Chương 16. Bên ngoài tất cả - nhân chứng



Con đường bên ngoài mọi con đường - Osho


Chương 16. Bên ngoài tất cả - nhân chứng



Ta không là người làm không là người kinh nghiệm.

Ta hiện hữu nhưng là nhân chứng cho mọi biểu hiện.

Chính bởi vì sự gần gũi của ta với chúng mà thân thể, vân vân, dường như là ý thức, và bắt đầu vận hành tương ứng.

Ta là cái không thay đổi, cái vĩnh hằng.

Ta bao giờ cũng là nhà của phúc lạc, của thuần khiết và việc biết.

Ta là toàn năng.

Ta là linh hồn rõ ràng

hiện diện trong mọi sinh linh hữu tình như một nhân chứng.
Về điều này, không có hoài nghi.



Để đi vào trong chiều sâu và sự sâu lắng của sự tồn tại, điều bản chất là hiểu thêm vài sự phủ định nữa. Hôm qua chúng ta đã thảo luận rằng bạn không là thân thể, không là giác quan, không là tâm trí, không là trí tuệ; bạn là tâm thức. Nhưng dầu vậy những tầng tinh vi hơn vẫn tồn tại, và những tầng tinh vi này lại được tạo ra chỉ bởi vì sự xấp xỉ của chúng với tâm thức.

Tâm thức chiếu sáng bất kì cái gì trong sự gần gũi với nó. Cũng giống như chiếc đèn sẽ chiếu sáng mọi thứ ở gần đó. Chúng ta thắp đèn, và ngay lập tức mọi thứ bên trong phạm vi của nó đều được chiếu sáng. Tương tự, mọi thứ bên trong chúng ta gần với tâm thức đều được chiếu sáng. Và chính với chiếu sáng này mà rắc rối bắt đầu.

Cố hiểu điều đó giống như thế này: nơi không có đèn thì trời tối và chẳng cái gì là thấy được. Thế rồi chiếc đèn được thắp lên. Nếu ánh sáng của chiếc đèn không có ý thức, nó sẽ trong ảo tưởng rằng tất cả những cái trở nên được chiếu sáng, thấy được, đều là một phần của bản thân cái đèn. Ánh sáng sẽ trong ảo tưởng rằng tất cả những cái trở nên được chiếu sáng đều không tách rời khỏi nó, bởi vì 'Khi ta không có, nó không có đó; cả tường lẫn đồ đạc của căn phòng đều không thấy được. Khi ta không có đó, chẳng có gì cả. Mọi sự chỉ tồn tại khi ta có đó. Một cách tự nhiên, chính logic đơn giản là sự tồn tại của mọi thứ đều được hàm chứa bên trong sự tồn tại của ta.”

Điều đó cũng giống vậy với tâm thức. Nếu như không có tâm thức thì sẽ không có năm thể, không có tâm trí, không có trí tuệ, không có giác quan - không có gì! Mọi thứ tới trong sự tồn tại với việc nổi lên của tâm thức. Nếu tâm thức trở thành vô ý thức, nếu nó biến mất trong giấc ngủ sâu, thế thì ngay cả thân thể cũng không được cảm thấy, tâm trí không được cảm nhận. Đó là lí do tại sao khi bạn phải chịu cuộc mổ thì một tầng của vô ý thức sâu được tạo ra quanh tâm thức của bạn để cho bạn sẽ không cảm thấy đau ngay cả khi tay bạn bị cắt cụt. Bạn thậm chí sẽ không biết liệu toàn thể thân thể có bị cắt thành từng mảnh hay không, bởi vì ánh sáng của ngọn đèn đã chiếu sáng tất cả điều này bị bao phủ bằng vô ý thức.

Cho nên ý thức, chiếu sáng bất kì cái gì ở gần nó, trở nên bị đồng nhất với chúng. Bởi vì sự gần gũi này mà nó cảm thấy rằng “Bản thân mình là cái này.” Đây là toàn bộ sai lầm của sự đồng nhất. Và thế rồi chúng ta bắt đầu hành xử tương ứng với bất kì cái gì đang đó mà chúng ta đã đồng nhất bản thân mình với nó.

Chẳng hạn, chúng ta thở; nếu tâm thức của bạn rời bỏ thân thể thì hơi thở sẽ rời bỏ theo. Quá trình thở diễn ra chỉ khi ánh sáng của ý thức còn rơi lên nó. Một cách tự nhiên, ý thức đồng nhất: “Khi mình hiện hữu, việc thở hiện hữu, còn khi mình không hiện hữu, việc thở không có. Cho nên mình phải là bản thân việc thở, bản thân mình là việc thở.”

Nhưng điều này không đúng. Bạn chưa bao giờ làm việc thở cả. Việc thở xảy ra: bạn chỉ là nhân chứng. Chắc chắn, nhận biết về việc thở xảy ra chỉ khi bạn hiện hữu, nhưng quá trình thở hoàn toàn tách biệt thế; nó có thể diễn ra ngay cả lúc bạn vô ý thức. Và bây giờ các nhà khoa học còn nói rằng ngay cả khi bạn chết thì họ vẫn có thể giữ cho quá trình thở diễn ra với sự giúp đỡ của máy móc.

Việc thở là một cái máy tách biệt, một hệ thống tách biệt, bạn chỉ là việc nhận biết về nó. Bạn đã bao giờ làm việc thở chưa? Nếu đấy là bạn làm việc thở thì bạn đã chết từ lâu rồi, bởi vì nếu bạn quên mất việc thở một chốc thôi, mọi thứ đã tan rã rồi. Và con người có thể phạm phải đủ mọi loại sai lầm khác, điều đó là được, nhưng nếu con người quên mất thở thì điều đó không thể được. Đó là lí do tại sao bạn không là người thở, điều đó xảy ra theo cách riêng của nó; bạn không là người làm, bạn chỉ là nhân chứng cho nó. Máu tuần hoàn trong thân thể bạn, bạn không làm nó tuần hoàn. Bạn không là người làm. Trái tim đập - bạn không là người làm, bạn chỉ là nhân chứng.

Nếu bạn hiểu hiện tượng này về trái tim, việc thở, mạch đập và việc tuần hoàn máu, không phải rất khó để hiểu cách tâm trí làm việc. Bạn không làm cho nó làm việc, nó nữa cũng là một cái máy - tâm trí nữa cũng là một cái máy.

Một người bị xâm chiếm bởi ham muốn dục; nếu người đó nghĩ rằng mình đang làm thì người đó lầm. Nó chỉ là việc xảy ra. Điều này nữa cũng chẳng là gì nhiều hơn vài tuyến nội tiết, chất dịch nào đó được tiết ra từ những tuyến này. Khi các tuyến dục đã chín muồi vào độ tuổi mười bốn, chúng làm cho ham muốn dục thành có thể. Nếu như bạn bị cắt bỏ đi những tuyến này, khả năng của bất kì ham muốn dục nào cũng sẽ tiêu tan. Bạn thậm chí cũng chẳng là người tạo ra những ham muốn dục của mình, và đó là lí do tại sao rất khó loại bỏ chúng. Việc đó sẽ dễ làm sao nếu bạn đã tạo ra chúng. Nếu như bạn đã là người tạo ra những ham muốn dục của mình thế thì sẽ chẳng khó khăn gì, bạn sẽ chỉ nói, “Mình không muốn điều này,” và nó sẽ chấm dứt. Nhưng bạn nói rằng bạn sẽ không có ham muốn dục nào và nó cứ nảy sinh ra, nó không rời bỏ bạn. Tại sao? Nếu bạn là người làm, người sáng tạo, thế thì khó khăn gì ở đây?

Khó khăn là ở chỗ bạn không là người làm và, vẫn cứ tin mình là người làm, bạn lâm vào rắc rối kép. Trước hết bạn coi mình là người làm, và thế rồi bởi vì điều đó bạn nghĩ rằng nếu bạn muốn thì bạn có thể là người kiểm soát nữa. Bạn nghĩ, “Bản thân mình là người làm và mình có thể dừng ham muốn dục nếu mình muốn.” Nhưng nó không dừng; bạn không thể làm nó phát sinh mà cũng không thể chấm dứt được nó.

Điều đó có nghĩa là bạn không bao giờ có thể gạt bỏ được ham muốn dục hay không? Vâng, bạn có thể tự do với nó vào ngay chính khoảnh khắc này. Nếu cảm giác người làm tan biến, và nếu bạn vẫn còn là một nhân chứng, thế thì bạn được tự do với ham muốn. Ham muốn còn lại ở một bên, cái máy vẫn còn tách rời khỏi nó và bạn đứng tách xa; lỗ hổng phát sinh ra ở giữa.

Một điều nữa cần được hiểu. Bạn không là người làm đối với cái máy này, nhưng sự hiện diện của bạn là cần để cho nó vận hành - chỉ sự hiện diện của bạn. Bạn không là người làm.

Mặt trời khi nó mọc lên vào buổi sáng không làm nỗ lực nào để mở từng nụ hoa. Có lẽ thậm chí nó còn không nhận biết về bao nhiêu hoa đã nở bởi vì nó, bao nhiêu chim đã bắt đầu hót. Nó không phải là người tạo ra tất cả những điều này, vậy mà những điều này sẽ không xảy ra nếu không có mặt trời. Nếu mặt trời không mọc vào sáng mai thì chim chóc sẽ không có khả năng hót, hoa sẽ không nở và hoa sen sẽ vẫn còn đóng. Vậy mà mặt trời không phải là người làm bởi vì không có vấn đề về việc làm. Các tia sáng của nó không tới và mở từng cái nụ ra, từng cái một. Các tia sáng của nó không vươn tới để tạo ra tiếng hót trong họng từng con chim. Không có nỗ lực, chỉ sự hiện diện của nó làm việc.

Khoa học chấp nhận một sự kiện được gọi là 'tác nhân xúc tác'. Khoa học nói rằng có những thời điểm khi chỉ sự hiện diện của tác nhân xúc tác cũng tạo ra hiệu quả. Chẳng hạn, nước bao gồm hydro và oxy, nhưng nếu bạn trộn lẫn hydro và oxy thì kết quả sẽ không là nước. Bạn có thể cứ trộn chúng, nhưng chúng sẽ không tạo ra nước khi tác nhân xúc tác không hiện diện. Mọi thứ khác đều hiện diện... bởi vì nước không chứa gì khác hơn hydro và oxy.

Hiện tượng này của tác nhân xúc tác nên được hiểu đúng vì nó sẽ rất có ích trong việc hiểu nhân chứng. Khi chúng ta phân tích nước, chúng ta không tìm thấy gì ngoài hydro và oxy - chỉ hai chất này. Thế thì sao chúng ta không thu được nước khi chúng ta trộn lẫn hydro và oxy? Hai chất này đáng phải trở thành nước, nhưng việc đó lại không xảy ra chừng nào chưa có điện hiện diện. Đó là lí do tại sao khi sét loé lên trên bầu trời nắng, đấy lại là dấu hiệu của mưa, bằng không mây chỉ cứ lang thang và sẽ không có mưa. Khoa học vẫn còn bị phân vân về việc điện đóng vai trò gì, nhưng người ta đã không tìm thấy đóng góp trực tiếp nào của điện trong việc tạo ra nước. Đó là lí do tại sao khi chúng ta phân tích nước chúng ta không tìm thấy điện đâu cả. Thế thì điện làm gì? Nó chẳng làm gì cả, nhưng sự hiện diện của nó là bản chất; nước sẽ không xảy ra nếu không có sự hiện diện của nó. Cho nên điện đã làm việc như tác nhân xúc tác.

Tác nhân xúc tác nghĩa là hiện tượng không thể xảy ra nếu không có sự hiện diện của nó, và vậy mà nó chẳng làm gì cả. Cho nên việc thở là không thể có được nếu không có sự hiện diện của tâm thức, trái tim sẽ không đập nếu không có sự hiện diện của tâm thức, trí tuệ sẽ không làm việc nếu không có sự hiện diện của tâm thức. Và vậy mà tâm thức lại không phải là người làm.

Nhưng điều này tạo ra bên trong chúng ta ảo tưởng của việc là người làm - 'Nếu điều gì đó không thể xảy ra mà không có mình, thế thì mình là người làm' - bởi vì chúng ta có thể hiểu chỉ hai khái niệm trong tâm trí mình: thứ nhất, 'Nếu mình là người làm, thế thì mọi sự xảy ra,' và thứ hai, 'Nếu mình không có, chúng không xảy ra.' Cho nên kết luận tự nhiên là 'Mình là người làm.'

Chúng ta không biết chiều thứ ba chút nào, khi chỉ sự hiện diện của tâm thức làm việc. Khi chúng ta giả thiết vai trò của người làm bởi vì sự hiện diện này, thế thì điều này trở thành sự tù túng của chúng ta. Nếu sự hiện diện này vẫn còn là sự hiện diện không bị đồng nhất, thế thì đó là nhân chứng. Chúng ta chỉ cần biết rằng chúng ta là nhân chứng, rằng mọi sự chắc chắn xảy ra trong sự hiện diện của chúng ta, nhưng chúng ta không phải là người làm. Khi điều này được hiểu, một khoảng cách được tạo ra giữa bản thân chúng ta và máy móc của mình.

Thế thì nhiều điều sâu sắc xảy ra bởi vì sự hiện diện không đồng nhất này. Chẳng hạn, trung tâm dục của bạn có thể cố gắng tự khẳng định nó, nhưng nếu bạn vẫn còn là một nhân chứng thì nó sẽ không có khả năng làm, bởi vì ngay khi bạn trở thành nhân chứng, bạn đã lùi lại vào trong bản thân mình và bạn đã làm cách xa bản thân mình với trung tâm dục của mình. Sự gần gũi của tâm thức, mà trung tâm dục của bạn cần để vận hành, bị gián đoạn. Trung tâm dục có thể vẫn còn rung động và kêu gọi, các tuyến dục có thể tiếp tục đòi hỏi hành động dục, nhưng sự hiện diện của bạn lại không có sẵn.

Đó là lí do tại sao điều đáng ngạc nhiên đôi khi xảy ra. Bạn đang ngồi đó, tràn đầy ham muốn dục, tâm trí bạn hoàn toàn bị cuốn hút vào nó, và bỗng nhiên ai đó kêu lên rằng nhà bạn bị cháy. Tại sao chính ham muốn dục của bạn lại tan biến khỏi tâm trí chỉ chốc lát? - bởi vì tâm thức đi khỏi đó và trở thành được nối với ý nghĩ về nhà đang bị cháy. Bằng không cứ thử tách tâm trí bạn ra khỏi ham muốn dục mà xem và bạn sẽ biết rằng điều đó không có tác dụng! Bạn không thể tách khỏi nó được. Nhưng ngay khi bạn nghe thấy tin về cháy - cho dù là báo động giả - thì toàn bộ cơ chế của ham muốn dục của bạn đi tới chỗ dừng lại; bạn quên mất về nó và nó kết thúc.

Điều gì đã xảy ra? Sự hiện diện của tâm thức bạn đã dịch chuyển. Một tình huống khẩn cấp đã nảy sinh, và bây giờ tâm trí không thể đi đâu khác được. Nó đi ra khỏi ham muốn, còn ham muốn này biến mất trong chính việc rời đi này. Cái máy của ham muốn dục vẫn còn đó, và bạn nữa cũng đang hiện diện bên trong cái máy này - nhưng thế rồi cái gì đã thay đổi? Cái đã thay đổi là ở chỗ bạn không còn hiện diện gần ham muốn này nữa; tâm thức bạn đã dịch chuyển ra khỏi nó, sự chú ý của bạn đã ra đi. Việc tự do khỏi ham muốn dục không đạt tới được qua nỗ lực, nó được đạt tới qua việc chứng kiến vô nỗ lực, bởi vì bạn không phải là người làm.

Cho nên hiền nhân này bắt đầu lời kinh này:

Ta không là người làm không là người kinh nghiệm.

“Ta không là người làm' - đây là cái gì đó có thể lĩnh hội được; “Ta thậm chí không là người kinh nghiệm” - điều này khó hiểu thấu hơn. Trong việc làm, chúng ta làm điều gì đó ở bên ngoài, việc làm bao giờ cũng bên ngoài, nhưng việc kinh nghiệm là ở bên trong. Khi chúng ta làm điều gì đó chúng ta đi ra ngoài, còn khi chúng ta kinh nghiệm điều gì đó thì chúng ta đi vào trong.

Việc kinh nghiệm là bên trong, do đó nó ở gần hơn. Đó là lí do tại sao, có thể, bạn có thể hiểu rằng bạn không phải là người làm, nhưng lại rất khó hiểu rằng bạn không là người kinh nghiệm nữa. Nhưng người không phải là người làm thì không thể là người kinh nghiệm được, bởi vì sâu bên dưới việc kinh nghiệm cũng lại là một hành động, một việc làm. Nói 'Tôi đã kinh nghiệm' cũng là một việc làm tinh vi. 'Tôi đã làm' là việc làm thô thiển, 'Tôi đã kinh nghiệm' là việc làm tinh vi.

Cho nên khi cảm thấy việc làm là ở ngoài, đồng thời việc cảm thấy người kinh nghiệm xảy ra bên trong. Và cảm giác về việc làm càng lớn, ham muốn của người kinh nghiệm cũng càng lớn. Do đó cảm giác về việc làm càng lớn thì thì càng nhiều phiền não trong cuộc sống, bởi vì ham muốn của người kinh nghiệm tăng lên theo cùng tỉ lệ - đam mê càng lớn, không hài lòng càng lớn. Đó là lí do tại sao những người cố gắng nhiều thì thường thấy rất khổ bởi vì họ cảm thấy rằng họ đã làm nhiều thế, nhưng họ đạt được gì? Họ có thể tận hưởng cái gì? Trong thực tế bạn cứ làm và làm trong hi vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ ngồi lại và tận hưởng. Điều đó cứ diễn ra theo cách này trong cả đời bạn, nhưng khoảnh khắc để tận hưởng chẳng bao giờ tới.

Có ví dụ khác về sự gần gũi này. Bạn biết khi bạn ăn thức ăn rằng bạn không tạo ra cơn đói - do đó bạn không phải là người làm. Điều này không khó hiểu mấy. Bạn không tạo ra cơn đói, nó đơn giản tới. Nếu nó không tới, chẳng có cách nào tạo ra nó. Cho nên điều này là rõ ràng, rằng cơn đói xảy ra, chúng ta không tạo ra nó. Chúng ta ăn thức ăn bởi vì có cơn đói. Nhưng chúng ta kinh nghiệm việc thưởng thức - cảm thấy ngon hay không ngon, đắng hay ngọt. Cho nên chúng ta chấp nhận rằng cơn đói không do chúng ta tạo ra, chúng ta không sản sinh ra nó - nó tới. Chúng ta không tạo ra cơn đói nhưng chúng ta chắc chắn có kinh nghiệm thưởng thức. Thưởng thức là tinh tế hơn. Chúng ta có thực sự kinh nghiệm thưởng thức không? Hay điều đó cũng xảy ra trong cái máy của thân thể chúng ta và bởi vì sự gần gũi của chúng ta với nó mà chúng ta nghĩ, 'Mình đang thưởng thức nó.'

Việc thưởng thức cũng xảy ra trong cái máy của chúng ta. Đó là lí do tại sao khi bạn bị sốt, bạn không thấy ngon với cái gì cả. Bạn vẫn vậy, nhưng cái máy của bạn bị trì trệ đi và không có khả năng kinh nghiệm việc thưởng thức. Việc thưởng thức xảy ra trong cái máy này.

Pavlov đã làm nhiều thực nghiệm ở Nga. Có cái gì đó cần được hiểu trong hoàn cảnh này từ những thực nghiệm đó. Pavlov hỏi: “Việc thưởng thức là kinh nghiệm thích thú hay kinh nghiệm khó chịu? Nếu mùi hôi bốc ra quanh bạn mọi lúc bạn đang ăn thức ăn, dần dần việc ăn sẽ trở thành điều khổ sở. Hay nếu bạn bị gây sốc điện qua ghế bất kì khi nào bạn ăn, sau mười hay mười lăm ngày mỗi lúc ăn bạn sẽ kinh nghiệm cái đau, 'Bây giờ nó lại tới đây!' Một khi hình mẫu này được thiết lập, thế thì cho dù không bị gây sốc thêm nữa bạn sẽ không có khả năng thưởng thức thức ăn.”

Nhiều người mẹ gặp phải vấn đề với con mình, rằng chúng không thích ăn. Họ làm cả nghìn lẻ một nỗ lực, nhưng con họ không muốn ăn. Và điều không bao giờ xuất hiện với họ là trẻ con không có lỗi. Trong thực tế cách thức mà người mẹ có thể đã hành xử bất kì khi nào trẻ con đòi sữa chính là điều đã làm hỏng mối quan tâm của nó tới thức ăn. Một liên kết đã được hình thành. Bất kì khi nào đứa trẻ đòi sữa, cách người mẹ đáp ứng đã tạo ra một liên kết xấu, một sở thích xấu. Cho nên hành vi của người mẹ đã trở thành được liên kết với thức ăn.

Trong thực tế sự hấp dẫn của đàn ông tới cặp vú của đàn bà là kết quả của nỗ lực của người mẹ cai sữa. Mọi người mẹ đều cố gắng dứt đứa con ra khỏi bầu vú sớm nhất có thể được, và kết quả là ở chỗ nó sẽ không có khả năng quên đi bầu vú trong cả đời mình. Người đó nhìn vào bầu vú ngay cả trong tuổi già của mình. Sự hấp dẫn mà đàn ông có tới bầu vú không phải là không có lí do. Trong thời thơ ấu của mình khi bầu vú mẹ là mọi thứ với đứa trẻ - chúng đã là chính cuộc sống của nó - chúng đã bị dứt ra mạnh tới mức chúng sẽ ám ảnh kí ức nó trong phần còn lại của cuộc đời nó. Chúng bị mắc kẹt trong tâm trí người đó và một nỗi ám ảnh ngu si được sinh ra quanh cặp vú. Mọi người hoàn toàn bị ám ảnh. Chỉ những phần này của thân thể phụ nữ dường như mới có ý nghĩa. Các hoạ sĩ phí cả đời mình để vẽ chúng. Mọi người gọi các hoạ sĩ này là thiên tài, nhưng tất cả mọi điều họ làm là vẽ vú phụ nữ; các nhà điêu khắc tạc tượng chúng, còn các nhà thơ thì viết thơ về chúng. Và đây là những người được gọi là thông minh!

Điều có quá nhiều thơ ca, điêu khắc và tranh vẽ về cặp vú là những chỉ báo về sự điên rồ của con người. Con người là điên rồ, nhưng sự việc làm lẩy cò cho tất cả những điều này là rất tầm thường. Đó là lí do tại sao trong những bộ lạc nơi người mẹ thích nuôi con bằng vú mình thì người ta không quan tâm tới cặp vú. Trong các bộ lạc nguyên thuỷ, trong cái gọi là những bộ lạc chưa phát triển, người mẹ thích nuôi con bằng vú mình.

Và điều cũng thú vị là sự kiện trẻ con thích bú sữa chỉ mới là một nửa của chân lí; người mẹ cũng thích nuôi con bằng vú, thậm chí còn hơn trẻ con. Nếu nền văn minh và sự huấn luyện và tất cả những điều này không can thiệp vào, trẻ con sẽ tự do với người mẹ theo cả nghìn lẻ một sự căng thẳng.

Đó là lí do tại sao không có quan tâm như vậy trong các bộ lạc nguyên thuỷ. Chúng ta cảm thấy ngạc nhiên rằng phụ nữ của bộ lạc này đi quanh với vú để trần. Trong thực tế chúng ta nên ngạc nhiên rằng phụ nữ của chúng ta che nó đi. Điều điên rồ là che đi cái đang đó. Và điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ nỗ lực che giấu chúng không gì nhiều hơn nỗ lực để phơi bầy chúng, bởi vì nếu vú hoàn toàn để trần thì chẳng ai sẽ nhìn chúng cả. Chẳng có gì trong chúng để nhìn. Không ai nhìn vào những phần thân thể để trần. Bất kì cái gì được phơi bầy ra đều cần được bao phủ và trang trí thì nó mới hấp dẫn. Đấy là một trò chơi kép: che cái bạn muốn phơi bầy, dấu cái bạn muốn để lộ ra. Trò chơi này tạo ra những phức tạp có những hậu quả của chúng.

Bạn đang ăn. Bất kì cảm giác thích hay không thích bạn có trong khi ăn đều được tạo ra bởi môi trường của bạn. Cái máy của bạn nhận những ấn tượng và tuỳ theo những điều này nó quyết định liệu điều bạn ăn là ngon hay không ngon. Đó là lí do tại sao những người không ăn cá bị ngạc nhiên khi thấy làm sao những người khác lại có thể thích ăn cá thế. Nó có mùi tanh, nhưng lại là mùi rất ngon cho những người ăn cá.

Cho nên mùi vị là gì? Nó là huấn luyện, thói quen. Thói quen đó xảy ra trong cái máy của bạn và bạn hiện diện ngay đằng sau nó. Bạn ở gần nó tới mức bất kì cái gì được chiếu sáng bởi vì bạn, bạn coi cái đó là bản thân mình. Việc thưởng thức không thể được kinh nghiệm mà không có bạn, cho nên bạn trở thành việc thưởng thức, bạn trở thành người kinh nghiệm.

Trong thực tế, sâu bên dưới bạn chỉ là một nhân chứng cho việc thưởng thức. Bạn nhận ra mùi vị là ngọt hay đắng - người nhận ra nó là bạn. Bạn không phải là vị ngọt, bạn là người nhận ra cái ngọt. Có ba điều xảy ra: bạn ăn đồ ngọt, bạn đang kinh nghiệm cái ngọt, và bạn nhận biết về kinh nghiệm này. Người nhận biết về kinh nghiệm này là bạn.

Đó là lí do tại sao hiền nhân này nói:

Ta không là người làm không là người kinh nghiệm.

Ta hiện hữu nhưng là nhân chứng cho mọi biểu hiện.

“Ta chỉ là việc chứng kiến, và mọi thứ đang xảy ra bên ngoài ta.” Tâm thức chỉ chứng kiến, mọi thứ khác đang xảy ra trong thế giới được biểu hiện. Mọi thứ đang xảy ra quanh bạn - bạn chỉ đang chứng kiến nó. Nhưng chúng ta đánh mất việc chứng kiến này khi chúng ta hoặc trở thành người làm hoặc người kinh nghiệm. Và đau khổ bắt đầu ngay khi chúng ta trở thành người làm hay người kinh nghiệm.

Tôi đã nghe nói về một ngôi nhà bị cháy. Người chủ của ngôi nhà đang kêu khóc và đấm ngực. Thế rồi một trong những người hàng xóm tới và bảo người đó, “Sao ông khóc? Tôi ngẫu nhiên biết rằng con ông đã bán ngôi nhà này hôm qua và cũng đã nhận tiền rồi.”

Nước mắt biến mất, tiếng khóc dừng lại, và người này trở nên hoàn toàn bình thường. Điều gì đã xảy ra? Ngôi nhà vẫn còn đang cháy, người này vẫn hệt thế, chẳng cái gì đã xảy ra cả. Nếu chúng ta nhìn, chẳng cái gì đã xảy ra ở bên ngoài. Lúc này ngọn lửa còn bốc cao hơn, người đó đáng phải khóc to hơn, nhưng người đó lại không khóc - sự đồng nhất đã bị phá vỡ, tâm thức người đó đã không tham dự vào trong đó. Ngôi nhà không còn thuộc vào người đó. Sự việc qua rồi.

Nhưng bỗng nhiên người con chạy tới, kêu lên, 'Sao bố cứ đứng đấy?' Người bố đang đứng đó như người xem còn người con thì yêu cầu, 'Sao bố cứ đứng bất động thế? Việc mua bán vẫn đang diễn ra. Ngôi nhà đã bán được đâu.”

Người bố lại bắt đầu khóc và đấm ngực, mặc dầu hiện tượng bên ngoài vẫn thế. Điều gì đã xảy ra ở giữa? Điều gì đã thay đổi trong vài khoảnh khắc đó? Đám cháy vẫn đó, nhưng sao nước mắt đã biến mất? Sự đồng nhất của người đó đã bị phá vỡ.

Khi chúng ta lấy cái gì đó là 'của mình', chúng ta cảm thấy gần gũi với nó; khi chúng ta biết nó 'không phải của mình', gần gũi biến mất. Gần gũi này, đồng nhất này, là đầu mối của mọi niềm vui, của mọi nỗi buồn, của việc trở thành người làm và trở thành người kinh nghiệm của chúng ta.

Tôi đã nghe nói rằng một người tới ở trọ tại một quán trọ ban đêm và ra đi lúc bốn giờ sáng. Sau một năm người này quay lại, và lại trọ ở cũng chỗ cũ. Người chủ quán trọ ngạc nhiên giật nẩy người lên và nói, “Ông vẫn còn sống à!”

Lữ khách đáp, “Ông định nói gì? Ông đã nghe tin đồn tôi chết rồi sao?”

Ông chủ nói, “Vấn đề không phải là tin đồn. Lần trước ông ở đây tất cả mọi người đã ăn ở đây đêm đó đều bị chết vào sáng hôm sau trừ mỗi ông, và vì ông đã ra đi trước bình minh nên chúng tôi không thể nào chắc chắn được về ông; thức ăn đã bị bỏ thuốc độc.”

Nghe thấy điều này, ông lữ khách lăn đùng ngất xỉu.

Đây là một sự kiện thực. Nhưng điều gì đã thực sự xảy ra? Cũng cùng một loại hiện tượng đã xuất hiện vào lúc ngôi nhà kia bị cháy. Trong trường hợp kia sự đồng nhất bị phá vỡ, trong khi ở trường hợp này sự đồng nhất lại được tạo ra. Người lữ khách đã đồng nhất với ý tưởng bị đầu độc, trở nên ngất xỉu và chết. Ít người chết vì đầu độc hơn là chết vì sự đồng nhất của họ với ý tưởng bị đầu độc. Bản thân chất độc không hiệu quả thế, nó cần cả sự đồng nhất nào đó.

Tôi đã nói trước đây về Brahmayogi, người đã dừng việc thở của mình trong mười phút. Ông ấy cũng có thể chứa bất kì chất độc nào trong thân thể mình trong ba mươi phút. Ông ấy sẽ nuốt nó, cất nó trong dạ dầy, và rồi thải nó ra qua nước tiểu. Ông ấy có khả năng giữ nó ở bên trong tới ba mươi phút, nhưng không lâu hơn. Nhưng ông ấy đã chết ở Rangoon, bởi vì ông ấy không thể nào chứa nó bên trong nhiều hơn thế này. Ba mươi phút cũng không phải là thời gian ngắn! Các nhà hoá học tất cả đều ngạc nhiên và kinh ngạc, bởi vì chất độc này thậm chí có thể gây ra cái chết cho người ta vào khoảnh khắc nó chạm vào lưỡi. Người ta sẽ không có khả năng còn sống đủ lâu cho dù chỉ để nói điều gì đó, thậm chí cũng không đủ để nói, 'Tôi đang chết' - mà con người này lại có khả năng chứa loại chất độc này trong cơ thể của mình tới tận ba mươi phút!

Nhưng ông ấy đã chết trong khi làm thực nghiệm này tại Rangoon. Điều đó là điều ngạc nhiên. Điều gì đã xảy ra? Bí mật là gì? Ông ấy đã uống thuốc độc tại Đại học Rangoon và đi về nơi ông ấy trọ, nhưng chiếc xe ông ấy đi lại bị hỏng trên đường cho nên ông ấy đã không tới được đó trong suốt ba mươi lăm phút sau đó, ông ấy bị ngất xỉu. Ông ấy không có khả năng chứa chất độc này trong thời gian dài này, và năm phút chậm trễ bởi vì chiếc xe hỏng đã gây ra cái chết của ông ấy. Điều đó đã là bí mật của ông ấy, về tới chỗ trọ của ông ấy trong vòng ba mươi phút và thải chất độc qua nước tiểu

Bất kì khi nào ông ấy được hỏi làm sao ông ấy có thể giữ chất độc trong cơ thể của mình với thời gian này thì ông ấy sẽ đáp, 'Tôi không trở nên bị đồng nhất với nó; tôi không cho phép bất kì cảm giác nào rằng tôi đã uống thuốc độc. Nhưng tôi lại không thể kéo dài điều đó hơn ba mươi phút. Sau khoảng thời gian đó tôi sẽ bắt đầu bị nó chế ngự, và thế thì nó sẽ xuất hiện với tôi rằng tôi đã uống thuốc độc và rằng tôi có thể chết. Ngay khi ý nghĩ này tới, rắc rối bắt đầu. Sự đồng nhất đó! Lập tức ý nghĩ này sẽ đem tâm thức của tôi vào sự đồng nhất với nó và tôi sẽ trở thành người làm hay người kinh nghiệm.”

Nếu tâm thức có thể vẫn còn không bị đồng nhất, điều gì cũng là có thể được. Nếu bạn đã từng thấy một thực nghiệm thôi miên, bạn sẽ bị ngạc nhiên. Nếu thân thể bạn được đặt nằm qua hai chiếc ghế, duỗi dài ra, chân bạn trên ghế này còn đầu bạn trên ghế kia, bạn có thể nằm được thế không? Với chân bạn trên ghế này còn đầu bạn trên ghế kia, phần giữa của bạn có còn thẳng được không? Làm sao nó có thể giữ thẳng được? Bạn sẽ ngã ngay lập tức. Nhưng nếu bạn bị thôi miên và được bảo rằng bạn là cái bảng không thể uốn cong được, thế thì ai đó thậm chí có thể bước lên bạn và bạn vẫn không cong. Điều gì đã xảy ra? Thân thể vẫn thế, nó không đổi. Xương vẫn cong tại các khớp khi chúng được sử dụng, vậy mà ai đó đang ngồi lên bạn và thân thể bạn lại không cong. Điều gì xảy ra? Sự đồng nhất đã bị loại bỏ. Ý tưởng về việc ngã, về việc sụp đổ mà bạn bao giờ cũng mang theo, rằng bạn sẽ ngã nếu điều như vậy được làm cho bạn, đã bị loại bỏ và một ý tưởng mới đã được trao cho bạn.

Ramamurti thường chịu một con voi dẫm lên ngực mình. Bí mật của ông ấy là gì? Ngực không mạnh để cho voi dẫm lên nó - không ai có ngực mạnh như thế, ngay cả ngực của Ramamurti. Điều đó không thể xảy ra được, chính vấn đề này chưa hề nảy sinh. Ngực con người là ngực con người, và dù nó mạnh đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, chân voi sẽ chà nát nó thành từng mảnh. Thực nghiệm của Ramamurti không chứa gì nhiều hơn nghệ thuật loại bỏ đi sự đồng nhất. Nếu bạn có thể loại bỏ đi sự đồng nhất này thì bạn thậm chí có thể để voi dẫm lên ngực mình mà xương không gẫy. Xương gẫy bởi vì cái ý tưởng rằng chúng sẽ gẫy đã trở thành được tập trung thế trong bạn. Trọng lượng của bản thân voi không làm vỡ chúng được - đó là điều đáng quan tâm nhất.

Lão Tử đã kể một câu chuyện về bốn người đang ngồi trong chiếc xe bò kéo. Một trong số họ là người say còn ba người kia không say. Chiếc xe gặp tai nạn và lật úp, nhưng người say chẳng hề hấn gì còn ba người kia tất cả đều bị gẫy xương nhiều chỗ. Bí mật của người say là gì? Người đó đáng phải bị thương nhiều nhất chứ! Hoàn toàn say với rượu, bạn sẽ cho rằng người đó đang chuẩn bị xuống địa ngục, nhưng xương người ấy lại không gẫy. Người đó nằm thảnh thơi bên vệ đường, còn ba người kia thì kêu la khóc lóc với xương bị gẫy.

Người say thậm chí không nhận biết rằng chiếc xe đã bị lật úp, và rằng người đó có thể đã bị gẫy xương. Nhận biết này là cần để tạo ra sự đồng nhất. Người đó vô nhận biết. Người đó thậm chí đã không nhận biết rằng chiếc xe đang đi hay rằng nó đã bị lật hay liệu người đó ở bên trong hay bên ngoài xe, cho nên sự đồng nhất với xương người đó không được tạo ra và người đó vẫn còn không bị thương. Đó là lí do tại sao trẻ con cứ đi loạng choạng và ngã. Bạn thấy người say ngã đấy, nằm dài trên đường, nhưng họ chưa bao giờ bị thương nặng cả. Vào buổi sáng họ lại dậy tươi tắn và đi tiếp. Bạn thử ngã và xem điều gì xảy ra - mà không say! Một lần sẽ đủ để làm cho bạn khó ra khỏi giường.

Đó là sự đồng nhất. Tâm thức lập tức đồng nhất với thân thể khi nó thấy một tai nạn xảy ra. Cho nên bất kì điều gì bạn đang nghĩ bên trong vào cái khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi đó, nó đều vật chất hoá ra bên ngoài. Nếu một khoảng cách được duy trì, điều đó tạo ra sự khác biệt... điều đó tạo ra sự khác biệt.

Ta không là người làm không là người kinh nghiệm.

Ta hiện hữu nhưng là nhân chứng cho mọi biểu hiện.

Chính bởi vì sự gần gũi của ta với chúng mà thân thể, vân vân, dường như là ý thức, và bắt đầu vận hành tương ứng.

Thân thể giả thiết rằng điều này là như vậy. Nhưng đây chỉ là niềm tin của chúng ta. Thế giới của chúng ta là niềm tin của chúng ta, và chừng nào niềm tin này còn chưa bị phá vỡ thì chúng ta không có cách nào đạt tới giải thoát.

Ta là cái không thay đổi, cái vĩnh hằng.

Ta bao giờ cũng là nhà của phúc lạc, của thuần khiết và việc biết.

Ta là toàn năng.

Ta là linh hồn rõ ràng

hiện diện trong mọi sinh linh hữu tình như một nhân chứng.

Về điều này, không có hoài nghi.

Ngay khi ý tưởng là người làm và người kinh nghiệm biến mất, hiện tượng chứng kiến bắt đầu. Hay, ngay khi việc chứng kiến bắt đầu... những ý tưởng về việc là người làm và người kinh nghiệm biến mất. Điều đó tuỳ ở bạn nơi bạn muốn bắt đầu. Bắt đầu từ bất kì đâu, và hiện tượng này bắt đầu xảy ra. Dừng là người làm trong khi làm, dừng là người kinh nghiệm trong khi kinh nghiệm, và nhân chứng bắt đầu nổi lên. Giữ cố để sinh thành ra nhân chứng, cố để vẫn còn thường xuyên tỉnh táo và người làm và người kinh nghiệm sẽ bắt đầu biến mất. Đây là hai đầu của một hiện tượng.

Có hai cách: một là thiền, và cách kia là khổ hạnh. Khổ hạnh là phương pháp loại bỏ đi người kinh nghiệm và người làm. Thiền là phương pháp được dùng để trở thành nhân chứng, người quan sát. Hãy bắt đầu từ bất kì đâu, kết quả sẽ là như nhau.

Điều đó cần được hiểu tại sao người khổ hạnh đi vào khổ sở. Tại sao sau rốt, người khổ hạnh lại chọn khổ sở? Tại sao Mahavira lại cần đứng trần dưới mặt trời như thiêu như đốt? Cần gì cho thân thể trần trụi của ông ấy run lên trong giá lạnh? Tại sao bước trên những con đường gập ghềnh bằng chân trần và từ chối cho mình thức ăn hàng tháng trời cho đến cuối? Hoặc ông ấy điên, mà đấy lại không phải là trường hợp này... Trong thực tế khó mà tìm được ai an bình, định tâm, trí huệ như ông ấy, cho nên không có cách nào gọi ông ấy là điên rồ cả.

Đôi khi các nhà tâm lí học phương Tây nghi ngờ rằng Jesus là người điên, nhưng ngay cả vậy thì họ cũng không thể có hoài nghi về Mahavira. Một số phát biểu của Jesus chứng tỏ dường như là ông ấy điên thật. Chẳng hạn: “Ta là đứa con duy nhất của Thượng đế, ta là vua của toàn thể sự sáng tạo. Trên trời ta sẽ ngồi cạnh Thượng đế. Những người theo ta sẽ được cứu rỗi, còn những người bỏ ta sẽ bị rơi vào địa ngục vĩnh viễn.” Và thế rồi bỗng nhiên ông ấy bị đóng đinh, và chết như bất kì người thường nào. Điều gì xảy ra cho vương quốc của ông ấy? Ông ấy đã hứa cứu toàn thể thế giới mà chẳng thể cứu được bản thân mình! Và nếu ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế, làm sao Thượng đế có thể cho phép con mình bị đóng đinh?

Các nhà tâm lí học phương Tây ngờ rằng ông ấy phải đã bị ảo tưởng. Nhưng không có chân lí nào trong sự hoài nghi đó; họ đang phạm phải sai lầm. Họ không hiểu ngôn ngữ của Jesus. Jesus đã nói cho những người chỉ là dân làng, quê mùa, vô giáo dục, người đã không hiểu được ngôn ngữ của triết học phức tạp. Ngôn ngữ của ông ấy phải là ngôn ngữ của thế giới trần tục.

Những hoài nghi như vậy không thể nào được đưa ra với Mahavira bởi vì ông ấy đang dùng một ngôn ngữ rất có văn hoá... không có chỗ sơ hở nào trong nó để chứng minh ông ấy là điên rồ! Thế thì tại sao Mahavira lại tự áp đặt khổ lên mình? Lí do là ở chỗ đấy là một thực nghiệm trong việc thoát khỏi người làm và người kinh nghiệm.

Chính sự kiện là bạn có thể dễ dàng trở thành người kinh nghiệm trong vui thích, nhưng lại không dễ dàng với khổ sở. Chính khổ sở, chính cái đau không cho phép bạn chỉ là người kinh nghiệm. Chiếc gai đâm vào chân bạn và vào lúc đó bạn dễ dàng trở thành nhân chứng của cái đau này - bạn phải trở thành, bởi vì làm sao bạn có thể tận hưởng nó được? Không có vui thích trong nó, bạn không có thích thú gì về nó cả, bạn muốn cách xa nó. Một khoảng cách là tự động được tạo ra với cái đau, cái khổ sở; sự đồng nhất bị phá vỡ bởi vì không ai muốn sống trong khổ sở. Chúng ta không có ham muốn ở gần nó. Nó tới - đó là vấn đề khác - nhưng chúng ta muốn giữ nó ở một khoảng cách.

Nhưng khi vui thích tới, chúng ta lại tới rất gần chúng, thế thì chúng ta không muốn giữ khoảng cách nào. Khi mọi người đón chào bạn với vòng hoa tôn vinh thì không có ham muốn là nhân chứng. Trong khoảnh khắc đó bạn không cảm thấy bất kì quan tâm nào trong việc là nhân chứng. Trong khoảnh khắc như vậy khao khát của bạn là thu lấy những lời ca ngợi nhiều nhất có thể được. Chưa bao giờ xuất hiện cho bạn là người này có thể làm điều gì đó sai, hay rằng người đó có thể đánh giá sai bạn vì ai đó khác - rằng điều đó có thể là trò đùa, ảo tưởng. Không, trong khoảnh khắc như vậy tâm trí bạn nói, 'Đây không phải là ảo tưởng. Điều đó đáng phải xảy ra từ lâu trước đây rồi - phải mất thời gian lâu thế này bởi vì cái ngu ngốc của mình. Ít nhất thì cuối cùng các người đã thừa nhận tôi; điều đáng phải xảy ra từ lâu trước đây thì cuối cùng bây giờ cũng đang xảy ra.”

Nhưng nếu ai đó lại đặt vòng hoa giầy lên cổ bạn - sỉ nhục kiểu Ấn Độ, dấu hiệu của bác bỏ - thì một khoảng cách sẽ ngay lập tức được tạo ra. Bạn sẽ nghĩ rằng điều đó không thể được ngụ ý cho mình, rằng phải có hiểu lầm nào đó, rằng điều đó phải được ngụ ý cho ai khác. Hoặc là người này phải điên, đồ vô lại, kẻ lừa gạt. Bạn không nghĩ điều đó là phải, bạn ném nó ngược lại cho người khác. Nhưng nếu một vòng hoa được đem tới cho bạn thì bạn lại xác nhận nó, bạn nghĩ mình xứng đáng với nó - bạn không coi nó đơn giản là hành động lịch thiệp về phần người khác. Bạn bị đồng nhất với vòng hoa. Bạn muốn được đồng nhất với những vui thích bởi vì bạn muốn vui thích. Điều bạn muốn bạn trở thành bị đồng nhất với nó. Bạn chưa bao giờ muốn khổ sở, trong thực tế bạn bao giờ cũng muốn khổ sở lui ra xa, cho nên cho dù nó tới bạn cũng cố gắng lánh mình ra xa khỏi nó.

Cho nên điều này trở thành nguyên tắc của khổ hạnh - đứng ở giữa chỗ khổ sở để cho từ từ, dần dần, sự việc trở thành rõ ràng rằng bạn không là người làm, rằng bạn không là người kinh nghiệm.

Mahavira sẽ sống không thức ăn trong ba mươi ngày, để cho khi ông ấy đói, thế thì ông ấy biết rằng đấy không phải là ông ấy đói - đấy là thân thể, còn ông ấy chỉ là nhân chứng cho nó. Vào ngày thứ ba mươi mốt ông ấy sẽ tới thăm một làng, ăn thức ăn nào đó, và biết rằng ông ấy không là cơn đói trước đây cũng không là sự thoả mãn bây giờ. Cả hai hiện tượng này đều ở ngoài ông ấy. Trong khổ sở của mình ông ấy đã thấy sự tách biệt của nó với cái ta của ông ấy, và thế rồi ông ấy sẽ cố gắng duy trì cùng sự tách biệt đó đối với cả vui thích nữa.

Cho nên khổ hạnh là một kĩ thuật. Nó là một cách thức, một phương tiện để phá vỡ sự đồng nhất của chúng ta với người làm và người kinh nghiệm; thế thì sinh thành của nhân chứng bắt đầu. Một mặt người làm và người kinh nghiệm biến mất, và mặt khác nhân chứng bắt đầu lấy sự sinh thành.

Thỉnh thoảng bạn thử thực nghiệm này. Không cần bạn phải đi tìm khổ sở bởi vì biết bao nhiêu khổ sở đã tới với bạn theo cách riêng của chúng. Cho nên khi buồn tới, thực nghiệm bằng kĩ thuật này của khổ hạnh. Bạn không cần áp dụng cuộc sống khổ hạnh như Mahavira. Ông ấy đã thuộc vào một gia đình nơi ông ấy đã tận hưởng nhiều vui thích cho nên có lẽ ông ấy đã không có kinh nghiệm về khổ sở chút nào, và đó là lí do tại sao ông ấy đã làm chọn lựa này.

Cuộc sống của bạn đã toàn những tầng khổ sở và khổ sở - bạn không cần đi tìm nó. Cố gắng đừng đồng nhất với người làm và người kinh nghiệm trong chính khổ sở đó. Khi bạn ốm, giữ một khoảng cách với ốm yếu và vẫn còn là nhân chứng. Đừng kinh nghiệm bản thân mình đang ốm, chỉ kinh nghiệm bản thân mình như nhân chứng cho cái ốm đó. Khi bạn kinh nghiệm bản thân mình theo cách này, bạn bỗng nhiên thấy rằng mọi thứ đều mạnh khoẻ bên trong. Cứ dường như là ai đó bỗng nhiên thắp lên ngọn đèn trong bóng tối và mọi thứ trở nên rõ ràng. Khoảnh khắc của sáng tỏ đó là khoảnh khắc của việc chứng kiến.

Kĩ thuật khác là thiền. Nhấn mạnh của Mahavira là vào khổ hạnh. Nhấn mạnh của Phật là vào thiền. Đó là lí do tại sao những người theo cả hai không thể hiểu được nhau. Họ đều là người cùng thời, nhưng những người theo họ không thể hiểu được lẫn nhau chút nào bởi vì nhấn mạnh của họ là khác nhau và chúng trông có vẻ đối lập lẫn nhau.

Mahavira nói: “Làm sao có thể có thiền mà lại không có khổ hạnh được?” Còn Phật nói: “Khổ hạnh có trước thiền là vô nghĩa.” Và cả hai phát biểu đều đúng.

Và điều thú vị là ở chỗ trong thế giới này hai điều không thể trở thành sai chỉ bởi vì chúng đối lập. Hai điều đối lập có thể đồng thời đúng. Thế giới này phức tạp, đầy những bí ẩn tới mức hai điều đối lập nhau về bản chất lại không sai.

Logic thông thường coi rằng nếu hai điều là đối lập, hoặc cả hai trong chúng là sai, hoặc một trong chúng có thể sai và cái kia đúng, nhưng cả hai không thể đúng được. Điều này chỉ chứng minh cái dốt nát về bí ẩn của cuộc sống. Bí ẩn của cuộc sống nói cả hai có thể đồng thời cùng đúng. Cho nên Mahavira và Phật cả hai đều đúng vào cùng lúc, đúng ngang nhau; chỉ chiều hướng con đường họ là khác.

Mahavira bắt đầu với người kinh nghiệm, người làm, và cái còn lại sau khi tách biệt với nó là nhân chứng. Phật bắt đầu với việc đánh thức nhân chứng. Khi nhân chứng thức tỉnh, cảm giác về việc là người làm và người kinh nghiệm bắt đầu tàn lụi đi. Khi nhân chứng thức tỉnh hoàn toàn, cả người làm và người tận hưởng đều biến mất. Đó là lí do tại sao Phật có thể ảnh hưởng tới cả thế giới nhiều hơn Mahavira. Lí do cơ bản là ở chỗ không ai có nhiều hạnh phúc tới mức người đó sẽ đi tìm khổ. Mọi người đều đã có đủ khổ rồi, cho nên chính ý tưởng về việc chọn khổ thêm nữa dường như kì quái; khổ đã có sẵn quá dư thừa rồi.

Giáo huấn của Phật có thể được hiểu dễ dàng hơn bởi vì chúng không làm tăng thêm khổ của người ta. Chúng là một thực nghiệm để đánh thức nhân chứng một cách trực tiếp, cái làm giảm khổ đi.

Một ngày nào đó giáo huấn của Mahavira có thể trở nên có ảnh hưởng và một ngày nào đó có thể, khi thế giới trở nên quá giầu có, giáo huấn của Phật sẽ biến mất. Cũng có thể là trong thế kỉ tới, ở Mĩ, giáo huấn của Mahavira có thể được sống lại - phồn vinh có thể đã tăng lên tới mức ngay cả khổ cũng có thể bắt đầu có hấp dẫn; thịnh vượng và vui thích có thể có sẵn nhiều tới mức ngay cả khổ có thể có vẻ như thay đổi đón chào.

Tại đây, hai nữ sannyasins phương Tây đã ngủ bên ngoài trời dưới gốc cây. Họ bảo tôi vào buổi sáng rằng mọi người Ấn Độ dường như lo nghĩ về điều này. Họ nói, 'Bất kì ai gặp chúng tôi cũng đều nói, 'Các chị làm gì vậy? Đừng làm thế! Ngủ ngoài trời dưới gốc cây trong đêm là nguy hiểm.' Mà chúng tôi thì lại thích điều đó.”

Tôi bảo họ, “Các bạn có thể không hiểu tại sao người Ấn Độ không thể thấy thích ngủ dưới gốc cây - họ nghèo thế nên họ đã sống dưới gốc cây! Bạn có thể thích điều đó bởi vì biết bao nhiêu khoảng cách đã xuất hiện giữa bạn và cây đến mức có một cuộc phiêu lưu cho bạn.”

Cho nên cả hai kĩ thuật đều có thể giúp cho hiện tượng này xảy ra, rằng chỉ nhân chứng còn lại. Thế thì, cho dù nhân chứng này có thể ở bên trong chúng ta, nó cũng không phải là của chúng ta; nó là sự tràn ngập khắp. Với việc kinh nghiệm về nhân chứng, bản ngã biến mất, bởi vì bản ngã không là gì ngoài tổng của người làm và người chứng kiến. 'Tôi đã làm', 'Tôi đã kinh nghiệm', 'Tôi đã đạt tới' - tất cả những điều này tạo ra cái tôi của bạn, bản ngã. Nếu tôi đã không làm và tôi đã không kinh nghiệm và tôi đã không đạt tới, cái tôi của bạn có thể đứng ở đâu? Toàn bộ tích luỹ này sụp đổ rời ra.

Cho nên nhân chứng không phải là 'của tôi'. Hiểu điều này cho đúng: nhân chứng không phải là 'của tôi' - bạn trở thành nhân chứng cho tất cả những cái bạn đã gọi là 'của tôi'. Ngay khi nhân chứng thức dậy thì cái tôi tan biến. Nhân chứng giống như đại dương vô hạn bên trong chúng ta. Nó là bên trong tôi, bên trong bạn, bên trong mọi người; ở đâu đó nó ngủ, ở đâu đó nó thức, ở đâu đó nó lắc lư và xoay tròn, ở đâu đó nó mơ mộng, ở đâu đó nó hoàn toàn tỉnh thức và ở đâu đó nó ngủ, trong giấc ngủ, nhưng nhân chứng là một. Nó là cùng trong cái cây, nó là cùng trong tảng đá - trong giấc ngủ, giấc ngủ say. Nó là cùng trong con vật - nó mới chỉ bắt đầu cựa quậy. Nó là cùng trong chúng ta - thỉnh thoảng thức dậy một chốc. Nó là cùng trong Phật và trong Christ - hoàn toàn thức tỉnh. Những khác biệt này chỉ là về lượng. Nhưng ai đó biết tới nó trong trạng thái thức tỉnh hoàn toàn thì thấy ngay lập tức rằng nó là đại dương bao la.

Nhân chứng mang tính đại dương, thấm nhuần tất cả chúng ta. Chúng ta tất cả đều trong nó, và nó là trong tất cả chúng ta. Nhưng nó là một, và nó là có mặt khắp nơi. Hiền nhân này nói: Về điều này, không có hoài nghi. 'Tôi nói điều đó sau khi biết nó, tôi nói điều đó sau khi hiểu nó, tôi đã thấy nó là vậy.”

Thường có vẻ như những phát biểu của hiền nhân này là những khẳng định rất bản ngã. Những người không biết thì nhất định cảm thấy như thế. Những người không hiểu ngôn ngữ nào khác hơn ngôn ngữ của bản ngã đều nhất định cảm thấy theo cách đó. Nói rằng không có hoài nghi nào về nó, điều đó chẳng độc đoán sao? Nếu như chúng ta hỏi Krishnamurti, ông ấy không thấy điều đó là độc đoán và là một nỗ lực để tạo ra một giáo điều tối hậu sao? Krishnamurti sẽ không thích nói, “Điều tôi nói là ở bên ngoài mọi hoài nghi.” Ông ấy sẽ nói, “Điều này sẽ có nghĩa là tôi đang gây sức ép lên bạn để tin vào tôi.” Và có lẽ ông ấy cũng phải.

Có những người tuyên bố mọi thứ một cách độc đoán chỉ để cho điều đó được chấp nhận. Nhưng cũng sai mà tin rằng tất cả mọi người điều giống thế. Những người thích hiền nhân này cũng tồn tại, những người không áp đặt bất kì sự độc đoán nào lên bất kì ai, người chỉ phát biểu một sự kiện - một thông tin khiêm tốn nào đó về điều họ không có hoài nghi. Và nếu họ không có hoài nghi thế thì nói vậy là sai sao? Hay họ phải nói rằng họ có hoài nghi chỉ bởi vì nỗi sợ rằng phát biểu của họ có vẻ độc đoán? Hay bạn cho rằng điều phải với họ là nói rằng họ không biết dù họ có hoài nghi hay không? Hay họ không nên nói điều gì hết cả, bởi việc sợ rằng điều đó có thể giống như một phát biểu độc đoán với ai đó? Dẫu sao đi chăng nữa, nỗi sợ này có tạo ra bất kì khác biệt gì không?

Krishnamurti đã từng nói trong cả đời mình rằng ông ấy không phải là thầy tâm linh của bất kì ai, rằng phát biểu của ông ấy không nên được lấy làm giáo điều tối thượng, rằng không cần chấp nhận điều ông ấy nói; rằng ông ấy không có thẩm quyền. Nhưng điều thú vị nhất là ở chỗ hàng trăm người chấp nhận ông ấy như là người có thẩm quyền. Và sự việc còn trở thành thú vị hơn, và trong thực tế là một chuyện đùa, là mọi người chấp nhận ông ấy như một người có thẩm quyền bởi vì ông ấy phủ nhận điều đó là như vậy; mọi người coi ông ấy đáng là bậc thầy chỉ bởi vì ông ấy phủ nhận rằng ông ấy là bậc thầy!

Một trò chơi rất thú vị của tâm trí con người là khi ai đó nói với bạn rằng người đó không phải là thầy thì bản ngã bạn cảm thấy được thoả mãn - 'Điều này vĩ đại đây, con người này có thể là người bạn; cúi mình dưới chân người này là không cần thiết, chúng ta có thể ôm người đó, chúng ta có thể là bạn bè với người đó, người đó không ở trên chúng ta.”

Đúng là khi ai đó cố gắng cao hơn thì đó là bản ngã. Nhưng khi ai đó tuyên bố rằng mình không ở trên ai cả chỉ để cho người khác có thể cảm thấy thoải mái, điều này nữa cũng là bản ngã - tất nhiên, từ phía bên kia, từ phía của bạn. Nếu ai đó bảo bạn chạm chân người đó thì người đó sẽ dường như là kẻ bản ngã đối với bạn. Nhưng khi ai đó yêu cầu bạn không chạm chân người đó bởi vì chẳng có gì đặc biệt về người đó cả, bạn không nhận biết rằng sự thoả mãn bạn có được từ điều này cũng là bản ngã của bạn. Và nếu, ngược lại, con người này chạm chân bạn, phải nói gì về bản ngã của bạn!

Một người bạn tới tôi và bảo tôi, “Tôi chỉ thích mỗi Krishnamurti - ông ấy dường như là người trí huệ duy nhất.”

Tôi hỏi anh ta tại sao, và anh ta đáp, 'Khi tôi tới gặp ông ấy, ông ấy đã đi tới gần tôi và bắt đầu vỗ bàn chân tôi.'

Krishnamurti có thể đã làm điều này trong khoảnh khắc của tình yêu, nhưng ông ấy không nhận biết rằng trong khi ông ấy có thể đã vỗ vào bàn chân người này, điều thực sự được vỗ về là bản ngã của người này. Và Krishnamurti hấp dẫn anh ta bởi vì điều đó!

Con người là câu đố rất phức tạp.

Cho nên khi hiền nhân này nói rằng không có hoài nghi về bất kì cái gì, ông ấy không ngụ ý rằng bạn nên tin vào điều ông ấy nói. Không, ông ấy chỉ ngụ ý rằng phát biểu của ông ấy không đơn thuần là phát biểu, chúng đang tới từ việc hiểu của ông ấy. Và chẳng có gì sai trong việc nói điều đó. Ông ấy tuyên bố rằng bên trong mình không có hoài nghi. Tuyên bố này rằng Về điều này, không có hoài nghi - nếu đây là cách nó như vậy, có gì sai trong nó? Nếu ông ấy biết nó, ông ấy phải diễn đạt nó. Nói ra chân lí là khiêm tốn.

Điều rất thú vị là chúng ta cứ lặp lại - đặc biệt trong quá khứ một trăm năm nay, ý tưởng ngu xuẩn này đã đi sâu hơn và đã trở thành rất ảnh hưởng - rằng chúng ta tất cả đều bình đẳng, rằng không ai thấp hơn và không ai cao hơn. Điều này đã không làm thay đổi cái gì. Điều đó không có nghĩa là chúng đã dừng suy nghĩ về bản thân mình như là cái gì cao hơn. Không, tất cả điều đó nghĩa là chúng ta đã dừng việc suy nghĩ về người khác như là cao hơn chúng ta. Khi chúng ta nói không ai thấp hơn và không ai cao hơn, điều đó không có nghĩa là chúng ta đã dừng việc coi ai đó khác là thấp hơn, nó chỉ có nghĩa là chúng ta đã dừng việc coi bất kì ai khác là cao hơn.

Khi chúng ta nói rằng tất cả đều bình đẳng, trong nghĩa sâu nhất thì điều này là đúng, nhưng chúng ta lại không có hiểu biết về chiều sâu đó. Chúng ta vẫn còn chưa đi tới điểm mà phát biểu này là đúng; nơi chúng ta hiện hữu, phát biểu này hoàn toàn sai. Tại đó, nơi chúng ta đang hiện hữu, chúng ta tất cả đều không bình đẳng, trong thực tế chúng ta tất cả đều bất bình đẳng. Nhưng chúng ta đã chấp nhận ý tưởng này rằng sự bình đẳng tồn tại. Nhưng nơi chúng ta đang hiện hữu, chúng ta tất cả đều hoàn toàn khác nhau và bất bình đẳng.

Vấn đề khác nảy sinh khi một người tin rằng mọi người đều bình đẳng: thế thì người đó sẽ không bao giờ phát hiện ra cái điểm mà sự bình đẳng là thực sự có thể. Ai đó bắt đầu từ tiền đề là mọi người đều bất bình đẳng thì một ngày nào đó sẽ đạt tới điểm nơi sự bình đẳng sẽ trở thành có thể, bởi vì người đó sẽ làm cái gì đó về nó: người đó sẽ tiếp tục cuộc hành trình, làm nỗ lực nào đó hướng tới việc hoàn thiện bản thân mình, tinh luyện mình, thay đổi tình huống. Nhưng ai đó tin bản thân mình là bình đẳng với Phật... điều này chẳng làm hại Phật theo bất kì cách nào. Nếu như điều đó làm hại Phật theo bất kì cách nào thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng nó làm hại cho người tin vào ý tưởng này.

Vậy mà nếu Phật nói, “Bạn sai' - thế thì với bạn Phật sẽ dường như là người bản ngã bởi việc tuyên bố rằng bạn bất bình đẳng! Thế thì Phật phải làm gì? Ông ấy không thể nói, “Vâng, bạn bình đẳng với tôi, không chỉ bình đẳng mà còn cao hơn tôi” - điều này thoả mãn bản ngã của bạn, nhưng cuộc hành trình của bạn để biến đổi và hoàn thiện sẽ không bắt đầu. Hay, nếu Phật nói theo một cách tự nhiên và tự phát, “Không chúng ta không bình đẳng” - điều đó làm tổn thương bản ngã bạn.

Phật, Mahavira, Krishna hay Christ đều không tuyên bố rằng nơi chúng ta đang hiện hữu bây giờ chúng ta là bình đẳng. Chắc chắn họ biết rằng tại điểm nào đó, tại trung tâm, chúng ta tất cả đều bình đẳng, nhưng đó là đích cuối cùng của chúng ta; chúng ta không bình đẳng nơi chúng ta đang hiện hữu bây giờ. Có lỗ hổng lớn, những khoảng cách lớn giữa chúng ta trên con đường, trong cuộc hành trình, nhưng không có lỗ hổng nào giữa chúng ta tại đích.

Đó là lí do tại sao phát biểu của Krishnamurti hấp dẫn mọi người, nhưng nó lại nguy hiểm bởi vì ông ấy nói tất cả chúng ta đều bình đẳng ngay cả trên đường; rằng không ai là thầy và không ai là đệ tử, rằng không ai ở trước, không ai ở sau. Điều này là đúng tại đích, nhưng không đúng chút nào trên đường. Và người tin rằng tất cả chúng ta đều bình đẳng trong khi đang trên đường sẽ không bao giờ đạt tới đích.

Khi hiền nhân này nói: Về điều này, không có hoài nghi, đấy chỉ là phát biểu khiêm tốn về bản thân ông ấy. Điều ông ấy ngụ ý là ở chỗ ông ấy không nói như vậy qua một quá trình suy nghĩ về nó mà qua việc biết. Và nó còn có nghĩa theo một cách nữa: bởi vì chúng ta đang sống trong nghi ngờ, trong hoài nghi.

Như tôi đã nói với bạn... con chim mới nở từ trứng cố gắng chỉ vẫy cánh đậu bên ngoài tổ, nhưng không có đủ dũng cảm để bay bởi vì nó chưa bao giờ bay cả. Nó không có ý tưởng rằng đôi cánh này là để bay. Nó cũng không tự tin bởi vì đôi cánh của nó còn bé thế, mà bầu trời bao la thế. Làm sao chúng có ích trong bầu trời bao la này? Và làm sao tin cậy nảy sinh với cái không quen thuộc, cái không biết, con đường chưa ai đặt chân tới, bầu trời bao la mà trong đó người ta chưa bao giờ bay cả? Thấy con chim nào đó khác đang bay, ngay cả thế tin cậy vẫn không nảy sinh rằng 'Mình cũng có thể bay,' bởi vì không nhất thiết là người ta có thể làm được điều người khác làm.

Nhưng nếu con chim khác có thể nói với con chim này, “Tôi cũng đã trải qua pha này rồi. Một hôm nào đó, đậu ngoài tổ mình, tôi cũng đã lo nghĩ. Tôi cũng đã không có khả năng tin cậy vào đôi cánh của mình là tôi có thể bay trên bầu trời, bởi vì tôi không có kinh nghiệm trước. Nhưng bây giờ tôi có thể bảo bạn từ kinh nghiệm của tôi rằng không có hoài nghi về nó; mặc dầu bạn có đôi cánh tí hon, bầu trời này được tạo ra cho đôi cánh của bạn và bạn có thể bay. Cánh của bạn là đủ lớn, thậm chí toàn bộ bầu trời này còn quá nhỏ cho chúng. Bạn có thể bay - điều này vượt ra ngoài hoài nghi. Tôi nói điều đó từ kinh nghiệm riêng của mình.”

Kinh nghiệm nghĩa là người ta đã biết cả hai tình huống, bằng không nó sẽ không là kinh nghiệm. Người đã biết tình huống thứ nhất mà trong đó con chim nhỏ bé hôm nay, vẫy đôi cánh mình, không thể thu được can đảm, và người cũng biết tình huống thứ hai, kinh nghiệm về việc bay trên bầu trời, điều này người ta có thể nói với con chim này, “Đừng sợ, nhảy đi!”

Về điều này, không có hoài nghi.

Tuyên bố này là có ích. Tuyên ngôn này không có nghĩa điều Krishnamurti chắc chắn phải tính tới nó để ngụ ý - ý nghĩa đó cũng dúng, nhưng không nhất thiết là như vậy. Nó không có nghĩa là con chim kia đang cố gắng tạo ra thẩm quyền của mình và thúc ép các con chim khác phải tin vào điều nó nói. Nó không có nghĩa là con chim kia đang cố gắng trở thành thầy và làm cho con chim nhỏ này thành đệ tử. Không, không có điều đó. Vâng, điều đó có thể là như vậy, nhưng điều đó không phải là không tránh được. Con chim lớn đơn giản nói với con chim nhỏ hãy nhìn vào mình, rằng điều nó đang nói không chỉ là vô căn cứ, rằng nó đang nói điều đó sau khi biết nó. 'Nếu bạn cũng có khả năng nhìn tôi và biết tôi, thế thì tin cậy này có thể trở thành tiêm nhiễm và cho sinh thành tự tin trong bạn nữa.'

Thầy trở thành điều phiền hà, cản trở cho bạn khi ông ấy yêu cầu bạn tin cậy vào ông ấy; thầy trở nên có ích khi ông ấy làm nảy sinh tin cậy của bạn vào cái ta riêng của bạn. Trong cả hai tình huống này, một tuyên bố rằng không có hoài nghi về điều đó là bản chất.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho