Chương 4. Sách hướng dẫn của người điên

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 08

  
Chương 4. Sách hướng dẫn của người điên


Câu hỏi thứ nhất:

Thưa thầy kính yêu,

Tôi không biết liệu tôi đang đánh mất tâm trí hay mất thiền hay là cả hai.

Prem Arup, ân huệ lớn nhất là khi bạn đánh mất tâm trí và thiền cả hai. Mất tâm trí mới chỉ nửa đường; mục đích chưa được đạt tới. Người mất tâm trí bắt đầu níu bám lấy thiền; thiền trở thành tâm trí người đó.

Thiền trở thành của cải của người đó, kho báu của người đó - chắc chắn đẹp hơn tâm trí nhiều, vui vẻ hơn nhiều, phúc lạc hơn nhiều, xứng đáng đạt tới. Mất tâm trí là mất mọi khổ của bạn. Thế thì cực lạc lớn nở hoa, thế thì vui vẻ lớn trào lên bên trong bản thể bạn. Nhưng ngay cả cực lạc đó cũng là bị rối loạn.

Ngay cả vui vẻ cũng không phải là ở nhà toàn bộ. Người ta phải vượt ra ngoài cực lạc, ra ngoài vui vẻ, ra ngoài khoan khoái. Người ta phải trở thành hoàn toàn an bình. Do đó, Phật chưa bao giờ nói về phúc lạc; ông ấy nói về an bình, im lặng. Đó là mục đích tối thượng.

Siêu việt trên tâm trí đi, dùng phương pháp của thiền. Thế thì đừng níu bám lấy thiền - bởi vì níu bám là như nhau; bạn níu bám vào cái gì là không liên quan. Khoảnh khắc tâm trí biến mất, để thiền cũng biến mất. Không tâm trí không vô trí. Đây là mục đích tối thượng, mục đích của phật tính. Thế thì bạn đã đạt tới. Thế thì có an bình. Bạn không còn nữa, chỉ an bình tồn tại. Không có ai sở hữu nó.

Một nửa của bạn đã bị giết khi bạn vứt bỏ tâm trí, và một nửa của bạn bị giết khi bạn vứt bỏ thiền. Phần thế giới biến mất cùng tâm trí và cái gọi là tâm linh biến mất cùng thiền. Bây giờ bạn không là thân thể không là linh hồn. Bạn không có. Cái không toàn diện, không ai tồn tại. Phật gọi nó là shunya, niết bàn. Mọi thứ đã dừng lại: khổ và vui, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết, tất cả đều ra đi. Toàn thể nhị nguyên đều được siêu việt lên.

Arup, cảm thấy được ân huệ đi. Cảm thấy may vô cùng nếu cả hai biến mất - mặc dầu trong níu bám điều đó sẽ có vẻ rất điên rồ. Đầu tiên, vứt bỏ tâm trí có vẻ rất điên rồ. Nhưng thế rồi thiền có đó để cho bạn sự lắng đọng mới, trật tự mới, kỉ luật mới - cao hơn, tốt hơn, tinh tế hơn, văn hoá hơn, bên trong hơn, chủ quan hơn.

Khi bạn vứt bỏ thiền, mọi trật tự, mọi kỉ luật, mọi cấu trúc đều biến mất. Bạn lấy cú nhảy vào trong cái hoàn toàn không biết, cái không biết tối thượng. Đây là khoảnh khắc của việc sinh thực – không phải của bạn mà của Thượng đế. Bạn không còn nữa, bây giờ chỉ có Thượng đế. Và với 'Thượng đế' tôi không ngụ ý người; với 'Thượng đế' tôi chỉ ngụ ý kinh nghiệm.

Câu hỏi thứ hai:

Thưa thầy kính yêu,

Thầy bảo chúng tôi rằng nhận biết là đủ. Thế tại sao lại có bài nói, nhóm, tính chất sannyas?

Rick Ferris, làm sao bạn đã đi tới biết rằng nhận biết là đủ? Tôi phải nói điều đó lặp đi lặp lại - rằng nhận biết là đủ, rằng không cần bài nói nào cả. Nhưng cho dù điều đó đã được nói cho bạn: rằng chẳng cái gì được cần cả, nhưng bạn đang ngủ thế, bạn sẽ không tự mình đi tới chân lí và bạn sẽ không đi tới chân lí cho dù nó được lặp lại cả nghìn lần.

Bây giờ nhìn vào thủ đoạn của tâm trí bạn đi: không phải là bạn đã hiểu rằng nhận biết là đủ đâu. Ngược lại, bạn đã hiểu rằng bài nói là không cần thiết, nhóm là không cần thiết, tính chất sannyas là không cần thiết. Nhìn tâm trí thủ đoạn, tâm trí tinh ranh này... kẻ cứ tạo ra những địa ngục mới cho bạn. Bạn bỏ lỡ vấn đề và bạn đã diễn giải sai toàn thể vấn đề.

Bài nói là để nói cho bạn rằng lời không có tác dụng, nhưng ngay cả nói rằng lời không có tác dụng, lời vẫn được cần tới. Không có cách khác, bởi vì bạn chỉ hiểu lời.

Phật hay kể một chuyện ngụ ngôn:

Một người đi ra chợ. Khi quay về, nhà anh ta bị cháy. Con anh ta đang chơi trong nhà, tuyệt đối quên lãng sự kiện là nhà đang cháy. Đó là ngôi nhà lớn và chúng phải đã ở tít tận cùng bên trong nhà. Anh ta kêu to từ bên ngoài, bởi vì anh ta sợ vào nhà, nhưng trẻ con không nghe. Một đám đông lớn tụ tập lại. Thế là anh ta nói với lũ trẻ, 'Ra đây! Xem bố đã mang về cho các con - nhiều đồ chơi lắm. Toàn đồ chơi các con đã đòi bố mua, bố đã mang tất cả chúng đây, toàn đồ chơi đẹp!'

Lũ trẻ chạy ra khỏi nhà - và anh ta chẳng mang đồ chơi nào cả! Chúng nó bắt đầu hỏi, 'Đồ chơi đâu?' Anh ta nói, 'Nhìn lửa cháy kia! Bố chẳng mang đồ chơi nào cả, nhưng đây chỉ là cách để mang các con ra khỏi nhà. Nhà đang cháy! Bố đã nói to rằng 'Nhà cháy đấy!' mà các con cười đùa ghê quá. Các con tưởng bố đùa hay cái gì đó. Đúng, bố đã nói dối các con rằng bố đã mang đồ chơi về cho các con, nhưng lời nói dối có tác dụng như một cách thức - nó đã giúp cho các con ra khỏi nhà. Nó đã phục vụ một mục đích lớn.'

Lời là không đủ, nhưng bởi vì bạn chỉ hiểu lời, Rick Ferris.... Bạn có thể hiểu được im lặng không? Thế thì bạn chắc không ở đây rồi. Không cần ở đây. Bạn có thể đã ngồi bên cạnh tảng đá im lặng hay bạn có thể đã ngồi dưới cây im lặng... và bạn chắc đã hiểu mọi chư phật. Thế thì bạn sẽ không đọc Kinh Thánh và Koran và Gita. Bạn chắc sẽ đi ra sa mạc để cảm thấy cái im lặng, im lặng vĩnh hằng của sa mạc. Và bạn chắc sẽ hiểu tất cả Kinh Thánh, tất cả Koran, tất cả Gita. Nhưng bạn đã tới đây!

Bạn có thể hiểu chỉ mỗi lời thôi. Và tôi biết chân lí không thể được trao đổi qua lời, nhưng lời có thể được dùng để đem bạn ra khỏi nhà đang cháy. Lời có thể đem bạn ra khỏi thế giới của lời và mơ và ham muốn mà bạn đang sống trong đó. Lời có thể được dùng theo cách khéo léo tới mức chúng có thể hướng dẫn bạn - hay ít nhất chỉ cho bạn - hướng tới im lặng; do đó mới có bài nói.

Nhóm có chút ít thô hơn. Nếu bạn không nghe tôi, nếu bạn không hiểu lời, thế thì búa thực sẽ được cần tới. Tôi nện búa vào bạn, nhưng tôi nện búa vào bạn bằng lời. Tôi không quất roi vào bạn, tôi chỉ cho bạn xem cái bóng của roi. Nếu bạn lắng nghe, tốt; nếu bạn không lắng nghe, thế thì bạn sẽ cần nhóm. Ở đó họ dùng roi thực đấy! Để đem bạn về nhận biết họ đánh bạn ra trò. Với từ bi lớn lao họ ác. Họ làm mọi thứ có thể được làm để đánh thức bạn.

Và tính chất sannyas sao? Tính chất sannyas chỉ để làm bạn thành kẻ ngu thôi! Bạn ở quá nhiều trong tri thức, trong đầu bạn. Một chút ít ngu xuẩn sẽ có tác dụng! Bạn quá thông thái, quá láu cá, quá tinh ranh. Tính chất sannyas là việc buông xuôi mọi láu cá, tinh ranh, tri thức của bạn.

Tính chất sannyas là con đường của người điên; tôi là người hướng dẫn của người điên! Nhưng trước khi bạn có thể thực sự trở nên lành mạnh bạn sẽ phải vứt bỏ loại lành mạnh của bạn - cái không phải là lành mạnh.

Đây tất cả đều là phương cách - tính chất sannyas, nhóm, bài nói - các phương lược. Không phải là chỉ qua những phương lược này bạn sẽ biết chân lí là gì, nhưng những điều này sẽ giúp bạn. Nếu bạn thông minh bạn sẽ dùng chúng như chiếc thang, như chiếc thuyền sang bờ bên kia. Khi bạn đã tới bờ bên kia rồi, chiếc thuyền phải bị bỏ lại sau. Không phải là bạn phải ngồi trong thuyền mãi mãi hay ngay cả khi bạn đã sang tới bờ bên kia bạn phải đội con thuyền trên đầu mình, chỉ vì lòng biết ơn cực kì.

Bạn hoàn toàn vô nhận biết, và nỗ lực lớn là cần để làm bạn thức tỉnh. Một anh chàng tới đường đua ngựa và thắng ba trăm đô la. Nghĩ vận may của mình vẫn còn nên hôm sau anh ta quay lại sẵn sàng vớ bở. Khi anh ta nhìn qua các con ngựa chuẩn bị xuất phát trong cuộc đua cuối cùng anh ta để ý thấy một linh mục đang làm dấu hiệu trên một con ngựa nhỏ. Cứ tưởng rằng mình thực sự được vận may, anh chàng này cá mọi đồng mình kiếm được và mọi xu còn lại của mình cho con ngựa đó. Một cách tự nhiên, con ngựa này về bét.

Rời khỏi đường đua anh ta ngẫu nhiên đâm sầm vào chính ông linh mục mà anh ta đã thấy ban phước cho con ngựa đó. 'Cha ơi,' anh ta nói, 'con bị phá sản rồi! Con thấy cha ban phước cho con ngựa đó và con đã cá mọi xu con có cho nó.'

Linh mục kinh sợ. 'Con ta,' ông ta nói, 'ta không ban phước cho con ngựa đó đâu, ta làm nghi lễ cuối cùng đó!'

Tôi thấy cuộc sống của bạn hoàn toàn bị phá sản. Bạn đã cá vào ngựa chết rồi! Cả đời bạn là đống lộn xộn - và thu xếp cuộc đời bạn từ bên ngoài sẽ chẳng có ích gì cả. Biến đổi triệt để nào đó của tâm thức bạn là cần thiết.

Cái gọi là người tôn giáo đã chỉ làm điều đối lập lại. Và đó là lí do tại sao bạn cứ đi tới nhà thờ, tới đền chùa, tới giáo đường - không để được thức tỉnh mà để được giúp ngủ ngon hơn. Bạn đi tới đó để nghe lời ru hay. Bạn đi tới đó để được an ủi. Bạn đi tới đó để được vỗ về.

Công việc của tôi ở đây không phải là để vỗ về bạn, không phải là để an ủi bạn, không phải là để ca bài ru con bên cạnh giường bạn. Công việc của tôi là đánh thức bạn dậy. Mọi thứ đều được thu xếp theo cách như vậy – bài nói, thiền, nhóm, tính chất sannyas... nó là trận tấn công vào giấc ngủ của bạn từ mọi hướng có thể. Trong một từ có thể nói gọn là: công việc của tôi là giải thôi miên cho bạn.

Trong tám ngày và đêm Schlossberg, người may áo com lê, không thể nào ngủ được. Không thuốc nào hiệu quả, và trong thất vọng, gia đình Schlossberg mời một nhà thôi miên nổi tiếng tới. Nhà thôi miên nhìn chằm chằm vào Schlossberg và tụng, 'Ông đang ngủ, ông Schlossberg. Bóng râm đang tới gần ông. Âm nhạc dịu dàng đang ru ông vào trạng thái thảnh thơi đơn độc. Ông đang ngủ, ông đang ngủ...'

'Ông là kẻ làm phép màu đấy!' người con biết ơn nức nở. Anh ta cho nhà thôi miên tiền thưởng lớn và người này ra về trong chiến thắng. Bên ngoài cửa đóng, Schlossberg mở một mắt, 'Nói đi,' ông ấy đòi hỏi, 'kẻ khờ dại kia đã đi chưa?'

Nhưng những kẻ khờ dại này là các giáo sĩ, tu sĩ, giáo hoàng, shankaracharya, thầy tế, Ayatollah Khomeiniac.... Và bởi vì bạn muốn ngủ thoải mái hơn và mơ dịu ngọt hơn, kinh doanh của họ thịnh vượng lên.

Sigmund Freud đã nói rằng dường như là con người không thể sống mà không có ảo tưởng. Khi có liên quan tới nhân loại bình thường ông ấy là đúng. Trước Sigmund Freud, Friedrich Nietzsche có cùng sáng suốt này. Ông ấy nói rằng những người phá huỷ ảo tưởng của mọi người đều là kẻ thù thực của mọi người, bởi vì con người không thể sống được mà không dối trá. 'Chân lí là nguy hiểm! Ai muốn chân lí?' Friedrich Nietzsche nói. Chúng ta muốn những lời dối trá và ảo tưởng đẹp đẽ, giấc mơ dịu ngọt.

Điều này đúng cho nhân loại tới chín mươi chin phẩy chín phần trăm. Chỉ rất hiếm hoi một người mới bắt đầu tìm kiếm chân lí, nhưng thế thì người đó phải mạo hiểm mọi giấc ngủ và giấc mơ của mình và những đầu tư mà người đó đã làm trong giấc mơ của mình. Một Phật, một Jesus, một Moses: những người này không cho bạn dễ chịu đâu. Họ làm tan nát mọi dối trá của bạn; dù chúng dễ chịu tới đâu, dù chúng có vẻ ấm áp tới đâu, họ đều làm tan tành chúng. Họ muốn bạn biết chân lí. Lúc ban đầu nó là đắng.

Phật đã nói: Dối trá dịu ngọt lúc đầu, đắng lúc cuối. Lúc đầu chúng có vẻ như cam lồ, đến cuối chúng tỏ ra là tai hoạ, độc hại. Chân lí là đắng lúc đầu, dịu ngọt lúc cuối. Lúc đầu nó có vẻ như chất độc, cứ dường như nó sẽ giết chết bạn; đến cuối nó là thuốc tiên, nó là cam lồ. Nó làm cho bạn có khả năng biết cái vĩnh hằng, cái bất tử.

Câu hỏi thứ ba:

Thưa thầy kính yêu,

Thầy có coi bản thân mình là Thượng đế, đại diện của Thượng đế trên thế gian, nhà tiên tri, và/hoặc chỉ là một cá nhân rất trong trẻo? Nhìn thấy thầy đôi lần trong bài nói buổi sáng và nghe băng âm thanh và băng video của thầy, thầy dường như chưa bao giờ trả lời câu hỏi này. Làm sao và tại sao thầy biết hay cảm thấy điều gì đó tôi không cảm thấy?

Harold Peltz, điều đầu tiên là không có Thượng đế. Vâng, có tính thượng đế, nhưng không có Thượng đế. Ý niệm về Thượng đế là lấy con người làm trung tâm. Kinh Thánh nói: Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài. Chân lí chính là điều đối lập: con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của riêng mình. Thượng đế không là gì ngoài phóng chiếu của ước ao, ham muốn, khao khát của con người. Thượng đế không là gì ngoài phóng chiếu của tâm trí con người.

Điều đó không có nghĩa là tôi là người vô thần, nhưng tôi không là người hữu thần nữa. Lập trường của tôi đích xác là của Phật Gautama. Ông ấy không vô thần và ông ấy không hữu thần. Ông ấy không tin vào Thượng đế, ông ấy không không tin vào Thượng đế. Lập trường của ông ấy là gì? Lập trường của ông ấy là rất duy nhất, lập trường của ông ấy là đáng chia sẻ. Không gian của ông ấy là đáng giao cảm. Và đó là không gian của mọi thiền nhân: họ tin vào tính thượng đế. Toàn thể sự tồn tại tràn đầy với tính tâm linh, nhưng không có người nào như Thượng đế cả.

Bạn hỏi tôi, 'Thầy có coi bản thân mình là Thượng đế không?'

Không, thưa ngài, chắc chắn không rồi! Cho dù tôi có là thì tôi cũng đã từ chối điều đó - bởi vì ai sẽ nhận trách nhiệm về thế giới xấu xa này? Tôi không thể nhận trách nhiệm tạo ra bạn được! Điều đó sẽ là tội lỗi nguyên thuỷ thực!

Tôi không phải là Thượng đế, nhưng tôi đã biết tính thượng đế - trong tôi, trong bạn, ở mọi nơi. Tính thượng đế là phẩm chất; nó là hương thơm thấm đẫm toàn thể sự tồn tại. Khác biệt duy nhất giữa bạn và tôi là ở chỗ tôi nhận biết về nó và bạn không nhận biết về nó; bằng không thì không có khác biệt. Tôi thức, bạn ngủ. Chúng ta đích xác như nhau, tham gia vào cùng sự tồn tại này, thở cùng tính thượng đế, sống trong cùng đại dương của tính thượng đế. Chúng ta là cá của cùng một đại dương, nhưng bạn không nhận biết về đại dương còn tôi nhận biết về đại dương, bên trong và bên ngoài, cả hai.

Tôi không biết nhiều hơn bạn biết - bạn có thể biết nhiều hơn tôi. Tri thức của tôi nghèo nàn; tôi không phải là người thông thái. Và bất kì điều gì tôi trích dẫn đều không tin cậy được! Bạn có thể biết nhiều hơn, bạn có thể được thông tin tốt hơn. Bạn có tích luỹ lớn lao về các sự kiện. Theo cách đó tôi là người cực kì nghèo nàn, nghèo như đứa trẻ. Nhưng đó không phải là khác biệt thực; đó không phải là khác biệt tạo nên khác biệt.

Điều duy nhất có ý nghĩa là nhận biết về thực tại. Tiếng Anh rất nghèo nàn; nó chỉ có một từ, 'God - Thượng đế'. Tiếng Phạn cực kì giầu có, nó có nhiều từ có ý nghĩa cách tiếp cận khác nhau. Cái tối thượng, cái tuyệt đối, được gọi là Brahman. Đó là tính thượng đế thuần khiết nhất, không ô nhiễm. Nó là trừu tượng hoá: mọi vật chất đã biến mất, chỉ năng lượng thuần khiết, chỉ tâm thức thuần khiết còn lại.

Từ thứ hai trong tiếng Phạn là Ishwar; từ đó tới gần với 'Thượng đế'. Ishwar nghĩa là 'đấng sáng tạo,' nhưng nó thấp hơn Brahman. Nó là ảo tưởng như toàn thế giới này. Nếu việc sáng tạo là ảo tưởng, làm sao đấng sáng tạo có thể là thực được? Bạn có thể thấy ra vấn đề này: việc sáng tạo và đấng sáng tạo là hai cực. Toàn thế giới là ảo tưởng, do đó đấng sáng tạo cũng là ảo tưởng.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bạn phải vượt ra ngoài Thượng đế; chỉ thế thì bạn mới có thể biết tới điều tối thượng, không trước nó. Biết Thượng đế là trạng thái thấp của hiểu biết. Từ thứ ba là Bhagwan - mà không thể được dịch thành 'Thượng đế'. Phật chưa bao giờ tin vào Thượng đế, vậy mà chúng ta đã gọi ông ấy là Bhagwan.

Mahavira chưa bao giờ tin vào Thượng đế, vậy mà chúng ta đã gọi ông ấy là Bhagwan. H.G. Wells đã nói: Phật Gautama là người duy nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại vô thượng đế nhất và vậy mà lại là thượng đế nhất. Làm sao từ 'Bhagwan' này được dịch sang tiếng Anh? Nó đơn giản nghĩa là 'người được ân huệ'; nó chẳng liên quan gì tới Thượng đế cả. Theo nghĩa đen nó nghĩa là người đã đạt tới; do đó người đó được gọi là người được ân huệ - người đã đạt tới, người đã trở nên thức tỉnh, chứng ngộ.

Bhagwan không ngụ ý người đại diện. Không có Thượng đế, cho nên làm sao bạn có thể là đại diện của Thượng đế được? Phật không phải là đại diện của Thượng đế, tôi cũng không phải. Đó là ý niệm rất nghèo nàn, là đại diện của ai đó - chỉ là người bán hàng! Điều đó rất bẽ mặt! Và Phật không phải là nhà tiên tri - tôi cũng không phải. Nhà tiên tri nghĩa là người đem thông điệp từ Thượng đế tới thế giới. Người đó không là gì ngoài người đưa thư - và tôi không muốn là người đưa thư!

Nhà tiên tri chẳng có giá trị gì mấy. Không có Thượng đế; do đó không thể có sứ giả, không thể có cứu tinh, không thể có nhà tiên tri được. Và bạn hỏi tôi, '... và/hoặc chỉ là một cá nhân rất trong trẻo?'

Một điều sẽ phải được hiểu: nếu bạn trở nên trong trẻo, tính cá thể biến mất; bạn đơn giản là sáng tỏ. Nếu bạn không trong trẻo, thế thì cá thể có đó. Tính cá thể và sự sáng tỏ không đi cùng nhau. Tính cá thể sâu bên dưới không là gì ngoài bản ngã - cảm thấy bản thân mình tách rời, tách rời khỏi cái toàn thể.

Tôi chỉ là sự sáng tỏ, không phải là cá thể. Rất khó hiểu làm sao bạn có thể trong trẻo được nếu không có cá thể. Ngôn ngữ áp đặt cho chúng ta những kết luận không cần thiết nào đó. Khi điệu vũ là toàn bộ, vũ công không còn đó; chỉ còn điệu vũ. Và bạn có thể hỏi các vũ công lớn - bạn có thể hỏi Nijinsky, Gopi Krishna - và họ sẽ đồng ý với điều đó: khi điệu vũ tới đỉnh tối thượng, vũ công biến mất. Chỉ có điệu vũ, không có ai nhảy múa cả.

Không có hai thực thể, vũ công và điệu vũ. Khi hoạ sĩ thực sự được hội nhập vào tranh của mình, bị cuốn hút, thế thì không có bức tranh và hoạ sĩ, chỉ có việc vẽ. Không hoạ sĩ nào còn lại; trong vài khoảnh khắc hoạ sĩ biến mất. Chỉ khi hoạ sĩ biến mất, việc vẽ mới đạt tới cái đẹp tối thượng của nó.

Vũ công, hoạ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, họ tất cả đều biết những khoảnh khắc đó, nhưng những khoảnh khắc đó là khoảnh khắc duy nhất trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống của chư phật đó không phải là những khoảnh khắc duy nhất; chúng đã trở thành thực tại của họ. Vũ công đã biến mất mãi mãi.

Tôi không còn là cá thể, mà chỉ là sự sáng tỏ; không là vũ công mà chỉ là điệu vũ. Nếu bạn có thể hiểu điều đó, chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng có giao cảm nào đó với cái không ai cả này, với cái không này, với trạng thái niết bàn này.

Bạn hỏi tôi, 'Nhìn thấy thầy đôi lần trong bài nói buổi sáng và nghe băng âm thanh và băng video của thầy, thầy dường như chưa bao giờ trả lời câu hỏi này. Làm sao và tại sao thầy biết hay cảm thấy điều gì đó tôi không cảm thấy?'

Tôi biết chỉ một điều: rằng tôi chẳng biết gì. Và đó là chỗ khác biệt có thể có. Bạn biết rằng bạn biết, tôi biết rằng tôi không biết. Chỉ khi bạn đi tới trạng thái dốt nát phúc lạc, sáng tỏ mới xảy ra. Tri thức là quấy rối; vô tri thức cho bạn sáng tỏ, trong suốt. Ông già Krestenfeld nằm trên giường chết hàng tháng và cuối cùng qua đời. Hai tuần sau, họ hàng tụ tập lại như những kẻ trục lợi để nghe đọc di chúc. Luật sư xé phong bì, rút ra một mẩu giấy và đọc, 'Là một tâm trí minh mẫn, tôi tiêu tới xu cuối cùng trước khi tôi chết.'

Tôi muốn nói chỉ thế này thôi: rằng tôi đơn giản là sự minh mẫn - thậm chí không là tâm trí minh mẫn... sáng tỏ thuần khiết, bầu trời không mây, hoàn toàn trống rỗng. Bạn cũng có thể là điều đó. Trong cốt lõi bên trong nhất của mình bạn đã là cái đó. Và nỗ lực của tôi ở đây, Harold Peltz này, là để giúp bạn trở thành không ai cả cũng như tôi, dốt nát như tôi. Và nhớ: có tri thức không biết và có dốt nát biết.

Câu hỏi thứ tư:

Thưa thầy kính yêu,

Vâng, nhà đang cháy. Ngọn lửa ghen tị, tham lam và bạo hành của tôi đang thiêu đốt tôi. Tôi thấy thầy chói sáng ở cửa vào, đang ra hiệu cho tôi đơn giản đi ra, vậy mà tôi chùn lại, níu bám lấy khổ của mình trong khi tâm trí chạy đua với các ham muốn. Tại sao tôi không thể buông bỏ được?

Deva Dwabha, để không khổ cần dũng cảm lớn. Khổ là rất rẻ, rất đơn giản, nó chẳng tốn gì cả. Để khổ bạn không cần dũng cảm gì, không cần thông minh gì. Khổ sao dễ thế, nhưng ra khỏi nó là khó khăn, gian nan. Ra khỏi nó cần thông minh, bởi vì bạn là người tạo ra khổ của mình, và bạn tạo ra khổ bởi vì bạn vô ý thức. Bạn có thể chấm dứt tạo ra nó chỉ nếu bạn trở nên có ý thức, và trở nên có ý thức cần nỗ lực lớn. Hơn nữa, khổ giữ bạn bận bịu tới mức bạn có thể né tránh lỗ hổng bên trong của bạn. Nó giữ bạn bị dính líu. Nếu bạn không khổ bạn sẽ phải đi vào trong, và bạn sợ bởi vì có trống rỗng lớn. Đi vào trong là một loại cái chết.

Các nhà huyền môn đã gọi nó là 'cái chết lớn' - lớn hơn cái gọi là chết thông thường, bởi vì trong chết thông thường chỉ thân thể chết. Nếu bạn đi vào trong, tâm trí chết. Và người ta sợ chết - bản ngã của bạn chết - và người ta sợ mất căn cước của mình. Và biết bao nhiêu nỗ lực bạn đã đưa vào để đạt tới căn cước nào đó. Người này là nghệ sĩ tiếng tăm, người nọ là chính khách nổi đình đám. Ai đó rất giầu, ai đó rất thông thái. Bạn đã để vào nhiều nỗ lực thế...và bây giờ tôi đang bảo bạn đi ra khỏi nó! Điều đó nghĩa là mọi nỗ lực của bạn đều đã là lãng phí vô cùng. Sẽ cần bạo dạn để đi ra khỏi nó và sẽ cần dũng cảm để không có căn cước.

Thiền nhân nói: Trước khi ông thiền, núi là núi và sông là sông. Khi ông vào sâu trong thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông. Khi ông đạt tới tỏ ngộ, khi thiền được siêu việt lên, thế thì núi lại là núi và sông lại là sông. Đây là cách thức Thiền nói rằng trước khi thiền bạn có căn cước nào đó. Bạn có cái tên, danh tiếng, hình dạng, gia đình, nòi giống, văn hoá, tôn giáo, đất nước; mọi điều này cho bạn ý niệm nào đó mình là ai - mặc dầu ý niệm đó tuyệt đối là giả, tuỳ tiện, ngẫu nhiên. Chỉ là ngẫu nhiên mà bạn đã được sinh ra như người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo; nó chẳng có ý nghĩa chút nào. Chỉ là ngẫu nhiên mà bạn được sinh ra là người Đức hay người Ấn Độ hay người Trung Quốc. Bạn không là những điều này.

Tâm thức của bạn đơn giản là tâm thức, không Trung Quốc, không Hàn Quốc, không Nhật Bản. Tâm thức bạn đơn giản là tâm thức. Nó không thuộc vào đất nước nào, giống nòi nào, sắc tộc nào, tôn giáo nào; mọi cái đó đều là các ước định. Bạn đã bị thôi miên và được bảo rằng bạn là người Ấn Độ; đây là thôi miên.

Bạn đã bị thôi miên và được bảo rằng bạn là người Mô ha mét giáo, và thôi miên này kéo dài cả đời bạn. Nó đi sâu tới mức bạn thậm chí sẵn sàng chết vì nó. Mọi người chết vì tôn giáo, vì đất nước, vì ngọn cờ; vì nhiều cái vô nghĩa mà họ sẵn sàng chết. Dường như cuộc đời họ không có nghĩa nào cả, dường như họ sẵn sàng chết vì bất kì cái cớ nào - bất kì cớ nào cũng có tác dụng.

Căn cước của bạn là tuỳ tiện. Trước khi thiền bạn có chút ít chắc chắn nào đó mình là ai. Khi bạn đi vào trong thiền khổ của bạn bắt đầu tan biến và cùng với những khổ này căn cước của bạn bắt đầu bay hơi. Bạn rơi vào trong trạng thái hỗn độn, và hỗn độn đó tạo ra sợ hãi.

Dwabha, tôi đã cho bạn cái tên này... dwabha nghĩa là chạng vạng; nó nghĩa là không ngày không đêm, chỉ ở giữa. Và đó là nơi bạn đang ở: sợ đi sâu hơn, đứng ở vùng nước nông. Nó cho cảm giác an toàn, mặc dầu bạn khổ - nhưng khổ là quen thuộc, đã biết; bạn đã trở nên quen với nó. Thực ra, một loại thân thuộc gia đình đã nảy sinh giữa bạn và khổ của bạn.

Có câu chuyện ngụ ngôn Sufi:

Một người mọi đêm hay gọi Thượng đế và anh ta sẽ cầu nguyện cùng lời cầu nguyện. Lặp đi lặp lại anh ta xin, 'Xin ban cho con một ân huệ, ít nhất một ân huệ - và con đã từng xin cả đời mình rồi. Như con có thể thấy, còn là người khổ nhất trên thế gian này. Sao ngài đã chọn con là người khổ nhất? Con sẵn sàng đổi khổ của con cho bất kì ai khác, bất kì ai cũng được - cứ để con đổi khổ của mình cho ai đó khác. Con không hỏi xin phúc lạc. Ngài không thể cho con mỗi cơ hội này để đổi khổ của con cho ai đó khác sao? Điều này chả mấy là hỏi xin!'

Và một đêm trong giấc mơ anh ta thấy Thượng đế đã nói. Một giọng nói lớn vọng tới từ cõi trời nói, 'Thu tất cả khổ của con lại thành bó và đem chúng lên phòng đền thờ.'

Thế là cả thị trấn thu khổ của họ thành các bó lớn và họ đem chúng tới. Người này cực kì sung sướng: 'Vậy là khoảnh khắc đó đã tới! Dường như cái gì đó sắp xảy ra!'

Anh ta chạy xô lại với bó khổ của mình. Trên đường anh ta thấy những người khác cũng đang chạy xô tới. Lúc anh ta tới ngôi đền anh ta sợ hãi, rất sợ hãi, bởi vì anh ta thấy mọi người đều mang các bó lớn hơn bó của anh ta. Mọi người mà anh ta bao giờ cũng thấy mỉm cười - người Rotarians, người Lions – trong những bộ quần áo đẹp và bao giờ cũng nói những điều hay ho với nhau, và họ đang mang những bó lớn hơn!

Anh ta bắt đầu trở nên chút ít ngần ngạn liệu có nên đi hay không đi, nhưng anh ta đã cầu nguyện cả đời mình, cho nên anh ta nói, 'Để xem cái gì xảy ra.' Họ đi vào trong đền. Tiếng nói cất lên, 'Để bó của con quanh phòng.' Họ để các bó của họ lại, và tiếng nói lại nói, 'Bây giờ con có thể chọn bất kì bó nào con thích.'

Và phép màu của phép màu xảy ra: mọi người đều chạy xô về bó của mình! Người này cũng chạy nhanh thế về bó của mình, sợ rằng nếu ai đó khác chọn nó thì anh ta sẽ đâm ra lúng túng. Mọi người đã chọn bó của riêng mình, với sự nhẹ lòng lớn lao và họ tất cả đều sung sướng, mang các bó của mình trở về nhà. Ngay cả người này cũng rất sung sướng, bởi lí do đơn giản là 'Ai biết cái gì có trong bó của người khác? Ít nhất chúng ta cũng nhận biết về bó của riêng mình và nó chứa gì. Và chúng ta đã trở nên quen thuộc, chúng ta đã trở nên được điều chỉnh với khổ của mình.'

Dwabha, đó là lí do tại sao bạn thấy rất khó thoát ra khỏi khổ của mình. Và có thể có đầu tư nữa; khổ của bạn có thể không chỉ là khổ của bạn. Bạn có thể đang tạo ra khổ cho người khác thông qua khổ của bạn. Nếu bạn quan tâm tới việc tạo ra khổ trong người khác, làm sao bạn có thể vứt bỏ khổ của bạn được?

Chồng về nhà và vợ đơn giản nằm dài trên giường và nói cô ấy bị đau đầu - và tôi không nói rằng cô ấy giả vờ. Thực ra, điều gần như không thể nào được là khi bạn thấy chồng mình không đau đầu! Cô ấy phải đang bị đau đầu, tôi tin cậy... Và thế rồi anh chồng trở nên khổ. Bây giờ vợ không thể vứt bỏ đau đầu của cô ấy được, bởi vì nếu cô ấy vứt bỏ đau đầu của mình, thế thì cái gì xảy ra với anh chồng? Đau đầu của cô ấy đã tạo ra khổ thế cho anh chồng tới mức cô ấy sẵn sang khổ - để làm cho người khác khổ.

'Tôi muốn li dị Milton trong một phút,' bà Cooper nói với người đàn bà đang làm tóc cho bà ấy.

'Thế thì sao bà không li dị đi?' người làm đẹp hỏi.

'Bởi vì việc thấy ông ấy hạnh phúc thế sẽ giết chết tôi mất.'

Điều đó là khó! Khó mà đi ra khỏi khổ của bạn, bởi vì nó không chỉ là khổ của bạn; nó đã trở thành dính líu với khổ của người khác, nó đã trở thành nguyên nhân cho khổ của người khác. Và bạn tận hưởng việc hành hạ người khác; bạn cảm thấy mạnh bất kì khi nào bạn có thể hành hạ. Người ta sẵn sàng hi sinh nếu người ta có thể tạo ra khổ cho người khác.

Mọi người đều vừa là kẻ bạo ác và tự bạo, cả hai. Rất hãn hữu mới tìm ra một người bạo ác thuần hay người tự bạo thuần. Những người chỉ một kiểu chỉ thấy có trong sách tâm lí. Thực ra, mọi người đều là bạo ác và mọi người đều là tự bạo. Mọi người đều là tự bạo ác: họ hành hạ bản thân mình để hành hạ người khác; họ hành hạ người khác để hành hạ bản thân mình. Nó tất cả xoắn xuýt với nhau, liên thuộc lẫn nhau. Bạn không thể chỉ trượt ra khỏi nó - nó là đầu tư của cả đời bạn. Bằng không, chẳng ai ngăn cản bạn cả, Dwabha, bạn có thể đi ra. Bạn chỉ phải hiểu. Nếu bạn thậm chí không thể vứt bỏ khổ của mình, bạn có thể vứt bỏ được cái gì khác?

Ngày xưa, sannyasin là người từ bỏ cuộc sống. Tôi đã đổi định nghĩa này về sannyasin. Tôi gọi là sannyasin là người sẵn sàng từ bỏ khổ của mình. Nhưng theo một cách nào đó cuộc sống của bạn và khổ của bạn gần như đồng nghĩa.

Cuộc sống của bạn là gì? Bạn làm gì với bản thân mình và với người khác? Bạn cảm thấy mạnh mẽ bất kì khi nào bạn có thể hành hạ được người khác; việc hành hạ cho bạn xả ra sức mạnh lớn. Tại sao những Adolf Hitlers, Joseph Stalins và Mao Trạch Đông cứ được sinh ra lặp đi lặp lại mãi thế? Họ tới từ đâu? Họ đại diện cho bạn. Họ đại diện cho cái điên khùng bản chất của nhân loại. Họ bùng phát lặp đi lặp lại và họ sẽ cứ tới nữa, bạn không thể ngăn cản được họ, trừ phi chúng ta thay đổi chính nền tảng của sự tồn tại con người. Nếu chúng ta thay đổi tâm thức con người từ khổ sang phúc lạc, từ căng thẳng sang an bình... Bằng không bạn sẽ phải khổ. Bạn xứng đáng... thực ra, bạn yêu cầu họ. Người Đức chắc phải đã cầu nguyện đủ lâu để Adolf Hitler xảy ra. Và bây giờ lại có những người ở Đức đang bắt đầu cùng phong trào phát xít.

Bạn không thể sống mà thiếu những người điên cuồng này! Cái gì đó trong bạn cần họ. Cái gì đó bạn không thể làm cho bản thân mình, họ có thể làm cho bạn. Họ có thể xả ra khổ lớn trên thế giới. Bạn có thấy, bạn có quan sát trong thời gian chiến tranh mọi người trông hạnh phúc hơn bao giờ không?

Khuôn mặt họ sáng ngời hơn, họ mỉm cười nhiều hơn. Bỗng nhiên cuộc sống của họ có sự say mê, nhiệt tình, năng lượng. Họ không còn lê lết nữa; cuộc sống của họ có nghĩa. Chiến tranh cho họ nghĩa. Cái chết và nguy hiểm bao quanh họ, giúp họ đi tới sống động. Cứ sau mỗi mười năm lại cần có một cuộc chiến tranh thế giới lớn. Nếu nó không xảy ra bây giờ thì nó không xảy ra bởi vì nhân loại và tâm thức của nó đã thay đổi. Nó đang xảy ra bởi vì bom khinh khí, bởi vì chiến tranh thế giới thứ ba sẽ là cuộc chiến cuối cùng - và điều đó là quá nhiều. Thỉnh thoảng cóchút ít khổ thì tốt, nhưng tự tử toàn cầu dường như quá nhiều.

Không ai sẽ có đó để mà tận hưởng nó! Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, thế thì trong mười phút mọi người sẽ mất đi. Ngay cả báo cũng chẳng tới được bạn. Bạn sẽ tuyệt đối vô nhận biết về điều đang xảy ra. Nó sẽ đơn giản là hỗn độn. Và trong mười phút mọi cuộc sống sẽ biến mất khỏi trái đất. Chim chóc, con vật, cây cối, đàn ông, đàn bà, tất cả đều mất hết. Phỏng có ích gì nếu bạn không thể tận hưởng? Vui vẻ là khi bạn thấy mọi người trong phòng khí ga bay hơi.

Ở Đức, phòng khí ga được làm ra theo cách mọi người có thể tới và nhìn vào. Những người sẽ chết không có khả năng thấy khán giả, nhưng khán giả có khả năng thấy. Hàng nghìn người đã tới xem; họ mua vé để xem điều đó. Đó là giải trí lớn! Một nghìn người trong phòng khí ga sẽ bay hơi. Trong một khoảnh khắc, chẳng cái gì sẽ còn lại. Và những người này - hàng nghìn người - đã tới xem. Họ phải có vui vẻ nào từ điều đó? Phải có cái gì đó rất xấu bên dưới...

Trong cuộc Cách mạng Pháp, khi máy chém được dùng gần như suốt cả ngày, Slutsky sống trong một làng nhỏ bên ngoài Paris. Một sáng ông ấy gặp Flambeau, người vừa mới trở về từ thành phố. 'Cái gì đang xảy ra ở Paris thế?' Slutsky hỏi.

'Hoàn cảnh tuyệt đối ghê rợn,' người Pháp đáp.

'Họ đang chặt đầu cả nghìn người.'

'Ôi,' Slutsky rền rĩ, 'và tôi lại kinh doanh mũ!'

Cái xấu của con người! Đầu bị chặt cả nghìn cái, nhưng vấn đề của Slutsky không phải là cả nghìn người chết đó. Vấn đề của ông ta là: 'Biết bao nhiêu đầu đã bị chặt rồi, và tôi lại kinh doanh mũ!'

Mọi người đều quan tâm tới bản ngã nhỏ bé, xấu xí, ích kỉ của riêng mình. Đó là lí do tại sao bạn không thể bước ra khỏi khổ của mình được. Thử bước ra khỏi bản ngã và bạn sẽ có khả năng bước ra khỏi khổ. Thử bước ra khỏi cái ngã mà xem.

Cái gọi là người tôn giáo của bạn cứ dạy bạn, 'Đừng ích kỉ.' Phật nói, 'Đừng là cái ngã.' Và tôi cũng bảo bạn: Đừng là cái ngã. Giáo lí, 'Đừng ích kỉ,' đã không ích gì. Nó không thể có ích được bởi vì nó để lại rễ không bị chạm tới. Cái ngã là rễ, và người tôn giáo của bạn cứ dạy - cái gọi là thánh nhân và mahatmas của bạn cứ nói - 'Đừng ích kỉ.' Điều đó đơn giản nghĩa là để cái ngã đó, để rễ vẫn còn. Cứ cắt cành và tỉa lá. 'Đừng ích kỉ '... nhưng thế thì rễ vẫn có đó, nó sẽ lại mọc ra; lá lại sẽ tới.

Phật là thầy chứng ngộ duy nhất của thế giới, người đã đi tới chính gốc rễ của vấn đề. Ông ấy nói: Đừng là cái ngã. Đây là sáng suốt vĩ đại, đóng góp vĩ đại, một trong những điều quí giá nhất. Ông ấy nói, 'Nếu ông là cái ngã, ông sẽ ích kỉ. Ích kỉ của ông có thể trở thành thế giới khác, tâm linh; nó sẽ vẫn còn ích kỉ. Cái ngã chỉ có thể ích kỉ; cái ngã chỉ có thể tồn tại trong khí hậu của ích kỉ. Nếu ông cố gắng không ích kỉ với cái ngã không bị động chạm tới, ông sẽ chỉ là kẻ đạo đức giả.'

Từ 'đạo đức giả - hypocrisy' bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là đóng kịch. Bạn sẽ chỉ đóng vai trò chơi, chơi trò chơi, giả vờ. Bạn không thể ích kỉ nếu cái ngã không có đó. Và làm sao cái ngã có thể bị vứt bỏ? Thực ra, nó không có đó nếu bạn nhìn vào, cho nên không cần vứt bỏ nó. Mọi điều cần thiết là cái nhìn sâu sắc vào nội tâm riêng của bạn. Nhìn vào trong lãnh thổ của bạn - đó là điều thiền tất cả là gì - nhìn vào trong, và bạn sẽ không tìm thấy cái ngã nào ở đó cả. Và khi bạn không tìm thấy cái ngã nào - nó biến mất như cái bóng trong ánh sáng - mọi ích kỉ đều biến mất theo cách riêng của nó.

Thế thì một phẩm chất hoàn toàn mới tới với sự tồn tại của bạn. Bạn không còn quan tâm tới việc tạo ra khổ cho người khác; do đó bạn có thể bước ra khỏi khổ của mình. Và khoảnh khắc bạn nhìn vào nội tâm, thông minh lớn lao toát ra, sáng tạo lớn lao thoát ra. Thông minh đó đem tới phúc lạc và, chung cuộc, thậm chí đem bạn ra ngoài phúc lạc - ra ngoài tâm trí và ra ngoài thiền. Nó đem bạn tới cốt lõi tối thượng của sự tồn tại; an bình, bình thản, im lặng, tĩnh lặng.

Bạn dừng toàn bộ và chỉ thế thì bạn đạt tới. Bạn đi vào trong thế giới của Thượng đế, của tính thượng đế, chỉ khi bạn không còn nữa. Nhưng trước khi bạn có thể đi vào trong bạn sẽ phải vứt bỏ nhiều ý niệm ngu xuẩn rằng bạn đang từng mang nó lâu rồi. Bạn sẽ phải vứt bỏ mọi điều bạn đã được được bảo và được dạy. Bạn sẽ phải vứt bỏ mọi điều bạn đã từng được giáo dục.

Toàn thể xã hội của bạn đều được bắt rễ, dựa trên ý niệm về việc làm cho cuộc sống của bạn sung túc. Không đúng, nhưng chỉ thoải mái, thuận tiện, để cho bạn có thể sống một cách tiện lợi và bạn có thể chết một cách tiện lợi. Toàn thể xã hội đều dựa trên việc cung cấp thuốc an thần cho bạn. Tôn giáo của bạn vận hành như thuốc an thần. Bất kì khi nào bạn gặp rắc rối bạn đều tới giáo sĩ, tới linh mục, tới thầy tế, và họ an ủi bạn. Con bạn chết. Bạn tới giáo sĩ, bạn tới tu sĩ, và ông ấy nói, 'Đừng lo. Thượng đế chỉ đem đi những người ngài yêu mến.' Ông ấy an ủi bạn! Con bạn đã được Thượng đế chọn; con bạn là một trong số ít người được chọn đó.

Nếu bạn đi tới tu sĩ Hindu ông ấy sẽ nói, 'Đừng lo. Linh hồn là bất tử, chẳng cái gì chết. Đứa bé chỉ đổi nhà và nó sẽ có ngôi nhà tốt hơn, ngôi nhà mới. Điều đó giống như đổi xe cũ lấy xe mô đen mới. Cho nên đừng lo nghĩ.' Ông ấy an ủi bạn. Ông ấy không giúp bạn thay đổi triệt để. Nỗ lực của ông ấy là để làm cho cuộc sống của bạn thoải mái có thể được. Và bạn trả tiền cho điều này, lẽ tự nhiên. Ông ấy phục vụ và bạn trả tiền cho điều đó.

Jacobs và Lipkin, hai lính biệt kích Israel, sắp bị người A rập bắn.

Jacobs nói, 'Tớ nghĩ tớ sẽ yêu cầu khăn bịt mắt.'

Lipkin nói, 'Jake, đừng gây rắc rối.'

Mọi người chỉ sống với ý niệm này: Đừng gây rắc rối. Ngay cả khi bạn sắp bị bắn - ít nhất lúc đó bạn có thể gây ra chút ít rắc rối; bạn sẽ mất cái gì hơn nữa. Nhưng đây là triết lí của chúng ta, triết lí cơ bản về cuộc sống của chúng ta: Đừng gây rắc rối. Cho nên tuân theo truyền thống, tuân theo tập quán. Là người tuân thủ. Là người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo. Đi tới nhà thờ. Đừng gây rắc rối. Đừng khuấy nước. Cứ giữ bản thân mình bằng cách nào đó vẫn sống, và chết không gây rắc rối gì. Thế thì bạn không thể bước ra khỏi khổ của mình được.

Đi ra khỏi khổ bạn sẽ phải là người cách mạng. Cuộc cách mạng vĩ đại nhất trên thế giới là đi ra khỏi hình mẫu khổ của cuộc sống. Bạn sẽ phải thay đổi toàn thể tâm hồn và bạn sẽ phải mạo hiểm nhiều điều. Bạn sẽ không được xã hội chấp nhận. Bằng không tại sao Socrates không được chấp nhận? Tại sao Jesus không được chấp nhận? Bạn sẽ không được đám đông kính trọng. Đám đông cho bạn kính trọng chỉ khi bạn là một phần của đám đông. Nếu bạn muốn được kính trọng, thế thì bạn phải là một phần của đám đông. Thế thì bạn phải là cừu chứ không là người.

Dwabha, bạn có thể đi ra khỏi nó. Là sư tử đi!

Phật thường nói với đệ tử của mình, 'Là sư tử đi!

Gầm như sư tử và bước ra khỏi mọi loại nô lệ!' Và dù mạo hiểm là bất kì cái gì, nó cũng xứng với điều đó.

Câu hỏi cuối cùng:

Thưa thầy kính yêu,

Hôm nọ trong bài nói thầy đã chế giễu phép màu, vậy mà ba nghìn người ngồi im lặng cảm thấy sự hiện diện của thầy, nghe bài ca của thầy và chim và gió - đây không phải là bản thân phép màu sao? Hay thực sự không có phép màu?

Anand Prakash, nghe tôi, nghe chim và gió, hoàn toàn im lặng ở đây trong giao cảm sâu sắc, yêu mến... đó không phải là phép màu theo nghĩa từ này được dùng. Thực ra nó là điều tự nhiên nhất. Con người đã trở thành phi tự nhiên; do đó nó có vẻ giống phép màu. Chính bởi vì việc trở thành phi tự nhiên của con người đã tới mức một điều đơn giản thế trông có vẻ như phép màu; bằng không nó là tự nhiên, nó là tự phát.

Bạn không làm gì cả, tôi không làm gì cả. Chúng ta cùng nhau ở đây; cái gì đó đang xảy ra. Cái gì đó đang diễn ra giữa tôi và bạn. Không ai là người làm, cả tôi lẫn bạn; nó đang xảy ra theo cách riêng của nó. Theo nghĩa đó nó là đơn giản, tự nhiên; nhưng theo nghĩa khác, bạn có thể dùng từ 'phép màu'. Nó có vẻ giống phép màu bởi vì con người đã trở thành phi tự nhiên tới mức là im lặng cho dù trong vài phút cũng có vẻ như phép màu. Dường như người đã sống trong bóng tối cả đời mình đang được đem ra ánh sáng và lần đầu tiên thấy mầu sắc của hoa và tia nắng chiếu qua cây cối và cầu vồng trong mây, và bắt đầu kêu lên, 'Phép màu, phép màu, phép màu!'

Bạn sẽ nói, 'Đây là những điều đơn giản, điều tự nhiên. Chỉ bởi vì mình bao giờ cũng sống trong bóng tối. Đó là lí do tại sao những mầu sắc này, những con bướm này, những đoá hoa này, mầu lục và mầu đỏ và mầu vàng của cây, trông như phép màu.' Nhưng với người đó, đấy là phép màu. Với tôi nó chỉ là tự nhiên; với bạn nó có thể là phép màu. Điều đó phụ thuộc vào điểm nào bạn đang nhìn nó.

Nhưng khi tôi chế giễu phép màu, tôi ngụ ý phép màu như Satya Sai Baba đang làm: sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ. Ít nhất chế tạo đồng hồ làm tại Ấn Độ đi - điều đó sẽ là phép màu! Cái gì có đó về phép màu trong đồng hồ Thuỵ Sĩ? Tôi đã cười vào những thủ đoạn này, và tôi đang nói không có phép màu theo nghĩa là luật phổ dụng, pháp, không chấp nhận ngoại lệ. Mọi thứ đều tự nhiên và tương ứng với Đạo, tương ứng với pháp, tương ứng với bản chất phổ dụng của mọi thứ. Không cái gì chống lại nó; do đó không có phép màu. Đây tất cả đều là trò nhanh tay. Đây chỉ là ảo thuật. Nếu bạn tìm thấy nhà ảo thuật ở góc phố làm ra đồng hồ Thuỵ Sĩ bạn sẽ không gọi đó là phép màu. Nhưng cùng người đó tới như người linh thiêng, như mahatma, và thế rồi lập tức nó trở thành phép màu. Phép màu như vậy không xảy ra.

Nhưng vài phép màu thực sự xảy ra. Chẳng hạn, mới vài ngày trước, một người Polack đã trở thành giáo hoàng! Bây giờ đây là phép màu! Tôi muốn gợi ý Phật đưa ra vài ngoại lệ trong luật phổ quát của ông ấy. Người Polack và giáo hoàng! – ai đã từng nghe tới điều như vậy chưa?

Có lần ông già Murphy được hỏi, 'Làm sao ông phát hiện ra người Polack ở trận chọi gà?'

Ông ấy nói, 'Ông ta là người đi cùng con vịt.'

Thế rồi ông ấy được hỏi, 'Làm sao ông biết người Italia có đó?'

Ông ấy nói, 'Họ cá con vịt.'

Và rồi ông ấy được hỏi, 'Và làm sao ông biết Mafia có đó?'

Ông ấy nói, 'Vịt thắng.'

Đủ cho hôm nay.


Mục lục chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho