Chương 4. Tự do là cái gì đó bên trong
Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 09
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 09
Chương 4. Tự do là cái gì đó bên trong
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Sáng nay khi thầy nói về thức dậy và vươn lên từ lười biếng, tôi cảm thấy ngu xuẩn thế - và tôi nghĩ tôi đang ngày càng ngu hơn! Phải làm gì... chỉ ở đây với thầy có đủ không? Tôi cảm thấy rất vô vọng. Và điều đó làm cho tôi buồn.
Krishna Gopa, dấu hiệu tốt là bạn cảm thấy rằng bạn đang trở nên ngày một ngu hơn. Điều đó đơn giản nghĩa là tri thức vay mượn đang biến mất, do đó mới có cảm giác này. Bạn đang dỡ bỏ bất kì cái gì bạn đã từng học mãi cho tới giờ. Dỡ bỏ là quá trình cơ bản của việc lại trở thành hồn nhiên.
Nhưng đừng gọi nó là trở thành ngu xuẩn; đừng dùng từ đó - điều đó mang tính kết án. Và thế rồi người ta bắt đầu cảm thấy buồn. Bạn đang trở nên hồn nhiên hơn đấy. Bạn đang trở nên ngày một đỡ nặng gánh hơn khỏi tri thức, thông tin không cần thiết. Bạn đang trở nên tự nhiên hơn, giống trẻ con hơn, đầy ngạc nhiên hơn. Và nếu bạn gọi nó là ngu xuẩn bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề.
Tâm trí bạn có thể gọi nó là ngu xuẩn bởi vì tâm trí đang mất mảnh đất của nó. Tâm trí đang chết đi, và tâm trí nhất định làm mọi nỗ lực để cứu bản thân nó, để sống sót. Và bước đầu tiên là kết án trạng thái không biết, cái đang trưởng thành trong bạn. Mọi thiền nhân đều bắt gặp nó và mọi thiền nhân đều thấy rằng tâm trí kết án nó. Nó chống lại tâm trí; bạn trở thành vô trí. Và ai muốn chết? Tâm trí không muốn chết; nó muốn giữ sự sở hữu của nó với bạn. Do đó mới có kết án. Cẩn thận về nó đi.
Để cho tri thức biến mất. Đừng lo chút nào bởi vì tri thức đó đã không cho bạn cái gì cả. Ngay chỗ đầu tiên, tri thức vay mượn chỉ tạo ra tù túng, không tự do. Nó làm nặng gánh bạn; nó không cho bạn đôi cánh. Nó không làm cho bạn nhẹ nhàng, nó làm bạn thành nặng nề. Nó làm bạn thành cứng queo, nó làm cho bạn ngày một máy móc hơn, bởi vì qua bức tường dầy của tri thức bạn không thể thấy được điều huyền bí bao quanh bạn. Và khoảnh khắc bạn không thấy điều huyền bí bạn gần như chết.
Cuộc sống là trong hài hoà với điều huyền bí. Cuộc sống đầy những điều ngạc nhiên. Cuộc sống biết tới nghệ thuật của ngạc nhiên, của kính nể. Người thông thái là người nghèo, rất nghèo, hoàn toàn bần cùng hoá - và bản thân người đó chịu trách nhiệm. Người đó nghĩ mình rất giầu bởi vì người đó biết về hoa hồng, mặc dầu người đó đã không nhìn một bông hồng riêng. Người đó biết tất cả về yêu, mặc dầu người đó chưa bao giờ yêu bản thân mình. Người đó biết về Thượng đế, nhưng biết về Thượng đế không phải là biết Thượng đế. Biết về ánh sáng không phải là biết ánh sáng.
Người mù có thể biết tất cả mọi thứ có đó để biết về ánh sáng, nhưng người đó sẽ vẫn còn mù. Người đó sẽ không kinh nghiệm niềm vui mà ánh sáng đem tới, niềm vui mà buổi sáng đem tới, niềm vui mà mặt trời mọc đem tới. Người đó sẽ không thấy mầu sắc của cầu vồng, của hoa, của bướm. Người đó sẽ vẫn còn hoàn toàn mù tịt về thế giới của ánh sáng và mầu sắc. Người đó mù! Người đó biết về... nhưng việc biết về ánh sáng chẳng hữu dụng gì nếu bạn mù. Và nếu bạn có mắt, dù bạn biết về ánh sáng hay không, không khác biệt gì cả. Cho dù không biết ánh sáng bạn vẫn kinh nghiệm nó - và điều đó là việc biết đúng. Tri thức không phải là việc biết đúng, nó không phải là trí huệ. Tri thức tới qua thông tin; trí huệ tới qua kinh nghiệm.
Gopa, đừng kết án trạng thái hồn nhiên của bạn, cái đang lớn lên trong bạn. Đừng gọi điều đó là ngu xuẩn. Đấy là tâm trí đang giở thủ đoạn với bạn; nó bao giờ cũng giở thủ đoạn. Trong các kinh sách cổ, cùng tâm trí đó được gọi là quỉ; không có quỉ khác. Chính tâm trí cám dỗ bạn đi sai bởi vì tâm trí chỉ có thể tồn tại khi bạn sai. Tâm trí không được cần tới chút nào khi bạn đi thẳng tới chân lí, khi bạn đúng. Khi bạn đang trên đường đúng, tâm trí không có tiện ích nào; nó đơn giản mất quyền lực của nó trên bạn. Và đó là điều đang xảy ra.
Bạn nói, 'Sáng nay khi thầy nói về thức dậy và vươn lên từ lười biếng, tôi cảm thấy ngu xuẩn thế - và tôi nghĩ tôi đang ngày càng ngu hơn!'
Bạn được phúc lành đấy. Cứ trở nên ngày một ngu hơn đi - ngu theo nghĩa hồn nhiên.
Jesus bị gọi là đồ ngu. Thánh Francis bị gọi là đồ ngu; thường ông ấy tự gọi mình là 'đồ ngu của Thượng đế.' Sao Jesus và Francis và mọi người như những người này được gọi là đồ ngu? Ngay cả bản thân học cũng tự gọi mình là ngu bởi lẽ đơn giản là có cái gì đó mà kẻ ngu có thể biết và người thông thái không bao giờ có thể biết. Người ngu hồn nhiên. Người ngu không ngu xuẩn như người thông thái đâu. Đôi khi người đó dường như khôn ngoan hơn cái gọi là người khôn ngoan của bạn.
Có một tục lệ cổ đại trong hầu khắp các nước trên thế giới là mọi nhà vua lớn đều có một anh hề trong triều đình. Tại sao? - bởi lẽ đơn giản là đôi khi anh hề nói những điều mà người khôn - cái gọi là người khôn - không thể nói được. Anh hề hồn nhiên tới mức người đó đơn giản thốt ra chân lí. Cái gọi là người khôn thì tinh ranh; họ sẽ không nói chân lí, họ sẽ nói cái hấp dẫn. Nó có thể là dối trá - và dối trá có hấp dẫn lớn bởi vì mọi người sống trong dối trá. Và đặc biệt trong triều đình, mọi loại dối trá đều thịnh hành. Vua bị bao quanh bởi đủ mọi loại lừa dối, đủ mọi loại người tinh ranh; do đó anh hề được cần tới, để cho vua có thể phụ thuộc vào anh hề. Anh hề sẽ không tinh ranh và anh ta sẽ nói bất kì cái gì đang trong hoàn cảnh. Anh ta ngu tới mức anh ta sẽ không bị bận tâm về hậu quả của nó.
Điều này là kì lạ, nhưng cái gì đó có ý nghĩa cần được hiểu. Anh hề là phần cần thiết trong triều đình của mọi vua lớn, và anh hề đã cứu nhiều vua nhiều lần. Họ đã cứu vương quốc của họ bởi vì lời khuyên của họ tới từ trạng thái không biết, hoàn toàn hồn nhiên. Họ có sự sáng tỏ, điều người thông thái không thể có được, người đó bị che mờ.
Gopa, tri thức của bạn đang biến mất. Đây thực sự là satsang; đây là điều được ngụ ý ở cùng thầy. Thầy lấy đi tri thức của bạn và thầy cho lại bạn sự ngạc nhiên. Thầy làm cho bạn lại thành trẻ con. Và chừng nào bạn còn chưa là trẻ con, bạn sẽ không đi vào trong vương quốc của Thượng đế đâu.
Nhưng bởi vì bạn đang gọi nó là ngu xuẩn, kết án nó, cho nó cái tên tiêu cực, bạn cảm thấy buồn, vô vọng. Chúng ta sống qua lời; chúng ta đã trở nên bị gắn bó vào lời nhiều tới mức chúng ta bị lừa bởi lời. Cứ đổi lời và bạn sẽ thấy thay đổi trong bầu khí hậu bên trong của mình. Gọi nó là hồn nhiên và cảm thấy hình hái, hương vị đi. Gọi nó là ngu xuẩn và bạn cảm thấy hình hái và hương vị. Khi bạn gọi nó là ngu xuẩn bạn đột nhiên cảm thấy bị bao quanh bởi bóng tối; khi bạn gọi nó là hồn nhiên, dường như hoa bắt đầu nở bên trong tim bạn, hương thơm bao quanh bạn.
Cẩn thận về lời, lời nào bạn dùng, bởi vì chúng ta đã sống lâu thế bằng lời, qua lời...
Tôi đã nghe:
Một thợ săn bị lạc đường trong rừng rậm. Đến tối anh ta đi tới một mảnh đất tư, nhưng anh ta sợ đi vào bởi vì ngay ngoài cổng có một bảng hiệu lớn viết: Cẩn thận với lũ chó nguy hiểm. Nhưng đêm đang buông dần xuống và rừng đầy những thú hoang. Đương đầu với lũ chó còn tốt hơn là bị thú hoang ăn thịt. Và anh ta mệt mỏi thế, cực kì mệt; anh ta muốn nghỉ. Và có hi vọng nào đó: nếu có chó, có thể có ai đó - người chủ của lũ chó, người chủ đất, người đã đặt tấm biển lớn này.
Anh ta đi vào, hơi chút sợ hãi, run rẩy, nhưng chẳng có cách nào khác, không có phương án khác. Mới đi vào thêm vài bước lại có một tấm biển, và thậm chí là tấm biển còn lớn hơn: Cẩn thận với lũ chó nguy hiểm. Tim anh ta thót lại, nhưng không có cách nào quay lại, không chỗ nào để quay lại, cho nên anh ta phải đi vào. Lần nữa, thậm chí lại có một tấm biển lớn hơn.
Và thế rồi... chỉ mỗi con chó nhỏ, một con chó rất nhỏ, đứng trước túp lều của người chủ. Nhỏ tới mức bạn có thể đơn giản túm chân nó và quẳng nó đi ít nhất cũng hàng trăm bước!
Người thợ săn phân vân lắm. Anh ta hỏi người chủ, 'Chó lớn nguy hiểm đâu rồi?'
Ông ấy nói, 'Có con nào đâu. Đây là con chó duy nhất của tôi.'
Người thợ săn hỏi, 'Con chó này mà có thể ngăn cản mọi người vào sao?'
Người này nói, 'Không, nhưng tấm biển thì có đấy. Ông là người đầu tiên trong nhiều năm đã bước vào. Ngay cả không có chó, những tấm biển đó vẫn có tác dụng.'
Mọi người sống qua lời. Trong rạp hát đông đúc, nếu ai đó bỗng nhiêu kêu lên, 'Cháy! Cháy!' mọi người sẽ bắt đầu chạy tán loạn. Không ai bận tâm liệu có đám cháy nào không. Chính từ 'cháy' và trí tưởng tượng của bạn bắt đầu làm việc.
Gopa, đừng gọi nó là ngu xuẩn, bằng không bạn tạo ra nỗi buồn riêng của bạn và bạn là nạn nhân của tâm trí bạn. Tâm trí bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc bởi vì nó làm cho bạn buồn. Nếu bạn buồn bạn sẽ bắt đầu thu thập tri thức đã rơi đi từ bạn; bạn sẽ để nó lại về chỗ cũ của nó. Bạn sẽ lại bắt đầu thu thập thông tin để cho bạn không cảm thấy ngu xuẩn. Gọi nó là hồn nhiên đi.
Phải rất cẩn thận dùng lời. Lời có những liên tưởng, liên tưởng sâu. Chúng đã trở thành gần như thực tại cụ thể trong cuộc sống chúng ta; chúng không còn là lời nữa, chúng là vật.
Bạn nói, 'Tôi cảm thấy rất vô vọng. Và điều đó làm tôi buồn.'
Vô vọng bao giờ cũng tới nếu bạn đã từng hi vọng quá nhiều; nó tới theo cùng tỉ lệ. Mong đợi và bạn sẽ bị thất vọng. Hi vọng và sớm hay muộn bạn sẽ cảm thấy vô vọng. Do đó toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là làm cho bạn tự do khỏi hi vọng. Nếu bạn trở nên tự do khỏi hi vọng bạn sẽ không bao giờ bị mắc bẫy trong bất kì trạng thái vô vọng nào. Vô vọng là sản phẩm phụ của hi vọng. Thất vọng là sản phẩm phụ của mong đợi. Nhưng điều đó là tự nhiên, theo một cách nào đó.
Khi bạn tới tôi, bạn tới với những niềm hi vọng lớn lao; bạn muốn trở nên chứng ngộ, bạn muốn trở thành vị phật. Nhưng vấn đề là, tôi không thể giúp được bạn trở thành vị phật vì bạn đã là vị phật rồi! Không cần bạn trở thành vị phật. Trở thành không phải là vấn đề chút nào - phật là bản tính của bạn. Và bất kì khi nào bạn vứt bỏ cái ý tưởng này về việc trở thành, đột nhiên bạn sẽ nhận ra vị phật bên trong.
Điều tôi đang làm ở đây không phải là giúp bạn trở thành ai đó, mà chỉ nhận ra bạn là ai. Mọi phương cách ở đây chỉ là phương cách làm cho bạn nhớ lại - không phải là phương cách giúp bạn trở thành, mà chỉ nhắc nhở bạn.
Gia đình chuyển từ thành phố sang ngoại ô và được bảo phải kiếm một con chó giữ nhà để canh gác đồ đạc trong đêm. Cho nên họ mua con chó to nhất họ có thể tìm được.
Ngay sau đó ngôi nhà bị bọn trộm phá vào, cuỗm được món hời - trong khi con chó ngủ.
Người chủ nhà đi tới người chủ bán chó và kể cho ông ta điều đó. 'Này,' người bán chó nói, 'điều ông cần là con chó nhỏ để đánh thức con chó lớn.'
Đó là điều bạn cần đấy! Phật đang ngủ say trong bạn. Chỉ một phương cách nhỏ bé, con chó nhỏ sẽ có tác dụng - để đánh thức con chó lớn!
Bà Mulla Nasruddin và bà hàng xóm đang tán gẫu về con của họ.
'Con chị khó ra khỏi giường buổi sáng phải không?' bà hàng xóm hỏi.
'Không,' bà Mulla Nasruddin đáp. 'Tôi mở cửa và ném mèo vào giường nó.'
'Làm sao điều đó đánh thức được?' 'Nó ngủ cùng con chó.'
Công việc của tôi bao gồm những điều như vậy, ném mèo vào giường bạn... Đó không phải là công việc gì lớn - nó cực kì vui!
Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy nói gì về nghệ thuật hiện đại?
Asang, điều đầu tiên là, nó không phải là nghệ thuật. Lần đầu tiên cái gì đó tồn tại nhân danh nghệ thuật mà lại không phải là nghệ thuật chút nào. Nó nhiều tính trị liệu hơn là nghệ thuật. Cứ nhìn vào tranh hiện đại và bạn sẽ được thuyết phục về điều tôi đang nói. Các hoạ sĩ phải mất trí rồi; họ đã đổ cái mất trí của họ lên vải vẽ. Điều đó giúp họ bởi vì nó cho thoát ra dồn nén nào đó bên trong con người họ. Nó là việc thanh tâm, nhưng nó không phải là nghệ thuật. Nó là trị liệu qua nghệ thuật, nhưng không phải là bản thân nghệ thuật.
Nếu Picasso bị ngăn cản không được vẽ, ông ấy sẽ phát điên. Vincent van Gogh đã phát điên trước khi ông ấy tự tử. Và tôi đã nhìn vào trong cuộc đời của ông ấy sâu sắc và cảm giác của tôi là ông ấy đã phát điên bởi vì ông ấy không thể vẽ được nhiều như ông ấy muốn. Ông ấy không có tiền để vẽ. Anh ông ấy đã cho ông ấy tiền chỉ để sống sót, và ông ấy đã không ăn trong bốn ngày mỗi tuần. Ông ấy sẽ ăn chỉ trong ba ngày và bốn ngày ông ấy sẽ nhịn để dành tiền cho vẽ. Bạn có thể làm điều điều đó được bao lâu? Nhưng việc vẽ còn quan trọng với ông ấy hơn là thức ăn - và nó chấm dứt trong điên khùng. Ông ấy không thể vẽ được nhiều như ông ấy muốn, và khi ông ấy thấy rằng chẳng còn khả năng nào để vẽ nữa - người anh mệt mỏi, gia đình mệt mỏi và không ai muốn giúp ông ấy và không ai muốn mua tranh của ông ấy - ông ấy tự tử.
Cùng vấn đề sẽ là trường hợp với Picasso nếu ông ấy bị ngăn cản không được vẽ: ông ấy sẽ phát điên hay ông ấy sẽ tự tử. Tự tử là điều tối thượng trong mất trí. Nhưng tranh của ông ấy là sự giúp đỡ lớn lao, sự thảnh thơi lớn lao.
Và điều đó không phải chỉ là vậy cho việc vẽ; điều đó là vậy với thơ ca, âm nhạc, múa. Mọi thứ hiện đại đều có chút ít điên khùng bởi vì con người hiện đại có chút ít điên khùng, xa rời trung tâm.
Gurdjieff đã chia nghệ thuật ra làm hai loại. Nghệ thuật hiện đại ông ấy gọi là nghệ thuật chủ quan. Nghệ thuật cổ đại - nghệ thuật thực - những người đã làm ra kim tự tháp, những người đã làm ra Taj Mahal, những người đã làm ra các hang động ở Ajanta và Ellora, họ đã là những người thuộc loại hoàn toàn khác. Ông ấy gọi đó là nghệ thuật khách quan. Nghệ thuật chủ quan giống như nôn mửa. Bạn cảm thấy buồn nôn, mửa; việc nôn mửa tốt giúp bạn cảm thấy thoải mái. Chất độc được tống ra ngoài, bạn cảm thấy được giảm nhẹ. Nó là tốt cho bạn, nhưng không tốt cho người khác.
Bây giờ, nhân danh hội hoạ hiện đại, bạn đang treo những thứ nôn mửa, ốm yếu trong phòng của mình. Nhân danh âm nhạc hiện đại bạn đơn giản đi vào không gian điên khùng hơn bên trong mình. Nó là nghệ thuật chủ quan.
Nghệ thuật khách quan nghĩa là cái gì đó giúp bạn trở nên được định tâm, cái giúp bạn trở nên mạnh khoẻ và toàn thể. Ngắm Taj Mahal trong đêm trăng tròn, bạn sẽ rơi vào trong chính không gian rất mang tính thiền. Ngắm tượng Phật, chỉ ngồi im lặng cùng bức tượng Phật, cái gì đó trong bạn sẽ trở nên im lặng, cái gì đó trong bạn sẽ trở nên tĩnh lặng, cái gì đó trong bạn sẽ trở thành giống phật. Đó là nghệ thuật khách quan, nó cực kì có nghĩa.
Nhưng nghệ thuật khách quan đã biến mất khỏi thế giới bởi vì các nhà huyền môn đã biến mất khỏi thế giới rồi. Nghệ thuật khách quan là có thể chỉ khi ai đó đã đạt tới bình diện cao hơn của bản thể; nó được tạo ra bởi những người đã đạt tới đỉnh. Họ có thể thấy đỉnh và họ có thể thấy thung lũng, cả hai. Họ có thể thấy chiều cao của nhân loại, cái đẹp của nhân loại, và cái ốm yếu và cái xấu xí của nhân loại nữa. Họ có thể thấy sâu bên dưới trong thung lũng tối tăm nơi mọi người đang lê lết và họ có thể thấy những đỉnh cao đầy ánh mặt trời. Họ có thể xoay xở để tạo ra phương cách nào đó sẽ giúp cho mọi người đang lê bước trong bóng tối đạt tới những đỉnh cao đầy ánh mặt trời. Nghệ thuật của họ sẽ chỉ là phương cách cho sự trưởng thành bên trong của bạn, cho sự chín chắn.
Nghệ thuật hiện đại là ấu trĩ - không như trẻ con, nhớ lấy, ấu trĩ; không hồn nhiên mà ngu xuẩn, mất trí, bệnh hoạn. Chúng ta phải gạt bỏ xu hướng này. Chúng ta phải tạo ra một loại nghệ thuật mới, một loại tính sáng tạo mới. Chúng ta phải đem lại cho thế giới điều Gurdjieff gọi là nghệ thuật khách quan.
Bác nông dân nhìn một trong những bức tranh trừu tượng, hiện đại đó. 'Đó là bức ảnh hoàn hảo về những anh chàng kia ở New Delhi,' bác ta nói. 'Chẳng thành vấn đề về việc anh nhìn vào nó theo cách nào, đằng nào thì nó cũng chẳng có nghĩa gì.'
Nhưng bác nông dân này đang nói điều gì đó mà bản thân Picasso đã nói. Picasso đã nói, 'Thế giới ngày nay chẳng có nghĩa gì, cho nên tại sao tôi phải vẽ những bức tranh có nghĩa?'
Nếu thế giới ngày nay không có nghĩa, điều đó nghĩa là nhiều tranh hơn, nhiều âm nhạc hơn, nhiều thơ ca hơn là được cần tới để làm cho có nghĩa - để giúp nhân loại vượt qua trạng thái ngớ ngẩn này. Đó là chức năng của nghệ thuật khách quan: giúp bạn đi ra khỏi trạng thái ngớ ngẩn của mình. Nhưng Picasso nói, 'Thế giới ngày nay chẳng có nghĩa gì...' cứ dường như nó đã có nghĩa trong quá khứ. Nó chưa bao giờ được làm có nghĩa gì cả; thế giới bao giờ cũng vẫn như vậy thôi. Nhưng ông ấy tìm ra cách hợp lí hoá. Ông ấy đang nói, 'Nếu bản thân thế giới mà không có nghĩa, sao tôi phải vẽ tranh có nghĩa?'
Nếu bạn hỏi tôi, điều đó nên đích xác là lí do để làm ra tranh mà làm ra nghĩa. Bằng không, làm sao thế giới sẽ được giúp đây? Nó cần âm nhạc, nó cần thơ ca, nó cần điệu vũ. Nó cần tranh vẽ có thể giúp nó vươn cao trên khổ sở, trên tinh thần phân liệt, trên chứng thần kinh, trên chứng rối loạn tâm thần.
Nhưng bản thân Picasso chỉ là đại diện của tâm trí thần kinh. Picasso trở nên nổi tiếng bởi lẽ đơn giản là ông ấy đại diện cho chúng ta rất rõ ràng.
Bà mối giới thiệu một cô gái cực xấu cho một thanh niên. Nạn nhân này phản đối rằng bà cô này có mắt không đúng chỗ, mũi gãy và khuôn mặt biến dạng.
'A,' bà mối nói, 'dường như là anh không thích Picasso.'
Nhìn tranh của Picasso, bạn không cảm thấy điều đó sao? Mọi thứ đều bị méo mó, sai chỗ.
Tôi đã nghe nói rằng một quí bà rất giầu muốn được Picasso vẽ chân dung. Ông ấy đồng ý với một số tiền cực lớn. Quí bà này sẵn sàng trả. Ông ấy mất sáu tháng để vẽ bức chân dung.
Khi bức chân dung đã xong, quí bà này nhìn nó và nói, 'Mọi thứ đều được; tôi chỉ không thích cái mũi. Ông sẽ phải làm cải tiến nó.'
Picasso nhìn quí bà này, thế rồi ông ấy nhìn vào bức tranh và ông ấy nói, 'Không thể được đâu.'
Quí bà nói, 'Sao vậy? Tôi sẵn sàng trả tiền cơ mà.
Nếu ông muốn nhiều tiền hơn, tôi sẵn sàng trả.'
Picasso nói, 'Vấn đề không phải là tiền. Tôi không biết cái mũi ở đâu cả.'
Tranh của ông ấy là ác mộng. Và điều đó không chỉ là Picasso; Picasso đơn giản biểu tượng hoá cho toàn thể nghệ thuật đương đại. Ông ấy là nghệ sĩ hiện đại tiêu biểu nhất. Ông ấy là đúng, theo một nghĩa nào đó, bởi vì thế giới chẳng tạo ra ý nghĩa gì.
Thế giới chưa bao giờ tạo ra ý nghĩa gì, nhưng đã có những người tạo ra nghệ thuật tới mức nó giúp cho mọi người tìm ra nghĩa nào đó trong thế giới vô nghĩa. Và việc tìm ra ý nghĩa đó giúp bạn vô cùng để trở nên được định tâm.
'Thật là khủng khiếp khi nhìn đàn ông trông như con gái, với tóc dài và đủ mọi thứ. Người ta không thể nào biết được khác biệt. Tôi ngồi trong tiệm ăn thì một cô gái bước vào. Tôi quay sang người ở bàn bên cạnh và nói, 'Chẳng khủng khiếp sao mà con gái trông như con trai vào những ngày này?''
'Đó là con trai tôi đấy,' bà này nói, vừa chỉ vào đứa con gái.
'A, tôi xin lỗi. Tôi không biết bà là mẹ nó.'
'Tôi đâu có là mẹ nó,' người ngồi bên nói một cách phẫn nộ. 'Tôi là bố nó đấy!'
Mọi sự đều lộn nhào. Mọi sự đều trở nên ngày một bát nháo hơn. Thế giới dường như kém hài hoà bây giờ và nhiều hỗn độn hơn.
Trong triết học cổ đại, hài hoà là một trong những điều quan trọng nhất được thảo luận. Bây giờ dường như chẳng có hài hoà gì, không có trật tự. Toàn thế giới dường như là mớ hỗn độn, dường như là ngẫu nhiên. Chẳng cái gì dường như là bản chất, có giá trị cố hữu; mọi thứ đều dường như chỉ xảy ra như sự tình cờ. Và điều này được phản xạ trong mọi thứ. Nó được phản xạ trong nghệ thuật, nó được phản xạ trong khoa học, nó được phản xạ trong tôn giáo.
Chúng ta lại cần hài hoà. Tôi biết thế giới là mớ hỗn độn; thách thức cho tâm thức con người là tạo ra sự hài hoà từ hỗn độn đó. Tạo ra hài hoà là cơ hội cực kì quí giá. Chỉ nói rằng thế giới là mớ hỗn độn, vẫn còn ở cùng nó như nó vậy, là rơi xuống thấp hơn chân giá trị con người; điều đó là không chấp nhận thách thức. Thách thức thực sự lớn lao là thay đổi bản thân bạn và thế giới. Đó là câu đố, nhưng nó là câu đố chỉ nếu bạn đã đi tới kết luận rằng không thể có nghĩa nào cả; bằng không nó là điều huyền bí, không phải câu đố.
Điều huyền bí có thể không có nghĩa gì, nhưng nó có ý nghĩa. Và có khác biệt lớn lao giữa nghĩa và ý nghĩa - và ý nghĩa là có nghĩa hơn nhiều bản thân nghĩa; ý nghĩa là quan trọng hơn nhiều. Có nghĩa gì trong bông hồng? - nhưng ý nghĩa chắc chắn có đó. Cứ nghĩ về một thế giới không hoa hồng mà xem. Nó sẽ là thế giới nghèo nàn; ý nghĩa nào đó sẽ bị mất. Ý nghĩa nào có đó khi bạn nghe tiếng nước chảy? Bạn không cảm thấy ý nghĩa nào đó sao? Vâng, nghĩa bạn không thể chứng minh được.
Nghĩa dường như là bị áp đặt bởi tâm trí lên sự tồn tại; ý nghĩa dường như là một phần của bản thân sự tồn tại. Chúng ta đã mất tiếp xúc với ngôn ngữ mà có thể hiểu được ý nghĩa; chúng ta chỉ hiểu nghĩa. Nghĩa mang tính trí tuệ, ý nghĩa mang tính tồn tại. Không có nghĩa trong tình yêu, nhưng có ý nghĩa lớn lao; không có nghĩa trong Thượng đế, nhưng có ý nghĩa lớn lao; không có nghĩa trong thiền, nhưng có ý nghĩa lớn lao, huy hoàng vĩ đại.
Tôi muốn nói với các sannyasin của tôi, Asang này, rằng sannyasin của tôi phải không chỉ có tính thiền, họ cũng phải có tính sáng tạo nữa. Và họ phải sáng tạo điều Gurdjieff gọi là nghệ thuật khách quan. Họ phải sáng tạo cái gì đó có thể giúp nhân loại đang vẩn vơ đi tới chỗ nghỉ ngơi. Vâng, nhiều điều có thể được tạo ra mà có thể cho chỗ trú ngụ, mà có thể trở thành kinh nghiệm sâu, sâu sắc về giao cảm với tự nhiên.
Đó là chức năng thực của nghệ thuật: giúp mọi người giao cảm với tự nhiên, bởi vì từ giao cảm đó tôn giáo nảy sinh. Khoa học là nỗ lực trí tuệ để hiểu tự nhiên, nghệ thuật là nỗ lực tình cảm để hiểu tự nhiên, còn tôn giáo là nỗ lực tồn tại để giao cảm với tự nhiên. Nghệ thuật cao hơn khoa học, tôn giáo cao hơn nghệ thuật. Khoa học phải mang tính khách quan; nếu khoa học mà mang tính chủ quan nó sẽ chỉ là hư cấu - hư cấu khoa học. Nghệ thuật cũng phải mang tính khách quan; bằng không nó sẽ là hư cấu. Và đó là điều nghệ thuật hiện đại là gì - hư cấu. Còn tôn giáo cũng phải mang tính khách quan, thực sự đích thực; bằng không nó là suy đoán, triết lí.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi muốn bỏ hút thuốc. Thầy nói gì về điều đó?
Mahendra, sao vậy? Sao ngay chỗ đầu tiên bạn lại muốn bỏ hút thuốc? Cái gì sai với hút thuốc? Vâng, nó có chút ít ngu xuẩn, đần độn - chỉ đầu độc sức khoẻ của bạn, hít khói vào và nhả ra, phí tiền, cuộc sống. Nhưng nó không phải là tội lỗi, nó không phải là tội ác. Bạn không nên cảm thấy mặc cảm về nó. Có thể bạn sẽ sống ít hơn một chút, ít hơn hai hay ba năm mà đáng ra bạn sẽ sống được. Nhưng phỏng có ích gì mà sống thêm ba năm? Bạn sẽ làm gì với việc sống thêm ba năm nào? Bạn sẽ tạo ra chút ít rắc rối thêm trên thế giới thôi - cho nên tốt hơn cả bạn đi sớm hơn chút ít. Và thế giới này quá đông dân rồi.
Không ai đã từng nghĩ về kiểm soát sinh đẻ trước đây. Bây giờ chúng ta đang nghĩ thường xuyên ở mọi nơi về cách giảm dân số, cách ngăn cản trẻ con mới được sinh ra. Sớm hay muộn chúng ta sẽ phải nghĩ về đầu kia: cách giúp người già ra đi nhanh hơn, bởi vì điều đó là tuyệt đối logic, một phần của việc giảm dân số. Nếu chúng ta ngăn cản trẻ con khỏi tới chỉ để giữ cho thế giới này chút ít bớt đông dân - nó đã quá đông dân rồi - sớm hay muộn chúng ta sẽ phải nghĩ về cách thức và phương tiện làm sao giúp cho người già ra đi nhanh hơn, chóng hơn. Chúng ta sẽ phải làm cho điều đó thành quyền tập ấm.
Nếu ai đó quyết định chết, điều đó không phải là tội ác. Thực ra, người đó nên được hỗ trợ, được kính trọng, bởi vì người đó đang tạo ra không gian cho người mới tới. Người đó đang giúp cho thế giới - người đó là người phục vụ vĩ đại cho nhân loại. Bạn nói, Mahendra, 'Tôi muốn bỏ hút thuốc.'
Tại sao ngay chỗ đầu tiên? - bởi vì bạn đã đọc rằng điều đó là xấu cho sức khoẻ của bạn chứ gì? Nhưng bạn sẽ làm gì với sức khoẻ của bạn?
Có một câu chuyện hay về Jesus, không liên quan tới sách phúc âm Ki tô giáo. Cảm giác của tôi bao giờ cũng là nó đã bị xoá bỏ đi ở đâu đó trong nhiều thế kỉ bởi vì nó là câu chuyện nguy hiểm. Nhưng người Sufis đã giữ nó nguyên vẹn, được ghi lại. Có vài câu chuyện về Jesus mà người Sufis đã gìn giữ, và họ đáng được cảm ơn vì điều đó bởi vì chúng là những câu chuyện hay nhất trong tất cả những câu chuyện mà sách phúc âm chứa đựng. Câu chuyện này là hay.
Jesus tới một làng. Ông ấy thấy một người nằm trong cống rãnh, la hét, nói lảm nhảm, làm ồn ào. Khó mà hiểu được ông ta muốn nói gì; ông ta hoàn toàn say.
Jesus lại gần chỉ để hiểu xem ông ta muốn nói gì - có thể ông ta cần sự giúp đỡ nào đó. Khi lại gần Jesus nhận ra khuôn mặt này. Ông ấy lay người này. Người này mở mắt ra, và Jesus nói, 'Ông không nhận ra ta à? Ta nhận ra ông đấy.'
Người này nói, 'Tôi cũng nhận ra ông, nhưng xin ông để tôi một mình thôi.'
Jesus nói, 'Như ta còn nhớ thì ông đã bị ốm, rất ốm, gần như trên bờ vực cái chết, và ta đã chữa cho ông. Ta đã làm phép màu - và ta không thấy biết ơn nào trong mắt ông.'
Người này nói, 'Biết ơn sao? Tôi sắp chết và điều đó sẽ là việc nghỉ ngơi khỏi cuộc sống xấu xí này. Ông đã làm cho tôi mạnh khoẻ trở lại và bây giờ tôi lại khổ. Ai chịu trách nhiệm? Sao ông lại làm cho tôi mạnh khoẻ trở lại thế? Ai cho ông cái quyền ấy?'
Jesus bị choáng - ông ấy chưa bao giờ nghĩ về điều đó cả. Jesus nói, 'Nhưng ông khoẻ - ông có thể dùng mạnh khoẻ của ông.'
Và người này nói, 'Đó là điều tôi đang làm đây. Khi người ta mạnh khoẻ người ta uống, ăn, tận hưởng mọi thứ của cuộc sống. Tôi có thể làm gì khác với sức khoẻ của tôi?'
Đó thực sự là câu hỏi rất đúng chỗ: Bạn sẽ làm gì với sức khoẻ của bạn? Ăn, uống, vui vẻ! Và người này dường như giận với Jesus.
Jesus bỏ đi trong lòng rất lấy làm phân vân, và ông ấy thấy một người khác đang chạy theo gái mãi dâm. Ông ấy chặn người này lại và nói, 'Anh thanh niên, ta biết anh rất rõ. Anh đã bị mù và ta đã cho anh đôi mắt.'
Và người này nói, 'Tôi phải làm gì khác với đôi mắt? Mắt được ngụ ý là để nhìn và tìm cái đẹp. Và người đàn bà kia - ông không thấy cô ấy đẹp thế sao? Để yên tôi một mình đi! Tôi không có thêm thời gian cho ông đâu.'
Jesus rất buồn bởi vì ông ấy cứ tưởng ông ấy đã giúp những người này. Ông ấy ra khỏi làng này và một người đang chuẩn bị tự giết mình. Ông ấy hỏi người này, 'Cuộc sống quí giá thế! Sao ông lại tự giết mình?'
Người này nhìn Jesus và người này nói, 'Ông không nhận ra tôi à? Tôi đã chết và ông là người đã quấy rầy cái chết của tôi và ông đã đem tôi trở lại từ cái chết. Điều đó là quá thể! Tôi không thể chịu đựng được cuộc sống này thêm nữa. Thế là đủ lắm rồi! Và xin ông, ông lại tới nữa rồi... còn tôi đang chuẩn bị mọi thứ để tự giết mình. Ông đừng có giở phép màu ra nữa - tôi không muốn tí nào cái phép màu của ông đâu!'
Đây là câu chuyện kì lạ, nhưng có ý nghĩa lớn lao. Con người đến thế đấy, mù thế, tới mức người đó sẽ làm cái gì đó sai nếu người đó mạnh khoẻ, người đó sẽ làm cái gì đó sai nếu người đó sống động, người đó sẽ làm cái gì đó sai nếu người đó có mắt - người đó sẽ thấy cái gì đó sai. Chừng nào bạn còn chưa ý thức bạn sẽ cứ làm điều sai.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông, Phật, Mahavira, Lão Tử và những người như họ chưa bao giờ làm phép màu nào - hay họ đã làm mỗi một phép màu, và phép màu đó là biến đổi vô ý thức thành ý thức - bởi vì chừng nào điều đó còn chưa xảy ra thì mọi sự sẽ vẫn cứ đi sai. Đó là việc đưa chiếc kiếm vào trong tay đứa trẻ nhỏ: hoặc nó sẽ chém bản thân nó hoặc chém ai đó. Bạn không cho trẻ con chất độc để chơi; điều đó là nguy hiểm. Con người vô ý thức, gần như trong trạng thái say.
Vậy bạn sẽ thu được gì từ điều đó nếu bạn dừng hút thuốc?
O'Leary bước vào quán rượu và gọi một cốc bia và whisky. Anh ta uống bia và rót whisky vào túi áo vét. O'Leary lặp lại việc này vài lần, và cuối cùng người đứng quầy thắc mắc hỏi, 'Ý tưởng gì thế?'
'Không phải việc của ông đâu nhé!' người Ai rơ len nói. 'Và hơn nữa, ông quá tò mò tới mức tôi nhớ rõ phải đấm vào mắt ông!'
Vừa lúc đó một con chuột ló đầu ra khỏi túi áo vét của O'Leary's và nói, 'Và điều đó sẽ diễn ra cho cả con mèo chết tiệt của ông nữa!'
Con người vô ý thức. Con người chỉ dường như có ý thức, con người không ý thức chút nào.
Cho nên thay vì hỏi tôi điều tôi phải nói về nó, bạn nên quan sát. Điều quan trọng nhất không phải là dừng hút thuốc; điều quan trọng nhất là quan sát tại sao bạn hút thuốc ngay chỗ đầu tiên. Nếu bạn không hiểu nguyên nhân của nó và nếu nguyên nhân không bị loại bỏ, bạn có thể dừng hút thuốc - thế rồi bạn sẽ bắt đầu nhai kẹo cao su, bởi vì nguyên nhân căn bản có đó và bạn sẽ phải làm cái gì đó. Nếu bạn không bắt đầu nhai kẹo sao su, bạn có thể bắt đầu nói quá nhiều.
Tôi không hút thuốc. Nếu ngày nào tôi phải dừng nói tôi có thể phải bắt đầu hút thuốc! Bạn sẽ làm điều gì đó...
Kẻ ăn chơi đa tình dồn cô gái vào chỗ ghế sau ô tô và hăm hở đưa tay vào cô gái. Cô ấy chống lại và đẩy anh ta ra, nhưng anh ta cứ tiến tới với nhiều tay hơn con bạch tuộc.
Cuối cùng cô ấy tát cho anh ta lùi ra và la lên, 'Em không biết cái gì đã choán lấy anh. Anh bao giờ cũng kiềm chế thế và tử tế thế.'
Anh ta nói, 'Vâng, anh biết, nhưng anh chỉ không thể đừng được điều đó. Anh đang cố gắng bỏ hút thuốc.'
Hút thuốc đang giữ cho nhiều người khỏi làm nhiều điều mà còn nguy hiểm hơn nhiều. Tay bạn được tham gia, mồm bạn được tham gia, tâm trí bạn được tham gia. Và bạn không làm hại người nào nói riêng, chỉ hại bản thân mình. Đó là quyền tập ấm của bạn, đó là tự do của bạn. Bằng không bạn sẽ làm cái gì đó khác.
Bạn có quan sát không? Bất kì khi nào bạn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, bạn bắt đầu hút thuốc. Nó giúp cho bạn dịu xuống, thảnh thơi một chút; bằng không cuộc sống sẽ trở thành quá nhiều. Khi bạn không cảm thấy thần kinh, khi bạn đang tận hưởng, khi bạn được thảnh thơi, bạn không nhớ tới hút thuốc. Nhiều giờ có thể trôi qua và bạn có thể không hút thuốc bởi lẽ đơn giản là không có nguyên nhân. Bằng không bạn trở nên sợ bạn có thể làm điều gì đó sai. Tốt hơn cả là giữ bản thân mình được dính líu.
Mahendra, gợi ý của tôi là: trước hết đi sâu vào trong thói quen hút thuốc của bạn. Thiền về nó, tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn hút thuốc. Có thể mất vài tháng để bạn đi vào trong nó, và bạn càng đi vào sâu hơn bạn sẽ càng được tự do nhiều hơn với nó. Đừng dừng việc hút thuốc. Nếu nó biến mất theo hiểu biết của bạn, qua việc hiểu của bạn, điều đó là vấn đề hoàn toàn khác. Nếu nó biến mất bởi vì bạn đã đi tới gốc rễ của nó và bạn đã thấy ra vấn đề...
Chẳng hạn, có thể là bạn đã bị cai bú vú mẹ từ hồi còn sớm hơn là bạn muốn và hút thuốc chỉ là thứ thay thế.
Với nhiều người tôi đã gợi ý - và điều đó đã là sự giúp đỡ cho nhiều người hút thuốc - tôi nói, 'Nếu bạn thực sự muốn dừng hút thuốc, thế thì bắt đầu mút ngón tay đi.' Họ nói, 'Nhưng điều đó sẽ trông rất ngu xuẩn!' Điều đó đúng... hút thuốc trông cứ dường như bạn đang làm cái gì đó lớn lao! Bạn đang làm cùng điều, thực ra có hại hơn chút ít. Chỉ mút ngón tay mình chả hại gì cả, nhưng hút thuốc là có hại. Nhưng bởi vì mọi người đều hút thuốc và điều đó là điều đã được chấp nhận và điều đó dường như là rất trưởng thành...
Trẻ nhỏ muốn là người lớn, nếu không vì bất kì cái gì khác hơn chỉ là được phép hút thuốc. Thấy người lớn hút thuốc chúng cảm thấy rất kém cỏi - chúng không được phép. Chúng được bảo, 'Cháu còn nhỏ quá - đợi thêm chút nữa đi. Đây là cái gì đó mà chỉ người lớn mới có thể làm được.' Hút thuốc thành biểu tượng cho người lớn. Và nếu bạn thực sự hút thuốc lá đắt, xì gà đắt, hiếm, ngoại, thế thì điều đó chứng tỏ thành công của bạn, nó chỉ ra rằng bạn đã đạt tới. Nó cho bạn chân giá trị.
Đi sâu vào trong nó đi. Có thể là vú mẹ bạn đã bị lấy đi quá sớm. Thế thì gợi ý của tôi là: trong đêm trước khi bạn đi ngủ, Mahendra này, lấy một chai sữa với núm vú cao su gắn với nó và bú nó đi. Mọi đêm trước khi bạn đi ngủ hãy trở thành đứa trẻ lần nữa. Cứ bú nó. Đổ đầy chai bằng sữa ấm. Đó là điều việc hút thuốc đang làm đấy. Khói ấm đi vào và đi ra tượng trưng cho sữa mẹ. Bạn sẽ phải đi sâu vào trong nguyên nhân.
Một trong những điều lớn lao trong cuộc sống là nếu bạn hiểu căn nguyên của cái gì đó bạn có thể vượt qua được nó mà không khó khăn gì, không cần nỗ lực ý chí nào. Nếu bạn dùng sức mạnh ý chí để dừng nó bạn sẽ thấy cái thay thế nào đó - bạn sẽ phải tìm ra cái thay thế nào đó. Có thể bạn không được phép nói; ở văn phòng ông chủ sẽ không cho phép bạn, ở nhà vợ sẽ không cho phép bạn. Cô ấy cứ nói hoài, cô ấy không để thời gian cho bạn nói. Và bạn cũng sợ nếu bạn nói bạn sẽ bị rắc rối; bất kì điều gì bạn nói cũng đều sai. Và vợ nhảy lên điều đó, lấy cớ từ điều đó và bắt đầu kêu ca chì chiết bạn. Cho nên ở nhà bạn phải nấp sau tờ báo. Bạn có đọc báo hay không, không phải là vấn đề, nhưng bạn phải nấp đằng sau tờ báo. Bạn phải có vẻ tham gia, bận bịu, để cho bạn không cần nói và bạn không cần nghe điều vợ cứ nói mãi.
Đàn bà trên khắp thế giới, ngoại trừ ở vài nước phương Tây, không hút thuốc, bởi lẽ đơn giản là họ nói quá nhiều. Môi họ có nhiều tập luyện thế, không có nhu cầu! Ở vài nước phương Tây họ đã bắt đầu hút thuốc và lí do là phong trào Giải phóng Phụ nữ. Họ phải cạnh tranh với đàn ông trong mọi thứ; dù nó là có nghĩa hay vô nghĩa cũng chả thành vấn đề. Tôi rất sợ họ có thể còn đứng đái một ngày nào đó, bởi vì họ bình đẳng với đàn ông mà! Dù điều đó ngu xuẩn thế nào, họ sẽ làm điều đó.
Đi vào trong nguyên nhân của nó đi, Mahendra này, và nếu bạn có thể tìm ra nguyên nhân, nó sẽ đơn giản tan chảy mất. Nhưng đừng dừng bằng ép buộc - cứ để nó đi theo cách riêng của nó, qua quan sát, qua nhận biết.
Cho nên tôi sẽ không nói dừng hút thuốc hay dừng cái gì cả, nhưng tôi bao giờ cũng sẽ gợi ý: quan sát, thiền, nhận biết, đi vào trong gốc rễ. Đây là luật nền tảng của cuộc sống: nếu bạn có thể hiểu gốc rễ của cái gì đó, nó biến mất, nó bay hơi. Chừng nào bạn còn chưa hiểu gốc rễ, nó sẽ tiếp tục dưới dạng này hay dạng khác.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi yêu một cô gái đẹp, nhưng cô ấy nghèo. Một cô già xấu xí nhưng có nhiều của cải lại yêu tôi. Tôi nên cưới cô gái giầu hay cô gái nghèo?
Narayano, cưới cô giầu đi và tốt với cô nghèo!
Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi đang yêu. Tôi phải làm gì?
Mahesh, cách chữa duy nhất cho đàn ông đang yêu là hôn nhân. Nếu điều đó không chữa được anh ta, chẳng cái gì sẽ chữa được.
Câu hỏi thứ sáu:
Thưa thầy kính yêu,
Suốt bốn mươi nhăm năm tôi đã sống trong tù, phần lớn do tôi tự tôi tạo ra. Bây giờ tôi biết có thể trở nên tự do ngày một nhiều hơn. Nhưng phải làm gì, khi mình cảm thấy mình cần một chỗ an toàn, bầu khí hậu tốt để trưởng thành? Nhà tù khác sao? Làm sao được tự do ở bất kì đâu, bất kì khi nào? Tôi cảm thấy buồn và nổi dậy trong tôi về điều đó.
Yvonne, tự do chẳng có liên quan gì với bên ngoài; người ta có thể tự do ngay cả trong nhà tù thực tại. Tự do là cái gì đó bên trong; nó là của tâm thức. Bạn có thể tự do ở bất kì chỗ nào - bị xiềng xích, trong trại giam, bạn có thể tự do - và bạn có thể không tự do bên ngoài nhà giam, trong nhà riêng của bạn, tự do thấy được một cách tuyệt đối, nhưng bạn sẽ là tù nhân nếu tâm thức bạn không tự do.
Bạn đang lẫn lộn tự do bên ngoài với tự do bên trong. Khi có liên quan tới bên ngoài bạn không bao giờ có thể tự do tuyệt đối được - để điều đó được rõ ràng một lần cho dứt khoát đi. Khi có liên quan tới bên ngoài bạn không một mình, cho nên làm sao bạn có thể tuyệt đối tự do được? Có cả triệu người quanh bạn. Ở bên ngoài, cuộc sống phải là thoả hiệp. Nếu bạn mà một mình trên thế gian bạn chắc đã tuyệt đối tự do, nhưng bạn không một mình.
Trên đường bạn phải đi bên phải. Và Yvonne sẽ cảm thấy đây là tù túng lớn lao: 'Tại sao? Tại sao tôi phải bị buộc đi bên phải? Tôi là người tự do. Nếu tôi muốn đi bên trái tôi sẽ đi bên trái. Nếu tôi muốn đi giữa đường tôi sẽ đi ở giữa đường.' Ở Ấn Độ bạn có thể làm điều đó - Ấn Độ là nước tự do, nhớ lấy! Nó là nền dân chủ vĩ đại nhất trên thế giới, cho nên phải, trái, giữa, bất kì chỗ nào bạn cũng có thể bước đi!
Nhưng tự do của một người trở thành vấn đề cho tự do của nhiều người thế. Bạn tự do là bản thân mình, nhưng bạn không nên là điều phiền nhiễu cho cuộc sống của người khác.
Con người của hiểu biết sẽ kính trọng tự do của mình nhiều như người đó sẽ kín trọng tự do của người khác, bởi vì nếu không ai kính trọng tự do của bạn, tự do của bạn sẽ bị phá huỷ. Đó là việc hiểu lẫn nhau: 'Tôi kính trọng tự do của bạn, bạn kính trọng tự do của tôi, thế thì cả hai chúng ta có thể tự do.' Nhưng đấy là thoả hiệp. Tôi không làm phiền phức tới con người bạn, tôi không tự do xâm phạm vào bạn.
Bạn muốn hát to vào giữa đêm. Tất nhiên bạn là người tự do, và nếu bạn không thể hát to ở nhà riêng của bạn, thì đây là cái loại tự do gì? Nhưng hàng xóm cũng phải ngủ nữa; thế thì phải có thoả hiệp.
Bên ngoài chúng ta là liên thuộc lẫn nhau. Không ai có thể là tuyệt đối độc lập được. Cuộc sống là liên thuộc lẫn nhau. Không chỉ với những người bạn liên thuộc, bạn còn liên thuộc với mọi thứ. Nếu bạn chặt mọi cây, bạn sẽ chết bởi vì chúng thường xuyên cung cấp cho bạn ô xi. Bạn phụ thuộc vào chúng - và chúng phụ thuộc vào bạn bởi vì bạn thường xuyên cho chúng các bô nic. Chúng ta lấy vào ô xi và thở ra các bô nic; cây làm chính điều ngược lại, chúng thở ra ô xi và hít vào các bô nic.
Cho nên khi những người như Mahendra hút thuốc, cây phải cảm thấy cực kì sung sướng bởi vì nhiều các bô nic đang được tạo ra cho chúng! Nghe tôi những cây này sẽ cảm thấy rất buồn là tôi đang bảo bạn đi tới tận căn nguyên của nó và thế thì việc hút thuốc sẽ biến mất. Điều đó nghĩa là cây sẽ không có được nhiều các bô mic như chúng đã có trước đây!
Chúng ta liên thuộc, không chỉ với cây - còn với mặt trời, với mặt trăng, với các vì sao. Mọi thứ đều là liên thuộc lẫn nhau.
Ngày mai sẽ có nhật thực, nhật thực toàn phần. Điều đó sẽ có tác động vô cùng tới cuộc sống trên trái đất. Nếu bạn nhìn thẳng vào mặt trời bạn có thể bị mù vĩnh viễn. Tránh nhìn vào mặt trời - thực ra, đừng ra ngoài. Sẽ có mọi cám dỗ để ra ngoài bởi vì ngay giữa ban ngày, gần bốn giờ ba mươi chiều, bạn có thể thấy sao trên bầu trời; cũng như trong đêm bạn bao giờ cũng thấy chúng, ngay giữa ban ngày bạn có thể thấy sao. Sẽ có cám dỗ lớn để ra ngoài và xem, nhưng tránh điều đó đi, đừng ra ngoài. Điều đó là nguy hiểm cho mắt, điều đó là nguy hiểm cho hệ thần kinh, điều đó là nguy hiểm cho cơ chế tâm trí của bạn. Nhiều người sẽ nổi cáu, nhiều người sẽ bị mù. Phụ nữ có mang nên tránh ra ngoài tuyệt đối bởi vì đứa trẻ trong bụng là rất, rất mong manh. Nó còn chưa có cái bảo vệ; nó mềm mại, mềm tới mức nó có thể bị ảnh hưởng bởi bất kì cái gì. Và trong khi nhật thực, khi nhật thực toàn phần, các tia nguy hiểm đi vào trong bầu khí quyển.
Cho nên khi nhật thực xảy ra tôi muốn tất cả các sannyasin đi vào bên trong phòng của họ, đóng cửa lại, ngồi trong thiền sâu. Điều đó sẽ chỉ kéo dài vài phút thôi. Tránh cám dỗ đi ra ngoài, và đừng thử tìm các thiết bị qua đó bạn có thể nhìn nhật thực mà không bị hại. Không thiết bị nào là tuyệt đối vô hại; tốt hơn cả là tránh nó ra.
Bây giờ cuộc sống liên thuộc thế... mặt trời ở xa thế. Phải mất mười phút để tia sáng mặt trời tới trái đất, và tia sáng đi với tốc độ lớn vô cùng - một trăm tám mươi sáu nghìm dặm một giây. Nhưng chúng ta có liên quan tới các mặt trời khác và tới các hệ mặt trời khác nữa. Mọi thứ trong sự tồn tại đều liên thuộc nhau, cho nên bạn không thể tuyệt đối tự do ở bên ngoài được - và không cần điều đó nữa.
Tận hưởng sự liên thuộc này đi. Đừng gọi nó là tù túng. Nó không phải là phụ thuộc, nó là liên thuộc. Bạn phụ thuộc vào người khác, người khác phụ thuộc vào bạn. Đó là tình huynh đệ, đó là tính quan hệ. Ngay cả một nhành cỏ nhỏ nhất cũng có quan hệ với vì sao lớn nhất.
Nhưng trong thế giới bên trong, trong vương quốc bên trong, bạn có thể tuyệt đối tự do. Cho nên toàn thể câu hỏi là về cái bên trong. Và thế thì, Yvonne này, bạn sẽ không cảm thấy buồn và nổi dậy; không cần. Hiểu rằng liên thuộc bên ngoài là điều phải có, nó là không tránh được; chẳng cái gì có thể được làm về nó. Nó là một phần của cách mọi sự đang vậy. Chấp nhận nó đi. Khi không cái gì có thể được làm về nó, chấp nhận là cách duy nhất. Và chấp nhận nó một cách vui vẻ, không như cam chịu. Chấp nhận nó đi! Đây là vũ trụ của chúng ta; chúng ta là một phần của nó. Chúng ta không phải là những hòn đảo, chúng ta là một phần của toàn thể lục địa. Chúng ta không phải là các bản ngã.
Yvonne, ý tưởng của bạn về tự do được bắt rễ đâu đó trong ý tưởng về bản ngã. Chúng ta không phải là các bản ngã. Bản ngã là thực thể giả tạo - bởi vì chúng ta không tách rời, làm sao chúng ta có thể có bản ngã được? Khi có liên quan tới ngôn ngữ thì bản ngã là tốt; dùng từ 'tôi' là một tiện dụng, nhưng không có bản chất trong nó. Nó là cái bóng thuần tuý, hoàn toàn trống rỗng. Một từ hữu dụng, tiện dụng, nhưng không thực.
Nhưng tự do bên trong là có thể. Nó xảy ra khi bạn đi ngày càng sâu hơn vào trong nhận biết. Quan sát thân thể bạn, quan sát các quá trình ý nghĩ của bạn đi.
Mới hôm nọ Phật đã nói: Quan sát, chứng kiến toàn thể quá trình ý nghĩ của ông. Và dần dần, dần dần bạn sẽ thấy bạn không là giận không là tham, không là người Hindu không là người Mô ha mét giáo không là người Ki tô giáo, không là người Cơ đốc giáo không là người cộng sản. Dần dần, dần dần bạn sẽ nhận biết rằng bạn không là ý nghĩ nào - bạn không là tâm trí chút nào. Bạn là nhân chứng thuần khiết. Kinh nghiệm về chứng kiến thuần khiết là kinh nghiệm về tự do toàn bộ, nhưng nó là hiện tượng bên trong. Và người tự do toàn bộ bên trong không có khao khát tự do bên ngoài. Người đó có khả năng chấp nhận tự nhiên như nó vậy.
Yvonne, tạo ra tự do bên trong đi, qua chứng kiến. Tính chất sannyas chỉ dành cho tự do bên trong. Và sống từ tự do bên trong và thế thì bạn sẽ có khả năng thấy sự liên thuộc ở bên ngoài. Nó là đẹp và nó là phúc lành. Không cần nổi dậy chống lại nó. Thảnh thơi trong nó, buông xuôi theo nó. Và nhớ: chỉ người thực sự tự do mới có thể buông xuôi.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Tôi cũng nghĩ rằng con người của tri thức là tốt hơn người dốt nát. Tôi có tuyệt đối sai không?
Sanatan, con người của tri thức là hiện tượng hoàn toàn khác. Tôi đang nói rằng con người của tri thức và người thông thái không như nhau. Con người của tri thức chính là điều vị phật là gì: người biết. Nhưng người thông thái không phải là vị phật; người đó không biết. Người đó đã tích luỹ nhiều thông tin, nhưng thông tin đó là vay mượn. Nó từ kinh sách, từ sách vở, từ người khác. Người đó đã không kinh nghiệm nó; toàn là về và về. Người đó có thể nói, người đó có thể viết, người đó có thể thuyết giảng, nhưng người đó chẳng biết gì. Người đó nói về Thượng đế; người đó không có ý tưởng gì về Thượng đế là gì. Người đó thậm chí không có thoáng nhìn - còn nói gì tới kinh nghiệm.
Tu sĩ trên khắp thế giới của mọi tôn giáo đều là người thông thái. Jesus biết, nhưng giáo hoàng không phải là con người của tri thức. Ông ấy là người thông thái, ông ấy có nhiều thông tin. Ông ấy có thể trích dẫn kinh sách.
Một trong các nhà tư tưởng lớn của phương Tây là Ingersoll. Bất kì khi nào ông ấy tới nói chuyện - và ông ấy là một diễn giả vĩ đại nữa - ông ấy sẽ làm một dấu hiệu huyền bí trong không trung bằng ngón tay trước khi ông ấy bắt đầu nói. Và khi ông ấy kết thúc, sau đó ông ấy lại làm cái gì đó bằng các ngón tay - điều gì đó rất huyền bí trong không trung. Người ta cứ hỏi đi hỏi lại ông ấy, nhưng ông ấy chỉ cười và ông ấy không trả lời.
Khi ông ấy chết, ai đó hỏi, 'Bây giờ xin nói cho chúng tôi, bằng không chúng tôi bao giờ cũng tò mò và tự hỏi - ông đã làm gì trong cả đời mình? Có phép thần nào đó trong nó không? Sao ông làm những dấu hiệu huyền bí nào đó trước khi ông nói và rồi lại làm khi ông kết thúc?'
Ông ấy nói, 'Chả có phép thần gì trong nó cả, nhưng tôi không thể nói được điều đó trước đây. Bây giờ tôi có thể nói được điều đó. Trước khi tôi bắt đầu bài nói tôi đã làm dấu hiệu về dấu nháy, và sau khi tôi kết thúc tôi phải đóng dấu nháy đó lại. Tôi tự nói với mình và với các ông nữa rằng đấy tất cả chỉ là trích dẫn thôi, đấy không phải là kinh nghiệm của tôi. Toàn thể mọi sự chỉ là vay mượn - nó là ở trong các dấu nháy.'
Đó là người thông thái. Nhưng Ingersoll chân thành, ít nhất cũng thực thà. Người thông thái không tốt hơn người dốt nát, nhớ lấy, Sanatan. Con người của tri thức chắc chắn tốt hơn người dốt nát, tất nhiên, hiển nhiên, nhưng cùng điều đó lại không đúng với người thông thái. Người thông thái thậm chí còn tồi hơn người dốt nát. Người dốt nát ít nhất cũng biết rằng mình là người dốt; người đó không giả vờ, người đó không tạo mẽ ngoài. Người thông thái có mẽ ngoài đẹp đẽ, mặt nạ.
Và vấn đề là: nếu bạn lừa dối người khác, dần dần bạn trở nên bị tự thôi miên. Bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết. Nhưng không có khác biệt. Người thông thái chỉ là trên bề mặt được tô vẽ bằng tri thức lớn lao còn người dốt nát thì không được tô vẽ; người đó thô. Người thông thái có chút ít được đánh bóng. Nhưng sâu bên dưới họ là cùng một người. Cả hai sẽ tham, cả hai sẽ đầy thèm khát, cả hai sẽ đầy giận, cả hai sẽ đầy bản ngã. Các kiếp sống của họ sẽ không là gì ngoài thủ đoạn bản ngã. Các kiếp sống của họ sẽ không là gì ngoài dâm dục, bạo hành, tham lam, ghen tị, sở hữu. Sẽ không có khác biệt chút nào.
Sanatan, nhớ lấy, bạn phải trở thành người biết theo cách riêng của bạn. Nếu bạn trích dẫn tôi, điều đó là thông thái thôi; nếu bạn biết nó theo cách riêng của bạn, đó là việc biết. Và việc biết đem tới tự do, việc biết đem tới chân lí. Thông thái được kính nể; bạn trở thành chuyên gia. Bạn càng biết nhiều, mọi người càng tưởng bạn là vĩ đại, nhưng sâu bên dưới bạn cứ sống cùng một loại cuộc sống con vật, không khác biệt chút nào - hay có thể chỉ một khác biệt: bạn là kẻ đạo đức giả còn lớn hơn người dốt nát.
Norman Bush có chứng nói lắp khủng khiếp. Vợ anh ta, Rose, gợi ý rằng anh ta nên tới và gặp nhà chuyên môn. Anh ta ngần ngại nhưng bị thuyết phục tới thăm người nổi tiếng nhất ở phố Harley, người này nói với anh ta, 'Này, ông Bush, chúng tôi chỉ có thể làm được một điều với chứng nói lắp này của ông. Ông thấy đấy, vấn đề là các hòn của ông quá to. Tuy nhiên, chúng tôi phải có khả năng cấy một cặp nhỏ hơn. Điều đó chắc chắn chữa khỏi bệnh của ông.'
Norman được cho một tuần suy nghĩ kĩ càng và ngần ngại chấp thuận qua cuộc giải phẫu. Khi anh ta bước ra, việc nói trôi chảy của anh ta được khôi phục, vợ anh ta mừng lắm. Thế rồi tới những đêm dài đó khi Rose hăm hở hơn còn Norman chả biểu lộ quan tâm gì. Vài tuần trôi qua cô ấy đâm lo âu và thất vọng.
Thế rồi một đêm cô ấy nói với anh ta, 'Anh biết đấy, em nghĩ em thích anh như cách anh làm trước đây, khi còn các hòn to và anh nói lắp. Em sẽ tới gặp bác sĩ đó và xin làm giải phẫu ngược lại.'
Ngần ngại, Norman bị lôi tới chuyên gia này. 'Ông biết đấy, bác sĩ,' Norman nói, 'vợ tôi nói cô ấy thích tôi theo cách tôi đã vậy với bệnh nói lắp và tất cả, và, um, này, ấy a, bác sĩ có cho rằng tôi có thể cấy lại hai hòn cũ của tôi được không?'
'Đ-đ-đéo làm được!' bác sĩ nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét