Chương 16: Chỉ có cái một
Chương 16: Chỉ có cái một
Ta là đấng sáng tạo của nhiều Vedas, và chính ta là người dạy về chúng. Ta đã tạo ra Vedanta, đỉnh cao của các Vedas, chính là Upanishads. Tất cả mọi Vedas đều nói về ta.
Ta ở bên ngoài sinh và bên ngoài tử. Tội lỗi và đức hạnh không thể chạm tới ta được.
Ta không có thân thể, giác quan và trí tuệ.
Lời kinh này sẽ dường như có chút ít kì lạ cho bạn, bởi vì hiền nhân này nói:
Ta là đấng sáng tạo của nhiều Vedas, và chính ta là người dạy về chúng. Ta đã tạo ra Vedanta, đỉnh cao của các Vedas, chính là Upanishads. Tất cả mọi Vedas đều nói về ta.
Hiền nhân này đang nói về bản thân mình sao? Ông ấy đang nói về bản thân ông ấy sao? Đọc thoáng qua, lời kinh này sẽ dường như kì lạ, nhưng nếu bạn nhìn vào trong nó sâu thêm một chút nữa, nó trở thành rất có ý nghĩa. Trước hết, cố hiểu vài điều nền tảng về lời kinh này.
Điểm đầu tiên là ở chỗ tất cả mọi cái đang đó, đều là Thượng đế, điều thiêng liêng; cho nên dù đó là người nói hay cái được nói tới, dù đó là người thấy hay cái được thấy, dù đó là nhà điêu khắc hay vật điêu khắc, nếu sự tồn tại là một, thế thì nhà điêu khắc thực sự đang tạo ra bức tượng của bản thân mình và ca sĩ đang thực sự hát lên bài ca về bản thân mình. Người sáng tạo của Vedas cũng là chủ đề của Vedas, bởi vì không có cách nào cho chúng tách rời. Nếu sự tồn tại là một, thế thì mọi thứ, tất cả, đều có quan hệ với cái Một này.
Vậy, chân lí rất có ý nghĩa đã được diễn đạt ra trong lời kinh dường như kì lạ này, và đó là: bất kì cái gì ở đây, ta là tất cả những cái đó. Không cái gì bị loại trừ cả. Tâm trí bạn sẽ thấy điều này là khó, bởi vì bạn muốn loại trừ nhiều thứ đang xảy ra ở đây. Bạn cảm thấy sẽ tốt hơn nếu những điều nào đó đã không xảy ra. Có nhiều điều trong cuộc sống mà bất kì người suy nghĩ nào cũng sẽ cảm thấy cuộc sống đáng ra sẽ tốt hơn nếu không có nó. Nhưng bạn nghĩ theo cách này chỉ bởi vì bạn không nhận biết về các chiều sâu của cuộc sống.
Mọi người đều cảm thấy rằng thế giới sẽ là chỗ tốt hơn nếu không có người xấu, rằng thế giới không có điều ác sẽ là chỗ tốt hơn. Nhưng có cái gì đó mà rất rõ ràng và cũng rất logic - là người tốt chỉ có thể tồn tại nếu có người xấu, và có thể có đức hạnh chỉ nếu có tội lỗi. Nếu như không có bệnh tật, sẽ không có khả năng nào cho mạnh khoẻ tồn tại, và nếu không có chết, sinh sẽ là không thể được.
Nếu bạn hiểu qui luật của cuộc sống, có cân bằng thường xuyên giữa các nhị nguyên. Bạn sẽ muốn cắt bỏ một trong hai, nhưng bạn không nhận biết rằng nó sẽ phá huỷ ngay toàn thể cân bằng của cuộc sống.
Mới đây, tôi đã làm một khảo cứu về IQ, chỉ số thông minh. Thông minh của từng người đều có một con số. Thông minh có thể được đo, và chỉ số thông minh của bạn có thể được tìm ra. Tôi sửng sốt thấy rằng nếu thông minh của một trăm người được đo, một trong số họ sẽ là cái được gọi là thiên tài, và một người sẽ là cái được gọi là kẻ ngốc, chính là cực đối lập của thiên tài - chỉ một. Bạn sẽ không tìm thấy hai thiên tài trong một nhóm một trăm người, và nếu bạn có tìm được hai thiên tài thế thì cũng sẽ có hai kẻ siêu ngốc trong nhóm đó. Sẽ có một thiên tài ứng với một siêu ngốc, sẽ không có hai siêu ngốc đâu. Nếu thông minh của tất cả mọi người trên thế giới mà được đo, chắc chắn sẽ có cân bằng trong nó. Điều rất đáng ngạc nhiên là với từng thiên tài, đều có một siêu ngốc. Nếu có mười người với thiên tài ngoại lệ, trên mức thiên tài, thế thì sẽ có mười siêu ngốc ngoại lệ, bên dưới siêu ngốc. Đây là tỉ lệ: nếu năm mươi người
phía bên này, thế thì năm mươi người sẽ ở phía bên kia. Tỉ lệ này không bao giờ thay đổi.
Điều này nghĩa là thông minh nở hoa trong thế giới này chỉ xảy ra bên cạnh không thông minh, và theo tỉ lệ tương đương. Thông minh không thể nở hoa khác được. Bất kì khi nào một thiên tài tới thế giới này, người đó đem theo một kẻ siêu ngốc cùng mình và bất kì khi nào một kẻ siêu ngốc tới thế giới này, cơ hội cho thiên tài tới mở ra. Do đó, bạn không thể thực sự phân tách người thông minh ra khỏi người ngốc. Họ giống như hai đĩa của cùng một cái cân: nếu bạn bỏ phía bên này đi, thì phía bên kia cũng phải bỏ đi. Cho nên người thông minh phải biết ơn người ngốc, bởi vì không có họ thì người thông minh không thể tồn tại được.
Hoặc hôm nay hoặc ngày mai, nhân loại sẽ phát hiện ra rằng mọi khía cạnh của cuộc sống đều được cân bằng theo cùng cách. Nếu một Rama được sinh ra
đây, ông ấy không tới mà không có một Ravana đâu; một Ravana phải tới ngay lập tức để làm cân bằng cái cân. Tâm trí không muốn có Ravana, nhưng sẽ không có Rama chừng nào không có Ravana.
Cuộc sống là cân bằng. Thiện và ác chỉ là hai bên cùng một chiếc cân. Do đó, vấn đề thực không phải là liệu cái ác có phải biến mất đi hay liệu có phải có nhiều cái thiện hơn không: vấn đề thực là xem sợi chỉ bên trong nối thiện và ác. Thế thì thiện không chỉ là thiện và ác không chỉ là ác. Thế thì bạn biết rằng cả hai là cái không tránh khỏi trong cuộc sống. Nó cũng giống như khi bạn xây cổng vòm, bạn phải thu xếp gạch của vòm theo các hướng đối lập, đối lẫn nhau: trên nền của những viên gạch đối lập này toàn thể biệt thự có thể được dựng lên. Nếu ai đó có ý tưởng không đặt gạch cái nọ ngược cái kia và để chúng tất cả đều theo cùng một hướng, thế thì biệt thự không thể được xây dựng nên, bởi vì nó sẽ sụp đổ ngay lập tức. Những viên gạch đối lập kia làm cân bằng nhau, và khi toàn thể trọng lượng của chúng được cân bằng thì sức mạnh mênh mông, năng lượng mênh mông được tạo nên.
Tất cả mọi năng lượng đều được tạo nên qua biện chứng, qua sự căng thẳng giữa các đối lập, và nó cũng vận hành qua biện chứng. Do đó, ngày mà Rama có thể tồn tại mà không có Ravana sẽ không bao giờ tới. Không có lí do cho bạn bị rối loạn bởi sự kiện này. Nếu bạn có thể hiểu đúng nó, thế thì Ravana không phải tất cả đều ác: Rama và Ravana là hai mặt của cùng một trò chơi. Nếu một trong họ mà không có, trò chơi này sẽ đơn giản chấm dứt. Liên tục thử dựng vở Ramaleela, trò chơi về cuộc đời của Rama, mà không có vai của Ravana trong nó mà xem và bạn sẽ biết điều tôi ngụ ý. Thực tế, gọi nó là Ramaleela cũng không đúng: nó là Rama-Ravanaleela. Nếu bạn hiểu điều đó đúng, họ là những viên gạch đối lập trong cái vòm nâng đỡ cho toàn thể trò chơi. Bạn bị gắn bó với Rama, cho nên bạn đã đặt tên cho trò chơi này là Ramaleela, nhưng nếu bạn nhìn vào mọi sự một cách rõ ràng, không có gắn bó gì, bạn sẽ gọi trò chơi này là Rama-Ravanaleela.
Chỉ có một cái Một, và đó là cái Một này đã phân chia bản thân nó thành hai và đã tạo ra năng lượng động qua nhị nguyên. Tất cả mọi viên gạch đều như nhau, nhưng khi chúng được đặt đối lập lẫn nhau thì chúng tạo ra cái vòm. Toàn thể biệt thự có thể được tạo ra trên cái vòm này. Gạch là như nhau: Rama và Ravana không được tạo nên từ hai loại gạch. Họ được tạo nên từ cùng một loại gạch nhưng ở đối lập lẫn nhau.
Thánh nhân của bạn bao giờ cũng cố làm cho tội nhân biến mất khỏi thế giới, và họ không nhận biết rằng thánh nhân tồn tại chỉ bởi vì tội nhân. Họ liên tục cố mãi, nhưng tội nhân không biến mất - họ không thể biến mất được. Tội nhân sẽ biến mất chỉ khi thánh nhân cũng biến mất, không trước đó. Thế giới sẽ rất chán và vô nghĩa nếu cả thánh nhân và tội nhân đều không tồn tại cùng nhau. Họ cả hai tồn tại trong thế giới bởi vì thế giới này là trò chơi, và để trò chơi diễn ra thì nhị nguyên phải tiếp tục.
Nếu bạn có thể hiểu rằng nhị nguyên này là trò chơi, và nếu bạn có thể kinh nghiệm cái một ẩn đằng sau nhị nguyên này, thế thì với bạn, trò chơi chấm dứt. Và nếu trò chơi này đi tới chấm dứt cho bạn, bạn đã siêu việt lên trên thế giới này. Nhưng chừng nào bạn còn ưa thích một bên của trò chơi này, bạn sẽ tiếp tục thuộc vào thế giới. Nếu bạn chọn Rama chống lại Ravana hay Ravana chống lại Rama, bạn sẽ tiếp tục thuộc vào thế giới. Bạn vẫn chưa hiểu sự cân bằng tối thượng của cuộc sống mà trong đó không có chọn lựa chút nào giữa Rama và Ravana. Bạn phải thấy rõ ràng rằng đây chỉ là trò chơi. Nhị nguyên này là trò chơi của thế giới này. Bạn phải thấy tính một ẩn đằng sau nhị nguyên này.
Trong lời kinh này tính một này đã được nói theo nhiều cách:
Ta là đấng sáng tạo của nhiều Vedas, và chính ta là người dạy về chúng. Ta đã tạo ra Vedanta, đỉnh cao của các Vedas, chính là Upanishads. Tất cả mọi Vedas đều nói về ta.
“Ta nói về bản thân ta, bởi vì không có gì khác hơn bản thân ta...” Bạn đã bao giờ thấy ai đó chơi bài với chính mình chưa? Mọi người đều làm điều này - họ chia bài cho hai bên và thế rồi họ bắt đầu chơi cho cả hai bên. Thế giới này là cùng trò chơi được điều thiêng liêng chơi: điều thiêng liêng là cả hai phe của trò chơi. Nó tạo ra nước đi từ cả hai phía, không có “người khác” trong nó. Nhưng đây là sáng suốt của trí huệ Ấn Độ, và sáng suốt này đã không xảy ra ở bất kì đâu khác bên ngoài Ấn Độ. Mọi nơi khác, nhị nguyên rõ ràng đã được lấy làm điều tối thượng; tính một giữa hai điều đã không được thấy.
Ki tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đã chấp nhận rằng Thượng đế và Quỉ là hai thực thể tự trị, rằng không có mối nối nào ở đâu cả, không tiếp xúc giữa hai thực thể này. Cũng ở Ấn Độ, mặc dầu người Jaina đã không tách biệt Thượng đế và Quỉ, họ đã phân chia thế giới và trạng thái của giải thoát thành các trạng thái đối lập. Do đó, người Jaina là người nhị nguyên: họ tin rằng hai tồn tại - thế giới và điều thiêng liêng, thế giới và trạng thái của giải thoát tối thượng. Theo nghĩa này, người Jaina, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo và người Do Thái tất cả đều nhất trí đồng ý rằng thế giới được chia thành hai thực thể, rằng nó không phải là cái một.
Tư duy của người Hindu nói rằng thế giới được phân chia thành hai, nhưng cái bị phân chia là cái một. Tư duy của người Hindu nói rằng nếu thế giới mà thực sự được chia thành hai, thế thì sẽ không bao giờ có khả năng nào cho an bình cả. Nếu hai mà là tuyệt đối, thế thì đấu tranh sẽ không bao giờ chấm dứt; nó bao giờ cũng có đó. Khi thì Thượng đế thắng, khi thì Quỉ thắng; khi thì thiện thắng, khi thì ác thắng
nhưng làm sao điều đó sẽ đi tới chấm dứt được? Bởi vì quỉ là năng lượng độc lập theo quyền riêng của nó, nó không thể bị phá huỷ; nó chỉ có thể thắng hay thua. Và thiện cũng là năng lượng độc lập theo quyền riêng của nó. Thiện cũng không thể thắng chung cuộc được, bởi vì năng lượng ác không thể bị tiêu diệt. Ác cũng là năng lượng; cả hai đều là năng lượng và cả hai đều vĩnh hằng. Thượng đế và Quỉ cả hai đều vĩnh hằng, thế giới và trạng thái giải thoát cả hai đều vĩnh hằng - cho nên làm sao có thể có chấm dứt nào cho tình huống này được?
Nếu con người bị vướng vào thế giới và bằng cách nào đó, với sự tranh đấu và nỗ lực lớn lao, người đó xoay xở để thoát ra khỏi nó, thế thì cái gì đảm bảo rằng ngày mai người đó sẽ không rơi lại vào điều đó lần nữa? Đây đích xác là điều đã có lần xảy ra, và nó có thể xảy ra lần nữa. Thế giới sẽ vẫn ở đây, nó không chỉ biến mất, và nó có thể làm người đó vướng mắc lần nữa. Nếu nó có thể làm điều này một lần, sao nó không thể làm cùng điều đó lần nữa được? Cho nên cuộc đấu tranh này sẽ là vĩnh viễn. Không chỉ hai năng lượng, mà bản thân cuộc đấu tranh cũng sẽ trở thành vĩnh viễn, và không có kết thúc cho nó.
Do đó, tư duy Hindu nói một điều rất hay: cuộc đấu tranh này là trò chơi, leela; nó không vĩnh hằng. Cuộc đấu tranh này chỉ là bề ngoài, nhưng nó không phải là một phần của chiều sâu. Cuộc đấu tranh này chỉ là trò giải trí thôi. Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ, và đặc biệt trong tư duy Hindu, người ta nói rằng thế giời là trò chơi; rằng không có lí do gì để tin rằng nó là thực. Và nếu nó là trò chơi, thế thì nó cũng có thể đi tới hết. Nó là trò chơi, và nó là một và cùng thực tại trong chiều sâu của cả hai phe. Khoảnh khắc bạn kinh nghiệm điều này, trò chơi kết thúc. Cho dù nó không biến mất, khi mà bạn nhận ra rằng nó chỉ là trò chơi, bạn sẽ tự do với nó.
Đây là lí do tại sao tư duy Hindu đã nói về hai kiểu người được giải thoát. Một kiểu họ gọi là jeevanmukta, được giải thoát trong cuộc sống. Một jeevanmukta là ai đó đang thực hành trong trò chơi, nhưng biết rằng đó là trò chơi. Kiểu kia họ gọi là mukta, người được giải thoát, người biết nó là trò chơi và đã bước ra khỏi trò chơi.
Tôi là ở hai phía - cả hai phía đều thuộc về tôi. Kinh nghiệm này dẫn tới những kết luận sâu lắng. Nó có nghĩa là mọi thất bại là của tôi, mọi thắng lợi là của tôi. Nó nghĩa là tôi chưa bao giờ thất bại hay thắng lợi cả bởi vì tôi là diễn viên duy nhất. Nó nghĩa là bất kì phân tách nào giữa thế giới và trạng thái giải thoát đều bị phá huỷ. Nó nghĩa là giải thoát có thể xảy ra trong khi sống trong thế giới, là không còn mâu thuẫn nào ở đâu cả, không có lí do nào để xem thế giới như kẻ thù của bạn. Thế rồi, theo nghĩa sâu sắc nhất, thế giới là trò chơi của một thực tại duy nhất. Thế thì không có nhu cầu tạo ra nhị nguyên và trở nên đầy căng thẳng bởi vì nó.
Nhớ lấy, bằng việc phân chia thế giới thành hai, chúng ta cũng phân chia con người thành hai. Thế thì thân thể con người và linh hồn con người trở thành đối kháng nhau; giác quan của con người và tâm thức con người trở thành đối kháng nhau. Đối kháng này cũng sẽ tạo ra căng thẳng bên trong, và sẽ không có cách nào để làm biến mất căng thẳng này. Người chất đầy với căng thẳng này sẽ hoặc bắt đầu phá huỷ giác quan của mình hoặc người đó sẽ bắt đầu phá huỷ linh hồn mình, nhưng theo cả hai cách người đó đều sẽ khổ.
Sáng suốt của tư duy Ấn Độ là ở chỗ căng thẳng được tạo ra chỉ khi chúng ta phân chia cái Một thành hai - và thế thì lo âu được sinh ra. Đừng phân chia thành hai, bởi vì ẩn đằng sau cái hai là cái Một.
Cho nên cái một có thể được nhận ra trong tất cả các chiều hướng của cuộc sống, lời kinh này nói:
Ta là đấng sáng tạo của nhiều Vedas, và chính ta là người dạy về chúng. Ta đã tạo ra Vedanta, đỉnh cao của các Vedas, chính là Upanishads. Tất cả mọi Vedas đều nói về ta.
Ta ở bên ngoài sinh và bên ngoài tử. Tội lỗi và đức hạnh không thể chạm tới ta được.
Ta không có thân thể, giác quan và trí tuệ.
“Tội lỗi và đức hạnh không thể chạm tới ta được...” Bạn sẽ không thể tìm thấy một phát biểu như vậy ở bất kì đâu khác trong bất kì kinh sách tôn giáo nào. Mọi kinh sách tôn giáo đều đã đồng nhất Thượng đế với đức hạnh và đã phủ nhận tội lỗi. Bởi vì việc phủ nhận này, họ đã phải tạo ra Quỉ; bằng không thì bạn tống tội nhân đi đâu, dưới trách nhiệm của ai? Có cái ác trên thế giới và cái thiện bạn gán cho Thượng đế - nhưng phải làm gì với cái ác?
Ki tô giáo bao giờ cũng gặp khó khăn này: có ác trên thế giới cho nên phải làm gì về nó đây, ai chịu trách nhiệm cho nó? Họ không dám làm Thượng đế phải chịu trách nhiệm cho nó, bởi vì nếu bản thân Thượng đế mà tạo ra tất cả những cái ác này, thế thì dường như không có cách nào thoát ra khỏi nó. Và nếu bản thân Thượng đế mà tạo ra cái ác, thế thì ngài là cái loại thượng đế gì vậy? Trong tiếng Anh, từ “god - thượng đế” và “good - thiện” có cùng gốc. Good - thiện và God - Thượng đế là một. Cho nên dịch từ ishvar, thực tại phổ dụng, là Thượng đế là không đúng, bởi vì ở đây thực tại phổ dụng này nói, “Tội lỗi và đức hạnh không thể nào chạm vào ta được” - ta là cả hai và ta cũng ở bên ngoài cả hai.
Cũng sẽ tốt để hiểu thêm một điểm nữa ở đây: “...không thể nào chạm vào ta được” không có nghĩa là bạn ở xa xôi với tội lỗi và đức hạnh. Nếu bạn ở xa xôi, thế thì có thể không có vấn đề về đụng chạm. Nghĩa này là rõ ràng: “Ta ở trung tâm của cả hai, và vậy mà chúng không thể nào chạm vào ta được; ta đi qua sông và vậy mà nước không chạm vào ta; ta đi qua hang tối tăm đầy bụi than và vậy mà không vết nhơ đen nào bám vào ta.” Vâng, nếu bạn chưa bao giờ đi qua hang tối tăm, thế thì chính vấn đề về việc bị hay không bị nhơ bẩn sẽ không bao giờ nảy sinh. Lời kinh này, “Tội lỗi và đức hạnh không thể nào chạm vào ta được,” ngụ ý rằng ta ở trong cả tội lỗi và trong đức hạnh, nhưng chúng không thể nào chạm vào ta được. Cho dù ta đang hiện diện trong cả hai, ta vẫn ở bên ngoài cả hai.
Quan điểm này về Thượng đế siêu việt, người ở bên ngoài cả thiện và ác, là sáng suốt duy nhất. Ở phương Đông, chúng ta không đồng nhất Thượng đế với thiện, cho nên chúng ta không cần tạo ra Quỉ. Nhưng thế thì Thượng đế trở thành một hiện tượng phức tạp bởi vì cả thiện và ác đều tới từ ngài. Ngài cho mạnh khoẻ cũng như bệnh tật. Ngài cho sinh và ngài cho tử. Rama tới từ ngài và Ravana cũng tới từ ngài. Chất độc tới từ ngài và cam lồ cũng tới từ ngài. Thế thì khái niệm Ấn Độ này về Thượng đế trở thành rất phức tạp.
Một người bạn Mô ha mét giáo tới tôi. Anh ấy thông minh. Anh ấy nói, “Mọi thứ khác đều được, nhưng tôi không thể nào hiểu được rằng nếu Thượng đế cũng làm điều ác, thế thì tại sao ngài làm điều đó? Đứa trẻ được sinh ra và nó chết ngay lập tức - và nếu đó là việc làm của Thượng đế, thế thì tại sao ngài làm điều đó? Tại sao có bệnh tật này? Tại sao có nghèo khó? Tại sao có khổ sở và đau đớn?”
Câu hỏi của anh ấy có vẻ có liên quan. Người Ki tô giáo thường xuyên hỏi điều này về Hindu giáo: “Tại sao là cách này?” Với họ điều đó là dễ dàng - họ có thể đổ lỗi nó lên Quỉ.
Tôi đã hỏi người bạn Mô ha mét giáo đó, “Trước hết xin nói cho tôi một điều: Quỉ này có tồn tại không nếu không được phép của Thượng đế của bạn? Sao có Quỉ? Làm sao điều này giải quyết được vấn đề? Bạn chỉ đẩy câu hỏi lùi lại một bước, nhưng nó không được giải quyết. Tại sao có Quỉ? Quên chuyện người Hindu không thể nào nói cho bạn được tại sao có ác đi. Bạn nói cho tôi tại sao có Quỉ?”
Chỉ có hai cách thôi: hoặc bạn chấp nhận rằng Quỉ tồn tại do được phép của Thượng đế, hoặc rằng Thượng đế đã tạo ra Quỉ. Và nếu Thượng đế tạo ra Quỉ, thế thì tại sao ngài đi vòng vo thế? Sao Thượng đế không thể trực tiếp tạo ra bệnh tật? Trước hết Thượng đế tạo ra Quỉ như một tác nhân, thế rồi Quỉ tạo ra bệnh tật - phỏng có ích gì cho tất cả những điều này? Hay nếu bạn nói rằng Quỉ là quyền năng độc lập, rằng Thượng đế đã không tạo ra nó chút nào, rằng nó là cùng một trạng thái như Thượng đế, thế thì bạn đang chấp nhận Quỉ như Thượng đế khác rồi.
Thế thì tôi hỏi bạn, bạn có thể chắc chắn được ai trong hai Thượng đế này sẽ thắng không? Cứ như kinh nghiệm thường ngày trong thế giới này diễn ra, chính Quỉ thắng hàng ngày còn Thượng đế thua. Ai đã bảo bạn rằng Thượng đế chung cuộc sẽ thắng? Và tại sao bạn nghĩ rằng Thượng đế chung cuộc sẽ thắng? Chúng ta thấy Quỉ thắng mọi ngày, không phải Thượng đế. Những người mà bạn gọi là hoá thân của Thượng đế vẫn chết nếu kẻ giết người đâm họ. Jesus, người bạn gọi là “đứa con duy nhất của Thượng đế,” bị đóng đinh. Thượng đế của bạn đang thắng thế nào? Dường như là Quỉ là Thượng đế lớn hơn và thắng lợi dường như là trong tay Quỉ. Chẳng cái gì đã được giải quyết bằng việc chấp nhận khái niệm Quỉ.
Nhưng tư duy Hindu có câu trả lời khác: nó nói rằng điều bạn gọi là xấu hay ác chỉ là xấu hay ác trong mắt bạn thôi. Nếu bạn nhìn nó từ cảnh quan của toàn thể sự tồn tại, nó không ác. Nó có vẻ ác chỉ bởi vì cách bạn nhìn mọi sự.
Tôi đã hỏi anh bạn Mô ha mét giáo của tôi, “Đứa trẻ chết đi ngay khi nó được sinh ra và bạn gọi điều đó là xấu. Bạn có tuyệt đối chắc chắn rằng nếu nó không chết đi, điều đó sẽ tốt hơn không? Bạn có tuyệt đối chắc chắn rằng nó đã chết là xấu không? Bạn có tin rằng nếu đứa trẻ này mà không chết, thì nhiều điều tốt hơn sẽ xảy ra trên thế giới không? Hitler có thể đã chết sớm sau khi sinh. Giá mà Hitler chết ngay sau khi sinh, bạn chắc đã nói rằng thế giới này là không công bằng. Nhưng bạn đã chẳng có ý tưởng nào tại điểm đó về điều ông ấy sẽ làm, về điều ông ấy sẽ là trong cuộc sống của ông ấy.”
Bạn không có cảnh quan của cái toàn thể, bạn chỉ quyết định từ một bộ phận thôi. Tình huống của bạn cũng giống như người đang kéo một trang sách ra khỏi cuốn tiểu thuyết, đọc nó, và thế rồi đưa ra phát biểu về toàn thể cuốn tiêu thuyết; hay giống như người lấy một dòng ra khỏi bài thơ dài, đọc nó, và rồi bình luận về toàn thể bài thơ này. Vũ trụ này là thiên hùng ca bao la trong đó chúng ta chẳng có ý tưởng gì về cái bắt đầu hay cái kết thúc của nó. Chúng ta bắt lấy một biến cố và bắt đầu phán xét cái toàn thể. Và đây là chỗ có sai lầm: mọi sự không thể được đo lường trên cơ sở của một biến cố. Không biến cố nào là cô lập và theo cách riêng của nó; nó là một phần của mạng lưới bao la, dây chuyền bao la.
Khi đứa trẻ được sinh ra, chúng ta không thể tiên đoán được nó sẽ trở thành cái gì. Nếu một Hitler chết đi như đứa trẻ và nếu chúng ta biết rằng nó sẽ trở thành một Hitler, thế thì không ai sẽ gọi cái chết này là xấu cả. Một nhà tư tưởng Đức đã nói rằng chính trong những khoảnh khắc này mà đạo đức và hiểu biết của nhân loại thiếu sót. Giá mà mẹ Hitler bóp cổ nó khi còn là đứa bé, điều đó sẽ là hành động đức hạnh lớn lao - nhưng không ai sẽ chấp nhận điều này. Mẹ của Hitler sẽ bị tống vào tù và cả thế giới sẽ lên án loại người mẹ như bà ấy, và cũng phải thôi, bởi vì không ai có ý tưởng đứa trẻ sẽ trở thành cái gì, tiềm năng của nó là gì. Cho dù chúng ta gạt sang bên vấn đề về đứa trẻ sẽ trở thành cái gì, thì từ đâu mà có sự chắc chắn này rằng sống là tốt và chết là xấu? Ai đã bảo bạn điều này? Làm sao bạn đã đi tới kết luận này? Người chết chưa bao giờ trở về để nói cho bạn rằng người đó trong đau khổ lớn lao. Và có khả năng là nếu người chết mà đau khổ, họ sẽ nhất định quay lại để nói điều đó bởi vì mọi người đều thích nói nhiều thế về đau khổ của mình! Dường như là người chết ở trong trạng thái vui thú tới mức chẳng đáng rắc rối mà quay lại và nói cho chúng ta về điều đó. Thế thì ai sẽ quyết định rằng chết là xấu, rằng nó là khổ?
Một điều là rõ ràng: có căng thẳng, khổ sở và đau đớn trong cuộc sống. Và trong cái chết có nghỉ ngơi - điều này nữa là rõ ràng. Cả ngày bạn chạy, bạn tranh đấu, bạn bị làm bẽ mặt, và khi bạn ngủ ban đêm bạn được nghỉ ngơi khỏi nó.
Chết là giấc ngủ lớn. Ai bảo bạn rằng chết là khổ? Sao chết lại xấu? Nó xấu bởi vì con 'của tôi' đã chết. Tôi không cảm thấy xấu bởi ai đó đã chết, tôi cảm thấy xấu bởi vì ai đó là 'của tôi' đã chết. Phần nào đó của 'của tôi' đã chết, do đó mới cảm thấy xấu. Cảm thấy xấu bởi vì bạn có nhiều tham vọng cho đứa con này và bây giờ chúng tất cả đều đã chết cùng nó. Bạn đã tạo ra nhiều tưởng tượng thế - đáp ứng cho bản ngã của bạn trong thế giới qua đứa con bạn - và chúng đã chết cùng nó. Nhưng ai nói rằng cái chết của tham vọng của bạn là xấu? Và ai nói rằng nếu bản ngã của bạn không thể có được cơ hội để được hoàn thành, thế thì nó là xấu? Và ai nói rằng nếu phần nào đó của bản ngã của bạn bị triệt tiêu, bị tổn thương, điều đó là xấu? Những người biết đều nói rằng vào ngày tất cả cái “tôi” bị tan tành, thế thì chẳng cái gì như 'của tôi' sẽ còn lại trong bạn thêm nữa. Chỉ thế thì bạn mới biết phúc lạc tối thượng.
Điều bạn gọi là “xấu” và điều bạn gọi là “tốt” tuỳ thuộc vào quan điểm của bạn. Nó là quan điểm của bạn về cái gì là tốt và cái gì là xấu. Từ phía của cái toàn thể, từ cảnh quan đã thấy và hiểu cái toàn thể, có câu hỏi nào về tốt và xấu ở đâu được? Thực tế, tốt và xấu không tồn tại.
Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này:
Tôi đã nghe nói rằng Kenneth Walker là nhà giải phẫu lớn ở London. Có lần ông ấy mổ cho một bệnh nhân và đã cắt bỏ bằng giải phẫu việc hình thành u trong thân thể ông này. Đó là bệnh nào đó hiếm hoi chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra, một trong một triệu người. Họ hàng của bệnh nhân đều ngồi ở bên ngoài, buồn bã và đẫm lệ, và Kenneth Walker bị cuốn hút sâu sắc vào cuộc giải phẫu như hoạ sĩ đang cùng với bức tranh của mình. Ông ấy vui vẻ và mãnh liệt thế!
Ông ấy không quan tâm tới bệnh nhân: mối quan tâm của ông ấy là ở chỗ ông ấy đã bắt gặp một bệnh xảy ra cho một người trong số cả triệu người, và chỉ một bác sĩ giải phẫu hiếm hoi mới có được cơ hội để mổ về nó. Ông ấy đã bị cuốn hút hết vào điều đó. Ông ấy vui vẻ và vui sướng bởi vì khoảnh khắc lớn lao nhất trong đời ông ấy đã tới. Khi ông ấy cắt cái u ra và để nó lên bàn, lời thốt ra từ mồm ông ấy là, “Đẹp làm sao!”
Điều đó tất cả đều tuỳ thuộc vào cái nhìn của bạn. Khối u của một bệnh chết người có thể trông đẹp với bác sĩ giải phẫu có tính nghệ thuật. Liệu nó đẹp hay không thì khó nói. Điều chúng ta gọi là bệnh...
Có nhà huyền môn Sufi, Sarmad. Ông ấy bị ung nhọt, và dòi bọ sống trên ngực ông ấy. Khi ông ấy cúi lạy trong nhà thờ lúc cầu nguyện, dòi bọ rơi khắp trên đất. Câu chuyện là ở chỗ Sarmad sẽ nhặt chúng và bỏ chúng lại vào vết thương.
Mọi người nói, “Sarmad, điên khùng này là gì vậy?”
Sarmad sẽ trả lời, “Cái chết của tôi là cuộc sống của chúng. Ai sẽ quyết định cuộc sống của ai đáng giá hơn? Cho nên tôi sẽ dừng việc cầu nguyện, bởi vì tốt hơn cả là nên coi cuộc sống riêng của tôi là kém hơn cuộc sống của chúng. Làm sao tôi có thể đưa ra phán xét về giá trị cuộc sống của chúng được?”
Sarmad dừng cầu nguyện vì sợ rằng dòi bọ sẽ rơi ra!
Bây giờ, đây là người kì lạ. Đấy tất cả là vấn đề cái nhìn của bạn.
Ông ấy nói, “Cuộc sống của tôi là cái chết của chúng. Nếu tôi muốn sống sót thì lũ dòi bọ này sẽ phải chết, chúng sẽ phải bị giết chết. Nhưng ai mà biết cuộc sống của ai là hữu dụng hơn trong bình diện tối thượng của cái toàn thể? Một điều là chắc chắn: rằng nếu tôi phải phạm sai lầm, tốt hơn cả là làm nó từ phía tôi. Phạm sai lầm về phía những con dòi bọ này sao? Ai biết chúng ở đây với mục đích gì? Chúng cũng có cuộc sống của chúng.”
Khi bạn ốm, biết bao nhiêu vi trùng có thể sống! Cuộc sống của bạn là gì? Ai biết bao nhiêu cuộc sống đã bị làm cho ốm yếu bởi cuộc sống của bạn? Bạn có thể chẳng bao giờ nghĩ về những dòng này: “Ai biết được đối với bao nhiêu thứ đang sống cuộc sống riêng của tôi có thể gây ra ốm bệnh, rắc rối nào đó?” Không, chính bởi vì định kiến và phán xét của bạn mà bạn thấy mọi sự là hoặc tốt hoặc xấu. Nếu chúng ta có con mắt vũ trụ, cái có thể thấy cái toàn thể ngay một lúc, cái có thể thấy cả hai cực đồng thời, cái có thể thấy sự khái quát toàn thể ngay một lúc, cái có thể có thoáng nhìn toàn bộ về toàn thể sự tồn tại, thế thì chẳng cái gì sẽ là tốt hay xấu. Có lẽ trong sự tồn tại, tốt và xấu là giống như dệt vải. Khi thợ dệt dệt vải, người đó để một sợi chỉ theo chiều dài và một sợi chỉ theo chiều rộng, và theo cách này người đó tạo ra toàn thể tấm vải. Bạn muốn tạo ra tấm vải bằng việc cho sợi chỉ chạy qua chỉ theo một hướng - nhưng thế thì bạn không thể tạo ra tấm vải được. Hay bạn muốn cho sợi chỉ chạy theo hướng kia, nhưng thế nữa bạn sẽ không tạo ra vải. Chính là chỉ thông qua đối lập lẫn nhau, thông qua đan chéo nhau, thông qua việc các sợi chỉ bắt ngang nhau mà tấm vải mới được tạo ra.
Toàn thể vũ trụ này giống như mảnh vải trong đó tốt và xấu là những sợi chỉ dệt lẫn nhau. Sai lầm duy nhất của người xấu là ở chỗ người đó muốn chuyển toàn thế giới thành xấu. Và cùng điều đó là sai lầm của người tốt, bởi vì người đó cũng muốn chuyển toàn thế giới thành tốt. Cả hai chỉ là những người không có hiểu biết về cái toàn thể. Bất kì ai hiểu từ tầm nhìn này về cái toàn thể sẽ chấp nhận thế giới như nó đang đấy. Người đó sẽ không cần chuyển đổi thế giới thành tốt hay thành xấu.
Do đó, trong tâm trí Ấn Độ, có ý tưởng hoàn toàn khác về thánh nhân là gì. Đó không phải là sadhu, người tốt và đức hạnh. Sadhu là ai đó chống lại asadhu, người xấu. Thánh nhân là ai đó không chống lại bất kì ai. Ông ấy có sự chấp nhận toàn bộ: bất kì cái gì hiện hữu, đều tốt. Thánh nhân là trong chấp nhận toàn bộ, ông ấy chấp nhận tính đang đấy của mọi sự - xấu là đúng, tốt cũng là đúng; tội lỗi là đúng, đức hạnh cũng là đúng. Điều này là rất khó!
Đây là lí do tại sao không tôn giáo nào khác có thể chạm tới những chiều sâu và chiều cao mà tôn giáo ở Ấn Độ đã chạm tới. Tất cả các tôn giáo khác đều ngây thơ - họ ngây thơ theo nghĩa là trong họ thế giới đã được nhìn từ quan điểm của con người. Tôn giáo ở Ấn Độ là đặc biệt bởi vì nó đã nhìn thế giới từ quan điểm của Thượng đế. Bạn có thấy khác biệt không? Theo quan điểm của con người, con người nhất định thấy theo cảnh quan riêng của mình: điều cảm thấy tốt là tốt, điều cảm thấy xấu là xấu. Không có chỗ trong điều này cho cảnh quan của cái toàn thể.
Mọi tôn giáo, ngoại trừ các tôn giáo phương Đông, đều lấy con người làm trung tâm: con người là trung tâm. Con người là trung tâm của mọi thứ, và điều lợi cho con người là tốt và điều không lợi cho con người là xấu. Và nếu để lợi cho con người điều gì đó làm hại cho toàn thể vũ trụ, thì thế nữa, cũng là được với con người. Nhìn vào thế giới từ quan điểm của Thượng đế... Và khi con người bắt đầu sống tương ứng với quan điểm đó, con người trở nên mang tính thượng đế. Con người không thể trở thành Thượng đế như con người được. Tôn giáo lấy con người làm trung tâm không phải là tôn giáo chút nào. Với tôn giáo lấy Thượng đế làm trung tâm giữ cái vô hạn trong góc nhìn, các quan điểm của bạn về tốt và xấu, về đức hạnh và tội lỗi, về thông minh và ngu xuẩn, sẽ không kéo dài. Tất cả mọi phán xét và phân loại đạo đức của bạn đơn giản sẽ biến mất.
Điều lời kinh này nói là:
Tội lỗi và đức hạnh không thể chạm tới ta được. ta trong chúng, nhưng chúng không thể chạm vào ta được.
Ta không có thân thể, giác quan và trí tuệ.
Điều này cần được hiểu, bởi vì điều đó dường như rất đáng sợ - Thượng đế, mà không có trí tuệ nào sao? Bạn nghĩ rằng tất cả mọi trí tuệ, mọi thông minh và trí huệ đều thuộc vào Thượng đế, rằng ngài là đại dương của trí huệ, rằng ngài có trí huệ vô hạn. Và lời kinh này đang nói chính điều đối lập lại. Nó nói: “không trí tuệ.” 'Không trí tuệ' được ngụ ý gì?
Trí tuệ là hệ thống tư duy, công cụ của tư duy, cái máy cho tư duy. Nhưng chỉ người dốt nát mới cần nghĩ. Người không biết, thì nghĩ. Người biết, sao người đó phải nghĩ? Cho nên trí tuệ là công cụ cho người dốt, không cho người trí huệ. Người biết là người không có trí tuệ. Điều “không trí tuệ” ngụ ý là... Chính nghĩa của từ trí tuệ là ở chỗ có cái gì đó mà bạn không biết và bạn phải nghĩ về nó. Quá trình tư duy trong bạn được gọi là trí tuệ. Qua tư duy, người ta tìm kiếm biết.
Hiểu điều đó theo cách này: người mù dò dẫm bằng chiếc gậy bởi vì người đó mù, cho nên người đó liên tục cầm chiếc gậy cùng mình và dò dẫm bằng nó. Người đó thậm chí có thể mở cửa bằng nó. Trí tuệ giống như chiếc gậy này trong tay của người dốt: người đó dò dẫm tìm cửa bằng nó. Chỗ có cửa còn chưa được biết, cho nên người đó dò dẫm, người đó va phải đồ vật, người đó phạm sai lầm. Do đó, chính phương pháp luận của trí tuệ là học qua thử và sai. Bạn thử, bạn sai và bạn học. Đây đích xác là điều người mù đang làm: người đó dò dẫm, người đó tìm ra đây là tường và không phải là cửa, người đó làm bị thương ở đầu cho nên người đó dò dẫm ở chỗ khác và rồi chỗ khác nữa. Người đó tìm hàng chục chỗ, và thế rồi ở đâu đó trong quá trình này người đó tình cờ bắt gặp cửa và đi ra. Ngay cả người mù cũng dò dẫm ít thôi nếu người đó đi vào và đi ra cùng ngôi nhà mọi ngày. Người đó có cảm giác về nơi có cửa và người đó sẽ đi ra mà không dò dẫm - nhưng trong ngôi nhà mới người đó phải bắt đầu dò dẫm lại tất cả.
Một khi bạn biết cái gì đó, dần dần bạn dừng việc dùng trí tuệ với nó. Bạn không dùng trí tuệ của mình cho cái gì đó bạn làm hàng ngày. Chẳng hạn, khi ai đó học lái xe, lúc ban đầu người đó phải dùng trí tuệ của mình. Thế rồi khi kinh nghiệm của người đó phát triển ngày một nhiều, người đó dừng dùng trí tuệ của mình hoàn toàn. Thế thì người đó có thể hát bài hát, hút thuốc, nghe radio, nói chuyện và vẫn liên tục lái xe. Bây giờ người mù này quen thuộc với cửa và có thể dễ dàng đi ra, không rắc rối gì. Nhưng nếu bỗng nhiên có một khoảnh khắc khủng hoảng, thế thì người đó lại phải dùng trí tuệ của mình bởi vì người đó không có thực hành trước hay không quen thuộc với tình huống mới này. Dẫu sao đi chăng nữa, làm sao bạn có thể thực hành được điều khủng hoảng, điều tình cờ? Cái gì đó mà bạn có thể thực hành được thì không thể gọi là tình cờ được. Cái gì đó mà không thể được thực hành và cái vẫn xảy ra được gọi là tình cờ. Do đó, trong tình cờ, ít nhất trí tuệ thực nào đó là cần thiết. Bỗng nhiên một người phải giật mình đứng dậy và nghĩ, “Làm gì bây giờ?”
Trí tuệ là công cụ cho người dốt nát, cũng như chiếc gậy là công cụ của người mù. Trí tuệ là hệ thống cho việc dò dẫm; nó là dò dẫm trong bóng tối.
Thượng đế không có trí tuệ: điều đó nghĩa là không có gì trong bóng tối với ngài, không có gì là không biết với ngài. Bất kì điều gì có đấy, đều là tất cả ở trước ngài. Không có lí do cho ngài nghĩ, cho nên ngài không cần công cụ cho tư duy.
Trí tuệ là công cụ cho người bị hạn chế và người dốt. Khi mà bạn bị hạn chế và dốt nát, bạn sẽ cần nó, và chừng nào bạn hỗ trợ cho nhu cầu về trí tuệ, bạn sẽ vẫn còn bị hạn chế và dốt nát. Nếu bạn có dũng cảm để buông bỏ trí tuệ, thế thì có lẽ bạn có thể lấy cú nhảy vào điều thiêng liêng, cái không có trí tuệ. Bạn sẽ có khả năng gặp Thượng đế chỉ khi bạn cũng không có trí tuệ. Nếu bạn đi tới đó mà còn mang theo trí tuệ của mình, bạn sẽ không tìm thấy cánh cửa của Thượng đế. Đây là lí do tại sao giới trí thức bỏ lỡ. Và đôi khi, Kabir nào đó hay Nanak nào đó hay Mohammed nào đó - thất học, người chưa bao giờ được biết tới về trí tuệ của họ - bỗng nhiên lấy cú nhảy vào điều thiêng liêng.
Lần đầu tiên cú nhảy này xảy ra cho Mohammed, ông ấy không thể chắc chắn được liệu có ai sẽ tin không nếu ông ấy kể cho họ. Ngần ngại, ông ấy kể cho vợ riêng của mình. Ông ấy kể cho bà ấy rằng ông ấy sợ nói với bất kì ai khác về điều đã xảy ra cho ông ấy. Cho nên đệ tử thứ nhất của Mohammed là vợ riêng của ông ấy. Theo một nghĩa nào đó, đó là thành công lớn lao, bởi vì trong thế giới này dễ dàng chuyển đạo mọi người, nhưng rất khó để chuyển đạo cho vợ của riêng mình. Theo khía cạnh này, ngay cả Phật cũng gặp khó khăn. Đó là thành tựu đáng kinh ngạc của Mohammed! Trong lịch sử nhân loại, điều này nên được ghi lại như một trong những thành tựu hiếm hoi nhất mà có thể được qui cho con người: đệ tử thứ nhất của Mohammed là vợ riêng của ông ấy! Thế rồi dần dần Mohammed kể điều đó cho những người gần ông ấy nhất.
Vậy mà tất cả mọi rắc rối mà Mohammed đã phải chịu đều là do giới trí thức của đất nước ông ấy. Giới trí thức không thể nào tin được rằng điều này có thể xảy ra cho một người thất học và chẳng biểu lộ dấu hiệu gì của trí tuệ. Vậy mà điều này đã xảy ra cho ông ấy, không cho họ. Rắc rối mà Kabir gặp ở Ấn Độ đã là vì các bác học, các học giả. Học giả không thể nào chấp nhận được rằng người thợ dệt này, người mãi cho tới lúc đó vẫn còn dệt vải và ngồi bên vệ đường bán nó, bỗng nhiên đã đạt tới trí huệ tối cao. Điều này là không thể dung thứ được! Bạn có cho rằng chứng ngộ xảy ra qua trí tuệ không? Đúng là tất cả mọi loại tri thức về thế giới đều xảy ra qua trí tuệ, nhưng không kinh nghiệm nào của cõi bên kia xảy ra qua trí tuệ cả. Ở đây, trí tuệ có ích;
kia, trí tuệ là chướng ngại. Ở đây, trí tuệ là con đường; ở kia, trí tuệ là bức tường. Nếu bạn tập trung vào thế giới này, thế thì liên tục nuôi dưỡng trí tuệ của bạn đi. Ở đây, nó sẽ được cần tới rất nhiều - giống như chiếc gậy cho người mù, bởi vì đây là thế giới của người mù. Ở đây, người càng có học, chiếc gậy của bạn càng hiệu quả hơn, bạn sẽ đạt tới thành công hơn. Nhưng nếu bạn đi tới điều thiêng liêng thế thì vứt chiếc gậy này đi, bởi vì ở đó, người mù không thể vào được. Không ai có thể tới được đó bằng việc dò dẫm với chiếc gậy. Bạn sẽ tới đó chỉ khi bạn đã buông bỏ chiếc gậy này. Do dẫm là cần chỉ cho việc đi ra ngoài - cần gì việc dò dẫm đi vào trong? Bạn đã
đó rồi. Tất cả mọi chiếc gậy và sự hỗ trợ đều phải bị bỏ đi. Khi tất cả mọi cuộc hành trình đều dừng lại, người ta lập tức ở đó.
Lời kinh này rất quí giá: “Ta không có ...trí tuệ.”
Ta không có thân thể, giác quan và trí tuệ.
Và các giác quan là cần chỉ để biết cái khác. Với điều thiêng liêng, không có “cái khác”. Đêm hôm trước tôi đã nói với bạn, làm sao bạn biết mình hiện hữu? Bạn biết điều đó mà không có giác quan, nhưng có, bạn cần có cần giác quan để biết cái khác.
Nhưng vì Thượng đế là toàn thể sự tồn tại, ngài không cần giác quan nào bởi vì không có 'cái khác' ở đó để mà được biết. Ngài chỉ phải biết bản thân mình. Ngài không cần thân thể bởi vì thân thể cũng nghĩa là cái gì đó tương tự. Bạn có thể chẳng bao giờ nghĩ về việc có thân thể nghĩa là gì. Có thân thể nghĩa là có ghép nối giữa bạn và cái bao la xung quanh bạn. Cái bao la là tất cả mọi thứ xung quanh bạn, bạn ở đây bên trong bản thân mình, và thân thể bạn là điểm nối giữa bạn và cái bao la. Nhìn nó theo cách này: có bức tường trong nhà bạn và chính với những bức tường đó mà căn phòng của bạn được tạo ra - nhưng có bức tường nào cho trái Đất không? Tất cả mọi ngôi nhà và tất cả các tường đều trên Đất, nhưng không có tường nào dù là bất kì cái gì cho Đất cả. Bạn có thể phân tách Đất bằng cái gì hay bằng ai?
Thân thể bạn được cần tới bởi vì bạn cần được phân tách từ mọi thứ khác. Thượng đế là cái tên cho cái toàn thể, cho cái toàn thể của sự tồn tại; không thể có tường được, không có phân tách trong sự tồn tại. nhớ trong tâm rằng tường bao giờ cũng có đó để phân tách cái gì đó khỏi cái gì đó khác. Nếu không có 'cái khác' cho sự tồn tại, thế thì nó không thể có thân thể được. Thân thể là một loại tường, nó làm khác biệt bạn với hàng xóm của bạn. Thượng đế, sự tồn tại, không cần thân thể bởi vì với ngài không có 'cái khác' với thân thể tách biệt để phân biệt ngài ra. Toàn thể sự tồn tại là không có thân thể.
Cái hữu hạn có thân thể, nhưng cái vô hạn không có thân thể. Với cái hữu hạn, thân thể là cần thiết; bằng không bạn sẽ không có khả năng nhận diện mình là ai, mình là cái gì, mình ở đâu.
Cũng tốt để hiểu điều khác trong lời kinh này: khi bạn cảm thấy rằng bạn là thân thể, bạn sẽ vẫn còn hữu hạn. Khi bạn bắt đầu nhận ra rằng chắc chắn bạn có thân thể, nhưng bạn không là thân thể, bạn sẽ bắt đầu mở rộng ra ngoài thân thể. Vào ngày bạn kinh nghiệm rằng bạn vô thân thể, bạn trở thành một với Thượng đế, với sự tồn tại.
Chừng nào bạn còn còn niềm tin vào các giác quan của bạn, bạn sẽ chỉ biết thế giới thôi. Vào ngày bạn bắt đầu tìm kiếm mà không có niềm tin vào giác quan của bạn, bạn sẽ đi tới kinh nghiệm Thượng đế. Chừng nào bạn còn có niềm tin vào trí tuệ của bạn, bạn sẽ vẫn còn trong dốt nát. Ngày bạn bỏ lại trí tuệ đằng sau, ngày đó sẽ là ngày bắt đầu của việc biết thực.
Nhận xét
Đăng nhận xét