. Nhưng người đó không hiểu rằng điều này nữa sẽ không kéo dài. Cái mốt nhất thời mới này có thể tiếp tục được bao lâu? Người ta có thể cứ đổi búp bê được bao lâu? Nhưng người đó không thể quan niệm được rằng cái làm hài lòng hôm nay sẽ trở thành chán phèo ngày mai. Chúng ta có thể làm được gì? Cố hiểu bản chất của thích và không thích.
Bất kì cái gì có vẻ như vừa ý với các giác quan vào khoảnh khắc nọ, bất kì cái gì có vẻ như êm đềm và nhịp nhàng, đều được gọi là sướng, còn cái ngược lại chúng được gọi là khổ. 'Mình thích sướng và mình ghét khổ; mình muốn sướng tới thật thừa thãi còn khổ thì đẩy ra xa.” Ham muốn này là nguyên nhân cho gắn bó với thân thể bởi vì các giác quan của thân thể là cánh cửa cho sướng; và cũng đúng là khổ cũng có thể bị chặn lại. Bởi lí do này tâm thức đồng nhất với thân thể và bị mắc bẫy, và chừng nào mà người ta còn chưa siêu việt lên trên cả sướng và khổ bằng việc hiểu bản chất của mình một cách đúng đắn, người ta không thể vượt ra ngoài thân thể được. Đó là lí do tại sao, sau khi giải thích về năm thể, hiền nhân này lập tức bắt đầu nói về sướng và khổ.
Nói về sướng và khổ là có nghĩa, bởi vì chỉ nói về năm thể thôi sẽ chẳng ích lợi gì nếu như chúng ta không biết nguyên nhân cho sự đồng nhất của mình với thân thể. Trạng thái mà qua đó chúng ta có thể phá vỡ sự đồng nhất này là điều được gọi là làm thuần khiết qua khổ hạnh.
Không ham muốn sướng, và không ác cảm với khổ; đừng đòi hỏi sướng, và đừng bác bỏ khổ. Ai đó chỉ đòi hỏi sướng và tránh khổ thì sẽ vẫn còn bị gắn bó với thân thể. Ai đó không đòi hỏi sướng và chấp nhận khổ khi nó tới, bắt đầu gạt bỏ đi gắn bó của mình với thân thể.
Chính mong đợi về sướng và sợ hãi khổ làm cho người ta thành hướng ngoại, và chính không mong đợi vào sướng và không sợ khổ mới quay người ta vào trong. Đây là khác biệt giữa đam mê và làm thuần khiết qua khổ hạnh.
Nếu bạn đòi hỏi sướng, bạn sẽ phải tranh đấu cho nó, gìn giữ nó và tránh bất kì khổ nào cũng vậy. Vật lộn ác liệt là không tránh khỏi. Do đó tâm thức bao giờ cũng phải tham dự với bên ngoài trong mọi sự bên ngoài như của cải, quyền lực, tiền bạc, người khác và vân vân.
Làm thuần khiết qua khổ hạnh nghĩa là “Không, mình không có ham muốn về sướng. Mình đã biết nhiều sướng và đã thấy chúng tất cả đều biến thành khổ biết bao nhiêu lần. Bây giờ mình không có ham muốn về sướng thêm nữa, mà cũng không có ham muốn tránh khổ.” Bạn đã tránh khổ lặp đi lặp lại nhưng nó chẳng bao giờ kết thúc cả, nó chỉ trở thành ngày một dai dẳng và thay vì thế, bạn kinh nghiệm nhiều khổ hơn trong cố gắng tránh nó - nó quay lại với việc báo thù. Cho nên bạn phải không tránh nó mà cũng không đòi hỏi sướng, bây giờ chỉ chấp nhận bất kì cái gì tới. Bây giờ cuộc hành trình bên trong bắt đầu, điều có thể giải phóng bạn khỏi tù túng của thân thể.
Người làm điều gì đó để tạo ra sướng hay để tránh khổ, hiền nhân này gọi là người làm. Nhưng người không thấy khác biệt giữa sướng và khổ, người chấp nhận mọi tình huống, không tiếp tục là người làm nữa, người đó trở thành người vô làm. Và một khi bạn đã trở thành người vô làm, bản thân sự tồn tại trở thành người làm. Trạng thái này cho sinh thành ra khái niệm kì diệu về định mệnh.
Định mệnh chẳng liên quan gì tới chiêm tinh bói toán cả, nó liên quan tới tâm linh; nó chẳng liên quan gì tới đường vân tay cả, nó không có quan hệ với tương lai, nó không liên quan gì tới thầy bói trên phố. Ý tưởng về định mệnh được sinh ra khi bạn dừng là người làm và mọi sự bắt đầu xảy ra theo cách của nó. Bạn vẫn còn là người làm chừng nào bạn đang làm điều gì đó để đạt tới sướng và để tránh khổ. Nhưng khi bạn dừng là người làm, chấp nhận bất kì cái gì tới - không bận tâm về kết quả, dù nó là sướng hay khổ - thì dần dần khác biệt biến mất và thậm chí còn khó nhận ra sướng hay khổ nữa. Bạn trở nên dửng dưng với cả hai.
Trong dửng dưng này người làm sẽ biến mất, bởi vì chẳng còn lại cái gì để làm cả. Và điều bạn phải làm là cái gì? Chỉ có mỗi một điều - làm sao để thu được sướng và làm sao tránh khổ. Đó là hoạt động duy nhất của bạn. Bây giờ chẳng hành động nào là cần thiết cả, vậy mà mọi sự vẫn cứ xảy ra. Khi một người không phải là người làm thì sự tồn tại trở thành người làm, và khi sự tồn tại là người làm thì trạng thái này được gọi là định mệnh, số phận.
Thế thì nếu một người như vậy bị chặt đầu, người đó có thể nói, “Đây là cách điều đó ngụ ý vậy.” Người đó thậm chí không trách móc kẻ hành hình, bởi vì bây giờ người đó tin cậy rằng không ai là người làm cả. Với người đó, người làm đã biến mất - điều đó chỉ có nghĩa là sự xảy ra. Và nếu một người như vậy bị đầu độc, người đó nói, “Điều này nghĩa là việc xảy ra, mình phải uống thuốc độc.” Và nếu ai đó vào lúc uống thuốc độc mà nhận ra đấy là điều xảy ra, người đó không thể nào cảm thấy giận dữ cho dù là một khoảnh khắc đối với người đã đưa cho người đó thuốc độc, bởi vì bây giờ người đó biết rằng không ai là người làm cả. Người đó không buộc tội bất kì ai và không ai khác chịu trách nhiệm cả; bất kì điều gì cũng đều là định mệnh tối thượng, điều đó chẳng liên quan gì tới người khác cả. Không có gì ngạc nhiên là nếu một người như vậy đạt tới sự an bình tối thượng và mãn nguyện tối thượng.
Người chọn giữa sướng và khổ sẽ không bao giờ đạt tới mãn nguyện cả, người phân biệt giữa sướng và khổ sẽ không bao giờ tìm được thoả mãn cả. Nhưng người bỏ đi mọi phân biệt giữa sướng và khổ được hài lòng.
Đôi khi những ý tưởng có giá trị lại trở thành cơ sở cho những khái niệm ngu xuẩn. Những người nói, “Sướng nằm trong mãn nguyện” là người điên, họ không biết mãn nguyện là gì và họ vẫn gắn mãn nguyện với sướng. Họ đang dạy bạn rằng nếu bạn muốn sướng, hãy hài lòng. Và vậy mà nếu bạn cố gắng để có sướng, bạn không thể nào được hài lòng, bởi vì ham muốn về sướng là chính nguyên nhân gốc rễ của không hài lòng. Bất kì ai cố gắng vì sướng cũng sẽ cố gắng tránh khổ, bằng không thì người đó không thể ham muốn sướng được. Cho nên làm sao người đó hài lòng được?
Sướng không phải là mãn nguyện, mãn nguyện không phải là sướng. Mãn nguyện là vượt ra ngoài cả sướng và khổ, và chỉ người bỏ qua phân biệt giữa sướng và khổ thì mới được mãn nguyện. Mãn nguyện siêu việt lên trên cả hai. Nếu bạn chọn mãn nguyện vì sướng, bạn đang trong ảo tưởng và mãn nguyện của bạn chỉ là lừa dối.
Định mệnh, số phận và số mệnh là những từ tâm linh vĩ đại. Chúng đại diện cho trạng thái vô ngã, trạng thái không có bản ngã, không phàn nàn, chỗ bất kì cái gì tới thì đều hoàn toàn được chấp nhận - và không có lí do cho nó phải là bất kì cách nào khác, nó không thể nào khác được. Ham muốn về bất kì cái gì khác không tồn tại. Mơ rằng cái gì đó khác đáng phải xảy ra không phát sinh.
Nếu chấp nhận toàn bộ này, tận tâm với cái như vậy, làm bình lặng đi mọi con sóng ý nghĩa bên trong bạn, có gì đáng ngạc nhiên trong nó không? Có đáng ngạc nhiên nếu tất cả mọi con sóng trong bạn đều biến mất đi không? Và với biến mất các con sóng này, bạn sẽ chìm ngày một sâu hơn vào bên trong mình.
Các giác quan là nguyên nhân cho cả sướng và khổ.
Các giác quan - thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác -
đều là nguyên nhân cho cả sướng và khổ.
Khi linh hồn bị đồng nhất
với thân thể có được do nghiệp
thì đây là linh hồn được hiện thân mắc bệnh.
Bạn cư ngụ trong thân thể nhưng bạn không là thân thể. Cư ngụ trong thân thể và bị đồng nhất với thân thể là hai điều khác nhau. Người biết rằng mình ở trong thân thể là linh hồn, còn người nghĩ rằng mình là thân thể là linh hồn được hiện thân - và linh hồn được hiện thân này là mang bệnh, nó bị rơi vào trong ảo tưởng. Nó thực sự không biết cái đang đấy, nó biết bản thân nó là cái không có đấy.
Tại sao đồng nhất với thân thể này lại xảy ra? - bởi vì sướng và khổ! Chừng nào mà chúng ta còn ham muốn sướng và lẩn tránh khổ, chúng ta còn đồng nhất mình với bất kì cái gì dường như là thực hiện điều đó. Người yêu nói với bạn tình của mình, 'Không có phân biệt giữa anh và em chút nào nữa... chúng ta đã trở thành một' - mặc dầu cái một này chẳng bao giờ có thể xảy ra cả. Nhưng anh ta nói 'Chúng ta đã trở thành một” - tại sao? Bởi vì chúng ta muốn đồng nhất với cái đem lại cho chúng ta sướng, và bất kì khoảng cách nào có thể làm nhỏ bé đi cái sướng này thì cũng không thể chịu đựng nổi. Ngay cả một chút ít khoảng cách cũng không thể chấp nhận được, phân tách nhỏ bé nhất cũng phải bị xoá bỏ. Chúng ta muốn lại gần đến mức không còn khoảng cách nào còn lại giữa chúng ta bởi vì bất kì khoảng cách nào cũng đều có thể là cản trở cho sướng của chúng ta.
Do đó chúng ta đồng nhất với cái đem cho chúng ta sướng, và chúng ta tạo ra khoảng cách với cái gây ra đau đớn. Chúng ta tránh nó, chúng ta không muốn nhìn vào nó, và chúng ta không muốn lại gần nó. Chúng ta muốn hoàn toàn xa lánh nó. Chúng ta thậm chí còn nghĩ tới việc giết chết ai đó, người gây ra cho chúng ta đau đớn, chính sự kiện là người đó sống tạo ra cảm giác một loại gần gũi. Người đó có thể sống ở bất kì đâu - ở Himalayas, ở Tây Tạng - nhưng nếu người đó còn sống đều gây ra cảm giác rằng “Người đó đang thở cùng không khí mà mình thở,” hay “Người đó đang ở dưới cùng một bầu trời như mình đang ở.” Chúng ta không muốn dung thứ cho dù điều này về người đó, chúng ta muốn khử bỏ người đó; người đó phải không sống, người đó phải không tồn tại, chỉ thế thì chúng ta mới thấy thoải mái. Khoảng cách giữa chúng ta nên trở thành bao la như khoảng cách giữa người chết và người sống. Cho nên bất kì ai gây cho chúng ta khổ, chúng ta đều muốn đẩy người đó ra xa, còn bất kì ai là nguyên nhân cho sướng, chúng ta muốn giữ gần gũi.
Bây giờ điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình, nhưng bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Điều này thực sự là rất đáng ngạc nhiên! Điều bí ẩn là bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều cho rằng nó tới từ thân thể mình, rằng không ai khác chịu trách nhiệm cho sướng này, rằng bản thân chúng ta chịu trách nhiệm cho nó. Nhưng khi có liên quan tới khổ, chúng ta bao giờ cũng cảm thấy rằng ai đó khác chịu trách nhiệm.
Nếu ai đó yêu bạn, bạn chỉ nghĩ rằng bạn xứng đáng với tình yêu đó, rằng đây là cách nó phải thế, không có lí do nào thậm chí để cảm thấy biết ơn: “Mình xứng đáng để được yêu.” Nhưng nếu ai đó giận bạn, bạn nghĩ rằng người này là đồ vô lại và rằng người đó chỉ toàn giận dữ. Thế thì bạn không coi mình là xứng đáng cho cơn giận này chút nào.
Cả hai điều này là cùng nhau. Bất kì phân chia nào cũng đều là bịa đặt, lừa dối. Hoặc là bạn chấp nhận cả hai hoặc bạn không chấp nhận cả hai. Chừng nào bạn chọn một trong hai điều này, cuộc hành trình hướng tới chân lí trở nên dễ dàng. Người ta có thể chọn cách nào cũng được. Hoặc là bạn xứng đáng yêu và xứng đáng ghét - và nếu đây là sự chọn lựa của bạn, cái nọ sẽ phủ định cái kia bởi vì không thể nào cả hai lại có khả năng cùng lúc được; hay nếu chọn lựa của bạn là ở chỗ bạn không cái này cũng chẳng cái nọ, không xứng đáng yêu không xứng đáng ghét - thì thế nữa bạn trở thành trống rỗng.
Nhưng thủ đoạn chúng ta hay dùng là chúng ta coi hiển nhiên việc chúng ta xứng đáng với mọi sướng tới trên đường của mình. Nếu khổ tới, nó là món quà của ai đó khác, ai đó khác bao giờ cũng là nguyên nhân cho nó.
Đó là lí do tại sao không ai đã từng hỏi tại sao một điều như sướng lại tồn tại trên thế giới này. Nhưng mọi người đều hỏi tôi, “Sao nhiều khổ lại có trên thế giới thế?” Tôi không gặp lấy một người đã hỏi tại sao sướng tồn tại. Họ coi là hiển nhiên việc họ xứng đáng được sướng, cho nên chẳng có gì để hỏi, họ coi hiển nhiên đây là cách thức nó phải như vậy. Câu hỏi thực là: “Tại sao có khổ?”
Chưa bao giờ có ai hỏi tôi, “Tại sao con người sống?” Họ hỏi tôi, “Sao con người chết? Sao có cái chết?” Sống được coi là hiển nhiên. Nhưng sao có chết? Sống dường như ở bên trong chúng ta, nhưng chết tới từ đâu đó bên ngoài. Một ý tưởng kì lạ! Và chúng ta coi rằng chết là ở xa xăm... tới từ bên ngoài để giết chết chúng ta. Sống là của chúng ta, nhưng chết là kẻ ngoại lai mà đôi khi tới trá hình dưới dạng bệnh tật, dưới dạng vi khuẩn hay vi rút, dưới dạng của kẻ thù - nhưng nó bao giờ cũng tới từ bên ngoài, nó tới để giết chết chúng ta. Cho nên câu hỏi của bạn còn lại, “Làm sao để tránh nó?” Và vậy mà bạn cứ nghĩ rằng bạn là bản thân cuộc sống!
Chính phương pháp của chúng ta là bất kì cái gì là sướng đối với chúng ta và bất kì cái gì cho chúng ta niềm vui, chúng ta gắn nó với chính mình; còn bất kì cái gì là khổ, đau đớn, chúng ta gắn nó với ai đó khác. Đó là lí do tại sao các tôn giáo phải quan niệm về sự tồn tại của quỉ Satan cùng với sự tồn tại của Thượng đế. Tất cả những rắc rối này.... Dường như rất khó hiểu cuộc sống mà không có tồn tại của quỉ Satan. Có thể quan niệm được rằng Thượng đế là từ bi - nhưng rồi đứa trẻ chết vì ung thư. Lời giải thích là gì? Và đứa trẻ này còn chưa phạm phải tội lỗi nào - không ăn cắp, không giết người, chẳng có gì thuộc loại đó cả - thế mà nó vẫn chết, hay nó được sinh ra mà chết. Nhưng nếu điều đó ngụ ý việc xảy ra theo cách này, tại sao Thượng đế tạo ra nó ngay chỗ đầu tiên? Nếu nó phải được sinh ra mà chết, tại sao điều vô nghĩa này lại xảy ra qua việc sinh? Ít nhất thì Thượng đế cũng phải biết rằng đứa trẻ này được sinh ra rồi chết ngay. Thế thì tại sao ông ấy lại làm lắm điều rắc rối thế?
Cho nên chúng ta phải bịa thêm ra một nhân vật khác để phóng chiếu, bởi vì chúng ta muốn đồng nhất bản thân mình với Thượng đế. Nhưng nếu ngay cả Thượng đế cũng đem ung thư tới cho đứa trẻ, trong khi người già muốn chết thì vẫn tiếp tục sống và không thể chết được, và cả triệu người đang đói, và chiến tranh được tiến hành mà trong đó hàng triệu người chết - nếu tất cả những điều này xuất hiện mặc cho sự tồn tại của Thượng đế, làm sao chúng ta có thể đồng nhất với Thượng đế được? Đó là lí do tại sao chúng ta đã giữ cho hình ảnh của Thượng đế hoàn toàn đức độ và thánh thiện. Nhưng chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề ác thế nào? Ai gây ra nó? Với điều này một thượng đế khác đã được tạo ra, và chúng ta gọi nó là Quỉ. Quỉ là thượng đế của điều ác, quỉ là đáng trách; Quỉ là nguyên nhân đằng sau mọi điều ác.
Hindu giáo là tôn giáo duy nhất trên trái đất đã dám chấp nhận cả hai thuộc tính này trong Thượng đế - và chính bởi vì điều này mà tôi cho rằng không tôn giáo nào khác có khả năng hiểu chân lí sâu sắc như Hindu giáo. Người Hindus đã đặt cả hai khía cạnh này vào thượng đế của họ - Mahadeva, hay Shiva - người vừa là đấng sáng tạo và đấng huỷ diệt; ông ấy là chúa tể của chất độc và nước cam lồ. Đó là một phát biểu mạnh bạo! Và sống với một Thượng đế như vậy là một cuộc cách mạng vĩ đại bởi vì mọi logic đều phải vứt đi. Tất cả mọi logic về việc đồng nhất bản thân chúng ta với cái thiện và gạt cái ác sang bên sẽ thất bại; rằng nếu bạn ăn cắp thì là do Quỉ xúi dục, nếu bạn cầu nguyện thì đấy là việc làm của bạn. Ý tưởng kì lạ! Nếu bạn làm từ thiện, đấy là việc làm của bạn, nhưng nếu bạn ăn cắp, có lực quỉ làm việc ăn cắp qua bạn!
Cho nên chúng ta muốn được đồng nhất với việc thiện nhưng không với việc ác. Nhưng thế giới này là tổ hợp của cả hai. Hoặc từ chối cả hai hoặc chấp nhận cả hai; trong trường hợp nào bạn cũng sẽ được giải phóng khỏi cả hai.
Tù túng của chúng ta với thân thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây ra. Và như vậy bạn tránh người khác, hay thay đổi người khác - hay nếu không thì bạn ở với người khác cho tới khi họ bắt đầu gây cho bạn đau đớn, và khi họ gây cho bạn đau đớn, bạn đi khỏi họ. Hôn nhân và li dị không chỉ tồn tại giữa chồng và vợ, nó còn tồn tại trong mọi mối quan hệ.
Một người bạn hay tới thăm tôi bao giờ cũng hỏi, “Làm sao thông minh của tôi phát triển được, làm sao thông minh tỉnh táo lại có thể được thức tỉnh trong tôi?”
Tôi sẽ an ủi anh ta rằng, “Nó sẽ phát triển, khả năng của trưởng thành là tồn tại. Nỗ lực đi.”
Anh ta sẽ sung sướng đi và nghĩ về khả năng này. Thông minh không thức tỉnh bởi vì có khả năng, nó thức tỉnh qua nỗ lực của bạn, nhưng anh ta sẽ ra đi sung sướng, và anh ta rất hài lòng. Anh tới vì lời an ủi như vậy cứ một hay hai lần mỗi tháng. Theo cách này, anh ta thu được đủ đà cho mười hay mười lăm ngày, sống như bình thường với sự an ủi về khả năng này. Điều này sẽ tiếp tục cho quãng mười lăm ngày, và rồi bất kì khi nào anh ta hết xăng, anh ta sẽ lại tới tôi, và lại ra đi với sự tái đảm bảo nào đó.
Điều này thỉnh thoảng xảy ra, và rồi tôi nghĩ rằng không có khả năng nào có thể trở thành thực tại theo cách này, cho nên lần sau anh ta tới thì tôi nói, “Bây giờ thì chẳng còn khả năng nào cả.”
Anh ta nhảy lùi lại. Ban đầu anh ta không thể hiểu được vấn đề: “Thầy ngụ ý gì, không có khả năng nào sao?”
Tôi nói, “Không có khả năng nào cả. Không có thông minh trong bạn mà có thể phát triển lên, và thông minh thức tỉnh thì không dễ thu được thế đâu. Nó nằm ngoài khả năng của bạn, vứt bỏ cái ý tưởng này đi.”
Mặt anh ta tái xanh, và anh ta ra đi rất buồn bã. Bây giờ anh ta chống lại tôi, và anh ta nói, “Con người này không đúng.”
Tôi là người đúng khi tôi còn đảm bảo với anh ta về khả năng nào đó, và anh ta có thể ra đi một cách sung sướng và rạng ngời với niềm vui. Nhưng bây giờ tôi là người sai. Anh ta bảo với những người khác, “Chớ tới ông ấy, ông ấy không phải là người đúng để mà tới.”
Điều này rất kì lạ. Tôi đúng khi tôi làm hài lòng anh ta, và chừng nào tôi còn làm hài lòng anh ta, anh ta nghĩ bản thân mình là vĩ đại bởi vì khả năng này. Nhưng bây giờ tôi đã trở thành nguồn đau đớn cho anh ta bởi vì tôi đã nói rằng không có cách nào cho anh ta trưởng thành, và rằng địa ngục của anh ta là chắc chắn.
Chúng ta muốn đồng nhất với tất cả những cái làm hài lòng chúng ta, chúng ta muốn sống với nó; và chúng ta muốn tách bản thân mình ra khỏi cái đau đớn. Và như vậy chúng ta bị gắn bó với thân thể mình bởi vì chúng ta nghĩ rằng thân thể là nguồn gốc của sướng của chúng ta. Các hiền nhân đã gọi đồng nhất này với thân thể là 'bệnh tật', bệnh tật duy nhất - ảo tưởng của việc cho rằng linh hồn, cái ta là thân thể.
Cách duy nhất để gạt bỏ bệnh tật này là nhận ra sự kiện rằng thân thể là nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của phúc lạc - cái không phải là sướng cũng không phải là khổ.
Phúc lạc không là sướng không là khổ, nó là thiếu vắng cả hai. Đó là điều chúng ta phải tìm kiếm.
Đủ cho hôm nay.
Bây giờ chúng ta lùi xa khỏi thân thể... cố gắng rút ra khỏi thân thể.
Nhận xét
Đăng nhận xét