Chương 04: Mắt và chân cho cuộc hành trình
Chương 04: Mắt và chân cho cuộc hành trình
Chỉ những người biết tới ý nghĩa quyết định của tri thức có trong vedant, người làm thuần khiết bản thể bên trong mình bằng sannyas và yoga và phấn đấu vì brahmalok, cõi của thực tại tối thượng, mới đạt tới nó.
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào trong lời kinh này bằng việc hiểu ý nghĩa của vài từ.
Từ thứ nhất là vedant. Vedant bao giờ cũng được coi là mang nghĩa cho phần kết của Veda, upanishad nơi Veda lên cao trào và đạt tới cực đỉnh của chúng. Nhưng nghĩa này không thật sâu lắm, mà cũng không đúng.
Veda nghĩa là tri thức. Nghĩa của vedant là điểm nơi tất cả mọi tri thức đã đi tới chỗ kết thúc, nơi ngay cả ý tưởng rằng bạn biết cũng đã đã biến mất và chỉ sự hiện hữu còn lại. Nghĩa đích xác của vedant là trạng thái mà sự háo hức để biết cũng đã dừng lại và chỉ có hiện hữu, hiện hữu thuần khiết.
Biết là căng thẳng tinh vi. Nếu bạn đang đứng gần một đoá hoa và bạn biết hoa theo cách thông thường của bạn, cách biết này chính nó là căng thẳng, một loại bồn chồn. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi với kiểu biết này, bạn sẽ trở nên chán ngán. Cuối cùng bạn thậm chí còn muốn né tránh việc biết bởi vì biết theo cách này là hành động, nỗ lực, và nó vẫn là mối quan hệ với cái khác. Nghĩa của loại biết này là ở chỗ mối quan hệ đã xảy ra giữa người biết và cái được biết. Cây cầu xảy ra giữa người biết và cái được biết được gọi là tri thức. Việc biết này đơn giản là bồn chồn kéo dài, căng thẳng kéo dài. Khi việc biết này cũng bị vứt bỏ và chỉ việc hiện hữu còn lại, trong trạng thái hiện hữu này, nơi thậm chí không một gợn sóng của việc biết nảy sinh, nơi không có gì để được biết, nơi thậm chí không có ham muốn để biết cái gì đó, chính trong khoảnh khắc này của thảnh thơi tuyệt đối mà vedant xảy ra.
Vedant bắt đầu nơi tri thức đi tới chỗ cuối, nơi người ta được thoát ra ngay cả từ tri thức, bởi vì sâu bên dưới tri thức cũng là tù túng.
Cố nhìn vào điều này từ vài góc độ khác và thế rồi bạn có thể có khả năng hiểu nó rõ hơn. Sẽ dễ dàng hiểu điều này hơn bằng việc nhìn vào các nhị nguyên khác. Như tôi đã nói hôm qua, bạn có thể đi vào bên trong chỉ khi bạn đã buông bỏ cả bất hạnh và hạnh phúc. Điều này bạn có thể hiểu được. Bây giờ cố hiểu đích xác cùng điều đó trong mối quan hệ với nhị nguyên này: rằng khi bạn đã không chỉ buông bỏ dốt nát, mà cả tri thức nữa, thế thì kinh nghiệm tối thượng bắt đầu. Chừng nào bạn còn chưa bỏ tri thức của mình lại sau, dốt nát của bạn nữa sẽ không bị bỏ lại đằng sau đâu. Hạnh phúc và bất hạnh là một nhị nguyên, tri thức và dốt nát cũng là một nhị nguyên khác. Trong các nơi khác của thế giới đã có những người trí huệ nói rằng dốt nát phải bị bỏ lại đằng sau, nhưng chỉ trên đất nước này người trí huệ đã nói rằng tri thức cũng phải bị bỏ lại đằng sau.
Vedant là trạng thái mà thậm chí tri thức cũng đã rời ra, nơi chẳng cái gì còn lại để được biết, nơi không chỉ dốt nát đã biến mất, mà ý tưởng, cảm giác rằng bạn biết cái gì đó, cũng đã biến mất.
Bây giờ cố hiểu điều này theo cách khác nữa. Dốt nát nghĩa là có cái gì đó bạn không biết. Nếu không có dốt nát, thế thì sẽ có trạng thái mà bạn có thể nói rằng bạn biết tất cả. Dốt nát của bạn là về cái gì đó; vẫn còn cái gì đó không được biết tới, do đó mới có dốt nát. Dốt nát không tạo ra bản ngã - bởi vì làm sao việc không biết tạo ra bản ngã được? Chính tri thức tạo ra bản ngã. Khi tôi biết, cái 'tôi' của tôi được làm mạnh thêm. Dốt nát có quan hệ với những cái ở bên ngoài, tri thức có quan hệ với bản ngã ở bên trong. Khi tôi biết, nhấn mạnh đi vào cái 'tôi' và cái 'tôi' được làm mạnh thêm. Khi tôi nói tôi không biết, tất cả mọi điều tôi nói là ở chỗ có cái gì đó không được biết tới đối với tôi, không quen thuộc với tôi, cái gì đó mà tôi không biết. Bản ngã không thể được làm mạnh bởi dốt nát này. Trong dốt nát bạn phạm sai lầm và bạn làm những điều ngu xuẩn - thực tế, nhiều điều ngu xuẩn và nhiều sai lầm. Trong tri thức chỉ có một sai lầm, và đó là bản ngã. Trong dốt nát nhiều bệnh tật bao quanh bạn; trong tri thức chỉ một bệnh, bản ngã, bao quanh bạn. Nhưng nhớ một điều: mọi bệnh tật tổ hợp lại đều không là gì nếu so với bệnh của bản ngã.
Cho nên cần phá huỷ dốt nát qua tri thức, nhưng thế rồi đừng níu bám lấy tri thức đó. Nếu bạn bị gai đâm vào chân, bạn phải khều nó ra bằng sự giúp đỡ của cái gai khác - nhưng đừng quên rằng cái gai thứ hai cũng là gai như cái gai thứ nhất. Sẽ là logic cho bạn không coi cái gai thứ hai là gai bởi vì nó đã giúp bạn nhiều thế để lấy cái gai thứ nhất ra, nhưng thế rồi bạn sẽ bị sai lầm nhiều đấy. Ngay chỗ đầu tiên, nó có thể lấy chiếc gai ban đầu ra bởi vì nó cũng là gai. Và trong mọi khả năng có thể xảy ra thì nó thậm chí còn mạnh hơn chiếc gai thứ nhất, bằng không nó không thể lấy được chiếc gai thứ nhất ra đâu.
Cho nên nếu bạn nghĩ rằng chiếc gai thứ hai là rất tốt bởi vì nó đã giúp bạn nhiều thế để khều chiếc gai thứ nhất, và bây giờ bạn muốn giữ chiếc gai thứ hai ở trong cùng vết thương nơi chiếc gai thứ nhất đã nằm, điều này chắc chắn là điều logic cần làm. Nó đã giúp bạn nhiều thế vào lúc bạn cần, cho nên sẽ là không phải nếu vứt nó đi. Nhưng nếu đây là trường hợp này, mặc dầu bạn đã gạt bỏ chiếc gai này, bạn bây giờ sẽ bị đâm vào bởi chiếc gai lớn hơn và mạnh hơn. Nếu loại logic này mắc kẹt vào trong tâm trí bạn, bạn sẽ không bao giờ có khả năng gạt bỏ bất kì gai nào.
Bởi vì dốt nát của mình, bạn đã bất hạnh. Dốt nát làm đau bạn và tạo ra vết thương, và chính bởi vì điều đó mà bạn đã trong đau khổ, khổ sở. Nhưng bây giờ gai tri thức mới này cũng sẽ tạo ra vết thương, và bất hạnh cùng đau khổ của bạn sẽ tiếp tục. Tốt hơn cả là bạn ném chiếc gai thứ hai đi một cách biết ơn. Cám ơn nó, nó đã phục vụ bạn, nhưng ném nó đi bởi vì nó cũng là gai.
Dốt nát phải được loại bỏ cùng tri thức - nhưng thế thì bạn không ôm chặt lấy tri thức và ngồi xuống cùng nó. Đây là ý nghĩa bản chất của vedant: ném tri thức đi nữa. Tri thức là hữu dụng chỉ chừng nào gai dốt nát còn chưa được loại bỏ. Khoảnh khắc gai dốt nát rơi ra, tri thức trở thành vô dụng.
Nếu một người bị ốm, người đó cần thuốc chỉ chừng nào người đó còn ốm. Còn nếu bạn hiểu điều đó đúng, không phải là người cần thuốc đâu, chính bệnh tật mới cần nó. Không phải người uống thuốc đâu, chính là bệnh tật uống nó - cho nên khoảnh khắc ốm đau qua rồi, thuốc trở thành vô dụng.
Bạn không cần tri thức: nó chỉ là thuốc để chữa bệnh dốt nát. Nhưg có nhiều người mà, ngay cả khi bệnh đã được chữa khỏi rồi, lại trở nên bị nghiện với thuốc. Và nhớ một điều: dễ dàng loại bỏ ốm bệnh, nhưng loại bỏ việc nghiện thuốc là rất khó. Nếu thuốc trở thành nghiện, thế thì rất khó loại bỏ nó bởi vì thuốc dường như không là kẻ thù; nó dường như là bạn. Ốm bệnh dường như là kẻ thù, không khó loại bỏ, nhưng ốm bệnh bắt đầu giống như bạn bè thì sẽ rất khó loại bỏ. Bạn có thể trốn khỏi kẻ thù, nhưng rất khó thoát khỏi người bạn rõ ràng. Và tri thức là kẻ thù dường như là bạn bè bởi vì nó tiêu diệt kẻ thù có tên dốt nát.
Vedant là trạng thái bạn vẫn còn tỉnh táo về tri thức và bạn không níu bám vào nó. Khi dốt nát tan biến người ta trở nên thông thái. Khi tri thức cũng bị vứt bỏ, thế thì người đó trở thành người kinh nghiệm. Ngay cả Ashvalayana cũng là người thông thái; ông ấy là một maharishi, một hiền nhân lớn, nhưng ông ấy đã không kinh nghiệm chân lí. Thay vào chỗ của dốt nát ông ấy đã nắm giữ tri thức của mình, nhưng ông ấy đã không có kinh nghiệm như bất kì người dốt nát nào. Đó là lí do tại sao ông ấy đã tới trong việc tìm kiếm thầy.
Điều đầu tiên thầy nói là:
Chỉ những người biết tới ý nghĩa quyết định của tri thức có trong vedant...
Cho nên từ đầu tiên cần được hiểu là vedant: tự do khỏi tri thức.
Điều thứ hai cần được hiểu là: “... ý nghĩa quyết định của tri thức có trong vedant.” Chừng nào bạn còn chưa kinh nghiệm cho bản thân mình, tất cả mọi nghĩa đều không chắc chắn. Bạn biết bao nhiêu cũng chẳng thành vấn đề, tri thức đó sẽ không đem bạn ra ngoài việc không chắc chắn. Thay vì thế, chân lí là ở chỗ bạn biết càng nhiều, không chắc chắn của bạn sẽ càng lớn lên. Đây là khó khăn của mọi học giả: họ biết nhiều tới mức họ làm mất sự chắc chắn của mình.
Người dốt nát là rất chắc chắn. Đây là lí do tại sao người dốt nát có khả năng tạo ra nhiều rắc rối thế trong thế giới này còn hơn cả người thông thái. Người dốt nát cảm thấy chắc chắn bên trong mình về mọi thứ tới mức họ có thể liều mạng mình vì bất kì cái gì. Đây là bệnh tật của họ - rằng họ trở nên chắc chắn tới mức họ liên tục liều mạng sống của mình vì bất kì lí do gì. Sự chắc chắn này là rất lừa dối: nó có đó bởi vì dốt nát.
Người hiểu biết trở thành hoàn toàn không chắc chắn: người đó có thể bắt đầu làm cái gì đó, và người đó sẽ thấy cả nghìn phương án. Trong một từ người đó cảm thấy hàng nghìn nghĩa khác nhau. Trong từng câu hàng nghìn chiều bắt đầu mở ra. Đi đâu đây? Đi thế nào? Chính chuyển động của người đó đi tới điểm dừng; người đó dừng lại.
Người dốt nát đi rất nhanh tới bất kì đâu. Họ bao giờ cũng sẵn sàng đi tới bất kì đâu bởi vì họ không thấy nhiều lắm. Cho dù họ có được thoáng nhìn nhỏ bé về một con đường thôi, thế cũng đủ cho họ bắt đầu bước đi trên nó. Nhưng người thông thái trở nên không có khả năng chuyển động; họ đơn giản đi tới điểm dừng bởi vì họ nói, “Chừng nào ý nghĩa còn chưa rõ ràng đầu tiên...”
Phật đã nói với một bác học người bị trúng mũi tên. Phật ở đó và ông ấy hỏi người này, “Ta sẽ rút mũi tên ra được chứ?”
Nhà bác học nói, “Trước hết để tôi tìm ra xem ai đã bắn tôi đã, và tại sao lại bắn. Người bắn tôi là bạn hay thù? Động cơ của người đó khi làm việc này là gì? Điều gì thực tế là điều tồi tệ hơn, cái chết của tôi hay sự sống còn của tôi? Chắc chắn là sự sống còn của tôi sẽ ích lợi hơn, hay tốt hơn cả là tôi chết đi? Chừng nào tất cả những điều này còn chưa rõ ràng, làm sao tôi có thể để ông rút mũi tên ra được? Và đây có phải là mũi tên độc hay không? Nó là định mệnh của tôi hay nó là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Đây là số phận của tôi hay đây chỉ là sự tình cờ? Tất cả những điều này phải được rõ ràng trước khi chúng ta rút mũi tên ra.”
Phật nói, “Có lẽ tất cả những điều này sẽ không bao giờ trở nên rõ ràng hay chắc chắn cả. Nhưng một điều là rõ ràng: ông sẽ chết trước khi ông làm rõ ràng tất cả những điều này, ông sẽ hết đời.”
Nhà bác học này nói, “Nhưng rút mũi tên ra cũng không đúng chừng nào tôi còn chưa biết tại sao tất cả những điều này lại xảy ra.”
Người ngu liên tục xô vào - ngay cả trong bóng tối. Cho dù thấy ánh sáng, nhà bác học sẽ thấy nhiều bóng tối và các khía cạnh của nó tới mức người đó sẽ vẫn còn đứng ở chỗ của mình, không thể nào di chuyển được.
Bây giờ sẽ tốt để hiểu nghĩa khác của từ quyết định. Có quyết định của dốt nát và không chắc chắn của tri thức - nhưng có quyết định khác, quyết định của kinh nghiệm. Khi một người đã trở nên chắc chắn qua kinh nghiệm, thế thì theo một nghĩa nào đó sự chắc chắn của người đó là giống như sự chắc chắn của người dốt nát thêm một lần nữa.
Khi Vivekananda tới gặp Ramakrishna, Ramakrishna rất chắc chắn. Khi Vivekananda hỏi, “Thượng đế có tồn tại không?” Ramakrishna nói, “Sao phải dài dòng nói vô dụng thế? Ông có muốn gặp Thượng đế không?” Bây giờ câu trả lời này sẽ không thể nào có được từ người thông thái.
Vivekananda cũng đã đi tới một người thông thái: ông ta đã đi tới Maharishi Devendranath, ông này là một maharishi giống như Ashvalayana. Vivekananda hỏi Devendranath cùng câu hỏi đó: “Thượng đế có tồn tại không?” nhưng cách thức ông ấy hỏi lại làm cho người trí huệ này trở nên lúng túng. Vivekananda đã túm cổ áo ông ấy, lay ông ấy và hỏi, “Thượng đế có tồn tại hay không?”
Devendranath lưỡng lự và nói, “Ngồi xuống đi. ngồi xuống một cách bình thản, thế rồi ta sẽ nói cho ông.”
Nhưng Vivekananda nói, “Lưỡng lự của ông đã nói mọi điều rồi. Ông đã lưỡng lự, và câu trả lời của ông đang tới từ lưỡng lự đó. Ông không biết! Ông có thể biết nhiều về Thượng đế, nhưng ông đã không biết Thượng đế.”
Ông ấy đã hỏi Ramakrishna đích xác cùng một điều đó, nhưng Ramakrishna đã tạo ra đích xác tình huống ngược lại. Ramakrishna nói, “Vứt mọi việc nói vô nghĩa này đi! Cho ta biết liệu ông có muốn gặp Thượng đế không!” Bây giờ đây là câu hỏi để đáp lại câu hỏi, và điều này làm cho Vivekananda lưỡng lự.
Ông ấy nói, “Trước khi tới đây tôi đã không nghĩ về điều này. Bây giờ tôi chỉ tới để hỏi. Nếu ông cho tôi chút thời gian tôi muốn nghĩ xem liệu tôi có thực sự muốn gặp Thượng đế hay không.”
Bất kì khi nào bạn đi tới ai đó đã kinh nghiệm, bạn sẽ cảm thấy rằng sự chắc chắn của người đó là rất mãnh liệt. Nếu bạn hiểu sự chắc chắn của người đó đúng, bạn sẽ thấy rằng không có hiện diện của hoài nghi đối lập trong sự mãnh liệt của người đó.
Tôi đã nghe:
Có một Thiền sư, Bokuju. Một người vô thần tới gặp ông ấy và nói, “Tôi không chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế nào.”
Đệ tử của Bokuju cho rằng bây giờ ông ấy sẽ giải thích cho người này rằng có Thượng đế, nhưng Bokuju nói, “Vậy thì đừng chấp nhận điều đó.”
Thế rồi người vô thần này hỏi, “Ông sẽ không cố bảo tôi rằng có Thượng đế chứ?”
Bokuju trả lời, “Nếu việc không chấp nhận của ông có thể tạo ra bất kì bản sao nào của chân lí về sự tồn tại của Thượng đế, thế thì ta sẽ cố thuyết phục ông về sự tồn tại của ngài. Nếu ông không chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế, điều đó là tốt!”
Nhưng người vô thần này là người cố chấp. Ông ấy muốn kéo Bokuju vào tranh luận, cho nên ông ấy nói, “Không, tôi sẽ không đi khi ông chỉ mới nói có thế này thôi. Hoặc là nói rằng Thượng đế tồn tại và thế rồi chứng minh điều đó, hoặc nếu ông không muốn chứng minh điều đó, thế thì nói rằng Thượng đế không tồn tại. Chỉ thế thì tôi mới đi.”
Bokuju nói, “Không có vấn đề gì trong đó cả - ta nói rằng không có Thượng đế.” Điều này làm cho người vô thần không thoải mái, và ông ta nói, “Ông nói rằng không có Thượng chứ gì? Bokuju, ông đang nói rằng không có Thượng đế đấy!!”
Bokuju nói, “Phát biểu của ta không tạo ra khác biệt gì cho chân lí về sự tồn tại của Thượng đế. Ta chắc chắn về sự tồn tại của ngài tới mức ta thậm chí có thể phủ nhận ngài. Ta thậm chí không sợ việc phủ nhận ngài. Ngài đích thị hiện hữu - dù Bokuju này nói gì về điều đó cũng không tạo ra khác biệt nào. Phát biểu của ta là không liên quan. Dù ta nói có hay không, điều đó không tạo ra khác biệt gì cho sự tồn tại của ngài. Hơn nữa, ta chắc chắn, hoàn toàn chắc chắn về điều đó. Ta không phải là kẻ hữu thần run rẩy, sợ rằng bây giờ ta phủ nhận Thượng đế. Không. Cho dù toàn thế giới có phủ nhận ngài, cho dù bản thân Thượng đế tới và nói, ‘Ta không tồn tại,’ ta vẫn có thể bỏ qua tất cả những điều này với một nụ cười. Thượng đế đơn giản hiện hữu.”
Sự chắc chắn này, tính quyết định này không tới từ tri thức. Tri thức đem tới sự không chắc chắn. Có chắc chắn trong dốt nát nữa, nhưng điều đó là chắc chắn của bóng tối - bởi vì bạn không biết gì cả, bạn có vẻ là chắc chắn. Nhưng chắc chắn đó không có tính hữu dụng; thay vì thế, nó là nguy hiểm. Nó là chắc chắn nảy sinh từ bóng tối, cho nên nó có thể giả thiết rằng ngay cả bức tường cũng là cửa ra vào. Chắc chắn này xảy ra không phải bởi vì bạn đã thấy cửa, mà bởi vì bạn đã không thấy cửa. Do đó, bạn tin vào bên nào chẳng thành vấn đề, bạn sẽ phải tin. Niềm tin là yêu cầu cho người như vậy. Ngay cả người mù cũng sẽ phải bước ra, và khi người ta phải bước ra, trước hết người ta cần tin rằng cửa tồn tại. Cho dù người đó đâm đầu vào tường, ngày hôm sau người đó sẽ vẫn tưởng tượng rằng bức tường khác nào đó là cửa - và người đó sẽ vẫn còn chắc chắn. Nếu không, người đó sẽ không có khả năng bước đi cho dù là một bước.
Nhà bác học, người thông thái thì lưỡng lự, và thế rồi đi tới điểm dừng hoàn toàn. Người đó bắt đầu thấy nhiều cửa thế - “Bây giờ cửa nào là cửa đúng? Con đường nào là con đường đúng? Kỉ luật nào cần theo? Cách thức nào cần chọn?” Nhiều năng lượng được dành cho mọi việc tư duy và chọn lựa này tới mức không còn năng lượng nào để chuyển động. Và đó là một quyết định khó khăn, khó theo cùng cách như khi ai đó nói, “Vâng, tôi muốn học bơi, nhưng chừng nào tôi còn chưa học được nó, làm sao tôi có thể đi vào nước được?” Điều đó là logic, bởi vì nếu bạn đi vào trong nước mà trước tiên không học bơi thì điều đó là nguy hiểm - “Đầu tiên để tôi biết bơi và thế rồi tôi có thể bơi trong nước.”
Phát biểu của người này là hợp lí, nhưng bây giờ người đó sẽ không bao giờ có khả năng đi vào nước bởi vì ngay cả để học bơi thì người ta cũng phải đi vào nước. Thực tế, bất kì ai muốn học bơi đều sẽ phải thu lấy dũng cảm để đi vào nước mà không biết cách bơi. Đó là cách duy nhất để người đó sẽ có khả năng học bơi. Người thông thái đứng nghĩ về con đường nào cần chọn, cánh cửa nào, ý tưởng, nguyên tắc: “Con thuyền nào sẽ đem mình tới bờ bên kia?” Để sang tới bờ bên kia việc lo nghĩ về lấy con thuyền nào là không quan trọng: “Thuyền có chìm giữa đường không? Thuyền có đem mình đi đúng hướng không? Người lái thuyền mà mình chọn liệu có khả năng đưa mình tới đích không?” Người thông thái trở nên bị lẫn lộn, còn người dốt nát mù quáng. Người thông thái đầy những hoài nghi còn người dốt nát chỉ chạy xô vào ngay cả hành động điên khùng nhất. Cho dù con đường tự nó xuất hiện ngay trước người thông thái, bởi vì việc suy nghĩ của mình mà người đó sẽ bỏ lỡ nó.
“Ý nghĩa quyết định” nghĩa là chỉ bằng việc kinh nghiệm là nó được lộ ra. Những người muốn biết nó - không chỉ biết về nó, mà là người muốn nhận ra và muốn hiểu ý nghĩa được giấu kín trong vedant - sẽ phải trải qua kinh nghiệm đó.
Và nhớ rằng cho dù bạn có đi theo đường sai một cách dũng cảm, với nhận biết, với hiểu biết, thì cánh cửa của kinh nghiệm sẽ mở ra ngay cả trên con đường sai đó. Tốt hơn cả là liên tục đi trên con đường sai còn hơn đứng im - nói gì tới việc đi đúng nữa? Người đứng im sẽ thậm chí không có khả năng đi sai. Người không đi sẽ chẳng đạt tới đâu cả, trong khi người đi cho dù trên đường sai, cuộc hành trình của người đó sẽ đem tới kinh nghiệm, sự trưởng thành. Cái gì đó bên trong người đó sẽ lớn lên. Một điều là chắc chắn: người này sẽ không lấy con đường sai lầm nữa. Và điều này là cái thu được không nhỏ đâu, bởi vì chính qua việc phạm phải sai lầm mà chúng ta học cách đi trên đường đúng. Không có cách khác để học.
Phạm sai lầm không phải là xấu, nhưng phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại mới là xấu. Không có vấn đề gì về việc phạm sai lầm cả. Người cho rằng phạm sai lầm là sai sẽ không bao giờ có khả năng làm bất kì cái gì. Những người cuối cùng tìm ra đường đúng là cũng những người có can đảm, dũng cảm để phạm sai lầm. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải liên tục lặp đi lặp lại cùng sai lầm mãi. Nếu bạn lặp đi lặp lại cùng sai lầm, bạn cũng sẽ không đạt tới đâu cả.
Người ta nên có dũng cảm để phạm sai lầm mới mọi ngày! Đó là phẩm chất chính của người tìm kiếm tôn giáo. Khi sai lầm đã được nhận ra, cái gì đó có giá trị đã tới trong tay bạn, cái gì đó tinh tế đã tới trong tay bạn - bạn đã đi lên trước. Bạn không còn như cũ nữa. Bạn không còn là cùng con người cũ nữa, người đã phạn phải sai lầm, bạn đã trở thành con người khác.
Biết cái giả là cái giả chính là việc bắt đầu của quá trình đi tới gần chân lí hơn. Nhận ra sai là sai là việc bắt đầu của cuộc hành trình hướng tới cái đúng.
Nhấn mạnh của vedant là vào kinh nghiệm, không chỉ thông tin. Thông tin cho thông thái, và người ta sẽ đi tới điểm dừng: người đó sẽ mất khả năng di chuyển thêm nữa. Khả năng di chuyển nên giống như khả năng của người dốt nát, và mãnh liệt của cái nhìn sẽ giống như mãnh liệt của người thông thái. Nếu tri thức của người thông thái và táo bạo của người dốt nát đi cùng nhau, thế thì đó là kinh nghiệm. Khi thông minh và tỉnh táo của người thông thái và bạo dạn của người dốt nát gắn với nhau, việc trải nghiệm bắt đầu. Nhưng điều này trở thành điều khó khăn, bởi vì người dốt nát đầy những dũng cảm. Và khi người đó trở nên thông thái, thông minh và hiểu biết tới, người đó lại mất đi dũng cảm. Khi người đó thu được đôi mắt, chân người đó trở nên bị què, và khi chân người đó còn mạnh, người đó lại không có mắt.
Chúng ta tất cả đều đã nghe câu chuyện của Panchatantra về người mù và người què, những người đang gặp khó khăn để trốn chạy khi khu rừng bắt lửa. Câu chuyện đó không phải là chuyện trẻ con đâu, nó là câu chuyện về vedant đấy. Chúng ta kể nó cho trẻ con, nhưng nó nên được kể cho người lớn. Câu chuyện đó nói rằng mọi người đều trong cùng tình huống đó: hoặc người đó mù cho nên người đó không thể thấy được, hoặc người đó què - người đó có thể thấy được nhưng người đó không thể bước đi được - và có đám cháy trong rừng. Chừng nào mối quan hệ giữa hai người còn chưa phát triển, họ cả hai sẽ chết trong đám cháy. Họ không thể thoát ra ngoài khu rừng được, cho nên họ sẽ đốt cháy hết đời này tới đời khác.
Mù này và què này đều ở bên trong bạn. Người dốt nát là người mù và người thông thái là người què. Bằng cách này khác, người què phải được cõng lên trên vai bởi vì người đó có thể thấy, và người mù phải đồng ý bước đi bởi vì người đó có chân khoẻ. Vào ngày chân của người dốt nát và mắt của người thông thái được gắn với nhau, cuộc hành trình của việc kinh nghiệm sẽ bắt đầu. Ý nghĩa quyết định tới từ việc kinh nghiệm này.
Biết bao nhiêu người tới tôi: vấn đề của ai đó là mù và vấn đề của ai đó khác là què. Có thể dễ dàng làm cho người mù đồng ý, nhưng rất khó làm cho người què đồng ý bởi vì người đó có ý tưởng rằng người đó có thể thấy. Người đó mang ảo tưởng lớn rằng người đó có thể thấy, nhưng người đó đã quên mất rằng chân mình hoàn toàn bị gẫy rồi, rằng người đó đã thu được việc thấy này bằng cái giá của khả năng bước đi. Chắc chắn người đó đã bắt đầu thấy, nhưng toàn thể năng lượng của chân người đó đã đi vào mắt người đó. Chân người đó bây giờ không thể bước được, cho nên nó dùng được gì dù người đó thấy được? Đây là lí do tại sao người dốt nát không cảm thấy khổ nhiều. Người đó sẽ cảm thấy khổ bởi vì người đó dốt nát, không có vấn đề về điều đó, nhưng không khổ nhiều như người thông thái cảm thấy bởi vì người đó có thể thấy, vậy mà người đó không thể đi được.
Có những người nói, “Vâng, chúng tôi biết cái gì là đúng, nhưng chúng tôi không làm điều đó. Chúng tôi biết cái gì là tốt, nhưng chúng tôi không thực hành nó. Chúng tôi biết cái gì nên được làm, nhưng chúng tôi không thể nào hành động trên điều đó được. Chúng tôi biết điều gì không nên làm, nhưng chúng tôi chấm dứt việc làm cùng một điều mọi ngày.” Bây giờ những người này nhất định là trong khổ lớn lao. Nỗi đau và nỗi khổ của người thông thái là rất sâu. Dường như là người đó có thể thấy cái hồ gần đó, người đó cảm thấy khát, nhưng chân người đó sẽ không nhúc nhích.
Người mù cũng cảm thấy khổ chứ, nhưng đó không phải là khổ của việc bị mắc kẹt vào một chỗ - người đó đơn giản không thấy cái hồ nào. Người đó nhận biết về cơn khát và người đó có sức mạnh trong đôi chân, cho nên người đó liên tục chạy vòng quanh, người đó đâm vào mọi thứ, ngã ra, đau đớn: khổ của người đó được sinh ra từ việc đâm vào các thứ, sự vẩn vơ này, việc ngã này và bị thương. Khổ của người thông thái là ở chỗ người đó có thể thấy hồ, người đó cảm thấy khát, người đó muốn rằng cơn khát của mình và cái hồ phải gặp gỡ ngay bây giờ, nhưng chân người đó lại bất động.
Cho nên, bằng cách này cách nọ bạn phải đem người mù bên trong và người què bên trong của mình lại với nhau.
Dũng cảm là mù. Đây là lí do tại sao người càng ngốc càng bạo dạn. Đây là lí do tại sao khi cần bạo dạn ở ai đó, chúng ta biến người đó thành người ngốc. Chẳng hạn, trong quân đội chúng ta cần người dũng cảm, cho nên chúng ta phải làm mọi nỗ lực để người đó trở thành người ngốc, để không thông minh nào nảy sinh trong người đó. Nếu người lính thông minh, điều đó sẽ nguy hiểm: người đó sẽ nghĩ trước khi người đó bắn, và người đó sẽ hỏi liệu người đó có nên bắn hay không.
Nước Mĩ đang phạm sai lầm này: nó đang giáo dục cho binh lính ở mức cao. Nó sẽ thất bại ở mọi nơi, bởi vì người lính có giáo dục không bao giờ có thể thắng được người lính vô giáo dục.
Đây là sự kiện kì lạ trong thế giới này. Điều bao giờ cũng xảy ra trong lịch sử là giống nòi có giáo dục tốt bao giờ cũng bị thất bại bởi giống nòi vô giáo dục. Điều đó đã xảy ra cả nghìn lần với Ấn Độ. Lí do đằng sau những thất bại lớn lao của Ấn Độ bao giờ cũng là người lính Ấn Độ có giáo dục hơn, còn những người man rợ tấn công thì tuyệt đối vô giáo dục. Họ có nhiều dũng cảm hơn, và người lính ở phía bên này có nhiều thông minh hơn. Lính Ấn Độ là lính què; họ không thể giữ được đất của mình khi đối diện với những người lính của phía bên kia. Trong thế giới này, bất kì khi nào một nền văn minh đạt tới chiều cao, nó đều ở gần thất bại, bởi vì bất kì nền văn minh thấp hơn nào cũng sẽ tiêu diệt nó. Lính của những nền văn minh kém văn hoá hơn là không thông minh hơn.
Ngu xuẩn, không thông minh, trong bản thân nó có dũng cảm không thể kìm được. Lưỡng lự đi vào cùng hiểu biết và thông minh. Nhưng chỉ khi hai điều này gặp gỡ, ý nghĩa quyết định của vedant mới được lộ ra.
Thứ ba, chúng ta hiểu nghĩa của từ sannyas khi chúng ta đi sâu hơn vào lời kinh này.
Chỉ những người biết tới ý nghĩa quyết định của tri thức có trong vedant, người làm thuần khiết bản thể bên trong mình bằng sannyas và yoga và phấn đấu vì brahmalok, cõi của thực tại tối thượng, mới đạt tới nó.
Sannyas và yoga: ở đây, sannyas và yoga là các khía cạnh phủ định và khẳng định của cùng một quá trình. Sannyas là từ phủ định: nó ngụ ý từ bỏ ngay, buông bỏ. Yoga là từ khẳng định: nó ngụ ý đạt tới. Sannyas là vứt bỏ, từ bỏ cái sai, còn yoga là tìm, đạt tới cái đúng. Sannyas nghĩa là từ bỏ cái vô nghĩa, còn yoga nghĩa là tìm cái có nghĩa. Sannyas và yoga là hai mặt của cùng một quá trình.
Điều đó cũng giống như khi một người ốm và bác sĩ nói, “Uống thuốc này và tập luyện cách này.”
đây, thuốc là sannyas còn tập luyện là yoga. Thuốc sẽ loại bỏ bệnh tật, nhưng nó không thể cho mạnh khoẻ được. Thuốc mang tính phủ định, nó có vai trò phủ định: nó sẽ tranh đấu với bệnh tật, nó sẽ loại bỏ bệnh tật. Luyện tập mang tính tích cực: nó sẽ tạo ra mạnh khoẻ. Cả hai đều là một phần của một và cùng một quá trình. Có lẽ luyện tập một mình sẽ không có tác dụng. Nếu thân thể mắc bệnh, có thể việc tập luyện trở thành việc tập luyện cho bệnh, thậm chí còn làm mạnh thêm cho bệnh. Luyện tập có thể làm cạn kiệt thân thể nhiều hơn và bệnh có thể thu được sức mạnh lớn hơn.
Thuốc một mình là không đủ bởi vì nó sẽ chỉ tiêu diệt bệnh tật, nó sẽ không tạo ra mạnh khoẻ khẳng định. Mạnh khoẻ khẳng định sẽ chỉ được tạo ra qua nỗ lực thể chất. Người ta sẽ phải tự mình tạo ra mạnh khoẻ, và thuốc sẽ chỉ loại bỏ bất kì cái gì đã từng là chướng ngại cho việc tạo ra mạnh khoẻ. Sannyas là giống như thuốc, và yoga giống như luyện tập. Từ bỏ cái sai và bắt đầu làm cái đúng đi - chỉ thế thì bản thể bên trong mới được làm thuần khiết.
Nói chung, những người tham gia vào yoga đều nghĩ rằng thế là đủ, rằng không có nhu cầu về sannyas. Và cùng hiểu lầm đó xảy ra khi những người đã trở thành sannyasins nghĩ rằng sannyas là đủ, rằng không có nhu cầu về yoga: “Mình đã bỏ mọi cái sai rồi. Mình đã từ bỏ thế giới, vứt bỏ mọi thứ. Bây giờ cái gì có đó để mà làm?” - dường như từ bỏ tự nó là đủ. Từ bỏ chỉ tạo ra không gian mà cái sai đã từng rót đầy chỗ trống. Vâng, bạn đã loại bỏ cái sai khỏi ngai vàng, nhưng bạn vẫn phải mời cái đúng chứ. Bạn vẫn phải mời gọi, bạn vẫn phải gửi lời mời tới hoàng đế, người chủ của ngai vàng và là người đáng ngồi lên nó. Điều này sẽ không có thể có nếu thiếu yoga.
Điều không may này đã xảy ra nhiều lần, trên đất nước này cũng như bên ngoài nó, rằng yoga dần dần đã biến mất khỏi tôn giáo, và tôn giáo đã đặt nhấn mạnh vào sannyas. Chẳng hạn, với tôn giáo Jaina, Mahavira là mahayogi, người yogi vĩ đại, nhưng toàn thể nhấn mạnh của tôn giáo Jaina là vào từ bỏ. Cho nên hôm nay, sư Jaina tuyệt đối không quen thuộc với yoga. Sư Jaina chẳng liên quan gì tới yoga. Tất cả mọi tiếp xúc của ông ta với yoga, với thiền, với cái khẳng định, đã bị phá vỡ bởi vì ông ấy cho rằng sannyas là đủ: “Tôi không ăn sai, tôi không ngủ sai, tôi không nói sai. Tôi không làm điều gì sai.” Bởi vì ông ta đã vứt bỏ tất cả những cái sai, một ý tưởng giả nảy sinh trong ông ta rằng cái đúng đã xảy ra.
Cái đúng không xảy ra chỉ bởi việc từ bỏ cái sai. Bằng việc từ bỏ cái sai, khả năng cho cái đúng xảy ra được mở ra. Cái đúng cũng phải được đem vào chứ. Cái đúng phải được cho sinh thành qua nỗ lực khẳng định.
Một ví dụ khác là tôn giáo Hindu. Bởi vì quá nhiều nhấn mạnh vào yoga, người Hindu, hay đúng hơn sư Hindu, thực hành yoga nhiều qua tư thế thân thể, qua tất cả các loại nghi lễ, nhưng việc từ bỏ của người đó đã trở thành gần bằng không. Đây là lí do tại sao nếu bạn đặt một sư Hindu và một sư Jaina ở cùng nhau, sự mãnh liệt của việc từ bỏ của sư Jaina sẽ chói sáng, sẽ nổi bật. Bạn sẽ không thấy việc từ bỏ nào ở sư Hindu, nhưng bạn sẽ thấy yoga trong người đó, điều bạn sẽ không thấy chút nào ở sư Jaina. Cả hai đều què quặt. Nếu cả hai sannyas và yoga mà không cùng nhau, sư này sẽ bị què quặt, thiên lệch.
Kinh nghiệm được sinh ra qua quá trình cân bằng của phủ định và khẳng định. Phủ định và khẳng định là hai chân để đạt tới điều thiêng liêng. Một mình chân phải sẽ không có tác dụng mà một mình chân trái cũng không tác dụng - chúng cả hai đều được cần tới cho việc bước đi.
Việc bước đi là quá trình rất tinh tế, và là quá trình rất thú vị. Nó cần được hiểu ở đây. Nếu bạn được hỏi liệu bạn có bước được không chỉ với chân trái hay chân phải, đó là câu hỏi sai bởi vì bạn không thể bước được chỉ bằng chân trái hay chỉ bằng chân phải. Toàn thể quá trình bước đi là ở chỗ khi chân trái của bạn ở trên đất, chỉ thế thì chân phải của bạn mới có khả năng nâng nó lên; thế rồi khi chân phải chạm đất, chỉ thế thì chân trái mới có khả năng rời khỏi đất. Cho nên một chân đứng tại chỗ còn chân kia chuyển động, và chân đứng tại chỗ là cơ sở cho chân kia chuyển động. Chân đang chuyển động là lời mời và sự khuyến khích cho chân đứng tại chỗ chuyển động. Chính là giữa hai điều này mà hiện tượng chúng ta gọi là chuyển động, bước đi, mới xảy ra.
Phủ định và khẳng định là hai chân của người tìm kiếm. Chừng nào chân khẳng định còn chưa được đặt vững chắc trên đất, chân phủ định có thể liên tục đung đưa trong không trung nhưng sẽ không có chuyển động. Dù từ bỏ có mạnh đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, sẽ không có chuyển động nếu không có yoga. Dù yoga có nhiều đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, cũng sẽ không có chuyển động nếu thiếu từ bỏ. Tìm ra hài hoà giữa sannyas và yoga sẽ trở thành lối mở cho kinh nghiệm về brahmalok, cõi của thực tại tối thượng.
...người làm thuần khiết bản thể bên trong mình bằng sannyas và yoga và phấn đấu vì brahmalok, cõi của thực tại tối thượng...
Làm thuần khiết bản thể bên trong... Khi bản thể bên trong đã trở nên tuyệt đối thuần khiết, đây là lối vào trong brahmalok, cõi của thực tại tối thượng. Ngày mà bản thể bị giấu kín bên trong bạn đi tới dạng thuần khiết nhất của nó, đi tới tự tính tuyệt đối của nó, nó được lộ ra nó thực là vì cái gì.
Bây giờ cố hiểu nghĩa của từ thuần khiết.
Nghĩa của “không thuần khiết” là gì? Chúng ta nói rằng nếu bạn trộn nước với sữa, sữa trở thành không thuần khiết. Bây giờ điều này rất thú vị: nước là thuần khiết và sữa là thuần khiết, mà khi chúng ta trộn hai thứ này lại với nhau chúng ta nói rằng nó đã trở thành không thuần khiết. Cái gì đã trở thành không thuần khiết, nước hay sữa? Và tại sao? Bởi vì nếu cả hai là thuần khiết, thế thì hai cái thuần khiết cùng nhau phải tạo ra thuần khiết gấp đôi chứ, chúng phải trở nên thuần khiết hơn chứ. Nhưng không, chúng cả hai đều trở thành không thuần khiết. Vậy thì cái gì được ngụ ý bởi không thuần khiết?
Nghĩa của việc trở nên không thuần khiết là ở chỗ cái gì đó không có tự tính của nước đã đi vào trong nước, và cái gì đó không mang tự tính của sữa đã đi vào trong sữa. Sữa là thuần khiết khi nó có trong nó chỉ tự tính riêng của nó, và nước là thuần khiết khi nó có trong nó chỉ tự tính riêng của nó. “Thuần khiết” chỉ ngụ ý rằng không có chất lạ hiện diện. Chỉ tự tính mới còn lại, không cái gì xa lạ hiện diện trong nó.
Cho nên cái gì được ngụ ý bởi bản thể bên trong trở nên thuần khiết? Nó không ngụ ý rằng nếu bạn không ăn cắp cái gì, bản thể bên trong của bạn đã trở thành thuần khiết, hay nếu bạn không phải là bất lương, bản thể bên trong của bạn đã trở thành thuần khiết, hay nếu bạn không bao giờ chạm tới tiền, bản thể bên trong của bạn đã trở thành thuần khiết. Không. Nghĩa của bản thể bên trong trở nên thuần khiết là ở chỗ không cái gì bên ngoài dù là bất kì cái gì đi vào trong lãnh thổ của bạn; là ở chỗ chỉ có bản thể bên trong riêng của bạn ở đó thôi. Bên trong bản thân bạn, bạn vẫn còn một mình. Bên trong bản thân bạn, không có gì và không có ai đi vào cả... không ai cả. Ăn cắp không đi vào đó, mà không ăn cắp cũng không đi vào đó. Bạo hành không đi vào đó, mà bất bạo hành cũng không đi vào đó. Dốt nát không đi vào đó, mà tri thức cũng không đi vào đó. Nói gì tới chất độc? - thậm chí nước cam lồ cũng không đi vào bạn nữa. Không, chẳng cái gì đi vào bạn. Cái còn lại chỉ là cái bạn đang là vậy. Khi không cái gì có đó khác hơn cái bao giờ cũng có đó rồi, bạn đã trở thành thuần khiết. Chính thuần khiết này là việc đạt tới thực tại tối thượng. Trong thuần khiết này, không có gì nữa để được làm.
Đạt tới tự tính riêng của bạn là tôn giáo duy nhất. Trở thành cái bạn đang vậy chính là tôn giáo duy nhất. Đây là lí do tại sao Krishna đã nhấn mạnh vào svadharma, tôn giáo cá nhân. Nhưng mọi người hay lấy tôn giáo cá nhân nghĩa là tôn giáo riêng của mình: rằng nếu bạn là người Hindu thì bạn phải vẫn còn là người Hindu, hay nếu bạn là người Mô ha mét giáo thì bạn phải vẫn còn là người Mô ha mét giáo. Svadharma, tôn giáo cá nhân, chẳng liên quan gì tới những tôn giáo này. Nghĩa thực của svadharma duy nhất là ở chỗ bạn không nên lệch khỏi bất kì cái gì ở bên trong bạn, không nên lệch khỏi cái là pháp, bản tính của cái ta của bạn, bản thể bạn. Bạn nên lắng đọng vào bản tính riêng của mình.
Đây là lí do tại sao Krishna đã nói rằng cho dù chết đi vì tự tính của mình thì cũng vẫn đúng. Rơi vào tôn giáo cá nhân của riêng người ta còn tốt hơn là chấp nhận tôn giáo của ai đó khác cái là tự tính của họ. Và bởi “tôn giáo của người khác” điều đó không được ngụ ý rằng người đi tới đền thờ phải không đi tới nhà thờ hồi giáo, hay tín đồ của Koran thì không nên đọc Gita. Nghĩa của “tôn giáo của người khác” là chỗ ngoại trừ cái ta của tôi, mọi cái khác đều là “người khác.”
Nếu Krishna mà có khả năng giải thích đúng - điều rất khó, bởi vì việc hiểu cái gì đó không phụ thuộc chỉ vào người giải thích; một nửa của nó phụ thuộc vào người đang cố hiểu - nếu Krishna mà có khả năng giải thích đúng ý tưởng này, và Arjuna cũng có khả năng hiểu đúng ý tưởng này, thì Arjuna đã cắt đứt mọi mối nối với Krishna rồi. Chỉ thế thì anh ta mới đạt tới tôn giáo cá nhân. Anh ta sẽ quên Krishna hoàn toàn. Nếu Arjuna mà hiểu đúng, thế thì đến cuối của Gita anh ta đã nói với Krishna, “Tôi đã hiểu phát biểu của thầy, và tất cả mọi hoài nghi của tôi đã rời bỏ tôi. Bây giờ nếu thầy tha thứ tôi, tôi sẽ quên thầy hoàn toàn. Bây giờ tôi sẽ không hỏi thầy cái gì nữa, tôi sẽ bắt đầu việc tìm kiếm tôn giáo cá nhân của riêng tôi.”
Có nhà huyền môn ở Trung Quốc tên là Huệ Hải. Khi ông ta tới thầy mình, thầy từ chối trở thành thầy của ông ấy. Thầy càng từ chối ông ta, Huệ Hải càng nài nỉ thầy và cầu xin thầy, dập mặt mình xuống sàn để mong thầy đồng ý. Nhưng thầy nói, “Không, ta sẽ không trở thành thầy của ông đâu. Tất nhiên, nếu ông muốn trở thành đệ tử của ta, ông có thể làm điều đó. Trở thành đệ tử là quyền của ông; làm sao ta có thể ngăn cản ông làm điều đó được? Nhưng là thầy ông thì lại ở trong tay ta, và điều đó ta sẽ không làm bởi vì toàn thể giáo huấn của ta là ở chỗ đi vào trong tự tính của riêng người ta là con đường duy nhất. Bằng việc trở thành thầy ông, ta có thể làm sao lãng ông khỏi tự tính riêng của ông, ta có thể kéo ông ra khỏi điều đó. Ông có thể trở thành đệ tử - đó là việc của ông, ông chịu trách nhiệm cho điều đó. Và ngày người đệ tử trong ông biến mất, biết rằng chỉ thế thì ông mới hiểu được giáo huấn của ta.”
Mặc cho thầy không đồng ý, Huệ Hải vẫn ở lại với thầy như đệ tử mà không được khai tâm chính thức. Thầy chưa bao giờ đồng ý là thầy của ông ấy.
Thế rồi nhiều năm sau, khi thầy mất đã lâu rồi, Huệ Hải tổ chức lễ tưởng nhớ, một ngày ở Trung Quốc cũng tựa như ngày Guru Purnima, ngày lễ trăng tròn tháng bẩy. Nó được tổ chức để tưởng nhớ thầy. Mọi người bắt đầu hỏi Huệ Hải, “Thầy tưởng nhớ sự kiện này, nhưng ai là thầy của thầy? Thầy chưa bao giờ nói cho bất kì ai về ai là thầy của thầy cả. Xin nói cho chúng tôi tên của thầy mà thầy đang làm lễ tưởng nhớ.”
Huệ Hải nói, “Người đó là thầy đã dạy cho ta mọi thứ, nhưng thầy lại không bao giờ đồng ý trở thành thầy ta. Hôm nay ta có thể nói rằng nếu như thầy đã đồng ý trở thành thầy ta, thì ta đã không có khả năng học điều thầy có thể thực sự dạy cho ta. Thầy đã hoàn thành nhiệm vụ là thầy của ta mà không chính thức trở thành thầy ta. Cho nên chính trong ghi nhớ về thầy mà ta làm lễ nhân dịp này. Thầy đã ném ta trở lại chính bản thân ta. Thầy đã xoay xở để làm cho ta khỏi đi ra ngoài bản thân ta. Và ta bị hấp dẫn tới mức giá mà thầy đã chính thức chấp nhận ta như đệ tử của thầy, ta đã trở nên bị hội tụ toàn bộ vào thầy và toàn thể năng lượng của ta sẽ trở thành đi ra ngoài. Thầy đã cắt phăng cái dây đó. Ta đã trở nên tự do với vợ ta, tự do với cha mẹ ta, anh em ta, bạn bè ta. Ta đã trở nên tự do với toàn thể thế giới ngoại trừ với một con đường hướng ngoại còn để lại cho ta - thầy. Thầy đã giải phóng ta khỏi con đường đó nữa. Thầy đã là thầy của ta bởi vì thầy đã định tâm ta vào cái ta riêng của ta.”
Nghĩa của hiện hữu thuần khiết là ở chỗ trong sự thuần khiết của cái ta của riêng mình, người khác không có đó chút nào thêm nữa; chỉ cái ta còn lại ở đó. Chỉ sự hài hoà còn lại ở đó, sự hài hoà của cái ta. Chỉ thế thì người ta mới kinh nghiệm việc nhận ra thực tại tối thượng.
Bây giờ, để chấm dứt, tôi sẽ đọc toàn thể lời kinh cho bạn.
Chỉ những người biết tới ý nghĩa quyết định của tri thức có trong vedant, người làm thuần khiết bản thể bên trong mình bằng sannyas và yoga và phấn đấu vì brahmalok, cõi của thực tại tối thượng, mới đạt tới nó.
Đủ cho hôm nay chứ?
---
Bây giờ, sẵn sàng cho thiền đi. Bạn phải làm nó toàn bộ tới mức không cái gì còn bỏ lại đằng sau, không năng lượng nào bị bỏ lại không chạm tới; mọi năng lượng đều phải được đem vào thiền một cách toàn bộ.
Đứng dãn ra. Đeo khăn bịt mắt vào: không ai được thiền với mắt mở. Ngay cả nếu bạn không có khăn bịt mắt, bạn phải nhắm mắt lại - đây là một việc.
Điều thứ hai: đừng chạy quanh và bỏ chỗ của bạn. Múa, nhảy, vui sướng, và làm bất kì cái gì bạn muốn làm trong không gian riêng của bạn.
Điều thứ ba: bất kì cái gì bạn muốn làm, làm nó đi. Bạn không chạm vào thân thể ai khác cả. Bạn cũng không nên xô đẩy hay và chạm vào bất kì ai khác. Làm thực nghiệm riêng của bạn trong không gian riêng của bạn.
Sẵn sàng, giãn cách xa lẫn nhau. Đừng tụ tất cả lại vào một chỗ bằng không các bạn có thể bị va vào nhau. Giãn ra và cho phép khoảnh cách nào đó. Bất kì ai muốn ở trần, ai muốn cởi bỏ quần áo, có thể làm vậy. Nếu các bạn cảm thấy rằng các bạn có thể tự bày tỏ bản thân mình tự do hơn nếu không có quần áo trên người, các bạn có thể cởi chúng ra. Những bạn có thể đã tới đây chỉ để xem, xin các bạn đứng hay ngồi im lặng. Đừng nói chuyện giữa buổi thiền.
Được rồi, đeo khăn bịt mắt vào.
Bây giờ nhắm mắt lại... nhắm mắt lại và bắt đầu bước thứ nhất: thở sâu, nhanh, gõ búa bằng việc thở của mình. Để chỉ có việc thở thôi, để chỉ việc thở có đó, nhanh, nhanh, nhanh! Đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào việc thở... Nhanh hơn... nhanh hơn...
... Chỉ còn lại ba phút thôi... đưa toàn thể năng lượng của bạn vào nó, chỉ thở, thở nhanh, thở, thở. Dùng việc thở như cái búa bên trong... nhanh, nhanh, mãnh liệt.
... Nhanh hơn! Trong một phút nữa đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào trong nó. Phát điên trong việc thở, thở, thở.
Bây giờ, đi vào bước thứ hai. Diễn đạt bản thân bạn.
...Một phút nữa để làm... với toàn bộ năng lượng, phát điên...
Đi vào giai đoạn thứ ba: nhảy múa... hu! hu! Toàn bộ... toàn bộ... toàn bộ... hu! hu! Toàn bộ! Toàn bộ! Toàn bộ!
... Bốn phút nữa, đưa toàn bộ năng lượng của bạn ra. Gõ búa vào nó, gõ búa vào nó... hu! hu!
... Một phút nữa... hoàn toàn phát điên... hu! hu! Mãnh liệt, mãnh liệt, mãnh liệt! đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào trong nó, mạnh mẽ... hu! hu! hu! hu! hu!
Được rồi, bây giờ im lặng và đi vào giai đoạn thứ tư. Nằm dài ra như cái xác... yên tĩnh, dừng mọi chuyển động. Buông bỏ, im lặng... Tất cả đã biến mất... im lặng; không âm thanh, không chuyển động...
Bây giờ để năng lượng làm việc bên trong, đừng dùng nó theo bất kì cách nào. Như chết. Đừng dùng năng lượng theo bất kì cách nào. Nằm ra. Thảnh thơi, và cảm thấy dường như thân thể đã thành chết. Năng lượng được đánh thức - liên tục để nó làm việc bên trong bạn, đừng dùng nó, đừng dùng nó cho bất kì cái gì vật lí.
... Đặt lòng bàn tay phải của bạn lên trán bạn và cọ sát nó một cách nhẹ nhàng ở chỗ con mắt thứ ba, giữa hai lông mày, một cách êm ái. Bằng chính chuyển động này ánh sáng được tạo ra. Ánh sáng và nhiều ánh sáng ở khắp phía trên...
...Được rồi, bây giờ thôi cọ sát, và cảm thấy là một với ánh sáng này. Có ánh sáng và ánh sáng ở khắp xung quanh... trở thành một với nó. Bây giờ bạn đang trong đại dương ánh sáng vô hạn. Ánh sáng... nhiều ánh sáng... nhiều ánh sáng. Ccảm thấy là một với nó, tan biến vào trong nó, là một với nó. Ánh sáng... ánh sáng... ánh sáng... Và chính sự mãnh liệt của ánh sáng trở thành điểm lẩy cò vào phúc lạc. Trở thành một với ánh sáng, dòng suối ánh sáng bắt đầu tuôn chảy.
Từng nhịp tim đập, mọi hơi thở của bạn, mọi thớ thịt của bạn đều trở nên được tràn đầy với phúc lạc... Trải nghiệm phúc lạc này, trải nghiệm nó đi. Có phúc lạc khắp xung quanh... có phúc lạc bên trong và bên ngoài... bạn đã chìm ngập trong phúc lạc... bạn đã trở thành một với phúc lạc... Phúc lạc, phúc lạc, phúc lạc... Mọi thớ thịt đã trở nên được rót đầy bởi phúc lạc... Phúc lạc... phúc lạc... phúc lạc...
Chính sự mãnh liệt của phúc lạc trở thành sự hiện diện của điều thiêng liêng. Bằng việc đi sâu vào phúc lạc, kinh nghiệm về điều thiêng liêng được lẩy cò. Nó là sự hiện diện khắp xung quanh, ở đây và bây giờ... trải nghiệm nó... là một với phúc lạc và sự hiện diện của điều thiêng liêng được lẩy cò.
Trải nghiệm nó, điều thiêng liêng là sự hiện diện, khắp xung quanh đều là điều thiêng liêng, bên trong và bên ngoài đều là điều thiêng liêng. Cảm thấy nó: điều thiêng liêng là sự hiện diện, khắp xung quanh. Duy nhất điều thiêng liêng đang bao quanh bạn. Bạn đã chìm ngập trong đại dương của sự hiện diện của nó và đã trở thành một với nó.
...Bây giờ lại đặt lòng bàn tay phải lên trán bạn và cọ sát nó nhẹ nhàng. Bỗng nhiên có cuộc cách mạng bên trong, năng lượng đi vào những cõi cao hơn...
Bây giờ giơ hai tay hướng lên trời, mở mắt ra, nhìn lên trời và để trời nhìn vào bạn. Bây giờ liên tục tiếp tục chuyến bay xa xăm - chuyến bay vào bầu trời. Đi xa... Đi xa. Nhìn lên trời. Để trời đi vào bạn. Cảm thấy bầu trời, cảm thấy bầu trời và để cho bầu trời cảm thấy bạn...
Bất kì cảm giác nào trào lên trong tâm bạn, bạn có thể diễn đạt chúng trong hai phút. Bất kì phúc lạc nào, bất kì niềm vui nào, bất kì cảm giác nào có thể có, bạn đều có thể diễn đạt chúng. Và đừng cảm thấy xấu hổ, diễn đạt đi!
... Bây giờ đưa hai tay bạn theo điệu bộ Namaskar và để đầu bạn xuống dưới chân của điều điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng đang hiện diện ở đây. Để đầu bạn xuống, buông xuôi bản thân mình. Để chỉ có một cảm giác trong tâm:
Từ bi của điều thiêng liêng là vô hạn...
Từ bi của điều thiêng liêng là vô hạn...
Từ bi của điều thiêng liêng là vô hạn.
... Bây giờ quay lại thiền... bây giờ quay lại.
Nhận xét
Đăng nhận xét