Chương 12: Ngươi là cái đó
Chương 12: Ngươi là cái đó
Parabrahman, thực tại tối cao cái không bao giờ có thể bị phá huỷ, thậm chí còn tinh tế hơn cái tinh tế nhất; nó là cội nguồn của tất cả nguyên nhân và hậu quả; nó là linh hồn trong tất cả sinh linh sống - cái đó là ngươi, ngươi là cái đó.
Brahman là hạt nhân của tất cả các hoạt động thế gian trong trạng thái thức, mơ và ngủ. Ta là brahman này: biết điều này, người ta được tự do khỏi tù túng.
Có hai pha của kỉ luật tâm linh. Thực tế, tất cả mọi nỗ lực đều có hai pha. Trong pha thứ nhất, tất cả mọi điều không bản chất phải bị vứt bỏ, từ bỏ, không bị đồng nhất với chúng. Pha thứ hai là khi bạn đồng nhất với điều bản chất và trở thành một với nó. Pha thứ nhất là pha của phủ định, pha thứ hai là pha của khẳng định.
Bạn sẽ phải biết cái không thật là không thật:chỉ thế thì bạn mới có khả năng biết cái thật là thật. Để biết ánh sáng, trước hết bạn phải biết bóng tối - chỉ thế thì bạn mới có thể biết được nó. Nếu bạn muốn nhận ra sống, trước hết bạn sẽ phải nhận ra chết; chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được nó. Bởi vì để đạt tới việc hiểu biết đó, cái đối lập của bất kì cái gì chúng ta đi tới hiểu cũng cần ở trong cái nhìn của chúng ta. Khi đêm là tối, sao chiếu sáng hơn. Sao có đó ngay cả trong ban ngày, nhưng bạn không thể thấy được chúng. Bạn thậm chí không thể thấy được chúng, nói gì tới việc chúng chiếu sáng? Ngay bây giờ vẫn có sao trên trời đấy. Những ngôi sao đó không đi đâu cả. Không phải là khi sáng tới thì sao đi mất đâu, nhưng không thể nào thấy được những ngôi sao đó trong ánh mặt trời. Để thấy chúng, bóng tối của đêm là cần thiết, và bóng tối càng sâu, chúng càng có thể được thấy càng rõ. Việc nhận ra nằm ở chỗ có cái đối lập.
Một điểm khác rất thú vị, thế rồi chúng ta sẽ đi vào lời kinh này: điều chúng ta gọi là đối lập trở thành phần bù bởi vì chính sự đối lập của chúng. Mối nối bên trong tồn tại giữa chúng. Bóng tối của đêm không phải là kẻ thù của sao; nó là bạn bè bởi vì không có bóng tối bạn không thể thấy được sao.
Chết không phải là kẻ thù của sống, nó là bạn. Sống sẽ không xảy ra mà không có chết. Được nhìn theo cách này, vấn đề trở thành rõ ràng là điều bạn nghĩ như kẻ thù là dựa vào việc hiểu sai của riêng bạn thôi. Khi bạn nói rằng một điều là xấu, nó chẳng là gì ngoài hiểu sai của bạn.
Trong chiều sâu, mọi cái đối lập đều là phần bù. Không có Ravana, Rama sẽ không có thể có được; không có Rama, Ravana sẽ không thể có được. Để hiểu Rama bạn sẽ phải hiểu Ravana là gì, bởi vì điều Ravana là, thì Rama không là.
Mãi cho tới điểm này trong lời kinh sự hội tụ đã là vào phủ định, vào bản thể bên trong của con người, thực tại bên trong của con người không là gì: nó không phải là trạng thái thức, nó không phải là trạng thái mơ, nó không phải là trạng thái ngủ; nó cũng không phải là chuyện thường của cuộc sống hàng ngày của bạn. Mãi cho tới giờ chúng ta chỉ mới nói về cái nó không là. Với lời kinh này bắt đầu khía cạnh tích cực - cái nó là.
Và nhớ, cái phủ định phải được biết trước, bởi vì chính ở giữa các đường phủ định mà đường khẳng định nổi lên. Khi bạn thấy đỉnh núi, đừng quên thung lũng bao quanh nó. Đỉnh núi nổi lên chỉ trong mối quan hệ với thung lũng. Nếu bạn bỏ thung lũng đi, đỉnh núi cũng sẽ biến mất; nếu bạn liên tục làm sâu thêm thung lũng, các đỉnh núi sẽ trở nên cao hơn. Bạn không thấy thung lũng khi đi theo cùng hướng như đỉnh, nó có vẻ đối lập - nhưng thực tế là ở chỗ chúng là phần bù. Từ mọi nơi, thung lũng tạo ra nền tảng cho đỉnh núi. Thung lũng càng sâu hơn, đỉnh núi sẽ càng cao hơn.
Phủ định giống như thung lũng; nó là chiều sâu. Trước hết bạn phải phủ định, trước hết bạn phải phát hiện ra mình không là gì. Chừng nào bạn còn chưa biết bạn không là gì, bạn sẽ không có khả năng biết bạn là gì. Điều bạn là bị che phủ bởi điều bạn không là, cho nên trước hết bạn sẽ phải đi tới đối diện với điều bạn không là, và thế rồi bạn sẽ thấy điều bạn là vậy Trên cuộc hành trình hướng tới bản thân mình, trước hết bạn sẽ bắt gặp thung lũng trước khi bạn đạt tới đỉnh núi.
Cố hiểu điều đó từ góc độ khác: khi bạn đi vào trong bạn trước hết sẽ bắt gặp điều tiêu cực. Và nếu bạn sợ điều tiêu cực của mình, bạn sẽ không bao giờ đi vào trong được. Cho nên khi bạn trước hết đi vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp tất cả mọi bóng tối của bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhiều đau đớn và tự kết án. Bạn sẽ cảm thấy rằng không có kẻ tội nhân nào lớn hơn bạn. Đừng nghĩ rằng các thánh nhân tự kết án họ từ khiêm tốn; đây là điều mọi người vẫn nghĩ. Kabir đã nói, “Khi tôi tìm cái ác trong con người, tôi không thể tìm được người nào ác hơn bản thân mình.” Người già bảo người trẻ, và các thầy giáo bảo học sinh rằng Kabir nói điều này do khiên tốn của ông ấy. Đây không phải là khiêm tốn đâu; nó chẳng có gì liên quan tới khiêm tốn cả. Đây là điều Kabir thực tế đã kinh nghiệm.
Bất kì khi nào một người bắt đầu việc tìm kiếm chân lí, điều đầu tiên người đó sẽ bắt gặp là thung lũng sâu của bóng tối riêng của mình. Chỉ khi thung lũng của bóng tối đã được vượt qua thì đỉnh núi của ánh sáng mới đi vào tầm nhìn. Bất kì ai bị gắn với ý tưởng của mình rằng mình đã là người tốt thì sẽ không có khả năng nhìn vào bên trong bản thân mình. Chính ý tưởng rằng bạn là tốt sẽ tạo ra sợ hãi trong bạn, bởi vì khi bạn lần đầu tiên nhìn vào bên trong bạn sẽ chỉ thấy điều xấu. Ai đó cho rằng bản thân mình là người không bạo hành bởi vì người đó không ăn ban đêm hay bởi vì người đó chỉ uống nước lọc, ai đó, người có khái niệm bất bạo hành rẻ mạt thế, sẽ thấy bạo hành vào khoảnh khắc người đó nhìn vào bên trong. Người đó sẽ trở nên sợ hãi nhìn vào bên trong và người đó sẽ liên tục sống chỉ với cái bên ngoài.
Tất cả các bạn đều vẩn vơ quanh cái bên ngoài bởi vì bạn không thu được dũng cảm để đi qua thung lũng bóng tối của riêng mình. Nhưng chỉ người có thể dũng cảm đi qua thung lũng của tất cả những cái sai trong mình mới có khả năng đạt tới đỉnh của cái tốt trong mình. Nếu bạn muốn trở thành đức hạnh, bạn trước hết phải trở thành tội nhân. Là tội nhân nghĩa là bạn trước hết phải đi qua thung lũng tội lỗi. Bạn càng đức hạnh, thung lũng tội lỗi bao quanh bạn sẽ càng lớn hơn, bởi vì đỉnh đức hạnh sẽ không nổi lên mà không có thung lũng tội lỗi. Nó không thể xảy ra được.
Nếu bạn muốn tránh thung lũng, chỉ có hai cách: hoặc không tiến tới thung lũng chút nào, dành cả đời bạn để né tránh nó - nhưng thế thì bạn sẽ không bao giờ đạt tới đỉnh; hay để đạt tới đỉnh và bạn sẽ tự động trở nên tự do với thung lũng. Tự do với thung lũng bạn sẽ phải đi qua nó. Các nhà huyền môn Ki tô giáo gọi nó là “đêm tối của linh hồn.” Bất kì khi nào ai đó đi tới ánh sáng tối thượng, người đó trước hết sẽ phải đi qua bóng tối vô cùng.
Tất cả mọi cái tốt đều tồn tại nổi trên nền cái xấu. Đừng sợ điều này. Biết điều đó, nhớ điều đó - rằng thung lũng càng sâu, đỉnh càng cao. Đừng tự kết án bản thân mình và trở nên sợ hãi. Không có nhu cầu kết án bản thân mình, rằng “Bây giờ mình là kẻ tội nhân!” Nếu có tội lỗi, ẩn ngay sau đó phải có đức hạnh. Đấy chỉ là vấn đề đi xa thêm một chút nữa. Sẽ tốt để hiểu thêm một điều nữa. Một khi người đó ở trong thung lũng, con người có thể làm một trong hai điều: người đó có thể bắt đầu tranh đấu với thung lũng, chính là điều người đạo đức vẫn làm, hay người đó có thể cố vượt ra ngoài nó - chính là điều người tôn giáo làm. Trong tất cả mọi tranh đấu của mình, người đạo đức trở nên bị dính líu vào thung lũng tới mức người đó sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới đỉnh.
Người tôn giáo không tranh đấu với thung lũng, người đó đơn giản đi qua nó. Một cách tự nhiên, khi bạn tranh đấu với thung lũng bạn sẽ phải ở đó để tranh đấu với nó. Làm sao bạn sẽ đạt tới đỉnh được? Người tranh đấu sẽ phải ở nơi có đối thủ của mình. Mức độ của kẻ thù người đó sẽ trở thành mức độ riêng của người đó. Đây là lí do tại sao khi ai đó có kẻ thù ác, bản thân người đó cũng trở thành ác. Có bạn ác sẽ không gây hại nhiều như có kẻ thù ác.
Đây là lí do tại sao bạn có thể chọn bất kì ai là bạn, nhưng bạn phải rất cẩn thận với người bạn chọn làm kẻ thù của mình. Bạn sẽ phải tranh đấu với kẻ thù của mình, bạn sẽ phải đứng trên cùng mảnh đất nơi người kia đứng. Hai người thường xuyên đấu tranh và vật lộn dần dần thu được cùng hành vi và phẩm chất. Dần dần, dần dần họ thay đổi lẫn nhau nhiều thế. Hai người bạn sẽ không bao giờ giống như hai kẻ thù.
Mang tính đạo đức nghĩa là khoảnh khắc bạn thấy cái ác trong bản thân mình, điều đầu tiên bạn làm là bạn bắt đầu đấu tranh với nó. Và nếu bạn đấu tranh với cái ác bạn nhất định bị thua. Điều cần thiết là đi lên trên và vượt ra ngoài cái ác, không tranh đấu với nó. Người đi lên trên nó sẽ mang thắng lợi - bởi vì chúng ta trở thành người chủ của bất kì cái gì thấp hơn chúng ta. Người tranh đấu với cái ác sẽ vẫn còn trên chỗ đứng ngang bằng với nó, trên cùng mức độ. Và người tranh đấu không bao giờ thắng cả, bởi vì người đó đang đứng trên cùng mức độ như điều người đó đang tranh đấu với. Thay đổi mức độ là cách mạng.
Chẳng hạn, có bạo hành bên trong bạn. Nếu bạn tranh đấu với nó, bạn đang làm gì? Bạn đang làm mỗi một điều thôi: bạn kìm nén nó, bỏ qua nó, áp đặt cái bất bạo hành nào đó từ bên ngoài. Bạn cố ép buộc bất bạo hành và kìm nén bạo hành. Nhưng khi bạn kìm nén bạo hành, nó không bao giờ bị phá huỷ cả. Ngược lại, bạo hành bị kìm nén sẽ trở thành thậm chí mạnh mẽ hơn, nó sẽ biểu lộ theo những cách mới.
Thái độ của người đạo đức là kìm nén, còn thái độ của người tôn giáo là quan sát, không kìm nén. Người tôn giáo đơn giản quan sát: “Đây là cái rãnh, đây là nguy hiểm.” Người đó vẫn còn là nhân chứng và liên tục đi lên trước. Người đó tỉnh táo không đi vào vật lộn với bất kì cái gì trong thung lũng. Người đó không đi vào vật lộn bởi vì trong vật lộn người đó sẽ phải dừng ở đó. Thế thì người đó sẽ phải dựng trại ở đó. Nhưng nếu bạn bắt đầu sống trong thung lũng, bạn sẽ không dễ chịu khi rời khỏi thung lũng. Đây là lí do tại sao người đạo đức thấy khó trở thành có tính tôn giáo như người vô đạo đức.
Một điều là giống nhau giữa người đạo đức và người vô đạo đức: người vô đạo đức bị mắc kẹt và quyết định nghiêng về thung lũng, và người đạo đức cũng bị mắc kẹt trong việc phủ nhận thung lũng; người đó chỉ tranh đấu với nó. Không có khác biệt giữa hai mức độ này bởi vì cả hai đều bị mắc kẹt ở cùng một chỗ. Người vô đạo đức ở lại chỗ có bạo hành bởi vì người đó tin vào điều đó, người đạo đức ở lại nơi có bạo hành bởi vì người đó không tin vào điều đó.
Người tôn giáo là người không chọn điều nào trong hai điều này: người đó không tin mà cũng không không tin vào bạo hành. Người đó im lặng đi qua thung lũng khi người đó giữ ý định của mình ở đỉnh núi. Người đó muốn đạt tới đỉnh núi. Người đó không có mối quan tâm nào tới thung lũng, không thích mà cũng không không thích, không bạn bè cũng không kẻ thù - người đó chỉ muốn đi qua thung lũng. Nếu bạn giữ sự hội tụ này trong tâm trí, thế thì đỉnh ở rất gần. Và nếu bạn làm cho dù một sai lầm nhỏ trong điều này, thế thì đỉnh sẽ rất xa xăm.
Đây là lí do tại sao đôi khi ngay cả người vô đạo đức, người tin vào bạo hành cũng bỗng nhiên xô về đỉnh. Lí do cho việc xô lại bất thần này là ở chỗ bởi vì người đó sống trong bóng tối, người đó đã khổ nhiều tới mức đôi khi nỗi đau trở thành mãnh liệt thế, không thể chịu đựng được, và nó làm cho người đó bỏ thung lũng tối tăm và chạy tới ánh sáng ở đỉnh. Nhưng người đạo đức, cái gọi là người tốt người thường xuyên tranh đấu với cái ác, sẽ phát triển một bản ngã rất mạnh - và điều đó chỉ bởi vì việc tranh đấu của người đó. Người đó sẽ phát triển một loại quan tâm hư hỏng tới cái ác. Mối quan tâm hư hỏng này được tạo ra bởi vì người đó cần sự tồn tại của cái ác mà người đó tranh đấu. Cái ác là cơ sở cho bản ngã của người đó. Người đã trở thành bất bạo hành bởi việc tranh đấu với bạo hành sẽ thấy rất khó rời bỏ thung lũng. Khó khăn là ở chỗ nếu người đó rời bỏ thung lũng, người đó cũng phải rời bỏ bản ngã. Bản ngã của việc là người bất bạo hành có thể tồn tại chỉ chừng nào người đó tranh đấu với bạo hành. Nếu người đó bỏ cuộc đấu tranh với bạo hành này, người đó cũng sẽ phải bỏ lại bản ngã đằng sau mà người đó đã phát triển trong suốt cuộc đấu tranh trong thung lũng. Bản ngã này không thể đi lên đỉnh với người đó được, nó là phần cố hữu của thung lũng.
Đây là lí do tại sao người tốt sẽ thấy khó trở thành người tôn giáo hơn là người xấu. Người xấu không thể phát triển bản ngã qua việc làm điều xấu: người đó sẽ chỉ trong khổ sở, đau đớn, chịu đựng. Người đó sẽ trong đau khổ sâu sắc. Người đó chẳng được gì từ việc ác của mình ngoại trừ rắc rối.
Người tốt cảm thấy vui vẻ, bên cạnh tất cả những rắc rối mà người ác chịu đựng: niềm vui của người đó là niềm vui của bản ngã, điều nói người đó bất bạo hành, thuần khiết, chân thành, trung thực. Cái “tôi” ẩn giấu đằng sau niềm vui này tới từ bóng tối; nó là sản phẩm của vô thức. Không có sự tồn tại của bóng tối, niềm vui không thể tồn tại được. Do đó, người này có vấn đề gấp đôi: người đó được nuôi dưỡng bởi điều người đó tranh đấu chống lại, và điều người đó tin là kẻ thù của mình lại chính là điều hỗ trợ cho bản ngã người đó. Người đó sẽ thấy khó gấp đôi để rời bỏ thung lũng. Thung lũng bản thân nó rất cám dỗ, cho nên người đó đã tạo ra thêm một khó khăn nữa mà sẽ giữ người đó bị mắc kẹt trong thung lũng. Bóng tối của người đó đã trở thành vàng. Người đó có niềm vui của bản ngã tâm linh từ hành vi vô thức của mình.
Đây là lí do tại sao đôi khi người xấu có thể đơn giản nhảy ra khỏi thung lũng, trong khi người tốt thấy rất khó rời bỏ nó. Điều đó có thể có vẻ rất kì lạ cho bạn, nhưng nó là vậy đấy. Nhưng cả người tốt và người xấu sẽ phải vượt ra ngoài thung lũng. Và con đường vượt ra ngoài thung lũng là không quan tâm tới mê đắm trong nó mà cũng không kìm nén nó. Không quan tâm chút nào, chỉ giữ hội tụ của bạn vào đỉnh thôi. Nên có thái độ là nếu cần để bạn đi qua thung lũng, bạn sẽ đi, nhưng bạn sẽ không bị mắc kẹt lại ở đó và bạn sẽ không tạo ra bất kì loại quan hệ nào với thung lũng. Thung lũng là phần cố hữu của đỉnh, cho nên bạn sẽ phải đi qua nó. Dù nó là vấn đề tốt hay xấu, vấn đề tội lỗi hay đức hạnh, vấn đề trí huệ hay dốt nát, bạn sẽ phải đi qua cùng chướng ngại.
Dốt nát của bạn bao quanh bạn từ mọi nơi, đặc biệt khi bạn ở gần đỉnh có tên là trí huệ. Cho nên bạn có thể làm một trong hai điều: bạn có thể đi qua nó và bạn sẽ đạt tới đỉnh; hay nếu bạn bắt đầu đấu tranh với nó, thế thì bạn sẽ chỉ thu lấy hiểu biết trí tuệ. Nếu bạn tranh đấu với dốt nát bạn sẽ đi tới tri thức, giáo điều, kinh sách. Thế thì bạn sẽ phải dựng lều trong thung lũng và sống ở đó. Và kinh sách là thứ rất nặng - bạn không thể đem được chúng tới đỉnh đâu.
Thỉnh thoảng người dốt nát có thể đạt tới đỉnh, nhưng cái gọi là người khôn chẳng bao giờ đạt tới cả. Người dốt nát ít nhất cũng được tự do với gánh nặng; người đó không có tải trọng của tri thức phải mang cùng mình lên đỉnh. Tất cả mọi điều người đó có là thung lũng của dốt nát của mình mà người đó có thể từ bỏ và bỏ lại vào bất kì khoảnh khắc nào. Nhưng học giả, cái gọi là người khôn, không chỉ có bóng tối của mình cùng mình, người đó còn mang cả tải trọng nặng nề các kinh sách, lời và giáo điều trong đầu mình. Thung lũng không thể cản trở được bạn nhiều như tải trọng này có thể - người đó bị nghiền nát dưới sức nặng của nó. Và người đó không thể bỏ nó và trốn đi được bởi vì tải trọng người đó đang mang là bản ngã riêng của người đó, kho báu của người đó.
Nhớ lấy, thung lũng không bao giờ giữ lại bất kì ai: chính bản ngã giữ bạn bị mắc kẹt và sống trong thung lũng. Thế thì đi khỏi chỗ đó trở thành rất khó. Một điều là chắc chắn: người giữ việc đi im lặng qua thung lũng, người biết bản thân mình là kẻ tội nhân, người dốt nát, sẽ sớm đạt tới đỉnh. Nhưng cái gọi là người đức hạnh hay học giả sẽ thấy khó chấp nhận được rằng mình là kẻ tội nhân, là người dốt nát. Đây là lí do tại sao người đó bị mắc kẹt. Chỉ những người vô trọng lượng mới đạt tới đỉnh. Đừng thu thập nhiều trọng lượng khi bạn đi qua thung lũng - nhưng nếu bạn tranh đấu, bạn sẽ tạo ra trọng lượng.
Đừng tranh đấu với thung lũng, đi qua nó đi. Nếu giận dữ tới, đi qua nó, đừng tranh đấu. Nếu ham muốn dục bắt giữ bạn, đi qua nó, đừng tranh đấu. Đi qua nó nghĩa là chứng kiến nó. Liên tục quan sát: “Được rồi, nó đã tới, nó là thung lũng và mình phải đi qua nó. Mình sẽ đi qua nó nhưng mình sẽ vẫn còn dửng dưng. Mình sẽ không ôm giữ điều gì. Mình sẽ chấp nhận thung lũng này như điều không tránh khỏi. Nếu mình định đi tới ánh mặt trời và trên đường có vùng tối, mình sẽ đi qua nó. Cái gì có đó để tranh đấu hay không tranh đấu? Vùng tối này có liên quan gì tới mình? Mình tin cậy rằng bên trong vùng tối này có ánh sáng mãnh liệt của mặt trời để hướng dẫn mình. Mình sẽ không định cư ở thung lũng.”
Điều áp dụng cho tội lỗi và dốt nát chung cuộc cũng áp dụng cho điều thực tại bên trong không là cái gì, chính là thung lũng sâu nhất. Bạn phải đi qua thung lũng của điều bạn không là gì; đó là cái sâu nhất. Tội lỗi không sâu được như thế này, dốt nát không sâu được như thế này - thung lũng của điều bạn không là gì, là tất cả bao quanh bạn. Các quá trình sâu nhất của yoga, các quá trình bản chất của tất cả các tôn giáo, đều là về thung lũng của điều bạn không là cái gì.
Hiền nhân này đã cho bạn hướng dẫn để khám phá ra tất cả những điều bạn không là cái gì. Bạn không là điều xảy ra trong trạng thái thức. Làm việc trong cửa hiệu hay đi tới văn phòng, trong yêu hay trong xung đột, với kẻ thù hay với bạn bè, trong hạnh phúc hay bất hạnh, hiền nhân này đã đặt tất cả những điều này vào một câu nhỏ bé. Ông ấy nói: “Bất kì cái gì đang xảy ra trong trạng thái thức...” Ông ấy đã thấy không cần phải đi vào chi tiết. Chỉ trong một câu ông ấy đã nói tất cả điều đó: “Bất kì cái gì đang xảy ra trong trạng thái thức - ta không là cái đó.”
Mọi thứ bạn biết về sự tồn tại của mình, kho báu duy nhất bạn có, là điều xảy ra trong trạng thái thức của bạn. Bạn đã xây nhà, bạn đã trút đầy kho bạc của mình bằng tiền, bạn đã xoay xở để làm ra vài kẻ thù, bạn đã đạt tới địa vị, bạn đã xoay xở để cho tên mình được in trên báo nào đó... điều đó dường như là bạn đã đạt tới đâu đó. Đây là điều xảy ra trong trạng thái thức của bạn. Bạn đã bao giờ chú ý rằng ngay cả trong mơ của mình bạn cũng không là cùng người như bạn đã là khi bạn thức không? Thức, bạn là kẻ ăn xin, và trong mơ bạn trở thành hoàng đế - và trong mơ của mình bạn thậm chí không tự hỏi rằng mới một thời gian ngắn trước đây bạn chỉ là kẻ ăn xin! Trạng thái thức của bạn có bao nhiêu sức mạnh mà mơ có thể chùi sạch nó đi? Thực tại của trạng thái thức của bạn thực thế nào mà ngay cả một giấc mơ cũng có thể phá huỷ được nó? Ai đó là hoàng đế và trong mơ của mình người đó đang đi ăn xin trên phố, và người đó đã quên mất rằng chỉ một thời gian ngắn trước đây, trong mười hai giờ khi người đó thức, người đó đã là hoàng đế. Nghĩ về điều đó đi - thực tại của trạng thái thức thực đến thế nào mà chỉ một giấc mơ cũng có thể phá huỷ được nó?
Có điều thú vị khác mà bạn có thể chưa bao giờ để ý tới, và đây là lí do tại sao trí huệ Ấn Độ lại coi trạng thái mơ là sâu hơn trạng thái thức. Bạn thường sẽ không coi trạng thái mơ là sâu hơn trạng thái thức. Với bạn, mơ là mơ. Bạn nói, “Đó chỉ là mơ thôi, nhưng bây giờ tôi thức đây.” Nhưng trí huệ Ấn Độ nói rằng trạng thái mơ còn sâu hơn trạng thái thức, và có lí do cho điều đó. Lí do đầu tiên và cơ bản nhất là ở chỗ, tới mức độ nào đó, bạn có thể nhớ được trạng thái mơ của bạn trong trạng thái thức của bạn, nhưng bạn không thể nhớ được trạng thái thức của bạn trong trạng thái mơ. Cái nào mạnh hơn?
Khi bạn dậy vào buổi sáng, thỉnh thoảng bạn có thể nhớ được giấc mơ của bạn, nhưng trong giấc mơ của bạn, bạn có bao giờ có khả năng nhớ được điều gì đã xảy ra khi bạn thức không? Chính bởi vì điều này mà trí huệ Ấn Độ nói rằng trạng thái mơ là sâu hơn trạng thái thức. Bạn có thể nhớ được trạng thái mơ khi bạn thức, cho nên trạng thái mơ phải sâu hơn. Trạng thái thức của bạn sâu thế nào nếu bạn không thể nhớ được nó trong mơ của bạn?
Cuộc sống của bạn là tất cả những điều bạn làm trong trạng thái thức của bạn, nhưng hiền nhân này nói bạn không phải là cái đó. Điều bạn làm trong trạng thái thức có thể là cuộc sống của bạn, nhưng điều bạn làm trong mơ của bạn là hình ảnh của bản thân bạn. Đây là lí do tại sao không ai đã bao giờ cảm thấy được hiểu, bởi vì cách người đó thấy bản thân mình là hình ảnh mơ của người đó còn cách người khác thấy người đó là hình ảnh thức của người đó. Bạn có thể cho rằng bản thân bạn là người rất tốt, nhưng bạn không thể tìm ra một người đồng ý với bạn. Bạn cho rằng họ tất cả đều ngu xuẩn, rằng họ đã không hiểu bạn, nhưng rồi một ngày nào đó họ sẽ hiểu bạn. Và cái ngày đó chẳng bao giờ tới cả khi bạn cảm thấy được hiểu. Điều gì đang xảy ra?
Đây là vấn đề của mọi con người: người đó cảm thấy rằng không ai hiểu mình cả. Tôi đã không bắt gặp một người nào cho tới giờ có thể nói, “Mọi người thấy tôi đích xác như tôi đang vậy.” Không, bạn nói, “Tôi bị hiểu lầm thế. Tôi tràn đầy tình yêu và họ thậm chí không nhìn tôi như một mảnh tình nhỏ. Mà không chỉ có thế thôi, họ nghĩ tôi là cái đối lập lại - người nào đó đầy những tham lam và đố kị! Ai biết họ sẽ nghĩ gì về tôi là cái mà tôi không phải vậy?”
Và có lí do cho hiện tượng này: bạn tạo ra hình ảnh của bạn trong mơ của bạn, còn mọi người chẳng có ý tưởng gì về mơ của bạn. Điều mọi người biết về bạn là hình ảnh mà bạn phóng chiếu ra khi bạn thức - nhưng hình ảnh của bạn trong trạng thái thức không phải là cái thích của bạn. Bạn nghĩ, “Vâng, thỉnh thoảng tôi cũng có nổi giận, nhưng về căn bản tôi là người an bình chứ.” Tự nhận thức riêng của bạn về an bình và im lặng là hình ảnh của mơ của bạn, và hình ảnh mà người khác có về bạn được gây ra bởi giận dữ của bạn khi bạn thức. Đây là lí do tại sao không có mối nối nào giữa hai hình ảnh này, và mối nối sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả. Điều đó không phải là lỗi của người khác. Họ có thể làm gì được? Họ biết hành của bạn, không phải mơ của bạn. Và hình ảnh của họ về bạn được tạo ra bằng việc gắn các hành vi đó lại với nhau; họ không có ý tưởng nào về mơ của bạn.
Bạn không tạo ra tự nhận thức về bạn từ hành vi của bạn, bạn tạo ra nó từ mơ của bạn. Ngay cả người ác nhất cũng là người tốt trong con mắt riêng của người đó, và ngay cả người tốt nhất cũng có thể là ác trong con mắt của người khác. Không có mâu thuẫn trong điều này: nó là không nhất quán được gây ra bởi hai bình diện kinh nghiệm khác nhau. Bạn nghĩ rằng bạn đã là điều bạn muốn là vậy. Bạn đã lấy mơ của bạn làm thực tại. Nếu bạn muốn là người bất bạo hành, đây là mơ của bạn, nhưng bạn đã nghĩ về bản thân bạn như người bất bạo hành. Không ai nhận biết về mơ của bạn cả, không ai nhận biết về việc tin của bạn rằng mơ của bạn đã là thực tại của bạn. Bất kì khi nào bạn đã bạo hành... và bất kì khi nào bạn làm điều gì đó, điều đó chỉ có thể bạo hành. Ngay cả khi bạn không bạo hành, người khác cũng dễ dàng thấy bạo hành trong cái gọi là bất bạo hành của bạn. Birla, công ti khổng lồ của Ấn Độ, đã xây dựng đền chùa ở nhiều nơi, nhưng họ đã xây chúng chỉ ở những chỗ họ có xí nghiệp. Khi họ xây dựng những đền chùa này, họ nghĩ nó sẽ tạo ra hình ảnh tích cực về họ trong con mắt của các nhân viên của họ. Họ đã xây đền tại những chỗ đó, nhưng những người sống ở đó tới và nói với tôi, “Cái loại đền gì thế này? - đền Birla?! Đây chỉ là mang tính bản ngã.” Birla chưa bao giờ hình dung ra rằng những đền của họ sẽ bị coi như mang tính bản ngã. Họ nghĩ rằng chúng sẽ là hình ảnh của từ thiện, đức hạnh, lòng tốt. Họ đã tiêu nhiều tiên thế cho chúng!
Nhưng mọi người sống gần những ngôi đền này đều biết Birlas từ hành động của công ti này. Mặt kia của câu chuyện là ở chỗ Birlas đã khai thác mọi người và đã thu hàng triệu và hàng triệu ru pi, và từ hàng triệu và hàng triệu ru pi đó họ tạo ra ngôi đền đáng giá hàng trăm nghìn ru pi. Với người khác, những ngôi đền đó là một phần của sự khai thác: “Ngôi đền này chỉ là thủ đoạn thôi. Ngôi đền này không là gì ngoài chiến lược để tiếp tục khai thác chúng ta.” Đây là cách mọi người ở đó nhìn vào. Họ biết rằng nó là ngôi đền của sự khai thác, nhưng Birla không thể nghĩ được rằng mình đang xây đền của việc khai thác. Chúng là những ngôi đền của giấc mơ của ông ấy, ngôi đền của loại đức hạnh có trong mơ của ông ấy. Cho nên ông ấy có ý tưởng rằng ông ấy đã làm nhiều việc tốt thế, rằng ông ấy là người tốt. Bây giờ có thể không có nền tảng gặp gỡ giữa hai hình ảnh này, cho nên họ tất cả đều đang sống trong khổ sở. Quên hết về người lạ đi - cho dù những người gần gũi bạn nhất cũng không đồng ý với bạn về hình ảnh của bản thân bạn đâu. Mọi người nói với nhau, “Anh nghĩ gì về tôi?” Chẳng có gì ngoài xung đột giữa các hình ảnh.
Có một hiệu trưởng trong một trường phổ thông nơi tôi đã là học sinh. Ông ấy là người sùng kính Kali, nữ thần mẹ. Ông ấy mang tiếng xấu trong đại học - rằng tâm trí ông ấy có mơ hồ chút ít. Ông ấy đã cho rằng ông ấy là người sùng kính lớn với Kali, nhưng người khác lại nghĩ rằng con ốc vít nào đó trong não ông ấy bị lỏng. Tôi tới nhà ông ấy lần đầu tiên khi ông ấy đang bận cầu nguyện. Vợ ông ấy ra mở cửa và yêu cầu tôi yên tĩnh ngồi ghế. Bà ấy nói, “Nếu ông ấy để ý rằng có khách tới thăm nhà, thế thì ông ấy sẽ cầu nguyện to hơn và lâu hơn.” Đây là hình ảnh của ông ấy trong tâm trí vợ ông ấy: Xin ngồi tuyệt đối yên tĩnh, bởi vì nếu ông ấy để ý rằng có khách thăm, thế thì lời cầu nguyện sẽ chiếm thời gian rất, rất dài.
Tôi đã không biết ông ấy cho tới lúc đó. Nhưng khi tôi thấy trước về hình ảnh mơ của ông ấy từ vợ ông ấy, tôi quyết định làm thực nghiệm. Khi ông ấy ra tôi nói với ông ấy, “Em chưa từng thấy người nào sùng kính với Kali như thầy.”
Ông ấy ôm choàng lấy tôi và nói, “Trên cả trái đất này, em là người duy nhất mà tôi đã bắt gặp mà hiểu tôi đấy. Mỗi mình, mỗi mình em thôi! Cho tới giờ, không ai đã hiểu tôi.” Phát biểu của tôi hài hoà với hình ảnh mơ của ông ấy về bản thân mình. Vợ ông ấy quan sát tất cả điều đó. Sau đó, khi tôi định ra về, ông ấy đã giữ tôi lại ở đó thêm hơn một giờ nữa. Nhiều lần tôi đã xin phép ông ấy ra về, nhưng khi bạn đã gặp người mà lại là người duy nhất trên thế giới hiểu bạn, bạn sẽ không để cho người đó ra đi sớm đâu. Ông ấy liên tục nằng nặc đòi tôi phải ăn cùng ông ấy. Cái loại chăm sóc mà ông ấy đã làm cho tôi trong hai năm đó khi tôi còn ở đại học thật là vô hạn. Khi tôi ra về, vợ ông ấy nói với tôi, “Nếu ông ấy mà bắt gặp vài người nữa như cậu, chẳng mấy chốc tôi sẽ phải tống ông ấy vào nhà thương điên!”
Tôi đã nói gì với ông ấy mà có tác dụng này? Nói một điều như thế với ông ấy liệu có đúng không? Bởi vì việc tụng thành kính và lời cầu nguyện buổi sáng, ông ấy đã có một hình ảnh khác về bản thân mình bên trong. Nhưng những người đã thấy ông ấy và cách cư xử của ông ấy, những người có liên hệ chỉ với hành vi của ông ấy - và dẫu sao đi chăng nữa, mọi người có thể có quan hệ lẫn nhau bằng cái gì khác được? - có hình ảnh khác của ông ấy trong tâm trí họ. Thường xuyên có xung đột giữa hai hình ảnh.
Bạn phải hiểu điều bạn không là vậy. Đó là nỗ lực gian nan. Nó cũng giống như bóc lớp da riêng của bạn. Bạn sẽ khám phá ra rằng bạn không là điều bạn đã coi bản thân mình là vậy.
Hiền nhân này đang nói rằng bất kì cái gì bạn đã làm trong trạng thái thức của bạn, bất kì cái gì bạn nghĩ bản thân bạn là vậy, bạn đều không là cái đó. Thế rồi ông ấy cũng nói rằng bạn không là điều bạn đã làm trong mơ của bạn. Khi bạn không trong trạng thái thức, làm sao bạn có thể là trạng thái mơ của bạn được?
Thế rồi ông ấy thậm chí còn đi sâu hơn: ông ấy nói rằng hạt mầm của ham muốn mà bạn đã tạo ra trong trạng thái ngủ của bạn, cái nảy mầm trong trạng thái mơ và thức của bạn, được bắt rễ trong trạng thái ngủ của bạn. Hạt mầm này là trong trạng thái mơ và hoa là trong trạng thái thức, nhưng bạn không phải là những hạt mầm đó hay những hoa đó. Bạn không là cả ba.
Và nếu bạn khử bỏ đi ba điều này, sẽ chỉ còn cái trống rỗng trong tay bạn, trống rỗng. Nếu bạn loại bỏ đi tất cả các hành động của trạng thái thức của bạn, phá huỷ tất cả các mặt nạ; nếu bạn loại bỏ tất cả những ý nghĩ mà bạn kinh nghiệm trong trạng thái mơ, nếu bạn phá huỷ mọi hình ảnh mơ; nếu bạn vứt bỏ tất cả mọi hạt mầm từ trạng thái ngủ của bạn, cái bây giờ bị che giấu khỏi nhận biết của bạn; nếu bạn có thể xoá bỏ tất cả những điều này, thế thì bạn còn lại với cái gì? - trống rỗng. Thế thì bạn là cái gì? Thế thì bạn chỉ là không gian trống rỗng. Bạn phải trải qua cái trống rỗng này trước khi bạn có thể thấy đỉnh của điều bạn là vậy Lời kinh này là về đỉnh này.
Parabrahman, thực tại tối cao cái không bao giờ có thể bị phá huỷ, thậm chí còn tinh tế hơn cái tinh tế nhất; nó là cội nguồn của tất cả nguyên nhân và hậu quả; nó là linh hồn trong tất cả sinh linh sống - cái đó là ngươi, ngươi là cái đó.
Đây là phát biểu tích cực đầu tiên trong lời kinh này: cái sẽ nảy sinh trong trống rỗng này, đỉnh sẽ nổi ra từ vực thẳm của thung lũng, mặt trời sẽ lên bên ngoài bóng tối sâu, là thực tại tối thượng. Nó là sự tồn tại nguyên thuỷ: nó đã ở đó vĩnh hằng, và nó bao giờ cũng sẽ ở đó. Nó là đại dương nguyên thuỷ từ đó mọi sóng tới và đi. Có tốt, có xấu; có Rama, có Ravana; có người thiện và có người ác; có hạnh phúc và đau khổ; có thành công và thất bại; có ngai vàng cao và đồng thời có bình bát ăn xin trên đường - tất cả những con sóng này đều tới và đi, nhưng đại dương mà từ đó những con sóng đó đã tới chính là điều bạn là vậy. Bạn là người kinh nghiệm về cội nguồn này, sự tồn tại này, chân lí sâu nhất và cao nhất này.
Đây không phải là kinh nghiệm của bạn. Thực tế, như bạn đang đấy, bạn không có đâu, và cũng sẽ là tốt để hiểu điều này cho đúng.
Mọi thứ trong thế giới này đều là một phần của kinh nghiệm của bạn. Và tới mức độ nào đó mà có kinh nghiệm, bạn sẽ không biết tới người kinh nghiệm. Kinh nghiệm và người kinh nghiệm là tách biệt. Bạn kinh nghiệm hạnh phúc nhưng bạn không là hạnh phúc này bởi vì bạn đã kinh nghiệm nó. Kinh nghiệm là tách rời với bạn. Bạn là người kinh nghiệm về nó và hạnh phúc mà bạn đã cảm thấy là ở đâu đó bên ngoài bạn.
Ai đó đã đặt tiền vào tay bạn - bạn không phải là tiền đó. Vâng, bàn tay đã nhận tiền là của bạn, nhưng bạn không là tiền. Ngày mai, nếu ai đó đặt bình bát ăn xin vào tay bạn, bạn sẽ không là bình bát ăn xin đó: bạn là người mà trong tay có bình bát ăn xin. Thỉnh thoảng bạn kinh nghiệm hạnh phúc và thỉnh thoảng bạn kinh nghiệm bất hạnh, đôi khi thành công và đôi khi thất bại, đôi khi nhận biết và đôi khi ngủ; đôi khi bạn mơ và đôi khi bạn bị vỡ mộng - nhưng bạn không là những điều này. Bạn không là cái gì trong những kinh nghiệm này. Sẽ khó cho bạn hiểu điều này, nhưng bạn không phải là kinh nghiệm của mình. Cho dù bạn có kinh nghiệm về điều thiêng liêng - điều thiêng liêng đang đứng đó trước bạn - bạn không là cái đó đâu. Bạn bao giờ cũng là cái siêu việt.
Hiền nhân này nói rằng bạn là thực tại tối thượng, parabrahman: nền tảng của tất cả mọi kinh nghiệm, nhân chứng cho tất cả mọi kinh nghiệm, người kinh nghiệm về tất cả các kinh nghiệm. Thực tại tối thượng là cái vĩnh hằng ở bên ngoài, cái siêu việt. Khi bạn nói, “Tôi đây,” nó ở bên ngoài điều đó. Khi bạn đưa tay ra và nói, “Tôi là cái này,” nó sẽ tuột khỏi cái này. Bạn sẽ không bao giờ có khả năng nắm bắt nó như một thực tại khách thể. Bạn sẽ không bao giờ có khả năng giữ nó trong tay mình và nói, “Tôi là cái này,” bởi vì đó là người đang đưa tay ra. Nó bao giờ cũng ở bên ngoài. Điều này được gọi là parabrahman, thực tại tối thượng.
Nhớ lấy, trí huệ Ấn Độ dùng từ rất chính xác. Nó nói rằng kinh nghiệm tối thượng của bạn được gọi là brahman, còn điều bạn là vậy được gọi là parabrahman. Brahman vẫn chỉ là kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn tin rằng bạn đã kinh nghiệm điều tối thượng, bạn vẫn là người tin, tín đồ. Bạn vẫn chưa vượt ra ngoài suy nghĩ. Bạn đã đi vào phạm vi của tư duy rất tinh tế nhưng bạn đã không đi ra ngoài tư duy. Bạn đã đi vào tư duy rất sâu nhưng bạn không đi vào các tầng sâu nhất. Bạn đã đi vào trong điều tinh tế, nhưng có cái gì đó thậm chí còn ở bên ngoài điều tinh tế này.
Đây là lí do tại sao lời kinh này nói, “Tinh tế hơn cái tinh tế nhất.” Về mặt ngôn ngữ, điều này hoàn toàn sai. Khi bạn đã dùng từ “tinh tế nhất,” cái gì có thể còn tinh tế hơn được? Bằng không thì sẽ chẳng ích gì mà dùng từ “tinh tế nhất.” Cái tinh tế nhất nghĩa là không cái gì tinh tế hơn nó. Nhưng hiền nhân này nói, “Bạn còn tinh tế hơn cái tinh tế nhất.” Điều này nghĩa là ngay cả kinh nghiệm của bạn về điều tinh tế cũng đã đi tới chấm dứt. Bạn đã đi tới điểm cuối cùng, nơi bạn nhận ra rằng nó không thể được gọi là tinh hay thô. Mọi sự đã đi xa ra ngoài, tới mức bạn không còn tách rời với kinh nghiệm thêm nữa. Do đó nó đã được gọi là “parabrahman,” và đây là điều bạn là vậy
Phát biểu tiếp này được lặp lại, và nó đã được thực hiện có chủ định. Hai câu đã được dùng: cái đó là ngươi và ngươi là cái đó. “Cái đó là ngươi” nghĩa là thực tại tối thượng là bạn. Câu thứ hai, “ngươi là cái đó,” nghĩa là bạn là thực tại tối thượng. Và có chủ định và lí do cho việc lặp lại này. Chúng ta có thể nói với con sóng, “Đại dương là bạn”; có đại dương trong con sóng; đó là một điều, một mặt. Nhưng nói với sóng, “Bạn là đại dương,” lại là vấn đề khác toàn bộ.
Điều này được làm rõ ràng trong bài ca của Kabir. Kabir đã hát, “Tìm và kiếm, ôi bạn ta, Kabir đã biến mất”: Ta đã tìm, ta đã đi vào việc tìm kiếm, và ta biến mất. “Giọt nước đã rơi vào trong đại dương, làm sao có thể tìm thấy nó?” Giọt nước đã rơi vào trong đại dương, giọt nước đã biến mất trong đại dương - làm sao có được nó lần nữa? Đây là một câu thơ trong bài ca của Kabir. Nhưng thế rồi Kabir đảo lại điều này và viết câu thơ khác. Ông ấy đã viết, “Tìm và kiếm, ôi bạn ta, Kabir đã biến mất. Đại dương đã rơi vào trong giọt nước, làm sao có thể tìm thấy nó?” Khi giọt nước đã rơi vào trong đại dương có thể có cách nào đó, khả năng nào đó tìm lại nó. Nhưng bây giờ tình huống là ở ngoài giải thoát - bây giờ bản thân đại dương đã rơi vào trong giọt nước. Làm sao có thể có cách phục hồi được giọt nước?
Khi giọt nước rơi vào trong đại dương có thể vẫn có khả năng ở xa nào đó để tìm lại nó lần nữa, mặc dầu điều đó sẽ là nhiệm vụ gian nan, rất khó. Nhưng có lẽ bằng việc tìm và kiếm, một ngày nào đó bạn có thể bắt gặp nó: “Này, nó đây rồi!” Nhưng khi đại dương rơi vào trong giọt nước, chính ý tưởng về việc khám phá lại nó là ở ngoài vấn đề này. Làm sao bạn sẽ tìm thấy nó bây giờ? Bây giờ tìm thấy nó là ở bên ngoài tưởng tượng. Ý tưởng tìm thấy giọt nước sẽ rời ra, bởi vì khi đại dương rơi vào trong giọt nước, nó ở bên ngoài cõi của ý nghĩ. Khi giọt nước rơi vào trong đại dương, nó không đi ra ngoài cõi của ý nghĩ. Giọt nước rơi vào trong đại dương là hiện tượng hàng ngày.
Nhưng nhớ lấy, giọt nước rơi vào trong đại dương và lại trở thành hơi: được tái tạo, nó rơi vào trong đại dương lần nữa. Có chu trình. Giọt nước liên tục rơi vào trong đại dương, liên tục được tái tạo đi tái tạo lại, liên tục rơi trở lại mãi mãi. Cho nên khi giọt nước rơi vào trong đại dương nó liên tục quay trở lại mãi. Khi đại dương rơi vào trong giọt nước... hiện tượng như vậy khi đại dương rơi vào trong giọt nước không xảy ra trong thế giới vật lí, nó xảy ra trong thế giới tâm linh. Không phải là bạn đi và hội nhập với điều thiêng liêng, chính điều thiêng liêng giáng xuống và hội nhập với bạn. Giọt nước chỉ phải tự chuẩn bị mình cho điều này. Đến lúc đó nó chỉ là giọt nước thôi, nhưng một ngày nào đó nó sẵn sàng, đại dương sẽ rơi vào trong nó. Thế thì bạn sẽ tìm thấy giọt nước ở đâu được? Một khi đại dương đã rơi vào trong giọt nước, bạn sẽ tìm giọt nước ở đâu? Đây là lí do tại sao lời kinh này có hai vế: cái đó là ngươi, ngươi là cái đó.
Có những chiều khác cũng về lời kinh hai vế này. Khi chúng ta nói rằng điều thiêng liêng là bạn, chúng ta đang thừa nhận điều thiêng liêng, không phải bạn. Nhưng khi chúng ta nói rằng bạn là điều thiêng liêng, trong nó bạn cũng được thừa nhận. Rất dễ nói rằng điều thiêng liêng ở trong mọi người, nhưng rất khó nói rằng mọi người là điều thiêng liêng. Chiều hướng của hai mệnh đề này là khác nhau.
Khi chúng ta nói rằng điều thiêng liêng là trong mọi người, dường như không có phản đối về nó. Không có phản đối, điều đó cho cảm giác hoàn toàn tốt. Nhưng nếu chúng ta nói rằng mọi người và mọi thứ đều là điều thiêng liêng, thế thì tâm trí bạn bắt đầu nêu ra hàng tá phản đối: “Người đấy người đã xúc phạm tôi mà cũng là điều thiêng liêng sao? Người đã ném đá vào tôi hôm trước, người đó mà cũng là điều thiêng liêng sao?” Dường như không có vấn đề nếu điều thiêng liêng được ẩn giấu trong tất cả bởi vì chúng ta thấy điều thiêng liêng như thực thể tách rời và con người như tách rời khỏi nó. Thế rồi chúng ta đặt tất cả những cái ác vào con người và mọi cái tốt vào điều thiêng liêng. Với ý tưởng này, nhị nguyên và phân chia đi vào.
Chúng ta có thể nói rằng điều thiêng liêng thậm chí ở trong người ác nhất và không có vấn đề gì về nó cả. Tâm trí cảm thấy không xung đột với điều đó, không hoài nghi nào nảy sinh. Điều chấp nhận được là ngay cả trong người ác nhất điều thiêng liêng vẫn được ẩn kín, và điều này không làm cho bạn gắn điều ác với điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng vẫn còn tách rời và con người tách rời, một tầng tách biệt. Khi con người vứt bỏ đi tất cả các tầng của mình về ác, thế thì điều thiêng liêng sẽ biểu lộ trong người đó.
Khi chúng ta nói rằng bạn là điều thiêng liêng, thế thì chúng ta đang chấp nhận mọi thứ trong bạn là thiêng liêng. Đây là một tuyên bố rất cách mạng bởi vì trong nó chúng ta không loại trừ cái gì, chúng ta không phân chia mọi thứ. Chúng ta không nói rằng người ác là thiêng liêng theo nghĩa bộ phận nào đó ở đâu đó bên trong người đó: chúng ta đang nói rằng dù người đó là bất kì cái gì, người đó là điều thiêng liêng. Bây giờ chúng ta cũng hấp thu cái ác.
Chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng nếu một người là điều thiêng liêng và vẫn có cái ác trong người đó điều đó chứng minh một loại bất lực nào đó trong điều thiêng liêng. Không, chúng ta chưa bao giờ nghĩ theo cách này. Chúng ta nói rằng cho dù một người là ác, người đó vẫn là điều thiêng liêng mặc cho việc là ác: cái ác là ở bên ngoài, bên trong người đó là điều thiêng liêng. Nhưng nếu bên trong có điều thiêng liêng, trong mọi tình huống, thế thì cái ác sẽ dường như mạnh hơn bản thân điều thiêng liêng. Cho nên tốt hơn cả là nói rằng một người là ác và không có điều thiêng liêng trong người đó. Đây là một tuỳ chọn và nó là điều bạn thực tế tin.
Khi bạn nói rằng điều thiêng liêng là ở bên trong, đấy chỉ là nói về phần bạn. Đây chỉ là lời, nó không phải là việc nhận ra của bạn. Bằng không, khi bạn giết kẻ thù của bạn, bạn sẽ đâm người đó vào đâu để cho điều thiêng liêng được cứu bên trong người đó? Hay khi bạn dùng những lời lẽ xúc phạm, bạn sẽ tìm cách nào đó để loại trừ điều thiêng liêng bên trong người đó khỏi sự xúc phạm của bạn? Không, việc xúc phạm sẽ thấm vào toàn thể con người này, nó sẽ không loại trừ hay kính trọng điều thiêng liêng nào bên trong người đó. Xúc phạm sẽ không là hiện tượng bộ phận, nó sẽ được ném vào toàn thể người này. Toàn thể người này sẽ bị trừng phạt và ý tưởng của bạn rằng điều thiêng liêng bên trong người đó sẽ vẫn còn chỉ là lời hình thức.
Các nhà đạo đức liên tục nói giống thế này. Các nhà đạo đức liên tục nói, “Chính điều ác phải bị tiêu diệt, không phải là người ác. Con người về căn bản là tốt - chính điều ác trong người đó phải bị tiêu diệt. Chính điều ác phải bị trừng phạt, không phải người ác.” Nhưng con người là một toàn thể, một toàn bộ: nếu người đó bị trừng phạt, tất cả con người đó đều bị trừng phạt. Nếu người đó được thưởng, tất cả con người đó đều được thưởng, nếu người đó chết, tất cả con người đó chết; nếu người đó sống, tất cả con người đó sống. Phân chia ở đâu? Một giải pháp là không tin rằng có cái gì như điều thiêng liêng bên trong bạn và rằng con người không là gì nhiều hơn tuyển tập các điều ác. Thực tế, đây là điều bạn tin. Khi bạn nói, “Điều thiêng liêng là bên trong,” đó chỉ là lời thôi; đó là lời nói dối, nó không phải là việc nhận ra của bạn. Vào ngày kinh nghiệm này chưa trở thành việc nhận ra của bạn, nó bao giờ cũng là cách đi vòng khác: bạn sẽ nói rằng toàn thể con người là thiêng liêng, kể cả mọi điều ác.
Bạn lưu ý, nếu bạn có thể thấy điều thiêng liêng trong ai đó cho dù với tất cả mọi cái ác của người đó, với bạn, điều ác đã biến mất. Thế thì không thể nào thấy điều ác thêm nữa, bởi vì khoảnh khắc bạn nhận ra rằng con người là thiêng liêng trong tính toàn bộ của mình, ngay cả cái ác của con người cũng trở thành tốt; ngay cả cái ác của người đó cũng trở nên chói sáng, đeo vương miện ánh sáng. Thế thì bạn biết rằng bất kì cái gì người đó có thể làm cũng chỉ có thể là tốt bởi vì bây giờ bạn thấy rằng cái tốt là ở bên trong người đó.
Cái đó là ngươi, ngươi là cái đó.
Phát biểu này là toàn bộ, nó không loại trừ cái gì cả. Đây là lí do tại sao hiền nhân này lặp lại phát biểu này theo hai cách. Ông ấy lặp lại cả hai mặt: theo mọi mặt, theo mọi nghĩa, bạn là điều thiêng liêng. Nếu bạn có khả năng thấy điều thiêng liêng này trong người khác, toàn thể cái nhìn của bạn về cuộc sống sẽ thay đổi.
Nhưng nhớ, mọi người muốn thấy mọi điều theo cách này về bản thân họ, nhưng không về người khác. Mọi người đều sẵn sàng chấp nhận rằng mình là điều thiêng liêng, nhưng không ai sẵn sàng chấp nhận rằng người khác là điều thiêng liêng. Nhưng hiểu rằng nếu bạn không sẵn sàng chấp nhận rằng người khác là điều thiêng liêng, thì bạn có nghĩ bản thân bạn là thiêng liêng bao nhiêu cũng chẳng thành vấn đề, sâu bên dưới bạn không thể biết được điều đó là đúng. Chỉ bằng việc biết người khác là điều thiêng liêng mà việc nhận ra này về bản thân bạn mới có thể đi sâu được.
Bạn có thể thử một thực nghiệm: làm lời nguyện rằng trong hai mươi bốn giờ... Mọi người làm đủ mọi lời nguyện - rằng họ sẽ nhịn ăn trong hai mươi bốn giờ, nhưng thế rồi họ biết mỗi việc đói, chẳng cái gì khác thu được. Họ sẽ không ăn chất béo trong hai mươi tư giờ, họ sẽ không làm cái này cái nọ, nhưng điều này sẽ tạo ra khác biệt gì?
Có lời nguyện mà bạn có thể làm: trong hai mươi bốn giờ, nhìn bất kì ai bạn bắt gặp như điều thiêng liêng; bất kì cái gì xảy ra, nhìn nó như thiêng liêng toàn bộ. Đừng loại trừ cái gì. Làm điều này chỉ trong hai mươi tư giờ và cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa. Lời nguyện là cái gì đó có thể làm biến đổi cuộc sống của bạn. Bằng không, phỏng có ích gì mà làm lời nguyện? Nếu bạn không ăn trong hai mươi bốn giờ và thế rồi bạn ăn nhiều gấp đôi, bạn sẽ vẫn như cũ, hay có thể còn tồi hơn bạn đã thế trước đây. Bạn sẽ tồi hơn bởi vì bây giờ ý tưởng mà bạn đã giữ lời nguyện của bạn sẽ nắm giữ bạn. Bạn đã kế tục lời nguyện của bạn! Bây giờ bạn có một vấn đề nữa treo trên cổ bạn. Việc nhịn ăn của bạn chỉ nuôi dưỡng cho bản ngã bạn. Bạn đã bỏ đói thân thể bạn, nhưng bạn đã nuôi dưỡng bản ngã bạn.
Thử lời nguyện này: rằng trong hai mươi bốn giờ, bạn sẽ không loại trừ bất kì cái gì, bạn sẽ không phán xét bất kì cái gì xấu; bạn sẽ liên tục chỉ thấy điều thiêng liêng trong mọi thứ. Bạn có thể trở nên sợ rằng điều này có thể làm hại bạn! Ai mà biết được? Ai đó có thể tới và bắt đầu đánh bạn - thế thì sao? Và bạn sẽ sợ bởi vì bạn đã xoay xở để tạo ra nhiều kẻ thù, người muốn tới và bắt đầu đánh bạn. Bạn đã làm tổn thương nhiều người, do đó bạn sẽ sợ rằng những người đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội làm tổn thương bạn. Nếu bất kì người nào trong số họ mà khám phá ra rằng bạn đã lấy lời nguyện để chỉ nhìn thấy điều thiêng liêng trong mọi thứ, trong mọi tình huống bạn sẽ bị rắc rối trong hai mươi bốn giờ một ngày. Nhưng tôn giáo là bước nhảy vào trong cái bạo dạn, và nhận lời nguyện này là một thực nghiệm vào trong bạo dạn.
Bạo dạn không cần cho việc duy trì đói, và chỉ những người có nhiều thứ để ăn mới có thể được lợi từ điều đó. Họ không bị hại bởi nó. Điều thú vị là chỉ các xã hội giầu có mới coi nhịn ăn là cái gì đó tâm linh. Xã hội nghèo chưa bao giờ nghĩ nhịn ăn là tâm linh. Cho dù người trong xã hội nghèo nhịn ăn, vào cùng ngày họ sẽ có bữa tiệc. Chính là chỉ xã hội giầu mới tiến hành đại hội tôn giáo bằng việc nhịn ăn. Khi có đại hội tôn giáo nào đó, xã hội nghèo mở hội nó bằng việc ăn, và xã hội giầu sẽ mở hội bằng việc nhịn ăn. Đây là tất cả những sự kiện đã thiết lập rõ trực tiếp có quan hệ tới kinh tế. Những điều này chẳng có liên quan gì tới tôn giáo cả. Người giầu chán ăn thường xuyên, cho nên với người đó nhịn ăn là sự giảm nhẹ. Người nghèo chán với đói thường xuyên, người đó không có đủ thức ăn đúng mọi ngày, cho nên ít nhất vào ngày tôn giáo người đó có thể ăn nhiều tuỳ ý. Điều này chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả, nó phải có liên quan tới tiền.
Đây là lí do tại sao với người Jaina, cộng đồng giầu có ở Ấn Độ, việc tôn trọng nhịn ăn và không ăn là hoạt động tôn giáo. Một xã hội nghèo không thể chấp nhận việc nhịn ăn là tính tôn giáo được. Với họ ngày tôn giáo là ngày tận hưởng và lễ hội. Họ không có niềm vui nào trong cuộc sống, họ đói: phỏng có ích gì mà tự tra tấn mình thêm nữa, và vào ngày tôn giáo? Hơn nữa, họ sẽ không cảm thấy khác biệt gì bởi vì họ đã đói rồi, đã không ăn rồi, đã ăn chỉ một bữa một ngày. Lời nguyện ăn chỉ một bữa một ngày có thể có nghĩa gì? Không, cái đối lập là cần thiết. Và cái đối lập là tốt cho việc thay đổi, nhưng nó chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả.
Lời nguyện cần là cái gì đó làm biến đổi cuộc sống của bạn. Nếu bạn đã thực sự thấy điều thiêng liêng trong mọi thứ và trong mọi tình huống trong hai mươi bốn giờ, bạn sẽ không phạm phải sai lầm lần nữa về việc thấy cái gì đó khác. Phúc lạc mà đã mưa rào lên bạn trong hai mươi bốn giờ đó sẽ giữ việc nhắc nhở bạn.
Đây là điều được ngụ ý khi tôi nói rằng giọt nước rơi vào trong đại dương: bạn là giọt nước và mọi thứ xung quanh bạn là đại dương. Vào cái ngày bạn có thể thấy điều thiêng liêng trong tất cả mọi thứ của nó, cánh cửa của tâm bạn sẽ mở ra. Vào ngày đó đại dương sẽ rơi vào trong giọt nước. Cái gọi là người tôn giáo tìm kiếm đại dương này theo cùng cách như người đó tìm giọt nước - cho dù đại dương hiện diện, ngay ở đây. Cái gọi là người tôn giáo nói rằng người đó đi tìm điều thiêng liêng, và điều thiêng liêng đang hiện diện ngay ở đây. Đúng điều cho người đó phải làm không phải là đi tìm điều thiêng liêng, mà là để mở cánh cửa tâm mình để cho điều thiêng liêng có thể đi vào người đó.
Nhưng cánh cửa của tâm bạn bị đóng chặt, và bạn đi lên Himalayas. Bạn làm cuộc hành hương tới Mecca, tới Medina và tới Kashi, và cánh cửa của tâm bạn vẫn đóng. Chẳng thành vấn đề nơi bạn đi đâu, nếu giọt nước vẫn giữ bản thân nó đóng từ mọi phía, đại dương không thể rơi vào trong nó được. Và nếu giọt nước mà đóng từ mọi phía thế thì cho dù nó đạt tới đại dương, nó cũng không thể nào thu được dũng cảm để buông bỏ vào trong đại dương. Do đó, hiền nhân này đã nói cả hai điều: “Cái đó là ngươi, ngươi là cái đó.”
Brahman là hạt nhân của tất cả các hoạt động thế gian trong trạng thái thức, mơ và ngủ.
Tất cả mọi hoạt động của thế giới, chuyện thế gian, trong các trạng thái thức, mơ và ngủ, đều nảy sinh từ điều thiêng liêng. Kẻ cắp cũng ở trong ánh sáng của điều thiêng liêng. Nếu một người giết ai đó, đó là điều thiêng liêng đang làm điều đó... Đó là điều rất khó và phức tạp để hiểu thấu.
Lí do mà tính tôn giáo là khó hiểu không phải ở tính tôn giáo đâu, mà ở phán xét đạo đức của bạn. Chính bởi vì phán xét và việc tin của bạn mà bạn bị phân vân: “Đây tất cả đều là vô nghĩa: rằng kẻ cắp lại trong ánh sáng của điều thiêng liêng và rằng điều thiêng liêng đi ăn cắp!”
Bạn có quan niệm đạo đức về ăn cắp, và điều đó sẽ len vào con đường của bạn. Quan niệm của bạn sẽ nói, “Điều này là không thể được! Mình có thể thấy điều thiêng liêng trong con người lương thiện, nhưng làm sao mình có thể thấy điều thiêng liêng trong kẻ cắp được? Mình có thể thấy điều thiêng liêng trong người lương thiện nhưng không trong người bất lương. Mình có thể thấy điều thiêng liêng trong người bạn, trong người yêu, nhưng làm sao mình có thể thấy nó trong kẻ thù được?”
Và chừng nào bạn còn chưa thể thấy điều thiêng liêng trong kẻ thù, việc thấy nó trong người bạn chỉ là hình thức. Thấy nó chỉ trong người lương thiện là mù, bởi vì chừng nào bạn còn chưa thể thấy ánh sáng trong bóng tối, thế thì điều bạn đang thấy chỉ là cái bên ngoài. Chỉ khi bạn thấy ánh sáng ngay cả trong bóng tối nó mới là cái bên trong. Điều này nghĩa là bây giờ ánh sáng là bên trong bạn và dù bạn nhìn đi đâu bạn cũng sẽ thấy ánh sáng này.
Khi bạn kinh nghiệm điều thiêng liêng ở bên trong, dù bạn nhìn đi đâu bạn sẽ thấy chỉ điều thiêng liêng thôi - bởi vì bây giờ ánh sáng là ở bên trong bạn. Khi ánh sáng bên trong bạn sáng lên thậm chí trong bóng tối, bạn sẽ thấy ánh sáng này. Chừng nào bạn còn chưa kinh nghiệm điều thiêng liêng cũng có trong cái ác, biết rõ rằng bạn còn chưa kinh nghiệm điều thiêng liêng trong bản thân mình đâu.
Rất dễ thấy điều thiêng liêng trong người tốt bởi vì không có chướng ngại để thấy nó. Bạn thậm chí sẽ cố gắng vất vả để thấy cái gì đó hỗ trợ cho việc tin của bạn rằng điều thiêng liêng là không có trong người đó. Bạn bao giờ cũng hăm hở tìm ra cái gì đó để chứng minh rằng người tốt đang che giấu cái ác nào đó. Cái gì có thể là lí do cho điều này? Chính bởi vì thế thì bạn có thể né tránh vấn đề nảy sinh bởi việc thấy điều thiêng liêng trong người khác.
Mọi người đều trông đợi thánh nhân đang che giấu tiền nào đó trong ví ông ta. Đó là việc tin sâu sắc của bạn rằng điều đó phải là như vậy: “Nó phải được giấu ở đâu đó. Ông ấy phải giữ nó ở ngân hàng nào đó, bởi vì làm sao một người có thể sống mà không có tiền?” Ông ấy cần cùng những thứ như bạn cần để sống. Vấn đề duy nhất là ở chỗ bạn không biết ông ấy giấu nó ở đâu - có vậy thôi. Bạn có quan điểm rằng khác biệt duy nhất giữa người tốt và người xấu là ở chỗ hành động của người xấu đã bị bộc lộ ra còn hành động của người tốt còn chưa bị lộ ra. Bạn nghĩ rằng đây là khác biệt duy nhất giữa bạn và người đó. Chừng nào mà phía tối của người đó còn chưa được bộc lộ bạn miễn cưỡng chấp nhận rằng người đó có thể được đấy, nhưng bạn cũng hi vọng rằng một ngày nào đó người đó sẽ bị phát hiện ra. Bạn làm việc cho điều này xảy ra.
Một người bạn của Rajasthan đã viết thư cho tôi. Anh ấy nói, “Tôi đối xử với người đó như Thượng đế trong mười năm, và thế rồi một hôm tôi thấy người đó nổi giận! Toàn thể niềm tin vào người đó đã sụp đổ, biến thành tro bụi. Tình huống của tôi là ở chỗ bây giờ tôi không thể nào thấy được điều thiêng liêng trong bất kì ai bởi vì bây giờ tôi biết rằng đâu đó, cái gì đó phải sai với người này. Thế thì cùng điều sẽ xảy ra như trước đây.”
Tôi đã gửi một thông điệp cho người bạn đó và bảo anh ta, “Trong mười năm mà người đó không nổi giận. Một lần trong mười năm người đó nổi giận, và với bạn, mười năm của việc không giận dữ bị chùi sạch bởi một khoảnh khắc của giận dữ. Bạn chắc chắn phải đã ở tìm kiếm cơn giận này.”
Người này đã một nghìn phần trăm thiêng liêng và chỉ một phần trăm là chứng tỏ rằng người đó không thiêng liêng, cho nên một nghìn phần trăm kia đã bị bỏ qua.
Khi bạn thấy ai đó giận, bạn không bao giờ nghĩ rằng người này có thể không thực sự giận và đó là cách bạn đang nhìn người đó có thể phạm lỗi. Bạn không tự nhủ mình rằng đấy chỉ là quan điểm của bạn là điều thiêng liêng không thể giận được. Quan điểm này cần phải bị vứt bỏ - nhưng bạn vứt bỏ điều thiêng liêng và không vứt bỏ quan điểm của bạn. Quan điểm của bạn là ở chỗ Thượng đế không thể giận được, và người đó đã trở nên giận, cho nên bạn buông bỏ Thượng đế thay vì quan điểm của bạn. Quan điểm của bạn còn quí giá với bạn hơn: “Quan điểm của mình!” Thượng đế của bạn là “người khác,” quan điểm của bạn là “của mình.” Người khác có thể đi, không phải là cái của tôi đi.
Tôi đã gửi cho anh ta một thông điệp: “Nghĩ về điều đó đi. Ai bảo bạn rằng Thượng đế không thể giận được? Ai đã quyết định rằng Thượng đế không thể giận được? Làm sao bạn biết rằng Thượng đế không thể giận được? Đó là quan niệm của bạn, quan điểm của bạn. Một điều là chắc chắn: nếu bạn thực sự thấy Thượng đế trong ai đó, thế thì giận dữ của người đó sẽ không làm bạn bận tâm đâu.
Không chắc liệu Mahavira có bao giờ giận hay không, nhưng một điều là chắc chắn: người đã thấy Mahavira là thiêng liêng đã không chú ý tới giận dữ của ông ấy. Liệu ông ấy có luôn giận dữ hay không là không chắc chắn. Một số người khác thấy ông ấy như giận dữ. Goshalak thấy Mahavira như người giận dữ, nhưng người sùng kính Mahavira lại không thấy điều này.
Người sùng kính Krishna đã không thấy Krishna như con người giận dữ, nhưng người chống lại ông ấy thì có thấy. Người đối lập ông ấy thấy ông ấy có vũ khí, máy phóng năng lượng của ông ấy, sudarshan chakra của ông ấy, và nó làm lộ ra thực tại rằng con người này có thể giận dữ: “Kết thúc rồi! Đây là cái loại Thượng đế gì vậy?” Nhưng những người thấy điều thiêng liêng trong Krishna đã không thấy giận dữ ngay cả khi Krishna dùng vũ khí của mình với mọi người. Họ thấy leela, trò chơi thiêng liêng; họ thấy điều huyền bí của nó. Và nếu Krishna mà không dùng vũ khí, thế thì những người sùng kính chẳng bao giờ có khả năng gọi ông ấy là purna avatar, hoá thân hoàn hảo của Thượng đế. Ông ấy có thể được gọi là hoá thân hoàn hảo chỉ bởi vì sự kiện là ông ấy toàn thể thế, đầy đủ thế. Ông ấy hàm chứa cả hai mặt; ông ấy đã không phải là không đầy đủ, ông ấy đã không phải là không hoàn hảo. Trong ông ấy, cái tốt là ở chỗ cao nhất của nó và cái xấu là ở chỗ thấp nhất của nó, nhưng cả hai đều đồng thời có đó. Ông ấy cân bằng thế và đây là lí do tại sao ông ấy hoàn hảo.
Tâm trí Hindu cảm thấy rằng Krishna là hoá thân hoàn hảo của điều thiêng liêng, rằng ngay cả Rama cũng không hoàn hảo thế. Rama nghiêng chút ít về cái tốt, sự cân bằng không hoàn hảo. Ông ấy tốt nhiều hơn cho nên ông ấy không được cân bằng. Cá tính của Rama không được cân bằng: nó có kỉ luật tốt nhưng không được cân bằng. Sự cân bằng chỉ có thể tới với mặt tối. Cá tính của Krishna là hoàn toàn cân bằng, cả hai bên của chiếc cân đều trong cân bằng. Cái cân chỉ ra rằng ông ấy hoàn hảo, tuyệt đối cân bằng. Đây là điều người sùng kính thấy. Khi người khác nhìn ông ấy dùng vũ khí, điều đó làm nghiêng cán cân xuống và ý tưởng của họ về ông ấy bị phá huỷ.
Ai có thể nói liệu Thượng đế có giận hay không? Nhưng bạn có thể chắc chắn rằng nếu bạn đã thấy Thượng đế ở mọi nơi, bạn sẽ không thấy giận dữ nào nữa. Điều thú vị là ở chỗ liệu Krishna có giận hay không là không có liên quan: điều có liên quan là ở chỗ ai đó có khả năng thấy điều thiêng liêng trong ông ấy. Đây mới là điều quan trọng. Hiện tượng này là quan trọng, cách mạng.
Liệu Krishna có là Thượng đế hay không là không quan trọng; chỉ kẻ ngu mới dành thời gian cố phân tích điều này. Nhưng ai đó người có khả năng thấy điều thiêng liêng trong ông ấy đã được biến đổi - người đó đã được biến đổi bởi chính việc thấy của mình. Câu hỏi về liệu Krishna có là Thượng đế hay không là phụ. Cho dù bạn có thể thấy Thượng đế chỉ trong một tảng đá, bạn sẽ được biến đổi.
Brahman là hạt nhân của tất cả các hoạt động
thế gian...
Ta là brahman này.
Đây là một phát biểu rất cách mạng: “... tất cả các hoạt động thế gian.” Điều này nghĩa là kẻ cắp, người bị mù bởi thèm khát, người tham đang ngồi trên đống tiền như con rắn - tất cả hoạt động thế gian này nảy sinh từ brahman.
Lời kinh này nói điều gì đó thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn: “Ta là brahman.” Cho nên ta là người đang ăn cắp thông qua kẻ cắp này, ta là tính tham trong người tham và là sự thèm khát trong kẻ dâm đãng. Lời kinh này thật đáng ngạc nhiên! Đây là việc nhận ra tâm thức đúng, tôn giáo.
Nhưng những người mà bạn gọi là tôn giáo lại nói, “Mày là kẻ cắp, mày sẽ xuống địa ngục.” Họ không nhận ra rằng họ đang phái chính bản thân mình xuống địa ngục! Nếu họ mà có hiểu biết về điều họ nói, họ sẽ không quan tâm thế tới việc kết án. Nhưng thánh nhân và sư của bạn bảo bạn rằng bạn là kẻ tội nhân, rằng bạn sẽ xuống địa ngục. Điều không xuất hiện cho họ là điều này nghĩa là họ là tội nhân và họ sẽ xuống địa ngục. Chỉ nếu hiểu biết này xảy ra thì tính tôn giáo mới được sinh ra trong con người: “Bất kì điều gì xảy ra trong thế giới này, mình là người tham gia trong nó bởi vì mình là một phần của thế giới này. Nếu một Ravana đã xảy ra, mình là điều ác trong ông ấy. Điều đó là không tránh khỏi bởi vì mình là người tham gia trong thế giới này. Nếu có chiến tranh đang tiếp diễn ở Việt Nam, mình chịu trách nhiệm cho nó. Trách nhiệm của mình là không hiển nhiên, nhưng nếu chiến tranh xảy ra trên thế giới trong đó mình sống, mình chịu trách nhiệm. Nếu bạo động Hindu-Hồi giáo xảy ra ở đây, nếu người Hindu tàn sát người Hồi giáo và người Hồi giáo tàn sát người Hindu, mình chịu trách nhiệm cho điều đó bởi vì chính mình người đang bị giết trong họ và chính mình là người đang giết họ.”
Và không khó hiểu lắm rằng điều thiêng liêng đang ăn cắp qua kẻ cắp; điều khó hiểu hơn nhiều là chính bạn là người đang đánh cắp qua kẻ cắp kia. Việc nhận ra tầm rộng lớn này sẽ đem tới biến đổi toàn bộ. Chính hiểu biết này sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Với nhận biết này bạn sẽ là người khác. Thế thì với bạn nó sẽ giống thế này: “Sau rốt, cái gì là xấu và cái gì là tốt? Ai để ca ngợi hay kết án? Ai phải xuống địa ngục và ai lên thiên đường? Phỏng có ích gì cho tất cả phán xét này?” Tất cả phán xét này đơn giản tan ra, tất cả phân chia của bạn sụp đổ.
Bạn có nghĩ rằng bạn có thể quấy rối người đã nhận ra chân lí này không? Một người như thế liệu có thể bao giờ bị căng thẳng không? Với người của hiểu biết này, sẽ không có đau khổ nữa bởi vì người có thể căng thẳng hay đau khổ đã biến mất rồi.
Đây là cú đánh sâu sắc nhất vào bản ngã , bởi vì bạn thậm chí không chấp nhận bất lương riêng của mình, còn ở đây, bất lương của người khác trở thành của bạn. Khi ai đó ăn cắp, bạn hợp lí hoá: “Đó bởi vì hoàn cảnh của tôi. Tôi không phải là kẻ cắp, tình huống của tôi làm cho tôi bất lực! Vợ tôi ốm, con tôi đói - tôi có thể làm gì khác ngoài việc ăn cắp đây? Nếu ông mà ở địa vị của tôi thì ông cũng sẽ làm cùng điều đó. Hoàn cảnh bắt ép tôi ăn cắp, nhưng tôi không phải là kẻ cắp.” Bạn phủ nhận trách nhiệm ngay cả cho sự bất lương riêng của mình.
Trong lời kinh này, bạn chịu trách nhiệm ngay cả cho sự bất lương của người khác, người không có chút liên hệ nào với bạn cả. Bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về điều đó hay biết về điều đó. Vậy mà lời kinh này nói, “Ta ở bên trong tất cả những hành động đó. Bất kì cái gì xảy ra trong thế giới này đều là điều thiêng liêng, và ta là điều thiêng liêng.” Đây là cú đánh sâu sắc nhất vào bản ngã - và nếu bản ngã của bạn có thể sống sót được ngay cả với cú đánh này, thế thì không có cách nào phá huỷ bản ngã của bạn cả. Nhưng nó không thể nào sống sót được với cú đánh này. Sau điều này, không có cách nào cho bản ngã của bạn sống sót.
Bạn đã bao giờ để ý rằng khi bạn gọi ai đó là kẻ cắp, bản ngã của bạn thích thú điều đó lắm không? Khi bạn gọi ai đó là tội nhân thế thì, dù có chủ ý hay vô tình, bạn trở thành người đức hạnh. Khi bạn kết án ai đó, bạn gián tiếp ca ngợi bản thân bạn. Đây là lí do tại sao có nhiều mối quan tâm thế tới việc vu khống người khác. Nhà thơ đã nói về nhiều hương vị của cách diễn đạt văn học trên thế giới, dường như được so sánh với hương vị của vu khống, những hương vị văn học đó là rất nhạt nhẽo. Đây là lí do tại sao dù họ có thể tạo ra thơ ca vĩ đại gì cũng chẳng thành vấn đề, mối quan tâm của họ vào việc vu khống nhau còn lớn hơn mối quan tâm của họ vào thơ ca. Vu khống là hương vị cơ sở tới mức nó dường như là điều bản chất. Tất cả các bài thơ đều dường như mờ xỉn trước nó, tất cả cách diễn đạt văn học đều chỉ là tầm thường.
Bạn có bao giờ để ý rằng khi ai đó bắt đầu buôn chuyện với bạn về ai đó khác, dường như hoa sen bắt đầu nở trong tim bạn không? Và khi ai đó bắt đầu ca ngợi ai đó khác, hoa sen của bạn bắt đầu héo đi không! Khi ai đó ca ngợi ai đó khác bạn lập tức trở nên thế thủ. Hình mẫu nó lấy là ở chỗ bạn bắt đầu nói, “Ai nói rằng người này là đích thực? Anh có bằng chứng nào rằng người đó là tốt hay lương thiện? Anh có bằng chứng nào không?” Bạn lập tức bắt đầu cãi lí.
Nhưng nếu ai đó nói, “Người đó là kẻ cắp,” hoa sen của tâm bạn lập tức nở ra; đủ mọi cánh cửa của sự cảm nhận của bạn mở ra, bạn trở thành sẵn có hơn. Bạn chấp nhận điều đó mà không hỏi, bạn đầy tin cậy: “Anh phải đấy. Tôi bao giờ cũng biết điều đó.” Bạn không hỏi chứng minh và bằng cớ - “Ai nói người đó là kẻ cắp?” - mà bạn cũng không nghĩ rằng người đang nói với bạn có thể là kẻ nói dối. Có bằng chứng nào rằng người đang buôn chuyện với bạn là lương thiện không? Không, bạn chưa bao giờ hỏi những câu hỏi như vậy. Khi bạn nghe buôn chuyện sự tin cậy của bạn là toàn bộ thế.
Đây là lí do tại sao tôi không nói rằng nhân loại ngày nay thiếu tin cậy: tôi nói rằng chỉ đối thể của tin cậy của người đó đã thay đổi, có vậy thôi. Người đó không tin cậy. Nếu ai đó nói rằng người nào đó là tốt, hoài nghi nảy sinh; nếu ai đó nói rằng người nào đó là tội nhân, bạn tin ngay lập tức - ngay lập tức! Nhưng tin cậy của bạn không mất đi, nó có đó. Tin cậy của bạn nảy sinh ngay lập tức bởi lí do sai, và có lí do cho điều này. Ngay khi ai đó kết án bất kì ai, dù có chủ ý hay vô tình, người đó đang ca ngợi bạn. Do đó, những kẻ thao túng khéo léo chọn cách dễ nhất và chắc chắn nhất để tâng bốc bạn: họ kết án những người đã làm tổn thương bản ngã bạn. Họ khéo léo khi tâng bốc. Theo cách này họ không nói trực tiếp rằng bạn là vĩ đại, họ chỉ nói rằng người khác là nhỏ bé hơn người lùn - và bất thình lình bạn trở thành vĩ đại!
Người nói trực tiếp với bạn rằng bạn là vĩ đại, không biết tới bí mật của việc thao túng. Người nói thẳng với bạn rằng bạn là vĩ đại sẽ làm cho bạn cảm thấy chút ít nghi ngờ: “Người này có định giở trò gì không đây?” Nhưng nếu người đó là chuyên gia người đó sẽ không bao giờ nói với bạn rằng bạn là vĩ đại; người đó sẽ nói với bạn rằng người khác là kẻ ngốc và một cách gián tiếp làm cho bạn cảm thấy vĩ đại. Người này thì khéo, và nếu trò láu cá thực nào xảy ra, đây là người sẽ điều khiển nó.
Bạn có quá nhiều quan tâm tới việc kết án và vu khống người khác. Bạn có mối quan tâm lớn tới việc nói rằng người khác là sai. Bạn có mối quan tâm lớn trong việc chứng minh rằng người khác đã phạm sai lầm. Tất cả những quan tâm thuộc loại này sẽ đi tới chấm dứt. Nếu bạn thấy rằng bạn cũng thủ đoạn, rằng toàn thể đống lộn xộn này, sự hỗn độn này tất cả quanh bạn đều là trách nhiệm của bạn; nếu bạn thấy rằng bạn là một phần của sự không lành mạnh này, của tất cả những ốm yếu và đồi bại này, thế thì bản ngã của bạn không thể tồn tại được. Thế thì sẽ không có chỗ cho bản ngã của bạn ẩn nấp. Và khi không có bản ngã, có điều thiêng liêng.
Và nơi có điều thiêng liêng, bản ngã không có.
Brahman là hạt nhân của tất cả các hoạt động thế gian trong trạng thái thức, mơ và ngủ. Ta là brahman này: biết điều này, người ta được tự do khỏi tù túng.
Nhận xét
Đăng nhận xét