Chương 2. Tại sao tôi đã tới?

Chiều bên kia cái biết - Osho

Chương 2. Tại sao tôi đã tới?


Thầy đã nói rằng nếu người ta nói về thân thể, Thầy sẽ nói rằng thân thể hướng tới cái chết còn nếu người ta nói về linh hồn, Thầy sẽ nói, 'Bạn chưa hề sinh chút nào.' Phật đã nói về linh hồn, 'Nó chỉ như cái bong bóng mà bây giờ không còn nữa. Bản thân ta không có đó, cho nên ta sẽ đi đâu?' Thế thì cái gì có đó mà là bất tử và ai không sinh?

Có biển, trên biển sóng tới rồi đi, nhưng biển vẫn còn như cũ. Sóng không tách rời khỏi biển, nhưng sóng không phải là biển. Sóng chỉ là hình dạng sinh ra trên biển, chỉ là hình dáng thành hình rồi chết đi. Sóng mà vẫn còn là sóng mãi mãi thì không thể được gọi là sóng. Từ 'sóng' có nghĩa là nó chết ngay khi nó được sinh ra. Cái mà từ đó sóng dậy lên thì bao giờ cũng có đó, nhưng cái dậy lên thì không có đó. Đây là điệu vũ của phù du trên ngực của vĩnh hằng. Biển không sinh; sóng đang lấy việc sinh ra. Biển chưa bao giờ chết; sóng bao giờ cũng chết. Khoảnh khắc sóng biết rằng nó là biển, nó vượt ra ngoài chuỗi sống và chết. Nhưng chừng nào sóng còn tin rằng nó là sóng, nó vẫn còn trong khả năng của sinh và chết.

Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.

Điều thú vị là lưu ý rằng bạn phải đứng trên bờ biển rất thường xuyên và khi quay về sẽ nói rằng bạn đã thấy biển. Nhưng bạn chỉ thấy sóng, không thấy biển. Biển không thể được thấy. Điều bạn thấy là sóng. Các giác quan chỉ có thể thấy cái xuất hiện trên bề mặt. Cái mà ở bên trong thì vẫn còn ở bên ngoài việc hiểu thấu. Các giác quan thấy hình dạng bề ngoài; cái vô hình bên trong vượt quá sự hiểu của chúng.

Thế giới của tên gọi và hình dạng được sinh ra chỉ bởi vì các giác quan. Nó không phải là mang tính tồn tại. Bất kì cái gì có tên và dạng đều được sinh ra và sẽ chết đi còn cái vượt ra ngoài tên và dạng là vĩnh hằng. Nó không được sinh ra, nó cũng không chết đi. Cho nên khi Phật nói rằng ông ấy được sinh ra như cái bong bóng, thì ông ấy đang nói tới hai khía cạnh của bong bóng. Bong bóng chứa cái gì? Nếu chúng ta đi vào trong bong bóng, chúng ta sẽ thấy rằng một khối lượng rất nhỏ của cùng không khí tràn ngập khắp mọi nơi vô hạn ở bên ngoài, đang được bao bọc bên trong màng nước mỏng này. Màng mỏng này đã giam cầm một phần không khí nhỏ, và phần không khí nhỏ đó đã trở thành bong bóng.

Một cách tự nhiên, giống như mọi thứ, bong bóng cũng mở rộng. Khi mở rộng ra, nó vỡ tung và nổ ra. Thế thì không khí ở bên trong bong bóng hợp nhất với không khí bên ngoài và nước với nước. Nhưng cái đã đi vào sự tồn tại đồng thời là sự tồn tại của cầu vồng. Chẳng cái gì thay đổi trong không khí hay nước; chúng vẫn còn như chúng hiện thế. Nhưng đồng thời, một dạng đã sinh ra thì chết đi.

Nếu chúng ta coi bản thân mình cũng như bong bóng, thế thì chúng ta cũng là những dạng lấy việc sinh và chết. Cái ở bên trong chúng ta bao giờ cũng đấy, nhưng chúng ta đồng nhất bản thân mình với bong bóng. Cho nên nếu tôi nhìn vào bạn từ quan điểm của thân thể, tôi sẽ nói rằng bạn hướng cái chết và đang chết dần. Từ khoảnh khắc bạn được sinh ra, bạn đã bắt đầu chết, và bạn đã không làm gì khác hơn ngoại trừ việc chết. Bong bóng có thể lấy bẩy khoảnh khắc để nổ, nhưng bạn lấy bẩy mươi năm để nổ.

Trong luồng vô tận của thời gian, không có khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Mọi khác biệt đều do tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta. Nếu thời gian là vô tận không bắt đầu và không kết thúc, thế thì có gì khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm? Nếu thời gian là một lượng xác định, chẳng hạn một trăm năm, thế thì bẩy khoảnh khắc sẽ rất nhỏ còn bẩy mươi năm sẽ là khoảng rất dài. Nhưng nếu không có giới hạn về cả hai đầu, nếu không có bắt đầu lẫn kết thúc, thế thì không có khác biệt giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Bao nhiêu khoảnh khắc để bong bóng nổ cũng không quan trọng.

Ngay khi nó sinh ra, nó bắt đầu nổ rồi. Đó là lí do tại sao tôi mô tả thân thể như hướng cái chết. Với thân thể tôi ngụ ý cái biểu lộ qua sinh với tên và dạng. Bởi linh hồn tôi ngụ ý cái vẫn còn lại cho dù cái tên và dạng đã mất đi. Khi không có tên và dạng như vậy, thế thì nó vẫn hiện hữu. Bởi linh hồn tôi ngụ ý biển cả còn bởi thân thể tôi ngụ ý sóng. Cần phải hiểu những điều này một cách rõ ràng.

Cái ở bên trong chúng ta chưa bao giờ chết, cho nên ở bên trong chúng ta cảm thấy rằng 'Mình sẽ không bao giờ chết.' Chúng ta thấy rằng hàng trăm nghìn người đang chết nhưng vậy mà chúng ta vẫn không bị thuyết phục rằng chúng ta cũng sẽ chết. Trong chiều sâu nhất của chúng ta không có tiếng vọng rằng 'Mình nữa sẽ chết.' Mọi người chết trước chính mắt chúng ta và vậy mà cảm giác bên trong về tính bất tử vẫn cứ còn đấy. Trong những khoảnh khắc sâu sắc hơn chúng ta bao giờ cũng nhận biết rằng 'Mình sẽ chết.' Chúng ta biết rằng những sự kiện chỉ ra cái giả tạo của niềm tin này và rằng các biến cố bên ngoài chỉ ra rằng không thể nào mà 'Mình sẽ không chết.' Lí lẽ nói rằng nếu mọi thứ khác đều phải chết, thế thì bạn cũng sẽ chết. Nhưng một tiếng nói nào đó bên trong vẫn cứ phục vụ cho mọi móc nối với lí lẽ và cứ nói, 'Mình sẽ không chết.'

Đo là lí do tại sao chúng ta không tin rằng chúng ta sẽ chết. Đó là lí do tại sao chúng ta có khả năng sống trong làn sương mờ của cái chết; nếu không, như chúng ta thường xuyên bị bao quanh bởi cái chết, chúng ta sẽ chết ngay tức thì. Tại sao chúng ta lại tin tưởng và chắc chắn về việc sống thế? Niềm tin đó là do cái gì đó bên trong vẫn cứ bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không chết, bất kể chúng ta có thể nói nhiều thế nào, hay sự xuất hiện của một cái chết thực tại có thể nói, rằng chúng ta sẽ chết.

Không người nào có thể quan niệm nổi về cái chết của riêng mình. Người đó không thể hình dung được rằng mình sẽ chết. Tuy nhiên người đó càng cố gắng hình dung nhiều đến mức mình đang chết, người đó vẫn thấy bản thân mình vẫn có đó. Cho dù người đó có tưởng tượng bản thân mình chết, người đó vẫn thấy rằng mình có đó đang thấy, rằng mình có đó đang đứng bên ngoài cái chết. Chúng ta không có khả năng đặt bản thân mình vào bên trong hàm của cái chết cho dù trong tưởng tượng, bởi vì trong khi tưởng tượng thì chúng ta cứ quan sát từ bên ngoài. Người tưởng tượng vẫn đứng bên ngoài, cho nên người đó sẽ không có khả năng chết.

Tiếng nói này từ bên trong là tiếng nói của biển cả. Nó hỏi chúng ta, 'Chết ở đâu?' Chết là điều không biết; vậy mà chúng ta vẫn sợ chết. Nỗi sợ này tới từ tiếng nói của thân thể, và có lẫn lộn giữa hai tiếng nói đó. Khoảnh khắc chúng ta đồng nhất bản thân mình với tiếng nói của thân thể, tâm linh chúng ta bắt đầu run rẩy với sự kiện là thân thể nhất định phải chết. Dù chúng ta có thể cố gắng đến đâu để bác bỏ điều này hay tìm kiếm sự giúp đỡ của khoa học hay phát minh ra hệ thống y tế hay bao quanh chúng ta bằng các bác sĩ trị liệu nổi danh, thân thể vẫn không một khoảnh khắc nào xác nhận rằng 'Mình sẽ sống.' Thân thể không có cảm giác về cái bất tử đó; nó biết rằng hàng ngày nó đang chết.

Thân thể biết rằng nó là bong bóng, nhưng chúng ta biết rằng chúng ta không phải là bong bóng. Khoảnh khắc người ta đồng nhất mình với bong bóng, mọi căng thẳng của cuộc sống bắt đầu. Không người nào mang tính bất tử làm điều đó bên trong chúng ta mà lại đồng nhất bản thân mình với sóng bởi vì điều đó đưa tới khó khăn. Đồng nhất này là dốt nát; việc thoát khỏi đồng nhất này là tri thức. Chẳng cái gì thay đổi cả; mọi thứ vẫn còn lại như nó trước đây. Thân thể vẫn còn ở nơi nó hiện hữu; linh hồn cũng còn ở nơi nó hiện hữu. Chỉ ảo tưởng là biến mất. Thế thì chúng ta biết rằng khi thân thể sẽ chết đi thì chúng ta không phải sợ hãi, bởi vì không có nhu cầu phải sợ hãi. Thân thể nhất định sẽ chết. Sợ là hữu dụng khi có khả năng được cứu thoát. Nhưng trong tình huống không có khả năng nào được cứu, thật là vô dụng để mà trở nên sợ hãi.

Khi người lính bước ra chiến trường, khi người đó lần đầu tiên rời khỏi nhà mình, người đó tràn ngập với kinh hoàng. Trên chiến trường nữa người đó cũng kinh hoàng. Nhưng khi bom bắt đầu dội lên người đó, người đó lại trở nên bạo dạn, bởi vì thế thì mọi khả năng được cứu thoát đều đã bị phá huỷ. Một người như vậy thậm chí có thể chơi bài ở chỗ liên tục bị bom đạn. Và người đó là người bình thường; chẳng có gì đặc biệt về người đó cả. Nhưng đây là tình huống duy nhất. Trong tình huống này, nỗi kinh hoàng về cái chết là vô nghĩa. Cái chết sắp xảy ra đến mức không còn vấn đề về sự tồn tại.

Trên chiến trường, có khả năng sống sót nào đó bởi vì một số người chết trong khi số khác lại sống sót, và do vậy nỗi kinh hoàng nào đó còn lại. Nhưng trên cánh đồng chết thì thậm chí một chút xíu khả năng đó cũng không có đó. Vào khoảnh khắc của cái chết, cái ảo tưởng rằng 'Mình là thân thể' bỗng nhiên biến mất. Nỗi kinh hoàng cái chết biến mất bởi vì không có lối thoát. Thế thì sự kiện thân thể chết là điều chắc chắn, định mệnh. Đó là số mệnh của thân thể; không có cách nào cứu nó.

Khoảnh khắc người ta nhận ra rằng cái chết là bản chất của thân thể, bỗng nhiên vấn đề trở thành rõ ràng rằng cái ở bên ngoài thân thể chưa bao giờ sinh và do vậy không có vấn đề về cái chết của nó. Vậy, cũng với linh hồn nữa, hoảng hốt tan biến, bởi vì không có lí do gì để mà sợ cái không thể nào chết được. Nỗi sợ nảy sinh là do thân thể và linh hồn trở thành bị đồng nhất với nhau. Nó nảy sinh bởi vì tiếng nói bên trong nói, 'Mình sẽ không chết,' còn tiếng nói bên ngoài lại nói, 'Mình chắc chắn chết!' Những tiếng nói này trở nên lẫn lộn. Chúng ta không nhận biết rằng hai giai điệu khác nhau này quyện lẫn vào nhau, và chúng ta lắng nghe chúng cứ dường như chúng là giai điệu của cùng một nhạc cụ. Đó là sai lầm.

Trong dốt nát của mình bao giờ cũng có nỗi hoảng sợ về cái chết, nhưng chúng ta cứ sống dường như không có cái chết. Mỗi khoảnh khắc người dốt nát lại sống cứ dường như không có cái chết, nhưng người đó vẫn nhận biết rằng cái chết có thể xảy ra vào bất kì lúc nào. Người đó sống ở hai mức khác nhau. Cuộc sống cho người đó đã chẻ ra thành hai phần: chu vi đã trở nên tách rời với trung tâm; sóng đã trở thành tách rời với biển; dạng đã trở thành tách rời với vô dạng. Tuy nhiên, người ta không thể chạy thoát khỏi cái chết. Điều ngạc nhiên là với việc biết của chúng ta, một thứ cứ tự nó xuất hiện rằng nó là ảo tưởng. Bởi việc biết của chúng ta, chỉ đau đớn hợp lí là dừng lại.

Shankaracharya bao giờ cũng lấy thí dụ về chiếc dây thừng trông có vẻ như con rắn trong bóng tối. Nhưng thí dụ này là không chính xác bởi vì bằng việc tới gần bạn có thể biết rằng nó là dây thừng. Và một khi bạn biết rằng nó là dây thừng, dù bạn có ở xa nó đến bao nhiêu, nó vẫn trong không giống con rắn.

Nhưng ảo giác của cuộc sống không giống thế. Ảo giác của cuộc sống giống như chiếc que bị dìm vào trong nước. Trong nước nó sẽ có vẻ như bị cong, nhưng khi bạn rút nó ra khỏi nước, nó lại thẳng. Nếu bạn lại dìm nó vào nước, nó lại trông thành cong. Thế rồi nếu bạn nhúng tay mình vào nước bạn sẽ thấy rằng que vẫn thẳng, nhưng nó trông vẫn có vẻ cong. Chỉ bởi việc biết của bạn rằng nó là thẳng, cái vẻ xiên của que không biến mất. Nhưng với việc biết của bạn, bạn không còn hành xử cứ dường như là trong ảo giác rằng nó bị cong nữa.

Ảo tưởng của chúng ta về cuộc sống không giống như ảo tưởng về chiếc dây thừng trông giống như con rắn, nhưng giống như ảo tưởng về chiếc que thẳng có vẻ cong ở trong nước. Chúng ta biết rất rõ rằng cái que không cong, nhưng chỉ có vẻ thế thôi. Cái que thậm chí có vẻ cong ngay cả với các nhà khoa học vĩ đại nhất, người đã thực nghiệm và người biết rằng bằng việc nhúng cái que vào nước thì nó không trở thành cong. Vậy, cái dáng vẻ vặn vẹo này là do giác quan của chúng ta. Tri thức của chúng ta chẳng liên quan gì với nó cả.

Do đó, khác biệt là thế này: rằng bạn sẽ không tin rằng cái que cong, mà nó chỉ có vẻ là cong thôi. Vấn đề được chia thành hai mức khác nhau. Tại mức của việc biết, cái que là thẳng. Tại mức của việc thấy, nó là cong. Không có ảo tưởng trên cả hai mức này.

Tại mức độ của việc sống có thân thể là bên ngoài và tại mức độ sự tồn tại có atma - linh hồn. Với người biết, thì thế giới này không bị mất đi. Với người đó thế giới chỉ là hệt như nó hiện hữu cho bạn. Có lẽ, với người đó thế giới này còn rõ ràng hơn trong viễn cảnh và dáng vẻ của nó. Chẳng có gì bị mất đi cho người đó cả, và người đó không trong bất kì ảo tưởng nào. Người đó biết rằng hình dạng được sinh ra do giác quan và giống như chiếc que có vẻ cong trong nước. Bởi vì các tia sáng bị cong và thay đổi trong khi đi vào nước, nên cái que cũng có vẻ cong. Trong không trung, các tia sáng không bị cong, cho nên cái que có vẻ thẳng. Cái que không cong nhưng các tia sáng cong khi đi qua nước. Do đó, chúng ta thấy cái que như bị bẻ gập lại.

Sự tồn tại vẫn như nó hiện hữu, nhưng trong khi đi qua các giác quan của chúng ta thì tia sáng của tri thức trở nên bị cong. Tia sáng của tri thức thay đổi do trung gian mà qua đó mọi thứ được biết. Nếu tôi đeo kính xanh, mọi thứ sẽ trông thành xanh. Khi tôi bỏ kính ra, tôi thấy rằng mọi thứ là trắng. Nếu tôi đeo kính vào, tôi thấy mọi thứ là xanh. Tôi biết rằng mọi thứ xuất hiện mầu xanh là do kính, cho nên tôi sẽ không trong ảo tưởng thêm nữa. Nhưng tôi có thể tiếp tục cứ đeo kính và mọi thứ sẽ tiếp tục xuất hiện là mầu xanh. Tuy nhiên, mặc dầu tôi sẽ biết rất rõ rằng linh hồn - bản thể - là bất tử, tri thức rằng thân thể là hướng cái chết cũng vẫn tiếp tục.

Mặc cho hiểu biết của tôi rằng sự tồn tại của biển là vĩnh hằng, trò chơi của sóng vẫn cứ tiếp tục. Nhưng bây giờ tôi biết rằng nó xuất hiện như vậy là do kính. Kính là mắt của giác quan, còn điều bạn thấy qua chúng thì không nhất thiết là điều thực.

Đó là lí do tại sao những phát biểu của những người như Phật, Mahavira hay Jesus được đưa ra từ hai bình diện khác nhau - một của linh hồn và một của thân thể. Khó khăn của chúng ta là ở chỗ chúng ta đang lẫn lộn cả hai bình diện bên trong mình, thế thì một cách tự nhiên chúng ta cũng lẫn lộn các phát biểu của họ. Đôi khi Phật nói cứ dường như là ông ấy là thân thể. Ông ấy nói, 'Ananda, ta khát. Đem nước lại đây.' Linh hồn không bao giờ khát. Chính thân thể mới cảm thấy khát. Bây giờ Ananda có thể nghĩ rằng thân thể không có đó chút nào, đấy chỉ là cái tên và hình dạng, chỉ là bong bóng, 'Cho nên làm sao nó có thể trở nên khát được?' Một khi bạn đã biết rằng không có thân thể, thế thì cơn khát tới từ đâu?

Thế rồi ngày hôm sau, khi Phật nói, 'Ta không sinh chút nào cho nên ta sẽ không bao giờ chết,' điều đó tạo ra khó khăn cho người nghe. Khó khăn của người nghe là ở chỗ người đó nghĩ rằng với tri thức thì sự tồn tại sẽ thay đổi. Thực tế, bằng việc biết, sự tồn tại không thay đổi; chỉ động thái của người ta mới thay đổi.

Khi Phật nói rằng ông ấy khát, ông ấy chỉ nói rằng thân thể ông ấy khát - rằng thân thể này, cái là bong bóng của tên tuổi và hình dáng, là khát, và nếu nước không được trao thì nó sẽ sớm nổ tung. Nhưng khó khăn của người nghe là ở chỗ bởi vì người đó đang sống trong trạng thái lẫn lộn nên người đó không có khả năng phân biệt phát biểu nào đang tới bình diện nào, cho nên người đó lẫn lộn nghĩa của chúng nữa.

Simone Wei đã viết một cuốn sách có tên Cấp bậc của ý nghĩa. Con người càng vĩ đại, người đó càng sống trên những mức độ vĩ đại khác nhau vào mỗi lúc. Người đó phải sống như thế bởi vì người đó phải nói từ mức độ của những người mà người đó gặp. Bằng không, mọi việc nói đều trở thành vô nghĩa. Nếu Phật nói với bạn từ mức độ cao nhất của ông ấy, điều đó sẽ vô dụng. Bạn sẽ coi ông ấy là điên. Điều thông thường xảy ra là những kiểu người này thường bị coi là điên. Lí do cho điều đó là ở chỗ bất kì điều gì họ nói đều có vẻ như đã được người điên nói ra. Do vậy, nếu họ nói từ mức độ của họ, họ sẽ bị qui là điên khùng.

Nếu họ phải nói từ mức độ của bạn, họ sẽ phải bước xuống. Họ sẽ phải bước xuống mức độ nơi bạn có thể hiểu họ. Thế thì họ sẽ không có vẻ là điên. Vậy họ sẽ phải nói từ nhiều mức độ hiện có trong số những người tới với họ.

Người ta có thể nói rằng nhiều người mà Phật nói cho sẽ tới ông ấy dưới dạng tấm gương. Mọi tấm gương này đều tạo ra hình ảnh tách bạch riêng của họ về Phật, và hình ảnh là trung thành như bề mặt của bản thân tấm gương. Hình ảnh phải sánh đúng với gương. Vậy, một chiếc gương lồi sẽ mở rộng ảnh ra trong khi chiếc gương lõm làm ngắn nó lại. Nếu điều này mà không như vậy, thì gương sẽ không hài lòng, và thế thì gương sẽ phải bị đập ra hay thay đổi.

Đó là lí do tại sao các phát biểu của những người như Phật được bắt gặp trên nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi chỉ trong một phát biểu sẽ có nhiều mức. Điều này là vì khi một người như Phật bắt đầu nói, ông ấy làm như vậy từ mức độ riêng của mình và khi ông ấy dừng nói, ông ấy đã đi xuống mức độ nơi bạn đang hiện hữu. Nhiều lần trong một câu có hành trình dài - bởi vì khi ông ấy bắt đầu nói thì nó là từ mức nơi ông ấy đang ở. Ông ấy bắt đầu với những trông mong lớn lao về bạn; thế rồi dần dần ông ấy phải hạ bớt các trông mong của mình, và trong phát biểu cuối cùng của mình, ông ấy đạt tới nơi bạn đang hiện hữu.

Mức của ông ấy và mức của bạn biểu thị cho hai phân chia sâu sắc, nhưng điều này không có nghĩa là hai mức này là rất xa nhau hay tách biệt hay khác nhau. Chúng giống như là mức của biển và sóng. Biển đôi khi có thể không có sóng, nhưng sóng không bao giờ có thể có mà không có biển. Cái vô hình dạng có thể có mà không có hình dạng, nhưng hình dạng không bao giờ có thể có mà không có cái vô hình dạng.

Nhưng nếu chúng ta nhìn vào ngôn ngữ của mình, điều thú vị là thấy rằng nó đảo ngược lại. Theo ngôn ngữ chúng ta, trong từ nirakar, vô hình dạng, lại có từ sakar, hình dạng. Nhưng vô hình dạng lại không trong từ hình dạng. Trong ngôn ngữ, trong từ vô hình dạng, thì từ hình dạng sẽ phải có đó; nhưng nó sẽ có đó nếu từ hình dạng không bao hàm vô hình dạng. Ngôn ngữ do chúng ta tạo ra, nhưng trong sự tồn tại tình huống là đảo ngược lại. Trong sự tồn tại có thể có vô hình dạng mà không có hình dạng, nhưng không thể có hình dạng mà lại không có vô hình dạng.

Tất cả các từ của chúng ta đều giống thế. Trong từ ahimsa, bất bạo lực, thì từ himsa, bạo lực là cần thiết. Nhưng trong từ bạo lực, thì bất bạo lực lại không cần thiết. Tuy nhiên, trong cuộc sống điều thú vị là để ý rằng để cho bạo lực tồn tại, thì bất bạo lực là cần thiết; nó là điều không tránh khỏi. Nhưng bất bạo lực có thể có đó mà không có bạo lực. Chúng ta tạo ra ngôn ngữ và chúng ta tạo ra nó theo nhu cầu của mình. Với chúng ta thì thế giới có thể hiện hữu mà không có Thượng đế, nhưng làm sao Thượng đế có thể hiện hữu mà không có thế giới?

Đây không phải là hai điều khác nhau. Do đó, vũ trụ vĩ mô có thể tồn tại mà không có vũ trụ vi mô; không khó khăn gì cho biển tồn tại mà không có sóng. Nhưng làm sao sóng có thể hiện hữu mà không có biển được? Sóng là rất nhỏ, và nó là phụ thuộc vì chính bản thể nó lại tuỳ theo biển. Nếu biển bao quanh nâng nó lên, thì nó có đó. Biển chăm nom nó từ đủ mọi phía. Nếu biển thả nó ra, nó mất tiêu.

Hai điều này là không tách rời, nhưng tôi phải nói rằng chúng là tách rời để cho sóng sẽ không bị ảo tưởng rằng nó là bất tử, vô hình dạng và vĩnh hằng. Nếu sóng nghĩ bản thân nó tách rời, thế thì có khả năng cho ảo tưởng này và các hậu quả của nó. Nhưng nếu sóng là một với biển, không có ảo tưởng. Nếu kinh nghiệm là kinh nghiệm về cái một, thế thì nó sẽ nói, 'ta không có đó chút nào; chỉ có duy nhất biển.' Theo cách này, Jesus cứ lặp lại mãi, 'Ta không có đó, chỉ cha ta trên trời là hiện hữu.'

Cho nên chúng ta trong khó khăn. Hoặc là chúng ta muốn được chỉ cho Thượng đế ở trên thiên đường để cho chúng ta có thể tìm ra ngài là ai và ngài ở đâu, hay chúng ta sẽ bảo Jesus điên bởi vì chúng ta không hiểu điều ông ấy đang nói. Jesus đã nói, 'Ta là biển, không phải là sóng,' nhưng chúng ta đã chẳng thấy gì khác ngoài sóng. Biển chỉ là một từ với chúng ta. Cái là sự tồn tại đích thực thì chỉ là một từ đối với chúng ta, còn cái chỉ là dáng vẻ chúng ta lại coi là chân lí.

Linh hồn không được biết tới với chúng ta, nhưng thân thể thì hàng ngày được chúng ta nhìn thấy. Cái mà hàng ngày được thấy trở thành chân lí cho chúng ta. Đó là lí do tại sao tôi đã nói rằng thân thể là hướng cái chết và bản thân nó là cái chết. Linh hồn là bất tử, không hướng cái chết. Nhưng trên tính bất tử của nó lại có điệu vũ của cái chết trên thân thể.

Chúng ta không có khó khăn trong việc hiểu biển và sóng bởi vì chúng ta đã không thấy bất kì sự thù nghịch nào giữa chúng. Nhưng cái bất tử và cái chết lại khó hiểu bởi vì chúng ta đã giả thiết chúng là kẻ thù; đó là niềm tin của chúng ta. Khi tôi nói về biển và sóng, sự tồn tại của chúng được gắn chặt chẽ với nhau, cho nên dường như không có đối lập nào. Nhưng cái bất tử và cái chết lại dường như là kẻ thù tuyệt đối - như các đối lập. Dường như chúng không bao giờ có thể là một. Nhưng chúng cũng là một đấy. Bạn càng biết về cái chết gần hơn và sâu hơn, bạn sẽ càng thấy rằng cái chết chẳng là gì khác hơn sự thay đổi.

Sóng cũng thay đổi. Bạn càng tìm kiếm sâu vào trong cái bất tử, bạn sẽ càng thấy nó không là cái gì khác hơn cái vĩnh hằng. Sự tồn tại của bất kì cái gì có vẻ như trong đối lập trong thế giới này đều dựa trên cái đối lập của nó. Khó khăn của chúng ta là ở chỗ đối với chúng ta nó dường như đối lập. Chúng ta duy trì tách biệt giữa cái chết và cái bất tử - nhưng cái chết không thể tồn tại mà không có cái không chết. Để cái chết tồn tại, nó phải kiếm sự hỗ trợ của cái không chết. Chừng nào mà cái chết có đó, nó đều cần sự hỗ trợ của cái là bất tử.

Ngay cả để dối trá tồn tại, nó chỉ có làm được như vậy với sự hỗ trợ của chân lí. Để dối trá tồn tại, nó cũng phải công bố rằng nó là chân lí. Chân lí không bao giờ công bố là chân lí, nhưng dối trá bao giờ cũng công bố rằng nó là chân lí. Nó không thể đi được một li mà không có công bố như vậy. Nó phải công bố om sòm, 'Chú ý đây; ta đang tới đây. Ta là chân lí.' Nó mang nhiều xác nhận với nó để chứng minh tại sao nó lại là chân lí.

Chân lí không cần xác nhận; nó không cần sự hỗ trợ từ dối trá. Nếu chân lí lấy hỗ trợ của dối trá, nó sẽ gặp khó khăn. Nếu dối trá không lấy hỗ trợ của chân lí, thế thì dối trá sẽ gặp khó khăn.

Với tính bất tử, hỗ trợ của cái chết là không cần thiết, nhưng chỉ trong mối quan hệ với khái niệm về bất tử mà sự xuất hiện của cái chết mới được hiểu. Sự tồn tại thuần khiết không có nhu cầu cho cái thay đổi được, nhưng cái đang thay đổi có thể được hiểu chỉ trong mối quan hệ với cái không đổi. Một điều là chắc chắn, đó là chúng ta hiểu chỉ cái thay đổi được - bởi vì đó là điều chúng là gì. Đó là lí do tại sao, bất kì khi nào chúng ta nghĩ về cái bất tử, chúng ta cố gắng hiểu nó chỉ thông qua cái có thể thay đổi được. Không có cách khác.

Hoàn cảnh của chúng ta giống như người trong bóng tối cố gắng đoán ánh sáng là gì. Người đó không có cách khác. Bóng tối chỉ là một dạng rất lờ mờ của ánh sáng. Nó là hoàn cảnh của ánh sáng tối thiểu có thể có. Nơi không có ánh sáng chút nào, thì cũng không có điều như bóng tối. Ánh sáng có thể có hoặc có thể ở bên ngoài khả năng của mắt chúng ta để nắm bắt nó.

Các giác quan của chúng ta nắm bắt mọi vật chỉ trong những giới hạn nào đó. Bằng không, các tia sáng cường độ cao thường xuyên qua chúng ta sẽ làm cho chúng ta mù ngay lập tức nếu chúng ta định nhìn vào chúng. Chừng nào mà chúng ta còn chưa biết tia x là gì, chúng ta cũng không biết rằng các tia của tia x có thể xuyên qua thân thể con người. Chúng ta không biết rằng bức ảnh về bộ xương bên trong mình có thể được chụp từ bên ngoài. Nếu không phải hôm nay, thì ngày mai chúng ta có thể có khả năng tìm ra một tia có thể xuyên thấu qua tế bào ban đầu của một đứa trẻ mới thụ thai trong bụng mẹ nó và có thể cho chúng ta thấy toàn bộ khoảng sống của đứa trẻ đó sẽ là gì sau việc sinh của nó. Và có khả năng cho điều này xảy ra.

Nhiều kiểu tia xuyên qua chúng ta, nhưng mắt chúng ta không thể bắt được chúng. Điều chúng ta gọi là bóng tối đơn giản là ánh sáng mà mắt chúng ta không có khả năng thấy. Bởi vì mắt chúng ta không thể thấy những tia sáng nào đó, nên với chúng ta chúng dường như không là gì nhiều hơn bóng tối.

Điều chúng ta gọi là bóng tối thì chỉ là ánh sáng mà mắt chúng ta không thể thấy được. Do đó, bất kì suy diễn nào mà một người đứng trong bóng tối làm ra về ánh sáng đều rất có thể sai, vì bóng tối chỉ là một dạng, cái bóng của ánh sáng. Mặc dầu cái chết chỉ là sự thay đổi về hình dạng của cái bất tử, bất kì suy diễn nào được rút ra về cái bất tử từ một người đang quan sát cái chết thì cũng đều sai cả. Nếu chúng ta biết bất tử là gì, chỉ thế thì cái gì đó mới xảy ra; bằng không chẳng cái gì xảy ra cả.

Mọi người bị cái chết bao quanh chỉ hiểu cái bất tử có nghĩa là chúng ta sẽ không chết. Nhưng họ sai. Người biết bất tử là gì thì biết rằng mình chưa bao giờ có đó chút nào. Sự khác biệt là rất sâu sắc và nền tảng. Một người đang thấy cái chết cứ nghĩ rằng nếu đúng là linh hồn là bất tử thì mình sẽ không chết. Suy nghĩ của người đó là hướng tương lai. Người đó đang sống trong tương lai và lo nghĩ về nó, cho nên hiểu biết của người đó sẽ là hướng tương lai. Nhưng người biết bất tử là gì thì sẽ nói, 'Mình không có đó chút nào; mình chưa bao giờ sinh.' Người đó sẽ hướng quá khứ.

Bởi vì tất cả mọi tri thức khoa học đều bị bao quanh bởi cái chết, nên khoa học bao giờ cũng nói về tương lai. Và vì toàn bộ tôn giáo được bao quanh bởi cái bất tử, nên nó bao giờ cũng nói về quá khứ - về nguồn gốc, không về mục đích. Nó quan tâm tới cội nguồn cơ sở. Tôn giáo nói về thế giới này đã từ đâu tới, từ đâu chúng ta đã tới. Tôn giáo nói rằng nếu chúng ta biết hoàn toàn chúng ta đã tới từ đâu - cội nguồn của chúng ta và sự bắt đầu của chúng ta - thì chúng ta sẽ không lo nghĩ về nơi chúng ta sẽ đi, bởi vì chúng ta không thể đi bất kì đâu ngoài việc trở về cội nguồn đó. Nguồn gốc của chúng ta là định mệnh của chúng ta, việc tìm kiếm của chúng ta, mục đích của chúng ta.

Suy nghĩ tôn giáo quan tâm tới việc tìm về nguồn gốc - với nguồn gốc là gì. Từ đâu mà thế giới này tới? Từ đâu mà sự tồn tại này, linh hồn này, thế giới này tới? Suy nghĩ tôn giáo là trong việc tìm về quá khứ, về nguồn gốc của chúng ta. Mọi khoa học đều là việc tìm hướng tương lai - về nơi chúng ta đi tới, chỗ chúng ta sẽ đạt tới, điều chúng ta sẽ trở thành, cái gì sẽ xảy ra ngày mai, mục đích là gì. Việc tìm của khoa học được tiến hành bởi những người hướng cái chết. Suy nghĩ tôn giáo được thực hiện bởi những người mà cái chết đã chấm dứt mang bất kì ý nghĩa gì.

Điều thú vị là để ý rằng cái chết bao giờ cũng là trong tương lai. Cái chết chẳng liên quan gì tới quá khứ. Bất kì khi nào bạn đang nghĩ về cái chết, quá khứ cũng không có hậu quả gì, không quan trọng gì. Cái chết nằm ở trong ngày mai, nhưng nguồn gốc mà từ đó cuộc sống đã tới thì bao giờ cũng là hôm qua. Từ đâu cuộc sống đang tới, nơi mà dòng sông Hằng tuôn chảy, là ngọn nguồn, Gangtori. Nhưng nơi dòng sông Hằng sẽ làm trống rỗng bản thân nó là biển cả. Nó bắt đầu trong hôm qua và sẽ kết thúc trong ngày mai.

Vậy một người bị bao quanh bởi cái chết bao giờ cũng rút ra kết luận được cái chết tô mầu. Điều là thực với bình diện cao hơn chỉ có thể là sự phỏng đoán theo phần của bình diện thấp hơn. Sự kiện của bình diện thứ hai chỉ nên được đánh giá bởi kinh nghiệm của bình diện thứ hai. Do đó, điều thú vị là để ý rằng người biết tới bình diện thứ hai thì một cách tự nhiên biết luôn cả bình diện thứ nhất nữa, nhưng người biết bình diện thứ nhất lại không nhất thiết biết tới bình diện thứ hai. Đó là lí do tại sao, nếu chúng ta mô tả Phật, Krishna và Christ như những người thông minh và trí huệ cao, thì đấy là do một lí do đặc biệt: họ biết tất cả các bình diện; chúng ta chỉ biết một bình diện. Đó là lí do tại sao điều họ nói nhiều nghĩa hơn. Và bất kì điều gì chúng ta biết, họ chắc chắn biết. Không có khó khăn trong điều này. Họ đã biết cái chết; họ cũng đã biết khổ, giận dữ và bạo hành. Kinh nghiệm của họ là kinh nghiệm về tất cả các bình diện.

Tại các nước phương Tây mọi tri thức đều chỉ là sự tích luỹ trên cùng một bình diện. Bất kì điều gì Einstein có thể đã biết, khác biệt giữa tri thức của ông ấy và của chúng ta đơn giản chỉ là định lượng. Chẳng hạn, chúng ta chỉ có thể đo cái bàn này, nhưng ông ấy có thể đo toàn thế giới. Khác biệt này là ở số lượng hay mức độ. Không có khác biệt chất lượng. Điều này có nghĩa là ông ấy không biết cái gì đó khác với điều bạn có thể biết, nhưng điều ông ấy biết chỉ là sự mở rộng về mặt số lượng của điều có thể được biết tới đối với bạn. Bạn có thể biết ít, ông ấy biết nhiều hơn. Bạn chỉ có một đô la, ông ấy có thể có cả triệu. Nhưng một đô la của bạn và triệu đô la của ông ấy là không khác nhau về chất lượng. Cái ông ấy có không khác với cái bạn có.

Khi chúng ta gọi Phật hay Mahavira là gyanis, người biết, điều chúng ta ngụ ý là khác. Có thể là trên bình diện của mình, chúng ta có thể biết nhiều hơn họ biết, nhưng việc chúng ta gọi họ là gyanis có nghĩa là họ biết cái gì đó ở bình diện khác mà về điều đó chúng ta không biết gì cả. Họ đã đi vào trong chiều hướng mới có khác biệt về chất.

Nếu Mahavira và Einstein mà gặp nhau, thậm chí có thể xảy ra là Mahavira sẽ tỏ ra là người không biết về mọi thứ mà Einstein đã biết. Ông ấy có thể không có tích luỹ tri thức nhiều như Einstein. Mahavira có thể nói, 'Tôi chỉ có thể đo được cái bàn này thôi; ông có khả năng đo cả trái đất. Ông thậm chí có khả năng biết khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng hay các vì sao; tôi không thể làm được điều đó. Nếu tôi có thể đo được căn phòng này, thì thế cũng đủ cho tôi rồi. Những dẫu vậy, tôi vẫn nói rằng ông không hiểu biết nhiều hay không có tri thức nhiều bằng tôi bởi vì ông chỉ biết cái là lí lẽ thông thường.'

Nếu căn phòng này có thể được đo, các vì sao cũng có thể được đo. Không có siêu việt trong khi làm điều đó. Bên trong Einstein không có chuyển hoá hay thay đổi; ông ấy không phải là người khác. Ông ấy vẫn còn là con người cũ, mặc dầu ông ấy hiệu quả hơn ở nơi chúng ta không hiệu quả. Chỉ mỗi điều là ông ấy có tốc độ lớn hơn nhiều trên cùng một bình diện, trong khi chúng ta rất chậm. Einstein đã du hành xa trên cùng một bình diện nơi chúng ta đã du hành chút xíu. Einstein đã đi sâu vào chỗ người khác chỉ chạm vào ngoại vi, nhưng Einstein đã không di chuyển vào bình diện khác.

