Chương 9. Thức tỉnh với luật

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 04

 
Chương 9. Thức tỉnh với luật


Người đi trần trụi, với tóc rối, bùn bắn,

người nhịn ăn và ngủ trên đất và bôi bẩn thân mình bằng tro và ngồi trong thiền vô tận -

chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi, người đó sẽ không tìm thấy tự do.

Nhưng người sống thuần khiết và tự tin trong tĩnh lặng và đức hạnh,

người không gây hại hay tổn thương hay trách móc, cho dù người đó mặc quần áo đẹp,

chừng nào người đó cũng có niềm tin người đó là người tìm kiếm đúng.

Ngựa quí hiếm khi cảm thấy cái chạm của roi.

Ai có đó trong thế giới này mà không chê được?

Thì giống như ngựa quí khéo léo dưới roi,

bùng cháy và nhanh nhẹn. tin tưởng, thiền, thấy.

vô hại, vô chê trách. thức tỉnh theo luật.

và từ mọi buồn rầu tự giải phóng mình.

Nông dân đào kênh dẫn nước cho đất.

Người gài tên chuốt mũi tên.

Thợ mộc chỉnh gỗ.

Và người trí huệ làm chủ bản thân mình.

Phật Gautama không có triết lí sống. Ông ấy không phải là triết gia chút nào. Ông ấy là con người của sáng suốt, ông ấy trí huệ; ông ấy biết cách nhìn vào cuộc sống, vào thực tại. Ông ấy có cách nhìn nhưng không phải là triết lí sống. Ông ấy có cách sống nhưng không có triết lí sống.

Triết lí sống là cái thay thế giả tạo - nó đang né tránh biến đổi của bản thể bạn. Bạn có thể học những từ hay, hệ thống tư tưởng, ý thức hệ, và bạn có thể trở thành bị choán nhiều trong chúng tới mức bạn có thể quên toàn bộ rằng bạn thậm chí không biết tới bản thân mình, rằng bạn không biết cách nhìn thấy bạn mù, rằng bạn đã không có khả năng tạo ra ánh sáng trong tim mình, rằng ngọn lửa bị thiếu, rằng bạn đang sống trong bóng tối sâu sắc; rằng cuộc sống của bạn có thể rất tinh vi, có văn hoá, nhưng nó không phải là cuộc sống thực. Bạn sống trên bề mặt; bạn không biết chiều sâu của nó và chiều cao của nó. Nó có cả thung lũng sâu và những đỉnh cao, nhưng để đạt tới những chiều sâu đó và chiều cao đó bạn sẽ phải đi qua quá trình giả kim thuật.

Phật là nhà giả kim thuật. Ông ấy chỉ cho bạn cách biến đổi năng lượng của bạn từ trung tâm thấp nhất tới trung tâm cao nhất của việc vận hành, từ bùn tới hoa sen, từ kim loại cơ sở hơn thành vàng, từ đá thành kim cương. Ông ấy là nhà khoa học của bên trong. Cách tiếp cận của ông ấy hoàn toàn khoa học, không triết lí chút nào.

Đó là lí do tại sao ông ấy lại không khớp với tâm trí Ấn Độ; tâm trí Ấn Độ quá triết lí. Tâm trí Ấn Độ đã học quá nhiều biệt ngữ, nó đã trở thành rất khéo trong việc chẻ sợi tóc. Phật không quan tâm tới mọi cái vô nghĩa đó. Ông ấy đi thẳng vào vấn đề.

Vấn đề là ở chỗ chúng ta đang sống với bóng tối trong trái tim - làm sao biến đổi bóng tối này thành sự chói sáng? Chúng ta có tiềm năng, nhưng chúng ta không biết cách thay đổi nó trong thực tại. Phật rất thực dụng, rất thực tế, người đầu tiên thực sự thực chứng về thế giới bên trong, về tính chủ thể, về tính nội tâm. Mọi người rất quan tâm tới triết lí sống. Nếu họ không có một triết lí họ cảm thấy dường như họ bị mất cái gì đó. Mọi người quan tâm tới những từ rởm bởi vì chúng chẳng tốn kém gì cả. Bạn có thể là người Hindu, bạn có thể đọc Vedas và Gita và Upanishads, và bạn có thể trở thành rất hiểu biết. Bạn có thể trở thành con vẹt lớn, bạn có thể trở thành bác học, học giả lớn, bạn có thể nói về những điều lớn lao trong hàng giờ, nhưng cuộc sống của bạn sẽ vẫn còn bình thường - nó sẽ không có việc động chạm nào của cõi bên kia.

Bạn có thể là người Mô ha mét giáo hay Ki tô giáo - có hàng trăm ý thức hệ trên thế giới - bạn có thể là người Cơ đốc giáo hay người cộng sản. Không thành vấn đề điều bạn tin vào. Điều thực sự thành vấn đề là: bạn có khả năng thấy không? Bạn có mắt để thấy bí ẩn của sự tồn tại không? Bạn có trái tim để cảm thấy điều kì diệu của nó không? Bạn có cởi mở, sẵn có, mong manh cho cái không biết không? Và khi cái không biết vẫy gọi, bạn có đủ dũng cảm để đi vào trong biển chưa thám hiểm không, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp? Bạn có kiểu dũng cảm đó không?

Goldberg có cảm giác mơ hồ rằng cái gì đó bị thiếu trong cuộc sống của mình. Một đêm anh ta đặc biết chán nản và nói với vợ mình về khao khát của mình về cái gì đó.

'Nhưng Sam này,' cô vợ anh ta tái đảm bảo, 'anh có mọi thứ rồi!'

'Anh biết, anh biết! Nhưng anh không có triết lí sống - anh muốn cái đó.'

'Anh Sam này, anh muốn cái đó để làm gì? Chẳng hàng xóm nào có một cái.'

Nhưng đó thực sự là vấn đề - hàng xóm có. Ai đó là người Hindu, ai đó là người Mô ha mét giáo, ai đó là người Ki tô giáo, ai đó là người Do Thái, ai đó là người cộng sản; ai đó nói về Das Kapital và ai đó nói về Gita và ai đó nói về Koran, và bạn bắt đầu cảm thấy dường như bạn thiếu cái gì đó bởi vì bạn không thể nói về những điều lớn lao. Bạn bắt đầu cảm thấy những người này phải biết mọi điều họ đang nói tới. Họ chẳng biết gì. Họ mù như bạn, hay có thể họ còn mù hơn bạn. Ít nhất bạn còn tự do với các triết lí - đó là một trong những cản trở cơ bản cho việc thấy.

Điều đầu tiên cần hiểu về Phật và cách tiếp cận của ông ấy là ở chỗ ông ấy không cho bạn giáo lí. Ông ấy chắc chắn muốn cho bạn khoa học - ông ấy không quan tâm chút nào tới việc làm cho tâm trí bạn phức tạp hơn. Ông ấy muốn bạn vứt bỏ tâm trí. Phức tạp hay không phức tạp, tâm trí là khối chắn, nó cản trở. Vô trí là khả năng để thấy; tâm trí là khả năng để tin, nhưng nó không phải là khả năng để thấy.

Do đó Phật đã cho thiền một nghĩa hoàn toàn mới. Trước ông ấy, thiền là tập trung lúc ban đầu và suy tư vào lúc cuối. Nhưng tập trung và suy tư cả hai đều là một phần của tâm trí; tâm trí có thể chơi những trò chơi này giỏi một cách hoàn hảo. Tâm trí rất quan tâm tới tập trung bởi vì qua đó, nó trở nên mạnh hơn. Tập trung là việc nuôi dưỡng. Và tâm trí quan tâm vô cùng tới suy tư nữa, bởi vì qua suy tư, thức ăn tinh hơn, chất nuôi dưỡng tinh hơn, trở thành sẵn có.

Nếu bạn tập trung bạn có thể trở thành nhà khoa học của thế giới khách quan; nếu bạn suy tư bạn trở thành triết gia lớn. Nhưng chừng nào bạn còn chưa biết thiền là gì thì bạn sẽ không bao giờ là nhà huyền môn; và không là nhà huyền môn, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả - toàn thể cuộc sống của bạn sẽ là sự cực kì phí hoài.

Những lời kinh này cực kì quan trọng. Ở vài chỗ lời dịch không chính xác, nhưng về toàn thể nó cho bạn điều bản chất. Bất kì khi nào tôi thấy nó không chính xác tôi sẽ nhắc bạn. Những chỗ không chính xác này nhất định xảy ra - bởi vì ở phương Tây không ai đã nói như Phật; do đó không ngôn ngữ phương Tây nào có khả năng dịch Phật chính xác, thích hợp.

Jesus là vị phật, nhưng cách nói của ông ấy không phải là cách nói của Phật. Jesus nói cứ dường như ông ấy nói cho trẻ con trường tiểu học - và đó đích xác là hoàn cảnh. Những người ông ấy nói tới đều thực sự là ở giai đoạn của những người mới, mới bắt đầu. Ông ấy phải dùng ngụ ngôn, biểu dụ. Ông ấy phải dùng các câu lấy con người làm trung tâm: vương quốc của Thượng đế - không có Thượng đế và không có vương quốc. Và Jesus biết điều đó chứ! - nhưng ông ấy phải nói bằng những lời mà mọi người có thể hiểu được.

