Chương 1. Không bằng lòng là thiêng liêng

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 08

  
Chương 1. Không bằng lòng là thiêng liêng

'Mọi thứ nảy sinh và qua đi.'

Khi ông thấy điều này, ông ở trên buồn khổ.

Đây là con đường chiếu sáng.

'Tồn tại là buồn khổ.'

Hiểu, và vượt ra ngoài buồn khổ.

Đây là con đường của ngời sáng.

'Tồn tại là ảo tưởng.'

Hiểu, vượt ra ngoài.

Đây là con đường của sáng tỏ.

Ông mạnh mẽ, ông trẻ trung.

Đó là lúc để vươn lên.

Vậy vươn lên đi!

Vì e rằng qua do dự và lười nhác

Ông đánh mất con đường.

Làm chủ lời.

Làm chủ ý.

Đừng bao giờ cho phép thân gây hại.

Đi theo ba con đường này với sự thuần khiết

Và ông sẽ thấy bản thân mình trên một con đường,

Con đường của trí huệ.

Ngồi trong thế giới, ngồi trong bóng tối.

Ngồi trong thiền, ngồi trong ánh sáng.

Chọn chỗ ngồi.

Để trí huệ phát triển.

Chặt rừng,

không chặt cây.

Vì ra khỏi rừng, nguy hiểm tới.

Chặt rừng.

Đánh đổ ham muốn.

và đưa bản thân ông tới tự do.

Con đường của Phật Gautama là con đường của thông minh, hiểu biết, nhận biết, thiền. Nó không phải là con đường của tin tưởng; nó là con đường của việc thấy bản thân chân lí. Tin tưởng đơn thuần che đậy dốt nát của bạn; nó không giúp bạn khỏi dốt nát. Tin tưởng là lừa dối bạn chơi với chính mình; nó không phải là biến đổi.

Và những người nghĩ bản thân họ có tính tôn giáo chỉ là những người tin, không có tính tôn giáo. Họ không có sáng tỏ, không có hiểu biết, không có sáng suốt về bản chất của mọi thứ. Họ không biết điều họ đang làm, họ không biết điều họ đang nghĩ. Họ đơn giản lặp lại những qui ước, truyền thống; những lời chết được nói từ trước đây lâu, lâu rồi. Họ không thể chắc chắn được những lời đó là đúng hay không.

Chẳng ai có thể chắc chắn được trừ phi người ta tự bản thân hiểu lấy. Chỉ có một điều chắc chắn trong sự tồn tại, đó là việc nhận ra riêng của bạn, việc thấy riêng của bạn. Chừng nào điều đó chưa xảy ra, đừng trở nên hài lòng; vẫn còn không hài lòng. Không hài lòng là thiêng liêng; hài lòng qua tin tưởng là ngu xuẩn. Chính là qua không hài lòng thiêng liêng mà người ta trưởng thành, nhưng đó là con đường gian nan. Con đường của tin tưởng là đơn giản, thuận tiện, thoải mái. Bạn chẳng cần làm gì cả. Bạn chỉ phải nói có với những người có thẩm quyền: người có thẩm quyền của nhà thờ, của quốc gia. Bạn đơn giản phải là nô lệ cho những người đang nắm quyền.

Nhưng theo con đường của Phật người ta phải là người nổi dậy. Nổi dậy là hương vị tinh tuý; nó chỉ dành cho những tâm linh nổi dậy. Nhưng chỉ những người nổi dậy mới có tâm linh, chỉ họ mới có linh hồn. Những người khác hổng hoác, trống rỗng.

Những lời kinh này của hôm nay có cái đẹp, chân lí mênh mông. Suy tư về chúng đi. Lời kinh thứ nhất:

'Mọi thứ nảy sinh và qua đi.'

Khi ông thấy điều này, ông ở trên buồn khổ.

Đây là con đường chiếu sáng.

Cuộc sống là luồng chảy, chẳng cái gì kéo dài mãi. Dầu vậy chúng ta vẫn là những kẻ ngu thế, chúng ta cứ níu bám. Nếu thay đổi là bản chất của cuộc sống, thế thì níu bám là ngu xuẩn, bởi vì níu bám của bạn sẽ không làm thay đổi luật của cuộc sống. Níu bám của bạn chỉ sẽ làm cho bạn khổ. Mọi thứ nhất định thay đổi; bạn níu bám hay không chẳng thành vấn đề. Nếu bạn níu bám bạn trở nên khổ: bạn níu bám và chúng thay đổi, bạn cảm thấy thất vọng. Nếu bạn không níu bám chúng vẫn thay đổi, nhưng thế thì không có thất vọng bởi vì bạn đã hoàn toàn nhận biết rằng chúng nhất định thay đổi. Đây là cách mọi sự đang vậy, đây là tính như vậy của cuộc sống.

Nhớ Luật của Haldane rằng vũ trụ không chỉ là lạ lùng hơn chúng ta tưởng, nó còn lạ lùng hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Và nhớ lấy, bạn không một mình. Thế giới thực sự giống điều này. Đó là một thế giới rất kì lạ. Mọi thứ đều tạm thời, vậy mà mọi thứ tạm thời cho bạn ảo tưởng về vĩnh hằng. Mọi thứ đều là bong bóng xà phòng, sáng lên đẹp đẽ trong ánh mặt trời, có thể được bao quanh bởi cầu vồng, hào quang ánh sáng đẹp - nhưng bong bóng xà phòng vẫn là bong bóng xà phòng thôi! Bất kì khoảnh khắc nào nó sẽ mất đi và mất đi mãi mãi.

Nhưng trong một khoảnh khắc nó có thể lừa bạn. Và điều kì lạ nhất là ở chỗ hàng nghìn lần bạn đã bị lừa rồi, vậy mà bạn không trở nên nhận biết. Lại bong bóng xà phòng khác và bạn sẽ tin. Không thông minh của bạn dường như là không giới hạn! Bao nhiêu lần bạn cần bị gõ búa nữa? Bao nhiêu lần giấc mơ của bạn bị nghiền nát và tan tành? Bao nhiêu lần cuộc sống phải chứng minh rằng níu bám là vô nghĩa? Dừng níu bám và thế thì bạn vượt ra ngoài khổ. Chính níu bám là căn nguyên của khổ.

Thế giới này bị chi phối bởi hai kiểu người: những người hiểu cái họ không điều khiển, và những người điều khiển cái họ không hiểu. Cứ quan sát cuộc sống riêng của mình và bạn sẽ thấy điều đó xảy ra bên trong tâm trí bạn nữa. Bạn hiểu những điều bạn không điều khiển; dễ hiểu những điều bạn không điều khiển.

Ai đó hỏi George Bernard Shaw, 'Ông có tin rằng không gì là không thể được không?' Bernard Shaw tương truyền đã nói, 'Có, tôi có tin rằng không gì là không thể được, với giả định ai đó khác sẽ làm điều đó.'

Dễ hiểu cái bạn không điều khiển. Cái bạn điều khiển bạn không hiểu chút nào. Bạn có hiểu cuộc sống của mình không? Bạn hiểu về Thượng đế và bạn không hiểu về sinh lực của bạn. Bạn hiểu về cõi trời và địa ngục. Có những người biết có bao nhiêu cõi trời và bao nhiêu địa ngục.

Một người tới tôi và anh ta nói, 'Trong tôn giáo của chúng tôi, chúng tôi tin có mười bốn cõi trời. Mahavira đã đạt tới chỉ mới cõi thứ năm thôi; Phật lên tới cõi thứ sáu; Jesus, Mohammed, vân vân, chỉ tới cõi thứ tư; Kabir, Nanak, tới cõi thứ bẩy. Còn thầy tôi,' người này nói - anh ta thuộc vào giáo phái Radhaswami - 'thầy tôi đã đạt tới tầng thứ mười bốn.'

Tôi nói với người này, 'Vâng, tôi biết chứ. Tôi đã gặp ông ấy ở cõi mười bốn, bởi vì tôi đã tới cõi mười lăm rồi. Tôi quen với anh chàng này.' Ông ta nói, 'Cõi mười lăm sao? Nhưng trong kinh sách của chúng tôi chỉ có mười bốn cõi trời thôi, không có cõi mười lăm.'

Tôi nói, 'Làm sao có thể có cõi mười lăm trong kinh sách các ông được? - bởi vì thầy của ông chỉ đạt tới được cõi mười bốn thôi!'

Mọi người ngu xuẩn! Nhưng họ biết có bao nhiêu cõi trời và bao nhiêu địa ngục đấy. Người Jaina tin vào bẩy địa ngục. Họ đã tống Krishna vào địa ngục thứ bẩy bởi vì ông ấy là nguyên nhân của cuộc đại chiến, Mahabharata. Ông ấy đã thuyết phục Arjuna, đệ tử của ông ấy, đánh nhau và giết người. Ông ấy là nguyên nhân của bạo hành lớn tới mức họ đã tống ông ấy vào địa ngục thứ bẩy, địa ngục cuối cùng. Nhưng vào thời của Mahavira, một trong các đệ tử của Mahavira, Makkhali Gosal, đã nổi dậy chống lại thầy và tuyên bố rằng không có bẩy địa ngục mà bẩy trăm địa ngục.

Mọi người cứ nói những điều vô nghĩa - bẩy hay bẩy trăm - và họ không nhận biết về cuộc sống bên trong của riêng họ, hơi thở này từ đâu tới, hơi thở này đi tới đâu. Họ không nhận biết về chân lí gần gũi nhất của bản thể họ, và họ cứ nói về những điều tối thượng. Việc nói này về những điều tối thượng đơn giản để né tránh những vấn đề thực của cuộc sống. Đây là chiến lược của tâm trí để giữ bạn bận bịu với những cái hoàn toàn vô nghĩa. Thận trọng với tâm trí và cách thức tinh ranh của nó!

Phật nói: 'Mọi thứ nảy sinh và qua đi.' Khi ông thấy điều này... Ông ấy không nói, 'Tin điều này đi.' Ông ấy không nói, 'Ta đã trở thành người chứng ngộ, cho nên bất kì cái gì ta nói ông phải tin vào nó.' Ông ấy không nói, 'Bởi vì kinh sách thiên về ta, ông phải tin ta.' Ông ấy không nói, 'Bởi vì ta có thể chứng minh nó một cách logic ông phải tin vào ta.'

Xem cái đẹp của con người này. Ông ấy nói: Khi ông thấy điều này, ông ở trên buồn khổ. Trong chính khoảnh khắc đó khi bạn đã thấy điều này - rằng mọi thứ đều nhất thời và mọi thứ đều là luồng chảy và mọi thứ đều nhất định thay đổi... Làm bất kì cái gì bạn muốn làm đi, nhưng chẳng cái gì sẽ trở thành vĩnh hằng trong cuộc sống này đâu. Khi bạn đã thấy điều này bằng con mắt riêng của mình, và bạn đã hiểu nó qua thông minh riêng của mình, bỗng nhiên bạn ở bên ngoài khổ.

Điều gì xảy ra? Cuộc cách mạng lớn xảy ra trong việc thấy đó; chính việc thấy đó là cuộc cách mạng. Thế thì bạn không níu bám. Khoảng khắc bạn thấy rằng đây là bong bóng xà phòng bạn không níu bám lấy nó. Thực ra, việc níu bám vào nó sẽ buộc nó nổ tung sớm hơn; nếu bạn không níu bám lấy nó, nó có thể vẫn còn đó nhảy múa trong gió một chốc. Người không níu bám có thể tận hưởng cuộc sống; người níu bám không thể tận hưởng cuộc sống.

Gussie đã sống một cuộc sống tốt, đã lấy chồng bốn lần. Bây giờ cô ấy đứng trước Ngọc Môn. Cha Abraham nói với cô ấy, 'Ta để ý rằng đầu tiên cô lấy chủ nhà băng, rồi đến diễn viên, tiếp đó là giáo sĩ, và cuối cùng là người làm dịch vụ lễ tang. Đó là loại hệ thống gì cho người đàn bà Do Thái đáng kính?' 'Một hệ thống rất tốt,' Gussie đáp. 'Người thứ nhất vì tiền, người thứ hai để phô trương, người thứ ba để sẵn sàng và người thứ tư để ra đi!'

Nếu bạn nhìn, bạn có thể tận hưởng; thế thì nó chỉ là trò chơi thôi. Thế thì mọi thứ là khác toàn bộ; thế thì nó là vở kịch lớn. Thế thì toàn thể trái đất trở thành chỉ là sân khấu và mọi người đều đang diễn phần của mình. Nhưng nếu bạn không nhìn, bạn trở nên bị ám ảnh; bạn bắt đầu níu bám lấy mọi thứ, và sâu bên dưới bạn biết rằng chúng đang tuột khỏi tay bạn.

'Tôi có mọi thứ mà đàn ông có thể muốn,' một anh bạn mắt buồn của chúng tôi la lên. 'Tiền bạc, nhà đẹp, tình yêu của người đàn bà đẹp và giầu. Thế rồi, bùm! Một sáng vợ tôi tôi bước vào!' Bạn không thể vẫn còn trong cùng trạng thái lâu được. Cuộc sống thay đổi như giấc mơ. Do đó các nhà huyền môn đã từng gọi cuộc sống không là gì ngoài giấc mơ; giấc mơ được nhìn bằng mắt mở, giấc mơ được chia sẻ bởi người khác nữa. Vào ban đêm giấc mơ là riêng tư; không ai có thể chia sẻ nó. Vào ban ngày giấc mơ là công cộng; mọi người có thể chia sẻ nó. Ban đêm giấc mơ có tính chủ quan; ban ngày giấc mơ có tính khách quan. Nhưng phẩm chất của cả hai là như nhau - việc viết trên nước. Bạn thậm chí chưa kết thúc việc viết và chúng bắt đầu biến mất. Ngay cả việc viết trên cát cũng mất… bởi vì trên cát chữ viết có thể còn lâu hơn một chút. Nó sẽ phải đợi cơn gió tới hay ai đó dẫm lên nó. Đây là việc viết trong nước. Bạn cứ viết và nó cứ biến mất.

Bằng việc thấy điều đó, ông ở trên buồn khổ - ngay lập tức. Thế thì chẳng cái gì khác phải được làm. Khoảnh khắc bạn đã thấy nó, buồn khổ ở đâu? Nguyên nhân đã biến mất; bạn đã loại bỏ chính nguyên nhân này. Bạn níu bám và bạn tạo ra nguyên nhân. Không níu bám là giải thoát. Do đó Phật nói: Đây là con đường chiếu sáng - đơn giản, chói sáng tới mức trừ phi bạn hoàn toàn mù, mù tâm linh, bạn không thể bỏ lỡ nó được. Ông ấy không nói về những chân lí siêu hình lớn lao. Ông ấy không triết lí hoá. Ông ấy không dùng những lời và hệ thống và lí thuyết phức tạp. Ông ấy đơn giản phát biểu sự kiện là ông ấy đã thấy - và bạn có thể thấy nó. Nó chẳng liên quan gì tới Phật, nó không phải là phát minh của ông ấy, nó không phải là ý niệm của ông ấy.

Nó là tính sự kiện của cuộc sống. Nhìn quanh mà xem. Mọi thứ đều thay đổi. Nó giống như dòng sông chảy và chảy - và bạn muốn bắt giữ nó sao? Nó là thuỷ ngân! Nếu bạn cố gắng bắt giữ nó bạn sẽ mất sớm hơn trước. Đừng cố bắt giữ nó. Quan sát một cách vui vẻ, im lặng. Chứng kiến trò chơi này, giấc mơ này... và ông ở trên buồn khổ. Phật không nói bạn sẽ đi ra ngoài buồn khổ. Ông ấy nói, ông ở trên buồn khổ.

'Tồn tại là buồn khổ.'

Hiểu, và vượt ra ngoài buồn khổ.

Đây là con đường của ngời sáng.

'Tồn tại là buồn khổ.'

Đầu tiên ông ấy nói: Buồn khổ nảy sinh từ níu bám lấy những cái nhất thời mà bạn không thể nào làm cho thành vĩnh hằng được. Nó không phải là bản chất của mọi sự. Nó là chống lại luật vũ trụ. Nó là chống lại pháp, nó là chống lại Đạo. Bạn không thể thắng được. Nếu bạn tranh đấu với luật vũ trụ bạn đang tranh đấu cho cuộc chiến thua; bạn sẽ đơn giản phí hoài năng lượng của mình. Điều sẽ xảy ra nhất định xảy ra; chẳng cái gì có thể được làm về nó.

Mọi điều bạn có thể làm là về tâm thức của bạn. Bạn có thể thay đổi cách nhìn của bạn. Bạn có thể nhìn mọi thứ trong ánh sáng khác, với hoàn cảnh khác, trong không gian mới, nhưng bạn không thể thay đổi được mọi thứ. Nếu bạn nghĩ thế giới là rất thực bạn sẽ đau khổ; nếu bạn nhìn thế giới như giấc mơ kì lạ bạn sẽ không đau khổ. Nếu bạn nghĩ dưới dạng các thực thể tĩnh tại bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn nghĩ dưới dạng danh từ bạn sẽ đau khổ. Nhưng nếu bạn nghĩ dưới dạng động từ bạn sẽ không đau khổ.

Danh từ không tồn tại; chúng tồn tại chỉ trong ngôn ngữ. Trong thực tại không có danh từ. Mọi thứ đều là động từ bởi vì mọi thứ đều thay đổi và mọi thứ đều trong quá trình. Nó không bao giờ tĩnh, nó bao giờ cũng động.

Điều thứ hai Phật nói là: 'Tồn tại là buồn khổ.' Hiện hữu là buồn khổ. Bản ngã là buồn khổ. Đầu tiên ông ấy nói: Nhìn thế giới như giấc mơ, lên xuống thất thường, thay đổi, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mới. Tận hưởng nó, tận hưởng tính mới của nó, tận hưởng mọi ngạc nhiên mà nó đem tới. Điều hay là nó đang thay đổi, chẳng cái gì sai về nó cả; chỉ đừng níu bám vào nó thôi. Sao bạn níu bám? Bạn níu bám bởi vì bạn có ảo tưởng khác: rằng bạn có đấy.

Ảo tưởng đầu tiên là ở chỗ mọi thứ đều tĩnh tại. Và ảo tưởng thứ hai là ở chỗ bạn có, ở chỗ bạn có một bản ngã tĩnh tại. Chúng cả hai đi cùng nhau. Nếu bạn muốn níu bám bạn cần người níu bám; nếu bạn không cần níu bám, không cần người níu bám. Đi sâu vào trong nó mà xem. Nếu bạn không cần níu bám, bản ngã không được cần tới chút nào, nó là vô nghĩa. Thực ra, nó không thể tồn tại nếu không có níu bám.

Vũ công có thể tồn tại chỉ nếu người đó nhảy múa. Nếu điệu vũ biến mất, vũ công ở đâu? Ca sĩ tồn tại chỉ trong việc hát. Người đi tồn tại chỉ trong việc bước đi. Bản ngã cũng vậy: bản ngã tồn tại chỉ trong níu bám, trong sở hữu mọi thứ, trong chi phối mọi thứ. Khi không có chi phối, không ham muốn chi phối, không ham muốn níu bám, không ham muốn sở hữu, bản ngã bắt đầu bay hơi. Bên ngoài bạn bắt đầu níu bám và bên trong sáng tỏ mới bắt đầu nảy sinh. Bản ngã với mọi làn khói của nó biến mất, bản ngã với mọi đám mây của nó biến mất. Nó không thể tồn tại được bởi vì nó không được nuôi dưỡng thêm nữa. Để cho nó tồn tại nó phải níu bám. Nó phải tạo ra 'của tôi' và nó cứ tạo ra 'của tôi' theo đủ mọi cách có thể và không thể.

Bản ngã nói, 'Đây là đất nước tôi,' cứ dường như bạn đã mang nó cùng việc sinh của mình, cứ dường như trái đất này thực sự bị phân chia thành các nước. Trái đất là không phân chia, nó là một. Nhưng bản ngã nói, 'Đây là đất nước tôi' - và không chỉ rằng đây là đất nước tôi, 'đây là đất nước vĩ đại nhất trên thế giới. Đây là mảnh đất linh thiêng nhất.' Hỏi người Ấn Độ mà xem. 'Đây là đất nước tâm linh nhất thế giới. Mọi người khác đều là kẻ duy vật và chúng ta là người tâm linh.' Và mọi người khác có ý niệm riêng của mình. Họ là vĩ đại. Hỏi người Đức mà xem. Không ai có dòng máu thuần khiết, chỉ mỗi họ có thôi - dòng máu Aryan, dòng máu Bắc Âu, dòng máu thuần khiết nhất. Thượng đế đã tạo ra họ để cai trị toàn thế giới. Và hỏi người Nhật Bản mà xem. Họ đã giáng trần trực tiếp từ thần mặt trời; họ không phải là người hữu tử bình thường. Mặt trời là cội nguồn của họ, và mặt trời là cội nguồn của mọi sự sống. Và bạn hỏi bất kì ai. Mọi người đều có ý niệm riêng của họ về đất nước họ vĩ đại thế nào, tôn giáo của họ vĩ đại thế nào.

Tôn giáo cũng trở thành sở hữu của bạn: 'Tôn giáo của tôi, Ki tô giáo của tôi, Hindu giáo của tôi.' Ai có thể đòi được tôn giáo? Ai có thể đòi rằng tôn giáo là đồ sở hữu? Bạn có thể có tính tôn giáo, nhưng bạn không thể đòi rằng Ki tô giáo là của bạn, bạn không thể đòi rằng Hindu giáo là của bạn. Nhưng bản ngã ngu xuẩn thế! Nó cứ đòi mọi loại vật.

Ông Ginsberg một hôm về nhà từ một hạt tôn giáo bên ngoài, nơi ông ấy sở hữu một công ti và nói rằng ông ấy phải có một bà chủ. 'Tại sao?' bà Ginsberg há hốc mồm kinh ngạc. 'Thế này,' chồng bà ấy đáp, 'mọi ông chủ đều có bà chủ và điều có vẻ tồi tệ cho doanh nghiệp của tôi là tôi không có.' 'Thôi được, nếu nó là cho doanh nghiệp, thì được thôi,' bà Ginsberg nói.

Một thời gian sau đó ông và bà Ginsberg đang tận hưởng một buổi tối đi xem nhạc kịch opera thì bỗng nhiên ông Ginsberg nói, 'Nhìn kìa, Miriam, có ông Pincus và bà chủ của ông ấy đang ngồi đối diện chúng ta trong lô ngồi.' Bà Ginsberg nghiên cứu đôi này một lúc lâu qua ống nhòm xem nhạc kịch và rồi nói, 'Của chúng ta tốt hơn!'

Bất kì cái gì và mọi thứ đều bị bản ngã đòi lấy. Và 'của chúng ta bao giờ cũng tốt hơn,' dù nó là cái gì. Bản ngã tồn tại chỉ qua những đòi hỏi đó. Cái 'tôi' tồn tại chỉ như hòn đảo trong đại dương của cái 'của tôi.' Nếu bạn dừng đòi mọi thứ là 'của tôi,' bản ngã sẽ biến mất theo cách riêng của nó.

Vợ không phải của bạn mà chồng, con cũng không phải của bạn. Tất cả đều thuộc về cái toàn thể. Đòi hỏi của bạn là ngu xuẩn. Chúng ta tới thế giới này với bàn tay trống rỗng và chúng ta đi khỏi thế giới này với bàn tay trống rỗng. Nhưng không ai muốn biết chân lí này - điều đó gây đau. Chúng ta tới với bàn tay trống rỗng và chúng ta đi với bàn tay trống rỗng. Người ta bắt đầu cảm thấy lung lay, người ta bắt đầu cảm thấy sợ hãi.

Người ta muốn đầy tràn, không trống rỗng. Tốt hơn cả là đầy bất kì cái gì - bất kì rác rưởi nào - hơn là trống rỗng. Trống rỗng có vẻ như chết, và chúng ta không muốn chân lí này. Toàn thể nỗ lực của chúng ta là để sống trong thuận tiện, cho dù thuận tiện đó dựa trên ảo tưởng.

'Tôi đòi hỏi lời giải thích và tôi muốn sự thật!' anh chồng nổi giận hét lên khi phát hiện ra vợ mình đang trên giường với anh bạn tốt nhất của mình. 'Anh quyết định đi, George,' cô ta bình thản đáp. 'Anh không thể có cả hai được.' Hoặc bạn có thể có lời giải thích hoặc sự thật. Và mọi người quan tâm tới lời giải thích hơn là sự thật, do đó mới nhiều triết lí thế. Chúng tất cả đều là giải thích thôi - giải thích để giải thích mọi thứ, không để cho bạn sự thật; giải thích để tạo ra làn khói lớn để cho bạn không cần thấy sự thật. Và nhấn mạnh của Phật là: Thấy nó! - bởi vì không thấy nó bạn không thể vượt lên trên buồn khổ được.

James, nói với vợ mình: 'Anh đang trong tâm trạng đó và em đẹp thế!' Katherine: 'Cái gì làm anh nghĩ em đẹp?' James: 'Khi anh đang trong tâm trạng đó thì mọi người đều đẹp cả!'

Toàn thể vấn đề là ở tâm trạng của bạn. Nếu bạn ở trong tâm trạng của trò bản ngã, thế thì bạn sẽ không nghe chư phật đâu, hay bạn sẽ nghe theo cách mà bạn có thể xoay xở, bóp méo, diễn giải những chân lí đó theo bản thân bạn, để hỗ trợ cho bạn. Nếu bạn vẫn quan tâm tới bản ngã bạn không thể hiểu được những lời kinh này.

Nếu bạn đã trở nên chán với bản ngã, nếu bạn mệt mỏi với trò chơi của nó, nếu bạn đã thấy rằng nó đem tới chỉ đau khổ và không gì khác, thế thì những chân lí này đơn giản để hiểu tới mức thực ra chả cần giải thích nào cả. Và tôi không giải thích chúng cho bạn đâu. Tôi đơn giản nện búa chúng vào đầu bạn, từ bên này và từ bên kia. Bạn cố lẩn tránh, bạn cố trốn thoát, bạn cố nhắm mắt lại, nhưng tôi cứ hét vào tai bạn, với hi vọng rằng sớm hay muộn bạn sẽ có khả năng hiểu - bởi vì không có hiểu biết này xảy ra cho bạn, cuộc sống của bạn sẽ là ác mộng. Và nhiều kiếp sống bạn đã phí hoài trong các ác mộng. Đến lúc thức dậy rồi!

'Tồn tại là buồn khổ.' Hiểu, và vượt ra ngoài buồn khổ. Đây là con đường của ngời sáng. Phật nói: Đây là con đường của thông minh. Điều này không dành cho các tâm trí đờ đẫn, không thông minh, tầm thường. Con đường của Phật là dành cho những người thông minh. Và ai không thông minh? Nếu bạn quyết định là thông minh, bạn là thông minh đấy. Bạn được sinh ra với thông minh lớn lao, nhưng bạn giữ nó bị kìm nén. Bạn sợ thông minh của riêng mình bởi vì thông minh của riêng bạn sẽ quấy rối cuộc sống thường lệ đã lắng đọng của bạn. Bằng cách nào đó bạn đã xoay xở để lắng đọng, và thông minh riêng của bạn giữ bạn tiến lên trước. Nó sẽ cứ bảo bạn, 'Đây không phải là chân lí. Mình lại rơi vào nạn nhân của mơ rồi. Đi tiếp đi. Chừng nào mình chưa đạt tới chân lí, không có cách nào nghỉ trong an bình đâu. Đi tiếp đi!' Bởi vì thông minh kích thích bạn đi tiếp, bạn kìm nén nó.

Mọi người được sinh ra đều thông minh. Tôi chưa bao giờ bắt gặp đứa trẻ nào không thông minh, nhưng về sau rất hãn hữu mới tìm ra người thông minh. Điều gì xảy ra trong lúc ấy? Mọi đứa trẻ về sau đều biến thành ngu xuẩn. Vào lúc bạn ra khỏi trường đại học bạn đã dựng lên đầy đủ những cái ngu xuẩn của mình.

Đại học là nơi đảm bảo rằng bây giờ bạn sạch bách thông minh. Không ai có thể làm cho bạn thông minh lại được - họ đã dán xi bạn rồi. Socrates nói: Biết bản thân ông. Phật cũng nói: Biết bản thân ông. Và cả hai đều đã bị hiểu lầm, Socrates bị hiểu lầm hơn Phật. Khi Socrates nói: Biết bản thân ông, mọi người nghĩ có ai đó bên trong, người phải được biết. Chẳng có ai bên trong cả. Khi Socrates nói: Biết bản thân ông, ông ấy đơn giản nói, 'Đi vào và xem cái gì có đó.' Ông ấy không nói rằng có ai đó bạn sẽ đi tới biết; ông ấy đơn giản nói đi vào trong. Nhưng ông ấy không làm cho bạn sợ thế.

Phật nói rõ ràng rằng không có ai cả: Đi vào và nhìn. Chỉ có việc nhìn, nhưng không có người nhìn. Có hiểu biết nhưng không có người hiểu, có việc biết nhưng không có người biết. Điều này phải được hiểu. Đây là thông điệp rất nhấn mạnh của Phật: rằng có những quá trình, chắc chắn, nhưng không có trung tâm của những quá trình đó. Vâng, có tình yêu nhưng không có người yêu, và có thiền nhưng không có thiền nhân, và có giải thoát, nhưng không ai được giải thoát. Điều đó có vẻ rất kì lạ, nhưng bây giờ khoa học hiện đại đồng ý với điều đó.

Khi có liên quan tới thực tại khách quan, khoa học đồng ý với Phật nhiều hơn với bất kì ai khác. Do đó Phật có tương lai lớn, bởi vì khoa học mọi ngày sẽ tới gần hơn và gần hơn với Phật. Khoa học đang nói cùng ngôn ngữ như Phật. Khoa học nói có năng lượng nhưng không có vật chất. Đó là điều Phật nói cho thế giới bên trong: Có năng lượng, chuyển động, quá trình, nhưng không có thực thể, không bản ngã.

'Biết bản thân ông' nghĩa là: biết rằng bạn không có. Dũng cảm lớn được cần để biết điều này. Mọi người muốn biết rằng họ là linh hồn bất tử. Thế thì họ rất hạnh phúc: 'Chúng ta là linh hồn bất tử.' Và Phật nói, 'Đừng nói điều vô nghĩa! Ông đơn giản không có. Bất tử có đó, nhưng ông không phải là bất tử. Khi ông biến mất hoàn toàn, bất kì cái gì còn lại đằng sau... cái sạch sẽ đó, cái thuần khiết đó, cái hồn nhiên đó, cái không đó, shunya đó - cái đó là bất tử. Nó không có bắt đầu và không có kết thúc, không sinh và không tử.'

Nhưng thay vì đi vào và tìm thấy ảo tưởng cơ sở của bản ngã, thay vì đi vào và tìm căn nguyên của mọi khổ, bạn cứ đổ trách nhiệm lên người khác. Câu châm ngôn nổi tiếng của Murphy: Người có thể mỉm cười khi mọi sự đi sai đã nghĩ tới ai đó mà anh ta có thể đổ lỗi lên. Mọi người đều cố đổ lỗi khổ của mình lên ai đó khác. Và đó là cách chúng ta vẫn còn trong khổ, bởi vì việc đổ lỗi này sẽ không ích gì cả. Ngay chỗ đầu tiên nó là sai - không ai khác là nguyên nhân cho khổ của bạn; nguyên nhân là bên trong bạn. Bạn đang sống cùng ảo tưởng. Nhưng cho dù bạn sống cùng ảo tưởng, tâm trí vẫn thích thú ý niệm rằng ai đó chịu trách nhiệm - 'Mình không chịu trách nhiệm'; bạn cảm thấy nhẹ nhõm.

'Bác sĩ ơi, bác sĩ phải làm cái gì đó cho chồng tôi đi.'

'Cái gì có vẻ như thành vấn đề thế?'

'Anh ấy bị thuyết phục rằng anh ấy là tủ lạnh.'

'Khủng khiếp thế!'

'Bác sĩ bảo tôi đi!' cô vợ cắn cảu. 'Anh ấy ngủ há hốc mồm ra, và để đèn sáng đánh thức tôi cả đêm.'

Một người đàn bà gọi điện thoại cho nhà tâm thần và khóc, 'Bác sĩ ơi, bác sĩ phải giúp tôi với. Chồng tôi làm tôi phát điên lên. Anh ấy cứ khăng khăng rằng anh ấy là Moses.'

'Điều đó có vẻ nghiêm trọng đấy,' nhà tâm thần đáp. 'Tôi nghĩ cô nên đưa anh ấy tới phòng khám của tôi ngày mai.'

'A, tôi sẽ đưa,' cô ấy đáp, 'nhưng đồng thời làm sao tôi giữ anh ấy tách ra khỏi nước mỗi lần tôi thử tắm?'

Cho dù bạn điên, tâm trí vẫn muốn tin rằng ai đó khác chịu trách nhiệm - ai đó khác điên. Mọi người sẵn sàng tin rằng toàn thế giới điên, nhưng họ không điên. Thực ra, người điên chưa bao giờ chấp nhận rằng anh ta điên. Bạn có thể đi tới nhà thương điên và bạn có thể hỏi tất cả người điên, và bạn sẽ ngạc nhiên: không người điên nào đồng ý rằng người đó điên. Toàn thế giới điên, anh ta hoàn toàn lành mạnh. Thực ra, những người hiểu người điên, họ nói rằng một khi người điên chấp nhận rằng mình điên thì người đó không còn điên nữa; sự lành mạnh đã bắt đầu tới trong bản thể người đó.

Đó là điều mọi chư phật đã từng nói: khoảnh khắc bạn hiểu rằng 'tôi là kẻ dốt,' thoáng nhìn đầu tiên về việc biết đã xảy ra. Khoảnh khắc bạn nói rằng 'tôi không có,' lần đầu tiên, sự tồn tại thực đã thấm vào bạn. Lần đầu tiên bạn nói rằng 'tôi không sở hữu gì,' toàn thế giới là của bạn. Lần đầu tiên bạn nói rằng 'tôi không tách rời,' rằng 'tôi là một với cái toàn thể,' bạn trở thành cái toàn thể. Giọt sương không thực sự biến mất; nó trở thành đại dương. Bằng việc biết cái trống rỗng của người ta, cái vô ngã của người ta, người ta không mất gì cả, người ta được tất cả.

Và lời kinh thứ ba:

'Tồn tại là ảo tưởng.'

Hiểu, vượt ra ngoài.

Đây là con đường của sáng tỏ.

Phật không cho bạn học thuyết, ông ấy không cho bạn giáo điều. Ông ấy không một chút quan tâm nào tới việc cho bạn các triết lí sống. Toàn thể mối quan tâm của ông ấy là một: làm sao làm cho tâm trí bạn rõ ràng, làm sao truyền đạt sự rõ ràng cho bạn để cho bạn có thể thấy không bị cản trở, để cho mắt bạn không còn mang bụi nào nữa, để cho mắt bạn không có bụi và bạn có thể thấy thấu suốt như mọi sự đang vậy.

Thông thường bất kì cái gì bạn thấy đều là phóng chiếu của bạn. Đó là điều bạn gọi là sự tồn tại - bạn phóng chiếu. Sự tồn tại vận hành chỉ như cái màn ảnh và máy chiếu ở bên trong bạn, và bạn cứ phóng chiếu các ham muốn, tưởng tượng, hi vọng, mơ mộng của bạn, và bạn cứ thấy những điều không có đó. Mọi người cứ đi tới tận cùng việc phóng chiếu. Ngay cả bạn có gặp họ sau cái chết của họ thì bạn vẫn sẽ thấy họ trong cùng đống lộn xộn.

Kinh doanh đã thành khủng khiếp cho Blum và ông ta đã giảm bớt người làm của mình. Trong một tháng ông ta đã phải giảm thêm người nữa, và mọi người nói rằng sự căng thẳng khủng khiếp này trở thành ngưng kết lại, đẩy cái chết của ông ta lên sớm hơn vài tuần sau đó. Khi họ mang xác ông ta đi dọc chái bên nhà thờ, Blum đột nhiên ngồi dậy trong quan tài và hỏi, 'Bao nhiêu người khênh tôi thế?'

'Có tám người hộ tang, thưa ông Blum,' người lo tang lễ nói.

'Tốt hơn cả là sa thải hai người đi,' Blum nói, rồi nằm xuống.

Ngay cả sau cái chết nỗi ám ảnh cũ vẫn tiếp tục! Và đừng coi nó là trò đùa - đây là cách mọi sự đang vậy đấy. Mọi người cứ tin vào cùng điều sau cái chết; họ cứ tiếp tục cùng ham muốn. Đó là cách họ cứ tới đi tới lại thế gian này để hoàn thành cùng những ham muốn chưa được hoàn thành. Và những ham muốn đó là không thể hoàn thành được, cho nên họ cứ tới mãi và mãi, cả triệu lần.

Phật gọi nó là cái vòng luẩn quẩn, bánh xe cứ quay mãi. Bạn giống như nan hoa trong bánh xe này. Khi thì bạn đi lên và khi thì bạn đi xuống. Nhưng bánh xe cứ đi lên và xuống, lên và xuống; sống và chết, sống và chết; khoảnh khắc này của thành công, khoảnh khắc khác của thất bại; khoảnh khắc này của hi vọng, khoảnh khắc khác của thất vọng. Nó cứ diễn ra mãi, và nó đã diễn ra vĩnh hằng rồi. Và toàn thể điều này là phóng chiếu riêng của bạn - đây không phải là thực tại. Thực tại chỉ có thể được biết tới khi bạn không có gì để phóng chiếu. Trạng thái đó của vô phóng chiếu Phật gọi là sáng tỏ. Sáng tỏ nghĩa là bạn không có ham muốn, bạn không muốn mọi thứ theo cách nào đó, bạn sẵn sàng nhìn chúng như chúng đang vậy. Bạn đơn giản là tấm gương, không là máy chiếu. Khi bạn là tấm gương, đây là samadhi, đây là satori, tỏ ngộ. Bạn đơn giản phản xạ giống như nước yên tĩnh, trong trẻo, im lặng của cái hồ phản xạ trăng tròn và các vì sao. Khi bạt tuyệt đối rõ ràng, không mơ, không tưởng tượng, không kí ức, toàn thể tâm trí bị gạt sang bên - tâm trí là cái máy để phóng chiếu - thế thì có sáng tỏ và mọi sự được phản xạ như chúng vậy. Và lần đầu tiên bạn biết cái gì là hoàn cảnh đó; bằng không: 'Tồn tại là ảo tưởng.' Hiểu điều này: rằng bất kì cái gì bạn nghĩ là tồn tại đều là ảo tưởng. Hiểu nó, và đi ra ngoài đi. Đây là con đường của sáng tỏ.

Ông mạnh mẽ, ông trẻ trung.

Đó là lúc để vươn lên.

Vậy vươn lên đi!

Vì e rằng qua do dự và lười nhác

Ông đánh mất con đường.

Ở Ấn Độ cổ đại, khi Phật còn đang chuyển giao những lời kinh này cho đệ tử của ông ấy, điều này đã là truyền thống được chấp nhận, rằng người ta nên trở thành người tìm kiếm chỉ trong giai đoạn cuối của cuộc đời mình. Nếu bạn giả thiết cuộc sống có khoảng dài một trăm năm, thế thì ý niệm Hindu là chia cuộc sống thành bốn phần mỗi phần hai mươi nhăm năm. Hai mươi nhăm năm đầu tiên dành cho giáo dục, brahmacharya - vô dục. Bạn vào đại học, bạn sống cùng thầy để học các kĩ năng của thế giới, học nghệ thuật, học nghề thủ công, học khoa học. Và sau hai mươi nhăm năm bạn trở lại trong thế giới, bạn xây dựng gia đình. Và trong hai mươi nhăm năm từ giờ - giai đoạn thứ hai - bạn sống như một người chủ gia đình, như người chồng, như người bố, hoàn thành nghĩa vụ cuộc sống.

Và thế rồi tới giai đoạn thứ ba, lại hai mươi nhăm năm: bạn chuẩn bị từ bỏ thế giới. Giai đoạn thứ ba được gọi là vanprasth. Giai đoạn thứ nhất là brahmacharya - vô dục - để cho bạn có thể cống hiện toàn thể tâm trí mình cho việc nghiên cứu, không phân tán. Toàn thể năng lượng dục của bạn phải được tập trung vào học tập. Thế rồi giai đoạn thứ hai được gọi là garhasthya - giai đoạn của người chủ gia đình. Bạn dành toàn thể năng lượng của mình cho cuộc sống gia đình: làm nhà, dựng doanh nghiệp lớn, kiếm tiền, nuôi dạy con cái. Và thế rồi giai đoạn thứ ba được gọi là vanprasth. Vanprasth nghĩa là 'quay mặt vào rừng.'

Bây giờ chuẩn bị cho bản thân bạn để rời bỏ thế giới - chuẩn bị cho hai mươi nhăm năm! Cuộc sống vẫn ở trong nhà, nhưng quay mặt về rừng. Dần dần, dần dần ngắt bản thân bạn ra. Trao trách nhiệm của bạn cho con bạn, người bây giờ sẽ quay về từ đại học.

Và giai đoạn thứ tư - sau bẩy mươi nhăm năm – hai mươi nhăm năm cuối cùng, bạn trở thành sannyasin. Điều này đã thành điều thường lệ, tục lệ, được chấp nhận ở Ấn Độ.

Ngay chỗ đầu tiên, mọi người không sống tới tram tuổi, và đặc biệt vào những ngày đó thì chẳng sống được thế chút nào. Mọi nghiên cứu khoa học đã được tiến hành đều chứng minh rằng mọi người vào thời Phật sống nhiều nhất trung bình là bốn mươi năm; bốn mươi năm là cuộc sống trung bình. Và điều đó dường như cũng không quá tệ bởi vì ngay cả bây giờ ở Ấn Độ, ba mươi sáu năm là cuộc sống trung bình. Với tất cả thuốc men mới, sự giúp đỡ y tế, bệnh viện, nếu Ấn Độ chỉ có độ tuổi trung bình ba mươi sáu, thế thì vào những ngày đó, không khoa học, không tiện nghi y tế, nếu mọi người sống bốn mươi tuổi trung bình thì họ đã làm tuyệt hảo lắm rồi! Cho nên mọi người không sống tới một trăm năm. Trước lúc người ta tới bẩy mươi nhăm, người ta đã qua đời rồi. Cho nên với đa số mọi người, thời gian cho tính chất sannyas sẽ chẳng bao giờ tới.

Dường như đấy chỉ là nỗ lực để trì hoãn nó. Và cho dù ai đó sống lâu hơn bẩy mươi nhăm tuổi – vài người đã sống lâu vậy, bản thân Phật đã sống tám mươi năm - nếu vài người sống sau bẩy mươi nhăm, cuộc sống của họ sẽ gần như không có năng lượng. Họ sẽ chết, những cái xác biết đi. Họ sẽ không có đủ năng lượng để thiền, để vươn lên những đỉnh cao nhất của tâm thức. Họ sẽ không có khả năng biến đổi bản thể họ thành phật tính; điều đó sẽ là không thể được với họ.

Phật đã đem tới cuộc cách mạng vĩ đại và Ấn Độ chưa bao giờ tha thứ cho ông ấy vì điều đó. Ông ấy đã phá huỷ toàn thể ý niệm vô nghĩa về các giai đoạn. Nó là vô nghĩa, bởi vì có vài người thông minh, người có thể là sannyasins ngay khi họ còn trẻ, và có vài người siêu thông minh, người có thể là sannyasins ngay cả khi họ còn là trẻ nhỏ.

Shankaracharya đã trở thành sannyasin khi ông ấy chỉ mới chín tuổi. Phật trở thành sannyasin khi ông ấy hai mươi chín tuổi. Cho nên thật ngu xuẩn mà trì hoãn nó. Và tại sao cứ trì hoãn chân lí tới chính tận cùng khi bạn sẽ gần như là cái xác, không năng lượng nào còn lại? Và thế rồi bạn sẽ cố gắng soải cánh bay cao trong bầu trời sao? Khi những ngày để đi vào nấm mồ tới, bạn sẽ thử lấy chuyến bay tới mặt trời sao? Điều đó là không thể được.

Phật là người đầu tiên ở Ấn Độ đưa vào ý niệm về sannyasin trẻ. Nhấn mạnh của ông ấy là ở chỗ thanh niên là thời kì tốt nhất để là sannyasin bởi vì cần năng lượng lớn cho việc biến đổi bên trong, cho công trình bên trong. Nó không thể bị trì hoãn được. Và ai biết về tương lai? Ai biết về ngay cả ngày mai hay thậm chí về khoảnh khắc tiếp? Ông ấy nói: Ông mạnh mẽ, ông trẻ trung - thế thì đây là thời điểm. Đó là lúc để vươn lên.

Đừng trì hoãn. Không cần trì hoãn. Đừng nói rằng 'tôi sẽ thức dậy chỉ sau bẩy mươi nhăm tuổi.' Người đã từng mơ trong bẩy mươi nhăm năm sẽ thấy rất khó thức dậy sau bẩy mươi nhăm năm mơ. Mơ đã trở thành gần như bản tính thứ hai của người đó. Khi bạn già đi bạn trở nên ngày một ương ngạnh hơn, ngày một ít uyển chuyển hơn. Khi bạn già đi bạn trở nên ngày một máy móc hơn, ít sống động hơn.

Cách sống của bạn trở thành lắng đọng, cách nghĩ của bạn trở thành cố định tới mức trở nên không thể nào thay đổi được chúng. Đó là lí do tại sao với người già khó thế để học cái gì mới. Họ nói: Bạn không thể dạy chó già thủ đoạn mới. Trẻ con học rất dễ dàng; người già thấy rất khó học bởi vì họ nghĩ họ biết rồi. Kinh nghiệm cả đời họ có đó, và kinh nghiệm cả đời bắt đầu chi phối họ; nó cứ chi phối họ tới tận cùng.

Zeb và vợ anh ta, Addie, khét tiếng là một đôi hay châm chọc nhất trong vùng núi. Zeb chết vài năm trước, và họ hàng anh ta hết sức bối rối về cách Addie cứ nói mãi về chi phí của đám tang. Cô ấy thậm chí còn khăng khăng đòi tự đóng ván quan tài để cho cô ấy không phải trả tiền cho người phục vụ lễ tang chiếm một chỗ coi sóc cảnh tượng này.

Vài năm sau, Addie bị ốm và có vẻ như cô ấy sắp đi gặp Zeb về sau. Addie gọi cô bạn duy nhất tới bên mình và bảo cô ấy hứa sẽ coi sóc đám tang. 'Bạn hứa sẽ chôn mình trong bộ quần áo lụa đen đấy nhé,' cô ấy nói một cách yếu ớt. 'Nhưng bạn cũng có thể cắt lại vạt lưng của chiếc váy. Nó là vải tốt và chắc chắn là tội lỗi nếu làm phí hoài nó.'

'Này, Addie,' cô bạn đáp, 'mình không thể làm thế được. Khi bạn và Zeb bước qua Ngọc Môn, bạn chắc chắn không muốn đi với bộ quần áo không có vạt lưng.'

'Đừng nghĩ tới nó nữa,' Addie đáp. 'Họ tất cả đằng nào cũng sẽ nhìn Zeb thôi.'

'Sao cậu nói vậy?'

'Bởi vì tớ đã chôn anh ấy không có quần.'

Cả đời, nếu bạn keo kiệt... ngay cả trong cái chết bạn cũng sẽ như thế thôi. Khi bạn già đi bạn trở nên ngày một lắng đọng hơn. Tuổi thanh xuân là lúc đẹp nhất cho biến đổi bên trong bởi vì tuổi thanh xuân là thời gian linh động nhất. Trẻ em còn linh động hơn thanh niên, nhưng chúng không hiểu biết thế. Chúng cần chút ít kinh nghiệm. Thanh niên đích xác ở giữa; bạn không còn là đứa trẻ, không còn dốt nát về cuộc sống và cách thức của nó và vậy mà không bị lắng đọng như người già.

Bạn ở trong trạng thái chuyển dịch, và trạng thái chuyển dịch là thời gian tốt nhất mà bạn có thể nhảy ra khỏi bánh xe sinh tử. Thời thanh niên là thời có ý nghĩa nhất để lấy mọi cú nhảy, bởi vì việc nhảy cần dũng cảm, nó cần năng lượng, nó cần mạo hiểm, nó cần táo bạo.

Phật nói: Ông mạnh mẽ, ông trẻ trung. Đó là lúc để vươn lên.

Là thanh niên, là trẻ trung, là tươi tắn, chính là phúc lành lớn lao. Đó là lúc cho nổi dậy. Và nếu bạn bỏ lỡ tuổi thanh niên của mình, về sau sẽ càng ngày càng khó hơn. Không phải là điều đó là không thể được - nó có thể xảy ra ngay cả khi bạn già - nhưng nó sẽ đòi nhiều nỗ lực gian nan hơn và mọi sự sẽ không dễ dàng thế. Điều đó cũng giống như leo núi: khi bạn trẻ việc đó dễ hơn, khi bạn trở nên già việc đó trở thành khó. Việc thở vất vả, lên cao là mệt mỏi, bạn vã mồ hôi, bạn cảm thấy kiệt lực rất sớm, bạn sẽ cần nghỉ nhiều hơn và cuộc hành trình sẽ có vẻ rất lâu. Khi bạn là thanh niên bạn có thể chạy lên; bạn có thể chạy lên; bạn có thể chạy lên đỉnh và từng bước sẽ xả ra nhiều năng lượng hơn trong bạn, bởi vì là thanh niên chính là kho chứa năng lượng.

Nhiều người tới tôi và hỏi tại sao tôi trao tính chất sannyas cho thanh niên. ... Bởi vì điều này: thanh niên là thời gian cho tính chất sannyas, bởi vì tính chất sannyas là nổi dậy vĩ đại nhất; không nổi dậy nào vĩ đại thế. Đừng phí hoài tuổi thanh xuân của bạn vào những cuộc cách mạng bình thường khác - chính trị, xã hội, kinh tế. Đừng phí hoài năng lượng sống của bạn vào những trò chơi ngu xuẩn. Để toàn bộ năng lượng của bạn, tập trung toàn bộ năng lượng của bạn, vào một điểm thôi - cuộc cách mạng tâm linh - bởi vì đó là thay đổi triệt để, và các thay đổi khác có thể đi theo thay đổi đó.

Nếu bản thể bên trong của bạn thay đổi, toàn thể cuộc sống bên ngoài của bạn sẽ khác hoàn toàn. Nó sẽ có hương thơm khác, cái đẹp khác, duyên dáng khác. Và khi bản thể bên trong của bạn được thay đổi và trở thành ngọn lửa của ánh sáng, bạn sẽ trở thành ánh sáng lên người khác nữa. Bạn sẽ trở thành ánh sáng báo hiệu, sứ giả lớn của bình minh mới. Chính sự hiện diện của bạn sẽ làm lẩy cò những cuộc cách mạng trong kiếp sống của người khác.

Phật nói: Vậy vươn lên đi! Đừng phí hoài một khoảnh khắc! - Vì e rằng qua do dự và lười nhác ông đánh mất con đường.

Nguy hiểm duy nhất là do dự. Cuộc sống không cam kết, không tham gia, không đáng gọi là cuộc sống. Chính là qua cam kết, tham gia, cuộc sống của bạn đạt tới sắc bén, thông minh của bạn trở thành lưỡi kiếm. Qua lười nhác bạn thu thập gỉ; sắc bén của bạn biến mất. Bạn trở nên già ngay cả khi bạn còn trẻ. Và nếu bạn vẫn còn sắc bén và bạn vẫn còn nổi dậy, cho dù khi bạn già, bạn sẽ không già. Chỉ về mặt vật lí bạn sẽ già, nhưng bản thể bên trong của bạn sẽ vẫn trẻ. Và đó là một trong những kinh nghiệm vĩ đại nhất của cuộc sống: khi thân thể bạn trở nên già, nhưng bản thể bên trong của bạn vẫn giữ tính trẻ trung của nó. Điều đó nghĩa là bạn đã không đánh mất dấu vết của cuộc sống, nghĩa là bạn đang giữ bản thân bạn bước cùng cuộc sống. Bạn không bị bỏ lại sau, bạn không bị tụt lại sau.

Phật nói: Làm chủ lời.

Ông ấy nói, bình thường tâm trí đầy những lời - liên quan, không liên quan, rác rưởi; đủ mọi loại lời cứ tụ tập lại bên trong bạn. Hai người đang nói chuyện; bạn đơn giản nghe, và những lời đó trở thành một phần của tâm trí bạn - chẳng vì lí do khác, một cách ngẫu nhiên. Bạn nghe hai người nói chuyện. Bạn trở nên bị nặng gánh. Bạn đi và bạn đọc các biển hiệu, và những từ đó trở thành một phần của con người bạn. Bạn đọc những quảng cáo không cần thiết. Trong các tạp chí, mọi người đọc các quảng cáo nhiều hơn bất kì cái gì khác. Hay bạn cứ tán gẫu với mọi người, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng điều này chỉ là vô dụng, cực kì phí hoài thời gian và năng lượng. Nhưng lời được thu thập bên trong bạn giống như bụi, hết tầng nọ tới tầng kia, và tấm gương của bạn sẽ bị chúng phủ đầy.

Phật nói: Làm chủ lời. Vắn tắt thôi. Chỉ nghe điều có ý nghĩa, chỉ đọc cái có nghĩa. Tránh cái không cần thiết, cái không liên quan. Chỉ nói cái là chính vấn đề. Làm cho từng lời của bạn là trái tim bạn. Đừng chỉ nói mọi thứ cứ dường như bạn là chiếc máy ghi âm.

Mary đang ngồi một mình trên ghế thì mẹ cô ấy tới và bật đèn lên.

'Sao thế, có chuyện gì thế, con?' mẹ cô ấy hỏi.

'Sao con ngồi ở đây trong bóng tối thế? Con và John vừa cãi nhau sao?'

'Ồ, không, chẳng cái gì như thế đâu,' Mary đáp.

'Đơn giản John hỏi con làm vợ.'

'Được, sao con trông buồn thế?'

'Ồ, mẹ ơi, đấy chỉ là con không biết liệu con có lấy người điều hành quảng cáo không.'

'Nhưng có gì sai với việc lấy người làm quảng cáo?'

'Thế này, mẹ cảm thấy thế nào nếu người đàn ông cầu hôn mẹ lại bảo mẹ rằng đó là một đề nghị đặc biệt, một lần trong đời thôi, không bao giờ lặp lại?'

Hệt như chiếc máy ghi âm! Anh ta có thể không nhận biết về điều anh ta nói, có thể anh ta lặp lại thói quen của mình. Anh ta thành thạo trong điều đó, nó đã trở thành một phần của tâm trí anh ấy. Nó có thể lặp lại bản thân nó; anh ta có thể không có ý thức chút nào về điều mình làm.

Khi Phật nói: Làm chủ lời, ông ấy ngụ ý, ý thức. Tại sao bạn nói cái gì đó? Nói với ai? Và mục đích của nó là gì? Hãy rõ ràng, bằng không im lặng đi. Tốt hơn cả là đừng làm người khác nặng gánh bởi rác rưởi của bạn. Nếu bạn có thể khai sáng, tốt; nếu bạn có thể làm nhẹ gánh, tốt; bằng không tốt hơn cả là yên tĩnh.

Làm chủ ý.

Bất kì ý nghĩ nào cũng đều diễn ra trong tâm trí bạn. Quan sát trong một phút và bạn sẽ ngạc nhiên: tâm trí dường như phát rồ! Nó nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác chẳng bởi lí do nào cả. Khi chó bắt đầu sủa ở nhà hàng xóm và tâm trí bạn lấy manh mối từ nó... và bạn nhớ tới con chó bạn đã có từ hồi thơ ấu, và con chó chết... và bạn bắt đầu cảm thấy buồn. Và bởi vì cái chết của con chó, bạn bắt đầu nghĩ về cái chết, và cái chết của mẹ bạn và cái chết của bố bạn. Và bạn trở nên giận dữ bởi vì bạn chưa bao giờ thoải mái với mẹ bạn; bao giờ cũng có xung đột. Con chó vẫn sủa, hoàn toàn vô nhận biết về điều nó đã làm. Còn bạn đã đi du hành xa thế!

Bất kì cái gì cũng có thể lẩy cò một quá trình trong bạn. Đây là một loại cảnh nô lệ: bạn phó mặc cho điều ngẫu nhiên. Đây không phải là làm chủ. Và một sannyasin, người tìm kiếm, phải là người chủ. Người đó chỉ nghĩ nếu người đó muốn nghĩ; nếu người đó không muốn nghĩ người đó đơn giản tắt tâm trí mình đi. Người đó biết cách bật nó lên và cách tắt nó đi.

Bạn không biết cách bật nó, bạn không biết cách tắt nó; nó cứ tiếp diễn mãi. Nó bắt đầu làm việc từ thời thơ ấu và cứ làm việc mãi cho tới khi bạn chết. Bẩy mươi năm, tám mươi năm, liên tục làm việc - nhiều việc thế, và thế rồi bạn không thể mong đợi được cái gì lớn lao từ nó cả bởi vì nó hoàn toàn mệt mỏi. Nó không còn lại nhiều năng lượng; năng lượng rò rỉ từ mọi nơi. Nếu bạn có thể tắt nó đi... đó là điều thiền tất cả là gì: tắt tâm trí đi, nghệ thuật tắt tâm trí đi. Nếu bạn có thể tắt nó đi, bạn sẽ thu lại năng lượng.

Nếu trong vài giờ mọi ngày bạn không có tâm trí, bạn sẽ thu được nhiều năng lượng tới mức năng lượng đó sẽ giữ bạn trẻ trung, tươi tắn, sáng tạo. Năng lượng đó sẽ cho phép bạn thấy thực tại, cái đẹp của sự tồn tại, vui vẻ của cuộc sống, lễ hội. Nhưng để có điều đó bạn cần năng lượng, và tâm trí của bạn chỉ có rất ít năng lượng. Bằng cách nào đó bạn xoay xở cuộc sống của bạn. Bạn sống cuộc sống nghèo nàn chỉ vì mỗi lí do là bạn không biết cách tích luỹ năng lượng tâm trí của bạn, cách tạo ra bình chứa của bản thể bên trong của mình. Nó cứ diễn ra và rò rỉ và bạn không biết cách dừng những rò rỉ đó.

Đừng bao giờ cho phép thân gây hại. Ba điều, Phật nói: Thận trọng về lời, làm chủ ý nghĩ, đừng bao giờ cho phép thân gây hại. Bởi vì thân tới từ con vật, thân thể là con vật. Nó tận hưởng việc gây hại, nó bạo hành. Ý thức về nó đi. Đừng cho phép nó đi vào trong bạo hành. Đừng cho phép nó làm hại bất kì ai, bởi vì nếu bạn làm hại người khác, cái hại sẽ quay lại bạn sớm hay muộn.

Đó là toàn thể lí thuyết về nghiệp: bất kì cái gì bạn làm cho người khác sẽ được làm cho bạn. Cho nên làm cho người khác chỉ điều bạn thích được làm cho mình. Đi theo ba con đường này với sự thuần khiết Và ông sẽ thấy bản thân mình trên một con đường, Con đường của trí huệ.

Lời khuyên cuối Phật đưa ra là: Đừng theo ba con đường này từ tính toán. Đi theo chúng một cách hồn nhiên, theo cách như trẻ thơ, thám hiểm, truy tìm. Làm nó thành cuộc phiêu lưu, nhưng đừng tính toán, đừng như kinh doanh. Chúng ta tất cả đều giống doanh nhân, và đó là một trong những lí do cơ bản tại sao chúng ta cứ bỏ lỡ vui vẻ của cuộc sống. Doanh nhân không bao giờ có thể biết vui vẻ là gì; người đó bao giờ cũng nghĩ về lợi nhuận.

Mọi người tới tôi và họ hỏi, 'Nếu chúng tôi thiền, ích lợi của nó sẽ là gì? Chúng tôi sẽ được gì từ nó?' Nếu tôi nói với họ, 'Thiền chỉ vì thiền thôi,' họ có vẻ phân vân. Họ nói, 'Thế thì phỏng có ích gì?' Họ không thể hiểu được rằng, trong cuộc sống, đôi điều nên được làm mà không có tính toán gì cả.

Yêu vì yêu, nghệ thuật vì nghệ thuật, thiền vì thiền. Mọi điều là đẹp và vĩ đại không bao giờ có thể bị thu thành phương tiện cho cái gì đó khác. Và doanh nhân chỉ biết mỗi điều đó. Tâm trí kiểu kinh doanh bao giờ cũng thu mọi thứ về phương tiện cho mục đích nào đó. Và đây là những mục đích. Thiền là mục đích lên bản thân nó, không phải là phương tiện cho bất kì cái gì khác. Do đó, cứ như trẻ con, hồn nhiên, không tính toán. Là thuần khiết... Và ông sẽ thấy bản thân mình trên một con đường... con đường duy nhất, con đường đúng, con đường của trí huệ.

Ngồi trong thế giới, ngồi trong bóng tối - những lời này là cực kì hàm chứa:

Ngồi trong thế giới, ngồi trong bóng tối.

Ngồi trong thiền, ngồi trong ánh sáng.

Chọn chỗ ngồi.

Để trí huệ phát triển.

Ngồi trong thế giới nghĩa là ở trong tâm trí và ngồi trong thiền nghĩa là ở trong vô trí. Ở trong tâm trí là ở trong bóng tối và ở trong vô trí là ở trong ánh sáng. Nếu bạn đã hiểu những lời kinh trước bạn sẽ biết cách là vô trí... và thế thì có ánh sáng và chỉ ánh sáng. Bạn ngập đầy với ánh sáng, bạn trở thành chói sáng. Và đó là cách trí huệ phát triển.

Chặt rừng,

không chặt cây.

Vì ra khỏi rừng, nguy hiểm tới.

Chặt rừng nghĩa là chặt rễ, chính cội nguồn của nó tất cả - không chặt cây, bởi vì cây chỉ là triệu chứng. Nếu bạn chặt cây này, cây khác sẽ mọc. Đừng đánh nhau với triệu chứng; nhìn vào rễ và phá huỷ rễ. Rễ là bản ngã. Rễ là ham muốn của bản ngã. Rễ là việc níu bám của bản ngã. Chặt cả rừng: bản ngã, ham muốn, níu bám, tinh ranh, láu cá, tính toán, chính trị - chặt tất cả các cái này đi. Đừng cứ đánh nhau với những điều nhỏ bé.

Ai đó tới và nói, 'Làm sao tôi có thể gạt bỏ được giận dữ?' Bây giờ, không gạt bỏ bản ngã bạn không thể gạt bỏ giận dữ được, và nếu bạn cố bạn sẽ chỉ kìm nén nó. Mọi người tới tôi và họ hỏi, 'Làm sao chúng tôi có thể gạt bỏ dâm dục?' Bạn không thể gạt bỏ được dâm dục nếu bạn không gạt bỏ bản ngã và khao khát liên tục của nó về thêm nữa và nữa. Bạn không thể gạt bỏ được dâm dục nếu bạn không thể thấy được cái không bên trong. Trong việc thấy đó, dâm dục được biến đổi thành tâm linh. Đi tới rễ, tới cội nguồn đi.

Nhưng mọi người cứ tỉa cây, tưởng rằng đây là cách họ sẽ biến đổi cuộc sống của họ. Vâng, họ có thể trở nên phức tạp hơn, văn hoá hơn, văn minh hơn, trên bề mặt lịch sự hơn - nhưng điều này sẽ chỉ là trên bề mặt. Sâu bên dưới họ sẽ vẫn còn là người cũ, vẫn xấu như trước hay thậm chí còn xấu hơn bởi vì mọi điều bị kìm nén sẽ làm cho họ ngày càng đồi bại hơn.

Chặt rừng.

Đánh đổ ham muốn.

và đưa bản thân mình tới tự do.

Nếu bạn muốn chặt rừng, đánh đổ ham muốn đi. Thấy ra vấn đề, rằng ham muốn là vô tích sự. Sống trong khoảnh khắc và đừng cố gắng sống trong tương lai. Không ai có thể sống trong tương lai được. Làm sao bạn có thể sống trong tương lai mà chưa có? Và ham muốn cho bạn ảo tưởng về sống trong tương lai. Ngồi, bạn bắt đầu nghĩ bạn đã trở thành tổng thống của đất nước. Bạn bắt đầu sống giấc mơ, giấc mơ ngày, cứ nghĩ rằng bạn đã tìm ra số tiền lớn, xổ số đã được mở theo tên bạn. Và bạn bắt đầu nghĩ và trở nên rất rối loạn, thực sự rối loạn: 'Phải làm gì với nó?'

Tôi có một người bạn, một bác sĩ, và anh ta bị ám ảnh rất nhiều với các câu đố chéo. Hàng tháng anh ta sẽ điền vào các câu đố chéo, và hàng tháng anh ta đều hi vọng rằng lần này anh ta sẽ được năm mươi vạn ru pi, trăm vạn ru pi. Tôi đã từng quan sát điều đó trong nhiều năm. Và tháng sẽ trôi qua và chẳng cái gì xảy ra, và anh ta sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cấu đố chéo khác.

Một hôm tôi đang ngồi trong trạm phát thuốc của anh ta, và tôi bảo anh ta, 'Trông này, anh dường như không có vận may lớn!'

Anh ta nói, 'Anh ngụ ý gì?'

Tôi nói, 'Tôi đã quan sát anh nhiều ngày rồi, trong nhiều năm rồi, và chẳng cái gì xảy ra cả. Tham gia cùng tôi đi và tháng này anh sẽ được trăm vạn ru pi đấy.'

Anh ta sướng lắm. Anh ta nói, 'Sao anh không nói điều đó trước?'

Tôi nói, 'Nhưng có một điều kiện. Thư viện của thành phố này cần năm mươi vạn ru pi. Anh sẽ phải cho thư viện năm mươi vạn ru pi. Thế thì tôi có thể tham gia cùng anh. Thế thì số phận của tôi sẽ đi cùng số phận anh - và anh biết số phận tôi rồi đấy!'

Anh ta nói, 'Điều đó tôi biết!' Nhưng anh ta nói, 'Năm mươi vạn thì quá nhiều.' Anh ta bắt đầu mặc cả: chưa cái gì đã xảy ra, nhưng anh ta bị rối loạn nhiều thế! Anh ta bắt đầu mặc cả, 'Năm mươi vạn là quá nhiều, và tôi là bác sĩ nghèo, và anh biết khó khăn thế nào và cạnh tranh lớn thế nào ở đó - hai mươi bác sĩ trong một thị trấn nhỏ và tôi là người nghèo nhất. Anh đang đòi năm mươi vạn ru pi đấy! Làm nó thành mười vạn thôi.'

Tôi nói, 'Thôi được, vậy thế là đồng ý nhé: mười vạn tôi sẽ lấy cho thư viện, chín mươi vạn anh lấy.'

Anh ta nói, 'Được.' Nhưng anh ta nói được theo cách buồn bã thế: 'Mười vạn ru pi, đi toi kiểu đó!'

Mười hai giờ đêm anh ta gõ cửa nhà tôi. Lúc đó là mùa hè và tôi đang ngủ ở bậc nền cho nên tôi hỏi từ bậc nền đó, 'Có chuyện gì vậy? Ai đó?'

Anh ta nói, 'Tôi là bạn anh mà. Tôi không thể ngủ được, tôi phải tới. Mười vạn là quá nhiều! Lần này chỉ năm mươi nghìn thôi. Tháng sau chúng tôi hội lực lại và thế rồi tôi sẽ đưa mười vạn.'

Tôi nói, 'Thôi được - bởi vì tôi không muốn phá vỡ giấc ngủ của mình. Anh về đi. Năm mươi nghìn là được, nhưng bây giờ đừng thay đổi nó!'

Sáng hôm sau anh ta thay đổi nó. Anh ta nói, 'Anh biết tình hình tôi đấy. Lần này, để tôi giữ cả số tiền đi. Tháng sau, dù anh nói bất kì cái gì tôi sẽ đưa cho thư viện.'

Tôi nói, 'Thế thì tôi rút phần tôi ra. Thế thì anh làm nó theo cách của anh đi.'

Một tháng trôi qua. Chẳng cái gì xảy ra. Anh ta tới tôi và anh ta khóc, toàn nước mắt. Và anh ta nói, 'Tôi là thằng ngu thế! Tôi đáng phải đồng ý với anh. Tôi đã chỉ hỏi năm mươi nghìn ru pi, nhưng tôi đã không đồng ý. Tháng này tôi sẽ đồng ý. Anh chỉ đòi năm mươi nghìn ru pi, nhưng tôi đã không đồng ý. Tháng này tôi sẽ đồng ý.'

Tôi nói, 'Nhưng bây giờ tôi không định làm kinh doanh này chút nào, bởi vì tôi biết nó sẽ lại xảy ra theo cùng cách - mặc cả nhiều, và đêm của anh sẽ bị rối loạn và anh sẽ quấy rối giấc ngủ của tôi. Anh làm nó theo cách của anh đi.'

Mọi người thậm chí bắt đầu sống trong tưởng tượng... Bạn quan sát bản thân bạn. Ham muốn giữ bạn bận bịu trong cái không tồn tại và cứ phá huỷ cái đang là hiện tại. Và hiện tại là cuộc sống duy nhất. Bây giờ và ở đây là cuộc sống duy nhất.

Sống nó trong tính toàn bộ, sống nó bằng cả bản thể bạn. Gạt tâm trí sang bên và nhảy vào bây giờ với vô trí. Và mọi phúc lành của Thượng đế sẽ mưa rào lên bạn.

Đủ cho hôm nay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho