Chương 8. Bắt đầu một pha mới

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 01

Chương 8. Bắt đầu một pha mới

Câu hỏi thứ nhất:

Thưa Thầy kính yêu,

Tôi chưa bao giờ được hài hoà bởi nhạc cổ điển, và các phòng tranh nghệ thuật làm tôi chán đến ngờ nghệch. Cho nên, liệu có thể đi từ tầng thứ nhất, cái đầu, tới tầng thứ ba, trung tâm không và có thể có một loại phớt lờ mọi rác rưởi thẩm mĩ không?

Nirgun, có đấy, điều đó đúng: nhân danh thẩm mĩ, có nhiều rác rưởi. Nhưng khi tôi dùng từ ‘thẩm mĩ’ tôi không ngụ ý rác rưởi đã được thu thập trong các bảo tàng và phòng tranh nghệ thuật.

Khi tôi dùng từ ‘thẩm mĩ’ tôi ngụ ý một phẩm chất trong bạn. Nó không liên quan gì tới các vật thể - tranh vẽ, âm nhạc, thơ ca - nó có cái gì đó liên quan tới phẩm chất trong bản thể bạn, nhạy cảm, tình yêu cái đẹp, nhạy cảm với hình thể và mùi vị của mọi vật, với điệu vũ vĩnh hằng đang diễn ra tất cả xung quanh, nhận biết về nó, im lặng để nghe thấy tiếng cúc cu này vọng tới từ xa xa...

Đấy không phải là rác rưởi: đấy chính là cốt lõi của sự tồn tại.

Nhưng tôi có thể hiểu rằng bạn phải đang phát chán với cái gọi là âm nhạc cổ điển và tranh vẽ được sưu tập trong các phòng tranh nghệ thuật. Và bạn phải có chút ít phân vân tại sao mọi người cứ nói nhiều thế về tất cả những điều vô nghĩa này.

Thẩm mĩ chỉ là cách tiếp cận nghệ thuật tới cuộc sống, viễn kiến thi ca. Việc thấy mầu sắc toàn thể đến mức từng cây cối đều trở thành bức tranh, đến mức từng đám mây đều đem tới sự hiện diện của Thượng đế, đến mức các mầu sắc còn mầu hơn, đến mức bạn không còn cứ bỏ qua sự toả sáng của mọi vật, đến mức bạn vẫn còn tỉnh táo, nhận biết, yêu thương, đến mức bạn vẫn còn cảm nhận, đón chào, cởi mở. Đó là điều tôi muốn nói tới qua thái độ thẩm mĩ, cách tiếp cận thẩm mĩ.

Âm nhạc phải ở trong trái tim bạn, chính bản thể bạn phải mang tính âm nhạc, nó phải trở thành hài hoà. Con người có thể tồn tại như một hỗn độn hay như một hài hoà. Âm nhạc là con đường từ hỗn độn tới hài hoà. Con người có thể tồn tại như sự mất trật tự, bất hoà, chỉ ồn ào, bãi chợ, hay con người có thể tồn tại như ngôi đền, im lặng thiêng liêng, nơi âm nhạc tinh tú được nghe thấy theo cách riêng của nó, âm nhạc chưa được tạo ra đó được nghe thấy theo cách riêng của nó.

Thiền nhân gọi nó là âm thanh của cái vỗ tay của một bàn tay. Ở Ấn Độ, trong hàng thế kỉ các nhà huyền môn cứ nói mãi về anahatnad - âm thanh không được gõ. Nó có đó trong chính bản thể bạn; bạn không cần đi đâu để nghe nó. Nó là âm nhạc cổ đại nhất, và cũng là mới nhất nữa. Nó vừa cũ nhất vừa mới nhất. Và nó là âm nhạc của bản thể riêng của bạn, tiếng rền vang của sự tồn tại riêng của bạn. Và nếu bạn không thể nghe thấy nó, bạn bị điếc.

Và không có cách nào bỏ qua nó cả, Nirgun. Bạn có thể bỏ qua bảo tàng, bạn có thể bỏ qua phòng tranh nghệ thuật - thực ra, bạn cũng nên bỏ qua chúng. Bạn không cần phải lo nghĩ về nghệ thuật và phê bình nghệ thuật - quên tất cả những điều đó đi. Nhưng bạn phải trở thành một nghệ sĩ của bản thân cuộc sống.

Tôi nói Phật là nhà thơ, mặc dầu ông ấy chưa bao giờ soạn lấy một dòng thơ. Dầu vậy tôi vẫn cứ nhấn mạnh rằng ông ấy là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất đã từng sống cho tới giờ. Ông ấy không phải là một Shakespeare, một Milton, một Kalidas, một Rabindranath - không, không chút nào. Nhưng tôi vẫn nói: Shakespeare, Milton, Kalidas, Rabindranath, đều không là gì nếu so sánh với thơ ca của ông ấy. Cuộc sống của ông ấy là bài thơ của ông ấy - cách ông ấy bước, cách ông ấy nhìn vào mọi vật...

Mới đêm hôm nọ tôi bắt gặp một trong những phát biểu hay nhất của Thánh Teresa ở Avila. Bà ấy nói: Mọi điều bạn cần là nhìn. Toàn thể thông điệp của bà ấy được hàm chứa trong phát biểu đơn giản này: Mọi điều bạn cần là nhìn. Năng lực để nhìn - và bạn sẽ thấy Thượng đế. Năng lực để nghe - và bạn sẽ thấy âm nhạc của ngài. Năng lực để sờ - và mọi hình thể đều trở thành hình thể ngài. Chạm vào tảng đá và bạn thấy Thượng đế.

Đối tượng của nghệ thuật không phải là vấn đề: vấn đề là ở cách tiếp cận bên trong, ở viễn kiến - ở việc thấy mọi thứ một cách nghệ thuật. Và, Nirgun này, bạn có phẩm chất đó! Thực ra, bởi vì phẩm chất đó mà bạn chán âm nhạc cổ điển và bạn mới chán các phòng tranh - bởi vì theo một cách vô ý thức, theo một cách mò mẫm, bạn cảm thấy cái gì đó còn cao siêu hơn nhiều ở bên trong bạn. Nhưng bạn còn chưa nhận biết đầy đủ về nó.

Bỏ qua các phòng tranh nghệ thuật và bạn sẽ không mất gì cả. Nhưng bạn không thể bỏ qua tầng thẩm mĩ của bản thể bạn được: bạn phải đi qua nó. Bằng không bạn bao giờ cũng vẫn còn nghèo nàn; cái gì đó sẽ thiếu mất, cái gì đó có giá trị mênh mông. Chứng ngộ của bạn sẽ không bao giờ được toàn bộ. Một phần của bản thể bạn sẽ vẫn còn không được chứng ngộ; một góc của linh hồn bạn sẽ vẫn còn tối - và góc đó sẽ vẫn còn đè nặng lên bạn. Người ta phải trở nên được chứng ngộ toàn bộ. Không cái gì phải bị bỏ qua, không lối tắt nào được bịa thêm. Người ta phải đi rất tự nhiên qua mọi tầng, bởi vì mọi tầng đó đều là cơ hội để trưởng thành.

Nhớ điều đó: bất kì khi nào tôi dùng từ ‘âm nhạc’ hay ‘thơ ca’ hay ‘ tranh vẽ’ hay ‘điêu khắc’, tôi có nghĩa riêng của tôi.

Khi Helen Keller, một phụ nữ mù, tới Ấn Độ, bà ấy tới thăm Jawaharlal Nehru. Bà ấy bị mù, điếc. Bà ấy sờ mặt Nehru; bằng cả đôi bàn tay, bà ấy cảm thấy khuôn mặt Nehru, và bà ấy sung sướng vô biên. Bà ấy diễn đạt vui vẻ lớn lao của bà ấy. Bà ấy phát biểu, “Tôi đã cảm thấy cùng phẩm chất ở khuôn mặt Nehru như tôi đã cảm thấy khi tôi chạm vào những bức tượng La Mã đẹp - cùng cái mát mẻ và cùng tỉ lệ và cùng hình dạng.”

Bây giờ người phụ nữ này có trái tim của nhà điêu khắc - mù, điếc đấy, nhưng bà ấy có thiên tài của nghệ sĩ lớn. Bởi vì bà ấy điếc và mù, bà ấy phải tìm ra cách mới để cảm nhận cuộc sống. Và đôi khi tai hoạ chứng tỏ phúc lành. Bà ấy sẽ chạm vào nước, bà ấy sẽ cảm thấy cái mát mẻ của nó, luồng chảy của nó, cuộc sống của nó, rung động của nó. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nó, bởi vì bạn có thể thấy nước; bạn có thể nói, “Cái gì có đó?” Bởi vì bà ấy không thấy được, bà ấy chỉ có thể cảm thấy hình thể của tảng đá... bạn có thể thấy và bạn sẽ lỡ - bạn sẽ không cảm thấy hình thể của nó.

Đôi khi cũng cực kì có ý nghĩa là nhắm mắt lại và chỉ sờ vào tảng đá, và cảm thấy dường như bạn mù và bạn chỉ có tay và bạn phải dùng tay như mắt bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên - bạn ở trong ngạc nhiên. Lần đầu tiên bạn sẽ thấy rằng hình thể có chiều của riêng nó.

Bởi vì bà ấy không có mắt và tai, vị giác của bà ấy đạt tới tối đa. Bà ấy có thể cảm thấy hương của mọi vật, của mọi người. Bà ấy có thể phân biệt giữa cây này và cây khác chỉ bởi hương thơm của nó. Bà ấy thậm chí có thể phân biệt người chỉ bằng mùi của họ.

Bây giờ bà ấy có khiếu thẩm mĩ như bất kì Picasso, Dali, Van Gogh nào - hay thậm chí còn hơn thế nữa.

Nirgun, rác thẩm mĩ chắc chắn có đó, bởi vì bất kì cái gì con người tạo ra trong vô ý thức của mình nhất định là rác. Các bức tranh của Picasso biểu thị cho tâm trí của Picasso. Bây giờ con người này dường như là không lành mạnh đâu đó sâu bên dưới. Thực ra, tranh của ông ấy là một cách để vẫn còn lành mạnh; tranh của ông ấy là việc thanh tâm. Điều bạn làm trong Thiền Động, ông ấy làm qua tranh của mình: ném ra căng thẳng, những cơn ác mộng, tất cả những gì xấu xí có trong tâm trí. Nó phải được ném ra khỏi hệ thống, và nó có thể được làm qua việc vẽ rất dễ dàng.

Carl Gustav Jung hay bảo bệnh nhân của ông ấy vẽ. Và nhiều người không lành mạnh đã vẽ những bức tranh thật đẹp. Nhưng, chắc chắn, những bức vẽ đó là không lành mạnh! Làm sao người không lành mạnh có thể vẽ ra bức tranh lành mạnh được? Nó có thể có cái đẹp nào đó của riêng nó - cái đẹp của không lành mạnh - nó có thể có tỉ lệ cân xứng nào đó, bố trí mầu sắc nào đó, hay nó thậm chí có thể có viễn kiến nào đó, nhưng cái gì đó của sự không lành mạnh của người đó nhất định lơ lửng quanh đó. Và Jung trở nên nhận biết, dần dần, dần dần rằng qua việc vẽ người không lành mạnh có thể được giúp nhiều lắm - việc vẽ có thể trở thành việc trị liệu. Và chắc chắn ông ấy là đúng. Nếu bạn có thể vẽ cơn ác mộng của mình, bạn sẽ được tự do khỏi chúng. Đấy là cách diễn đạt! Diễn đạt bao giờ cũng đem tới tự do. Kìm nén đem tới tù túng, diễn đạt đem tới tự do. Và đây là một trong những cách đẹp đẽ để diễn đạt, vẽ.

Nếu bạn sợ chết, bị hành hạ bởi ý tưởng về cái chết, nếu bạn có những cơn ác mộng về cái chết, và bạn có thể vẽ nhiều bức tranh về cái chết, bạn sẽ gạt bỏ được các ý tưởng đó. Bạn đã mang chúng ra ý thức từ vô thức. Bất kì cái gì được đem ra ý thức từ vô thức, bạn được tự do khỏi nó.

Nhưng nhân loại đã từng làm chính điều ngược lại. Chúng ta đã được bảo từ hàng thế kỉ ném mọi thứ từ ý thức vào vô thức - đó là điều kìm nén là gì. Vâng, theo một cách nào đó, bạn dường như được tự do với chúng, nhưng không thực. Thực ra, chúng đã đi sâu hơn vào bạn, chúng đã chìm sâu hơn vào bạn. Chúng sẽ gây rắc rối cho bạn thậm chí còn hơn. Bây giờ chúng sẽ kiểm soát bạn từ vô thức và bạn sẽ thậm chí không nhận biết gì về chúng.

Toàn thể cách tiếp cận của phân tâm học là chống lại kìm nén: đem mọi thứ bị kìm nén trong vô thức ra ý thức. Điều đó có thể được làm theo nhiều cách. Phân tâm học là con đường dài nhất; phải mất ba năm, sáu năm, thậm chí mười năm. Thế nữa việc phân tích không bao giờ hoàn tất. Không có một người nào trong cả thế giới này mà việc phân tâm cho người đó được hoàn tất và kết thúc.

Điều đó không thể nào kết thúc được, bởi vì quá trình này là chậm. Hai lần một tuần hay ba lần một tuần bạn mới tới gặp nhà phân tâm; nằm trên chiếc tràng kỉ của nhà phân tâm, bạn ném rác của mình ra trong một giờ. Ông ta lắng nghe kiên nhẫn - ít nhất ông ta giả vờ rằng ông ta đang lắng nghe kiên nhẫn. Và bởi vì ông ta đang lắng nghe bạn cứ lôi nó ra. Ông ta động viên bạn, cho nên bạn cứ đào sâu thêm mãi, và bạn đem mọi thứ từ vô thức sang ý thức. Hiện diện của ông ấy, tri thức chuyên gia của ông ấy, tên tuổi ông ấy, thẩm quyền của ông ấy, làm cho bạn dũng cảm. Bạn không sợ đem những thứ đó lên, cái vốn làm cho bạn sợ hãi nếu bạn đem chúng lên khi bạn một mình - bởi vì bạn sẽ thấy bản thân mình đang bên lề của việc phát điên. Nhưng thẩm quyền của ông ấy và sự hiện diện của ông ấy... và điều đó có thể chỉ trong niềm tin của bạn thôi, bởi vì bản thân ông ấy có thể còn không lành mạnh bằng bạn hiện tại. Nhưng bạn có thể có niềm tin rằng ông ấy biết rằng ông ấy có khả năng giúp đỡ, rằng ông ấy có đấy, cho nên bạn không sợ; bạn có thể cứ đi và đào sâu vào trong vô thức của mình.

Bạn càng đem nhiều điều vào ý thức, bạn càng được tự do - điều đó rất nhẹ gánh. Nhưng một, hai hay ba lần một tuần bạn nhẹ gánh, và cả tuần bạn cứ thu thập lại. Việc làm trong ba giờ được hoàn tác; bạn lại như cũ. Điều đó trở thành cái vòng luẩn quẩn. Trong xã hội, trong gia đình, bạn lại tích luỹ kìm nén, và bạn tới nhà phân tích và bạn diễn đạt những kìm nén đó. Chút ít được nhẹ gánh, bạn trở lại trong xã hội - cùng xã hội đó, cũng những con người đó. Bạn nghe cùng tu sĩ đó, bạn đọc cùng tờ báo đó, bạn đi theo cùng những buổi tụ tập chính trị. Bạn vẫn là người cộng sản hay bạn vẫn là người Cơ đốc giáo. Vẫn vợ ấy, vẫn chồng ấy, vẫn con ấy, vẫn những người bạn có liên hệ ấy ... Lần nữa kìm nén xảy ra.

Đây là sự giảm nhẹ rất nhất thời.

Nhiều cách khác hiện đang được tìm ra. Vẽ là một trong những cách đó - có ý nghĩa hơn nhiều, bởi vì vô thức biết ngôn ngữ của hình ảnh chứ không biết ngôn ngữ của lời. Vô thức diễn đạt bản thân nó trong hình ảnh. Đó là lí do tại sao trong giấc mơ của bạn, vô thức của bạn diễn đạt bản thân nó thích hợp hơn nhiều. Do đó các nhà phân tâm muốn biết về giấc mơ của bạn ngày càng nhiều hơn. Mơ là ngôn ngữ hình ảnh, nguyên thuỷ, không phức tạp, hồn nhiên hơn. Và điều đó đích xác xảy ra khi bạn vẽ.

Vẽ là đem mơ của bạn ra ánh sáng - nó có thể có ích nhiều lắm. Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ nếu Picasso mà bị ngăn cản không được vẽ, ông ấy sẽ phát điên. Chính là việc vẽ đã cứu ông ấy - mặc dầu ông ấy không nhận biết rằng chính việc vẽ của ông ấy đã cứu ông ấy. Nhưng việc vẽ của ông ấy có tính chất điên khùng trong nó.

Nếu bạn nhìn vào tranh của Picasso và thiền về nó bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, bạn sẽ không cảm thấy được thảnh thơi. Và nếu bạn sống trong căn phòng mà mọi bức tường đều treo tranh của Picasso, có mọi nguy cơ rằng bạn sẽ gặp ác mộng, hay bạn có thể phát điên. Những bức tranh đó sẽ khêu gợi cái không lành mạnh của bạn.

Cho nên, Nirgin, bạn có thể tránh các phòng tranh nghệ thuật, bạn có thể bỏ qua Picasso, nhưng bạn không thể bỏ qua tầng thẩm mĩ của bản thể bạn. Bạn không thể bỏ qua chiều hướng thẩm mĩ; bằng không bạn sẽ vẫn còn nghèo nàn, thiên lệch, cái gì đó sẽ lỡ trong bạn. Và tôi không muốn bất kì cái gì bị lỡ trong sannyasin của tôi. Họ phải khoa học nhất có thể được. Tôi không ngụ ý - lại nhớ - rằng bạn phải trở thành nhà vật lí hay nhà hoá học hay nhà sinh học hay nhà lí sinh học. Tôi không ngụ ý điều đó! Khi tôi nói bạn phải là nhà khoa học, tôi ngụ ý bạn phải mang tính khoa học - đấy là biểu dụ. Bao giờ cũng nhớ: tôi đang nói theo biểu dụ, theo ví von, theo ngụ ngôn.

Bạn phải có tính khoa học. Để tiếp cận tới thế giới, thế giới khách quan, một cách đúng đắn, cách thức duy nhất là khoa học. Nếu Kinh Thánh nói rằng trái đất không tròn mà phẳng, đừng tin vào điều đó - hãy khoa học. Trái đất là tròn và không phẳng. Kinh Thánh không có quyền nói điều gì về cái gì đó khách quan. Kinh Thánh là sách tôn giáo; nó có chiều hướng riêng của nó. Đừng lẫn lộn những chiều hướng này.

Bởi vì lẫn lộn này đã nảy sinh những xung đột lớn giữa khoa học và tôn giáo. Không cần chút nào. Khoa học có thực tại riêng của nó, lãnh thổ riêng của nó. Đầu tiên các tu sĩ bắt đầu xen vào khoa học; bây giờ toàn thể câu chuyện lại đang được lặp lại theo trật tự đối lập. Bây giờ các nhà khoa học đang cố gắng xen vào thế giới của tôn giáo.

Đừng hỏi nhà khoa học liệu Thượng đế có tồn tại hay không - đó không phải là việc của ông ấy. Ông ấy biết gì về Thượng đế? Đó không phải là chiều hướng của ông ấy. Và bất kì cái gì ông ấy nói về Thượng đế đều đần độn cả; bất kì cái gì ông ấy nói đều sai.

Điều ấy cũng giống như hỏi bác sĩ lớn về thơ ca vậy - ông ấy có thể là bác sĩ lớn, bác sĩ trị liệu lớn, nhưng hỏi ông ấy về thơ chỉ bởi vì ông ấy là bác sĩ điều trị lớn là ngu xuẩn. Hay hỏi nhà thơ lớn về bệnh của bạn bởi vì ông ấy là nhà thơ lớn... bạn có thể thấy cái đần độn của nó. Bạn sẽ không tới nhà thơ lớn để được chẩn đoán chỉ bởi vì ông ấy là nhà thơ lớn. Bạn sẽ tới bác sĩ - ông ấy có thể không phải là nhà thơ chút nào.

Nhà khoa học không có quyền nói gì về nội tâm của nhân loại - đấy không phải là thế giới của ông ấy. Nhưng bây giờ ông ấy đang xen vào. Ông ấy đang làm cùng điều sai mà các tu sĩ đã làm trong nhiều thế kỉ.

Galileo bị giáo hoàng triệu tới, bị buộc trong tuổi già mà vẫn phải xin lỗi bởi vì ông ấy đã nói rằng không phải mặt trời quay quanh trái đất, mà trái đất quay quanh mặt trời. Bây giờ, điều đó là chống lại Kinh Thánh. Các linh mục rất tức giận: “Làm sao ông có thể phủ nhận Kinh Thánh? Ông là ai?” Trong tuổi già của mình - ông ấy đã bẩy mươi tuổi, ốm yếu, liệt giường - ông ấy bị buộc phải ra toà, ông ấy bị buộc phải quì xuống trước giáo hoàng, và ông ấy bị yêu cầu phải xin lỗi.

Ông ấy phải đã là người khôi hài, ông ấy phải đã có khả năng khôi hài lớn. Ông ấy nói, “Vâng, thưa các ngài, tôi xin lỗi. Tôi tuyên bố rằng Kinh Thánh là đúng, rằng trái đất không quay quanh mặt trời mà mặt trời quay quanh trái đất. Các ông ấy được thoả mãn chưa, thưa giáo hoàng?”

Và tất cả họ đều mừng. Họ nói, “Chúng tôi thoả mãn.”

Và thế rồi Galileo cười to. Ông ấy nói, “Nhưng dù tôi có nói gì đi chăng nữa, điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì - trái đất vẫn cứ quay quanh mặt trời. Phát biểu của tôi, chúng có nghĩa lí gì? Chúng có thể làm được gì? Tôi có thể làm được gì? Lời nói của tôi không ích gì cả - trái đất đâu có chịu nghe lời. Nhưng tôi xin lỗi, tôi sai và Kinh Thánh đúng. Nhưng nhớ cho rõ đây: trái đất quay quanh mặt trời - nó không có nghĩa vụ phải hoàn thành ham muốn của tôi. Tôi muốn nó đi theo như Kinh Thánh và theo như các ngài, nhưng tôi bất lực, hoàn toàn bất lực.”

Kinh thánh có nhiều phát biểu không khoa học, Veda có nhiều phát biểu không khoa học. Mọi kinh sách cổ đều có nhiều phát biểu không khoa học, bởi lí do nào đó: bởi vì trong những ngày đó không có khoa học như một hiện tượng tách biệt. Kinh sách tôn giáo là kinh sách duy nhất có sẵn. Cho nên người ta quen thu thập mọi thứ; bất kì tri thức nào có sẵn đều được thu thập vào trong kinh sách. Nó chứa nghệ thuật, nó chứa toán học, nó chứa địa lí, nó chứa lịch sử, nó chứa khoa học - nó chứa đủ mọi thứ sẵn có. Và tri thức ấy nhỏ bé đến mức nó có thể được hàm chứa trong một kinh sách.

Nhưng bây giờ, nhiều thế kỉ đã qua, con người đã trưởng thành, đã đến tuổi. Bây giờ, khoa học có thế giới riêng của nó. Chúng ta phải bỏ tất cả những gì là khoa học ra khỏi kinh sách tôn giáo - chúng không có liên quan gì tới nó. Khoa học không liên quan gì tới kinh sách tôn giáo hay chiều tôn giáo. Nhưng đây là cách tâm trí đần độn vẫn cứ cãi nhau.

Tôi muốn bạn có tính khoa học - khi có liên quan tới thế giới này, có tính khoa học. Khi có liên quan tới thực tại bên trong của bạn, có tính tôn giáo. Và có một thế giới nằm giữa hai điều này, thế giới ở giữa, thế giới tranh tối tranh sáng, nơi khách quan và chủ quan gặp nhau. Đó là thế giới của thẩm mĩ. Về thế giới đó, là nghệ sĩ đi, là nhà thơ, là nhạc sĩ.

Tất cả những chiều này được hoàn thành và bạn sẽ trở thành có tính tâm linh; tất cả những chiều này được làm phong phú lên sẽ làm cho bạn thành con người thứ tư, con người tâm linh. Các sannyasin của tôi phải là loại người thứ tư - được tích hợp, toàn thể. Không cái gì bị bỏ qua cả, Nirgun. Mọi thứ đều phải được sống, được yêu, được kinh nghiệm. Mọi thứ đều phải được hấp thu, để cho bạn trở nên giầu có nhất có thể được, để trở thành.

Câu hỏi thứ hai:

Thưa Thầy kính yêu,

Xin Thầy nói thêm đôi điều về thảnh thơi? Tôi nhận biết về căng thẳng sâu ở cốt lõi của tôi và ngờ rằng tôi có lẽ chưa bao giờ được thảnh thơi toàn bộ. Khi Thầy nói hôm nọ rằng thảnh thơi là một trong những hiện tượng phức tạp nhất có thể có, tôi thoáng thấy một tấm thảm phong phú trong đó các sợi của thảnh thơi và buông bỏ đan sâu với tin cậy, và thế rồi tình yêu tới trong nó, và chấp nhận, đi cùng luồng chảy, hợp nhất và cực lạc...

Anurag, thảnh thơi toàn bộ là điều tối thượng. Đó là khoảnh khắc khi người ta trở thành vị phật. Đó là khoảnh khắc của nhận ra, chứng ngộ, của tâm thức christ. Bạn không thể thảnh thơi toàn bộ ngay bây giờ được. Tại cốt lõi bên trong nhất căng thẳng vẫn còn dai dẳng.

Nhưng bắt đầu thảnh thơi đi. Bắt đầu từ chu vi - đó là nơi chúng ta đang hiện hữu, và chúng ta có thể bắt đầu chỉ từ nơi chúng ta đang hiện hữu. Thảnh thơi chu vi của bản thể bạn - thảnh thơi thân thể bạn, thảnh thơi hành vi của bạn, thảnh thơi hành động của bạn. Bước đi theo cách thảnh thơi, ăn theo cách thảnh thơi, nói, nghe theo cách thảnh thơi. Làm chậm lại mọi quá trình. Đừng vội vàng và đừng hấp tấp. Di chuyển dường như tất cả vĩnh hằng có sẵn cho bạn - thực ra, nó đang có sẵn cho bạn. Chúng ta ở đây từ lúc bắt đầu và chúng ta sẽ ở đây cho tới chính lúc kết thúc, nếu có bắt đầu và có kết thúc. Thực ra, không có bắt đầu và kết thúc. Chúng ta bao giờ cũng ở đây và chúng ta bao giờ cũng sẽ ở đây. Hình dạng cứ thay đổi, nhưng bản chất không đổi; lớp vỏ cứ thay đổi, nhưng linh hồn không đổi.

Căng thẳng có nghĩa là vội vàng, sợ hãi, nghi ngờ. Căng thẳng có nghĩa là nỗ lực thường xuyên để bảo vệ, để an ninh, để an toàn. Căng thẳng có nghĩa là chuẩn bị cho ngày mai từ bây giờ, hay cho kiếp sau - sợ ngày mai nên bạn sẽ không có khả năng đối diện với thực tại, cho nên phải được chuẩn bị. Căng thẳng có nghĩa là quá khứ mà bạn không sống một cách thực sự nhưng chỉ bỏ qua theo một cách nào đó; nó treo đấy, nó lơ lửng, nó bao quanh bạn.

Nhớ một điều rất cơ bản về cuộc sống: bất kì kinh nghiệm nào không được sống qua sẽ treo quanh bạn, sẽ còn dai dẳng: “Kết thúc tôi đi! Sống tôi đi! Hoàn thành tôi đi!” Có phẩm chất cố hữu trong mọi kinh nghiệm là nó dự định và muốn được kết thúc, được hoàn tất. Một khi được hoàn tất, nó sẽ bay hơi; chưa hoàn thành, nó còn dai dẳng, nó hành hạ bạn, nó ám ảnh bạn, nó hấp dẫn chú ý của bạn. Nó nói, “Cậu định làm gì về tớ đây? Tớ vẫn còn chưa được hoàn tất - hoàn thành tớ đi!”

Toàn thể quá khứ của bạn treo xung quanh bạn với những điều chưa được hoàn thành - bởi vì không cái gì đã được sống một cách thực sự. Mọi thứ bằng cách nào đó đã bị bỏ qua, được sống một phần, chỉ làng nhàng, theo cách hờ hững. Đã không có mãnh liệt, không có đam mê. Bạn đã đi như kẻ mộng du, người vừa đi vừa ngủ. Cho nên quá khứ treo đó, và tương lai tạo ra sợ. Và giữa quá khứ và tương lai hiện tại của bạn, thực tại duy nhất, bị nghiền nát.

Bạn sẽ phải thảnh thơi từ chu vi. Bước đầu tiên trong thảnh thơi là thân thể. Nhớ nhiều nhất có thể được là nhìn vào thân thể, liệu bạn có mang căng thẳng nào đó trong thân thể, ở đâu đó không - ở cổ, trong đầu, ở chân. Thảnh thơi nó liên tục. Đi tới phần đó của thân thể, và thuyết phục phần đó, hãy nói nó một cách yêu thương “Thảnh thơi đi!”

Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng nếu bạn tiếp cận tới bất kì phần nào của thân thể bạn, nó lắng nghe, nó tuân theo bạn - nó là thân thể của bạn! Với mắt nhắm, đi vào bên trong thân thể từ ngón chân cái tới đầu tìm xem chỗ nào có căng thẳng. Và thế rồi nói với phần đó như bạn nói với người bạn; để có đối thoại giữa bạn và thân thể bạn. Bảo nó thảnh thơi, và bảo nó, “Không có gì phải sợ. Đừng sợ. Tôi đang ở đây để chăm sóc - bạn có thể thảnh thơi.” Dần dần, dần dần bạn sẽ học được cái mẹo về nó. Thế thì thân thể trở nên được thảnh thơi.

Thế rồi lấy thêm bước nữa, sâu hơn một chút; bảo tâm trí thảnh thơi. Và nếu thân thể chịu nghe, tâm trí cũng chịu nghe, nhưng bạn không thể bắt đầu với tâm trí được - bạn phải bắt đầu từ chỗ bắt đầu. Bạn không thể bắt đầu từ giữa chừng được. Nhiều người bắt đầu với tâm trí và họ thất bại; họ thất bại bởi vì họ bắt đầu từ chỗ sai. Mọi thứ đều nên được tiến hành theo trật tự đúng.

Nếu bạn trở nên có khả năng thảnh thơi thân thể một cách tự nguyện, thế thì bạn sẽ có khả năng giúp cho tâm trí mình thảnh thơi một cách tự nguyện. Tâm trí là hiện tượng phức tạp hơn. Một khi bạn đã trở nên tin rằng thân thể chịu nghe theo bạn, thì bạn sẽ có tin cậy mới vào bản thân mình.

Bây giờ ngay cả tâm trí cũng có thể chịu nghe bạn. Sẽ mất thời gian lâu hơn chút ít với tâm trí, nhưng điều đó xảy ra.

Khi tâm trí được thảnh thơi, thế thì bắt đầu thảnh thơi trái tim bạn, thế giới của tình cảm, xúc động của bạn - mà thậm chí lại còn phức tạp hơn, tinh tế hơn nữa. Nhưng bây giờ bạn sẽ đi với tin cậy, với tin cậy lớn vào bản thân mình. Bây giờ bạn sẽ biết điều đó là có thể. Nếu điều đó là có thể với thân thể và là có thể với tâm trí, nó là có thể với trái tim nữa. Và chỉ thế thì, khi bạn đã đi qua ba bước này, bạn có thể lấy bước thứ tư. Bây giờ bạn có thể đi vào cốt lõi bên trong nhất của bản thể mình, cái ở bên ngoài thân thể, tâm trí, trái tim: chính trung tâm sự tồn tại của bạn. Và bạn sẽ có khả năng làm thảnh thơi nó nữa.

Và việc thảnh thơi đó chắc chắn đem lại vui vẻ lớn lao nhất có thể có, điều tối thượng trong cực lạc, việc chấp nhận. Bạn sẽ tràn đầy phúc lạc và hân hoan. Cuộc sống của bạn sẽ có phẩm chất của điệu vũ trong nó.

Toàn thể sự tồn tại đang nhảy múa, ngoại trừ con người. Toàn thể sự tồn tại đang trong khoảnh khắc rất thảnh thơi; chuyển động có đó, chắc chắn, nhưng nó hoàn toàn được thảnh thơi. Cây đang lớn lên và chim đang líu lo và sông đang chảy, sao đang dời: mọi thứ đang diễn ra theo cách rất thảnh thơi. Không vội vàng, không hấp tấp, không lo nghĩ, và không phí phạm. Ngoại trừ con người. Con người đã sa ngã thành nạn nhân của tâm trí mình.

Con người có thể vươn lên trên các thần và xuống thấp hơn con vật. Con người có phổ lớn. Từ cái thấp nhất đến cái cao nhất, con người là chiếc thang.

Anurag, bắt đầu từ thân thể đi, và thế rồi đi, dần dần, dần dần sâu hơn. Và đừng bắt đầu với bất kì cái gì khác chừng nào bạn chưa giải quyết trước hết điều nguyên thuỷ. Nếu thân thể bạn căng thẳng, đừng bắt đầu với tâm trí. Chờ đã. Làm việc trên thân thể. Và chỉ những điều nhỏ bé có ích mênh mông.

Bạn bước đi theo nhịp nào đó; điều đó đã trở thành thói quen, tự động. Bây giờ cố gắng bước chậm lại. Phật hay nói với các đệ tử của ông ấy, “Bước thật chậm, và đi từng bước rất có ý thức.” Nếu bạn đi từng bước đi rất có ý thức, bạn nhất định bước chậm. Nếu bạn chạy, vội vàng, bạn sẽ quên viêc nhớ. Do đó Phật bước đi rất chậm.

Thử bước rất chậm mà xem, và bạn sẽ ngạc nhiên - phẩm chất mới của nhận biết bắt đầu xảy ra trong thân thể. Ăn chậm, và bạn sẽ ngạc nhiên - có thảnh thơi lớn lao. Làm mọi thứ một cách chậm rãi... chỉ để thay đổi hình mẫu cũ, chỉ để thoát ra khỏi thói quen cũ.

Trước hết thân thể phải trở nên hoàn toàn thảnh thơi, giống như trẻ nhỏ, chỉ thế thì mới bắt đầu với tâm trí. Di chuyển một cách khoa học: trước hết là điều đơn giản nhất, thế rồi đến điều phức tạp, thế rồi đến điều phức tạp hơn. Và chỉ thế thì bạn mới có thể thảnh thơi tại cốt lõi tối thượng.

Bạn hỏi tôi, Anurag, “Xin Thầy nói thêm đôi điều về thảnh thơi? Tôi nhận biết về căng thẳng sâu ở trong cốt lõi của tôi và ngờ rằng tôi có lẽ chưa bao giờ được hoàn toàn thảnh thơi.”

Đó là tình huống của mọi con người. Điều tốt là bạn nhận biết - hàng triệu người không nhận biết về điều đó. Bạn được ân huệ là bạn nhận biết, bởi vì nếu bạn nhận biết thế thì cái gì đó có thể được làm. Nếu bạn không nhận biết, thế thì không cái gì là có thể. Nhận biết là bắt đầu của biến đổi.

Và bạn nói, “Khi hôm nọ Thầy nói rằng thảnh thơi là một trong những hiện tượng phức tạp nhất có thể có, tôi thoáng thấy một tấm thảm phong phú trong đó các sợi của thảnh thơi và buông bỏ đan sâu với tin cậy, và thế rồi tình yêu tới trong nó, và sự chấp nhận, đi cùng luồng chảy, hợp nhất và cực lạc...”

Vâng, Anurag, thảnh thơi là một trong những hiện tượng phức tạp nhất - rất giầu có, đa chiều. Tất cả những điều này là một phần của nó: buông bỏ, tin cậy, buông xuôi, yêu, chấp nhận, đi theo luồng chảy, hợp nhất với sự tồn tại, vô ngã, cực lạc. Tất cả những điều này là một phần của nó, và tất cả những điều này bắt đầu xảy ra nếu bạn học cách thảnh thơi.

Cái gọi là tôn giáo của bạn đã làm cho các bạn thành rất căng thẳng, bởi vì chúng đã tạo ra mặc cảm trong bạn. Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp cho bạn gạt bỏ tất cả mặc cảm và tất cả sợ hãi. Tôi muốn bảo bạn: không có địa ngục và không có cõi trời đâu. Cho nên đừng sợ địa ngục và đừng tham cõi trời. Tất cả những cái đang tồn tại là khoảnh khắc này. Bạn có thể làm cho khoảnh khắc này là địa ngục hay cõi trời - điều đó chắc chắn là có thể được - nhưng không có cõi trời hay địa ngục ở đâu đó khác. Địa ngục là khi bạn tất cả đang căng thẳng, và cõi trời là khi bạn tất cả đang thảnh thơi. Thảnh thơi toàn bộ là nơi thiên đường.

Câu hỏi thứ ba:

Thưa Thầy kính yêu,

Mỗi lần thầy nói về một thầy, tôi đã cảm thấy thầy đang trong tình yêu với thầy đó và thầy tuôn chảy qua lời kinh của thầy đó. Tuy thế trong loại bài nói này, tôi có cảm giác Thầy đang đứng tách rời Phật và không thực sự trong tình yêu với công việc của ông ấy. Có điều gì đó thay đổi hay tôi đang tưởng tượng ra mọi việc?

Nishant, bạn không tưởng tượng mọi điều đâu. Với tôi, bạn bao giờ cũng sẽ phải chuyển động - mọi sự sẽ thay đổi. Khi bạn trưởng thành lên, tôi sẽ bảo bạn những điều mà trước đấy tôi đã không thể bảo bạn được. Không phải là tình yêu của tôi với Phật ít đi đâu - tình yêu của tôi không thể nào ít hay nhiều được; tình yêu của tôi chỉ là tình yêu, nó là phẩm chất, nó không có chiều định lượng cho nó. Nó không bao giờ có thể ít hơn hay nhiều hơn được - nó đơn giản hiện hữu.

Tôi yêu Phật, tôi yêu Jesus, tôi yêu Zarathustra, tôi yêu Lão Tử, tôi yêu Patanjali - bởi vì tôi yêu... bởi vì tôi yêu các bạn, bởi vì tôi yêu cây cối, bởi vì tôi yêu chim chóc. Tình yêu của tôi không ít.

Và bạn hoàn toàn đúng là tôi đang đứng tách rời - tôi sẽ đứng tách rời ngày càng nhiều hơn trong tương lai. Tôi đang chuẩn bị cho giai đoạn mới. Công việc phải lấy bước nhảy lượng tử, và nhiều chuẩn bị được cần tới. Công trình này bây giờ phải lấy phẩm chất khác toàn bộ. Bây giờ tôi có mọi người cùng tôi với tin cậy lớn lao, với tình yêu, những người cam kết và buông xuôi.

Ban đầu tôi đã nói với quần chúng. Đó là một loại công việc khác toàn bộ: tôi đã đi tìm đệ tử. Nói với quần chúng, tôi đã dùng ngôn ngữ của họ; nói với quần chúng là nói với tầng lớp sơ cấp. Bạn không thể đi rất sâu được; bạn phải nói một cách không sâu sắc. Bạn phải nhìn vào người bạn đang nói với.

Thế rồi, dần dần, dần dần một vài người bắt đầu chuyển từ học viên thành đệ tử. Thế thì cách tiếp cận của tôi thay đổi. Bây giờ có thể trao đổi trên các mức cao hơn. Thế rồi các đệ tử bắt đầu chuyển thành sannyasin - họ bắt đầu trở nên cam kết, họ bắt đầu trở nên tham dự cùng tôi, với định mệnh của tôi. Cuộc sống của tôi trở thành cuộc sống của họ, bản thể tôi trở thành bản thể họ. Bây giờ trao đổi lấy bước nhảy: nó trở thành giao cảm.

Bây giờ tôi đã có đủ sannyasin... công việc sẽ phải đi sâu hơn.

Tôi đã nói về Phật trước đây, và tôi đã nói dường như tôi đơn giản cho phép ông ấy tuôn chảy qua tôi. Bây giờ điều này sẽ không là hoàn cảnh nữa. Loạt bài nói này là bắt đầu của một pha mới.

Nishant, bạn đã nghi ngờ đúng. Bây giờ tôi sẽ phải làm rõ ràng những điểm nào mà tôi khác với Phật, khác với Jesus, khác với Krishna. Tôi phải làm rất rõ ràng chỗ tôi khác với họ.

Hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua từ thời Phật. Rất nhiều điều đã xảy ra từ thời đó - nhiều nước đã chảy xuôi sông Hằng. Mọi thứ đã thay đổi! Nếu Phật vào thế giới này ông ấy sẽ không có khả năng nhận ra được rằng nó là cùng thế giới mà ông ấy đã ra đi.

Tôi thuộc về thế kỉ này. Trong hai mươi nhăm thế kỉ này nhiều điều mới đã được thêm vào. Chẳng hạn, Phật đã không biết gì về khoa học - ông ấy đã không thể biết được. Tôi không nói rằng ông ấy đáng ra phải biết - ông ấy không thể biết được! Điều đó là không thể được. Albert Einstein còn chưa xảy ra. Phật đã không nhận biết về nhiều điều mà chúng ta nhận biết, tôi nhận biết. Tôi phải tổ hợp tất cả những điều đó lại. Sigmund Freud và Karl Marx và Albert Einstein và nhiều người nữa đã phải được tổ hợp lại. Tôn giáo phải trở thành ngày càng giầu có hơn mỗi ngày.

Tôi sẽ phải làm cho rõ ràng chỗ tôi khác biệt. Tôi sẽ phải làm rõ ràng tôi đang cố gắng thêm cái gì nữa cho di sản kế thừa tôn giáo. Tôi sẽ không chỉ là phương tiện thêm nữa. Giai đoạn đó đã hoàn tất. Điều đó đã được cần từ trước tới giờ, bởi vì tôi muốn... những người yêu Phật, tôi muốn tiếp cận họ; những người yêu mến Mahavira, tôi muốn tiếp cận họ; những người yêu mến Jesus, tôi muốn tiếp cận họ.

Nhân loại bị chia rẽ: vài người theo Jesus, vài người theo Phật, vài người theo Krishna... vân vân. Không có những người tự do có sẵn. Tôi đã phải nhặt và chọn từ các giáo phái khác nhau, từ các cộng đồng khác nhau, từ các tôn giáo khác nhau. Cách duy nhất là: nói về con đường Phật đã nói, chỉ thế thì một vài Phật tử mới trở nên tham dự với tôi; bằng không điều đó là không thể được với họ, họ sẽ không hiểu tôi. Bây giờ họ đã trở nên tham dự với tôi, vấn đề sẽ hoàn toàn khác. Bây giờ tình yêu của họ đã nảy sinh với tôi, dễ dàng cho tôi nói chỗ tôi khác với Phật và họ sẽ có khả năng hiểu được. Điều đó sẽ không tạo ra rắc rối gì cho họ, điều đó sẽ không làm lẫn lộn họ.

Nhưng nhớ lấy, tình yêu của tôi không ít đi đâu bởi vì tôi đang đứng tách rời: tình yêu của tôi vẫn thế. Tình yêu của tôi sẽ không thay đổi; nó không phải là cái gì đó mà có thể thay đổi được. Nhưng điều này sẽ xảy ra ngày càng nhiều: tôi sẽ đứng tách rời và tách biệt.

Bây giờ tôi đã có người riêng của tôi. Và tôi phải làm rất rõ ràng chỗ tôi khác biệt, chỗ tôi cố đưa ra điều gì đó mới, điều gì đó hơn nữa; chỗ tôi cố làm giầu thêm cho di sản thừa kế, chỗ tôi đang đóng góp thêm. Và đôi khi tôi sẽ phải phê bình nữa - nhưng tôi yêu đến mức tôi có thể phê bình.

Đôi khi tôi định phê bình Phật, Mahavira, Jesus. Không phải là tôi không yêu họ - tôi yêu họ, bằng không tại sao tôi phải nói về họ? Cho dù tôi phê bình họ, điều đó nghĩa là tình yêu của tôi nhiều đến mức tôi sẽ dám nhận rắc rối đó, để phê bình họ.

Phật đã đem cho nhân loại rất nhiều điều, nhưng nhân loại là quá trình tiếp diễn. Và mọi điều xảy ra cho nhân loại đều đem tới các ưu điểm của nó và cũng đem tới cả nhược điểm của nó nữa.

Trong thế giới này, không cái gì có thể còn tuyệt đối thuần khiết. Khi trời mưa nước là thuần khiết. Khoảnh khắc nó chạm vào đất... thực ra ngay trước điều đó: khoảnh khắc nó đi vào trong bầu không khí, không khí ô nhiễm bắt đầu làm nhiễm bẩn nó. Trái đất này được bao quanh bởi tầng không khí dầy; khi nước đi vào trong tầng không khí này, nó bắt đầu trở nên bị ô nhiễm. Và khi nó rơi xuống đất nó trở thành bùn, nó trở thành bẩn. Dầu vậy nó vẫn là nước, nhưng nó không còn thuần khiết nữa.

Đó là điều xảy ra cho mọi chân lí. Khi Phật thốt ra điều gì đó, điều đó tuyệt đối thuần khiết. Khoảnh khắc nó được mọi người nghe thấy thì nó trở thành không thuần khiết. Khi nó được ghi lại - và nhớ nó được ghi lại mãi nhiều năm sau, sau ba trăm năm... bây giờ bạn có thể hình dung rằng mọi người có thể ghi lại sau ba trăm năm có đích xác là cùng điều Phật đã nói không? Điều đó là không thể được! Mọi người là mọi người; họ sẽ tự động phá huỷ nó, bóp méo nó - họ sẽ đem mầu sắc của riêng họ cho nó.

Ngày Phật chết, các tín đồ đã bị phân chia thành ba mươi sáu tông phái - ngay lập tức! Ba mươi sáu cách diễn giải. Không ai đồng ý về điều gì ông ấy đã nói, hay cho dù họ có đồng ý về từ ngữ, họ không đồng ý về nghĩa được trao cho từ ngữ.

Tôi nhớ:

Trong những năm cuối đời của mình, Sigmund Freud gọi tất cả đệ tử của ông ấy lại - những người quan trọng nhất, người chủ chốt. Ông ấy cảm thấy cái chết đang tới gần, ông ấy phải đã nghe thấy bước chân đầu tiên của cái chết, và ông ấy muốn có cuộc tụ tập lần cuối cùng.

Họ ngồi cạnh bàn, quãng ba mươi người từ khắp nơi trên thế giới - mọi đại đệ tử - và họ bắt đầu tranh luận về điều gì đó Freud đã nói vài ngày trước đây. Freud vẫn có đó! Ông ấy là chủ, nhưng họ quên hoàn toàn về Freud. Họ trở nên bị lôi cuốn vào trong tranh luận: ai đó nói điều này, và ai đó khác nói điều gì đó khác, rồi ai đó khác nữa mâu thuẫn với cả hai người này. Và họ cứ tranh luận về điều Freud thực sự ngụ ý... Và Freud quan sát, lắng nghe, và rồi kêu lên. “Dừng tất cả những điều vô nghĩa này đi! Các ông cho là ta chết rồi sao? Ta còn đây, đang hiện diện - sao các ông không hỏi ta nghĩa của ta là gì? Và nếu các ông làm điều này với ta trong khi ta còn sống, các ông sẽ làm gì khi ta chết? Các ông không bận tâm hỏi ta, và các ông phí hàng giờ trong tranh cãi lẫn nhau, đánh lộn, chọc tức nhau, làm phiền nhiễu nhau, quát tháo lẫn nhau... và thầy đang hiện diện!”

Và Freud không phải là người đã chứng ngộ. Nếu điều này có thể xảy ra cho một người chưa chứng ngộ, cái gì xảy ra cho Phật, người nói từ đỉnh cao nhất của sự tồn tại? Khoảnh khắc ông ấy thốt ra điều gì đó, nó không còn là giống như khi nó ở trong tim ông ấy nữa. Khi nó được nghe thấy, nó không còn là giống như khi nó được thốt ra nữa. Khi nó được diễn giải, nó là cái gì đó khác toàn bộ.

Nhiều lần tôi sẽ phê bình. Nhiều lần tôi sẽ bảo bạn về mọi ưu điểm và mọi nhược điểm đã xảy ra. Phật là chiều tôn giáo thuần khiết nhất, thuần khiết nhất có thể, nhưng làm sao tôi có thể tránh không nói rằng ông ấy là con người một chiều? Nếu tôi không nói điều đó, điều đó sẽ không đúng. Nếu tôi không nói điều đó, tình yêu của tôi với chân lí sẽ không toàn bộ. Tôi phải nói điều đó, rằng ông ấy là một chiều - thuần khiết nhất trong chiều của ông ấy, nhưng ông ấy thiếu các chiều khác.

Ông ấy không có đánh giá cao cái đẹp, không chút nào. Ông ấy không có đánh giá cao âm nhạc, không chút nào. Ông ấy không có đánh giá cao tình yêu, không chút nào. Chiều thẩm mĩ bị bỏ lỡ đi, ông ấy đã bỏ qua nó. Và ông ấy không có cách tiếp cận khoa học; ông ấy không thể có được - khoa học vẫn còn chưa phát triển đủ. Ông ấy là thuần khiết một chiều, nhưng một chiều.

Và bởi vì ông ấy là một chiều, toàn thể nước này đã vẫn còn là một chiều. Phật là một chiều, Mahavira là một chiều, Patanjali là một chiều. Mọi thầy tôn giáo vĩ đại của nước này đều là người tôn giáo. Họ đạt tới kinh nghiệm tôn giáo thuần khiết nhất, và họ cố gắng để chuyển đổi toàn thể nước này theo viễn kiến của họ. Nhưng nhược điểm là ở chỗ nước này trở thành nghèo. Không có khoa học không nước nào có thể trở thành giầu có được. Nước này trở thành xấu xí bề ngoài, đói kém, ốm yếu. Không có khoa học và công nghệ không nước nào có thể đẹp bên ngoài, mạnh khoẻ, sung túc.

Bây giờ, tôi không thể né tránh việc nhắc tới điều đó - việc đó sẽ là không đúng, và việc đó sẽ không phải nữa. Điều đó sẽ lừa bạn! Điều đó sẽ là tội lỗi chống lại nhân loại.

Đây là lúc ai đó phải có can đảm để nói ra điều đó! Không ai trên thế giới này đang làm điều đó, và thời gian đã chín muồi để ai đó nên hô to và nói rằng Phật, Mahavira, Patanjali, Lão Tử, là những người đẹp đẽ vô cùng, và họ đã đóng góp nhiều - nhân loại sẽ không được như nó hiện thế nếu thiếu họ - họ là chính linh hồn chúng ta, điều đó tuyệt đối đúng, nhưng vẫn có nhược điểm bởi vì họ tất cả đều là người một chiều. Các chiều khác vẫn còn bị tê liệt, què quặt. Và bây giờ thời điểm đã tới: các chiều khác phải được hoàn tất nữa.

Tôi muốn nước này trở nên giầu có, khoa học, công nghệ, lành mạnh, được nuôi dưỡng tốt - không chỉ nước này mà toàn thể nhân loại. Và tôi không thấy rằng điều đó là chống lại tôn giáo. Ngược lại: một nước càng giầu có nó càng có thể trở thành tôn giáo hơn - bởi vì giầu có đem lại cho bạn cơ hội, giầu có đem lại cho bạn tiện nghi, sự giầu có đem lại cho bạn thời gian và không gian và năng lượng, để đi vào nội tâm. Nếu bạn không đi, đó là trách nhiệm của bạn. Không có gì sai trong việc giầu có. Nếu một người giầu không có tính tôn giáo, người đó đơn giản là người xoàng xĩnh, đần độn; điều đó không có gì chống lại tính giầu có cả: nó đơn giản là chỉ dẫn rằng người đó là kẻ ngu xuẩn.

Nếu một người giầu không có tính tôn giáo, tôi gọi người đó là đần độn; và nếu một người nghèo có tính tôn giáo, tôi gọi người đó là thông minh, thực sự thông minh. Thông minh hiếm hoi được cần tới để người nghèo trở nên có tính tôn giáo. Khi Kabir trở thành có tính tôn giáo ông ấy biểu lộ nhiều thông minh hơn cả bản thân Phật - bởi vì không thể nào, gần như không thể nào trở thành có tính tôn giáo khi bạn nghèo. Khi bạn không biết giầu là gì, làm sao bạn có thể vượt ra ngoài chúng được? Người ta có thể đi ra ngoài một điều nào đó chỉ khi nó đã được kinh nghiệm; chỉ thông qua kinh nghiệm mà người ta mới vượt qua và siêu việt lên. Nếu ai đó siêu việt lên mà không kinh nghiệm cái gì đó, điều đó đơn giản có nghĩa là người đó đã có thông minh đến mức người đó học được từ kinh nghiệm của người khác; người đó không cần đi vào tất cả những điều này theo cách riêng của mình.

Kabir phải đã nhìn vào người giầu và thấy cái vô tích sự của tất cả điều đó. Do đó ông ấy đã vứt tham vọng đó, ham muốn đó. Phật là con vua; ông ấy đã sống giầu có, và qua kinh nghiệm ông ấy đã đi tới hiểu ra rằng tất cả đều vô tích sự và tất cả đều tiêu tan. Ông ấy đã đi qua kinh nghiệm riêng của mình: Kabir đã tới bằng việc quan sát kinh nghiệm của người khác. Chắc chắn, Kabir cần thông minh hơn.

Người nghèo có thể trở thành tôn giáo, nhưng xã hội nghèo không thể trở thành tôn giáo được. Người giầu có thể tránh tôn giáo, nhưng xã hội giầu không thể tránh được tôn giáo.

Bây giờ, chiều hướng mới này đã được thêm vào. Tôn giáo không cần tôn thờ nghèo nàn. Tôn giáo không cần an ủi người nghèo bằng việc nói những điều giả dối với họ, bằng việc an ủi họ, bằng việc đem cho họ các lí thuyết bịa đặt về các kiếp sống quá khứ và kiếp sống tương lai và định mệnh, vân vân. Toàn thể trái đất này bây giờ có khả năng để trở thành sung túc. Khoa học đã đưa ra biết bao nhiêu quyền năng - nhưng nó phải được dùng một cách đúng đắn!

Do đó tôi không ủng hộ cách tiếp cận Tây phương. Phương Tây đang bỏ lỡ linh hồn, chính linh hồn - nó chỉ là thân thể. Và mối nguy là ở chỗ các chính khách đần độn ở phương Đông đang bắt chước phương Tây.

Bây giờ, mọi quốc gia đều muốn tạo ra năng lượng nguyên tử - ngay cả ở Ấn Độ. Các nước nghèo như Ấn Độ và Pakistan, họ muốn tạo ra bom nguyên tử. Tại sao? Mọi người nghèo và chết đói.

Mới vài ngày trước đây, Ấn Độ đã phóng một vệ tinh, Bhaskar, vào bầu trời, để nghiên cứu... Các ngành công nghiệp không có điện, năm ngày trong tuần, các ngành công nghệp bị đóng cửa. Bạn không có điện, nhưng bạn phóng vệ tinh để nghiên cứu khả năng của bầu trời - để cạnh tranh, cạnh tranh ngu xuẩn.

Bây giờ có năm trăm vệ tinh nhân tạo đang bay quanh trái đất. Một trong chúng, Skylab của Mĩ, đang sắp rơi xuống vì nó đã tuột ra ngoài kiểm soát. Nó có thể tạo ra nguy hiểm lớn. Poona đang trên đường của nó; từ Bombay tới Poona, và từ Poona đi lên Kannada, nó sẽ rơi ở đâu đó. Và nó sẽ không rơi thành một mảnh tại một chỗ - ít nhất có năm trăm mảnh, và mỗi mảnh sẽ giống như một quả bom. Nó có thể rơi vào máy phát điện nguyên tử và có thể phá huỷ toàn thể trái đất.

Và tất cả năm trăm vệ tinh này, sớm hay muộn, đều sẽ lọt ra ngoài kiểm soát. Nếu vệ tinh Mĩ có thể lọt ngoài kiểm soát, nói gì đến vệ tinh của Ấn Độ? Mới hai năm trước đây, Ấn Độ đã phóng vệ tinh đầu tiên. Bây giờ nó vận hành giống như người Ấn Độ - tên của vệ tinh là Aryabhatta - bây giờ nó cứ cho các thông tin sai. Nó là sự phiền hà! Bạn không thể tin vào nó được. Ban đầu họ đã quen tin vào nó, nhưng thế rồi họ thấy rằng nó cho những thông tin tuyệt đối sai. Sao mà giống tâm trí Ấn Độ thế! Tiêu biểu thế! Bây giờ họ muốn vứt bỏ nó đi, họ muốn bắn rớt nó, nhưng nó sẽ không... nó cứ tiếp tục gửi thông tin. Bạn không thể bắn rơi nó được.

Các nước nghèo bắt chước phương Tây - toàn thể sự việc ngu xuẩn thế. Các nước nghèo chắc chắn cần nhiều hiểu biết khoa học, nhưng họ không cần các thiết bị khoa học phức tạp - cái đó không phải là nhu cầu của họ.

Và bây giờ khoa học đã làm lộ ra đủ năng lượng cho toàn thể trái đất được biến đổi thành thiên đường.

Phật đã đóng góp cực kì nhiều, nhưng như một hiệu quả phụ, ông ấy đã là một trong những nguyên nhân cho cái nghèo nàn của Ấn Độ. Tôi không thể bỏ qua sự kiện đó. Tôi phải phát biểu nó ra. Tôi đã không phát biểu điều đó từ trước tới nay, nhưng bây giờ tôi có người riêng của mình, những người sẽ hiểu.

Mahavira đã đóng góp cực kì lớn cho giầu có tâm linh của Ấn Độ, nhưng sản phẩm phụ của giáo huấn của ông ấy đã là cảnh nô lệ trong một nghìn năm; bởi vì giáo huấn của ông ấy là về không bạo hành, Ấn Độ trở thành một trong những nước hèn nhất trên thế giới.

Bây giờ, Krishna là đúng khi nói bỏ lại mọi thứ cho Thượng đế - theo chiều hướng tôn giáo đó là cách mọi thứ phải như vậy: tin cậy vào Thượng đế. Nhưng không theo chiều hướng khoa học - có một cơ chế hoàn toàn khác đang vận hành: hoài nghi, không tin cậy. Tin cậy là nền tảng cho thế giới tôn giáo, hoài nghi là nền tảng cho thế giới khoa học.

Krishna hoàn toàn đúng khi ông ấy nói với Arjuna, “Tin cậy Thượng đế! Buông xuôi cho Thượng đế. Tin cậy rằng bất kì cái gì ngài đang làm cũng là đúng.” Bây giờ hiệu quả phụ là gì? Hiệu quả phụ đã là: “Nếu bạn nghèo, tin cậy Thượng đế đi; nếu bạn ốm, tin cậy Thượng đế đi. Bất kì điều gì ngài làm đều đúng.” Đây là hiệu quả phụ. Theo chiều hướng tôn giáo điều đó hoàn toàn đúng, nhưng khi bạn đem nó vào chiều hướng khoa học nó trở thành tuyệt đối sai.

Bây giờ tôi phải nói điều đó. Và tôi biết tôi sẽ phải chịu đựng nhiều bởi những phát biểu này, bởi vì ở Ấn Độ mọi người không quen nghe bất kì phê bình nào về Krishna, Mahavira hay Phật - không, không chút nào.

Trước hết tôi sẽ làm rõ ràng cho bạn chỗ tôi khác biệt.

Và ngay đó tôi sẽ bắt đầu phê bình hiệu quả phụ nữa.

Nishant, đợi thêm một chút, bởi vì tôi phải bảo bạn toàn thể chân lí - toàn thể chân lí như nó vẫn thế, dù bất kì hậu quả nào. Tôi sẽ đánh giá cao bất kì cái gì đáng đánh giá cao và tôi sẽ kết án bất kì cái gì cần phải kết án.

Cái nghèo nàn, nô lệ, chịu đựng lâu dài của Ấn Độ không thể đơn giản được tha thứ, bỏ qua. Và Krishna, Mahavira và Phật không thể được tha thứ - họ chịu trách nhiệm. Nếu họ được ca ngợi bởi điều họ đã đóng góp cho tâm linh, họ phải bị phê bình nữa bởi vì họ là nguyên nhân gốc rễ cho sụp đổ của Ấn Độ.

Và bây giờ thời điểm đã tới khi mọi thứ nên được đặt vào đúng chỗ. Và vấn đề này cũng không chỉ là cho Ấn Độ: nó là vấn đề của toàn thể thế giới. Cũng giống như những người ngu xuẩn của Ấn Độ có thể bắt chước phương Tây, có những người ngu xuẩn phương Tây có thể bắt chước Ấn Độ và có thể cứ phạm phải cùng loại sai lầm mà Ấn Độ đã phạm phải trong quá khứ.

Chúng ta phải đặt mọi thứ cho tuyệt đối rõ ràng. Chúng ta phải rất rất vô tư. Đó là lí do tại sao, Nishant, bạn đang cảm thấy có khác biệt nào đó - có đấy. Bạn không tưởng tượng ra mọi thứ đâu. Công việc của tôi ở đây đang sắp đi vào pha mới, tôi đang đi vào pha mới. Trước khi công xã mới xảy ra, tôi đang chuẩn bị cho nó...

Câu hỏi cuối cùng:

Thưa Thầy kính yêu,

Tại sao tôi mệt mỏi vì dục?

Sandhan, dục là mệt mỏi - và đó là lí do tại sao tôi nói với bạn: Đừng tránh nó. Chừng nào bạn chưa biết cái đần độn của nó bạn sẽ không có khả năng gạt bỏ nó. Chừng nào bạn chưa biết cái lãng phí cùng cực của nó, bạn sẽ không có khả năng siêu việt lên trên nó.

Điều tốt là bạn đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi - đó là tự nhiên. Dục đơn giản có nghĩa là năng lượng đang bị tiêu tán đi xuống. Năng lượng này phải di chuyển lên trên, thế thì nó nuôi dưỡng. Thế thì nó mở ra kho báu không cạn trong bạn - aes dhammo sanantano. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục đi vào dục như người điên, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy bản thân bạn cạn kiệt hoàn toàn, bị phí hoài.

Một đôi mới cưới tới thác Niagara trong kì trăng mật. Khi họ tới nơi, họ lập tức vào một khách sạn và không ai biết gì về họ trong ba ngày, không dọn phòng hay điều gì. Sau một lúc người quản lí khách sạn thấy có chút lo nghĩ, thế là ông ta quyết định tới kiểm tra họ.

Ông ta gõ cửa, nghe thấy tiếng chạy gấp nhỏ trong phòng, và rồi một người đàn ông trông tái nhợt ra mở cửa chỉ mặc mỗi quần soóc. “Chúng tôi thấy lo lắng,” viên quản lí nói.

“Này, chúng tôi vừa mới cưới,” người đàn ông đáp.

“Tôi hiểu,” viên quản lí nói, “nhưng các ông có một kì quan vĩ đại trên thế giới...”

Vào lúc đó một giọng nhỏ bé từ cuối phòng ngắt lời ông ấy, “Nếu anh giơ cái đó cho tôi thêm một lần nữa, thì tôi sẽ nhảy qua cửa sổ đấy.”

Bạn không hiểu nó!... Ba ngày liên tục - người phụ nữ nhất định phải nhảy qua cửa sổ.

Con người có thể cứ sống một cách đần độn chỉ tới một chừng mực nào đó - bên ngoài mức đó người đó phải trở nên nhận biết về điều người đó đang làm cho bản thân mình. Sandhan, bây giờ là thời điểm rồi. Có nhiều điều quan trọng hơn nhiều trong cuộc sống so với dục. Dục không phải là tất cả. Nó có ý nghĩa, nhưng không phải là tất cả. Nếu bạn vẫn còn bị mắc bẫy trong nó bạn sẽ lỡ mọi vinh quang của cuộc sống.

Và tôi không chống lại dục, nhớ lấy. Đó là lí do tại sao giáo huấn của tôi có chút ít mâu thuẫn. Tôi là ngược đời. Tôi không thể đừng được điều đó bởi vì bản thân chân lí là ngược đời. Tôi không chống lại dục, bởi vì những người chống dục, họ bao giờ cũng sẽ vẫn còn dục. Tôi ủng hộ dục, bởi vì nếu bạn đi sâu vào trong nó bạn sẽ đi ra khỏi nó sớm. Bạn càng đi vào trong nó một cách có ý thức, bạn càng đi ra khỏi nó sớm hơn. Và cái ngày khi một người đi ra khỏi dục một cách toàn bộ là ngày của phúc lành lớn lao.

Điều tốt là bạn cảm thấy mệt mỏi. Bây giờ đừng đến bác sĩ để tìm thuốc nữa - điều đó không ích gì, hay điều đó chỉ có thể trì hoãn cái mệt mỏi của bạn thêm chút ít. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã đi tới điểm mà từ đó bạn có thể nhảy ra khỏi nó.

Phỏng có ích gì mà vẫn còn ở trong nó nếu bạn cảm thấy mệt mỏi? Ra khỏi nó đi! Và tôi không nói kìm nén nó! Khi bạn cảm thấy nhiều năng lượng về nó và bạn cố gắng thoát ra, sẽ có kìm nén. Nhưng khi bạn đã cạn kiệt và mệt mỏi và bạn thấy cái vô tích sự của nó, bạn có thể bước ra khỏi nó mà không kìm nén. Và việc bước ra khỏi dục mà không kìm nén là được tự do với nó.

Tự do khỏi dục là kinh nghiệm lớn. Tự do khỏi dục làm cho năng lượng của bạn thành có sẵn cho thiền, cho samadhi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho