Chương 8. Bản chất của mọi sự
Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 09
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 09
Chương 8. Bản chất của mọi sự
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi hiểu thầy nói rằng trí tuệ là rào chắn cho việc tự hiểu mình. Xin thầy giải thích thêm thầy ngụ ý gì bởi điều này. Tôi đã rất quan tâm nghe bài giảng của thầy trong vài ngày qua. Xa khỏi người không trí thức, họ có thể được mô tả như người thành đạt về tri thức. Hơn nữa, nhà khoa học không thể vứt bỏ được việc chia sẻ tri thức của mình, điều làm cơ sở cho đánh giá của ông ấy: chắc chắn đánh giá của ông ấy phải khách quan. Tôi cảm thấy rằng tôi phải đã hiểu lầm thầy rồi.
Richard, tôi đã không nói gì chống lại thông minh, trí tuệ đâu, nhưng có chống lại đầu óc máy móc đấy - và đó là hiện tượng hoàn toàn khác. Khi ai đó trở nên bị đồng nhất với trí tuệ của mình, tính đầu óc được sinh ra; khi ai đó vẫn còn là người chủ, không bị đồng nhất với trí tuệ của mình, thông minh được sinh ra. Trí năng vẫn là một thôi. Toàn thể vấn đề phụ thuộc liệu bạn bị đồng nhất với nó hay bạn vẫn còn siêu việt trên nó. Nếu bạn trở nên bị đồng nhất, đó là tính đầu óc; nếu bạn vẫn còn không bị đồng nhất, đó là thông minh.
Thông minh có tầm quan trọng vô cùng; tính đầu óc là rào chắn. Tính đầu óc là rào chắn ngay cả trong thế giới của khoa học. Nhiều nhất tính đầu óc có thể cho bạn thành học giả, con người của lời nói, cứ chăng tơ, thêu dệt các hệ thống tư tưởng mà chẳng bản chất chút gì.
Trong nỗ lực khoa học, thông minh phải được hội tụ vào thế giới khách quan; trong thám hiểm tôn giáo, thông minh phải đi vào nội tâm. Nó vẫn là cùng một thông minh thôi, chỉ chiều hướng thay đổi. Trong khoa học, đối tượng, đối tượng bên ngoài, là mục đích của việc truy tìm; trong tôn giáo, tính chủ quan của bạn, lãnh thổ của bạn, là cuộc phiêu lưu của bạn. Thông minh vẫn là một thôi.
Nếu bạn trở thành người đầu óc thì bạn sẽ không là người khoa học; bạn sẽ chỉ viết ra lịch sử của khoa học hay triết lí về khoa học, nhưng bạn sẽ không là người khoa học, người thám hiểm, người phát minh, người khám phá, về phần riêng của bạn. Bạn sẽ đơn giản tích luỹ thông tin. Vâng, điều đó nữa cũng có cái dụng nào đó; khi có liên quan tới thế giới bên ngoài, ngay cả thông tin cũng có tiện dụng giới hạn nào đó, nhưng trong thế giới bên trong nó không có tiện dụng nào cả. Nó là rào chắn; nó có tác động tiêu cực lên kinh nghiệm bên trong.
Bạn nói, 'Tôi hiểu thầy nói rằng trí tuệ là rào chắn cho việc tự hiểu mình.'
Trí tuệ không là rào chắn không là cây cầu; trí tuệ là trung lập. Bị đồng nhất với nó, nó trở thành rào chắn; vẫn còn không bị đồng nhất với nó, nó là cây cầu. Và không có thiền bạn không thể biết bản tính siêu việt của mình.
Trong khoa học, tập trung là đủ; nhiều nhất, suy tư là được cần tới. Trong tôn giáo, thiền là cách duy nhất. Tập trung không được cần tới, không phải là sự giúp đỡ; nó là cản trở tích cực. Suy tư cũng không phải là giúp đỡ; chính suy tư không phải là có tính thiền, nó là cái thay thế nghèo nàn cho thiền. Thiền - duy nhất thiền - mới có thể đem tới cách mạng bên trong.
Thiền nghĩa là thoát ra khỏi tâm trí, nhìn vào tâm trí từ bên ngoài. Đó đích xác là nghĩa của từ 'cực lạc- ecstasy': đứng ra ngoài. Đứng ra ngoài tâm trí làm cho bạn cực lạc, đem phúc lạc tới cho bạn. Và thông minh lớn lao được thoát ra. Khi bạn bị đồng nhất với tâm trí bạn không thể rất thông minh được bởi vì bạn trở nên bị đồng nhất với công cụ, bạn trở nên bị giới hạn bởi công cụ này và các giới hạn của nó. Mà bạn là vô giới hạn - bạn là tâm thức.
Dùng tâm trí, nhưng đừng trở thành nó. Dùng nó như bạn dùng các máy khác. Tâm trí là cái máy hay. Nếu bạn có thể dùng nó, nó sẽ phục vụ bạn; nếu bạn không thể dùng nó và nó bắt đầu dùng bạn, nó có tính phá huỷ, nó là nguy hiểm. Nó nhất định đem bạn vào rắc rối nào đó, vào thảm hoạ nào đó, vào đau đớn và khổ sở nào đó, bởi vì máy là thứ mù quáng. Nó không có mắt, nó không có sáng suốt. Tâm trí không thể thấy được; nó chỉ có thể cứ lặp lại cái đã được nạp vào trong nó. Nó giống như máy tính; đầu tiên bạn phải nạp vào nó đã.
Đó là điều cái gọi là giáo dục của bạn đang vậy, bạn cứ nạp vào tâm trí. Thế thì nó trở thành kí ức lớn trong bạn, cho nên bất kì khi nào bạn cần nhớ cái gì nó có thể cung cấp. Nhưng bạn phải vẫn còn là người chủ để bạn có thể dùng được nó; bằng không nó bắt đầu chỉ đạo bạn.
Đừng bị chiếc xe của bạn hướng dẫn; vẫn là người lái xe đi. Bạn phải quyết định hướng đi, bạn phải quyết định mục đích. Bạn phải quyết định về tốc độ, khi nào bắt đầu đi và khi nào dừng lại. Khi bạn mất kiểm soát và khi chiếc xe nắm quyền và nó bắt đầu đi theo cách của nó thì bạn mang định mệnh tiêu rồi.
Nhưng tôi không tuyệt đối chống lại thông tin đâu. Thông tin là tốt nếu nó được cất giữ trong kí ức và bất kì khi nào bạn cần nó bạn đều có thể tìm thấy nó một cách dễ dàng. Nó nguy hiểm chỉ khi bạn không cần nó và nó cứ tự gõ búa lên bạn; khi nó buộc bạn làm cái gì đó, khi bạn chỉ là nạn nhân, thế thì nó là nguy hiểm. Bằng không nó là hay. Nó là phương tiện hay, nhưng nó không phải là mục đích.
Tại trường thầy giáo đang hỏi cả lớp các câu hỏi. Thầy quay sang Jenkins, 'Ai làm đổ bức tường Jericho?'
'Dạ thưa thầy,' Jenkins đáp. 'Thưa thầy không phải em ạ.'
Thầy giáo giận lắm. Ông ấy lên thẳng thầy hiệu trưởng và nói, 'Tôi vừa mới hỏi Jenkins ai làm đổ bức tường Jericho và nó nói điều đó không phải tại nó. Thầy nghĩ về điều đó thế nào?'
Thầy hiệu trưởng nói, 'Tôi có biết gia đình Jenkins nhiều năm rồi, và nếu nó nói đấy không phải là nó làm, thì đấy không phải là nó làm đâu.'
Thầy giáo càng bực mình hơn. Ông ấy gọi điện cho ông bộ trưởng Bộ giáo dục và nói, 'Tôi hỏi một cậu học sinh trong lớp ai đã làm đổ bức tường Jericho và nó nói không phải nó. Rồi tôi lên ông hiệu trưởng để phàn nàn. Ông ấy nói ông ấy có biết gia đình này nhiều năm rồi và nếu đứa bé nói không phải nó, thì đó là không phải nó. Ông nghĩ thế nào về điều đó?'
Bộ trưởng im lặng một giây rồi nói, 'Nghe đây, tôi phát ngán với phàn nàn từ trường ông rồi. Sửa lại bức tường đó đi và nếu còn phàn nàn nữa, tôi sẽ đóng cửa thẳng cái trường đó đấy!'2
Thông tin trong bản thân nó không xấu - bạn phải biết ai đã làm đổ bức tường Jericho chứ! Nhưng nếu thông tin trở thành mạnh tới mức trong tâm trí bạn nó cứ diễn ra mãi và bạn không thể tắt được nó đi, bạn không thể để tâm trí vào trạng thái thảnh thơi, thế thì tâm trí trở nên mòn mỏi, mệt mỏi, chán ngán, kiệt quệ. Trong trạng thái đó, làm sao bạn có thể thông minh được? Năng lượng của bạn bị tiêu tán. Thông minh cần năng lượng tuôn chảy. Thông minh cần mạnh khoẻ, toàn thể.
Thiền nhân sẽ thông minh hơn bất kì ai khác và thiền nhân sẽ có khả năng dùng tâm trí của mình một cách vừa cả khách quan và chủ quan. Người đó sẽ có khả năng đi ra bên ngoài dễ dàng cũng như người đó sẽ có khả năng đi vào bên trong. Người đó sẽ linh hoạt hơn. Người đó là người chủ. Người đó có thể đưa xe đi tới, người đó có thể đưa xe đi lui.
Khi Ford làm chiếc xe hơi đầu tiên đã không có số lùi trong nó. Thành ra đâm khó quay về nhà. Bạn phải đi vòng, bạn phải đi chặng đường dài, chỉ để về nhà. Cho dù bạn mới đi được vài mét qua ga ra của mình bạn cũng không thể quay lại ga ra được - không có số lùi trong xe. Về sau số lùi mới được thêm vào.
Thiền cho bạn số lùi. Bình thường bạn không có nó và bạn phải đi vòng quanh thế giới lặp đi lặp lại, và dầu vậy bạn vẫn không thể tìm được nhà mình ở đâu; bạn không thể quay về được. Bạn không thể đi vào trong được; bạn chỉ biết cách đi ra ngoài. Bạn không thể đi lui vào trong được. Thiền nhân trở nên linh động hơn, linh hoạt hơn. Người đó trở nên giầu có hơn.
Tôi không thiên về những người ở trong quá khứ, nhân danh tôn giáo, bởi vì bị cố định vào trong sự hướng nội của họ; điều đó là cực đoan khác. Vài người bị cố định là người hướng ngoại; như một phản ứng, vài người trở nên bị cố định là người hướng nội. Cả hai đều trở thành chết. Cuộc sống thuộc vào người linh hoạt, người có thể đi từ hướng ngoại sang hướng nội và từ hướng nội sang hướng ngoại cũng dễ dàng như bạn đi ra ngoài nhà mình và đi vào trong nhà mình. Khi trời quá lạnh bên trong bạn đi ra ngoài mặt trời; khi trời trở nên quá nóng bạn đi vào bên trong dưới chỗ trú ẩn, vào cái mát mẻ của ngôi nhà - và ở đó không có vấn đề gì. Nó đơn giản như thế thôi.
Thiền không có nghĩa là đi ngược lại thế giới bên ngoài. Nó đã là vậy trong quá khứ. Đó là lí do tại sao tôn giáo đã thất bại, nó không thể thành công được; nó đã không thể thành công theo bất kì cách nào. Cuộc sống thuộc vào cái linh động, cái tuôn chảy. Bất kì khi nào bạn trở nên bị cố định bạn đều trở thành một vật. Sư của bạn đã là người hướng nội; họ nhắm mắt với thế giới bên ngoài.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta không thể phát triển được khoa học, mặc dầu những bước đầu tiên đã được tiến hành ở phương Đông. Toán học đã được phát triển ở Ấn Độ. Bước đầu tiên hướng tới công nghệ đã được thực hiện ở Trung Quốc. Nhưng ở đó nó dừng lại bởi lẽ đơn giản là những người vĩ đại ở phương Đông trở nên bị cố định với hướng nội; họ đánh mất mối quan tâm với thế giới khách quan, họ đóng bản thân họ toàn bộ với điều khách quan. Điều này là mới chỉ là một nửa của tiềm năng toàn bộ của bạn.
Bây giờ phương Tây đang làm chính điều ngược lại: nó đã trở thành hoàn toàn hướng ngoại, nó không biết cách đi vào trong. Nó không tin rằng có cái gì 'bên trong,' nó không tin vào linh hồn nào. Nó tin vào hành vi của con người, không tin vào sự tồn tại bên trong của con người. Nó nghiên cứu hành vi và nó nói chẳng có ai ở bên trong cả - đó toàn là máy móc.
Con người đã trở thành robot. Nếu bạn không biết linh hồn, con người trở thành robot. Con người được hiểu chỉ là cái máy đẹp được phát triển qua hàng triệu năm - cuộc hành trình dài, dài của tiến hoá - nhưng con người chỉ là cái máy phức tạp.
Không khó khăn gì cho Adolf Hitler giết nhiều người thế một cách dễ dàng thế bởi lẽ đơn giản là nếu con người là máy, có hại gì trong việc giết mọi người?
Nếu bạn phá chiếc đồng hồ đeo tay của bạn, bạn không cảm thấy phạm tội; dù nó phức tạp thế nào, nó chỉ là chiếc đồng hồ đeo tay. Nếu bạn quyết định phá nó, đấy là bạn quyết định; không ai có thể phản đối điều đó. Bạn không thể bị lôi ra toà án như kẻ giết người.
Stalin có thể giết hàng triệu người một cách dễ dàng mà không áy náy gì trong lương tâm ông ta bởi lẽ đơn giản là chủ nghĩa Mác tin rằng không có linh hồn. Con người không là gì ngoài vật chất; tâm thức chỉ là sản phẩm phụ của vật chất. Đây là một cực đoan.
Khoa học đã phát triển ở phương Tây, nhưng tôn giáo đã biến mất. Ở phương Đông, tôn giáo đã phát triển nhưng khoa học đã biến mất. Theo cả hai cách con người vẫn còn nghèo nàn và một nửa.
Nỗ lực của tôi ở đây là để tạo ra con người toàn thể, người sẽ có khả năng có tính khoa học và có tính tôn giáo cùng nhau.
Con chó lớn, đầy ghẻ lở đang doạ mèo mẹ và lũ mèo con. Nó dồn lũ mèo vào góc chuồng, thì bỗng nhiên con mèo mẹ chồm dậy trên chân sau và bắt đầu sủa dữ dội và gầm gừ lớn. Giật mình và lúng túng, con chó quay đầu và tháo chạy khỏi chuồng, đuôi cụp lại giữa hai chân.
Quay lại phía lũ con, mèo mẹ giơ vuốt lên và bảo chúng, 'Bây giờ các con thấy ưu thế của việc có hai ngôn ngữ rồi đấy?'
Tôi muốn con người có song ngữ. Con người nên biết khoa học nhiều, sâu như người đó nên biết thiền.
Người đó nên biết tâm trí nhiều như người đó nên biết thiền. Người đó nên biết ngôn ngữ của thế giới khách quan - đó là khoa học - và người đó cũng nên biết về ngôn ngữ của thế giới chủ quan - đó là tôn giáo.
Chỉ người có khả năng bắc cầu qua tính khách quan và tính chủ quan, người có khả năng bắc cầu qua Đông và Tây, người có khả năng bắc cầu qua người duy vật và người duy linh, mới có thể là con người toàn thể. Thế giới đang chờ đợi con người toàn thể. Nếu con người toàn thể không tới sớm, thế thì không có tương lai cho nhân loại. Và con người toàn thể có thể tới chỉ qua thông minh sâu sắc, sâu lắng.
Tôi không chống lại trí tuệ, tôi không chống lại thông minh; tôi chống lại tính đầu óc. Đừng bị đồng nhất với tâm trí của bạn. Bao giờ cũng vẫn còn là người quan sát trên núi; nhân chứng cho thân thể, cho tâm trí, nhân chứng cho cái bên ngoài và cho cái bên trong, để cho bạn có thể siêu việt lên trên cả hai, cái bên ngoài và cái bên trong, và bạn có thể biết rằng bạn không là cả hai - bạn ở ngoài cả hai. Cái bên ngoài đó là Thượng đế.
Thượng đế không phải là đối thể không phải là chủ thể. Thượng đế không là cái bên ngoài không là cái bên trong. Ngài là cả hai và ngài là không cả hai.
Richard, bạn nói, 'Tôi đã rất quan tâm nghe bài giảng của thầy trong vài ngày qua. Xa khỏi người không trí thức, họ có thể được mô tả như người thành đạt về tri thức.'
Khi tôi nói với bạn, cho dù tôi đang nói về cái gì đó siêu trí thức, tôi vẫn nói theo cách trí thức bởi vì bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu được điều tôi đang nói. Trí tuệ là phương tiện trao đổi có thể có duy nhất ngay bây giờ. Chừng nào bạn còn chưa học ngôn ngữ của im lặng hoàn toàn tôi vẫn phải cứ nói theo ngôn ngữ của bạn. Bạn hiểu logic, tôi dùng logic - vì những chủ định rất kì lạ: để giúp bạn đi ra ngoài logic. Tôi dùng mọi cách có thể để giúp bạn siêu việt lên trên nhị nguyên.
Tôi không phải là người không trí thức hay phi trí thức, nhưng nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn vượt ra ngoài cả hai trí tuệ và phi trí tuệ, vượt ra ngoài cả logic và phi logic. Điều đó là có thể. Khi bạn trong im lặng tuyệt đối bạn không logic không phi logic, nhưng im lặng đó không thể được diễn đạt một cách trực tiếp; im lặng đó phải được dịch sang ngôn ngữ của bạn. Đó là điều tôi đang làm ở đây. Đó là nỗ lực gian nan bởi vì nhiều điều huy hoàng và vĩ đại bị mất đi trong việc dịch nó. Kinh nghiêm đó về im lặng là bao la thế nó không thể được đưa vào lời, nhưng nó phải được đưa vào lời. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng nghe thấy nó. Ngay cả thế cũng rất ít người nghe thấy nó, bởi vì mọi người không hiện diện; họ vắng mặt, họ ngủ.
Tôi phải bắt đầu từ ngôn ngữ của bạn, và dần dần, dần dần bạn sẽ bắt đầu học ngôn ngữ của tôi. Tôi là người song ngữ và tôi sẽ làm bạn cũng là người song ngữ. Có hai ngôn ngữ: ngôn ngữ của lời và ngôn ngữ của im lặng. Ngay bây giờ tôi phải dùng ngôn ngữ của lời để dịch thơ ca của im lặng, âm nhạc của im lặng. Về sau, khi bạn đã phát triển chút ít tính thiền, bạn sẽ có khả năng hiểu thơ ca của im lặng, âm nhạc của im lặng một cách trực tiếp - chỉ bằng việc ngồi gần tôi. Sẽ không cần tôi nói điều gì cả.
Tôi chờ đợi cái ngày đó và tôi thực sự vội vã vì ngày đó, bởi vì việc nói đang trở nên ngày càng khó hơn với tôi. Với bạn có lẽ dường như là tôi có thể cứ nói mãi; khi có liên quan tới tôi thì nói trở thành ngày một khó hơn bởi vì tôi có thể thấy tính không thể được của việc đưa cái không thể biết được vào lời. Điều đó dường như là việc sát hại - toàn thể cái đẹp bị mất đi. Chỉ cái gì đó mới đạt tới bạn và cái đó nữa cũng phụ thuộc vào bạn: nếu bạn sẵn có cho tôi, nó đạt tới bạn; bằng không nó sẽ không đạt tới bạn đâu. Bạn sẽ cứ nghe điều bạn muốn nghe và bạn sẽ cứ thấy điều bạn có khả năng thấy.
Với kì nghỉ, Donnelly quyết định đi Thuỵ Sĩ để hoàn thành ước mơ cả đời bằng việc leo lên Matterhorn. Anh ta thuê một người hướng dẫn và leo lên. Khi họ gần tới đỉnh, họ bị cuốn đi trong tuyết trượt.
Ba giờ sau, thánh Bernard lặn lội tới họ, một thùng rượu mạnh buộc dưới cằm ông ấy.
'Hoan hô!' người hướng dẫn kêu lên. 'Người bạn tốt nhất của con người tới rồi!'
'Vâng,' Donnelly nói. 'Và nhìn vào kích cỡ của con chó đang mang nó!'
Bạn nghe điều bạn có thể nghe được, bạn thấy cái bạn có thể thấy được. Đó là co kéo của chiến tranh giữa tôi và bạn để đem bạn tới điểm mà bạn có thể thấy cái gì đó mà tôi đang thấy.
Một khi tôi đã hoàn thành việc có số người đúng để tạo ra phật trường, tôi sẽ đi vào im lặng. Cách bạn đi vào thiền làm cho tôi hi vọng điều đó sẽ sớm xảy ra; điều đó sẽ không lâu đâu. Chẳng mấy chốc số lượng đúng của năng lượng sẽ sẵn có. Thế thì tôi có thể chỉ ngồi im lặng cùng bạn; bạn có thể nhảy múa và ca hát quanh tôi hay ngồi trong im lặng. Và sẽ có trao đổi - nhiều phần giao cảm hơn là trao đổi. Cái gì đó nhất định xảy ra. Nhưng trước khi điều đó có thể xảy ra tôi phải cứ thuyết phục bạn qua lời, qua logic. Đó là một loại dụ dỗ. Tôi phải cám dỗ bạn hướng tới cái gì đó mà bạn đã hoàn toàn quên mất.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có thể cho triết lí của thầy vào bản tóm tắt được không?
Vandan, bất kì triết lí nào mà có thể đưa vào bản tóm tắt, đều có ở đó cả.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu, Bi quan là gì?
Gyanesh, con người có thể nhìn cuộc sống theo hai cách: hoặc qua cái không hoặc qua cái có. Hoặc con người có thể tiêu cực trong cách tiếp cận của mình hoặc tích cực. Đây là hai cách sẵn có dễ dàng cho tâm trí.
Cũng có cách thứ ba, nhưng để đạt tới cách thứ ba bạn phải trải qua nỗ lực gian nan của việc trở nên ngày một nhận biết hơn. Với người ngủ hai cách này được làm sẵn rồi, sẵn có từ chính lúc sinh.
Người tích cực sống qua một loại lạc quan. Lạc quan của người đó nông cạn, nhưng người đó tràn đầy hi vọng. Người đó chỉ đếm hoa hồng trong bụi hồng; người đó không nhìn vào gai, người đó bỏ qua chúng. Sớm hay muộn người đó nhất định bị thất vọng.
Mọi đứa trẻ đều bắt đầu bằng thái độ tích cực hướng tới cuộc sống. Điều đó là tự nhiên bởi vì nếu đứa trẻ bắt đầu với thái độ tiêu cực nó sẽ không bắt đầu chút nào; nó sẽ chết trong bụng mẹ. Nó đã chờ đợi trong chín tháng, nó đi qua kênh sinh đẻ, một quá trình đau đớn, ngột ngạt. Phải có hi vọng vô ý thức sâu bên dưới; do đó nó kiên nhẫn chờ đợi cái ngày nó có thể thấy mặt trời, thấy ánh sáng, ở trong thế giới. Nó giống hạt mầm, rất vô ý thức; nó không nhận biết về điều đó. Nhưng mọi đứa trẻ đều được sinh ra với hi vọng lớn lao, mọi đứa trẻ đều là người lạc quan; nó nhìn qua cái tích cực.
Nhưng cuộc sống làm mọi người thất vọng. Cuộc sống rất kì lạ, theo một cách nào đó: nếu bạn không có được cái bạn muốn, bạn thất vọng, lẽ tự nhiên; nhưng nếu bạn có được cái bạn muốn, thế nữa bạn cũng thất vọng. Thất vọng dường như là định mệnh. Nếu bạn không có cái bạn muốn, bạn khổ - bạn đã thất bại. Bạn đã không có khả năng chứng minh bản thân mình, bạn đã không có khả năng chứng minh khí khái của mình. Người khác đã thành công, bạn là thất bại. Bạn không thể kính trọng bản thân mình được, bạn không thể kính trọng cuộc sống được. Nó dường như là tai ương. Bạn muốn trả vé lại cho Thượng đế. Nếu bạn gặp ngài, câu hỏi đầu tiên của bạn sẽ là, 'Sao ngài đã tạo ra tôi? Để làm gì? - vì tất cả những điều thất vọng này sao? Ngài có là kẻ bạo ác hay cái gì đó không, cứ tạo ra nhiều người và cho họ nhiều khổ sở thế?'
Và người tôn giáo nói, 'Đó là vở kịch của Thượng đế, đó là leela của ngài.' Đây là loại vở kịch gì vậy? Thượng đế dường như không còn tri giác đúng nữa rồi. Dường như ngài đang tận hưởng trò hành hạ. Ngài dường như giống Adolf Hitler, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông hơn là giống Phật Gautam, Mahavira, Jesus.
Những người này dường như không giống Thượng đế, bởi vì khi tất cả hi vọng của bạn đều biến thành vô vọng, khi tất cả ham muốn của bạn đều là thất vọng, khi chẳng cái gì tới từ lạc quan của bạn, một cách tự nhiên bạn trở nên chua cay, bạn trở nên cay đắng, và bi quan được sinh ra.
Bi quan chẳng là gì ngoài thất bại của thái độ lạc quan. Thế thì bạn bắt đầu đếm gai và bỏ qua hoa hồng. Thế thì bạn bao giờ cũng tìm phía tối. Đó là triết lí của bi quan.
Suy tư về những luật này của Murphy:
Thứ nhất: Nếu bất kì cái gì có thể đi sai, nó sẽ đi sai.
Thứ hai: Chẳng cái gì đã bao giờ đơn giản như nó có vẻ vậy.
Thứ ba: Mọi thứ đều lâu hơn bạn mong đợi.
Thứ tư: Bị bỏ cho bản thân chúng mọi thứ đều đi từ tồi tới tệ hơn.
Thứ năm: Tự nhiên bao giờ cũng về phe với thiếu sót ngầm.
Thứ sáu: Bà mẹ Tự nhiên là đồ lẳng lơ.
Thứ bẩy: Không thể nào làm được cái gì hết sức rõ ràng bởi vì kẻ ngu khéo thế.
Thứ tám: Nếu mọi thứ dường như diễn ra tốt đẹp, bạn hiển nhiên đã bỏ sót cái gì đó.
Thứ chín: Nếu bạn có thể giữ được trí của bạn khi, mọi người xung quanh người khác mất trí nhớ, bạn chỉ không hiểu tình huống.
Và thứ mười: Với mọi vấn đề con người, có một giải pháp đơn giản, rõ ràng - và nó bao giờ cũng sai.
Bi quan đơn giản nghĩa là nhìn cuộc sống một cách tiêu cực, bao giờ cũng tìm lỗi, tìm lỗ hổng, tìm cái gì đó tiêu cực, và tích luỹ tất cả những tiêu cực đó. Và khi bạn nhìn vào phía tối, tất nhiên bao giờ cũng vậy, có hai đêm và chỉ một ngày nhỏ bị kẹp giữa hai đêm - những đêm tối, tối mù.
Lạc quan chấm dứt trong bi quan. Mọi người bi quan đều đã từng có thời là người lạc quan - người đó là người cựu lạc quan. Người đó đã hi vọng quá nhiều và bởi vì những hi vọng đó đã không được hoàn thành nên người đó đã trở nên chua cay, giận dữ, phát rồ. Bây giờ người đó không thể thấy hoa và sao được. Người đó không thể thấy được cái gì đẹp; người đó cứ tìm cái xấu. Và khi bạn tìm cái xấu bạn sẽ thấy nó ở mọi bước. Bất kì cái gì bạn tìm bạn nhất định thấy nó, nhớ lấy, bởi vì cuộc sống bao gồm cả hai - tích cực và tiêu cực - theo cùng số lượng. Cuộc sống không thể tồn tại nếu thiếu cái kia; cực kia là điều phải có.
Điều đó cũng giống như điện. Điện không thể tồn tại chỉ với một cực, dương hay âm; nó phải có cả hai cực cùng nhau. Nó là có thể có chỉ thông qua căng thẳng được tạo ra giữa âm và dương.
Nhưng có loại người thứ ba - tôi gọi người đó là người thức tỉnh, người chứng ngộ - người nhìn cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, người không là người bi quan không là người lạc quan, người đơn giản chấp nhận cuộc sống như nó vậy; người chấp nhận đêm, người chấp nhận ngày, người chấp nhận hoa hồng và gai, bởi vì người đó hiểu rằng cuộc sống bắt nguồn từ nhị nguyên cần thiết, biện chứng. Và trong nhận biết của người đó phát triển sự tổng hợp giữa các cực đối lập. Sự tổng hợp này chưa bao giờ phát triển ở bên ngoài, như Karl Marx nói.
Karl Marx nói cuộc sống là quá trình biện chứng giữa chính đề và phản đề và nó bao giờ cũng đi tới sự tổng hợp. Thế rồi sự tổng hợp lại biến thành chính đề và tạo ra phản đề của nó. Điều đó hoàn toàn sai. Bên ngoài, cuộc sống bao giờ cũng là chính đề và phản đề; nó chưa bao giờ đi tới sự tổng hợp nào.
Sự tổng hợp được đạt tới chỉ trong viễn kiến bên trong của người chứng ngộ. Sự tổng hợp được đạt tới khi bạn đã đạt tới im lặng tuyệt đối. Trong im lặng đó bạn rõ ràng, trong suốt tới mức bạn có thể thấy thấu tỏ. Thế thì bạn biết rằng cuộc sống cần cả hai: ngày và đêm, sống và chết. Thế thì không có gì sai trong cái chết; nó hữu dụng hoàn hảo, được cần tới, không thể tránh được. Thế thì chấp nhận sâu sắc nảy sinh trong bạn. Phật gọi chấp nhận đó là tathata - như thế. Cuộc sống là như thế. Bạn hiểu nó và qua việc hiểu đó bạn siêu việt lên trên nó.
Đừng là người bi quan và đừng là người lạc quan. Quan sát, là người quan sát và đạt tới tổng hợp tối thượng nơi bạn trở thành lực thứ ba vươn lên ngày càng cao hơn và thấy từ bên trên, cái nhìn của mắt chim. Sâu bên dưới mọi thứ đều trong xung đột, nhưng điều đó là được bởi vì bạn hiểu cuộc sống không thể tồn tại được nếu không có điều đó. Đó không phải là lỗi của Thượng đế. Không có Thượng đế như một người có thể bị oán trách vì điều đó. Đó chỉ là bản tính của mọi sự - Đạo, pháp - rằng cuộc sống vận hành qua nhị nguyên. Nhưng tâm thức có thể soải cánh bay cao tới mức nó có thể siêu việt lên trên mọi nhị nguyên và có thể đạt tới cái một.
Thiền nhân thực không là người bi quan không là người lạc quan. Người đó sống trong một loại tính như thế, trong 'khả năng chấp nhận' toàn bộ.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi phát chán với chồng tôi. Tôi đã cố gắng mọi cách, nhưng chẳng cái gì dường như có tác dụng. Thầy có gợi ý gì không?
Geetama, không nhiều đâu, chỉ mỗi một. Viết một lá thư cho năm người bạn của bạn như thế này:
Chào đằng ấy!
Bức thư này được bắt đầu bởi người đàn bà như bản thân bạn, trong hi họng đem lại sự nhẹ nhõm cho bà vợ không hài lòng và mệt mỏi.
Không giống như phần lớn các bức thư loằng ngoằng, bức thư này chả tốn kém gì cả. Cứ gửi bản sao thư này cho năm người bạn của bạn, những người cũng mệt mỏi tương đương. Thế rồi gói chồng bạn lại và gửi anh ta tới người đàn bà ở đầu danh sách và thêm tên bạn vào cuối danh sách.
Khi tên bạn lên đầu danh sách này bạn sẽ nhận được 16,478 đàn ông và một số trong họ nhất định còn kinh khủng hơn nhiều so với người mà bạn đã có.
Đừng phá vỡ dây chuyền này... hãy có niềm tin!
Một người đàn bà phá vỡ dây chuyền và kiếm lại được đồ chó đẻ riêng của mình.
Vào ngày tháng viết bức thứ này, người bạn khác của tôi đã có được 183 đàn ông. Họ chôn cô ấy hôm qua.... Nhưng ba người làm tang lễ phải mất ba mươi sáu giờ để gỡ nụ cười trên khuôn mặt cô ấy ra.
Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Thông điệp của thầy có tính vũ trụ, nhưng nó chỉ dành cho những người không có tôn giáo sao? Sao những anh chàng Ấn Độ của thầy không bu ngoài cổng để xin vào?
Charles Gardiner, thông điệp của tôi có tính vũ trụ. Điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ có khả năng hiểu được nó. Thông điệp càng mang tính vũ trụ, càng ít người sẽ có khả năng hiểu được nó, bởi vì nó càng mang tính vũ trụ, nó càng huyền bí. Nó ở bên ngoài tầm với của tâm trí ngu xuẩn, bình thường - chỉ bởi vì nó có tính vũ trụ.
Mọi người có thể hiểu những điều không mang tính vũ trụ thế một cách dễ dàng hơn. Họ có thể hiểu những điều về giống nòi, họ có thể hiểu những điều về quốc gia, họ có thể hiểu những điều về ý thức hệ. Nhưng bất kì thông điệp nào thực sự có tính vũ trụ đều nhất định chỉ được hiểu bởi rất ít người được chọn.
Chỉ những người thông minh nhất mới quan tâm tới điều tôi đang làm ở đây. Do đó bạn sẽ thấy tụ tập quanh tôi là những người thông minh từ khắp trên thế giới, trẻ trung, tươi tắn, thông minh.
Ấn Độ không trẻ, nó không tươi. Rất hiếm khi tìm thấy một người Ấn Độ mà trẻ. Ở Ấn Độ mọi người được sinh ra đều già. Nó là nước cổ đại thế với truyền thống lâu, lâu dài mà mọi người đều bị nặng gánh. Nước trẻ tất nhiên cảm nhận nhiều hơn.
Chẳng hạn, Mĩ cảm nhận nhiều với bất kì thông điệp mới nào hơn bất kì nước nào khác bởi một lẽ đơn giản là nó là nước mới nhất trên thế giới - chỉ với truyền thống ba trăm năm, nó không là gì cả. Ấn Độ đã sống ít nhất mười nghìn năm - mười nghìn năm theo các nhà lịch sử, một trăm nghìn năm theo bản thân người Ấn Độ. Chân lí có thể ở đâu đó chỗ giữa. Tôi có thể xác định quãng năm mươi nghìn năm - nhưng điều đó nữa cũng là rất dài rồi. Và khi đất nước này trở thành già, nó cứ thu thập rác rưởi, đồ đồng nát. Và mọi thế hệ cứ đem những đồ đồng nát và rác rưởi của mình cho thế hệ mới, cứ tưởng rằng đây là gia sản kế thừa, cứ tưởng rằng họ đang đem cho cái gì đó rất có giá trị.
Mĩ là nhạy cảm nhất. Và tiếp bên Mĩ, Đức dường như là rất nhạy cảm bởi lẽ đơn giản rằng Adolf Hitler đã giết hoàn toàn nước Đức cũ, ông ta đã phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Ông ta đã tạo ra sự gián đoạn. Thế hệ người Đức mới không còn nhìn lại sau. Adolf Hitler đứng đó và không ai muốn nhìn vào ông ta, cho nên tốt hơn cả là quên hết về nó! Adolf Hitler đã làm việc phục vụ lớn lao cho nước Đức. Ông ta đã phá huỷ gia sản kế thừa cũ - chẳng biết rằng mình đang làm công việc tốt vậy, bằng không thì ông ta đã không làm điều đó rồi - chẳng biết rằng ông ta đang làm cái gì đó cực kì có giá trị. Ông ta đã làm điều đó một cách vô ý thức.
Ấn Độ cũng cần gián đoạn với quá khứ. Quá khứ gây cản trở.
Do đó mọi người từ các nước khác đang tới tôi nhiều hơn. Và chắc chắn người ta trở nên tò mò, cũng như Gardiner đã trở nên tò mò: 'Sao những anh chàng Ấn Độ của thầy không bu ngoài cổng để xin vào?'
Ấn Độ quá già, thông điệp của tôi quá mới. Ấn Độ cổ đại, truyền thống; tôi mang tính nổi dậy. Không có nền tảng gặp gỡ giữa tôi và Ấn Độ. Tôi không phải là người Ấn Độ, thực ra. Cho nên xin đừng gọi họ là 'anh chàng Ấn Độ' - họ không phải vậy. Tôi không là người Ấn Độ, tôi không thuộc vào quốc gia nào; chỉ thế thì tôi mới có thể có tính vũ trụ được. Nếu tôi là người Ấn Độ, thế thì tôi đã mang định kiến thiên về Ấn Độ. Thế thì thông điệp của tôi không thể có tính vũ trụ được; sâu bên dưới nó sẽ có tính Ấn Độ, về căn bản tính Ấn Độ - được nguỵ trang, ẩn đằng sau những lời đẹp đẽ, trừu tượng, nhưng về bản chất nó sẽ vẫn còn là tính Ấn Độ; nó không thể có tính vũ trụ được.
Mahatma Gandhi hay nói rằng toàn thể vũ trụ là một, mọi tôn giáo là một. Trong đạo tràng của mình, ông ấy thường dạy rằng người Hindu giáo và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo đều là một. Trong cuộc gặp gỡ cầu nguyện của ông ấy các lời cầu nguyện của mọi tôn giáo đều được trích đọc. Ông ấy thích nhất lời cầu nguyện nói: Allah ishwar tere nam - Ishwar và Allah, cả hai đều là tên ngài, Thượng đế.
Nhưng khi ông ấy bị giết, ông ấy quên tất cả về Allah. Ông ấy nói, 'Này Ram!' Thế là tiếng Hindu ngầm trồi lên bề mặt. Cả đời mình ông ấy đã nói, 'Cả hai đều là một, cả hai đều là tên của cùng một điều.' Nhưng khi viên đạn cắm vào tim ông ấy, ông ấy quên mất tất cả triết lí của mình. Sẽ là thực hay nếu ông ấy đã nói, 'Allah!' Nhưng ông ấy lại nói, 'Ram!'
Ông ấy hay nói rằng Gita và Koran, Kinh Thánh có cùng thông điệp, nhưng ông ấy đã tôn thờ Gita và ông ấy gọi Gita là mẹ ông ấy. Thế thì Koran là gì? Ông ấy thậm chí không gọi Koran là cô mình! Gita là mẹ ông ấy - và tất nhiên ông ấy đã chọn vài mẩu từ Koran và từ Kinh Thánh, điều đồng tình với Gita. Bất kì cái gì bất đồng với Gita đều không được ông ấy chọn, cho nên Gita vẫn còn là tiêu chí. Bây giờ điều này rõ ràng tới mức bất kì cái gì không khớp với Gita đều sai; nó có thể có trong Koran, nó có thể có trong Kinh Thánh, nhưng nó là sai. Ông ấy sẽ không nói nó rõ ràng thế bởi vì ông ấy là chính khách.
Tôi không phải là chính khách - tôi nói mọi điều như chúng đang vậy. Tôi gọi con pich là con pich … và đôi khi là con pich đéo! Tôi không phải là chính khách; tôi đơn giản nói bất kì cái gì đang là hoàn cảnh.
Người Ấn Độ không thật hài lòng với tôi đâu, họ không thể thế được. Tôi cũng không thật hài lòng với họ, cho nên tại sao họ phải hài lòng? Tôi hoàn toàn chống lại chủ nghĩa truyền thống của họ, ý tưởng bản ngã của họ rằng họ linh thiêng hơn mọi người khác trên thế giới. Không ai linh thiêng hơn bất kì ai khác. Tôi chống lại ý tưởng của họ rằng đất nước họ là đất nước tôn giáo duy nhất trên thế giới, rằng họ là cội nguồn của tất cả những điều vĩ đại. Đây là những ý tưởng ngu xuẩn. Mọi nước đều mang những ý tưởng đó và mọi nước đều tin vào chúng.
Bạn hỏi người Trung Quốc, bạn hỏi người Nhật Bản, bạn hỏi người Italia, bạn hỏi bất kì ai. Mọi nước đều tin vào nó. Và bạn bao giờ cũng có thể tìm thấy những luận cứ lớn lao để hỗ trợ cho nó.
Người Ấn Độ chắc đã bu đầy ngoài cổng nếu bằng cách nào đó tôi giúp nuôi và dưỡng cho bản ngã của họ. Tôi không làm điều đó, tôi không thể làm được điều đó. Chỉ thế thì tôi mới có thể có tính vũ trụ. Tôi liên tục nện búa vào bản ngã của họ. Tôi liên tục cố gắng phá huỷ cái nhìn 'linh thiêng hơn ngươi' của họ. Họ giận tôi. Làm sao họ có thể bu ngoài cổng để đòi vào được?
Nếu thỉnh thoảng vài người trong số họ do tò mò mà bước vào, trong vòng năm tới bẩy phút họ bắt đầu đứng dậy. Chỉ vài người Ấn Độ ngu xuẩn mới đứng dậy từ đây. Điều tôi nói không phù hợp với họ. Họ muốn tôi ca ngợi Veda của họ là kinh sách duy nhất, kinh sách thực, do đích thân Thượng đế viết ra. Họ muốn tôi ca ngợi mọi thứ đều có tính Ấn Độ. Tôi không thể làm điều đó được. Tôi có thể ca ngợi chỉ cái đáng được ca ngợi, không phải bởi vì nó có tính Ấn Độ. Tôi có thể ca ngợi mọi thứ, không phải vì chúng có tính Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo, mà đơn giản bởi vì chúng đẹp.
Tôi ca ngợi Taj Mahal không phải bởi vì nó có tính Mô ha mét giáo, mà chỉ vì nó là tác phẩm nghệ thuật khách quan đẹp. Tôi ca ngợi Upanishads không phải bởi vì người Hindu đã viết ra chúng mà bởi vì chúng có giá trị mênh mông thế, giá trị thực chất. Tôi ca ngợi Lão Tử theo cùng cách, tôi ca ngợi Jesus theo cùng cách, tôi ca ngợi Mohammed theo cùng cách. Bất kì chỗ nào chân lí xảy ra, bất kì ai nó đã xảy ra cho - cho Bahauddin hay cho Phật - điều đó không tạo ra khác biệt gì với tôi.
Điều đó làm cho người Ấn Độ rất giận. Họ muốn tôi phê phán Mohammed và ca ngợi Mahavira, hay nếu tôi không thể làm được điều đó thì ít nhất cũng ca ngợi Mahavira nhiều hơn Mohammed, nhưng phải tạo ra cấp bậc trong đó Phật, Krishna và Mahavira ở trên đỉnh. Vâng, Jesus cũng tốt và Mohammed cũng tốt, nhưng không trên đỉnh - ở xa phía dưới trong cấp bậc này. Điều đó tôi không thể làm được bởi vì tôi thấy cùng hiện tượng này xảy ra trong thời Phật và cùng kinh nghiệm này xảy ra trong Jesus. Tôi không giúp cho bản ngã Ấn Độ theo bất kì cách có thể nào - tôi đang làm chính cái đối lập. Họ không thể bu tại cổng để xin vào được.
Điều tôi đang cố gắng ở đây không phải là cái gì đó của quá khứ; nó thuộc vào tương lai. Cho nên chỉ vài người Ấn Độ sẽ có khả năng tới với tôi - vài người Ấn Độ có khả năng vươn lên trên tâm trí Ấn Độ của họ, rất hiếm cá nhân sẵn sàng vươn lên cùng tôi trên quốc tịch, trên nòi giống, trên đủ mọi loại thái độ bản ngã. Họ ở đây, nhưng họ ở đây bởi vì họ cũng không còn là người Ấn Độ nữa.
Người Ấn Độ tin rằng họ biết, họ rất thông thái. Một cách tự nhiên - nó là quốc gia cổ đại; bạn không cần đọc kinh sách, kinh sách ở trong bầu không khí. Và ý tưởng của tôi là ở chỗ người thông thái không bao giờ có thể có tính tôn giáo được. Và mãi cho tới nay Ấn Độ đã tin vào người thông thái - bác học, học giả, giáo sư. Và nỗ lực của tôi là giúp bạn trở nên ngày một như trẻ con, hồn nhiên hơn, đầy những ngạc nhiên chứ không đầy tri thức, đầy kính nể chứ không đầy thông tin. Không cần đọc Veda - bởi vì bằng cách nào đi chăng nữa thì chín mươi chín phần trăm của Veda tuyệt đối là rác rưởi! Bây giờ điều này làm tổn thương người Ấn Độ. Chỉ một phần trăm là hay; bạn phải rất chọn lựa.
Cùng điều đó là hoàn cảnh với các kinh sách khác của thế giới. Bạn nhìn vào Kinh Thánh, nhìn vào kinh Cựu Ước; chín mươi chín phần trăm chỉ là rác rưởi. Chắc sẽ tốt hơn nếu chúng ta gạt bỏ đi rác rưởi đó để cho chỉ kim cương có thế chói sáng lên. Bằng không đá cuội nhiều thế, kim cương bị mất hút. Nhưng không - không người Do Thái nào sẽ sẵng lòng vứt bỏ bất kì cái gì ra khỏi kinh Cựu Ước. Và cùng điều đó là trường hợp cho Tân Ước, và cùng điều đó là trường hợp … còn hơn thế - cho kinh Koran.
Tôi có nhiều sannyasins Mô ha mét giáo. Họ cứ hỏi tôi khi nào tôi sẽ nói về Koran, và tôi cứ trì hoãn mãi điều đó bởi một lẽ đơn giản là chẳng có gì mấy trong nó để mà nói. Rất hiếm khi bạn bắt gặp một dòng mà người ta có thể xoay xở để nói tới theo cách hay. Ngoài ra, chỉ toàn những phát biểu rất bình thường....
Nhưng lí do là, vào thời đó mọi thứ đã được viết trong kinh sách tôn giáo: lịch sử, địa lí, huyền thoại. Đó là cách duy nhất. Các kinh sách tôn giáo cổ đều giống như bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica; chúng là các bộ bách khoa thư của thời xưa. Mọi thứ đều được viết ra, bất kì cái gì xảy ra vào những ngày đó và bất kì cái gì đã được coi là quan trọng. Nó có thể là quan trọng vào những ngày đó; bây giờ thì chẳng liên quan.
Và ngay cả khi tôi nói về Phật, Mahavira, Krishna, tôi nói theo cách phi truyền thống tuyệt đối. Tôi nói từ kinh nghiệm riêng của mình, tôi không phải là người bình luận. Tôi yêu Phật bởi vì tôi đã biết cùng ánh sáng, tôi đã kinh nghiệm cùng chân lí. Cho nên khi tôi bình luận về Phật đấy không phải là lời bình luận đâu. Phát biểu của Phật chỉ là cái cớ, chỉ là cái mắc áo; tôi cứ treo bản thân tôi lên những cái mắc áo đó.
Tâm trí Ấn Độ rất chống lại điều đó. Họ nghĩ tôi đang bóp méo. Họ nghĩ tôi nên bình luận theo kinh sách. Tôi đang bình luận theo tâm thức của tôi, không theo kinh sách nào cả. Và khi tôi thấy cái gì đó không thể được vị phật nói ra tôi đơn giản vứt bỏ nó đi, tôi không bình luận về nó.
Tôi biết phật tính là gì! Tôi cứ tạo ra Phật mãi. Điều đó bị chống đối nhiều lắm. Họ muốn tôi chỉ là sử gia, nhà bình luận, học giả. Họ muốn tôi trích dẫn kinh sách của họ, tham khảo kinh sách của họ. Tôi chưa bao giờ tham khảo, tôi chưa bao giờ trích dẫn. Trong sách của tôi bạn sẽ không thấy cước chú nào cả. Tôi không tin vào tất cả những cái vô nghĩa đó. Tôi nói từ trái tim tôi. Tôi yêu Phật, tôi yêu Jesus. Tôi nói, tôi dùng những phát biểu của họ làm nền để cất cánh, có vậy thôi - chỉ là bàn nhảy. Điều đó đi ngược lại cách tiếp cận Ấn Độ, học thức Ấn Độ.
Gardiner, bởi vì thông điệp của tôi có tính vũ trụ, nó sẽ hấp dẫn chỉ những người có tính vũ trụ, người không thuộc vào quốc gia nào, tôn giáo nào, nhà thờ nào. Vâng, bạn đúng. Bạn nói, 'Nó chỉ dành cho những người không có tôn giáo sao?'
Vâng, nó dành cho những người không có tôn giáo, không có quốc gia, không có giống nòi; nó chỉ dành cho những người được giải thoát đó. Nó dành cho thế hệ mới. Thế hệ mới là dũng cảm; thế hệ mới phải vứt bỏ nhiều tải trọng mà mọi người đã mang hàng thế kỉ. Chỉ thế thì mới có thể có giao cảm giữa tôi và bạn.
Và bạn có thể thấy đây là tụ tập vũ trụ. Mọi người từ ít nhất bốn mươi nước đang ở đây. Trừ người Trung Quốc và người Nga - trừ khối cộng sản - bạn sẽ thấy mọi người từ mọi nước ở đây. Và ngay cả ở Nga người da cam cũng đang bắt đầu làm việc ngầm rồi. Những nhóm nhỏ đã bắt đầu vận hành. Mọi người đang gặp gỡ thực sự dưới các tầng hầm, thiền. Vài người thậm chí đã trở thành sannyasin. Rất khó gửi cho họ các vòng mala và tên, nhưng chúng ta đã tìm ra cách và họ đã tìm ra cách. Họ không thể mặc áo da cam chỗ công khai được.
Một người đàn bà đã trở thành sannyasin viết thư cho tôi, 'Phải làm gì đây?' Tôi nói, 'Dùng mầu đỏ thay vì da cam. Mặc mầu đỏ và nói với mọi người rằng bạn yêu chủ nghĩa cộng sản nhiều tới mức bạn không thể cưỡng được cám dỗ mặc mầu đỏ!' Cô ấy thích ý tưởng này. Cô ấy nói, 'Hay đấy!'
Nhưng khi họ thiền và họ gặp nhau ở tầng ngầm họ lại mặc bộ da cam, họ đeo vòng mala, họ đọc sách, họ nghe băng. Họ thậm chí đã dịch vài cuốn sách sang tiếng Nga; toàn là viết tay, những cuốn sách đó được truyền tay từ người nọ sang người kia. Nhưng họ không ở đây; vẫn còn khó cho họ ở đây.
Một người đàn bà đã viết rằng cô ấy thực sự thoát khỏi nước Nga nếu ai đó có thể giúp cô ấy để cho cô ấy có thể ở lại đây mãi mãi. Cô ấy thực sự bỏ chồng, bỏ nhà, bỏ an ninh, an toàn, mọi thứ.
Chẳng mấy chốc từ Trung Quốc và Nga nữa mọi người sẽ tới đây. Nơi đây đang trở thành ngôi đền vũ trụ - và nó đặc biệt dành cho những người không còn quan tâm gì tới tôn giáo. Họ có thể hiểu tôi, bởi vì tu sĩ đã phá huỷ mối quan tâm của họ vào tôn giáo. Nhà thờ đã phá huỷ mọi khả năng cho bất kì người thông minh nào được mang tính tôn giáo.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Sao tôi bao giờ cũng bị kích động dục khi tôi thấy đàn bà đẹp?
Nanda Kishor, điều đầu tiên là ở chỗ bạn là người Ấn Độ. Rất khó cho người Ấn Độ không bị kích động khi anh ta thấy người đàn bà đẹp. Kìm nén lâu, lâu rồi... vô thức của bạn đầy những kìm nén cho nên bạn không bỏ lỡ cơ hội nào cả.
Tất nhiên bạn không biểu lộ nó ra. Chính dũng cảm của bạn là bạn đã hỏi câu hỏi này.
Chẳng có gì sai trong việc bị kích động dục bởi việc nhìn đàn bà đẹp. Bạn đơn giản đang ngưỡng mộ cô ấy, có vậy thôi. Bạn đang nói cô ấy đẹp và hấp dẫn. Trong một thế giới hiểu biết hơn bạn sẽ đơn giản đi tới người đàn bà này và cám ơn cô ấy và cô ấy sẽ chấp nhận ngưỡng mộ của bạn với lòng biết ơn. Nếu người đàn bà đi qua và không ai bị kích động về cô ấy, không ai cả, điều đó thực sự là nỗi khổ phải trải qua.
Tôi đã là giáo sư đại học ở một đại học trong vài năm. Một hôm chuyện xảy ra: tôi đang ngồi trong phòng thầy hiệu phó. Một cô gái tới, cô ấy kêu và khóc và cô ấy nói rằng một cậu con trai đã liên tục trêu chọc cô ấy. Cậu ta ném những viên đá nhỏ vào cô ấy, viết thư tình cho cô ấy.
Tất nhiên thầy hiệu phó giận lắm. Tôi ngồi đó cho nên ông ấy bảo tôi, 'Thầy có thể giúp được cô gái này không? Thầy có thể an ủi em ấy được không?'
Tôi hỏi cô gái, 'Nếu không ai trêu chọc em và không ai viết thư tình và không ai ném đá vào em, điều đó có đúng không? Em có hạnh phúc không?'
Nước mắt cô ấy biến mất. Trong một khoảnh khắc cô ấy bị choáng. Thế rồi cô ấy nói, 'Em chưa bao giờ nghĩ về nó theo cách đó.'
Tôi nói, 'Điều đó sẽ là khổ thực sự đấy! Điều này đơn giản chỉ ra rằng ai đó đang quan tâm tới em. Tới anh ta và cám ơn anh ta đi! Chẳng có gì sai trong điều đó cả. Anh ta đơn giản có chút ít si tình; anh ta không biết cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ với cô gái đẹp. Cho cậu đó tới tôi và tôi sẽ dạy cho cậu đó đôi điều! Cậu đó cần chút ít chỉ bảo - cậu đó không có trực giác. Và em không cần lo lắng và em không cần khóc: điều này là tự nhiên!'
Nanda Kishor, bạn là một trong những loài vật. Con người là con vật chừng nào con người còn chưa trở thành vị phật. Nếu bạn trở thành vị phật và thế rồi bạn bị kích động bởi việc nhìn người đàn bà đẹp, tới và hỏi câu hỏi này. Thế thì đó sẽ là cái gì đó đáng hỏi bởi vì thế thì nó sẽ là vấn đề. Nhưng bạn không là vị phật … cho nên trong lúc đó cứ tận hưởng đi! Một khi bạn trở thành vị phật, thế thì tôi không thể giúp được - chẳng ai có thể giúp được. Thế thì cho dù bạn muốn đi xuống, cũng không có cách nào.
Đó là bản năng con vật, có nhiều trong con vật cũng như trong con người. Vâng, điều đó phải được siêu việt lên, nhưng bằng kìm nén bạn không thể siêu việt lên được. Chấp nhận nó đi. Chấp nhận là bước đầu tiên tới siêu việt. Và đừng cảm thấy mặc cảm về nó - nó không phải là tội lỗi.
Khi bạn nhìn mặt trời lặn đẹp bạn không cảm thấy mặc cảm. Khi bạn nhìn hoa đẹp và bạn bị hấp dẫn bạn không cảm thấy mặc cảm nào. Khi bạn nhìn khuôn mặt đẹp của người đàn ông hay đàn bà, sao bạn phải cảm thấy mặc cảm là bạn bị hấp dẫn, nếu bạn muốn ngoái nhìn lại, nếu bạn muốn tới gần và có cái nhìn gần hơn? Sao bạn phải cảm thấy mặc cảm về điều đó? Nhưng đó là cách bạn đã được dạy trong nhiều thế kỉ. Nếu bạn tới gần người đàn bà hơn, người đàn bà sẽ bắt đầu la lên gọi cảnh sát và bạn sẽ bắt đầu tìm cớ.
Không ai nhìn vào mắt người khác. Điều đó bị coi là xúc phạm. Ngay cả nếu bạn muốn nhìn vào đôi mắt đẹp nào đó bạn cũng không thể nhìn được. Chỉ ba giây là được phép. Làm sao trên khắp thế giới mọi người đã đi tới đồng ý về ba giây là cái gì đó huyền bí. Chỉ trong ba giây bạn có thể nhìn vào ai đó và người kia sẽ không cảm thấy bị khó chịu. Nếu bạn nhìn nhiều hơn thế, người kia cảm thấy khó chịu.
Có thể có lí do. Bạn không biết cách nhìn vào người khác; bạn không biết cách nhìn một cách duyên dáng. Có thể cái nhìn của bạn xấu - và nó nhất định xấu nếu bạn đang mang nhiều dâm dục bị kìm nén. Cái nhìn của bạn sẽ có tính khiêu dâm. Sâu bên dưới trong tưởng tượng của mình bạn sẽ cởi quần áo người đàn bà này ra, và cô ấy cảm thấy khó chịu. Bạn là ai mà cởi quần áo cô ấy trong tưởng tượng của bạn? Cái nhìn của bạn xấu; dường như bạn đang xuyên thấu con người cô ấy, dường như bạn đã tìm ra cái thay thế cho việc xuyên thấu dục qua đôi mắt. Bạn đang thu cô ấy thành đồ vật, và không ai muốn bị thu lại thành đồ vật. Cái nhìn của bạn không có kính trọng trong nó. Nếu bạn có kính trọng, nếu kích động của bạn có cái đẹp, duyên dáng, thì không có vấn đề gì.
Vâng, một ngày nào đó điều đó phải được siêu việt lên bởi vì đây cũng là nhị nguyên - đàn ông/đàn bà - cùng nhị nguyên như giữa dương và âm, sinh và tử, mùa hè và mùa đông. Nó phải được siêu việt lên. Người ta phải đi tới điểm từ đó không cái gì quấy rối bình thản của bạn, không cái gì làm sao lãng bạn khỏi trung tâm của bạn.
Nhưng cách thức đi tới điều đó không phải là kìm nén, Nanda Kishor. Bước đầu tiên là chấp nhận: nó là tự nhiên. Chấp nhận nó như một phần của bản tính của bạn, như một phần của sinh học của bạn. Và thế rồi cố gắng hiểu nó, quan sát nó, ngắm nó, chứng kiến nó. Dần dần, dần dần khi việc chứng kiến của bạn phát triển, bạn sẽ đi ra ngoài nó. Một ngày nào đó bạn sẽ không thấy khác biệt gì giữa đàn ông và đàn bà: bạn đã vượt ra ngoài dâm dục. Đó mới là brahmacharya đúng, vô dục đúng, nhưng nó không phải là điều đã được bảo cho bạn.
Nhân danh vô dục, dục đã bị kìm nén trong hàng thế kỉ và bạn đã trở thành đầy những dâm dục. Thay vì siêu việt lên trên nó bạn đang sôi lên bên trong.
Để tìm xem vợ có lừa mình không, một người đàn ông đã mua một con vẹt. Con vẹt này là con chim kì lạ, nhưng trong đánh nhau đã bị mất cả hai chân và phải giữ thăng bằng cho mình trên xương chậu.
Một hôm người này hỏi con vẹt và thấy rằng vợ mình thực ra đã lừa mình. Anh ta nhanh chóng hỏi vẹt, 'Chuyện gì xảy ra?'
Con vẹt nói, 'Đầu tiên vợ ông hôn người đàn ông lạ, và rồi cô ấy bắt đầu cởi quần áo ra....'
'Rồi sao?' người đàn ông ngắt lời. 'Và thế rồi cả hai người lên giường....' 'Rồi sao?' người đàn ông la lên.
'Thế rồi cô ấy kéo chăn lên....' 'Thế rồi, thế rồi sao?'
'Tôi không biết,' con vẹt nói. 'Tôi bị ngã!'
Nhận xét
Đăng nhận xét