Khi chúng ta gọi Phật hay Mahavira hay những người khác thuộc loại của họ là người biết, chúng ta ngụ ý rằng họ đã đi ra ngoài bình diện của cái chết tới chỗ họ đã biết cái bất tử, và điều họ nói cho chúng ta về cái này là vô giá. Chúng ta có thể hiểu nó theo cách này: nếu một người chưa bao giờ say rượu đưa ra phát biểu về say rượu, thế thì phát biểu này vô giá trị. Nếu một người đã uống rượu say mà đưa ra phát biểu về say rượu, thế thì điều đó cũng vô giá trị. Nhưng phát biểu của người đã say rượu nhưng lại vượt ra ngoài nó thì có giá trị.

Người chưa say rượu chút nào là trẻ con. Phát biểu của người đó sẽ ngây thơ. Đó là lí do tại sao những người chưa bao giờ say bất kì rượu nào đã không có khả năng hiểu được những người uống rượu. Những người uống rượu nói, 'Chúng tôi đã biết điều anh biết, nhưng bây giờ chúng tôi biết điều gì đó còn hơn thế.' Nếu bạn uống rượu, thế thì bạn có thể nói điều gì đó về nó. Nhưng những người đã tự say hoàn toàn và rồi đã bỏ nó thì có điều gì đó hơn để nói. Người say rượu sẽ lắng nghe họ.

Tại châu Âu và châu Mĩ, có những hội người nghiện rượu. Alcoholics Anonymous là một tổ chức lan rất rộng. Chỉ những người đã có lần nghiện rượu mới có thể trở thành thành viên của tổ chức này, và phong trào này đã bắt đầu để làm cho những người nghiện khác từ bỏ uống rượu. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ những hội người nghiện rượu như vậy có thể làm cho người khác cũng nghiện rượu lại từ bỏ uống rượu rất nhanh chóng, bởi vì điều những người nghiện rượu đó nói là tới từ sự chín muồi của họ. Phát biểu của họ được những người uống rượu hiểu rõ hơn bởi vì điều họ nói là từ kinh nghiệm. Họ cũng đã say sưa và đi loạng choạng và ngã lăn ra lặp đi lặp lại, và họ đã trải qua tất cả các kinh nghiệm của kẻ say. Đó là lí do tại sao phát biểu của họ, tới từ kinh nghiệm, lại có giá trị.

Nhưng điều này tôi đã nói ra chỉ là cách đưa ra minh hoạ. Dù bạn có uống rượu hay không uống hay từ bỏ uống rượu, cũng chẳng có khác biệt gì trong bình diện bạn đang đứng. Bạn vẫn trên cùng mặt phẳng. Sự khác biệt chỉ là ở các bậc thang khác nhau trên cùng chiếc thang. Nhưng một khi bạn kinh nghiệm cái bất tử, có thay đổi về bình diện. Tác động lớn lao của các giáo huấn của Phật, Mahavira và Christ là do sự kiện là mặc dầu họ biết điều chúng ta thường biết, họ cũng biết cái gì đó bên ngoài cái mà chúng ta biết. Từ tri thức mới đó mà họ có, họ có thể nói rằng đã có sai lầm nền tảng trong việc biết của chúng ta.

Trong khi thảo luận về Mahavira, Thầy đã nói rằng Mahavira đã đạt tới tự hiểu hoàn toàn trong lần sinh trước của mình và rằng ông ấy đã lấy lần sinh nữa do từ bi chỉ để diễn đạt và nói cho những người khác về điều ông ấy đã thấy và đã biết. Tương tự, thầy đã nói rằng Krishna đã hoàn toàn chứng ngộ từ chính việc sinh của ông ấy. Trước đây, khi tôi thảo luận với Thầy tại Jabalpur, tôi có trực giác rằng điều Thầy đã nói về Mahavira và Krishna cũng áp dụng được cho Thầy. Có đúng là Thầy cũng lấy việc sinh từ lòng từ bi không? Trong hoàn cảnh này, xin Thầy chiếu sáng lên những lần sinh trước của Thầy và những thành tựu của Thầy trong chúng sao cho điều đó có thể có ích cho những người tìm kiếm? Xin Thầy giải thích lỗ hổng thời gian giữa lần sinh cuối của Thầy và lần sinh này là gì?

Trong mối liên quan này, nhiều điều phải được nhớ trong tâm trí. Trước hết, liên quan tới việc sinh của những người như Mahavira, điều đó nên được hiểu rằng khi việc đạt tới tự hiểu của họ được hoàn tất trong một kiếp đặc biệt, chính sự tự do hoàn toàn của họ là ở việc chọn liệu có lấy lần sinh nữa hay không. Chính sự kiện là nếu họ lấy việc sinh thành, việc sinh đó được lấy với tự do chọn lựa hoàn toàn.

Không lần sinh nào trước việc đạt tới tự hiểu lại được lấy từ tự do cả. Người ta không có chọn lựa trong các lần sinh khác. Những lần sinh khác là do cưỡng bách của định mệnh của chúng ta - dường như chúng ta bị đẩy tới hay bị lôi kéo vào việc sinh bởi những hành động quá khứ của mình và bị lôi kéo tới bởi ham muốn của mình về tương lai. Vậy, sinh thông thường là một biến cố người ta không tự tự lo liệu được.

Chỉ trong ý thức đầy đủ mới có cơ hội cho việc chọn lựa - chỉ khi người ta đã biết đầy đủ về cái ta. Vị trí đó được đạt tới khi không cái gì thêm nữa còn cần được biết tới. Một khoảnh khắc như vậy tới khi người ta có thể nói rằng 'không có tương lai cho tôi bởi vì với tôi không có ham muốn. Không cái gì sẽ tạo ra bất kì bất hạnh cho tôi nếu tôi không có được nó.' Tình huống này, nơi lần đầu tiên bạn có chọn lựa, xảy ra khi người ta đã đạt tới đỉnh cao nhất.

Mối quan tâm lớn và một trong những bí ẩn sâu sắc nhất của cuộc sống là ở chỗ những người ham muốn được tự do thì không thể được tự do còn những người không có ham muốn chút nào lại trở nên tự do. Những người có ham muốn lấy việc sinh tại một nơi đặc biệt hay trong một gia đình đặc biệt thì không có chọn lựa ngoài việc làm như vậy. Nhưng những người có tự do có thể lấy việc sinh ở bất kì đâu mà họ chọn, nếu họ ham muốn như vậy, cho dù họ có thể không thực hiện việc chọn lựa của mình.

Tự do chọn lựa có đó để lấy chỉ một lần sinh nữa - không phải bởi vì sẽ không có bất kì tự do nào để lấy lần sinh khác, mà bởi vì sau một lần sinh nữa thì ham muốn dùng tự do như vậy bị mất.

Tự do còn lại mãi mãi. Trong kiếp sống này, nếu bạn đạt tới kinh nghiệm tối thượng, thế thì bạn sẽ có tự do đó. Nhưng điều thường xảy ra là ở chỗ sau khi đạt tới tự do này, ham muốn dùng nó không mất đi ngay. Và tình huống này có thể được sử dụng.

Nhưng những người đã nhìn sâu vào vấn đề này đều đã cảm thấy rằng đây cũng là một kiểu tù túng. Đây là lí do tại sao người Jaina, người đã tìm kiếm sâu theo hướng này - hơn bất kì nỗ lực tôn giáo nào khác trên thế giới này - đã mô tả tù túng này là teerthankara gotrabandh, ham muốn là thầy giáo để hướng dẫn người khác hướng tới chứng ngộ. Đây là tù túng cuối cùng. Nó là tù túng với tự do đầy đủ - tù túng cuối cùng, chỉ với một ham muốn cuối cùng để dùng nó.

Tuy nhiên đấy vẫn là một ham muốn. Đó là lí do tại sao có nhiều người đã đạt tới chứng ngộ, nhưng tất cả trong họ không thể trở thành teerthankara. Để là một teerthankara, để dùng được tự do này, cần phải có một chuỗi các hành động kiểu quá khứ đặc biệt. Một chuỗi dài về ham muốn là thầy giáo là cần thiết. Nếu gắn bó này để là thầy giáo mà tồn tại, thì nó sẽ cho cái đẩy cuối cùng. Thế thì bất kì cái gì được biết sẽ được nói ra, bất kì cái gì được kinh nghiệm sẽ được mô tả, và bất kì cái gì thu được sẽ được phân phối.

Sau khi hiểu biết được đạt tới, không nhất thiết là mọi người phải lấy lần sinh khác. Do đó trong tình huống như vậy, trong hàng triệu người đã tự hiểu, chỉ một người mới chọn lấy thêm một lần sinh nữa. Đó là lí do tại sao người Jaina có một số trung bình cố định ít nhiều, rằng trong một srishti-kalpa, một thời kì sáng tạo, chỉ có thể có hai mươi bốn teerthankaras.

Điều đó có tác dụng như bất kì số trung bình nào khác. Chẳng hạn, chúng ta nói rằng ngày nay, về trung bình, biết bao nhiêu tai nạn sẽ xảy ra trên đường phố Bombay. Bản ghi về các tai nạn của ba mươi năm qua được tính tới, và con số trung bình được thảo ra. Việc dự đoán trở thành ít nhiều chính xác. Tương tự, việc xảy ra này của hai mươi bốn teerthankara cũng là con số trung bình. Chính là từ kí ức của nhiều thời kì sáng tạo mà con số trung bình được thảo ra.

Có những kí ức về nhiều thế giới đã từng được sinh ra và triệt tiêu của chúng, và trong những thời kì đó teerthankaras đã được sinh ra. Về trung bình, trong mỗi thời kì như thế, chỉ vào khoảng hai mươi tư người mới có khả năng duy trì lời cam kết lấy thêm một lần sinh nữa. Trong hoàn cảnh này, cũng nên nhớ rằng khi chúng ta nói về số tai nạn trên đường phố Bombay, chúng ta không nghĩ tới tai nạn trên đường phố London, hay tai nạn chỉ trên đường Marine Drive hay trên bất kì đường phố đặc biệt nào của Bombay.

Tính toán của người Jaina dựa trên con đường của riêng họ. Trong tính toán đó, con đường của Jesus, Krishna hay Phật không được tính tới. Nhưng điều thú vị là để ý rằng khi người Hindu thử tính trên con đường của mình, thì việc đếm của họ về những người như vậy cũng là hai mươi bốn. Tương tự, Phật tử cũng đếm hai mươi bốn cho con đường của họ. Đó là lí do tại sao ý tưởng về hai mươi bốn hoá thân kẹt lại cho tất cả. Người Jaina đã có ý tưởng về hai mươi bốn teerthankara còn Phật tử có ý tưởng về hai mươi bốn vị phật.

Trong những điều như vậy, Ki tô giáo và Mô ha mét giáo đã không đi sâu. Nhưng Mô ha mét giáo có nói rằng Mohammed không phải là người đầu tiên như vậy và rằng đã có những người như ông ấy trước đó. Bản thân Mohammed đã chỉ ra rằng bốn người đã tới trước ông ấy, nhưng việc nhận diện từ những chỉ dẫn đó vẫn còn mơ hồ và không đầy đủ. Con đường của Mohammed trong chuỗi trước ông ấy không thể được tìm thấy. Con đường chỉ được biết tới bắt đầu từ bản thân Mohammed. Không ai khác đã có khả năng đếm với cùng sự sáng tỏ mà Mahavira đã có trong việc đếm hai mươi bốn trong tín ngưỡng của ông ấy, bởi vì với Mahavira con đường đó đi tới kết thúc. Dễ dàng để sáng tỏ về các sự kiện quá khứ, nhưng Mohammed cũng phải nghĩ đến tương lai, và có khó khăn để rõ ràng.

Jesus nữa đã cố gắng đếm người trước ông ấy, nhưng việc tính của ông ấy lại mơ hồ bởi vì con đường của Jesus cũng là mới, bắt đầu từ ông ấy. Phật cũng có thể đếm không rõ ràng về những người trước mình; ông ấy chỉ đưa ra những tham khảo gián tiếp theo hướng đó.

Đó là lí do tại sao, trong việc tính về hai mươi bốn vị phật, không có ai trước Phật. Theo mối quan hệ này, người Jaina đã nghiên cứu sâu hơn và chân thực hơn. Họ đã giữ các bản ghi đầy đủ về tên và địa chỉ của hai mươi bốn người đó. Vậy, trên mọi con đường đều có hai mươi bốn cá nhân. Những cá nhân như thế chỉ lấy thêm một lần sinh sau khi chứng ngộ. Lần sinh đó, tôi đã nói với các bạn, chỉ là do lòng từ bi.

Trong thế giới này, không cái gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Lí do cho việc lấy lần sinh nữa có thể chỉ là một trong hai điều: hoặc có ham muốn hoặc có từ bi. Không có lí do thứ ba. Tôi có thể tới nhà bạn hoặc để cho cái gì đó hoặc để lấy cái gì đó. Không thể có lí do thứ ba. Nếu tôi tới nhà bạn để lấy cái gì đó, đó là ham muốn. Nếu tôi tới để cho cái gì đó, đấy là từ bi. Không có lí do hay mục đích thứ ba để tới nhà bạn.

Mọi việc sinh bắt nguồn từ ham muốn đều sẽ là phụ thuộc, bởi vì bạn có thể chẳng bao giờ độc lập trong điều kiện thèm muốn hay cầu xin. Làm sao người ăn xin có thể là độc lập được?

Người ăn xin không thể nào độc lập được, bởi vì tất cả mọi tự do đều nằm trong người cho. Tự do nào có thể có đó cho người ăn xin? Nhưng người cho có thể tự do. Cho dù bạn không lấy, người cho vẫn có thể cho. Nhưng nếu bạn không cho, người ăn xin không thể lấy. Không nhất thiết là chúng ta lấy tất cả những thứ mà Mahavira và Phật đã cho chúng ta, nhưng chắc chắn là họ đã cho. Việc lấy là không chắc chắn và có thể bị né tránh, nhưng việc cho là chắc chắn và xác định. Ham muốn phân phối cái được nhận, được hiểu hay được biết là tự nhiên, nhưng đấy là ham muốn cuối cùng. Do đó, nó cũng được gọi là tù túng. Những người đã biết đều mô tả điều đó là tù túng của hành động. Điều đó nữa cũng là tù túng - tù túng cuối cùng. Cho nên tôi sẽ phải tới nhà bạn. Tôi có thể tới hoặc để lấy hoặc để cho, nhưng tôi nhất định sẽ tới nhà bạn.

Cho dù tôi không định tới nhà bạn, điều đó cũng không khác biệt gì. Tôi sẽ phải tới nhà bạn. Nhưng có khó khăn lớn: vì mọi người thường tới nhà bạn chỉ để lấy cái gì đó còn bạn cũng tới nhà người khác chỉ để yêu cầu cái gì đó, nên tự nhiên sẽ khó hiểu ai đó tới cho bạn cái gì đó.

Tôi sẽ nói cho bạn một điều rất khó hiểu thường xảy ra bởi vì điều này. Vì bạn không có khả năng hiểu việc cho nghĩa là gì, nên nhiều lần những cá nhân như thế đã phải giả vờ lấy cái gì đó từ bạn. Điều đó sẽ vượt ra ngoài việc hiểu của bạn là những người từ bi thế cũng phải xem xét liệu có xin bạn thức ăn nào đó không. Đó là lí do tại sao mọi bài nói tôn giáo của Mahavira chỉ được cho sau bữa ăn. Những bài nói như vậy chỉ là một loại tạ ơn. Nó là việc tạ ơn về thức ăn bạn đã cho.

Nếu Mahavira phải tới xin thức ăn, bạn lập tức hiểu điều đó. Ông ấy sẽ nói với bạn vài lời để đáp lại, theo cách cám ơn, và sẽ ra đi. Bạn cảm thấy vừa lòng rằng mình đã cho hai lát bánh mì, một công việc quả thực rất hào phóng! Bạn sẽ không có khả năng hiểu rằng những con người từ bi như vậy cũng phải xem xét xem liệu bạn có khả năng nhận điều họ muốn cho hay không. Và nếu không có thu xếp nào với bạn để cho, bản ngã bạn sẽ thấy khó mà chấp nhận.

Đó là lí do tại sao chẳng có lí do gì để Mahavira hay Phật phải đi ăn xin và phải đòi hỏi thức ăn từ bạn - bởi vì bạn sẽ không thể nào dung thứ được cho người chỉ tới cho bạn. Bạn dứt khoát sẽ trở thành kẻ thù của người đó. Bạn sẽ thấy thật là kì cục khi nghĩ rằng bạn trở thành kẻ thù với người chỉ tới cho bạn và không cho bạn bất kì cơ hội nào để cho lại. Nếu người đó không đòi hỏi cái gì từ bạn, rào chắn sẽ được tạo ra giữa người đó và bạn.

Đó là lí do tại sao người như vậy nói chung hỏi xin bạn những thứ nhỏ bé. Đôi khi người đó hỏi xin bữa ăn, đôi khi về quần áo và đôi khi người đó nói người đó không có chỗ nghỉ. Người đó phải lấy cái gì đó từ bạn, và bạn trở nên không căng thẳng. Bạn đã trở nên bình đẳng với người đó, ở cùng mức độ, bởi vì bạn đã cho người đó cái gì đó nhiều hơn, còn người đó chẳng cho bạn cái gì ngoài đôi lời. Bạn đã cho người đó chỗ trú ngụ, quần áo hay tiền bạc. Người đó đã cho cái gì? Người đó chỉ kể cho bạn vài câu chuyện hay cho bạn lời khuyên nào đó.

Do đó Phật đã gọi các sannyasin của mình là bhikkhus - khất sĩ, và đã yêu cầu họ đi đây đó như kẻ ăn xin, bởi vì chỉ thế thì họ mới có thể cho. Họ sẽ phải đi đây đó trá hình làm kẻ ăn xin để tạo ra tình huống trong đó họ có thể dễ dàng cho.

Từ bi có vấn đề của riêng nó. Một người sống trên bình diện như vậy đang đối diện với những khó khăn lớn. Chúng ta không thể hiểu được người đó. Người đó sống giữa những người không hiểu ngôn ngữ của mình và bao giờ cũng sẽ hiểu lầm người đó. Điều này là không tránh khỏi, mặc dầu người đó không thấy phiền phức hay lo nghĩ về nó. Khi bạn hiểu lầm người đó thì không có lo nghĩ, bởi vì người đó biết rằng điều đó là tự nhiên và rằng bạn đang nghĩ và hiểu mọi thứ trên bình diện của riêng mình. Do đó, những người đã hiểu mọi người, người còn chưa phát triển khả năng dạy trong các kiếp quá khứ, biến mất, ngay khi họ trở nên chứng ngộ; họ không lấy lần sinh khác.

Trong mối liên hệ này, cũng đáng hiểu rằng việc lấy lần sinh thành của Mahavira và Phật trong hoàng gia là rất có ý nghĩa. Người Jaina đã quyết định một cách quả quyết rằng teerthankara phải lấy việc sinh thành chỉ trong hoàng gia. Có lần tôi đã nói rằng có câu chuyện về linh hồn của Mahavira đã đi vào bụng mẹ của một phụ nữ brahmin, và Thượng đế đã đổi cái bào thai đó để thuộc vào người phụ nữ kshatriya, bởi vì một teerthankara phải được sinh ra chỉ trong hoàng gia.

Tại sao? Bởi vì sau khi lấy việc sinh trong hoàng gia, nếu người ta trở thành kẻ ăn xin theo ý chí tự do riêng của mình, người đó sẽ có tác động hơn và dễ chấp nhận hơn cho mọi người. Người đó sẽ được mọi người hiểu rõ hơn bởi vì họ đã có thói quen bao giờ cũng lấy và đòi hỏi cái gì đó từ vua của mình. Và bởi vì thói quen đó mà có lẽ bất kì điều gì người tới đem cho đều sẽ được mọi người nhận.

Chính thói quen của chúng ta là bao giờ cũng nhìn lên vua, vì vua bao giờ cũng ngồi ở bậc cao hơn. Cho dù vua có chọn là kẻ ăn xin và đi ăn xin trên đường, vua vẫn còn ở bậc cao hơn. Thói quen cũ này mà mọi người có sẽ giúp cho vua. Do đó, đây là một phương cách để làm cho việc thành dễ dàng. Vậy, một teerthankara như vậy có thể được sinh ra chỉ từ hoàng gia. Nhưng điều này không khó, bởi vì người như vậy đã có chọn lựa trong tay mình về nơi lấy việc sinh.

Tất cả các cá nhân như Phật và Mahavira đều đã đạt tới và hiểu ra trong những lần sinh trước đó của họ. Thế thì tất cả những điều đã được đạt tới đều được phân phối trong lần sinh cuối của họ. Có thể hỏi rằng nếu tất cả những tri thức và thành tựu này đã tới trong lần sinh trước đó, thì sao Mahavira và Phật lại dường như làm nhiều nỗ lực thế trong lần sinh gần nhất của họ để đạt tới cái gì đó?

Với câu hỏi này không có câu trả lời. Bởi điều này, lẫn lộn đã được tạo ra. Sao Mahavira và Phật lại phải làm nhiều sadhana thế? Krishna chẳng làm điều như vậy, trong khi Mahavira và Phật lại làm. Nỗ lực này không phải để đạt tới chân lí. Chân lí đã được biết tới với họ, nhưng giải thích và diễn đạt nó cho người khác theo bất kì cách nào cũng không kém khó hơn là việc biết nó. Trong thực tế, còn khó hơn. Nếu người ta phải giải thích chân lí nào đó, điều đó lại còn khó hơn.

Chẳng hạn, chân lí của Krishna không phải là đặc biệt theo bất kì cách nào. Đó là lí do tại sao Krishna có thể thành công trong nỗ lực của mình để đem cho nó từ nơi mình đang hiện hữu. Nhưng chân lí mà Mahavira và Phật dạy rất đặc biệt. Những con đường mà họ đã chỉ ra cũng rất đặc thù. Chúng là đặc thù theo khía cạnh này: chẳng hạn, nếu Mahavira có yêu cầu ai đó tiếp tục nhịn ăn ba mươi ngày, và nếu người đó biết rằng bản thân Mahavira chưa bao giờ nhịn ăn cả, người đó sẽ không được chuẩn bị để nghe theo Mahavira.

Mahavira phải nhịn ăn trong mười hai năm chỉ vì những người ông ấy muốn dạy. Bằng không sẽ không thể nào nói cho họ về nhịn ăn được. Mahavira phải gìn giữ mouna, im lặng, trong mười hai năm để thuyết phục những người muốn trở nên im lặng trong chỉ mười hai ngày. Bằng không họ sẽ không nghe Mahavira.

Đối với Phật, có một câu chuyện hay khác. Phật bắt đầu một hệ thống thiền mới trong khi Mahavira không bắt đầu hệ thống mới. Mahavira có tri thức của một khoa học đã phát triển đầy đủ, theo một tín ngưỡng mà ông ấy không phải là người đầu tiên mà là người cuối cùng. Đằng sau ông ấy là một chuỗi dài các thầy giáo lẫy lừng. Chuỗi đó được gìn giữ và bảo đảm an toàn đến mức nó không bao giờ bị mất. Tri thức đó đã được kí thác cho Mahavira như một loại tin cậy từ các thầy giáo trước đó.

Quả thực điều kì diệu là đến thời của Mahavira, tri thức đó vẫn có thể còn lại liên tục thế. Vậy Mahavira đã không cho bất kì chân lí mới nào. Chân lí đã được trao thì đã được nuôi dưỡng từ lâu, và nó có sức mạnh của sự kế thừa lâu dài. Nhưng Mahavira cũng đã phải tạo ra tính cá nhân riêng của mình để cho mọi người sẽ lắng nghe ông ấy.

Điều thú vị là để ý rằng người Jaina đã nhớ Mahavira nhiều nhất và rằng hai mươi ba teerthankaras trước đó đều thực tế đã bị lãng quên. Đây là điều ngạc nhiên, vì Mahavira là người cuối cùng trong chuỗi. Ông ấy không phải là người tiên phong mà cũng chẳng phải là người đầu tiên, ông ấy cũng chẳng có chân lí mới nào được khải lộ. Ông ấy khải lộ chỉ những điều đã được biết và kiểm nghiệm. Dầu vậy, Mahavira vẫn được nhớ nhiều nhất, và hai mươi ba người còn lại đã trở thành huyền thoại.

Nếu Mahavira mà không được sinh ra, chúng ta thậm chí chẳng biết tới tên của hai mươi ba teerthankara trước đó. Lí do sâu sắc hơn cho điều này là ở chỗ Mahavira đã dành mười hai năm xây dựng hình ảnh và cá nhân của mình trong khi những teerthankara khác lại không. Họ chỉ chăm nom sadhana của mình. Mahavira có hệ thống được tổ chức rất tốt. Trong sadhana không có hệ thống có tổ chức, nhưng với Mahavira, sadhana là một loại hành động mà ông ấy thực hiện rất hiệu quả.

Đó là lí do tại sao những hình ảnh về hai mươi ba teerthankara khác không thể nổi lên được rõ ràng và sắc nét như hình ảnh của Mahavira. Tất cả họ đều mờ nhạt. Mahavira đã tạo ra hình ảnh của mình như một nghệ sĩ hoàn hảo. Tất cả đã được lập kế hoạch chu đáo. Bất kì cái gì ông ấy muốn làm với nhân cách của mình đều được chuẩn bị tốt. Ông ấy tới được chuẩn bị đầy đủ.

Phật là người đầu tiên theo nghĩa là ông ấy phải mang theo mình một hệ thống sadhana mới. Do đó, Phật phải đi qua con đường khác. Điều thú vị là để ý rằng điều này đã tạo ra một ảo tưởng là tự mình Phật trải qua sadhana. Thực tế, Phật đã hiểu ra trong kiếp trước của mình. Trong lần sinh này, ông ấy chỉ phân phối mùa màng mà ông ấy đã gặt trước đây. Nhưng Phật đã không có tín ngưỡng có tổ chức đằng sau ông ấy. Việc tìm kiếm của Phật hoàn toàn là của riêng ông ấy. Ông ấy tạo ra một con đường mới cho bản thân mình. Trên cùng ngọn núi đó nơi đường cái rộng đã có, ông ấy tạo ra một con đường mới.

Mahavira đã bước trên con đường hoàng gia làm sẵn, nhưng ông ấy phải công bố lại điều đó bởi vì mọi người rất thường có khuynh hướng quên đi những điều như vậy. Nhưng con đường đã có đó cho ông ấy. Phật phải khai phá đất mới, cho nên ông ấy đã làm ra một kiểu thu xếp khác trong cuộc sống của mình. Đầu tiên ông ấy đã trải qua đủ mọi loại sadhana. Và sau khi trải qua từng sadhana như vậy, ông ấy nói rằng nó là vô dụng và rằng không ai có thể đạt tới đâu cả qua nó. Đến cuối cùng ông ấy đã công bố phương pháp riêng của mình, bằng việc nói rằng ông ấy đã đạt tới con đường đó và rằng bất kì ai cũng đều có thể đạt tới con đưòng đó.

Điều này, người ta có thể nói, là một chuyện đã được thu xếp trước rất nhiều - đã được sắp xếp rất chu đáo! Người muốn đưa vào một công phu mới sẽ phải công bố rằng tất cả các công phu cũ đều giả. Và nếu Phật gọi chúng là giả mà không trải qua chúng, như Krishnamurti làm, thế thì tác động sẽ không nhiều hơn tác động của điều Krishnamurti nói, bởi vì người ta không có quyền tuyên bố điều gì là giả mà không trong kinh nghiệm của mình.

Gần đây, ai đó tới tôi cũng đã tới gặp Krishnamurti và đã hỏi ông ấy về kundalini. Krishnamurti đã nói rằng điều đó tất cả là vô dụng. Thế rồi, với người đã thông báo điều này tôi đã hỏi người đó có hỏi điều này từ kinh nghiệm hay không - liệu người đó có hỏi nó sau khi thực nghiệm với kundalini hay không - hay không làm như thế. Nếu điều đó được hỏi mà không thực nghiệm hay trải qua nó, thế thì điều đó là vô dụng. Nếu nó được hỏi sau khi thực nghiệm, thế thì câu hỏi khác nên được hỏi với người đó: liệu người đó có thành công hay người đó không thành công.

Nếu người đó thành công, thế thì bảo nó vô dụng là sai. Nếu người đó không thành công, không cần phải theo điều mà người khác cũng nhất định không thành công trong thực nghiệm. Do đó, Phật đã phải trải qua tất cả các công phu và phải chỉ ra rằng công phu này là sai hay công phu kia là sai và rằng không công phu nào có thể đạt tới đâu cả qua nó. Thế thì ông ấy có thể nói, 'Ta đã đạt tới bởi phương pháp này, và ta đang bảo các ông từ kinh nghiệm.'

Mahavira đã trải qua cùng tất cả những công phu đó, nhưng ông ấy đã công bố rằng chúng đã được thực hành cho nhiều thời đại và đều có ích. Phật đã nói rằng mọi thứ đều vô dụng, và ông ấy đã mở ra một chiều hướng mới. Nhưng cả hai trong họ đều đã chứng ngộ trong lần sinh trước.

Krishna cũng đã chứng ngộ trong lần sinh trước đó của mình, nhưng Krishna không đưa ra bất kì kĩ thuật đặc biệt mới nào cho việc tự hiểu. Krishna đã chỉ dẫn một cách sống đặc biệt. Do đó, không có nhu cầu trải qua bất kì tiến trình thiền hay khổ hạnh nào, bởi vì bản thân điều đó sẽ là chướng ngại.

Nếu Mahavira đã nói rằng có khả năng đạt tới moksha thậm chí trong khi ngồi trong cửa tiệm riêng của bạn, thế thì nỗ lực riêng của Mahavira trong việc phát triển cá nhân của mình sẽ dường như vô ích. Thế thì mọi người sẽ hỏi Mahavira, 'Vậy sao thầy từ bỏ mọi thứ?' Nếu Krishna đã đi vào rừng để thiền và thế rồi đứng trên chiến trường và nói rằng ngay cả trên chiến trường người ta cũng có thể đạt tới, không ai sẽ nghe ông ấy. Thế thì Arjuna cũng sẽ hỏi ông ấy tại sao ông ấy lại muốn lừa dối anh ta. Nếu bản thân Krishna đi vào rừng, sao ông ấy phải ngăn cản Arjuna làm như vậy?

Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào mọi thầy giáo về cách thức và điều người đó muốn cho. Thế thì một nỗ lực thích hợp, một cố gắng sống, phải được thực hiện trong hoàn cảnh đó. Thông thường thầy sẽ phải thu xếp trong cuộc sống điều hoàn toàn nhân tạo. Nhưng điều này là không thể tránh khỏi cho điều thầy muốn trao.

Bây giờ câu hỏi này mà bạn đã hỏi tôi có chút ít khó khăn để trả lời. Sẽ dễ hơn cho tôi để đáp lại nếu được hỏi về Mahavira hay Phật hay Krishna. Nhưng dầu vậy, hai hay ba điều có thể được giữ lại để xem xét. Trước hết, lần sinh trước đây của tôi đã xảy ra quãng bẩy trăm năm trước. Nhiều khó khăn có đó do sự kiện đó.

Lần sinh trước của Mahavira vào quãng hai trăm năm mươi năm trước lần sinh của ông ấy là Mahavira. Lần sinh trước của Phật chỉ là bẩy mươi tám năm trước lần sinh của ông ấy là Phật. Trong trường hợp của Phật, thậm chí còn có những người đang sống có thể đứng ra làm nhân chứng cho sự kiện về kiếp sống trước của ông ấy. Thậm chí trong thời của Mahavira, có những người có thể nhớ đã gặp Mahavira trong lần sinh trước của họ. Việc sinh của Krishna làm Krishna vào quãng hai nghìn năm sau lần sinh cuối của ông ấy, và do vậy tất cả các tên của các rishi đã chứng ngộ mà Krishna đã cho đều rất cổ đại. Thậm chí không thể nhớ được chúng về mặt lịch sử.

Bẩy trăm năm là một thời kì rất dài. Nhưng với người lấy lần sinh sau bẩy trăm năm thì nó lại không rất dài lắm, bởi vì khi người ta không trong thân thể thì không có khác biệt giữa một khoảnh khắc và bẩy trăm năm. Việc đo thời gian bắt đầu chỉ với thân thể. Bên ngoài thân thể, không có khác biệt dù bạn đã bẩy trăm năm hay bẩy nghìn năm. Chỉ khi thu được thân thể thì khác biệt mới bắt đầu.

Điều thú vị là để ý tới phương pháp để biết khoảng thời gian giữa cái chết cuối cùng và lần sinh hiện tại. Nói về bản thân tôi, làm sao tôi đi tới biết rằng tôi đã không ở đây trong bẩy trăm năm? Rất khó để đoán đúng nó một cách trực tiếp. Tôi chỉ có thể đánh giá hay tính toán thời gian bằng việc quan sát những người đã lấy nhiều lần sinh trong khoảng thời gian này.

Giả sử, chẳng hạn, một người đặc biệt được tôi biết tới trong thời gian sống của tôi bẩy trăm năm về trước. Trong khoảng giữa với tôi là lỗ hổng, nhưng người đó có thể đã lấy mười lần sinh. Tuy nhiên, có những kí ức về mười lần sinh quá khứ của người đó. Chỉ từ kí ức của người đó tôi mới có thể tính ra tôi đã phải còn không có thân thể trong bao lâu. Ngoài ra thì khó mà tính toán và xác định điều này, bởi vì thang thời gian của chúng ta và phương pháp đo không thuộc về thời gian phổ biến ở bên ngoài thân thể hay trong trạng thái vô thân thể. Việc đo của chúng ta về thời gian là trong thế giới của sự tồn tại có thân thể.

Nếu cái gì đó giống thế này, rằng trong một khoảnh khắc tôi ngủ thiếp đi và thấy giấc mơ. Trong giấc mơ tôi thấy rằng nhiều năm đã trôi qua, và sau một vài khoảnh khắc bạn đánh thức tôi dậy và nói rằng tôi đã mê đi. Tôi hỏi bạn bao nhiêu thời gian đã trôi qua rồi trong khi mê đi, và bạn đáp, 'Chưa được lấy một khoảnh khắc.' Tôi nói, 'Làm sao điều đó lại có thể được? Tôi đã thấy một giấc mơ kéo đến hàng vài năm.'

Trong giấc mơ, khoảng vài năm có thể được thấy trong một khoảnh khắc. Thang thời gian của cuộc sống mơ là khác. Nếu, sau khi tỉnh ra từ giấc mơ, người mơ không có cách nào biết được khi nào mình đi ngủ, thế thì cũng sẽ khó mà xác định chiều dài giấc ngủ của người đó. Điều đó có thể được biết chỉ bằng chiếc đồng hồ. Chẳng hạn, trước khi tôi được đánh thức là mười hai giờ, và bây giờ khi tôi được đánh thức dậy sau khi ngủ, mới chỉ mười hai giờ một phút. Bằng không tôi chỉ có thể biết bởi vì bạn đã ở đây nữa; không có cách nào khác để biết. Cho nên chỉ theo cách này mới xác định được rằng bẩy trăm năm đã trôi qua.

Và một điều khác bạn đã hỏi tôi là liệu tôi có được sinh ra với hiểu biết đầy đủ hay không. Liên quan tới điều này, có vài điều cần được hiểu mà cũng quan trọng.

Có thể nói rằng tôi đã được sinh ra với tri thức gần đầy đủ. Tôi nói gần đầy đủ chỉ bởi vì một vài bước đã bị bỏ lại một cách có cân nhắc, và việc cân nhắc đó có thể được làm.

Trong mối liên quan này nữa, suy nghĩ của người Jaina là rất khoa học. Họ đã phân chia tri thức thành mười bốn bước. Mười ba bước là trong thế giới này còn bước thứ mười bốn là ở cõi bên kia. Trong số những bước này gunasthana - mười ba bước này - một số trong chúng là có thể được bỏ lại; chúng là tuỳ chọn. Không nhất thiết người ta phải trải qua toàn bộ chúng. Những tầng như vậy tất cả đều có thể được trải qua, nhưng người nhảy qua chúng có thể chẳng bao giờ giữ teerthakara bandh nguyên vẹn.

Bất kì cái gì là tuỳ chọn cũng đều phải được thầy giáo biết tới. Các chủ đề tuỳ chọn cũng phải được thầy giáo nghiên cứu. Với học trò, bất kì cái gì phải được biết để vượt qua kì thi là đủ. Nhưng thầy giáo phải hiểu mọi thứ, kể cả những cái tuỳ chọn.

Trong mười ba bước này của tự hiểu, có vài điều là tuỳ chọn. Có những chiều hiểu nào đó mà về nó không nhất thiết phải biết để trở nên chứng ngộ. Người ta có thể đi thẳng tới moksha. Nhưng với người định là thầy giáo, những chiều đó cũng phải được biết.

Một điều quan trọng khác cần được chú ý là ở chỗ sau một giai đoạn phát triển nào đó, chẳng hạn, sau khi đạt tới mười hai bước, chiều dài thời gian cần để đạt tới các bước còn lại có thể bị kéo dài ra. Chúng có thể được đạt tới hoặc trong một lần sinh, hai lần sinh hay trong ba lần sinh. Mục đích lớn có thể được làm thành việc trì hoãn.

Như tôi đã nói trước đây, sau khi đạt tới việc hiểu đầy đủ không có khả năng thêm nữa để lấy việc sinh nhiều hơn một lần nữa. Người chứng ngộ như vậy không thể góp phần hay có ích cho nhiều hơn một lần sinh thêm. Nhưng sau khi đạt tới mười hai bước, nếu hai bước có thể bị gạt sang bên, thế thì người như vậy có thể có ích cho nhiều lần sinh nữa. Và khả năng có đó để gạt chúng sang bên.

Khi đạt tới mười hai bước, cuộc hành trình đã gần đi tới chỗ chấm dứt. Tôi nói gần đi tới: điều đó có nghĩa là tất cả mọi bức tường đã sụp đổ; chỉ một tấm màn trong suốt mà qua đó mọi thứ có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên bức màn có đó. Sau khi nâng nó lên, không khó khăn gì đi ra bên ngoài. Sau khi đã vượt ra ngoài bức màn, bất kì cái gì bạn thường có khả năng thấy đều có thể được thấy từ phía bên kia của bức màn nữa. Không có khác biệt chút nào.

Cho nên đây là lí do tại sao tôi nói là gần: bằng việc lấy thêm một bước nữa, người ta có thể đi ra ngoài bức màn. Nhưng thế thì không có khả năng nào cho chỉ một lần sinh nữa, trong khi nếu người ta vẫn còn ở phía bên này bức màn người ta có thể lấy bao nhiêu lần sinh tuỳ ý. Sau khi đi vào cõi bên kia, không có đường nào quay lại nhiều hơn một lần để sang phía bên này của bức màn.

Người ta có thể hỏi liệu Mahavira và Phật có biết điều này không. Có, điều này là rõ ràng với họ, và nó có thể đã được họ sử dụng nữa. Nhưng có khác biệt cơ bản về hoàn cảnh.

Điều đáng quan tâm là chú ý rằng sau khi đạt tới việc tự hiểu đầy đủ, thì việc hiểu đó chỉ có thể được dạy cho những học viên rất tiến bộ, không phải cho tất cả mọi người. Với những người mà Phật và Mahavira đã làm việc trong nhiều lần sinh của họ, với những người đã bước đi bên cạnh họ trong nhiều hình dạng, với họ, một lần sinh nữa là đủ. Đôi khi chuyện xảy ra đến mức thậm chí một lần sinh nữa cũng không cần thiết. Nếu trong cuộc sống hiện tại của mình, người ta đạt tới việc hiểu và độ tuổi hai mươi, và nếu người ta còn sống tới độ tuổi sáu mươi, nếu người đó có thể hoàn tất công việc trong bốn mươi năm còn lại, thì vấn đề chấm dứt; không cần quay lại nữa.

Nhưng bây giờ tình huống rất kì lạ. Những người có thể được gọi là các sadhak đã phát triển như người tốt gần bằng không. Để làm việc trên những sadhak như vậy, thầy giáo tương lai sẽ phải làm việc trong nhiều lần sinh. Chỉ thế thì công việc mới có thể được hoàn tất; không có điều ngược lại.

Với Mahavira hay Phật tình huống có khác bởi vì khi họ sắp rời bỏ kiếp sống cuối cùng, họ không thể tìm ra vài người quanh mình mà họ có thể tin cậy giao phó cho công việc tiếp theo. Tình huống đó bây giờ không tồn tại nữa.

Ngày nay con người hoàn toàn là người hướng ngoại. Đó là lí do tại sao ngày nay thầy giáo có khó khăn mà trước đây còn chưa có. Không chỉ thầy phải làm việc vất vả hơn với số lượng lớn những người chưa phát triển lớn hơn, mà cũng còn có nỗi sợ rằng lao động của thầy có thể bị phí hoài. Lần nữa, không thể tìm ra những cá nhân thích hợp mà qua người đó công việc có thể được tin cậy giao phó. Điều này đã xảy ra trong trường hợp của Guru Nanak của tín ngưỡng Sikh.

Mãi cho tới Gobind Singh, mãi cho tới guru Sikh thứ mười, vẫn có thể tìm ra người tiếp. Nhưng Gobind Singh phải chấm dứt việc công phu đó. Gobind Singh đã cố gắng rất vất vả, đến mức chưa từng ai trước ông ấy đã làm, để tìm ra người thứ mười một để giữ cho chuỗi được nguyên vẹn. Nhưng ông ấy không thể tìm ra được ai cả. Ông ấy đã phải kết thúc việc tìm, và chấm dứt chuỗi. Bây giờ không thể có người thứ mười một bởi vì điều đó chỉ có thể xảy ra trong sự liên tục kín. Một khi đã có một hơi chút sứt mẻ hay lỗ hổng, không thể nào truyền tiếp điều định được truyền tiếp.

Bồ đề đạt ma, một đệ tử đã chứng ngộ của Phật, phải đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc, bởi vì ở Trung Quốc có một người mà với người đó có thể truyền trao hiểu biết của ông ấy. Bản thân tín ngưỡng phật giáo đã đi ra khỏi Ấn Độ xem như hậu quả. Mọi người đã hiểu từ điều này rằng vài sư phật giáo đã đi sang Trung Quốc để lan truyền Phật giáo, nhưng khái niệm này là sai. Đây là hiểu biết của những người thấy các biến cố lịch sử từ bên ngoài.

Huệ Khả là tên của người ở Trung Quốc mà có thể được truyền trao tri thức, và điều thú vị là để ý rằng ông ấy không sẵn sàng đi sang Ấn Độ. Khó khăn của thế giới này thường rất đáng ngạc nhiên. Huệ Khả không sẵn sàng đi bởi vì ông ấy còn không nhận biết về tiềm năng của mình. Do đó, Bồ đề đạt ma phải làm cuộc hành trình dài cả con đường tới Trung Quốc. Thế rồi lần nữa thời gian lại tới khi những bí mật của tín ngưỡng Phật giáo phải dịch chuyển sang Nhật Bản, với cùng việc truyền trao tri thức.

Lỗ hổng bẩy trăm năm này là một thời kì có nhiều khó khăn cho tôi. Những khó khăn là thế này: Trước hết, ngày càng trở nên khó lấy việc sinh. Với bất kì người nào đạt tới một giai đoạn phát triển nào đó, khó để tìm ra bố mẹ thích hợp cho lần sinh nữa. Trong thời của Mahavira và Phật không có khó khăn như thế. Hàng ngày, bụng mẹ đều có sẵn qua đó những linh hồn cao cấp như vậy có thể lấy việc sinh.

Trong thời của Mahavira, đã có tám người hoàn toàn chứng ngộ ở Bihar - tất cả đều cùng mức độ như Mahavira. Họ đã làm việc theo tám con đường khác nhau. Hàng nghìn người gần đạt tới tình huống này. Không phải có vài người, mà hàng nghìn người, với họ công việc có thể được tin cậy giao phó để có sự chăm nom đúng đắn và truyền trao thêm nữa.

Ngày nay, nếu ai đó ở mức độ cao đó mà muốn lấy việc sinh, người đó có thể phải đợi vài nghìn năm. Khó khăn khác là ở chỗ trong khoảng thời gian này công việc mà người đó có thể đã làm có thể bị mất đi. Tại khoảng giữa, các cá nhân, mà người đó có thể đã làm những việc nào đó, đã lấy thêm mười lần sinh nữa, và sẽ khó mà cắt qua hết tầng nọ tới tầng kia của mười lần sinh ấy.

Ngày nay, bất kì bậc thầy nào cũng sẽ phải trải qua thời gian chuẩn bị dài hơn nhiều trước khi cuối cùng nâng tấm màn lên và đi ra ngoài. Người đó sẽ phải tự đẩy mình lại. Một khi người đó đã vượt ra ngoài tấm màn rồi, người đó sẽ không sẵn sàng hay không sẵn ý định lấy lần sinh nữa. Người đó sẽ có chọn lựa liệu có lấy hay không một lần sinh nữa, nhưng người đó sẽ nghĩ điều đó là vô ích. Có lí do cho điều này. Người đó có thể lấy một lần sinh nữa, nhưng để cho ai? Trong một lần sinh, không thể đạt được nhiều lắm.

Nếu tôi biết rằng bởi việc tới trong phòng này tôi có thể hoàn thành công việc của mình trong một giờ, thế thì đáng đến lắm. Nếu công việc không thể được thực hiện, chẳng ích gì mà đến. Theo khía cạnh này, từ bi có mục đích kép. Thứ nhất, nó muốn cho bạn cái gì đó; thứ hai, nó cũng biết rằng nếu nó chỉ lấy cái gì đó khỏi bạn và không thể cho bạn được, thế thì bạn sẽ trong nguy hiểm lớn. Khó khăn của bạn sẽ không giảm mà sẽ tăng lên. Nếu tôi có khả năng chỉ ra cho bạn cái gì đó, điều đó là tốt và nên. Nhưng nếu tôi không có khả năng chỉ cho bạn và bạn trở nên mù với bất kì cái gì tôi trước đây đã có thể thấy, thế thì tình huống còn tồi tệ hơn.

Liên quan tới bẩy trăm năm này, vài điều khác có thể cũng được lưu ý. Thứ nhất, tôi đã không có bất kì ý tưởng nào rằng việc nói chuyện như vậy sẽ phát sinh. Đôi lúc quay lại thời gian, bỗng nhiên ở Poona vấn đề này nảy sinh ra. Mẹ tôi đã tới. Mẹ tôi đã được Ramlal Pungalia hỏi liệu bà ấy có nhớ vài sự kiện đặc biệt thời kì đầu về tôi không và liệu bà ấy có sẵn lòng kể lại điều đó cho anh ta không.

Tôi đã bị ấn tượng rằng không có khả năng nào cho vấn đề như vậy tới. Tôi cũng đã không biết khi nào họ nói với nhau. Gần đây, anh ta đã công bố điều này trong một cuộc họp, rằng mẹ tôi đã nói với anh ta rằng tôi đã không khóc trong ba ngày sau khi sinh, và tôi đã không bú sữa trong ba ngày đó. Đây là việc nhớ lại đầu tiên của mẹ tôi về tôi.

Điều này là đúng. Bẩy trăm năm trước, trong kiếp trước của tôi, đã có một công phu tâm linh trong hai mươi mốt ngày, phải được thực hiện trước khi chết. Tôi đã định từ bỏ thân thể mình sau việc nhịn ăn toàn bộ hai mươi mốt ngày. Có những lí do cho điều này, nhưng tôi đã không thể nào hoàn tất hai mươi mốt ngày đó. Ba ngày vẫn còn lại. Ba ngày này tôi đã phải hoàn tất trong cuộc sống này. Cuộc sống này là sự liên tục từ đó. Thời kì chen giữa không có ý nghĩa gì trong khía cạnh này. Khi chỉ còn ba ngày trong kiếp sống đó, tôi đã bị giết. Hai mươi mốt ngày đã không thể được hoàn tất bởi vì tôi đã bị giết chỉ ba ngày trước đó, và ba ngày này đã bị bỏ mất.

Trong kiếp sống này, ba ngày đó đã được hoàn tất. Nếu hai mươi mốt ngày đó mà có thể đã được hoàn tất trong kiếp đó, thế thì có lẽ đã không có khả năng để lấy thêm một lần sinh nữa. Bây giờ trong hoàn cảnh này, nhiều điều đáng chú ý.

Đứng trước tấm màn đó và không đi qua nó là rất khó. Thấy tấm màn đó và vẫn không nâng nó lên là rất khó. Thật là khó để thường vẫn còn nhận biết về vấn đề khi nào tấm màn sẽ được nâng lên. Gần như một nhiệm vụ không thể được là đứng ngay trước tấm màn đó và vẫn không nâng nó lên. Nhưng điều này có thể xảy ra chỉ bởi vì ba ngày trước khi hoàn tất việc nhịn ăn đó, tôi đã bị giết.

Do đó, tôi đã nói nhiều lần trong những việc thảo luận khác nhau rằng cũng hệt như Judas đã thử trong một thời gian dài để giết Jesus, mặc dầu Judas không có thù hận với Jesus, người giết tôi đã không có thù hận gì với tôi, mặc dầu người đó đã bị coi là, và đã bị xử lí như, một kẻ thù.

Việc giết người đó lại trở thành có giá trị. Vào lúc chết, ba ngày đó bị bỏ lại. Sau tất cả những cố gắng hăm hở của tôi về chứng ngộ trong kiếp đó, tôi đã có khả năng đạt tới trong cuộc sống này, sau một thời kì hai mươi mốt năm, điều đáng đã có thể đạt được trong ba ngày đó. Với mỗi ngày trong ba ngày trong kiếp sống đó, tôi đã phải mất bẩy năm trong kiếp sống này. Đó là lí do tại sao tôi nói từ kiếp sống trước của mình, một mình tôi đã không đi tới việc hiểu đầy đủ. Tôi nói thay vì thế tôi đã tới với việc hiểu gần hoàn chỉnh. Bức màn có thể đã được nâng lên, nhưng thế rồi lại có thể có chỉ một lần sinh nữa.

Bây giờ tôi vẫn có thể lấy lần sinh nữa. Bây giờ có khả năng thêm một lần sinh nữa. Trong toàn bộ cuộc sống này tôi sẽ cứ cố gắng để xem liệu một lần sinh nữa sẽ cần dùng hay không. Thế thì cũng đáng nói về việc sinh; bằng không vấn đề qua rồi và chẳng ích gì mà làm thêm bất kì nỗ lực nào. Cho nên việc giết người đó cũng có giá trị và hữu dụng.

Như tôi đã kể cho các bạn, việc đo thời gian trong khi trong thân thể là khác với việc tính thời gian trong các trạng thái khác của tâm thức. Vào lúc sinh, thời gian trôi rất chậm. Vào lúc chết, thời gian đi rất nhanh. Chúng ta đã không hiểu tốc độ của thời gian bởi vì trong hiểu biết của chúng ta thời gian không có tốc độ. Chúng ta chỉ hiểu rằng theo thời gian mọi thứ đều chuyển động.

Mãi cho tới giờ, ngay cả những nhà khoa học lỗi lạc nhất cũng không có ý tưởng gì rằng thời gian cũng có vận tốc. Lí do cho điều này là ở chỗ nếu chúng ta ấn định hay quyết định vận tốc của thời gian, thế thì sẽ khó để đo tất cả các vận tốc khác. Do đó, chúng ta đã giữ cho thời gian đều đặn. Chúng ta nói rằng trong một giờ ai đó đã bước ba dặm. Nhưng nếu trong ba dặm mà giờ cũng bước đi bằng cách nào đó, điều đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn. Do đó chúng ta đã làm cho giờ thành đều đặn và tĩnh tại; bằng không mọi thứ sẽ thành lẫn lộn. Vậy, chúng ta đã làm cho thời gian thành tĩnh tại. Nhưng sự kiện thú vị nhất là ở chỗ thời gian không tĩnh tại, và nó lại còn hay thay đổi và chuyển động hơn bất kì cái gì khác. Thời gian có nghĩa là thay đổi. Chúng ta đã giữ nó cố định, chốt lại như cái cọc lều. Điều đó được làm một cách chính xác với lí do là không giữ cho nó cố định, việc đo về tất cả các chuyển động khác sẽ thành không thể được. Tốc độ thời gian này cũng chạy ít nhiều tương ứng với trạng thái tâm trí của người ta.

Tốc độ thời gian của trẻ con là chậm, nhưng tốc độ thời gian của ông già lại rất nhanh, gọn và cô đọng. Trong một khoảng ngắn, thời gian đi rất nhanh cho người già, trong khi với đứa trẻ thời gian lại chuyển động rất chậm, trong một khoảng lớn. Với mọi con vật cũng vậy, thời gian đi khác nhau. Trẻ con loài người cần mười bốn năm để lớn lên chỉ như con chó lớn trong vài tháng. Con cái của một số con vật lớn lên còn nhanh hơn.

Một số con vật được sinh ra đã gần đủ kích cỡ. Khoảnh khắc chúng đặt chân lên mặt đất thì đã không có gì khác biệt giữa chúng và con lớn thuộc loài chúng. Chúng đã hoàn chỉnh. Đó là lí do tại sao con vật không có nhiều cảm giác về thời gian. Chuyển động là rất nhanh với chúng. Nó cũng nhanh đến mức ngay khi con ngựa non đặt chân lên mặt đất nó đã bước được rồi. Nó không thể quan niệm được rằng có lỗ hổng thời gian giữa việc được sinh ra và việc có khả năng bước.

Con cái con người có thể quan niệm được lỗ hổng thời gian đó, và do vậy con người là con vật bị thời gian gây rắc rối. Con người, nói đại loại, bao giờ cũng trong căng thẳng, chạy đua với thời gian cứ dường như nó liên tục chạy qua và chạy tiếp, bỏ lại con người chạy lê đằng sau.

Trong những khoảnh khắc cuối của kiếp sống trước của tôi, công việc còn lại có thể đã được làm chỉ trong ba ngày bởi vì thời gian là rất sít sao. Tuổi tôi đã là một trăm linh sáu. Thời gian đi rất nhanh. Câu chuyện về ba ngày đã tiếp tục trong thời trẻ con của tôi vào lúc sinh này. Trong kiếp trước của tôi nó đã là lúc cuối, nhưng để kết thúc công việc đó ở đây trong kiếp sống này phải mất hai mươi mốt năm.

Nhiều thời gian, nếu cơ hội bị bỏ lỡ, có thể cần phải mất đến bẩy năm cho mỗi ngày. Cho nên trong cuộc sống này tôi đã không đi tới hiểu biết hoàn toàn, nhưng đã tới với gần hiểu biết hoàn toàn. Nhưng bây giờ tôi sẽ phải làm việc thu xếp của mình khác đi.

Như tôi đã nói với các bạn, Mahavira phải trù liệu một tapascharya, một hệ thống các cách khổ hạnh, qua chúng ông ấy có thể cho. Phật phải trù liệu các phương pháp khác để làm cho mọi cách khổ hạnh thành sai - hết cách nọ tới cách kia. Đây cũng là một kiểu khổ hạnh. Điều Mahavira và Phật đã không phải làm, tôi phải làm. Chẳng vì cái gì, thế mà tôi phải đọc đủ mọi thứ có đó trong thế giới này. Nó tất cả đều vô dụng; tôi chẳng dùng gì nó. Nhưng với thế giới hiện đại này, cái thế giới chẳng bận tâm gì về người cứ nhịn ăn hay người ngồi với mắt nhắm nghiền, không thông điệp nào có thể được trao qua việc thực hành khổ hạnh cả. Nếu bất kì ai có thể đạt tới bởi bất kì việc khổ hạnh nào, đấy chỉ là qua cái mà tôi đã lĩnh hội về sự tích luỹ lớn lao tri thức trí tuệ cứ mỗi ngày một lớn lên mãi.

Đó là lí do tại sao tôi đã dành cả đời mình với sách vở. Tôi nói rằng Mahavira đã không bị rắc rối nhiều bởi vẫn còn nhịn ăn, nhưng tôi đã phải nhận rắc rối của việc đọc nhiều đến mức chẳng có ích gì cho tôi cả. Tuy nhiên, chỉ sau khi nhận rắc rối đó, tôi mới có thể trao đổi và làm cho thông điệp của tôi thành hiểu được cho thế giới này; bằng không, không làm được. Thời đại khoa học hiện đại chỉ có thể hiểu ngôn ngữ của riêng nó.

Nếu những điều này trở nên rõ ràng cho bạn, nó không khó với bạn thì bạn cũng bắt đầu có ý tưởng nào đó về các lần sinh trước của mình. Tôi mong rằng tôi có thể sớm làm cho các bạn nhớ lại những điều như vậy, bởi vì nếu bạn có thể nhớ nó thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và năng lượng. Thông thường, điều rất thường xảy ra là bạn bắt đầu cuộc sống của mình không phải từ nơi bạn đã bỏ lại trong kiếp sống trước, mà trong mọi lần sinh bạn đều bắt đầu lại gần như từ ABC. Nếu bạn có thể nhớ quá khứ của mình, thế thì bạn không phải bắt đầu từ ABC, bạn có thể bắt đầu từ chỗ bạn đã bỏ lại. Và chỉ thế thì mới có khả năng tạo ra tiến bộ, không có cách khác.

Bây giờ điều này đáng để hiểu: Con vật đã không có tiến bộ chút nào. Các nhà khoa học đều phân vân rằng con vật cứ tái tạo lại bản thân chúng mà không có tiến hoá thêm. Khỉ chỉ có bộ não hơi không phát triển bằng con người, nhưng khác biệt tiến hoá lại lớn hơn là khác biệt trong bộ não. Vấn đề là gì? Khó khăn có thể là cái gì? Tại sao khỉ không thoát ra khỏi cái vòng lặp lại của chúng? Chúng ở đúng chỗ chúng đã ở từ hàng triệu năm trước đây.

Chúng ta đang nghĩ rằng tiến trình tiến hoá diễn ra khắp mọi nơi, nhưng tất cả đều rất không chắc chắn. Giả thuyết của Darwin là rất lẫn lộn bởi vì trong hàng trăm và hàng nghìn năm khỉ vẫn ở chỗ chúng bao giờ cũng ở; chúng không phát triển. Sóc vẫn còn là sóc và không phát triển. Bò vẫn còn là bò chẳng phát triển thêm gì. Cho nên phát triển không phải là tự động; có cái gì đó khác đang tạo ra khác biệt.

Mọi con khỉ đều phải bắt đầu từ nơi bố nó bắt đầu. Con không thể bắt đầu từ nơi bố kết thúc. Bố không có khả năng trao đổi; nó không có khả năng làm cho con nó bắt đầu từ nơi nó bỏ lại trong kiếp sống của nó. Làm sao có thể có bất kì tiến bộ nào được? Mỗi lần con lại bắt đầu từ cùng một điểm.

Tương tự thế là tình huống liên quan tới việc phát triển của linh hồn. Nếu bạn bắt đầu cuộc sống này từ nơi bạn đã bắt đầu trong kiếp sống trước, bạn không thể phát triển được. Theo nghĩa tâm linh, sẽ không có tiến hoá cho bạn. Trong mọi lần sinh bạn sẽ bắt đầu từ cùng một điểm nơi bạn đã bắt đầu trước đó. Nếu điểm bắt đầu vẫn còn như cũ, thế thì không có tiến hoá.

Tiến hoá hay phát triển có nghĩa là điểm kết thúc trước đây nên là điểm bắt đầu; bằng không sẽ không có tiến hoá. Con người có thể tạo ra tiến bộ bởi vì con người đã phát minh ra ngôn ngữ cho trao đổi. Điều bố biết thì bố có thể dạy cho con mình. Giáo dục có nghĩa là điều này, rằng cái mà thế hệ của bố đã đi tới biết ra thì có thể được trao cho thế hệ con.

Nhưng con sẽ không phải bắt đầu từ nơi bố đã bắt đầu. Nếu con có thể bắt đầu từ nơi bố đã bỏ lại, thế thì sẽ có tiến bộ. Thế thì chuyển động sẽ không dưới dạng hình tròn, mà dưới dạng xoắn ốc. Thế thì con sẽ không đi theo vòng tròn, mà sẽ bắt đầu leo lên. Nó sẽ bắt đầu leo lên dường như nó đang trên đồi. Điều là đúng cho tiến hoá con người nói chung thì cũng đúng cho tiến hoá tâm linh của mỗi cá nhân.

Nếu bạn không có bất kì trao đổi nào giữa kiếp sống này và kiếp sống trước, thế thì bạn đã không tìm hiểu chút nào vào kiếp sống trước đây của mình. Bạn đã không tìm hiểu vào nơi bạn đã bỏ lại để cho bạn có thể bắt đầu từ đó. Bởi vì điều này có thể là bạn sẽ lại dựng lên cùng dinh thự từ móng của nó, mà bạn đã xây dựng trong kiếp trước. Lần nữa bạn sẽ đặt móng. Nếu bạn cứ đặt móng mãi, thế thì khi nào bạn sẽ hoàn thành việc xây dựng toà nhà?

Do đó, chút điều nhỏ bé tôi đã kể cho các bạn về kiếp sống trước của mình không phải bởi vì nó có giá trị gì hay để bạn có thể biết điều gì đó về tôi. Tôi đã kể cho bạn điều này chỉ bởi vì nó có thể làm cho bạn suy nghĩ về bản thân mình và đặt bạn vào việc tìm kiếm các kiếp sống quá khứ của bạn. Khoảnh khắc bạn biết kiếp sống quá khứ của mình, sẽ có cách mạng và tiến hoá tâm linh. Thế thì bạn sẽ bắt đầu từ nơi bạn đã bỏ lại trong kiếp sống trước của mình; bằng không bạn sẽ bị lạc trong vô hạn kiếp sống mà chẳng đạt tới đâu cả. Sẽ chỉ có lặp lại.

Phải có móc nối, truyền trao, giữa cuộc sống này và kiếp sống trước. Bất kì cái gì bạn đã đạt được trong kiếp sống trước của bạn đền nên đi tới được biết, và bạn nên có khả năng lấy bước tiếp tiến lên. Đó là lí do tại sao Phật và Mahavira đã thảo luận về vấn đề các kiếp trước rất chi tiết. Điều này đã không được thực hiện bởi các thầy giáo sớm hơn.

Các thầy giáo của Veda và Upanishad đã nói mọi điều về tri thức tối thượng, nhưng họ đã không gắn nó với khoa học về việc biết về các lần sinh trước. Vào thời Mahavira lấy việc sinh thành, nhu cầu cho điều này đã trở thành rõ ràng. Rõ ràng là chỉ nói điều bạn có thể trở thành là không đủ. Cũng cần phải nói bạn đã là gì, bởi vì không có hỗ trợ và giúp đỡ của điều bạn đã là gì, tiềm năng của bạn không thể nở hoa, bạn không thể trở thành cái mà bạn có thể trở thành.

Đây là lí do tại sao toàn bộ bốn mươi năm trong kiếp sống của Mahavira và Phật đã được dành cho việc cố gắng làm cho mọi người nhớ lại kiếp sống trước của mình. Chừng nào mà một người còn không nhớ kiếp sống trước của mình, người đó được bảo rằng người đó không cần bận tâm tới tiến bộ thêm của mình. Người đó trước hết nên thấy rõ ràng con đường của mình và điểm mà tại đó người đó đã đạt tới, thế rồi tiến thêm bước nữa. Bằng không sẽ chỉ có chạy ngược xuôi trên cùng con đường cứ đi đi lại lại mà chẳng ích lợi gì. Đó là lí do tại sao việc nhớ lại các kiếp sống trước trở thành bước đầu tiên tuyệt đối không thể nào tránh khỏi.

Ngày nay khó khăn là thế này: không khó lắm để làm cho bạn nhớ các lần sinh trước của mình, nhưng điều đó cần dũng cảm đã bị mất. Có thể làm cho bạn nhớ lại các lần sinh trước của bạn chỉ nếu bạn đã đạt tới khả năng vẫn còn không bị rối loạn trong đám sương mờ của chính những kí ức rất khó khăn của cuộc sống này. Bằng không điều đó là không thể được.

Kí ức về lần sinh này không thật là khó lắm để vượt qua, nhưng khi kí ức về kiếp sống trước quật vào bạn, nó sẽ rất khó khăn. Trong khi kí ức về kiếp sống này tới trong sự lần lượt, thì kí ức về các kiếp sống trước quật vào bạn trong sự toàn bộ của chúng.

Trong cuộc sống này, điều chúng ta chịu đựng hôm nay sẽ bị quên đi vào ngày mai và điều chúng ta chịu đựng ngày mai sẽ bị quên đi vào ngày kia. Nhưng kí ức về các kiếp trước của bạn sẽ quật vào bạn trong tính toàn bộ của chúng, không trong từng mẩu mảnh. Bạn liệu có khả năng chịu đựng nổi nó không? Bạn thu được khả năng chịu đựng kí ức về các kiếp quá khứ chỉ khi bạn có khả năng chịu đựng những điều kiện tồi tệ nhất của cuộc sống. Bất kì cái gì xảy ra cũng vậy, không cái gì tạo ra khác biệt cho bạn.

Khi không kí ức nào của cuộc sống này có thể gây cho bạn lo âu, chỉ thế thì bạn mới có thể được đưa vào trong kí ức của các kiếp quá khứ. Bằng không những kí ức này có thể trở thành chấn thương lớn cho bạn, và cánh cửa tới những chấn thương đó không thể được mở ra chừng nào bạn chưa có khả năng và xứng đáng để đối diện với chúng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho