Chương 3. Chóng làm điều thiện
Chương 3. Chóng làm điều thiện
Chóng làm điều thiện. Nếu ông chậm,tâm trí, ham thích trong điều ác, sẽ bắt giữ ông.
Lánh xa khỏi điều ác. Lánh xa, lặp đi lặp lại,trước khi buồn khổ xảy đến cho ông.
Để trái tim ông làm điều thiện. làm đi làm lại nó,và ông sẽ được tràn đầy vui vẻ.
Người ngu sướng khi điều ác của người đó chưa quay lại chống người đó.
Và người thiện có thể khổ khi tính thiện của người đó chưa nở hoa.
Đừng làm nhẹ thất bại của ông,khi nói, 'Chúng là gì với tôi?'
Bình đầy bởi từng giọt nên người ngu thành đầy ắp những điên rồ.
Đừng xem thường đức hạnh, bằng việc nói, 'Chúng không là gì.' Bình đầy bởi từng giọt.
Nên người trí huệ thành đầy ắp đức hạnh.
Có lần tôi đã ở tại Varanasi. Một giáo sư đại học Hindu tới gặp tôi. Ông ấy hỏi tôi, 'Ông có tin vào địa ngục không?'
Tôi nói, 'Tôi không cần tin vào địa ngục, bởi vì địa ngục có đấy rồi. Tin được cần tới khi người ta không thấy cái gì đó là tồn tại. Địa ngục có tính tồn tại thế, địa ngục nhiều thế, hiện diện nhiều thế, không cần tin vào điều đó.'
Ông ấy nói, 'Nó ở đâu?'
Tôi bảo ông ấy, 'Ông đang sống trong nó đấy! Ông được sinh ra trong nó, ông hít thở trong nó, ông sẽ chết trong nó - nếu ông không làm nỗ lực lớn để thoát ra khỏi nó.'
Con người quên lãng địa ngục bởi vì con người được sinh ra trong nó. Nó ở khắp chỗ này; con người bị nó bao quanh. Giống như cá trong đại dương, người sống trong địa ngục. Cá cũng chẳng bao giờ trở nên nhận biết về đại dương trừ phi nó bị ném ra khỏi đại dương bởi điều ngẫu nhiên nào đó hay bị ai đó bắt. Một khi bị tách rời khỏi đại dương, lần đầu tiên cá đi tới biết rằng nó đã ở trong đại dương suốt cả.
Chừng nào bạn còn chưa biết điều gì đó về thiên đường bạn sẽ không bao giờ trở nên nhận biết rằng bạn đang sống trong địa ngục - không chỉ sống trong địa ngục mà còn tạo ra nó, giúp cho nó có đó, nuôi dưỡng nó, làm mạnh cho nó. Bạn là người tạo ra nó và bạn sống trong thế giới bạn tạo ra, và bạn không thể sống trong bất kì thế giới nào khác. Chỗ duy nhất để sống là chỗ bạn tạo ra xung quanh bản thân mình. Và cái mà bạn tạo ra quanh bản thân bạn trước hết phải tồn tại ở trung tâm bản thể bạn; chỉ thế thì nó mới có thể trở thành chu vi.
Địa ngục tồn tại trước hết ở trung tâm bản thể bạn, thế rồi nó lan toả, trở thành chu vi. Trước hết nó tồn tại trong bạn, như bạn, thế rồi nó trở thành mối quan hệ của bạn, thế giới của bạn.
Địa ngục không phải là cái gì đó về địa lí; nó là cái gì đó về tâm lí. Địa ngục là cái tên khác của tâm trí bệnh hoạn, của tâm trí trong đau khổ, rối loạn, của tâm trí đang chịu ác mộng, của tâm trí đang sống về cơ bản trong vô ý thức. Tâm trí vô ý thức là điều địa ngục tất cả là gì, và tâm trí có ý thức là vượt ra ngoài địa ngục.
Đừng tin vào chuyện trẻ con cổ rằng địa ngục ở đâu đó khác; điều đó nữa cũng là chiến lược của tâm trí để trì hoãn. Tâm trí bao giờ cũng cố gắng trì hoãn; nó dùng mọi phương pháp, cách thức, và phương tiện để trì hoãn mọi thứ. Nó nói, 'Vâng, địa ngục ở sâu bên dưới trái đất, xa lắm, xa lắc xa lơ. Mình chẳng cần lo nghĩ - nó xảy ra chỉ sau cái chết. Ngay bây giờ, không có vấn đề về nó. Vào lúc chết, mình có thể quyết định nơi đi. Nếu mình nhớ tới Thượng đế mình sẽ lên cõi trời, nếu mình không nhớ tới Thượng đế mình sẽ xuống địa ngục.'
Và thế rồi bạn đang sống cứ dường như địa ngục ở đâu đó khác. Nó ở đây bây giờ. Tất cả đều ở đây bây giờ, địa ngục và cõi trời cả hai.
Vị phật sống trên cõi trời. Ông ấy đi cùng bạn, ông ấy ngồi giữa các bạn. Ông ấy sống trên thế gian này, trong chính thân thể này, nhưng với ông ấy nó là kinh nghiệm khác toàn bộ. Chính thân thể này là vị phật, chính trái đất này là thiên đường hoa sen - đó là kinh nghiệm của ông ấy. Đó là kinh nghiệm của mọi chư phật, của mọi người thức tỉnh.
Nhưng với bạn nó chỉ là mơ, hư cấu, huyền thoại. Với bạn: chính thân thể này là địa ngục, chính trái đất này là ngọn lửa địa ngục. Bạn không thể thấy được thiên đường hoa sen - bạn không có mắt để thấy nó. Những mắt đó phải được tạo ra; những mắt đó không được trao cho vào lúc sinh. Chỉ tiềm năng có đó; bạn phải phát triển chúng, bạn phải nỗ lực để đạt tới chúng, bạn phải trở thành chúng. Hạt mầm có đó nhưng bạn phải tìm ra mảnh đất đúng. Và chiến lược cơ bản của tâm trí là giữ bạn bị lừa dối, là bảo bạn rằng địa ngục và cõi trời tất cả đều ở bên ngoài, ở đâu đó khác.
Chức năng của thầy là đem bạn về đây và bây giờ lặp đi lặp lại. Tâm trí cố gắng trượt ra. Có hai khả năng cho tâm trí trốn khỏi ở đây bây giờ: hoặc là đi vào quá khứ, vào kí ức - quá khứ vàng và những ngày vàng của Rama và Krishna, những ngày đẹp đẽ đó - hoặc đi vào trong tương lai, vào trong cõi không tưởng nào đó, nơi sẽ có xã hội phi giai cấp trên trái đất hay sẽ có thiên đường ở đâu đó xa xăm bên ngoài các đám mây. Nhưng nó giữ bạn xa khỏi khoảnh khắc hiện tại. Và khoảnh khắc hiện tại là thực tại duy nhất có đó; không có khoảnh khắc khác. Nó bao giờ cũng là hiện tại.
Quá khứ không còn nữa, tương lai chưa có. Bất kì cái gì hiện hữu, đều là hiện tại. Và tâm trí đưa bạn đi xa khỏi hiện tại theo cả nghìn lẻ một cách. Nó bao giờ cũng đi trên hành trình. Tâm trí chỉ có thể tồn tại trong quá khứ hay trong tương lai; tâm trí không thể tồn tại trong hiện tại. Để điều này chìm sâu vào trong tim bạn: tâm trí không thể tồn tại được trong hiện tại. Nếu bạn hoàn toàn ở đây bây giờ, tâm trí biến mất và với sự biến mất của tâm trí, không có địa ngục.
Sự biến mất của tâm trí là điều thiên đường là gì: sống trong hiện tại, không có tâm trí. Nó không có nghĩa là sống trong hiện tại một cách đãng trí. Khi tôi nói 'không có tâm trí' tôi không ngụ ý đãng trí đâu - chính điều ngược lại! Sống có ý thức là sống không có tâm trí, sống không có ý nghĩ, nhưng với tỉnh táo lớn lao. Và bạn có thể sống với tỉnh táo lớn lao chỉ khi ý nghĩ đã bị bỏ đi, bởi vì năng lượng tham gia vào trong ý nghĩ được xả ra, thành có sẵn. Bạn trở thành tràn ngập với năng lượng. Thế thì bạn có sinh khí vô cùng, sự mãnh liệt, đam mê. Cuộc sống của bạn không hờ hững; cuộc sống của bạn là ngọn lửa mà hiện hữu chỉ một khoảnh khắc thôi cũng là đủ. Một khoảnh khắc của sự mãnh liệt có ý thức đó còn dài hơn cả bản thân vĩnh hằng.
Những lời kinh này của Phật là đơn giản nhưng có ích mênh mông với người tìm kiếm.
Chóng làm điều thiện.
Tâm trí sẽ liên tục nói với bạn, 'Hoãn nó lại đi. Mai cũng được mà. Sao lại phải vội thế? Mình có thể làm nó ngày mai.' Và ngày mai không bao giờ tới cả. Người trì hoãn bất kì hành động thiện nào cho ngày mai là trì hoãn nó mãi mãi; người đó sẽ không bao giờ có khả năng làm điều đó. Nếu bạn trì hoãn nó hôm nay, bạn đang học thói quen trì hoãn. Hôm nay bạn nói, 'Ngày mai.' Bạn đang tạo ra hình mẫu cuộc sống, phong cách sống. Ngày mai sẽ tới lại như hôm nay và thói quen này sẽ nói, 'Chúng ta sẽ làm nó ngày mai.'
Tôi đã nghe một chuyện ngụ ngôn cổ:
Một người tôn thờ Thượng đế trong nhiều, nhiều năm rồi một hôm Thượng đế xuất hiện cho người đó.
Người đó hỏi xin mỗi một điều thôi. Người đó nói, 'Xin cho con cái gì đó - đó là lí do tại sao con đã từng tôn thờ ngài - cái gì đó có thể hoàn thành mọi ước mong của con. Bất kì cái gì con hỏi cũng sẽ được đáp ứng, ngay lập tức.'
Thượng đế cho anh ta chiếc vỏ sò, một chiếc vỏ sò đẹp, và ngài nói, 'Con hỏi bất kì cái gì từ chiếc vỏ sò này và ngay lập tức, tức khắc, nó sẽ được đáp ứng.'
Người đó thử - quả thế thật. Người đó hạnh phúc vô cùng. Người đó hỏi một lâu đài lớn và nó có đó. Người đó hỏi đàn bà đẹp và họ có đó, và người đó hỏi thức ăn ngon và nó có đó. Từ ngày đó người đó sống trong xa hoa tuyệt đối.
Nhưng một hôm mọi thứ bị rối loạn. Một sannyasin, một sư lang thang, tới ở với người đó. Sư lang thang nói với người đó, 'Tôi nghe nói về bí mật của ông, nhưng cái đó chẳng là gì cả. Tôi cũng đã tôn thờ Thượng đế, còn lâu hơn ông nhiều, và ông là chủ gia đình, tôi là sư - tất nhiên ngài còn hào phóng hơn cho tôi. Ngài cũng đã cho tôi cái vỏ sò lớn. Trông cái vỏ sò đây này. Cái này gấp đôi cái vỏ sò của ông.'
Quả vậy. Và sư nói, 'Bất kì cái gì ông hỏi, vỏ sò này sẽ cho ông gấp đôi. Nếu ông hỏi một lâu đài nó làm cho ông hai lâu đài. Nó bao giờ cũng cho ông gấp đôi.'
Tham lam của con người tới mức người này trở nên tham. Bây giờ một vỏ sò là đủ; người đó có thể hỏi hai hay ba lần, chẳng có vấn đề gì. Nhưng người tham lại mù quáng - hễ tham là mù thôi. Người đó trở nên mê tít.
Người đó nói với sư, 'Ông là sư, ông đã từ bỏ thế giới này, cho tôi vỏ sò của ông đi và ông có thể lấy vỏ sò nhỏ này của tôi. Với mục đích của ông thế là đủ. Tôi là chủ gia đình.'
Thế là chiếc vỏ sò được đổi cho nhau. Sáng sớm, sau khi tắm, người này tôn thờ và hỏi xin chiếc vỏ sò cho ông ta chục vạn ru pi. Chiếc vỏ sò nói, 'Sao có chục vạn? Ta có thể cho ông hai chục vạn!'
Người đó sung sướng tràn ngập. Người đó nói, 'Tốt, cho tôi hai chục vạn đi.'
Vỏ sò nói, 'Sao hai chục vạn? Ta có thể cho ông bốn chục vạn.'
Bây giờ người đó có chút phân vân, bối rối rồi.
Người đó nói, 'Được rồi, cho tôi bốn chục vạn vậy.' Vỏ sò nói, 'Ta sẽ cho ông tám chục vạn.'
Và cứ thế mãi, cứ thế tiếp diễn - những chả cái gì được cho cả! Cứ hứa và hứa... và bất kì cái gì người đó hỏi, lời hứa lại tăng gấp đôi. Người đó chạy xô đi tìm bắt giữ sư kia lại bởi vì vào buổi sáng, sáng sớm ông ta đã đi rồi. Ông ta đã rời đi rồi...
Đây là câu chuyện ngụ ngôn hay. Đó là cách tâm trí vận hành: vỏ sò của nhà sư - gian xảo. Nó bao giờ cũng cứ cho bạn những hứa hẹn lớn lao, nhưng ngày mai, không phải hôm nay. Và ngày mai chẳng bao giờ tới cả. Và dần dần, dần dần việc hi vọng trở thành chính cuộc sống của bạn, chỉ hi vọng và chờ đợi. Và cái chết tới... và không hi vọng nào đã bao giờ được hoàn thành.
Tâm trí rất sợ làm điều thiện. Sao tâm trí sợ làm điều thiện? Bởi hai lí do. Một: làm điều thiện là không nuôi dưỡng cho tâm trí; tâm trí được nuôi dưỡng bằng việc làm điều ác, bằng việc làm điều xấu. Chẳng hạn, nếu bạn nói không, tâm trí được làm mạnh thêm; nếu bạn nói có, tâm trí không được làm mạnh. Do đó tâm trí không bao giờ quan tâm tới việc nói có với bất kì cái gì. Tâm trí về căn bản là vô thần. Nó tận hưởng nói không; không là quyền năng của nó. Phủ định là thức ăn của nó; nó ăn phủ định. Khẳng định là cái chết của nó.
Thử nói không và bạn bắt đầu cảm thấy mạnh. Bất kì khi nào bạn nói không, bất kì khi nào bạn có thể xoay xở nói không, bạn đều cảm thấy mạnh. Bất kì khi nào bạn phải nói có bạn đều cảm thấy bị bẽ mặt, cứ dường như cái gì đó đã được làm chống lại bản thân bạn. Nói có toàn bộ là tiêu diệt tâm trí toàn bộ, và vẫn còn trong nói không toàn bộ là vẫn còn trong tâm trí, trong bản ngã.
Bản ngã là cái tên khác của tâm trí. Bản ngã là trung tâm của tâm trí; vô ngã là trung tâm của bản thể bạn. Tại chính cốt lõi của bản thể không có ý tưởng nào về 'tôi'; nhưng ở trung tâm của tâm trí, tôi, tôi, tôi... Tiếng ồn duy nhất cứ diễn ra là tiếng ồn của bản ngã. Bạn càng nói không, bạn càng cảm thấy cái tôi của mình. 'Không' xác định ra bản ngã của bạn.
Quan sát - và bạn sẽ thấy tính sự kiện của điều tôi đang nói. Tôi không làm sâu sắc thêm lí thuyết nào; đó là phát biểu đơn giản về một sự kiện của cuộc sống. Quan sát đi - đó không phải là vấn đề về tin hay không tin - quan sát và bạn sẽ biết. Nói có, cảm thấy có, và bỗng nhiên không có bản ngã.
Điều tốt lớn nhất là nói có với sự tồn tại và cuộc sống. Đó chính là tôn giáo đấy. Và không lớn nhất là nói không với Thượng đế, với cuộc sống, với sự tồn tại; điều đó cho bạn quyền năng lớn, nhưng quyền năng của bản ngã.
Thực ra, bản ngã tinh ranh, tâm trí láu lỉnh tới mức ngay cả người tôn giáo cũng bị nó lừa. Người tôn giáo cứ nói không với cuộc sống. Họ cố gắng nói có với Thượng đế, nhưng tâm trí thuyết phục họ, 'Làm sao mình có thể nói có với Thượng đế được chừng nào và cho tới khi mình còn chưa nói không với cuộc sống? Nói không với cuộc sống đi!'
Đó là cách ý niệm về từ bỏ nảy sinh: 'Nói không với vợ mình, với chồng mình, với con mình. Nói không với gia đình mình, nói không với xã hội, nói không với thế giới. Quay lưng lại thế giới và trốn lên Himalaya đi. Chỉ thế thì mình mới có thể nói có với Thượng đế được.'
Tâm trí tinh ranh cứ lừa dối ngay cả cái gọi là tính tôn giáo. Ngay cả cái gọi là thánh nhân và mahatmas cũng không là gì ngoài đồ chơi trong tay của bản ngã. Bản ngã rất tinh vi, rất tinh ranh; láu cá là cách thức của nó. Chừng nào bạn còn chưa thật thông minh bạn sẽ không có khả năng thoát khỏi nanh vuốt của nó. Bạn sẽ thoát khỏi điểm này và nó sẽ bắt giữ bạn ở điểm khác. Bạn sẽ ném nó đi từ cửa trước, nó sẽ tới từ cửa sau.
Cái gọi là thánh nhân cảm thấy được thoả mãn lớn khi có liên quan tới bản ngã: người đó là thánh nhân, người đó là linh thiêng; 'linh thiêng hơn ngươi' được viết khắp trên mặt người đó. Bạn sẽ không tìm thấy những bản ngã lớn hơn ở bất kì đâu ngoài các tu viện. Các giáo hoàng và các shankaracharyas, các tu sĩ, những người đã từ bỏ mọi thứ, một cách tự nhiên họ cảm thấy lớn lao, bản ngã. Họ đã từ bỏ thế giới - bạn đã làm gì? Họ đã từ bỏ tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Nhưng mọi từ bỏ này đều không là gì ngoài trò chơi rất láu cá của tâm trí.
Người tôn giáo thực sự là người nói có với cuộc sống bởi vì cuộc sống là của Thượng đế, người nói có với đất bởi vì đất là một phần của trời, người nói có với thân thể bởi vì thân thể chỉ là chỗ trú ngụ cho linh hồn. Và nó là chỗ trú ngụ đẹp, nó là nhà đẹp, nó là người phục vụ đẹp. Người thực sự tôn giáo biết cách nói có với tất cả. Có của người đó đem tới sự siêu việt, có của người đó đem tới tính vô ngã, có của người đó đem tới trạng thái của vô trí.
Nhìn vào nó từ góc độ khác: nếu bạn nói không, tâm trí lập tức có nhiều điều để làm. Nếu bạn nói không, bạn sẽ phải tìm luận cứ để hỗ trợ cho cái không của mình. Không nghĩa là lí lẽ, không nghĩa là logic. Bạn càng nói không nhiều, bạn càng phải có lí lẽ nhiều. Nếu bạn nói có, không có nhu cầu về bất kì lí lẽ nào. Có là dấu chấm hết; không là việc bắt đầu của quá trình logic. Người nói không trở nên ngày một lí lẽ nhiều hơn. Người biết cách nói có với cuộc sống, tình yêu, sự tồn tại, trở thành ngày một ít lí lẽ hơn.
Và ngày càng ít lí lẽ hơn là trở nên hài hoà hơn; ngày càng nhiều lí lẽ hơn là ngày một nhiều sinh sự hơn, bạo hành hơn. Lí lẽ đơn giản nghĩa là tâm trí bạn đang trong bất hoà; không lí lẽ nghĩa là tâm trí đã đạt tới hài hoà sâu sắc. Và từ hài hoà sâu sắc đó là điều thiện; từ bất hoà bên trong là điều ác. Bạn làm điều xấu bởi vì bạn bị phân chia. Bất kì khi nào bạn không bị phân chia, thiện bắt đầu xảy ra qua bạn; không phải là bạn phải làm nó - nó bắt đầu xảy ra.
Phật nói: Chóng làm điều thiện.
Sao lại 'chóng' - làm nó ngay lập tức? Tâm trí sẽ nói, 'Để mai. Đợi đấy. Chúng ta hãy nghĩ về nó đã.' Và việc nghĩ chẳng bao giờ đi tới bất kì kết luận nào, nhớ lấy; suy nghĩ chưa bao giờ đi tới bất kì kết luận nào. Mười nghìn năm triết lí và không có tới một kết luận trong triết lí. Họ đã không đi tới chân lí nào cả; họ vẫn tiếp tục. Cùng lí lẽ cứ được lặp lại ở các dạng khác nhau và theo các cách khác nhau, và triết lí cứ đi trong vòng tròn luẩn quẩn. Triết gia vẫn còn không kết luận, và còn không kết luận trong cả đời bạn nghĩa là không sống chút nào.
Cuộc sống là có thể chỉ từ tính quyết định, từ cam kết, tham dự; bằng không bạn bao giờ cũng là khán giả, bạn chưa hề tham gia vào bất kì cái gì. Làm sao bạn có thể tham gia được chừng nào bạn còn chưa chứng minh cho bản thân mình về mặt logic, cho sự hài lòng của trái tim mình, rằng đây là như vậy?
Người ta nói về Immanuel Kant, một triết gia lớn, rằng một người đàn bà đã hỏi ông ấy rằng bà ấy sẽ hạnh phúc vô cùng nếu ông ấy chấp nhận bà ấy làm vợ. Bà ấy phải thu lấy nhiều can đảm lắm để hỏi điều này, bởi vì Immanuel Kant không phải là người lãng mạn chút nào, rất không lãng mạn, tuyệt đối không lãng mạn. Cuộc sống của ông ấy không phải là cuộc sống của tự phát; ông ấy là điển hình về cuộc sống máy móc. Cả đời mình ông ấy đã tuân theo thường lệ nào đó một cách tôn giáo.
Vào mười giờ đêm ông ấy sẽ đi ngủ; điều đó nghĩa là đích xác mười giờ, không một phút trước, không một phút sau. Người phục vụ của ông ấy... ông ấy chỉ có một người phục vụ. Còn ai khác đồng ý sống với người như vậy? - chỉ một người phục vụ. Gia đình ông ấy đã bỏ rơi ông ấy; ông ấy quá máy móc, mòn mỏi thế, việc kéo lê trên cả gia đình. Người phục vụ này đơn giản nói thời gian cho ông ấy - không phải 'Bây giờ đi ngủ'; ông này đơn giản tới và tuyên bố, 'Mười giờ rồi,' và thế là xong. Ông ấy lập tức nhảy vào giường. Cho dù còn có khách, ông ấy thậm chí cũng chẳng buồn nói lời chào tạm biệt họ. Ông ấy sẽ lên giường, chui vào chăn, và người phục vụ sẽ tuyên bố với khách, 'Bây giờ xin mời các ông về. Ông ấy đã đi ngủ rồi.'
Vào đích xác năm giờ ông ấy phải được lôi ra khỏi giường. Thỉnh thoảng trời quá lạnh và ông ấy quá mệt, nhưng điều thường lệ vẫn phải được tuân theo - cho dù ông ấy ốm, thường lệ vẫn phải được tuân theo. Người phục vụ được dặn đôi khi ông ấy sẽ cảm thấy yếu, định ngủ thêm chút nữa, nhưng ông ấy không chịu nghe. Ông ấy phải được lôi ra, cho dù ngược với ý chí của ông ấy. Cho dù ông ấy nói, 'Không, tôi muốn ngủ,' người phục vụ phải kéo ông ấy ra. Đôi khi có đánh nhau, cãi vã. Người phục vụ phải đánh ông ấy để đem ông ấy ra khỏi giường - đó là nghĩa vụ của ông này.
Người đàn bà này phải là loại hiếm hoi! - nhưng bạn bao giờ cũng có thể tìm thấy những người hâm ở mọi nơi. Bà ấy phải hâm để mà đi yêu con người này. Người này không phải là người mà là máy. Và bạn có biết Immanuel Kant đã làm gì không? Ông ấy nghe bà ấy và ông ấy nói, 'Tôi sẽ nghĩ về nó.' Và ông ấy đã nghĩ trong ba năm! - mọi điều ủng hộ và mọi điều chống đối. Ông ấy đã viết chuyên luận dài, cái gì là ưu điểm của việc lập gia đình và cái gì là nhược điểm. Và cuối cùng ông ấy đã đi tới kết luận rất nghèo nàn, gần như là không kết luận gì cả. Đã có một điểm ủng hộ nhiều hơn, và điểm đó là bằng việc lập gia đình bạn sẽ biết hôn nhân là gì - tốt hay xấu - điều đó bạn sẽ biết. Điều đó là điểm hơn trong việc ủng hộ.
Thế là ông ấy đi, tới gõ cửa nhà người đàn bà này.
Người bố mở cửa và hỏi, 'Sao ông lại tới?'
Ông ấy nói, 'Tôi đã quyết định, bởi vì một điểm ủng hộ nhiều hơn. Có ba trăm điểm tất cả: ba trăm điểm chống, ba trăm lẻ một điểm ủng hộ - cho nên tôi đã quyết định xây dựng gia đình.'
Người bố cười to. Ông ấy nói, 'Quá trễ rồi. Nó đi lấy chồng rồi - và không chỉ lấy chồng, nó có con rồi! Ông tới hơi bị chậm.'
Nhưng đó là cách các triết gia vận hành. Tôi thậm chí còn tự hỏi về việc ông ấy có thể đi tới kết luận trong ba năm. Đó là phép màu - các triết gia chưa bao giờ đi tới kết luận nào cả. Đó phải là khoảnh khắc rất phi triết lí mà ông ấy đã đi tới kết luận này.
Mười nghìn năm của lịch sử là đủ bằng chứng: triết học vẫn còn không có tính kết luận. Triết học chỉ biết cách hỏi - không trả lời. Từng câu trả lời đến lượt nó lại biến thành mười câu hỏi thêm.
Tâm trí rất sung sướng để cãi lí, để nghĩ ngợi. Tâm trí rất bất hạnh để kết luận, bởi vì một khi bạn kết luận, tâm trí không được cần nữa. Kết luận nghĩa là cái chết của tâm trí. Nếu bạn đã kết luận về chân lí tối thượng, tâm trí phải tự tử.
Tâm trí rất sợ nói có và tâm trí rất sợ làm việc thiện, bởi vì việc thiện có thể được thực hiện chỉ trong trạng thái vô ngã. Việc thiện là sản phẩm phụ của trạng thái vô trí. Cố hiểu điều đó đi - và khi tôi nói cố hiểu điều đó tôi không nói cố nghĩ về nó. Tôi đơn giản nói, nghe từ trái tim, với trái tim yêu thương.
Những lời kinh này có thể được hiểu chỉ qua trái tim. Chúng đã bắt nguồn từ trái tim vĩ đại nhất đã sống trên trái đấy này, và chúng có thể được hiểu chỉ bởi trái tim.
Chóng làm điều thiện. Tâm trí bao giờ cũng nhanh chóng làm điều xấu. Nếu bạn muốn giận tâm trí không bao giờ nói, 'Ngày mai,' nó nói, 'Làm điều đó ngay bây giờ.' Nếu bạn muốn cúng tiến, nếu bạn muốn cho người nghèo cái gì đó, tâm trí nói, 'Đợi đã! Trước hết điều tra xem liệu người đó có thực nghèo không hay người đó có số dư ngân hàng. Và trước hết hãy nhìn... Người đó trông mạnh khoẻ thế, sao lại cho người đó?'
Tâm trí keo kiệt trong việc chia sẻ mọi thứ; việc chia sẻ là rất khó khăn cho tâm trí. Nó tích trữ, nó thu thập; nó dần dần trở thành đống đồng nát. Nó không thể bỏ đi cái gì - hữu dụng, vô dụng, nó cứ thu thập lấy. Ai mà biết được, bất kì cái gì vô dụng hôm nay có thể thành hữu dụng ngày mai.
Làm việc thiện nghĩa là chia sẻ, là yêu, là phục vụ, là từ bi. Và đây là những điều mà tâm trí keo kiệt không thể làm được. Nhưng nó sẽ không nói, 'Mình không muốn làm điều đó,' bởi vì điều đó sẽ không thật ngoại giao lắm. Cách thức ngoại giao là 'ngày mai' - là trì hoãn. Tâm trí là công chức, và không phải là công chức thường mà là công chức Nga.
Tôi đã nghe:
Tại cuộc hội nghị về giải trừ quân bị ở Geneva, một đại biểu Mĩ, duỗi chân dưới gầm bàn, ngẫu nhiên đụng vào đầu gối của bà phiên dịch người Nga ngồi ngay đối diện với ông ta. Ông ta mỉm cười xin lỗi.
Bà ấy chẳng nói chẳng cười. Bà ấy quay sang nhà ngoại giao cộng sản ngồi bên cạnh và hỏi ông ta điều gì đó. Nhà ngoại giao này quay sang cấp trên của mình và thì thào cái gì đó với ông ta. Viên phụ trách đứng dậy, rời khỏi bàn họp và đi tới trung tâm điện thoại. Cuộc họp tạm dừng.
Hai giờ rưỡi sau cuộc họp tiếp tục trở lại. Nhà ngoại giao hạng cao trở về bàn, nói với viên trợ lí của mình, người này thì thào cái gì đó cho bà phiên dịch, bà này nhìn qua đại biểu Mĩ và nói, 'Chỗ của ông hay chỗ của tôi?'
Đây là trực tiếp từ Kremlin đấy! Đây là cách hệ thống quan liêu làm việc, và đây là cách tâm trí vận hành. Nó nói, 'Đợi đã, để tôi nghĩ về điều đó.' Và thế rồi nó cứ tiếp tục mãi mà không chấm dứt, và trong khi đó nó cứ hứa hẹn với bạn, 'Đợi đấy! Mai mình sẽ làm điều đó.'
Nhưng nhìn: khi đấy là vấn đề làm cái gì đó sai, cùng tâm trí đó chẳng bao giờ bảo bạn trì hoãn. Nó nói, 'Làm ngay bây giờ đi. Ai biết về ngày mai thế nào? Người này đã xúc phạm mình - phải giáng trả nó, giáng trả thật mạnh! Nếu gạch ném vào mình, trả lời bằng đá!'
Gurdjieff nhớ rằng khi ông của ông ấy chết - ông ấy chỉ mới chín tuổi - người ông gọi cậu bé tới. Ông già yêu đứa bé này lắm và ông ấy bảo cậu bé, 'Ông chẳng có gì nhiều để cho cháu, nhưng khi từ giã thế giới này ông muốn cho cháu một thứ. Ông chỉ có thể cho cháu một lời khuyên, điều đã giúp ích cho ông; nó được trao lại cho ông từ bố của ông, và ông ấy cũng chết khi ông ấy trao nó cho ông. Ông sắp chết rồi. Cháu còn quá non trẻ, cháu có thể không hiểu điều đó ngay bây giờ, nhưng nhớ lấy, một ngày nào đó sẽ tới khi cháu hiểu. Bất kì khi nào cháu thấy bản thân mình có khả năng theo lời khuyên của ông, theo nó đi, và cháu sẽ không bao giờ bị khổ đâu. Cháu có thể tránh được địa ngục của cuộc sống.'
Và lời khuyên là gì? Chính là lời kinh này đấy - không đích xác theo những lời này. Ông ấy nói với Gurdjieff, 'Nhớ một điều: nếu cháu muốn làm bất kì điều gì xấu, hoãn nó lại đến mai đi; và nếu cháu muốn làm điều gì đó tốt, làm nó ngay lập tức - bởi vì trì hoãn là cách không làm. Và cái xấu phải không được làm, và cái tốt phải được làm. Chẳng hạn,' ông già nói, 'nếu ai đó xúc phạm cháu và cháu cảm thấy giận dữ, phát rồ, nói với người đó rằng cháu sẽ quay lại sau hai mươi bốn giờ và trả lời người đó.'
Gurdjieff nhớ, 'Lời khuyên đó đã làm biến đổi cả đời tôi. Mặc dầu tôi còn quá non trẻ, là đứa trẻ mới chín tuổi, tôi đã thử nó chỉ vì tò mò. Đứa trẻ nào đó sẽ xúc phạm tôi hay sẽ làm tôi tổn thương hay nói điều gì đó khó chịu, và tôi lại nhớ tới người ông sắp mất và tôi sẽ bảo đứa trẻ đó, 'Tôi sẽ phải đợi; tôi đã hứa với một ông già. Sau hai mươi tư giờ tôi sẽ trả lời bạn.'
'Và điều đó bao giờ cũng xảy ra,' Gurdjieff nhớ, 'rằng hoặc tôi sẽ đi tới kết luận rằng người đó là đúng, rằng bất kì điều gì người đó đã nói có vẻ khó chịu nhưng điều đó là đúng về tôi... Người đó nói, 'Mày là đồ ăn cắp,' và điều đó đúng, tôi là kẻ cắp. Người đó nói, 'Mày giả dối,' và điều đó đúng - tôi giả dối.' Cho nên ông ấy sẽ tới và cám ơn đứa trẻ: 'Bạn đã chỉ ra cái gì đó đúng về tôi. Bạn đã nêu ra một khía cạnh đúng của con người tôi mà còn chưa rõ ràng cho tôi. Bạn đã làm cho tôi ý thức hơn về bản thân mình. Tôi biết ơn vô cùng.'
Hay, sau suy nghĩ trong hai mươi bốn giờ, ông ấy sẽ đi tới kết luận rằng, 'Người đó hay thằng bé đó là tuyệt đối sai. Điều đó chẳng liên quan gì tới mình cả.' Thế thì phỏng có ích gì mà trả lời; ông ấy sẽ không đi tới đứa trẻ kia nữa. Nếu cái gì đó hoàn toàn sai, sao trở nên phát rồ? Đây là thế giới lớn, cả triệu người có đấy; bạn không thể trả lời mọi người được, bằng không thì cả đời bạn sẽ bị phí hoài. Mà cũng chẳng cần nữa.
Đây là một nửa câu chuyện. Nếu bạn có thể trì hoãn việc xấu tới mai bạn sẽ có khả năng làm điều tốt ngay lập tức. Và bạn sẽ không bao giờ hối hận - bởi vì nếu bạn làm điều xấu ngay, bạn sẽ hối hận vào ngày mai; nếu bạn làm điều tốt hôm nay bạn sẽ không bao giờ hối hận, không có vấn đề hối hận. Đây là bí mật đơn giản của việc biến địa ngục bạn đang sống thành thiên đường hoa sen.
Chóng làm điều thiện.
Nếu ông chậm,
tâm trí, ham thích trong điều ác, sẽ bắt giữ ông.
Đừng chậm chạp, hãy nhanh chóng bởi vì tâm trí rất nhanh; nó đi nhanh hơn bất kì cái gì khác. Nó đi nhanh hơn ánh sáng! Các nhà vật lí nói không cái gì đi nhanh hơn ánh sáng và tất nhiên, dường như không thể nào đi nhanh hơn ánh sáng được. Ánh sáng đi một trăm tám mươi sáu nghìn dặm một giây - trong một giây! Nhưng các nhà vật lí chưa có quan niệm gì về tâm trí. Họ chưa có thiết bị phức tạp thế để đo tốc độ của tâm trí.
Tâm trí đi nhanh hơn ánh sáng. Bạn phải rất tỉnh táo, bằng không tâm trí nhất định cho bạn xuống hố ở đâu đó. Trước khi bạn trở nên tỉnh táo, tâm trí sẽ đem bạn đi tới đâu đó xa xôi rồi. Tâm trí bao giờ cũng sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình, bởi vì chỉ trong hành trình nó mới cảm thấy sống động.
Thiền đơn giản nghĩa là ngồi im lặng, không làm gì, thậm chí không nghĩ... và tâm trí biến mất. Bởi vì bạn không trong cuộc hành trình nào, tâm trí không được cần tới. Tâm trí là người hướng dẫn cho cuộc hành trình lớn. Nếu bạn định đi đâu đó, tâm trí rất hạnh phúc; trong việc đi của bạn tới đâu đó, tâm trí có thể cảm thấy được nâng cao. Nhưng nếu bạn không đi đâu cả, chỉ ngồi im lặng, không làm gì, tâm trí cảm thấy rất buồn.
Và điều đó gần như bao giờ cũng sẽ xảy ra cho thiền nhân khi tâm trí cảm thấy buồn, nó bắt đầu tạo ra chán cho bạn; đó là chiến lược của tâm trí. Tâm trí đang nói, 'Tiếp đi! Mình đi đâu đó, mình làm cái gì đó. Sao mình cứ ngồi thế này? Chỉ ngồi chẳng làm gì chán lắm!'
Đó là thủ đoạn của tâm trí đấy! Bằng không, chỉ ngồi chẳng làm gì sẽ đem tới cho bạn nhiều tươi tắn hơn. Đó là kinh nghiệm của mọi người đã thức tỉnh - nhưng không của bạn. Đây là kinh nghiệm của tôi. Trong phòng tôi, tôi làm gì? Ngồi im lặng, chẳng làm gì cả... xuân tới và cỏ tự nó mọc lên. Chẳng cái gì phải thực sự làm cả - cỏ tự nó mọc lên. Cuộc sống cứ tự nó tiếp diễn, cuộc sống tự nó tuôn chảy. Bạn không cần đẩy dòng sông.
Nhưng lúc ban đầu tâm trí sẽ tạo ra chán; chán là thủ đoạn của tâm trí. Tâm trí đang nói, 'Trông đây, nếu đằng ấy không theo tớ đằng ấy sẽ cảm thấy chán. Nếu đằng ấy không theo tớ đằng ấy sẽ cảm thấy cực kì vô nghĩa. Nếu đằng ấy không theo tớ đằng ấy sẽ chẳng có gì để mà thích thú cả. Lại đây, lại đây với tớ, và tớ sẽ đem cho đằng ấy giải trí lớn lao.'
Tâm trí bao giờ cũng hối lộ bạn bằng giải trí: bật radio lên, bật ti vi lên, đi xem phim hay ít nhất tới câu lạc bộ, buôn chuyện - làm cái gì đó. Chán là trừng phạt từ tâm trí với bạn nếu bạn không làm gì cả. Và vấn đề lớn nhất cho thiền nhân là chán.
Nhưng nếu bạn có thể ngồi tuyệt đối không quan tâm tới chán - kệ chán ở đó - nếu bạn không bị rối loạn bởi chán, trong vòng thời gian ba tới chín tháng chán sẽ biến mất. Và thay vì chán, vui bột phát sẽ tới, tươi mát tới mức bạn chưa bao giờ biết tới trước đây. Và nó không phải là giải trí bởi vì chẳng có gì cả: bạn đơn giản ngồi trong trống rỗng tuyệt đối. Và từ trống rỗng đó, sự tràn đầy, từ cái trống rỗng đó, một loại hoàn thành mới...
Chóng làm điều thiện.
Nếu ông chậm, tâm trí, ham thích trong điều ác, sẽ bắt giữ ông.
Tâm trí ham thích trong điều ác. Tại sao? - bởi vì đó là cách duy nhất nó có thể sống. Họ nói rằng bạn không thể viết ra câu chuyện về người thực sự tốt được bởi vì sẽ chẳng có gì để viết cả. Chuyện chỉ có thể được viết về người xấu. Không phải là ngẫu nhiên mà Phật, Mahavira, Jesus, thậm chí không được nhắc tới trong sách sử của bạn. Không lịch sử cổ đại nào nhắc tới họ. Tại sao? Chẳng có gì mà nhắc tới cả! Họ chưa bao giờ giết người nào, họ chưa bao giờ làm bất kì cái gì thiệt hại; họ hiện hữu cứ dường như họ không có. Họ tốt thế cứ dường như họ chưa bao giờ tồn tại cả!
Một trong những cái tên của Phật là 'Tathagata'. Tathagata nghĩa là: tới như gió thoảng, đi như gió thoảng - vậy tới, vậy đi - không quấy rối cái gì, ngay cả tới một chiếc lá khô. Làn gió im lặng tới từ từ không dấu chân và thế rồi biến mất. Việc tới không tạo ra tiếng ồn nào mà việc đi cũng không tạo ra cái gì. Cứ dường như là bạn đã vẽ một đường trong nước; bạn thậm chí đã không làm ra nó và đã biến mất. Điều đó cũng giống như chim bay trên trời: họ không để lại dấu chân nào.
Nhưng lịch sử đầy những Genghis Khan, Tamerlane, Nadirshah, Alexander, Adolf Hitler, Mao Trạch Đông. Nếu bạn làm nhiều điều ác có nhiều khả năng tên tuổi bạn còn lại trong lịch sử. Nếu bạn thực sự muốn là một phần của lịch sử, nếu bạn muốn tạo ra lịch sử, làm điều ác đi. Chính khách sẽ còn lại trong lịch sử bởi vì họ là những lái buôn điều ác.
Tâm trí thường xuyên tìm kiếm điều ác; bất kì cơ hội nào và nó không thể bỏ lỡ điều đó. Ngay cả không có cơ hội nào nó cũng sẽ cố gắng tạo ra cơ hội.
Chuông cửa vang lên ở nhà thổ. Tú bà ra mở cửa và thấy một người đàn ông không chân không tay.
'Anh làm gì ở một chỗ như thế này?' tú bà hỏi. Người què nhìn bà ta và nói, 'Tôi rung chuông đấy, phải không?'
Không tay, không chân, nhưng người đó vẫn sẵn sàng đi tới nhà thổ!
Berquist ẩn trong buồng riêng khi Frank, chồng của cô bạn gái của anh ta, bất ngờ trở về. Trong khi treo áo khoác, Frank nhận ra hòn của Swede giữa các vật dụng khác.
'Đấy là của quỉ gì thế?' anh ta hỏi vợ mình. 'Ồ... e hèm... chuông Nô en đấy mà,' cô ấy đáp.
'Chúng ta nghe chuông của chúng,' anh chồng nói. Anh ta đấm cho chúng một cú khủng khiếp bằng nắm tay của mình.
Một tiếng nói hổn hển, 'Binh boong! Mày là đồ chó đẻ!'
Nhìn vào cuộc đời mọi người mà xem. Tự quan sát mình, quan sát người khác. Trở thành người quan sát, và bạn sẽ ngạc nhiên: mọi người đều đang tìm cơ hội nào đó. Và cơ hội có đó. Mọi người chỉ chờ đợi các cơ hội. Nếu họ không làm điều ác nào đó, điều đó không có nghĩa là họ là người tốt; điều đó có thể chỉ là cơ hội bị thiếu. Đó là quan sát riêng của tôi.
Khi một chính khách không có quyền lực người đó là người rất tốt, người công bộc, khiêm tốn; bao giờ cũng sẵn sàng cúi mình và chạm chân bạn; mở bệnh viện và trường học. Và một khi người đó có quyền lực, người đó thậm chí không sẵn sàng nhận ra bạn và mọi phục vụ công chúng đó biến mất. Một khi người đó có quyền lực, người đó có cơ hội; bây giờ người đó sẽ làm mọi thứ mà người đó bao giờ cũng muốn làm nhưng đã không thể làm được.
Điều này đã xảy ra trên đất nước này theo cách rõ như pha lê vì nó đã không xảy ra ở bất kì đâu khác. Trước khi độc lập, mới ba mươi năm trước, mọi chính khách này, những người đã trở thành mối phiền hà cho đất nước, đều đã từng là những công bộc vĩ đại, những người hầu vĩ đại của đất nước, chiến sĩ vì tự do. Họ đã hi sinh nhiều, họ đã sống cuộc sống nghèo nàn, giản dị, khiêm tốn, vì tự do của đất nước. Cuộc sống của họ là tấm gương để noi theo, họ là những người lí tưởng; họ đã được mọi người tôn thờ.
Và thế rồi quyền lực tới - và trong vài giây toàn thể mọi sự đã thay đổi. Họ trở thành người đói quyền lực, họ trở nên bị quyền lực sở hữu. Khuôn mặt họ thay đổi, mặt nạ của họ biến mất. Bây giờ cơ hội có đó.
Huân tước Acton đã nói: Quyền lực làm hư hỏng. Tôi đồng ý và tôi không đồng ý. Vâng, bề ngoài dường như là quyền lực làm hư hỏng, nhưng nếu bạn đi sâu vào phân tích, không phải quyền lực làm hư hỏng đâu - người này bao giờ cũng đã bị làm hư hỏng rồi. Quyền lực chỉ cho cơ hội thôi; quyền lực không thể làm hư hỏng được. Nếu bạn bị hư hỏng, thế thì quyền lực cho bạn cơ hội để làm điều mà bạn bao giờ cũng muốn làm nhưng đã không có khả năng làm.
Mọi người nghĩ chính tiền làm hư hỏng mọi người. Không, tiền đơn giản cho cơ hội thôi. Người nghèo trông tốt thế; nó không phải vậy đâu. Cứ để cho họ trở thành giầu và thế rồi xem... mọi tốt lành của người đó biến mất. Thực ra người mới giầu còn nguy hiểm hơn những được sinh ra đã giầu, bởi vì những người được sinh ra đã giầu đã được quen với giầu có.
Tương truyền một tể tướng của một nhà vua đã tích trữ nhiều của cải bất hợp pháp, đằng sau lưng nhà vua; tới mức ông ta trở thành người giầu nhất nước. Thế rồi vua đi tới biết về điều đó.
Ông ta triệu tể tướng tới và nói, 'Khanh đã phục vụ trẫm tốt tới mức trẫm không thể trừng phạt khanh được bởi phục vụ của khanh và thành kính của khanh, nhưng khanh đã lừa dối và khanh đã tích trữ của cải bất hợp pháp. Trẫm sẽ không trừng phạt khanh đâu - khanh từ chức đi và rời khỏi đất nước của trẫm và đi tới bất kì chỗ nào khanh muốn tới.'
Tể tướng nói, 'Trước khi thần ra đi thần xin đề xuất một điều. Bây giờ thần đã có tất cả mọi thứ thần cần, thực ra còn nhiều hơn là thần cần, nếu bệ hạ bổ nhiệm người khác làm tể tướng, người đó sẽ phải tích trữ của cải lần nữa. Người đó sẽ làm hại bệ hạ hơn. Bây giờ thần không cần làm hại bệ hạ chút nào.'
Và tương truyền nhà vua hiểu ra vấn đề. Ông ta đã không loại người này ra nữa. Ông ta nói, 'Điều đó đúng, khanh đã làm bất kì điều gì khanh có thể làm, cho nên tại sao đem người mới vào? Và người đó sẽ đi qua toàn bộ quá trình này lần nữa, điều đó đúng.'
Cứ để người nghèo trở thành giầu và thế rồi xem điều xảy ra: mọi giản dị của ông ta biến mất, mọi khiêm tốn của ông ta biến mất.
Một người có một con chó biết nói. Một hôm khi ông ta khát ông ta đi tới quán rượu cùng con chó của mình và cá với người đứng quầy rằng nếu con chó của ông ta có thể nói thì ông ta sẽ được uống bia không mất tiền.
Người đứng quầy đồng ý, vẫn biết rằng chẳng có chuyện chó nói được. Anh ta hỏi con chó ông chủ nó thích loại bia nào.
'Bia Budweiser,' con chó đáp, và người đứng quầy giật mình phải trả bia.
Thế rồi ba người trong số họ - người đàn ông này, người đứng quầy, và con chó - mắc vào cuộc đối thoại náo nhiệt. Con chó ăn lạc trong khi hai người uống rượu. Đến một điểm nào đó người đứng quầy nói rằng anh ta bị đau đầu nhưng lại hết mất thuốc aspirins.
'Con chó của ông có biết chạy việc vặt không?' anh ta hỏi.
'Chắc chắn,' người này đáp. Thế là người đứng quầy đưa cho con chó năm đô la và bảo nó đi ra hiệu thuốc để mua aspirins.
Con chó không quay về. Hai người này đợi hoài mà chẳng chó nào quay lại, ông chủ của nó đi ra ngoài tìm nó. Ông ta đi vào thành phố cho tới khi ông ta phát hiện ra con chó trong ngõ hẻm tăm tối đang vác trên vai một con chó khác.
'Trời!' ông chủ kêu lên. 'Mày làm cái chết tiệt gì thế? Đây là lần đầu tiên mày đã làm loại việc này đấy!'
'Tôi biết chứ,' con chó hổn hển vẫn vác con chó kia. 'Tôi bao giờ cũng muốn làm, nhưng tôi chưa bao giờ có tiền trước đây!'
Không phải là quyền lực làm hư hỏng. Quyền lực đem vô thức hư hỏng của bạn lền bề mặt, quyền lực đem cái ác cố hữu của bạn vào hành động. Quyền lực phơi bày bạn, quyền lực không làm hư hỏng bạn. Quyền lực là điều tốt theo một cách nào đó: nó phơi bày mọi người. Nó giống như tia X: nó chỉ ra thực tại của bạn, chân lí trần trụi của bạn.
Tâm trí, ham thích làm điều ác, sẽ bắt giữ ông. Nhớ điều đó: tâm trí rất nhanh chóng. Nếu bạn không làm điều thiện ngay lập tức - khoảnh khắc ý tưởng tốt lành nảy sinh trong bạn, nếu bạn không làm nó ngay lập tức, tâm trí sẽ lừa bạn, sẽ đem bạn đi lạc lối, sẽ thuyết phục bạn làm cái gì đó khác.
Feingold di cư tới Mĩ và sau nhiều năm làm việc vất vả đã trở thành người rất giầu. Bây giờ trên giường chết, với bà vợ Sarah đứng cạnh, ông ta bắt đầu quyết định về của cải vật chất của mình.
'Xe Cadillac của tôi cùng với nút phát hiện xe cảnh sát tôi để lại cho con trai, Sam.'
'Anh nên để nó cho Joe thì hơn,' vợ ông ta nói. 'Nó là người lái xe cừ hơn.'
'Thôi được rồi,' ông ta thì thào. 'Xe Rolls Royce của tôi, tôi để lại cho con gái, Linda.'
'Anh nên cho cháu anh, Willie, thì hơn' Sarah ngắt lời. 'Nó là người lái xe rất thận trọng.'
'Thôi được rồi, trao nó cho Willie. Xe mười hai xi lanh Jaguar tôi cho cháu tôi, Sally.'
'Với tư cách cá nhân, em nghĩ Judy nên được nó.'
Feingold ngẩng đầu lên và sẵng giọng, 'Sarah, xin em! Ai đang chết, em hay anh?'
Nếu bạn chờ đợi, tâm trí sẽ cho bạn gợi ý, 'Làm cái này, làm cái nọ.' Làm điều thiện ngay lập tức đi - sao phải đợi? Và ai biết? - khoảnh khắc tiếp sẽ chẳng bao giờ tới; đây có thể là khoảnh khắc cuối cùng. Hành động dường như đây sẽ là khoảnh khắc cuối cùng đi! Hành động với sự khẩn thiết đó, bởi vì cái chết có thể xảy tới cho bạn vào bất kì khoảnh khắc nào. Đừng nghe tâm trí. Tâm trí có thể cứ trì hoãn mọi sự và, trước khi tâm trí cho phép bạn làm bất kì cái gì, cái chết có thể đã hạ đo ván bạn rồi. Làm điều thiện đi, bởi vì làm điều thiện ngay lập tức đem lại niềm vui.
Lánh xa khỏi điều ác.
Lánh xa, lặp đi lặp lại, trước khi buồn khổ xảy đến cho ông.
Bởi vì nếu bạn làm điều ác, buồn khổ sẽ đi theo bạn như cái bóng. Không phải là có Thượng đế ngồi đâu đó trừng phạt bạn khi bạn làm điều gì đó sai đâu; bản thân cái sai là sự trừng phạt rồi, nó mang sự trừng phạt cố hữu của nó.
Đó là toàn thể ý niệm đằng sau lí thuyết về nghiệp. Không có nhu cầu về bất kì Thượng đế nào để phán xét, để trừng phạt, để khen thưởng. Và nghĩ mà xem: nếu như có một Thượng đế phán xét mọi người và mọi hành động của mọi người và rồi sắp đặt tương ứng - phạt vài người này, thưởng vài người khác - loại Thượng đế đó đã phát điên từ lâu rồi!
Không, chẳng có Thượng đế nào sắp đặt thưởng và phạt cả - ý niệm đó là trẻ con. Có luật, không phải là Thượng đế, luật kiểu như luật hấp dẫn. Nếu bạn không bước đúng, nếu bạn say quá nhiều, bạn nhất định ngã ra đâu đó. Không phải là Thượng đế ra lệnh, 'Ngã đi!' - luật hấp dẫn là đủ. Nếu bạn không bước đúng bạn nhất định ngã. Luật hấp dẫn chăm nom điều đó. Nếu bạn bước đi tỉnh táo, có ý thức, bạn không khổ.
Đích xác giống thế, nghiệp là luật khoa học: luật của hành động. Bất kì điều gì bạn làm đều có thưởng hay phạt cố hữu của nó. Khi bạn tức giận, không phải là bạn sẽ chịu khổ trong kiếp sau của bạn đâu. Khi bạn giận dữ, khi bạn giận dữ, bạn đang khổ rồi; không cần phải có kiếp khác để cho bạn sự trừng phạt. Khi bạn giận dữ bạn đang trong lửa rồi, bạn đang đầu độc toàn thân mình, bạn đang đầu độc toàn thể hệ thống của mình.
Giận dữ là chất độc.
Điều đó có thể làm tổn thương người khác, nó có thể không làm - điều đó tuỳ thuộc vào người khác - nhưng nó sẽ làm đau bạn, chắc chắn.
Nếu bạn lăng mạ vị phật điều đó sẽ không làm đau ông ấy đâu, nhưng trước khi bạn có thể lăng mạ vị phật bạn sẽ phải trải qua nhiều rối loạn bên trong.
Một người tới và nhổ vào mặt Phật. Phật chùi mặt và hỏi người này, 'Ông muốn nói điều gì đó thêm nữa không, hay tất cả chỉ có thế này thôi?'
Ananda, đệ tử của ông ấy, bừng bừng nổi giận, cũng là điều tự nhiên. Người này tới, Phật đã không làm gì với người này cả, mà ông ta lại đi nhổ nước bọt vào mặt thầy. Không thể tưởng tượng nổi! Ananda nói với Phật, 'Bạch thầy, xin thầy cho phép tôi dạy cho người này. Ông ta cần phải bị trừng phạt!'
Phật nói, 'Ananda, ông đã trở thành sannyasin rồi, nhưng ông cứ quên điều đó hoài. Và người đáng thương này đã khổ quá nhiều. Cứ nhìn vào mặt ông ta, nhìn vào mắt ông ta mà xem, đỏ đầy máu. Nhìn thân thể ông ta mà xem, run lên bần bật. Và trước khi nhổ vào ta, ông có cho rằng ông ta đã từng mở hội và nhảy múa và ca hát không? Cả đêm ông ta đã không ngủ rồi; cả đêm ông ta đã trong trạng thái điên khùng. Nhổ vào ta chỉ là kết quả của điên khùng đó. Cảm thấy từ bi với người đáng thương này đi. Còn trừng phạt nào hơn nữa được? Thế không đủ sao? Và ông ta đã làm hại gì tới ta nào? Ta chỉ phải chùi nó đi thôi. Đơn giản thế. Và ông đừng bị kích động, bằng không ông đang hành xử ngu ngốc đấy. Với cái sai của người đó, ông đang tự trừng phạt ông - đây là ngu ngốc!'
Thấy ra vấn đề đi - cực kì có ý nghĩa đấy. Phật nói, 'Ông ta đã làm điều gì đó sai. Sao ông lại tự trừng phạt mình thế, Ananda? Ta có thể thấy ông đang sôi lên! Nếu như ta không ở đây để ngăn cản ông, ông chắc sẽ giết người này rồi! Ông đang bị điên khùng theo cùng cách như ông ta đang bị điên khùng.'
Người đó nghe thấy toàn thể cuộc đối thoại này. Ông ta đâm ra phân vân, suy nghĩ; ông ta đã không trông đợi Phật hành xử theo cách như vậy. Ông ta cứ tưởng Phật sẽ nổi khùng, tức giận; đó là điều ông ta muốn. Không có điều đó ông ta cảm thấy rất bị bẽ mặt. Điều đó không được trông đợi thế, từ bi và tình yêu mà Phật đã biểu lộ.
Và Phật nói với ông ta, 'Về nhà đi, nghỉ ngơi cho đã vào. Ông trông mệt mỏi quá, ông đã tự trừng phạt mình đủ rồi. Quên mọi chuyện về nhổ nước bọt đi - điều đó đã không làm hại gì ta cả. Làm sao nó có thể làm hại ta được? Và thân thể này được làm từ cát bụi. Sớm hay muộn, nó sẽ rơi trở lại với cát bụi và mọi người sẽ dẫm lên nó, nhổ lên nó, và đủ mọi thứ sẽ xảy ra trên thân thể này. Mọi người sẽ ỉa, đái... Ông đã không làm điều gì rất nguy hiểm đâu. Về nhà đi, nghỉ ngơi cho đã vào nhé.'
Người này về nhà. Lần đầu tiên ông ta tuyệt đối phân vân: đáp ứng của Phật là không được trông đợi thế, ông ta không thể nào hiểu được điều đó. Ông ta kêu, ông ta khóc. Đến tối ông ta quay lại, ông ta phủ phục dưới chân Phật, và ông ta nói, 'Thứ lỗi cho tôi!'
Phật nói, 'Không có vấn đề ta thứ lỗi cho ông, bởi vì ta đã không giận ngay chỗ đầu tiên. Làm sao ta có thể tha thứ cho ông được? Nhưng điều đó là tốt - ông trông bình thản và yên tĩnh hơn đấy. Ta sung sướng. Ta không thể tha thứ cho ông được, rất tiếc, bởi vì ta đã không giận dữ ngay chỗ đầu tiên. Nhưng ta sung sướng, cực kì sung sướng, khi thấy rằng ông đã trở nên được hoà hợp, thấy rằng ông đã đạt tới trạng thái hài hoà, thấy rằng ông lại thành lành mạnh. Đi một cách hạnh phúc đi, và nhớ điều đó: đừng bao giờ làm những hành động như thế lần nữa, bởi vì đó là cách ông cứ tạo ra địa ngục cho bản thân mình.'
Lánh xa khỏi điều ác. Lánh xa, lặp đi lặp lại, trước khi buồn khổ xảy đến cho ông. Nhiều, nhiều lần tâm trí sẽ gợi ý cho bạn, 'Làm cái này, làm cái nọ.' Nhiều, nhiều lần bạn nhất định quên. Nhiều, nhiều lần bạn sẽ không có khả năng nhớ điều Phật đã nói, điều tôi đang nói cho bạn. Cho nên bạn sẽ phải nhớ đi nhớ lại. Từ từ, từ từ việc nhớ lại sẽ lắng đọng, sẽ trở thành ánh sáng trong bản thể bạn. Thế thì bạn sẽ không được trông đợi nhớ nữa; nó sẽ đơn giản có đó. Nó sẽ chiếu lên con đường của bạn như tia sáng. Nó sẽ chỉ cho bạn con đường; nó sẽ giúp bạn tránh lối cụt. Và một khi việc nhớ lại lắng đọng sâu bên trong bạn và điều hại trở thành không thể được, điều ác trở thành không thể được, và điều thiện trở thành tự nhiên, tự phát, bạn đã đi vào trong thiên đường hoa sen.
Nó không phải là ở đâu đó khác - nó là ở đây. Nó là việc thay đổi thái độ của bạn, cách nhìn của bạn. Chẳng cái gì khác thay đổi trong thế giới này, mọi thứ vẫn còn như cũ, nhưng bạn không còn như cũ nữa. Không phải là bạn được đưa tới thế giới khác đâu - vẫn cùng thế giới đó tiếp tục thôi, nhưng cách nhìn của bạn không còn như cũ nữa. Cái nhìn của bạn vào cùng một thứ theo cách mới, theo phong thái mới. Phong thái đó là tính chất sannyas, cách thức đó là tính chất sannyas.
Để trái tim ông làm điều thiện. làm đi làm lại nó,
và ông sẽ được tràn đầy vui vẻ.
Dịch chuyển tâm thức bạn từ đầu tới tim đi. Tâm trí muốn làm điều hại, nó sống từ điều hại; và trái tim muốn làm điều thiện, nó sống, nuôi dưỡng qua điều thiện.
Để trái tim ông làm điều thiện. Chú ý khác biệt! Bây giờ ông ấy không nói đưa tâm trí bạn vào làm điều thiện. Tâm trí không thể được đưa vào làm điều thiện; ngay cả bạn cố gắng làm qua tâm trí bạn sẽ vẫn làm điều ác, bạn sẽ làm điều xấu. Làm điều thiện không nằm bên trong khả năng của tâm trí.
Bạn có thể thấy điều đó xảy ra trên khắp thế giới. Các nhà khoa học muốn làm điều tốt; đó là lí do tại sao họ làm việc miệt mài nhiều năm, nghiên cứu, và tìm ra nguồn năng lượng nguyên tử. Albert Einstein đã muốn làm điều tốt. Ông ấy đã viết một lá thư cho tổng thống Mĩ, Roosevelt, nói rằng 'Bây giờ năng lượng nguyên tử là sẵn có và bom nguyên tử có thể được chế tạo. Và chính bởi việc làm bom nguyên tử mà Mĩ sẽ mạnh tới mức sẽ không cần đánh nhau nữa. Chỉ sức mạnh này sẽ là đủ - kẻ thù sẽ trở nên sợ tới mức Hitler và Tojo và Mussolini sẽ đầu hàng theo cách riêng của họ.'
Đây là điều tâm trí logic nghĩ tới. Nhưng cuộc sống không tuân theo logic, cuộc sống không tuân theo tâm trí. Albert Einstein hối hận cả đời, bởi vì sâu bên dưới ông ấy cảm thấy ông ấy chịu trách nhiệm cho Hiroshima và Nagasaki. Ông ấy đã viết bức thư đó... và các chính khách lập tức nhảy vào khám phá này. Và một khi sức mạnh này vào trong tay của các chính khách, họ chẳng thèm quan tâm; thế thì họ sẽ không nghe Albert Einstein. Thế thì ai còn quan tâm? - bây giờ sức mạnh này là ở trong tay họ.
Và bạn có biết không, thực ra, những người chuyên vào các vấn đề chiến tranh nói rằng Nagasaki và Hiroshima không cần chút nào. Nhật Bản sắp sửa đầu hàng trong vòng một tuần lễ; vấn đề chỉ là một tuần nữa thôi. Và nếu bạn đã chịu đựng được chiến tranh trong nhiều năm, vội gì? Nhưng Mĩ muốn phô trương sức mạnh của mình cho thế giới.
Các chính khách đều rất trẻ con, ấu trĩ. Thực ra, nếu một người chưa trưởng thành và trẻ con người đó sẽ không là chính khách ngay chỗ đầu tiên. Khi bạn có cái gì đó, bạn muốn khoe nó với thế giới; bằng không phỏng có ích gì mà có nó? Một trăm nghìn người bị giết ở Hiroshima trong vòng năm giây, không có lí do nào khác hơn là để phô trương với thế giới rằng Mĩ đã có bom nguyên tử.
Albert Einstein đã sống và chết trong hối hận sâu sắc. Khi ông ấy sắp chết ai đó hỏi, 'Nếu Thượng đế cho ông cơ hội khác, ông sẽ làm gì, ông sẽ định là gì? Ông có lại là nhà khoa học, nhà vật lí học, để cho ông có thể tiếp tục công trình chưa hoàn thành của mình?'
Einstein mở mắt ra và nói, 'Không, không bao giờ! Thay vì làm nhà vật lí học tôi muốn làm thợ ống nước. Thế là đủ rồi!'
Khoa học là nỗ lực của tâm trí, cố gắng của tâm trí; do đó khoa học đã tạo ra quyền năng lớn. Nhưng quyền năng này đang quay sang chống lại bản thân con người. Khoa học đã phá huỷ toàn bộ sinh thái, nó đã phá huỷ toàn thể hành tinh. Nó đang phá huỷ con người - và nhân danh điều tốt lành! Và nhà khoa học nghĩ họ là người phục vụ lớn lao của nhân loại, họ đang giúp cho nhân loại trưởng thành, tiến hoá, trở nên ngày một mạnh hơn. Họ đơn giản tạo ra tình huống mà trong đó hành tinh này sẽ trở thành gần như không thể nào sống được trên nó. Họ đang tạo ra tình huống mà nhân loại có thể tự tử. Họ có thể phá huỷ toàn thể hành tinh này... bởi vì toàn thể nỗ lực đều bắt nguồn từ tâm trí.
Chúng ta cần khoa học được bắt rễ trong trái tim và không trong tâm trí. Chúng ta cần một loại khoa học hoàn toàn khác được bắt rễ trong thiền và không trong tập trung. Chúng ta cần một phẩm chất mới toàn bộ cho khoa học: phẩm chất của tôn giáo.
Chừng nào khoa học còn chưa có hương vị của tôn giáo, tính thiền, tình yêu, chừng nào nó còn chưa nảy sinh từ trái tim, nó sẽ không trở thành phúc lành cho nhân loại hay cho thế giới. Nó sẽ là tai hoạ - bất kể điều gì các nhà khoa học nghĩ họ đang làm. Họ nghĩ họ đang làm công việc lớn lao, công việc nhân loại lớn lao. Họ đang hi sinh cuộc sống của mình vì nhân loại. Và tôi không nói rằng họ là những người không chân thành - họ là những người chân thành, nhưng hướng của họ sai.
Phật lập tức thay đổi từ này. Ban đầu ông ấy dùng từ 'tâm trí'. Bây giờ ông ấy nói: Để trái tim ông vào việc làm thiện. Làm đi làm lại nó, và ông sẽ được tràn đầy vui vẻ.
Vui vẻ là sản phẩm phụ cũng như buồn khổ là sản phẩm phụ. Buồn theo sau như cái bóng khi bạn làm điều gì đó sai và vui theo sau như cái bóng khi bạn làm điều gì đó thiện. Để những điều này là tiêu chí. Nếu bạn đang khổ, nhớ lấy - bạn phải đang làm điều gì đó sai.
Nhưng mọi người rất tinh ranh, tâm trí họ rất tinh ranh. Nếu bạn khổ tâm trí nói, 'Người khác đang làm điều sai với mình, đó là lí do tại sao mình lại khổ.' Nó không phải vậy - chẳng ai có thể làm cho bạn khổ được. Vâng, họ có thể giết bạn, nhưng không ai có thể làm cho bạn khổ được. Bạn có thể giết tôi nhưng bạn không thể làm tôi khổ được. Tôi sẽ chết trong cùng trạng thái phúc lạc mà tôi đang sống. Sẽ không có khác biệt chút nào. Bạn có thể đầu độc tôi nhưng bạn không thể đầu độc tâm thức của tôi được. Bạn có thể phá huỷ thân thể - cái đằng nào cũng sắp bị phá huỷ sớm hay muộn - nhưng bạn không thể phá huỷ được tôi. Cái đó ở bên ngoài việc phá huỷ.
Không ai có thể làm cho bạn khổ được và không ai có thể làm cho bạn phúc lạc được. Điều đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn, điều đó phụ thuộc toàn bộ vào bạn. Bạn chịu trách nhiệm cho khổ của bạn và bạn chịu trách nhiệm cho vui vẻ của bạn. Nhận lấy trách nhiệm này đi, chấp nhận trách nhiệm này đi. Chấp nhận trách nhiệm này một cách toàn bộ, một trăm phần trăm, là trở thành người tôn giáo, là được điểm đạo vào điều tôi gọi là tôn giáo.
Chính khách bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên người khác và người tôn giáo nhận trách nhiệm toàn bộ lên vai mình.
Người ngu sướng
khi điều ác của người đó chưa quay lại chống người đó.
Và người thiện có thể khổ
khi tính thiện của người đó chưa nở hoa.
Để nhắc nhở bạn, Phật nói rằng đôi khi bạn có thể gặp người ác rất sung sướng, và ngược lại: đôi khi bạn có thể thấy người tốt rất bất hạnh. Nhưng đừng bị lừa bởi vẻ bên ngoài đó. Người ngu sướng khi điều ác của người đó chưa quay lại chống người đó.
Phải mất chút thời gian. Nếu bạn gieo hạt mầm, sẽ mất chút thời gian gian cho chúng mọc lên và đem tới quả. Điều ác có thể mang vị ngọt lúc ban đầu nhưng bao giờ cũng chứng tỏ là độc hại lúc cuối. Và hành động thiện có thể không có vẻ ngọt thế lúc ban đầu bởi vì cần thời gian để nó nở hoa, cần chút ít thời gian để nó toả ra hương thơm, nhưng đến cuối cùng nó bao giờ cũng ngọt.
Phật đã nói: Nếu ông thấy người ác sung sướng, đợi thêm chút ít; chóng thôi, sớm hay muộn, ông sẽ thấy rằng người đó đã đào nấm mồ cho bản thân mình. Và nếu ông thấy người tốt đang khổ, đừng lo: đó là nhiệm vụ đi lên núi. Khi bạn đi lên núi có chút ít khó khăn, gian nan; bạn vã mồ hôi, bạn cảm thấy mệt, nhưng một khi bạn đã lên tới đỉnh bạn có thể thảnh thơi và nghỉ ngơi.
Nhưng người ngu cứ nghĩ rằng họ sung sướng bởi vì điều ác của họ. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng mọi người rất không thông minh trong việc nhìn vào nguyên nhân sâu xa của các kiếp sống của họ.
Trong các bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi, thậm chí mãi cho tới bây giờ người ta vẫn tin rằng việc sinh ra con cái chẳng liên quan gì tới việc làm tình, với giao hợp - bởi vì lỗ hổng là chín tháng. Trong nhiều thế kỉ họ đã từng cho sinh con cái, nhưng họ chưa gắn nguyên nhân với hậu quả. Họ nghĩ đứa con được sinh ra bởi vì ân huệ của Thượng đế hay bởi nghi lễ tôn giáo mà tu sĩ đã làm nhân danh họ. Khi họ đi tới biết lần đầu tiên rằng cả thế giới nghĩ khác, họ cười; họ nghĩ cả thế giới này ngu. Làm tình có liên quan gì tới sinh con cơ chứ? - bởi vì mọi lúc bạn làm tình bạn đâu có được đứa con.
Điều đó có vẻ logic! Và bạn làm tình hôm nay và đứa trẻ tới sau chín tháng - và những người nguyên thuỷ đó chưa có lịch, chẳng có đồng hồ nào; họ không thể đếm thời gian được. Chín tháng là không thể tính được; họ không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, cho nên họ chưa bao giờ có khả năng kết nối nguyên nhân với hậu quả.
Và đây là tình huống về điều ác và kết quả tuyệt đối không tránh khỏi của nó, buồn khổ. Bạn có thể làm điều ác hôm nay, và nó là rất tốt và mọi thứ trông đều đẹp, và bạn không thể thấy được cái gì xấu nảy sinh từ nó. Và sâu bên dưới bạn biết tất cả chư phật này đều sai - luật nghiệp ở đâu?
Nhiều lần mọi người tới tôi và họ nói, 'Chúng tôi thấy rằng người ác cứ phát đạt mãi. Sao vậy? Và chúng tôi thấy rằng người tốt cứ khổ mãi. Sao vậy? Điều đó là đủ chứng minh rằng không có Thượng đế, điều đó là đủ chứng minh rằng không có luật nghiệp. Điều đó là đủ chứng minh rằng mạnh là đúng, bất kì ai mạnh đều đúng.' Nó không phải vậy đâu. Người ta chỉ cần kiên nhẫn thêm chút ít. Nhưng người ngu có logic riêng của họ - tính ngu có logic riêng của nó, nhớ lấy.
Gilligan, Frizzoli và Lieberman đang kể chuyện về cách họ bị nhận lầm là những người vĩ đại.
Người Ai len nói, 'Tôi đang bước đi trên phố thì một anh chàng hét lên, 'Xin chào, Thánh Patrick!''
Người Italia nói, 'Điều đó chưa là gì cả. Tôi đang đứng ở góc phố, một người đi qua và nói, 'Xin chào, Mussolini!''
'Điều đó chưa là gì cả,' người Do Thái nói. 'Khi tôi bước qua công viên sáng nay, một cảnh sát la lên với tôi, 'Jesus Christ, bước ra khỏi thảm cỏ ngay!''
Người ngu có logic riêng của người đó. Thực ra người ngu có thể còn logic hơn - ít nhất cũng có vẻ logic hơn - so với người trí huệ, bởi vì người trí huệ sẽ có tính ngược đời.
Phật nói: Nhớ rằng phải mất chút thời gian để hạt mầm lớn lên đâm chồi, trở thành cây. Đợi xuân tới, và thế rồi hoa tới.
Người ngu sướng khi điều ác của người đó chưa quay lại chống người đó. Điều đó bao giờ cũng quay lại chống người ngu, nó nhất định quay lại. Đó là luật tự nhiên, điều đó không thể nào tránh được, bạn không thể thoát được nó.
Zimmerman, trong chuyến đi kinh doanh tới Tokyo,
đã ăn trưa với một người bạn Nhật Bản.
'Người Mĩ các anh không biết cách làm tình,' người phương Đông nói. 'Ở Nhật Bản chúng tôi lên giường với vợ, bắt đầu làm tình; sau vài phút chúng tôi dừng lại, trở dậy uống trà nóng. Thế rồi trở lại giường, làm tình trong mười phút, rồi lại dậy và ăn bát cơm. Rồi làm tình thêm nữa, lại dậy, đi tắm cùng nhau. Thế rồi cuối cùng chúng tôi chấm dứt hành động này.'
Hai tuần sau, quay trở về Brooklyn, Zimmerman lên giường với vợ mình và bắt đầu làm tình với cô ấy. Đột nhiên anh ta dừng lại và nói, 'Chúng ta đi uống trà đi.'
'Anh có khùng không đấy?' cô ấy nói.
'Tiếp tục đi,' anh ta nài nỉ. Chẳng mấy chốc họ trở lại giường và sau một chốc anh ta dừng lại và nói, 'Bây giờ chúng ta đi ăn bánh mì kẹp thịt bò hun khói.'
'Anh có gàn không đấy?' vợ anh ta kêu lên.
Họ trở lại giường và sau vài phút Zimmerman nói, 'Bây giờ chúng đi tắm cùng nhau.'
Khi họ kết thúc đôi Do Thái trở lại phòng ngủ và kết thúc việc làm tình của họ.
'Này,' Zimmerman nói, 'Em nghĩ gì về điều đó?' 'Tuyệt vời,' vợ anh ta đáp. 'Nhưng anh đã học giao cấu như người Nhật Bản ở đâu vậy?'
Bạn có thể cứ tin rằng bạn rất trí huệ nhưng nếu bạn là người ngu, bạn vẫn cứ là người ngu thôi. Niềm tin của bạn sẽ bị phá huỷ sớm hay muộn bởi chính bản thân cuộc sống. Cuộc sống không biết tới ngoại lệ. Và đây là một trong những luật nền tảng nhất. Aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng: rằng người ác nhất định chịu đau khổ sớm hay muộn, và nó sẽ sớm hơn chứ không muộn hơn; và người tốt sẽ được ân huệ bởi tất cả mọi phúc lành của sự tồn tại.
Đừng làm nhẹ thất bại của ông, khi nói, 'Chúng là gì với tôi?'
Bình đầy bởi từng giọt.
nên người ngu thành đầy ắp những điên rồ.
Đừng làm nhẹ thất bại của bạn. Đừng nói, 'Đây là việc nhỏ thôi. Một việc nhỏ bé không thể có nhiều hậu quả được.' Nhưng từng giọt một bạn có thể tạo ra cả đại dương đấy! Đại dương không là gì ngoài việc tích luỹ các giọt nước, cho nên bạn phải nhận biết trong từng hành động; trong mọi chi tiết của cuộc sống của mình, bạn đều phải tỉnh táo và nhận biết.
Đừng xem thường đức hạnh,
bằng việc nói, 'Chúng không là gì.'
Bình đầy bởi từng giọt.
nên người trí huệ thành đầy ắp đức hạnh.
Nhớ lấy, cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé, không có điều lớn lao đâu. Những điều nhỏ bé tích luỹ lại trở thành điều lớn. Một hành động có thể trông không mấy ý nghĩa dù là ác hay thiện. Một nụ cười có thể có vẻ không quan trọng mấy, nhưng nụ cười là một phần của một quá trình dài lâu. Một đoá hoa không phải là vòng hoa, chắc chắn, nhưng sẽ không có vòng hoa nào nếu không có từng đoá hoa được gắn lại với nhau.
Đừng coi thường thất bạn của bạn, đừng coi thường hành động tốt của bạn. Từng và mọi hành động đều có ý nghĩa: nếu nó xấu bạn sẽ khổ; nếu nó tốt bạn sẽ tận hưởng cuộc sống. Và tận hưởng cuộc sống là cách duy nhất để biết rằng Thượng đế hiện hữu. Chính là chỉ trong phúc lạc mà bằng chứng mới tới nói lên rằng Thượng đế hiện hữu. Không có bằng chứng logic cho Thượng đế, nhưng khi bạn tràn ngập với vui vẻ, khi bạn có thể nhảy múa với vui vẻ, trong điệu vũ đó lòng biết ơn nảy sinh theo cách riêng của nó. Việc cảm ơn, lời cầu nguyện, được sinh ra, và trong lời cầu nguyện đó bạn được tái sinh. Trong lời cầu nguyện đó không chỉ bạn được tái sinh đâu, Thượng đế được sinh ra nữa.
Cuộc sống bao gồm những điều nhỏ bé, và bạn phải biến đổi từng điều nhỏ bé qua nhận biết, quan sát, tỉnh táo của mình thành hành động đẹp. Thế thì những việc bình thường có thể trở thành phi thường.
Một Thiền sư được hỏi, 'Thầy thường hay làm gì trước khi thầy trở nên chứng ngộ?'
Ông ấy nói, 'Ta hay bổ củi và lấy nước từ giếng.'
Và thế rồi ông ấy lại được hỏi, 'Bây giờ thầy làm gì khi thầy đã trở nên chứng ngộ?'
Ông ấy nói, 'Ta bổ củi và lấy nước từ giếng.'
Người hỏi đâm phân vân. Anh ta nói, 'Dường như thế thì chẳng có khác biệt gì.'
Thầy nói, 'Khác biệt là trong ta chứ. Khác biệt không trong hành động của ta, khác biệt là trong ta - nhưng bởi vì ta đã thay đổi, mọi hành động của ta đã thay đổi. Ý nghĩa của chúng đã thay đổi: văn xuôi đã trở thành thơ ca, đá đã trở thành buổi thuyết giảng, và vật chất đã hoàn toàn biến mất. Bây giờ chỉ có Thượng đế và không cái gì khác. Cuộc sống bây giờ là giải thoát cho ta, nó là niết bàn.'
Nhận xét
Đăng nhận xét