Chương 7. Trống rỗng hoàn toàn
Chương 7. Trống rỗng hoàn toàn
Thiền là gì? Bởi vì toàn bộ Tâm Kinh này là nói về cái cốt lõi bên trong nhất của thiền. Chúng ta đi vào trong nó.
Điều thứ nhất: Thiền không phải là tập trung. Trong tập trung có một cái ta đang tập trung và có một đối tượng được tập trung vào. Có nhị nguyên. Trong thiền không có ai ở bên trong và không có gì ở bên ngoài. Nó không phải là việc tập trung. Không có phân chia giữa trong và ngoài. Cái trong cứ tuôn chảy vào cái ngoài, cái ngoài cứ tuôn chảy vào cái trong. Phân ranh giới, biên giới, đường biên không còn nữa. Cái trong là cái ngoài, cái ngoài là cái trong; nó là tâm thức bất nhị.
Tập trung là tâm thức nhị nguyên: đó là lí do tại sao tập trung tạo ra mệt mỏi; đó là lí do tại sao khi bạn tập trung, bạn cảm thấy kiệt sức. Và bạn không thể nào tập trung được trong hai mươi tư tiếng, bạn sẽ phải lấy ngày nghỉ để nghỉ ngơi. Tập trung chẳng bao giờ có thể trở thành bản tính của bạn được. Thiền thì không mệt mỏi, thiền không vắt kiệt bạn. Thiền có thể trở thành việc làm trong hai mươi bốn tiếng - ngày tới, ngày qua, năm tới, năm qua. Nó có thể trở thành vĩnh hằng. Nó chính là bản thân sự thảnh thơi.
Tập trung là một hành động, một hành động có ý chí. Thiền là trạng thái không ý chí, trạng thái không hành động. Nó là thảnh thơi. Người ta chỉ thả mình vào bản thể mình, và bản thể đó cũng giống hệt như bản thể của tất cả. Trong tập trung có kế hoạch, phóng chiếu, ý tưởng. Trong tập trung tâm trí vận hành từ kết luận: bạn đang làm điều gì đó. Tập trung bắt nguồn từ quá khứ.
Trong thiền không có kết luận sau nó. Bạn không làm bất kì điều gì đặc biệt, bạn chỉ đơn giản hiện hữu. Nó không có quá khứ, không bị quá khứ vấy bẩn. Nó không có tương lai, nó là sự thuần khiết của tất cả tương lai. Nó là điều Lão Tử đã gọi là vi vô vi, hành động qua bất hành. Đây là điều các thiền sư đã từng nói: ngồi im lặng không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Nhớ lấy, ‘tự nó’ - chẳng có gì phải làm cả. Bạn không kéo cỏ mọc lên; xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Trạng thái đó - khi bạn cho phép cuộc sống diễn ra theo ý riêng của nó, khi bạn không muốn hướng dẫn nó, khi bạn không muốn đưa ra bất kì việc điều khiển gì cho nó, khi bạn không thao túng, khi bạn không bó buộc bất kì kỉ luật nào lên nó - trạng thái của tự phát không kỉ luật thuần khiết đó, chính đó là thiền.
Thiền là trong hiện tại, hiện tại thuần khiết. Thiền là trực tiếp. Bạn không thể thiền được, nhưng bạn có thể trong thiền; bạn không thể trong tập trung được, nhưng bạn có thể tập trung. Tập trung là con người, thiền là điều thiêng liêng.
Tập trung có một trung tâm trong bạn; từ trung tâm đó nó đi ra. Tập trung có cái ta trong bạn. Trong thực tế người tập trung thật nhiều sẽ bắt đầu thu thập cái ta rất mạnh. Người đó bắt đầu trở thành ngày một mạnh hơn, người đó bắt đầu trở thành ngày một nhiều ý chí hơn. Người ấy trông có vẻ tự chủ hơn, hơn là một mảnh.
Con người của thiền không trở thành mạnh mẽ: người ấy trở thành im lặng, người ấy trở thành an bình. Sức mạnh được tạo ra từ xung đột; tất cả các sức mạnh đều là từ cọ sát. Từ cọ sát sinh ra điện. Bạn có thể tạo ra điện từ nước: khi sông đổ từ núi xuống, có cọ sát giữa sông và đá, và cọ sát sinh ra năng lượng. Đó là lí do tại sao những người tìm kiếm sức mạnh bao giờ cũng tranh đấu. Tranh đấu tạo ra năng lượng. Bao giờ cũng là thông qua cọ sát mà năng lượng được tạo ra, sức mạnh được tạo ra. Thế giới cứ đi vào trong chiến tranh mãi bởi vì thế giới bị quá chi phối bởi ý tưởng về sức mạnh. Bạn không thể mạnh mà không tranh đấu.
Thiền đem tới an bình. An bình có sức mạnh riêng của nó, nhưng đó lại là một hiện tượng hoàn toàn khác. Sức mạnh được tạo ra từ sự cọ sát là bạo hành, hung hăng, nam tính. Sức mạnh - tôi đang dùng từ này bởi vì không có từ khác - sức mạnh bắt nguồn từ an bình, là nữ tính. Nó có duyên dáng của nó. Nó là sức mạnh thụ động, nó là tiếp nhận, nó là cởi mở. Nó không bắt nguồn từ cọ sát; đó là lí do tại sao nó lại không bạo hành.
Phật là mạnh mẽ, mạnh mẽ trong an bình của ông ấy, trong im lặng của ông ấy. Ông ấy mạnh mẽ như hoa hồng, ông ấy không mạnh mẽ như bom nguyên tử. Ông ấy mạnh mẽ như nụ cười của trẻ thơ... rất mảnh mai, rất mong manh; nhưng ông ấy không mạnh như lưỡi kiếm. Ông ấy mạnh mẽ, như ngọn đèn đất nhỏ, ngọn lửa nhỏ cháy sáng trong đêm tối. Đó là một chiều hướng sức mạnh hoàn toàn khác. Sức mạnh này là cái chúng ta gọi là sức mạnh thiêng liêng. Nó không bắt nguồn từ cọ sát.
Tập trung là cọ sát: bạn tranh đấu với tâm trí mình. Bạn cố gắng hội tụ tâm trí theo một cách nào đó, hướng tới một ý tưởng nào đó, hướng tới một vật nào đó. Bạn bắt buộc nó, bạn đem nó trở lại mãi. Nó cố gắng thoát ra, nó chạy đi, nó đi lạc lối, nó bắt đầu suy nghĩ cả nghìn lẻ một thứ, và bạn đem nó lại và bạn bó buộc nó. Bạn đi vào tự tranh đấu. Chắc chắn sức mạnh được tạo ra; sức mạnh đó cũng hại như bất kì sức mạnh nào khác, sức mạnh đó là nguy hiểm như bất kì sức mạnh nào khác.
Sức mạnh đó sẽ được dùng để làm hại ai đó, bởi vì sức mạnh tới từ cọ sát là bạo hành. Cái gì đó bắt nguồn từ bạo hành thì sẽ là bạo hành; nó sẽ mang tính huỷ diệt. Sức mạnh tới từ an bình, không cọ sát, không tranh đấu, không thao túng, là sức mạnh của hoa hồng, sức mạnh của ngọn đèn nhỏ, sức mạnh của nụ cười trẻ nhỏ, sức mạnh của khóc lóc của phụ nữ, sức mạnh ở trong những giọt nước mắt và trong những giọt sương sớm. Nó là mênh mông nhưng không nặng nề; nó là vô hạn nhưng không bạo hành.
Tập trung sẽ làm cho bạn thành người có ý chí. Thiền sẽ làm cho bạn thành cái trống rỗng. Đó là điều Phật đang nói cho Sariputra. Prajnaparamita có nghĩa đích xác là ‘thiền, trí huệ của cõi bên kia’.
Bạn không thể đem nó tới nhưng bạn có thể cởi mở với nó. Bạn không cần làm bất kì điều gì để đem nó vào trong thế giới - bạn không thể đem nó tới; nó ở bên ngoài bạn. Bạn phải tan biến để cho nó tới. Tâm trí phải dừng lại để thiền có đấy. Tập trung là nỗ lực của tâm trí; thiền là trạng thái vô trí. Thiền là nhận biết thuần khiết, thiền không có động cơ trong nó.
Thiền là cây lớn lên mà không có hạt mầm: đó là phép mầu của thiền, điều ảo thuật, điều bí ẩn. Tập trung có hạt mầm trong nó: bạn tập trung với một mục đích nào đó, có động cơ, nó là nó động cơ. Thiền không có động cơ. Thế thì tại sao người ta phải thiền nếu không có động cơ?
Thiền đi vào trong sự tồn tại chỉ khi bạn đã nhìn vào trong tất cả các động cơ và thấy thiếu chúng, khi bạn đã đi qua cả vòng động cơ và bạn đã thấy cái giả dối của nó. Bạn đã thấy rằng động cơ chẳng dẫn đến đâu cả, rằng bạn cứ đi vòng tròn mãi; bạn vẫn còn như cũ. Động cơ cứ tiếp tục dẫn bạn đi, hướng bạn đi, gần như đưa bạn tới điên khùng, tạo ra ham muốn mới, nhưng chẳng đạt được cái gì cả. Đôi tay vẫn còn trống rỗng như trước. Khi điều này đã được thấy rõ, khi bạn đã nhìn vào cuộc sống mình và thấy tất cả các động cơ của mình đều thất bại...
Không động cơ nào thành công cả, không động cơ nào lại đem được hạnh phúc cho bất kì ai. Động cơ chỉ hứa hẹn; hàng hoá chẳng bao giờ được giao. Động cơ này thất bại thì động cơ khác tới và lại hứa hẹn nữa với bạn... và bạn lại bị lừa nữa. Cứ bị động cơ lừa đi lừa lại mãi, rồi một hôm bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết - bỗng nhiên bạn nhìn vào nó, và chính cái nhìn đó là bắt đầu cho thiền. Nó không có hạt mầm trong đó, nó không có động cơ trong đó. Nếu bạn thiền về cái gì đó, thế thì bạn đang tập trung, không phải là thiền. Thế thì bạn vẫn trong thế giới - tâm trí bạn vẫn đang quan tâm tới những đồ rẻ mạt, tầm thường. Thế thì bạn vẫn là phàm nhân.
Cho dù là bạn thiền để đạt tới Thượng đế, bạn vẫn cứ là phàm nhân. Cho dù là bạn thiền để đạt tới niết bàn, bạn vẫn cứ là phàm nhân - bởi vì thiền không có mục đích. Thiền là cái nhìn sáng suốt rằng tất cả các mục đích đều sai. Thiền là việc hiểu rằng ham muốn chẳng dẫn đến đâu cả. Thấy điều đó đi... Và điều này không phải là niềm tin rằng bạn có thể nhận được từ tôi hay từ Phật hay từ Jesus. Đây không phải là tri thức; bạn sẽ phải thấy nó.
Bạn có thể thấy nó ngay bây giờ! Bạn đã sống, bạn đã thấy nhiều động cơ, bạn đã trong rối loạn, bạn đã nghĩ về cái gì phải làm, cái gì không làm, và bạn đã làm nhiều thứ. Tất cả những cái đó dẫn bạn tới đâu? Nhìn vào trong nó đi! Tôi không nói là đồng ý với tôi, tôi không nói tin vào tôi. Tôi đơn giản làm cho bạn nhận biết về một sự kiện mà bạn đã từng quên lãng. Đây không phải là lí thuyết, đây là một phát biểu đơn giản về một sự kiện rất đơn giản. Có thể bởi vì nó đơn giản thế, đó là lí do tại sao bạn cứ tiếp tục mãi mà không nhìn vào nó. Tâm trí bao giờ cũng quan tâm tới những cái phức tạp, bởi vì cái gì đó có thể được làm với thứ phức tạp. Bạn không thể làm bất kì cái gì với hiện tượng đơn giản.
Cái đơn giản bị không nhận thấy, cái đơn giản bị lãng quên, cái đơn giản bị bỏ qua. Cái đơn giản hiển nhiên đến mức bạn chẳng bao giờ nhìn vào nó. Bạn cứ đi tìm kiếm cái phức tạp - cái phức tạp có thách thức ở trong nó. Cái phức tạp của một hiện tượng, của một vấn đề, của một tình huống, cho bạn sự thách thức. Trong thách thức đó năng lượng, cọ sát, xung đột tới: bạn phải giải quyết vấn đề này, bạn phải chứng minh rằng bạn có thể giải quyết vấn đề này. Khi vấn đề có đó thì bạn xúc động bởi kích động rằng có khả năng chứng minh điều gì đó. Nhưng điều tôi đang nói là sự kiện đơn giản, nó không phải là vấn đề. Nó không cho bạn thách thức, nó đơn giản có đấy. Bạn có thể nhìn vào nó hay bạn có thể né tránh nó. Mà nó cũng chẳng hô to lên; nó đơn giản thế. Bạn thậm chí không thể gọi nó là một tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé bên trong bạn; nó thậm chí cũng không thì thào. Nó đơn giản có đấy - bạn có thể nhìn, bạn có thể không nhìn.
Nhìn nó đi! Và khi tôi nói, “Nhìn nó đi,” tôi muốn nói nhìn nó ngay bây giờ, ngay lập tức. Không cần phải đợi. Và làm nhanh chóng khi tôi nói, “Nhìn nó!” Nhìn nó, nhưng nhanh chóng, bởi vì nếu bạn bắt đầu nghĩ, nếu bạn không nhìn nhanh chóng, ngay lập tức, trong giây lát đó thì tâm trí sẽ vào và tâm trí bắt đầu đem định kiến tới. Và bạn lại trong trạng thái triết lí - nhiều ý nghĩ. Thế thì bạn phải chọn cái gì phải và cái gì trái, suy xét đã bắt đầu. Bạn bỏ lỡ khoảnh khắc tồn tại.
Khoảnh khắc tồn tại là ngay bây giờ. Chỉ có nhìn, và đó là thiền - cái nhìn đó là thiền. Chỉ thấy tính sự kiện của điều nào đó, của trạng thái nào đó, thì là thiền. Thiền không có động cơ, do đó không có trung tâm cho nó. Và bởi vì không có động cơ và không trung tâm, nên không có cái ta trong đó. Bạn không vận hành từ một trung tâm trong thiền, bạn hành động từ cái không. Đáp ứng từ cái không chính là tất cả điều thiền là gì.
Tâm trí tập trung: nó hành động từ quá khứ. Thiền hành động trong hiện tại, từ hiện tại. Nó là đáp ứng thuần khiết cho hiện tại, nó không phải là phản ứng. Nó hành động không từ kết luận, nó hành động khi thấy sự tồn tại. Quan sát trong cuộc sống bạn: có khác biệt lớn khi bạn hành động từ kết luận. Bạn thấy một người, bạn cảm thấy hấp dẫn - một người đẹp, trông rất hay, trông hồn nhiên. Mắt người đó thật đẹp, rung động thật đẹp. Nhưng thế rồi người đó giới thiệu mình và người đó nói, “Tôi là người Do Thái” - còn bạn là người Ki tô giáo. Cái gì đó lập tức nhoáng lên và có khoảng cách: bây giờ người đó không còn hồn nhiên nữa, người đó không còn đẹp nữa.
Bạn có một ý tưởng nào đó về người Do Thái. Hay, người đó là người Ki tô giáo còn bạn là người Do Thái; bạn có ý tưởng nào đó về người Ki tô giáo - điều Ki tô giáo đã làm với người Do Thái trong quá khứ, điều người Ki tô giáo khác đã làm với người Do Thái, cách thức họ đã tra tấn người Do Thái qua các thời đại... và bỗng nhiên người ấy là người Ki tô giáo - và một cái gì đó lập tức thay đổi. Đây là hành động từ kết luận, định kiến, không nhìn vào con người này - bởi vì con người này có thể không phải là người mà bạn nghĩ người Do Thái phải là... bởi vì mỗi người Do Thái là một loại người khác, mỗi người Hindu là một loại người khác, mỗi người Mô ha mét giáo cũng vậy. Bạn không thể nào hành động từ định kiến. Bạn không thể nào hành động bằng việc phân loại mọi người. Bạn không thể chia tổ mọi người; không ai có thể bị nhóm vào các phân loại. Bạn có thể bị lừa bởi hàng trăm người cộng sản, và khi bạn gặp người cộng sản thứ một trăm linh một, đừng cứ tin vào phân loại mà bạn đã lập ra trong trí: rằng người cộng sản là lừa dối - hay bất kì cái gì khác. Người này có thể là một kiểu người khác, bởi vì không hai người nào giống nhau cả.
Bất kì khi nào bạn hành động từ kết luận, đấy đều là tâm trí. Khi bạn nhìn vào hiện tại và bạn không cho phép bất kì ý tưởng nào cản trở thực tại, cản trở sự kiện, bạn chỉ nhìn vào sự kiện và hành động từ cái nhìn đó, đấy là thiền.
Thiền không phải là cái gì đó bạn làm vào buổi sáng và bạn kết thúc nó, thiền là cái gì đó bạn phải liên tục sống trong mọi khoảnh khắc cuộc sống bạn. Bước đi, ngủ, ngồi, nói, nghe - nó phải là một loại không khí. Người thảnh thơi vẫn còn trong nó. Người cứ vứt bỏ quá khứ thì vẫn còn trong thiền. Đừng bao giờ hành động từ kết luận; những kết luận đó là ước định của bạn, định kiến của bạn, ham muốn của bạn, sợ hãi của bạn, và tất cả những cái còn lại của nó. Nói ngắn gọn, bạn có đó!
Bạn có nghĩa là quá khứ bạn. Bạn có nghĩa là tất cả kinh nghiệm của bạn về quá khứ. Bạn đừng cho phép cái đã chết thắng thế cái sống, đừng cho phép quá khứ ảnh hưởng tới hiện tại, đừng cho phép cái chết chế ngự cuộc sống bạn - đó chính là thiền là gì. Nói ngắn gọn, trong thiền, bạn không có đó. Cái chết không kiểm soát cái sống.
Thiền là một loại kinh nghiệm đem cho bạn phẩm chất hoàn toàn khác để sống cuộc sống của mình. Thế thì bạn không sống như người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ấn Độ hay người Đức; bạn đơn giản sống như tâm thức. Khi bạn sống trong khoảnh khắc này và không có gì can nhiễu tới, hành động là toàn bộ bởi vì không có phân tán - phân tán tới từ quá khứ và tương lai.
Khi chú ý là toàn bộ, hành động là toàn bộ. Nó không để lại cái gì. Nó liên tục giải phóng bạn, nó chưa bao giờ tạo ra giam hãm bạn, nó chưa bao giờ bỏ tù bạn. Và đó là mục đích tối thượng của Phật; đó là cái ông ấy gọi là niết bàn. ‘Niết bàn’ có nghĩa là tự do - hoàn toàn, tuyệt đối, không cản trở. Bạn trở thành bầu trời rộng mở. Không có biên giới cho nó, nó là vô hạn. Nó đơn giản có đấy... và thế thì chẳng có gì bao quanh bạn, bên trong và bên ngoài. Cái không là sự vận hành của trạng thái thiền của tâm thức. Và trong cái không đó là phúc lành. Bản thân cái không đó là phúc lành.
Bây giờ đến lời kinh.
Do đó, này Sariputra,
chính bởi sự không thành đạt của mình mà bồ tát,
qua việc dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ,
cư ngụ không ý nghĩ bao phủ.
Trong việc thiếu vắng của ý nghĩ bao phủ
ông ấy đã không bị làm cho run rẩy,
ông ấy đã vượt qua điều gây rối trí,
và cuối cùng ông ấy đạt tới niết bàn.
Nhớ lấy, cái ‘do đó’ ấy bao giờ cũng là một chỉ dẫn rằng Phật đang nhìn vào trong cái không của Sariputra - vì ông ấy luôn cảm thấy rằng năng lượng của ông ấy đang thảnh thơi, rằng năng lượng của ông ấy không còn trong rối loạn nữa, rằng ông ấy không còn nghiền ngẫm mà lắng nghe, rằng ông ấy không nghĩ mà chỉ có đó với Phật, hiện diện, cởi mở, sẵn có. Cái ‘do đó’ ấy chỉ ra việc bầy tỏ của bản thể Sariputra. Phật đang thấy ngày càng nhiều cánh hoa mở ra cho nên ông ấy có thể đi thêm một bước nữa, cho nên ông ấy có thể đưa Sariputra đi sâu thêm một bước nữa. Sariputra đang có sẵn.
Cái ‘do đó’ này không phải là logic, cái ‘do đó’ này là sự tồn tại. Nhìn vào trong Phật, Sariputra đang bầy tỏ ra. Và nhìn vào trong Sariputra, Phật sẵn sàng đưa ông ấy tiến thêm chút nữa sang cõi bên kia. Mỗi phát biểu lại càng sâu hơn và cao hơn.
Do đó, này Sariputra,
chính bởi sự không thành đạt của mình mà bồ tát,
qua việc tin cậy vào sự hoàn hảo của trí huệ,
cư ngụ không ý nghĩ bao phủ.
Từng lời một đều phải được thiền về nó - không tập trung, chú ý, nhưng thiền; lắng nghe, nhìn vào, không suy tư, không nghĩ tới. Những điều này còn cao hơn ý nghĩ, lớn hơn ý nghĩ. Ý nghĩa là đần độn trong cõi này.
Trước hết ông ấy nói:
... chính bởi sự không thành đạt của mình ...
Thiền không thể được đạt tới, bởi vì thiền không thể có động cơ. Khi bạn đạt tới cái gì đó, bạn đạt tới qua động cơ. Khi bạn đạt tới cái gì đó, bạn bao giờ cũng phải làm việc cho tương lai và lập kế hoạch cho tương lai. Bạn không thể đạt tới được bất kì cái gì ngay bây giờ - ngoại trừ thiền. Để tôi nhắc lại: Bạn không thể đạt tới được bất kì cái gì ngay bây giờ - ngoại trừ thiền. Tại sao?
Nếu bạn muốn tiền bạc, bạn không thể đạt được điều đó ngay bây giờ, bạn sẽ phải làm việc vất vả về nó; hợp pháp, bất hợp pháp - nhưng bạn sẽ phải làm việc vì nó. Có những cách thức chậm rãi, bạn có thể trở thành doanh nhân; và có những cách thức nhanh hơn, bạn có thể trở thành chính khách - nhưng bạn sẽ phải điều gì đó.Dù chậm hay nhanh, nhưng thời gian vẫn cần phải có. Thời gian là cái cần thiết. Không có thời gian bạn không thể đạt tới tiền bạc. Nếu không có thời gian, làm sao bạn đạt tới trong chính khoảnh khắc này? Cho dù bạn có muốn ăn cướp nhà hàng xóm, nếu bạn muốn xoáy ví của người đang ngồi cạnh bạn, thì thế cũng vẫn cần có thời gian. Thời gian là cái phải có. Nếu bạn muốn trở nên nổi tiếng, thời gian sẽ cần phải có. Nếu bạn muốn trở thành có quyền lực chính trị, thời gian sẽ cần phải có.
Chỉ thiền mới thể được đạt tới ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, ngay lúc này. Tại sao? - bởi vì đấy là bản tính của bạn. Tại sao? - bởi vì nó đã có đấy rồi. Bạn còn chưa đòi tới nó, vậy thôi; nhưng nó vẫn còn đấy, chưa được đòi hỏi tới. Bạn có thể đòi nó ngay bây giờ. Nó không một khoảnh khắc nào bị mất đi cả.
... chính bởi sự không thành đạt của mình ...
Và niết bàn không là gì ngoài việc thiền đạt tới vòng tròn đầy đủ. Thượng đế chẳng là gì khác việc nụ của thiền đã trở thành hoa. Đây không phải là việc đạt tới, đây là chính thực tại của bạn. Bạn có thể cứ không chú ý tới chúng trong nhiều thời đại, quên lãng chúng trong nhiều thời đại, nhưng bạn không thể làm mất chúng; chúng đang có đấy, ở ngay bên trong bạn. Bất kì ngày nào bạn nhắm mắt lại và nhìn thì bạn sẽ bắt đầu cười. Và bạn đã tìm kiếm phúc lạc này, mà tìm kiếm sai chỗ. Bạn đã tìm kiếm an toàn này, đến từ cái không, nhưng bạn tìm kiếm trong tiền bạc, số dư ngân hàng, thế này thế nọ. Và nó chẳng bao giờ xảy ra qua điều đó. Nó không thể xảy ra điều đó được. Không có gì bên ngoài bạn có thể làm cho cuộc sống bạn được an toàn. Bên ngoài là bất an; làm sao nó có thể làm cho cuộc sống bạn được an toàn? Chính phủ không thể làm cho cuộc sống của bạn được an toàn, bởi vì bản thân chính phủ là bất an - cách mạng có thể tới. Ngân hàng không thể nào làm cho cuộc sống của bạn được an toàn vì ngân hàng có thể phá sản. Chỉ ngân hàng mới có thể phá sản, cái gì khác còn phá sản được? Người đàn bà mà bạn yêu không thể làm cho cuộc sống bạn được an toàn - cô ấy có thể đi yêu người khác. Người đàn ông bạn yêu không thể làm cuộc sống bạn được an toàn - người ấy có thể chết.
Tất cả những điều này vẫn còn đó. Cho nên bạn càng an toàn bên ngoài, bạn càng trở nên bất an hơn, bởi vì thế thì bạn sợ ngân hàng vì nó có thể bị phá sản. Nếu bạn không có tài sản, bạn chẳng bận tâm; cứ để cho nó phá sản ngày nào đó. Nhưng nếu bạn có tài khoản ngân hàng bạn lo nghĩ. Thế thì bạn đạt tới thêm một điều bất an - khả năng này về việc ngân hàng phá sản. Bây giờ bạn không thể ngủ được bởi vì bạn cứ nghĩ mãi về điều gì sắp xảy ra.
Nếu bạn đặt tin cậy của mình vào bất kì điều gì bên ngoài, điều đó tạo ra thêm bất ổn. Đó là lí do tại sao người càng trở nên giầu có, lại càng bất an hơn. Nhưng mà tôi cũng không thiên về nghèo đâu, nhớ lấy. Tôi không nói rằng người nghèo là an toàn; anh ta có cái bất an của mình. Người giầu có cái bất an của người giầu; tất nhiên cái bất an của người giầu thì phức tạp hơn còn cái bất an của người nghèo thì đơn giản - nhưng bất an vẫn có đó. Và tôi không nói rằng nghèo là một cái gì đó rất đặc biệt, hoặc rằng nghèo là một cái gì đó rất quan trọng và có ý nghĩa, hoặc rằng bạn có thể khoe khoang khoác lác rằng bạn nghèo.
Nghèo chẳng có gì liên quan với tâm linh cả. Mà giầu cũng chẳng có liên quan gì tới tâm linh cả. Đấy là những sự kiện không có quan hệ. Người nghèo trông bề ngoài cũng như người giầu cả thôi. Có thể người nghèo chỉ có một chiếc xe bò kéo còn người giầu thì có xe Cadillac, nhưng điều đó cũng chẳng thành vấn đề. Xe bò kéo cũng chỉ là cái bên ngoài như xe Cadillac; cả hai đều trông từ bên ngoài. Người giầu có thể có nhiều tài khoản ngân hàng, còn kẻ nghèo có thể chỉ có ví tiền nhỏ hay có chút ít tiền tiết kiệm, nhưng điều đó chẳng thành vấn đề - cả hai đều là nhìn từ ngoài.
An toàn là trên con đường nội tâm, bởi vì tại đó bạn mới nhận ra rằng chẳng ai chết cả, rằng chẳng ai đau khổ cả, rằng chẳng có gì có thể xảy ra, rằng có bầu trời thuần khiết. Mây tới rồi đi, còn bầu trời tồn tại mãi. Cuộc sống tới rồi đi, hình dạng tới rồi đi, nhưng cái không thì tồn tại mãi.
Cái không này đã có đó rồi. Đó là lí do tại sao Phật nói điều đó có thể được đạt tới chỉ khi bạn hiểu rằng nó là không đạt tới được. Nó có thể được đạt tới chỉ khi bạn hiểu sự kiện cơ sở: rằng nó đã có đó, rằng nó đã là hoàn cảnh.
Cái trống rỗng đã có đó thì không có cách nào để tiến hoá, phát triển. Nó tràn đầy ở đó. Do đó nó có thể được đạt tới trong một khoảnh khắc. Phật gọi nó là ‘cái trống rỗng tràn đầy’, bởi vì cái trống rỗng chỉ có thể tràn đầy nếu nó có đó. Nếu nó không tràn đầy, điều đó có nghĩa là một cái gì đó khác hơn cái trống rỗng cũng đang có đó, và cái gì đó khác này sẽ cản trở, ngăn cản, và cái gì khác đó sẽ tạo ra nhị nguyên, và cái gì khác đó sẽ tạo ra cọ sát, và cái gì khác đó sẽ tạo ra căng thẳng, và cái gì khác đó sẽ tạo ra lo âu - bạn không thể thoải mái với ‘cái gì khác đó’.
Cái trống rỗng có đó chỉ khi nó tràn đầy, khi tất cả các chướng ngại đã bị loại bỏ, khi bạn không có bất kì cái gì bên trong, khi không ai có đó để là người quan sát nó. Phật nói: cái trống rỗng này thậm chí không phải là kinh nghiệm, bởi vì nếu bạn kinh nghiệm nó thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn có đó để kinh nghiệm nó. Nó là bạn, cho nên bạn không thể kinh nghiệm nó. Bạn có thể kinh nghiệm chỉ cái không là bạn. Việc kinh nghiệm có nghĩa là nhị nguyên - người quan sát và cái được quan sát, người biết và cái được biết, chủ thể và khách thể, người thấy và vật được thấy. Nhưng chỉ có cái trống rỗng, không ai thấy nó, không ai được thấy, không có gì như một vật, không cái gì như chủ thể. Cái trống rỗng bất nhị này là tràn đầy. Nó hoàn toàn tràn đầy. Tính đầy đặn của nó không thể làm mịn thêm, tính đầy đặn của nó không thể được thêm vào. Không cái gì có thể lấy ra từ nó bởi vì không có gì cả, và cũng chẳng cái gì có thể thêm vào nó; nó là hoàn toàn tràn đầy.
‘Trống rỗng tràn đầy’ không phải là kinh nghiệm, bởi vì không có người kinh nghiệm trong nó. Do đó, Phật nói: Tâm linh không phải là kinh nghiệm. Thượng đế không thể được kinh nghiệm. Những người nói, “Tôi đã kinh nghiệm Thượng đế,” thì hoặc là không hiểu điều họ đang nói là gì hoặc họ dùng ngôn ngữ rất, rất không thích hợp. Bạn không thể kinh nghiệm Thượng đế được. Trong kinh nghiệm đó bạn không được tìm thấy. Kinh nghiệm có đó, nhưng người kinh nghiệm không có đó - cho nên bạn không thể nào nói nó là kinh nghiệm được. Cho nên bất kì khi nào ai đó hỏi Phật, “Thầy đã kinh nghiệm Thượng đế chưa?” thì ông ấy tĩnh lặng, ông ấy không nói một lời nào. Ông ấy đổi chủ đề ngay lập tức, ông ấy bắt đầu nói về cái gì đó khác.
Bất kì khi nào điều đó được hỏi, trong toàn bộ cuộc đời mình, ông ấy nhất mực im lặng. Nhiều người nghĩ rằng ông ấy chưa kinh nghiệm Thượng đế; đó là lí do tại sao ông ấy tĩnh lặng. Nhưng ông ấy là người duy nhất chẳng nói gì - phủ định hay khẳng định. Và đấy không phải bởi vì ông ấy đã không kinh nghiệm. Ông ấy đã kinh nghiệm, nhưng điều đó không thể được nói như một kinh nghiệm; đó là lí do tại sao ông ấy giữ tĩnh lặng. Đó là lí do tại sao Jesus vẫn còn im lặng khi Pontius Pilate hỏi, “Chân lí là gì?”
J. Krishnamurti cứ nói mãi... và ông ấy đưa ra phân biệt rất tinh tế giữa kinh nghiệm và việc kinh nghiệm, và đó là phân biệt hay - ông ấy nói, “Đấy là việc kinh nghiệm, không phải là kinh nghiệm.” Nó là quá trình, không phải là vật. Nó là sống động, không chết. Nó vẫn tiếp diễn, không kết thúc. Bạn đi vào Thượng đế, và thế thì đấy là hiện tượng đang tiếp diễn: nó cứ tiếp diễn mãi đến vĩnh viễn; bạn chẳng bao giờ ra khỏi nó. Đấy là việc kinh nghiệm, quá trình sống - giống như dòng sông, giống như hoa nở, và nở, nở mãi, và cứ tiếp tục nở. Và nó chẳng bao giờ đi tới chấm dứt cả.
Nói rằng một người đã kinh nghiệm Thượng đế là ngu xuẩn, lừa dối và đần độn. Nói rằng một người đã đạt tới moksha, niết bàn, chân lí, là không có nghĩa lắm, bởi vì có những điều mà không thể phân loại được như sự thành đạt.
Cho nên Phật nói:
Do đó, này Sariputra,
chính bởi sự không thành đạt của mình ...
Khi tâm trí đã tới điểm dừng lại và không còn quan tâm tới việc đạt được cái gì nữa, nó đạt tới phật tính. Khi tâm trí đã đi tới dấu chấm hết và không còn đi đâu nữa, nó bắt đầu đi vào trong, nó bắt đầu rơi vào trong bản thể riêng của người ta, cái vực thăm thẳm đó. Cái trống rỗng tràn đầy được đạt tới bởi không thành đạt. Cho nên bạn đừng trở thành người thành đạt, đừng bắt đầu nghĩ dưới dạng thành đạt - rằng bạn đã đạt được cái này cái nọ, rằng bạn đã đạt tới Thượng đế. Đấy chỉ là trò chơi; tâm trí lại lừa phỉnh bạn. Tên của trò chơi thay đổi, nhưng trò chơi, trò chơi tinh vi, thì vẫn thế.
... mà bồ tát đạt tới
... qua không thành đạt ...
qua việc dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ...
Đây là phát biểu rất, rất có ý nghĩa. Phật nói: người ta không nên dựa vào bất kì cái gì. Bây giờ điều này lại ngược với tôn giáo cho phật tử thông thường, bởi vì tôn giáo cho phật tử thông thường có ba điều qui y nền tảng: Buddham sharanam gachchhami, sangam sharanam gachchhami, dhammam sharanam gachchhami. Khi đệ tử tới với Phật, người ấy cúi đầu, buông xuôi cho ông ấy và nói, “Tôi qui y nơi Phật” - buddham sharanam gachchhami.
“Tôi qui y vào cộng đồng của Phật” – sangam sharanam gachchhami: “Tôi qui y vào luật do Phật dạy” - dhammam sharanam gachchhami. Và Phật nói ở đây là người ta không nên dựa vào bất kì cái gì - không có qui y, không đâu là chỗ trú ẩn cả.
Bản Tâm Kinh này đã được gọi là linh hồn của Phật giáo, và nhà thờ Phật đã được gọi là thân thể. Ba điều qui y này là dành cho tâm trí rất bình thường đang đi tìm chỗ trú ẩn nào đó, chỗ chống đỡ nào đó, chỗ hỗ trợ nào đó. Những phát biểu này là dành cho linh hồn cao nhất - người đã tới bậc thứ sáu, và đang đi lên giữa bậc thứ sáu và thứ bẩy, chỉ thêm một chút thúc đẩy...
Do đó, này Sariputra...
Tương truyền rằng bài thuyết pháp đầu tiên của Phật, vẫn được gọi là bài Kinh Chuyển pháp (quay bánh xe tôn giáo), Dhamma Chakrapravatan Sutra - là bài thuyết pháp đầu tiên của ông ấy, tiến hành gần Varanasi - đã tạo ra cái gọi là tôn giáo thông thường, dành cho quần chúng bình thường. Trong bài thuyết pháp đó ông ấy tuyên bố, “Tới và qui y vào Phật; tới và qui y vào luật mà Phật dạy; tới và qui y vào cộng đồng, vào cộng đồng của Phật.”
Sau hai mươi năm ông ấy tuyên bố hệ thống tôn giáo thứ hai này. Ông ấy mất hai mươi năm để đưa vài người tới khả năng cao nhất. Điều này được biết tới như buổi thuyết giảng thứ hai quan trọng nhất. Buổi thuyết giảng thứ nhất là tại Saranath, gần Varanasi, khi ông ấy bảo với mọi người, “Tới đây và qui y vào ta. Ta đã chứng ngộ! Tới và qui y vào ta. Ta đã đạt tới! Tới và cùng chia sẻ ta. Ta đã tới đích! Tới và theo ta.” Đó là nói cho tâm trí bình thường; đấy là tự nhiên. Phật không thể tuyên bố Tâm Kinh; quần chúng sẽ không thể nào hiểu nổi.
Thế rồi ông ấy làm việc trong hai mươi năm cùng đệ tử. Bây giờ Sariputra đang tới rất gần. Bởi vì việc tới gần đó, ông ấy nói:
Do đó, này Sariputra...
Bây giờ tôi có thể nói điều đó cho bạn. Tôi có thể nói cho bạn rằng dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ... Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào, và đó là nhận biết, chăm chú. Chỉ một điều mà người ta phải dựa vào, đó là cội nguồn nội tâm của riêng mình, bản thể mình. Mọi thứ khác đều phải bị loại bỏ, tất cả các qui y.
Qua việc không dựa vào cái gì ngoài sự hoàn hảo của thiền, điều người ta phải làm không phải là dựa vào bất kì cái gì, thế gian hay cái khác, mà phải buông bỏ tất cả, để cho cái trống rỗng kết quả được tự do chạy nhảy, không bị cản trở bởi bất kì thái độ ủng hộ hay phản đối nào, chấm dứt dựa vào bất kì cái gì, không tìm kiếm chỗ trú ẩn hay hỗ trợ ở đâu cả - đó mới là từ bỏ thực.
Cái ta tách biệt của chúng ta là một thực tại giả tạo có thể duy trì bản thân nó chỉ bởi việc tìm hỗ trợ hay ủng hộ để nghiêng vào hay dựa vào. Trú ẩn vào tam bảo là hành động trung tâm của tôn giáo cho phật tử - trú ẩn vào Phật, trú ẩn vào tăng đoàn, trú ẩn vào pháp. Tại đây Phật bác bỏ điều đó. Điều này không mâu thuẫn. Ông ấy đơn giản nói cái bạn có thể hiểu được. Trong khẳng định của tôi bạn sẽ tìm ra cả nghìn lẻ một mâu thuẫn, bởi vì chúng đã được tạo ra hướng tới những người khác nhau. Bạn càng trưởng thành hơn, tôi càng đưa ra những khẳng định khác - bởi vì khẳng định của tôi là đáp ứng lại cho bạn.
Tôi không nói với bức tường. Tôi đang nói với bạn, và tôi chỉ có thể cho cái mà bạn có thể hiểu được. Tâm thức bạn càng cao hơn, tâm thức bạn càng sâu hơn, tôi sẽ nói những điều càng khác hơn. Một cách tự nhiên, những phát biểu khác nhau này sẽ rất mâu thuẫn. Nếu người ta cứ theo nhất quán logic, người ta sẽ chẳng tìm thấy gì cả. Bạn không thể tìm ra bất kì nhất quán logic nào trong các phát biểu của Phật.
Đó là lí do tại sao, ngày Phật chết, Phật giáo đã bị phân chia thành ba mươi sáu tông phái. Đúng ngày ông ấy chết, và các đệ tử đã bị phân chia thành ba mươi sáu tông phái - điều gì đã xảy ra? Bởi vì ông ấy đã đưa ra biết bao nhiêu phát biểu cho những người khác nhau - bởi vì tâm thức và hiểu biết khác nhau của họ - tất cả họ đều bắt đầu cãi nhau và đánh nhau. Họ nói, “Điều này Phật đã nói cho tôi!” Bạn cứ thử nghĩ mà xem: năm đệ tử đầu, với họ ông ấy nói, “Ta đã chứng ngộ - bây giờ tới ta và ta sẽ đưa các ông đến đó”... nếu những đệ tử đầu tiên này gặp Sariputra và Sariputra nói, “Điều ấy đạt tới qua một loại không thành đạt; người tuyên bố rằng mình đã thành đạt là sai, bởi vì điều đó không thể nào đạt được” - thì những đệ tử đầu tiên này sẽ nói gì? Họ sẽ nói, “Các ông nói gì vậy? Chúng tôi là những đệ tử lâu nhất, những người cao cấp nhất, và đây là phát biểu đầu tiên mà Phật đã nói cho chúng tôi: ‘Ta đã đạt tới!’ Trong thực tế chúng tôi sẽ chẳng bao giờ theo ông ấy nếu ông ấy không tuyên bố điều đó. Bởi vì ông ấy đã tuyên bố điều đó, cho nên chúng tôi theo ông ấy.
Động cơ chúng tôi thật rõ ràng: rằng ông ấy đã đạt tới, chúng tôi cũng muốn đạt tới; đó là lí do tại sao chúng tôi đã theo ông ấy. Và ông ấy đã nói với chúng tôi, ‘Ta là chỗ trú ẩn của các ông. Tới đây và qui y vào ta. Để ta là chỗ trú ẩn của các ông.’ Và ông đang nói về cái điều vô nghĩa gì vậy? Phật không thể nói điều này. Ông phải đã hiểu lầm rồi. Cái gì đó bị sai, hay ông đã bịa ra chuyện đó?”
Bây giờ phát biểu này, Tâm Kinh này, đã được nêu ra trong chỗ riêng tư. Nó đã được nói cho Sariputra, nó được đặc biệt phát biểu cho Sariputra. Nó giống như một bức thư. Sariputra không thể tạo ra bất kì bằng chứng nào, bởi vì trong ngày xưa ấy đã làm gì có máy ghi âm. Ông ấy chỉ đơn giản nói, ông ấy có thể đưa ra lời thề: “Tôi không nói bất kì điều gì không đúng. Phật đã nói cho tôi, ‘Chỉ dựa vào thiền của ông mà không vào cái gì khác.’”
Tâm trí dựa vào cái gì đó khác thì là cái ta giả tạo, bản ngã. Bản ngã không thể nào tồn tại mà không có cái đỡ, nó muốn có cái chống đỡ. Cái gì đó phải đỡ cho nó. Một khi tất cả các cột chống đã bị rút đi, bản ngã sập đổ xuống đất và biến mất. Nhưng chỉ khi bản ngã sập đổ xuống đất tâm thức mới nảy sinh trong bạn, cái là vĩnh hằng, cái là vô thời gian, bất tử.
Tại đây, Phật nói: “Không có chỗ trú ẩn, Sariputra. Không có phương thuốc, Sariputra. Không có gì và không có đâu mà đi cả. Ông đã ở đó rồi.”
Nếu bạn tới cái trống rỗng tràn đầy này mà không được chuẩn bị, nó sẽ làm cho bạn run lẩy bẩy. Nếu bạn bị ai đó ném vào nó... Chẳng hạn, đôi khi mọi người tới tôi với tình yêu và lòng kính trọng sâu sắc; họ nói, “Osho ơi, tại sao thầy không đẩy tôi mạnh thêm chút nữa?” Nếu bạn không sẵn sàng cho nó và bạn bị đẩy vào nó, thì cũng chẳng có ích gì. Điều đó có thể cản trở tiến bộ của bạn trong nhiều kiếp sắp tới. Một khi bạn đã đi vào trong cái không đó mà không được chuẩn bị, bạn sẽ bị choáng váng, hoảng sợ, sợ hãi tới chết, đến mức, trong ít nhất vài kiếp sống, bạn chẳng bao giờ dám tới bất kì ai nói về cái không, người nói về Thượng đế. Bạn sẽ tránh né. Sợ hãi đó sẽ trở thành một hạt mầm trong bạn.
Không, bạn không thể nào bị thúc đẩy mà không được chuẩn bị. Bạn có thể bị thúc đẩy chỉ dần dần theo cùng tỉ lệ như bạn đã chuẩn bị.
Bạn đã bao giờ nghe lời phát biểu nổi tiếng của Soren Kierkegaard, triết gia Đan mạch, người sáng lập ra thuyết hiện sinh hiện đại chưa? Ông ấy nói, “Con người run rẩy, run rẩy thường xuyên.” Tại sao? - bởi vì cái chết có đó. Tại sao? - bởi vì sợ hãi có đó, “Ngày nào đó mình có thể không còn nữa.”
Ông ấy nói đúng về tâm trí bình thường - mọi người đều run rẩy. Vấn đề bao giờ cũng là, “Hiện hữu hay không hiện hữu.” Nó bao giờ cũng treo ở đó - cái chết. Bạn không thể quan niệm được sự biến mất vào cái không - điều đó làm tổn thương, điều đó gây sợ hãi. Và nếu bạn nhìn sâu vào bên trong mình, bạn sẽ thấy bản thân mình run rẩy với ý tưởng về việc là không. Bạn muốn là có, bạn muốn còn lại, bạn muốn vẫn còn. Bạn muốn cứ còn mãi. Đó là lí do tại sao mọi người chẳng biết gì về bản thể bên trong mà cứ tiếp tục tin rằng linh hồn là bất tử - không phải bởi vì họ biết, nhưng bởi sợ hãi. Bởi vì sự run rẩy đó mà họ phải tin rằng linh hồn là bất tử. Đó là một loại đáp ứng mong muốn.
Cho nên bất kì kẻ ngốc nào đang nói về tính bất tử của linh hồn cũng đều rất hấp dẫn đối với bạn. Bạn sẽ bị mắc vào. Không phải là bạn đã hiểu điều người đó nói - bản thân người ấy có thể chẳng hiểu - nhưng điều ấy sẽ rất hấp dẫn. Tại Ấn Độ mọi người tin vào tính bất tử của linh hồn, và bạn không thể nào tìm ra nhiều người hèn nhát hơn ở bất kì đâu khác. Trong hàng nghìn năm họ vẫn còn là nô lệ, nô lệ cho những quốc gia rất nhỏ. Bất kì ai đã tới Ấn Độ, đều chinh phục Ấn Độ mà chẳng mấy khó khăn gì. Điều đó quá đơn giản. Và đấy là những người tin vào tính bất tử của linh hồn. Trong thực tế, một quốc gia tin vào tính bất tử của linh hồn thì không thể nào bị chinh phục được, bởi vì không ai sẽ sợ chết. Làm sao bạn chinh phục được người không sợ chết? Họ sẽ chết tất cả, nhưng họ sẽ không chịu bất kì khuất phục nào, họ không thể chịu thua bất kì kẻ chinh phục nào.
Nhưng trong hàng nghìn năm, Ấn Độ vẫn còn là nô lệ. Rất dễ dàng, nó cứ còn là nô lệ. Nước Anh là một nước rất nhỏ - có vài quận ở Ấn Độ còn lớn hơn. Nước Anh có thể cai trị trên quốc gia to lớn này một cách dễ dàng; chẳng khó khăn gì. Tại sao? ... Và những người này tin rằng linh hồn là bất tử! Nhưng niềm tin không phải là kinh nghiệm của họ, niềm tin là từ sợ hãi. Thế thì mọi sự được giải thích. Đây là những người hèn nhát, sợ sệt, sợ chết - do đó họ níu bám lấy ý tưởng rằng linh hồn là bất tử. Không phải là họ biết, không phải là họ đã kinh nghiệm; họ chưa bao giờ kinh nghiệm bất kì điều gì giống thế, họ chỉ kinh nghiệm cái chết bao quanh. Vì cái chết mà họ sợ đến thế. Cho nên một mặt họ tin vào cái bất tử của linh hồn; mặt khác, bất kì ai cũng có thể hành hạ họ và họ sẵn sàng qui phục và chạm chân.
Chính là từ sợ mà con người tin vào tính bất tử. Chính là từ sợ mà con người tin vào Thượng đế. Nó bắt nguồn từ run rẩy. Soren Kierkegaard cũng đúng về tâm trí bình thường.
Một triết gia cực đoan khác, Jean-Paul Sartre, nói: “Con người bị kết án là tự do.” Tại sao lại ‘bị kết án’? Tại sao lại dùng cái từ xấu xí ‘bị kết án’ này? Tự do - đấy là một loại kết án sao? Đúng đấy, với tâm trí thông thường nó là vậy, bởi vì tự do có nghĩa là nguy hiểm. Tự do có nghĩa là bạn không thể nào dựa vào bất kì cái gì, bạn phải dựa vào chính mình. Tự do có nghĩa là tất cả những cái chống đỡ đều đã bị lấy đi mất, tất cả những hỗ trợ đều biến mất. Tự do về cơ bản có nghĩa là cái không.
Bạn tự do chỉ khi bạn là cái không. Nghe điều Sartre nói: “Con người, khi được tự do, trở nên khổ não.” Khổ não sao? Đúng đấy, nếu bạn không sẵn sàng cho nó, nếu bạn không được chuẩn bị để đi vào trong nó, thì nó là khổ não. Không ai muốn được tự do cả, bất kể điều mọi người cứ nói. Không ai muốn tự do cả. Mọi người muốn là nô lệ, bởi vì trong cảnh nô lệ thì trách nhiệm có thể được ném lên người nào đó khác.
Bạn không bao giờ chịu trách nhiệm cả, bạn chỉ là một nô lệ: bạn có thể làm gì nào? Bạn chỉ làm cái được ra lệnh. Nhưng khi bạn tự do, bạn sợ. Trách nhiệm nảy sinh. Mỗi hành động, và bạn cảm thấy trách nhiệm: nếu bạn làm điều này, điều này có thể xảy ra; hay nếu bạn làm việc khác, cái gì đó khác có thể xảy ra. Thế thì chọn lựa thuộc phần bạn, và chọn lựa tạo ra run rẩy. Và Jean-Paul Sartre cũng đúng về tâm trí thông thường: tự do tạo ra khổ não.
Ông ấy nói, “Con người bị kết án là tự do,” bởi vì tự do tạo ra khiếp đảm. Nó là tự do khiếp đảm. Chẳng có gì bảo đảm cho tôi trong đó tôi có thể trú ẩn được. Tôi phải tự mình tạo ra những giá trị này. Tôi quyết định ý nghĩa của bản thân mình và vũ trụ mình, một mình, không thể bào chữa được và không có cớ nào cả. Tôi là trình bầy công khai về tự do, bạn là khác. Tự do của tôi là bày tỏ công khai về bản thể tôi, bạn cũng vậy. Tính duy nhất của chúng ta bao gồm trong sự kiện là mỗi chúng ta làm điều này theo cách của mình.
Nhưng Sartre nghĩ tự do tạo ra khổ não, và tự do là một loại kết án, sự nguyền rủa. Và Kierkegaard nói, “Con người là sự run rẩy thường xuyên.” Còn Phật lại muốn bạn đi vào trong tự do này, vào trong cái không này. Một cách tự nhiên, bạn phải được chuẩn bị về nó. Sariputra đã sẵn sàng bây giờ.
Do đó, này Sariputra,
chính bởi sự không thành đạt của mình mà bồ tát,
qua việc dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ,
cư ngụ không ý nghĩ bao phủ.
Trong việc thiếu vắng của ý nghĩ bao phủ
ông ấy đã không bị làm cho run rẩy,
ông ấy đã vượt qua điều gây rối trí,
và cuối cùng ông ấy đạt tới niết bàn.
Ông ấy đã vượt qua điều gây rối trí... và ông ấy
không run rẩy trong cái không này.
Điều này có vẻ gần như không thể có được cho tâm trí thông thường: làm sao bạn có thể còn không run rẩy khi bạn đang biến mất? Khi bạn tan chảy vào trong cái không biết, làm sao bạn vẫn còn không hoảng sợ? Làm sao bạn có thể đảm đương không chạy trốn? Làm sao bạn có thể đảm đương không bắt đầu đi tìm những chống đỡ và ủng hộ để cho bạn có thể tạo ra cảm giác về bản ngã, về cái ta?
Đó là lí do tại sao Phật đã phải đợi hai mươi năm. Và thế nữa, ông ấy đã phát biểu chân lí này cho Sariputra trong một đối thoại cá nhân, không trong buổi thuyết giáo công cộng. Và nếu mọi người không tin vào Sariputra, họ cũng đúng - bởi vì Phật đã nói điều gì đó khác với họ.
Nhớ điều này về tôi nữa! Nhớ điều này: phát biểu của tôi là mâu thuẫn bởi vì chúng được đưa ra cho nhiều người khác nhau, chúng được đưa ra cho các tâm thức khác nhau. Và bạn càng trưởng thành hơn, tôi sẽ càng trở nên mâu thuẫn hơn; tôi sẽ càng phải bác bẻ lại điều tôi đã nói trước đó - bởi vì điều đó sẽ không còn liên quan tới bạn nữa. Với tâm thức trưởng thành của bạn tôi sẽ phải đáp ứng theo cách khác. Mỗi bước ngoặt trong tâm thức của bạn sẽ là một bước ngoặt trong phát biểu của tôi. Và khi tôi ra đi rồi, đừng tạo ra ba mươi sáu tông phái - bởi vì ba mươi sáu tông phái sẽ không có tác dụng.
Cái không đem lại tự do. Tự do khỏi cái ta là tự do tối thượng. Không có tự do nào cao hơn điều đó. Cái không là tự do. Và nó không phải là khổ não, như Jean- Paul Sartre nói, và nó không là run rẩy, như Kierkegaard nói. Nó là phúc lành, nó là phúc lạc tối thượng. Nó không là run rẩy bởi vì không có ai để run rẩy cả.
Thiền chuẩn bị cho bạn về điều đó, bởi vì khi bạn đi vào trong thiền, hàng ngày bạn thấy bản thân mình càng ít. Và bạn càng ít thấy bản thân mình, theo cùng tỉ lệ bạn lại càng trưởng thành phúc lạc của mình, phúc lành của mình, hạnh phúc của mình. Dần dần, bạn học được toán học của thế giới nội tâm - rằng bạn càng có đấy, càng nhiều địa ngục; bạn càng ít đấy, càng nhiều cõi trời. Cái ngày bạn không có đấy, đó là niết bàn; ngôi nhà tối thượng đã đạt tới. Bạn đã tới vòng tròn đầy đủ, bạn đã trở lại thành đứa trẻ. Không còn cái ta nào nữa.
Nhớ lấy, tự do không có nghĩa là tự do của cái ta. Tự do nghĩa là: tự do khỏi cái ta. Với Sartre điều đó có nghĩa ‘tự do của cái ta’. Đó là lí do tại sao điều đó có cảm giác kết án; cái ta vẫn còn. Nó trở thành tự do, nhưng nó vẫn còn - và đó là lí do tại sao có sợ hãi.
Nếu tự do là sao cho cái ta biến mất đi trong nó, và chỉ có tự do mà không có ai tự do, thế thì ai có thể run rẩy, và ai có thể cảm thấy khổ não, và ai có thể cảm thấy bị kết án? Và thế thì không có vấn đề chọn lựa; tự do đó hành động theo ý riêng của nó. Người ta hành động từ vô chọn lựa, và không có trách nhiệm nào còn lại - bởi vì không có ai có thể cảm thấy có trách nhiệm gì. Cái không hành động. Vi vô vi - không hành động hành động. Nó là đáp ứng giữa cái không bên trong và cái không bên ngoài, và không có gì cản trở.
chính bởi sự không thành đạt của mình mà bồ tát,
qua việc dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ...
một mình ... cư ngụ không ý nghĩ bao phủ.
Bây giờ không ý nghĩ bao phủ. Và ý nghĩ bao phủ là rào chắn phân chia bạn với cái không bên ngoài. Đó là điều tôi đã nói đêm qua cho Neelamber, Mark cũ, rằng tôi đã nói về hôm qua.
Tối hôm qua anh ấy đã đi vào tính chất sannyas; anh ấy đã trở thành Neelamber. Neelamber có nghĩa là bầu trời xanh. Cái gì phân chia bầu trời bên ngoài với bầu trời bên trong? Sự bao phủ ý nghĩ của bạn. Đấy là những đám mây không cho phép cái trần trụi của bạn tiếp xúc với bầu trời, sự trần trụi của bạn được bắc cầu với bầu trời. Ý nghĩ rằng bạn là người Hindu, ý nghĩ rằng bạn là người Ki tô giáo, ý nghĩ rằng bạn là người cộng sản hay phát xít, tạo ra chia rẽ. Ý nghĩ rằng bạn là đẹp hay xấu tạo ra chia rẽ. Ý nghĩ rằng bạn là thông minh hay không thông minh tạo ra chia rẽ. Bất kì loại ý nghĩ nào - và chia rẽ. Và bạn có hàng triệu ý nghĩ. Bạn sẽ phải bóc tách mình ra giống như bạn bóc củ hành, hết lớp nọ tới lớp kia. Bạn bóc lớp vỏ này lớp khác lại có đó; bóc nó ra, tầng khác lại có đó. Và một cách tự nhiên khi bạn bóc hành thì nước mắt trào ra; nó gây cay mắt. Khi bạn bắt đầu phơi bầy bản thể mình, điều đó còn đau đớn hơn. Không giống như cởi quần áo, điều đó giống như việc bóc da bạn ra.
Nhưng nếu bạn cứ bóc mãi, rồi một hôm bạn đi tới chỗ toàn bộ củ hành biến mất và chỉ cái không là còn lại trong tay bạn. Cái không đó là phúc lạc. Phật nói: Bồ tát sống không có việc bao phủ ý nghĩ. Ông ấy ở đây, nhưng ông ấy là không ai cả; ông ấy ở đây, nhưng ông ấy không có ý tưởng nào; ông ấy ở đây, nhưng ông ấy không có ý nghĩ. Không phải là ông ấy không thể dùng ý nghĩ... Tôi vẫn liên tục dùng ý nghĩ.
Tôi đang nói với bạn ngay bây giờ, tôi phải dùng tâm trí và ý nghĩ - nhưng chúng không bao phủ tôi. Chúng là ở bên cạnh. Bất kì khi nào tôi cần, tôi dùng chúng. Bất kì khi nào tôi không dùng chúng, chúng không có đó - bầu trời bên trong của tôi và bầu trời bên ngoài là một. Và thậm chí trong khi tôi đang dùng chúng, tôi vẫn biết rằng chúng không thể phân chia tôi. Chúng là công cụ, bạn có thể dùng chúng, nhưng bạn không bị chúng che phủ theo bất kì cách nào.
... cư ngụ không ý nghĩ bao phủ.
Phật nói có ba loại bao phủ ý nghĩ. Loại thứ nhất là karma averna - hành động không hoàn tất. Những hành động không toàn bộ bao phủ bản thể bạn. Từng hành động đều muốn được hoàn tất. Có thôi thúc nội tại trong mọi việc để hoàn tất nó. Bất kì khi nào bạn cho phép hành động nào đó treo quanh bạn chưa hoàn tất, nó đều bao phủ quanh bạn: karma averna, nghiệp bao phủ quanh bạn.
Loại thứ hai là klesas averna. Tham lam, ghét bỏ, ghen tị và những thứ đại loại như thế: chúng được gọi là klesas, không thuần khiết; chúng bao phủ bạn. Bạn đã bao giờ quan sát nó chưa? Người giận dữ gần như bao giờ cũng giận dữ - lúc ít, lúc nhiều, nhưng tất cả giận dữ đều là một. Người ấy sẵn sàng nhảy vào bất kì cái gì. Người ấy sẵn sàng, với bất kì lí do gì, lao vào một cách điên dại. Người ấy sôi sùng sục bên trong. Và người ghen tị cũng thế: người ghen tị cứ đi tìm kiếm cái gì đó mà với nó người ấy có thể ghen tị. Người vợ ghen tị cứ nhìn mãi vào trong túi chồng để xem mình có thể tìm thấy cái gì đó, trong những bức thư của chồng, trong hồ sơ của chồng để xem mình có tìm thấy cái gì đó không.
Khi Mulla Nasruddin về tới nhà bao giờ cũng có lục đục nào đó, vì điều này điều khác. Vợ anh ấy là một người rất hay lục lọi đến mức chị ta bao giờ cũng tìm thấy thứ này thứ khác. Số điện thoại nào đó trong sổ của anh ta, và chị ta bắt đầu nghi ngờ. Một sợi tóc trên áo choàng, và chị ta đi vào cuộc điều tra lớn - sợi tóc này từ đâu tới?
Một hôm chị ta chẳng thể tìm thấy cái gì, thậm chí đến một sợi tóc. Mulla đã làm mọi việc ngày hôm đó; chị ta bắt đầu khóc lóc.
Và Mulla nói, “Nào có vấn đề gì vậy? Đến một sợi tóc em cũng chẳng thể nào tìm thấy trên áo anh...?” Chị vợ nói, “Đấy là lí do tại sao em khóc. Bây giờ anh đã bắt đầu đi với bọn phụ nữ trọc đầu!”
Rất khó, thực sự, để tìm ra phụ nữ trọc đầu, nhưng đó là tâm trí của người ghen. Đó là sự bao phủ. Phật gọi chúng là klesas, không thuần khiết; người bản ngã bao giờ cũng đi tìm cái gì đó để hoặc khoe khoang khoác lác hoặc để cảm thấy bị tổn thương về nó. Người sở hữu bao giờ cũng đi tìm cái gì đó để cho mình có thể trưng bầy sở hữu của mình, hay trong việc tìm thấy cái gì đó tiêu cực để cho người ấy có thể tranh đấu với nó.
Mọi người cứ tiếp tục... và tôi không nói về người khác, tôi đang nói về bạn đấy. Quan sát tâm trí mình - bạn cứ tiếp tục tìm kiếm vì cái gì. Quan sát tâm trí mình trong hai mươi bốn giờ và bạn sẽ nhận ra tất cả những sự bao phủ đó, avernas.
Có hoặc những hành động không hoàn tất, hay không thuần khiết; hoặc loại thứ ba là ghaya avernas - những bao phủ niềm tin, ý kiến, ý thức hệ, tri thức. Chúng không cho phép bạn biết, chúng không cho bạn đủ không gian để thấy. Ba lớp bao phủ này cần phải bị loại bỏ.
Khi ba lớp bao phủ này bị loại bỏ, thế thì người ta cư ngụ trong cái không. Từ ‘cư ngụ’ cũng cần được hiểu. Phật nói: Ông ấy cư ngụ trong cái không. Đấy là nhà ông ấy, cái không là nhà ông ấy. Ông ấy cư ngụ trong đó, nó là một chỗ cư ngụ. Ông ấy yêu nó, ông ấy hoàn toàn hoà hợp với nó. Nó không phải là xa lạ, ông ấy không cảm thấy như người ngoài ở đó. Và ông ấy không cảm thấy giống như ông ấy đang ở trong khách sạn và ngày mai ông ấy sẽ phải rời bỏ nó. Nó là nơi cư ngụ của ông ấy. Khi việc bao phủ ý nghĩ đã bị loại bỏ, cái không là nhà bạn. Bạn hoàn toàn hài hoà với nó.
Kierkegaard và Sartre chưa bao giờ ở đó. Họ chỉ suy xét về nó. Họ chỉ nghĩ về nó, về nó sẽ là như thế nào. Đó là lí do tại sao Kierkegaard cảm thấy run rẩy. Ông ấy đơn giản nghĩ, cũng như bạn nghĩ...
Thử nghĩ xem nó sẽ thế nào khi bạn chết, và bạn sẽ được đặt lên dàn thiêu, và bạn sẽ kết thúc mãi mãi. Và thế thì bạn sẽ không thể nào thấy những cây xinh tươi này, những con người đẹp đẽ này, và bạn sẽ không còn cười nữa, và bạn sẽ không yêu nữa, và bạn sẽ không thấy các vì sao nữa. Mà thế giới này vẫn tiếp tục, còn bạn sẽ không ở đây chút nào. Chẳng lẽ bạn không cảm thấy run lẩy bẩy sao? Chẳng lẽ bạn không cảm thấy run rẩy sao?
Tất cả sẽ tiếp tục - chim sẽ hót và mặt trời sẽ lên và đại dương sẽ ầm ầm và chim ưng nào đó vẫn sẽ bay cao mãi cao mãi, và hoa sẽ có đó cùng hương thơm, và hương nồng của đất ướt - tất cả những điều đó sẽ có đó. Rồi bỗng nhiên một ngày nào đó bạn sẽ không có đó, và thân thể bạn sẽ chết. Cái thân thể đẹp đẽ này mà bạn đã từng sống với nó và bạn đã từng chăm sóc nó nhiều thế - nó sẽ ốm yếu và làm phiền nhiễu bạn - rồi một ngày nào đó nó sẽ thành vô dụng đến mức mà mọi người đã từng yêu mến nó, cũng cùng những người ấy thôi, sẽ đem nó lên dàn thiêu và đưa nó vào lửa. Quán tưởng về điều đó. Suy xét, và run rẩy sẽ tới.
Kierkegaard phải đã suy xét về nó. Ông ấy phải đã là người có thiên hướng rất sợ sệt. Có câu chuyện kể về ông ấy rằng ông ấy là con một người giầu có. Người bố chết; ông ấy đã để lại đủ tiền cho Kierkegaard, cho nên ông này chẳng bao giờ làm lụng, ông ấy tiếp tục suy tư. Ông ấy có thể dễ dàng đảm đương việc đó - chẳng có gì phải làm cả. Ông ấy có đủ tiền trong ngân hàng. Ngày đầu tiên hàng tháng ông ấy sẽ ra ngân hàng - đó là toàn bộ công việc của ông ấy - để rút tiền. Và thế rồi ông ấy sẽ sống và thiền. Thiền theo nghĩa của ông ấy là suy tư, nghiền ngẫm, suy nghĩ. Đó là điều từ thiền theo tiếng Anh ngụ ý. Đấy không phải là việc dịch đúng cho chữ dhyana.
Khi mọi người tới tôi và tôi bảo họ thiền, họ nói, “Về cái gì?” Từ tiếng Anh có nghĩa là thiền về cái gì đó, vật nào đó. Từ Ấn Độ dhyana có nghĩa là sống trong nó, không phải là suy tư về cái gì đó. Nó là trạng thái, không phải là hành động.
Cho nên ông ấy sẽ suy tư và suy nghĩ, và nghiền ngẫm và triết lí. Nghe nói rằng ông ấy yêu một phụ nữ đẹp, nhưng không thể quyết định được liệu có cưới vợ hay không. Chính hiện tượng yêu trở thành run rẩy trong ông ấy. Trong ba năm ông ấy nghiền ngẫm về nó, và cuối cùng ông ấy quyết địng không lấy vợ. Mà ông ấy thì đã yêu. Trong suốt cuộc đời, ông ấy không thể nào quên được người phụ nữ này, toàn bộ cuộc đời ông ấy cảm thấy khổ sở vì người phụ nữ này. Người phụ nữ này đã yêu, ông ấy đã yêu; thế mà ông ấy vẫn quyết định không lấy vợ. Tại sao? - bởi vì chính ý tưởng yêu đã tạo ra run rẩy trong ông ấy. Tình yêu là một loại cái chết. Nếu bạn thực sự yêu một người thì bạn chết đi trong người đó, bạn biến mất trong người đó.
Khi bạn làm tình... Tôi phải dùng từ ‘làm’ này – nó không đúng, nhưng không ngôn ngữ nào thực sự là đúng cả. Cho nên nhớ lấy, tôi phải dùng từ với tất cả những giới hạn của nó. Tình yêu không thể làm được. ‘Làm tình’ là cách diễn đạt sai: nó xảy ra. Nhưng khi nó xảy ra, khi bạn đang trong không gian tình yêu với ai đó, thì sợ hãi tới bởi vì bạn đang biến mất. Đó là lí do tại sao rất, rất nhiều người, hàng triệu người, chưa bao giờ đạt tới cực thích - bởi vì cực thích là cái chết.
Và Kierkegaard đã yêu nhiều đến mức ông ấy trở nên sợ rằng ông ấy có thể làm mất bản thân mình trong người phụ nữ này. Sợ hãi đó quá nhiều. Ông ấy vứt bỏ ý tưởng ấy. Ông ấy từ chối, ông ấy không lấy vợ. Ông ấy chịu đựng trong suốt cuộc đời - ông ấy đã chấp nhận điều đó - nhưng bởi vì sợ... Ông ấy là người có thiên hướng sợ sệt. Ông ấy sống hoàn toàn tốt, chẳng làm gì, chỉ triết lí.
Và có một chuyện tiếu lâm rất lạ về ngày ông ấy chết. Ông ấy chết khi ông ấy từ ngân hàng về. Đó là ngày đầu tháng; ông ấy từ ngân hàng về, đã rút tiền xong – nhưng đây là món tiền cuối cùng. Ông ấy chết trên đường. Người ta cứ nghĩ rằng ông ấy chết vì sợ, bởi vì bây giờ không còn lại tiền trong ngân hàng nữa. Ông ấy hoàn toàn mạnh khoẻ, ông ấy không ốm, chẳng có lí do nào cho ông ấy chết bất thần đến thế. Nhưng trở về từ ngân hàng - và viên quản lí ngân hàng đã nói, “Đây là món tiền cuối cùng; tiền của ông đã hết” - ông ấy không thể về được tới nhà. Ông ấy chết trên đường.
Ông ấy không thể nào kinh nghiệm được cái không mà Phật đang nói tới. Ông ấy chắc chỉ nghĩ về nó thôi - do đó mới sợ. Và Jean-Paul Sartre cũng không ở trong không gian được gọi là thiền. Ông ấy không phải là thiền nhân; ông ấy là nhà suy tưởng, người phương Tây hoàn toàn. Ông ấy chẳng biết đến cách thức phương Đông đi vào. Do đó tự do có vẻ giống như kết án, và tự do có vẻ như khổ não.
Chân lí lại chính là điều ngược lại. Nếu bạn đi vào trong tự do, vào trong cái không, có phúc lạc. Nếu bạn đi vào trong cái chết hoàn toàn mà được gọi là tình yêu đó, thì có satori, samadhi. Phật nói: Ông ấy cư ngụ trong cái không đó, đấy là nhà của ông ấy. Đấy không phải là khổ não, đấy không phải là run rẩy, đấy không phải là kết án. Ông ấy cư ngụ ở đó. Đấy là nhà ông ấy.
ông ấy đã không bị làm cho run rẩy,
ông ấy đã vượt qua điều gây rối trí,
và cuối cùng ông ấy đạt tới niết bàn.
Phật không nói điều gì khác. Ông ấy nói: Ông đi vào trong trạng thái này của cái không, thế thì niết bàn là kết quả tự nhiên. Đến tận cùng, nó tới theo ý riêng của nó. Ông không cần lo nghĩ về nó; ngay chỗ đầu tiên ông đã không thể làm được điều gì về nó cả. Ông chỉ đi vào trong cái không này, và thế thì cái không bắt đầu trưởng thành, trưởng thành mãi, trở nên ngày một bao la hơn, rồi một hôm nó trở thành toàn bộ sự tồn tại của ông. Thế thì có niết bàn - ông đã dừng việc hiện hữu. Ông đã biến mất trong vũ trụ.
Ai đó hỏi Phật, “Khi thầy qua đời và thầy sẽ không bao giờ quay lại trong thân thể này nữa, điều gì sẽ xảy ra cho thầy?”
Và ông ấy nói, “Ta sẽ tan biến trong sự tồn tại. Nếu ông nếm trải sự tồn tại, ông sẽ nếm trải ta.”
Và đúng đấy, điều đó là đúng: nếu bạn nếm trải sự tồn tại thì bạn sẽ nếm trải tất cả chư Phật - Krishna, Christ, Phật, Mahavira, Zarathustra, Lão Tử, Kabir, Nanak - bạn sẽ nếm trải tất cả chư Phật. Cái ngày bạn đi vào trong cái không đó, bạn sẽ được tất cả chư Phật đón chào. Toàn bộ sự tồn tại đang xúc động với phật tính bởi vì biết bao nhiêu vị Phật đã tan biến trong nó. Họ đã nâng lên chính mức của sự tồn tại.
Bạn thật may mắn, bởi vì trước bạn biết bao nhiêu vị Phật đã đi vào sự tồn tại. Khi bạn đi vào đó, bạn sẽ không thể nào không được đón chào. Tất cả những người xuất hiện như chư phật trong ba thời đều tỉnh thức tới chứng ngộ chính đẳng, chính giác và hoàn hảo bởi vì họ đã dựa vào sự hoàn hảo của trí huệ.
Chỗ trú ẩn duy nhất là hoàn hảo của trí huệ, hoàn hảo của thiền. Trong quá khứ nó đã là như vậy, trong hiện tại nó đang là như vậy, trong tương lai nó sẽ là như vậy. Bất kì ai trở thành vị Phật đều trở thành Phật qua thiền. Trú ẩn vào thiền đi. Trú ẩn vào cái không đi.
Đủ cho hôm nay.
Nhận xét
Đăng nhận xét