Chương 17. Tự do với, tự do vì


Dũng cảm - Vui sống hiểm nguy
Courage - The joy of living dangerously
Osho

 
Chương 17. Tự do với, tự do vì


Đừng bao giờ nghĩ dưới dạng tự do với; bao giờ cũng nghĩ dưới dạng tự do vì. Và khác biệt là bao la, cực kì bao la. Đừng nghĩ dưới dạng với - nghĩ vì đi. Tự do vì Thượng đế, tự do vì chân lí, nhưng đừng nghĩ rằng bạn muốn tự do với đám đông, tự do với nhà thờ, tự do với cái này cái nọ. Bạn có thể có khả năng đi xa ngày nào đó, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ tự do cả, chẳng bao giờ. Nó sẽ là một loại đè nén nào đó.

Sao bạn sợ đám đông?... Nếu lôi kéo có đó, thế thì nỗi sợ của bạn đơn giản chỉ ra lôi kéo của bạn, hấp dẫn của bạn. Bất kì chỗ nào bạn đi đều sẽ vẫn còn bị chi phối bởi đám đông.

Điều tôi đang nói là, nhìn vào sự kiện của nó - rằng không có nhu cầu nghĩ theo đám đông. Nghĩ theo bản thể của bạn. Điều đó có thể được vứt bỏ ngay bây giờ. Bạn không thể tự do nếu bạn tranh đấu. Bạn có thể vứt bỏ nó bởi vì chẳng ích gì mà tranh đấu cả.

Đám đông không phải là vấn đề - bạn mới là vấn đề. Đám đông không lôi kéo bạn - bạn đang bị lôi kéo, không phải bởi ai đó khác mà bởi ước định vô ý thức của riêng bạn. Bao giờ cũng nhớ đừng đổ trách nhiệm đi đâu đó hay cho ai đó khác, bởi vì thế thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự do với nó.

Sâu bên dưới nó là trách nhiệm của bạn. Tại sao người ta phải chống lại đám đông nhiều thế? Đám đông đáng thương! Sao bạn phải chống nó nhiều thế? Sao bạn lại mang vết thương thế?

Đám đông không thể làm được gì trừ phi bạn hợp tác. Cho nên vấn đề là sự hợp tác của bạn. Bạn có thể vứt bỏ sự hợp tác đó ngay bây giờ, thích là được. Nếu bạn để bất kì nỗ lực nào vào nó, thế thì bạn sẽ bị rắc rối. Cho nên làm nó ngay lập tức. Nó chỉ là thôi thúc của tình thế, của hiểu biết tự phát, nếu bạn có thể thấy ra vấn đề rằng nếu bạn tranh đấu, bạn sẽ tranh đấu một trận chiến thua cuộc. Chính trong tranh đấu bạn đang nhấn mạnh vào đám đông.

Đó là điều đã xảy ra cho hàng triệu người. Ai đó muốn thoát khỏi đàn bà - ở Ấn Độ họ đã làm điều đó trong hàng thế kỉ. Thế rồi họ trở nên ngày một bị thu hút vào trong việc đó. Họ muốn gạt bỏ dục và toàn thể tâm trí họ trở thành dâm dục; họ chỉ nghĩ về dục chứ không gì khác. Họ nhịn ăn, và họ sẽ không ngủ; họ sẽ làm cái này và cái nọ pranayama và yoga và cả nghìn lẻ một thứ - toàn thứ vô nghĩa. Họ càng tranh đấu nhiều với dục, họ càng ép buộc nó nhiều, họ lại càng tập trung vào nó nhiều. Nó trở thành có ý nghĩa thế, từ tất cả các phần.

Đó là điều đã xảy ra cho các tu viện Ki tô giáo. Họ trở nên bị kìm nén thế, toàn sợ sệt. Cùng điều này có thể xảy ra cho bạn nếu bạn trở nên sợ đám đông quá nhiều. Đám đông không thể làm gì được trừ phi bạn hợp tác, cho nên vấn đề là ở tỉnh táo của bạn. Đừng hợp tác!

Đây là quan sát của tôi: rằng bất kì cái gì xảy ra cho bạn, bạn đều chịu trách nhiệm. Không ai khác làm điều đó cho bạn cả. Bạn đã muốn nó được làm, cho nên nó đã được làm. Ai đó khai thác bạn bởi vì bạn muốn bị khai thác. Ai đó phải đưa bạn vào nhà tù bởi vì bạn đã muốn được cầm tù. Phải có việc tìm kiếm nào đó về nó. Có thể bạn quen gọi nó là an ninh. Tên bạn có thể cho khác, cái nhãn của bạn có thể khác, nhưng bạn đã khao khát được cầm tù bởi vì trong tù người ta an toàn và không có không an ninh.

Nhưng đừng tranh đấu với các bức tường nhà tù. Nhìn vào bên trong. Tìm ra khao khát đó về an ninh, và cách đám đông có thể thao túng bạn. Bạn phải đang yêu cầu điều gì đó từ đám đông - thừa nhận, tôn vinh, kính trọng, tôn kính. Nếu bạn yêu cầu họ, bạn phải trả giá lại cho họ. Thế thì đám đông nói, 'Được rồi, chúng tôi cho anh sự kính trọng, và anh cho chúng tôi tự do của anh.' Đấy là trò mặc cả đơn giản. Nhưng đám đông chưa bao giờ làm cho bạn cái gì - về cơ bản đấy là bạn. Cho nên thoát ra khỏi con đường riêng của mình đi!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho