Chương 13: Ta là tâm thức thuần khiết
Chương 13: Ta là tâm thức thuần khiết
Người là người kinh nghiệm, đối thể của kinh nghiệm, và việc kinh nghiệm trong tất cả ba trạng thái của thức, mơ và ngủ - ta không phải là cái này. Ta là tâm thức thuần khiết. Ta là nhân chứng kì lạ toả ra duyên dáng và tốt lành vĩnh hằng đó.
Ta là brahman bất nhị. Tất cả đều được sinh ra trong ta, tất cả được nâng đỡ trong ta, và tất cả tan biến trong ta.
Trong cảm giác cuối cùng, việc tìm kiếm cái ta là việc tìm kiếm thực tại ở trước cái mà tất cả kinh nghiệm xảy ra. Đó là việc tìm kiếm người quan sát của tất cả kinh nghiệm. Nó là thực tại thấy toàn thể toàn cảnh, toàn thể sự hiển lộ của vũ trụ.
Tảng đá tồn tại, nhưng nó không có kinh nghiệm về sự tồn tại của riêng nó. Không cái gì thiếu khi có liên quan tới sự tồn tại của tảng đá, nhưng nó không có nhận biết về sự tồn tại của nó. Thế rồi có con vật: chúng tồn tại, và chúng cũng ý thức tới sự tồn tại của chúng. Con vật tồn tại và cũng kinh nghiệm sự tồn tại riêng của chúng. Tảng đá tồn tại nhưng nó không có kinh nghiệm của nó, con vật tồn tại và kinh nghiệm nó.
Trong con người, chiều thứ ba của tâm thức bắt đầu. Con người tồn tại chỉ như tảng đá tồn tại, con người kinh nghiệm sự hiện hữu của mình cũng như bất kì con vật nào kinh nghiệm, nhưng con người cũng có thể nhận biết về hai trạng thái khác. Con người có thể tồn tại, con người có thể biết rằng mình tồn tại, và con người cũng có thể biết rằng mình biết rằng mình tồn tại. Việc kinh nghiệm này tại điểm thứ ba được gọi là chứng kiến.
Tảng đá vô ý thức, con vật có ý thức, nhưng con người thậm chí còn có ý thức về việc có ý thức của mình. Con người nhận biết về tâm thức của mình. Nhưng điều này chỉ là tiềm năng trong con người; mọi người không sẵn sàng trong trạng thái này. Nó có thể là như vậy, nhưng nó lại không là hoàn cảnh. Phần lớn con người đều ở mức con vật: họ tồn tại, họ kinh nghiệm rằng họ tồn tại, nhưng họ không có kinh nghiệm về bất kì cái gì của trạng thái thứ ba, của việc chứng kiến. Nhưng đây là điều đúng duy nhất trong trạng thái thức của họ. Trong trạng thái ngủ, họ rơi lại vào cùng trạng thái như tảng đá - tồn tại đấy, nhưng không nhận biết về điều đó.
Khi bạn ngủ, thế thì không có khác biệt giữa trạng thái của bạn và trạng thái của đá. Trong giấc ngủ của mình bạn chỉ giống như tảng đá. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể nói điều đó theo cách đối lập: tảng đá là hệt như bạn ngoại trừ rằng tảng đá bao giờ cũng trong ngủ sâu. Khi bạn không có kinh nghiệm về việc chứng kiến nhưng bạn lại ý thức về sự tồn tại của mình, thế thì bạn ở trong cùng trạng thái như con vật. Lần nữa, bạn có thể nói điều đó theo cách đối lập: con vật là trong cùng trạng thái như bạn bởi vì nó cũng không kinh nghiệm việc chứng kiến. Và việc sinh của con người thực bắt đầu bằng việc chứng kiến.
Cố hiểu nghĩa của từ chứng kiến đi. Có lẽ đây là từ quan trọng nhất trong toàn thể ngôn ngữ con người, đặc biệt là các từ đã được dùng trong tìm kiếm tâm linh. Chúng ta có thể nói về quá trình chứng kiến về sau, nhưng trước tiên, sẽ là rất tốt nếu bạn có thể hiểu nghĩa của từ này.
Nếu tay bạn bị thương và có đau, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang trong cơn đau, thế thì chưa có việc chứng kiến đâu. Nếu bạn cảm thấy rằng tay bạn đang trong cơn đau và bạn cũng nhận biết về điều đó, thế thì nhân chứng đã đi vào trong cảm nhận của bạn. Có cơn đói trong dạ dầy bạn, và nếu bạn cảm thấy rằng bạn đói, thế thì không có nhân chứng; bạn bị đồng nhất với cơn đói. Nếu bạn chú ý rằng có cơn đói, nếu bạn nhận biết về điều đó và bạn đơn giản vẫn còn nhận biết; khi bạn không trở nên bị mất hút trong kinh nghiệm này và bạn vẫn còn ở bên ngoài nó, ở một khoảng cách; khi bạn có khoảng cách giữa bạn và kinh nghiệm đó, thế thì khoảng cách này càng lớn, việc chứng kiến sẽ càng lớn. Khoảng cách càng nhỏ, nhân chứng sẽ bị mất. Từ được dùng cho việc thiếu chứng kiến là “đồng nhất” - trở thành bị mất trong cái gì đó. Việc chứng kiến nghĩa là tách rời khỏi cái gì đó, không bị đồng nhất. Khi một người vẫn còn tách rời với mọi kinh nghiệm của mình - dù nó là đau đớn hay vui thú, dù nó là chết hay sinh, không thành vấn đề cái gì đang xảy ra - khi tâm thức người đó không trở thành một với bất kì cái gì đang xảy ra mà vẫn còn ở ngoài nó, mùi vị của nhân chứng đã bắt đầu. Nếu ai đó quen dùng ngôn ngữ xúc phạm, điều đó lập tức giữ bạn lại; khoảng cách bị phá vỡ. Mũi tên của xúc phạm xuyên vào bạn và khoảng cách bị phá vỡ. Thế thì bạn không nhớ rằng có ai đó người đang xúc phạm, có ai đó người bị xúc phạm - và bạn là một với người đang quan sát cả hai người xúc phạm và người bị xúc phạm.
Trong thực nghiệm thường xuyên của mình với việc chứng kiến, dần dần, dần dần Swami Ramateertha thậm chí đã thay đổi ngôn ngữ của mình. Có lẽ, ngôn ngữ của ông ấy đã thay đổi theo cách riêng của nó bởi vì ông ấy đã thực nghiệm nhiều thế.
Ông ấy ở New York. Vài người xúc phạm ông ấy trên đường, nhưng ông ấy trở về nhà cười to. Ông ấy nói với bạn bè của mình, “Hôm nay là một ngày thật vui! Rama đi ra chợ” - Rama là điều ông ấy tự gọi mình - “và vài người bắt đầu chửi ông ta và xúc phạm ông ta, và ông ta đã phải chịu rắc rối nào đó!”
Bạn ông ta nói, “Ông đang nói dường như ai đó khác đã bị xúc phạm và phải chịu rắc rối.” Ramateertha nói, “Nhưng đó đích xác là điều đã xảy ra! Bởi vì tôi đã quan sát cả hai - người xúc phạm và người bị xúc phạm.”
Rất khó vẫn còn tách rời khi bạn bị xúc phạm bằng lời. Bạn bỗng nhiên sẽ trở nên hoàn toàn bị đồng nhất và hấp thu việc xúc phạm.
Chính tiềm năng của tâm thức là nó có thể hoặc trở nên bị đồng nhất, hoặc nó có thể ra xa và đứng ở một khoảng cách. Đây là toàn thể tiềm năng của tôn giáo. Nếu tiềm năng này không có đó, thế thì sẽ không có khả năng nào cho tôn giáo tồn tại. Và nếu không có khả năng nào cho trạng thái chứng kiến xảy ra, cũng sẽ không có cách nào để chấm dứt khổ.
Có một triết gia ở Hi Lạp, Epitectus. Có tin đồn về ông ấy rằng ông ấy đã đạt tới trạng thái chứng kiến, nhưng nhà vua không được thuyết phục. Nhà vua nói, “Làm sao người nào có thể chỉ là nhân chứng được? - nhưng chúng ta sẽ thấy...”
Epitectus được triệu tới. Nhà vua cũng triệu tới hai lực sĩ và bảo họ đập gẫy cả hai chân của Epitectus. Epitectus duỗi cả hai chân ra và vua nói, “Sao ông không kháng cự hay tranh đấu lại?”
Epitectus nói, “Tranh đấu là hoàn toàn vô nghĩa bởi vì các lực sĩ khoẻ hơn tôi nhiều. Mọi kháng cự sẽ hoàn toàn là vô ích. Vả lại, kéo dài hành động của tự nhiên này sẽ tạo ra nhiều đau đớn cho Epitectus, cho nên chân ông ta càng bị bẻ gẫy sớm chừng nào, câu chuyện sẽ càng kết thúc sớm chừng ấy.” Vua nói, “Ông ngụ ý gì?”
Epitectus nói, “Người được gọi là Epitectus, chính là cái tên được trao cho thân thể này và trao cho người ông ấy triệu tới, sẽ bị đau quá nhiều.”
Vua hỏi, “Thế về ông thì sao?”
Epitectus đáp, “Ta sẽ quan sát! Ta sẽ quan sát sự ngu xuẩn của ông, ta sẽ quan sát sức mạnh của các lực sĩ của ông, ta sẽ quan sát rắc rối của Epitectus - ta sẽ quan sát tất cả những điều đó.”
Thế rồi vua nói, “Việc nói chẳng chứng minh được cái gì. Chân ông sẽ phải bị đập gẫy.”
Chân ông ấy bị đập gẫy, và Epitectus liên tục quan sát. Thế rồi ông ấy nói, “Nếu ông xong việc rồi, bây giờ ta muốn đưa Epitectus về nhà.”
Nhà vua bắt đầu khóc! Ông ta chưa bao giờ quan niệm nổi rằng điều này lại là có thể. Ông ta sụp xuống dưới chân Epitectus và hỏi về bí mật của hiểu biết này.
Epitectus nói, “Ngay cả bây giờ ta cũng không phải là người mà ông đang chạm vào chân. Ta đang thấy rằng nhà vua đang khóc. Bây giờ Epitectus lại trong rắc rối, một loại rắc rối khác - bây giờ chân của ông ấy đang bị chạm vào! Một thoáng trước đây chúng đã bị giữ để bị bẻ gẫy, bây giờ chúng lại bị giữ trong kính trọng... nhưng ta đang quan sát tất cả mọi điều này.”
Việc chứng kiến nghĩa là không có sự đồng nhất với bất kì kinh nghiệm về bất kì cái gì - với bất kì kinh nghiệm nào, tôi nói thế! Không kinh nghiệm nào chạm vào bạn cả. Bạn đứng ở một khoảng cách, bên ngoài nó. Sự tách rời của bạn với kinh nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất kì lí do nào.
Khi bạn bước đi trên đường, bạn có thể làm điều đó theo cách bạn vẫn bước, hay bạn cũng có thể bước đi theo cách mà hành động bước đang xảy ra và bạn đang chứng kiến nó, quan sát nó. Sự đồng nhất của bạn với từng hành động sẽ phải bị phá vỡ; sự đồng nhất với tất cả các kinh nghiệm sẽ phải bị bỏ lại đằng sau. Khi bạn đang ăn, bạn có thể ăn theo cách bạn vẫn ăn, nhưng bạn cũng có thể ăn theo cách hành động ăn đang xảy ra và bạn chỉ đang quan sát nó.
Khi bạn bắt đầu trở nên nhận biết theo cách này trong từng mọi khoảnh khắc, thế thì với nỗ lực thường xuyên này để nhận biết, nhân chứng sẽ được sinh ra. Thế thì bên trong bạn sẽ có một tâm thức chỉ quan sát. Nó chỉ là người quan sát, người biết; nó không bao giờ là người làm.
Bây giờ chúng ta vào lời kinh này:
Người là người kinh nghiệm, đối thể của kinh nghiệm, và việc kinh nghiệm trong tất cả ba trạng thái của thức, mơ và ngủ - ta không phải là cái này. Ta là tâm thức thuần khiết. Ta là nhân chứng kì lạ toả ra duyên dáng và tốt lành vĩnh hằng đó.
Dù đó là trong trạng thái thức hay trong trạng thái mơ hay trong trạng thái ngủ, trong từng trạng thái đó, mọi kinh nghiệm đều có ba khía cạnh: hiện tượng của việc kinh nghiệm, đối thể của kinh nghiệm, và người kinh nghiệm. Đối thể của kinh nghiệm là điều bạn kinh nghiệm hay có liên quan theo cách nào đó. Nếu bạn đang ăn, thế thì thức ăn là đối thể của kinh nghiệm; bạn ăn nó, cho nên bạn là người kinh nghiệm, người làm hành động này; và mối quan hệ giữa đối thể của kinh nghiệm và người kinh nghiệm là hiện tượng kinh nghiệm. Việc kinh nghiệm là mối quan hệ giữa hai điều này. Hay bạn cũng có thể hiểu nó theo cách này: mặt trời mọc và bạn đang ngắm nhìn nó: mặt trời là cái được thấy, bạn là người thấy, và mối quan hệ giữa hai điều này là việc thấy. Chiếc gai đâm vào chân bạn và nó gây đau: cái đau là cái được biết, bạn là người biết, và cây cầu giữa hai điều này là việc biết, việc cảm nhận.
Mọi kinh nghiệm đều có thể được chia ra thành ba khía cạnh này: đối thể ở bên ngoài bạn và là cái mà bạn, người kinh nghiệm, đang kinh nghiệm; cái tôi đây, bản ngã, cái đang kinh nghiệm, và cây cầu, mối quan hệ giữa hai điều này, cái là kinh nghiệm. Bạn có thể hiểu ba điều này. Và nếu có cái gì đó ở bên ngoài ba điều này, cái thứ tư, cái cũng ở bên trong bạn, là nhân chứng.
Nếu có chiều thứ tư bên trong bạn đang quan sát ba điều này từ bên trên - cái đang quan sát thức ăn được ăn, người đang ăn và cây cầu của việc kinh nghiệm giữa hai điều này - nếu cái gì đó trong bạn có thể quan sát toàn thể mọi sự từ một khoảng cách, thế thì khả năng thứ tư này được gọi là nhân chứng.
Bạn kinh nghiệm ba điều đầu tiên, nhưng bạn không kinh nghiệm điều thứ tư. Bạn kinh nghiệm chỉ ba trạng thái của tâm thức mà tôi đã nhắc tới trước đây. Trong cả trạng thái thức và mơ, chỉ có cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm. Khi bạn đi vào ngủ sâu, thế rồi khi bạn thức dậy vào buổi sáng bạn nói, “Sảng khoái làm sao! Giấc ngủ của tôi thảnh thơi và dễ chịu làm sao!” Cảm nhận này về vui thích rút lại thành sự phân chia giữa cái được kinh nghiệm, người kinh nghiệm và kinh nghiệm - nhưng bạn chẳng có ý tưởng nào về cái thứ tư. Trong tất cả những kinh nghiệm này, bạn thậm chí không có một thoáng nhìn về cái thứ tư.
Thiền là cách để đánh thức trạng thái thứ tư, để gợi mở nó, để cho nó một cơ sở và để đi vào nó. Bất kì điều gì bạn có thể làm, trở nên nhận biết về ba điều này và chú ý liệu điều thứ tư cũng có đó không. Và khi bạn tiếp tục nhớ nó, điều thứ tư sẽ bắt đầu nảy sinh ra - bởi vì nó thức tỉnh chỉ qua việc hồi tưởng. Không có cách khác để đánh thức nó.
George Gurdjieff đã dùng từ “tự nhớ” cho điều thứ tư. Ông ấy đã nói rằng việc tự nhớ là cách để đánh thức nhân chứng. Đó là phương pháp mà Gurdjieff đã dùng. Nếu người tìm kiếm giận dữ đi tới trước ông ấy, ông ấy sẽ không bảo người đó đừng giận dữ. Ông ấy sẽ nói, “Thật giận dữ như ông muốn đi, chỉ cần nhớ là nhân chứng. Nhận biết rằng ông đang trở nên giận dữ - rằng cơn giận đang xảy ra, rằng cơn giận đã tới, rằng cơn giận đã bắt giữ ông, cơn giận đó đang được bầy tỏ. Đừng quên điều này cho dù là một khoảnh khắc. Đừng tạo ra bất kì sự đồng nhất nào với giận dữ. Tại mọi thời điểm ông nên nghĩ rằng ông không là cơn giận; giữ cho bản thân mình có khoảng cách với nó.” Đệ tử của ông ấy gặp khó khăn lắm, bởi vì bản chất của giận dữ là ở chỗ nếu bạn nhận biết về nó, bạn không thể trở nên giận được; hay nếu bạn trở nên giận, thế thì bạn mất việc nhớ lại. Cả hai không thể cùng tồn tại. Nếu người tìm kiếm báo cáo cho Gurdjieff “Tôi nổi giận hôm nay, và tôi cũng giữ việc nhớ,” Gurdjieff sẽ chỉ cười. Ông ấy biết chứ, mặc dầu người tìm kiếm này đã không biết điều đó, rằng điều này là không thể được. Nó không thể xảy ra được. Nếu giận dữ chiếm quyền một khoảnh khắc, việc nhớ của bạn lập tức bị mất. Đó là vấn đề về nơi bạn tập trung ý thức của mình. Nó cũng giống như khi bạn nhìn sang bên trái mình, bạn không thể đồng thời nhìn sang bên phải mình được; hay khi bạn nhắm mắt, thế thì bạn không thể thấy được thế giới bên ngoài. Để vẫn còn nhận biết và vậy mà trở nên giận dữ, để vẫn còn là nhân chứng và vậy mà trở nên giận dữ, còn khó hơn là ai đó nói rằng mình có mắt nhắm mà vẫn có thể thấy được thế giới bên ngoài, hay rằng người đó có thể thấy bên trái của mình và bên phải của mình đồng thời. Điều đó đơn giản là không thể được.
Gurdjieff đã làm nhiều thực nghiệm giống thế này, nhưng điều đó rất khó - bởi vì nếu một người mà nhận biết thế thì người đó không thể nào giận dữ được, và nếu người đó trở nên giận dữ thế thì nhận biết mất tiêu rồi. Thế rồi Gurdjieff bắt đầu một thực nghiệm nữa: giả vờ giận dữ. Ông ấy nói rằng sự đồng nhất xảy ra trong giận dữ thật và khó mà giữ được nhận biết. Cho nên ông ấy sẽ yêu cầu mọi người hành động dường như họ giận dữ, phải cố theo mọi cách để biểu lộ rằng họ giận, để làm mọi điệu bộ - méo mó khuôn mặt, nắm tay lại, nghiến răng, run lên - phải hành động dường như họ giận dữ như nghệ sĩ trong trò chơi.
Điều thú vị là ở chỗ khi ông ấy đưa vào phương pháp này của việc làm bộ mặt giận dữ, mọi người đều có khả năng kinh nghiệm đồng thời cả hai: họ có thể hành động một cách giận dữ và đồng thời vẫn còn nhận biết. Nếu thậm chí một lần điều này có thể trở thành kinh nghiệm của bạn, rằng bạn có thể là nhân chứng trong một trạng thái đặc biệt và không bị đồng nhất với trạng thái đó - điều đó vẫn còn chỉ là việc thủ vai - thế thì bạn không còn là người làm nữa.
Một người đang đóng vai Rama trong Ramaleela, trò chơi về cuộc đời của Rama. Anh ta kêu khóc, anh ta thậm chí còn hỏi cây cối liệu chúng có biết làm sao tìm được Sita. Nhưng khi bức màn hạ xuống anh ta lại ở hậu trường, sung sướng nhấm nháp nước đóng chai - anh ta chẳng liên quan gì tới Sita cả, đó tất cả chỉ là thủ vai.
Nhưng người này lại ngu sâu sắc tới mức đôi khi người đó trở nên bị đồng nhất ngay cả trong trò chơi! Nói cách khác, ngay cả khi người đó thủ vai người đó cảm thấy rằng mình là người làm.
Tôi đã nghe nói rằng trong một làng có diễn vở Ramaleela, Hanuman được cử đi để kiếm sanjivani nào đó, một loại cỏ cứu sinh huyền thoại. Anh ta trở về mang theo cả trái núi nơi sanjivani mọc, nhưng cái dây thừng mà anh ta trượt theo trái núi bìa các tông đó bằng tay lại bị mắc kẹt. Đó thực sự là tình huống. Rama đang trên sân khấu lẩm bẩm lời thoại của mình: “Quay lại với sanjivani nhanh lên! Lakshmana sắp chết vào bất kì lúc nào!” và Hanuman đang cố trượt xuống từ chiếc dây thừng. Dường như là toàn thể hệ thống với pu li ròng rọc bị vướng víu đâu đó, cho nên anh ta bị mắc kẹt trong không trung. Điều này tạo ra nhiều hỗn độn tới mức ai đó vội vã trèo lên và cắt dây thừng. Hanuman ngã sóng xoài trên sân khấu với tiếng động ầm ầm. Tại điểm này, Hanuman quên mất rằng đó chỉ là trò chơi. Rama đang nói “Sanjivani đâu rồi?” còn Hanuman quát lên, “Sanjivani chết tiệt! Trước hết để tôi tìm ra đứa nào đã cắt dây thừng!”
Trò chơi đang được diễn biến mất trong một chốc, và ý thức của anh ta trở nên bị đồng nhất; anh ta trở thành người làm. Trong khoảnh khắc đó, Rama, Lakshmana và sanjivani tất cả đều vô nghĩa. Hanuman thậm chí quên lo lắng về đám đông lớn trong khán giả sẽ nghĩ về anh ta! Điều đó không còn là vấn đề nữa. Không phải là anh ta đã quên mất cái gì đó đâu, không - toàn thể cốt truyện đã bị mất! Nơi đã từng có thủ vai, bỗng nhiên, người làm có đó. Diễn viên đang đóng Hanuman đã không thể tách mình ra khỏi trò chơi.
Cho nên nếu bạn trở thành người làm trong khi thủ vai, lập tức sự đồng nhất sẽ xảy ra. Và điều đối lập cũng đúng: nếu bạn có cảm giác rằng bạn đang đóng vai cho dù khi bạn đang thực tế làm, việc chứng kiến sẽ nảy sinh. Điều này nghĩa là bất kì khi nào bạn trở thành người làm của bất kì hành động nào, bạn đánh mất nhân chứng; người làm là việc trả giá cho nhân chứng. Nếu bạn có thể vẫn chỉ là diễn viên trong bất kì điều gì bạn làm, người làm sẽ biến mất - bạn trở thành nhân chứng với cái giá của việc là người làm. Điều này nghĩa là bạn chỉ có thể là một trong hai người này thôi, hoặc là người làm hoặc là nhân chứng.
Tất cả các bạn đều là người làm. Bất kì điều gì bạn làm, bạn lập tức đem bản ngã của mình vào trong nó. Bạn thậm chí không phải làm nỗ lực nào cả, nó chỉ xảy ra, nó đã trở thành thói quen của bạn. Bạn trở thành người làm ngay cả trong hành động mà không phải là việc làm của bạn chút nào. Bạn nói, “Tôi đang thở.” Không ai đang thở cả, bằng không thì điều đó sẽ là điều gần như không thể được nhất để chết: cái chết sẽ đứng đó và bạn liên tục thở. Cái chết nói, “Bây giờ dừng thở lại!” còn bạn sẽ nói, “Tôi không dừng đấy!” Thế thì cái chết còn định làm gì nữa? Không, bạn không thở đâu, việc thở liên tục xảy ra theo cách riêng của nó. Nhưng bạn thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố là người làm cho điều đó: bạn nói, “Tôi đang thở” hay “Tôi đang thở ra.” Ngôn ngữ của bạn biến mọi thứ thành việc làm. Cũng tốt là bạn không thể cảm thấy máu của mình tuần hoàn, bằng không bạn sẽ nói rằng bạn đang làm cho máu của mình tuần hoàn! Nhưng bạn không cảm thấy điều đó...
Mãi cho tới ba trăm năm trước đây không ai biết rằng máu bên trong thân thể chuyển động. Người đầu tiên đề nghị rằng máu tuần hoàn đã phải ra toà và xin lỗi. Họ nói, “Ông đang nói điều vô nghĩa gì vậy? Làm sao máu có thể tuần hoàn được? Nó chỉ có đó thôi” - bởi vì, sau rốt, chẳng ai có thể cảm thấy máu mình tuần hoàn cả.
Mãi cho tới ba trăm năm trước đây, không ai trên thế giới biết rằng máu tuần hoàn. Nhưng nó quả tuần hoàn thật, và bạn không làm điều đó. Bạn không thể cảm thấy việc tuần hoàn. Theo cùng cách đó, việc thở của bạn xảy ra và bạn không làm nó. Chừng nào mà nó xảy ra, nó xảy ra; khoảnh khắc nó không xảy ra, nó không xảy ra. Thế thì bạn không thể lấy thêm một hơi thở nữa được. Nhưng bạn cư xử liên tục như bạn là người làm, ngay cả việc thở của bạn, và bạn nói, “Tôi đang hít vào, tôi đang thở ra. Tôi đang làm nó.”
Nếu bạn nhìn sâu vào trong cuộc sống, thế thì bạn sẽ thấy rằng toàn thể cuộc sống đều đang xảy ra theo cách riêng của nó, giống như việc thở, và bạn không phải là người làm trong nó. Bạn thậm chí không phải là người làm cho điều cơ sở như việc thở của bạn, mà không có nó bạn sẽ thậm chí không sống được vài phút - và bạn quan niệm rằng bạn là người làm cho mọi thứ sao? Bạn có gây ra cơn đói không? - không, nó tới theo cách riêng của nó. Bạn có làm cho yêu xảy ra không? - không, nó xảy ra và bạn thấy bản thân mình trong nó. Bạn có gây ra hận thù không? - không, nó xảy ra và bạn thấy bản thân mình trong nó. Bạn có gây ra giận không? - nó tới và bạn ở trong nó. Nếu bạn đi đúng đắn vào trong hành động trong cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy rằng trong tất cả chúng, quan điểm này, rằng bạn là người làm, là ảo tưởng - có lẽ là ảo tưởng duy nhất có đó: ảo tưởng chính, ảo tưởng duy nhất. Tất cả các ảo tưởng khác đều chỉ là cành và lá của ảo tưởng này.
Chính người làm này là điều chúng ta gọi là “bản ngã.” Nó là ảo tưởng của bạn. Thế thì bất kì lâu đài nào bạn xây lên dựa trên ảo tưởng này tất cả đều sẽ là ảo tưởng; chúng sẽ không có sự tồn tại nào của riêng chúng ở đâu cả. Nhưng một khi bạn đã chấp nhận nền tảng giả, bạn sẽ không khó khăn gì xây dựng lên lâu đài giả. Thế giới của bạn về danh vọng và uy tín, về thành công và giả vờ - tất cả nó đều nảy sinh quanh ảo tưởng này về người làm.
Nhưng nếu bạn có hiểu biết đúng về cuộc sống, bạn sẽ biết rằng bạn không là người làm. Thế thì bạn là gì, nếu không phải là người làm? Bạn là gì nếu cảm giác này về việc là người làm rơi mất đi? Thế thì bạn sẽ biết rằng bạn là nhân chứng.
Nếu bạn đã rơi vào yêu với ai đó, bạn chỉ là nhân chứng thôi - nhân chứng cho sự kiện là có cái gì đó bên trong bạn và cái gì đó bên trong người kia, và sự hấp dẫn lẫn nhau giữa hai người này đã xảy ra. Bạn là nhân chứng duy nhất cho sự kiện này. Bạn cần nhớ rằng hiện tượng này đang xảy ra theo cách riêng của nó, và nó là việc xảy ra tự nhiên như khi sắt bị hút tới nam châm. Nam châm không làm nỗ lực nào để hút, mà sắt cũng không làm nỗ lực nào để bị hút. Chính bản chất của nam châm là hút và bản chất của sắt là bị hút. Đây là việc xảy ra thuần khiết, không ai làm điều đó.
Nếu nam châm mà là người, nó sẽ nói, “Tôi đã hút sắt đấy.” Nó chắc chắn sẽ nói điều này! Và nó sẽ giữ ghi chép về các kiểu sắt khác nhau mà nó đã hút về bản thân nó, và bao nhiêu lần, và loại mạt sắt nào bị hút vào cùng lúc. Nếu mạt sắt mà là người chúng cũng sẽ nhận công trạng: chúng sẽ khoe khoang về bao nhiêu nam châm mà chúng đã ở gần hay chúng đã được hút tới. Chúng cũng giữ ghi chép chứ. Chúng ta biết rằng chẳng có gì làm việc hút và chẳng có gì ở việc bị hút như một hành động có chủ định. Nam châm có đó, từ trường có đó. Nó có từ trường, đó là bản tính của nó. Cũng như sắt có tính chất của nó, nam châm có từ trường. Sắt cũng có trường của nó, và hiện tượng xảy ra giữa hai trường này được gọi là lực hút. Không có người làm trong đó. Nếu người đàn bà trở nên bị hút về người đàn ông hay nếu người đàn ông trở nên bị hút về người đàn bà, đó là cùng hiện tượng 'từ trường' vậy thôi. Sự hút giữa nam và nữ là cùng một loại lực hút từ.
Bạn có thể hỏi, “Tại sao lại có việc loại sắt nào đó bị hút về chỉ mỗi nam châm nào đó?” - tại sao đàn ông nào đó bị hút về chỉ đàn bà nào đó, tại sao đàn bà nào đó bị hút về chỉ đàn ông nào đó? Nếu bạn đi sâu vào nó bạn sẽ phát hiện ra rằng điều này nữa cũng phải thực hiện với bản tính của đàn ông và đàn bà.
Gần đây, ở phương Tây, Jung đã làm nhiều công trình trong lĩnh vực này. Ông ấy đã phát hiện ra rằng ngay từ việc sinh, trong mọi đàn ông đều có hình ảnh về đàn bà, có người đàn bà ẩn kín trong anh ta - anh ta mang bản thiết kế tổng thể nào đó về đàn bà trong mình - và bên trong mọi đàn bà cũng đều có một hình ảnh người đàn ông, bản thiết kế tổng thể ẩn kín về đàn ông trong cô ta. Và khi người đàn ông bị hút về người đàn bà nào đó hay người đàn bà bị hút về người đàn ông nào đó, điều đang xảy ra là ở chỗ họ khớp với bản thiết kế tổng thể của nhau. Người đàn bà bị hút về yếu tố nam đang ẩn kín bên trong cô ấy, và yếu tố đó sánh đúng với người đàn ông này theo cách nào đó. Việc sánh đúng này của các bản thiết kế tổng thể gây ra việc hút.
Đừng bao giờ nói rằng bạn yêu ai đó. Yêu không phải là hành động. Nó sẽ hệt như nam châm nói, “Tôi hút sắt đấy,” hay như sắt nói, “Tôi đi tới nam châm.” Nhưng bạn nghĩ bạn là người làm trong yêu của mình nữa. Yêu, ghét, giận, chúng tất cả vận hành như thở, theo cách riêng của chúng.
Nếu cuộc sống của bạn bắt đầu với bạn dường như nó là việc xảy ra, theo cách riêng của nó, cũng giống như việc thở, thế thì người thấy điều này là nhân chứng đấy. Khi bạn thấy toàn thể cái mạng ảo tưởng đang xảy ra quanh bạn; khi bạn quan sát tất cả nó, biết tất cả nó và vẫn còn ở trung tâm của toàn bộ trò chơi mà không có cảm giác về “tôi” ở đâu cả; khi bạn chỉ biết và đứng xa khỏi cái “tôi”; khi bạn chỉ là người biết, chỉ là nhân chứng; chỉ thế thì bạn mới đạt tới điểm bên trong bản thân bạn mà không phải là một phần của thế giới này. Người làm là một phần của thế giới này, nhân chứng ở bên ngoài nó.
thức, mơ và ngủ, ta không phải là cái này. Ta là tâm thức thuần khiết. Ta là nhân chứng kì lạ...
Phẩm chất của nhân chứng này là tâm thức, tâm thức thuần khiết. Việc biết thuần khiết là đặc trưng của tâm thức. Cũng như đặc trưng của gương là ở chỗ nó phản xạ bất kì cái gì tới trước nó, đặc trưng của nhân chứng là ở chỗ nó nhận biết bất kì cái gì tới trước nó. Nhận biết là đặc trưng của nó.
Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này: phim trong máy chụp ảnh cũng nhận hình ảnh, hệt như gương nhận ảnh. Nhưng có khác biệt giữa gương và phim - phim không chỉ nhận ảnh, ảnh cũng còn được ghi khắc vào phim. Gương nhận dấu vết nhưng nó không giữ dấu vết. Khi đối thể đi xa, việc phản xạ cũng đi xa và gương lại trống rỗng, tự do phản xạ, không bị rối loạn. Không phải là trước hết phim hình thành nên ảnh trên bản thân nó và về sau mới được ghi khắc vào nó. Không, khoảnh khắc ảnh hình thành, nó cũng được giữ lại. Với gương, không phải chỉ khi đối thể đi xa thì gương mới trở nên trống rỗng, không. Ngay cả khi đối thể ở trước gương và sự phản xạ của nó là ở trong gương, gương vẫn trống rỗng. Nếu nó mà không thế, nó không thể nào trở thành trống rỗng cho phản xạ chỉ bởi vì đối thể đã bị loại bỏ.
Cảm giác về việc làm là hệt như việc là phim: bất kì điều gì bạn làm, bạn lập tức giữ lại nó và bạn trở nên bị vướng mắc vào trong nó. Việc chứng kiến giống như gương: mọi thứ được phản xạ trong gương, hình ảnh tạo nên trên nó, có việc biết, phản xạ xảy ra, có cảm nhận - nhưng không có gì được giữ lại. Hiện tượng giữ lại, duy trì cái xảy ra giữa phim và đối thể, được gọi là “tôi.” “Tôi” là cái tên cho tổng số tất cả những cái mà phim đã giữ lại và đã ghi khắc lại.
Không “tôi” nào có thể hình thành trong gương, bởi vì gương không thể nào giữ lại được cái gì. Vật rời đi xa và gương trở thành trống rỗng, vật khác tới trước nó và đi xa, và gương lại trống rỗng. Gương không tích luỹ của cải, cái tạo ra cảm giác về tôi đây.
Nhân chứng không tạo ra “tôi.” Do đó, vào ngày bạn bắt đầu kinh nghiệm nhân chứng, kinh nghiệm của bạn về bản thân mình như “tôi” sẽ đi tới chấm dứt. Hiểu điều đó theo cách này: nếu kinh nghiệm về bản thân bạn như “tôi” mà đi tới chấm dứt thì kinh nghiệm về bản thân bạn như nhân chứng sẽ bắt đầu. Chừng nào mà cái “tôi” của bạn phát triển, biết rằng bạn vẫn cảm thấy bạn là người làm - bạn đã không tạo ra tiếp xúc nào với nhân chứng.
Khi một người như Phật bước đi trên trái đất, bản thể ông ấy tựa như gương. Ông ấy là gương đi. Tất cả đều được thấy, mọi thứ xảy ra, mọi thứ được phản xạ trong ông ấy, nhưng không cái gì bám vào ông ấy. Tâm trí bạn bị nặng gánh bởi vì bạn bị mắc kẹt với việc phản xạ.
Chẳng hạn, bạn đang bước đi trên đường và bạn thấy đoá hoa đang nở bên vệ đường: nó đẹp, bạn kinh nghiệm hương thơm của nó, bạn biết nó. Thế rồi bạn bước đi nữa, bạn đi tiếp và hoa bị bỏ lại đằng sau, nhưng hình ảnh của đoá hoa này sẽ vẫn vang vọng trong tâm trí bạn. Tiếng vọng này để lộ rằng bạn giống như phim, không giống như gương. Nếu bạn mà là gương, dấu ấn của hoa sẽ được tạo ra, bạn sẽ đi thêm, và vấn đề sẽ qua đi - gương sẽ trống rỗng. Bạn thấy người đàn bà đẹp: nếu bạn là gương bạn sẽ thấy cô ấy, và bạn sẽ thấy rằng cô ấy đẹp, nhưng bởi vì bạn là gương nên người đàn bà này sẽ đi qua và gương sẽ lại trống rỗng. Bạn thấy lâu đài đẹp: bạn thấy rằng nó là đẹp, bạn bước qua nó, và nó được kết thúc: bạn lại có một lần trở thành sạch sẽ và trống rỗng.
Nhân chứng là thuần khiết trong từng khoảnh khắc - trong từng khoảnh khắc! Đây là lí do tại sao nhân chứng không thể tích luỹ loại tù túng nào bởi vì hành động của bạn. Nhân chứng không trở nên bị gắn bó hay bị dính vào bất kì cái gì, nó liên tục đi qua. Nhân chứng không mê mải trong cuộc sống, nó chỉ quan sát cuộc sống. Nhân chứng không bị dính líu vào cuộc sống, nó chỉ đi qua cuộc sống. Kabir đã nói, “Tôi bỏ lại áo choàng đằng sau như nó đã vậy.” Ông ấy đang nói về nhân chứng đấy. Ông ấy đang nói rằng ông ấy trả lại cuộc sống của mình cho điều thiêng liêng trong cùng hoàn cảnh mà nó đã được trao cho ông ấy: thuần khiết và không suy xuyển. Ông ấy đã không cho phép cái gì làm nhơ bẩn nó - và vết nhơ là cảm giác về việc là người làm. Thực tại của bạn đang đấy, đó là vì cách bạn sống - liên tục tin bản thân mình là người làm - không chỉ là áo choàng của bạn không được trả lại nguyên vẹn đâu, chỉ mỗi vết nhơ là được trả lại thôi. Rất khó nhận ra áo choàng với nhiều vết nhơ thế. Chỉ toàn vết nhơ chồng lên vết nhơ chồng lên vết nhơ. Nhiều dấu ấn thế đã xảy ra, nhiều hình ảnh đến mức áo choàng bị mất đi và chỉ vết nhơ còn lại.
Người sống trong thế giới như nhân chứng...
Khi sắp chết, Lâm Tế nói với các đệ tử của mình, “Ta cho các ông chỉ một thông điệp thôi: đi qua nước, nhưng đừng để chân các ông bị ướt.”
Bạn có thể nghĩ, “Nếu ai đó đi qua nước, chân người đó nhất định ướt chứ.” Chân của nhân chứng không bao giờ ướt đâu - bởi vì nhân chứng không trở nên bị đồng nhất, người đó không nghĩ chân mình là chân mình. Nhân chứng chỉ thấy. Nếu đó là Lâm Tế bước qua nước, thế thì ông ấy thấy rằng Lâm Tế đang bước qua nước và rằng chân ông ấy bị ướt: “Nhưng chân ta sao? Chân ta không bị ướt, bởi vì ngay chỗ đầu tiên, ta không bước qua nước.” Có nước đấy, có chân đấy, có người bước qua nó đấy - và cũng có nhân chứng cho tất cả điều đó. Nhân chứng, người quan sát, vẫn còn nguyên si, không dính bẩn. Trạng thái nguyên si này là cái sâu nhất; nó là nền tảng tối thượng của cuộc sống. Người đó bao giờ cũng nguyên si, trinh bạch. Bụi đọng ngay cả trên cánh hoa, nhưng không bụi nào có thể đọng trên người như vậy bởi vì chính lí do tại sao bụi đọng đã tan biến. Sự đồng nhất với người làm đã bị phá vỡ.
Bụi của mọi thứ lắng đọng lên bạn - và không chỉ bụi có nguyên nhân nào đó đằng sau nó đâu, mà có cả bụi không nguyên nhân nào đằng sau nó nữa, tụ lên bạn. Bạn đang bước đi trên đường và người khác đi qua ngân nga một giai điệu nhạc trong phim: người này đã đi qua rồi và giai điệu nhạc của bài hát đã đi cùng người đó qua rồi - nhưng bây giờ bạn cũng ngân nga bài đó. Đây là cách bụi lắng đọng lên bạn đấy: bây giờ bạn vừa đi vừa ngân nga bài đó. Và nếu bạn thậm chí còn làm một nỗ lực nhỏ để dừng nó lại, tâm trí bạn sẽ từ chối. Nó sẽ nói, “Mình muốn ngân nga giai điệu này!” Bạn càng cố dừng nó lại, nó lại càng muốn ngân nga hơn. Bạn có thể cố dừng nó lại nhưng bạn chung cuộc cảm thấy thất bại.
Một điều nữa cần phải nhớ ở đây: nếu mọi người sống với quan điểm về việc là người làm mà trở thành tôn giáo, thì quan điểm của họ về người làm không rời bỏ họ đâu. Ngay cả với tôn giáo, họ vẫn giữ bản ngã của việc làm. Trước kia họ hay nói, 'Tôi đã xây một cung điện,' còn bây giờ họ nói, 'Tôi đã từ bỏ thế giới.”
Nắm lấy điều này sâu sắc nhất có thể được: nếu bạn nghĩ mình là người làm, bạn sẽ không bao giờ trở nên mang tính tôn giáo. Nhưng người tôn giáo mà bạn bắt gặp đều là người làm trên thế giới này, và bây giờ họ cũng là người làm trong thế giới tôn giáo. Họ nói, “Chúng ta thường tìm vui thú rồi bây giờ chúng ta đã từ bỏ chúng” - nhưng việc làm vẫn tiếp tục. Họ nói rằng trước kia họ đã xây dựng và đã sống trong cung điện, còn bây giờ họ đã xây dựng và sống trong nơi ẩn dật; họ thường mặc quần áo đắt tiền và bây giờ họ sống trần - nhưng cảm giác về làm điều đó của họ tất cả vẫn tiếp tục.
Người tôn giáo, sannyasin, là người không sống với cảm giác là người làm, dù người đó sống trong cung điện hay trong lều, ở trần hay ăn mặc quần áo đắt hàng nghìn đô la. Duy nhất một điều là rõ ràng về người đó: người đó không còn sống cùng quan điểm là người làm, người đó sống như nhân chứng.
Tôi đã nghe câu chuyện về Diogenes, rằng ông ấy sống bên ngoài làng ở một mảnh ống nước. Đó là một mảnh ống ở vùng bên ngoài làng và chó lạc cũng tới ngủ ở đó với ông ấy. Ông ấy là nhà huyền môn sống trần; ông ấy không có nhà không có lều, chỉ ở trong mảnh ống vô dụng đó nằm đó bên ngoài làng. Đó là mảnh ống đã hỏng đã bị vứt đi, và mọi người vứt rác vào đó. Diogenes sẽ ngủ ở đó cùng chó lạc. Thỉnh thoảng đệ tử của ông ấy sẽ tới từ chỗ xa để hỏi điều gì đó, hay chỉ để hỏi thăm ông ấy thế nào. Nhiều lần các đệ tử sẽ nói, “Sao thầy không đuổi mấy con chó này đi?”
Diogenes sẽ nói, “Không có ai để mà đuổi chúng đi cả! Diogenes ở đây để ngủ, chúng cũng ở đây để ngủ. Khi có liên quan tới ta, không có vấn đề về ngủ ở đây. Một khi thức, là thức mãi mãi!”
Diogenes đang nói về nhân chứng đấy: “Không có chuyện ngủ ở đây - ở đây, một khi thức rồi, thức mãi.” Diogenes ngủ, chó ngủ, và cảm giác của ông ấy về khoảng cách với người được gọi là Diogenes cũng là cùng khoảng cách với ông ấy như cảm giác của ông ấy về khoảng cách với chó.
Cố hiểu điều này cho đúng: chừng nào khoảng cách của bạn với bản thân bạn không như nó với người khác, bạn không thể biết được nhân chứng đâu. Nếu với bạn, khoảng cách của bạn với người khác còn nhiều hơn nó với bản thân bạn, bạn sẽ vẫn còn bị mắc bẫy trong cảm giác của việc là người làm. Khoảng cách của bạn với bản thân bạn phải đích xác là như nó với người khác. Và trong khoảnh khắc đó, đích xác trong chính khoảnh khắc đó... một Diogenes đang ngủ ở đó, chó đang ngủ ở đó, và bên trong, bạn vẫn còn thức. Nhân chứng liên tục quan sát điều đó tất cả.
Diogenes nói, “Không có ai để đuổi đi.” Dửng dưng này, khoảng cách này ngay cả với cái ta riêng của bạn, là nhân chứng. Ý thức là bản tính của nó. Nó có một phẩm chất và đó là ý thức. Điều này có tác động sâu sắc, bởi vì nếu ý thức là bản tính của nó, thế thì điều đó nghĩa là nó không bao giờ có thể hiện hữu mà không có ý thức, nó không bao giờ có thể là vô ý thức. Nếu ý thức là bản tính của nó... Chẳng hạn, nhiệt là bản tính của lửa, điều có nghĩa là nó không bao giờ có thể lạnh được. Và nếu nó có thể lạnh và vẫn là lửa, thế thì nhiệt không phải là bản tính của nó. Bản tính của cái gì đó là cố hữu của nó, nó không thể hiện hữu mà không có điều đó. Nếu bản tính của điều huyền bí, cái ẩn kín bên trong chúng ta là ý thức, làm sao chúng ta đã đánh mất ý thức, tại sao chúng ta lại vô ý thức?
Đây là câu hỏi rất có nghĩa mà đã từng được hỏi suốt nhiều thời đại: nếu đúng là linh hồn ẩn kín bên trong chúng ta là trí huệ, trí huệ đó là bản tính của nó, thế thì làm sao dốt nát đã xảy ra? Câu hỏi này có liên quan. Nếu vĩnh hằng là bản tính của bạn, thế thì tại sao chết xảy ra, tại sao chúng ta chết? Nếu mạnh khoẻ là bản tính của bạn, thế thì tại sao bệnh tật lại tới? Nếu bên trong bạn được ẩn kín điều thiêng liêng thuần khiết và thức tỉnh, thế thì tại sao bạn đi lạc lối? Có thể có chỉ hai lí do: một là ở điều đây không phải là bản tính của bạn. Nó có thể không phải là bản tính của bạn, nó có thể chỉ là phẩm chất ngẫu nhiên: thế thì điều như thế là có thể. Nhưng nếu nó không phải là bản tính của bạn, thế thì có một nguy hiểm nữa: nếu nó không phải là bản tính của bạn, nếu ý thức chỉ là ngẫu nhiên, thế thì cần gì tìm kiếm nó hay tìm ra nó? Và cho dù bạn có tìm thấy nó, điều ngẫu nhiên không bao giờ có thể là bản tính tinh tuý của bạn được.
Ấn Độ, một luồng tư duy rất duy nhất đã xảy ra. Đã có nhiều nhà tư tưởng ở Ấn Độ, những nhà tư tưởng sâu sắc, người đã nói rằng trong trạng thái tối thượng, sẽ không có ý thức. Trong giải thoát tối thượng, ý thức sẽ không có đó bởi vì, họ biện luận, ý thức và vô thức cả hai đều là những phẩm chất ngẫu nhiên.
Nhưng điều này rất lạ. Nếu không còn ý thức trong giải thoát tối thượng, thế thì nó là giải thoát của ai? Nếu không có ý thức còn lại, thế thì trạng thái vô thức hiện tại của bạn là được ưa chuộng - ít nhất cũng có ý thức nào đó trong nó chứ. Liên tục cho rằng không có giải thoát tối thượng trong nó đi, nhưng ít nhất cũng có ý thức nào đó ở đó chứ. Nhưng nếu toàn bộ giải thoát tối thượng là không có ý thức, thế thì nó là vô nghĩa.
Vấn đề cho các nhà tư tưởng đó là ở chỗ họ không thể nào giải thích được tại sao, nếu ý thức là bản tính của con người, con người lại vô ý thức. Thế thì tại sao con người ngủ? Nếu thức là bản tính cố hữu của con người, vậy thì việc ngủ này tới từ đâu?
Nhưng không có nhu cầu dàn xếp một luận cứ mâu thuẫn chỉ bởi vì bạn không thể giải thích được cái gì đó. Thêm vào đó, điều đó có thể giải thích được chứ. Rắc rối nảy sinh, khó khăn tới, chỉ bởi vì tư duy. Khi ai đó đi vào trong mọi sự bằng thiền, thế thì không có khó khăn gì được thấy trực tiếp. Ý thức bao giờ cũng là việc có ý thức, gương bao giờ cũng là gương - nhưng cái gì đó có thể che phủ nó. Và bản tính phản xạ tựa gương là lí do tại sao việc bao phủ này xảy ra. Bất kì cái gì cũng có thể bao phủ nó và được phản xạ trong nó. Ý thức là bản tính của tâm thức, nhưng bất kì cái gì cũng có thể được phản xạ trong nó và thế thì nó có thể tin tưởng sai lầm bản thân nó là cái được phản xạ đó. Nhưng điều này vẫn không tạo ra bất kì không nhất quán nào trong bản tính của tâm thức.
Ngọc bích, ngọc lam, là ví dụ cổ điển về điều này. Trong kinh sách cổ họ nói rằng nếu bạn để ngọc lam vào nước, nước sẽ có vẻ xanh lam. Nó không thực trở thành lam đâu, nhưng tính lam của ngọc lam sẽ lan toả qua nước và nước sẽ bắt đầu trông như mầu lam. Dáng vẻ mầu lam này không phải là thực tại của nước. Bởi vì điều này, người tìm kiếm đã tạo ra một phân loại mới: họ nói rằng một số thứ mà chúng ta thấy có thể không nhất thiết có đó, và một số thứ có đó chúng ta có thể không nhất thiết thấy. Nhiều lần một vật có đó và nó không được thấy, và nhiều lần một vật được thấy và nó không có đó.
Thấy ý thức như vô thức chỉ là dáng vẻ. Khi ý thức được thấy là đang ngủ, nó chỉ có vẻ là vậy thôi. Đây là lí do tại sao các nhà huyền môn đã nói một điều rất thú vị - Kabir đã nói điều đó, Farid và các nhà huyền môn khác đã nói điều đó: nếu một người thực sự ngủ, rất dễ đánh thức người đó, nhưng nếu ai đó giả vờ ngủ thế thì sẽ rất khó đánh thức người đó. Và có thể giả vờ ngủ chứ. Điều thú vị là bạn có thể giả vờ ngủ. Và nếu bạn giả vờ ngủ, thế thì sẽ rất khó đánh thức bạn dậy.
Có lẽ lí do thực tại sao mọi người không thể thức dậy mặc cho có nhiều nỗ lực thế là ở chỗ, trong thực tế, họ không thực sự ngủ mà họ giả vờ ngủ thôi. Đây là lí do tại sao mọi người làm nhiều nỗ lực thế. Biết bao nhiêu Phật, biết bao nhiêu Mahaviras, biết bao nhiêu Jesus, biết bao nhiêu Zarathustras cố để đánh thức mọi người, nhưng con người vẫn trong trạng thái là người đó trở mình, kéo chăn lên che đầu và trở lại ngủ nữa sâu hơn trước. Trong giấc ngủ của họ giường chiếu có thể đã trở nên lộn xộn, chăn có thể tuột đi, chân người đó có thể đã thò trần ra, gối có thể đã tụt khỏi đầu. Nhưng ít nhất điều này xảy ra như kết quả của lòng từ bi của một Mahavira hay một Phật: con người trở mình, sửa lại gối cho thẳng, sắp xếp lại vải trải giường chút ít và kéo chăn lên - nhưng người đó lại trở lại giấc ngủ. Người này không ngủ, người đó gần ngủ thôi, người đó có vẻ như ngủ. Và điều này là vậy từ sự chọn lựa riêng của người đó.
Tôi ở trong làng và một người bạn tới gặp tôi. Chúng tôi ở giữa cuộc nói chuyện. Tôi đang dở nói điều gì đó thì bỗng nhiên anh ta đứng dậy và nói, “Tôi xin lỗi, tôi không muốn nghe thầy thêm nữa.”
Tôi nói, “Tôi không tới bạn, bạn đã tới tôi. Và tôi đã không bắt đầu cuộc nói chuyện này, chính bạn hỏi điều gì đó.”
Anh ta nói, “Đúng đấy, tôi đã tới thầy và đã hỏi thầy. Bây giờ tôi đang đề nghị xin thầy dừng lại, tôi không muốn nghe thêm nữa. Tôi có con nhỏ phải chăm sóc!”
Tôi nói, “Điều tôi nói liên quan gì tới con bạn?”
Anh ta nói, “Nghĩa vụ với gia đình của tôi vẫn còn chưa hết. Một ngày nào đó tôi sẽ tới thầy, nhưng ngày đó chưa tới. Thời gian còn chưa tới. Xin để tôi đi!”
Nỗi đau của anh ấy là đích thực và tôi biết rằng con người này lương thiện. Anh ấy là một trong những người sẽ không trở mình và quay về giấc ngủ một khi họ đã thức dậy. Anh ấy từ chối từ ngay ban đầu: “Không có nhu cầu đi vào chủ đề này. Thời gian còn chưa tới với tôi. Ngay bây giờ, để tôi vẫn như tôi đang đấy. Liên tục để tôi vẫn còn ngủ theo cách tôi đang vậy.” Anh ấy đã hiểu một điều rất rõ ràng: rằng ngủ là chọn lựa riêng của anh ấy, rằng anh ấy đã chọn nó.
Cố hiểu điều này sâu sắc hơn: nếu bạn không chọn ngủ, thế thì bạn không thể chọn thức được. Nếu bạn bất lực về việc ngủ, thế thì thức cũng không thể trong tay bạn được. Thế thì, duy nhất điều làm bạn rơi vào ngủ có thể đánh thức bạn. Bạn có thể thức chỉ khi bản thân bạn đã quyết định ngủ. Và bởi vì bạn biết rằng có những người thức, nên bạn cũng có thể nói điều thứ hai: mọi người ngủ theo chọn lựa riêng của họ. Mọi người thức qua nỗ lực riêng của họ, cho nên điều rõ ràng là họ ngủ qua nỗ lực riêng của họ.
Cái gì ở đằng sau nỗ lực của bạn để vẫn còn ngủ? Đầu tư của bạn vào nó là gì? Phải có đầu tư chứ, bằng không thì tại sao bạn bận tâm tới việc ngủ? Bạn phải có đầu tư nào đó rồi. Bạn có chứ! Mối quan tâm của bạn vào nó là gì?
Con người có ý thức. Bởi vì ý thức này con người có cái nhìn, con người có ánh sáng, con người có nhận biết. Ngay khi con người có nhận biết, nhận biết của người đó rơi vào đối thể, vào sự vật, vào mọi người. Bạn thắp ngọn đèn, và ngọn đèn sẽ làm gì? Ngọn đèn được sáng lên, cho nên tất nhiên nó sẽ lập tức chiếu sáng mọi thứ. Đã có bóng tối trong phòng, chẳng cái gì thấy được; thế rồi ngọn đèn được thắp sáng lên và lập tức toàn thể căn phòng được tràn đầy ánh sáng. Bây giờ nếu ngọn đèn cũng có ý thức, thế thì mặc dù nó sẽ không để ý tới cội nguồn ánh sáng của riêng mình, nó tự nhiên để ý tới những thứ trong phòng. Có tường này, ghế tràng kỉ này, ghế làm việc này, các bức hoạ này, hộp để tiền này - ngọn đèn sẽ thấy mọi thứ, ngoại trừ một thứ thôi: ngọn đèn sẽ không có khả năng thấy cội nguồn ánh sáng của riêng nó.
Làm sao ngọn đèn có thể thấy cội nguồn ánh sáng riêng của mình được? Nếu ngọn đèn trở nên ý thức, nếu bất thần giả sử nó có linh hồn, điều gì sẽ xảy ra? Nó sẽ thấy căn phòng, cái được chiếu sáng sẽ là thấy được, và trong chính việc thấy đó, ham muốn sẽ được sinh ra. Nếu có mười bức tranh trong phòng và ngọn đèn có ý thức, thế thì nó sẽ muốn có một cái mà nó thích nhất. Hay nếu nó không thể có được bức tranh, thế thì ít nhất nó sẽ muốn được ở gần bức tranh ấy, gần hơn với bức tranh ấy. Ngọn đèn sẽ thấy các đối thể ở mọi nơi và nó sẽ bắt đầu đi tới chúng. Nó sẽ bắt đầu làm nỗ lực để lại gần.
Ánh sáng của ngọn đèn tâm thức con người rơi lên toàn thể vũ trụ: vô hạn ham muốn sinh ra - ham muốn thành đạt, đạt tới, trở thành. Duy nhất một điều bị bỏ quên - điều là tự nhiên - người đang thấy, đang biết, đang chiếu sáng, bị quên mất. Đây là nghĩa thực của việc ngủ.
Khi ngọn lửa này của ý thức đi tới việc sở hữu mọi vật, tới thành đạt, tích luỹ, bản ngã được sinh ra - “Mình đã đạt tới nhiều thứ” - người làm được sinh ra. Điều này nghĩa là ý thức cho sinh thành ham muốn, việc nhận ra ham muốn cho sinh thành người làm, và do vậy giấc ngủ của bạn liên tục phát triển và sâu hơn, hết tầng nọ tới tầng kia.
Không phải là thức tỉnh không là bản tính của ý thức; bản tính của nó là thức tỉnh đấy. Đây là lí do tại sao tất cả mọi điều này xảy ra! Nếu như không có ánh sáng của ý thức, không có thức tỉnh trong nó, thế thì không điều nào trong điều này có thể xảy ra được. Bạn có thể thấy bất kì ham muốn nào trong tảng đá không? Nó chỉ tồn tại, nó đơn giản có đó. Nó là trạng thái của siddha hoàn chỉnh, người được hoàn thành; không gợn sóng ham muốn nảy sinh trong nó! Đây là điều chúng ta gọi nó là “vô tri vô giác.” Nếu bạn hiểu nghĩa của từ “đối thể vô tri vô giác” và của từ “ý thức” một cách đúng đắn, thế thì bất kì cái gì có khả năng ham muốn cũng đều là ý thức, và bất kì cái gì không có khả năng ham muốn đều là vô tri vô giác.
Nếu bạn cũng cố hiểu ham muốn một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy rằng nó không xảy ra trong con vật với cùng mức độ mãnh liệt như nó xảy ra trong con người. Trong con người, ham muốn có sự mãnh liệt bùng cháy. Và ham muốn càng mãnh liệt, ý thức càng có nhiều hơn. Đây là lí do tại sao người ta nói rằng ham muốn “bùng lên.”
Khi ý thức tiến hoá hơn, ham muốn cũng sẽ phát triển hơn. Do đó, con người càng tiến hoá theo thời gian, trong lịch sử, ham muốn của con người càng sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Không có nhu cầu phải sợ điều này và cũng không có nhu cầu phải lo lắng về nó. Nó đơn giản là một chỉ báo về một điều: rằng ánh sáng của ý thức của bạn cũng là nhận biết về những điều đã không được nó biết tới trong quá khứ. Bây giờ có ham muốn về những điều mới đó nữa. Bây giờ bạn cũng có thể có ham muốn lên tới mặt trăng; bây giờ bạn cũng có thể có ham muốn lên tới sao Hoả. Ham muốn cố đạt tới xa như ánh sáng của ý thức con người có thể đạt tới.
Ngày nay, bạn không thể hình dung được việc có cảm giác rằng nếu bạn không xoay xở lên tới mặt trăng, cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài. Nhưng hai mươi nhăm năm từ nay mọi người sẽ có cảm giác này. Hai mươi nhăm năm từ nay, khi con bạn đã lên mặt trăng, chúng sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của chúng đã là sự thành công. Còn những người không thể lên được mặt trăng sẽ phàn nàn, “Cuộc sống thật vô nghĩa! Chẳng có nghĩa gì trong nó bởi vì mình đã không có khả năng lên mặt trăng.” Trăng cũng sẽ trở thành đối thể của ham muốn của bạn... ánh sáng của ý thức bạn thậm chí sẽ trở nên tiến xa hơn.
Ham muốn có nhiều hơn sẽ phát triển theo cùng tỉ lệ như khoảng cách mà ý thức có thể thấy. Ham muốn sẽ muốn nữa, nó sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Nó sẽ chạy vòng quanh và săn đuổi nhiều hơn, và với cùng mức độ đó nó sẽ quên bản thân nó nhiều hơn. Nó càng đi xa hơn, nó sẽ càng quên bản thân nó nhiều hơn. Đây là lí do tại sao tôi nói rằng ý thức của con người đã tiến hoá dần, với thời gian. Ngày nay, ý thức còn tiến hoá hơn trong quá khứ, nhưng ham muốn đã trở nên nhiều hơn chúng đã từng có trong quá khứ.
Điều thú vị khác là ở chỗ đối thể của ham muốn của bạn càng ở xa hơn, bạn sẽ quên bản thân mình càng nhiều hơn. Do đó, trong quá khứ còn dễ quay về bản thân mình nhiều hơn là ở ngày nay. Ngày nay, khoảng cách giữa ý thức của bạn và các đối thể của ham muốn của bạn còn lớn hơn nhiều. Khoảng cách mà bạn phải đi qua để hoàn thành ham muốn của mình là xa xôi khỏi bạn tới mức việc quay trở về đã trở thành ngày một khó khăn hơn. Đây là lí do tại sao trong quá khứ mang tính tôn giáo còn dễ dàng hơn. Ngày nay, tính tôn giáo là khó hơn nhiều. Có một điều nữa: mặc dầu trong quá khứ con người có thể mang tính tôn giáo dễ dàng hơn, bùng nổ bên trong của tính tôn giáo của người đó không thể lớn lao như nó có thể ở ngày nay. Người ta càng đi lạc lối xa hơn, bùng nổ bên trong càng lớn hơn khi người ta trở về nhà. Nhưng mọi thứ đều có ưu nhược điểm của nó. Khi ý thức liên tục tiến hoá, ham muốn cũng sẽ giữ cùng việc phát triển. Và càng có nhiều ham muốn hơn, sẽ càng khó quay trở về pháp hơn, về bản tính bên trong thực của bạn. Nhưng nếu việc quay về xảy ra, nó sẽ có chiều sâu lớn hơn nhiều.
Vậy nên phải làm gì đây? Khi có nhận biết về mọi thứ, ham muốn được sinh ra: điều này cho việc sinh thành người làm. Làm sao việc quay trở về bản thân bạn sẽ trở thành có thể được?
Bạn làm gì để đi ra tới các vật, tới đối thể? Chỉ có một con đường đi ra tới mọi vật: bạn trước hết phải thấy chúng. Và chỉ có một con đường để đi về bản thân bạn: ý thức nhìn thấy cái khác, ánh sáng để lộ ra cái khác cho bạn, phải quay lại từ cái khác để tới bản thân mình. Chỉ thế thì ý thức cũng mới thấy bản thân nó.
Ánh sáng này mà quay trở lại tới bản thân nó được gọi là thiền. Ánh sáng mà thấy các vật bên ngoài được gọi là tri thức, còn ánh sáng mà quay trở lại tới bản thân nó được gọi là thiền. Và khi ánh sáng này mà chiếu sáng lên toàn thế giới cho bạn quay về với bản thân nó, vào ngày đó bản thân bạn được chói sáng bởi nó - khi ngọn lửa này của ý thức không chỉ chiếu sáng cái khác, mà cũng chiếu sáng bản thân nó - thế thì điều bạn kinh nghiệm sẽ là nhân chứng. Tất cả những kinh nghiệm khác đều đơn giản là kinh nghiệm của người làm.
Hiền nhân này nói rằng nhân chứng là “kì lạ.” Ông ấy nói điều này bởi vì nhân chứng dường như trở thành cái không có. Đây là điều huyền bí: nhân chứng không bao giờ dốt nát, nhưng dường như là dốt nát; nó không bao giờ ngủ, nhưng nó có thể dường như là ngủ; nó không bao giờ có thể là khác hơn bản thân nó, nhưng nó có thể đi lạc lối; nó không bao giờ có thể đánh mất bản thân nó, nhưng nó có thể quên mất bản thân nó. Do đó, hiền nhân này nói: “Ta là nhân chứng vĩnh hằng và kì lạ.”
'Ta là brahman bất nhị. Tất cả đều được sinh ra trong ta, tất cả được nâng đỡ trong ta, và tất cả lại tan biến trong ta.'
Khi bạn đi tới nhân chứng được ẩn kín bên trong bạn, bạn sẽ đi tới nền tảng cơ sở mà từ đó tất cả đều được sinh ra, trong đó tất cả đều được nâng đỡ, và trong đó tất cả sẽ tan biến trở lại lần nữa. Cội nguồn nguyên thuỷ của sự tồn tại được kinh nghiệm qua cánh cửa của nhân chứng này.
Điều cuối cùng: nếu bạn đi qua cánh cửa của người làm, bạn sẽ biết thế giới; nếu bạn đi qua cánh cửa của nhân chứng, bạn sẽ biết điều thiêng liêng. Và cánh cửa tới nhân chứng và cánh cửa tới người làm không phải là hai cánh cửa đâu - chúng là hai mặt của một cửa thôi. Một mặt của cánh cửa này viết vào, mặt kia viết ra - nhưng cánh cửa là một. Với ai đó tới từ bên trong, nó là lối ra; với ai đó tới từ bên ngoài, nó là lối vào. Khi tâm thức đi tới đối thể, đó là người làm; khi tâm thức đi từ đối thể tới bản thân nó, đó là nhân chứng. Chỉ chiều hướng là khác nhau, nhưng cánh cửa là một. Nếu nó đi ra đối thể đó là thế giới - và không có chấm dứt cho nó. Nếu nó đi trở lại bản thân nó đó là điều thiêng liêng - và không có chấm dứt cho nó, nó là vô hạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét