Chương 8. Thiền chút ít
Chương 8. Thiền chút ít
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng ý nghĩa của khoa học nằm trong tính tiện ích của nó cho nhu cầu con người; trong việc giúp cung cấp đủ thức ăn, tìm ra cách chữa trị bệnh tật, tạo ra máy móc để đỡ con người khỏi công việc vất vả và ngu xuẩn, vân vân. Mãi cho tới giờ tôi bao giờ cũng được thuyết phục rằng chẳng có gì sai với khoa học, nhưng thay vì thế là với thái độ phổ biến đối với khoa học: rằng nó có thể khám phá ra các qui luật bên trong của cuộc sống. Bây giờ tôi nghe trong lời thầy rằng bản thân khoa học là gốc rễ của khổ trên thế giới này, bởi vì nó phá huỷ các bí ẩn của cuộc sống và do đó dẫn tới thái độ phản tôn giáo. Thầy có chống lại khoa học không?
Prem Peter, tôi không chống lại khoa học, nhưng tôi chắc chắn ủng hộ cho một loại khoa học khác, với phẩm chất khác toàn bộ cho nó. Khoa học như nó tồn tại ngày nay là rất thiên lệch; nó chỉ tính tới vật chất, nó bỏ tâm linh ra khỏi vật chất - và điều đó là rất nguy hiểm.
Nếu con người chỉ là vật chất, mọi nghĩa biến mất khỏi cuộc sống. Cuộc sống có thể có nghĩa gì nếu con người chỉ là vật chất? Thơ ca nào là có thể, ý nghĩa gì, vinh quang gì? Ý niệm rằng con người là vật chất thu con người về trạng thái rất không xứng đáng. Cái gọi là khoa học tước đi mọi vinh quang của con người. Đó là lí do tại sao lại có nhiều cảm giác vô nghĩa thế trên khắp thế giới.
Mọi người đều cảm thấy trống rỗng hoàn toàn. Vâng, họ có máy móc tốt hơn, công nghệ tốt hơn, nhà cửa tốt hơn, thức ăn tốt hơn bao giờ. Nhưng mọi sung túc này, mọi tiến bộ vật chất này, là không có giá trị gì chừng nào bạn còn chưa có cái nhìn sáng suốt - cái gì đó siêu việt lên trên vật chất, thân thể, tâm trí - chừng nào bạn còn chưa nếm trải hương vị của cõi bên kia. Và cõi bên kia bị khoa học phủ nhận.
Khoa học phân chia cuộc sống thành hai loại: cái biết và cái không biết. Tôn giáo chia cuộc sốth thành ba loại: cái biết, cái không biết và cái không thể biết. Nghĩa tới từ cái không thể biết. Cái biết là cái đã từng là cái không biết hôm qua, cái không biết là cái sẽ trở nên được biết ngày mai. Không có khác biệt về chất giữa cái biết và cái không biết, chỉ là vấn đề thời gian.
Cái không thể biết là khác về chất với thế giới cái biết/cái không biết. Cái không thể biết nghĩa là bí ẩn vẫn còn lại; dù bạn đi vào trong nó sâu đến đâu, bạn không thể giải bí ẩn của nó được. Thực ra, ngược lại, bạn càng đi sâu hơn, điều bí ẩn càng sâu hơn. Một khoảnh khắc tới trong cuộc sống của người thám hiểm tôn giáo khi người đó biến mất vào trong điều bí ẩn như giọt sương bay hơi trong ánh mặt trời buổi sáng. Chỉ thế thì bí ẩn còn lại. Đó là đỉnh cao nhất của việc hoàn thành, của mãn nguyện; người ta đã về tới nhà. Bạn có thể gọi nó là Thượng đế, niết bàn, hay bất kì cái gì bạn thích.
Tôi không chống lại khoa học - cách tiếp cận của tôi về căn bản là khoa học. Nhưng khoa học có những giới hạn, và tôi không dừng nơi khoa học dừng; tôi đi tiếp, tôi đi vượt ra ngoài. Dùng khoa học, nhưng đừng bị nó dùng. Điều tốt là có công nghệ vĩ đại; chắc chắn nó giúp cho con người gạt bỏ công việc ngu xuẩn, chắc chắn nó giúp cho con người gạt bỏ nhiều loại nô lệ. Công nghệ có thể giúp cả con người và con vật. Con vật cũng bị hành hạ; chúng khổ nhiều lắm bởi vì chúng ta dùng chúng. Máy móc có thể thay thế chúng, máy míc có thể làm mọi công việc. Con người và con vật cả hai có thể được tự do.
Và tôi muốn một nhân loại được tự do toàn bộ khỏi công việc, bởi vì trong trạng thái đó bạn sẽ bắt đầu trưởng thành - theo nghĩa thẩm mĩ, nhạy cảm, thảnh thơi, thiền. Bạn sẽ trở nên ngày một nghệ sĩ hơn và bạn sẽ trở nên ngày một tâm linh hơn bởi vì bạn sẽ có thời gian và năng lượng sẵn có.
Tôi không chống lại khoa học, tôi không phản khoa học chút nào. Tôi muốn thế giới có ngày càng nhiều khoa học hơn, để cho con người có thể trở nên sẵn có cho cái gì đó cao hơn, cho cái gì đó mà người nghèo không thể đảm đương được.
Tôn giáo là điều tối thượng trong xa hoa. Người nghèo phải nghĩ về bánh mì và bơ - người đó thậm chí không thể xoay xở được điều đó. Người đó phải nghĩ về chỗ trú ngụ, quần áo, trẻ con, thuốc thang, và người đó không thể xoay xở được những thứ nhỏ bé này. Toàn thể cuộc sống của người đó bị nặng gánh bởi những điều tầm thường; người đó không có không gian, không có thời gian dành cho Thượng đế. Và cho dù người đó có đi đền chùa hay tới nhà thờ, người đó đi để hỏi xin các thứ vật chất. Lời cầu nguyện của người đó không phải là lời cầu nguyện đúng, nó không phải là lời cầu nguyện của lòng biết ơn; nó là nhu cầu, ham muốn. Người đó muốn cái này, người đó muốn cái nọ - và chúng ta không thể kết án người đó được, người đó phải được tha thứ. Nhu cầu có đó và người đó thường xuyên ở dưới sức nặng này. Làm sao người đó có thể tìm ra vài giờ để ngồi im lặng, không làm gì cả? Tâm trí cứ nghĩ hoài. Người đó phải nghĩ về ngày mai.
Jesus nói: nhìn vào hoa loa kèn trên đồng; chúng không làm việc vất vả, chúng không nghĩ tới ngày mai. Và chúng đẹp hơn nhiều khi so với ngay cả vua Solomon, nhà vua vĩ đại, trong tất cả sự uy nghi của ông ấy, đã từng có.
Đúng, hoa loa kèn không làm việc vất vả và chúng không nghĩ về ngày mai. Nhưng bạn có thể nói điều đó cho người nghèo được không? Nếu người đó không nghĩ tới ngày mai, thế thì ngày mai là cái chết. Người đó phải chuẩn bị cho nó; người đó phải nghĩ người đó đi đâu để kiếm thức ăn, đi đâu để được thuê làm việc. Người đó phải nghĩ. Người đó có con và vợ, người đó có mẹ già và cha già. Người đó không thể giống như hoa loa kèn trên cánh đồng được. Làm sao người đó có thể tránh lao động, công việc được? - điều đó sẽ là tự tử.
Hoa loa kèn chắc chắn đẹp và tôi hoàn toàn đồng ý với Jesus, nhưng phát biểu của Jesus là chưa áp dụng được cho phần lớn nhân loại. Chừng nào nhân loại còn chưa trở nên rất giầu có, phát biểu này sẽ vẫn còn chỉ có tính lí thuyết; nó sẽ không có cách dùng thực tế nào.
Tôi muốn thế giới này giầu có hơn nó đang thế. Tôi không tin vào nghèo nàn và tôi không tin rằng nghèo nàn có cái gì đó liên quan tới tâm linh. Trong suốt nhiều thời đại người ta đã bảo rằng nghèo nàn là cái gì đó tâm linh; đó chỉ là lời an ủi mà thôi.
Mới hôm nọ, một đôi người Pháp đã viết cho tôi một bức thứ. Họ phải là những người mới tới đây, họ không hiểu tôi. Họ phải đã tới với định kiến nào đó. Họ lo lắng, lo lắm. Họ viết trong bức thư rằng, 'Chúng tôi không hiểu vài điều. Tại sao đạo tràng này lại trông xa xỉ thế? Điều này ngược lại tính tâm linh. Sao thầy lại lái xe đẹp thế? Điều này chống lại tính tâm linh.'
Bây giờ, trong ba hay bốn ngày này tôi lái xe Impala. Nó không phải là cái xe rất đẹp đâu; ở Mĩ đó là cái xe của thợ đường ống nước! Nhưng theo một nghĩa nào đó tôi cũng là thợ ống nước - thợ bơm của tâm trí. Tôi chữa những chi tiết cần thiết. Nó là chiếc xe của người nghèo. Ở Mĩ, những người dùng xe Chevrolet Impalas, vân vân, hàng xóm của họ được gọi là hàng xóm Chevrolet - điều đó nghĩa là hàng xóm của người nghèo.
Nhưng đôi người Pháp này phải có quan điểm cổ rằng nghèo nàn có cái gì đó tâm linh về nó. Con người đã sống lâu trong nghèo tới mức con người phải tự an ủi mình, bằng không điều đó đã không thể dung thứ được. Con người phải tự thuyết phục mình rằng nghèo nàn là tâm linh.
Nghèo không phải là tâm linh - nghèo là cội nguồn của mọi tội ác.
Và tôi muốn nói với đôi đó rằng, 'Nếu bạn muốn níu bám lấy niềm tin và định kiến của bạn, đây không phải là chỗ cho các bạn. Xin xéo đi! - càng sớm càng tốt, bởi vì bạn có thể bị biến chất ở đây đấy. Nghe tôi là nguy hiểm cho các bạn.'
Với tôi, tâm linh có chiều hướng hoàn toàn khác. Nó là xa hoa tối thượng - khi bạn có tất cả và đột nhiên bạn thấy rằng, mặc dầu bạn có tất cả, sâu bên trong vẫn có chân không cần phải được lấp đầy, trống rỗng phải được biến đổi thành tràn đầy. Người ta trở nên nhận biết về trống rỗng bên trong chỉ khi người ta có mọi thứ ở bên ngoài. Khoa học có thể làm phép màu đó. Tôi yêu khoa học, bởi vì nó có thể tạo ra khả năng cho tôn giáo xảy ra.
Mãi cho tới giờ, tôn giáo đã không xảy ra trên trái đất. Chúng ta đã nói về tôn giáo nhưng nó đã không xảy ra; nó đã không chạm tới trái tim của hàng triệu người. Chỉ thỉnh thoảng một người mới có khả năng trở nên chứng ngộ. Trong khu vườn lớn nơi hàng triệu bụi cây và cây có đấy, nếu chỉ thỉnh thoảng trong hàng nghìn năm một đoá hoa trở thành cây, bạn sẽ không gọi nó là khu vườn. Bạn sẽ không cám ơn người làm vườn. Bạn sẽ không nói, 'Người làm vườn thật vĩ đại, bởi vì nhìn đấy: sau một nghìn năm, từ hàng triệu cây, một cây đã nở ra với một hoa.' Nếu điều này xảy ra điều đó đơn giản chỉ ra nó phải đã xảy mặc kệ người làm vườn! Bằng cách nào đó người đó đã quên mất cây này, bằng cách nào đó người đó đã quên lãng cây này, bằng cách nào đó cây này đã thoát khỏi sự nắm giữ của người đó.
Con người đã sống một cách phi tôn giáo: nói về Thượng đế, chắc chắn rồi - đi tới nhà thờ, tới đền chùa, tới giáo đường - vậy mà cuộc sống của người đó không bày tỏ hương vị của tôn giáo.
Viễn kiến của tôi về tôn giáo là khác toàn bộ. Nó chẳng liên quan gì tới nghèo nàn. Tôi muốn toàn thể trái đất trở nên giầu có như thiên đường - giầu có hơn thiên đường - để cho mọi người có thể thôi nghĩ về thiên đường. Thiên đường được tạo ra bởi người nghèo chỉ để an ủi bản thân họ rằng, 'Ở đây chúng ta đang khổ, nhưng nó không kéo dài đâu. Chỉ vài ngày thêm nữa, hay vài năm, và cái chết sẽ tới và chúng ta sẽ được đưa lên thiên đường.' Và thật là lời an ủi làm sao! - rằng những người giầu ở đây sẽ bị tống xuống địa ngục.
Jesus nói con lạc đà có thể đi qua lỗ trôn kim, nhưng người giầu không thể đi qua được cổng cõi trời. An ủi làm sao! Người nghèo phải đã cảm thấy rất được thoả mãn, bằng lòng, rằng, 'Vấn đề chỉ là vài ngày thêm nữa thôi: thế rồi ông sẽ bị vào ngọn lửa địa ngục và tôi sẽ ngồi trong lòng của Thượng đế, với đủ mọi thứ xa hoa, với tất cả giàu có, với mọi vui vẻ mà tôi đang bị cướp đi ở đây và ông đang tận hưởng.' Ý niệm về thiên đường dường như chỉ là sự trả thù.
Tôi muốn trái đất này là thiên đường - và nó không thể xảy ra được mà không có khoa học. Cho nên làm sao tôi có thể phản khoa học được? Peter, tôi không phản khoa học đâu. Nhưng khoa học không phải là tất cả. Khoa học chỉ có thể tạo ra chu vi; trung tâm phải là trung tâm của tôn giáo. Khoa học là bên ngoài, tôn giáo là bên trong. Và tôi muốn con người giầu có ở cả hai phía: bên ngoài phải giầu có và bên trong phải giầu có. Khoa học không thể làm cho bạn giầu trong thế giới bên trong được; điều đó chỉ có thể được làm bởi tôn giáo.
Nếu khoa học cứ nói không có thế giới bên trong, thế thì tôi chắc chắn chống lại những phát biểu như vậy - nhưng điều đó không phải là chống lại khoa học, chỉ chống lại những phát biểu đặc biệt này. Những phát biểu này là ngu xuẩn, bởi vì những người đưa ra các phát biểu này đã không biết cái gì của bên trong cả.
Karl Marx nói tôn giáo là thuốc phiện của mọi người - và ông ấy chẳng bao giờ kinh nghiệm bất kì việc thiền nào. Cả đời ông ấy phí hoài trong Bảo tàng Anh Quốc, suy nghĩ, đọc, thu thập ghi chép, chuẩn bị cho công trình lớn của ông ấy, Das Kapital - Tư bản luận. Và ông ấy đã cố gắng nhiều trong việc giành lấy ngày càng nhiều tri thức tới mức điều đó xảy ra nhiều lần - ông ấy ngất đi trong Bảo tàng Anh Quốc! Ông ấy đã phải được người ta mang về nhà khi vô ý thức. Và điều đó gần như là việc mọi ngày tới mức ông ấy bị buộc phải rời khỏi bảo tàng - bởi vì bảo tàng thỉnh thoảng phải đóng cửa, nó không thể mở cả hai mươi bốn giờ.
Ông ấy chưa bao giờ nghe nói về thiền; ông ấy chỉ biết suy nghĩ và suy nghĩ. Nhưng dầu vậy theo một cách nào đó ông ấy là đúng, rằng tính tôn giáo cũ đã phục vụ như một loại thuốc phiện. Nó đã giúp cho người nghèo vẫn còn nghèo; nó đã giúp cho họ vẫn còn được bằng lòng như họ đang vậy, cứ hi vọng cái tốt nhất trong kiếp sau. Theo cách đó ông ấy là đúng. Nhưng ông ấy không đúng nếu chúng ta tính tới một Phật, một Zarathustra, một Lão Tử - thế thì ông ấy không đúng. Và đây mới là những người tôn giáo thực sự, không phải là quần chúng; quần chúng chẳng biết gì về tôn giáo.
Tôi muốn bạn được giầu có bởi Newton, Edison, Eddington, Rutherford, Einstein; và tôi muốn bạn cũng được giầu có bởi Phật, Krishna, Christ, Mohammed, để cho bạn có thể trở nên giầu có theo cả hai chiều - bên ngoài và bên trong. Khoa học là tốt như nó đang diễn ra, nhưng nó không đi đủ xa - và nó không thể đi xa được. Tôi không nói rằng nó có thể đi và nó không đi. Không, nó không thể đi vào trong lãnh thổ của bản thể bạn được. Chính phương pháp luận của khoa học ngăn cản nó khỏi việc đi vào. Nó chỉ có thể đi ra ngoài, nó chỉ có thể nghiên cứu một cách khách quan; nó không thể đi vào bản thân tính chủ quan. Đó là chức năng của tôn giáo.
Xã hội cần khoa học, xã hội cần tôn giáo. Và nếu bạn hỏi tôi cái gì nên là ưu tiên đầu tiên - khoa học nên là ưu tiên đầu tiên. Thứ nhất là bên ngoài, chu vi, thế rồi tới bên trong - bởi vì bên trong là tinh tế hơn, tinh vi hơn.
Khoa học có thể tạo ra không gian cho tôn giáo thực tồn tại trên trái đất này.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
Tại sao người gian trá được mọi người tôn thờ, và những người như Jesus, Phật và Socrates bị kết án, ném đá và giết chết?
Saroj, chư phật bao giờ cũng bị kết án bởi quần chúng bình thường, nhưng quần chúng bình thường không chịu trách nhiệm cho điều đó. Họ vô ý thức. Chúng ta không thể làm cho họ chịu trách nhiệm về điều đó được. Họ không thể đừng được điều đó - họ đang ngủ say. Và chư phật quấy rối giấc ngủ của họ; chư phật làm mọi nỗ lực có thể được để đánh thức họ dậy. Không ai muốn bị quấy rối trong giấc ngủ của mình, và người ta có thể có những giấc mơ đẹp, những giấc mơ hay, dịu ngọt...
Mọi người muốn vẫn còn vô ý thức. Ý thức là không được biết tới với họ và họ tự nhiên sợ cái không biết. Với cái biết họ an ninh, an toàn và mọi người khác cũng giống như họ.
Khi chư phật tới, họ tạo ra rối loạn lớn. Họ không thể đừng được điều đó nữa. Khi họ trở nên thức tỉnh họ đi tới biết phúc lạc, im lặng, chiều cao cực lạc, vui vẻ cực thích tới mức nó bắt đầu tuôn trào ra, tới mức lòng từ bi lớn lao nảy sinh trong họ. Họ có thể thấy mọi người di chuyển, đi trong giấc ngủ; họ bắt đầu lay mọi người, gây sốc cho mọi người.
Cho nên điều đó là hiện tượng tuyệt đối tự nhiên. Mọi người trở nên giận dữ bởi vì bạn đang quấy rối giấc mơ của họ - giận dữ của họ có thể được hiểu. Chư phật trở nên từ bi - họ không thể đừng được điều đó. Khi bạn phúc lạc, từ bi tới như cái bóng, nó theo bạn. Từ từ bi của mình, họ bắt đầu đánh thức mọi người dậy. Một cách tự nhiên nảy sinh xung đột.
Và mọi người đơn giản muốn không bị quấy rối. Họ không muốn thức tỉnh, họ muốn thuốc phiện. Điều đó cho cảm giác rất dễ chịu; ít nhất nó giữ cho họ không nhận biết về các vấn đề thực của cuộc sống.
Chư phật biết rất tường tận về điều đó, rằng cố gắng đánh thức mọi người dậy là lâm vào nguy hiểm. Nhưng điều đó xứng đáng với nó... Và bởi vì họ bây giờ biết họ là không thể bị huỷ diệt - họ đã đi tới biết cái vĩnh hằng trong bản thân mình, mọi người có thể làm được gì? Mọi người có thể đóng đinh - thì cứ để họ đóng đinh đi. Thân thể đằng nào cũng sẽ chết. Họ có thể tra tấn, nhưng tra tấn không thể tới được chư phật được. Đau khổ vẫn còn ở bên ngoài, nó không thể đi vào được. Chư phật vẫn còn tỉnh táo, quan sát, chứng kiến. Mọi thứ đều ở bên ngoài; chẳng cái gì có thể thấm vào cốt lõi bên trong nhất của họ.
Cho nên họ không cảm thấy rằng họ phải né tránh việc đánh thức mọi người, quấy rối mọi người. Khoảnh khắc họ trở nên thức tỉnh họ chạy xô tới quần chúng. Khi họ không thức tỉnh họ đi vào rừng rậm, lên núi non, tới chỗ nào đó nơi họ có thể một mình. Mọi chư phật - Jesus, Mohammed, Mahavira, Gautama - họ tất cả đều đi vào chốn cô đơn. Họ né tránh quần chúng khi bản thân họ còn ngủ. Nhưng khoảnh khắc họ trở nên được thức tỉnh, khoảnh khắc họ thấy cái đẹp và phúc lành của cuộc sống, khoảnh khắc họ thấy cái đẹp vĩnh hằng của sự tồn tại, họ chạy xô về bãi chợ - tất cả họ - để trao thông điệp cho mọi người, bởi vì mọi người đang chết đói về lương thực tâm linh, mặc dầu họ không nhận biết rằng họ không được nuôi dưỡng. Linh hồn họ đang ngủ; họ đang sống nhưng không sống thực.
Và khi chư phật nói với những người này họ đem tới một loại ngôn ngữ hoàn toàn mới. Mọi người không thể hiểu được điều đó. Họ chỉ có thể hiểu lầm điều đó - họ nhất định hiểu lầm điều đó, nó mới thế!
Jacobs đi vào hiệu quần áo của Levine để hỏi giá của bộ com lê trưng bày trong tủ kính.
'Ông chọn lấy bộ com lê phù hợp nhất tại chỗ đi,' Levine nói, 'và để chỉ cho ông rằng tôi muốn làm kinh doanh với một người có thị hiếu tốt thế, tôi sẽ cho ông một giá đặc biệt. Tôi sẽ không đòi ông một trăm đô la cho bộ com lê đâu. Tôi sẽ không đòi ông chín mươi đâu. Tôi sẽ không đòi ông bẩy mươi. Sáu mươi đô là là giá cho ông đấy, ông bạn ạ.'
Jacobs đáp, 'Tôi sẽ không trả ông sáu mươi đâu, tôi sẽ không trả ông năm mươi đâu. Đề nghị của tôi là bốn mươi.'
'Bán,' Levine nói. 'Đó là cách tôi muốn làm kinh doanh - không lừa đảo.'
Mọi người có ngôn ngữ nào đó - ngôn ngữ của họ. Chư phật nói một ngôn ngữ hoàn toàn khác; nó tới từ bình diện khác. Mọi người sống trong sợ; chư phật sống trong tự do. Mọi người sống trong khổ; chư phật sống trong cực lạc. Làm sao họ có thể trao đổi được? Trao đổi là không thể được.
Lanagan, tám mươi tám tuổi, đang trên giường chết và Cha Feeney đang cố làm lễ ban ân huệ lần cuối cùng.
'Mở mắt ra,' cha nói, 'chúng ta đã cứu linh hồn bất tử của con.'
Lanagan mở một mắt ra, nhắm nó lại, và cố gắng ngủ lơ mơ. Ông ta đang có giấc ngủ ngon. 'Lại đây, bây giờ!' linh mục kêu lên. 'Nếu con không muốn thú tội, ít nhất trả lời ta điều này: con có từ bỏ quỉ và mọi công việc của nó không?'
'Thế này, tôi không biết, thưa cha,' Lanagan nói vừa mở mắt ra. 'Vào lúc như lúc này sẽ là không khôn ngoan để đối kháng với bất kì ai!'
Mọi người muốn được để lại một mình - đừng quấy rối họ. Nhưng chư phật nhất định quấy rối họ. Nếu ai đó chịu trách nhiệm thế thì chư phật chịu trách nhiệm, bởi vì họ là những người có ý thức. Và tôi nói điều đó theo thẩm quyền riêng của tôi: nếu mọi người chống lại tôi, trách nhiệm là của tôi, không phải của họ - họ đang làm điều tự nhiên. Nhưng tôi có thể làm gì được? Tôi cũng làm điều tự nhiên thôi - nhưng chúng ta tồn tại trên bình diện khác.
Và cuộc tranh đấu này nhất định tiếp diễn mãi mãi.
Bà nhà thám hiểm - một tu sĩ, một doanh nhân và một người Sufi - đi qua một khu rừng rậm nguy hiểm. Khi ngày trôi qua, số con vật thù địch hoang dã bao quanh họ trở nên lớn hơn. Cuối cùng họ phải tìm chỗ trú ẩn trên cây.
Sau cuộc họp hội đồng chiến tranh họ quyết định rằng một trong số họ phải đi cầu cứu, vì nếu họ ở lại như họ đang vậy, sợ, đói và mệt cuối cùng sẽ buộc họ ngã vào móng vuốt của các con vật đang đói.
Nhưng họ không thể quyết định được ai phải đi. 'Không phải tôi,' tu sĩ nói, 'vì tôi là người của Thượng đế, và tôi phải ở lại để an ủi bất kì ai bị bỏ lại đằng sau.'
'Không phải tôi,' doanh nhân nói, 'bởi vì tôi trả tiền mọi chi phí cho chuyến đi.'
Người Sufi chẳng nói gì, nhưng bỗng nhiên xô thầy tu rơi khỏi cành cây. Ông ta ngã xuống đất, và lập tức một bầy linh cẩu dữ tợn đón lấy ông ấy, đánh lại mọi con vật khác, và đặt ông ấy một cách cung kính lên lưng con linh cẩu lớn nhất trong số chúng. Thế rồi, canh gác ông ấy cẩn thận, chúng hộ tống ông ấy đi tới chỗ an toàn.
'Thật là phép màu!' doanh nhân kêu lên. 'Sau độc ác của ông, hướng dẫn thiêng liêng đã can thiệp để cứu người tốt đó. Từ khoảnh khắc này trở đi, tôi đã được cải đạo theo cuộc sống tốt lành và linh thiêng.'
'Giữ cho chắc vào,' người Sufi nói, 'vì sau rốt còn có lời giải thích khác.'
'Còn giải thích khác nào có thể có?' doanh nhân kêu lên.
'Đơn giản thế này: rằng nó lấy một người để biết một người,” người Sufi nói, “và người nhỏ nhất bao giờ cũng thừa nhận người lãnh đạo của họ và kính trọng người đó...'
Saroj, bạn hỏi tôi, 'Tại sao người gian trá được mọi người tôn thờ còn chư phật bị hành hạ?'
Người gian trá được hiểu một cách dễ dàng; họ nói cùng ngôn ngữ như mọi người. Người gian trá được hiểu bởi vì người gian trá đang phục vụ mọi người trong giấc ngủ của họ, họ đang cung cấp cho mọi người thuốc phiện. Người gian trá được hiểu, được kính trọng, được tôn thờ, bởi vì người gian trá không quấy rối - không quấy rối chút nào.
P.D. Ouspensky đã đề tặng cuốn sách vĩ đại của mình - một trong những cuốn sách vĩ đại nhất đã từng được viết ra, Đi tìm điều huyền bí - cho thầy mình, George Gurdjieff, với những lời này: 'Tặng thầy tôi, George Gurdjieff, người đã quấy rối giấc ngủ của tôi mãi mãi.'
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi không biết tôi là ai và tôi chưa bao giờ có thể biết thầy là ai. Mọi điều tôi biết là ở chỗ ai đó này khác yêu thầy, dù thầy là bất kì ai. Ô, thưa Thầy kính yêu - thầy là quả táo ngọt thế để ăn trong bóng tối.
Prem Anuradha, người ta chẳng bao giờ đi tới biết mình là ai cả. Nếu người ta đi tới biết mình là ai, thế thì người đó phải sai - bởi vì cái vô hạn này đang cư ngụ trong bạn là cái không thể biết được, không phải là cái không biết. Bạn có thể cứ đi tìm vào nó...
Để đưa bạn vào cuộc phiêu lưu đó, chư phật đã nói đi nói lại với bạn: Biết bản thân mình. Đừng hiểu lầm họ - họ đã từng bị hiểu lầm rồi. Bởi vì Socrates nói: biết bản thân mình, mọi người nghĩ họ có thể biết; bằng không, sao Socrates nói: biết bản thân mình? Socrates không nói rằng bạn có thể biết bản thân mình; ông ấy đang nói cố gắng biết bản thân mình đi. Trong việc biết bản thân mình bạn sẽ bắt gặp cái không thể biết. Chính nỗ lực để biết bản thân mình sẽ đem bạn tới đại dương vô hạn của cuộc sống.
Bạn sẽ không bao giờ biết mình là ai cả, bạn sẽ không có khả năng trả lời được. Bạn sẽ không có khả năng nói rằng, 'Tôi là A hay B hay C.' Bất kì câu trả lời nào bạn đem tới cũng sẽ sai.
Khi bạn trở nên im lặng, hoàn toàn im lặng - không câu trả lời, mọi câu trả lời bạn đã có trước đây đều đã bị tan biến và không câu trả lời mới nào đã tới; không chỉ câu trả lời đã không tới, thậm chí câu hỏi cũng không còn được nhớ tới... Khi câu hỏi và câu trả lời cả hai đều không có đó, trong im lặng sâu sắc đó, trong tĩnh lặng đó, có một loại biết chưa bao giờ trở thành tri thức - một loại nhận biết, một loại ánh sáng, làm sáng bạn lên, vậy mà bạn không thể nào thông báo được cho bất kì ai về nó. Bạn thậm chí không thể làm ra lí thuyết từ nó cho bản thân mình. Bạn sẽ hoàn toàn câm tịt.
Anuradha, đây là một kinh nghiệm đẹp. Đây là cách nó phải vậy. Đây là cách nó cảm thấy dường như bạn tới ngày một gần hơn với satori, với samadhi.
Bạn nói, 'Tôi không biết tôi là ai.'
Đây là sự bắt đầu của việc biết thực. Trạng thái này của dốt nát được thừa nhận là bước đầu tiên đi vào ngôi đền của Thượng đế.
Bạn nói, 'Tôi không biết tôi là ai và tôi chưa bao giờ có thể biết được thầy là ai.'
Điều đó nữa cũng đúng. Nếu bạn không thể biết được bạn là ai, làm sao bạn có thể biết được tôi là ai? - bởi vì chúng là như nhau, chúng ta là một. Bạn là điều không thể biết được, tôi là điều không thể biết được; chúng ta thuộc vào cùng một bí ẩn, chúng ta là bộ phận của cùng một toàn thể cực thích.
Đó là cực lạc, phúc lạc. Đó là phúc lành. Bạn có thể nhảy múa trong nó, bạn có thể ca hát trong nó, bạn có thể tràn ngập với tình yêu qua nó, nhưng nó chưa bao giờ trở thành tri thức. Vâng, thỉnh thoảng nó có thể trở thành bài ca, Bài ca của Solomon...
Thiền về Bài ca của Solomon đi. Nó là một trong những bài ca hay nhất đã từng được hát - và nó đã không được người Do Thái và người Ki tô giáo hiểu. Thực ra, họ cảm thấy chút ít bối rối bởi vì nó có vẻ có dâm dục thế. Nó chắc chắn có vẻ dâm dục, bởi vì dục là ngôn ngữ có thể duy nhất tới gần nhất với tâm linh. Nó là năng lượng dục trở thành năng lượng tâm linh. Cho nên điều hoàn toàn đúng là Bài ca của các Bài ca, Bài ca của Solomon, có dâm dục quanh nó. Nó nhục dục thế, nó mang dâm dục vô song! Chẳng cái gì khác đã từng được viết ra, được hát bằng dâm dục sâu sắc thế.
Nhưng cái gọi là người tôn giáo nghĩ người tôn giáo phải tuyệt đối phản giác quan, phản dục; người đó không thể có cảm giác và người đó không thể có dâm dục. Điều đó hoàn toàn sai. Người tôn giáo còn có tính giác quan nhiều hơn bất kì ai khác, bởi vì người đó sống động hơn. Và khi bạn muốn diễn đạt điều tối thượng, cách thức có thể duy nhất là diễn đạt nó qua kinh nghiệm sâu sắc nhất của con người - về cực thích dục. Cực lạc không thể được diễn đạt theo bất kì cách nào khác.
Chúng ta là một phần của cái toàn thể hữu cơ, cực thích. Toàn thể sự tồn tại là trong cuộc chơi sâu sắc, cảm giác. Vâng, bạn có thể cảm thấy nó, bạn có thể nếm trải nó, nhưng bạn không thể biết nó được. Quên mọi chuyện về biết nó đi! Toàn thể nỗ lực là việc tập luyện trong vô tích sự hoàn toàn.
Điều đó là tốt, Anuradha, rằng bạn hiểu rằng bạn không thể biết được bản thân mình và bạn hiểu rằng bạn không thể biết được tôi nữa.
Bạn nói, 'Mọi điều tôi biết là ở chỗ người nào đó này khác yêu thầy, dù thầy là bất kì ai.'
Đó là một kinh nghiệm cực kì hay. Anuradha đơn giản đang nói lên cái gì đó không thể diễn tả được. Diễn đạt là khó, nhưng cô ấy đã đi tới rất gần; cô ấy đã gần như chạm vào mục tiêu. Vâng, đây là cách nó được cảm thấy giữa thầy và đệ tử bởi vì nó là chuyện tình lớn lao nhất có đó. Nó được cảm thấy đích xác giống thế này: 'Mọi điều tôi biết là ở chỗ người nào đó này khác yêu thầy, dù thầy là bất kì ai.'
Chỉ một tình yêu lớn lao được cảm thấy - tình yêu đập rộn ràng giữa thầy và đệ tử. Dần dần, dần dần, không còn thầy không còn đệ tử nữa; chỉ tình yêu còn lại.
Và bạn nói, 'Ô, thưa Thầy kính yêu - thầy là quả táo ngọt thế để ăn trong bóng tối.'
Vâng, tình yêu là thưởng thức - thưởng thức đạo.
Nhưng Anuradha, tại sao lại trong bóng tối?
Tôi nhớ lại:
Một giáo sĩ được hỏi, 'Sao vợ người Do Thái nhắm mắt khi làm tình?'
Giáo sĩ nói, 'Trời cấm cô ấy không được nhìn chồng mình có thời gian thoải mái!'
Anuradha, sao trong bóng tối? Để tôi cũng có thời gian thoải mái chứ! Để tôi cũng thấy nó và kinh nghiệm nó chứ.
Nhưng tôi có thể hiểu tại sao cô ấy nói điều đó. Vâng, trong bóng tối bạn thưởng thức nhiều hơn. Bởi vì mắt chúng ta không thể làm việc được, năng lượng đi qua mắt trở thành sẵn có cho các giác quan khác. Trong bóng tối bạn nghe tốt hơn. Nếu bạn muốn nghe nhạc, điều tốt là nghe trong bóng tối; bạn sẽ nghe tốt hơn. Bởi vì mắt không còn vận hành, năng lượng trở thành sẵn có cho tai.
Trong bóng tối bạn sẽ nếm tốt hơn bởi vì năng lượng sẽ đi vào lưỡi, và mắt đang dùng tám mươi phần trăm năng lượng của bạn. Khi bạn ăn, nếu bạn nhìn, thế thì tám mươi phần trăm được tham dự vào việc nhìn và chỉ hai mươi phần trăm sẵn có cho bốn giác quan khác - cho nên với từng giác quan gần năm phần trăm thôi. Đó là lí do tại sao các giác quan khác của chúng ta đã trở nên trì trệ. Chúng ta không nếm, chúng ta không nghe, chúng ta không chạm. Nếu bạn chạm trong bóng tối bạn sẽ cảm nhiều hơn, bạn sẽ biết đường viền. Và nếu bạn nghe trong bóng tối, âm nhạc sẽ thấm vào chính trái tim.
Mắt đã trở nên rất áp bức, rất khai thác - chúng đã trở thành độc tài. Chúng đã hấp thu tất cả năng lượng, điều không phải là quyền của chúng; năng lượng phải được phân phối lại. Từng giác quan phải có ít nhất hai mươi phần trăm năng lượng. Vâng, thỉnh thoảng, khi bạn muốn đi vào trong một giác quan rất sâu, bạn có thể làm cho toàn thể năng lượng thành sẵn có cho nó. Bịt tai lại, nút chúng lại; nhắm mắt lại, che chúng lại; bịt mũi lại - và thế rồi ăn. Và bạn sẽ ngạc nhiên: sắc thái tinh tế thế của vị giác bạn chưa bao giờ biết tới trước đây, bởi vì toàn thể một trăm phần trăm năng lượng của bạn đang đi vào qua lưỡi.
Cho nên tôi hiểu tại sao Anuradha nói, 'Ô, thưa Thầy kính yêu - thầy là quả táo ngọt thế để ăn trong bóng tối.'
Nhưng, Anuradha này, quả táo là điều nguy hiểm đấy! Bạn biết điều đã xảy ra cho Adam và Eve... Nhưng tôi đang làm cũng những quả táo đó thành sẵn có cho bạn, bởi vì với tôi rắn dụ dỗ Eve ăn táo là kẻ tạo phúc lành lớn nhất của nhân loại. Không có nó thì đã không có nhân loại chút nào. Bạn chắc đã không ở đây; không Phật, không Jesus, không Mohammed, không Bahauddin, không Mansoor.... Chính tất cả có bởi vì con rắn này. Rắn là người cha sáng lập thực của nhân loại - toàn thể công lao dồn cho nó. Quả táo đó đã chứng tỏ ý nghĩa lớn lao.
Tôi không cấm bạn điều gì - không cấm đoán. Tôi làm thành sẵn có cho bạn mọi vui vẻ của cuộc sống. Ăn chúng đi, được nuôi dưỡng bởi chúng. Tôi chống lại ý niệm kinh thánh về việc tạo ra kiềm chế, kìm nén, kiêng kị. Tôi chống lại chính ý niệm về Thượng đế bảo Adam và Eve không được ăn từ cây nào đó. Điều đó chống lại tự do và nó chống lại trưởng thành và nó chống lại chín chắn.
Nhưng đó là cách các tôn giáo đã vận hành trong quá khứ. Những câu chuyện này được cái gọi là các tu sĩ tạo ra. Toàn thể ý niệm về tôn giáo là ý niệm về kìm nén, bởi vì chỉ qua kìm nén mà con người có thể bị thu thành nô lệ. Chính là qua kìm nén mà con người có thể bị bóc lột, áp bức. Chỉ qua kìm nén mà thông minh của con người có thể bị phá huỷ.
Ăn mọi quả táo mà cuộc sống làm thành sẵn có cho bạn đi. Chẳng cái gì bị cấm đoán cả - bởi vì chỉ qua kinh nghiệm về mọi loại mà người ta trở nên được giầu có. Và nếu bạn không thực sự giầu có trong kinh nghiệm - về tốt hay xấu - bạn sẽ không bao giờ trở nên chứng ngộ. Chứng ngộ là không thể có được cho những người đã sống chỉ cuộc sống nghèo nàn, thánh thiện. Nó không dành cho những người đã sống chỉ cuộc sống nghèo nàn của tội nhân. Nó là dành cho những người đã sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, những người đã biết mọi điều là bóng tối và người đã biết mọi điều là ánh sáng, người đã đi vào trong mọi cực.
Trưởng thành thực xảy ra chỉ khi bạn học cách người ta bước đi trên dây: đôi khi nghiêng sang trái chỉ để giữ cân bằng, và đôi khi nghiêng sang phải chỉ để giữ cân bằng. Khi người đó cảm thấy rằng mình có thể ngã sang trái, người đó lập tức nghiêng sang phải. Nếu người đó nghiêng quá nhiều sang phải, để cân bằng nó người đó bắt đầu nghiêng sang trái. Nghiêng phải và trái, người đó giữ cho bản thân mình ở giữa.
Đừng là người nghiêng trái, bằng không bạn sẽ ngã; và đừng là người nghiêng phải, bằng không bạn sẽ ngã. Là cả hai, và cả hai trong cân bằng, trong tổng hợp tới mức bạn có thể vẫn còn bước đi trên dây. Cuộc sống là cái dây căng giữa hai đỉnh núi. Chừng nào bạn còn chưa bước đi với nhận biết tràn đầy, nhạy cảm, thông minh, bạn sẽ không đạt tới bờ bên kia.
Vị phật đang nói về bờ bên kia. Bờ bên kia là sẵn có chỉ cho những người trưởng thành trong thông minh. Các tu sĩ muốn bạn vẫn còn ngu xuẩn và chư phật muốn bạn trở nên ngày một thông minh hơn. Do đó có xung đột giữa tu sĩ và chư phật.
Jesus bị đóng đinh không phải bởi những kẻ tội phạm mà bởi các giáo sĩ, bởi các tu sĩ. Socrates bị đầu độc không phải bởi người xấu mà bởi những người đáng kính. Tại sao? - bởi vì Socrates đã cố gắng làm cuộc sống thành sẵn có cho các đệ tử của mình trong tính toàn bộ của nó. Tội của ông ấy là gì? Tội mà theo đó những người của thành Athens - những người đáng kính, giai tầng cao nhất của xã hội - đã lôi ông ấy ra toà là ở chỗ ông ấy đã làm biến chất thanh niên. Ông ấy đã làm cho cuộc sống thành sẵn có cho các đệ tử của mình trong tính toàn bộ của nó - và ông ấy đã bị kết án là kẻ làm biến chất thanh niên.
Tôi cũng bị kết án là kẻ làm biến chất thanh niên. Dường như nhân loại đã chưa trưởng thành chút nào; chúng ta đang đi theo vòng tròn. Nếu Socrates quay lại ông ấy sẽ không thấy khó hiểu con người. Ông ấy sẽ thấy rất khó hiểu ô tô hay radio hay máy thu hình; có thể ông ấy thực sự không quan niệm nổi những thứ này là gì, chúng vận hành thế nào. Những thứ bình thường mà bạn chẳng bao giờ nghĩ tới - điện - ông ấy sẽ không có khả năng hiểu. Nhưng ông ấy sẽ tuyệt đối có khả năng hiểu con người, bởi vì con người đã không trưởng thành chút nào. Con người vẫn như vậy - vẫn làm cùng một điều, vẫn hành xử theo cùng cách ngu xuẩn.
Mọi người chống lại tôi bởi vì tôi đang làm mọi quả táo thành sẵn có cho bạn. Ăn chúng đi. Sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó.
Và, Anuradha, chẳng mấy chốc - ngày này không xa đâu - nhiều người trong các bạn sắp trở nên được chứng ngộ trong cuộc sống này. Tôi có thể thấy các bạn đang đi ngày một gần hơn tới điểm từ đó bản ngã biến mất.
Bây giờ Anuradha đang lâm vào khó khăn: kí ức của cô ấy đang biến mất, cô ấy không thể nhớ được nhiều. Và tất nhiên Arup lo lắng, bởi vì Anuradha giúp cô ấy trong việc viết thư và cô ấy không thể nhớ được... Ngay cả viết một bức thư cô ấy cũng mất ít nhất một giờ. Nhưng khi có liên quan tới tôi, tôi cực kì hạnh phúc - đó là vấn đề của Arup! Tôi hạnh phúc vô cùng. Quá khứ đang biến mất, kí ức đang trở thành khác toàn bộ. Bây giờ nhiều điều quan trọng đang xảy ra mà phải được nhớ; điều bình thường, cái tầm thường, không thể được nhớ lấy.
Và bản ngã đang biến mất. Anuradha đã trở thành gần trống rỗng. Tôi nói 'gần' - chỉ chút ít còn lại thôi. Một khi cái chút ít đó mất đi, cõi bên kia sẽ bắt đầu mưa rào lên cô ấy. Những đoá hoa đầu tiên đã bắt đầu mở ra, mùa xuân đang cận kề.
Anuradha, cảm thấy được ân huệ đi. Mùa xuân rất cận kề đây, và tôi vui mừng vô cùng với bạn.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
'Ông ấy đã thuần hoá ngựa của mình...' Vâng! Nhưng làm sao làm điều đó được? Cách thức để thuần hoá chúng là gì? Tôi hoặc kiểm soát, kìm nén và dừng bản thân mình, hoặc tôi bị các giác quan của mình đưa đi và bị lái đi bởi “con vật” của tôi. Với cả hai điều này tôi cảm thấy không thoải mái và tôi thường đi từ bên này, kìm nén, sang bên kia - bị lái đi. Làm sao thoát ra khỏi cái bẫy này? Liệu quan sát và nhận biết mọi thứ có đó có tác dụng không?
Prem Sohan, bạn có cho rằng quan sát và nhận biết là việc nhỏ không? Bạn hỏi tôi, 'Liệu quan sát và nhận biết mọi thứ có đó có tác dụng không?'
Làm nó đi! - và bạn sẽ biết rằng chẳng cái gì còn lại để mà được làm thêm nữa. Đừng triết lí hoá về nó, đừng cứ nghĩ về nó. Tất nhiên, từ 'nhận biết' không có vẻ gì lớn lao mấy. Và nếu bạn nhìn vào từ điển thì nghĩa có đó: nó không to lớn thế, nó không xa xôi gì.
Bạn biết vấn đề của bạn một cách tồn tại, và bạn biết giải pháp chỉ theo trí tuệ - đó là vấn đề. Bạn sẽ phải biết giải pháp của bạn một cách tồn tại. Nhận biết chứa mọi tôn giáo của thế giới, mọi kinh sách của thế giới, mọi điều đã từng được nói bởi mọi người chứng ngộ. Từ đơn giản này chứa tất cả; nó giống như chiếc chìa khoá nhỏ. Đừng ném nó đi'... bởi vì nó nhỏ thế - làm sao nó có thể mở được cánh cửa, mọi cửa của lâu đài lớn này?' Nó là chìa khoá chủ đấy! Và chìa khoá không phải là cái lớn; bạn không phải đem chúng trong xe tải, bạn có thể để chúng trong túi. Nó chỉ là một thứ nhỏ bé, nhưng nó có thể mở cánh cửa lớn, nhiều cánh cửa. Nếu nó là chìa khoá chủ nó có thể mở mọi ổ khoá.
Nhận biết là chìa khoá này.
Bạn nói, 'Làm sao để thuần hoá...? Tôi hoặc kiểm soát, kìm nén và dừng bản thân mình, hoặc tôi bị các giác quan của mình đưa đi và bị lái đi bởi ‘con vật’ của tôi. '
Vâng, có hai phương án nếu bạn không đạt tới nhận biết. Hoặc là bạn sẽ kìm nén và kiểm soát - điều xấu xa, điều sẽ làm cho bạn thành phi tự nhiên, điều sẽ làm cho bạn thành ốm yếu khi dễ dàng với bản thân mình, điều sẽ đưa bạn chung cuộc đi vào một loại điên rồ... bởi vì bạn đang kìm nén năng lượng riêng của mình, cái cần được biến đổi, không bị kìm nén. Và năng lượng bị kìm nén là nguy hiểm; chúng sẽ bùng nổ.
Và giác quan của bạn có sống động riêng của chúng. Nếu bạn kìm nén chúng bạn sẽ trở nên đờ đẫn, bạn sẽ trở thành không nhạy cảm. Bạn sẽ trở thành không nhạy cảm với cái đẹp, với vui vẻ, với âm nhạc, với thơ ca, với mọi cái đã có giá trị bản chất nào.
Đó là lí do tại sao cái gọi là các sư của bạn, các mahatmas của bạn, các thánh nhân của bạn, đều hoàn toàn không nhạy cảm. Họ không thể thấy được cái đẹp nào ở đâu cả, họ không thể thấy được vui vẻ nào ở đâu cả. Và nếu bạn sống cùng họ trong vài ngày bạn sẽ biết họ là những kẻ giết vui vẻ; họ sẽ phá huỷ vui vẻ của bạn nữa, họ sẽ làm cho bạn bối rối nếu bạn hạnh phúc. Họ sẽ hỏi những câu hỏi như, 'Sao anh hạnh phúc? Cái gì có đó để mà hạnh phúc trong cuộc sống này? Sống là khổ! Sao anh cười và khúc khích? Cái gì có đó để mà cười cơ chứ? Khóc là được, nước mắt là chấp nhận được - chúng có tính tôn giáo. Nhưng khúc khích cười sao? - cái đó không có tính tôn giáo đâu.'
Mới hôm nọ một người đã viết cho tôi, 'Thầy phải là người chứng ngộ đầu tiên kể chuyện cười.' Vâng, điều đó đúng - ít nhất tôi có thể tuyên bố tính độc đáo ngần đó! Bằng không rất khó để tuyên bố bất kì cái gì bình thường trong thế giới này; chẳng có gì mới dưới mặt trời. Trong hàng triệu và hàng triệu năm con người đã tồn tại và hàng nghìn và hàng nghìn người chứng ngộ đã tồn tại; họ đã làm mọi thứ có thể được làm. Tôi đã thực sự tìm kiếm điều để làm - cái gì đó mới! Thế rồi tôi vớ được chuyện cười. Tôi nói, 'Đúng cái này rồi!'
Nếu bạn kìm nén bạn sẽ trở thành không có tính hài hước, bạn sẽ mất mọi cảm giác về khôi hài. Các thánh nhân của bạn không thể cười được, và người không thể cười được không phải là người; người đó trở thành ngợm. Ngựa không cười, trâu không cười, lừa không kể chuyện cười cho nhau. Tiếng cười là tuyệt đối có tính người; không con vật nào khác cười cả. Và nếu một sáng, chỉ đi dạo thôi, con lừa đột nhiên bắt đầu cười, bạn sẽ phát rồ! Bạn sẽ thậm chí không có khả năng kể lại cho bất kì ai rằng điều này đã xảy ra; họ sẽ nghĩ bạn điên.
Chính đặc quyền của con người là cười. Tiếng cười có cái gì đó thiêng liêng về nó; tiếng cười có cái gì đó sẵn có chỉ cho con người. Chỉ con người mới có thể cười, bởi vì con người có thể cảm thấy cái ngớ ngẩn, cái tức cười; bởi vì con người có thể nhìn qua nhìn lại, và con người có thể thấy mọi thứ ngu xuẩn thế khắp xung quanh để giả vờ khôn ngoan, kẻ ngu giả vờ là thông minh, trí tuệ - giới trí thức.
Đừng bao giờ kìm nén. Kìm nén sẽ phá huỷ mọi cái là người trong bạn. Và một khi người bị phá huỷ bạn không thể đạt tới điều thiêng liêng được, bởi vì tính người là cây cầu.
Con người là cây cầu giữa động vật và điều thiêng liêng. Và động vật cũng đẹp bởi vì động vật có tính sống động. Điều đó đích xác là nghĩa của từ 'động vật'. Nó bắt nguồn từ chữ 'động' - sống động, cuộc sống, sinh động. Thánh nhân của bạn trở thành không sống động bởi vì họ phá huỷ động vật. Họ không thuần hoá nó, họ phá huỷ nó - phá huỷ họ thấy dễ dàng hơn.
Thuần hoá cần nghệ thuật, nó cần nghệ thuật lớn. Giết con hổ là đơn giản. Cưỡi hổ và về nhà... điều đó là nguy hiểm và nó là việc gian nan và nó cần nghệ thuật lớn. Và đó cũng là trường hợp với mọi giác quan của bạn: chúng có nhạy cảm riêng của chúng, chút ít thông minh riêng của chúng. Bạn có quan sát điều đó không? - rằng các giác quan của bạn có thông minh riêng của chúng, tâm trí nhỏ bé riêng của chúng.
Bạn đang ngủ và con gián bắt đầu bò - còn cái gì khác ở Ấn Độ? - con gián bắt đầu bò lên chân bạn, và bạn vẫn còn buồn ngủ và chân đơn giản gẩy con gián đi. Chân có thông minh riêng của nó, tỉnh táo sẵn có riêng của nó; nó vận hành theo cách riêng của nó. Giấc ngủ của bạn vẫn còn không bị quấy rối. Bạn ăn - dạ dầy bạn phải có thông minh riêng của nó; bằng không đó là quá trình rất phức tạp để tiêu hoá, để biến đổi bánh mì thành máu. Các nhà khoa học vẫn chưa có khả năng làm điều đó bằng máy móc. Họ đã không có khả năng tạo ra máy móc có thể biến bánh mì thành máu. Dạ dầy bạn phải có thông minh của riêng nó - và nó không hỏi bạn chút nào. Một khi bạn đã ăn bất kì cái gì xuống dưới cổ họng, bạn quên tất cả về nó; bây giờ đấy là tuỳ dạ dầy làm toàn thể công việc. Và công việc này thực sự phức tạp, phức tạp vô cùng: phân loại các yếu tố khác nhau, chuyển những yếu tố khác nhau đó sang các bộ phận khác của thân thể...
Bạn bị thương ở tay. Ngay lập tức tay bạn, tuần hoàn máu của bạn, thân thể bạn bắt đầu một quá trình chữa lành. Tâm trí bạn không được cần tới chút nào.
Nhớ rằng việc ép buộc các giác quan của bạn vào trạng thái kìm nén nào đó sẽ lấy đi tính sinh động của bạn. Bạn sẽ không tươi tắn, bạn sẽ không trẻ trung, bạn sẽ không tuôn chảy. Đó là điều đã xảy ra cho nhân loại ở mức độ lớn: bởi vì các giáo lí tôn giáo sai, mọi người đã trở nên đờ đẫn, ngu xuẩn.
Có một người đàn bà ở nước Nga Xô viết có thể đọc được bằng ngón tay - và không phải là chữ Braille cho người mù đâu; cô ấy có thể đọc được sách thường bằng ngón tay của mình, với mắt nhắm, bị bịt lại. Cô ấy nói rằng cô có thể thấy qua ngón tay. Có những người có ngón tay nhạy cảm thế, bằng việc chạm vào bạn họ sẽ biết nhiều về bạn tới mức ngay cả bạn cũng có thể không nhận biết tới. Chỉ bắt tay bạn và họ biết nhiều về bạn. Tay bạn cho họ một loại thông tin nào đó: liệu nó lạnh hay ấm, thân thiện hay không thân thiện, hay dửng dưng. Người nhạy cảm, chỉ bằng việc bắt tay bạn, đã trở nên nhận biết về nhiều điều về bạn, đã biết nhiều về bạn rồi.
Từng giác quan đều có cái đẹp của nó và phải đóng góp cho thông minh của bạn. Cho nên xin đừng kìm nén, đừng kiểm soát.
Khi lang thang dọc theo đường sắt, Isaac vớ được hai mươi đô la. Anh ta bước đi xa thêm chút ít và cảm thấy cái nhói ở chai chân. 'Này chân,' anh ta nói, 'Tớ sẽ mua cho cậu một đôi giầy mác mới nhé.'
Anh ta tiếp tục bước đi, nhưng chẳng mấy chốc cảm thấy cái nóng mặt trời trên trán mình. 'Anh đầu già ơi,' Isaac hứa hẹn, 'Tớ sẽ kiếm cho cậu chiếc mũ râm mát.'
Vừa đó thì dạ dầy của Isaac càu nhàu. 'Thôi được, bụng,' anh ta nói, 'Tớ sẽ mua cho cậu bữa ăn ngon.'
Isaac trở lại cuộc hành trình của mình. Năm phút sau đó, anh ta dừng lại sững sờ. Anh ta nhìn xuống phía trước quần mình và kêu lên, 'Này, anh cứng lớn, ai bảo anh chúng ta đã kiếm được số tiền lớn đấy?'
Từng giác quan của thân thể đều có thông minh riêng của nó. Không giác quan nào phải bị cắt xén; từng giác quan đều phải được cho tự do một cách vui vẻ. Từng giác quan phải được nuôi dưỡng trong tính sống động của nó. Chỉ thế thì bạn mới biết rằng mọi giác quan của bạn tạo ra dàn nhạc, giai điệu lớn.
Nhưng tôi hiểu rắc rối của bạn; đây là rắc rối của hầu hết mọi người trên thế giới này. Hoặc là bạn kiểm soát hoặc là bạn bắt đầu mê đắm, và bạn không biết cách vẫn còn đích xác ở giữa. Mê đắm cũng có tính phá huỷ. Kìm nén có tính phá huỷ, mê đắm có tính phá huỷ - bởi vì đây là hai cực đoan. Người này nhịn ăn trong nhiều ngày; người đó đang cố gắng kiểm soát, kìm nén cơn đói của mình, nhu cầu của thân thể mình. Người khác ăn quá nhiều, cứ tọng mãi vào.
Tương truyền là Nero thường có bốn thầy thuốc điều trị ở quanh mình bởi vì ông ấy là người yêu, người yêu điên cuồng, với thức ăn; ông ấy bị ám ảnh bởi thức ăn. Ông ấy ăn quá nhiều, và công việc của thầy thuốc trị liệu là giúp cho ông ấy nôn ra để cho ông ấy có thể ăn nữa. Và điều này ông ấy làm nhiều lần trong ngày. Bằng không bạn có thể ăn chỉ một lần thôi, nếu bạn sống trong phần cổ xưa nguyên thuỷ của châu Phi... bởi vì trong hàng thế kỉ họ đã ăn chỉ một lần, và thế là đủ. Nếu bạn sống ở Ấn Độ bạn sẽ ăn hai lần, nếu bạn sống ở Mĩ năm lần một ngày. Bây giờ, đây là mê đắm, mê đắm điên cuồng! Điều này lại sẽ làm đờ đẫn giác quan của bạn. Bụng người đó phải đã nổi đoá, thân thể người đó phải đã cảm thấy một loại không lành mạnh.
Người ta phải ở giữa, trung bình vàng. Đó là giáo huấn của Phật.
Có câu chuyện hay trong đời Phật:
Ông ấy tới Shravasti, một trong những thành phố lớn nhất vào thời đó. Nó phải đã là cái gì đó tựa như Paris của Ấn Độ vào những ngày đó, bởi vì cái đẹp của nó được mô tả nhiều thế trong các kinh sách. Và Phật cũng phải đã yêu mến thành phố này rất nhiều, bởi vì trong việc thuyết giảng bốn mươi hai năm của mình ông ấy đã tới Shravasti ít nhất hai mươi lần; đó là số lần nhiều nhất ông ấy đã tới thăm bất kì chỗ nào. Sarnath ông ấy tới chỉ một lần - bởi vì muỗi. Sarnath có muỗi thực sự to; muỗi Pune không là gì cả, người Pune cũng chưa là gì!
Khi tôi ở cùng một sư Phật giáo ở Sarnath, chúng tôi đã phải ngồi trong màn cả ngày - ông ấy trong giường ông ấy, tôi trong giường tôi - và chúng tôi phải nói chuyện... Tôi bảo ông ấy, 'Đây là lần thăm đầu tiên và lần cuối cùng. Tôi không quay lại Sarnath nữa đâu.'
Ông ấy nói, 'Ông biết đấy, bản thân Phật chưa bao giờ tới thăm lần thứ hai.'
Tôi đã không biết điều đó. Tôi nói, 'Ông kể cho tôi đi...'
Ông ấy nói, 'Vâng, ông ấy đã tới đây chỉ mỗi một lần - tới Shravasti hai mươi lần, Sarnath chỉ mỗi một lần. Lí do là gì?' Và chúng tôi đùa.
Tôi nói, 'Lí do là rõ ràng: ông ấy đã không có màn. Ngay chỗ đầu tiên, những con muỗi này phải đã hành hạ ông ấy. Và đây là những con quỉ thực, chẳng phải muỗi đâu - những con rất lớn! Phật đáng thương phải đã trốn biệt!'
Ông ấy chỉ ở lại một ngày ở đó thôi. Shravasti ông ấy đã tới hai mươi lần; ông ấy đã ở hai mươi mùa mưa ở Shravasti. Bây giờ Shravasti đã gần như biến mất rồi; một ngôi làng nhỏ được coi là nơi Shravasti có thời đã ở đó. Nó đã từng là một thành phố lớn - mười chục vạn người - một trong những nơi đẹp nhất trên nước này.
Và vua của Shravasti là Shrona. Ông ấy phải đã yêu cái đẹp; ông ấy đã làm cho thành phố thành đẹp thế - hồ và những con đường và cung điện đẹp. Và ông ấy đã mời đủ mọi loại nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ - triều đình ông ấy đầy nhưng người tài giỏi. Ông ấy có những người đàn bà đẹp nhất quanh mình. Ông ấy sống trong xa hoa hoàn toàn. Ngày của ông ấy được dành cho việc đi từ hoan lạc này sang hoan lạc khác. Một cách tự nhiên, chẳng mấy chốc ông ấy phát chán, mệt mỏi, mòn mỏi.
Và thế rồi Phật tới. Ông ấy cảm thấy chán cuộc sống, Shrona này, tới mức ông ấy đã đi nghe Phật - có thể ông ấy có cái gì đó để nói. Ông ấy cảm thấy vô nghĩa thế, vô nghĩa hoàn toàn tới mức ông ấy bắt đầu suy tư về tự tử. Nhìn Phật và cái đẹp thiêng liêng của Phật, duyên dáng của Phật - và Shrona là một người rất có khiếu thẩm mĩ - nhìn Phật ông ấy lập tức rơi vào tình yêu với Phật.
Ông ấy đã không trở về cung điện của mình. Ông ấy khoanh tay hỏi Phật, 'Xin cho tôi theo sannyas. Điểm đạo cho tôi.'
Phật ngần ngại chút ít bởi vì Phật biết mọi điều về Shrona và cuộc sống của ông ấy; sẽ khó khăn cho ông ấy. Ông ấy có thể đã không uống nước nhiều năm rồi; rượu là thứ duy nhất ông ấy hay uống. Ông ấy mê đắm nhiều thứ tới mức trong một khoảnh khắc Phật đâm ra ngần ngại.
Nhưng Shrona nói, 'Đừng ngần ngại. Tôi chán ngán với cuộc sống của mình rồi, tôi bị kết thúc cùng nó! Nếu thầy không cho tôi tính chất sannyas tôi sẽ tự tử - và đó sẽ là trách nhiệm của thầy!'
Quan sát của riêng tôi cũng thế này: rằng một người thực sự trở thành một sannyasin khi người đó đi tới điểm chỉ có hai khả năng: hoặc tự tử hoặc tính chất sannyas.
Phật phải điểm đạo cho ông ấy ngay lập tức, bởi vì Phật không muốn chịu trách nhiệm cho việc tự tử của ông ấy. Nhưng điều Phật đã không trông đợi bắt đầu xảy ra. Shrona đã trở thành chính cái đối lập với điều ông ấy đã từng là từ trước tới giờ. Mãi cho tới giờ ông ấy đã từng tuyệt đối mê đắm trong mọi thứ, trong mọi thứ có thể. Bây giờ ông ấy trở thành nhà khổ hạnh lớn, nhiều tới mức ông ấy bắt đầu hành hạ thân thể mình, ông ấy trở thành kẻ tự bạo. Ông ấy nằm trên gai, ông ấy đứng trong ánh mặt trời nóng bỏng. Ông ấy không sống như các sannyasin khác vẫn sống - ôn hoà, cân bằng, cuộc sống của trung bình vàng. Không, ông ấy đã đi sang cực đoan kia. Trong vòng sáu tháng người ta không thể nào nhận ra được ông ấy, ông ấy đã trở thành gầy nhom thế, đen sạm thế. Ông ấy đã là một người đẹp; ông ấy đã trở thành xấu. Ông ấy đã bỏ đói bản thân mình. Các sannyasin của Phật thường ăn một lần một ngày còn ông ấy thường ăn ba lần một tuần, và điều đó nữa, cũng ít thế!
Chuyện xảy ra: mọi người có thể đi sang cực đoan rất dễ dàng. Tâm trí sống trong cực đoan - từ cực đoan này người ta có thể nhảy sang cực đoan kia rất dễ dàng. Điều khó khăn nhất là vẫn còn ở giữa, bởi vì để ở giữa bạn sẽ cần nhận biết. Đi từ cực đoan này sang cực đoan khác bạn không cần nhận biết. Bạn đã vô ý thức trước đây như một kẻ mê đắm, bây giờ bạn vô ý thức như một kẻ khổ hạnh lớn. Ban đầu bạn tọng vào mình bằng thức ăn và bạn vô ý thức, bây giờ bạn bỏ đói bản thân mình và bạn vô ý thức.
Con người của ý thức đứng ở giữa: không quá nhiều không quá ít. Người đó bao giờ cũng cho thân thể điều được cần, cho tâm trí điều được cần. Cuộc đời ông ấy có phẩm chất rất, rất nhịp điệu cho điều đó. Ông ấy đáp ứng cho các yêu cầu của mình rất có ý thức, có trách nhiệm, nhưng ông ấy không đi vào theo cách thức điên rồ thế này thế nọ.
Sau sáu tháng Phật phải đi tới ông ấy. Shrona mang vết thương trên khắp thân thể bởi vì ông ấy nằm trên gai. Ông ấy sặc mùi vì ông ấy thôi không tắm; ông ấy nghĩ điều đó cũng là xa hoa...
Ở Ấn Độ, sư Jaina không tắm đâu, họ không đánh răng, bởi vì điều đó bị coi là quá vật chất - bạn đang trang điểm cho thân thể. Rất khó nói với sư Jaina. Họ thường tới tôi trước, nhưng may mắn là họ không còn tới đây nữa. Khó nói chuyện với họ thế bởi vì mùi hơi thở của họ đơn giản không thể nào tin được, mùi thân thể họ không thể nào chịu được! Nhưng điều đó lại được coi là từ bỏ lớn lao.
Phật đã tới thăm Shrona. Ông ấy bị ốm, với vết thương trên khắp thân thể, gần chết. Phật hỏi ông ấy một câu hỏi: Phật nói, 'Shrona, ta đã tới để hỏi ông một câu hỏi. Ta nghe nói rằng khi ông còn là vua ông thường chơi đàn sitar hay lắm. Ông là người yêu vĩ đại với đàn sitar và ông đã chơi cả đời mình.'
Shrona nói, 'Vâng, điều đó đúng.'
Phật hỏi ông ấy, 'Vậy ta tới hỏi ông một điều: nếu dây đàn sitar quá chùng, sẽ có nhạc nào không?'
Shrona nói, 'Không, làm sao có thể có nhạc nào được? Nếu dây quá chùng, nhạc không thể được tạo ra.'
Phật nói, 'Thế nếu dây quá căng, sẽ có nhạc nào không?'
Shrona nói, 'Không, điều đó nữa cũng không thể được. Nếu dây quá căng, chúng sẽ đứt.'
Phật nói, 'Thế thì nói cho ta, khi nào nhạc là có thể có?'
Shrona nói, 'Có một điểm đích xác ở giữa khi thầy không thể nói dây là chùng và thầy không thể nói dây là căng. Đó là nghệ thuật lớn để đưa dây tới điểm giữa đó - đích xác ở giữa, không nghiêng sang bên này không nghiêng sang bên kia; không nghiêng chút nào, đích xác ở giữa.'
Phật đứng dậy và ông ấy nói, 'Shrona, ta chẳng có gì khác để nói cả. Ta chỉ tới để nhắc ông rằng cuộc sống tuân theo cùng luật đó. Hãy ở giữa đi. Ông đã chuyển từ cuộc sống quá chùng sang cuộc sống quá căng rồi. Đó là lí do tại sao ông lại không đạt tới âm nhạc có tên là niết bàn, âm nhạc có tên là thiền.'
Prem Sohan, chỗ đích xác ở giữa đó không thể được tìm thấy mà không có nhận biết. Và đừng nói, 'Liệu quan sát và nhận biết mọi thứ có đó có tác dụng không?'
Vâng, nó là tất cả đấy. Nó còn nhiều hơn bạn cần, nhiều hơn bạn sẽ cần. Nó sẽ hoàn thành mọi nhu cầu của bạn. Nó sẽ dạy bạn cách không kìm nén và cách không mê đắm. Nó sẽ làm cho bạn tỉnh táo tới mức bạn sẽ chỉ là nhân chứng. Và khi người ta chỉ là nhân chứng của giác quan của mình, người ta tận hưởng và vậy mà người ta vẫn còn ở trên. Người ta trở thành lá sen, trong nước và vậy mà không bị dính nước.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi là một người rất hay ghen, đặc biệt khi có liên quan tới vợ tôi. Ngay cả việc cô ấy nhìn bất kì ai, tôi cũng trở nên phát rồ. Tôi phải làm gì đây?
Gyaneshwar, điều đó chẳng liên quan gì tới vợ bạn cả. Nếu vợ không có đó bạn sẽ vẫn ghen về cái gì đó khác.
Bao giờ cũng nhớ: đừng quá quan tâm tới nguyên nhân bên ngoài, bởi vì nguyên nhân không ở bên ngoài bạn. Bên ngoài chỉ là cái cớ; nguyên nhân là ở bên trong bạn. Bạn tràn đầy ghen; vợ đơn giản vận hành như cái cớ. Đừng quá lo nghĩ về cái cớ, bởi vì điều đó là phí thời gian. Nhìn vào bên trong bản thân mình: tại sao bạn ghen?
Ghen nghĩa là bản ngã, ghen nghĩa là vô ý thức. Ghen nghĩa là thậm chí bạn đã không biết tới một khoảnh khắc của vui vẻ và phúc lạc; bạn đang sống trong khổ. Ghen là sản phẩm phụ của khổ, bản ngã, vô ý thức.
Quên mọi chuyện về vợ đi; bằng không bạn sẽ vẫn còn bận tâm về vợ, và đó là cách trốn khỏi nguyên nhân thực. Nguyên nhân thực bao giờ cũng ở bên trong. Và không chỉ về ghen, nhớ lấy, về mọi vấn đề - tham lam...
Ai đó tới tôi và nói, 'Tôi rất tham tiền. Làm sao tôi có thể gạt bỏ việc tham tiền này được?' Vấn đề không phải là tiền. Tham là tham. Nếu bạn gạt bỏ tiền bạn sẽ trở nên tham Thượng đế; tham sẽ vẫn có đó.
Cái đêm Jesus nói lời tạm biệt với đệ tử của mình, một trong các đệ tử hỏi ông ấy, 'Thưa Chúa, ngài sắp rời bỏ chúng tôi. Có một câu hỏi, và nó ở trong tâm trí của mọi đệ tử của ngài. Trong vương quốc của Thượng đế ngài sẽ ngồi bên phải bản thân Thượng đế - hiển nhiên, ngài sẽ ở bên phải Thượng đế. Và ai sẽ ngồi cạnh ngài? Trong số mười hai người chúng tôi, ai sẽ là người thứ hai sau ngài? Đó là điều quan trọng nhất trong đầu chúng tôi. Xin nói điều gì đó về nó; bằng không, một khi ngài đi mất rồi chúng tôi sẽ không thể nào quyết định được và chúng tôi sẽ cãi nhau và đánh nhau về điều đó.'
Bây giờ, đây là ghen tị. Bây giờ, Jesus có loại đệ tử nào? Cứ như quan sát của tôi, Jesus không thật may mắn về đệ tử của ông ấy. Phật may mắn hơn nhiều. Trong cả đời Phật chưa bao giờ có đệ tử nào hỏi câu hỏi ngu xuẩn thế. Và đây là các tông đồ, mười hai tông đồ - những sứ giả của ông ấy cho thế giới!
Nhớ lấy, nếu tham lam bị vứt bỏ đối với tiền, ngay lập tức nó sẽ lấy đối thể khác, nó sẽ trở nên được hội tụ vào cái gì đó khác. Cho nên điều đầu tiên phải nhớ: vấn đề không liên quan gì tới vợ bạn, nó có cái gì đó liên quan tới bản thân bạn. Quên về vợ hoàn toàn đi, để cô ấy ở bên ngoài vấn đề này. Cô ấy không phải là vấn đề, bạn là vấn đề! Nhận trách nhiệm đi, và thế thì mọi sự bắt đầu thay đổi.
Nếu bạn nhận trách nhiệm, nếu bạn nghĩ, 'Mình chịu trách nhiệm, không ai khác,' bạn sẽ không giận vợ đâu. Bạn sẽ không đấu tranh và cằn nhằn, bạn sẽ không cáu kỉnh với cô ấy. Bạn sẽ bắt đầu nhìn ngày một sâu hơn. Và trong chính việc tìm kiếm đó bạn sẽ trở nên nhận biết. Đó là điều nhận biết là gì, đó là cách người ta trở nên nhận biết.
Và khi bạn đầy nhận biết về ghen của mình bạn sẽ ngạc nhiên, bạn trong kinh ngạc: khi bạn đầy nhận biết về nó, nó biến mất. Nó đơn giản biến mất, không để lại ngay cả một dấu vết đằng sau nó.
Hai người đàn ông đã có đủ thứ của thế giới cho nên họ quyết định bỏ lại vợ, con và công việc để tìm an bình và yên tĩnh nơi hoang dã. Họ dừng để lấy đồ cung cấp ở cửa hàng đồ thể thao do một ông già khôn ngoan sở hữu.
'Lấy cái này đi,' ông chủ tiệm già nói với những người từ bỏ khi ông ấy trao cho họ một tấm biển lót bằng da chồn, với một khe nhỏ cắt ra ở giữa cũng được lót bằng da.
'Không còn cách nào đâu!' những người đàn ông kêu lên. 'Chúng tôi biết tấm biển đó dùng để làm gì và tôi bảo ông chúng tôi đã chán với cái loại đồ đó mãi mãi!'
Nhưng ông già khôn ngoan vẫn tuồn tấm biển đó vào một trong các túi trong khi họ không nhìn, và những người đàn ông ra đi.
Ba năm sau một trong những người đàn ông quay trở lại cửa hàng thể thao của ông già.
'Nào, xin chào!' ông chủ tiệm kêu lên. 'Đối tác của anh đâu rồi?'
'Chết rồi,' người sống sót trở về nói. 'Có chuyện gì vậy?'
'Tôi bắn anh ta rồi.' 'Nhưng tại sao?'
'Thế này,' người đàn ông nói, 'tôi bắt được anh ta ở trên giường với cái bảng của tôi.'
Đấy không phải vấn đề về vợ - ngay cả tấm bảng cũng có tác dụng: 'Bảng của tôi!...' Đấy là vấn đề của bản ngã, và bản ngã tồn tại chỉ khi bạn sống trong vô ý thức, trong bóng tối. Bản ngã chỉ tồn tại trong đêm tối của linh hồn.
Đem chút ánh sáng vào bên trong đi. Thiền chút ít đi. Ngồi im lặng, không làm gì, nhìn vào trong. Lúc ban đầu bạn sẽ chỉ thấy rác rưởi. Đừng lo - cứ nhìn đi. Trong vòng ba tới chín tháng rác rưởi sẽ mất đi, và im lặng sẽ bắt đầu choàng lên bạn và tĩnh lặng sẽ nảy sinh.
Trong tĩnh lặng đó bạn sẽ trở nên nhận biết về bản thân mình và về cái toàn thể bao quanh bạn. Trạng thái đó là samadhi, và biết nó là biết tất cả, là nó là là tất cả.
Nhận xét
Đăng nhận xét