Mọi người có thể hiểu vua - thế thì Thượng đế là vua vĩ đại nhất. Nhưng khác biệt là về lượng, không về chất. Vua có vương quốc; do đó Thượng đế, vị vua vĩ đại nhất, phải có vương quốc vĩ đại nhất. Nhưng lần nữa khác biệt là về lượng, không về chất. Và bởi vì nó không phải về chất nên nó làm lỡ toàn thể vấn đề, nó làm lỡ mục tiêu.

Thượng đế không phải là người mà là sự hiện diện. Và Thượng đế không có vương quốc bởi vì Thượng đế là sự hiện diện bao trùm của cuộc sống, của cái đẹp, của âm nhạc, của thơ ca. Ngài lan toả khắp mọi không gian; ngài không tách rời khỏi nó. Ngài không là đấng sáng tạo, ngài là chính hiện tượng bản thân việc sáng tạo. Nhưng Jesus không thể nói được theo cách đó - Phật có thể.

Phật đang nói cho những người rất cổ đại, cho những người rất quen thuộc với những tầm với cao hơn - ngay cả họ cũng không có khả năng hiểu. Jesus phải dùng ngôn ngữ có thể được hiểu. Và Jesus là con ông thợ mộc; bản thân ông ấy biết ngôn ngữ của thường dân. Phật xuất thân từ gia đình hoàng gia, là con của vua - rất phức tạp - biết tất cả về triết học và chán ngán với nó; biết mọi chuyện ngụ ngôn hay, chuyện kể, huyền thoại hay và đã được kết thúc với mọi cái đó. Ông ấy đã thấy qua chúng, rằng chúng giữ mọi người bận bịu nhưng chúng không làm biến đổi họ. Ông ấy đã vứt bỏ tất cả nhưng cái không bản chất; ông ấy nói chỉ về cái rất bản chất. Ông ấy là người rất vắn tắt nữa: ông ấy sẽ không dùng một từ quá mức được cần tới. Trừ phi nó tuyệt đối được cần tới - chỉ thế thì ông ấy mới dùng nó.

Và tất nhiên, ông ấy đã đổi nghĩa của từ; điều đó bao giờ cũng xảy ra khi vị phật, người đã thức tỉnh, dùng từ. Ông ấy cho mầu sắc mới, sắc thái mới, nghĩa mới cho những từ cổ. Phật đã biến đổi từ 'thiền'. Thiền bao giờ cũng đã là cái gì đó của tâm trí, và Phật đã đem tới phẩm chất mới, hoàn toàn mới thế, đối lập hẳn với nghĩa cũ: ông ấy nói, thiền nghĩa là trạng thái của vô trí. Nó không phải là tập trung, nó không phải là suy tư. Nó không phải là suy nghĩ, nó không phải là nghĩ về Thượng đế. Nó thậm chí không phải là lời cầu nguyện - bởi vì suy nghĩ là của cái đầu, trí tuệ; lời cầu nguyện là xúc cảm. Đó là mặt kia của cái đầu, không thật xa xôi khỏi nó; ngôn ngữ khác được dùng bởi phần khác của cái đầu.

Bây giờ các nhà khoa học đồng ý về điều đó, rằng cái đầu có hai bán cầu. Bán cầu trái nói ngôn ngữ của trí tuệ, logic, số học; còn bán cầu phải nói ngôn ngữ của xúc động, tình cảm, cảm giác. Nhưng cả hai đều là hai bên của cùng một cái đầu.

Phật là người đầu tiên chỉ ra điều này: rằng tập trung, suy tư, thuộc vào một bên của đầu, bán cầu trái; và cầu nguyện, thành tâm, chúng thuộc về bán cầu phải. Nhưng cả hai đều là một bên của đầu, và người tìm kiếm đúng phải vượt ra ngoài đầu; người đó phải siêu việt lên trên nhị nguyên của đầu, sự phân chia của đầu. Chỉ khi bạn siêu việt lên trên việc phân chia thì bạn mới có thể đi tới cái một.

Do đó, ông ấy đem một nghĩa hoàn toàn mới cho thiền, cho dhyana. Ông ấy làm nó ngụ ý trạng thái vô trí. Bạn sẽ thường xuyên phải nhớ tới điều đó. Bất kì chỗ nào từ ‘thiền’ được dùng, nhớ lấy, Phật ngụ ý vô trí.

Điều thứ hai: bất kì chỗ nào bạn bắt gặp từ 'tin tưởng', thận trọng vào. Phật chưa bao giờ ngụ ý điều bạn ngụ ý bởi từ 'tin tưởng'. Từ của ông ấy là shraddha. Shraddha không có nghĩa tin tưởng, nó thậm chí không có nghĩa đức tin; nó ngụ ý tin cậy, điều là hiện tượng hoàn toàn khác.

Shraddha nghĩa là trạng thái của tin cậy toàn bộ. Tin tưởng không phải là tin cậy toàn bộ; hoài nghi vẫn còn trong nó, bị kìm nén. Tin tưởng là cái vỏ che đậy. Bạn hoài nghi nhưng bạn đã che đậy nó bằng cái chăn, bằng tin tưởng. Bạn sợ hoài nghi. Hoài nghi quấy rối, cho nên bạn níu bám lấy tin tưởng, nhưng tin tưởng không bao giờ có thể đưa bạn vượt ra ngoài hoài nghi.

Tin tưởng là hoài nghi đứng trên đầu nó, đứng lộn ngược, có vậy thôi. Người hoài nghi hoài nghi, người tin tưởng tin tưởng, nhưng cả hai đều mù quáng. Họ ở trong cùng một con thuyền, có thể ngồi xoay lưng lại nhau, nhưng trong cùng một con thuyền. Do đó người tin tưởng bao giờ cũng sợ ai đó khêu gợi cái hoài nghi của mình ra, còn người hoài nghi bao giờ cũng cảnh giác để không ai thuyết phục được mình về bất kì tin tưởng nào. Họ cả hai đều vướng víu vào nhau.

Tin cậy là gì? Tin cậy là đi vượt ra ngoài hoài nghi và tin tưởng. Tin tưởng bao giờ cũng ở trong một ý niệm nào đó; tin cậy bao giờ cũng ở trong cái đang hiện hữu - không ở trong ý niệm mà trong bản thân sự tồn tại, bên trong và bên ngoài. Và giữa tin tưởng và tin cậy có từ khác, 'đức tin' - cảnh giác với từ đó nữa. Phật chưa bao giờ ngụ ý đức tin khi ông ấy dùng shraddha, và ông ấy bao giờ cũng dùng shraddha. Đức tin là ở giữa: tin tưởng vào một ý niệm, đức tin vào một người, còn tin cậy vào bản thân sự tồn tại. Phật chưa bao giờ muốn bạn mang đức tin bởi vì đức tin tạo ra cuồng tín, đức tin tạo ra thần kinh.

Mới đêm hôm nọ, một thanh nữ tới để nhận tính chất sannyas. Cách thức cô ấy tiếp cận tới tôi làm tôi trở nên nhận biết rằng cô ấy thần kinh. Nhưng tôi không bao giờ nói không với bất kì ai. Ai mà biết được, bao giờ cũng có khả năng - người ta không bao giờ có thể nói được - rằng người thần kinh có thể trở nên bình thường. Và ít nhất, nếu cô ấy sẵn lòng nhận tính chất sannyas, cô ấy vẫn có tri giác nào đó còn lại; có thể cô ấy được giúp đỡ.

Tôi có thể thấy điều đó sẽ là khó khăn - cách cô ấy tới, cách cô ấy ngồi... Và cuối cùng, khi tôi gọi cô ấy tới gần tôi, cô ấy từ chối tới gần. Cô ấy đứng dậy hai tay giơ lên và nói, 'Tôi là Jesus Christ!' Tôi chẳng nói gì với cô ấy cả, mặc dầu tôi muốn nói, 'Vậy, anh già, anh quay lại rồi! Anh đã quên điều đã xảy ra lần trước rồi sao? Có thể đó là lí do tại sao anh đã tới dưới dạng đàn bà lần này.' Và với việc công bố rằng cô ấy là Jesus Christ, cô ấy đi mất.

Đức tin tạo ra những kiểu thần kinh này. Ki tô giáo có nhiều người thần kinh, bởi vì toàn thể ý niệm lệ thuộc vào đức tin: 'Tin vào Jesus Christ, có đức tin vào ngài! Ngài sẽ cứu ông!' - cứ dường như ông ấy chịu trách nhiệm cho cảnh nô lệ của bạn! Ông ấy có thể cứu bạn chỉ nếu ông ấy đã đưa bạn vào tù; bằng không, làm sao ông ấy có thể cứu bạn được? Ông ấy là cứu tinh và bạn là kẻ được cứu; ông ấy là người chăn chiên và bạn là con chiên. Bạn không thấy cái vô nhân phẩm được bao hàm trong đó sao? Bạn trở thành cừu. Mọi tôn giáo, ít hay nhiều, đều đã làm điều này. Nếu bạn tin vào người, bạn sẽ bị thu thành cừu - bạn sẽ không là con người. Tính người của bạn bị phá huỷ. Bạn bị cầm tù trong những nhà tù rất tinh vi, vô hình. Bạn không thể thấy được chúng, chúng trong suốt.

Phật nói: Là ánh sáng lên chính mình. Đừng tin vào người, đừng tin vào ý thức hệ. Và khi bạn không tin vào bất kì ý thức hệ nào, và bạn không tin vào bất kì người nào, tin cậy lớn lao bùng nổ, tin cậy vào bản thân sự tồn tại - vào cây cối, vào tảng đá, vào mọi người, vào các vì sao, dòng sông, núi non, vào mọi thứ đang hiện hữu. Tất nhiên, chư phật là một phần của nó, nhưng bạn không tin vào Phật nói riêng. Bạn đơn giản tin vào sự tồn tại. Bạn tin vào hương thơm của Jesus. Nhưng tin tưởng này không bắt rễ vào bất kì quan niệm nào. Thực ra, nó là cái gì đó chủ thể, nó chẳng có liên quan gì tới bất kì đối thể nào.

Nếu bạn tin vào Jesus bạn không thể tin được vào Krishna. Nếu bạn tin vào Krishna bạn không thể tin được vào Mahavira. Một cách tự nhiên, nếu bạn tin vào người này bạn phải không tin vào mọi người khác. Đó là cách tin tưởng chia rẽ mọi người. Và toàn thể lịch sử đầy những tắm máu, sát hại, tàn sát. Nó đầy máu và bạo hành nhân danh tôn giáo, bởi vì bạn đã được bảo tin vào người này chống lại mọi người khác.

Tin cậy là hoàn toàn khác. Nếu bạn tin cậy sự tồn tại... sự tồn tại ngụ ý Jesus cũng nhiều như Krishna, như Phật, như Zarathustra. Họ tất cả đều là một phần của nó. Và bạn không chỉ tin cậy vào chư phật, bạn tin cậy vào người thường bao quanh bạn nữa; không chỉ vào người mà cả con vật, cây cối, đất đá. Vấn đề không phải là điều bạn tin cậy - đối thể trở thành không liên quan. Bạn đơn giản có trái tim tin cậy, tin cậy lớn lao rằng chúng ta thuộc vào sự tồn tại này, chúng ta là một phần của sự tồn tại huyền bí này, rằng sự tồn tại không thể không thân thiện với chúng ta được. Nó đã cho sinh thành ra chúng ta, và làm sao người mẹ có thể không thân thiện được?

Đây là nghĩa hoàn toàn khác của tin cậy. Nó không tin tưởng cũng không đức tin. Nhớ hai từ này bởi vì chúng cứ bị dịch sai hoài.

Lời kinh:

Người đi trần trụi, với tóc rối, bùn bắn,

người nhịn ăn và ngủ trên đất và bôi bẩn thân mình bằng tro và ngồi trong thiền vô tận -

chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi, người đó sẽ không tìm thấy tự do.

Những người này - người đi trần trụi, với tóc rối, bùn bắn, người cứ nhịn ăn dài, người ngủ trên đất lồi lõm, hay thậm chí trên gai nhọn, người bôi tro lên thân mình - những người này trong nhiều thời đại đã từng được coi dường như họ là thánh nhân. Họ đơn giản là kẻ tự bạo, họ tận hưởng việc tự hành hạ mình. Họ là những người rất bạo hành.

Khác biệt giữa họ và Adolf Hitler và Genghis Khan và Nadirshah chỉ là ở một điều: Genghis Khan, Nadirshah, Adolf Hitler, họ tận hưởng việc hành hạ người khác, và cái gọi là các thánh nhân tận hưởng việc tự hành hạ mình - nhưng cả hai đều thích hành hạ. Bây giờ, nếu bạn hành hạ người khác điều đó bị kết án, hiển nhiên, bởi vì 'người khác' bao gồm bạn và bạn sợ bị hành hạ. Nhưng nếu ai đó tự hành hạ mình điều đó lại được ca ngợi - nó chẳng liên quan gì tới bạn; người đó tự hành hạ mình.

Thực ra, những người tôn thờ những kẻ tự bạo đều là kẻ tàn bạo. Bạn muốn hành hạ họ, nhưng họ là những người tốt thế, họ đang làm việc của bạn. Điều bạn đã muốn làm, chính họ đang làm. Bạn có thể đi và tôn thờ họ.

Chủ nghĩa tự bạo là bệnh tật: tự hành hạ mình. Và chủ nghĩa tàn bạo cũng là bệnh tật: tận hưởng hành hạ người khác. Nếu bạn đủ dũng cảm, nếu bạn có thể mạo hiểm... bởi vì mạo hiểm lớn có đó; nếu bạn hành hạ người khác, họ sẽ trả thù. Adolf Hitler chung cuộc đã phải tự tử, và Nadirshah đã sống cả đời trong sợ hãi thường xuyên và run rẩy, bởi vì ông ta đã giết nhiều người thế. Ông ta đã tạo ra nhiều kẻ thù thế, ông ta không thể tin cậy vào bất kì ai được. Ông ta thậm chí không có khả năng ngủ ngon; hơi chút tiếng động và ông ta sẽ bật dậy - và đó là cách ông ta chết.

Một đêm một con lạc đà lạc đi vào trong trại nơi Nadirshah hạ trại. Con lạc đà lạc đó đi tới gần trại của Nadirshah; ông ta nghe thấy tiếng động. Trời thì tối... Ông ta nhảy ra khỏi giường, cứ tưởng rằng kẻ thù đã tới, bắt đầu chạy, bị vướng phải dây buộc lều, lên cơn đau tim và chết.

Những người này, người hành hạ người khác, không thể sống một cách an bình được - điều đó là không thể được, bởi vì họ tạo ra nhiều kẻ thù thế. Nhưng họ tận hưởng hành hạ.

Bây giờ, cách tốt nhất để hành hạ là tự hành hạ mình; thế thì không có sợ hãi. Không ai chống lại bạn cả; ngược lại, mọi người tôn thờ bạn như người linh thiêng. Bây giờ, nhìn vào cái ngu ngốc này đi! Nếu một người đi trần, thiêng liêng gì trong đó? Bạn có thể đi tới nơi mà cuộc tụ tập tôn giáo lớn xảy ra ở Ấn Độ, đặc biệt Kumbh Melas, và bạn có thể thấy những thánh nhân trần trụi, và bạn sẽ ngạc nhiên! - bạn không thấy tính linh thiêng nào cả. Ngược lại, bạn sẽ thấy trong mắt họ loại tội phạm tồi tệ nhất. Bạn có thể đi vào nhà tù và nhìn vào mắt của kẻ giết người, và bạn sẽ thấy họ hồn nhiên hơn. Những người phô bầy thân mình trần trụi trên đường thực sự là ốm yếu tâm lí. Theo thuật ngữ tâm lí họ là người phô bầy.

Và đây là điều kì lạ, rằng người Hindus đã tôn thờ những kẻ phô bầy này trong hàng thế kỉ. Và cùng những người Hindu đó đang chống lại các sannyasin của tôi bởi vì họ cho rằng các sannyasin của tôi đang chống lại văn hoá Hindu bởi vì họ không mặc quần áo đúng. Bạn đang đi ngược lại văn hoá Hindu thì có! Văn hoá của bạn bao giờ cũng tôn thờ kẻ phô bầy, văn hoá của bạn bao giờ cũng tôn thờ người đồi bại.

Bây giờ, người rải gai và đá cuội trước khi người đó đi ngủ - đó là việc dọn giường - bạn tôn thờ người đó là linh thiêng sao? Người đó phải được cho sốc điện, không phải hoa, không phải được đeo vòng hoa; người đó cần trị liệu tâm lí. Người đó bị hư hỏng. Điều này là không tự nhiên! Không con vật nào đã từng làm điều đó; ngay cả con vật cũng còn bình thường hơn nhiều. Trước khi chúng đi ngủ chúng sẽ vứt đá và gai đi và chúng sẽ chuẩn bị giường êm cho mình, đất mềm, và thế rồi chúng sẽ đi ngủ. Ngay cả con vật cũng dường như thông minh hơn nhiều, tự nhiên hơn nhiều so với cái gọi là thánh nhân của bạn.

Người bôi tro thân mình đơn giản là ngu xuẩn, hay có thể người đó chỉ là một kẻ bản ngã, bởi vì loại hành vi này được tôn thờ trên đất nước này. Bây giờ, cùng kiểu người này đang nêu câu hỏi chống lại tôi: Tại sao tôi chống lại các thánh nhân? Tôi không chống lại thánh nhân. Tôi không chống lại Phật và tôi không chống lại Nanak và tôi không chống lại Kabir và tôi không chống lại Raidas, nhưng tôi chắc chắn chống lại những kẻ ốm yếu này, kẻ phô bầy, kẻ tự bạo, kẻ bất thường, kẻ thần kinh... Tôi không gọi họ là thánh nhân, họ không phải vậy! Nhưng trong một trăm người, có tới chín mươi chín phần trăm thuộc vào những loại này.

Chính bởi vì bạn đã tôn thờ họ hàng thế kỉ tới mức bạn không hỏi: Các ông đang làm gì vậy? Và bạn giận tôi bởi vì tôi đang nêu ra những câu hỏi đó lần đầu tiên - những câu hỏi quấy rối bạn. Nhưng Phật cũng đã làm cùng điều đó, và bạn cũng đã giận ông ấy nữa.

Ông ấy nói: Người đi trần trụi, với tóc rối, bùn bắn, nhịn ăn và ngủ trên đất và bôi tro thân mình và ngồi trong thiền vô tận - chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi, người đó sẽ không tìm thấy tự do. Bạn có thể cứ làm những điều này trong nhiều năm, cả đời bạn - bạn sẽ không đạt tới chỗ nào cả. Mọi điều này chỉ là nghi lễ trống rỗng bạn đang theo bởi vì bạn đã được bảo rằng đây là điều tính linh thiêng là gì. Bạn không thông minh tới mức bạn thậm chí không thể thấy được rằng:

Đây là cái loại linh thiêng gì vậy? Làm sao điều này có thể là linh thiêng được?

Làm sao bôi bụi cát hay tro lên thân thể có thể là linh thiêng được? Điều đó đơn giản là tự hành hạ mình, bởi vì thân thể thở... Bạn có biết rằng không chỉ mũi giữ cho bạn sống, mà có cả triệu cánh cửa nhỏ trên thân thể mà từ đó bạn thở không? Bạn thậm chí không thể thấy được chúng bằng mắt trần. Thử mà xem: sơn toàn thân một người, chừa mũi người đó, sơn toàn bộ để cho mọi lỗ và chân lông của thân thể bị bít kín. Người đó sẽ chết trong vòng ba giờ. Người đó có thể thở từ mũi - điều đó sẽ không giữ cho người đó sống quá ba giờ.

Nếu mọi lỗ chân lông đều bị bít lại... và đó là điều đang được thực hiện bởi việc bôi tro lên thân mình. Bạn đang bít các lỗ chân lông của thân thể. Đây là cách tự hành hạ mình, đây là việc để cho bạn đói ô xi. Và bạn càng nhận được ít ô xi, bạn càng trở nên ngu xuẩn hơn, bởi vì ô xi là một trong những chất nuôi dưỡng bản chất nhất cho thông minh.

Không có ô xi tâm trí bắt đầu trở thành đờ đẫn. Đó là lí do tại sao ban đêm bạn cảm thấy giấc ngủ tới với bạn dễ dàng hơn ban ngày, bởi vì ban ngày không khí có nhiều ô xi hơn trong nó và bạn thở nhiều ô xi hơn. Ô xi đó giữ cho bạn tỉnh táo, thức tỉnh. Trong đêm lượng ô xi trong không khí tụt xuống thấp, khí các bô nic nhiều hơn - điều đó làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Bằng việc bôi tro lên thân mình bạn đang cố làm giảm khối lượng ô xi tới các tế bào não, bạn đang bỏ đói não. Bạn sẽ trở nên đờ đẫn, xuẩn ngốc. Và đó là lí do tại sao bạn hiếm khi thấy bất kì sự sắc bén nào, nhận biết nào.

Họ sống như rô bốt. Tất nhiên, họ tuân theo luật nào đó được viết trong kinh sách và được chuyển cho họ bởi cùng một loại người ngu xuẩn. Họ tuân theo một luật nào đó mà không hiểu gì cả, tại sao họ đang làm nó. Tôi đã hỏi nhiều người bôi tro thân mình, 'Sao ông làm điều đó?' Và họ nói, 'Bởi vì điều đó đã được làm từ lúc ban đầu - các thánh nhân bao giờ cũng làm điều đó.'

Tôi đã hỏi họ, 'Khoa học đằng sau điều đó là gì?' Họ có vẻ phân vân. Họ nói, 'Khoa học sao...?' Họ không nhận biết về điều họ đang làm. Họ không nhận biết rằng họ đang bỏ đói ô xi cho não họ.

Và họ có nhiều chiến lược giống như điều đó: đứng lộn đầu xuống đất hàng giờ - bởi vì sức hút mà nhiều máu dồn vào não tới mức nó phá huỷ những thần kinh tinh tế của não. Toàn thể thông minh của bạn phụ thuộc vào những thần kinh tinh tế hơn đó. Hay bỏ đói bản thân bạn - gọi điều đó là nhịn ăn, thế thì nó trở thành điều tôn giáo. Khi bạn bỏ đói thân thể mình bạn cũng bỏ đói não bạn, bởi vì não là phần tinh tế nhất của thân thể.

Bây giờ người ta đã chứng minh về mặt khoa học rằng nếu vài chất vitamins bị thiếu trong thân thể bạn sẽ mất thông minh. Sớm hay muộn mọi đứa trẻ đều phải được cung cấp cho những vitamin nào đó, những hoá chất nào đó, và thông minh của nó có thể được nâng lên rất cao. Ở nước Nga xô viết họ đã làm điều đó. Nếu bạn bỏ đói thân thể mình, thế thì một cách tự nhiên não bạn bị bỏ đói. Bạn không cho phép não có thức ăn đúng, bạn không cho phép não có khối lượng ô xi đúng... và bạn cho rằng bạn sẽ có khả năng trở thành thiền nhân lớn, thành vị phật sao? Bạn đang cố lừa ai vậy? Nhưng bạn đang theo một luật nào đó, nghi lễ nào đó, mà không hiểu biết về nó.

Ngài Reginald Farthington bị đưa ra xử trước Toà Thượng thẩm của Australia về tội quấy nhiễu chim đà điểu. 'Trước khi chuyển qua phán quyết,' quan toà công bố, 'ông có điều gì cần nói không?'

'Thưa quí toà,' vị người Anh nói, 'nếu tôi mà biết các ông làm nhặng sị lên về nó, thì tôi đã cưới con chim chết tiệt đó rồi!'

Đây là tâm trí pháp lí. Đây là cách tâm trí pháp lí vận hành: 'Tôi đã cưới con chim chết tiệt đó rồi!' Nó đi từ ngu xuẩn này sang ngu xuẩn khác.

Nếu bạn bỏ đói thân thể mình về thức ăn đúng, về khối lượng ô xi đúng, vấn đề sẽ nảy sinh. Và bạn sẽ đi tới cùng những người đang tạo ra vấn đề cho bạn, và họ có đơn thuốc viết sẵn.

Một người tới tôi, một thanh niên; anh ta bị bùa của Swami Shivananda ở Rishikesh.

Shivananda đã bảo anh ta, 'Sống chỉ bằng sữa thôi, bởi vì đó là thức ăn thuần khiết nhất.'

Bây giờ, nếu bạn đã thấy bức tranh về Shivananda... Người ta có thể thấy người này đã không sống chỉ bằng sữa. Ông ta béo tới mức ngay cả giơ tay mình lên cũng khó cho ông ta, chúng nặng nề thế. Cho nên ông ta phải bước đi nhờ có hai người, hai tay ông ta tựa lên vai họ. Người này phải bị ám ảnh bởi thức ăn, phải ăn quá nhiều. Ông ta phải đã là một trong những người béo nhất ở Ấn Độ, và ông ta gợi ý cho chàng thanh niên này sống chỉ bằng sữa.

Và vấn đề là gì? Tại sao người thanh niên này đã đi tới ông ấy? Người thanh niên này đã đi tới ông ấy để đạt tới brahmacharya - vô dục. Anh ta đã đọc trong kinh sách rằng chừng nào bạn còn chưa tuyệt đối vô dục bạn không thể đạt tới Thượng đế được. Cho nên anh ta đã hỏi cách để trở thành tuyệt đối vô dục; bây giờ lời gợi ý là, 'sống chỉ bằng sữa.'

Bây giờ điều này hoàn toàn vô nghĩa! Nếu bạn sống chỉ bằng sữa bạn sẽ nhiều dục hơn trước đây, bởi vì bạn sẽ lấy sữa từ đâu? Từ bò hay trâu. Sữa đó không được tạo ra cho người; sữa bò được tạo ra cho bò đực, và bò đực là con vật dâm dục nhất trên thế giới. Sữa bò có nhiều hoá chất để làm cho bạn có tính dục hơn bất kì cái gì khác trên thế giới. Nó là thức ăn không linh thiêng nhất.

Nhưng ai quan tâm? Ai nghĩ về điều đó?

Chỉ bởi vì kinh sách nói điều đó, Shivananda đã bảo anh ta, 'Anh sống bằng sữa.' Bây giờ, đó là duy nhất con người, duy nhất con người sống bằng sữa khi người ta còn nhỏ và chỉ trong vài tháng. Một khi người đó đã trở nên có thể ăn và tiêu hoá thức ăn cứng người đó bỏ sữa và chuyển sang thức ăn cứng. Sữa được ngụ ý cho trẻ con.

Và một trong những điều quan trọng nhất đang phát triển trong trẻ con là tính dục của nó. Nó đang trở nên ngày một chín muồi và mang tính dục, bởi vì toàn thể sinh học phụ thuộc vào dục. Và sau một thời gian đứa trẻ phải chuyển sang thức ăn cứng. Chỉ con người mới tiếp tục uống sữa. Nó là được trong cà phê hay trong trà, nhưng chỉ sống bằng sữa - điều đó sẽ là nguy hiểm.

Anh thanh niên này trở nên ngày một nhiều dục hơn, và yếu hơn. Thân thể trở nên yếu còn tâm trí trở nên ngày một bị ám ảnh bởi dục. Anh ta lại đi tới cùng vị thánh đó. Vị thánh đó nói, 'Đấy là vì anh đang bị tamas - anh đang bị chính loại năng lượng thấp nhất có tên là tamas, kéo anh xuống.'

'Thế cần phải làm gì?' anh thanh niên hỏi.

Vị thánh này, cái gọi là thánh nhân này, nói, 'Anh không nên ngủ nhiều như anh vẫn ngủ, bởi vì ngủ tạo ra tamas' - điều đó nữa cũng được viết trong cùng kinh sách: ngủ tạo ra tamas - 'cho nên ngủ năm tiếng thôi.'

Đầu tiên thức ăn bị lấy đi. Anh ta bị đói, bởi vì với người đã lớn thì sữa là không đủ. Anh ta cần thức ăn cứng; anh ta không phải là đứa trẻ. Và thế rồi sữa lại bắt nguồn từ bò - điều được ngụ ý dành cho bò đực, không cho người - cho nên anh ta trở nên nhiều dục hơn. Bây giờ giấc ngủ bị giảm đi. Năm giờ ngủ cho thanh niên là không đúng. Vâng, với ông già điều đó là hoàn toàn được; khi bạn trở nên già hơn, giấc ngủ ngày càng được cần ít hơn, bởi vì thân thể sắp chết, nó không cần phục hồi nữa. Bằng không, thân thể của thanh niên tự khôi phục nó mọi ngày.

Để khôi phục, để lấy lại sức mạnh đã mất, để tái tạo lại tế bào đã chết ngày hôm qua, bạn cần giấc ngủ dài - bẩy hay tám giờ, không ít hơn thế. Năm là không đủ. Bây giờ anh ta bắt đầu chịu chứng buồn ngủ; cả ngày anh ta ngáp và cảm thấy buồn ngủ.

Bố anh ta đem anh ta tới tôi và ông ấy nói, 'Phải làm gì đây? Bây giờ nó lại định đi tới Rishikesh, và mỗi lần nó đi nó đều đem về một vấn đề. Nó hoàn toàn ổn thoả; đọc những cuốn sách vô nghĩa này nó trở nên quan tâm tới việc trở thành brahmachari - người vô dục - và thế rồi toàn thể rắc rối bắt đầu. Bây giờ nó không thể đọc được, mất quan tâm vào mọi thứ, đang trở nên bị ám ảnh bởi dục và thức ăn và ngủ. Bây giờ ba điều này là những thứ nó bị ám ảnh. Nó đang làm cho bản thân nó phát rồ và cả gia đình nữa.'

Tôi nhìn vào cậu thanh niên này - anh ta thực sự là một đống lộn xộn. Nhưng anh ta nói, 'Tôi đang theo một thánh nhân vĩ đại.'

Tôi hỏi anh ta, 'Làm sao bạn biết rằng ông ấy là thánh nhân vĩ đại? Tiêu chí của bạn là gì? Bởi vì ông ấy lặp lại kinh sách sao? Làm sao bạn biết rằng kinh sách được viết bởi những người biết?'

Anh ta nói với tôi, 'Xin đừng tạo ra hoài nghi trong tôi! Tôi muốn vẫn còn là người tin, bởi vì không có đức tin, không có tin tưởng, không có giải thoát.'

Tôi nói với anh ta, 'Bạn không cần giải thoát nào cả. Không cần bất kì giải thoát nào. Bạn đã được giải thoát rồi! Bạn đã trong Thượng đế rồi! Không cần tìm ngài đâu. Bạn là một phần của chân lí. Cứ sống một cách tự nhiên, lành mạnh vào, và bạn sẽ có khả năng hiểu bí ẩn của cuộc sống. Không có nhu cầu trở nên điên rồ. Mọi cách thức này đều đưa bạn tới điên rồ.'

Và thế thì người ta tìm cách này nọ để thoả mãn cho nhu cầu tự nhiên - người ta trở thành đạo đức giả. Toàn thể việc huấn luyện tôn giáo của bạn chỉ giúp cho bạn trở thành đạo đức giả. Nó không làm cho bạn thành linh thiêng; nó đơn giản làm cho bạn thành rởm, giả dối.

Bạn kìm nén cái gì đó từ phía này và nó bắt đầu khẳng định từ phía khác.

Fogarty bắt đầu đều đặn xuống xe ở quán rượu Barney, và đơn hàng của anh ta bao giờ cũng là một: hai cốc martinis. Sau vài tuần với điều này, Barney hỏi anh ta tại sao anh ta lại không đặt cốc đúp.

'Đấy là chuyện tình cảm,' Fogarty nói. 'Một người bạn rất thân của tôi chết vài tuần trước, và trước khi chết anh ta đã hỏi rằng khi tôi uống rượu tôi có dành cho anh ta một cốc không.'

Một tuần sau Fogarty tới và đặt một cốc martini. 'Thế với anh bạn thân đã chết của anh thì sao? Sao hôm nay chỉ một cốc martini thôi?'

'Đây là cốc của anh bạn thân của tôi đấy,' câu trả lời đưa tới. 'Tôi đang trên xe kia.'

Bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cách thức. Tâm trí rất tinh ranh, cực kì tinh ranh. Bạn không thể gạt bỏ được tinh ranh của tâm trí bằng những điều ngu xuẩn thế. Và nếu bạn đang làm những điều ngu xuẩn thế, bạn có thể ngồi lâu, vô tận, trong thiền... chẳng cái gì sẽ xảy ra, bởi vì yêu cầu đầu tiên của thiền là thông minh: nhận biết về tình huống của bạn và về điều bạn đang làm cho bản thân mình và tại sao - không chỉ tuân theo các kinh sách chết, không chỉ tuân theo cái gọi là các thánh nhân bởi vì quần chúng gọi họ là thánh nhân.

Chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi, người đó sẽ không tìm thấy tự do. Phật ngụ ý gì bởi điều này? - Chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi... Làm sao người ta trở thành tự do với hoài nghi? Bạn sẽ ngạc nhiên: chừng nào bạn còn chưa trở nên tự do với tin tưởng bạn không thể trở nên tự do với hoài nghi được. Chính tin tưởng tạo ra hoài nghi. Chẳng hạn, nếu bạn tin vào Thượng đế thế thì vấn đề nảy sinh liệu Thượng đế có thực tồn tại hay không. Hoài nghi này không thể tới trước được; tin tưởng tới trước.

Bạn được bố mẹ bạn, xã hội bạn bảo rằng có Thượng đế. Bởi vì bạn được bảo có Thượng đế, ngày này ngày nọ thông minh của bạn khẳng định và bắt đầu hỏi, 'Bằng chứng là gì? Làm sao chúng ta biết chắc chắn, để đảm bảo, rằng Thượng đế thực sự có?' Bây giờ hoài nghi đang tới...

Ở nước Nga xô viết, nơi họ không dạy trẻ con rằng có Thượng đế, chẳng ai hoài nghi về sự tồn tại của Thượng đế cả - không có vấn đề hoài nghi. Chẳng ai tin ngay chỗ đầu tiên - sao họ phải hoài nghi? Ở Ấn Độ nữa, nếu bạn được sinh ra trong một gia đình Jaina bạn chẳng bao giờ hoài nghi sự tồn tại của Thượng đế. Tại sao? - bởi vì trong tín ngưỡng Jaina không có Thượng đế, không có tin tưởng. Nhưng người Jaina hoài nghi về sự tồn tại của linh hồn, bởi vì người đó được bảo rằng có linh hồn, vô hình - thân thể sẽ chết nhưng linh hồn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của nó.

Bây giờ hoài nghi nảy sinh: 'Linh hồn này ở đâu? Linh hồn này là gì? Có ai đã bao giờ thấy nó không? Có ai quay lại thế giới sau cái chết và nói rằng, 'Tôi vẫn sống! Anh không thể thấy được tôi, nhưng tôi vẫn đây'?' Người Jaina hoài nghi về linh hồn, không về Thượng đế.

Người Hindu hoài nghi về Thượng đế, người Mô ha mét giáo hoài nghi về Thượng đế, người Ki tô giáo, người Do Thái, họ tất cả đều hoài nghi về Thượng đế - bởi vì Thượng đế là tin tưởng của họ. Người Jaina và Phật tử không bao giờ hoài nghi về Thượng đế bởi vì đó không phải là tin tưởng của họ, nhưng người Jaina hoài nghi về linh hồn. Phật tử không bao giờ hoài nghi về linh hồn, bởi vì đó không phải là tin tưởng của người đó.

Phật đã lấy đi mọi tin tưởng, để cho bạn không hoài nghi: không Thượng đế, không linh hồn, không địa ngục, không cõi trời, không moksha. Phật đã lấy đi mọi tin tưởng! Nhìn cách tiếp cận khoa học của ông ấy về việc phá huỷ hoài nghi - rất ngược đời.

Chính điều đối lập lại đã được những người khác làm. Người khác cũng đã cố gắng lấy hoài nghi của bạn đi, nhưng phương pháp của họ đã là áp đặt tin tưởng lên bạn để cho hoài nghi đi sâu hơn vào trong vô thức, trở nên bị kìm nén - bạn không thấy nó thêm nữa. Nó bị che phủ bởi tin tưởng, nhưng nó không bao giờ chết; ngược lại, nó đi sâu hơn vào trong bản thể bạn và càng ngày càng trở thành một phần của bản thể bạn. Mọi người tin của bạn đều biết nó rất rõ, rằng có hoài nghi trong trái tim họ. Tại chính cốt lõi có hoài nghi; chỉ ở chu vi mới có tin tưởng.

Phật là người đầu tiên trên thế giới đã thực sự thử phá huỷ hoài nghi. Nhưng cách thức của ông ấy là kì lạ: cách thức của ông ấy là lấy đi mọi tin tưởng; thế thì bạn đã lấy đi chính mảnh đất mà hoài nghi phát triển ở đó. Không có tin tưởng và bạn sẽ không có hoài nghi. Không có tin tưởng, không có hoài nghi, tâm trí có thể vẫn còn ở đâu được? Tâm trí cần hai cây cột trụ chống đỡ cho nó. Đây là hai cánh của tâm trí: hoài nghi và tin tưởng. Đây là nhị nguyên mà trên đó tâm trí được nuôi dưỡng và sống. Một khi tin tưởng và hoài nghi cả hai đã mất rồi, bạn đã phá huỷ chính nền tảng của tâm trí.

Và là vô trí là thiền. Không bằng việc ngủ trên gai, không bằng việc đi trần trụi, không bằng việc nhịn ăn, không bằng việc tự hành hạ mình, nhưng bằng hiểu biết lớn lao về mọi thứ. Hoài nghi này từ đâu tới? Đi vào trong nó, tìm kiếm, và bạn sẽ thấy nó bao giờ cũng tới bởi vì tin tưởng nào đó.

Bây giờ tâm trí hiện đại có thể đạt tới thiền dễ dàng hơn nhân loại đã từng có khả năng, bởi một lí do đơn giản: rằng tâm trí hiện đại không còn bị nặng gánh quá nhiều bởi tin tưởng. Do đó không có quá nhiều hoài nghi nữa. Ngày nay bạn hiếm khi bắt gặp những người đa nghi, những người đầy hoài nghi, những người vô thần - bạn hiếm khi bắt gặp những như thế ngày nay. Vào thời xưa họ có nhiều. Và lí do là đơn giản: bây giờ không ai tin cả! Cho nên nếu ai đó nói, 'Tôi không tin Thượng đế,' bạn sẽ nói, 'Vậy sao? Ai tin? Yên đi cho rồi!' Bây giờ không ai có thể biện luận chống Thượng đế bởi vì không ai biện luận ủng hộ người đáng thương này!

Đây là tình huống rất mới. Và truyền thống cũ của bạn không thể chấp nhận được thách thức của tình huống mới này. Nếu bạn tuyên bố rằng, 'Tôi là kẻ vô thần,' mọi người sẽ nói, 'Thì cứ cho là vậy đi. Sao ba hoa về nó làm gì? Sao lại làm nhặng sị lên về nó? Hoàn toàn tốt, chúng tôi sung sướng - anh là kẻ vô thần.' Ai bận tâm về nhà thờ và ai bận tâm về đền chùa? Ngay cả những người đi, họ cũng đi như một nghi lễ xã hội; ngay cả họ cũng không tin.

Đây là cơ hội hiếm hoi cho tìm kiếm; nó chưa bao giờ thoáng đãng như ngày nay. Tất nhiên, những người theo truyền thống cổ của bạn lo lắng nhiều lắm; họ nghĩ đây là loại thời đại tồi tệ nhất đã từng xảy ra. Đây không phải là loại thời đại tồi tệ nhất - đây là tốt nhất, đỉnh cao nhất. Đây là thời, đúng thời, thời gian chín muồi đấy. Chúng ta có thể hỏi với toàn bộ trái tim trong thực tại, bởi vì không tin tưởng nào cản trở, và bởi vì không có tin tưởng, không có hoài nghi.

Đây là tự do. Phật gọi nó là tự do. Chừng nào người đó chưa tự do với hoài nghi, người đó sẽ không tìm thấy tự do. 'Tự do' nghĩa là tự do với tâm trí. Thế thì bạn đơn giản trong im lặng, và trong im lặng đó bạn tan chảy, bạn hội nhập với cái toàn thể. Và tan chảy và hội nhập với cái toàn thể là linh thiêng. Không bằng nhịn ăn, không bằng hành hạ, mà bằng việc trở thành một với cái toàn thể, người ta trở thành linh thiêng.

Nhưng người sống thuần khiết và tự tin trong tĩnh lặng và đức hạnh,

người không gây hại hay tổn thương hay trách móc, cho dù người đó mặc quần áo đẹp,

chừng nào người đó cũng có đức tin người đó là người tìm kiếm đúng.

Nhưng người sống thuần khiết... Phật ngụ ý gì bởi 'sống thuần khiết'? Ông ấy ngụ ý sống một cách hồn nhiên, không tin tưởng, không hoài nghi, sống không từ tâm trí mà từ thiền. Ông ấy có nghĩa riêng của mình về thuần khiết. Ông ấy không ngụ ý bởi 'sống trong thuần khiết' là những ý niệm cũ kĩ, mục nát. Thuần khiết không ngụ ý rằng bạn phải ăn thức ăn chỉ do người brahmin chuẩn bị; thuần khiết không ngụ ý rằng bạn phải ăn chỉ khi mặt trời còn trên trời; thuần khiết không ngụ ý rằng bạn chỉ phải mặc cái này và bạn không được mặc cái kia.

Thuần khiết nghĩa là sống từ vô trí, sống tự phát, khoảnh khắc sang khoảnh khắc như đứa trẻ, hồn nhiên - sống từ trạng thái của không biết. Mọi tri thức đều tinh ranh, và mọi tri thức đều làm biến chất. Sống từ trạng thái của không biết - đó là thuần khiết.

Socrates nói: Tôi chỉ biết mỗi một điều là tôi không biết gì cả - đây là thuần khiết.

Phật hay nói với các đệ tử của mình, 'Xin đừng bao giờ hỏi ta các câu hỏi siêu hình, bởi vì ta không biết. Đừng hỏi ta về Thượng đế và đừng hỏi ta về linh hồn, và đừng hỏi về cõi trời và địa ngục.' Ông ấy có một danh sách được chuẩn bị về mười một câu hỏi; mười một câu hỏi đó chứa mọi câu hỏi đầy những triết lí.

Bất kì khi nào ông ấy vào một thị trấn mới, đệ tử của ông ấy sẽ đi quanh thị trấn và nói với mọi người, 'Xin đừng hỏi mười một câu hỏi này, bởi vì Phật sẽ không trả lời những câu hỏi này. Phật chỉ quan tâm tới những câu hỏi thực hành. Hỏi về tham và cách gạt bỏ nó; hỏi về giận và cách vượt ra ngoài nó. Hỏi về sở hữu và cách vứt bỏ nó, hỏi về biến đổi. Hỏi về cách các ông có thể vứt bỏ tâm trí và đạt tới thiền. Nhưng đừng hỏi câu hỏi siêu hình bởi vì chúng sẽ không giúp cho các ông chút nào. Chúng tạo ra tin tưởng, và cùng với tin tưởng hoài nghi tới. Và bị phân chia thành tin tưởng và hoài nghi các ông trở thành tinh thần phân liệt, các ông trở thành số không. Các ông mất tính toàn vẹn của mình.'

Nhưng người sống thuần khiết và tự tin... Bây giờ, từ này 'tự tin' cũng không phải là từ được dịch đúng. Điều Phật ngụ ý là người tin cậy vào bản thể riêng của mình - nó không phải là 'tự tin.' 'Tự tin' cho cảm giác của bản ngã; Phật ngụ ý tin cậy vô ngã. Người tin cậy vào toàn thể sự tồn tại cũng tin cậy vào bản thân mình, bởi vì người đó là một phần của cái toàn thể. Người đó nghe tiếng nói của trái tim mình và tuân theo nó. Không sợ hãi người đó đi cùng trái tim mình. Người đó tin cậy vào trực giác của mình. Và một khi bạn đã biết nghệ thuật của cách nghe theo trực giác của mình, bạn sẽ ngạc nhiên: trí tuệ có thể sai, trực giác không bao giờ sai - nó là không thể nào sai được. Nó bao giờ cũng hướng bạn theo tiến trình hành động đúng.

Trong tĩnh lặng và đức hạnh... 'Tĩnh lặng' nghĩa là thiền, vô ý nghĩ, không ý nghĩ quấy rối, cái hồ tâm thức tuyệt không có sóng và gợn sóng nào. Và hậu quả của im lặng như vậy là đức hạnh. Đức hạnh không phải là cái gì đó do bạn thực hành; bạn không thể thực hành đức hạnh được. Nếu bạn thực hành đức hạnh, trên bề mặt bạn sẽ đeo mặt nạ, nhưng đằng sau bề mặt bạn sẽ cứ sống theo cách luẩn quẩn cũ rích của mình. Tất nhiên, bạn có thể che giấu người khác, nhưng làm sao bạn có thể che giấu bản thân mình được?

Đó là điều xảy ra cho các tu sĩ của bạn, cái gọi là các thánh nhân của bạn; toàn thể cuộc đời họ trở thành rất tinh ranh - họ nói một đằng, họ sống cuộc sống hoàn toàn khác. Họ nhất định là như vậy bởi vì đức hạnh là được trau dồi.

Một nhà xã hội học đang làm cuộc điều tra dựa trên khuynh hướng dục của các nhóm quốc gia và dân tộc đa dạng. Ông ấy tới một quí ông người Italia già cả trong bộ com lê đen, sau những thăm hỏi thông thường mới hỏi ông này ông ấy có giao hợp dục thường xuyên không.

'Ồ, có thể mười, mười hai lần trong một năm,' ông già nói.

'Nhưng ông là người Italia và người Italian được cho là rất dâm dục,' lời đáp đưa tới.

'Nghe đây, tôi cho rằng điều đó là không quá tệ đối với một tu sĩ sáu mươi tuổi mà không sở hữu một chiếc xe!'

Tu sĩ của bạn, các thánh nhân của bạn, cái gọi là người đức hạnh của bạn, người đáng kính, họ đều có cuộc sống kép: trên bề mặt là thứ này, dưới chiều sâu lại đối lập toàn bộ với nó.

Xơ Semolina về muộn trong chuyến đi vào rừng rậm. Xơ đang nhận chỉ dẫn của Mẹ Maria, người đã triệu xơ vào văn phòng mình cuối chiều.

'Ta phải đi lên thủ đô và ta sẽ đi qua đêm,' Mẹ Maria nói. 'Ta muốn cảnh báo xơ: nếu Cha Dominique tới phòng xơ đêm nay đừng cho ông ấy vào, dù ông ấy có nói gì với xơ.'

Ngày hôm sau, Mẹ Maria quay về thấy xơ Semolina đang đợi trong văn phòng của mình. 'Con ở đây để thú tội,' xơ nói đầy nước mắt. 'Đêm hôm trước con đã không tuân theo lệnh của Mẹ. Cha Dominique tới cửa phòng con, và, ôi Mẹ, cha sao mà thuyết phục thế! Cha nói với con rằng con là lối cổng vào cõi trời và rằng cha có chìa khoá vào cõi trời và rằng nếu con để cha đặt chìa khoá vào cổng bị khoá của con thì chúng con sẽ ở trên cõi trời cùng nhau.'

'Đồ con hoang đó!' Mẹ Maria kêu lên. 'Nó đã bảo ta đó là sừng của Gabriel, và ta đã thổi nó trong mười lăm năm!'

Nhưng điều này là tự nhiên, nó phải như vậy. Những chuyện cười này không chỉ là chuyện cười, chúng có chân lí lớn lao trong chúng. Điều đó là không tránh khỏi bởi vì toàn thể ý niệm của bạn về đạo đức là áp đặt lên bản thân mình những phẩm chất tốt, đã được ca ngợi từ nhiều thế kỉ. Nhưng nếu bạn áp đặt điều gì đó lên bản thân mình, bạn đang làm gì với bản tính của mình? Bạn sẽ trở thành hai người, và bản tính chắc chắn còn mạnh hơn bất kì cái gì bị áp đặt.

Bản tính phải được biến đổi. Cá tính phải không bị trau dồi; nó phải là sản phẩm phụ của tâm thức. Đó là đóng góp vĩ đại của Phật cho thế giới.

Trong tĩnh lặng và đức hạnh.... Đức hạnh tới ở số hai. Tĩnh lặng tới đầu tiên, tính thiền, thuần khiết, hồn nhiên, tin cậy.

Người không gây hại hay tổn thương hay trách móc, cho dù người đó mặc quần áo đẹp, chừng nào người đó có đức tin người đó là người tìm kiếm đúng. Lại đọc thay vì 'đức tin,' thì là 'tin cậy.' Người có tin cậy, người đó là người tìm kiếm đúng. Người tin không phải là người tìm kiếm đúng - người đó đã tin rồi! Người đó là rởm từ chính ban đầu. Nếu bạn đã tin vào Thượng đế, làm sao bạn có thể tìm và kiếm được? Bạn đã giết chết việc truy tìm từ chính lúc đầu, bạn đã bỏ việc truy tìm.

Người ta có thể đi vào cuộc truy tìm chỉ khi người ta không có tin tưởng và không có hoài nghi. Khi người ta đơn giản cởi mở, không định kiến, không kết luận, không câu trả lời làm sẵn do người khác trao, khi người ta đơn giản đi như tấm bảng sạch, như tấm gương, thế thì người ta bắt gặp chân lí.

Chân lí có thể được biết chỉ bởi tâm trí tựa tấm gương. Tâm trí tựa tấm gương là vô trí. Nhưng nếu bạn đã là người tin thì bạn sẽ không bao giờ biết tới chân lí. Người Ki tô giáo không thể biết được, người Mô ha mét giáo không thể biết được, người Hindu không thể biết được, Phật tử không thể biết được. Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ mọi ý thức hệ này, chừng nào bạn còn chưa gạt chúng sang bên và đi vào trong cuộc hành trình tuyệt đối cởi mở, thậm chí không chút định kiến nhỏ lẩn khuất đâu đó trong tâm trí bạn...

Có lần một giáo sư rất nổi tiếng, Tiến sĩ Bannerji, tới gặp tôi. Ông ấy nói rằng ông ấy muốn chứng minh một cách khoa học lí thuyết về đầu thai, lí thuyết về tái sinh. Ông ấy muốn chứng minh rằng người Ki tô giáo và người Mô ha mét giáo và người Do Thái đều sai, và ông ấy muốn chứng minh điều đó một cách khoa học. Ông ấy đã tới để lấy sự ủng hộ của tôi.

Tôi nói, 'Cách ông đang nói nó, việc tìm kiếm là không khoa học ngay từ đầu!'

Ông ta hỏi, 'Tại sao?'

Tôi nói, 'Ông đã quyết định rồi rằng người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái là sai. Ông đã không đi vào trong việc tìm kiếm vậy mà quyết định đã có đó rằng người Hindus và người Jainas và Phật tử là đúng. Và làm sao ông có thể nói ông muốn chứng minh nó một cách khoa học được? - làm sao nó có thể là khoa học được?

'Yêu cầu đầu tiên của tâm trí khoa học là không bắt đầu bằng kết luận. Ông vứt bỏ kết luận của ông đi. Ông sẽ phải tỉnh táo hoàn toàn rằng ông không biết thực tại là gì - thế rồi đi vào trong nó. Và thế rồi hỏi, vẫn còn rất vô tư. Cho dù nó có đi ngược lại lí thuyết của ông, cứ để nó đi ngược; cho dù nó đi ngược lại Hindu giáo, cứ để nó đi. Chân lí phải được khải lộ, không phải là Hindu giáo được chứng minh. Ông mang quá nhiều tính Hindu,' Tôi bảo ông ta; 'ông không thể là nhà khoa học được.'

Ông ấy đã tới với tôi trong hai giờ - trong vòng hai mươi phút ông ấy đi. Ông ấy nói, 'Tôi đang vội, tôi phải đi đâu đó.'

Tôi nói, 'Ông không vội đâu và ông chẳng đi đâu cả! Ông đã yêu cầu hai giờ và tôi đã cho ông hai giờ - và ông không thể rời chỗ này trước khi hết hai giờ! Ông sẽ phải trả lời tôi trước: Đây là loại cách tiếp cận khoa học nào vậy?'

Tất nhiên ông ấy không thể trả lời được. Nó rõ ràng, hiển nhiên tới mức trong khoa học bạn không bắt đầu bằng kết luận - bạn bắt đầu chỉ bằng giả thuyết: có thể thế, có thể không thế... có lẽ. Bạn bắt đầu bằng 'có lẽ'; cái 'có lẽ' giữ bạn cởi mở.

Phật không thể ngụ ý đức tin được, Phật không thể ngụ ý tin tưởng được. Ông ấy ngụ ý tin cậy - tin cậy rằng nếu bạn đi mà không có kết luận nào bạn sẽ thấy. Bởi vì chân lí có đó rồi! Nó không phải là cái gì đó phải được tạo ra, nó đã có đó rồi! Chân lí không ngụ ý cái gì đó trên trời; chân lí ngụ ý thực tại ở đây bây giờ. Dù nó là bất kì cái gì, XYZ, bắt đầu bằng 'có lẽ' đi, là người truy hỏi đi.

Và thế rồi Phật nói: cho dù người đó mặc quần áo đẹp... Không cần ở trần, không cần từ bỏ, không cần nhịn ăn. Điều thực cần từ bỏ là kết luận của bạn, tin tưởng của bạn, định kiến của bạn.

Ngựa quí hiếm khi cảm thấy cái chạm của roi. Ai có đó trong thế giới này mà không chê được?

Phật là hoàng tử trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ, và khi ông ấy là hoàng tử ông ấy thực sự yêu ngựa. Ông ấy là người yêu ngựa. Vào thời đó, ngựa là sự hỗ trợ lớn lao nhất trong chiến tranh. Và đã có những người yêu ngựa: trong tiếng Anh, tên Philip đơn giản nghĩa là người yêu ngựa - Phật là một Philip.

Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy nhớ tới ngựa nhiều lần. Ông ấy nói về ngựa theo nhiều cách. Ông ấy nói có bốn loại ngựa. Thứ nhất, loại tồi nhất: cho dù bạn đánh chúng, bạn càng đánh, chúng càng trở nên bướng bỉnh hơn. Chúng không có tính quí tộc, không duyên dáng, không chân giá trị. Bạn có thể xúc phạm chúng, bạn có thể quất roi vào chúng, bạn có thể đánh chúng - chúng là loại có da rất dầy. Nếu chúng không muốn đi, chúng sẽ không đi.

Thế rồi loại thứ hai: nếu bạn đánh chúng chúng sẽ đi; chúng có chút ít chân giá trị, cảm giác tự trọng. Thế rồi đến loại thứ ba, cao hơn chút ít: bạn không đánh chúng - chỉ tiếng động của roi là đủ. Và loại cao nhất, loại thứ tư: thậm chí tiếng động của roi cũng không cần - chỉ cái bóng của roi là đủ.

Phật nói con người cũng có bốn loại. Loại cao nhất, người thông minh nhất, người tìm kiếm chân lí thực, chỉ cần cái bóng của roi thôi; chỉ chút ít hướng dẫn từ thầy là đủ. Họ không cần bị đánh, họ không cần bị ép buộc. Ngựa quí hiếm khi cảm thấy cái chạm của roi. Không cần cho ngựa quí cảm thấy cái chạm của roi - chỉ cái bóng roi thôi là đủ. Cho nên có bốn loại đệ tử nữa. Loại cao nhất đơn giản nhận hướng dẫn. Thỉnh thoảng thậm chí không một lời được thốt ra; thầy chỉ nhìn vào trong mắt bạn, và điều đó là đủ.

Đó là điều đã xảy ra vài ngày trước đây... Một nhà trị liệu nổi tiếng tới từ Mĩ, Naomi, đã nhận tính chất sannyas - một bà già. Tôi có thể nói bà ấy thuộc vào loại thứ tư: chỉ cái bóng của roi là đủ - tôi mới nhìn vào mắt bà ấy - và điều đó là đủ. Và bà ấy đã trở thành của tôi và tôi đã trở thành của bà ấy. Ngay lập tức mối liên hệ đã xảy ra, mối nối. Bây giờ nó không thể bị phá vỡ.

Hôm qua bà ấy đã viết một lá thư, bởi vì bà ấy ra đi hôm nay và bà ấy sợ. Trong vài ngày bà ấy đã ở đây bà ấy đã biết chiều sâu mới của bản thể - bà ấy đã không ở đây lâu, chỉ vài ngày. Bà ấy đã nhìn tôi chỉ một lần, chỉ trong hai phút thôi. Bà ấy nói bà ấy đã biết những chiều sâu lớn lao, những kinh nghiệm tinh tế đã xảy ra; chúng là rất tinh tế, và bà ấy có chút ít sợ hãi. 'Đi về phương Tây sớm thế, trong bãi chợ thô của phương Tây, tôi liệu có khả năng tiếp tục trưởng thành không?' Bà ấy hỏi tôi, 'Tôi sẽ ở gần thầy ở đó như tôi ở đây chứ? Tôi sẽ là một phần của công xã của thầy cho dù tôi ở xa cả nghìn dặm chứ?'

Naomi, tình yêu không biết tới khoảnh cách. Bạn có thể ở xa nghìn dặm - nếu trái tim bạn tràn đầy tình yêu, nếu trái tim bạn nhớ tới tôi, bạn đang ở gần như bất kì ai cũng đều có thể ở gần.

Công xã của tôi sẽ lan toả trên khắp quả đất. Ở bất kì chỗ nào bạn thấy một sannyasin, công xã của tôi tồn tại ở đó. Bất kì chỗ nào bạn tìm thấy một sannyasin, tôi đều ở đó cùng người đó. Bất kì chỗ nào một sannyasin nhớ tới tôi, tôi đều hiện diện cho người đó, còn sâu sắc hơn là tôi có thể hiện diện về mặt vật lí - bởi vì tôi không còn trong thân thể mình nữa, chỉ bằng cách nào đó còn treo quanh thân thể thôi. Tôi không còn thân thể nữa. Nếu bạn yêu tôi bạn sẽ biết rằng tôi là cái gì đó hoàn toàn khác với thân thể; nó là hiện tượng phi vật lí.

Và, Naomi này, bạn có thể ở trong liên hệ bất kì chỗ nào bạn ở. Khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại bạn sẽ thấy tôi bên trong bạn. Thầy trở thành một phần của đệ tử. Dần dần, dần dần thầy không còn ở bên ngoài nữa, thầy ngày càng ở bên trong nhiều hơn. Và điều đó đã bắt đầu xảy ra - quá trình này được lẩy cò, và nó là quá trình không thể nào dừng lại được; ngay cả thế giới vật chất thô của phương Tây cũng không thể dừng nó lại được. Và bạn sẽ không ở đó lâu đâu; chẳng mấy chốc bạn sẽ bị kéo tới đây. Bây giờ đây là nhà của bạn. Bất kì chỗ nào bạn ở bạn đều sẽ thấy bản thân mình là người ngoài.

Ngựa quí hiếm khi cảm thấy cái chạm của roi. Ai có trong thế giới này là người không chê được? Phật hỏi. Ai có trong thế giới này là người không chê được? - người đó có khả năng trở thành vị phật. Người đó có khả năng trước hết trở thành đệ tử, thế rồi trở thành thầy.

Thì giống như ngựa quí khéo léo dưới roi,

bùng cháy và nhanh nhẹn.

Giống như ngựa quí - khéo léo, nhận biết, quan sát.

Bùng cháy và nhanh nhẹn. Nếu bạn nhận biết... Nhận biết là lửa; nó thiêu cháy mọi cái sai trong bạn. Nó thiêu cháy bản ngã bạn. Nó thiêu cháy tham lam của bạn, nó thiêu cháy tính sở hữu của bạn, nó thiêu cháy ghen tị của bạn - nó thiêu cháy mọi cái sai và tiêu cực, và nó nâng cao mọi cái đẹp, duyên dáng, thiêng liêng.

Và khi cái thô và cái xấu bị thiêu cháy, sắc bén lớn lao xảy ra cho bản thể bạn, nhanh nhẹn lớn lao tới cho cuộc sống của bạn, mãnh liệt và đam mê lớn lao, tính toàn bộ và tính toàn thể vĩ đại. tin tưởng, thiền, thấy.

Để tôi nhắc lại cho bạn: đừng đọc 'tin tưởng,' đọc 'tin cậy': Tin cậy, thiền, thấy.

Đây là ba bước, đơn giản, rất đơn giản. Điều thứ nhất là tin cậy: có tin cậy yêu thương với mọi cái đang đó, thế thì thiền trở thành dễ dàng bởi vì bạn có thể thảnh thơi. Người tin cậy có thể thảnh thơi trong sự tồn tại. Người không thể tin cậy được vẫn còn căng thẳng, vẫn còn lo âu, sợ hãi. Người tin cậy có thể tan chảy, có thể biến mất, bay hơi. Người đó biết rằng, 'Cho dù tôi có rơi vào đại dương, tôi chỉ là giọt sương...' nhưng người đó cũng biết rằng, 'Như giọt sương tôi sẽ biến mất, nhưng tôi sẽ tồn tại như đại dương. Tôi sẽ không mất cái gì cả; tôi sẽ được mọi thứ.' Thiền là giọt sương biến mất trong đại dương.

Và thế thì có việc thấy. Đó là lí do tại sao Phật không có triết lí nào ngoài ái kiến philosia - ông ấy không có hệ thống ý nghĩ nào ngoài cách thức, phương pháp để thấy.

vô hại, vô chê trách.

thức tỉnh theo luật.

Vẫn còn hài hoà với luật đó của sự tồn tại đi. Tuôn chảy cùng dòng sông; đừng cố đi ngược dòng. Để buông bỏ là lời kinh nền tảng của bạn, và thế thì bạn sẽ là vô hại và bạn sẽ vô chê trách.

Thức tỉnh theo luật - aes dhammo sanantano - thức tỉnh với luật vĩnh hằng.

và từ mọi buồn khổ tự giải phóng mình.

Buồn khổ nảy sinh bất kì khi nào bạn đi ngược lại luật của sự tồn tại, và phúc lạc nảy sinh bất kì khi nào bạn đi cùng nhịp với nó, nhảy múa cùng nó tay trong tay.

Nông dân đào kênh dẫn nước cho đất. Người gài tên chuốt mũi tên.

Thợ mộc chỉnh gỗ.

Và người trí huệ làm chủ bản thân mình.

Đây là cách thức để là trí huệ và là chủ của bản thân mình. Không có việc làm chủ của bản thân mình, cuộc sống là trống rỗng, phù phiếm, vô nghĩa. Nó không thể có chất thơ nào, nó không thể có vui vẻ nào, nó không thể có cực lạc nào. Và cực lạc, vui vẻ, là quyền tập ấm của bạn - nhưng bạn có thể có nó chỉ khi bạn đạt tới sự xứng đáng này, tới sự đáng trọng này.

Trở nên nhận biết, tin cậy, bắt đầu thấy đi - vứt bỏ mọi tin tưởng và mọi hoài nghi, và mục đích không còn xa xôi gì. Bạn không cần đi đâu cả. Nếu bạn có thể tin cậy, thiền, thấy, nếu bạn có thể thức tỉnh tới luật vĩnh hằng, bạn là chủ - không phải là chủ của bất kì ai khác ngoài chủ của bản thân mình. Và đó là việc làm chủ đúng. Jesus gọi điều đó là Vương quốc của Thượng đế.

Nhưng bạn sẽ phải được tái sinh, bạn sẽ phải học cách sống mới - cách mới, để tôi nhắc bạn, không phải triết lí mới. Và Phật đang cho bạn hướng dẫn. Những hướng dẫn này có thể được dùng nếu bạn nghe một cách chăm chú, thông minh, có tính thiền.

Đủ cho hôm nay.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho