Chương 9. Đi vào dòng chảy

Dhammapada: Con đường của Phật
The Dhammapada: The way of the buddha
Osho
Tập 05

 
Chương 9. Đi vào dòng chảy


Đừng sống trong thế giới trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật.

Vươn dậy và quan sát.

theo con đường một cách vui vẻ qua thế giới này và cõi bên kia.

Theo con đường của đức hạnh.

Theo con đường một cách vui vẻ

Qua thế giới này và cõi bên kia!

Để xem thế giới -

Như bọt nước, như ảo ảnh.

Thấy thế giới như nó vậy,

Và chết sẽ bỏ qua ông.

Tới, xem thế giới,

Xe được vẽ cho vua,

Cái bẫy cho kẻ ngu.

Nhưng người thấy đi tự do.

Như trăng tuột khỏi phía sau mây

Và sáng lên,

Cũng vậy thầy tới từ phía sau dốt nát của mình

Và sáng lên.

Thế giới này trong bóng tối.

Người có mắt để thấy ít làm sao!

Chim ít làm sao

Kẻ thoát khỏi mạng lưới và bay tới cõi trời!

Thiên nga vươn dậy và bay tới mặt trời.

Kì diệu làm sao!

Cũng vậy người thuần khiết chinh phục quân đội của ảo tưởng

Và vươn dậy và bay.

Nếu ông nhạo báng trời

Và phạm luật,

Nếu lời của ông là dối trá,

Điều hại của ông sẽ kết thúc ở đâu?

Người ngu cười người rộng lượng.

Người keo kiệt không thể vào cõi trời.

Nhưng thầy thấy vui vẻ trong việc cho

Và hạnh phúc là phần thưởng của thầy.

Và hơn nữa -

Với cái lớn hơn mọi vui vẻ

Của trời và của đất,

Vẫn lớn hơn quyền thế

Trên mọi thế giới,

Là vui vẻ của việc đạt tới dòng chảy.


Lời kinh thứ nhất:

Đừng sống trong thế giới trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật.

Đó là một trong những lời kinh bị diễn giải sai nhất của Phật. Trong hàng thế kỉ Phật tử đã tin rằng Phật đang nói, 'từ bỏ thế giới,' rằng Phật chống lại thế giới này, rằng ông ấy là người phủ nhận cuộc sống, rằng ông ấy muốn mọi người trở thành kẻ đào tẩu. Nhưng đó không phải là nghĩa của lời kinh này; lời kinh này có nghĩa khác toàn bộ.

Lời kinh nói: Đừng sống trong thế giới, trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật. Nó không nói: Đừng sống trong thế giới. Nó nói: sống trong thế giới, nhưng đừng sống trong sao lãng và mơ giả. Sống trong thế giới này, nhưng không sống bên ngoài luật vĩnh hằng của cuộc sống và sự tồn tại. Sống trong thế giới, nhưng không là của nó. Sống trong thế giới, nhưng đừng để thế giới sống trong bạn.

Nếu nó đã được hiểu theo cách tôi hiểu nó, toàn thể lịch sử của Phật giáo đã khác toàn bộ rồi, và không chỉ lịch sử của Phật giáo mà toàn thể bộ mặt của nhân loại đã khác toàn bộ rồi. Bởi vì lời kinh này đã được hiểu như chống lại thế giới, Phật tử trở nên phủ định cuộc sống. Họ trở nên quan tâm nhiều tới việc chết hơn là việc sống. Họ trở nên quan tâm nhiều tới tự tử - tự tử dần dần, tự tử chậm chạp. Tự tử trở thành mục đích của họ. Đây là xuyên tạc - xuyên tạc thầy vĩ đại và những lời của thầy.

Những lời này là rõ ràng: Đừng sống trong thế giới, trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật. Sống trong thế giới mà không sao lãng, không mơ mộng, và trong giao cảm với luật. Cách diễn đạt của ông ấy có chút ít phủ định. Cách diễn đạt của ông ấy bao giờ cũng có chút ít phủ định, bởi lí do nào đó. Thay vì nói theo cách khẳng định, Phật bao giờ cũng nói cùng điều đó theo cách phủ định. Lí do là ở chỗ khi bạn khẳng định điều gì đó nó trở thành xác định, vững chắc tới mức mọi người có xu hướng theo nó một cách mù quáng; do đó Phật dùng cách diễn đạt phủ định. Theo cách đó ông ấy cho bạn tự do phân tích, suy tư, tìm ra cách riêng của mình. Ông ấy chưa bao giờ nói cái đang là, ông ấy bao giờ cũng nói cái không là; ông ấy định nghĩa qua phủ định. Đó là phương cách hay cho những người có thể hiểu, nhưng cho những người không thể hiểu được, nó là phương cách nguy hiểm bởi vì họ sẽ trở thành nạn nhân của tính phủ định.

Và Phật phải chọn cách diễn đạt phủ định, bởi vì trong hàng thế kỉ trước ông ấy tôn giáo bao giờ cũng được diễn đạt theo cách khẳng định, và cách khẳng định đã trở thành gánh nặng trên bản thể mọi người. Ông ấy đã thay đổi toàn thể cách diễn đạt tôn giáo. Ông ấy sẽ không nói: Có Thượng đế; ông ấy sẽ chỉ nói: Ông trở nên tuyệt đối trống rỗng và rồi xem cái gì có đấy. Đây chỉ là việc chỉ báo cách thức rất mơ hồ, cho nên bạn không thể níu bám vào nó được. Bằng không mọi người đều là những kẻ níu bám: họ sẽ rơi vào bất kì cái gì và họ sẽ sở hữu nó.

Phật khó nắm bắt, bạn không thể bắt giữ ông ấy được. Ông ấy nói: Trống rỗng đi và xem. Ông ấy nói: Để vô trí có đó và thế rồi xem. Ông ấy chưa bao giờ định nghĩa cái gì sẽ xảy ra khi không có tâm trí. Ông ấy biết rằng nếu ông ấy nói cái gì sẽ xảy ra khi không có tâm trí, bạn sẽ bắt đầu ham muốn nó. Và ham muốn nó là không bao giờ đạt tới nó, bởi vì việc ham muốn là quá trình của tâm trí.

Chẳng hạn, nếu Phật nói, cũng giống như Upanishad nói, rằng khi không có tâm trí sẽ có phúc lạc lớn lao... bây giờ nghe điều này, một ham muốn lớn lao về phúc lạc nhất định nảy sinh. Nhưng ham muốn là tâm trí, cho dù ham muốn phúc lạc. Nếu, cũng giống như Upanishad, Phật nói: Nếu ông vứt bỏ tâm trí ông sẽ tìm thấy Thượng đế, tự do, tự do tuyệt đối - ngay lập tức ham muốn đi vào từ cửa sau: 'Làm sao tìm ra cái vĩnh hằng này, cái bất tử này, vui vẻ này, Thượng đế này? Làm sao để đạt tới thiên đường?'

Bây giờ sẽ không thể nào vứt bỏ được tâm trí. Tâm trí đã lấy hình dạng mới, ham muốn mới, vỏ ngoài mới, nhưng nó vẫn là cùng tâm trí cũ. Trước hết nó ham muốn tiền, quyền, danh; bây giờ nó ham muốn Thượng đế, samadhi, chứng ngộ, phúc lạc, chân lí, tự do. Đối thể đã thay đổi - nhưng tâm trí không ở trong các đối thể; tâm trí ở trong quá trình ham muốn.

Do đó Phật chưa bao giờ cho bạn bất kì đối thể nào để ham muốn; ông ấy lấy đi mọi đối thể. Điều này có thể được thực hiện chỉ qua việc phủ định. Và ông ấy để bạn vào trong cái trống rỗng... nhưng cái trống rỗng đó không phải là trống rỗng thực. Chính điều ngược lại: nó là sự tràn đầy, nó là viên mãn, nó đang tràn ngập với phúc lạc, với Thượng đế, với tình yêu. Nhưng Phật sẽ không bao giờ nói điều đó, về điều đó ông ấy rất ý thức - bởi vì trong hàng thế kỉ khẳng định đã từng là sự sao lãng cho mọi người.

Hàng triệu người ở phương Đông đã trở nên ham muốn về thế giới khác, bờ bên kia - nhiều tới mức chính ham muốn bờ bên kia trở thành cản trở của họ. Để phá huỷ cản trở đó, để loại bỏ chướng ngại đó, Phật dùng cách phủ định.

Nhưng con người ngu xuẩn thế! Các thầy đi rất thận trọng, họ lấy từng bước rất thận trọng, bởi vì con người ngu xuẩn thế. Họ lấy mọi thận trọng thậm chí không dùng bất kì từ nào có thể bị diễn giải sai - nhưng mọi từ đều có thể bị diễn giải sai! Con người vô ý thức tới mức mong đợi rằng người đó sẽ hiểu đúng là mong đợi quá nhiều ở con người rồi. Người đó nhất định hiểu lầm; trong vô ý thức, hiểu lầm là khả năng duy nhất.

Upanishad là đúng, nhưng chúng đã bị hiểu lầm bởi vì cách tiếp cận khẳng định của chúng. Mọi người trở nên rất mê đắm: 'Nếu sự tồn tại là Thượng đế, thế thì cứ mê đắm Thượng đế nhiều nhất có thể được đi!' Đây là kết luận logic: 'Nếu sự tồn tại là Thượng đế, thế thì ăn, uống và vui vẻ đi! Nếu hiện hữu là thiêng liêng, thế thì tận hưởng cuộc sống, thế thì cứ để cuộc sống của bạn là cuộc vui miệt mài. Tất cả đều là thiêng liêng. Upanishad nói: Sarvam khalvidam brahma - tất cả là Thượng đế. Nếu tất cả là Thượng đế, thế thì sao không tích luỹ thật nhiều tiền như bạn có thể làm? - bởi vì tiền là Thượng đế!'

Bạn thấy cách tâm trí vô ý thức cứ bóp méo: 'Nếu tất cả đều là Thượng đế, thế thì sao không có nhiều quyền hơn, nhiều danh hơn? Thế thì sao không cứ tiếp tục ích kỉ lớn lao? Nếu tất cả đều là Thượng đế, thế thì bản ngã nữa cũng là Thượng đế chứ!' Upanishad nói: Aham brahmasmi - Ta là Thượng đế. Và khi điều đó được nghe trong vô thức sâu, chúng ta hiểu Upanishad đang nói bản ngã là Thượng đế, bởi vì dùng 'ta' và 'bản ngã' là đồng nghĩa. Upanishads bị hiểu lầm bởi vì sự khẳng định của chúng, khẳng định toàn bộ của chúng.

Và Phật bị hiểu lầm bởi vì sự phủ định của ông ấy, phủ định toàn bộ. Ông ấy đã chuyển con lắc sang cực điểm bên kia; chỉ để tránh lối cụt mà ông ấy đã thấy trên con đường của khẳng định, ông ấy đã chuyển sang cực đoan kia. Ông ấy chỉ dùng cách diễn đạt phủ định. Đừng sống trong thế giới, trong sao lãng và mơ giả, bên ngoài luật. Ông ấy có thể đã nói, theo cách khẳng định hơn: sống trong thế giới, không sao lãng, không mơ. Sống trong thế giới, theo đúng với luật tối thượng. Aes dhammo sanantano - sống theo đúng với luật vĩnh hằng. Nhưng đó không phải là chọn lựa của ông ấy. Ông ấy đã thấy tính khẳng định trở thành sự tù túng và cần phải phá huỷ tính khẳng định. Bạn có thể phá huỷ tính khẳng định, và với hiện thời, khi thầy còn sống, mọi người sẽ hiểu cách tiếp cận của ông ấy bởi vì ông ấy có đó để giải thích cho bạn. Nhưng khi ông ấy đi rồi, thế thì sao? Tính phủ định trở thành tù túng của bạn.

Các sannyasin Hindu bị mắc vào trong tính khẳng định còn các khất sĩ Phật giáo bị mắc vào trong tính phủ định.

Nỗ lực của tôi ở đây là để giúp bạn hiểu được cả hai, và hiểu năng lực của bạn hiểu lầm. Và tỉnh táo; bằng không từng từ sẽ tạo ra cái gì đó khác, cái gì đó chưa bao giờ được ngụ ý.

Con bạch tuộc biểu diễn có thể chơi đàn piano, đàn tam thập lục và sáo kim. Huấn luyện viên của nó muốn nó thêm đàn túi vào tài năng nghệ thuật của nó, cho nên ông ta đặt nhạc cụ Scot này vào trong phòng của bạch tuộc. Nhiều giờ trôi qua, mà chẳng có tiếng nhạc túi nào được nghe thấy.

Ông huấn luyện viên đâm bối rối. Sáng hôm sau ông ấy lo lắng hỏi con vật tám xúc tu này, 'Mày đã học chơi cái đàn đó chưa?'

'Chơi nó á?' con bạch tuộc đáp. 'Tôi đã cố gắng nằm vào nó cả đêm!'

Con bạch tuộc có thể được tha thứ - bạn không thể được tha thứ. Nhưng con người hành xử theo cùng cách, cũng vô ý thức như có thể. Cho dù thỉnh thoảng họ trở nên có ý thức, ý thức của họ cũng vẫn bị trộn lẫn với vô ý thức. Cho dù họ tỉnh táo, việc tỉnh táo của họ là không thuần khiết. Cho dù họ có tính quan sát, tính quan sát của họ có cái gì đó sai trong nó.

McBride và Kavanaugh đang trong quán cà phê ngồi gần biển báo Cẩn thận trông chừng mũ và áo khoác của bạn. McBride cứ mỗi phút lại ngoái cổ lại, gần như nghẹn đường nuốt, để nhìn áo khoác của mình.

Kavanaugh tiếp tục ăn, chẳng để ý gì tới cái áo khoác treo trên móc của mình. Nhưng việc xoay người mãi của McBride bắt đầu làm cho anh ta cáu kỉnh. 'Mày dùng ma tuý gì thế!' anh ta nói. 'Chấm dứt cái trò nhìn áo khoác đi!'

'Tao chỉ nhìn áo của tao thôi,' McBride nói. 'Áo của mày đã bị lấy mất từ nửa giờ rồi!'

Trạng thái của con người là đống lộn xộn, hỗn độn! Công việc lớn lao được cần để làm cho bạn thực sự tỉnh táo. Và lời kinh đầu tiên này là việc bắt đầu của công việc lớn lao đó: Đừng sống trong thế giới, trong sao lãng và mơ giả...

Tâm trí bạn liên tục tạo ra sao lãng. Quan sát tâm trí bạn, và bạn sẽ hiểu điều Phật đang nói. Nó không bao giờ cho phép bạn ngồi im lặng cho dù vài khoảnh khắc. Nếu bạn ngồi im lặng nó nói, 'Sao không nghe radio? Báo mới phải đã tới rồi, người đưa báo có thể đã tới. Sao không đi xem phim? Sao không xem ti vi?' Nếu bạn đang ở cửa hàng tâm trí nói, 'Về nhà, nghỉ đi - mình mệt rồi.' Nếu bạn ở nhà tâm trí nói, 'Mình làm cái quái gì ở đây thế nhỉ, phí thời gian? Ra cửa hàng đi - mình có thể kiếm được cái gì đó chứ!'

Tâm trí chưa bao giờ cho phép bạn được ở chỗ bạn đang ở, nó chưa bao giờ cho phép bạn thấy mọi thứ như chúng đang đấy. Nó bao giờ cũng đem bạn đi đâu đó khác, hoặc vào quá khứ hoặc vào tương lai; nó chưa bao giờ cho phép bạn được ở trong hiện tại. Hoặc nó lôi bạn vào kí ức - cái không là gì ngoài dấu chân trên cát của thời gian - hoặc nó lôi bạn vào tương lai: những phóng chiếu lớn lao, mong đợi lớn lao, ham muốn, mục đích.... Và bạn trở nên bị dính líu với chúng nhiều thế - cứ dường như chúng có thực tại nào đó! Và thực tại lại đang tuột khỏi tay bạn trong khi bạn dính líu vào tất cả những chuyến đi này vào quá khứ, vào tương lai.

Tâm trí chưa bao giờ cho phép bạn và sẽ không bao giờ cho phép bạn thấy cái đang đó; nó bao giờ cũng đem bạn tới cái không có đó.

Edith phàn nàn với bạn cô ấy, Rose, rằng chồng cô ấy chưa bao giờ biểu lộ mối quan tâm nào tới việc làm tình. Anh ấy chỉ ngồi mọi đêm và xem ti vi. Rose gợi ý rằng cô ấy nên làm cho bản thân mình quyến rũ hơn và bằng cách nào đó nhử anh ta.

Thế là đêm hôm sau Edith bôi nước hoa quyến rũ nhất và gần như không mặc gì ngoài giầy, mũ, găng tay và túi xách. Cô ấy đi vào phòng khách và vô tình đi dạo quanh. Chồng cô ấy vẫn cứ dán mắt vào chiếc ti vi. Cô ấy ho lên, và cuối cùng anh ta cũng ngửng lên nhìn cô ấy.

'Ồ, em định ra ngoài à?' anh ta hỏi. 'Tất nhiên rồi!' cô ấy nói mỉa mai.

'Tốt,' anh ta đáp, 'vì anh hi vọng em có thể gửi bức thư này cho anh.'

Anh ta không có đó. Anh ta không thấy người đàn bà này, anh ta không thấy rằng cô ấy trần truồng. Anh ta không có đó chút nào! Chẳng có ai ở đó cả - mọi người đều ở đâu đó khác.

Chuyện cổ Sufi kể lại rằng Thượng đế muốn gặp bạn, và bất kì chỗ nào ngài nghĩ bạn sẽ đến thì ngài đều tới, nhưng ngài chẳng bao giờ tìm thấy bạn ở đó. Bạn bao giờ cũng ở chỗ nào đó khác. Ngài tới trong hiện tại - bạn đang ở quá khứ, bạn đang ở tương lai. Ngài chỉ biết một thời gian: bây giờ, và chỉ một chỗ: ở đây. Nhưng bạn chưa bao giờ ở đây và bạn chưa bao giờ ở bây giờ cả; bạn bao giờ cũng ở kia và bạn bao giờ cũng lúc khác. Gặp gỡ là không thể được. Ngài không biết thời gian nào khác hơn hiện tại và không chỗ nào khác hơn chỗ này. Ngài sống với tính chất đây này, tính chất như vậy. Lời của Phật là tathata - ông ấy sống trong cái như vậy, tathata.

Một trong những cái tên của Phật là tathagata - người sống trong tính như vậy, người đã trở thành tự do với tất cả sao lãng của tâm trí. Và phép màu là ở chỗ tâm trí chỉ bao gồm việc sao lãng, cho nên một khi bạn được tự do với mọi sao lãng thì không tâm trí nào còn lại. Trong hiện tại không có tâm trí. Trong hiện tại chỉ có tâm thức, nhận biết, quan sát.

Sống trong thế giới, nhưng không qua tâm trí. Đừng để cho quá khứ hay tương lai chen vào giữa bạn và thực tại. Và nếu bạn có thể duy trì được trạng thái của vô trí cho dù vài khoảnh khắc thôi - đó chính là điều thiền tất cả là gì - bạn sẽ ngạc nhiên: bỗng nhiên bạn ở trong cùng nhịp điệu với sự tồn tại. Bạn sẽ biết điều Phật gọi là aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng. Bạn sẽ đập rộn ràng cùng nó, rung động cùng nó. Bạn sẽ là một con sóng trong đại dương vĩ đại của luật. Bạn sẽ trong hoà điệu, trong cái một, trong sự hài hoà và hoà nhịp sâu sắc tới mức toàn thể bầu trời sẽ bắt đầu mưa rào hoa lên bạn, toàn thể sự tồn tại sẽ hân hoan cùng bạn.

Đây là thiên đường: thiên đường là trạng thái của vô trí. Phật gọi nó là thiên đường hoa sen, bởi vì tâm thức bạn mở ra như hoa sen trong ánh mặt trời buổi sáng sớm và có hương thơm ngào ngạt, cái đẹp lộng lẫy, và có duyên dáng lớn lao.

Nhưng nhớ lấy, ông ấy không ngụ ý từ bỏ thế giới này, như tất cả những người bình chú trong nhiều thế kỉ đã từng nói. Ông ấy đang nói: từ bỏ tâm trí - tâm trí là thế giới! Từ bỏ sao lãng và từ bỏ mơ - bởi vì nếu bạn sống trong mơ bạn không thể thấy được thực tại. Mắt bạn bị che phủ bởi bụi của mơ, hết tầng nọ tới tầng kia. Chỉ toàn mơ là mơ thôi, và bạn bị bao quanh bởi nhiều mơ tới mức bạn không thể thấy được thực tại là gì. Và các tu sĩ của bạn cứ giúp bạn tạo ra những mơ mới, các nhà tâm lí của bạn cứ giúp bạn tạo ra những mơ mới. Nếu họ lấy đi mơ này họ lập tức thay thế nó bằng mơ khác.

Đây là toàn thể nền tảng của khoa học về thôi miên: con người có thể bị thuyết phục để tin vào cái gì đó tuyệt đối giả. Thôi miên chỉ ra năng lực của con người rơi vào trong các giấc mơ, trong những cái không thực tới mức trên bề mặt điều đó có vẻ không thể nào tin nổi.

Bạn đã xem cuộc trình diễn thôi miên chưa? Nếu người đó nói với một người, 'Anh không phải là người mà là chó,' người này tin vào điều đó - nếu người này đã bị thôi miên đúng, nếu người này đã bị thôi miên vào giấc ngủ sâu. Thôi miên nghĩa là tạo ra giấc ngủ, chủ định tạo ra giấc ngủ. Nếu người này đã bị thôi miên đúng và được bảo rằng anh ta không phải là người mà là chó, người này bắt đầu sủa như chó! Người này có thể chẳng bao giờ đã làm điều đó trước đây, nhưng người này có thể làm điều đó ngay lập tức. Người này tin vào điều đó, và khoảnh khắc bạn tin vào cái gì đó bạn trở thành nó. Tất nhiên, niềm tin của bạn là giả và việc trở thành thế cũng là giả.

Các nhà tâm lí đang trở nên nhận biết rằng gần chín mươi phần trăm bệnh tật chỉ là các niềm tin. Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ khi họ đi sâu hơn vào trong nó, họ sẽ thấy rằng gần chín mươi chín phần trăm bệnh tật là niềm tin cả thôi. Có thể nó là bệnh thật lần đầu tiên, nhưng thế rồi bạn bắt đầu tin vào nó, bạn bắt đầu phóng chiếu nó, bạn bắt đầu lặp lại nó, diễn tập nó, thực hành nó. Và dần dần, dần dần nó trở thành thực tại cho bạn.

Thỉnh thoảng đi vào nhà thương điên và quan sát mọi người. Họ là cùng những người như bạn, chỉ đi trước bạn một chút thôi - khác biệt chỉ là ở mức độ. Bạn có thể ở dưới điểm sôi, có thể chín mươi chín độ, còn họ đã vượt lên trên rồi - một trăm lẻ một độ - chỉ khác nhau hai độ hay một độ thôi.

Người điên khùng cứ sống trong thế giới riêng của họ; họ tạo ra thế giới riêng của mình, họ tin vào thế giới riêng của mình. Họ tin vào chúng nhiều tới mức bạn không thể kéo họ ra khỏi các giấc mơ của họ được. Mơ của họ đã trở thành thực tại - đó là mất trí của họ.

Tôi nghe nói về một người đã trở thành điên và bắt đầu nghĩ rằng người đó đã chết. Bây giờ toàn thể khoa tâm lí của viện tâm thần đều theo sau người đó để kéo người đó ra khỏi ý niệm rằng người đó đã chết. Điều đó là thách thức cho họ, điều đó cũng là cái gì đó mới - họ chưa bao giờ bắt gặp trường hợp như vậy.

Họ đã cố gắng mọi điều nhưng đều không thể được, bởi vì người điên có thể điên nhưng họ cũng vẫn logic như bạn vậy. Họ có logic riêng của mình, sự hợp lí hoá riêng của mình; họ có năng lực lớn để hợp lí hoá mọi điều họ đang làm.

Cuối cùng, một nhà tâm lí lớn từ bên ngoài được mời tới để giúp đỡ. Nhà tâm lí lớn tới; ông ấy nói với người này và ông ấy hỏi anh ta mỗi một câu thôi. Ông ấy hỏi, 'Anh có tin rằng người chết có thể chảy máu được không?'

Anh ta nói, 'Không, không bao giờ! Làm sao người chết có thể chảy máu được? Một khi người ta chết rồi... cái xác không thể nào chảy máu được.'

Thế rồi nhà tâm lí nói, 'Đi cùng tôi đi!' Ông ta đưa anh ta tới trước gương, ông ấy chích vào tay anh ta bằng một dụng cụ sắc - máu chảy ra. Ông ta nói, 'Trông đấy! Vậy điều này chứng tỏ rằng anh vẫn còn sống!'

Người điên cười và anh nói, 'Điều này chỉ chứng tỏ rằng phát biểu của tôi sai - người chết vẫn chảy máu!'

Kéo họ ra trở thành điều không thể được thế! Và cùng điều đó cũng là trường hợp với bạn. Khi có liên quan tới chư phật, cùng điều đó cũng là hoàn cảnh với bạn. Kéo bạn ra ngoài tâm trí bạn, giúp bạn trèo ra khỏi giấc mơ của bạn - điều đó thực sự khó.

Thôi miên thử nghiệm một phương pháp, nhưng đó không phải là phương pháp của chư phật. Nó cho bạn giấc mơ khác, có thể là giấc mơ tốt hơn - chút ít phức tạp hơn, chút ít bớt nguy hiểm hơn, ít hại hơn, nhiều ích lợi hơn - nhưng mơ vẫn chỉ là mơ. Dù mơ của bạn là về chất độc hay cam lồ thì cũng không thực tạo ra khác biệt gì mấy; ít nhất nó cũng không tạo ra khác biệt cho người đã trở nên thức tỉnh.

Bình thường điều đó sẽ tạo ra khác biệt: người tin rằng mình đang uống chất độc bao giờ cũng vẫn còn ốm yếu; người nghĩ rằng mình đang uống nước cam lồ bao giờ cũng trông mạnh khoẻ, vui vẻ. Vâng, theo cách bình thường thì có khác biệt. Do đó thôi miên có tiện dụng giới hạn: nếu bạn không thể được kéo ra khỏi giấc mơ của bạn, ít nhất bạn cũng có thể được giúp để đi từ ác mộng sang giấc mơ dịu ngọt. Đó là chức năng của thôi miên.

Sau khi bị rắc rối với chứng đau đầu cứ tái diễn mà bác sĩ của cô ấy không tìm được nguyên nhân, Jean quyết định đến tư vấn nhà thôi miên. Rất ngạc nhiên, sau hai lần trị liệu chứng đau đầu đã biến mất. Chồng cô ấy, Ben, say mê lắm và hỏi làm sao mà việc chữa bệnh có hiệu quả thế.

Jean nói, 'Thế này, mọi việc em phải làm là đặt tay lên trán và lẩm nhẩm vài lần, 'Tôi không đau đầu, tôi không đau đầu.''

Vài tháng sau Ben nhận ra rằng mình mất quan tâm tới mặt sinh lí hôn nhân và quyết định đến tư vấn cùng nhà thôi miên đó để được giúp. Anh ta đã làm vậy, và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Jean cực thích và hỏi điều đó đã được hoàn thành thế nào, nhưng Ben lại không chịu nói cho cô ấy. Cuối cùng một đêm, Jean để ý rằng Ben chui vào buồng tắm một cách lâu bất thường trước khi lên giường.

Cô ta nhón chân rón rén đi tới cửa buồng tắm và lén nhìn qua lỗ khoá. Anh ta đang để một tay lên trán và môi anh ta mấp máy. Ghé sát tai vào lỗ khoá, cô ta nghe thấy anh ta đang lầm rầm, 'Cô ấy không phải là vợ mình, cô ấy không phải là vợ mình...'

Bây giờ, điều này đang tạo ra ước định mới. Bạn đang đi từ nhà tù này sang nhà tù khác - có thể là nhà tù tốt hơn với nhiều tiện nghi hơn, nhưng nhà tù sau rốt vẫn cứ là nhà tù thôi. Và chư phật muốn bạn được tự do khỏi mọi nhà tù.

Đừng sống trong thế giới

Trong sao lãng và mơ giả,

Bên ngoài luật.

Vươn dậy và quan sát.

Theo con đường một cách vui vẻ

Qua thế giới này và cõi bên kia.

Bạn có thể thấy cách Phật đã bị hiểu lầm. Bạn sẽ không thấy khất sĩ Phật giáo nào vui vẻ, chẳng vui vẻ chút nào. Họ rất buồn rầu, u tối, sống gần như vô vọng, trong thất vọng. Họ không thể thấy cái gì để mà vui vẻ, bởi vì từ chính lúc ban đầu họ đã đi theo lối sai.

Phật nói: Vươn dậy và quan sát. Làm sao thoát ra khỏi tâm trí và những sao lãng cùng mơ của nó? Vươn dậy và quan sát. Thức dậy và quan sát! Quan sát tâm trí bạn - điều nó cứ làm cho bạn, cách nó chơi trò chơi với bạn, cách nó cứ tạo ra những ảo tưởng mới, hi vọng mới cho bạn. Phật không nói trở nên vô vọng, ông ấy không nói rơi vào thất vọng - bởi vì điều đó lại là phương cách của tâm trí: thất vọng, phiền não, lo âu.

Trốn thoát lại là trò chơi tâm trí. Bạn là phàm nhân; tâm trí nói, 'Chẳng có gì trong thế gian này. Nghe theo chư phật đi. Trốn khỏi thế giới, đi lên hang động Himalaya, và mọi thứ sẽ hoàn toàn đúng. Trong thế giới này chẳng cái gì đã bao giờ là đúng.' Bây giờ tâm trí đang cho bạn phóng chiếu mới, dự án mới.

Phật nói: Đừng theo tâm trí - tách bản thân ông ra khỏi tâm trí. Nhìn tâm trí tách rời khỏi bản thân bạn: chơi quanh, tạo ra trò chơi mới - quyến rũ mọi người, bỏ bùa mọi người trong điều bạn có thể lại bị bắt.

Theo con đường một cách vui vẻ... Và nếu bạn thực sự theo người đã thức tỉnh bạn sẽ theo một cách vui vẻ, bởi vì người không có sao lãng và mơ là vui vẻ một cách tự nhiên. Không phải là người đó có cái gì đó để vui vẻ đâu, không phải là người đó đã đạt được nhiều tiền, quyền, danh, hay quyền năng làm phép màu - quyền năng đi trên nước và chữa lành cho người mù và giúp người chết sống lại. Không, người đó không có lí do nào để vui vẻ cả. Nhưng chính bởi vì mọi sao lãng của tâm trí đã biến mất, năng lượng đã từng tham gia vào các sao lãng này được thoát ra - năng lượng đó là vui vẻ.

William Blake là đúng. Ông ấy nói: Năng lượng là vui thích. William Blake có nhiều sáng suốt hay. Ông ấy là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mà phương Tây đã tạo ra. Chỉ thêm vài bước nữa và ông ấy chắc đã là người chứng ngộ. Hai nhà thơ này - Walt Whitman và William Blake - họ có thể đã từng là rishis, người thấy. Chỉ thêm vài bước nữa thôi, có thể chỉ một bước, một cú nhảy nhỏ... nhưng họ đã tới rất gần biên giới của việc nhận ra.

William Blake nói: Năng lượng là vui thích. Ông ấy đúng - đây là khải lộ lớn. Điều đó không thể được nói ra mà không kinh nghiệm nó bằng cách nào đó, dù là nhỏ nhặt nhất.

Vui vẻ của bạn bao giờ cũng có nguyên nhân từ bên ngoài. Bạn mới trúng xổ số và bạn vui mừng hớn hở; bạn đã mua ngôi nhà mà, trong nhiều năm bạn đã từng khao khát tới - và bạn sung sướng; bạn đã tìm thấy người đàn bà mà bạn đã từng ham muốn và bạn hạnh phúc. Nhưng đây là những hạnh phúc nhất thời. Sau hai hay ba ngày nhà sẽ thành cũ, và sau vài ngày người đàn bà sẽ trông bình thường. Người ta có thể vẫn còn quan tâm tới người đàn bà hay đàn ông được bao lâu? Bởi vì đây là những hấp dẫn bề ngoài, sớm hay muộn thực tại sẽ được hiển lộ.

Nhà lãnh đạo quốc xã, Goring, được ngồi bên cạnh một cô Aryan tóc vàng óng xinh đẹp ở tại bữa tiệc chiêu đãi quốc gia rất quan trọng. Trong khi ăn tráng miệng ông ta bắt đầu cảm thấy chân cô ấy dưới gầm bàn. Khi tay ông ta lần lên đùi cô ta, ông ta nghe thấy một giọng nam khàn khàn thì thào, 'Chớ ngạc nhiên khi ông cầm hòn của tôi - tôi là Thám tử Bí mật X-7.'

Điều xuất hiện ở bên ngoài là một thứ; điều bạn sẽ thấy bên trong là khác toàn bộ. Bạn có thể đã rơi vào tình yêu với thám tử bí mật đấy! Mọi người đều ở trong ngạc nhiên.

Khi bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà, cô ấy là một loại người khác toàn bộ. Khi bạn cưới cô ấy, bạn ngạc nhiên, cô ấy không còn là cùng người đó nữa.

Thỉnh thoảng bạn nghi ngờ: điều gì xảy ra thế nhỉ? Cô ấy có lừa mình không? Nhưng cô ấy cũng trong cùng tình huống. Cô ấy lo: người đàn ông đẹp đó đã biến mất đi đâu rồi?

Có những câu chuyện cổ kể về ếch biến thành hoàng tử xinh đẹp. Theo kinh nghiệm riêng của tôi chính điều đối lập xảy ra: bạn đem về nhà hoàng tử đẹp trai và qua đêm, đến sáng, bạn thấy chỉ có ếch! Hoàng tử biến mất và trở thành ếch - mọi hoàng tử, vô điều kiện. Những câu chuyện này có chân lí nào đó trong chúng. Nếu ếch có thể biến thành hoàng tử được, sao không có điều ngược lại? Không ai đã bao giờ thấy ếch biến thành hoàng tử cả, và mọi người đều thấy nhiều hoàng tử biến thành ếch rồi!

Vươn dậy và quan sát.. Cốt lõi bản chất của thông điệp của Phật là nhận biết, lưu tâm. Nhìn vào tâm trí riêng của bạn đi. Đừng bị dính líu vào với nó, vẫn còn không bị đồng nhất. Đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói: Quan sát. Và khi bạn quan sát bạn sẽ trở nên ngày một thức tỉnh hơn và cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu có loại vui vẻ mới, cái chẳng liên quan gì tới bên ngoài; nó trào lên từ bên trong bản thể bạn.

Theo con đường một cách vui vẻ... Nếu bạn theo đúng con đường của những người đã thức tỉnh - Jesus, Phật, Mahavira, Mohammed, điều đó không tạo ra khác biệt gì - thế thì một dấu hiệu chắc chắn là ở chỗ bạn sẽ vui vẻ chẳng bởi lí do nào cả. Bạn sẽ chỉ vui vẻ, một cách tự nhiên. Nếu điều đó bị thiếu, nhớ lấy, bạn đã hiểu sai. Bạn đã đi theo lối sai nào đó, bạn đã diễn giải sai.

Theo con đường một cách vui vẻ qua thế giới này và cõi bên kia. Và nhìn vào khất sĩ Phật giáo - họ khổ thế! Tôi có biết nhiều người, tôi đã biết những người rất nổi tiếng - những người khốn khổ! Không có điệu vũ trong chân họ và không có bài ca trong trái tim họ. Họ là sa mạc: chẳng cái gì phát triển từ bản thể họ, chẳng cái gì xanh tươi trong cuộc sống của họ. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một sư Phật giáo nào có hoa trong tim ông ấy, hoa sen nở ra, chim chóc hót - chẳng có gì thuộc loại như thế, chỉ sa mạc trống rỗng.

Và lí do là, cách diễn đạt phủ định của Phật đã trở thành cách sống của người đó; người đó đã trở nên bị mắc vào tính phủ định. Làm sao người đó có thể vui vẻ được? Vui vẻ không khớp với cách diễn giải của người đó về Phật. Và những lời này là rõ ràng thế - nhưng bạn chỉ đọc cái bạn muốn đọc thôi và bạn chỉ thấy cái bạn muốn thấy thôi. Bạn không đọc, bạn không thấy cái đi ngược lại định kiến của bạn. Những lời rõ ràng thế, vậy mà hiểu lầm đã nảy sinh.

Sư Phật giáo là những người buồn bã nhất trên thế giới - mặt dài ra. Điều đó nhất định xảy ra bởi vì họ đã trở thành những kẻ đào tẩu.

Và Phật nói: Theo con đường một cách vui vẻ qua thế giới này và cõi bên kia. Ông ấy không quên thế giới này. Ông ấy nói: qua thế giới này... Nếu ông ấy mà thiên về từ bỏ thế giới, thế thì phỏng có ích gì mà nói: qua thế giới này...? Ông ấy không nói từ bỏ thế giới này: từ bỏ tâm trí và thế giới bị từ bỏ. Bạn sống trong thế giới và vậy mà bạn vẫn không bị nó chạm tới. Và vui vẻ lớn lao nảy sinh trong bạn, tiếng cười lớn, tình yêu lớn. Và bạn sẽ có khả năng mang tình yêu này, vui vẻ này, điệu vũ này, sang bờ bên kia, bởi vì nó là cái gì đó đang xảy ra bên trong bạn; nó không phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài, nó không do bất kì cái gì gây ra.

Nhớ lấy, một trong những điều nền tảng của cuộc sống là: cái phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài sẽ bị lấy đi khỏi bạn sớm hay muộn. Ít nhất một điều là tuyệt đối chắc chắn: bạn sẽ không có khả năng mang nó đi cùng bạn vào cái chết. Nhưng cái độc lập với nguyên nhân bên ngoài, cái được gây ra trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, trong lãnh địa riêng của bạn, không ai có thể lấy nó đi được. Bạn không thể bị cướp nó đi được, nó không thể bị đánh cắp - ngay cả chết cũng không thể phá huỷ được nó.

Thân thể sẽ bị phá huỷ, nhưng không phải bài ca. Thân thể sẽ mất đi, nhưng không phải điệu vũ. Điệu vũ, bài ca, vui vẻ, sẽ đi vào trong bài ca vũ trụ, vào trong vui vẻ vũ trụ, vào trong đại dương tâm thức vũ trụ, của chân lí, của tính thượng đế.

Theo con đường của đức hạnh.

Theo con đường một cách vui vẻ

Ông ấy lặp lại nó lần nữa, bởi vì ông ấy muốn nhấn mạnh nó. Ông ấy phải tỉnh táo rằng cách diễn đạt của ông ấy về mọi thứ theo kiểu phủ định có thể tạo ra hiểu lầm lớn. Mọi người có thể trở nên buồn, và khoảnh khắc bạn buồn bạn đã rơi ra khỏi hài hoà với sự tồn tại.

Theo con đường của đức hạnh. Và con đường của đức hạnh là gì đối với Phật? Ông ấy không cho chi tiết nào, ông ấy không cho bạn mười lời răn. Ông ấy cho bạn lời răn thứ mười một, và lời răn thứ mười một là đủ. Nếu bạn hoàn thành được lời răn thứ mười một thế thì bạn có thể quên tất cả về mười lời răn kia, bởi vì theo một lời răn đó, lời thứ mười một, cả mười lời răn kia đều được hàm chứa rồi.

Lời răn thứ mười một đó là thiền. Thiền đi. Đó là điều bị thiếu trong mười lời răn của người Do Thái - Ki tô giáo: không cái gì được nói về thiền cả. Mọi thứ khác đều được bao hàm trong chúng; đó là hậu quả, không phải nguyên nhân. Nguyên nhân đó bị thiếu. Đức hạnh không có thiền là sự bắt theo, sự bắt buộc cưỡng bức. Đức hạnh không có thiền là kìm nén. Đức hạnh không có thiền là rởm. Đức hạnh không có thiền chỉ là cái mẽ ngoài: bạn có thể lừa người khác, nhưng làm sao bạn có thể lừa bản thân mình được?

Với thiền có nảy sinh một loại đức hạnh khác toàn bộ: đức hạnh tự nhiên, đức hạnh tự phát. Bất kì khi nào Phật nói: Theo con đường của đức hạnh, ông ấy ngụ ý thiền: vươn dậy, thức tỉnh, quan sát. Đây là lời của ông ấy dành cho thiền bởi vì nếu bạn tỉnh táo bạn không thể làm được cái gì sai. Không phải là bạn sẽ phải tự ngăn cản mình đừng làm điều đó; cho dù bạn muốn làm nó bạn cũng không thể làm được. Tội lỗi trở thành không thể được nếu bạn tỉnh táo. Thế thì đức hạnh là khả năng duy nhất. Thế thì bất kì điều gì bạn làm cũng đều đức hạnh.

Từ thiền, hoa của đức hạnh nảy nở, bừng nở. Hương thơm của chúng được toả ra theo gió vào cái vô hạn của sự tồn tại. Phật chỉ cho bạn một lời răn thôi: nhận biết. Bạn có thể gọi nó là thiền, bạn có thể gọi nó là tính quan sát. Lời riêng của ông ấy là sammasati - nhận biết đúng, chính niệm. Ông ấy nhấn mạnh mỗi lần ông ấy nhắc tới nhận biết là nó phải là một loại đúng đắn, bởi vì ông ấy biết có khả năng có nhận biết sai nữa.

Nhận biết sai là gì? Mọi người có thể nhận biết về hành động của người khác, về lỗi lầm của người khác: họ có thể rất sành sỏi nhận biết - thực ra họ giỏi điều đó. Nhìn lỗi của mọi người khác trên thế giới sao dễ dàng thế. Đó là loại nhận biết sai; đó không phải là việc của bạn chút nào. Bạn là ai và tại sao bạn phải lo nghĩ?

Nhận biết đúng là nhận biết về bản thể riêng của người ta trong tính toàn bộ của nó: tất cả những cái tốt và tất cả những cái xấu. Nhưng khi bạn trở nên nhận biết, cái xấu bắt đầu biến mất - cũng như khi bạn đem ánh sáng vào trong phòng, bóng tối biến mất. Khi ánh sáng có trong phòng, bóng tối không thể tồn tại ở đó được. Tội lỗi là ngu dốt, quên lãng, vô ý thức.

Để cân nhắc thế giới - Như bọt nước, như ảo ảnh. thấy thế giới như nó vậy, Và chết sẽ bỏ qua ông.

Một điều là duy nhất cho Phật là ở chỗ ông ấy không bao giờ nói 'tin đi.' Ông ấy không bao giờ nói, 'Ông đơn giản cứ đi theo điều ta nói.' Không, đó không phải là cách tiếp cận của ông ấy. Ông ấy rất chống lại tin tưởng. Ông ấy mời bạn cân nhắc. Ông ấy nói: Để cân nhắc thế giới - như bọt nước, như ảo ảnh. Ông ấy nói: Không phải vì ta đang nói nó là bọt nước, ảo ảnh mà ông phải tin vào điều đó. Tự bản thân ông cân nhắc nó. Nếu nó là chân lí, việc cân nhắc của ông sẽ chỉ ra nó cho ông. Vấn đề là gì, nhu cầu là gì, của việc tin?

Các tu sĩ tôn giáo cứ bảo mọi người: Hãy tin có Thượng đế. Tin có thiên đường. Tin rằng hành động tốt của bạn sẽ được thưởng và hành động xấu của bạn sẽ bị phạt, rằng có cõi trời và địa ngục – tin đi! Không tu sĩ nào đã từng nói 'Cân nhắc đi.' Không tu sĩ nào đã từng muốn bạn độc lập. Chỉ vị phật, người đã thức tỉnh, mới có thể nói với bạn 'Cân nhắc đi' - bởi vì ông ấy kính trọng bạn. Ông ấy biết bạn đang ngủ say, nhưng giấc ngủ của bạn đầy tiềm năng của việc thức dậy. Hôm nay bạn ngủ, ngày mai bạn có thể thức dậy. Hôm nay bạn không là vị phật, ngày mai bạn có thể là vị phật. Tiềm năng của bạn có đó. Bạn có thể cứ quên lãng nó trong nhiều kiếp sống, nhưng ngày này ngày khác nó sẽ xảy ra.

Vị phật có kính trọng mênh mông với mọi người; do đó ông ấy không bao giờ có thể nói 'Tin đi.' Tin nghĩa là người đang nói không có kính trọng với bạn, người đó không tin cậy vào đủ thông minh của bạn. Phật tin cậy vào thông minh của bạn. Ông ấy khêu gợi nó, ông ấy thách thức nó, ông ấy mời bạn. Đó là lời mời.

Cân nhắc thế giới - như bọt nước, như ảo ảnh. Ông ấy nói: ta cân nhắc nó và ta thấy nó chỉ là bọt nước, ảo ảnh, lừa dối, ảo tưởng. Ta đã sống trong ảo tưởng, cứ tin rằng nó là thực. Ông cũng đang sống trong ảo tưởng cứ tin rằng nó là đúng, nhưng cân nhắc đi. Cho nó thêm chút ít thời gian. Nhìn một cách mãnh liệt, tập trung hơn chút ít. Cố thấm vào bí mật của nó, và ông sẽ ngạc nhiên: chỉ châm kim thôi và bong bóng đi đời, chỉ tỉnh táo thêm chút ít và không có ảo ảnh... nó biến mất.

Gurdjieff, một trong các chư phật của thế kỉ này, thường hay cho các đệ tử của mình cách thiền nào đó rất có ý nghĩa. Ông ấy hay nói với các đệ tử của mình, 'Nếu các ông có thể nhớ trong mơ rằng 'Đây là mơ,' thế thì các ông đang ở chính ngưỡng của biến đổi.'

Nhưng rất khó nhớ trong mơ rằng nó là giấc mơ. Khi bạn đang trong mơ bạn tin rằng nó là thực. Và mọi đêm bạn đều trong mơ, và mọi sáng bạn trở lại và bạn thấy và bạn biết rằng nó tất cả là giả. Và rồi khi bạn rơi vào giấc ngủ, mơ lại có đó và bạn bắt đầu tin vào nó lần nữa, cứ dường như bạn chưa bao giờ học được cái gì. Nhưng làm sao nhớ được?

Ông ấy đã tạo ra một phương cách nhỏ. Ông ấy sẽ trao phương cách này cho vài đệ tử tiên tiến: rằng vào ban ngày... bởi vì bạn không thể làm gì được khi bạn ngủ và trong mơ. Việc chuẩn bị phải được thực hiện vào ban ngày; thế thì bạn có chút ít nhận biết. Ông ấy thường bảo họ, 'cố gắng làm nhiều lần nhất có thể được - đánh răng buổi sáng - đưa tay trái lên đầu và nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Bước đi trên phố, đưa tay trái của bạn lên đầu và nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Để cho tay trái của bạn và việc đưa nó lên đầu trở thành có liên hệ với ý niệm rằng 'Đây tất cả đều là mơ.'

'Được lặp lại nhiều lần, bất kì khi nào bạn đưa tay trái lên đầu lập tức ý niệm này sẽ tới: 'Đây tất cả đều là mơ.' Hay bất kì khi nào bạn nói, 'Đây tất cả đều là mơ,' tự động tay trái của bạn sẽ đưa lên đầu. Điều này phải được thực hành ít nhất là ba tới chín tháng vào ban ngày.

'Và thế rồi,' Gurdjieff thường nói, 'một ngày nào đó bất thần trong mơ bạn sẽ thấy điều đó xảy ra: mơ có đó, và bạn đưa tay lên đầu, tay trái của bạn, và đột nhiên bạn nói, 'Đây tất cả đều là mơ.' Và khoảnh khắc bạn nói điều đó giấc mơ biến mất, bạn thức tỉnh đầy đủ. Mơ không thể tồn tại nếu bạn biết rằng nó là giấc mơ.'

Và đó là một kinh nghiệm lớn lao khi nó xảy ra - bạn có thể thử nó. Khi nó thực sự xảy ra, rằng một đêm nào đó tay bạn đưa lên đầu trong khi bạn ngủ, trong khi bạn đang mơ, và đột nhiên ý niệm đó tới rằng 'Đây tất cả đều là mơ...' Và bạn ngay lập tức thức tỉnh đầy đủ và bạn thấy tay mình để trên đầu mình. Điều đó đã trở nên được liên hệ thế; nó giống như phản xạ có điều kiện. Nhưng một điều đã trở nên rõ ràng: nếu bạn có thể nhớ được, 'Đây tất cả đều là mơ,' mơ biến mất. Mơ chỉ có thể biến mất bởi việc nhớ của bạn rằng nó là mơ; thực tại không thể biến mất được. Bạn có thể cứ nhớ lấy, 'Đây tất cả đều là mơ,' nhưng mọi lúc bạn đều biết điều này không phải là vậy. Về mặt triết lí bạn có thể cứ lặp lại, 'Đây tất cả đều là mơ,' và bạn có thể rất tinh ranh về triết lí.

Có lần chuyện xảy ra:

Một triết gia lớn tới triều đình của nhà vua. Ông ta nói, 'Cả thế giới này là mơ.'

Nhà vua là kiểu người điên; ông ta nói, 'Thế thì đợi đấy.'

Ông ta có một con voi điên. Ông ta bảo cả triều đình tới coi. Con voi điên được đem vào sân triều của cung điện và triết gia đáng thương bị bỏ lại một mình với con voi điên. Con voi điên bắt đầu săn đuổi ông ta, và triết gia này bắt đầu kêu la, 'Cứu tôi với! Nó sẽ giết tôi - cứu tôi với!' Ông ta kêu la và khóc lóc. Và con voi điên tóm lấy ông ta quăng ông ta đi ít nhất mười mét. Ông ta ngã ra trên sân - nhiều xương gãy thế - kêu la và khóc lóc.

Thế rồi ông ấy được mang về triều đình và nhà vua nói, 'Bây giờ thì sao? Ông nói gì về con voi? Điều đó nữa cũng là mơ, maya, ảo tưởng sao?'

Nhưng triết gia này là người tinh ranh. Ông ấy nói, 'Vâng, đó đã là giấc mơ - giấc mơ tồi tệ, ác mộng.'

Và nhà vua nói, 'Thế xương gẫy thì sao?' Ông ta nói, 'Cái đó nữa cũng là mơ.' 'Thế tại sao ông kêu la?'

Ông ta nói, 'Tôi đã kêu trong mơ, và tôi đã khóc và la hét - tôi nhớ rõ lắm - 'Cứu tôi với!' Nhưng nó tất cả đều là mơ thôi.'

Bây giờ điều này là tinh ranh - nhưng con người có thể tìm thấy cách hợp lí hoá tinh ranh cho mọi thứ. Triết gia này biết đó không phải là mơ: con voi là quá thực rồi, và ông ta đã bị rung chuyển, sợ hãi, và cái chết cận kề tới mức ông ta đã quên hết mọi triết học của mình. Nhưng trở lại trong triều đình an toàn và con voi điên đã đi rồi, mặc dầu ông ta bị gẫy xương khắp chốn và đau lắm, triết lí của ông ta vẫn trở lại, bản ngã của ông ta trở lại.

Thực tại là thực tại - bạn không thể làm cho nó biến mất bằng việc nhớ rằng nó là mơ. Nhưng nếu cái gì đó là mơ, chỉ bằng việc nhớ rằng nó là mơ, nó biến mất.

Phật nói: Để cân nhắc thế giới... thế giới nào? Ông ấy có ngụ ý tảng đá và núi và sông và sao không? Không, chẳng chút nào cả. Ông ấy ngụ ý thế giới mà bạn đã từng tạo ra trong tâm trí mình - thế giới tâm trí bạn là bọt nước, ảo ảnh.

Thấy thế giới như nó vậy,

Và chết sẽ bỏ qua ông.

Nếu bạn có thể thấy chân lí như nó đấy, không có tâm trí của bạn chen vào giữa, bạn sẽ không chết; chết sẽ bất lực trong việc đương đầu với bạn. Chết sẽ tới, nhưng nó không thể lấy được cái gì khỏi bạn, bởi vì bạn đã vứt bỏ tất cả những mơ mà chết có thể phá huỷ. Chết chỉ có thể phá huỷ được tâm trí. Cân nhắc điều đó đi. Chết không thể phá huỷ được thân thể bạn, chết không thể phá huỷ được linh hồn bạn; chết chỉ có thể phá huỷ được tâm trí. Tâm trí là ảo cảnh, nhưng người tự mình đã vứt bỏ tâm trí, một cách tự nguyện... chẳng cái gì còn lại cho chết phá huỷ.

Tới, cân nhắc thế giới,

Xe được vẽ cho vua,

Cái bẫy cho kẻ ngu.

Phật gọi những người có thông minh, hiểu biết là vua. Ông ấy không gọi người có nhiều tiền, có vương quốc lớn là vua - không. Phật gọi một người là vua, là hoàng đế nếu người đó đã chinh phục được bản thân mình, người đã chinh phục được ngu si của mình, vô ý thức của mình, người đã có khả năng xua tan đi mọi ảo tưởng. Người đó là vua thực: người đó đã đi vào trong vương quốc của Thượng đế. Lần nữa ông ấy mời: tới, cân nhắc thế giới, xe được vẽ cho vua...

Khi có liên quan tới vua, có liên quan tới người biết, có liên quan tới người trí huệ, nó chỉ là cỗ xe được vẽ; nó không phải là cỗ xe thực. Nó chỉ là bức tranh. Nhưng bức tranh có thể được vẽ đẹp thế - bức tranh có thể ba chiều - điều đó có thể cho bạn tất cả dáng vẻ của việc là thực. Nhưng bức tranh là bức tranh, nó không phải là thực. Nó là thực như bức tranh, nhưng nó không phải là chiếc xe. Nó không thể đưa bạn đi đâu được, bạn không thể ngồi vào nó được.

Thế giới là xe được vẽ cho vua, cái bẫy cho kẻ ngu. Chính bởi vì không thông minh, vô nhận biết của chúng ta mà chúng ta trở nên bị mắc bẫy trong nó.

Chú rể bẩy mươi tuổi và cô dâu hai mươi nhăm tuổi làm cho mọi người phải lác mắt khi họ vào khách sạn. Sáng hôm sau, ông ta xuống sớm vào phòng ăn, và gọi món bánh mì kẹp thịt và trứng. Với nụ cười và đôi mắt lấp lánh, hiển nhiên là ông ta cực kì hạnh phúc.

Sau một chốc cô dâu xuống. Khuôn mặt u sầu, giọng nói yếu ớt, nước da tái xanh. Cô ấy gọi bánh mì nướng và cà phê. Người phục vụ nói, 'Em thân mến, anh không hiểu một cô dâu trẻ trông mòn mỏi khi đi cùng với một ông già làm chồng.'

'Ông ấy gạt em,' cô dâu trẻ đáp. 'Ông ấy bảo với em ông ấy đã tiết kiệm trong sáu mươi năm, và em cứ tưởng ông ấy đã nói về tiền!'

Thận trọng với tâm trí bạn! Nó có thể cho bạn ảo tưởng lớn. Nó có thể làm mọi thứ xuất hiện khi chúng không có và nó có thể giúp bạn thấy những thứ khi chúng không có. Tâm trí rất bịa đặt. Tâm trí chỉ có một quyền năng - quyền năng mơ. Vào ban ngày nó mơ - thế thì nó mơ qua lời, ngôn ngữ; và vào ban đêm nó mơ - thế thì nó mơ theo hình ảnh.

Và có hai loại người: vài người mơ đen trắng và vài người mơ theo mầu kĩ thuật. Người mơ theo mầu kĩ thuật có thể trở thành nhà thơ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc; họ có thể rất nghệ sĩ. Họ không cần phụ thuộc vào ma tuý; tâm trí họ cung cấp mescaline và LSD. Hoá chất thân thể họ là đủ để tạo ra những chuyến phiêu diêu cho họ. Nhưng có những người khác chỉ mơ trong đen trắng. Những người đó là nhà khoa học, nhà kinh doanh, chủ ngân hàng - những người tính toán - nhà toán học. Nhưng dù bạn mơ theo đen trắng hay theo mầu thì cũng chẳng thành vấn đề - mơ vẫn cứ là mơ thôi.

Thận trọng về mơ! Và quan sát mơ của bạn hết ngày nọ tới ngày kia, bởi vì chúng liên tục có đó. Bạn có thể quan sát chúng, và bằng việc quan sát chúng bạn sẽ trở nên không bị đồng nhất với chúng, bạn sẽ trở thành tấm gương phản chiếu chúng. Và điều này đem tới tự do lớn lao. Tự do khỏi mơ là tự do khỏi thế giới.

Tới, cân nhắc thế giới, xe được vẽ cho vua, cái bẫy cho kẻ ngu. Nó là cùng thế giới này thôi: với thiền nhân, với nhà vua, nó là chiếc xe được vẽ. Phật không nói gì chống lại thế giới cả - đơn giản mô tả chân lí của nó. Và với người ngu nó là cái bẫy. Điều đó tuỳ vào bạn.

Họ đã cưới nhau buổi chiều đó ở Minneapolis và du hành tới thành phố Saint Paul, nơi họ đã đặt phòng tại một khách sạn ở trung tâm thành phố. Đêm buông xuống. Cô dâu đã mặc bộ quần áo ngủ lụa đẹp dành riêng cho cơ hội này và nằm ườn đầy khêu gợi trên giường. Trong hơn một tiếng đồng hồ tới giờ, chú rể, vẫn đóng bộ đầy đủ, cứ nhìn chăm chăm ra cửa sổ mở vào bóng tối.

Gladys nôn nóng nói với anh ta: 'Sao anh không cởi quần áo ra, anh yêu, và lên giường?'

'Em đừng bận tâm tới anh,' anh ta đáp. 'Cứ lên giường và đi ngủ đi. Mẹ anh bảo anh đây sẽ là đêm tuyệt vời nhất mà anh đã từng thấy, và anh không muốn lỡ mất một phút của nó!'

Bây giờ, bạn sẽ diễn giải chư phật thế nào đây? Trong thế giới của vô ý thức mọi thứ đều bị bóp méo. Bạn áp đặt ý niệm của mình, bạn tô mầu, bạn bóp méo. Bạn xoay xở để tin vào bất kì điều gì bạn muốn tin; bằng không nó là sự kiện đơn giản.

Nếu bạn nhìn vào thế giới, nếu bạn nhìn vào bản thân mình, nếu bạn nhìn vào mọi người, nếu bạn nhìn vào cuộc sống của mình, quá khứ của mình, sẽ không khó mấy mà thấy rằng chín mươi chín phần trăm của nó chỉ là việc mơ; chỉ một phần trăm là thực. Và bởi vì chín mươi chín phần trăm việc mơ này bạn không có khả năng thấy một phần trăm kia. Và chỉ một phần trăm kia mới là thực chất, tất cả những cái khác đều là cái bóng. Một phần trăm đó là chân lí, tất cả những cái khác là phi chân lí. Một phần trăm đó có thể cứu được bạn, có thể trở thành con thuyền tới bờ bên kia.

Như trăng tuột khỏi phía sau mây

Và sáng lên,

Cũng vậy thầy tới từ phía sau dốt nát của mình

Và sáng lên.

Ý niệm của Phật về dốt nát là gì? - không phải là thiếu thông tin mà thiếu sự chú ý. Lời kinh này cũng đã tạo ra rắc rối lớn, bởi vì khất sĩ Phật giáo nghĩ rằng để thoát khỏi dốt nát ông ta phải trở nên rất thông thái. Cho nên ông ta suy nghĩ về kinh sách trong nhiều năm, ông ta cứ lặp lại hết kinh sách nọ đến kinh sách kia... và có nhiều kinh sách. Thực ra, Phật giáo là tôn giáo giàu có nhất theo nghĩa đó.

Phật giáo có gần sáu mươi nghìn kinh sách. Ki tô giáo rất nghèo nàn - chỉ có mỗi Kinh Thánh; Mô ha mét giáo rất nghèo nàn - chỉ mỗi kinh Koran. Phật giáo có nhiều kinh sách tới mức người ta cứ phí hoài nhiều kiếp để suy tư về chúng. Vậy mà đó lại không phải là nghĩa của Phật.

Khi ông ấy nói: ... thầy tới từ phía sau dốt nát của mình và sáng lên, ông ấy đang nói, vấn đề không phải là thu được nhiều thông tin, vấn đề là trở nên ý thức hơn, tỉnh táo hơn, chú ý hơn. Nhưng những người này - các bác học, các học giả - họ bao giờ cũng có thể tìm ra các lí lẽ, chứng minh, luận cứ, để hỗ trợ cho bản thân họ. Mọi luận cứ của họ đều ngu xuẩn!

Có lần tôi ở cùng một sư Phật giáo. Ông ấy đọc Kinh Lăng già (Lankavatara), một trong những kinh sách Phật giáo rất nổi tiếng. Tôi hỏi ông ấy đã đọc nó được bao lâu rồi.

Ông ấy nói, 'Trong hai mươi năm đây đã là việc thực hành hàng ngày của tôi. Tôi không thể sống mà thiếu nó được; đây là thức ăn của tôi, chất nuôi dưỡng tôi. Đây là linh hồn tôi.'

Tôi hỏi ông ấy, 'Nhưng dường như ông vẫn còn chưa trở thành vị phật. Tôi không thấy ánh sáng nào trong mắt ông, im lặng nào bao quanh ông. Tôi không thể ngửi thấy hương thơm nào. Hai mươi năm ông đã từng cố gắng xua tan dốt nát bằng tri thức! Và Kinh Lăng già là kinh hay, nhưng nó giống như chiếc đèn vẽ: ông có thể cứ tôn thờ đèn vẽ trong hai mươi năm hay hai mươi thế kỉ - nó sẽ không xua tan bóng tối đâu. Đèn thực là cần. Người ta phải trở nên ý thức ở bên trong.'

Nhưng ông ta bắt đầu tranh luận, đưa ra nhiều lí do thế. Luận cứ thứ nhất của ông ấy là thế này... điều là ngớ ngẩn với mọi người ngoài cuộc, nhưng đây là cách nó xảy ra. Những người trong cuộc nghĩ đây là luận cứ lớn lao. Ông ta có hai đệ tử ở cùng ông ta. Họ nói, 'Đúng rồi! Đây là luận cứ hay!'

Lời kinh thứ nhất nói rằng những người đọc kinh này nhất định trở nên được giải thoát. Ông ta nói, 'Trông đấy! Bản thân kinh này nói rằng 'Những người đọc kinh này nhất định trở nên được giải thoát!''

Tôi nói, 'Điều này là ngu xuẩn! Nó cũng giống....'

Tôi đã nghe:

Mulla Nasruddin một hôm tuyên bố ở bãi chợ, 'Vợ tôi là người đàn bà đẹp nhất thế giới.' Mọi người tụ tập lại; họ biết người đàn bà của anh ta, vợ anh ta, rõ lắm - cô ấy là người đàn bà bình thường, nội trợ - và ở đây anh ta đang tuyên bố rằng cô ấy là người đàn bà đẹp nhất thế giới.

Họ nói, 'Mulla, ai đã cho anh thông tin này?'

Anh ta nói, 'Còn ai khác nữa? - đích thân vợ tôi đấy! Mới đêm qua cô ấy nói cho tôi.'

Bây giờ, trích dẫn bản thân kinh sách theo hương vị của nó... các học giả là những người tinh ranh. Trong kinh sách Ấn Độ điều này bao giờ cũng được làm: trước hết họ sẽ ca ngợi cuốn sách, nhiều tới mức họ nói nếu bạn đọc nó một lần thôi bạn sẽ được giải thoát; thậm chí chỉ nghe một lời của nó thôi cũng đủ giải thoát. Bây giờ họ đang thuyết phục tham lam của bạn, dụ dỗ tham lam của bạn! Họ sẽ kể những câu chuyện cổ nói rằng, 'Một người nghe thấy kinh này trên giường chết đi thẳng lên cõi trời. Người khác, bị ốm, nghe lời kinh này và trở nên mạnh khoẻ. Người khác, người nghèo, nghe lời kinh này và trở nên giầu. Lời kinh này quí giá tới mức nó cho cả thế giới này và thế giới kia!'

Mọi kinh, mọi kinh sách, đều bắt đầu theo cách này. Đây không là gì ngoài nghệ thuật bán hàng và hợp lí hoá.

Anh chồng đánh điện về nhà rằng anh ta có thể kết thúc chuyến kinh doanh sớm một ngày và sẽ về nhà vào thứ năm. Tuy nhiên khi anh ta bước vào căn hộ anh ta thấy vợ mình đang trên giường với người đàn ông khác.

Điên tiết, anh ta lấy túi đồ và xông ra ngoài. Anh ta gặp mẹ vợ trên phố, kể cho bà ta chuyện xảy ra, và tuyên bố rằng đến sáng anh ta sẽ đệ đơn xin li dị.

'Cho con gái tôi một cơ hội giải thích trước khi anh làm hành động nào đi,' bà già nài nỉ. Một cách miễn cưỡng anh ta đồng ý.

Và một giờ sau, bà mẹ vợ gọi điện cho anh chồng ở câu lạc bộ. 'Tôi biết con gái tôi có lời giải thích mà,' bà ta nói, với giọng đắc thắng. 'Nó đã không nhận được bức điện của anh!'

Tâm trí rất tinh ranh. Chừng nào bạn còn còn chưa thực sự có tính quan sát bạn nhất định bị mắc bẫy nó.

Thế giới này trong bóng tối.

Người có mắt để thấy ít làm sao!

Chim ít làm sao

Kẻ thoát khỏi mạng lưới và bay tới cõi trời!

Rất hiếm hoi! Rất hiếm khi tìm thấy một người có mắt để thấy, và rất hiếm khi tìm thấy người giành lại đôi cánh của mình và có thể bay tới điều tối thượng.

Thế giới này trong bóng tối - và bóng tối được tạo ra bởi vô ý thức của chúng ta. Nó không phải là một phần của thế giới, nó do chúng ta phóng chiếu ra.

Người có mắt để thấy ít làm sao! Điều đó thực sự rất hiếm hoi; do đó ngày xưa mọi người thường du hành xa và rộng để tìm ai đó có mắt. Họ sẽ gõ vào nhiều cửa trước khi họ bắt gặp cửa đúng. Họ sẽ nghe nhiều thầy giáo trước khi họ tìm thấy thầy. Và một khi họ đã tìm thấy thầy, đó là kết thúc cuộc hành trình của họ. Thế rồi họ sẽ trở nên được tham gia, được cam kết; thế rồi họ sẽ hiến dâng toàn thể cuộc đời mình và toàn thể năng lượng của mình cho công việc này.

Lại cái gì đó giống thế đang xảy ra trên thế giới: mọi người đã bắt đầu tìm thầy. Và khi bạn tìm thầy, nhớ lấy, trong một trăm người, chín mươi chín người sẽ là giả. Và thầy giả sẽ hấp dẫn bạn nhiều hơn thầy thật, bởi vì thầy giả sẽ nói ngôn ngữ của bạn và thầy giả sẽ cố gắng thuyết phục bạn, biện minh. Thầy giả sẽ trích dẫn kinh sách, thầy giả sẽ an ủi bạn. Họ sẽ cố gắng thuyết phục bạn, họ sẽ cho bạn các niềm tin. Và thầy thực sẽ nghiêm khắc.

Nhiều người đã gõ cửa George Gurdjieff, và thế rồi trốn khỏi người này bởi vì ông ấy dường như độc ác thế. Ông ấy từ bi mênh mông, nhưng bởi vì từ bi của ông ấy mà ông ấy phải nghiêm khắc; bằng không mọi người không thể nào được đánh thức.

Khi bạn muốn đánh thức một người, bạn không ca bài hát ru bên cạnh người đó. Bạn phải lay người đó, bạn phải đổ nước đá lạnh vào mắt người đó - và tất nhiên điều đó có vẻ độc ác. Người đó có thể đang có giấc mơ ngọt ngào, và bạn đổ nước lạnh vào mắt người đó!

Thầy thực nghiêm khắc. Thầy thực bao giờ cũng quan sát đúng khoảnh khắc để đánh bạn, nện búa vào bạn. Và thầy đang cố gắng tìm ra điểm yếu nhất trong bạn để cho bạn có thể bị phơi ra dễ dàng - bị phơi ra cho bản than bạn - bởi vì nếu bạn không tỉnh táo với điểm yếu của riêng mình, với những giới hạn riêng của mình, bạn không thể trưởng thành được.

Thầy thực cho bạn trưởng thành, cho bạn đôi cánh, nhưng lấy đi nhiều thứ. Thầy lấy đi tất cả những tảng đá treo quanh cổ bạn, mặc dầu bạn cho rằng chúng là kim cương, những viên kim cương lớn. Thầy lấy đi xiềng xích của bạn, mặc dầu bạn nghĩ chúng là an ninh của bạn. Thầy lấy đi tất cả những quan niệm, niềm tin của bạn - và bạn nghĩ những niềm tin và quan niệm đó là tri thức lớn lao; bạn đã từng ba hoa về chúng. Thầy lấy đi nhiều thứ khỏi bạn, những thứ bạn bao giờ cũng yêu mến và cứ nghĩ đó là kho báu lớn. Thầy có vẻ nghiêm khắc. Và thầy cho bạn cái gì đó mà bạn còn chưa được nếm trải cho tới giờ. Thầy cho bạn cái gì đó rất không biết và lấy đi tất cả những cái đã biết với bạn. Thầy có vẻ độc ác.

Nhiều người tới tôi. Rất ít người dũng cảm ở lại cùng tôi. Những kẻ hèn nhát sẽ trốn mất. Họ sẽ tìm nhiều cách hợp lí hoá.

Một kẻ hèn nhát đã viết thư cho tôi hôm qua. Tôi sẽ không nêu tên anh ta đâu, bởi vì anh ta là mới và đánh anh ta ngay lập tức mạnh thế thì cũng không phải! Anh ta đã viết một bức thư dài nói, 'Thầy nói về tự do, thầy nói về tình yêu, thầy nói về cách gạt bỏ nhà thờ, niềm tin, nghi lễ. Tôi muốn trở thành một sannyasin, nhưng tôi không muốn mặc áo mầu cam, bởi vì đây là nghi lễ và đây lại là tù túng. Điều này đang cùm tôi lại, điều này lại là xiềng xích.'

Anh ta không biết nó là gì, bởi vì người ta chỉ có thể biết tính chất sannyas bằng việc đi vào trong nó thôi. Không người ngoài nào có thể biết nó là gì, và không người trong cuộc nào có thể giải thích nó cho người ngoài. Nó là không giải thích được. Không người yêu nào có thể giải thích về tình yêu cho ai đó người chưa bao giờ yêu. Không người có mắt nào có thể giải thích cho người mù về ánh sáng là gì.

Điều anh ta thực sự đang cố gắng làm là bảo vệ bản ngã mình, nhưng anh ta không nhận biết về điều đó. Tính chất sannyas là việc vứt bỏ bản ngã của bạn. Vâng, bằng việc vứt bỏ bản ngã của mình, bạn trở nên tự do. Tự do nghĩa là tính vô ngã.

'Và áo choàng mầu cam và vòng đeo hình và thiền,' anh ta nói, 'đây là ba gông cùm thầy đang cho các sannyasins của thầy đấy.' Đây không phải là gông cùm; đây chỉ là chỉ dẫn từ sannyasin rằng anh ta sẵn sàng nhào vào cái không biết. Một cử chỉ đơn giản rằng anh ta thuộc về tôi, một cử chỉ đơn giản rằng bây giờ, nếu tôi muốn làm điều gì đó cho người đó, người đó sẵn sàng.

Mầu cam không có nghĩa khác. Nó chỉ là một phát biểu từ phía bạn rằng bạn thậm chí sẵn sàng trông như điên rồ vì tôi, có vậy thôi! Nó là chuyện tình, và nếu bạn thậm chí không có khả năng trông điên rồ vì tôi, thế thì sẽ khó đấy - bởi vì về sau ngày càng cần nhiều buông xuôi hơn.

Và chung cuộc, khi bạn vứt bỏ tâm trí của bạn, điều đó sẽ có vẻ như điên khùng. Lúc ban đầu nó có vẻ như điên khùng; chung cuộc nó chứng tỏ là lành mạnh duy nhất trên thế giới. Nhưng điều đó chỉ là về sau, khi tâm trí bị vứt bỏ.

Bây giờ vòng đeo quanh cổ bạn có bức tranh tôi - điều đó làm bạn trông có vẻ đần! Nó không phải là gông cùm đâu, nó đơn giản là sự sẵn sàng của bạn. Bạn nói, 'Thôi được, nếu thầy nói điều này phải được làm, tôi sẵn sàng làm nó.'

Và nếu bạn nghĩ ngay cả thiền cũng là xiềng xích, nhà tù, thế thì tại sao bạn muốn trở thành sannyasin chút nào? Người hỏi dường như rất láu lỉnh trong ngu xuẩn của mình. Một bức thư dài... và anh ta kết luận bức thư bằng việc nói, 'Nếu bất kì điều gì tôi nói mà đúng thầy không cần trả lời. Nếu điều tôi nói là sai, thế nữa cũng không cần trả lời.'

Thế thì sao viết nó cho tôi? Sao phí thời gian của tôi? Để đọc toàn bộ bức thư! Nếu điều đó là đúng, xin đừng viết cho tôi; nếu nó là sai, cần gì viết cho tôi? Nếu bạn đã biết rằng bạn đúng rồi, không có nhu cầu ở đây, còn nếu bạn biết rằng bạn sai, thế thì nhảy đi! Thế thì tìm và kiếm cái là đúng.

Vâng, tôi tất cả đều vì tự do, nhưng với tự do tôi không ngụ ý điều bạn ngụ ý. Bạn ngụ ý tự do của bản ngã bạn còn tôi ngụ ý tự do KHỎI bản ngã. Đó là cách mọi sự cứ liên tục bị bóp méo.

Thiên nga vươn dậy và bay tới mặt trời.

Kì diệu làm sao!

Cũng vậy người thuần khiết chinh phục quân đội của ảo tưởng

Và vươn dậy và bay.

Sẵn sàng đi! Phát biểu của Kabir đáng nhớ lấy. Ông ấy nói: Hansa ur chal va desh: Ôi thiên nga vĩ đại, để chúng tôi bay tới mảnh đất thực của chúng tôi.

Thiên nga là biểu tượng của thuần khiết ở phương Đông, bởi vì nó trắng thế. Và thiên nga cũng là biểu tượng của thuần khiết bởi vì nó sống ở những núi sâu nhất trong Himalayas, nó uống nước thuần khiết nhất.

Có một cái hồ ở Himalayas, Mansarovar. Nó phải là hồ có nước thuần khiết nhất trên thế giới, bởi vì không khí là tuyệt đối không bị ô nhiễm. Hiếm khi con người lên tới đó. Rất hãn hữu, vài năm mới có một lần một người lên tới đó; cuộc hành trình là dài, gian nan, nguy hiểm. Thiên nga sống ở hồ đó. Chỉ khi trời quá lạnh và hồ bị đóng băng chúng mới xuống đồng bằng; bằng không chúng vẫn còn ở đó, đó là mảnh đất nguyên gốc của chúng. Khi đông qua, chúng bay trở lại Himalayas.

Thiên nga là biểu tượng rằng thế giới này không phải là nhà của chúng ta, vũng nước ngầu bùn này không phải là nhà thực của chúng ta. Chúng ta thuộc vào thế giới khác nào đó: thế giới của Himalayas, của những đỉnh trắng ngần, của những hồ thuần khiết nhất. Chúng ta thuộc vào Mansarovar. Đừng quên. Đừng trở nên bị dính líu quá nhiều với nước bùn của ao này. Nhớ lấy, cứ luôn nhớ lấy, nhà thực của bạn.

Phật cũng dùng cùng biểu tượng này: Thiên nga vươn dậy và bay tới mặt trời. Kì diệu làm sao! Cũng vậy người thuần khiết chinh phục các đạo quân ảo tưởng và vươn dậy và bay.

Nếu ông nhạo báng trời

Và phạm luật,

Nếu lời của ông là dối trá,

Điều hại của ông sẽ kết thúc ở đâu?

Thận trọng về bản thân bạn!

Người ngu cười người rộng lượng. Người keo kiệt không thể vào cõi trời. Nhưng thầy thấy vui vẻ trong việc cho Và hạnh phúc là phần thưởng của thầy.

Đừng là kẻ keo kiệt! chia sẻ tình yêu của bạn, chia sẻ vui vẻ của bạn, chia sẻ điệu vũ của bạn. Đây là cách thức của các sannyasins của tôi, và đây là điều Phật muốn, nhưng tín đồ của ông ấy chẳng bao giờ theo ông ấy.

Và hơn nữa -

Với cái lớn hơn mọi vui vẻ

Của trời và của đất,

Vẫn lớn hơn quyền thế

Trên mọi thế giới,

Là vui vẻ của việc đạt tới dòng chảy.

Đó là cách diễn đạt Phật giáo: đạt tới dòng chảy. Phật nói: Tới thầy là đạt tới dòng chảy, được tham gia cùng thầy là đi vào dòng chảy. Và một khi bạn đã đi vào dòng chảy bạn có thể thảnh thơi, bạn có thể đi cùng dòng chảy. Dòng chảy đã đi ra đại dương.

Là một phần của thầy và cuộc hành trình của bạn, cuộc hành trình thực của bạn, đã bắt đầu. Bây giờ bạn đang trên đường của mình hướng tới đại dương tối thượng, đại dương của vui vẻ, của an bình, của im lặng, của chân lí. Điều các tôn giáo khác gọi là Thượng đế, Phật gọi là niết bàn: đại dương của chứng ngộ.

Đủ cho hôm nay.

Mục lục chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đứa trẻ nổi loạn - Osho

Tự truyện - Cuộc đời luận sư Osho